←  Giải Trí

Tử Vi Lý Số :: Diễn đàn học thuật của người Việt

»

Góc thư giãn,

Vô Danh Thiên Địa's Photo Vô Danh Thiên Địa 17/08/2016

Thơ tự sướng nha vietnamconcrete Hihi
Trích dẫn

yes or no's Photo yes or no 18/08/2016

Chưa cuối tuần nhưng yon xin kể 1 câu chuyện vui ké topic nhé (nguồn trích của 1 Facebooker)


Hoàng Xuân Vinh bị cả giới thể thao ghét! Tại sao?

Anh Hoàng Xuân Vinh đang là niềm tự hào của đất nước & được mọi người ca tụng với chiếc Huy chương Vàng Olympic lịch sử. Tuy nhiên, đứa em tôi - đang tập luyện tại trung tâm huấn luyện thể thao của thành phố - lại cực kì ghét anh Hoàng Xuân Vinh, theo lời nó kể thì anh ấy chính là lý do khiến nó bị sếp đuổi khỏi trung tâm huấn luyện!

Tôi hỏi cụ thể thế nào, thì nó kể là hôm qua, tụi nó tập bóng chuyền, có mấy quả bóng thì bị rách hết rồi, tụi nó mới đặt vấn đề xin các sếp đầu tư cho tiền mua bóng. Các sếp nghe xong thì nổi giận đùng đùng, rồi quát mắng: "Chúng mày nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì chúng mày cũng có thể tập bóng chuyền không cần bóng & vẫn có thể đoạt huy chương vàng Olympic!". Vậy là chúng nó đành lủi thủi ra sân tập bóng chuyền mà không có bóng. Cả lũ tay giơ giơ, vẩy vẩy, giả vờ phát, giả vờ đập, nhìn như một lũ đang phê thuốc lắc!

Rồi mấy đứa trong đội tuyển bơi cũng thế. Bể bơi cạn sạch nước, chúng nó vào gặp sếp xin cấp nước vào bể để cả đội còn tập, thì bị sếp cáu um, chửi ầm ầm: "Chúng mày nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì chúng mày cũng có thể tập bơi không cần nước, và vẫn có thể đoạt huy chương vàng Olympic!". Vậy là giữa cái nắng chang chang, cả lũ nằm sấp ngửa tập bơi trên sân bê tông, trông như mấy con cá mắc cạn đang thoi thóp.

"Nhưng anh vẫn chưa hiểu tại sao em bị sếp đuổi?" - nghe tôi hỏi, đứa em lại ngán ngẩm tiếp lời: "Chả là đến tối, sếp có bảo em lấy xe máy chở sếp đi kiếm gái. Sếp hẹn một em tới một nhà nghỉ ở gần đó, sếp lên phòng trước & nằm sẵn đợi nó. Nhưng không biết vì lí do gì mà con bé đó lại không đến. Sếp đợi hơn tiếng đồng hồ thì bực bội quá, đành mặc quần áo vào, xuống lễ tân trả tiền phòng rồi bảo em chở về. Mặt sếp cứ hằm hằm, cau có. Em thấy thế liền an ủi sếp: "Sếp nhìn anh Hoàng Xuân Vinh đi! Anh ấy có thể tập bắn súng không cần đạn, thì sếp cũng có thể làm chuyện đó mà không cần gái & vẫn có thể ra được!".

Thế là bị đuổi việc.
Trích dẫn

menglan's Photo menglan 18/08/2016

nguồn : đi chôm
Sáng nghe 1 chị kể chuyện anh chồng... hồi yêu nhau...chị ý đòi chia tay, anh ý doạ tự tử rồi cầm vốc thuốc nhét vào mồm để tự tử . Chị ý lạnh lùng nói :
- Nhả mẹ ra đi, uống B1 chết thế éo nào đc, anh nên nhớ tôi học 6 tháng sơ cấp dược đấy nhá Làm trò vừa thôi
Thế là mặt anh ta nghệt ra hỏi : " Sao em biết ?"
- Tôi ngửi mùi là biết chứ sao. Uống B1 chết thế đ*o nào đc , cứ làm trò ..
=)))) Có lần thì anh ta tống cả quả chuối vào mồm để nghẹn mà chết , đây là kiểu tự tử mới
Chết ko thấy đâu, chỉ thấy no bụng
Còn con bạn em doạ chồng tự tử, cầm dao vào nhà vệ sinh rạch chân rạch tay, cũng dền dứ ko dám cắt mà cứ ngồi la hét trong đó
. Anh chồng phá đc cửa vào đc, bả vẫn ngồi gào khóc:" Anh đi ra đi....cứ kệ tôi, tôi chết cho anh vừa lòng !"
Anh chồng làm câu :
-" t*o vào đổi dao, dùng con này sắc hơn này... chứ con đấy cứa đến đ*o bh mới đứt "
mặt anh chồng rõ tếu làm con bé đang giả khóc phải bật cười. Anh chồng lại nghiêm túc :" Cười đ' gì, cắt nhanh điiii.."Con bé buồn cười quá, ko làm gì đc lại mò ra=))
Hôm sau anh chồng kể lại chuyện rất " sinh động" :
- Em thấy thằng đàn ông nào thương vợ như anh không? Sợ dao cùn ko cứa đứt ...phải phá cửa bằng đc để lao vào đổi dao. Thế mà nó còn cười rồi đi ra, còn ném con dao xuống đất và bảo :" Ăn cơm đã, chết no hơn chết đói!" , thế mà ăn xong lên giường nằm ngủ như chó chết, gáy cả chung cư nghe thấy , anh còn phải đi rửa bát chứ

Chết cười! Hết đỡ =))))
Còn anh này mới buồn cười. Cãi nhau vs vợ, bù lu bù loa :" Để thằng này chết cho mày vừa lòng !".......Lúc sau thấy im im, chị vợ vào ngó thì thấy đang ăn cơm, chơi hẳn bát ô tô to cơm. Chị vợ nhìn vs ánh mắt khó hiểu, ổng làm câu :
-" Sao, mày chưa thấy ai bội thực mà chết à ?"
Chị vợ cười mỉa:
-" Cứ ăn đi, tôi đi cắm cơm cho ông ăn tiếp !"
Cuối cùng cũng chẳng thấy bội thực mà chết, chỉ biết rằng... bữa tối vợ làm bnhiu món ngon thì anh ta đành ngồi nhìn cả nhà chén


Kể lại câu chuyện :
Hôm qua mình xuống Metro mua đồ, vào tới cửa mới nhớ không mang theo tiền, liền gọi cho chồng bảo mang tiền đến. Trong lúc chờ đợi, mình thấy mấy người đang đốt vàng mã bên đường, mình tiến lại bắt chuyện:
- bác đang làm gì đấy?
- tôi đang gửi tiền xuống cho người nhà tôi. Cô đang đứng chờ ai à?
- vâng, cháu đang chờ người nhà cháu gửi tiền xuống.
Vừa nghe tới đây, mặt ông bác tái mét, vội vứt hết tiền mã lại rồi chạy một mạch. Mình gọi với theo, "bác ơi cháu chỉ đang chờ người nhà cháu gửi tiền xuống thôi mà". Nghe thấy vậy tất cả mọi người xung quanh đang đốt vàng mã cũng chạy thục mạng. Không hiểu sao?

Sửa bởi tu.hoa: 18/08/2016 - 10:54
Trích dẫn

menglan's Photo menglan 18/08/2016

Tình bạn đẹp
Truyền thuyết về Hắc Bạch Vô Thường
Không kể là ở bất cứ ngôi chùa nào, hình ảnh của Hắc Bạch Vô Thường thường nhận được khá nhiều sự chú ý. Bạch Vô Thường mặc áo bào màu trắng, đầu đội mũ cao, tay cầm xiềng xích; Hắc Vô Thường khoác bộ áo bào màu đen, đầu đội mũ tròn, tay cầm thẻ bài hình vuông, trên đó viết “thiện ác phân minh”. Vẻ điềm tĩnh của Bạch Vô Thường và tính hoạt bát của Hắc Vô Thường cũng thường để lại ấn tượng sâu sắc cho mọi người.
Tương truyền Hắc Vô Thường tên là Phạm Vô Cứu, Bạch Vô Thường thì là Tạ Tất An, hai người là đôi bạn vô cùng thân thiết, cũng là người hầu trong phủ nha môn. Có một ngày, khi họ trên đường cùng đi đến huyện làng bên làm việc, đột nhiên có cơn mưa lớn kéo đến, thế là Tạ Tất An vội vàng đi đến nhà nông gần nhất để mượn dù, dặn Phạm Vô Cứu chờ ở dưới chân cầu.
Nào ngờ sau khi Tạ Tất An đi, nước sông đột ngột dâng cao, Phạm Vô Cứu vì sợ Tạ Tất An không tìm thấy mình, vì để giữ lời hẹn, nên vẫn đứng ở đó không chịu rời đi, về sau đã bị nước lũ cuốn trôi. Khi Tạ Tất An mang theo ô dù đến nơi, phát hiện người bạn thân đã bị chết đuối. Tạ Tât An vô cùng đau lòng, bèn treo cổ tự sát ở trên một cái cây, khi chết miệng thè lưỡi ra. Thiên thượng biết được tình cảm sâu nặng của hai người họ, bèn sắc phong họ làm Thần tướng, ở bên cạnh Thần Thành Hoàng phụ trách công việc lùng bắt những kẻ xấu xa.
Cũng có người nói, hình tượng Tạ Tất An (Bạch Vô Thường) chính là có hàm ý nói rằng biết tôn kính Thần linh ắt sẽ bình an; còn hình tượng Phạm Vô Cứu (Hắc Vô Thường) chính là ý chỉ người phạm pháp thì hết đường cứu giúp. Trong các chùa miếu ở Đài Loan, thường sẽ nhìn thấy một đôi tượng Thần, một cao một thấp, bước những bước chân kỳ quái, bước đi lảo đảo.
Tượng lùn tên là Hắc Vô Thường, bởi vì sắc mặt của ông là màu đen đỏ, trên tay lại còn cầm xích sắt, vậy nên lại gọi là “xích gia”; còn tượng cao tên là Bạch Vô Thường, bởi vì sắc mặt rất trắng, lưỡi thè ra rất dài, trên tay lại còn cầm chiếc quạt lông, hơn nữa lại mang theo ô dù, nên lại gọi là “bạch gia”, vậy nên mới gọi là “Hắc Bạch Vô Thường”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tương truyền hai người này là thuộc hạ của Thần Thành Hoàng, vào những lúc đêm khuya vắng người chuyên phụ trách đi tuần tra đường phố, bắt linh hồn của những kẻ xấu xa đến âm tào địa phủ. Vì vậy mọi người đều rất sợ họ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tượng Hắc Bạch Vô Thường. (Ảnh: Internet)
Có người nói, tâm địa của Bạch Vô Thường rất thiện lương, dẫu cho có người đắc tội với ông thì ông cũng sẽ không tính toán, vậy nên lại gọi ông là “Tạ Tất An”. Lại nói ông vốn dĩ muốn nhảy xuống sông, lấy cái chết để tạ tội, nhưng do ông quá cao, hơn nữa nước sông lúc này cũng dần dần rút đi, vậy nên Bạch Vô Thường bất đắc dĩ, đành phải treo cổ chết ở bên cầu. Bạch Vô Thường khi chết trên người mang theo cây dù, lưỡi thè ra ất dài, nên hình tượng của ông, chính là hình dáng với thân hình cao ráo và cái lưỡi rất dài.
Còn tính khí của Hắc Vô Thường lại rất là nóng nảy. Đây là do lúc đó nước sông đã ngập qua đầu khiến ông chết đuối, và khi ông chết, vì giãy giụa mà sắc mặt thành màu đỏ đen, từ đó tính khí trở nên gắt gỏng, không chịu tha thứ cho người phạm tội. Vậy nên, một khi không cẩn thận mà đắc tội với ông, không kể mắc tội gì, ông ấy đều sẽ không bỏ qua, vì vậy lại gọi ông là “Phạm Vô Cứu”.
Mỗi khi đi chơi hội chùa, trên người tượng Hắc Bạch Vô Thường có treo một xâu bánh, nhiều người phụ nữ sẽ xin mang về cho trẻ nhỏ trong nhà của mình ăn, nghe nói ăn rồi có thể khiến cho trẻ nhỏ bình an chóng lớn.
Trích dẫn

ChanhAnQuan's Photo ChanhAnQuan 18/08/2016

Xét về tướng pháp thì tướng lưỡi dài là một người ngay thẳng không bao giờ nói dối. Đức Phật trong Kinh có kể, trong các tướng tốt của Đức Phật là tướng lưỡi dài đến Tam Thiên, Đại thiên thế giới !
Trích dẫn

NgocNuong's Photo NgocNuong 18/08/2016

Hồi xưa có vọc thử món này.

Cây nó đập vô mặt.

Chừa luôn.



Trích dẫn

tuphuongsg's Photo tuphuongsg 18/08/2016

Mẹ mang bé gái ngớ ngẩn về nhà, ai cũng khinh thường. Nhiều năm sau, em khiến mọi người rơi nước mắt!

July 31, 2016
Cha của Nhã Kỳ sớm bị thiệt mạng trong một vụ tai nạn xe ơi, mẹ cô dù còn trẻ nhưng quyết ở vậy nuôi con. Năm Nhã Kỳ lên 10 tuổi, có một lần cô đi cùng mẹ đến chợ, nhìn thấy một đám trẻ đang quây quanh một bé gái và đánh cô bé. Bé gái này không động đậy chút nào, cơ thể phủ đầy bụi và nước bọt. Mẹ cô chạy vội tới để giải tán đám trẻ, và đỡ cô bé dậy. Bé gái này trông chỉ khoảng 6, 7 tuổi với đôi mắt lờ đờ không có sắc thái, hỏi gì cô bé cũng không biết. Lúc đó đám trẻ này hét lên nói với người mẹ: “Nó bị ngớ ngẩn đấy, mấy hôm trước bị ném ở đây.”


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người mẹ phủi bụi và lau chỗ đất bám lên người cô bé và nói: “Hãy về nhà với cô”. Lúc này Nhã Kỳ nhìn mẹ và nói: “Tại sao mẹ lại mang một đứa ngớ ngẩn về nhà?”. Người mẹ nói: “Nếu không có ai chăm nom cô bé, cô bé sẽ bị lạnh và đói mà chết mất, làm sao chúng ta có thể nhìn thấy chết mà không cứu?”. Lúc này Nhã Kỳ vênh mặt lên hỏi: “Tại sao không ai quản nó, nó có bị chết vì đói vì lạnh thì có liên quan gì tới chúng ta?”. Khi nghe đến đây người mẹ đã không thể chịu nổi và giơ tay lên tát cho Nhã Kỳ một cái.

Bởi vì cái tát này mà từ đó cô bé đâm ra càng căm thù người em ngớ ngẩn này.

Mặc dù vậy, bé gái ngớ ngẩn vẫn được người mẹ đưa về nhà. Người mẹ đã tắm cho cô bé, cắt tóc rồi lấy ra những bộ quần áo cũ của Nhã Kỳ khi còn nhỏ để mặc cho cô bé. Bé gái thỉnh thoảng lại mơ hồ nói vài câu nhưng không ai hiểu nổi cô nói gì. Người mẹ than thở nói: “Con sau này hãy gọi là Nhã Tú đi. Nhã Kỳ à, các con bây giờ sẽ là chị em của nhau”. Nhã Kỳ nghe vậy liền uất ức nói với mẹ: “Con không có em gái.”


Mùa xuân đã đến, trong thôn có một bác sĩ được cử về để thăm khám. Người mẹ nhanh chóng đem Nhã Tú đi kiểm tra. Sau một hồi kiểm tra, bác sĩ cho biết: “Đứa trẻ này mắc chứng tự kỷ, trí thông minh chỉ tương đương với đứa trẻ 3 tuổi. Vì vậy cách điều trị tốt nhất chính là dành tình yêu thương và chăm sóc cô bé nhiều hơn, nói chuyện nhiều hơn với bé, nhất định đừng nên bỏ cuộc.”

Người mẹ cố gắng nhớ những lời căn dặn của bác sĩ, do vậy chỉ cần khi Nhã Tú ngủ dậy liền cố gắng không ngừng nói chuyện với cô bé. Bà không chỉ nói một mình, còn yêu cầu Nhã Kỳ phải giúp đỡ nói chuyện với em cùng. Khi thấy Nhã Kỳ bĩu môi phản đối người mẹ đã đưa ra một nhiệm vụ bất khả thi cho cô, yêu cầu cô bé phải nói chuyện 100 câu mỗi ngày với em. Nhã Kỳ rất tức giận liền quay sang trút giận lên Nhã Tú, nhưng do Nhã Tú ngớ ngẩn nên chỉ đứng nhìn cô với một ánh mắt mơ màng không hiểu gì.

Nhã Kỳ rất ghét em. Chỉ cần cô đi học là những đứa trẻ khác lại chỉ vào cô nói: Nhà nó có nuôi một đứa ngớ ngẩn. Mỗi lần nghe vậy, Nhã Kỳ đều rất tức giận và đỏ mặt.

Chỉ cần khi nào không có mẹ ở bên, Nhã Kỳ lại đối xử rất dữ với em. Nếu không cho cô bé ăn no thì lại ném quần áo của cô bé khắp nơi. Dù sao, Nhã Tú cũng không biết nói chuyện và cũng không biết kêu ca phàn nàn.

Thỉnh thoảng, mẹ sẽ yêu cầu Nhã Kỳ đưa em ra ngoài cùng chơi với lũ trẻ khác nhưng nào có ai muốn chơi với một kẻ ngốc? Chỉ cần Nhã Tú ra ngoài, cô bé liền bị bắt nạt. Nhiều đứa trẻ khác ném đất và rác vào người cô bé, thậm chí hét lên “đồ ngốc”. Tú chỉ biết ôm đầu chui vào trốn trong một góc tường và không ngừng nói “chị ơi”, nhưng Nhã Kỳ đều không thèm để ý đến cô em…

Khi Nhã Tú đã được 8 tuổi, mẹ muốn Nhã Kỳ dẫn em đi học nhưng Nhã Kỳ chỉ khóc và nói với mẹ: “Con nguyện không đi học còn hơn là phải dắt nó đi cùng.” Nhà đã không còn cha, lại nghèo khó, Nhã Kỳ cảm thấy mình thật tủi thân, vì vậy cô không thể chịu nổi cảnh lại phải mang theo một em gái ngốc nghếch đến trường để thành trò cười cho thiên hạ.

Người mẹ sau khi thấy thái độ của Nhã Kỳ như vậy miễn cưỡng thở dài. Mặc dù trường học ở làng bên cạnh, nhưng Nhã Tú lại không thể đi một mình. Cô bé thậm chí còn nhiều lần đi lạc trong thôn nói chi ở ngoài thôn? Không có cách nào, người mẹ đành phải khóa Nhã Tú ở nhà. Nhã Tú mặt khác cũng khá ngoan ngoãn và yên tĩnh, mỗi lần bị nhốt ở nhà cô bé lại cầm những thanh củi đốt dở để vẽ lên mặt đất, mỗi lần vẽ là hết nửa ngày.

Một vài năm sau, Nhã Tú trưởng thành và trở thành một cô gái cao ráo và xinh đẹp, nhưng trí thông minh lại không hề thay đổi nhiều. Giờ đây cô đã có thể nhớ được đường đi, có thể giúp mẹ làm việc hay các công việc lặt vặt đơn giản trong nhà. Nhã Kỳ thì đã học xong cấp 3 và bắt đầu lên đại học.

Giống như một con chim được sổ lồng, Nhã Kỳ cảm thấy một sự tự do chưa từng có trước đây. Một năm này, cô đã có một cuộc sống vô cùng vui sướng và hạnh phúc, cô cũng rất hiếm khi nghĩ về gia đình của mình. Nhưng vào dịp nghỉ hè Nhã Kỳ quay trở về nhà, khi bước vào nhà cô đã hết sức ngạc nhiên…

Mẹ cô bị đột quỵ và phải nằm trên giường bệnh, Tú đang vác mẹ đặt lên xe đẩy để kéo đến bệnh viện khám cách ngày một lần. Nhã Kỳ thật sự sốc và hỏi mẹ: “Mẹ bị bệnh khi nào vậy?”. Người mẹ trả lời: “Đã hơn 3 tháng rồi, nằm viện quá đắt nhưng vì cách một ngày lại cần phải đến tiêm một lần nên em con đã kéo mẹ đi quãng đường 5km để đến bệnh viện.”

Cô em lúc này liếc nhìn chị cười mà không nói gì. Nhã Kỳ đi tới chỗ Nhã Tú và nhìn thấy các vết thâm bầm tím hằn lại vai của Tú vì kéo sợi dây thừng mà trong tâm trĩu nặng. Nhã Kỳ hỏi em: “Có đau không?”. Nhã Tú lắc đầu nói: “Mẹ không đau thì em cũng không đau.” Lúc này Nhã Kỳ đẩy cô em ra và khăng khăng đòi kéo xe. Nhưng mới đi được hơn chục mét Nhã Kỳ đã không thể kéo được tiếp. Nhã Tú đã rất nhanh chạy lại và quàng dây thừng vào người, cô bé đi những bước nhanh như bay. Nhã Tú vừa đi vừa nói với mẹ: Mẹ ơi, qua mương, cẩn thận; Mẹ ơi, qua cầu, mẹ nhắm mắt. Mẹ ơi, phía trước cây đã nở hoa, mẹ có nhìn thấy không? Mẹ ơi, sắp đến bệnh viện rồi, mang giày…

Sau khi mẹ đã được tiêm và trở về nhà nghỉ ngơi tử tế, Nhã Tú lại chui vào trong phòng của mình. Nhã Kỳ định đẩy cửa vào trong thì phát hiện cửa đã bị khóa. Người mẹ nhìn thấy vẻ ngạc nhiên của Nhã Kỳ liền nói:“Em con đã biết kiếm tiền, khi mẹ bị bệnh đã phải tiêu tốn rất nhiều tiền, đều là do em Tú con kiếm được”

“Kiếm được tiền? Tú biết kiếm tiền?” Nhã Kỳ hỏi một cách ngờ vực và không thể tin được.

Người mẹ cười tươi với một nụ cười hài lòng, nói: “Trong thôn có người làm việc tại nhà máy thêu ở trên huyện. Hôm đó có một nhà thiết kế đi ngang qua cửa nhìn thấy em con đang dùng củi để vẽ tranh, vẽ chim, vẽ nhà, đã nhìn ngắm là đứng suốt nửa ngày. Con cũng biết suốt mười mấy năm nay Tú không biết làm gì chỉ biết vẽ. Thật không ngờ, sau khi nhà thiết kế kia xem xong những bức tranh của Nhã Tú đã quay lại và tặng nó rất nhiều bút màu để cho con bé vẽ tuỳ thích. Những bức tranh nào đẹp còn có thể bán được tiền. Vì vậy khi biết mẹ cần tiền để trị bệnh, em con đã vẽ nhiều hơn, mỗi ngày đều vẽ, mỗi ngày vẽ tới hơn 10 bức. Nó rất vui vì có thể kiếm được tiền giúp mẹ.”

Kết thúc kì nghỉ hè, Nhã Kỳ mặt đầy nước mắt nói với mẹ: “Con muốn bỏ học, con không thể để cho một mình em chăm sóc mẹ được, hơn nữa con biết tình hình tài chính của gia đình mình.”

Người mẹ thở dài, sau khi đấu tranh một lúc trong tư tưởng bà cũng đồng ý, nhưng lúc này đột nhiên Tú lại lắc đầu. Tú chạy vào phòng mình và mang ra bó tiền được buộc chặt bằng dây thừng và mơ hồ nói: “Chị, tiền đi học”. Sau đó cô liền vỗ vào túi của mình nói với mẹ: “Tiền để chữa bệnh, mẹ, chữa bệnh, ở đây có, ở đây có “.

Nhã Kỳ nhìn vào số tiền nhàu nát trên tay mà nước mắt tuôn rơi. Nhã Tú ngượng ngùng nhìn cô và ngập ngừng muốn giơ tay lên để lau nước mắt cho chị. Nhã Kỳ lúc này mới lần đầu tiên chú ý đến tay của em, đó có lẽ vốn là một bàn tay thon thả và không tì vết giống mình nhưng giờ đã bị thô sần, nhiều chỗ còn bị chảy máu.

Giờ Nhã Kỳ đã biết tại sao cô em mình lại hay lén lút vẽ tranh. Có một hôm, Tú quên khoá cửa lại Nhã Kỳ bước chân vào. Cô nhìn thấy Tú đang quỳ xuống đất, chiếc bút chì màu nằm vững chắc trong tay, giống như đang cầm thanh củi vẽ vậy. Bởi vì dùng lực không đều nên bút chì thường xuyên bị chọc xuyên qua giấy nên cứ phải thay hết trang này đến trang khác. Khi nhìn thấy cảnh tượng này tâm Kỳ đột nhiên như có một cuộn sóng, khuôn mặt đột nhiên nóng bừng. Nhã Tú chưa bao giờ được đi học, không ai dạy qua cách cầm bút…! Trong tâm của Nhã Kỳ lúc này như giống như bị một thứ gì đó đè nặng…

Đúng vào năm Nhã Kỳ học đại học năm thứ tư, mẹ cô đã qua đời đột ngột vì một cơn nhồi máu cơ tim. Cô nhận được điện thoại mà lòng như lửa đốt. Nhưng khi cô vội vàng chạy đến ga tàu liền phát hiện mình cơ bản không thể trở về nhà. Ở phương Nam đang bị cơn bão tuyết, tàu bị mắc kẹt không thể đi được. Nhã Kỳ tuyệt vọng gọi điện thoại về nhà nhưng gọi mãi vẫn không có ai ra nghe máy. Lúc đầu Nhã Kỳ rất đau lòng, lo lắng, tiếp theo lại chuyển sang phẫn nộ. Cô nghĩ Nhã Tú rốt cuộc đã “chết” ở chốn nào mà không nghe điện thoại.

Nhã Kỳ bị mắc kẹt ở nhà ga xe lửa đúng 10 ngày, sau đó cuối cùng cô đã đáp được chuyến xe lửa về tới nhà. Nhưng khi bước vào nhà cô nhìn thấy ánh mắt né tránh của những người hàng xóm…

Cô đẩy cửa vào và nhìn thấy trong căn phòng đang đặt một thi thể, phía trên phủ một chiếc khăn trắng. Cô tiến lại gần từ từ mở tấm vải trắng ra. Đột nhiên, cô đã bị sốc. Dưới lớp khăn trắng không phải là mẹ cô mà là… Nhã Tú! Làm sao có thể là Tú được? Còn mẹ đâu?

Người hàng xóm lắc đầu, nghẹn lại trong nước mắt nói: “Kể từ khi mẹ cháu qua đời, Tú đã quỳ trước quan tài của bà suốt, con bé vừa ngẩn ngơ vừa gọi mẹ không ngừng, gọi mẹ tỉnh dậy, Tú cần đưa mẹ đi đến bác sĩ. Mẹ của cháu được đặt tại nhà 7 ngày cố đợi cháu về nhưng sau khi không thể đợi mãi được nữa đành phải đem đi chôn. Thật không ngờ, vào ngày thứ hai sau khi mẹ cháu được chôn cất, Tú đã bị chết. Đêm hôm đó tuyết rơi dầy, nửa đêm Tú đã dậy mang theo rất nhiều chăn ra để đắp lên mộ mẹ. Con bé đúng là ngốc ngếch thật, mang toàn bộ chăn đắp lên mộ mẹ còn mình thì lại ngồi cuộn tròn dưới gốc cây và bị chết vì lạnh. Khi mọi người trong làng tìm thấy cô thì cô đã bị đóng băng mà chết”.

Không đợi người hàng xóm nói nốt, mắt Nhã Kỳ phủ một màu đen tối tràn đầy. Cô gục xuống đất và ôm lấy thi thể của em mình…


Bạch Mỹ


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

menglan's Photo menglan 18/08/2016

@tuphuongsg : cảm ơn bạn vì bài viết
Trích dẫn

NgocNuong's Photo NgocNuong 19/08/2016

Các ngân hàng trung ương bán tháo trái phiếu chính phủ Mỹ ở mức mạnh nhất kể từ 1978

"...Trước đây, dầu mỏ chỉ được bán bằng đôla Mỹ nên tất cả các nước phải tích trữ nó dưới dạng trái phiếu chính phủ Mỹ. Nhưng giờ đây có nhiều nước sẵn lòng bán dầu mỏ bằng các đồng tiền khác (Nga, Iran), liệu có ai còn muốn nai lưng ra làm để đổi lấy đồng đôla mà Mỹ có thể in ra bao nhiêu tùy thích? Và khi nhìn thấy tình hình như vậy, họ cũng sẽ muốn tống những đồng đôla ấy đi khi vẫn còn có thể..."

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Trích dẫn

Đức Bích Phạm's Photo Đức Bích Phạm 19/08/2016

Những điều ít biết về cô vợ làm gái nhảy của Thành Long
Từ gái nhảy trở thành đại mỹ nhân
Lâm Phụng Kiều sinh năm 1953 trong một gia đình nghèo gồm 5 anh chị em (cô là thứ hai) ở thành phố Đài Bắc (Đài Loan).
Từ nhỏ, Phụng Kiều đã phải thay cha mẹ chăm sóc cho 3 em. Vì gia đình khó khăn nên mới 12 tuổi, cô đã phải đi làm đồng kiếm sống.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Phụng Kiều từng làm gái nhảy tại các vũ trường ở Đài Bắc.

Khi trưởng thành, Phụng Kiều trở thành vũ nữ tại các hộp đêm, phòng trà mua vui cho khách ở thành phố Đài Bắc, một cách mưu sinh phụ giúp cho cha mẹ và các em.
Lâm Phụng Kiều sở hữu gương mặt thanh thoát, kiều diễm và gợi cảm với chiều cao nổi bật 1m68. Vì thế, cô được đạo diễn Vương Tinh Lỗi mời tham gia bộ phim võ thuật Triệu Châu Nộ Hán/The Hero of Chiu Chow năm 1971, khi mới 19 tuổi.
Dù lần đầu đóng phim nhưng với lối diễn xuất tự nhiên, cộng với ngoại hình thu hút, Lâm Phụng Kiều được khán giả ái mộ và nhiều đạo diễn mời tham gia trong các phim võ thuật.
Năm 1974, Phụng Kiều quen biết đạo diễn Lý Hàng và góp mặt trong bộ phim Ngũ Sĩ Ngũ Dân. Vai diễn nữ hiệu trưởng trường học trong khu vực lính Nhật chiếm đóng của Phụng Kiều đưa tên tuổi cô trở thành ngôi sao màn bạc nổi tiếng khắp xứ Đài.
Năm 1979, Lâm Phụng Kiều giành giải thưởng Nữ diễn viên chính xuất sắc tại LHP Châu Álần thứ 25 qua bộ phim Chiếc thuyền trên đại dương. Cũng trong năm đó, bộ phim Chuyện Tiểu Thành giúp mang lại cho cô giải Ảnh hậu tại LHP Kim Mã Đài Loan.
Ngoài ra, trong các phim của Quỳnh Dao thập niên 1980, khán giả chỉ biết đến bộ tứ với mệnh danh “Nhị Tần - Nhị Lâm” sẽ nghĩ ngay đến hai đại mỹ nhân Lâm Thanh Hà, Lâm Phụng Kiều cùng bộ đôi tài tử lừng danh Tần Tường Lâm - Tần Hán.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lâm Phụng Kiều và Lâm Phụng Hà từng là Nhị đại mỹ nhân showbiz Đài.


Chuyện tình với "vua hài kungfu"
Tháng 1.1981, Lâm Phụng Kiều hẹn hò với

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(sinh năm 1952), ngôi sao kungfu hài kém cô một tuổi. Một năm sau cô mang bầu với người tình.

Thời gian đầu khi Phụng Kiều mới quen Thành Long, scandal tình ái giữa ngôi sao Giờ cao điểm với diva Đặng Lệ Quân là đề tài nóng hổi trên các trang báo.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chuyện tình Thành Long - Lâm Phụng Kiều.


Tuy vậy, Phụng Kiều không để ý bởi cô rất thích những vai diễn hài hước và mạo hiểm của Thành Long.
Có người nhắc tôi về con người Thành Long rất đào hoa, thế nhưng tôi tin hai người quen nhau đã lâu nên anh ấy hẳn biết tôi là người thế nào và khác với các cô gái khác. Vì vậy, chúng tôi mới dọn về ở chung và tôi mang bầu với anh”, Phụng Kiều tâm sự.
Khi Phụng Kiều hỏi Thành Long muốn có con hay không, ông trả lời dứt khoát là có khiến nữ diễn viên quyết định mở họp báo và tuyên bố giải nghệ. Sau đó, cô sang Mỹ dưỡng thai.
Một ngày trước khi sinh con trai Phòng Tổ Danh, cặp đôi đã bí mật kết hôn ở Los Angeles Mỹ, khi đó Lâm Phụng Kiều mới 28 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mái ấm gia đình Lâm Phụng Kiều.

Cặp tình nhân trẻ không kịp liên hệ với nhà thờ để làm lễ cưới. Thành Long chạy đến nhà thờ gần khu ở mời Cha xứ lên tầng cao nhất một cửa hàng cà phê gần bệnh viện. Cha xứ hỏi: “Hai con có thật lòng yêu nhau, muốn cưới nhau?”, Phụng Kiều gật đầu liên hồi.
Đến khoảnh khắc trao nhẫn cưới cho nhau, tân lang, tân nương mới nhận ra họ quên chuẩn bị nhẫn cưới. Thành Long nhanh trí rút nhẫn từ tay anh trao cho Phụng Kiều.
Nhẫn quá to, cô đành lồng nhẫn vào ngón tay cái. Diễn viên xinh đẹp chính thức thành vợ của Thành Long. Thời gian này, khi tin tức hai người kết hôn đã khiến hai fan người Nhật Bản tự sát.
Sau đám cưới, Lâm Phụng Kiều sinh con Phòng Tổ Danh (tên thật là Trần Tổ Danh).


Theo Long Hy (Dân Việt)


Sửa bởi DucBichPham: 19/08/2016 - 09:38
Trích dẫn

Đức Bích Phạm's Photo Đức Bích Phạm 19/08/2016

GÓA PHỤ GẦN 30 NĂM LÀM CÔNG VIỆC CỦA ĐÀN ÔNG
'Người khác cần tay chân luôn sạch sẽ, còn với tôi thì cầu cho được nhớp nhúa, đen thui. Có vậy mới có \'bát cơm\' cho hai bà cháu tồn tại qua ngày\', bà Trần Thị Ngọc Anh (phường 4, quận 4, TP ....) đã tâm sự như vậy sau gần 30 bám níu nghề bơm vá xe mưu sinh giữa Sài Gòn.
Góc phố Nam Kỳ Khởi Nghĩa – Hàm Nghi (phường Bến Nghé, quận 1, TP ....) gần 30 năm nay trở thành “đại bản doanh” – tiệm bơm sửa xe vỉa hè - của người phụ nữ đơn thân 59 tuổi, Trần Thị Ngọc Anh (phường 4, quận 4, TP ....).
“Cô ơi! Cô có biết chỗ nào vá xe không ạ”. Cậu thanh niên vẻ mặt mệt lử sau quãng đường dắt bộ chiếc xe máy bị thủng lốp lọ mọ tìm chỗ vá thở hổn hển hỏi. Người phụ nữ mừng nói: “Đây, chỗ này, tôi vá xe”. Có vẻ chưa tin, chàng trai hỏi tiếp: “Vá xe sao cháu không thấy biển… Ờ, ờ thì ra là vậy.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thời này, người ta dùng bơm hơi, riêng chỉ duy có bà Anh dùng bơm tay hết sức giản đơn.
Thế rồi, miệng nói tay phụ dắt chiếc xe máy lên lề đường và vào việc. Bà kẹp chiếc đèn pin vào cổ, hai tay khéo léo tách ruột xe ra khỏi lốp; rồi dùng hết sức đôi tay bơm căng tròn ruột xe; tiếp đó, dùng cổ rọi đèn pin dịch chuyển theo một vòng tròn bánh xe “bắt” bệnh.
Sau một hồi, bà Anh mặt dính nham nhở màu đen của xe ngước mắt nhìn chàng trai nói: “Ruột xe đã thủng nhiều lỗ, nát bét rồi. Cô khuyên nên thay ruột mới. Nếu con không đủ tiền thì cô vẫn vá cho nhưng chắc đi dăm hôm là hở lớp vá lại...”
Cậu thanh niên mỉm cười đồng ý thay chiếc ruột xe máy loại “xịn” với giá 90.000 đồng. Nói xong, bà gửi chàng trai này trông hộp đồ nghề đạp xe đạp đi mua ruột thay.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Bà Anh kể: Nhiều khi bơm vá xe xong có người thấy thương cho thêm… Ảnh: Bình Nghi

Khi được hỏi: “Vì sao không mua nhiều để dành thay cho tiện?”. Bà Anh đáp: “Tiền đâu đủ mà mua. Ăn bữa nào xào bữa đó. Mua đây là nợ người ta hôm sau lại gửi. Cứ thế mua gối đầu...”
Trung bình mỗi đêm làm cực nhọc họa may lắm mới kiếm được 150.000 đồng, còn thông thường khoảng từ 80.000-100.000 đồng. Xe nào bơm chỉ lấy 2.000-3.000 đồng, vá là từ 10.000-15.000 đồng, còn thay ruột là từ 60.000-90.000 đồng.
Nói là lấy tiền chớ nhiều người nghèo, sinh viên và lao động bình dân bà Anh hiếm khi lấy tiền. Tâm tính là vậy nên nhiều vị khách đi đường xe bị xẹp lốp hay thủng ruột đều được một tay bà Anh “khám”.
Hành trình một ngày mưu sinh của bà Anh bắt đầu từ 17g hôm trước và kết thúc sang 1g sáng hôm sau. Góc phố ngã 4 đường Hàm Nghi – Nam Kỳ Khởi Nghĩa được bà Anh chọn làm nơi mưu sinh 29 năm qua.
Là nghề bất kể trời mưa hay khô ráo nên ngày nào ở Sài Gòn với bà cũng như nhau. Đặc biệt, trong đêm Giao thừa như mồng 1, mồng 2, mồng 3 Tết hay các ngày lễ khác bà vẫn ra góc phố này mưu sinh.
29 năm vẫn thế! Bà gượng dậy với đời bằng niềm vui với nghề. “Giờ quán sửa xe mọc nhiều, hiện đại. Có hôm ngồi từ 18-24g vẫn không bơm vá được chiếc xe nào. Biết vậy vẫn cố ngồi, mong sao ai còn cần”-bà Anh trăn trở.
Đôi khi bơm vá xong khách đi đường không mang theo tiền hay không đủ bà cũng chấp nhận chờ hôm sau họ lại mang đến gửi. Hầu hết họ đều giữ đúng lời hứa là dăm hôm lại ghé trả.
“Gia sản” quý giá nhất của bà là 2 cái bơm tay cũ kĩ, 1 túi xách hoen úa đựng đồ nghề, đôi dép lào mòn vẹt, chiếc xe đạp đậm màu thời gian và bộ đồ không mấy tươm tất là tất cả “gia sản” cần có cho đêm mưu sinh của người phụ nữ này. Khi “bắt bệnh” xe, bà Anh rất đa năng: Cổ kẹp đèn pin, tay tháo và “khám bệnh” ruột xe có bị thủng hay không, tay còn lại hì hục bơm và bơm…
“Với ai đó luôn cần đôi tay sạch nhưng nghề này có dơ, có nhớp mới có tiền. Có tiền mới lo được cuộc sống… Và khi đã làm thì mình làm phải luôn có tâm. Họ yêu cần bơm thì bơm, yêu cầu vá thì vá, còn nếu không thì thôi. Biết bỏ ruột lời lãi nhiều hơn nhưng làm vậy không đành. Dù sao mình cũng nghèo nên mình hiểu”, bà Anh tâm sự.
Hỏi về cuộc đời mình, duyên nghiệp đến với nghề bơm vá xe đêm, bà Anh tâm sự: Cha mẹ tôi người miền Bắc di cư vào Sài Gòn từ sau năm 1954, tôi được sinh ra tại đây... Rồi lớn lên có chồng và 3 đứa con (2 gái, 1 trai). Vợ chồng cùng mưu sinh nghề này.
Cho đến một ngày kia, người bạn tâm giao cùng bà cũng về với ông bà, bỏ lại bà với sự cô đơn, trống rỗng nỗi niềm. Cứ thế thời gian, nghề này nuôi ước mơ bao đời cho cả nhà. Lần lượt những đứa con lớn lên, rồi trưởng thành trong cảnh khốn khó tột cùng.
Hiện bà sống chung cùng đứa cháu ngoại 9 tuổi trong một căn nhà nhỏ chưa đến 15m2 ở xóm nghèo phường 4 (quận 4). Cứ thế, sáng bà chắt bóp cho cháu ngoại 20.000 đồng làm bữa trưa, còn sáng thì bữa nào có cơm nguội ăn đỡ, không thì nhịn đói. Nay phố Sài Gòn mọc nên nhiều tiệm bơm sửa xe hiện đại, nghề bơm vá thủ công của bà Anh vắng dần. Hầu như giờ bà Anh chỉ sửa lác đác khách quen và vài người nhỡ đường. Tuy vậy, bà Anh luôn lấy đó làm niềm vui…
Tuổi nay đã gần 60, tóc bạc trắng nhưng bà Anh chưa bao giờ đầu hàng trước số phận. Ở bà, ai đó sẽ tìm thấy niềm tin, sức sống và nghị lực mạnh mẽ của người phụ nữ quyết tâm bám nghiệp mưu sinh.
Trời càng về khuya, dòng người qua phố cũng hối hả và thưa dần. Ánh đèn phố mỗi lúc thêm rõ, phố vắng đến lạ, ấy vậy mà bà Anh vẫn đó, ngồi đấy, tay chống cằm nhìn phố hiu hắt.
VietBao.vn (Theo_Pháp luật XH)

Sửa bởi DucBichPham: 19/08/2016 - 15:44
Trích dẫn

menglan's Photo menglan 19/08/2016

“Tẩu vô thường” tiết lộ pháp lý ở dưới âm gian

Tại sao có người công danh tài lộc cái gì cũng có, lại được rất nhiều người kính trọng; ngược lại có người bần cùng khắc khổ một đời, làm gì cũng không thuận lợi? Kỳ thực, đều có liên quan đến những phó xuất trong đời trước.

Trong “Duyệt vi thảo đường bút ký” có ghi chép một câu chuyện, kể về một lão phu nhân tên là Vương Khánh Tra, là “Tẩu vô thường” (Người mượn thân xác người phàm để làm việc của âm gian).
Có một thê thiếp trong gia đình quý tộc hỏi bà: “Những người làm thiếp như chúng tôi, là do duyên cơ nhân quả nào đưa đến vậy?”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lão phu nhân nghe xong liền trả lời:
“Pháp luật ở âm gian là những việc làm thiện ác nhỏ thì có thể bù qua bù lại cho nhau, còn các việc làm thiện ác lớn thì không được phép như vậy. Các ngươi đều đã tích được thiện nghiệp nhỏ, vì thế đời này được ở trong gia đình quý tộc, nhưng cũng lại có ác nghiệp, vì thế nên các ngươi cũng không được hoàn mỹ.
Các ngươi nếu trong đời này tích được nhiều thiện nghiệp, thì có thể bù được ác nghiệp ở các đời trước, thiện nghiệp càng tăng lên, đời sau sẽ thập toàn thập mỹ. Nhưng nếu đời này tích nhiều ác nghiệp, làm cho thiện nghiệp bị tiêu dần, ác nghiệp tăng lên, thì đời sau sẽ không thể nào tưởng tượng được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tuy nhiên, tích thiện không phải là thắp hương cầu niệm; mà một đời hiếu thuận, kính trọng chính thất phu nhân, khiến cho gia đình thuận hòa, mới chính là tích thiện nghiệp”.
Lại có một người hỏi: “Có con, không có con, đây có phải là số mệnh đã định trước hay không? Lão phu nhân giúp tôi tra thử xem, có phải là trong sổ sách âm gian đã định là tôi không có con cái không? Nếu đúng vậy thì tôi cũng không nên mơ ước nữa đúng không?”.
Lão phu nhân nói: “Không cần tra, chỉ cần làm nhiều việc thiện, với thiện tâm không phải vì truy cầu con cái, thì cho dù dưới âm gian đã định trước thì vẫn có thể thay đổi”.
Trương Tuyết Phong tiên sinh là ông ngoại của Kỳ Hiểu Lam, là rể trong gia đình họ hàng của Vương Khánh Tra. Ông một đời chính trực thanh liêm, vốn rất ghét những bà mai mối, bà đồng, cũng như những tam cô lục bà suốt ngày đi đến hết nhà này nhà khác, thế nhưng ông lại thường mời lão phu nhân đến nói chuyện.
Ông nói: “Những điều lão phu nhân nói tuy nhìn không thấy nhưng đều đúng sự thật. Và bà cũng chưa bao giờ khuyên mọi người tích thiện bằng cách bố thí, mà phải dựa vào tu thân, sống tốt, làm việc tốt để tích đức”.
Vị lão phu nhân này xác thực là một cao nhân. Quả đúng như lời bà nói, bởi vì kính Phật không phải là xem lễ vật cúng Phật của bạn mang theo có nặng hay không, mà là xem thiện niệm của bạn như thế nào.
Người miệng nói rằng tín Phật, nhưng ngày thường lại thường hay làm việc xấu, thì Phật sẽ không bảo hộ cho họ. Còn có người, cho dù không đốt hương, nhưng thay vào đó là có thiện niệm, hành thiện tích đức, trong tâm luôn cung kính Thần Phật, thì khi Phật nhìn thấy họ sẽ rất hài lòng. Trên đầu ba thước có Thần linh, tất các vị Thần sẽ đều muốn giúp đỡ những người này.
Trích dẫn

bandofbrothers's Photo bandofbrothers 19/08/2016

Có người đang ngồi bỗng mỉm cười nhờ tôi nhắn lại rằng :

Không báu vật nào quý giá sánh bằng thân mạng này, hoan hỷ cúng Phật bằng chính thân mạng này là lễ vật cúng Phật cao tột.
Phàm mỗi bộ kinh khi Phật thuyết giảng đều có các bậc chư Bồ tát, chư Thiên trên các tầng trời, chư Long vương dưới biển sâu nghe, hiểu thì liền phát tâm bảo hộ bộ kinh đó.
Do vậy, khi đọc bộ kinh nào mà hiểu đạo, phát tâm tin theo bộ kinh đó thì đều được các bậc chư Bồ tát, chư Thiên trên các tầng trời, chư Long vương dưới biển sâu bảo hộ cho người đó.


Cái này là có người nhờ tôi chỉ nhắn lại chứ tôi không biết gì đâu nhé.
Trích dẫn

NgocNuong's Photo NgocNuong 19/08/2016

Mình không hiểu, mong bạn nào chỉ giúp.

Trong rất nhiều băng giảng pháp sư Tịnh Không nhắc đi nhắc lại đạo Phật hiếu vi tiên, trong cuộc sống thường ngày phải biết giữ gìn thân mạng, thân thể nếu bị tổn hại khiến bậc cha mẹ rất đau lòng, đây là bất hiếu. Cúng dường bằng thân mạng há khiến cha mẹ chịu nỗi đau tột cùng mà nhân gian gọi đầu bạc tiễn kẻ đầu xanh.

Và Thích Ca Mâu Ni, ngài dạy :

-- Này Ananda, các cây sala song thọ tự nhiên TRỔ HOA TRÁI MÙA tràn đầy cành lá, những đóa hoa này rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. Những THIÊN HOA MANDÀRAVA từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. BỘT TRỜI Chiên đàn từ trên hư không rơi xuống, rơi lên, gieo khắp và tung **** trên thân Như Lai để cúng dường. NHẠC TRỜI trên hư không trổi dậy để cúng dường Như Lai. THIÊN CA trên hư không vang lên để cúng dường Như Lai.

Nhưng, này Ananda, NHƯ VẬY KHÔNG PHẢI kính trọng, tôn sùng, đảnh lễ, cúng dường hay lễ kính Như Lai.

Này Ananda, nếu có Tỷ-kheo, Tỷ-kheo ni, cư sĩ nam hay cư sĩ nữ nàoTHÀNH TỰU CHÁNH PHÁP VÀ TÙY PHÁP, SỐNG CHƠN CHÁNH TRONG CHÁNH PHÁP, HÀNH TRÌ ĐÚNG CHÁNH PHÁP, THỜI NGƯỜI ẤY KÍNH TRỌNG, TÔN SÙNG, ĐẢNH LỄ, CÚNG DƯỜNG NHƯ LAI VỚI SỰ CÚNG DƯỜNG TỐI THƯỢNG.

Do vậy, này Ananda, hãy thành tựu Chánh pháp và Tùy pháp, sống chơn chánh trong Chánh pháp và hành trì ĐÚNG CHÁNH PHÁP. Này Ananda, các Người phải học tập như vậy.” (Hết trích)
Trích dẫn

tuphuongsg's Photo tuphuongsg 19/08/2016

Nói thật là, cháu chẳng thích Thành Long tí nào cả,
Chỉ thấy thương các cô bồ, cô vợ của lão Thành Long này thôi!
Sửa bởi tuphuongsg: 19/08/2016 - 21:48
Trích dẫn