Jump to content

Advertisements




Góc thư giãn,


987 replies to this topic

#421 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 31/07/2016 - 13:28

Nếu trả lời được 10 câu hỏi này, IQ của bạn cũng thuộc hàng cao ngất ngưởng

ạn đã sẵn sàng chưa? Chúng ta cùng đi tìm lời giải cho những câu hỏi “hại não” này!
Câu hỏi:
1. Có 2 người đàn ông đang đứng ở trên bờ, họ đều muốn qua sông, nhưng chỉ có một chiếc thuyền. Hơn nữa, mỗi lượt chiếc thuyền chỉ chở được một người. Thế mà cả 2 người đều qua được sông.
Họ làm điều đó bằng cách nào?
2. “Nó” không phải là động vậy hay côn trùng nhưng “nó” có thể chích bạn. Vậy, “nó” là gì?
3. Tổng thống thứ 22 và 24 của Hoa Kỳ cùng chung bố mẹ nhưng họ không phải là hai anh em. Điều này có thể là như thế nào?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


4. Chúng ta NÉM nó đi khi sử dụng nó, và KÉO nó lên khi chúng ta đã xong việc. Đó là gì?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


5. Tôi có một người bạn, anh ta cắt tóc, cạo râu hơn 10 lần một ngày, thế nhưng râu, tóc của anh ta vẫn cứ “rậm rạp”. Thế là như thế nào?
6. Một người mua táo với giá 5 cents và bán chúng với giá 3 cents. Anh ta đã trở thành một nhà tỷ phú chỉ sau một giây. Có điều gì đó sai sai?
7. Thị trưởng thành phố có một người anh trai. Tên ông ấy là John. John nói rằng ông ta không có anh em nào. Điều này có thể xảy ra không?
8. Chúng ta nói là 10 khi nhìn thấy số 2. Đó là khi nào?
9. James 17 tuổi vào ngày hôm kia. Anh ta sẽ được 20 tuổi vào năm tới. Có thể như thế được không?
10. Hai người cha và 2 đứa con đang đi trên đường. Họ có 3 quả táo, và mỗi người được chia cho 1 quả táo. Tại sao lại như thế?
Nào, bây giờ hãy sử dụng hết khả năng tư duy để trả lời những câu hỏi này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


…………………….

Giờ thì hãy xem đáp án để biết mình trả lời đúng được bao nhiêu nhé!
Đáp án:
1. Đơn giản thôi, chỉ có thể là 2 người này ở 2 bên bờ sông.
2. Nó là cây tầm ma (Nettle).
3. “Họ” là một người: Tổng thống 22 và 24 của Hoa Kỳ – Grover Cleveland.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Grover Cleveland là Tổng thống 22 và 24 của Hoa Kỳ.
4. Đó chính là chiếc mỏ neo mà những người đi biển thường dùng.
5. Anh ta là thợ cắt tóc.
6. Không sai đâu, vì trước đó anh ta đã là một nhà tỷ phú rồi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


7. Thị trưởng thành phố là một phụ nữ.
8. Khi chúng ta nhìn lên đồng hồ và kim phút chỉ số 2.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


9. Được chứ. Bởi khi đó rơi vào trường hợp này: Ngày hôm nay sẽ là ngày 01/01. Sinh nhật của James vào ngày 31/12.
Ngày hôm kia là ngày 30/12 anh ấy 17 tuổi, nhưng hôm nay anh ấy bước sang tuổi 18. Ngày 31/12 năm nay anh ta sẽ được 19 tuổi, và ngày 31/12 năm tới anh ta sẽ là 20 tuổi. Chuẩn chưa?
10. Cũng không hại não lắm! Họ là ông nội, cha và con trai.

Thanked by 3 Members:

#422 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 31/07/2016 - 16:17

Thưa pháp sư con tôi không nghe lời, lại lười học, vậy phải làm thế nào?

Nghiên cứu sinh: “Tại sao rất nhiều người khi gặp thầy đều dập đầu bái lạy?”
Hòa thượng ngừng lại một chút, rồi hỏi: “Chàng trai, cậu có biết chơi bóng rổ, cầu lông, hay bóng bàn gì không?”.
Nghiên cứu sinh: “Có, tôi có chơi bóng chuyền”.
Hòa thượng: “Cậu chơi bóng chuyền với mục đích gì? Không chơi bóng thì bóng có khó chịu không? Hơn nữa nhiều người cùng chơi một quả như vậy, có phải vì để đánh hư bóng hay không?”.
Nghiên cứu sinh: “Không phải vậy, là rèn luyện thân thể và giải trí thôi”.
Hòa thượng: “Không cần quả bóng thì cũng có thể vận động giống như bóng đấy thôi!”.
Nghiên cứu sinh: “Như vậy thì không thú vị, hơn nữa người khác còn có thể nói chúng tôi bị bệnh tâm thần nữa ấy chứ!”.
Hòa thượng: “Nói rất hay! Bóng chuyền chỉ là một đạo cụ, một đạo cụ rèn luyện thân thể và giải trí. Thân thể cần tập luyện, vậy thì tâm hồn không cần tập luyện sao?”.
Nghiên cứu sinh: “Theo lý thì đúng, nhưng tâm hồn cần phải rèn luyện như thế nào đây?”.
Hòa thượng: “Khi người ta sùng bái, đầu dập xuống đất, đó là biểu hiện sự khiêm tốn, phục tùng, sám hối, xin giúp đỡ, tạ ơn và tiếp nhận, đồng thời cũng khiến cho tâm hồn của mình thăng hoa lên, có sự liên kết và hợp nhất về mặt tâm hồn với đối tượng được sùng bái. Đây chính là rèn luyện tâm hồn.
Người khác sùng bái tôi, thì tôi cũng chỉ là một loại đạo cụ, cũng giống quả bóng chuyền, để cho người ta đánh tới đánh lui. Chỉ có điều tôi không phải quả bóng chuyền, mà là quả bóng tâm hồn”.
Cũng giống như vậy, bái lạy tổ tông là nuôi dưỡng tâm hiếu kính của chính mình, dùng tâm hồn để tiếp nhận năng lượng tổ tiên đã tích lũy, bái lạy đất là để thể hiện sự cảm ơn và trân quý đối với đất. Chúng ta trưởng thành ở trên đất, đất cung cấp cho chúng ta bao nhiêu chất dinh dưỡng, nhưng chúng ta thì lại xả rác trở lại đất; thờ Long Vương là để thể hiện sự trân quý và cảm ơn đối với nước, bởi vì cơ thể chúng ta nước chiếm khoảng cỡ 70-80%.
Chúng ta bái kính những người có học vấn sâu rộng, thì cũng tạo ra tác dụng rất huyền diệu đối với trí huệ của chúng ta.
Khi chúng ta thành kính bái lạy, người bái và người được bái là một chỉnh thể, vậy thì có gì gọi là phân cao thấp?
Có người không hiểu những đạo lý này nên cứ một mực phỉ báng, là do không có trải nghiệm thực tiễn, và cũng không muốn thể nghiệm!”
Nghiên cứu sinh: “Thật là quá cao và sâu, xin thầy nhận của tôi 3 lạy!”.
Hòa thượng khi ở một mình có ăn thịt không?
Có một vị khách tới chùa chơi và hỏi lão hòa thượng: “Hòa thượng, tôi muốn hỏi ngài một câu hỏi hơi bất kính có được không ạ?”.
Lão hòa thượng: “Xin ông cứ nói!”.
Vị khách: “Lúc ở nơi dân chúng đông đúc thì ngài ăn chay, vậy khi ở nhà một mình ngài có ăn thịt không?”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)
Lão hòa thượng không trả mà hỏi lại vị khách: “Ông lái xe tới đây phải không?”
Vi khách trả lời: “Vâng, đúng ạ!”
Lão hòa thượng: “Lái xe phải thắt dây an toàn, xin hỏi ông là ông thắt vì sự an toàn của bản thân hay vì cảnh sát kiểm tra? Nếu như là vì bản thân thì khi không có cảnh sát kiểm tra ông vẫn sẽ thắt, có phải vậy không?”.
Vị khách: “Tôi hiểu rồi!”.
Năm trăm nghìn sao có thể mua được ô tô?
Có một vị khách tu tại gia gọi điện cho lão hòa thượng phàn nàn rằng: “Thưa thầy! Vì sao con cảm thấy mình đã cố gắng rồi mà vẫn chẳng được gì? Con vẫn niệm kinh, cũng làm việc thiện rồi mà số mệnh vẫn không thay đổi?”.
Lão hòa thượng: “Vậy, ta cho ông 500 ngàn có được không?”.
Người gọi điện: “Tiền của hòa thượng con không dám lấy ạ!”.
Lão hòa thượng: “Ta là muốn ông làm giúp ta một việc”.
Người gọi điện: “Thầy cứ nói ra con sẽ làm giúp thầy”.
Lão hòa thượng: “Ông hãy giúp ta mua một chiếc ô tô”.
Người gọi điện (giật mình hoảng hốt): “Thưa thầy, 500 ngàn thì làm sao có thể mua ô tô cho được”.
Lão hòa thượng: “Ông biết 500 ngàn không mua được xe ô tô, thế là tốt rồi. Nhưng trên đời này có rất nhiều người đang vắt hết óc để nghĩ cách, làm thế nào để chỉ bỏ ra một chút ít mà vẫn thu về được nhiều thứ!”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Dạy trẻ em như thế nào?
Trong một hội trường, khi pháp sư đang thuyết giảng thì có một người hỏi: “Thưa pháp sư, con của tôi không nghe lời, lại lười học, vậy thì phải làm thế nào?”.
Pháp sư: “Xin hỏi ông đã từng photo tài liệu chưa?”.
Người hỏi: “Tôi đã từng photo rồi”.
Pháp sư: “Nếu tài liệu photo có chỗ bị sai, thì ông sẽ sửa bản photo hay bản gốc?”.
Nghe xong câu hỏi này mọi người trong hội trường ồ lên vỗ tay. Có người trả lời: “Sửa bản gốc”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Pháp sư: “Nên sửa cả bản photo và bản gốc, thì mới là tốt nhất. Cha mẹ chính là bản gốc, gia đình là máy photo, con cái chính là bản photo”.
Cha mẹ chính là thầy giáo tốt nhất của con cái, nếu bạn không xuất sắc, thì rất khó có thể dạy con mình trở nên xuất sắc? Nếu bạn suốt ngày chỉ mê kiếm tiền, thì sao có thể nói con mình không được mê điện tử? Bạn phải tự hoàn thiện bản thân mình trước, vậy thì mới có thể giúp con mình tiến bộ được.
Nếu người thế gian đều xuất gia …?
Một nữ giáo viên rất hứng thú với Phật giáo hỏi một nhà sư: “Thưa thầy, nếu người thế gian đều xuất gia, thì nhân loại có thể tiếp tục được không?”.
Nhà sư làm như chưa nghe thấy câu hỏi này, rất bình thản và ân cần hỏi lại: “Con của cô đã lớn chưa? Là con gái hay con trai?”.
Nữ giáo viên: “Con có một đứa con gái, năm 17 tuổi rồi”.
Nhà sư: “Vậy là sắp chuẩn bị thi đại học rồi phải không?”
Nữ giáo viên: “Vâng, con bé đang gấp rút ôn tập”.
Nhà sư: “Cô nhất định là hy vọng con bé sẽ thi được vào trường tốt đúng không?”.
Giáo viên: “Đúng vậy, đã thi thì phải thi đại học tốt nhất, chứ không thi mấy trường khác”.
Nhà sư: “Nếu ai cũng nghĩ như cô, vậy thì có ai chịu làm ruộng không? Những trường đại học khác chẳng đúng là phải đóng cửa hay sao?”.
Nữ giáo viên lặng im không biết nói gì…
Nhà sư: “Cô chắc đã biết câu trả lời cho chính mình rồi đó”.

Lê Hiếu, dịch từ Cmoney.tw



Thanked by 3 Members:

#423 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 01/08/2016 - 09:40

NƯỚC MẮT THIỀN SƯ
Có một người thanh niên sau khi xuất gia trở thành một vị cao tăng, sống và trù trì một tu viện cách rất xa gia đình. Rất nhiều người ngưỡng mộ danh đức của Ngài nên đến xuất gia làm đệ tử. Ngài luôn dạy các đệ tử nên đoạn trừ thế duyên cần cầu tự mình liễu ngộ chân lý ,tinh tấn khơi dậy trí tuệ, phá trừ ngã chấp, tự độ độ tha.Và ngài nhấn mạnh chỉ có đoạn trừ tình ái thế gian thì mới có khã năng đạt được giải thoát.
Một ngày nọ, từ nơi quê hương xa xôi của ngài truyền đến một tin đồn rằng: “đứa con duy nhất của thiền sư lúc chưa xuất gia đã lâm trọng bệnh qua đời. Các đệ tử của ngài sau khi nhận được tin này cùng nhau tụ tập lại luận bàn, họ đưa ra hai vấn đề như sau: một là, nên hay không nên báo tin buồn này cho sư phụ biết? hai là, khi sư phụ nghe tin bất hạnh này rồi sẽ có phản ứng thế nào ???
Cuối cùng họ đi đến kết luận: “sư phụ đã đoạn trừ thế duyên rồi , đứa con duy nhất đó dù sao thì cũng là con của ngài, nên báo tin không vui này cho ngài biết. Đồng thời họ cũng nghĩ sư phụ là người đã tu hành đến mức cao như vậy rồi nếu nghe tin đứa con duy nhất chết thì cũng chỉ thản nhiên thôi.
Thế là họ cùng nhau đi đến báo tin này cho thiền sư, khi vị cao tăng vừa nghe tin thì lòng buồn ruời rượi và hai dòng nước mắt cứ lăn dài xuống má. Các đệ tử vừa nhìn thấy sư phụ có phản ứng như vậy thì cảm thất rất lạ, họ cũng không ngờ sư phụ qua thời gian dài tu hành như vậy mà cũng không đoạn trừ được thế duyên.

Trong nhóm đệ tử có một người can đảm đứng ra chấp tay hỏi ngài: “sư phụ, bình thường sư phụ thường dạy chúng con đoạn trừ thế duyên, cần cầu giải thoát phải không? Sư phụ xuất gia đã lâu vì sao nghe tin con chết lại đau khổ nhiều như vậy, như thế có phải là ngược lại tất cả những gì mà hằng ngày sư phụ vẫn thường dạy chúng con không?
Trong đôi mắt đẫm lệ, Thiền sư ngước lên nói: “Tôi dạy các người đoạn trừ tình cảm thế tục mong cầu thành tựu giải thoát, chứ không phải dạy các người sống cuộc sống ích kỷ chỉ biết có mình, mà từ thành tựu của chính mình đem lại lợi ích an vui cho nhân loại. Mỗi một chúng sanh lúc chưa giác ngộ đều có những người thân ra đi , đều làm cho họ đau lòng, đứa con của ta cũng là một trong những chúng sanh ,tất cả chúng sanh giống như con của ta, ta vì những đứa con của ta mà khóc, cũng là vì nỗi đau của tất cả chúng sanh chưa chứng ngộ của thế gian mà khóc vậy” !
Sau khi các đệ tử nghe lời ngài dạy, trong lòng tràn đầy thương cảm, mở rộng tình thương tinh tấn tu học, cần cầu giải thoát.

Đây là câu chuyện có thật làm xúc động lòng người, nói rõ động cơ và mục tiêu của việc tu hành. Nếu một người đáng được tôn kính ? thì ngừơi đó phải xác lập được việc tu hành của mình là vì mang đến lợi ích cho chúng sanh mà không vì lợi ích cá nhân như thế mới thành tựu đích thực ý nghĩa của việc xuất gia, đó là con người đứng trên những con người, khó mà lấy gì để so sánh được.
Từ câu chuyện này chúng ta có thể thấy rõ tinh thần của Phật giáo đại thừa, Phật giáo đại thừa lấy tâm từ bi làm gốc, như thế mới có thể làm cho vạn vật tìm được chổ trú chân. Cũng có thể nói đó là tinh thần “không mà không phải không” , vô ngã là không, từ bi là không phải không. Tuy biết là vô ngã mà không bỏ đi từ bi đó là không mà không phải không; tuy hành hạnh từ bi mà không chấp trước có ngã đó là không phải không mà không. Khi một người không hiểu rõ nghĩa của “không”thì không có khã năng thực hành được pháp tu quán tất cả chúng sanh và mình là không phải hai và không có sự khác biệt, như vậy tuy cũng có từ bi nhưng không phải chân thật từ bi. Đó là vì sao các đệ tử của cao tăng trước phải nhập vào tánh không sau đó mới có thể luận đàm nghĩa mình và vạn loại là một không có sự sai khác.

(Sưu Tầm)

Sửa bởi DucBichPham: 01/08/2016 - 09:42


Thanked by 3 Members:

#424 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 09:56

Nguồn gốc và Ý nghĩa của tên SÀI GÒN

Theo ông Lê Văn Phát cho biết rằng người Lào đã gọi vùng Chợ Lớn ngày nay là Cai ngon, mà Cai ngon theo tiếng Thái có nghĩa là Rừng Chỗi Cây Gòn. Chúng tôi không biết tiếng Lào hay tiếng Thái nên không thể xác nhận được ý nghĩa của Cai Ngon theo tiếng Thái, nhưng nếu quả đúng như ông Lê Văn Phát nói thì tên Sàigòn do ông bà ta phiên âm từ tiếng Thái Cai Ngon và bỏ dấu theo giọng Việt Nam như thông lệ.
Xét về mặt nguyên tắc đặt địa danh của ông bà chúng ta ngày xưa, thì vấn đề này có thể kể là tạm giải quyết. Nhưng nghi vấn còn lại là tại sao lại có tiếng Lào hay tiếng Thái lọt vào đây? Hiện nay, không có nhiều tài liệu lịch sử giúp chúng ta có một sự hiểu biết rộng rãi và chánh xác về thời kỳ người Việt Nam mới vào ở đất Nam Kỳ. Chúng ta chỉ có thể dựa vào một số dữ kiện sau đây để suy luận:

1. Vào đầu thế kỷ 17, nước Cam Bu Chia đã bị người Xiêm (Thái Lan hiện nay) uy hiếp nặng nề, và chính vì muốn dựa vào người Việt Nam để chống lại Xiêm mà vua Chey Chetta II đã đi cưới công chúa Ngọc Vạn (là con gái chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên) về làm hoàng hậu năm 1620, rồi đến năm 1623 lại đẻ cho chúa Nguyễn đạt những cơ sở thâu thuế ở vùng Sàigòn, Chợ Lớn ngày nay.
2. Vùng Chợ Lớn chỉ trở thành một vùng thương mãi thịnh vượng từ năm 1788 với khối người Hoa Kiều tụ tập về đó sau khi Cù Lao Phố bị Tây Sơn phá hủy. Vậy, lúc chúa Nguyễn mới đạt cơ sở thuế hơn 150 năm về trước vùng này chưa có mua bán gì nhiều.
3. Người Việt Nam chỉ vào ở Nam Kỳ nhiều từ khi có lực lượng của ông Trần Thượng Xuyên đóng thường trực để bảo vệ cho họ từ năm 1680. Vậy, lúc chúa Nguyễn đạt sở thuế ở vùng Chợ Lớn ngày nay, hơn 50 năm trước đó, chưa có đông người Việt Nam và chưa có sản xuất nhiều lúa gạo để bán.
4. Như thế, cơ sở thuế của chúa Nguyễn chắc chỉ đánh vào một vài sự buôn bán nhỏ, không quan trọng lắm, và do đó mà vua Cam Bu Chia đã dễ dàng cho chúa Nguyễn thâu lấy nguồn lợi này, chớ nếu có sự mua bán quan trọng và quyền lợi thuế vụ lớn thì vua Cam Bu Chia lúc đó vốn còn hoàn toàn độc lập với chúa Nguyễn, chắc không phải chấp nhận dễ dàng lời yêu cầu của chúa Nguyễn. Vậy, sự mua bán đó dựa vào món hàng gì? Có thể một trong những món hàng được buôn bán thời đó là gòn, vì vùng này có nhiều cây gòn, có lẽ không nhiều đến thành rừng, nhưng cũng đạt mức quan trọng để có thể gọi là rừng chổi được. Người Xiêm có thể đã đến đó mua gòn để đem về nước dồn gối, dồn nệm. Một ít thương gia Xiêm có thể đã có mặt ở vùng này trước khi chúa Nguyễn đạt sở thuế tại đó, và vì thấy vùng này có nhiều cây gòn, họ gọi nó là Cai Ngon tức là Rừng Chổi Cây Gòn, rồi các viên chức Việt Nam liên lạc với họ để đánh thuế lúc mới đến đã theo họ mà gọi đất này là Sàigòn, thay vì phiên âm hay dịch nghĩa tên Khmer của địa phương này.
5. Về cái tên Khmer này, các học giả đã không đồng ý kiến với nhau, người thì nói là Prei Kor, người thì nói là Prei Nokor. Ông Malleret đã dựa vào sử Khmer mà bảo đó là Prei Nokor và theo linh mục Tandart để dịch Prie Nokor là thành phố của rừng. Vì không biết tiếng Khmer và văn phạm Khmer, chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này, nhưng vẫn thấy có những chỗ không ổn.

  • Nếu Prei Kor có nghĩa là Rùng Gòn hay Rừng Bò thì văn phạm Khmer cũng như văn phạm Việt Nam đạt tiếng rừng lên trên, tiếng phụ nghĩa cho rừng ở dưới. Như vậy Prei Nokor dịch ra là rừng của vua như Aymonier thì vẫn hợp với văn phạm đó, còn dịch ra như linh mục Tandart là thành phố giữa rừng thì lại đi ngược với văn phạm đó rồi. Hiểu theo văn phạm như nói trên đây thì Prei Nokor là rừng của thành phố mới phải, nhưng tên Rừng của Thành Phố thì cố nhiên là không có ý nghĩa gì.

  • Mặt khác, nếu Prei Nokor là thành phố giữa rừng hay rừng của vua thì nó chỉ có thể có từ năm 1674 là năm mà vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia chua chúa Nguyễn đến đặt sở thuế tại đó thì đất này hãy còn là một thị xã nhỏ, không có vua ở nên không thể mang tên Prei Nokor là thành giữa rừng hay rừng của vua được.
Do các nghi vấn trên đây, chúng ta thấy rằng thuyết của ông Malleret không vững. Và chúng ta có thể đua ra giả thuyết khác: địa điểm mà vua Cam-Bu-Chia cho chúa Nguyễn đạt sở thuế vẫn tên là Prei Kor vì nơi đó có nhiều gòn và là nơi mua bán gòn, nhưng sau đó, khi vua thứ nhì của Cam-Bu-Chia đến đóng đô tại đó, nó có tên mới là Prei Nokor (hiểu theo nghĩa là rừng của vua hay thành phố giữa rừng đều được cả). Các sử gia Cam-Bu-Chia sau này chép lại việc cho chúa Nguyễn đến địa phương này đặt sở thuế đã chép lại tên Prei Nokor mà họ được biết nhiều hơn mà bỏ tên Prei Kor đi. Với giả thuyết này thì ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn có thể giải quyết được: đó là một tên phiên âm từ tiếng Xiêm Cai Ngon có nghĩa là Rừng Chổi Cây Gòn, và phù hợp vớ tên Khmer nguyên thủy Prei Kor cũng có ý nghĩa tương tự.

Vì không biết ngôn ngữ và văn phạm Khmer và Thái (Xiêm) nên chúng tôi không thể đi sâu vào vấn đề này và chỉ xin nêu ra những nhận xét trên đây. Chúng tôi mong ước rằng có vị nào thông thạo tiếng Khmer hay tiếng Thái lưu tâm đến vấn đề này để làm sáng thêm ý nghĩa và nguồn gốc tên Sàigòn yêu dấu của chúng ta.
Sưu Tầm (Bài viết vào thập niên 80).

Hình ảnh Sài Gòn xưa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Sưu Tầm)

Sửa bởi DucBichPham: 03/08/2016 - 10:10


Thanked by 3 Members:

#425 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 12:18

Bao giờ cho đến ngày xưa?

Vẻ lãng mạn, rất lãng mạn!

Sửa bởi ThienAm: 03/08/2016 - 12:28


Thanked by 2 Members:

#426 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 14:25

CÁI GIẾNG NƯỚC
Một vị thiền sư đi ngao du thiên hạ, khi đến một vùng núi nọ thì bị ốm nặng. Ông được một bà goá là chủ quán trà cứu và đưa về nhà chăm sóc. Mặc dù không biết tung tích vị thiền sư, quán nghèo thưa thớt khách, không có tiền nhưng người phụ nữ vẫn tận tình chăm sóc và cứu chữa cho ông.
Hơn 3 tháng ròng vị thiền sư mới bình phục. Cảm động ân tình của bà chủ quán, vị thiền sư trước khi rời đi dành một tuần liền để đào một cái giếng cạnh quán cho bà goá tiện dùng nước, không phải ra tận suối gánh nữa.
Không ngờ, từ khi dùng nước giếng mà vị thiền sư đã đào để pha trà bán, trà của bà goá có mùi thơm thật đặc biệt và hương vị của trà cũng rất ngon. Ai uống một lần cũng phải quay lại. Tiếng lành đồn xa, quán trà của bà goá khách đến đông nườm nượp. Người đàn bà goá trở nên giàu có từ đó.
Ít lâu sau, vị thiền sư có dịp ghé qua quán để thăm lại ân nhân của mình, thấy cơ ngơi khang trang, vị thiền sư rất mừng cho bà goá. Khi hỏi về giếng nước, bà goá than phiền với thiền sư: “Giếng nước này tốt lắm, có điều nước cạn liên tục, vài ngày mới lại đầy nên tôi chẳng bao giờ đủ để bán cho khách”. Vị thiền sư nghe xong lắc đầu, nói: “Không tốn kém gì cả, từ nguồn nước trời cho rồi kiếm ra nhiều tiền mà bà vẫn không thấy hài lòng ư?” .
Ông viết lên tường một câu: “Trời đất bao la nhưng lòng tham của con người còn mênh mông hơn thế!” rồi lẳng lặng quay đi, không bao giờ quay trở lại quán nữa. Giếng nước từ ấy cũng cạn dần.
(Sưu Tầm)

Sửa bởi DucBichPham: 03/08/2016 - 14:28


Thanked by 4 Members:

#427 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 03/08/2016 - 21:46

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi ThienAm: 03/08/2016 - 22:05


Thanked by 2 Members:

#428 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 15:38

Lái xe vi phạm nhiều lỗi như thế sao ko thấy C.A giao thông hỏi thăm ? Lúc này C.A đang ở đâu ?

Thanked by 2 Members:

#429 Krishamodini

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2418 Bài viết:
  • 4728 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 16:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DucBichPham, on 04/08/2016 - 15:38, said:

Lái xe vi phạm nhiều lỗi như thế sao ko thấy C.A giao thông hỏi thăm ? Lúc này C.A đang ở đâu ?

Dạ thưa chú!
Một hạnh phúc nhỏ nhoi trong cuộc sống gia đình khi đã hoàn thành nhiệm vụ (hết giờ làm việc)!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#430 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 04/08/2016 - 17:07

không biết mng có thư giãn được không với bài này ^^

9 điểm nhìn người qua câu chuyện Ngụy Văn Hầu chọn tướng quân

Đối với việc học người xưa cách đối nhân xử thế, thì con người ngày nay có học mãi cũng khó mà hết cho được. Đặc biệt là những câu chuyện xưa dạy cách nhìn người, quả thực ý nghĩa và lưu truyền ngàn năm.

Thời xưa, các quân vương luôn coi trọng việc sử dụng và chiêu mộ hiền tài để trợ giúp mình cai quản quốc gia đại sự.
Năm ấy, Ngụy Văn Hầu muốn chọn tể tướng để giúp lo việc nước. Ông đang phân vân giữa hai người là Ngụy Thành Tử và Địch Hoàng, không rõ nên chọn ai. Cuối cùng Ngụy Văn Hầu đã triệu Lý Khắc vào để hỏi ý kiến.
Ngụy Văn Hầu nói với Lý Khắc:
“Ngạn ngữ có câu ‘gia bần tư lương thê, quốc loạn tư lương tương’ (nhà nghèo cần người vợ đảm đang hiền lành, nước nguy cần tướng tài đức). Nay nước Ngụy chúng ta đang rơi vào thế ‘quốc loạn’, trẫm muốn tìm gấp một người vừa tài trí lại vừa hiền đức để giúp trẫm lo việc nước. Ngụy Thành Tử và Địch Hoàng, hai người này trẫm thấy cũng không tệ, nhất thời không biết chọn ai. Khanh thấy giữa hai người bọn họ thì người nào hơn?”.
Lý Khắc không trả lời ngay vào câu hỏi của Ngụy Văn Hầu mà đáp:
“Đại vương, người vẫn chưa biết chọn ai, bởi vì bình thường người đánh giá về họ chưa đủ”.
Ngụy Văn Hầu liền hỏi: “Vậy làm sao để đánh giá được họ? Có tiêu chuẩn nào không?”.
Lý Khắc đáp:
“Đương nhiên là có, thần cho rằng muốn đánh giá một người cần dựa vào những chuẩn mực sau:
Thông (hiểu biết), xem cách họ hành lễ
Một người phát đạt, cần phải xem họ có khiêm tốn cẩn thận, nho nhã lễ độ, tuân thủ phép tắc hay không.
Quý, xem cách họ tiến cử
Một người có địa vị cao, hãy xem họ tiến cử người nào. Anh ta đề bạt hạng người gì thì anh ta chính là hạng người như vậy.
Phú, xem cách sống của họ
Một người có tiền, cần xem anh ta tiêu xài như thế nào, chi tiêu vào việc gì và ở đâu. Người bần cùng biết tiết kiệm, không xài tiền bừa bãi, đó có thể là do tình thế mà dưỡng thành tính cách như vậy; còn một người sau khi giàu có mà vẫn giữ gìn đức tính tiết kiệm, mới là thể hiện của phẩm hạnh thực sự.
Ở, xem người họ giao du
Đánh giá một người qua những người họ giao du. Nếu họ giao du với người tốt, họ chắc chắn có phẩm chất đáng đề cao, nếu ngược lại, cần hết sức thận trọng với họ.
Nghe, xem cách họ làm
Nghe xong lời nói của một người, cần xem họ có đi làm như vậy hay không. Không sợ nói không đúng, chỉ sợ nói mà không làm.
Cử chỉ, xem sở thích của họ
Thông qua sở thích của một người, cũng có thể nhìn ra bản chất của người đó.
Thói quen, xem lời nói của họ
Người giữ chữ tín và đáng trọng dụng là người có lời nói trung thực, không đổi trước sau. Ban đầu nếu nói thế này, sau lại nói thế kia, thì đó là người không thể tin được.
Nghèo, xem họ không chịu gì
Người nghèo mà không ngại, nghèo mà không hèn, đó mới là người có phẩm hạnh tốt.
Hèn, xem họ không làm gì
Người có địa vị thấp mà không xấu hổ, không xu nịnh, giữ gìn sự tôn nghiêm của bản thân, người như vậy phẩm chất đặc biệt tốt”.
Ngụy Văn Hầu nghe xong những lời can gián rất thẳng thắn và chí tình chí lý của Lý Khắc thì cảm thán nói: “Tốt lắm, cho khanh lui, trẫm đã biết nên như thế nào rồi”.
Lý Khắc cáo từ quân vương, trên đường về nhà vừa hay lại gặp Địch Hoàng. Địch Hoàng chào ông rồi gặng hỏi: “Nghe nói quân vương triệu tiên sinh vào triều để hỏi ý kiến của ông nên tiến cử người nào làm Tể Tướng. Vậy cuối cùng quân vương đã chọn ai?”.
Lý Khắc trả lời: “Đã chọn rồi, là Ngụy Thành Tử”.
Địch Hoàng lập tức mặt biến sắc, giận dữ nói: “Tôi có điểm nào không bằng Ngụy Thành Tử chứ? Thái thú của Tây Hà do tôi tiến cử lên, khi quân vương lo lắng sự việc ở Nghiệp Thành, tôi tiến cử Tây Môn Báo đến cai trị. Khi Quân Vương muốn đánh nước Trung Sơn, tôi đề cử Nhạc Dương Tử mà chiến thắng được nước này. Kết quả tứ bề đều êm đẹp. Vậy vì sao tôi không đủ tiêu chuẩn làm thừa tướng chứ?”.
Nghe Địch Hoàng nói xong, Lý Khắc mới ôn tồn đáp:
“Ngài làm sao có thể so với Ngụy Thành Tử được? Ngụy Thành Tử bổng lộc 10 phần thì đã dùng đến 9 phần để chiêu mộ hiền tài cho quốc gia, chỉ một phần giành cho gia đình mình. Ông ấy đã mời được 3 vị nhân sĩ rất đạo đức từ phương Đông đến giúp vua. Vua tôn họ lên làm Thầy, và học tập đạo lý trị quốc của họ. Còn 5 người mà ngài tiến cử, chỉ có tài cán của người bề tôi, quân vương xếp họ vào những chức vụ của bề tôi. Vậy thì ngài làm sao bằng được Ngụy Thành Tử đây?”.
Địch Hoàng nghe xong cảm thấy tự hổ thẹn, chắp tay tạ lỗi Lý Khắc rồi nói: “Tiên sinh nói chí phải, tôi không thể sánh ngang Ngụy Thành Tử rồi”.
Quả nhiên, sau đó Ngụy Văn Hầu đã chọn Ngụy Thành Tử làm tướng quốc.
(Theo “Sử ký”)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Quả thật, để nhận biết phẩm chất của một người, phải quan sát không chỉ ngôn từ mà còn cả cách ứng xử và hành động của họ. Người có khí tiết cao thượng, là bậc nhân sĩ có đạo đức, chắc chắn lời nói và hành vi luôn đi đôi và đồng nhất, do đó họ sẽ cảm hóa được mọi người xung quanh.
Lý Khắc thực sự thông thái, có khả năng nhận biết đúng người hiền tài. Ngụy Thành Tử là người đức độ, sẵn lòng vì dân vì nước mà hy sinh quyền lợi bản thân không nề hà. Ngụy Văn Hầu thật sáng suốt khi thỉnh mời nhân tài như Lý Khắc để tư vấn chọn người hiền tài giúp mình trị quốc. Còn Địch Hoàng tuy nóng vội hấp tấp nhưng vẫn kịp thời tỉnh ngộ mà tuân theo lẽ phải.
Câu chuyện xưa dù súc tích vậy thôi nhưng quả là một bài học quý, giúp chúng ta học được không ít đạo lý làm người.

Bảo An, theo NTDTV / Minhbao



Thanked by 3 Members:

#431 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 06/08/2016 - 08:46

Ngày nay ở bên Tàu và ngay cả ở nước ta chắc cũng khó tìm được người hiền tài như Ngụy Thành Tử để làm Thủ Tướng. Và Ngụy Văn Hầu đúng là bậc minh quân, biết nghe điều hay lẽ phải của cấp dưới trong việc chọn Thừa tướng để giúp mình trị nước. Xưa là thời phong kiến, nay là thời văn minh-tiên tiến-hiện đại nhưng sao khác nhau quá xa.

Thanked by 3 Members:

#432 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 07/08/2016 - 10:00

NHỮNG ĐỒNG TIỀN TRONG ĐÔI GIẦY CỦA NGƯỜI NÔNG DÂN

Trên đường từ trường trở về khu ký túc xá, anh sinh viên cùng vị giáo sư bắt gặp một đôi giày cũ nằm giữa đường. Cả hai đều cho rằng đó là đôi giày của một người nông dân nghèo đang chăm chỉ làm việc ở một cánh đồng gần đó. Chàng sinh viên nhận định: “Có lẽ người nông dân này đang chuẩn bị kết thúc ngày làm việc của mình”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Anh sinh viên quay sang và nói với vị giáo sư: “Thưa thầy, chúng ta hãy thử trêu người nông dân kia một chút xem sao. Em sẽ giấu giày của ông ta rồi thầy và em cùng trốn vào sau những bụi cây kia để xem thái độ ông ta ra sao khi không tìm thấy đôi giày.”
Vị giáo sư liền ngăn chàng sinh viên lại: “Này, anh bạn trẻ, chúng ta đừng bao giờ đem những người nghèo khổ ra để trêu chọc mua vui cho bản thân. Nhưng em là một sinh viên khá giả, em có thể tìm cho mình một niềm vui lớn hơn nhiều nhờ vào người nông dân này đấy. Em hãv đặt một đồng tiền vào mỗi chiếc giày của ông ta và chờ xem phản ứng ông ta sẽ phản ứng ra sao”.
Người sinh viên liền làm như lời vị giáo sư chỉ dẫn, sau đó cả hai cùng trốn vào sau bụi cây gần đó.
Chẳng mấy chốc người nông dân đã xong việc và băng qua cánh đồng đến nơi đặt giày và áo khoác của mình. Người nông dân vừa mặc áo khoác vừa xỏ chân vào một chiếc giày thì cảm thấy có vật gì cứng cứng bên trong, ông ta cúi xuống xem đó là vật gì và tìm thấy một đồng tiền. Sự kinh ngạc bàng hoàng hiện rõ trên gương mặt ông. Ông ta chăm chú nhìn đồng tiền, lật hai mặt đồng tiền qua lại và ngắm nhìn thật kỹ. Rồi ông nhìn khắp xung quanh nhưng chẳng thấy ai. Lúc bấy giờ ông bỏ đồng tiền vào túi, và tiếp tục xỏ chân vào chiếc giày còn lại. Sự ngạc nhiên của ông dường như được nhân lên gấp bội, khi ông tìm thấy đồng tiền thứ hai bên trong chiếc giày. Với cảm xúc tràn ngập trong lòng, người nông dân quì xuống, ngước mặt lên trời và đọc to lời cảm tạ chân thành của mình. Ông bày tỏ sự cảm tạ đối với bàn tay vô hình nhưng hào phóng đã đem lại một mòn quà đúng lúc cứu giúp gia đình ông khỏi cảnh túng quẫn người vợ bệnh tật không ai chăm sóc và đàn con đang thiếu ăn.
Anh sinh viên lặng người đi vì xúc động, nước mắt giàn giụa. Vị giáo sư lên tiếng: “Bây giờ em có cảm thấy vui hơn lúc trước nếu như em đem ông ta ra làm trò đùa không?” Người thanh niên trả lời: “Thầy đã dạy cho em một bài học mà em sẽ không bao giờ quên.
(Sưu Tầm)

Sửa bởi DucBichPham: 07/08/2016 - 10:02


Thanked by 3 Members:

#433 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 08/08/2016 - 23:50

Chuyện đời chiếc lá: Chúng ta sinh ra để cùng nhau làm nên điều vĩ đại

Mỗi chúng ta sinh ra trên đời đều là một món quà quý giá của tự nhiên. Dù mỗi cá thể chỉ là một phần tử nhỏ bé thôi, nhưng chúng ta ở bên nhau để làm nên những điều kỳ diệu.

Cạnh con đường nhỏ, có một cây đại thụ lâu đời. Khi mùa xuân đến, những chiếc lá non bắt đầu vươn lên từ những cành cây và đón nhận những tia nắng mặt trời ấm áp.
Một chiếc lá non vừa vươn mình và lần đầu tiên được ngắm nhìn mặt trời, nó chợt thốt lên: “Ôi chao, mặt trời thật đẹp, mình muốn được tỏa sáng rực rỡ như vậy!”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mặt trời nhìn nó và nói: “Cháu chỉ là một chiếc lá, cháu không bao giờ có thể tỏa sáng được như ta đâu!”.
Chiếc lá thất vọng, nhưng nó chợt nhìn lên bầu trời và ao ước: “Bầu trời trong xanh kia mới bao la và rộng lớn biết bao, mình muốn được rộng lớn như bầu trời”.
Nhưng bầu trời nhìn nó và nói: “Cháu chỉ là một chiếc lá, cháu không bao giờ có thể rộng lớn được như ta đâu”.
Chiếc lá thất vọng lần nữa, rồi nó hỏi cây đại thụ:
“Bác cây ơi, liệu một chiếc lá có làm được gì vĩ đại không ạ?”.
Cây lắc đầu trả lời:
“Không đâu, một chiếc lá thì không làm được điều gì vĩ đại cả. Hãy yên phận làm một chiếc lá thì hơn”.
Chiếc lá non buồn rầu ngước nhìn mặt trời, bầu trời và cây đại thụ.
Rồi mùa xuân cũng qua đi, mùa hè đã đến mang theo những tia nắng rực rỡ. Chiếc lá ngày nào giờ đây đã trưởng thành. Bỏ lại chiếc áo xanh non, nó khoác lên mình một chiếc áo màu xanh đậm hơn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)
Như mọi ngày, chiếc lá vẫn ngước nhìn lên bầu trời xanh bao la kia, đôi mắt tràn ngập sự ngưỡng mộ và ao ước. Chợt từ đâu một cơn gió đáp xuống chiếc lá, chiếc lá nhìn cơn gió một hồi rồi chợt hỏi:
“Anh gió, anh cứ đi đi về về mãi vậy, chẳng lẽ anh không thấy mệt mỏi sao?”
Gió mỉm cười trả lời:
“Không, tôi không bao giờ mệt cả, mỗi khi tôi mệt mỏi, tôi đều dừng lại nghỉ trên một chiếc lá như cậu, và rồi lại đi”.
Lá ngạc nhiên, nó hỏi lại gió: “Vậy các anh đã đi được đến những đâu?”
“Chúng tôi đi đến tất cả mọi nơi, bất cứ nơi đâu chúng tôi thích, chúng tôi giúp mang hương thơm của những bông hoa đi xa nhất có thể, chúng tôi mang những đám mây lại với nhau”
Và gió hào hứng kể cho lá nghe về những nơi gió đã đi qua, những việc mà gió đã làm, chiếc lá chăm chú lắng nghe và đi hết từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Kể xong, cơn gió nói với chiếc lá:
“Thôi nào lá, hãy tiếp thêm sức lực cho tôi đi…”
Chiếc lá hiểu ý, nó liền gồng hết sức mình đẩy cơn gió đi thật xa. Khi chỉ còn lại chiếc lá, nó lại trầm ngâm suy nghĩ. Rực rỡ như mặt trời hay to lớn như bầu trời có ý nghĩa gì. Nó muốn được như gió, tự do ngao du khắp nơi trong trời đất bao la này.
Nó chợt nghĩ, điều quan trọng nhất của cuộc sống này chính là sự tự do, và làm được những điều có ích, nhưng nó chỉ là một chiếc lá, nó làm sao tự do đi lại khắp nơi như gió được. Nó lại thêm một lần thất vọng.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)
Rồi một ngày nọ, mây đen tụ lại, và trời bắt đầu mưa. Những hạt mưa từ trên trời đổ xuống, thật ngoạn mục, thật đẹp mắt. Chiếc lá vui lắm, nó đỡ những hạt mưa từ trên trời rơi xuống và hỏi những hạt mưa:
“Thật kì diệu, các bạn từ trên bầu trời kia bay xuống đây sao? Các bạn là ai?”
Những hạt mưa nghe thế, cười lớn và nói với lá:
“Phải rồi đấy lá, bọn mình bay từ trên trời xuống đây, bọn mình là những hạt mưa”.
Chiếc lá hỏi mưa: “Các bạn làm thế nào có thể bay từ trên trời xuống vậy được?”
Những hạt mưa bắt đầu kể về câu chuyện của mình. Chiếc lá chăm chú lắng nghe, nó tưởng tượng thật nhiều. Những con sông, và đại dương bao la rộng lớn, và cả những sinh vật lơ lửng bên trong lòng đại dương và những loài cây kì lạ muôn hình muôn vẻ thật kì thú biết bao.
Rồi khi những hạt mưa bốc hơi lên thành mây, lờ lững trôi đi khắp nơi, ngắm nhìn mọi cảnh vật ở vị thế cao nhất. Mưa thật tuyệt vời, nhờ có mưa mà sinh vật, thực vật mới có nước để sống.
Những hạt mưa kể xong câu chuyện của mình, rời khỏi lá và rơi xuống đất. Chiếc lá nhìn theo, trong lòng cảm thấy ghen tị lẫn ngưỡng mộ. Tại sao nó sinh ra lại là lá mà không phải gió, hay những hạt mưa, cuộc sống của họ thật ý nghĩa biết bao.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)
Nhưng chợt phía dưới bỗng vang lên một giọng nói nhỏ nhẹ của những cây cỏ:
“Anh lá ơi, cám ơn anh nhé! Anh thật vĩ đại!”
Chiếc lá giật mình nhìn xuống phía dưới, nó ngạc nhiên lắm, liền hỏi lại:
“Các bạn nói sao, tôi vĩ đại ư? Tại sao? Tôi không rực rỡ như mặt trời, tôi cũng không to lớn như bầu trời. Tôi chỉ là chiếc lá bé nhỏ mà thôi”.
Những cây cỏ phía dưới đáp lại nó:
“Anh không to lớn như bầu trời, anh chỉ là một chiếc lá nhỏ bé, nhưng anh đã che chở cho tất cả chúng tôi. Anh che chắn cho chúng tôi khỏi ánh nắng mặt trời mùa hè, anh đỡ những hạt mưa từ trên trời rơi xuống, giúp chúng tôi không bị mưa làm dập nát. Anh tiếp thêm sức lực cho gió, giúp gió mang hương thơm từ những loài thảo mộc như chúng tôi đến khắp mọi nơi. Đối với chúng tôi, anh là người vĩ đại nhất”.
Chiếc lá nghe thấy vậy, nó cảm động lắm, lần đầu tiên trong đời, nó cảm thấy nó tự hào vì sinh ra là một chiếc lá bé nhỏ. Kể từ đó, mặc cho ánh mặt trời thiêu đốt, mặc cho mưa gió bão bùng quất vào người đau rát, lá vẫn vươn tấm thân bé nhỏ của mình lên đón nhận tất cả.
Thế rồi thời gian qua đi, mùa hè với những tia nắng bỏng rát, những cơn bão khủng khiếp cũng qua đi. Mùa thu đã đến, và chiếc lá đã già, nó đã không còn xanh tươi như xưa. Giờ đây, chiếc lá khoác lên mình chiếc áo màu vàng trầm buồn của mùa thu.
Nó nghĩ về những tháng năm nó đã sống, nhìn lại những việc mình đã làm, nó cảm thấy tự hào lắm, nhưng nó đang nuối tiếc. Chiếc lá đã tìm ra ý nghĩa đích thực của cuộc sống, nó đã sống hết mình vì điều đó, nhưng giờ đây nó đã già, nó đang tiếc nuối đi những năm tháng của tuổi trẻ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


(Ảnh: Internet)
Nó muốn tiếp tục cuộc sống, muốn tiếp tục cống hiến. Rồi nó tự thắc mắc, điều gì tiếp theo khi ta đã chết, những việc ta làm còn ai nhớ tới. Nó chợt không hiểu được, những việc làm của nó trong thời gian qua, giờ đây còn có ý nghĩa gì.
Dòng thời gian lại tiếp tục, mùa thu qua đi, và giờ thì mùa đông đã đến. Hơi thở lạnh lẽo của mùa đông kề sát chiếc lá, nó cảm thấy không còn tiếp tục được nữa. Nó bèn buông mình từ cành cây, gió cuốn lấy chiếc lá như đang vấn vương, cùng chiếc lá bay lượn vài vòng trên không trung rồi nhẹ nhàng đặt chiếc lá xuống đất và rời đi.
Lúc này đây chỉ còn lại chiếc lá, nó cảm thấy thật cô đơn, nó cảm thấy, thời gian của nó thật sự đã sắp hết, nó thật sự đã chẳng thể làm được gì nữa. Nhưng nó vẫn không ngừng suy nghĩ, nó vẫn băn khoăn. Về điều gì đó, phải chăng là về cuộc sống.
Chiếc lá nhìn những cây cỏ đang co lại ngủ dưới mùa đông lạnh giá, rồi nó nhìn lên những cành cây xơ xác, nơi mà trước đó nó đã ở đó. Rồi như chợt phát hiện ra điều gì, chiếc lá ngây ngô nhìn cành cây, rồi nó như chợt hiểu ra, lần này nó tin nó đã biết được ý nghĩa thật sự của cuộc đời, nó nằm đó, và quyết tâm chờ đợi.
Mùa xuân đã sang, trên cành cây, những chiếc lá non vừa vươn ra trước ánh mặt trời. Một chiếc lá non hỏi cây:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“Bác cây ơi, liệu một chiếc lá có làm được gì vĩ đại không ạ?”
Cây vừa định trả lời thì có một giọng nói yếu ớt vang lên:
Chúng ta sinh ra để cùng nhau làm nên những điều vĩ đại”.
Tất cả cùng sửng sốt nhìn xuống phía dưới. Mùa đông đã qua đi, nhưng vẫn còn một chiếc lá héo úa trụ lại được đến giờ phút này. Chiếc lá cất tiếng nói xong, nó trút hơi thở cuối cùng của mình với một nụ cười mãn nguyện.[indent]
Không quan trọng chúng ta là ai, mà quan trọng ở việc chúng ta sẽ đi đến đâu. Giá trị của mỗi cá nhân cũng không chỉ nằm ở việc bạn đã sống như thế nào, mà ở những gì bạn để lại sau khi không còn trên đời nữa.[/indent]

6 điều cần tránh để không đánh mất phúc báo trong đời

Có rất nhiều việc mà chúng ta vô ý làm sẽ không những không tích được phúc báo mà còn khiến phúc báo bị hao tổn mất.

Dưới đây là 6 hành vi khiến phúc báo của một người bị hao tổn nhanh nhất, bạn nhất định cần lưu tâm.
1. Thường xuyên sát sinh
Sát sinh là hành vi đứng đầu trong những hành vi làm hao tổn phúc báo nhanh nhất. Trong cuộc sống hàng ngày, sát sinh là việc khó “đoạn tuyệt” được, nhưng nếu không nhất định phải sát sinh thì chúng ta hãy hạn chế sát sinh. Bởi vì sát sinh chính là cách làm hao tổn dần phúc báo của bản thân. Đến khi đã hưởng hết phúc báo từ đời trước thì chúng ta sẽ phải chịu nghiệp báo của sát sinh gây ra.
2. Tức giận, oán giận, cáu kỉnh

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Người phụ nữ không hay tức giận thì con cháu sống thọ hơn. Phụ nữ thường xuyên tức giận cáu kỉnh, sinh con sẽ khó nuôi.
Phát giận là điều cứu không được. Tức giận chính là “lửa thiêu rừng công đức”. Chỉ một cơn lửa giận có thể thiêu cháy hết cả phúc đức. Người xưa thường khuyên rằng: Oán giận một lần đối với một người bình thường sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 100 kiếp. Oán giận một lần đối với cha mẹ, người lớn tuổi, người đại đức, sẽ làm tiêu tan phúc đức tích lũy trong 1.000 kiếp. Oán giận cha mẹ hậu quả rõ ràng nhất là “phúc mỏng mệnh nông”.
3. Xung đột với cha mẹ, người bề trên
Chống đối, mâu thuẫn với cha mẹ là việc đứng đầu trong những việc làm “tổn phúc bại lộc”. Vô luận là cầu cái gì cũng đều không đạt được, ngàn vạn lần cầu cũng uổng công bởi vì tích phúc không có mà tổn phúc lại nhanh. Sự việc, nhân duyên, làm việc đều không thuận… Nếu như công việc không thuận lợi, cảm tình thống khổ, nhưng hiếu thuận với cha mẹ khiến cha mẹ an vui thì hết thảy thiên nhân, quỷ thần đều sẽ đến bảo hộ. Người không xung đột, không có mâu thuẫn với cha mẹ thì công việc sẽ thuận lợi, có nhân duyên tốt đẹp. Nếu như từ nhỏ đã không có mâu thuẫn gì với cha mẹ thì cho dù xuất thân trong gia đình nghèo khó sau này lớn nên cũng có thể trờ thành người có sự nghiệp.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hiếu thuận với cha mẹ, khiến cha mẹ an vui là bổn phận của người làm con. (Ảnh: Internet)
Người hiếu thuận nuôi dưỡng cha mẹ, tương lai tất sẽ giàu có, khá giả. Còn ngược lại thì cho dù làm đại quan cũng sẽ thiếu hụt tài phú.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nói xấu xuyên tạc bậc thánh hiền, đại đức, một câu làm tổn hại 100 thiện, làm hỏng hết huyết mạch phúc báo của gia đình.
4. Oán trời trách người, bàn lộng thị phi, ghen ghét người khác
Những điều này làm tổn hại đức khí và hòa khí của trời đất, tài vận sẽ bị hủy diệt. Nếu như không có của cải của tổ tiên che chở thì nhất định sẽ bần cùng, làm việc không thuận. Oán trời trách người một lần sẽ làm tiêu tan ba thiện. Còn người gặp nghịch cảnh mà không oán trời trách người thì nhất định sẽ có hậu phúc và con cháu thịnh vượng.
Ghen ghét châm chọc, nói xấu người khác cái gì thì tương lai cũng sẽ phải chịu như thế.
5. Khoe khoang, khoa trương bản thân
Khoe khoang bản thân, ở đâu cũng đề cao mình, cũng tự mãn sẽ khiến quỷ thần ghen ghét mà phá bỏ. Cho nên, khoe khoang cái gì thì tương lai sẽ bị mất đi thứ đó.
6. Nói điều xấu, điều không đúng về người khác
Nói những điều xấu về người khác là làm tổn thương đến hòa khí giữa trời và đất mà chiêu mời tai họa mà quỷ thần giáng xuống. Hơn nữa, dùng một chút những lời nói đồn đại không đúng sự thật để khoa trương bản thân khiến cho người bị nói sẽ tức giận khó chịu thì sao có thể sống bình an đây?
Trời đất đã sinh ra dược thảo khiến vạn vật thoải mái, cũng sinh ra độc thảo đầu độc vạn vật. Trời đất dưỡng dục người lương thiện, quân tử, cũng dưỡng dục tiểu nhân. Mặt trăng mặt trời chưa bao giờ chỉ soi sáng cho người lương thiện mà không soi sáng cho người ác. Nước biển chưa bao giờ chỉ thu nạp dòng nước tinh khiết, cự tuyệt dòng nước ô nhiễm. Cho dù chúng ta có bao nhiêu sai lầm khuyết điểm thì trời đất, mặt trăng mặt trời cũng chưa bao giờ yêu cầu chúng ta điều gì. Cho nên, chúng ta cũng không thể yêu cầu người khác, xa lánh người thương tổn đến mình mà cho đó là tiểu nhân, ác nhân. Hãy mở rộng lòng mình mà bao dung hết thảy, chúng ta sẽ được nhiều hơn!
Người xưa có câu: “Thái sơn bất từ thổ nhưỡng, hà hải bất trạch tế lưu” là có ý khuyên rằng: Làm người phải tiếp nhận được hết thảy mọi người, kể cả người không cùng suy nghĩ, quan niệm và hành vi thì mới có thể thành tựu chính bản thân mình.
Theo Daikynguyenv

Trong 1 số câu chuyện cũng có nói về việc tà dâm, có ý nghĩ ruồng bỏ người vợ.chồng, người có ơn với mình, với cha mẹ không hiếu thuận , hiếp đáp người cô thế cũng làm mất phúc báo của bản thân, tiêu tan sự nghiệp, nợ nần nghèo khó....

Thanked by 3 Members:

#434 menglan

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2354 Bài viết:
  • 2505 thanks

Gửi vào 09/08/2016 - 11:35

NYC chia tay vì bảo mình trẻ con, lúc đấy mình đã tự nhìn lại bản thân, bình tĩnh lại sang nhà nó bấm chuông xong chạy .
Trích: nguồn internet

Thanked by 2 Members:

#435 Đức Bích Phạm

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2707 Bài viết:
  • 4424 thanks

Gửi vào 09/08/2016 - 14:18

GIÁO DỤC BẬC TIỂU HỌC Ở NƯỚC ANH
Một trường tiểu học tại Anh, khi gửi phiếu kết quả thi tốt nghiệp cho học sinh đã kèm theo một bức tâm thư, nhắn gửi chúng về giá trị đích thực của điểm số.

Bức thư trường tiểu học nước Anh gửi cho học sinh:

Các bạn học sinh thân mến!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Kết quả kỳ thi tốt nghiệp lần này đã được gửi tới các bạn rồi.
Chúng tôi cảm thấy rất tự hào về kết quả của bạn, vì chúng tôi nghĩ rằng bạn đã nỗ lực hết mình.
Kết quả thi không thể phản ánh bạn có bao nhiêu khả năng đặc biệt.
Nhưng bạn cần biết một điều, kết quả thi này kỳ thực không thể phản ánh ra bạn có bao nhiêu khả năng đặc biệt. Bởi vì những thầy cô soạn đề thi ở trường học không thể hiểu từng người các bạn bằng cô dì chú bác của các bạn, và càng không thể hiểu bạn bằng cha mẹ bạn!
Kết quả thi cũng không thể cho mọi người biết được bạn đa tài đa nghệ như thế nào!
Kết quả thi này không thể nói cho mọi người rằng, bạn mới học tiểu học mà đã có thể nói được 2 ngôn ngữ, không thể cho thấy bạn có thể chơi nhạc thuần thục, hát, khiêu vũ tuyệt vời đến mức nào.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Cũng không thể cho mọi người biết bạn có thể mang lại những tiếng cười cho bạn bè, và được bạn bè tin cậy như thế nào.
Kết quả thi này cũng không thể cho mọi người biết, bạn có thể làm thơ, viết nhạc, thậm chí đá bóng rất hay.
Kết quả thi này cũng không thể nói cho mọi người biết về những câu chuyện của bạn cũng như những điều bạn đã trải nghiệm.
Kết quả này không thể miêu tả ở nhà bạn chăm sóc em chu đáo đến mức nào.
Cũng không cho biết bạn đã đi qua bao nhiêu địa điểm tuyệt đẹp, cũng như rất nhiều câu chuyện về bạn, những trải nghiệm của bạn.
Kết quả thi này cũng không thể cho mọi người biết được bạn là một người lương thiện, suy nghĩ sâu xa và đáng tin cậy như thế nào.
Kết quả thi này không thể nói lên những nội hàm ở bên trong bạn!
Kết quả thi này cũng không thể cho thấy, bạn đang từng ngày trở nên tốt hơn.
Điểm số chỉ có thể nói nên một mặt và không thể đại biểu cho tất cả.
Vì thế, điểm số chỉ là điểm số, chúng ta tự hào về điểm số của mình, nhưng hãy luôn ghi nhớ rằng, chúng ta có rất nhiều cách thức để chứng minh bản thân mình, thi cử tuyệt đối không phải là cách thức duy nhất.

(Theo bản dịch Lê Hiếu)

Sửa bởi DucBichPham: 09/08/2016 - 14:21


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

6 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |