Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
NgoaLong, on 11/11/2014 - 06:01, said:
"Có người" thôi, chứ có biết bao nhiêu người rơi vào trường hợp ấy đã bỏ mạng. Họ bỏ mạng đâu hẳn là vì niềm tin và ước mơ của họ không mãnh liệt. Mà có thể vì những nguyên nhân khác từ bên ngoài như thời tiết khí hậu khắt nghiệt như không có mưa, gặp phải bão bùng, hoặc không được may mắn để có người tìm thấy, v.v... . Những yếu tố đó ngoài sự khống chế của họ (con người). Nếu chỉ với ước mơ và niềm tin mãnh liệt thì có đủ để giúp họ thoát khỏi tay tử thần không?
Cũng với người ấy, cũng với niềm tin và ước mơ ấy, nếu trở lại lần nữa 8 ngày lênh đênh trên biển thì langtuthanhnam có cho rằng sẽ trở về thành công không?
Nói theo khoa học thì 8 ngày lênh đênh trên biển mà không ăn uống gì thì khó mà sinh tồn được. Tuy là không có thực phẩm và nước uống, nhưng có thể uống nước mưa hoặc máu chim, cá, rùa, nói chung là ăn và uống máu từ sinh vật biển.
Nói Edison có lòng kiên trì thì không ai phủ nhận, nhưng nói làm thí nghiệm đến 10,000 lần thì chắc không có mấy người tin. Ngay cả chính Edison chắc cũng không biết con số thật sự là bao nhiêu. Con số 10,000 là nói quá mà thành đấy thôi, cũng như 1 thành 10, 10 thành 100, trăm thành 1000, cứ nói lên và làm tròn mãi mà lên đến 10,000.
Anh đang theo thuyết "định mệnh" chăng? Phải chăng lời khuyên ở đây là không nên làm gì với ước mơ, hi vọng và cố gắng, tất cả do... số mệnh và may mắn?
Em nghĩ thực ra cái điều anh nói cũng có khía cạnh đúng. Nhưng đó là khi nhìn đời ở khía cạnh vi mô và thủ lợi cho mình thôi.
Làm bên nghiên cứu như bọn em, em biết. Thiên tài nhiều khi là do chắt lọc những chất liệu đã được người khác sưu tầm tích trữ và làm cho nó thăng hoa lên đấy thôi - đúng là những con người đã làm cái công viêc sưu tầm và tích trữ kia không có danh để lại cho đời sau, vì họ chả có thiên tài, chả có may mắn, nhưng cái mà họ để tâm để sức mà làm nó là để lại một cái mầm mà lúc nào đó đã trở thành một cái cây tô điểm cho văn hoá của dân tộc họ, của nhân loại, mang lại lợi ích cho con cháu họ.
Xin thưa là còn lâu VN mới làm được phim dã sử như TQ, vì ngoài các vấn đề khác... có một cái là các cụ VN thời xưa ghi chép lịch sử sơ sài hơn TQ nhiều, nên tổng hợp dữ liệu và cảm được cái "hồn" của lịch sử cũng khó hơn. Đã thể còn bị thiêu huỷ nhiều lần.
Những người chết do bệnh dịch hay thiên tai đã để lại kinh nghiệm đối phó với bệnh dịch và thiên tai cho đời sau. Bản thân họ có thể chả đủ phúc phận để qua khỏi nhưng rồi cứ mỗi người một chút, một ít... một lúc nào đó bệnh dich hay thiên tai sẽ được vượt qua, và những người mệnh yếu hơn nữa cũng có thể được cứu. Chưa kể nhiều người vì trong nhà cũng có người chết mà có động lực thành bác sĩ, nhà khoa học giỏi đó.
Cần nói thêm là chính những bậc thầy về nghệ thuật dối trá và tuyên truyền của thế giới này rất tin vào cái nhân "lý tưởng và hi vọng" của bất cứ phong trào lớn lao nào. Goebbels ban đầu nó muốn gia nhập quân đội để tuyên truyền cho lý tưởng của y bằng chính tấm gương của mình kia, nhưng thể chất quá tồi tệ không chỗ nào nhận, nên y biết phận ngậm hờn rằng mình chỉ có thể làm cái loa tuyên truyền cho người khác mà thôi. Hitler với Rommel lúc mới gặp nhau đã mang nhau ra thử, là thử độ lý tưởng và lòng dũng cảm. Lúc tiến vào Praha, một thành phố thù địch mới chiếm được, bọn SS nó chưa kịp tới để hộ vệ cho Hitler. Hitler quay ra hỏi Rommel lúc ấy là một thằng chỉ huy cận vệ, là bây giờ làm thế nào. Rommel bảo "chúa công" là cứ lái xe một mình qua các đường phố mà đi lên thẳng lâu đài Hradschin. Hitler làm gì? Lúc đấy quay ra mà bảo Rommel "m*y điên à? Nhỡ t*o chết thì sao? t*o mà chết thì chế độ sụp đổ mất. m*y là loại cận vệ gì thế?", về mặt lý trí thông thường thì cũng đúng, nhưng mà sẽ hỏng việc ngay (và xin thưa đây sẽ không phải là lần duy nhất có người thách thức Hitler như thế đâu). Nhưng từ đấy hai người tin nhau, tin một cách mù quáng. Thực ra lý tưởng của họ không giống nhau, nhưng cái chỗ mà "Đòi hỏi sự hi sinh và cống hiến của người khác thì chính mình cũng phải sẵn sàng hi sinh bất cứ lúc nào, thì mới xứng đáng với địa vị thủ lĩnh và mệnh trời", thì họ giống nhau. Tất nhiên cái lý tưởng hâm hấp của họ nó cũng có hậu quả, nhưng một điều chắc chắn là nó đã cho họ sức mạnh để làm việc động trời. Tỷ lệ sĩ quan Đức tử trận cao hơn rất nhiều, nhưng hiệu suất chiến đấu của toàn quân so với các đội quân khác cũng cao hơn rất nhiều.
Đúng là có thể dũng cảm thì vẫn chết, nhưng xưa nay chưa từng thấy "mệnh trời"/sự tuân phục của thiên hạ/sức mạnh của tự nhiên cho phép làm được những kỳ tích, nó đến với những thằng hèn. Washington, Napoleon,... toàn những kẻ cực kỳ liều. Lão nào mà dính một tý Thái Dương sáng vào, lại còn liều ở nhiều chỗ thừa mứa và mơ mộng đến khùng điên nữa kia.
Em cũng chả phải loại thánh nhân gì đâu (cũng chả biết mình là cái loại gì nữa; lúc thì nhát lúc thì.. không thế mà chả cảm thấy gì hết tuỳ hứng; nên em nghĩ mọi người khác cũng như mình), nhưng mà thực sự là không nên chế nhạo dũng khí của người khác.
Đất nước ta nghèo vì những con người không muốn cho mà cứ ngồi hi vọng được nhận lại hoài, lại còn dạy dỗ con cháu và khuyến khích bạn bè sống hèn nữa.
Ở chỗ vi mô thì có khi nhân định thắng thiên, có khi không, nhưng ở chỗ vĩ mô thì nhân chính là thiên đấy. Vả khi nào anh thử làm việc gì do cảm hứng và ước mơ của mình, quên hết danh lợi đi, trong một khảonh khắc đó anh sẽ thấy bản thân việc đó cũng tự nó xứng đáng rồi, chả cần quan tâm đến kết quả.