Jump to content

Advertisements




Ý NGHĨA CỦA VÒNG TRƯỜNG SINH


224 replies to this topic

#16 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 19:12

Việc viết ra chi tiết, hay chỉ cho một vài gợi ý là tùy vào sự lựa chọn của người thày, VN không có ý kiến. Tuy nhiên, VN xin hỏi thày hieuthuyloi cũng như các thày khác mấy điểm sau:
  • Đã nói tới số mệnh, tức nói tới sự tồn tại của một cái "tôi", "ngã". Lấy cái "ngã" này làm trung tâm mà phân ra sẽ có lục hào: tôi, phụ mẫu, quan quỷ, thê tài...
  • Trong bản đồ tử vi, theo các thày thì, cái nào thể hiện cho cái bản ngã nói trên:
    a. Mệnh nạp âm (theo năm sinh)
    b. Sao cung mệnh/thân
    c. Chính cung mệnh? Bao gồm cục, can, chi
    d. Tổng hòa của mệnh, cục, sao? Nếu đã nói là tổng hòa, thì phương pháp cân lượng thế nào?
  • Vòng trường sinh (cục cung mệnh) chiếm bao nhiêu % quan trọng trong giải đoán. Giả sử bỏ hẳn vòng trường sinh, thì sự luận đoán bị hạn chế ở chỗ nào.
Tham khảo bài viết:
-----------

VÒNG TRÀNG SINH

Toàn bộ các Hành đều sinh trưởng theo chu kỳ như sau:
  • Thai (Hành khí mới bắt đầu kết tinh, thời kỳ gây mầm mống);
  • Dưỡng (Hành khí đang tăng lên, như con được nuôi trong bụng mẹ);
  • Tràng Sinh (Hành khí được sinh ra, như trẻ con mới sinh, thời kỳ manh nha phát động của Hành);
  • Mộc Dục (Hành khí còn non yếu, như con còn ấu thơ, được tắm gội cho sạch sẽ, chân tay còn vô lực, không chống đỡ cầm giữ được gì cả, còn non yếu dễ chết, còn gọi là bại địa);
  • Quan đới (Hành khí đã lớn, như con đã lớn cho đội mũ);
  • Lâm Quan (Hành khí ở trong thời kỳ mạnh mẽ, tràng vượng, con phát triển được, như con trai đã trở thành thanh niên lớn khỏe đi làm quan, nên đương cần vị trí của Lâm Quan còn gọi là Lộc vị);
  • Đế Vượng (Hành khí vượng đến cực điểm, sắp sửa đi vào giai đoạn suy, gọi là vượng địa);
  • Suy (Hành khí bước vào giai đoạn bắt đầu suy yếu, là dư khí vì lúc đó khí thịnh của đế vượng vẫn còn sót lại);
  • Bệnh (Hành khí suy yếu lắm rồi, như già bị ốm đau);
  • Tử (chết, Hành khí tan);
  • Mộ (chôn vùi, tạo hoá thấu tàng, có dư khí, hồi quang phản chiếu);
  • Tuyệt (khí tuyệt, hoàn toàn hết không còn gì cả, còn gọi là tuyệt địa);
Trong chu kỳ trên, Hành khí có sức ảnh huởng đến ngoài đáng kể là Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ). Phân định ảnh huởng: trong chu kỳ 12 trên thì chỉ có vị trí của Tràng Sinh, Mộc Dục, Lâm Quan, Đế Vượng và Mộ là có khí sức để có thể ảnh hưởng ra bên ngoài.
Phân định Âm Dương:
Thai, Dưỡng, Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan thuộc về Dương, huớng thịnh, theo chiều thuận.
Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt thuộc Âm, huớng suy, theo chiều nghịch

Đặc điểm về cách an sao
Tràng Sinh luôn luôn được an tại Tứ Sinh là Dần Thân Tỵ Hợi căn cứ vào ngũ hành nạp âm của cục. Đào Hoa chỉ an tại Tí Ngọ Mão Dậu, Hoa Cái chỉ an tại Thìn Tuất Sửu Mùi, Thiên Mã tại Dần Thân Tỵ Hợi và Hoa Cái luôn luôn đứng trước Thiên Mã hai cung theo chiều thuận, ví dụ như Thiên Mã tai Tỵ thì cách một cung đến cung Mùi là Hoa Cái và Mệnh an giữa Thiên Mã và Hoa Cái gọi là cách tiền Cái hậu Mã. Nếu ta căn cứ vào ngũ hành của Tam Hợp cục tuổi để thuận an vòng Tràng Sinh của tam hợp tuổi (Thủy khởi Tràng Sinh tại Thân, Mộc khởi tại Hợi, Hỏa khởi tại Dần, Kim khởi tại Tỵ) thì Đào Hoa luôn luôn nằm tại vị trí Mộc Dục, Thiên Mã luôn luôn nằm tại vị trí Bệnh, Hoa Cái tại vị trí Mộ và Kiếp Sát tại vị trí Tuyệt của vòng Tràng Sinh này. Cần chú ý sự tương đồng dị biệt giữa Đào Hoa và Mộc Dục, Thiên Mã và Bệnh, Hoa Cái và Mộ, Kiếp Sát và Tuyệt

Đặc điểm về sự phối hợp
Tràng Sinh, Lâm Quan, Tuyệt, Bệnh dễ phối hợp với Thiên Mã, Cô Thần, Kiếp Sát vì các sao này luôn luôn an ở Tứ Sinh. Các sao còn lại thì ở vị trí còn lại
Hoa Cái luôn luôn an tại Tứ Mộ (Thìn Tuất Sửu Mùi). Người Âm Nam Dương Nữ thì Mộc Dục cư tại Tứ Mộ nên có khả năng gặp bộ Mộc Dục Hoa Cái đồng cung
Đào Hoa luôn luôn an tại Tứ Chính (Tí Ngọ Mão Dậu). Người Dương Nam, Âm Nữ thì Mộc Dục, Thai cư tại Tứ Chính nên có khả năng gặp bộ Mộc Dục Đào Hoa đồng cung hoặc Thai Đào đồng cung.
Phục Binh và Tướng Quân xung chiếu với nhau thành ra bộ Thai Phục Tướng thì Thai phải đồng cung với Phục Binh hoặc Tướng Quân

Ngũ hành
Tràng Sinh (Thủy), Mộc Dục (Thủy), Quan Đới (Kim), Lâm Quan (Kim), Đế Vượng (Kim), Suy (Thủy, Kim), Bệnh (Hỏa), Tử (Hỏa), Mộ (Thổ), Tuyệt (Thổ), Thai (Thổ), Dưỡng (Mộc)
Biểu tượng
– Lâm Quan: cổ;
Đế Vượng: lưng;
Đế Vượng Kình Đà hội họp: lưng có tật;
Thai: rốn hay âm hộ tử cung;

Ý nghĩa
Vòng Tràng Sinh diễn tả sự thịnh suy của ngũ hành cục. Sự thịnh suy này được diễn tả thông qua sự hưng thịnh hay suy trầm của cá nhân cũng như của cha mẹ, anh em, vợ con, gia tộc, bạn bè về mọi mặt (như phúc, lộc, thọ, hạnh phúc). Luận đoán các sao trong vòng Tràng Sinh thì cần chú ý đến vị trí của sao này tại cung nào và căn cứ vào sự thịnh suy của ngũ hành cục cùng ý nghĩa của nó với sự kết hợp các sao khác. Nhiều người sử dụng phân chia vòng Tràng Sinh thành các tam hợp như Sinh Vượng Mộ, Mộc Suy Tuyệt, Đới Bệnh Thai, Lâm Tử Dưỡng nhưng theo thiển ý chúng ta không nên xét các sao của vòng Tràng Sinh trong tam hợp thì hợp lý hơn, ví dụ khi gặp Tràng Sinh tọa thủ tại cung thì khi coi cung này ta chỉ căn cứ vào Tràng Sinh mà luận đoán chứ không xét đến sao của vòng nằm trong tam hợp của Tràng Sinh là Mộ, Vượng hay xung chiếu là Bệnh hay nhị hợp là Lâm Quan hoặc Tuyệt. Như vậy cách Mã gặp Tràng Sinh có nghĩa là Mã và Tràng Sinh đồng cung, chứ không thể coi là Mã và Tràng Sinh xung chiếu vì trường hợp này là cách Mã Bệnh.

Vị trí tốt xấu của các sao thuộc vòng Tràng Sinh: nhìn chung từ Thai Dưỡng, Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đới, Lâm Quan, Đế Vượng thì tốt hơn Suy, Bệnh,Tử, Mộ, Tuyệt. Cụ thể:
  • Thai, Dưỡng: hành khí có tác dụng khá tốt;
  • Tràng Sinh, Lâm Quan, Đế Vượng: hành khí hưng thịnh, có tác dụng rất tốt, nhất là Tràng Sinh và Đế Vượng;
  • Mộc Dục, Quan Đới: hành khí cần kết hợp với sao tốt thì mới tốt, gặp sao xấu dễ đưa đến phúc lộc không bền, mau tàn, mang đến tai họa, nhất là Mộc Dục. Nơi Mộc Dục thủ thường gọi là bại địa. Phú có câu Sinh phùng bại địa phát dã hư hoa nghĩa là tuy phát nhưng không bền vững
  • Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt: hành khí không có tác dụng tốt, xấu nhất là Tử, Tuyệt. Đỡ xấu nhất là Mộ vì là dư khí.
Tại nơi có hành khí mạnh (như Sinh, Vượng) thì sẽ gia tăng sự tốt đẹp về mọi mặt, có khả năng giảm bớt sự xui xẻo, tai họa do các sao xấu gây ra, còn tại nơi có hành khí yếu (như Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt) thì lại giảm bớt sự tốt đẹp do các sao tốt gây ra, tăng thêm sự xấu xa do các sao xấu gây ra, gặp sao xấu rất bất lợi.
Sự tốt đẹp được thể hiện thông qua:

– Thịnh vượng về tài lộc, công danh, tuổi thọ, sức khoẻ, cuộc đời được an lạc hạnh phúc, con nhà gia thế.
– Anh em đông, hòa thuận, xum họp.
– Cha mẹ thọ, được cha mẹ yêu quí.
– Vợ chồng hòa thuận, có đức độ.
-Con cái đông, quí hiển, có danh chức, có hiếu.
– Họ hàng đông, được hưởng phúc của tổ tiên, tổ tiên giàu có
Sự xấu xa được thể hiện qua:
– Cuộc đời thăng trầm, khổ cực, không hay gặp may mắn, làm ăn dễ thất bại, phá tán, sớm xa cách cha mẹ, sống xa quê hương, cô độc, tình duyên lận đận, gia đình bất hòa, sức khoẻ không tốt, hay bệnh hoạn
– Anh em ít, ly tán.
– Cha mẹ chết sớm hoặc không gần cha mẹ, hoặc cha mẹ ly hương.
– Vợ chồng xung khắc, không hòa thuận, vợ chồng chết sớm hoặc sinh ly, bị ruồng bỏ hoặc vợ chồng làm ăn không khá, phá tán tài sản của bản thân hoặc hay ốm đau.
– Con cái ít, khó nuôi con nhất là con đầu lòng, khổ vì con, con hay đau ốm, con khó dạy, bất hiếu, con không giúp ích được cha mẹ.
– Họ hàng ít, ly tán, bạc phúc.
– Tùy theo cư tại cung nào mà ta luận đoán kết hợp với các sao, gặp tài tinh thì liên quan đến tiền bạc, quí tinh thì liên quan đến chức vị công danh, tại Phụ Mẫu thì liên quan đến cha mẹ…
Vài hướng dẫn về ảnh hưởng:
– Sinh, Vượng thì chủ gia tăng số lượng nhân đinh, thủ tại Tử thì chủ đồng con, tại Huynh Đệ thì đông anh em, tại Phu Thê thì có khả năng nhiều vợ, tại Nô Bộc thì nhiều bạn bè, người giúp việc trong khi Tử, Tuyệt thì chủ chiết giảm số lượng nhân đinh
– Sinh, Vượng thì mạnh khoẻ, ít đau yếu, ít bệnh tật tai họa, sống lâu trong khi Tử Tuyệt thì hay đau yếu, gặp tai nạn khó thoát, không thọ.
– Sinh, Vượng thì chủ gia tăng phúc lộc, đi với tài tinh thì gia tăng tài lộc, đi với quí tinh thì gia tăng quí hiển trong khi Tử, Tuyệt thì chủ chiết giảm phúc lộc, đi với tài tinh hoặc quí tinh thì chiết giảm tài lộc, công danh.
– Sinh Vượng gặp hung sát tinh thì giảm bớt tác họa của hung sát tinh (ví dụ bị bệnh thay vì chết nhưng giảm xuống thành ra bệnh lâu khỏi, tai họa nặng thành nhẹ đi) trong khi Tử Tuyệt tăng phần tác họa do hung sát tinh gây ra.
– Lộc Tồn gặp Trường Sinh, Đế Vượng thì phúc lộc gia tăng, Lộc Tồn gặp Mộc Dục Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì phúc lộc giảm.
– Khôi Việt gặp Tràng Sinh, Đế Vượng thì gia tăng phúc, rất ít bệnh tật, Gặp Lâm Quan thì giỏi văn chương, gặp Mộc Dục Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì giảm tốt, giảm phúc.

1. TRÀNG SINH
Cung Mệnh

Mệnh viên thời đoán Dương cơ,

Mạch hình địa thế cũng y luận đành.

Luận thời có khắc có sinh,

Phải xem cho kỹ ngũ hành mà suy.

Làm nhà quí được Dương cơ,

Trước lấy sinh mạch lại thời cho nên.

Nhược phùng Sinh Vượng Lâm Quan,

Chiếu lâm thấu nhập đến miền chính bên.

Ấy là cát địa tự nhiên,

Cửa nhà giàu có bình yên vững vàng.

Hoặc là Thai Dưỡng một phương,

Hẳn nhiều thầy tớ tựa nương nhà này.

Ví dù Tử, Tuyệt vào đầy,

Trong nhà suy đốn, khí nay chẳng lành.

Lại xem Tí Ngọ sinh nhân,

Tí thời đắc Ngọ, Ngọ sinh Tí phòng.

Bản cung lại gặp đa hung,

Ngụ cư làng khác vô cùng chẳng yên.

Nhà có Tả Hữu hậu tiền,

Cứ phương mà đóan ắt liền chẳng sai.

Hễ mà Bạch Hổ chiếu lai,

Ấy là Kiếp sát hại tài phá gia.

Lại còn nhân tính người ta,

Cứ sao thủ Mệnh luận hòa mới nên.

Suy, Bệnh những khổ trầm kha.

Tràng Sinh, Quan (Lâm Quan), Vượng giầu sang,

Tử, Tuyệt, Suy, Bệnh một đường khó khăn.


1. Trường Sinh
Chủ bền vững, lâu dài, thịnh vượng, tăng tiến, phát đạt, trường cửu, phúc thọ, hạnh phúc, được trọng vọng. Gia tăng phúc thọ, lợi ích cho việc sinh nở.
Tràng Sinh thủ Mệnh thì:
– Nhân hậu, từ thiện, độ lượng.
– Lộc Tồn giàu có về sau, Trường Sinh, Đế Vượng là người thiện lương.
– Khoe khoang là thói Lâm Quan, Tràng Sinh, Đế Vượng tính toan làm lành.
– Hợp cách hội với cát tinh thì gia đình tăng tiến tài lộc, con trưởng phát văn học, phú quí, tính trung lương, phúc thọ lâu dài. Hội với Không vong, ác sát thì gia đình tổn hại, phải đề phòng tai biến, vợ cả là người vô hậu, phải có vợ lẽ mới có con được.
– Trường Sinh Tọa tại Mệnh thì chủ có tài, sớm hiển đạt, vợ chồng có đức, được cha mẹ yêu quí, anh em thân mật, con cái tốt, ăn ở được mọi người quí mến, về già làm ăn phát đạt, an lạc, suôt đời hạnh phúc. Nữ Mệnh thì suốt đời hạnh phúc, con cái tốt, về già an lạc.
– Tại Tử Tức thì con cái hiển đạt làm rạng rỡ cho tổ tông.
– Tại Phụ Mẫu thì cha mẹ anh em hòa thuận, xum họp.
– Tại Phúc thì tổ tiên giàu có, được hưởng phúc đức do cha ông để lại.
– Lộc Tồn gặp Trường Sinh, Đế Vượng thì phúc lộc gia tăng, Lộc Tồn gặp Mộc Dục Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì phúc lộc giảm
– Khôi Việt gặp Tràng Sinh, Đế Vượng thì gia tăng phúc, rất ít bệnh tật, Gặp Lâm Quan thì giỏi văn chương, gặp Mộc Dục Suy, Bệnh, Tử, Tuyệt thì giảm tốt, giảm phúc.
– Hội với Tham Lang là hợp cách nhất, chủ ích thọ phúc lộc.
– Tại Tật Ách gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội họp thì (tuy giải trừ được phần nào sự xấu xa không đưa đến tai họa nặng như chết chóc thành ra mang ý nghĩa ) có bệnh tật, đau yếu lâu khỏi.
– Thiên Mã Tràng sinh đồng cung thì hưởng phúc lâu bền, nhưng nếu tại Hợi thì vất vả, bôn ba. Theo Thái Thứ Lang thì Mã Tràng Sinh tại Dần Thân Tỵ thì làm cho mọi sự dễ dàng, chóng thành tựu, đem lại may mắn đáng mừng, chủ công danh quyền thế, tại Hợi thì vất vả và không lợi cho việc cầu công danh, chủ trắc trở:
+ Mã ngộ Trường Sinh nhi hưởng phúc.
+ Thiên Mã thiên trình ngộ Tràng Sinh nhi hưởng phúc.
– Mã Tràng Sinh đồng cung tại Hợi là người phải hay bôn ba lận đận:
+ Tràng Sinh tại Hợi, Tuyệt xứ phùng sinh, nhi phùng Thiên Mã lộ đồ bôn tẩu.
– Tràng Sinh Mã Hỉ hội họp thì gặp may mắn về công danh. Chú ý câu này hơi khác câu trước ở chỗ có sao Hỉ, đây là vấn đề hiểu phú có khác nhau vì câu Mã Hỉ Tràng Sinh thì có người giải Hỉ là mừng gặp, có người lại giải Hỉ là sao Hỉ:
+ Một ang có Tràng Sinh Mã Hỉ, Đường mây xanh phỉ chí bồng tang.
+ Tràng Sinh, Mã, Hỉ đồng cung, Công danh đắc lộ, vẫy vùng một phương.
+ Trường Sinh, Lực sĩ nói ngoan,
Phủ phùng Thiên Mã luận bàn thấp cao
– Tử Tức có Tràng Sinh, Đế Vượng thì nhiều con cái. Giáp Nhật Nguyệt có Thai thì có lần sinh đôi. Theo Quản Xuân Thịnh thì giáp Nhật Nguyệt thì có lần sinh đôi:
+ Tràng Sinh Đế Vượng đa nhân (nhiều con cái), giáp Thai Nhật Nguyệt một lần sinh đôi.
+ Tràng Sinh, Đế Vượng đa nhân, Giáp Thai Nhật Nguyệt một lần sinh đôi.
+ Tràng Sinh, Đế Vượng đa nhân, Giáp chiếu Nhật Nguyệt có lần sinh đôi.
Cung Tử Tức có Tràng Sinh hay Đế Vượng gặp Lộc Quyền chiếu thì sinh nhiều con (do Tràng Sinh hay Đế Vượng), có tài, làm nên, quí hiển (do Tràng Sinh hay Đế Vượng gặp Lộc, Quyền):
– Tràng Sinh, Đế Vượng tại Tử cung, Lộc Quyền chiếu cung đa sinh quí tử
TRÀNG SINH VỚI CHÍNH TINH

– Mệnh Tử Phủ gặp Tràng Sinh hay Đế Vượng đồng cung thì là người quảng đại, không chấp nhất chuyện nhỏ nhen: Tràng Sinh Đế Vượng tại Mệnh viên, kiêm phùng Tử Phủ quảng đại chi nhân.
– Tử Vi Thất Sát tại cung Tỵ thì ví như vua mang kiếm báu tất nhiên có uy quyền và phú quí, gặp Hỏa Tinh, Tuyệt hội họp thì người khát máu, tàn nhẫn, hay giết người, nhưng nếu gặp Bật Khoa Ấn Mã Tràng Sinh, Hồng Loan thì lập được chiến công thần kỳ, là Ðại Tướng.
+ Sát Tử (Tử Vi Thất Sát) Tốn cung (cung Tỵ) Ðế huề bảo kiếm, Hỏa Tuyệt nhập xâm, đa sát chi nhân, hạnh ngộ Bật Khoa Mã Ấn Sinh Hồng di lập chiến công vi Ðại Tướng.
Thái Vân Trình thì viết khác một chút, thay vì Hữu Bật thì là Bát Tọa:
+ Tử Sát Tốn cung (cung Tỵ), đế huề bảo kiếm (vua đeo kiếm báu), Hỏa Tuyệt nhập xâm đa sát chi nhân, hạnh hội Hồng Khoa, Ấn (Quốc Ấn), Mã, Bát (Bát Tọa), Sinh (Tràng Sinh), dị lập chiến công vi Đại Tướng (66)
– Tham Lang Trường Sinh đồng cung gặp cát tinh sống rất lâu. Theo TVT thì tuổi Dần Ngọ Tuất mạng Hỏa, Mệnh an tại Dần thuộc Mộc hoặc an tại Thân thuộc Kim được cách trường thọ, nếu thêm Trường Sinh được phúc thọ:
+ Tham Lang gia cát (cát tinh) tọa Trường Sinh thọ khảo vĩnh như Bành Tổ.
Cung Phúc có Thiên Lương Trường Sinh đồng cung thì trong họ hàng có nhiều người có biệt tài. Vì Tràng Sinh chỉ ở Tứ Sinh nên đây là trường hợp Đồng Lương Dần Thân hoặc Thiên Lương tại Tỵ Hợi:
+ Thiên Lương hội Trường Sinh ư Phúc địa (cung Phúc), thân thương hữu kỳ tài.
– Cung Phúc tại Dậu gặp Thiên Tướng, Tướng Quân, Thiên Hình, Quyền, Hổ Khốc, Tràng Sinh, Mã thì theo võ nghiệp làm đến quyền chức cao trọng, làm đến Hầu, Bá nhưng sợ gặp Hóa Kỵ, Linh Tính, Khúc, Việt thì chết trận.
+ Phúc cư Ðoài (cung Dậu), Lưỡng Tướng (Thiên Tướng, Tướng Quân) Hình (Thiên Hình) Quyền, Hổ Khốc, Sinh (Tràng Sinh) Mã giao lai võ cách phát liên Hầu Bá ưu kiến (sợ gặp) Kỵ (Hóa Kỵ) Linh (Linh Tính) Khúc, Việt tất hữu tử thương trận địa (thì chết trận).
Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hội họp thì mặt xinh đẹp mà võ nghệ rất giỏi, hạn gặp Phá Ðà Kình thì như Lã Bố vi dâm ô mà chết:
+ Tướng lâm Chấn địa (cung Mão) Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương diện hoa vũ bá (mặt xinh đẹp mà võ nghệ rất giỏi) vận phùng (hạn gặp) Phá Ðà Kình Kiếp Lã Bố do dâm mãn kiếp (Lã Bố vi dâm ô mà chết).

2. Mộc Dục
– Hành Thủy.
– Chủ sự tắm gội, ưa làm dáng, đi xa, hay thay đổi, canh cải, chán nản, bỏ dở công việc, dâm dật, u mê, nhầm lẫn, lao khổ, mê hoặc, vì sắc đẹp mà gặp tai nạn, tình duyên trắc trở, đứt gánh nửa đường, không cả quyết, không quyết định việc gì, thay đổi chỗ ở.
– Cần chú ý rằng Đào Hoa là vị trí của Mộc Dục an theo vòng Trường Sinh của tam hợp cục tuổi. Mộc Dục và Đào Hoa đều có ý nghĩa xinh đẹp, đa dâm nhưng có điểm khác biệt là Mộc Dục còn cư tại Tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi. Mộc Dục mang tính chất dâm thành ra hội cùng các dâm tinh khác (như Đào, Hồng, Xương, Khúc, Riêu, Tham Lang, Liêm hãm) hay Hoa Cái thì ý nghĩa càng mạnh. Vì hành khí chưa mạnh thành ra cả Mộc Dục và Đào Hoa khi gặp hung sát tinh, nhất là Không Kiếp thì không có lợi, chủ sự không bền vững, mau tàn. Theo VVT thì Mộc Dục gặp Đào Hoa thì con gái trong nhà dâm loạn, trong gia đình phòng thủy tai, tự tử, bệnh đau mắt, đới tật. Theo Thái Thứ Lang thì gặp Đào, Hồng, Riêu, Cái thì chủ bệnh tật tai họa do sắc dục gây ra
– Miếu địa tại Tí Ngọ.
– Hợp cách khi ở Mệnh, Thân, Điền, Tài.
– Đồng cung với Văn Khúc là hợp cách, chủ chức quyền, tài lộc hanh thông.
– Mệnh Vô Chính Diệu gặp Mộc Dục tọa thủ hoặc xung chiếu thì hay bỏ dở công việc, học hành gián đoạn, dù có học nhiều cũng không thành tài.
– Mộc Dục thủ Mệnh thì hay trưng diện, làm dáng:
– Mộc tinh (Mộc Dục) làm dáng ai bì, Hay khoe mình cũng bởi vì Lâm Quan
– Mộ ám tế, Thai đa (nhiều) mê hoặc, Mộc Dục hay trang sức văn hoa (hay chưng diện).
– Tại Mệnh thì không gần cha mẹ lúc nhỏ, lao khổ, không được hưởng của cha mẹ tổ tiên để lại, mẹ chết sớm, khó lập gia đình, phải tha hương lập nghiệp. Làm ăn dễ thất bại, hay gặp sự không may, suốt đời dễ bất mãn, dễ sống cô độc, khắc vợ con, đàn bà thì phá hại tiền của, hại chồng con, con đầu lòng khó nuôi. Tại Thân thì làm ăn lao đao, về già suy bại, nghèo khổ hoặc vợ chồng sinh ly tử biệt.
– Gặp sát tinh thì xa xỉ, hiếu sắc, không sáng suốt, hay thiên vị, dễ xa cách cha mẹ anh em.
– Tại Tử thì con cái ít, khổ vì con, nếu không con đầu lòng khó nuôi hoặc mất sớm.
– Tại Phụ Mẫu thì cha mẹ bỏ cố hương, sống tha phương cầu thực.
– Kình gặp Mộc Dục thì mắc bệnh hiểm nghèo khó chữa.
– Đào Hoa gặp Mộc Dục thì nhan sắc mỹ lệ nhưng hiếu sắc.
– Tại Phu Thê rất kỵ Không Vong.
– Tại Phúc Đức hay Tử Tức gặp Hỉ Thần thì ví như cái chậu tắm cho quí tử, sinh con thông minh, thần đồng.
– NMB giải thích Mệnh có Mộc Dục thủ thì có khiếu về nghề thợ rèn, TVT giải Mệnh có Mộc Dục thủ thì thích làm dáng chưng diện. Theo TTL thì Mệnh có Mộc Dục tọa thủ, nếu không gặp nhiều sao sáng sủa tốt đẹp hội họp thì tất chuyên về công nghệ, hoặc làm thợ rèn:
+ Mộc Dục liệt thủ chỉ hiếu dã dong.
+ Mộc Dục độc thủ chi hảo dã dong.
– Mệnh Mộc Dục thì tính tình lẳng lơ, không đoan chính, gặp thêm Hoa Cái đồng cung hoặc Thiên Riêu, Hoa Cái thì rất dâm dật, hoang dâm:
+ Đồng (Thiên Đồng) nhập Mệnh tính hay thay đổi,
+ Mộc (Mộc Dục) cư viên quen thói trai lơ (lẳng lơ).
+ Mộc Dục Hoa Cái thủ Mệnh hoang dâm.
+ Cái ngộ Mộc (Mộc Dục) gái nào đoan chính, Mã ngộ Không là tính phiêu bồng
+ Tấu Thư Hoa Cái thanh kỳ, Mộc (Mộc Dục) Riêu Hoa Cái ắt thì dâm bôn.
– Thiên Tướng gặp Văn Khúc, Mộc Dục hội cùng Hoa Cái hoặc Ðào Hoa thì xinh đẹp nhưng đa tình, dâm. Chú ý Hoa Cái và Đào Hoa thì không bao giờ hội họp:
+ Tướng ngộ Cái (Hoa Cái) Ðào (Ðào Hoa) Khúc (Văn Khúc) Mộc (Mộc Dục) thuần tước dâm phong.
+ Tướng và Khúc hội Đào, Mộc, Cái , Sắc khuynh thành nhưng rất dâm bôn.
+ Thiên Tướng gặp Khúc Cái Mộc Đào, Vốn là phúc trọng, tính âu đa tình.
– Mệnh Thanh Long tọa thủ gặp Mộc Dục thì được tiếng tốt.
+ Thanh Long vạn phái thừa Mộc Dục dĩ thanh quang.
– Bộ Mã Lộc rất tốt đẹp nhưng nếu bị Tuần Triệt hay gặp Tuyệt đồng cung hoặc Mộc Dục tam chiếu thì lại không còn tốt đẹp, nếu giàu có thì chết sớm nhưng nếu nghèo hèn thì lại sống lâu. Sự không tốt đẹp chủ yếu do Mã gặp Tuyệt hoặc Mộc Dục gây ra :

Mã, Lộc hãm Không Vong Tuyệt Bại,
Sợ Kiếp Không hợp Thái Tuế xung
Giầu tổn thọ, khó duyên sinh,
Phù Thân giúp Mệnh hạn hành khác nhau.
Lộc Mã ngộ Bại, Tuyệt hương
Tuế ngộ Không Kiếp là phương không lành.

– Cung Tật Ách có Mộc Dục tọa thủ thì không nên gần giếng ao sông bị chết đuối. Có người cho rằng đây là trường hợp Mộc Dục gặp Long Trì:
Làng có giếng không chẳng uống, sao Mộc tinh chiếu xuống tật cung.
Làng có giếng bỏ không chẳng uống, Sao Mộc tinh chiếu xuống (đóng ở) Tật cung.
Gần miền có giếng bỏ không, Mộc Trì (Long Trì) hẳn chiếu Tật cung phương Đoài.
– Hạn gặp Hỏa Linh, Long Trì, Mộc Dục hội họp thì đề phòng đề phòng tai nạn về lửa và nước sôi. Thiết tưởng Mộc Dục thủ gặp Long Trì, Hỏa hay Linh, thì mới có ý nghĩa này:
Hỏa Linh Long Mộc (Mộc Dục) một nhà, Lánh mình lửa cháy cùng là nước sôi
Hỏa Linh Long Mộc (Mộc Dục) sáng soi, Lánh mình lửa cháy nước sôi chớ gần
Hỏa, Trì (Long Trì) Mộc Dục thấy liền, Nước sôi lửa cháy phải khuyên giữ mình
Hỏa Linh Trì Mộc sáng soi, lánh mình lửa cháy, nước sôi chớ gần.
– Tuổi già hạn có Riêu Tướng Mộc Dục Kình Khoa Sát thì gái trai dâm đãng như Võ Hậu. TVT cho rằng Sát là sát tinh và Tướng là Tướng Quân hay Thiên Tướng:
+ Riêu Tướng Mộc (Mộc Dục) Kình Khoa Sát lão hạn dị tắc dâm loạn Võ Hậu

3. Quan Đới
– Hành Kim.
– Quan Đới Hồng Loan biểu tượng là giây thừng thắt cổ.
– Chủ chức vị, quyền thế, ham thích công danh, quyền binh, mũ mão, cân đai, ý bố, thịnh vượng, phát triển, thành công, có danh vọng, có uy nghiêm, được tôn kính, có đức độ từ bi.
– Gặp Văn Xương là đắc cách nhất
– Gặp Tử Phủ, Phá Quân, Thất Sát, Thanh Long thì hợp cách, là người văn chương thi phú từ lúc còn nhỏ tuổi.
– Thủ Mệnh thì văn chương, công danh hiển đạt, lúc nào cũng cẩn thận về y phục.
– Gặp nhiều sao mờ ám xấu xa thì gây rắc rối, phiền nhiẽu, ngăn trở mọi công việc. Gặp nhiều sát tinh, bại tinh thì ví như sợi giây thắt cổ, chủ sự trói buộc, tự tử.
– Kỵ gặp Hỏa, Linh chủ dâm đãng, tửu sắc tới lúc về già cũng còn vương vấn, nhiều duyên nợ đoạn trường, ưa thích bài bạc và hay mắc chứng đàm nhiệt.
– Lúc nhỏ không được như ý, vất vả nhưng từ trung vận trên 40 tuổi thì gặp vận may, càng về già càng huởng phúc
– Gặp Nguyệt Đức hay Thiên Đức thì có từ tâm, có tài năng, đối xử anh em rất tốt, trong xã hội được nhiều người tôn kính
– Gặp sát tinh không sao tốt cứu giải thì hay làm việc bất chính, đầu cơ tích trữ, khinh đời rồi bị phá gia bại sản, mang tiếng xấu cho cả gia đình.
– Nữ Mệnh thì dung mạo đoan chính, lấy được chồng tốt nhưng nếu gặp sao xấu thì vợ chồng sớm xa cách.
– Tại Tử thì con cái làm ăn càng ngày càng phát đạt thịnh vượn.
– NMB giải rằng Mệnh có Thanh Long gặp Quan Đới thì là người hiên ngang ở ngoài đời cũng như trong triều đình
+ Long (Thanh Long) cốt liên Quan (Quan Đới), hiên ngang lăng miếu.

4. Lâm Quan
– Hành Kim.
– Tượng thân thể là cái cổ, thủ Mệnh thì là ngưới có cổ cao và to.
– Chủ sớm làm quan, được ra vào nơi quyền quí, là tham mưu phụ tá co các người có quyền chức cao, thịnh phát, danh vọng, tài lộc phong lưu, vinh hoa, sống lâu, lương thiện, cung kính, khiêm nhường, cao thượng. Gặp nhiêu sao sáng sủa tốt đẹp thì chủ phát đạt, vui vẻ. Gặp nhiều sao mờ ám xấu xa thì chủ sự phiền nhiễu, ngăn trở mọi công việc.
– Hội với Lộc là hợp cách.
– Hội với Vũ Khúc là tốt nhất, đệ nhất cách của Lâm quan vì cùng hành Kim, sẽ gặp được nhiều cơ hội may mắn tốt đẹp. Tối kỵ đồng cung với Hỏa Linh là hãm phá, thường bị chảy máu cam, xuất huyết, đứt mạnh máu hoặc đàm nhiệt. Phu Thê: Hỏa Linh thì vợ chồng xung khắc, vợ không được chồng yêu mến, sống hẩm hiu, đây là cách của vợ thứ.
– Đồng cung với Địa Kiếp là bị bệnh tại cổ họng hoặc có thịt dư tại cổ họng.
– Hạn mà có Lâm Quan gặp Không Kiêp Hỏa Linh thì phải đề phòng các chứng bệnh kể trên, gia đình tổn hại tài lộc và vợ thứ sẽ mắc nhiều tai họa.
– Thủ Mệnh thì
+ Khoe khoang, thích làm dáng, điệu bộ, nói năng kiểu cách.
+ Có đức độ, thân ái với tất cả mọi người
+ Có tài văn học nhưng khi phát đạt vợ thường chết sớm
+ Sự nghiệp hưng vượng, gần về già thì hiển đạt
+ Thay con trưởng thừa hưởng tổ nghiêp, hoặc làm con nuôi người khác để hưởng di sản của họ
+ Gia tăng tính tửu sắc
+ Nữ Mệnh nếu là vợ chính thì thường phá vận tốt của chồng, nếu làm lẽ thì sau sẽ đoạt làm chính
– Tại Tử thì con cái hiển đạt
– Lâm Quan thủ Mệnh thì tính hay khoe khoang:
+ Mộc tinh (Mộc Dục) làm dáng ai bì, Hay khoe mình cũng bởi vì Lâm Quan
Khoe khoang là thói Lâm Quan, Tràng Sinh, Đế Vượng tính toan làm lành

5. Đế Vượng
– Hành Kim
– Tượng thân thể là cái lưng.
– Thủ Mệnh là người có lưng dài và cường tráng, gặp Hình thì lưng gù, gặp Kiếp thì lưng bị mắc mụn nhọt.
– Chủ sự sinh sản nhiều và mau chóng, thịnh đạt, thịnh vượng, danh vọng, uy quyền, mưu trí, tài học, độc lập. Gia tăng phúc thọ, giải trừ bệnh tật, tai họa, lợi ích cho cầu công danh, quyền thế, tài lộc
– Hợp với sao Vũ Khúc. Đồng cung với Vũ Khúc thì nhà cửa, ruộng vườn cao sang, danh vọng hiển quí.
– Hội với Tử Phủ, Vũ Khúc, Tả Hữu thì là người có mưu trí, có tài lãnh đao. tổ chức
– Gặp Không Kiếp thì ruộng vườn tiêu tan, tổ nghiệp không giữ được, vợ thứ hoặc con út sẽ bị hạn họa (VVT)
– Hạn gặp Vượng hội cát tinh thì mua nhà của đất đai, có thêm vợ, bé, sinh con đẻ cái, gặp nhiều may mắn nhưng nếu gặp Không Kiếp Hỏa Linh thì là triệu chứng vợ bé và con út gặp hạn họa, tài lộc bị hao tán.
+ Uy nghi, đường bệ, vui vẻ, nhân hậu, từ thiện
+ Nghiêm trang, không chịu khuất phục, cương cường, bất khuất
+ Có tính độc lập
+ Nhiều tự ái
+ Có mưu trí, nhất là khi gặp Kình Dương
+ Là con nhà gia thế lương thiện, có danh vọng
– Đào Hoa gặp Đế Vượng thì dung nhan đẹp đẽ, ham tửu sắc, chơi bời, không lo làm ăn
– Mệnh Thân có Vượng thủ gặp Tử Vi đồng cung thì có tài lãnh đạo
– Tại Tử Tức con cái có danh vọng
– Tại Phu Thê thì vợ chồng hòa thuận, gia đạo êm ấm, con cái đầy đàn, vui vẻ, hiếu thuận, bà vợ nào cũng đảm đang.
– Khôi Vượng đồng cung thì có nhiều nốt ruồi:
Khôi ngộ Kỵ trên đầu có tật,
Vượng (Đế Vượng) ngộ Khôi thật lắm nốt ruồi.
– Cung Huynh Đệ có Đế Vượng gặp Thai và Tướng Quân hội họp thì có anh em cùng cha khác mẹ hoặc cùng mẹ khác cha. Chú ý Đế Vượng và Thai luôn xung chiếu với nhau:
Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng, có dị bào trong áng đệ huynh
Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng (Tướng Quân), Có dị bào trong áng Đệ Huynh (hai đám anh em)
– Mệnh có Tử Tướng tại Thìn Tuất, Thân có Phá Quân gặp Đế Vượng Kình Dương thì có nhiều mưu mẹo (do Đế Vượng Kình Dương), gian hùng và xảo quyệt (do Phá Quân)
+ Tử Vi Thiên Tướng, Thân phùng Phá (cung Thân, đối lại là cung Mệnh, có Phá Quân), kiêm ngộ Vượng (Đế Vượng) Kình đa mưu yếm trá.
– Tham Lang tại Hợi và Tí gặp Quyền Vượng thì chuyển xấu thành tốt, trở nên thật thà trung hậu giữ lời hứa thay vì là người dối trá, tuổi Giáp Kỷ giàu có và có danh vọng trọn vẹn. Chú ý tuổi Giáp Liêm Tham tại Tỵ có Khoa Quyền Lộc Song Hao Khôi Thiên Phúc Lưu Hà Đà hãm, tại Hợi thì có Khoa Quyền Lộc Song Hao Thiên Quan Thiên Việt Đường Phù, Kình cư Mão. Tuổi Kỷ Liêm Tham tại Tỵ có Quyền Hóa Lộc Đà đắc, Thiên Quan Hao LNVT và tại Hợi có Quyền Hóa Lộc Đường Phù Hao, Kình Đà đắc:
Tham Lang Hợi Tí, hạnh phùng Quyền Vượng, biến hư thành thực, ư Giáp Kỷ tuế phú danh viên mãn.
– Thiên Tướng tại Mão gặp Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương hội họp thì mặt xinh đẹp mà võ nghệ rất giỏi, hạn gặp Phá Ðà Kình thì như Lã Bố vi dâm ô mà chết:
+ Tướng lâm Chấn địa (cung Mão) Sinh Vượng Ðào Hồng Tả Hữu Quyền Xương diện hoa vũ bá (mặt xinh đẹp mà võ nghệ rất giỏi) vận phùng (hạn gặp) Phá Ðà Kình Kiếp Lã Bố do dâm mãn kiếp (Lã Bố vi dâm ô mà chết).

6. Suy
– Hành Thủy (TTL), Kim (VVT)
– Chủ sa sút, suy bại, không thịnh đạt, yếu đuối, hèn kém, ôn thuận, đạm bạc, yếu đuối, tinh thần suy nhược, bất định, phá tán tài sản, tai ách, lỡ duyên.
– Suy là sắc tía, tượng huy hiệu và bố tử của các bộ triều phục (quần áo mặc khi vào triều).
– Chủ về mỹ thuật, nhất là ngành ca vũ, hội với Lộc Tồn là những vũ công danh tài, hội thêm Song Lộc là cách phú túc, tài lộc cự vạn.
– Suy tại Thìn Tuất hội với Cự Môn là đắc cách nhất.
– Đồng cung với Tử Phủ ví như quần áo có thêu hoa cho đẹp đẽ hơn, thiếu niên có tài về văn chương và phú túc.
– Suy hội với Cơ, Lương hãm địa gặp Hỏa Linh, Không Kiếp thì làm nghề trộm cắp, móc túi rất lợi hại, nếu hạn mà gặp thì phải đề phòng bị trộm cắp.
– Sinh tại gia đình suy bại, xa cách họ hàng, về già làm ăn càng suy kém. Sớm xa cha mẹ, vợ chồng xung khắc, ly hương, lao khổ
– Nữ Mênh thì bề ngoài hiền lành nhưng trong bụng khinh người, không tử tế với cha mẹ chồng
– Tại Tử thì khổ vì con, con cái bất hiếu
– Tại Phu Thê gặp sao xấu thì vợ chồng dễ ly biệt
– Cung Phúc tại Tí, Hợi có Tử Vi tọa thủ gặp Kiếp Kình Suy Triệt thì là người gian ác, con du đãng, cả đời khó tránh tai họa:
Phúc tại Thủy cung Đế (Tử Vi) cư, Kiếp Kình Suy Triệt giá lâm, ác nhân, đãng tử, mãn kiếp nan toàn.

7. Bệnh
– Hành Hỏa
– Chủ bệnh tật, đau yếu, suy nhược, buồn rầu, khờ khạo, hay nhầm lẫn, hư nhược, tật bệnh, lao khổ, xa lánh họ hàng
– Bệnh, Tử cư Mệnh hãm thì người hình dáng hơi ốm, da xám, mắt có quầng đen.
– Bệnh và Tử rất hợp với sao Liêm Trinh, gặp Liêm Trinh miếu thì thường thiên về võ nghiệp và có quyền binh.
– Bệnh và Tử gặp Vũ Khúc, Thiên Tướng hãm địa thì phái nam hay mắc tai nạn binh đao, bị hình thương tàn tật, phái nữ bị xảy thai, sinh thiếu tháng.
– Bệnh và Tử gặp Hình thì thường bị lao, kinh phong, phong cùi.
– Hạn có Bệnh Tử gặp Song Hao, Bệnh Phù, Tang Hổ thì khó thoát bệnh tật hình thương.
– Tật Ách có Bệnh hay Tử gặp Song Hao, Tang Hổ, Khốc Hư, Bệnh Phù không có Tuần Triệt án ngữ thì sẽ mắc bệnh nan y.
– Lúc nhỏ hay mắc bệnh hiểm nghèo, sớm xa cách cha mẹ, tình đắu trắc trở, về già thì làm ăn thất bại, lo buồn, gia đình bất hòa, hay đau ốm.
– Nữ Mệnh tính tình ôn thuận, nhưng nửa đời người vợ chồng ly biệt, bị chồng ruồng bỏ hoặc chồng làm ăn thất bại
– Tại Tử thì con ít, con hay đau ốm.
– Kình gặp Tử đồng cung hay Tuyệt tam chiếu thì tính tình nóng nảy, hung bạo
– Đào Hoa gặp Tử đồng cung hoặc Tuyệt tam chiếu thì quỉ quyệt, xảo ngôn, hoang dâm, du đãng, vong ơn bội nghĩa

8. Tử
– Hành Thủy (TTL), Hỏa (VVT)
– Chủ sự chết chóc, tang thương, sầu thảm, chiết giảm phúc thọ, lao khổ, không cả quyết, bệnh hoạn, không có khí phách, vợ chồng phân ly.
– Thâm trầm kín đáo. Hay suy nghĩ sâu xa, đa sầu đa cảm.
– Lúc nhỏ mắc bệnh hiểm nghèo, xa cách cha mẹ. Khó có con, vợ chồng ốm đau hoặc chia ly.
– Làm việc không bao giờ vừa ý, bỏ dở nửa chừng. Suốt đời lao khổ
– Nữ Mệnh vợ chồng sớm ly biệt, hai ba đời chồng, gặp sát tinh hay gặp tai họa, con cái hư hỏng
– Tại Tử Tức con cái ít, không giúp ích được cha mẹ, nên có con nuôi
– Tại Huynh đệ thì xa cách anh em hoặc ít anh em
– Điền hay Tài gặp Tử thủ thì là người biết giữ của, có tiền bạc kim ngân chôn dấu.
– Kình gặp Tử đồng cung hay Tuyệt tam chiếu thì tính tình nóng nảy, hung bạo.
– Đào Hoa gặp Tử đồng cung hoặc Tuyệt tam chiếu thì quỉ quyệt, xảo ngôn, hoang dâm, du đãng, vong ơn bội nghĩa
– Cung Phúc Đức có Tướng hay Binh (Tướng Quân và Phục Binh xung chiếu với nhau) gặp Tử hay Tuyệt đồng cung thì trong họ có người chết trận, chết về binh đao, theo Nguyễn Mạnh Bào thì người trong họ hàng phải lo chinh chiến:
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng Binh Tử Tuyệt đóng vào Phúc cung
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng (Tướng Quân) Binh Tử Tuyệt đóng vào phúc cung
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng Tuyệt Tử Phục lâm vào phúc cung
+ Người tộc thuộc phải lo chinh chiến, Tướng, Phục Binh, Tử, Tuyệt Phúc cung
– Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Thiên La Cự Môn Thiên Đồng có Tử thủ hay Tuyệt chiếu lại có sát tinh thì như Quan Hầu, tức Quan Vân Trường, chết thảm nơi trận mạc. Chú ý Tử Vi Tí Ngọ mới có Cự Đồng hãm đồng cung tại Sửu Mùi, và Tử Phủ Dần mới có Cự Đồng hãm tam chiếu với nhau tại Tỵ Dậu, Tuyệt chỉ an tại Dần Thân Tỵ Hợi và không bao giờ Tử và Tuyệt tam hợp xung chiếu:
+ Mệnh đắc Tử Phủ Vũ Tướng hạn đáo Thiên La Tử Tuyệt Cự (Cự Môn) Đồng (Thiên Đồng) Sát diệu (Sát tinh) lai xâm, ngộ địa sa trường, Quan Hầu táng Mệnh
– Cung Phúc có Đồng Âm tại Tí Ngọ gặp Kiếp, Tử, Triệt, Tuần thì là người có học nhưng không có lương tâm, bất chính, không nghèo hèn thì chết non:
+ Phúc tại Tí Ngọ Đồng Âm Kiếp Tử (sao Tử) đãn hiềm Triệt Tuần, hữu học vô lương, tiện cách (21)

9. MỘ
– Hành Thổ
– Chủ sự lầm lẫn, chôn cất, ngu si, đần độn, u mê (VVT), suy bại, bần hàn, lo buồn, lao khổ, xa gia đình, duyên phận bạc bẽo
– Gặp Phá Quân tại Thìn Tuất Sửu Mùi là hợp cách. Phá Quân đồng cung với Mộ thì được Mộ khắc chế được tính hung ác, ưa giết chóc, sát phạt mà hoàn lương lại cho Phá Quân
– Đồng cung với Xương Khúc tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì là người có cơ mưu, học nhiều, đa tài, phú quí
– Gặp Hỏa Linh, Không Kiếp tam hợp, xung phá thì nghèo túng, nợ nần, con trai thứ ba, con gái thứ hai sẽ cô đơn, khổ cực, vợ thứ ba khó tránh được hạn họa
– Sớm xa gia đình, thay đổi chỗ ở. Lúc nhỏ hay ốm đau gầy yếu, bất hòa với cha mẹ, anh em, nghèo hèn. Gần về già thì làm ăn khá hơn nhưng hay lo buồn. Lập gia đình hai lần. Nữ Mệnh thì vợ chồng bất hòa, dễ ly dị.
– Tại Tử thì con cái ít, khổ vì con
– Tại Phúc ở Tứ Mộ thì rất rực rỡ, tốt đẹp, trong họ có âm phần đã kết phát, ba bốn đời giàu sang vinh hiển
– Gặp Tài tinh thì là người keo bẩn, coi trọng tiền của, không dám chi tiêu ăn xài, bo bo giữ của vì Mộ là chôn cất, giấu đi
Vì Mộ là chôn vùi nên có đặc điểm là khi tọa thủ tại cung Phúc Đức thì lại hợp cách, chủ về mồ mả kết phát
– Mệnh có Thai hay Mộ thì tuy có học nhưng không đỗ đạt:
+ Thai tinh, Mộ diệu đa học thiểu thành
– Mệnh có Mộ thì đầu óc không sáng suốt, trì trệ nhưng nếu gặp Tuần Triệt thì lại thông minh
+ Mộ ám tế, Thai đa (nhiều) mê hoặc,
+ Mộc Dục hay trang sức văn hoa (hay chưng diện)
– Chú ý các câu phú liên quan đến Mộ thường có hai khuynh hướng giải thích: Mộ là sao Mộ hoặc Mộ là Tứ Mộ, tức là bốn cung Thìn Tuất Sửu Mùi. Bốn cung này là nơi các bộ sao Tả Hữu, Xương Khúc, Long Phượng, Thai Tọa, Quang Quí thủ đồng cung
Sao Mộ tại Tứ Mộ lại gặp Tam Thai Bát Tọa thì là người có tài và có danh, nổi tiếng nhưng theo Nguyễn Mạnh Bảo thì Thai Tọa tại Tứ Mộ cung thì văn võ toàn tài:
+ Thai Mệnh đa học thiểu thành (học nhiều nhưng không thành công),
+ Mộ gặp Thai Tọa hiển danh anh tài
+ Mộ Thai Tọa võ văn xuất chúng,
+ Ngọ (cung Ngọ) Khoa Quyền nhậm trọng phiên hàn
– Hạn gặp sao Mộ tọa thủ đồng cung với Thái Dương thì cha đau nặng hoặc chết:
Mộ Tinh ngộ Nhật, thân phụ nan toàn
– Theo Nguyễn Mạnh Bảo thì cung Quan Lộc hay Mệnh ở cung Mộ có Tả Hữu củng chiếu hay thủ thì làm quan cao chức trọng thăng quan tiến chức luôn):
+ Mộ phương (phùng) Tả Hữu đồng lai,
Thăng quan tiến chức miếu đài nổi danh
– Hạn có Cự hoặc Vũ sáng sủa gặp Hóa Quyền hay Mộ gặp Thai Tọa thì công danh thuận lợi, thăng tiến:
+ Tiểu hạn Cự Vũ Hóa Quyền,
Hoặc Mộ (sao Mộ) Tả Hữu ấy miền thăng vinh
– Hóa Lộc là sao tốt đẹp nhưng cư ở Tứ Mộ Thìn Tuất Sửu Mùi thì bị chôn vùi, làm giảm tính chất tốt đẹp nên không thể giàu có lớn được, nhưng nếu Mệnh cư Tứ Mộ có Vũ, Tham gặp Lộc thì lại tốt, trở nên giàu có, nhưng phải ngoài 30 mới tốt, nếu phát sớm thì không bền. NMB thì giải thích rằng Hóa Lộc ở Mộ địa thì lại là buồn rầu:
+ Hóa Lộc hoàn vi hảo, hưu hướng Mộ trung tàng.
– Hóa Lộc thì tốt nhưng nếu cư tại Thìn Tuất Sửu Mùi thì lại đáng buồn bì tại vị trí này bị giảm rất nhiều tốt đẹp. TVT giải rằng Hóa Lộc thì tốt nhưng nếu cư ơ Tứ Mộ thì là người có nét măt buồn rầu
+ Hóa Lộc hoàn vi hảo, nhược cư Mộ địa dĩ tắng bi.
– Phúc tại cung Mão có Tử Vi Tham Lang hoặc Tướng Thiên Phủ nếu gặp cát tinh, Tam Hóa thì hưởng phúc bền bỉ, nhưng nếu gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà Mộ thì gặp tai nạn về gươm giáo, mộ của đàn ông bị thất lạc:
+ Phúc thọ Chấn cung, Đế (Tử Vi) Tham Tướng Phủ hạnh phùng cát tú, Tam Hóa giá lâm (mừng gặp Cát tinh, Tam Hóa) phúc tăng bất tuyệt (hưởng phúc bền bỉ), hựu kiến Triệt Tuần, Tứ Sát (sợ gặp Triệt Tuần Không Kiếp Kình Đà) Mộ tinh (sao Mộ), tất hữu đao thương chi ách (thì gặp tai nạn về gươm giáo), dương mộ lạc di (mộ của đàn ông bị thất lạc).
– Phúc tại cung Mùi có Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) Mộ, lại là tuổi Kỷ mạng Thổ, lại gặp sát tinh cư chiếu, Hóa Kỵ, Lưu Hà thì chết vì sông nước nhưng nếu gặp Sinh Vượng, Long Khoa thì là người đánh cá có tài, gặp Quyền Hình thì là quan tòa coi về phát luật:
+ Phúc tọa Đỉnh Sơn (cung Mùi) Tứ sát (Không Kiếp Kình Đà) đồng cư Mộ diệu (sao Mộ), lai Kỷ nhân sinh Mộ (lại là tuổi Kỷ mạng Thổ), đa cư triều sát diệu (gặp sát tinh cư chiếu), Kỵ (Hóa Kỵ), Lưu (Lưu Hà) giang đồ ngộ sát (chết vì sông nước), hạnh kiêm Sinh Vượng, Long Khoa hiển tài ngư phủ (là người đánh cá có tài) Quyền Hình tọa củng thừa hành án pháp (quan tòa coi về phát luật)
– Cung Phúc Đức tại Sửu có Vũ Tham tọa thủ có Tả Hữu, Long Phượng, Mộ, Bát Tọa thì trong họ con trai làm nên danh giá, gặp Khoa Quyền Lộc, Bạch Hổ , Riêu thì con gái lưu lạc giang hồ mà làm nên danh giá:
+ Phúc (cung Phúc Đức) tại Sửu cung, cư tọa Tham Vũ, diệc cần Tả Hữu Phượng Long (Long Trì) Mộ Tọa (Bát Tọa) nam hiển danh tài , lai (gặp) Tam Hóa (Khoa Quyền Lộc) Hổ (Bạch Hổ) Riêu Nữ tất giang hồ hiển hách danh giá.
– Cung Phúc Đức có Tham Vũ đồng cung gặp Mộ thì bốn đời được hiển vinh, bản thân cũng làm nên danh giá. Đây là trường hợp Mệnh Tử Vi Thất Sát tại Tỵ Hợi
+ Tham Vũ đồng hành cư Phúc hạnh phùng Mộ tinh (mừng gặp sao Mộ), tứ đại hiển vinh.

10. Tuyệt
– Hành Thổ (TTL), Hỏa (VVT)
– Chủ sự bại hoại, khô cằn, tiêu tan, làm bế tắc mọi công việc, chiết giảm phúc thọ, thăng trầm, đoạn tuyệt, hiếu sắc, xa cách người thân, sống cô độc, không giữ lời hứa, phá sản
– Mệnh có Tuyệt tọa thủ thì khôn ngoan, đa mưu túc trí
– Tuyệt tương hợp với Hóa Lộc thì đắc cách. Tuyệt cư Tí Ngọ hội Song Lộc thì thông minh, phát phúc, có văn học mà quí hiển. Chú ý VVT an vòng Tràng Sinh theo kiểu khác mới có trường hợp Tuyệt tại Tí Ngọ
– Gặp Vũ Khúc, Phá Quân thì cha con bất hòa, vợ chồng ly biệt, trai thì lãng đãng rong chơi, gái thì đa dâm, vợ cả và vợ hai tư tình thông gian
– Tại Tử thì rất kỵ gặp. Hội với Cô Quả ở Tử Từc thi là cách về già không có con hay là cách hữu sinh vô dưỡng
– Xa quê hương lập nghiệp, họ hàng ly tán.Sống cô độc. Làm việc hay thất bại. Hay thất tín, không giữ lời hứa. Vì gái đẹp mà chết
– Nữ Mệnh hay trách mắng người khác, kèn cựa, không thực lòng yêu chồng, vợ chồng xung khắc bất hòa
– Tại Tử thì ít con
– Kình gặp Tử đồng cung hay Tuyệt tam chiếu thì tính tình nóng nảy, hung bạo
– Đào Hoa gặp Tử đồng cung hoặc Tuyệt tam chiếu thì quỉ quyệt, xảo ngôn, hoang dâm, du đãng, vong ơn bội nghĩa
– Mã Tuyệt đồng cung thì như ngựa hết đường chạy, chủ sự bế tắc, thất bại:
Mã cùng sao Tuyệt một nhà, Cùng Đồ Mã ấy thật là vô phương
Mã kia Tuyệt địa một nhà, Cùng Đồ Mã ấy thiệt là vô phương
– Bộ Mã Lộc rất tốt đẹp nhưng nếu bị Tuần Triệt hay gặp Tuyệt đồng cung hoặc Mộc Dục tam chiếu thì lại không còn tốt đẹp, nếu giàu có thì chết sớm nhưng nếu nghèo hèn thì lại sống lâu:
Mã, Lộc hãm Không Vong Tuyệt Bại,
Sợ Kiếp Không hợp Thái Tuế xung
Giầu tổn thọ, khó duyên sinh,
Phù Thân giúp Mệnh hạn hành khác nhau
Lộc Mã ngộ Bại, Tuyệt hương (ở Bại Địa, Tuyệt Địa)
Tuế ngộ Không Kiếp là phương không lành
Kình Dương ngộ Tuyệt ở chốn hãm thì chết non:
Dương Nhận ngộ Tuyệt tinh chốn hãm,
Công cù lao bú mớn như không
Thất Sát Hình Kỵ gặp Tuyệt thì chết non:
Tuyệt ngộ Thất Sát, Kỵ, Hình,
Thiếu niên yểu triết như hình Nhan Uyên
– Cung Phúc Đức có Tướng Binh gặp Tử hay Tuyệt thì trong họ có người chết trận, chết về binh đao
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng Binh Tử Tuyệt đóng vào Phúc cung
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng (Tướng Quân) Binh Tử Tuyệt đóng vào phúc cung
+ Người tộc thuộc phải lo chinh chiến, Tướng, Phục Binh, Tử, Tuyệt Phúc cung (cung Phúc có thì người trong họ hàng phải lo chinh chiến)
+ Họ hàng có kẻ binh đao, Tướng Tuyệt Tử Phục lâm vào phúc cung
– Tử Vi Thất Sát tại cung Tỵ thì ví như vua mang kiếm báu tất nhiên có uy quyền và phú quí, gặp Hỏa Tinh, Tuyệt hội họp thì người khát máu, tàn nhẫn, hay giết người, nhưng lại gặp thêm Bật Khoa Mã Ấn Tràng Sinh, Hồng Loan thì lập được chiến công thần kỳ, là Ðại Tướng
+ Sát Tử (Tử Vi Thất Sát) Tốn cung (cung Tỵ) Ðế huề bảo kiếm, Hỏa (Hỏa Tinh) Tuyệt nhập xâm, đa sát chi nhân, hạnh ngộ Bật Khoa Mã Ấn Sinh Hồng di lập chiến công vi Ðại Tướng (TTL)
– TTL cho rằng Mệnh an tại Tuyệt địa có Thất Sát tọa thủ gặp Kình Đà hội hợp thì như Nhan Hồi bị chết sớm
+ Sát (Thất Sát) lâm (ở tại) Tuyệt Ðịa hội Dương Ðà, Nhan Hồi yểu triết (TTL)
– Mệnh Tử Phủ Vũ Tướng, hạn gặp Thiên La Cự Môn Thiên Đồng có Tử thủ hay Tuyệt chiếu lại có sát tinh thì như Quan Hầu, tức Quan Vân Trường, chết thảm nơi trận mạc. Chú ý Tử Vi Tí Ngọ mới có Cự Đồng hãm đồng cung tại Sửu Mùi, và Tử Phủ Dần mới có Cự Đồng hãm tam chiếu với nhau tại Tỵ Dậu, Tuyệt chỉ an tại Dần Thân Tỵ Hợi và không bao giờ Tử và Tuyệt tam hợp xung chiếu:
+ Mệnh đắc Tử Phủ Vũ Tướng hạn đáo Thiên La Tử Tuyệt Cự (Cự Môn) Đồng (Thiên Đồng) Sát diệu (Sát tinh) lai xâm, ngộ địa sa trường, Quan Hầu táng Mệnh
– Phúc cư Tuất gặp Tả Hữu, Hồng Quyền, Tử Vi Thiên Phủ thì mồ mả rất đẹp, kết phát, tạo nên những sự nghiệp kỳ dị, sợ gặp Cự Đồng, Kiếp Tuyệt Xương Linh thì mộ phần đưa đến nhiều người tàn tật, nghèo hèn, không có cửa nào mà tránh được
+ Phúc cư Địa Võng (cư Tuất), hạnh phùng Phù Bật, Hồng Quyền Tử Phủ (Tử Vi Thiên Phủ) mồ tinh vi tối hảo (mồ mả rất đẹp), âm công hoạnh phát (mồ mả kết phát) kiến công lập nghiệp dị thành (tạo nên những sự nghiệp kỳ dị), khủng kiến (sợ gặp) Cự Đồng, Kiếp Tuyệt Xương Linh mộ phần đa phát tật nguyền (mộ phần đưa đến nhiều người tàn tật), bần cách (nghèo hèn) vô môn khả đáo (không có cửa nào mà tránh được)

11. Thai
– Hành Thổ
– Chủ sự giao hợp, thụ thai, sinh nở, ng* d*t, mê muội, hay nhầm lẫn, chơi bời, đần độn, dễ bị mê hoặc, không cả quyết, hay bị thai đổi công việc, khắc hãm vợ
– Thai tọa thủ bất cứ cung nào gặp tuần Triệt án ngữ hay gặp nhiều sát tinh, bại tinh hội họp thì mới sinh ra đã hay đau yếu, thường sinh thiếu tháng
– Thuở nhỏ hay ốm yếu, khổ cực, trung niên thì vất vả nhưng sức khoẻ thăng tiến. công việc làm thay đổi luôn, về già mới được an nhàn nhưng hay buồn phiền về thân tộc, họ hàng tranh chấp. Khắc với cha mẹ, anh em. Không cả quyết, tinh thần dễ bị mê loạn
– Nữ Mệnh thì dễ đối nghịch với cha mẹ chồng, nội trợ kém
– Tại Tử thì con ăn chơi phóng đãng, không thích hành nghề của cha
– Mệnh có Thai thủ thì học nhiều nhưng không thành đạt:
+ Thai lâm Mệnh vị, đa học thiểu thành
+ Thai tinh, Mộ diệu đa học thiểu thành
Kìa ai nhiều học ít nên, Sao Thai ở Mệnh hay quên hay nhầm
Thai Mệnh đa học thiểu thành,
Mộ gặp Thai Tọa hiển danh anh tài (Sao Mộ tại Tứ Mộ lại gặp Tam Thai Bát Tọa)
– Hạn gặp Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà hội họp thì đề phòng bị bệnh đậu mùa hoặc bị rổ mặt:
+ Kình Riêu Hoa Cái Thai Đà, vận phùng năm ấy đậu hoa phải phòng
– TVT giải rằng nữ Mệnh có Thai thủ gặp Đào Hoa Kiếp Sát thì hiếm con
+ Nữ Mệnh Thai Đào phùng Kiếp (Kiếp Sát) gián đoạn tử cung (tại cung Tử Tức thì hiếm con)
– Có Thai thủ gặp Kiếp Sát tam chiếu (Kiếp Sát lúc nào cũng tại Dần Thân Tỵ Hợi) thì sanh đẻ khó khăn:
+ Thai phùng Kiếp Sát tu phòng sinh sản
– TVT cho rằng tại Mệnh, Tật hay Tử Tức có Thai gặp Kiếp Sát, Mộc Dục thì sanh đẻ khó khăn cần đề phòng. Chú ý Thai không tam hợp xung chiếu với Mộc Dục, chỉ nhị hợp với Mộc Dục khi Thai tại Hợi
+ Thai phùng Sát, Dục (Mộc Dục) tu phòng sản phụ
– Phu Thê có Thai thủ gặp Đào thì vợ chồng đi lại ăn ở với nhau rồi mới lấy nhau. (VVT cho rằng Thai thủ hay chiếu tại cung Phu Thê thì cũng có ý nghĩa như trên và cho rằng Thai không nên cư cung Nô, hội với Đào Hoa thì trong nhà không tránh được vợ hay con gái có tư tình):
+ Thai Tinh (sao Thai) mà gặp Đào Hoa, tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng
+ Sao Thai lại gặp Đào Hoa, Tiền dâm hậu thú mới ra vợ chồng
+ Sao Thai lại gặp Đào Hoa, Trước êm loan gối, sau hòa phụng chiêm
– Phục Tướng hội với Đào, Hồng, Thai hoặc Thiên Hỉ thì là cách dâm đãng, ăn chơi, trai gái nguyệt hoa bừa bãi, có người cho rằng bị chửa hoang hoặc bị hiếp:
+ Đào Hồng Thai Hỉ trong soi, Ngoại gia Binh Tướng gái trai ngang tàng
+ Đào Hoa, Thai, Hỉ trong soi, Ngoài ra Binh, Tướng ả vui hoang tàng (QXT, chị em gái bất chính)
+ Thai Binh Tướng Đào Hồng tương hợp, Chẳng chửa hoang bị hiếp bất ngờ
Đào Hồng Riêu Hỉ trong ngoài, Lại gia Binh Tướng gái trai hoang tàng
Đào Hồng Thai Hỉ (Thiên Hỉ) trong soi, ngoài gia Binh Tướng (Tướng Quân) gái trai ngang tàng
+ Cung Tử có Thai Tướng Phục Binh thì vợ chồng đã ăn ở với nhau rồi mới lấy nhau. TVT giải rằng vợ chồng đã có con riêng rồi mới lấy nhau. QXT ghi rằng cùng có con riêng hoặc có chửa rồi mới cưới xin
Tử cung Thai Tướng Phục Binh, vợ chồng ắt đã tư sinh thuở nào
Tử cung Thai, Tướng, Phục Binh,
Hủy xà mông trước, tước bình mấy thu (không rõ ý nghĩa)
Tử cung Thai, Tướng, Phục Binh, Vợ chồng ắt đã tư sinh thuở nào
– Thai đồng cung với Phục Binh hay Tướng Quân (Phục Binh và Tướng Quân luôn luôn xung chiếu với nhau) gặp Đào Hồng thì hoặc bị chửa hoang, hoặc bị hiếp:
Thai Binh Tướng Đào Hồng tương hợp,
Chẳng chửa hoang bị hiếp bất ngờ
– Huynh Đệ có Đế Vượng hoặc Thai thủ gặp Tướng quân thì có anh em khác cha khác mẹ. Chú ý Đế Vượng và Thai xung chiếu nhau:
Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng (Tướng Quân),
Có dị bào trong áng Đệ Huynh (hai đám anh em)
Đế Vượng ngộ Thai soi cùng Tướng, có dị bào trong áng đệ huynh
– Tử Tức có Thai tọa thủ gặp Tả Hữu thì có con giòng vợ nhỏ
Thai phùng Tả Hữu hội cung, Nam nhân ắt có con dòng thiếp thê
Thai ngộ Tả Hữu hội đồng, Ắt sinh có kẻ con giòng tiểu tinh
– Tử Tức có Thai gặp Hỏa hay Linh thì buồn phiền vì sinh con quái thai
Tử cung Thai ngộ Hỏa Linh, bào thai những giống yêu tinh muộn phiền
Tử cung Thai ngộ Hỏa Linh, Bào thai những giống yêu tinh quỉ sầu
– Thai Hổ đồng cung thì đề phòng xảy thai, bị băng huyết:
Tật cung Thai Hổ huyết băng,
Tấu Thư Hoa Cái mệnh phùng thanh cao
– Hạn có Thai phùng Đào Hỉ thì có con. Theo TVT thì Hỉ là Thiên Hỉ
Thai phùng Đào Hỉ vận này, vợ chồng mừng đã đến ngày nở hoa (hạn sanh con)
Thai phùng Đào Hỉ vận này, Vợ chồng mừng đã đến ngày nở hoa
Thai tinh, Long (Thanh Long), Hỉ vận này, Vợ thời thai dựng đến ngày khai hoa
Thai phùng Long Hỉ vận này, Vợ mình ắt đã đến ngày nở hoa
Thanh Long, Thai, Hỉ hợp miền, Vợ đi thai nghén khá xem phúc nhà
Thêm đinh ấy Thai cùng Phi (Phi Liêm) Hỉ,
Lên đậu năm Cái tỵ Dương Đà (hạn Hoa Cái gặp Dương Đà thì mắc bệnh đậu)
– Cung Tử Tức có Thai thủ gặp Thái Âm thì cần phải cầu tự mới có con
Thai tinh ngộ Thái Âm cung Tử, hẳn rằng con cầu tự mới sinh
Sao Thai ngộ Thái Âm cung Tử, Con ắt là cầu tự mới sinh
– Mệnh có Phá Quân, Tướng Quân, Thai tọa thủ, cung Thiên Di có Phục Binh và Đào Hồng thì đàn ông là người dâm loạn, đàn bà ăn chơi trắc nết, tư thông bị người chê cười. Tướng ở đây nên hiểu là Tướng Quân vì Tướng Quân và Phục Binh xung chiếu thành ra mếnh có Tướng Quân thì Di có Phục Binh:
+ Tướng Phá (Phá Quân) Phục nội tàng Thai diệu, Ngoài Đào, Hồng tú (sao Hồng Loan) chiếu Thiên Di. Có người dâm dục thị phi, Tư thông chi để kẻ chê người cười
Tướng Phá Phục nội tàng Thai diệu, ngoại Hồng Đào tu chiếu Thiên Di. Nam nhân dâm dục thị phi, nữ nhân tắc kỷ kẻ chê người cười
Tướng, Phá, Phục trong làng Thai diệu, Ngoài Đào, Hồng, Hoa Cái, Thiên Di. Có người dâm dục thị phi, Tư thông chi để kẻ chê người cười

12. Dưỡng
– Hành Mộc
– Ví như án thư (cái bàn học) của người làm việc
– Chủ sự phù trì, nuôi nấng, chăm chỉ, cẩn thận, khắc vợ con, ham sắc dục, làm con nuôi, xa gia đình. Gặp cát tinh thì phù trì thêm tốt đẹp
– Gặp Hỏa Linh, Không Kiếp thì làm con nuôi họ khác hoặc là những người hay thay đôi tên họ, có nhiều bí danh.
– Tọa thủ tại Mệnh thì được nhiều người yêu mến, nuôi súc vật rất dễ dàng
– Tọa thủ tại Thân thì có nhiều con
– Tọa thủ tại Mệnh, Phúc thì làm con nuôi họ khác
– Tọa thủ tại Tật gặp nhiều sao mờ ám xấu xa hội họp thì có nhiều bệnh tật, đau yếu lâu khỏi
– Tọa thủ tại Tử Tức thì có con nuôi
– Tọa thủ tại Huynh Đệ thì có anh chị em nuôi
– Cha hoặc bản thân là con trưởng hoặc sống xa cha mẹ. Khắc cha mẹ, không sống chung với cha mẹ. Hiếu sắc, ít khi một đời vợ hay chồng. Vì ham mê sắc dục mà phá sản
– Hiếm con, khắc chồng vợ. Nếu thuở bé được người ngoài nuôi dưỡng hoặc làm con nuôi thì tốt. Về già được con cái nuôi hoặc nhờ vả được con nuôi
– Tử Tức có Dưỡng thủ thì rất tốt, có con quí tử, theo Nguyễn Mạnh Bảo thì Hỉ Thần gặp Dưỡng thì con quí tử, hiền lương nhưng có người cho rằng hỉ có nghĩa là mừng gặp:
Dưỡng hỉ lâm ư Tử Tức tất sanh con quí tử
Hỉ Thần ngộ Dưỡng cát sương, Ắt sinh quí tử hiền lương tốt lành
– Tử Tức không có chính diệu đắc Tam không, có cát diệu lại có sao Dưỡng thì có con nuôi:
Tam không chiếu nội t*o cát diệu, Lại Dưỡng tinh có đạo con nuôi
Tam không, gia nội t*o cát diệu, Ngộ Dưỡng tinh cũng nẻo con nuôi
Các câu phú cần xét lại:
Nhật Mộc (Mộc Dục) Mã tại Tỵ cung,
Trường Sinh Phụ Bật hợp cùng: phú vinh
Bằng gặp Tướng Ấn: binh hùng,
Phải thời loạn thế mới thành công to
Mệnh Hóa Kỵ Tật Mộc thần (Mộc Dục),
Âm nang sa thấp một phân chẳng lầm
Mệnh viên Kỵ Tật Hỉ Thần,
Âm hư, trĩ lậu mười phân chẳng lầm
(bị bệnh sa tử cung)
Thiên Cơ ngộ hãm chẳng hay,
Ở phương địa này hiện quái Mộc tinh
Thiên Cơ ngộ Hỏa chẳng hay,
Phùng Không, Kiếp Mộc nở đầy quải lưu
(Thiên Cơ hãm địa ở phương nào thì ở phương ấy có yêu quái Mộc tinh. QXT ghi rằng Điền có Cơ ngộ Hỏa thì nhà bị cháy, có Không, Kiếp Mộc Dục ngộ Cơ thì có ma Mộc)
Bịnh (sao Bịnh) Hình, nói chẳng hở răng,
Hãm cung Phá, Tuế nói bằng sấm vang (giọng vang như sấm)
Binh, Hình nói chẳng hở răng,
Hãm cung Phá (Phá Toái), Tuế nói bằng sấm vang
Binh Hình tẩm ngẩm tầm ngầm,
Hãm cung Phá Tuế nói rầm sấm vang
(Có lẽ Binh Hình thì đúng hơn)
Bệnh đởm trí tức rất hung,
Bởi vì Tật Ách Bệnh phùng Kiếp Cơ
Bệnh lao, đàm thấp chẳng thông,
Bởi vì Tật Ách đã phùng Kiếp Cơ
Bệnh phổi, đàm, trĩ chẳng không,
Nhân vì Tật Ách lại cùng Kiếp, Cơ
(Cung Tật có sao Bệnh phùng Địa Kiếp Thiên Cơ thì mắc bệnh về gan hay thần kinh rất nguy hiểm)
Tử Tham Tả Hữu ngộ trung,
Có người con gái trốn chồng ra đi
Tử, Tang, Tả, Hữu hội trung,
Có người con gái lộn chồng tìm ra
(Tử Tham gặp Tả Hữu ở cung Mão Dậu thì là đàn bà trốn chồng bỏ con)
Tử, Tang, Tả, Hữu hội trung,
Có người con gái lộn chồng tìm ra
(không rõ Tử là Tử Vi hay sao Tử)
Trong câu phú này, Tử nên hiểu là Tử Vi:
Lộc Tồn, Tử cùng Thiên Mã hội,
Ngộ phi thường, mừng buổi phong lưu
Trong câu phú này, Tử nên hiểu là Tử Vi:
Sát phùng Tồn, Tử giải qua,
Một sao Kỵ đóng, ắt là tối tăm
Sát gặp Tồn, Tử đoán ra,
Lại sao Kỵ đóng ắt là tối tăm
Mão Thìn ngộ Triệt táo đường,
Tỵ Ngọ phùng Tuyệt cung thường ôn binh
Mão, Thìn ngộ dã dành ông Táo,
Ly (cung Ngọ), Tốn (Tỵ) phùng phải Cáo, ôn binh
(Triệt cư ở Mão Thìn thì thường có sự lôi thôi trong bếp. Cung Tỵ Ngọ gặp Tuyệt thì thường bị ôn binh đến quấy nhiễu)
Câu phú này cần xét lại vì Tang không thể gặp Đào Hồng tam hợp xung chiếu:
Phúc (cung phúc) Thai, Tang ngộ Đào Hồng,
Tôn thân có kẻ loạn phong nợ đời
Trường Sinh khi giải đoán đại hạn:
Cục là thế cuộc, hoàn cảnh mà cá nhân sinh sống, được biểu hiện bằng vòng Tràng sinh trên lá số. Vòng Tràng Sinh không những có tầm quan trọng khi giải đoán toàn bộ lá số mà cũng rất quan trọng khi luận đoán hạn, nhất là đại hạn. Tùy theo ý nghĩa và chiếu lên xuống của vòng và ý nghĩa của sao mà thấy được chiều hướng thuận lợi hay khó khăn, thành công hay thất bại, ví như được Sinh Vượng thì gặp hoàn cảnh xứng ý, cho dù gặp chính tinh mờ ám thì cũng gặp hên may cứu giải, gặp Suy Bệnh Tử Tuyệt thì gặp hoàn cảnh bất đắc ý, thời thế xuống dốc, cho dù có chính tinh sáng sủa cũng không phát mạnh được hoặc không bền, nếu có hung sát tinh xâm nhập thì dễ bị họa hại
Sinh khắc Mệnh Cục và vòng Tràng Sinh
Một số người căn cứ vào sinh khắc giữa Mệnh Cục để xác định các sao thuộc vòng Tràng Sinh cư tại đâu thì có lợi, ví dụ khi Cục khắc Mệnh thì Tràng Sinh hoặc Đế Vượng không nên cư Mệnh vì như vậy thì hành khí của Cục rât mạnh nên khắc Mệnh càng mạnh hơn, còn nếu Cục sinh Mệnh thì cần có Tràng Sinh Đế Vượng tại Mệnh thì như vậy mới phù tốt cho Mệnh được. Quan điểm này lấy tương quan sinh khắc giữa Mệnh Cục làm gốc. Nếu cho rằng cục thể hiện hoàn cảnh, thế cuộc thì ta thấy rằng Mệnh có Sinh Vượng thì cho dù Mệnh có khắc cục đi chăng nữa thì cũng tốt hơn có Suy Bệnh Tử Mộ Tuyệt .
Sưu tầm- Nguồn: Lienhuong- tuvisaigon.com

#17 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1805 Bài viết:
  • 5426 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 21:07

- Cái phân ra là tôi, tôi khắc, khắc tôi, sinh tôi, tôi sinh, thực chất chỉ là tương đối ! Là nó mà ko là nó !
- Nạp âm là khái niệm của phạm trù thiên địa nhân, can chủ về danh, chi chủ về thực, còn nạp âm nó là giá trị tiềm tàng; ví dụ: ất tỵ >< kỷ hợi, bề ngoài can chi xung khắc, nạp âm tương sinh, gặp nhau là đại cát, trước thấy hung, sau thấy cát, kết quả cuối cùng là cát của cát !
- cung mệnh là chỗ dựa của mệnh !

- Vòng trường sinh nếu bỏ nó ra thì có nghĩa rằng, cái ý tứ sâu xa của tứ trụ cũng bị bỏ ra.

Ví dụ: Bạn ko cần quan tâm nó giàu như thế nào ? Là tài tàng, là sinh tài, là lộc thần, là hình xung 4 khố, là hưởng của phụ mẫu để lại (có sẵn) hễ cứ thấy ai giàu sang thì bạn cho đó là người phú quý, ngon lành,
Như thế nghĩa là bạn không biết bản chất nó là gì, ko hiểu nghĩa thực của chính tài hay thiên tài để làm gì ? Điều đó có nghĩa bạn cũng ko hiều chữ Dụng nghĩa là gì !

Thanked by 4 Members:

#18 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 21:20

Những điều thày gợi ý rất lý thú, như tại giai đoạn suy, bệnh, tử, tuyệt của vòng trường sinh cũng có chỗ dụng của chúng. Nhưng hình như muốn dụng thì phải biết mình muốn dụng cái gì phải không thày? Ví dụ: mệnh thân đóng vào suy, bệnh, tử, tuyệt thì phải dụng cái mệnh ra sao? Hay theo cách thày nói "có những giá trị phải vào tử tuyệt mới dùng được", xin hỏi ví dụ như thế nào?

Xin thày thêm vài gợi ý.

Sửa bởi vietnamconcrete: 24/10/2015 - 21:23


Thanked by 4 Members:

#19 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1805 Bài viết:
  • 5426 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 21:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/10/2015 - 21:20, said:

Những điều thày gợi ý rất lý thú, như tại giai đoạn suy, bệnh, tử, tuyệt của vòng trường sinh cũng có chỗ dụng của chúng. Nhưng hình như muốn dụng thì phải biết mình muốn dụng cái gì phải không thày? Ví dụ: mệnh thân đóng vào suy, bệnh, tử, tuyệt thì phải dụng cái mệnh ra sao? Hay theo cách thày nói "có những giá trị phải vào tử tuyệt mới dùng được", xin hỏi ví dụ như thế nào?

Xin thày thêm vài gợi ý.

Nó như bạn đi học ấy mà, đi học ai chả thích giáo viên giả sẵn cho bạn xơi ! Có bài giải sẵn thì lười, tới khi người ta cho cái đề khác đi thì tèo téo teo, làm ko được.
Còn nếu chẳng có bài giải gì cả, nó buộc bạn phải suy nghĩ, bạn tự nghĩ thì nó mệt vô cùng, nhưng rồi, cái khó ló cái khôn, những học sinh giỏi toán đều là thích và say sưa với cái món không có bài giải, đáp số, bài mẫu, bài tương tự.

sinh vượng chẳng khác nào con hư tại mẹ, ăn sẵn, hưởng sẵn thì không có khả năng !
tử tuyệt khác gì chẳng có ai cho mình cái gì, phải chật vật tự bơi để kiếm sống !
thai chẳng khác gì đứa bé trong bụng mẹ, chẳng phải mưa nắng khó nhọc gì

#20 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 21:39

Đúng thế, lời thày nói hợp lẽ tự nhiên.

Theo nguyên lý "vật cùng tắc biến", "bĩ cực thái lai". Giả như mệnh lâm đất suy, có nhiều trung tinh phụ tá, tài tinh đắc địa thì phải tay trắng làm nên, biến không thành có phải không thày?

Không Vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu.

Nhược phùng bại địa, chuyên khán phù trì chi diệu đại hữu kỳ công.


Sửa bởi vietnamconcrete: 24/10/2015 - 21:43


Thanked by 4 Members:

#21 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1805 Bài viết:
  • 5426 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 21:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vietnamconcrete, on 24/10/2015 - 21:39, said:

Đúng thế, lời thày nói hợp lẽ tự nhiên.

Theo nguyên lý "vật cùng tắc biến", "bĩ cực thái lai". Giả như mệnh lâm đất suy, có nhiều trung tinh phụ tá, tài tinh đắc địa thì phải tay trắng làm nên, biến không thành có phải không thày?

Không Vong định yêu đắc dụng, Thiên Không tối vi khẩn yếu.

Nhược phùng bại địa, chuyên khán phù trì chi diệu đại hữu kỳ công.


ý nghĩa của nó cũng tương tự như thời bao cấp, khi đói thì ăn cái gì cũng ngon, 1 cái bánh mỳ hay 1 miếng thịt mỡ, quý hóa vô cùng, người ta trân trọng, người ta nhớ mãi.

Còn thời nay ăn bát bún bò 30k, nước bún bò, cho gián ăn, gián còn chê nữa !

ghi chú: gián chê ko phải gián no, mà là vì bún bò nấu toàn bằng hóa chất, hương liệu, ko phải ngọt xương, ngọt thịt nên gián chê !

Vòng trường sinh giúp cuộc sống có màu sắc của ý nghĩa, 1 miếng khi đói bằng 1 gói khi no

Sửa bởi hieuthuyloi: 24/10/2015 - 21:55


Thanked by 5 Members:

#22 MrUncle

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 484 Bài viết:
  • 640 thanks

Gửi vào 24/10/2015 - 22:25

Ôi mẹ ơi, hay tuyệt cú mèo
Lâu lắm mới thấy phòng trà này rôm rả
Nhờ có ông @vietnamconcrete đó nhe
Mà ông có vẻ thích ăn dâu nhẩy

Dâu rất tốt cho sự phát triển của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Thanked by 1 Member:

#23 longkiet

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 133 Bài viết:
  • 106 thanks

Gửi vào 25/10/2015 - 05:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 24/10/2015 - 21:34, said:

Nó như bạn đi học ấy mà, đi học ai chả thích giáo viên giả sẵn cho bạn xơi ! Có bài giải sẵn thì lười, tới khi người ta cho cái đề khác đi thì tèo téo teo, làm ko được.
Còn nếu chẳng có bài giải gì cả, nó buộc bạn phải suy nghĩ, bạn tự nghĩ thì nó mệt vô cùng, nhưng rồi, cái khó ló cái khôn, những học sinh giỏi toán đều là thích và say sưa với cái món không có bài giải, đáp số, bài mẫu, bài tương tự.

sinh vượng chẳng khác nào con hư tại mẹ, ăn sẵn, hưởng sẵn thì không có khả năng !
tử tuyệt khác gì chẳng có ai cho mình cái gì, phải chật vật tự bơi để kiếm sống !
thai chẳng khác gì đứa bé trong bụng mẹ, chẳng phải mưa nắng khó nhọc gì
Thường thì khi giảng một lý thuyết toán nào đó các thầy đều có một bài toán minh họa.

Thanked by 2 Members:

#24 vietnamconcrete

    Pro Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4363 Bài viết:
  • 5871 thanks

Gửi vào 25/10/2015 - 16:07

Thôi lỡ đã có bài chép về vòng trường sinh của thiên can, vòng trường sinh của địa chi (tướng tinh). Nay còn có một bài về vòng Thái tuế - điểm đồng/dị giữa vòng trường sinh và vòng thái tuế như sau:
---------
Giải mã bí ẩn vòng Thái tuế
(Mọi sao chép xin vui lòng ghi rõ nguồn: TuviGLOBAL.com)
Phái Thiên Lương triển khai ý nghĩa vòng Thái tuế một cách chi tiết để dùng vào luận đoán. Đại khái vòng Thái tuế có tính tích cực, có tinh thần chính nghĩa chính phái, tư cách đàng hoàng, cơ bản được đắc ý. Điều này trong ứng dụng có khi đúng nhưng rất nhiều trường hợp sai hoàn toàn, tuy sai nhưng ai cũng nhận thấy vòng Thái tuế quả là có cái gì đó đặc biệt, không thể hoàn toàn vứt bỏ được. Trong luận đoán vận hạn, vòng Thái tuế tỏ rõ ảnh hưởng không thể phủ nhận được.

Vậy vòng Thái tuế thực chất là gì, tôi trong quá trình tìm hiểu thấy rằng, vòng Thái tuế chính là vòng năng lượng địa chi năm sinh.
Như ta biết hệ thống sao Thái tuế có 12 sao, gồm : Thái tuế, Thiếu dương, Tang môn, Thiếu âm, Quan phù, Tử Phù, Tuế phá, Long đức, Bạch hổ, Phúc đức, Điếu khách, Trực phù.
Coi vòng Thái tuế là vòng năng lượng thì Thái tuế chỉ sự thái quá, mạnh quá, nên ứng với vị trí Đế vượng của năng lượng. Từ đó suy ra Bạch hổ chính là vị trí Trường sinh, Phúc đức là vị trí Mộc dục, Điếu khách ở vị Quan đới, Trực phù vị Lâm quan, Thiếu dương vị trí Suy, Tang môn vị trí Bệnh, Thiếu âm vị trí Tử, Quan phù vị trí Mộ, Tử phù vị trí Tuyệt, Tuế phá vị trí Thai, Long đức vị trí Dưỡng.
Để chứng minh điều này, ta sẽ kiểm tra tính lý các sao của hệ Thái tuế, nếu đó đúng là vòng năng lượng địa chi trải qua 12 giai đoạn thì các sao phải có tính chất nào đó của các vị trí mà nó rơi vào, dù có thể nó không được đặt ra hoàn toàn để chỉ cái mức năng lượng đó. (Ví dụ: sao Thái tuế không phản ánh hết ý nghĩa mạnh mẽ, thái quá, kích phát xung động của vị trí Thái tuế, theo tử vi truyền thống, sao Thái tuế chỉ lời nói, biện thuyết, cãi cọ, lạnh lùng khinh người)
Quả vậy,
  • Bạch Hổ có tính chất Trường sinh rất mạnh, rất rõ, hạn gặp Bạch Hổ thường có những sự phát sinh đột ngột, mới mẻ, có hoạt động mới sinh ra, có nhiều việc phát sinh bận rộn khiến người ta phải hoạt động đến mệt mỏi.
  • Phúc Đức có đặc tính yếu kém, phải cầu mong sự hỗ trợ, giúp đỡ, làm phúc, đó chính là đặc tính của Mộc dục, non yếu, bại, vô lực.
  • Điếu Khách có tính khoe khoang khoác lác, đó là vì tương ứng vị trí Quan đới đang tiến tới, đi lên thịnh trị, gặp lúc thịnh mà ra vẻ, thể hiện.
  • Trực Phù ở vị Lâm quan, nhưng lại nhiều cái xấu vì nó luôn đồng cung với Thiên Kiếp, ngôi sao rủi ro, xui xẻo.
  • Thái Tuế vị trí Đế vượng rõ rồi, nó kích phát các tổ hợp sao rất mạnh, vì vị trí đó chứa mức năng lượng tối đa.
  • Thiếu Dương ứng với vị trí Suy, chú ý là Thiếu dương đi sau Thái tuế nên luôn có sao Thiên Không chỉ sự đổ vỡ suy bại rất rõ.
  • Tang Môn ứng với vị trí Bệnh, nên Tang Môn có tính u buồn, không hoạt bát vui vẻ, khi đang yếu mệt bệnh tật thì người ta vui sao được.
  • Thiếu Âm ứng với vị trí Tử, đặc tính kín đáo, khéo léo của Thiếu âm rất rõ, giống tính lý sao Tử.
  • Quan Phù ứng vị trí Mộ, tính lý truyền thống sao này không có ý thu tàng nhưng sau này ta sẽ thấy nó có đúng các đặc tính đó.(Điếu khách vung phí, Quan phù giữ gìn cẩn thận)
  • Tử Phù ứng với vị trí Tuyệt, thực tế Tử phù có ý nghĩa là buồn thảm, u uất, chính vì nó bị tuyệt khí, hết sức sống, hết năng lượng mà ra như vậy.
  • Tuế Phá ứng vị trí Thai, Tuế phá được cho là có hành động chống đối, phá phách, thực ra chính vì đặc tính Thai nên Tuế phá u mê tăm tối, hành vi nhầm lẫn, trái khoáy, ngược đời.
  • Long Đức ứng vị trí Dưỡng, điều này rất rõ, vì Long Đức có tính trợ giúp, cẩn thận, phù trì lâu dài.
Như vậy tất cả các sao trong hệ thống Thái tuế đều có một số tính lý cơ bản giống như các vị trí tương ứng của vòng Tràng sinh, với Bạch Hổ ứng vị trí Trường Sinh khởi đầu, Thái Tuế ứng vị trí Đế vượng, Quan Phù vị trí Mộ. Vậy vòng Thái tuế chính là một phản ánh của vòng năng lượng địa chi, thể hiện sự phát triển đi lên tuần tự theo chu kỳ 12 giai đoạn của mức năng lượng.
Vòng năng lượng địa chi chính là mẹ đẻ, cội rễ của vòng Thái tuế. Tam hợp Thái tuế chính là 3 vị trí Sinh, Vượng, Mộ của khối năng lượng địa chi nên có sức mạnh lớn, khả năng ảnh hưởng mạnh mẽ.
Việc coi trọng vòng Thái tuế của phái Thiên Lương là có cơ sở, đó chính là vòng năng lượng rất mạnh trong lá số. Cũng như hàng năm đều có Thái tuế lưu niên, sự chuyển vận của thời gian tạo ra sức mạnh thể hiện bằng can chi lưu niên, trong đó chi lưu niên được coi là Thái tuế, được rất nhiều các môn huyền học khác coi trọng, sử dụng trong luận đoán.
Tam hợp Thái tuế có tính xung động, tiến lên, phát triển, trợ lực nên về cơ bản là tốt. Khi gặp các sát tinh thì vòng năng lượng này tiếp tay cho sát tinh, kích phát hung tính đến cực điểm nên xảy tai vạ, đổ vỡ dữ dội, đó chính là lý do vì sao Mệnh, Thân, hạn đắc vòng Thái tuế mà xấu, bị họa.
Hiểu được ý nghĩa vòng năng lượng địa chi này sẽ thấy rằng phái Thiên Lương cho tam hợp Thái tuế toàn nghĩa tốt là chỉ nhìn thấy một mặt của vấn đề, đó là tính tích cực của năng lượng. Vậy mặt tiêu cực của vòng Thái tuế là gì ? Cũng như chất kích thích, dùng sai chỗ tất có hại. Thái tuế gặp sát tinh ví dụ Không Kiếp Kình Đà hãm chả khác nào nối giáo cho giặc, khiến tai vạ thêm nặng nề. Cho nên sát tinh rơi vào tam hợp Thái tuế phải được chú ý đặc biệt, vì chúng luôn sẵn sàng bùng nổ dữ dội !
Theo

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 5 Members:

#25 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 25/10/2015 - 22:54

Vậy là anh binhlq cùng hieuthuyloi cùng dùng khí , lấy sự luân chuyển khí mà định số mạng cuộc đời . Ồ , vậy thì tui hiểu rồi , không phải hai anh không muốn viết thêm , mà là không thể viết , có hiểu có dùng để xem nhưng khó biết diễn đạt thế nào , vì nó vốn là như thế thì diễn đạt sao được nữa . Xem bát tự vốn là ngộ đạo , ngộ tới đâu biết tới đó , vì bát tự vốn là tìm về bản nguyên ngũ hành phối hợp .
Mấy câu trả lời cậu vietnamcorec theo thiển ý của tui
Việc viết ra chi tiết, hay chỉ cho một vài gợi ý là tùy vào sự lựa chọn của người thày, VN không có ý kiến. Tuy nhiên, VN xin hỏi thày hieuthuyloi cũng như các thày khác mấy điểm sau:
Đã nói tới số mệnh, tức nói tới sự tồn tại của một cái "tôi", "ngã". Lấy cái "ngã" này làm trung tâm mà phân ra sẽ có lục hào: tôi, phụ mẫu, quan quỷ, thê tài...
Trong bản đồ tử vi, theo các thày thì, cái nào thể hiện cho cái bản ngã nói trên:
a. Mệnh nạp âm (theo năm sinh)
b. Sao cung mệnh/thân
c. Chính cung mệnh? Bao gồm cục, can, chi
d. Tổng hòa của mệnh, cục, sao? Nếu đã nói là tổng hòa, thì phương pháp cân lượng thế nào?
Theo bản đồ bát tự thì 8 chữ đều là ngã , nhật can là ta chi là người , ngày là ta giờ là người , năm tháng là người ngày giờ là ta , bát tự là ta , vận là người , bát tự vận là ta , tuế là người . Theo như ý cậu thì cái ta bản ngã bị tách riêng khỏi cộng đồng và chỉ là một cái mầm đơn độc nhất và không ý nghĩa , đó không phải bản ngã , cũng như khi nhìn bát tự cứ loay hoay cho rằng nhật can là ta thì lạc hướng quá rồi , nhật can là ta cũng không phải là ta , bát tự mới chính là ta là bản ngã cùng với vận tạo thành tổ hợp mệnh , quan quỷ tài thê phụ mẫu ... Có lúc tài hoá quỷ , có lúc tài hoá quan , có lúc tài sinh thê ... Chính là chữ phối hợp , vậy nên nếu nói theo kiểu bản ngã của cậu thì tui loạn mất , có mệnh mượn tài làm quan quỷ , có mệnh mượn ấn mượn kiếp , tuỳ mệnh luận chớ . E hehe , câu cuối hiểm hóc đấy , xem mệnh không thoát khỏi vận , tất nhiên phải có vận rồi . Huyền học mà có cân lượng thì thành chợ cá mất rồi .
Vòng trường sinh (cục cung mệnh) chiếm bao nhiêu % quan trọng trong giải đoán. Giả sử bỏ hẳn vòng trường sinh, thì sự luận đoán bị hạn chế ở chỗ nào.
với tui vòng trường sinh quan trọng bình thường , có lúc 50 và có lúc không 0% . Giả sử bỏ hẳn vòng trường sinh thì luận đoán của tui vẫn vậy .

Vòng tướng tinh của cậu có nhiều thần sát to lớn , cậu tham khảo thêm thần phong thông khảo , đoạn giữ có phần tuingw tự nhưng có kèm sự phối hợp .
Vòng trường sinh tam mệnh thông hội cũng có một số kiến giải khá thú vị , mọi người có thể tham khảo thêm .

#26 minhthe

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 96 Bài viết:
  • 131 thanks

Gửi vào 26/10/2015 - 22:16

Sư phụ Thichngungay mới thật là cao nhân...

Thanked by 1 Member:

#27 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 28/10/2015 - 01:32

Tui chỉ là thấp nhân thôi , không phải cao nhân gì cả , trình độ như tôi ở diễn đàn này không có 800 cũng tới 1000 , chỉ là nhiều người không nói .
Trình độ của tôi không cao , nên cũng không ngại nói ra để mọi người cùng bàn luận .
Suy nghĩ của tôi là luôn đơn giản hoá mọi việc , cách xem cũng rất đơn giản , theo phép của tôi quan trọng là can toạ , lại tới giáp 2 bên, thấy căn thì luận cường , lại nhìn ngũ hành mà luận . Giả như giáp , sinh tháng tị ngọ thấu nhiều bính đinh là tử tuyệt, không cần dần mão , toạ thìn thấy nhâm lộc nhận, tôi không coi nhược , tới thìn vận , cái đầu không phải kim hoả , bát tự có điểm cứu , không phá hoại mộc thuỷ thìn , tôi vẫn luận thân nhược phát tiền đồ , nhưng giáp vốn cô ngạo , dẫu thân không mạnh chạy tới mão vận dần vận cũng là đau khổ . Lại như giáp thấy nhiều mùi thiếu hợi tý mặc dù mộ giáp tại mùi tôi vẫn luận nhược có bệnh ... Lại như mậu sinh tháng dần trường sinh , nếu không toạ ngọ hay nhị mộ mà toạ thân tý , 2 bên giáp dần hoặc thân mà không có hoả thấu 2 can giáp bên , dâu chi năm có tị hoả tôi cũng không luận cường trừ khi có 1 căn tuất ...vv
Phép xem của tui rất đơn giản ai , không cần đọc nhiều hay nghiên cứu tuyệt chiêu tuyệt kỹ , đơn giản là dùng thủ pháp , nã thực tầm thực ( thấy gì luận đấy ) , nã thực tầm hư ( từ chỗ thấy kết hợp chỗ còn lại đoán chỗ chưa hiện ) , nã hư tầm thực ( lấy ám củng ám xung ám quý ) , chân giả , vô tình hữu tình ( giả như quý sửu và quý mùi , một cái quý sửu ngoài khắc trong cứu , quý mùi ngoài khắc trong khắc , hay như giáp thân tuyệt xứ phùng sinh , ngoài thì thân khắc giáp trong thì thân là vị trường sinh của thuỷ trong có nhâm hoá canh mà sinh giáp ...) , vô trung sinh hữu . Ai có thể hiểu cứ thoải mái .
Ý nghĩa vòng trường sinh quan trọng khi luận đoán vận trình cuộc đời . Thuận nghịch để xem quan trước hay tài trước , có hay không có điểm khởi đầu , cường thích chế vượng thích tiết nhưng không phải hành nào cũng vậy ( sách xưa đã cũ ) , lại nhìn ngũ hành bát tự cùng ngũ hành vận . Như giáp ất sinh dàn mão nhiều kim , bính đinh sinh tị ngọ nhiều thủy, canh tan sinh thân dậu nhiều hỏa, nhâm quý sinh hợi tý nhiều thổ thì đa số là không bần thì yểu , quan trọng ít nhiều 2 điểm khắc . Lại như kim thuỷ hoàn nam , dần mão đa kim thổ ... dùng vòng trường sinh , luận kèm phép vô tình hữu tình . Theo sách nói vòng trường sinh chia 4 , tới vận lấy 4 can nhập vận , lại xem hành , hành nào tới vận tuyệt đối bị mất hoặc là gốc can ngày , hay nơi chi ngày bị mất thì gặp hoạ , cũng chưa rõ đúng sai . Theo tôi thì vòng trường sinh là khái niệm bién hoá , ngũ hành mỗi khác , âm dương can mỗi khác . Tôi quan niệm là phải có căn đã , kim không cần nhiều thân tuất tị dậu sửu , thuỷ không ngại thừa , mộc vừa đủ , hoả cần thanh , thổ cần ảm đấy là dương .
Cậu minhthe , có phải ý cậu là đây không , lần sau cậu nên nói thẳng .
Kiến thức để lâu cũng mai một , không bằng chia sẻ cùng nhau nghiên cứu , chủ topic và mọi người nghĩ sao .
Tui cũng thích câu nói " mọi lý thuyết không thực hành chỉ là nói suông " . Khi rảnh tui sẽ lấy vài lá bát tự bên kia .

#28 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3373 thanks

Gửi vào 28/10/2015 - 09:01


Nghe cao nhân nói chuyện hơn đọc sách 10 năm, quả là vậy!!!


Thanked by 5 Members:

#29 nhatquanq1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 387 Bài viết:
  • 451 thanks

Gửi vào 30/10/2015 - 12:41

Quan điểm về vòng trường sinh trên của Thichngungay làm tôi hơi ngạc nhiên ở chỗ 0% tác dụng trong luận đoán.
Tôi không muốn nhắc đến tầm quan trọng của tam tài TĐN. Nhưng thiếu 1 trong 3 thì không có lý, số gì nữa. Môn gì cũng lấy tam tài là 1 trong những điều cơ bản. Ông Trần Đoàn trước khi sáng lập tử vi đã thông bát tự, tam tài...để làm cơ sở cho tử vi. Vd môn Tử vi: Lấy Thiên can là Cha, địa chi là mẹ để định Con: tức Cục số để có vòng trường sinh.
Môn nào trong lý số cũng dựa vào thuyết tam tài đó. Trong tử bình càng trọng. Ý anh Thichngungay là như thế nào?

#30 ThichNguNgay

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 466 Bài viết:
  • 710 thanks

Gửi vào 30/10/2015 - 15:13

Tui không biết tam tài thiên địa nhân mà anh nhatquang1 nhắc đến trong tử vi ý nghĩa như nào và trọng đại ra sao . Với tui bát tự là một thể , 4 can toạ 4 chi là một thể 4 trụ là một thể không thể tách rời can hay chi ra mà luận vượng suy giản đơn lạc lõng như vậy . Dương tụ lấy tiến thối , âm tán lấy thối tiến , vậy nên xem căn hay vô căn đã rồi nói đến chuyện sinh tử cường nhược , quan trọng điểm được bệnh chỗ nào rồi nói dụng thần , cứ khư khư cố chấp nói ất tử ở hợi sinh ở ngọ , vậy há chẳng phải sinh tháng ngọ giờ ngọ năm ngọ luận mộc vượng sính cường sao , rồi như sinh tháng hợi tý , thìn tuất sửu mùi thổ nhiều luận tử tuyệt không thể cứu sao ? Lại rồi như vận trình can ất chạy từ mùi tới tị luận là khí tiến cường mạnh mẽ sao ? Ý nghĩa của trường sinh chỉ là vẽ ra đạo sinh tử của vạn vật để người hình dung mà thôi . Cục số của tử vi liệu có thể tính cho tử bình ? Lại mạn phép hỏi anh , tam tài trong tử bình là gì ? Ảnh hưởng của một tài tới hỗ hoán nhị tài còn lại ra sao ?
Anh tò mò hỏi ảnh hưởng là 0% , có lúc tui dùng trường sinh , có lúc không dùng , anh xem đó, mọi dự đoán của tui đều không liên quan vòng trường sinh , nhưng không có nghĩa là không dùng , vẫn dùng , nhưng dùng như thế nào ? Anh thử đoán xem .
Ông binhlq viết chỉ có 1 nửa , vậy nửa còn lại thế nào , ông ta dùng khí , nắm bắt điểm của khí , vậy làm thế nào để bắt bắt can hay chi , bắt khúc nào , bắt ra làm sao , có mấy cách bắt thì phải hỏi ông ta , anh hỏi tui thì tui trả lời sao được , vì tui không biết .

Thanked by 4 Members:





Similar Topics Collapse

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |