Jump to content

Advertisements




Sưu tầm về Dịch thuyết.


  • Bạn không thể gửi trả lời cho chủ đề này
119 replies to this topic

#106 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 08/11/2011 - 21:14

Người thật sự hiểu Dịch là 1 người ít nói hoặc không nói gì cả!
Thiện giả bất biện,biện già bất thiện.
Tri giả bất bác,bác giả bất tri.

Thanked by 1 Member:

#107 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 08/11/2011 - 21:36

Theo tôi,người xưa dùng từ:Nội thánh ngoại vương,để ám chỉ việc tu thân bên trong và xử thế bên ngoài!hoặc người ta lại nói 1 cách khác:Ngoài là ông Khồng,trong là ông Lão.
Tu thân là đường đi từ thái cực về vô cực. Đây là đường Tịnh (âm).
Xừ thế là đường đi từ thái cực-- > lưỡng nghi-->Tứ tượng-->Bát quái-->64 quẻ-->vạn tượng. Đây là đường Động (Dương).
Thực hiện được trọn vẹn 2 đường âm Dương này,mới là người thông lẽ Dịch hay còn gọi là Đạt Đạo.
Nhất âm,nhất dương chi vị đạo!

Sửa bởi quanphu2001: 08/11/2011 - 21:44


Thanked by 2 Members:

#108 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 09/11/2011 - 00:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 08/11/2011 - 21:14, said:

Người thật sự hiểu Dịch là 1 người ít nói hoặc không nói gì cả!
Thiện giả bất biện,biện già bất thiện.
Tri giả bất bác,bác giả bất tri.

Kho^?ng Tu*? , Va(n Vu*o*ng , Chu Co^ng DDa'n co' hie^u? Di.ch cha(ng ? Ma^'y o^ng na`y vie^'t , no'i ve^` Di.ch co`n ho*n tre^n die^?n dda`n internet .
Xu*a Lie^.t Tu*? 5 na(m kho^ng mo*~ mie^.ng de^'n khi hie^u? DDao. ro^`i thi` no'i ddu~ thu*' chuye^.n.

Thanked by 1 Member:

#109 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 09/11/2011 - 04:00

Người có Duyên thì hiểu,không Duyên củng hơi khó hiểu

#110 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 09/11/2011 - 05:30

Hie^u? thi` tu*. kha('c hie^u?, kho^ng hie^u? thi` no'i bao nhie^u cu~ng cha(?ng hie^u? . Ca'i su*. hie^u? kho^ng phai? do o*? no'i hay kho^ng no'i mo*'i la` hie^u? hay cha(?ng hie^u? . Ngu*o*`i dda.t dda.o thuye^'t muo^n va.n lo*`i , u*'ng du.ng muo^n va.n kha'c bie^.t va^?n kho^ng li`a cha^n ly' .
Vi' nhu* :


"Thiện giả bất biện,biện già bất thiện.
Tri giả bất bác,bác giả bất tri."

ddi ke`m vo*'i ca^u "Người thật sự hiểu Dịch là 1 người ít nói hoặc không nói gì cả!" thi` ddo' la` ca'i hie^u? ba^'t tri gi?a .

Sửa bởi daicoviet: 09/11/2011 - 05:33


Thanked by 2 Members:

#111 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 10/11/2011 - 08:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 08/11/2011 - 21:14, said:

Người thật sự hiểu Dịch là 1 người ít nói hoặc không nói gì cả!
Thiện giả bất biện,biện già bất thiện.
Tri giả bất bác,bác giả bất tri.


Cảm ơn quanphu2001 đã có lời răn giới !

Tả Truyện - Tương Công năm thứ 25 dẫn lời Khổng Tử nói:

Lời là để diễn đạt chí, văn là để lời nói được đầy đủ. Không nói, ai biết được. Lời nói mà không đẹp không thể đi xa.

Lễ Ký - Lễ Khí viết:

Tiên vương định ra lễ, có gốc có văn. Không có gốc thì không đứng được. Không có văn thì không đi được.

論語 - 八佾:
Luận Ngữ - Bát dật:

成事不說, 遂事不諫, 既往不咎.
Thành sự bất thuyết, toại sự bất gián, kí vãng bất cữu
Việc đã thành thì không nên nói nữa, việc đã xong thì không nên sửa đổi nữa, việc đã qua thì không nên trách nữa.

Sửa bởi HaUyen: 10/11/2011 - 08:30


Thanked by 4 Members:

#112 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 10/11/2011 - 20:52

Chào mọi người thân mến.
Thấy chủ đề cũng hay nên tôi vào góp ý vui,không ý gì.
Muốn diễn đạt được ý,người ta phải dùng lời để diển tả, nhưng lời nói còn hạn hẹp và bị gới hạn !Khi đã hiểu ý,thì không còn vướng chấp vào lời.sau đây,tôi ghi lại 1 bài viết của Trang tử về việc này,có tựa là:QUêN LỜI.
Đặt nôm là vì cá,đặng cá hãy quên nôm.
Đặt dò là vì thỏ,đặng thỏ hãy quên dò.
Đặt lời là ý,đặng ý hãy quên lời.
Ta biết tìm đâu người biết quên lời,hầu cùng nhau đàm lâu.
Nhờ hiểu ý,mà xem 1 quẻ ta thấy có nhiều sự việc vô cùng,nếu chỉ biết được 1 vài lời gới hạn trong sách thì không thể hiểu biết hết được!Vì Tượng là lời nhưng thật sự là ý!Là 1 người Tinh nghĩa nhập thần và Tượng quẻ,khi tôi viết bài viết trên ,người đó sẽ biết tôi lấy ra từ 1 quẻ Dịch gì!
Ngoài ra Trang tử còn viết 1 bài có tựa là ĐỌC SáCH.
Sách bất quá cũng chỉ là lời,lời mà quý là nhờ ở ý.ý phài căn cứ vào chỗ không thể dùng lời mà truyền,vậy mà người đời lại quý lời truyền trong sách vỡ.Người đời tuy quý nó,nhưng lại quý cái không đáng quý...........(còn nữa).
Hoặc nếu có ai xem qua câu truyện TỀ HOàN CôNG đọc sách thòi sẽ rõ.
Còn nhà Phật lại nói,QUA sông bỏ thuyền!
Còn nói về Khổng Tử,tôi có nhận xét như sau:TRước kia Khổng tử không học Dịch,mãi về già mới học.Trước kia ông là 1 trùm về NHo giáo,hay nói cách khác là người theo XỬ THẾ.Vì ông ấy đặt ra giáo điều NHo giáo vào thời ấy,bắt buộc mọi người phải tuân theo,giáo điều này mọi người đã biết,để cho vua quan thời Phong kiến dễ cai trị.Quẻ của ông ấy là quẻ Bí,Nên không được nhiều vua thời ấy trọng dụng,nên sau này trở về,và học Dịch.Và hối hận về lỗi lầm của mình nên đã nói:Giá mà trời cho ta sống thêm vài năm để học DỊCH
Có 1 lần Khổng tử thăm Lão tử.Khi đi chỉ có 1 mình nhưng đến cửa nhà lão tử ,ông Lão nói:Nhà người làm gì mà sau lưng đông người thế.Không tử quay lại thấy có ai đâu mà ông Lão nói vậy.........Sau này KHổng tử mới hiểu được lời nói ấy của Lão tử và nói với các học trò rằng:ông Lão như 1 con rồng,ta không sao theo kịp.Vấn đề này các bạn nếu có thắc mắc thì nên tự suy nghĩ,tôi không giải thích nơi đây.
Có 1 câu nói của Trang tử như sau:Trâu ngựa có 4 chân-đó là TRỜI.Xỏ mũi trâu đó là người NGƯỜI !Việc làm của Khổng tử là việc làm của NGƯỜI,hay gọi 1 cách khác là XỬ THẾ.
MỌi người hãy xem như tôi chưa nói gì!Đúng là 1 lời mâu thuẫn (nhưng không mâu thuẫn).
Thân chào!

#113 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 10/11/2011 - 20:59

Ta biết tìm đâu người biết quên lời hầu cùng nhau đàm luận!

#114 daicoviet

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 244 Bài viết:
  • 96 thanks

Gửi vào 11/11/2011 - 00:55

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 10/11/2011 - 20:59, said:

Ta biết tìm đâu người biết quên lời hầu cùng nhau đàm luận!

Quên hết lời thì ra dấu tay chân để đàm luận. ( Chọc chút cho vui hihi)
Do chấp ở lời nên mới có cái chuyện quên lời. Tìm như thế thì cã đời không thấy ai.

#115 quanphu2001

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 30 Bài viết:
  • 19 thanks

Gửi vào 11/11/2011 - 03:09

Trong Kinh Kim Cang,Đức Phật có nói:Ta thuyết pháp 49 năm qua,hình như chưa nói lời nào!
Với sự suy nghĩ thông thường của chúng ta,quả là khó hiểu được.

#116 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 22/02/2012 - 14:49

Chí lễ thì không kính trọng riêng ai
Chí nghĩa thì không phân biệt sự vật
Chí trí thì không mưu tính gì
Chí nhân thì không tỏ ra thân thiết;
Chí tín thì không dùng kim tiền thế chấp.

Triệt bỏ sự xung động của chí, giải trừ sự sai lầm của tâm, khử bỏ sự hệ lụy của đức, làm thông sự bế tắc của đạo.

Sáu thứ làm xung động chí là: quý (quý), phú (giàu), hiển (phân biệt rõ), nghiêm (trang nghiêm), danh (danh tiếng), lợi (lợi nhuận).

Sáu thứ làm tâm sai lầm là: dung (dung mạo), động (động thái), sắc (háo sắc), lý (luận lý), khí (khí), ý (ý).

Sáu thứ làm lụy đức là: ố (ghét), dục (muốn), hỉ (mừng), nộ (giận), ai (bi ai), lạc (vui sướng).

Sáu thứ làm bế tắc đạo là: khứ (từ khước), tựu (chấp nhận), thủ (nhận lãnh), dữ (tặng cho), tri (tri kiến), năng (năng lực).

Bốn nhóm sáu này nếu không náo động ta thì tâm ta sẽ chính, chính thì tĩnh, tĩnh thì sáng, sáng thì hư không, hư không thì vô vi. Vô vi nhưng không gì mà không thể làm được.

莊 子 • 庚 桑 楚
Trang Tử - Canh Tang Sở

Sửa bởi HaUyen: 22/02/2012 - 14:58


Thanked by 3 Members:

#117 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 24/02/2012 - 09:15

VỌNG TÂM KHỞI XUẤT

Đức bị tổn khi Thân ta ở trong tình trạng vui và buồn.

Đạo bị lầm lẫn mà dẫn tới rối loạn, khi Thân ta ở trong tình trạng quá vui mừng hay quá giận.

Đức thường bị bỏ rơi (quên) khi Thân ta trong tình trạng hoặc quá yêu hay quá ghét.

Cho nên, khi tâm không âu lo hay vui mừng, thì nói Chí theo đức. Tinh thần chuyên nhất không thay đổi, thì nói Chí theo tĩnh. Không tranh không chấp với ai, thì nói Chí theo hư. Giao tiếp với vật, mà không bị mê hoặc bởi vật, thì nói Chí theo tinh. Không xung đột chống đối với ai, thì nói Chí theo thần.

Cho nên, Hoài Nam Tử - Thuyết Sơn Huấn có nói rằng: "Lạnh cũng run rẩy, sợ cũng run rẩy. Hai việc này cùng tên gọi mà thực trạng thì khác nhau". (Hàn giả đàn, cụ giả diệc đàn, thử đồng danh nhi dị thực dã). Ví như cùng một mục đích mà kết quả thì khác nhau, lưỡng nghi Cha Mẹ cùng một mục đích sinh Con, mà kết quả thì lại khác nhau, hoặc là con trai hoặc là con gái

Thanked by 3 Members:

#118 Hà Uyên

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 1518 Bài viết:
  • 4987 thanks

Gửi vào 13/04/2012 - 07:42

莊 子 • 庚 桑 楚
Trang Tử - Canh Tang Sở


有 實 而 無 乎 處 者 , 宇 也 ;
有 長 而 無 本 剽 者 , 宙 也 。

Hữu thực nhi vô hồ xứ giả, vũ dã ;
Hữu trường nhi vô bản tiêu giả, trụ dã.

Cái có thực mà không xác định được nơi chốn thì gọi là (không gian)
Cái lâu dài mà không truy được gốc ngọn thì gọi là trụ (thời gian)

Thanked by 1 Member:

#119 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 24/04/2012 - 05:02

Chào quanphu2001,

Nhân đọc mấy câu: "về nôm, về cá, về thỏ, về dò, về ý, về lời" dẫu rằng đã từng đọc khi xưa nhưng lúc này lại có sự ghi nhận mới như sau:

Dùng "nôm" là để muốn bắt được "cá" thì đó chỉ là một trong muôn vàn hình thức để bắt được "cá". Do đó, dùng bất cứ hình thức nào để bắt được "cá" là được và vì có muôn vàn cách nên miễn sao có bắt được "cá" thì thôi.

Còn chuyện được "cá" rồi "quên nôm" hay "nhớ nôm" là dụng cụ để bắt được "cá" cũng chẳng quan trọng vì đã được "cá" là QUẢ từ NHÂN đặt nôm mà ra! Nếu như đặt "nôm" mà chưa được "cá" thì có thể "quên nôm" được sao?

"Dụng cụ" ở đây có thể ví như "phương tiện" và khi đã đạt được "mục đích" rồi thì quên "phương tiện" đi - phải chăng đó có phải là ẩn ý của lý lẽ trong bài viết của Trang Tử?

Ví dụ: Tôi lái xe hơi đi đến công ty để làm việc ...

Lái xe hơi là vì để đến sở, đến sở hãy quên xe.

Được thôi, đến khi tan sở ra về, thì cứ hãy quên xe có được không? Đi bộ về à? Cởi ngựa về à?

Nếu như xe hơi bị mất, mà có ngựa để cởi thì ta cởi ngựa ...

Nếu như xe hơi bị mất, mà cũng không có ngựa để cởi thì ta đi bộ ...

Nếu như xe hơi bị mất, mà cũng không có ngựa để cởi và ta thì bị dập cả hai chân khi làm việc ... thì bò hay lết về ...

Có thể cho ta thấy rằng, không chỉ có một phương tiện duy nhất để "chấp" vào (không có là không được) nên mới bảo "quên". Thế nhưng, nếu cỏ đủ cả xe hơi, ngựa, và tay chân ta tốt lành ... thì ta sẽ làm sao để về nhà?



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

quanphu2001, on 10/11/2011 - 20:52, said:

Chào mọi người thân mến.
Thấy chủ đề cũng hay nên tôi vào góp ý vui,không ý gì.
Muốn diễn đạt được ý,người ta phải dùng lời để diển tả, nhưng lời nói còn hạn hẹp và bị gới hạn !Khi đã hiểu ý,thì không còn vướng chấp vào lời.sau đây,tôi ghi lại 1 bài viết của Trang tử về việc này,có tựa là:QUêN LỜI.
Đặt nôm là vì cá,đặng cá hãy quên nôm.
Đặt dò là vì thỏ,đặng thỏ hãy quên dò.
Đặt lời là ý,đặng ý hãy quên lời.
Ta biết tìm đâu người biết quên lời,hầu cùng nhau đàm lâu.


#120 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 21/09/2013 - 01:23

“quẻ Đồn đầy dãy những gian nan trong cuộc sống, nếu muốn sống thì dù không đi được vẫn phải giả vờ đi được, quẻ Mông là ngu muội ấu trĩ, tuy sáng suốt nhưng phải giả vờ ngu muội ấu trĩ, như vậy có thể thoát được những gian nan trong quẻ Đồn”

Quỷ Cốc Tử


chú thích : quẻ Đồn hay còn gọi là quẻ Truân.

______________________________________________

Đây cũng có thể coi là 1 thuyết dùng Dịch nên tôi cho vào trang này.

Sửa bởi dichnhan07: 21/09/2013 - 01:24


Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |