Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#781 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 19/07/2017 - 21:08

dạ, theo ý cháu là nếu dc lựa chọn Ngày đầu tiên của nền điện ảnh của toàn Vietnam thì nên chọn ngày tháng năm nào là phù hợp nhất:
cho nên cháu tìm hiểu trên mạng thì thấy, bộ phim nói hoàn chỉnh là phim Cánh đồng ma hoàn thành giai đoạn quay vào ngày

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

năm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.

Mà cũng ko biết là có chính xác ko nữa?

Sửa bởi tuphuongsg: 19/07/2017 - 21:07


Thanked by 2 Members:

#782 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 21/07/2017 - 05:21

Phim Cánh đồng ma được sản xuất vào năm 1938 của đạo diễn Trần Phi là phim hợp tác đầu tiên của Viêt Nam và công ty điện ảnh Trung Hoa, theo thiển ý của chú có thể chon ngày hoàn thành bộ phim là ngày đầu tiên của Điên ảnh VN.
Ngày 30/01/1938 hoàn thành phim Cánh đồng ma, cháu tìm được ở tài liệu nào có thể post lên cho mọi người cùng xem. Thân

Thanked by 1 Member:

#783 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/07/2017 - 21:42

Thưa Chú!
Cháu đọc trên wiki nên cháu cũng ko dám chắc là chính xác hay ko nữa!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:

#784 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 25/07/2017 - 16:10

Lắng nghe cuộc sống ta sẽ thấy những mầu nhiệm đáng yêu

Sống sao cho vui trong tim mình và tim người. Ta bắt đầu nhé. Những sáng, những chiều ta tập thể dục. Sáng ra khỏi giường sớm một tiếng đồng hồ. Mình bớt thương mình một chút. Chạy bộ đâu đó quanh những vỉa hè chưa ai lấn chiếm. Chạy một chút ta thấy mầm xanh vừa chớm nở. Một chút ta thấy hoa kia vừa hé nụ. Không là hoa hồng kiêu sa, không là hoa huệ thơm ngát chỉ là hoa cúc dại bình dân trên hàng rào nhà ai đó.

Ta thấy ánh bình minh bắt đầu ló dạng từ ánh sáng phơn phớt hồng ở cuối chân trời. Ta gặp người bạn hàng xóm lâu quá mới gặp mặt. Cả hai cùng đi một đoạn đường. Những câu chuyện thăm hỏi, những câu hẹn hò từ đây: “Mai nhé. Nhớ gọi đi tập nhe!”.

Sống sao cho vui tim mình và vui tim người. Hôm nay ta thấy mẹ mình cũng dậy sớm. Ta vuốt lưng mẹ khiến mẹ cười thật tươi. Cái lưng tôm tôm dễ thương vô cùng. Hai mẹ con cùng ngồi dưới hàng ba uống ly nước trắng. Mẹ thật thà nói: “Uống cho sạch ruột”. Con cười nói: “Một cách uống nước đó mẹ”. Mẹ khen gió hôm nay hiền quá. Mẹ hít vào thở ra… Một pháp môn mẹ tu…

Sống sao cho vui tim mình và vui tim người. Lỡ ra cu con hay lè nhè buổi sáng mè nheo đòi tiền đi học. Sân si rồi đó. Quên! Ta buồn và con cũng buồn. Vội vuốt tóc con. Nhỏ nhẹ nói. Từ từ giải thích… Muốn vui mọi người cùng vui nhưng sao mình lại quên. Người thân nhất mà ta cũng quên. Thôi sửa lại… Nhớ nhé đừng quên… Tuần sau nghe con thủ thỉ: “Sao mẹ hiền quá hà…”. Lòng chợt vui. Lòng con cũng cười. Một nụ hôn phớt lên tóc cu con… Một lời khen bằng chục triệu đồng ta chạy kiếm vòng vòng…

Sống sao cho vui tim mình và vui tim người. Niềm vui tí xíu đem tới bạn bè. Nụ cười thật tươi. Ta cũng kềm lòng mà sao nhiều lúc cũng hay nhăn nhó. Nhiều lúc ta nói không với những gì ngoài tầm tay… nhưng sao mà vật chất cứ bám ta như hình với bóng. Ta nhắm mắt mím môi quay đi. Khó quá. Qua một lần và một lần nữa. Cố gắng nhé…

Ghé mua trái cây trưa cùng ăn cùng trò chuyện. Những câu chuyện vui. Quên nhé đừng giận, đừng hờn. Cùng chia xẻ những vui buồn, cùng đan tay trong cuộc sống đầy vật chất. Ta tìm một chút bình an. Mai ta thêm chút niềm vui… Hơn thua có bao nhiêu. Cuộc đời vốn vô thường tay trắng vẫn trắng tay. Một chút sửa sai, một chút trải nghiêm cho an lành.

Sửa bởi Đức Bích Phạm: 25/07/2017 - 16:17


#785 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 28/07/2017 - 04:30

Hành trình nghị lực và đáng khâm phục: Từ cậu bé mù trở thành triệu phú của CEO 23 tuổi

Câu chuyện đầy cảm hứng này là về một cậu bé đã chinh phục khuyết tật của mình bằng sức mạnh ý chí, quyết tâm và niềm tin. Cậu đã cho cả thế giới thấy, không có trở ngại nào ngăn cản một người theo đuổi mục tiêu nếu anh ta có đủ sự quyết tâm và kiên định. Cậu bé mù Srikanth Bolla, người từng bị từ chối bởi công ty nổi tiếng về công nghệ - IIT - đã trở thành một triệu phú bởi sự xuất sắc của bản thân.

Trong một ngôi làng hẻo lánh ở Ấn Độ, cậu bé đã được sinh ra trong gia đình nghèo khổ với thu nhập hàng năm chỉ đạt 300 USD. Sự ra đời của một đứa trẻ luôn là một thời điểm trời cho đối với mỗi bậc phụ huynh nhưng cha mẹ của cậu bé nghèo này lại không đủ may mắn để kỷ niệm ngày sinh của con em mình như những gia đình giàu có khác.
Nỗi buồn họ trở nên tồi tệ hơn khi một số bạn bè, hàng xóm, các thành viên gia đình họ coi sự ra đời của đứa trẻ này là "một tội lỗi". Thế giới chưa sẵn sàng để chào đón đứa trẻ bị mù bẩm sinh này. Vì nghèo đói và sợ hãi sự bất lực của bản thân, một số bạn bè đã khuyên họ bỏ rơi cậu bé. Tuy nhiên, cha mẹ của Srikanth vượt qua những lời dèm pha và quyết định không chỉ giữ con mà còn cố gắng đem cho cậu bé một môi trường sống tốt nhất có thể.
Tuy nhiên, con đường trong cuộc sống Srikanth không hề dễ dàng. Cậu phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong suốt cuộc đời.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Con đường học hành trắc trở
Trong những năm đầu đời, cha của Srikanth đã quyết định tự mình dạy cho cậu tất cả mọi điều nhưng ông sớm nhận ra, có thể những người hàng xóm đã đúng bởi cậu bé chẳng thể giúp gì cho ông với đôi mắt mù lòa. Cuối cùng, ông quyết định gửi cậu đến trường.
Không có trường học trong khu vực quanh nơi ở của họ do đó Srikanth được gửi vào một trường nằm cách đó vài dặm. Những con đường lầy lội, xe cộ hỗn loạn là không dễ dàng với một đứa trẻ và càng chẳng đơn giản đối với một cậu bé khiếm thị nhưng Srikanth đã cố gắng vượt qua để đến trường. Tuy nhiên, trở ngại thật sự lại đón chờ cậu ở chính ngôi trường này - sự cô đơn.
Những đứa bạn đồng trang lứa và ngay cả giáo viên đều không công nhận sự tồn tại hay hỗ trợ gì cho cậu. Họ có thái độ thù hằn với Srikanth. Cậu từng bị xếp vào ngồi băng ghế phụ ở cuối lớp và không được tham gia tiết thể dục. Cuối cùng, cậu phải chuyển tới ngôi trường dành riêng cho người khuyết tật.

Chiến đấu với Chính phủ
Mặc dù 90% điểm số trên lớp của Srinkath là 10 nhưng cậu không được phép theo ngành Khoa học bởi một lý do vô lý là cậu bị mù. Với ý chí, quyết tâm cao và không chấp nhận sự bất công như vậy, cậu đã quyết định đấu tranh tới cùng. Cậu bé phát biểu: “Tôi đã kiện chính phủ và chiến đấu trong sáu tháng. Cuối cùng, tôi nhận được lệnh: Tôi có học các môn khoa học nhưng phải tự chịu trách nhiệm nếu có vấn đề gì. Liệu điều này có phải vì tôi bị mù bẩm sinh? Không hề. Tôi thấy rằng chính nhận thức và sự kỳ thị của mọi người mới là điều khiến tôi bị coi là mù".
Những trở ngại đó thúc đẩy cậu bé mù chăm chỉ học hành hơn. Một giáo viên đã chuyển đổi tất cả các bài giảng trên lớp thành các đoạn âm thanh để giúp Srikanth chuẩn bị cho kỳ thi chính thức. Kỳ vọng và quyết tâm không hề bị uổng phí, cậu đã đạt 98 phần trăm tổng điểm trong kỳ thi cuối cùng.

Lời từ chối bất hợp lý từ Viện công nghệ Ấn Độ IIT
Lời từ chối thứ hai trong cuộc đời nghiên cứu và đi học của cậu là từ IIT (Viện Công nghệ Ấn Độ) vào năm 2009. Từ những năm còn ngồi trên ghế nhà trường, cậu từng có giấc mơ sẽ làm việc cho IIT nhưng thực tế là cậu đã bị loại với lý do khiếm thị cho dù mặc dù có số điểm tốt trong kỳ thi tuyển.
Phản ứng của Srikanth khi nhận lá thư từ chối đã phản ánh sự tự tin và quyết tâm: “Nếu IIT không muốn tuyển dụng tôi thì chẳng có lý do gì để tôi muốn cống hiến cho IIT.”
Về sau, viện Công nghệ Massachusetts (MIT) đã tạo cơ hội để cậu có thể chứng minh khả năng. MIT nhận được đơn và cấp giấy nhập học cho cậu bé mù. Không lâu sau đó, vào năm 2012, cậu hoàn thành việc học tại Mỹ.

Cuộc sống với những mảng màu tươi sáng
Sau khi tốt nghiệp, Srikanth quay trở lại Ấn Độ. Thay vì bắt đầu một cuộc sống sang chảnh với mức lương cao ngất, cậu quyết định tự mở một công ty trong nước để giúp đỡ những người đang gặp khó khăn như mình.
Srikanth đã bắt đầu bằng cách thành lập tổ chức sử dụng lao động không có tay nghề và những người khuyết tật. Với cương vị Giám đốc điều hành của công ty Bollant Industries với 450 nhân viên chuyên sản xuất bao bì sinh thái thân thiện với môi trường.
Từ một cậu bé mù bị lãng quên, giờ đây, Srikanth đã trở thành khởi nguồn hạnh phúc của nhiều người.
Khuyết tật không bao giờ là một sự bất lực nếu bạn tự tin và quyết tâm, đủ để đạt được mục tiêu. Đừng sợ bị từ chối. Hãy nhớ, nếu một cửa được đóng lại, có nghĩa là, một cánh cửa khác mở ra. Bạn chỉ cần có để tìm thấy và đấu tranh cho nó.
Không bao giờ chú ý đến những gì người tiêu cực nói. Trở thành người điếc trước họ. Không bao giờ được chán nản về tình hình hiện tại của bản thân. Bạn không biết những gì đang chờ bạn trong tương lai. Hãy hy vọng và chiến đấu đến hơi thở cuối cùng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi Đức Bích Phạm: 28/07/2017 - 04:36


#786 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2409 Bài viết:
  • 4709 thanks

Gửi vào 30/07/2017 - 09:35

Ở một điểm tham quan trên núi, hướng dẫn viên nói với khách du lịch:
- Thưa quý vị, sườn núi ở đây rất dốc, dưới kia là vực sâu, nhưng có vị nào chẳng may trượt chân thì trong lúc trôi xuống thì đừng quên nhìn về phía bên phải kia, ở đó phong cảnh thật hữu tình!

Một chú bé cùng bố đến bệnh viện thăm cậu em mới sinh. Sau vài phút ngắm nghía đứa nhỏ, nó hỏi:
– Kêu to thế này chắc là tốn pin lắm ba nhỉ?

Cô gái xinh đẹp vừa cởi đồ và sắp bước xuống hồ để tắm. Không biết từ đâu hiện ra một anh lính:
– Thưa cô, ở hồ này cấm tắm!
– Sao anh không thông báo lúc tôi cởi quần áo? – cô gái tức giận.
– Anh em trong đại đội ngăn cản tôi, vả lại điều đó thì… không cấm!

(Internet)

#787 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 30/07/2017 - 12:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Con đường nay em đi, ngày xưa có tên gì?

30/07/2017

TTO - Dù chính quyền đã đặt tên đường chính thức, có cắm bảng đề tên chính chủ nhưng người Sài Gòn vẫn gọi theo thói quen của họ cho… dễ gọi và dễ nhớ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đường Duy Tân được đổi thành Phạm Ngọc Thạch, xưa có tên Tây đọc là Lan Si Bê (Blansubé) - Ảnh: T.T.D.
Nhiều khu cư dân hình thành tự phát từ một nhóm cư dân rồi dần dần thành một khu phố nhỏ và nhiều khu phố nhỏ. Một khu đất trống nhờ xây dựng, có dân đến ở, chia thành những con đường chưa được đặt tên.
Những cái tên “mắc cười muốn chết”
Để giải quyết sự rắc rối nhầm lẫn về địa chỉ, người dân ở khu đất mới tự chọn tên đường cho khu mình ở dựa theo đặc điểm mà khu phố khác không có.
Bởi vậy, ở thành phố hiện nay có những con đường mang những cái tên thoạt nghe mắc cười muốn chết.
Nào là đường “Mẫu Giáo - Nghĩa Địa”. Có lẽ con đường này có trường mẫu giáo gần nghĩa địa (?).
Rồi có tên con đường thoạt nghe thấy lạnh run: “Ướp Lạnh” (chắc ở con đường này có nhà máy nước đá hay đông lạnh thủy hải sản nào đó).
Bà con ở đường “Cựu Chiến Binh Không Rác” chắc vô cùng tự hào vì con đường này vừa mang tính truyền thống vừa bảo vệ môi trường triệt để.
Dân mê mạng chắc tập trung ở con đường “Facebook”. Ngọt nhất có lẽ là hai con đường “Đường Cát” và “Đường Phèn”...
Hãy thử tưởng tượng cách bà con đặt tên đường.
Thoạt đầu có thể như vầy: “Anh (chị) ơi, tôi muốn tìm nhà bà Hai ở xóm trên”/ “Bà Hai hả, anh đi hết con đường có cái trường mẫu giáo, rồi qua nghĩa địa sẽ thấy”/ “Qua mẫu giáo, rồi nghĩa địa”/“Ờ, mẫu giáo, rồi nghĩa địa”.
Dần dần rồi thành con đường mang tên “Mẫu Giáo - Nghĩa Địa”, đường “Ướp Lạnh” hồi nào chẳng ai hay. Sau cùng khi đặt tên đường, cắm bảng địa phương sẽ dùng cái tên được định sẵn theo cách gọi của người dân địa phương.
Gọi tên từ vựa cá, hàng cây...
Nếu như đọc một bài viết của nhà văn Bình Nguyên Lộc - một người Đồng Nai nhưng sống và viết nhiều về Sài Gòn - ta sẽ khám phá cách gọi tên đường thật “bá đạo” ngày xưa.
Trước hết, họ gọi tên đường theo đặc điểm nơi đây từng có một cơ sở sản xuất gì đó.
Nếu đi ngang vùng “ngã tư quốc tế”, dân Sài Gòn nào chẳng biết đường Nguyễn Thái Học, trước kia có tên Tây là Kitchener nhưng bà con khoái gọi là đường Lò Heo vì đường này từng có một lò heo. Tương tự, đường Bùi Quang Chiêu (Đặng Thị Nhu) được gọi là đường Cá Hấp vì các vựa cá hấp đóng đô gần khu vực chợ Bến Thành.
Thứ đến, đặt tên đường thật thơ mộng theo tên những hàng cây dài che bóng mát cho những cặp tình nhân như họ thường gọi hai con đường Hàng Bàng và Hàng Sao thế thân cho đường Chasseloup Laubat (Hồng Thập Tự - Nguyễn Thị Minh Khai), Massiges (đường Mạc Đĩnh Chi) vì hai bên vệ đường từng có hàng cây bàng và cây sao rợp bóng.
Hoặc cư dân Sài Gòn với lòng tôn kính, biết ơn những người có công góp phần xây dựng thành phố bằng những công trình xây dựng để đời thường dùng ngay chính tên các nhân vật này để gọi, thay vì gọi tên đường do Nhà nước đặt.
Trường hợp này có đường Frères Guillerault (Bùi Chu - Tôn Thất Tùng) được gọi là đường Huyện Sĩ vì có nhà thờ do ông tri huyện Lê Phát Đạt bỏ tiền túi xây dựng. Đường Alsace Lorraine (Phó Đức Chính) được gọi là đường Chú Hỏa vì tòa biệt thự của Hui BonHoa - sau này được dùng làm bối cảnh quay phim Con ma nhà họ Hứa.
Tiếp thu “truyền thống” đặt tên đường theo đặc điểm địa phương, không quan tâm đến tên gọi có “hộ khẩu”, người dân gọi những con đường dành riêng cho quan chức, cán bộ là đường “Trần Dư” - nói lái là trừ dân.
Biết đâu sau này ở tỉnh Yên Bái có con đường mang tên “Chổi Đót”, Đắk Lắk có con đường mang tên “Xe Ôm” hay đường “Chăn Lợn” để ghi nhớ những quan xây biệt phủ bằng con đường lao động đặc thù có một không hai của các quan khi khởi nghiệp làm... quan.
Tên đường Việt hóa từ chữ Tây
Trước năm 1954, các con đường thành phố đều đặt theo tên Tây, mỗi lần gọi muốn trẹo lưỡi nên bà con tự động Việt hóa mà không cần đến những nhà ngôn ngữ học.
Đố ai thời này biết được con đường “Ai Vô Rờ Quẹt” chính là con đường Eyriaud des Verges (Trương Minh Giảng - Lê Văn Sỹ). “Nhăn Răng Rìa Ai Đi Đây?” là cách gọi con đường Legrand de la Liraye (Phan Thanh Giản - Điện Biên Phủ).
Đường Đít Xơ Mít là cách phiên âm của Dixmude (Đề Thám). Đói bụng hãy nhớ đến đường “Lên Ăn Cơm” khi nói đến đường Léon Combes.
Đường Duy Tân (Phạm Ngọc Thạch) trước kia có tên Tây là Blansubé thì được bà con gọi như tên một thiếu nữ: Lan Si Bê.
Đường Monlaii (Huỳnh Thúc Kháng) là đường Mộng Lầu. Ngã sáu Phù Đổng trước kia được gọi là ngã sáu 
Quẹt Đoong (Verdon)...


LÊ VĂN NGHĨA


  • THÍCH 1


  • THÍCH 1
  • đường MacMahon đọc là Mặt Má Hồng
    xu 12:39 30/07/2017
    Tôi đi làm, có ông chú làm chung, chú nói đường Nguyễn Minh Chiếu ko biết bgiờ là tên gì? Tôi cũng có người anh họ ở chung từ bé, sau này về quê lấy vợ, vẫn gọi là đường Minh Mạng! Tôi vẫn thích cách gọi ngã 5 Chuồng Chó, nếu có thay đổi thì cứ gọi là ngã 5 GV cho văn vẻ chứ đừng đổi thành ngã 6 GV nghe xa lạ quá (vì ngã 7 Cholon chỉ có 6 ngã thôi + thêm 1 con hẻm).

    #788 Đức Bích Phạm

      Đoài viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPip
    • 2707 Bài viết:
    • 4424 thanks

    Gửi vào 04/08/2017 - 04:43

    Cảm phục những tấm gương trẻ vượt lên số phận

    Bằng nghị lực phi thường và sự ham học, những học sinh, sinh viên khuyết tật đã vượt lên số phận trở thành những tấm gương sáng cho các bạn trẻ.

    1.Nguyễn Thiện Huy - chàng SV tí hon 1.2m
    “Cuộc sống luôn thử thách con người, con người sống phải có ý thức và nghị lực. Phải vượt lên chính bản thân mình để làm điều có ích cho xã hội”. Suy nghĩ này đã giúp chàng trai tí hon 22 tuổi nhưng chỉ cao 1,2m quyết tâm vượt khó, trở thành sinh viên ĐH.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Ngoài giờ học, Huy còn làm thêm để kiếm thu nhập

    Sinh ra trong một gia đình nghèo có 4 anh chị em ở xóm 2 xã Cẩm Lộc, Cẩm Xuyên, Hà Tĩnh, hồi nhỏ Huy cũng bình thường như bao đứa trẻ khác.Đến năm học lớp 5 thì chiều cao của Huy không còn phát triển nữa. Huy cho biết em rất mặc cảm vì ngày trước đi học ngày nào bạn bè trêu chọc là người lùn, là tí hon, nhiều lúc Huy đã quyết định bỏ học. Nhưng với nghị lực phi thường và lòng ham học, Huy vừa học xong năm nhất trường ĐH Đông Á Đà Nẵng.
    Nói về dự định trong tương lai, Huy cho biết: “Em sẽ cố gắng học thật giỏi, sau này em muốn trở thành kĩ sư Công nghệ thông tin theo đúng ngành nghề mà em đã lựa chọn và mở một công ty chuyên về phần mềm điện tử để tạo công ăn việc làm giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn, những mảnh đời bất hạnh”.

    2.“Cô bé xương thủy tinh” và ước mơ trở thành nhà văn
    Nguyễn Cẩm Vân, học sinh lớp 6A4 trường THCS Nguyễn Văn Trỗi, TP. Thanh Hóa, nhìn thân hình gầy còm, ốm yếu của Cẩm Vân, không ai nghĩ rằng năm nay em đã 14 tuổi. Sau mỗi lần bị ngã gãy xương thì xương trong cơ thể em lại bị ngắn thêm một ít. Nhiều chỗ, xương bị cong teo khiến cho bây giờ thân hình em co dúm lại, gầy còm, chân tay teo tóp. 14 tuổi mà nhìn em như một đứa trẻ mới lên 3. Căn bệnh xương thủy tinh hành hạ khiến Cẩm Vân đau ốm triền miên, không ăn uống được gì.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vân mơ ước trở thành nhà văn

    Cho đến bây giờ em vẫn không tự đứng lên đi được, chỉ ngồi hay nằm bất động một chỗ, muốn dịch chuyển phải nhờ người khác. Thời gian nằm bệnh viện nhiều hơn ở nhà, mãi hơn 8 tuổi, Vân mới có thể đến trường đi học được. Cho đến nay hơn 14 tuổi em mới học đến lớp 6. Tuy bị bệnh tật nhưng Cẩm Vân học rất giỏi khiến thầy cô và bạn bè vô cùng quý mến. Em là một tấm gương cho nghị lực vươn lên trong học tập của trường. Nhiều năm liền Vân là học sinh tiên tiến.
    Tay chân bị tật nhưng Cẩm Vân viết chữ rất đẹp. Không chỉ học tốt môn Văn và ham học văn học mà các môn học khác em đều học giỏi như nhau. Ước mơ của em là được trở thành một nhà văn để có thể “viết văn phụ giúp bố mẹ”.

    3.Chàng sinh viên khiếm thị bán vé số nuôi ước mơ
    Lê Minh Tâm sinh năm 1990, ở ấp Trường Phước, xã Trường Tây, huyện Hòa Thành, tỉnh Tây Ninh trong một gia đình có 11 người con. Trên Tâm, 4 người anh cũng bị mù, gia đình lại nghèo nên cuộc đời gắn liền với tấm vé số để mưu sinh. Đôi mắt mù bẩm sinh, từ nhỏ Lê Minh Tâm đi bán vé số cùng những người anh mù của mình để kiếm sống.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Hàng ngày Tâm vẫn đi bán vé số dạo

    Ít ai biết, chàng trai đó hiện là sinh viên năm thứ nhất khoa Ngữ văn, trường ĐH Sư phạm TP. H.C.M. Tâm kể, có những lúc cuộc sống quá áp lực, lại nghe nhiều người nói “mù học hay không cũng vậy”, em cũng đã rơi vào khủng hoảng và nghĩ đến việc bỏ học đi làm.
    Nhưng khi về thăm bố mẹ, Tâm nhận ra rằng mình là một người mù là hy vọng của cả gia đình. Điều đó lại thôi thúc Tâm không được bỏ cuộc. Dù không dám nói trước mình có thể vượt qua những năm đại học hay không nhưng Tâm luôn lạc quan. Mới đây, Tâm được được nhận vào dạy đàn cho học sinh khiếm thị tại ngôi trường Nguyễn Đình Chiểu nơi cậu đã gắn bó từ lâu.

    4.Chàng sinh viên liệt cả hai chân nhận học bổng toàn phần
    Cù Hữu Hoàng sinh năm 1992 tại nước Đức. Bố mẹ em đều là người Việt, hiện tại gia đình em đang sống tại một căn nhà trong ngõ nhỏ trên đường Cầu Giấy, Hà Nội. Cù Hữu Hoàng mắc chứng nhược cơ bẩm sinh, đôi chân em không thể hoạt động được nữa. Số phận không may mắn nhưng Hoàng chưa từng buồn hay tuyệt vọng vì bệnh tật.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Hoàng chưa bao giờ đầu hàng số phận

    Trong suốt 3 năm học phổ thông trung học, Cù Hữu Hoàng luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi. Năm lớp 11, Hoàng đoạt giải nhất môn vật lý cụm Từ Liêm - Cầu Giấy, Hà Nội.
    Trong kỳ thi tuyển sinh đại học, Hoàng đoạt danh hiệu thủ khoa khối A trường ĐH Công nghệ Hà Nội với 27,5. Trong 3 môn thi, Hoàng đạt điểm cao nhất là môn Hóa học. Thế nhưng, môn Vật lý mới là môn yêu thích và là sở trường của Hoàng. Kỳ thi đại học vừa rồi cũng chỉ là thử sức, bởi Hoàng còn có một dự định khác.
    Trước đó, Hoàng đã là một trong những sinh viên xuất sắc nhất toàn quốc được trường ĐH FPT trao học bổng toàn phần Nguyễn Văn Đạo. Đầu năm 2012, Cù Hữu Hoàng là thành viên của lớp SEO 607 đã được vinh danh với danh hiệu Cóc vàng - một danh hiệu đáng mơ ước cho tất cả sinh viên ĐH FPT. Khi đó, Hoàng đã đạt thành tích học tập xuất sắc với điểm trung bình các học kỳ là 8,93 và điểm học kỳ gần nhất là 9,0.
    (Theo Thoa Nguyễn)

    LB: Vượt lên số phận, nổ lực không ngừng và luôn theo đuổi ước mơ đã giúp các em đạt được những thành quả đáng khâm phục.

    Sửa bởi Đức Bích Phạm: 04/08/2017 - 04:51


    #789 tuphuongsg

      Ly viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPip
    • 3833 Bài viết:
    • 5074 thanks

    Gửi vào 14/08/2017 - 21:17

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



    Lữ khách hào hoa

    06:34 AM - 14/08/2017 Thanh Niên

    Đi ra thế giới bây giờ không còn là chuyện quá khó khăn hay hiếm hoi đối với nhiều người trẻ. Đi để học, để trải nghiệm, để hội nhập và kể cả tiếp thu lẫn giới thiệu cái hay cái đẹp của người và của mình.
    Trên một báo mạng mới đây có bài về một bạn trẻ từng đi du lịch bụi qua 72 nước, người viết bị sốc vì tấm hình của tác giả ở cuối bài. Bức ảnh chụp sa mạc trắng, công viên quốc gia ở Ai Cập. Nơi cột đá kiến tạo địa chất có hình cây nấm và con gà nổi tiếng, bạn trẻ đó ngồi trên mỏm đá tạo dáng hoành tráng. Đó là một bức ảnh đẹp, dù bức ảnh ấy bỏ qua chi tiết: xung quanh cột đá giữa sa mạc ấy có hàng rào cảnh báo!
    Nó gợi tôi nhớ đến những chuyện nhỏ dọc đường:
    Bữa nọ đang đi dạo ở Seoul (Hàn Quốc), một thành viên nữ trong đoàn toan bẻ một nhánh hoa bên đường. Cô hướng dẫn viên thấy vậy vội can: “Nếu chị bẻ cành hoa ấy, sẽ chả ai làm gì chị cả. Nó sẽ thuộc về chị. Nhưng chị thử nghĩ, những người đến sau chị họ có còn cơ hội ngắm cành hoa ấy nữa không? Hãy để nó cho mọi người đều được thưởng thức, chị à...”. Cô hướng dẫn viên này người VN, lấy chồng Hàn.
    Lần khác ở công viên quốc gia Goreme, Thổ Nhĩ Kỳ có một số tu viện cổ nằm trong các núi đá, được rào bằng những sợi dây xích thấp ngang bụng xung quanh để tránh cho du khách lại gần và gây hại tới di tích (na ná như hàng rào ở các mỏm đá trên sa mạc trắng). Lúc còn đang loay hoay chụp ảnh, bất chợt người viết thấy một ông khách Tây lớn tiếng với một người bạn trong nhóm đi cùng khi người này đang cố vượt qua hàng rào dây xích để vào bên trong chụp hình: “Mày từ đâu tới? Cái hàng rào dây xích này có ý nghĩa gì ở nước mày không?”...
    Năm ngoái, lúc thăm tượng Nhân sư ở Ai Cập, đoạn đi xuống cầu thang từ trạm quan sát, cô bạn tôi thấy một vỏ chai nước suối lăn lóc trên đường đã cúi xuống nhặt. Cô còn cẩn thận gỡ nắp chai, xoắn chai nước rồi cầm tới cái thùng rác ngoài cổng thả vào (xoắn chai nước nhằm mục đích làm cho chai nước nhỏ lại, không chiếm nhiều không gian trong thùng rác và nếu có bị rớt ra ngoài, người/xe có đạp lên sẽ không gây nguy hiểm). Ông bảo vệ đứng ngay hàng rào thấy vậy, nhoẻn miệng cười, khe khẽ cúi đầu chào và hỏi: “Where are you from? How to say thank you in your language?” (Bạn từ đâu đến? Hãy chỉ tôi nói cảm ơn bằng tiếng nước bạn?).
    Chuyện còn nhiều, tốt - xấu - hay - dở có cả, mà nhiều khi chỉ vì một phút bốc đồng, một khoảnh khắc muốn bức ảnh du lịch thật là hoàn hảo... chứ tôi tin những bạn trẻ tự mình đi khắp nơi chắc không đến nỗi thiếu ý thức có hệ thống. Bước ra thế giới ngoài căn phòng của mình, tự nhủ hãy là một lữ khách hào hoa.
    Thành Cao

    Thanked by 3 Members:

    #790 Đức Bích Phạm

      Đoài viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPip
    • 2707 Bài viết:
    • 4424 thanks

    Gửi vào 16/08/2017 - 03:47

    Câu chuyện CHA CON ĐI XEM XIẾC

    Lúc còn là một thiếu niên, một lần, tôi được cha dẫn đi xem xiếc. Khi nhập vào hàng người đang xếp dài trước quầy vé, tôi chú ý đến một gia đình đứng ngay trước chúng tôi. Họ có đến những 8 đứa trẻ mà đứa lớn nhất có lẽ chưa đến 12 tuổi. Nhìn dáng vẻ những đứa bé ấy có thể đoán được gia đình chúng không giàu có.

    Quần áo chúng không phải loại đắt tiền nhưng sạch sẽ và tươm tất. Và đó là những đứa trẻ biết cách cư xử. Cứ nhìn cái cách từng hai đứa một nắm tay nhau xếp hàng sau bố mẹ chúng thì rõ. Chúng nói huyên thuyên một cách đầy phấn khích về những chú hề, những con voi và những trò xiếc khác mà chúng sẽ được xem tối nay. Rõ ràng chúng chưa từng đến rạp xiếc bao giờ. Buổi tối ngày hôm nay thật sự rất đặc biệt với cả 8 đứa trẻ ấy.

    Cha mẹ chúng đang đứng ở đầu hàng với vẻ mặt hãnh diện nhất mà họ có thể. Người phụ nữ nắm lấy tay chồng, nhìn ông một cách dịu dàng. Ngay lúc ấy, người bán vé ngẩng lên và hỏi người đàn ông số vé ông ta cần. Người đàn ông trả lời đầy hứng khởi: “Cho tôi 8 vé trẻ con, 2 vé người lớn để tôi có thể dẫn cả nhà mình vào xem xiếc.”

    Nhưng, khi người bán vé báo giá của 10 chiếc vé, bàn tay người vợ đột ngột rời khỏi tay chồng, đầu bà ta gục xuống. Mặt người đàn ông hơi tái đi. Ông ta tiến lại quầy vé gần hơn và hỏi : “Anh nói giá bao nhiêu?”

    Người bán vé bình thản lặp lại giá của 10 chiếc vé, nhưng người đàn ông không có đủ tiền. Làm sao ông ta có thể quay lại và bảo với 8 đứa con của mình rằng ông không đủ tiền để dẫn chúng vào xem xiếc!

    Chứng kiến tất cả những gì xảy ra, cha tôi lặng lẽ lấy từ trong túi ra tờ 20 đô la và thả xuống đất. Sau đó, ông cúi xuống nhặt lên và vỗ vai người đàn ông, nói rất tự nhiên: “Xin lỗi, thưa ông, cái này vừa rơi ra từ túi ông.”

    Người đàn ông hiểu những gì đang diễn ra. Ông không cầu xin của bố thí nhưng rõ ràng ông có thể đoán đây là sự giúp đỡ trong một tình huống ngặt nghèo. Bối rối trong giây lát rồi ông ấy nhìn thẳng vào mắt cha tôi, chụp lấy tay cha bằng cả hai bàn tay như muốn vắt kiệt tờ 20 đô la, một giọt nước mắt rơi lặng lẽ xuống má, đôi môi mấp máy một cách khó khăn: “Cám ơn, cám ơn ông rất nhiều. Điều này thật sự ý nghĩa với gia đình tôi lúc này.”

    Sau khi nhìn cả gia đình người đàn ông khuất sau cánh cổng rạp xiếc, tôi và cha đón xe buýt về nhà, đơn giản bởi vì số tiền còn lại trong túi cha không đủ để mua vé cho hai cha con. Thật sự thì chúng tôi cũng chẳng dư dả gì! Nhưng tôi không hề giận cha. Những gì cha đã làm lúc đó đáng giá hơn cả ngàn buổi xem xiếc.

    (Sưu tầm)

    Sửa bởi Đức Bích Phạm: 16/08/2017 - 03:48


    Thanked by 4 Members:

    #791 kiemkhach13

      Chấn viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4881 Bài viết:
    • 16422 thanks

    Gửi vào 18/08/2017 - 08:52

    Vong linh !! "

    Chiều nay kiếm dỏm đi mua đồ tại siêu thị văn lang ( gò vấp ) , vào tới cửa mới nhớ không mang theo tiền, liền gọi cho con nói " kêu mẹ mày lấy dùm ba tiền để trên nóc tủ rồi mang tiền đến đây . Trong lúc chờ đợi đi lang thang ra ngoài tiến về ngã năm nguyễn kiệm , kiếm dỏm thấy mấy người đang đốt vàng mã bên đường, mình tiến lại bắt chuyện:
    - bác đang làm gì đấy?
    - tôi đang gửi tiền xuống cho người nhà tôi. ( 15/6 cúng vong)
    Cháu đang đứng chờ ai à?
    - vâng, cháu đang chờ người nhà cháu gửi tiền xuống.
    Vừa nghe tới đây, mặt ông bà cụ tái mét, vội vứt hết tiền mã lại rồi chạy một mạch.

    Kiếm dỏm gọi với theo, "'"bác ơi cháu chỉ đang chờ người nhà cháu gửi tiền xuống thôi mà"

    . Nghe thấy vậy tất cả mọi người xung quanh đang đốt vàng mã cũng chạy thục mạng. Không hiểu sao?.... Không lẽ ....
    ...
    Góp dzui """ hehehe....

    Sửa bởi kiemkhach13: 18/08/2017 - 09:01


    #792 Đức Bích Phạm

      Đoài viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPip
    • 2707 Bài viết:
    • 4424 thanks

    Gửi vào 20/08/2017 - 05:01

    Học người xưa cách đối diện với thị phi trong cuộc sống

    Câu chuyện thứ nhất:

    Trong một buổi nhàn hạ, vua Đường Thái Tông hỏi chuyện vị quan cận thần là Hứa Kính Tôn rằng:

    – Trẫm thấy khanh phẩm cách cũng không phải là phường sơ bạc. Sao lại có nhiều tiếng thị phi chê ghét như thế?

    Hứa Kính Tôn trả lời:

    – Tâu bệ hạ. Mưa mùa Xuân tầm tã như dầu, người nông phu mừng cho ruộng đất được thấm nhuần, kẻ bộ hành lại ghét vì đường đi trơn trợt. Trăng mùa thu sáng vằng vặc như gương treo trên bầu trời đêm, hàng thi nhân vui mừng gặp dịp thưởng du ngâm vịnh, nhưng bọn đạo chích lại ghét vì ánh trăng quá sáng tỏ. Trời đất kia vốn vô tư không thiên vị, mà cơn nắng mưa thời tiết vẫn bị thế gian trách hận ghét thương.

    Còn hạ thần đâu phải một người vẹn toàn thì làm sao tránh khỏi tiếng chê bai chỉ trích.Cho nên ngu thần trộm nghĩ, đối với tiếng thị phi trong thế gian nên bình tâm suy xét, đừng nên vội tin nghe. Vua tin nghe lời thị phi thì quan thần bị hại. Cha mẹ tin nghe lời thị phi thì con cái bị ruồng bỏ. Vợ chồng tin nghe lời thị phi thì gia đình ly tán. Tiếng thị phi của thế gian nọc độc còn hơn rắn rết, bén hơn gươm đao, giết người không thấy máu.


    Câu chuyện thứ hai:

    Một lần, Phật đi giáo hóa ở vùng có nhiều người tu theo Bà La Môn giáo. Các tu sĩ Bà La Môn thấy đệ tử của mình đi theo Phật nhiều quá, nên ra đón đường Phật mà mắng chửi. Phật vẫn đi thong thả, họ đi theo sau không tiếc lời rủa xả. Thấy Phật thản nhiên làm thinh, họ tức giận, chặn Phật lại hỏi:

    – Ngài có điếc không?

    – Ta không điếc.

    – Ngài không điếc sao không nghe tôi chửi?

    – Này tín đồ Bà La Môn, nếu nhà ông có đám tiệc, thân nhân tới dự, mãn tiệc họ ra về, ông lấy quà tặng họ không nhận thì quà đấy về tay ai?

    – Quà ấy về tôi chứ ai.

    – Cũng vậy, ông chửi ta, ta không nhận thì thôi.


    Trong kinh Phật viết rằng, khi người ác mắng chửi người thiện, người thiện không nhận thì người ác giống như người ngửa mặt lên trời phun nước bọt, nước bọt không tới trời mà rời xuống ngay mặt người phun. Có thọ nhận mới dính mắc đau khổ, không thọ nhận thì an vui hạnh phúc. Thế nên từ nay về sau nếu có nghe thấy ai đó nói lời không tốt về mình, chớ có thọ nhận thì sẽ được an vui.

    Theo Phật giáo, khẩu nghiệp là một trong những nghiệp nặng nề nhất mà một người có thể tạo ra. Vết thương bạn gây ra trên thân thể người khác còn có ngày lành nhưng vết thương gây ra bởi lời nói thì chẳng biết ngày nào mới lành lại được.

    Vì vậy hãy cẩn trọng với lời nói của mình, đừng gây ra thị phi vì vô ý thức, cũng đừng trách móc người khác chỉ vì lỗi lầm của họ bởi: “Vị thánh nào cũng có một quá khứ, và tội đồ nào cũng có một tương lai”.

    Sửa bởi Đức Bích Phạm: 20/08/2017 - 05:03


    Thanked by 5 Members:

    #793 kiemkhach13

      Chấn viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4881 Bài viết:
    • 16422 thanks

    Gửi vào 21/08/2017 - 10:23

    Xóa ............... ....... Gửi lộn chỗ

    Sửa bởi kiemkhach13: 21/08/2017 - 10:48


    Thanked by 1 Member:

    #794 kiemkhach13

      Chấn viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4881 Bài viết:
    • 16422 thanks

    Gửi vào 21/08/2017 - 10:31

    Xóa.................. Do trùng bài

    Sửa bởi kiemkhach13: 21/08/2017 - 10:37


    #795 Mtbhi

      Hội viên

    • Banned
    • Pip
    • 121 Bài viết:
    • 42 thanks

    Gửi vào 21/08/2017 - 10:41

    @bác kiếm khách Bác ra phương trình quả thật là hay. Vui là vậy, nhưng nếu áp dụng vào cuộc sống hẳn là có một số điều chưa hoàn toàn đúng. Bác đang "hạ thấp" khả năng + nhân phẩm của phụ nữ thì phải?
    Đàn bà = ăn + ngủ + tiêu tiền ? Hẳn là luôn như vậy? Cuộc sống hiện tại có vô vàn khó khăn, khi mà phụ nữ phải lăn lộn vào kiếm tiền không kém gì đàn ông, trong khi lại ôm khá nhiều việc mà đàn ông kiểu như không phải việc của mình. Cháu là một thằng đàn ông, cá tính khá mạnh mẽ và nam tính, nhưng khi bác nói một cái ví dụ "coi như vui đùa" đó, nhưng lại có vẻ như có tính xu hướng "miệt thị" giới nữ. Bác nên điềm tĩnh lại và sửa các câu trên là "ví dụ là hoặc một trong hai là" như vậy thì hay hơn nhé bác.
    Tiếp đến cái "tiêu tiền và kiếm tiền" bác trừ hơi lố, cuộc sống hiện tại có khi "tiền tiêu" > 2 "tiền kiếm" bác ạ.
    Lời chia sẻ thực tế của một thằng chưa có vợ con như cháu, nếu có điều gì ngu muội mong bác chỉ bảo! Thân.

    Thanked by 1 Member:





    Similar Topics Collapse

      Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

    1 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |