Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?
daicoviet
02/05/2011
Anh Thatsat có phải là gốc khoa học không mà viết về thời gian chí lý như thế.
Nhà bác học Pháp Poincaré đã đưa ra mấy vấn đề về thời không. Chẳng hạn hễ tất cả mọi diễn biến đều chậm lại như nhau hoặc nhanh lên như nhau ta chẳng có thể nào biết được thời gian đã đổi thay.
Đa^y cu~ng la` y' nghi~a cu?a chu*~ Di.ch .
Ngoa`i tho*`i Kho^ng co`n co' Thu*'c , ca? ba cu`ng hiê.n hu*u*~ tuo*ng ta'c lâ?n nhau thi` mo*'i tha`nh Di.ch .
PS : Ca'm o*n nghen Phong So*n Co^?. Tui co' ca'i ta^.t ke'o con chuo^.t ca'i ro^.t xuo^'ng ta^.n du*o*'i la`m ca'i Windows task bả hie^.n lên che ma^'t ma^'y o^ cho.n phong chu*~ Viê.t . Co' thê? do*`i no' le^n cao mo^.t chu't ngay du*o*'i o^ Tiê'ng Viê>t đê? tra'nh bi. che . Mà sao tôi chọn VIQR rồi mà bỏ dấu chu*~ vẩn tùm lum ?
Sửa bởi daicoviet: 02/05/2011 - 14:31
VuiVui
02/05/2011
Trích dẫn
Trích dẫn
Tôi, trái lại, cho rằng mô hình toán học của Tử Vi BẮT BUỘC phải giới hạn trong 12 đại hạn, tức là cho các tuổi ta từ 121-125 trở xuống. Và -theo tôi- sự bắt buộc này có lý do, khởi từ cách hình thành của mô hình.
Nếu không phiền, Ông có thể cho biết mô hình đó của ông. Tôi sẵn sàng phản biện !
Trích dẫn
Với khác biệt quá cơ bản này tôi không hiểu chúng ta có nên tiếp tục tranh luận hay chăng?
Khác biệt không quan trọng. Quan trọng là đúng hay sai !
Trích dẫn
Tôi đã nói rồi đấy. Tôi cho rằng mô hình của Tử Vi không phù hợp với tuổi 126 trở lên. Nếu ông chủ trương ngược lại thì chúng ta nên tranh luận ngay từ vấn đề cơ bản này. Bởi lập luận cho can hạn lệ thuộc vào nó, tranh cãi về can hạn mà chủ trương cơ bản đã khác nhau sẽ không đi đến đâu cả.
Tôi đã đề nghị ở trên.
Trích dẫn
Không đúng! Dù cho dương nam âm nữ đi nữa thì cách của Đài Cảng vẫn phạm lý mà ông gọi là "một chiều hướng tới của thời gian" (Cần nhấn mạnh là đối với tôi phạm lý này chẳng sao cả. Người bảo là "có sao" là ông).
Chính vì vậy tôi mới dùng từ Có Vẻ Như. Điều đó có nghĩa là thoạt nhìn, về hình thức thì như là thuận. Nhưng đi chi tiết, cụ thể hơn thì sẽ có vấn đề. Cho nên khi tôi xét, Tôi khởi từ Dần, cho Mệnh thường ở Dần, và với ví dụ cụ thể chỉ tới Thìn cung. Cho nên, tôi lấy luôn ý giới hạn 12 đại vận của ông thì sẽ dễ thấy có vẻ như, là như thế.
Nay ông dẫn mệnh cung an tại tuất, thậm chí tại sửu, thì hiện rõ cái gọi là vi phạm tính liên tục của thời gian.
Và Ông cũng đã thừa nhận. Bất luận dương nam âm nữ hay là âm nam dương nữ. Nên, cũng không cần nhắc lại vấn đề này nữa. Quan trọng là bản chất của vấn đề.
Trích dẫn
Tóm lại bất luận âm dương nam nữ, cách định can hạn của Đài Cảng chắc chắn phạm lý "một chiều hướng tới" ở giao điểm Sửu Dần. Nên nếu ông cho rằng phạm lý này là bất hợp lý thì bất luận âm dương nam nữ cách này (theo ông) đều bất hợp lý.
Vâng, phạm lý một chiều hướng tới. Nhưng không chỉ ở giao điểm sửu – dần, mà đối với âm nam dương nữ, nó còn đảo chiều thời gian. Chính vì vậy tôi mới nhấn mạnh ở điểm này.
Trích dẫn
Kết luận mà tôi muốn đưa tới là: Nếu đã coi cách định cung mệnh của Tử Vi là hợp lý thì không thể nói cách đinh can hạn của Đài Cảng là bất hợp lý (vì "phạm lý một chiều hướng tới của thời gian").
Đây là một suy luận thiếu căn cứ. Không chặt chẽ.
Bởi vì thời gian trôi một chiều, có luật của nó. Đó là luật Đếm từ Quá khứ Tới Tương lai. Không có chiều đếm ngược lại. Nhưng Mệnh thì có cặp âm dương cho nó, là mệnh – thân. Cung an mệnh có cặp âm dương là cung an thân. Có hai chiều vận hành rõ ràng. Không thể quy chụp mệnh với thời gian với nhau trong vận hành được.
Trích dẫn
Xin ông chú ý phần “giờ nghịch” của cách định cung mệnh. Cách này cũng đi ngược mà không hề tuân thủ luật tuần tự nhi tiến. Qua khỏi cung Dần là có sự đảo ngược chiều thời gian, tức là cũng vi phạm tính “một chiều trôi của thời gian” mà ông nói tới.
Sai ! Tôi đã nói ở trên.
Trích dẫn
Căn cứ đâu mà nói thế?
Sự thật:
-Nếu đi thuận (dương nam âm nữ) thì Kỷ Mão tương ứng với tương lai của Mậu Dần
-Nếu đi nghịch (âm nam dương nữ) thì Mậu Dần tương ứng với tương lai của Kỷ Mão.
Rất quan trọng là cặp chữ “tương ứng” mà không phải “là”. Căp chữ “tương ứng” cho biết đây là một phép tính toán học.
Tôi xin nhắc lại. Không có chuyện đi ngược với đi thuận. Cách tính can chi đại vận của đài cảng, tự nó đã nói, ví dụ kỷ mão đương nhiên là tương lai của mậu dần. Bởi vì như tuổi ất – ví dụ, theo ngũ hổ độn, đếm theo chiều chảy của thời gian xác định can chi tháng: ất canh thì mậu là Can tháng giêng.
Mậu khởi từ Dần, nên la Mậu dần, tiếp theo là kỷ mão > canh thìn > tân tị > nhâm ngọ > quý mùi > giáp thân > ất dậu > bính tuất > đinh hợi > mậu tý > kỷ sửu.
Can chi tháng đã được định. Không thay đổi. Nhưng với trường hợp đi ngược, tức là đối với âm nam dương nữ thì số tuổi đại vận lại đi ngược so với nó. Như mệnh tại thìn, thủy cục, rõ ràng tại thìn đại vận 2-11, mão đại vận 12-21, dần đại vận 22-31, ... Như thế, tuổi của đại vận thì cứ tăng, trong đó can của đại vận thì cứ đi lùi.
Cho nên tôi nói, kỷ mão luôn là tương lai của mậu dần, nhưng đại vận thì lại ngược lại. Chỗ bất hợp lý của đài cảng là ở chỗ này !
Trích dẫn
Dựa vào đâu mà nói thế? Mô hình này có nói vạn sự chấm dứt ở Dần bao giờ?
Cái đó là Ông nói, số đại vận theo mô hình của ông chỉ tới 12 là hết. Và tôi nói trong trường hợp này mệnh an tại Dần. Đi hết một vòng 12 cung đến mậu dần – cung khởi, tới kỷ sửu là cung cuối. Chính là nội dung cái lý của ông !
thatsat
02/05/2011
vuivui, on 02/05/2011 - 17:08, said:
Sửa bởi thatsat: 02/05/2011 - 18:45
VuiVui
02/05/2011
thatsat, on 02/05/2011 - 17:58, said:
thatsat
02/05/2011
vuivui, on 02/05/2011 - 19:55, said:
Sửa bởi thatsat: 02/05/2011 - 20:33
Thienkyquy
02/05/2011
Tôi nghĩ chúng ta nên để cho hai anh Vuivui và VDTT tập trung vào chủ đề chính với nhau, quý vị nào thấy không đúng thì có thể vào viết về cái chỗ bất hợp lý là đủ, còn các bạn đã đồng tình thì miễn bàn, vì có bàn thì cũng chẳng có gì khác, trừ phi muốn góp ý làm rõ hơn thì ok. Mong rằng 2 anh cũng không cần phải trả lời những câu hỏi khác trong lúc này, trừ phi câu hỏi đó, giúp ích làm sáng tỏ cho vấn đề và nếu thấy cần thiết thì trả lời, không thì thôi, sau này có thời gian thì trở lại. Trường hợp bạn nào thấy có thể đóng góp một cái gì làm cho nó rõ hơn để mọi người hai bên thấy thì nêu ra để giúp đỡ. Chúng ta không cần phải vào viết lung tung làm cho nó trở nên rối rắm, vì không khéo sẽ khiến chủ để bị biến thái lúc nào không hay. Thật ra, tôi cũng đang có bao nhiêu câu hỏi cần được anh VDTT trả lời, vì bị nhét chữ vào mồm mình đây vậy mà còn phải nín nhịn chờ thời, khi nào anh Vuvui xong thì sẽ đến tôi. Thế đấy, nếu không có nội công hàm dưỡng, dễ bị ung thư lắm chứ đâu phải chơi hihihi.
Bây giờ để giúp cho mọi người dễ thấy hơn tôi xin đề ra thế này đế quý vị thấy cho rõ (Vì tạm thời chưa vẽ hình được, bạn nào nhanh tay vẽ được hình để minh họa giúp thì tốt quá):
Khi chúng ta nói đến Can Chi trong Đông Phương học thì phải nên trở ngược về một chút cho có đầu đuôi. Ta hãy bắt đầu như thế này để cho mọi người dễ thấy và quý vị hãy hình dung cấu trúc của nó theo hình xoắn ốc từ trong ra ngoài THUẬN qua 12 cung Tử Vi bắt đầu từ tháng Giêng năm Quý Hợi, (hoặc từ ngoài vào trong NGHỊCH nếu muốn nhìn một cách khác)
Ta hãy lấy năm Giáp Tí để mà tính cho dễ vì Can Chi bắt đầu ở đó.
Khi nói đến năm Giáp Tí thì không thể quên trước nó chính là tuần Giáp Dần và đến năm cuối cùng của Tuần Giáp Dần là Quý Hợi cho nên Can của Quý Hợi là thế này:
1. Bắt đầu tháng Giêng Giáp Dần khởi đi Ất Mão (2), Bính Thìn (3), Đinh Tỵ (4), Mậu Ngọ (5), Kỷ Tỵ (6), Canh Thân (7), Tân Dậu (8), Nhâm Tuất (9), Quý Hợi (10), Giáp Tí (11), Ất Sửu (12).
2. Sau năm Quý Hợi là Giáp Tí, lại từ tháng Ất Sửu (12) tiếp theo Bính Dần (1) khởi đi Đinh Mão (2), Mậu Thìn (3), Kỷ Tỵ (4), Canh Ngọ (5), Tân Mùi (6), Nhâm Thân (7), Quý Dậu (8), Giáp Tuất (9), Ất Hợi (10), Bính Tí (11), Đinh Sửu(12).
3. Sau Giáp Tí là năm Ất Sửu lại tiếp tục từ tháng Đinh Sửu (12) tiếp theo Mậu Dần (1), Kỷ Mão (2), Canh Thìn (3), Tân Tỵ (4), Nhâm Ngọ (5), Quý Mùi (6), Giáp Thân (7), Ất Dậu (8), Bính Tuất (9), Đinh Hợi (10), Mậu Tí (11), Kỷ Sửu (12).
Ở đây chỉ lấy 3 năm để làm rõ vấn đề của Can Chi là thế, chứ không phải như nhiều người hiểu lầm tự động nói đến Giáp Tí là chỉ dựng lên từ tháng Bính Dần là xong, không cần phải biết tháng trước tháng Dần năm trước đó là Can gì, và cũng không cần biết tháng Giêng (Dần) của năm sau đó là Can gì. Nếu thế thì có thể cho là Khoa Học được chăng? Vì ví như năm Giáp Tí, tháng Giáp Tí, Ngày Giáp Tí, giờ Giáp Tí, chính là cái Mốc thời gian là Thiên Khai ư Tí từ xa xưa, nay làm nhỏ lại cũng là năm Giáp Tí, bất kể Nguyên gì... Tức là ý muốn nói, sỡ dĩ có tháng Bính Dần của năm Giáp Tí là vì tháng 11 là Giáp Tí, tháng 12 là Ất Sửu, và ngày xưa người ta lấy tháng 11 của lịch pháp là tháng đầu năm, cho nên mới trở thành rối rắm mà sau này nhiều người không hiểu là vậy. Nếu không có tháng Giáp Tí của năm trước, thì xin thưa sẽ chẳng có tháng Bính Dần của tháng giêng năm sau. Không thể dựng lên năm Giáp Tí tháng Bính Dần rồi không them nhận người anh em Giáp Tí, Ất Sửu của mình nữa được. (Nếu nói không có bắt đầu và kết thúc đó chỉ vì là thời gian trôi miễn viễn, vô cùng vô tận, nhưng không phải là không có mốc thời gian)
Nếu cho là không cần vẫn Khoa Học thì phải xác định thế này:
1. Khi Trần Đoàn Lão Tổ lập ra Tử Vi không hề áp đặt Can Chi để lập Vận, mà chỉ dùng Can Chi của 12 tháng trong một năm để lập Cục cho Cung Mệnh, vì Cục của 12 Cung trong Tư Vi tượng trưng cho 12 tháng của năm đó mà thôi. Do đó, bất kể Mệnh đóng ở đâu cũng có Can Chi để lập Cục, không hề phân năm trước năm sau, không phân Âm Dương Nam Nữ, vì nó là 12 tháng của một năm và chỉ có thể nằm trong 12 cung không thể khác.
2. Nếu không cần biết những Can của năm trước và Can của năm sau thì như vậy là Áp Đặt không lề lối, không Khoa Học. Vì an cung Mệnh thì không cần biết năm trước năm sau và thời gian của tương lai hay quá khứ, vì nó chỉ có thể nằm 1 trong 12 tháng của năm đó, không thể nào khác được (hơn nữa, cung Mệnh tự nó tàng ẩn nhưng hiển hiện một quá khứ rõ ràng nên mới nghịch theo giờ sinh). Nhưng Vận thì không được, vì Vận Trình là thuộc về Âm Dương Nam Nữ và thời gian của một đời người. (Đây là Điểm Sai Lầm của "Đại Càn" [Đài Cảng] - làm bậy, làm càn, chẳng có gì hay ho).
3. Từ 2 điểm trên mới có xác định, nếu theo Can Chi của Vận (xin nhắc lại không phải nạp Âm của Cục tháng Cung an Mệnh) thì Dần không phải là cái Mốc tháng Giêng bất di bất Dịch, mà phải có cái tháng trước hay sau nó của những thời gian trước hoặc sau nó của một Năm hay một Vận khác. Ngược lại thì không thể dùng Can Vân. (Hết)
Do đó cho thấy, nếu chỉ biết có Can năm duy nhất mà thôi thì giống như kẻ chỉ nghĩ có mình mình, chẳng biết có cha mẹ, anh em gì ráo trọi. Loại sống độc lập một mình. Đông Phương Học mà có thể như thế được ư? Đông Phương Học thì phải có Tam Tài, Vận Hạn có Can Chi là Hiện Tại, Quá Khứ, Vị Lai, nên lý Thuyết nào chỉ có Hai Tài thì nhất định là thiếu mất một "Tai", mà thiếu mất một Tai thì thường nghe không rõ hoặc nghe không được, không vô, KHÔNG THÔNG.
Tóm lại, nếu chấp nhận Vận có Can Chi thì phải đủ Tam Tài - Hiện Tại Nghịch về Quá Khứ hoặc Thuận tới Tương Lai, đều không ngưng trệ. Ngược lại hễ có ngưng trệ ở một cung nào đó là Vô Lý! (Nhưng ai thấy có lý thì cứ dùng chẳng có vấn đề gì).
[Nếu bạn nào có khả năng vẽ giùm 12 ô Tử Vi theo hình trôn ốc từ trong ra ngoài. Sau đó lập liền 3 năm như nói ở trên để biểu diễn sự nối tiếp của 36 ngôi nhà của một làng xây theo hình trôn ốc, để dễ thấy bất kỳ lúc nào hay năm nào, nếu mặt trời mặt trăng hoặc Sao chiếu đến làng đó thì tất cả những gì xấu tốt vào 36 ngôi nhà ở làng đó đều bị hoặc được, chỉ là ảnh hưởng có khác nhau đôi chút, (vì tùy theo nằm trước mặt sau lưng nhau hay do xa gần mà có khác nhau)].
Thiên Kỷ Quý
VDTT
02/05/2011
vuivui, on 02/05/2011 - 17:08, said:
Tôi hy vọng ông làm trọn vẹn nhiệm vụ một người phản biện, theo diễn trình: Đọc, hiểu, phản biện. Mà không phải là một trong các trường hợp sau:
-Không đọc, chỉ nghe đồn mà phản biện.
-Không đọc, yêu cầu đối phương giải thích tất cả rồi phản biện khiến đối phương mất thời giờ vô ích, lại không thực tế nữa vì trên mạng ảo chỉ có thể giải thích một phần rất nhỏ của lý thuyết khoa học thôi.
-Đọc chưa hiểu ý, cứ phản biện, khiến đối phương phải giải thích cho mình hiểu. Nhờ đó mình đỡ mất thời giờ đọc.
Phần sau đây chỉ là đại lược.
Đại lược MÔ HÌNH TỬ VI: (dùng dấu => để chỉ phép tương ứng)
Vĩ mô: NĂM (có tính toàn thể)
Năm sinh => Toàn thể cuộc đời => toàn thể địa bàn
Vi mô: THÁNG (có tính cục bộ địa phương)
1 tháng => Một giai đoạn của cuộc đời tức 1 đại hạn => 1 cung
12 tháng => Toàn thể mọi giai đoạn của cuộc đời tức 12 đại hạn => 12 cung
(Chú ý: Nếu ra ngoài 12 đại hạn của năm sinh thì vi mô và vĩ mô không nhất quán, nên phải loại bỏ. Đây là lý do tại sao Tử Vi phải giới hạn trong 125 năm. Nếu muốn đi quá 125 năm phải bỏ hẳn mô hình này, hoặc thêm năm một cách tùy tiện, giới khoa học gọi là ad hoc theory, nôm na là tạm vẽ rắn thêm chân, ad hoc theory nào phù hợp thực tế thì tạm giữ cho tới khi có thuyết mới.)
Lý khai sinh:
Sự khai sinh của năm (Tháng giêng giờ Tí) => Sự khai sinh của người
Lý vận hành tương đương giữa tháng giờ
Tháng giờ nghịch chuyển => Tính không đổi
vuivui, on 02/05/2011 - 17:08, said:
Xét trên nền tảng tranh luận khoa học, bảo mệnh thân là một cặp âm dương để đả phá thuyết định hạn của Đài Cảng có quá nhiều tính ước đoán, và không thể nào tranh luận để đạt kết quả thỏa tiêu chuẩn khoa học. Ấy bởi vì thuyết âm dương chưa phải là khoa học nên khi dùng thuyết âm dương để tranh luận mỗi người có thể diễn giải thuyết âm dương một cách khác nhau.
Thí dụ: Ông cho rằng mệnh-thân là một cặp âm dương nên không có vấn đề như đại hạn,
-Ông A có thể cãi rằng mệnh-thân không phải là một cặp âm-dương (và hai bên sẽ cãi đến vô cùng, và dù nói có sách mách có chứng cũng không giải quyết được gì cả vì không có sách giáo khoa âm dương nào được hàn lâm viện chấp nhận). Như hiện giờ đã có anh thatsat đóng vai ông A; thử xem cuộc tranh luận này đi về đâu.
-Bà B có thể cãi rằng Mệnh Thân không phải là một cặp âm dương hoàn chỉnh theo kiểu [X] và [-X] mà chỉ là một cặp âm dương bán phần [x, y] và [x, -y] với x=tháng, y=giờ. Ông có thể bảo bán phần là có thể coi là cặp âm dương rồi, bà B bảo ngược lại là bán phần không được. Cãi đến bao giờ?
-Bà C có thể cãi rằng nếu cặp âm-dương là tiêu chuẩn thì đại hạn cũng có một cặp âm dương, vì mỗi một trường hợp hạn đi thuận có một trường hợp hạn đi nghịch tương ứng. Thí dụ: Tuổi Giáp Tí đúng là nam đi thuận và phạm lý liên tục ở Sửu Dần. Nhưng đối lại nam thì có tuổi Giáp Tí nữ đi nghịch và phạm lý liên tục ở Sửu Dần, nên đại hạn của nam và đại hạn của nữ cộng lại thành một cặp âm dương. Nếu ông bảo rằng âm dương phải cùng trong một lá số mới được thì bà B có thể phản biện bằng thí dụ thực tế của khoa học là cặp âm dương electron – positron, rõ ràng là có thể hiện hữu độc lập với nhau, cho thấy rằng vũ trụ không hề có đòi hỏi là âm dương phải cùng có mặt trong một thực thể, mà chỉ có đòi hỏi là cùng hiện hữu trong vũ trụ thôi. Cho nên cặp âm dương hiện ra trong hai lá số chẳng sao cả.
Tóm lại, cãi đến vô cùng.
vuivui, on 02/05/2011 - 17:08, said:
Cho nên tôi nói, kỷ mão luôn là tương lai của mậu dần, nhưng đại vận thì lại ngược lại. Chỗ bất hợp lý của đài cảng là ở chỗ này !
Can đi ngược không được, vậy tại sao chi đi ngược lại được?
vuivui, on 02/05/2011 - 17:08, said:
VuiVui
03/05/2011
Trích dẫn
Tôi hy vọng ông làm trọn vẹn nhiệm vụ một người phản biện, theo diễn trình: Đọc, hiểu, phản biện. Mà không phải là một trong các trường hợp sau:
-Không đọc, chỉ nghe đồn mà phản biện.
-Không đọc, yêu cầu đối phương giải thích tất cả rồi phản biện khiến đối phương mất thời giờ vô ích, lại không thực tế nữa vì trên mạng ảo chỉ có thể giải thích một phần rất nhỏ của lý thuyết khoa học thôi.
-Đọc chưa hiểu ý, cứ phản biện, khiến đối phương phải giải thích cho mình hiểu. Nhờ đó mình đỡ mất thời giờ đọc.
Trích dẫn
Phần sau đây chỉ là đại lược.
Đại lược MÔ HÌNH TỬ VI: (dùng dấu => để chỉ phép tương ứng)
Vĩ mô: NĂM (có tính toàn thể)
Năm sinh => Toàn thể cuộc đời => toàn thể địa bàn
Vi mô: THÁNG (có tính cục bộ địa phương)
1 tháng => Một giai đoạn của cuộc đời tức 1 đại hạn => 1 cung
12 tháng => Toàn thể mọi giai đoạn của cuộc đời tức 12 đại hạn => 12 cung
(Chú ý: Nếu ra ngoài 12 đại hạn của năm sinh thì vi mô và vĩ mô không nhất quán, nên phải loại bỏ. Đây là lý do tại sao Tử Vi phải giới hạn trong 125 năm. Nếu muốn đi quá 125 năm phải bỏ hẳn mô hình này, hoặc thêm năm một cách tùy tiện, giới khoa học gọi là ad hoc theory, nôm na là tạm vẽ rắn thêm chân, ad hoc theory nào phù hợp thực tế thì tạm giữ cho tới khi có thuyết mới.)
Lý khai sinh:
Sự khai sinh của năm (Tháng giêng giờ Tí) => Sự khai sinh của người
Lý vận hành tương đương giữa tháng giờ
Tháng giờ nghịch chuyển => Tính không đổi
Tôi sẽ đọc để có thể phản biện toàn diện. Nhưng ngay tại đây, cũng có thể phản biện thẳng vào ý tưởng của mô hình.
Cho rằng: Năm sinh => Toàn thể cuộc đời => Toàn thể địa bàn.
Là không có cơ sở, gượng ép. Lại tiếp xác định rằng 1 tháng => Một giai đoạn của cuộc đời tức 1 đại hạn => 1 cung.
Thực tế, tứ trụ xác định một lá số, tức là một cuộc đời. Nói cách khác, chính là toàn thể một cuộc đời. Nay tách ra, tự sắp xếp trật tự mà không có căn nguyên, thì không thể chấp nhận được.
Vì thế, kết luận 12 tháng => Toàn thể mọi giai đoạn của cuộc đời tức 12 đại hạn => 12 cung là hoàn toàn bất hợp lý. Chẳng khác gì cái chuyện, con gà trong rọ của tôi thì nó sẽ là của tôi. Nhưng con gà từ đâu ra thì không chứng minh được.
Tôi tin rằng, cho dù có dẫn giải thế nào, cũng không thể cải thiện được bản chất của hai tiêu đề có tính gượng ép trên. Vì vậy, về căn bản có thể kết luận luận điểm cho rằng 12 cung là giới hạn của số đại vận là không chấp nhận được.
Hơn nữa, về lý tính, cho rằng năm sinh ứng với cuộc đời, tháng ứng với đại vận thì ngày sẽ "ứng với tiểu vận ?" và giờ sẽ "ứng với nguyệt vận ? ". Mà với cái lý này sẽ là vô lý ! Còn nhật vận ? Thời vận ?
Trích dẫn
Xét trên nền tảng tranh luận khoa học, bảo mệnh thân là một cặp âm dương để đả phá thuyết định hạn của Đài Cảng có quá nhiều tính ước đoán, và không thể nào tranh luận để đạt kết quả thỏa tiêu chuẩn khoa học. Ấy bởi vì thuyết âm dương chưa phải là khoa học nên khi dùng thuyết âm dương để tranh luận đúng sai đã là ước đoán vì mỗi người có thể diễn giải thuyết âm dương một cách khác nhau.
Ấy là theo quan điểm của Ông là như vậy. Tôi cho rằng vì thiếu căn bản về âm dương học nên mới có phát biểu như vậy. Bởi vì trong sự so sánh nền tảng, thì những cái gọi là khoa học được đem áp dụng vào đông phương học, không có một nền tảng nào đủ vững chắc như nền tảng của âm dương học. Thậm chí, âm dương học có thể giải thích hàng loạt những vấn nạn triết học hay khoa học có tính nền tảng. Vì vậy, chỉ là do thiếu căn bản vững chắc của âm dương học mới khiến người ta có phát biểu nghi ngờ và cho rằng không thể dùng âm dương để phán xét đúng sai của khoa học. Trong khi đó, tính khoa học trong tử vi lại còn mập mờ hơn nữa. Cho nên, tôi cho rằng sự so sánh, và đòi hỏi này là khiên cưỡng và khập khiễng. Trong khi đó, toàn bộ kiến thức tử vi của đài cảng cũng không ra ngoài lý âm dương ngũ hành, lấy âm dương ngũ hành làm nền tảng thì tại sao lại không thể sử dụng nó để đánh giá lý luận đại vận của đài cảng !
Trích dẫn
Thí dụ: Ông cho rằng mệnh-thân là một cặp âm dương nên không có vấn đề như đại hạn,
-Ông A có thể cãi rằng mệnh-thân không phải là một cặp âm-dương (và hai bên sẽ cãi đến vô cùng, và dù nói có sách mách có chứng cũng không giải quyết được gì cả vì không có sách giáo khoa âm dương nào được hàn lâm viện chấp nhận). Như hiện giờ đã có anh thatsat đóng vai ông A; thử xem cuộc tranh luận này đi về đâu.
-Bà B có thể cãi rằng Mệnh Thân không phải là một cặp âm dương hoàn chỉnh theo kiểu [X] và [-X] mà chỉ là một cặp âm dương bán phần [x, y] và [x, -y] với x=tháng, y=giờ. Ông có thể bảo bán phần là có thể coi là cặp âm dương rồi, bà B bảo ngược lại là bán phần không được. Cãi đến bao giờ?
-Bà C có thể cãi rằng nếu cặp âm-dương là tiêu chuẩn thì đại hạn cũng có một cặp âm dương, vì mỗi một trường hợp hạn đi thuận có một trường hợp hạn đi nghịch tương ứng. Thí dụ: Tuổi Giáp Tí đúng là nam đi thuận và phạm lý liên tục ở Sửu Dần. Nhưng đối lại nam thì có tuổi Giáp Tí nữ đi nghịch và phạm lý liên tục ở Sửu Dần, nên đại hạn của nam và đại hạn của nữ cộng lại thành một cặp âm dương. Nếu ông bảo rằng âm dương phải cùng trong một lá số mới được thì bà B có thể phản biện bằng thí dụ thực tế của khoa học là cặp âm dương electron – positron, rõ ràng là có thể hiện hữu độc lập với nhau, cho thấy rằng vũ trụ không hề có đòi hỏi là âm dương phải cùng có mặt trong một thực thể, mà chỉ có đòi hỏi là cùng hiện hữu trong vũ trụ thôi. Cho nên cặp âm dương hiện ra trong hai lá số chẳng sao cả.
Nội dung này thể hiện hoàn toàn không hiểu về lý âm dương !
Tôi nêu ví dụ về Bà C mà Ông đã đưa ra.
-Không ai nói cặp âm dương là tiêu chuẩn cả ! Mà là do Thái cực sinh lưỡng nghi. Đại vận, tự nó, như một "khách thể" vẫn có tồn tại một đối lập với nó mà thành lưỡng nghi – âm dương. Thời gian cũng có âm dương, đó là quá khứ và tương lai là một cặp âm dương. Nhưng luật đếm thời gian, theo cách gọi của đông phương mà Chu Hy là đại biểu, đó là Lý, theo Lão tử, đó là Đạo thể hiện mối liên hệ âm dương và luật được xác định – như một nguyên lý – là đếm từ quá khứ tới tương lai. Chứ không có luật đếm từ tương lai về quá khứ. Luật này có bản chất Dịch lý. Thể hiện sự Đi Ra của vạn vật.
Toàn bộ lý trên không phải là lý suy tưởng, mà đó chỉ là sự Mô Tả triết học. Lý của nó, Tôi có thể nói, còn mạnh hơn, lô gíc hơn nhiều so với ngay cả triết học suy tưởng trên các khoa học hiện đại. Thiết nghĩ với những gì tôi đã nêu, thuộc về cơ bản của các cơ bản. Hễ có nền tảng dịch lý và triết học tất sẽ xác nhận được ngay.
Theo lý tôi trình bày trên, ví dụ Bà C là không hợp lý.
Trích dẫn
Nếu ông bảo rằng âm dương phải cùng trong một lá số mới được thì bà B có thể phản biện bằng thí dụ thực tế của khoa học là cặp âm dương electron – positron, rõ ràng là có thể hiện hữu độc lập với nhau, cho thấy rằng vũ trụ không hề có đòi hỏi là âm dương phải cùng có mặt trong một thực thể.
Thì Tôi xác định, quan điểm này, khẳng định là không hiểu lý âm dương !
Trích dẫn
Bỏ can đi thì vẫn còn chi. Thực tế là âm nam dương nữ đại hạn đi nghịch.
Can đi ngược không được, vậy tại sao chi đi ngược lại được?
Thì tôi vẫn xác định âm nam dương nữ đại vận đi ngược, mà can chi của đại vận – theo đài cảng – thì đi thuận. Có thế mới nên chuyện !
Tôi nói, thời gian không đi ngược, chứ tôi không "bẻ" can riêng với chi. Cho nên, cái lô gíc nằm ở chỗ tương quan thời gian và đại vận, chứ không phải ở chỗ can hay là chi với đại vận !!! Nên nhớ, Can hay Chi đều có phương vị, không chỉ là thời vị mà thôi. Nhưng thời gian – trụ – là thời gian gian !
Trích dẫn
Cái đó không phải là tôi nói, mà là ông diễn giải điều tôi nói dẫn đến một kết quả của ông. Xin đừng dùng câu “nội dung cái lý của ông”, mà hãy đề rõ điều kiện dẫn đến kết quả đó. Tại sao phải thế, vì ngay chính tôi đọc những gì ông viết còn hiểu lầm nói gì đến người khác. Nhỡ người đọc tưởng tôi chủ trương mọi sự chấm dứt ở Dần (một cách vô điều kiện) rồi truyền bá tin này đi thì có phải là tai hại hay không.
Ta cứ giả thiết mệnh an tại Dần, thì cái lý 12 cung đại vận giới hạn, thì kết thúc phải là đại vận ở cung sửu. Thế thôi.
Sửa bởi vuivui: 03/05/2011 - 00:28
Địa Kỳ Tài
03/05/2011
Tất cả đều không ngoài "Thể và Dụng" - Thể là khuôn mẫu bất di bất dịch ...Dụng là hành Dụng từ cái Thể đó - đế áp dụng qua sự biến hoá, tao tác âm dương ngũ hành, để định vượng suy, thành bại, trắc trở hoặc hạnh thông ...
Vậy thì cái Thể ban đầu, Can và Chi - Sự chuyển vận bất di bất dịch:
Với Thiên Can,
Điểm Khởi từ: 1)Giáp, 2)Ất, 3)Bính, 4Đinh, 5)Mậu, 6)Kỷ 7)Canh 8)Tân 9)Nhâm 10)Quý
Với Địa Chi,
Điểm Khởi Từ: 1)Tí , 2)Sửu 3)Dần 4)Mão 5)Thìn 6)Tỵ 7)Ngọ 8)Mùi 9)Thân 10)Dậu 11)Tuất 12)Hợi
Vậy thì Khởi điểm, từ Can đến Chi cùng chung (mẫu số) bắt đầu từ số 1 = (1)Giáp (1)Tí ...rồi từ đó mà xếp vào cùng nhau giữa Can và Chi ... Và (Giáp Tí) đây là mốc dấu khởi nguyên của Can Chi - Rồi từ điểm khởi này mà tất cả đều theo chu kỳ chuyển vận, tiến trình thuận - bất di dịch - về Thiên Can thì từ giáp, rồi đến ất, bính, đinh, mậu kỷ canh tân nhâm quý và tái lập tiếp tục khởi từ giáp ất ... Còn Địa Chi cũng thế Khới từ Tí rồi đến Sửu, Dần, Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Da6u Tuất Hợi ...hết 12 chi rồi tái lập, trở lại khởi từ Tí - cứ thế mà chuyển tiếp chẳng ngừng dứt - đó là cái Thể chẳng thay đổi ....
Nói đến Dụng, tức là Dụng của cái Thể - qua sự biến hoá, tao tác âm dương cùng ngũ hành, để áp Dụng vào việc định vượng suy ...thành bại, trắc trở hoặc hạnh thông trong cuộc sống ... từ đó mà suy tính từ bản chất đến hành động của con người - Thì cái thể được sắp xết theo 12 cung bàn, ở đây nói về Khoa Tử Vi, cho nên cái Thể trên được áp đặt vào 12 cung trên lá số Tử Vi ...
Vậy thì trên lá số được chia thành 12 cung - thì Khởi cung được tính từ cung Dần tức là tháng giêng (1) kiến Dần, là tháng khởi đầu của 1 năm .... Từ đây, lấy điểm Khởi từ
Giáp Ti cho sự khởi nguyên ...Thì Do đó, lấy Giáp Tí - Can với Chi ứng dụng tuần tự Khởi từ giáp tí, ât Sửu đến điểm Khởi của Cung là Bính Dần .... Do đó, Năm Có Thiên Can là Giáp - thì tháng Dần sẽ là Bính ... ....tuần tự cho hết 12 chi, tức sang chu kỳ mới (sang năm mới cho dễ hiểu) thì địa chi sau khi chuyển vận 12 cung khởi từ Bính Dần - và sự tái lập chuyển tiếp sẽ là Mậu Dần để khởi một chu kỳ mới - và Thiên Can, sau Giáp Tí sẽ là Năm Mới Ất Sửu ....cứ thế mà tiếp nối chẳng ngừng dứt ...vì thế cách tính cho gọn là Năm mang Thiên Can:
Giáp Kỷ > thì Khởi từ Bính Cung Dần
Ất Canh> Khởi từ Mậu cung Dần
Bính Tân > Khởi từ Canh cung Dần
Đinh Nhâm > Khởi từ Nhâm cung Dần
Mậu Quý > Khởi từ Giáp cung Dần ....
....Cứ thế mà chuyển vận ....
Từ đây, trong chủ đề của đề mục này, thì cách an cung mệnh, người xưa dùng tháng và giờ sinh để tính Mệnh cung của con người ...thì đa số theo sách vở là dùng tháng đi thuận và giờ đi nghịch, bất kể Nam hay Nữ .... Có lẽ, vì chữ Thuận và Nghịch này được nêu ra cho "dễ nhớ" trong cách tính Mệnh Cung... cũng vì thế, chữ "Thuận với Nghịch" đã tạo nên sự "lấn cấn" đối với những người mới học .... Theo cá nhân của tôi, thì tất cả đều là Thuận, vì trong cách tính này khi đã định "bất kể Nam Hay Nữ", tức là bất kể Âm hay Dương ...thì nếu còn tính thuận với nghịch là mâu thuẫn !!!
Trước nhất, tại sao dùng tháng và dùng giờ sinh để định cung mệnh vì Năm Sinh (can chi) tượng cho Cha Mẹ - Cha Mẹ sinh ra Ta (ngã) cùng đồng ngang hàng vị với huynh đệ . Vì thế, Lấy Tháng làm Ta (ngã) - và giờ mà Ta được sinh ra - kết hợp lại, tất sẽ tìm được Mệnh Khởi của ta từ đâu trên cái Thiên Bàn, gồm 12 Cung trên lá số Tử Vi ....
Vậy thì, tôi lấy thí dụ Năm Tháng Giờ Sinh từ thí dụ của ông VDTT đưa ra ...là Năm Sinh Giáp - Tháng Thân - Giờ Sinh (Tỵ, Ngọ, Mùi hoặc Thân) vì đây là điểm chính trong sự bàn luận của mục này ...
Thì trước nhất, Năm Sinh Giáp thì Bính khởi tại cung dần - Tháng Thân - thì từ bính Dần, Đinh Mão ... cho đến tháng 7 là Nhâm Thân - giờ sinh là Giờ Tỵ - thì Tỵ nhập cung Thân mà đi thuận, tỵ ngọ, thân dâu, tuất hợi cho tới Tí điểm Khởi Sinh của cái Thể Ban đầu là Tí (như nói ở trên) ...thì Tỵ tại cung Thân, Ngọ tại cung Dậu, Mùi tại cung Tuất, Thân tại cung Hợi, Dậu tại cung Tí, Tuất tại cung Sửu, Hợi tại cung Dần và Tí (sự khởi sinh của Mệnh) đóng tại Mão ... tiếp theo, về Can thì Bắt đầu là Bính (do năm sinh giáp) khởi từ cung Dần ... tức là bính dần rồi tới cung Mệnh là Đinh Mão ...!!! đó là Khởi Vận (mệnh) từ Đinh Mão ...
Cũng như trên, giờ sinh là Ngọ - thì Ngọ tại cung thân ...chuyển thuận theo cung đến Chi Tí là điểm Khởi... thì Mệnh cung tại Dần - Thì Dần có Bính là Khởi ... do đó Khởi Vận từ Bính Dần !!!
Cũng Vậy, thì nếu Giờ Sinh là giờ Mùi - thì Mùi tại cung Thân (tháng) chuyển thuận kế tiếp là Thân tại cung Dậu, ....cho tới Tí điểm khởi của mệnh sẽ đóng tại cung Sửu - thì, thiên Can khởi từ Bính Dần, rồi đến Đinh Mão, Mậu Thin... cho đến cung Sửu là Đinh Sửu ... và Đinh Sửu khởi mệnh cung là vì vậy ...
Cho Tới Giờ Thân ...thì cũng thế ...vẫn chuyển thuận ... đến điểm khởi Tí tại cung Tí - Thì Thiên Can khởi từ Bính Dần ..thuận đến cung Tí là Bính Tí - và Bính Tí là Khởi Vận của người với Năm Sinh là Giáp hay Kỷ - tháng Thân, giờ như trên ...!!!!
Vậy thì tóm lại, có gì là không hợp lý ...???
Từ đây, khi có Mệnh khởi tại Cung - thì bắt đầu mới phân biệt Âm Dương, Nam Nữ, để nói về đặc tính riêng, của người Nam hay Nữ, theo lẽ Âm Dương Thuận và Nghịch lý thì từ đó đại vận đi nghịch hay thuận do sự Nghịch Lý và Thuận lý của Âm Dương đối với người Nam hay người Nữ ....
Thì theo cách tính trên, được hiểu theo Nam Phái - với quan niệm, con người khi có "Mệnh Vận" là khi mới được khởi sinh ra - bởi thế Mệnh từ điểm khởi sinh (do tháng và giờ) tại cung nào thì Mệnh Vận bắt đầu từ Cung đấy ... Còn Bắc Phái ..với quan niệm, vận mệnh con người, được tính khi còn mới là Thai, trong bụng ...bởi thế, Mệnh Cung được đặt tại cung Huynh hoặc Phụ ...tuỳ thuộc vào Âm Dương, Nam Nữ ...thuậnh lý, hoặc Nghịch Lý ...
Vài hàng "góp ý" ...vì diễn đàn mới, chưa quen, nên tôi không biết cách nào để "xem thử trước" ...nhưng cũng vì tính "lười" đọc lại, cho nên, nếu có chỗ nào sai gõ dấu ...thì quý vị châm chước cho !!!
Sửa bởi DiakyTai: 04/05/2011 - 02:46
VDTT
04/05/2011
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Học thuyết âm dương ngũ hành chưa phải là một thuyết khoa học, mỗi phái có chủ trương khác nhau, lại không có kinh điển có tính hàn lâm nên ông bảo tôi “ngũ hành cơ bản là sai lạc” thì -trừ phi ông chứng minh được là lý thuyết âm dương ngũ hành của tôi có mâu thuẫn nội tại- chỉ có nghĩa hai bên chịu ảnh hưởng của hai loại suy nghĩ khác nhau.
Tôi đề nghị tất cả mọi người có ý phản biệt bất cứ một thuyết gì nên làm như tây phương. Hễ muốn phản biện ý ông X chỉ cần đọc, hiểu ý ông X rồi phản biện mà không cần liên hệ với ông X. Tương tự, hễ phản biện ông X xong bị ông Y phản biện lại thì vẫn phải đối phó với ý kiến của ông Y, mà không thể nói “Xin lỗi ông Y. Tôi chỉ nói chuyện với ông X, không phải ông.”
Thực tế: Cái duyên của tôi với mạng ảo lý số cứ đứt đoạn dài dài. Đó là chưa kể vài mươi năm nữa …, chẳng lẽ không ai được quyền phản biện tôi nữa?
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Cho rằng: Năm sinh => Toàn thể cuộc đời => Toàn thể địa bàn.
Là không có cơ sở, gượng ép. Lại tiếp xác định rằng 1 tháng => Một giai đoạn của cuộc đời tức 1 đại hạn => 1 cung.
Thế thôi.
Thí dụ: Tiền đề nổi tiếng của Einstein là “vận tốc ánh sáng trong chân không là một hằng số”. Lịch sử ghi lại là rất nhiều người trong giới khoa học “không thích” nó vì nó đi ngược lại suy nghĩ của họ, nhưng chẳng sao cả.
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Phê phán hai khoa Tử Vi và Tử Bình
Nguyên tác: “Đẩu số, Tử Bình đại phê phán”
Trích chương 3, trang 32-36
Sách “Tử Vi đẩu số trưng nghiệm”
Soạn giả: Nhật Nguyệt Đạo Nhân
Nhà xuất bản Vương Gia, Đài Bắc 1991
…
“Xét lý tiên thiên thì cách luận mệnh của khoa bát tự cũng có chỗ thiếu sót. Chúng ta biết tính tuần hoàn của thời gian và không gian và sự biến đổi của âm dương theo phút theo giây mà tiệm tiến. Đây cũng là một định luật của học thuyết ‘thái cực’, tư tưởng trung tâm của ngũ thuật Trung Hoa. Nhưng khoa Tử Bình bát tự lấy phù hiệu can chi của lục thập hoa giáp chặt thành từng khúc một, việc này rõ ràng ngược lại cái lý cơ bản của thái cực (chú e). Chúng ta có dám ước vọng loại học thuyết như vậy phát triển thành một ngành mệnh lý thỏa khoa học tính hay chăng?
“e- (của Nhật Nguyệt đạo nhân): Tính luân hồi của thái cực, tính giao đổi của âm dương cũng như thời gian phút giây tiệm tiến, đầu đuôi gặp nhau mà trở về nguyên thủy. Lấy tính luân hồi của thái cực diễn dịch ra thì học thuyết “ngũ hành mệnh lý” cũng không thể thoát ngoài lý ấy. (Xin đọc thêm “Tử Vi đẩu số tầm căn”, chương 4).
(Cần ghi thêm là –trong một bài viết đã đăng báo- tôi đã tỏ ý bất đồng với nhận xét trên của ông Nhật Nguyệt đạo nhân và biện hộ cho phép “cắt khúc” của khoa bát tự.)<br style=""> <br style="">
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Đã là tiền đề thì hoàn toàn được phép làm những chuyện này, miễn là tiền đề không tự mâu thuẫn thì chẳng ai có quyền nói là “hoàn toàn bất hợp lý”. Ông có thể không thích, nhưng không cấm người ta được. Tương tự, ông Nhật Nguyệt đạo nhân của Đài Loan có thể không thích giới Tử Bình “cắt thời gian thành khúc”, nhưng trên nền tảng khoa học thì ông không thể cấm người ta được.
Và đã là tiền đề thì người ta cũng chẳng cần chứng minh con gà ở đâu
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Không thể suy diễn “ngày sẽ ‘ứng với tiểu vận’”, “giờ sẽ ‘ứng với nguyệt vận’” vì đây không chắc là những suy diễn nằm trong mô hình. Đúng hơn phải hỏi: “Vậy làm sao mô hình này xử trí tiểu vận, nguyệt vận, nhật vận, thời vận?” rồi phê bình các cách xử trí đó.
VDTT
04/05/2011
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Nếu chúng ta muốn tiếp tục tranh luận thì không nên nói như vậy nữa, nhưng có thể nói: Theo cái hiểu biết của tôi về âm dương thì thế này, nên thế này, vậy tại sao thế này, thế này…? Thế thì vẫn có thể đối thoại mà không phí thời giờ trong khi chờ đợi một ngày nào đó âm dương học thành một khoa học chính thống.
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Dĩ nhiên ông nghĩ ông đúng, nhưng hiện tượng này dẫn đến đâu?
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Tôi nêu ví dụ về Bà C mà Ông đã đưa ra.
-Không ai nói cặp âm dương là tiêu chuẩn cả ! Mà là do Thái cực sinh lưỡng nghi. Đại vận, tự nó, như một "khách thể" vẫn có tồn tại một đối lập với nó mà thành lưỡng nghi – âm dương. Thời gian cũng có âm dương, đó là quá khứ và tương lai là một cặp âm dương. Nhưng luật đếm thời gian, theo cách gọi của đông phương mà Chu Hy là đại biểu, đó là Lý, theo Lão tử, đó là Đạo thể hiện mối liên hệ âm dương và luật được xác định – như một nguyên lý – là đếm từ quá khứ tới tương lai. Chứ không có luật đếm từ tương lai về quá khứ. Luật này có bản chất Dịch lý. Thể hiện sự Đi Ra của vạn vật.
Toàn bộ lý trên không phải là lý suy tưởng, mà đó chỉ là sự Mô Tả triết học. Lý của nó, Tôi có thể nói, còn mạnh hơn, lô gíc hơn nhiều so với ngay cả triết học suy tưởng trên các khoa học hiện đại. Thiết nghĩ với những gì tôi đã nêu, thuộc về cơ bản của các cơ bản. Hễ có nền tảng dịch lý và triết học tất sẽ xác nhận được ngay.
Có thể ông sẽ trả lời “bởi vì ông không có cơ bản âm dương ngũ hành”, rồi tôi trả lời lại y hệt “bởi vì ông không có cơ bản âm dương ngũ hành”. Tôi hy vọng ông đã thấy tranh luận kiểu này sẽ chẳng bao giờ đi đến thế giới nào cả.
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Thì Tôi xác định, quan điểm này, khẳng định là không hiểu lý âm dương !
Lời phát biểu + Lý lẽ + Dẫn chứng
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
vuivui, on 03/05/2011 - 00:22, said:
Hiện nay âm nam dương nữ đại hạn đi ngược, nhưng trên địa bàn thì 12 chi (Tí Sửu Dần v.v…) dù không theo Đài Cảng thì vẫn đi thuận, vậy ông tính sao đây?
VuiVui
04/05/2011
Nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ chứng minh.
VDTT
04/05/2011
vuivui, on 04/05/2011 - 14:08, said:
Nếu không có gì thay đổi, tôi sẽ chứng minh.
Thí dụ: Có thể mượn lời phán của Einstein "God does not play dice with the universe" để đả phá quantum mechanics hay không? Ai cũng biết là không được. Ấy bởi vì mặc dù câu này cũng hay hay, dùng để viết sách kể chuyện thì hấp dẫn, nhưng nhìn từ góc độ khoa học thì nó hoàn toàn "vô hình".
Xin ông tiến hành việc chứng minh là tôi "sai lạc nhiều quá, mà lại cơ bản nữa". Như trên đã nói, hy vọng ông chứng minh theo đúng thủ tục phê bình các bài luận văn khoa học. Vì nếu không đúng thủ tục thì chỉ tốn thời giờ của ông và của tôi. (Nếu không đúng thủ tục tôi sẽ nói rõ lý do, và có thể ngừng tranh luận). Tại sao đúng thủ tục lại quan trọng như vậy? Vì đọc lại câu của Einstein tôi trích ở trên, có thể thấy rằng Einstein cho rằng thuyết quantum mechanics "sai lạc nhiều quá, mà lại cơ bản nữa" y như ông thấy về những điều tôi viết vậy. Nhưng khi Einstein cố chứng minh quantum mechanics sai lầm từ cơ bản mới thấy sự việc chẳng giản dị chút nào.
Nhấn mạnh lại, xin ông đừng chứng minh theo kiểu Chu Hy nói thế này, Trình Di nói thế nọ, lão Tử nói thế kia như bài trước. Như thế thì chẳng phải là "chứng minh". Lối ấy chỉ là tàn dư của cái học từ chương, thiếu hệ thống suy tư khoa học. Nó có công dụng của nó, vì khi thiếu hệ thống suy tư khoa học thì người ta chỉ có thể thuyết phục người khác bằng niềm tin, mà muốn người khác tin thì không gì bằng là mượn uy "thánh nhân". Nhưng công dụng của lối học từ chương hiển nhiên vô nghĩa khi chúng ta muốn bàn luận khoa học.
Hơn nữa, tất cả những "lời của thánh nhân" về âm dương ngũ hành có lẽ tôi đều đã đọc cả rồi, và rất nhiều lần nữa là khác. Chúng ta đến tuổi này lại đã nghiên cứu huyền học mấy mươi năm chẳng lẽ lại không trải qua giai đoạn đọc sách rồi nghiền ngẫm? Và nếu về số lượng sách âm dương ngũ hành thì có lẽ tôi đọc nhiều hơn ông, vì tôi còn đọc nhiều sách chỉ có chữ Hán không có chữ Việt chẳng hạn sách "Ngũ hành tinh kỷ" của Liêu Trung Lễ Bá (đời Tống), chưa kể sách luận âm dương ngũ hành của những nhân vật hậu khởi gần đây như sách dịch của bộ giáo dục chính phủ Trung Hoa Dân Quốc, sách "Âm Dương Ngũ Hành trúc cơ tu chứng" của Chính Huyền Sơn Nhân, sách "Đường Tống âm dương ngũ hành luận tập" của La Quế Thành chẳng hạn. Vậy chẳng lẽ tôi có thể dựa theo số lượng sách âm dương ngũ hành đã đọc mà nói là tôi biết hết về âm dương ngũ hành còn ông thì sai lạc? Không có đâu. Điểm tôi muốn nói là -tối thiểu trong giai đoạn hiện tại- các sách vở âm dương ngũ hành còn quá nhiều tính ước đoán, chưa thỏa tiêu chuẩn khoa học, nên chúng chỉ có giá trị tham khảo, chẳng thể dùng làm cơ sở trong một cuộc tranh luận khoa học.
Tôi mong đợi, muốn biết ông chứng minh những điều tôi viết "sai lạc nhiều quá, mà lại cơ bản nữa" như thế nào. Chúc ông dồi dào sức khoẻ.
VDTT
04/05/2011
DiakyTai, on 03/05/2011 - 23:55, said:
Từ đây, trong chủ đề của đề mục này, thì cách an cung mệnh, người xưa dùng tháng và giờ sinh để tính Mệnh cung của con người ...thì đa số theo sách vở là dùng tháng đi thuận và giờ đi nghịch, bất kể Nam hay Nữ .... Có lẽ, vì chữ Thuận và Nghịch này được nêu ra cho "dễ nhớ" trong cách tính Mệnh Cung... cũng vì thế, chữ "Thuận với Nghịch" đã tạo nên sự "lấn cấn" đối với những người mới học .... Theo cá nhân của tôi, thì tất cả đều là Thuận, vì trong cách tính này khi đã định "bất kể Nam Hay Nữ", tức là bất kể Âm hay Dương ...thì nếu còn tính thuận với nghịch là mâu thuẫn !!!
Trước nhất, tại sao dùng tháng và dùng giờ sinh để định cung mệnh vì Năm Sinh (can chi) tượng cho Cha Mẹ - Cha Mẹ sinh ra Ta (ngã) cùng đồng ngang hàng vị với huynh đệ . Vì thế, Lấy Tháng làm Ta (ngã) - và giờ mà Ta được sinh ra - kết hợp lại, tất sẽ tìm được Mệnh Khởi của ta từ đâu trên cái Thiên Bàn, gồm 12 Cung trên lá số Tử Vi ....
Vậy thì, tôi lấy thí dụ Năm Tháng Giờ Sinh từ thí dụ của ông VDTT đưa ra ...là Năm Sinh Giáp - Tháng Thân - Giờ Sinh (Tỵ, Ngọ, Mùi hoặc Thân) vì đây là điểm chính trong sự bàn luận của mục này ...
Thì trước nhất, Năm Sinh Giáp thì Bính khởi tại cung dần - Tháng Thân - thì từ bính Dần, Đinh Mão ... cho đến tháng 7 là Nhâm Thân - giờ sinh là Giờ Tỵ - thì Tỵ nhập cung Thân mà đi thuận, tỵ ngọ, thân dâu, tuất hợi cho tới Tí điểm Khởi Sinh của cái Thể Ban đầu là Tí (như nói ở trên) ...thì Tỵ tại cung Thân, Ngọ tại cung Dậu, Mùi tại cung Tuất, Thân tại cung Hợi, Dậu tại cung Tí, Tuất tại cung Sửu, Hợi tại cung Dần và Tí (sự khởi sinh của Mệnh) đóng tại Mão ... tiếp theo, về Can thì Bắt đầu là Bính (do năm sinh giáp) khởi từ cung Dần ... tức là bính dần rồi tới cung Mệnh là Đinh Mão ...!!! đó là Khởi Vận (mệnh) từ Đinh Mão ...
Cũng như trên, giờ sinh là Ngọ - thì Ngọ tại cung thân ...chuyển thuận theo cung đến Chi Tí là điểm Khởi... thì Mệnh cung tại Dần - Thì Dần có Bính là Khởi ... do đó Khởi Vận từ Bính Dần !!!
Cũng Vậy, thì nếu Giờ Sinh là giờ Mùi - thì Mùi tại cung Thân (tháng) chuyển thuận kế tiếp là Thân tại cung Dậu, ....cho tới Tí điểm khởi của mệnh sẽ đóng tại cung Sửu - thì, thiên Can khởi từ Bính Dần, rồi đến Đinh Mão, Mậu Thin... cho đến cung Sửu là Đinh Sửu ... và Đinh Sửu khởi mệnh cung là vì vậy ...
Cho Tới Giờ Thân ...thì cũng thế ...vẫn chuyển thuận ... đến điểm khởi Tí tại cung Tí - Thì Thiên Can khởi từ Bính Dần ..thuận đến cung Tí là Bính Tí - và Bính Tí là Khởi Vận của người với Năm Sinh là Giáp hay Kỷ - tháng Thân, giờ như trên ...!!!!
Vậy thì tóm lại, có gì là không hợp lý ...???
Tuy nhiên, sáng kiến của ông không thay đối vấn đề trong vòng tranh cãi hiện tại, vì điểm chính là dù đi tới hoặc đi lui thì cũng có thể phải qua biên giới Sửu/Dần mà hễ đi qua biên giới Sửu/Dần là có sự gián đoạn về thời gian (Cung Sửu ứng tháng 12 năm X, cung Dần ứng tháng giêng cũng năm X mà không phải là năm X+1).
Tôi chủ trương mô hình phương vị (không gian), theo đó sự gián đoạn này chẳng sao cả, nhưng hiển nhiên các ông TKQ và vuivui nghĩ khác. Thế mới có chuyện để nói.
Chúc ông khoẻ mạnh.
VuiVui
05/05/2011
1-Phải chăng ông đã và đang làm việc – hay còn gọi là nghiên cứu – với một đối tượng là: LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG ? Bằng phương pháp gì không quan trọng ! Và đối với ông, ngoài cái Lý học đông phương như ta đang thấy, có còn cái gọi là lý học đông phương nào khác ?
2-Đối với Lý học đông phương, ông có thừa nhận cơ sở của lý học đông phương nói chung, triết học đông phương nói riêng là Dịch lý với nền tảng là lý âm dương ngũ hành ?! Và Ông đang nghiên cứu nó ?
3-Ông có thừa nhận, Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi – âm, dương, lưỡng nghi sinh tứ tượng, ... vạn vật cứ thế mà sinh sinh hóa hóa ?
4-Đối với Ông, phải chăng trong nghiên cứu khoa học, mọi cái gọi là tiền đề thì phát biểu có nội dung thế nào cũng được, theo ý chủ quan, thích thế ... của người sáng tác. Miễn là các hệ quả và hệ thống diễn dịch từ nó không xuất hiện mâu thuẫn nội tại ?