

Cách Tứ Hóa An Theo Vận Đúng Không?
#136
Gửi vào 05/05/2011 - 00:30
#137
Gửi vào 05/05/2011 - 00:33
DiakyTai, on 03/05/2011 - 23:55, said:
Tất cả đều không ngoài "Thể và Dụng" - Thể là khuôn mẫu bất di bất dịch ...Dụng là hành Dụng từ cái Thể đó - đế áp dụng qua sự biến hoá, tao tác âm dương ngũ hành, để định vượng suy, thành bại, trắc trở hoặc hạnh thông ...
Vậy thì cái Thể ban đầu, Can và Chi - Sự chuyển vận bất di bất dịch:
Với Thiên Can,
Điểm Khởi từ: 1)Giáp, 2)Ất, 3)Bính, 4Đinh, 5)Mậu, 6)Kỷ 7)Canh 8)Tân 9)Nhâm 10)Quý
Với Địa Chi,
Điểm Khởi Từ: 1)Tí , 2)Sửu 3)Dần 4)Mão 5)Thìn 6)Tỵ 7)Ngọ 8)Mùi 9)Thân 10)Dậu 11)Tuất 12)Hợi
Vậy thì Khởi điểm, từ Can đến Chi cùng chung (mẫu số) bắt đầu từ số 1 = (1)Giáp (1)Tí ...rồi từ đó mà xếp vào cùng nhau giữa Can và Chi ... Và (Giáp Tí) đây là mốc dấu khởi nguyên của Can Chi - Rồi từ điểm khởi này mà tất cả đều theo chu kỳ chuyển vận, tiến trình thuận - bất di dịch - về Thiên Can thì từ giáp, rồi đến ất, bính, đinh, mậu kỷ canh tân nhâm quý và tái lập tiếp tục khởi từ giáp ất ... Còn Địa Chi cũng thế Khới từ Tí rồi đến Sửu, Dần, Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Da6u Tuất Hợi ...hết 12 chi rồi tái lập, trở lại khởi từ Tí - cứ thế mà chuyển tiếp chẳng ngừng dứt - đó là cái Thể chẳng thay đổi ....
Nói đến Dụng, tức là Dụng của cái Thể - qua sự biến hoá, tao tác âm dương cùng ngũ hành, để áp Dụng vào việc định vượng suy ...thành bại, trắc trở hoặc hạnh thông trong cuộc sống ... từ đó mà suy tính từ bản chất đến hành động của con người - Thì cái thể được sắp xết theo 12 cung bàn, ở đây nói về Khoa Tử Vi, cho nên cái Thể trên được áp đặt vào 12 cung trên lá số Tử Vi ...
Vậy thì trên lá số được chia thành 12 cung - thì Khởi cung được tính từ cung Dần tức là tháng giêng (1) kiến Dần, là tháng khởi đầu của 1 năm .... Từ đây, lấy điểm Khởi từ
Giáp Ti cho sự khởi nguyên ...Thì Do đó, lấy Giáp Tí - Can với Chi ứng dụng tuần tự Khởi từ giáp tí, ât Sửu đến điểm Khởi của Cung là Bính Dần .... Do đó, Năm Có Thiên Can là Giáp - thì tháng Dần sẽ là Bính ... ....tuần tự cho hết 12 chi, tức sang chu kỳ mới (sang năm mới cho dễ hiểu) thì địa chi sau khi chuyển vận 12 cung khởi từ Bính Dần - và sự tái lập chuyển tiếp sẽ là Mậu Dần để khởi một chu kỳ mới - và Thiên Can, sau Giáp Tí sẽ là Năm Mới Ất Sửu ....cứ thế mà tiếp nối chẳng ngừng dứt ...vì thế cách tính cho gọn là Năm mang Thiên Can:
Giáp Kỷ > thì Khởi từ Bính Cung Dần
Ất Canh> Khởi từ Mậu cung Dần
Bính Tân > Khởi từ Canh cung Dần
Đinh Nhâm > Khởi từ Nhâm cung Dần
Mậu Quý > Khởi từ Giáp cung Dần ....
....Cứ thế mà chuyển vận ....
Từ đây, trong chủ đề của đề mục này, thì cách an cung mệnh, người xưa dùng tháng và giờ sinh để tính Mệnh cung của con người ...thì đa số theo sách vở là dùng tháng đi thuận và giờ đi nghịch, bất kể Nam hay Nữ .... Có lẽ, vì chữ Thuận và Nghịch này được nêu ra cho "dễ nhớ" trong cách tính Mệnh Cung... cũng vì thế, chữ "Thuận với Nghịch" đã tạo nên sự "lấn cấn" đối với những người mới học .... Theo cá nhân của tôi, thì tất cả đều là Thuận, vì trong cách tính này khi đã định "bất kể Nam Hay Nữ", tức là bất kể Âm hay Dương ...thì nếu còn tính thuận với nghịch là mâu thuẫn !!!
Trước nhất, tại sao dùng tháng và dùng giờ sinh để định cung mệnh vì Năm Sinh (can chi) tượng cho Cha Mẹ - Cha Mẹ sinh ra Ta (ngã) cùng đồng ngang hàng vị với huynh đệ . Vì thế, Lấy Tháng làm Ta (ngã) - và giờ mà Ta được sinh ra - kết hợp lại, tất sẽ tìm được Mệnh Khởi của ta từ đâu trên cái Thiên Bàn, gồm 12 Cung trên lá số Tử Vi ....
Vậy thì, tôi lấy thí dụ Năm Tháng Giờ Sinh từ thí dụ của ông VDTT đưa ra ...là Năm Sinh Giáp - Tháng Thân - Giờ Sinh (Tỵ, Ngọ, Mùi hoặc Thân) vì đây là điểm chính trong sự bàn luận của mục này ...
Thì trước nhất, Năm Sinh Giáp thì Bính khởi tại cung dần - Tháng Thân - thì từ bính Dần, Đinh Mão ... cho đến tháng 7 là Nhâm Thân - giờ sinh là Giờ Tỵ - thì Tỵ nhập cung Thân mà đi thuận, tỵ ngọ, thân dâu, tuất hợi cho tới Tí điểm Khởi Sinh của cái Thể Ban đầu là Tí (như nói ở trên) ...thì Tỵ tại cung Thân, Ngọ tại cung Dậu, Mùi tại cung Tuất, Thân tại cung Hợi, Dậu tại cung Tí, Tuất tại cung Sửu, Hợi tại cung Dần và Tí (sự khởi sinh của Mệnh) đóng tại Mão ... tiếp theo, về Can thì Bắt đầu là Bính (do năm sinh giáp) khởi từ cung Dần ... tức là bính dần rồi tới cung Mệnh là Đinh Mão ...!!! đó là Khởi Vận (mệnh) từ Đinh Mão ...
Cũng như trên, giờ sinh là Ngọ - thì Ngọ tại cung thân ...chuyển thuận theo cung đến Chi Tí là điểm Khởi... thì Mệnh cung tại Dần - Thì Dần có Bính là Khởi ... do đó Khởi Vận từ Bính Dần !!!
Cũng Vậy, thì nếu Giờ Sinh là giờ Mùi - thì Mùi tại cung Thân (tháng) chuyển thuận kế tiếp là Thân tại cung Dậu, ....cho tới Tí điểm khởi của mệnh sẽ đóng tại cung Sửu - thì, thiên Can khởi từ Bính Dần, rồi đến Đinh Mão, Mậu Thin... cho đến cung Sửu là Đinh Sửu ... và Đinh Sửu khởi mệnh cung là vì vậy ...
Cho Tới Giờ Thân ...thì cũng thế ...vẫn chuyển thuận ... đến điểm khởi Tí tại cung Tí - Thì Thiên Can khởi từ Bính Dần ..thuận đến cung Tí là Bính Tí - và Bính Tí là Khởi Vận của người với Năm Sinh là Giáp hay Kỷ - tháng Thân, giờ như trên ...!!!!
Vậy thì tóm lại, có gì là không hợp lý ...???
Từ đây, khi có Mệnh khởi tại Cung - thì bắt đầu mới phân biệt Âm Dương, Nam Nữ, để nói về đặc tính riêng, của người Nam hay Nữ, theo lẽ Âm Dương Thuận và Nghịch lý thì từ đó đại vận đi nghịch hay thuận do sự Nghịch Lý và Thuận lý của Âm Dương đối với người Nam hay người Nữ ....
Thì theo cách tính trên, được hiểu theo Nam Phái - với quan niệm, con người khi có "Mệnh Vận" là khi mới được khởi sinh ra - bởi thế Mệnh từ điểm khởi sinh (do tháng và giờ) tại cung nào thì Mệnh Vận bắt đầu từ Cung đấy ... Còn Bắc Phái ..với quan niệm, vận mệnh con người, được tính khi còn mới là Thai, trong bụng ...bởi thế, Mệnh Cung được đặt tại cung Huynh hoặc Phụ ...tuỳ thuộc vào Âm Dương, Nam Nữ ...thuậnh lý, hoặc Nghịch Lý ...
Vài hàng "góp ý" ...vì diễn đàn mới, chưa quen, nên tôi không biết cách nào để "xem thử trước" ...nhưng cũng vì tính "lười" đọc lại, cho nên, nếu có chỗ nào sai gõ dấu ...thì quý vị châm chước cho !!!
Và, nếu có thể được. Xin ông DKT trình bày nốt phép định cung an thân trên cơ sở cách tính định cung an mệnh này của ông ?!
Cám ơn ông trước !
#138
Gửi vào 05/05/2011 - 02:00
vuivui, on 05/05/2011 - 00:27, said:
1-Phải chăng ông đã và đang làm việc – hay còn gọi là nghiên cứu – với một đối tượng là: LÝ HỌC ĐÔNG PHƯƠNG ? Bằng phương pháp gì không quan trọng ! Và đối với ông, ngoài cái Lý học đông phương như ta đang thấy, có còn cái gọi là lý học đông phương nào khác ?
Đối tượng khảo cứu của tôi đúng là lý học đông phương. Nhưng không có nghĩa là kết quả tôi tìm ra phải phù hợp với lời phán của một ông “thánh nhân” nào đó trong quá khứ, có thể ngược lại là đằng khác. Ấy bởi vì tôi khảo sát lý học đông phương bằng nhãn quan khoa học tây phương và xử dụng các phương pháp tương ứng (như ông Descartes) đã đề ra.
Thí dụ tương ứng thế này: Khoa hóa học là hậu thân của khoa Alchemy (khoa của những người mơ biến đá thành vàng). Nhưng hiển nhiên khoa hóa học bây giờ đi ngược lại hầu hết các cơ sở của khoa alchemy cũ.
Tương tự, đối tượng khảo cứu của tôi là lý học đông phương, nhưng nếu cái khám phá của tôi nghịch với những gì các sách âm dương ngũ hành đang viết tôi cũng chẳng quan tâm, miễn là cái khám phá đó phù hợp phương pháp khoa học.
Rất có thể kết quả nghiên cứu của tôi sẽ là một loại lý học đông phương khác với lý học đông phương hiện tại, cũng như chemistry khác với tiền thân của nó là alchemy vậy.
vuivui, on 05/05/2011 - 00:27, said:
Cái này thì tôi nghĩ hơi khác, và đây là kết quả nghiên cứu của tôi bằng phương pháp của khoa học tây phương, nên đi ngược truyền thống hay không tôi cũng chẳng quan tâm.
1) Cơ sở của tất cả là mô hình âm dương (Yin Yang model) mà không phải là Dịch lý.
2) Dịch lý chỉ là một ứng dụng của mô hình âm dương.
3) Ngũ hành chỉ là một mô hình gần đúng (approximate model) của âm dương.
vuivui, on 05/05/2011 - 00:27, said:
Lại khác: Dịch chỉ là một ứng dụng của mô hình âm dương. Mặc dù là một ứng dụng quan trọng (có tính cơ bản hơn khoa Tử Vi chẳng hạn), nó vẫn chỉ là một ứng dụng.
Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái là những kết quả của mô hình âm dương. Ta ứng dụng những kết quả này vào Dịch. (Chú: Đoạn này lần đầu viết không rõ, có thể bị coi là thiếu chính xác, nên tôi sửa lại cho đúng ý hơn).
vuivui, on 05/05/2011 - 00:27, said:
Câu hỏi này trong phạm trù của triết lý khoa học (philosophy of science) chứ không phải là khoa học. Tình cờ triết lý khoa học cũng là một địa hạt nghiên cứu của tôi nên tôi xin trả lời như sau.
Dĩ nhiên ta hy vọng người lập thuyết không phải muốn nói gì thì nói, nhưng quả thật là tiền đề khoa học chỉ cần thỏa ba điều kiện:
1-Không có mâu thuẫn nội tại.
2-Không hiển nhiên mâu thuẫn với thực tế.
3-Đưa đến kết quả kiểm chứng được.
Hai chữ “hiển nhiên” trong điều kiện 2 rất quan trọng. Bởi nếu tiền đề rõ ràng đi ngược lại thực tế thì xác xuất cao là mọi kết quả nó dẫn tới cũng đi ngược thực tế. Mô hình được đặt ra cốt để giải thích thực tế, biết trước là mô hình sẽ đi ngược thực tế thì đặt ra mô hình làm gì, nên trong trường hợp hiển nhiên đi ngược thực tế thì mô hình phải bị bác bỏ.
Còn thế nào là “không hiển nhiên đi ngược thực tế”. Cách hay nhất là xét vài thí dụ có thật nổi tiếng:
Thí dụ 1: Hình học Euclid có vẻ hiển nhiên:
(1) Từ một điểm ngoài một đường thẳng có thể kẻ một đường thẳng song song với nó và chỉ một mà thôi.
Non-Euclidean geometry. Hai tiền đề đối nghịch tạo thành hai loại toán đối nghịch:
(2) Từ một điểm ngoài một đường thẳng có thể kẻ vô số đường thẳng song song với nó.
(3) Từ một điểm ngoài một đường thẳng không thể kẻ bất cứ đường thẳng nào song song với nó.
Ta “cảm nhận” rằng (1) đúng, (2) sai, (3) cũng sai. Nhưng có thật là “hiển nhiên” không? Khi cố chứng minh mới thấy là chẳng “hiển nhiên” gì cả. Bây giờ người ta đã nhìn nhận rằng chẳng thể nào chứng minh các tiền đề 2, 3 là sai được.
Thí dụ 2: Trước Einstein giới khoa học cho rằng nếu ta bay thật nhanh thì sẽ thấy ánh sáng vận chuyển cùng chiều chậm lại. Einstein lại đưa tiền đề dự ước (postulate) là mọi quan sát viên, bất luận di chuyển nhanh chậm thế nào đều thấy ánh sáng chuyển vận với vận tốc cố định là c. Thế nên theo tiêu chuẩn trước đó thì “hiển nhiên” tiền đề của Einstein sai. Nhưng tiền đề của Einstein lại giải quyết được rất nhiều bế tắc của khoa vật lý thời ấy (1905), nên sau khi đặt lên bàn cân nhắc thì không còn có thể nói tiền đề của Einstein là “hiển nhiên” sai được nữa.
Tôi cũng xin đưa thí dụ 3 không mấy nổi tiếng như sau:
Thí dụ 3: Bảy tám năm trước đây tôi hay lên tranh luận trong các diễn đàn physics của Google / Yahoo. Lúc ấy có một vật lý gia rất giỏi toán bảo vệ tiền đề Ether (là tiền đề bị thuyết của Einstein đè bẹp hơn thế kỷ trước và từ đó bị coi là “phi lý”) và thách cả thế giới. Một số giáo sư physics (vài người xưng danh, rõ ràng có học vị ngoài đời) bực mình lên mạng “đấu chưởng”. Cứ mỗi chưởng đối phương đánh ra, nhà vật lý Ether này lại đáp bằng một loạt công thức chằng chịt. Và chưa một lần nào phe chống Ether chứng minh được nhà vật lý Ether giải toán sai. Kết quả là ai về nhà nấy, và tối thiểu trên hai mạng physics này thuyết Ether vẫn sống.
Các thí dụ trên cho thấy rất khó lòng dùng tiêu chuẩn khoa học để kết luận một tiền đề là “sai”. Đặc biệt thí dụ 3 cho thấy chẳng dễ gì bác bỏ ngay cả những tiền đề có vẻ “hiển nhiên” sai như tiền đề Ether.
#139
Gửi vào 05/05/2011 - 03:09
Trích dẫn
Thông qua cụ thể hóa này mà tôi cũng như bạn đọc có thể biết cái lý học đông phương ông nghiên cứu có phải là cái lý học đông phương như nhân loại đang biết đến hay không ? Bởi vì theo ông thì
Trích dẫn
Rất có thể kết quả nghiên cứu của tôi sẽ là một loại lý học đông phương khác với lý học đông phương hiện tại, cũng như chemistry khác với tiền thân của nó là alchemy vậy.
Vậy xin ông cho biết !
Trích dẫn
Cái này thì tôi nghĩ hơi khác, và đây là kết quả nghiên cứu của tôi bằng phương pháp của khoa học tây phương, nên đi ngược truyền thống hay không tôi cũng chẳng quan tâm.
Ông dùng phương tiện hay nói cách khác là phương pháp, nào cũng không quan trọng. Ở đây tôi chỉ hỏi Ông có thừa nhận dịch lý với nền tảng âm dương và ngũ hành là Cơ Sở của nền lý học đông phương hay không mà thôi ? Nếu không thừa nhận, phải chăng, theo ông còn có một thứ khác là nền tảng của lý học đông phương ? Xin ông cho biết, cái đó là gì và khác căn bản với dịch lý như thế nào ?
Trích dẫn
- 1) Cơ sở của tất cả là mô hình âm dương (Yin Yang model) mà không phải là Dịch lý
Theo như ông nói thì có nghĩa là có những Cái mà thuộc về mô hình âm dương, nhưng không thuộc về Dịch ? (trong câu này, tôi bỏ chữ Lý, bởi Dịch lý là nói tới cái Lý của Dịch, nếu gắn nó liền vào thì không chính xác) Và ông có thể nêu vài ví dụ về Vật mà thuộc âm dương, nhưng không Có Dịch ?
Trích dẫn
2) Dịch lý chỉ là một ứng dụng của thuyết âm dương.
3) Ngũ hành chỉ là một mô hình gần đúng (approximate model) của âm dương.
Đây chỉ là những kết quả của ông. Tôi không quan tâm !
Trích dẫn
Lại khác: Dịch chỉ là một ứng dụng của mô hình âm dương. Mặc dù là một ứng dụng quan trọng (có tính cơ bản hơn khoa Tử Vi chẳng hạn), nó vẫn chỉ là một ứng dụng.
Tôi chỉ quan tâm tới việc mà tôi đã hỏi ông: Ông có đồng ý, Dịch có thái cực, thái cực sinh lưỡng nghi .... hay không mà thôi. Chứ không hỏi ông Dịch là thế nào với âm dương, hay gọi là mô hình âm dương.
Trích dẫn
Thái cực, lưỡng nghi, tứ tượng, bát quái là những kết quả do âm dương phân hóa mà thành. Ta ứng dụng những kết quả này vào Dịch.<br style="">
Bởi vậy tôi mới đề nghị ông, nêu ví dụ về vài Vật thuộc về âm dương mà không thuộc về Dịch.
Trích dẫn
Dĩ nhiên ta hy vọng người lập thuyết không phải muốn nói gì thì nói, nhưng quả thật là tiền đề khoa học chỉ cần thỏa ba điều kiện:
1-Không có mâu thuẫn nội tại.
2-Không hiển nhiên mâu thuẫn với thực tế.
3-Đưa đến kết quả kiểm chứng được.
Điều này tôi đồng ý về nội dung, nhưng quan trọng là ở chỗ thực hiện. Vậy theo ông, thế nào thì được xem Là Một Thực Tế ? Ví dụ: Để dựng một lá số, người ta phải sử dụng 4 trụ, và lá số thì mô tả toàn bộ cuộc đời ! Đó có được ông nhận là một thực tế hay không ?
#140
Gửi vào 05/05/2011 - 04:59
Trở lại đề mục trên, tôi cố gắng giải thích ý tưởng của tôi, theo những lời viết cùng câu hỏi của quý vị liên quan đến bài của tôi đã trình bày:
Trích dẫn
Cám ơn ông VDTT đã góp ý với tôi như trên !!! Tuy nhiên, tôi không dám nhận chữ "sáng tạo" mà ông đã ưu ái dành cho bài viết của tôi - Tất cả, theo tôi, đã có sẵn từ người xưa để lại ...và tôi đã học được !!! Những gì đã được để lại, trải qua bao nhiều đời, thì thất bản đã nhiều, và sự giải thích càng ngày càng ít đi - Vì thế, tôi chỉ cố gắng dùng những gì tôi đã học được và dùng đó để giải thích theo lối văn từ bây giờ để may ra sự giải thích đó dễ hiểu hơn đối với đọc giả !!! Thiết nghĩ, vì thế, sự "dễ hiểu" thì người đọc sẽ "dễ dàng" cho đó là hợp lý hoặc vô lý - dùng hoặc bỏ !!! Đơn thuần chỉ có thế !!!
Trích dẫn
Thưa ông VDTT, mục đích của tôi viết, không phải để thay đổi vấn đề tranh cãi hiện tại của quý vị !!! mà chỉ để "góp ý" thêm một "cách nhìn", một cách giải thích thêm để người đọc thấy được thêm một khía cạnh mới, đơn giản chỉ có vậy thôi, thưa ông !!!
Về câu ông viết, về sự gián đoạn thời gian ...mà ông nều trên - thì có lẽ tôi đã không giải thích rõ - hoặc tôi không hiểu hết ý của ông trong câu viết trên !!! Nay tôi giải thích thêm cho rõ nghĩa, mong sự giải thích này, ông sẽ hiểu ý tôi viết hơn là bài trước !!!
Trước Nhất:
Thiên Can Khởi từ Giáp đến Ất, Bính Đinh, Mậu. Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý ...rồi tiếp tục lại từ đầu là giáp ất ...v.v.
12 Địa Chi Khởi từ Tí rồi đến Sửu, Dần, Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu. Tuất Hợi ...rồi trở lại là Tí ...và cứ thế tiếp nối ...
Vậy thì lấy Nếu tính thời gian bằng hàng Năm ... bất cứ năm nào , như thí dụ lấy Năm Giáp Tí, thì những năm kế tiếp phải là Ất Sửu Bính Dần ...v.v. nếu là Năm Giáp Tuất ...thì Năm kế tiếp sẽ phải là Ất Hợi, Bính Tí .v.v. Hoặc Nếu là Năm nay Tân Mão, thì những năm kế tiếp phải là Nhâm Thìn, Quý ty. ....cứ thế chuyển vận chẳng ngừng dứt!!!
Đó là sự chuyển vận thời gian, Thiên Can và Đia Chi được tính theo Năm ...!!!
Nhưng trong mỗi Năm, thì có 12 tháng - thì 12 tháng này nàm trong năm đó - Thì Tháng Giêng Kiến Dần - do đó lấy Dần làm điểm khởi của mỗi Năm - thì mỗi đầu Năm, thì khởi từ Dần rồi đến Mão, Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi Tí Sửu - đó là chấm dứt của 1 năm "nào đó" ... Nếu tiếp tục sang Dần, tức là "năm nào đó" sẽ bước qua một năm mới khác ...
Thí dụ Nếu lấy năm nay là Năm Tân Mão - Từ tháng Dần cho tới hiện tại bây giờ là tháng Tỵ ...thì tháng tới sẽ phải là tháng Ngọ và tháng cuối Năm sẽ phải là Tháng Sửu của Năm Tân Mão - vậy thì qua tháng Sửu của nam nay (tân Mão) rồi nếu tính trở lại Dần thì điểm khởi của 12 địa chi cho chu kỳ mới- Dần này thuộc về năm mới - Nhâm Dần - điểm khởi của năm Nhâm Thìn ... chứ không còn là Canh Dần của Năm Tân Mão - đó là sự liên tục chuyển vận của thời gian và không ngừng nghỉ - tất cả đều Thuận theo thời gian, mà tiến trình của Can và Chi cũng Thuận ...theo sự chuyển vận này !!! quan điểm của tôi là vậy, thời gian luôn trôi đi (thuận) trong sự chuyển va6n. tự nhiên ... chẳng thể Nghịch được !!!
Vây. thì, theo thí dụ từ bài trước - Người sinh Năm Giáp (Giáp tí, hoặc Giáp Tuất, Giáp Thân ...v.v.) - thì Khởi từ Tháng Dần là Bính (đã giải thích) - Sinh tháng Tháng 7 Âm , giờ sinh Ngọ hoặc Mùi, Hoặc Thân (là 3 giờ mà ông VDTT nê u ra làm thí dụ)
Từ tháng Thân - như tới đã giải thích từ bài trước - lấy giờ tỵ nhập cung Thân trên lá só ...và đi thuận cho tới chữ Tí ... (Vì Tí là điểm khởi của 12 địa chi - cái thể ban đầu - tôi cũng đã viết trong bài trước) Vậy thì: Ngọ tại Cung Thân (Sinh giờ Ngọ Tháng Thân) - chuyển vận thuận kế tiếp là Mùi tại cung Dậu, Thân Tại cung Tuất, Dậu Tại cung Hợi, Tuất tại cung Tí, Hợi tại sửu và Tí tại cung Dần ... và cung Dần trong năm sinh Giáp Tí thì thiên Can là Bính !!!
Nếu Sinh giờ Mùi, thì cũng như trên - Mệnh sẽ đóng tại cung sửu - thì Cung Sửu này là là địa chi sau cùng, thứ 12 của Năm giáp Tí Này ...Dó đó thiên Can khởi từ đầu năm, là tháng Dần, tức cung Dần là Bính - từ bính Dần đến Đinh Mão ...cho tới Sửu thì phải là Đinh Sửu ... **
** đây là chỗ lấn cấn" tôi thấy có người hỏi ... tại sao không phải là ẤT Sửu - thì mới liên tục - vì Ất rồi đến Bính - Thiết nghĩ đó là sự Nhầm Lẫn- vì sửu này trong chu kỳ khởi từ Bính Dần Nằm Trong năm Giáp Tí - .Có nghĩa là - Sửu này là tháng Sửu của chu kỳ khởi từ Bính Dần trong năm Giáp Tí do đó phải là Đinh Sửu..Còn như nói về cái Thể, thì Từ Giáp Tí, rồi đến Ất Sửu - Vậy. thì nếu Thời Gian - là Năm Giáp Tí rồi tới Ất Sửu - thì chu kỳ Bính Dần của năm Giáp Tí đã qua ... Thì Khởi của Năm ất Sửu sẽ phải là Mậu Dần cho một chu kỳ mới với tháng giêng tại Cung Dần của Năm Ất Sửu ...rồi cung kế tiếp sẽ là Kỷ Mão ...cho tới Cung Sửu sẽ là Kỷ Sửu của Năm Ất Sửu ...là chấm dứt cho năm Ất Sửu này .... (tóm lại, một đằng là Thể và một đằng là Dụng - theo quan niêm của riêng tôi !)
Tiếp Theo là nếu sinh giờ Thân cùng năm tháng như trên ...và theo cánh tính trêN thì mệnh sẽ đóng tại Cung Tí - tức có thiên Can là Bính (bính dần đinh mão mậu thìn ..cho tới cung tí sẽ là Bính Tí) ....
Hy vọng, sự giải thích của tôi từ bài trên - đủ để giải nghĩa điều ông VDTT nêu ra ...!!!
Trích dẫn
Vâng, thưa ông, chủ trương là do quan niệm của cá nhân, tôi không bàn tới vì mỗi một người đều có một chủ chương riêng từ cách sống, sở thích, niềm vui .v.v. và cả về áp dụng vào học thuật cũng thế - Tuy nhiên, nếu có một quan điểm "mới lạ" nào - mà tác giả trình bày để mọi người tham luận thì rất đáng - thì sự tham luận đó, với tinh thần "khoa học" để xây dựng, và bồi khuyết vào quan điểm riêng tư đó, nói riêng với môn học này - thì chỉ là tham luận với sự hợp lý và không hợp ly ...hoặc có hợp lý nhưng thiếu chặt chẽ, cần phải bồi túc thêm - thì đó là sự trân quý - Còn nếu cứ Môn này phải đúng, phái Kia là sai ... thì vô chừng ...tranh luận, chẳng thể có kết cục ...!!! Đó là quan điểm của riêng tôi !!!
Thêm vào đây "cho vui", chỉ là vui chơi thôi trong sự "góp ý" - Với ông, Ông luôn chủ trương và quan điểm riêng của ông là môn học này "hoàn toàn là khoa học" Vì thế đối với ông, với chủ trương này, cho nên ông đà bỏ công ra sức dùng "khoa học tính" để giải thích mọi vấn đề trong môn học "huyền bí" này - đó cũng là điều tốt và nên làm !!! - Tuy nhiên, đối với cá nhân tôi, thì môn học này luôn luôn là "huyền bí" vì cũng vì sự "huyền bí" này - Cho nên, đó luôn là điều hấp dẫn và lôi cuốn chính tôi để tìm hiểu - và trong sự tìm hiểu này, tôi dùng sự giải thích, sự lý luận cho hợp lý theo cách diễn giải bây giờ, môt loại "Logic" khoa học để dễ diễn giải hơn, nhất là trong thời đại bây giờ - Như ông đã biết - trên đời này có rất nhiều sự việc "huyền bí", Mystery - Cũng vì "mystery" - khó có sự giải thích, hoặc không giải thích nổi - Vì thế, Khoa Học luôn luôn tìm kiếm ...để giải đáp - Và khi Khoa Học đã "tìm thấy" ..và giải thích được - thì cái "Mystery" ấy không còn !!! Do đó, theo riêng tôi, nếu cho môn học này là "hoàn toàn khoa học" - là tự giới hạn trí thức - và sự tìm hiểu sẽ không còn - và còn lại chỉ là phần "trình bày để chứng minh" và Giải Thích ...đó !!! Vì thế, nó giới hạn ... Bởi thế, theo tôi, nội một chữ Mệnh" thôi - Khoa Học chưa thể chứng minh được - nếu có chỉ là sự giải thích theo sự suy diễn cá nhân mà sự giải thích nào cũng đều là "hợp lý" hay không "hợp lý" chứ chẳng thể chác là nó phải Đúng, hoặc phải Sai ...!!!
Vài hàng góp ý vui với ông trong tinh thần Khoa Học và xây dựng !!! (hoàn toàn không có sự phản biện với chủ trương của ông - cũng là sự trình bày quan niệm riêng của tôi trong vấn đề này !!!)
Trích dẫn
Và, nếu có thể được. Xin ông DKT trình bày nốt phép định cung an thân trên cơ sở cách tính định cung an mệnh này của ông ?!
Cám ơn ông trước !
Vâng thưa ông Vuivui, như tôi đã viết không phải do tôi "sáng tạo" và tự tôi cho là đúng, tôi chỉ trình bày theo một khía cạnh khác, để quý vị đọc giả có "thêm" được một vài khái niệm trong môn học này chứ không phải với mục đích như ông nói: " ....Cách tính này chẳng làm rõ được lý" ...- Như tôi đã giải thích ở phần trên, vào diễn đàn đối với tôi là sự giải trí, lấy đó làm thú vui, và trong lúc ngẫu hứng thì viết - viết để "góp ý" cho vui - chứ không phải để làm rõ lý, rõ nghĩa gì ...tôi không phải là "nhà lập thuyết" hoặc "định thuyết" ... do đó không có bổn phận gì cần đối với tôi để phải giải thích, "phải làm rõ lý" - Hơn nữa Ý, lý, và nghĩa đã có sẵn từ ngày xưa để lại - tuỳ vào cá nhân mà suy diễn - tuy nhiên, vì "ham vui" nên lanh chanh mà viết - Thì lẽ đương nhiên, đối với riêng tôi, tôi thấy "hợp lý" thì tôi mới bỏ công ngồi gõ (già rùi ...hihihi) còng cả lưng để trình bày, và "góp ý" với mọi người cho vui - nếu ông, và quý vị nào thấy Vô lý - thì bỏ, đừng dùng ... hoặc nếu có sự "thiếu sót" nào đó mà thêm thắt, bổ túc thêm vào ..thì tất cả đều là sự trân quý - Nhất là đối với người mới học sau này !!!
Để trả lời câu hỏi của ông về "cách định Thân an trên lá số" (dựa vào tính định cung mệnh này của tôi) ... hihihi, không phải là "của tôi" ..mà chỉ là sự giải thích với quan niệm của riêng tôi về cách an Mệnh và Thân như trên ...Xin phép ông, để rõ ràng và minh bạch, trong sự giải thích vê những điều tôi viết ...dù chỉ là một câu hỏi ngắn của ông, nhưng tôi phải dài dòng và cố gắng trình bày - Mong ông Vuivui thông cảm cho - (có lẽ già rồi ..nên lẩm cẩm thích dài dòng ..."cái cần dài thi không dài ..." ..lẩm cẩm thật ông nhỉ ...hihihi)
Trước Nhất: Thì ai cũng biết: Thiên Địa định vị, Vạn Vật Sinh Thành - Vạn Vật Sinh Thành - Đề Xuất Hồ Chấn !!!
Vậy thì, khi Vạn Vật được Sinh Thành - tất là nói đến sự sống - và sự sống không thể không có 5 yếu tố căn bản - mà ta gọi là Ngũ Hành - đó là Kim Mộc Thuỷ Hoả Thổ - Và khi Vạn Vật Sinh Thành thì "Đề Xuất Hồ Chấn" - thì theo tôi, vạn vật được "khởi tính" từ Hành Mộc (Chấn) - giả thử cho đó là hợp lý - thì do đó, tôi có thể viết Ngũ Hành trong sự vận chuyển theo thứ tự , và lấy Mộc làm điểm khởi xuất như: Mộc sinh Hoả > sinh Thổ > Sinh Kim > Thuỷ - (tại sao lại đi sinh ???...tôi sẽ trình bày sau, nếu có dịp) - Thì từ đây, suy ra cái Cái Thể ban đầu của Thiên Can, (tại sao lại có Thập thiên can - tôi chưa muốn trình bày ở đây vội vì "sái đề" của mục này -và thời gian không cho phép)
"Đề Xuất hồ Chấn" (giả thử là đúng theo giải thích như trên) thì:
ThậpThiên Can Khởi tính từ 1 Giáp Ất (hành mộc) sinh Bính Đinh (hoả) sinh Mậu Kỷ (thổ) Canh Tân (kim) sinh Nhâm Quý (Thuỷ) - đó là cái Thể, có thể hiểu là "khuôn mẫu" khởi đầu, bất di bất dịch trong tiến trình của sự vận chuyển thể hiện theo Thiên Can (Thiên) - mà tao tác đến thời gian và không gian (Địa) trong sự sống được khởi sinh này, rồi đến vượng suy diệt ... thì Địa Chi:
Với Địa Chi, thì Thiên Nhất sinh Thuỷ - thì lấy Thuỷ là điểm khởi, do đó Khởi từ: 1 Là Tí Thuỷ rồi đến Sửu Dần Mão Thìn Tỵ Ngọ Mùi Thân Dậu Tuất Hợi ...
Trên đây, tôi gọi là cái Thể, cái khuôn mẫu bất di bất dịch cứ thế mà chuyển vận chẳng ngừng dứt !!!
Vậy., áp dụng khuôn mẫu trên, thì Tôi gọi đó là Dụng - Dụng của Thể thì Thiên Can và Địa Chi phối hợp - đó là sự giao thoa giữa trời đất (tạm giải thích là như thế) - Ngũ hành Vận chuyển ảnh hưởng đến địa chi - Địa chi, được ấn định, trên biểu đồ 12 cung - để giải thích về Thời Gian và Không Gian với sự ảnh hưởng của Ngũ Hành mà tác động đến sự sống !!!
Vậy thì, tóm lại trên một lá số - đó là phương thức để ấn định - thì từ đây, cách thứ nhất - đó là Mệnh (số) của con người khi mới được sinh ra - vì thế theo cách tính và giải thích như tôi đã viết là Dùng Tháng và Giờ Sinh - lấy Tháng làm Cung căn bản để khởi tính - từ đó lấy giờ sinh - từ cung đó đến điểm Khởi là Tí (của cái Thể ban đầu) - thì Cung đó gọi là cung Mệnh !!! - theo tôi, thì tôi viết là Khởi Mệnh thì rõ lý (riêng tôi) hơn - Vì vào Tháng đó, Giờ đó được sinh ra, Và khi con người được sinh ra ....thì Mệnh Khởi Tại ....(do đó tính là thuận từ giờ từ cung tháng đến điểm khởi là Tí - cái thể ban đầu) ...
Sau đó, có Mệnh khởi rồi mới tới chuyện lập Thân - thì từ cung của Tháng Sinh - lấy Điểm Khởi Mệnh là Tí (cái thể ban đầu như đã giải thích ở trên) - thì Cung tháng sinh này Dùng Tí Khởi rồi đi thuận đến giờ sinh - thì giờ sinh đó tại cung nào thì Thân Cư cung đó - (Khởi mệnh từ giờ sinh đến cái Thể ban đầu là Tí (khởi của 12 chi) - Và có Mệnh rồi mới lập Thân - do đó từ Tí Khởi này - tức lấy Tí khởi từ cung tháng đi thuận đến giờ Sinh ) Theo tôi đó là Mệnh - Thân Khởi tạo theo Thể !!!
Tới đây, có người hỏi riêng tôi, tại sao lại cho Thiên Can vào Mệnh cung làm gì ? - Thì nhân tiện đây, viết một lần giải thích cho xong - thì từ Can và Chi của Cung Mệnh - nạp âm - nếu là Hành Thuỷ thì đó là Thuỷ nhị CỤC - số 2 đóng tại Cung Mệnh - Từ đó ta có được Vận của đương số - thì lúc này - mới phân định Âm Dương, Nam Nữ Thuận hay Nghịch để định Đại Vận 10 năm cho mỗi chu kỳ của đương số !!! thì thí dụ như trên - Thuỷ Nhị Cục - từ 2 - khởi vận bắt đầu tại 2 rồi đến 12 - 22 -32 ...v.v. Thuận nghịch tuỳ theo lý âm dương, Nam Nữ ...
Tóm Lại: Khởi Mệnh đã có - thì kế tiếp là điểm Lập Thân Khởi - và kế tiếp là ảnh hưởng của sự chuyển vận Âm Dương, Ngũ Hành, đến đương số - thì đó là cách tính Cục - Cục tác động bắt đầu vào đương số vào năm 2 tuổi (2 -Thuỷ nhị cục - 3 tuổi do Mộc tam Cục .v.v.) thì đó tôi gọi là Vận Số, đại vận 10 năm theo cái thể "trời" thập thiên Can - tác động theo thời gian lẫn không gian của con người khi được sinh ra Năm Đó, Tháng Đó, Giờ Đó và Ngày Đó (do sự phối hợp Chi Can mà thành Cục) - thì sau đó - để rõ từng chi tiết thì như ai cũng biết - cách an những cung còn lại như Phụ ...Phúc ...Điền ....v.v.
Và cách an của các sao, vào các cung ...để tính từng chi tiết - từ Nhật vận, đến 1 năm tiểu vận, đại vận, vả cả đại đại vận 60 năm theo 60 hoa giáp từ Can Chi tạo thành ...điều này thì tất cả ai cũng biết !!! Còn lại chỉ là sự suy diễn - suy nghiệm và tuỳ kinh nghiệm - mà do đó, mỗi một người đều theo sự "hợp lý" riêng ...rồi thêm thắt, mà thành cách an sao khác nhau !!!
Trích dẫn
Hello anh Đại Cồ Việt, lâu ngày không được đọc nhiều những lời anh viết ...hihihi, thưa anh - Trong bài viết trước - tôi đã cố gắng giải thích từ Thể Sang Dụng - có thể vì viết không được gẫy gọn" cho nên không trải bày được hết ý - Mong rằng bài hôm nay - ở phần trên, đã có sự giải thích trong câu khỏi của anh - Nhưng tóm tắt lại - thì cái "Thể" , chuyển vận từ Thiên Can là Giáp Ất Bính Đinh .... và của Địa Chi Từ Tí đến Sửu, Dần, Mão ....rồi trở lại Tí ...và lại tiếp tục chẳng ngừng dứt ...đó là cái Thể, tạm gọi là "công thức" trong sự chuyển vận của Thiên Can và Địa Chi khi trời đất định vị và vạn vật sinh thành - Từ đó, Con Người là một thành phần đựoc sinh ra vào Năm, Tháng Giờ, Ngày Sinh - thì từ năm tháng ngày giờ sinh này để tìm ra cái Mệnh Khởi của cái Thể sẵn có ...đó là tìm đến cái Thể Khởi ban đầu của địa chi Là Chi Tí trong tiến trình của 12 chi (chứ không phải là giờ tí). thì tính đến điểm khởi tạo đó - thì Đó là cung An Mênh, là Mệnh Khởi được đặtt vào cung đó- và sau đó khi áp dụng trên lá số - thì lúc đó là Vận Mệnh xoay chuyển, theo Âm Dương tác động, Ngũ Hành tao tác từ thời gian đến không gian mà an định được vận số Con Người ...theo lá số, theo các cung, các sao - Và, Tử Vi là một trong những phương pháp từ người xưa để lại !!!
Mong rằng những lời giải thích trên đáp ứng được những vấn đề mà ông VuiVui, VDDT và anh Đại Cồ VIệt nêu ra !!!
Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài
Nếu có dịp - sẽ có sự giải thích về Cục Số - tại sao lại Thuỷ Nhị Cục - Tam Mộc Cục - rồi lại Kim Tứ Cục ...v.v. ... hoặc nếu có vị nào biết rồi - thì mong rằng sẽ bỏ thời gian giải thích - "nâng đỡ tinh thần" của những thích học, nhất là sự hăng say của tuổi trẻ ...trong sự ham học, tìm hiểu ...Nếu không, mà để họ đi sai đường ... thì phí thời gian của họ - Ở đây, với sự thiết yếu trong tinh thần "xây dựng" - do đó mọi ý kiến, quan điểm không nhất thiết đòi hỏi là phải đúng - có nêu ra, thì mới có tham luận để bồi túc, và thêm thắt cho ...nhau ...để cùng tiến ....Nhưng lẽ đương nhiên sẽ có ...những lúc "chua xót ..cho nhau ..-...cay đắng với nhau ...hihihi" ...thì chắc chẳng thể tránh - nhưng, không phải vì thế mà ngừng .... nghỉ ...chơi ....hihihih ..."chín bỏ làm 10" !!!
Sửa bởi DiakyTai: 05/05/2011 - 06:50
#141
Gửi vào 05/05/2011 - 05:20
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Thông qua cụ thể hóa này mà tôi cũng như bạn đọc có thể biết cái lý học đông phương ông nghiên cứu có phải là cái lý học đông phương như nhân loại đang biết đến hay không?
Tóm lại, trên cái nhìn khoa học thì tôi không đánh giá các sách lý học đông phương hiện tại cao lắm. (Dĩ nhiên tôi kính trọng các sách đó về giá trị huyền học.)
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Thừa nhận. Đó là hiện trạng. Nhưng là một hiện trạng tôi coi là lạc hậu. Xin xem tiếp ý dưới đây.<br style="">
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Sẽ có. Nó là cái nền xây lại của lý học đông phương dựa trên xi măng cốt sắt của khoa học tây phương. Hiện chưa thành hẳn, nhưng tôi đang đặt những viên gạch đầu tiên, hy vọng có người tiếp nối.
Nó khác với cái hiện tại được gọi là “lý học đông phương” ở chỗ là nó sẽ là sự khai triển khoa học từ một số tiền đề mà không phải nhờ những lời “phán” của “thánh nhân” làm kim chỉ nam.<br style="">
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Để tránh cảnh trả lời lầm câu hỏi, tôi cần xác định chữ “dịch” ông muốn nói là gì trước đã.
Là lý “vạn vật bắt buộc phải biến đổi”?
Hay là “cái lý trong sách chu Dịch, sách… v.v…”?
Hay là “cái lý của 64 quẻ dịch”?
Hay là ý nghĩa khác.
Ông xác định đi rồi tôi sẽ trả lời.
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Nhắc lại y trên.
Để tránh cảnh trả lời lầm câu hỏi, tôi cần xác định chữ “dịch” ông muốn nói là gì trước đã.
Là lý “vạn vật bắt buộc phải biến đổi”?
Hay là “cái lý trong sách chu Dịch, sách… v.v…”?
Hay là “cái lý của 64 quẻ dịch”?
Hay là ý nghĩa khác.
Ông xác định đi rồi tôi sẽ trả lời.
vuivui, on 05/05/2011 - 03:09, said:
Đồng ý 4 trụ là một thực tế, nên nếu một mô hình không xử dụng hết 4 trụ thì vẫn có thể là một mô hình mệnh lý nhưng không phải là mô hình Tử Vi mà chúng ta đang bàn tới.
Còn “toàn bộ cuộc đời” thì tôi xin giới hạn là tôi chỉ đồng ý là “toàn bộ một đời người” thôi. Cố gượng áp dụng vào thực thể khác là lộn mô hình.
#142
Gửi vào 05/05/2011 - 06:37
DiakyTai, on 05/05/2011 - 04:59, said:
Hello anh Đại Cồ Việt, lâu ngày không được đọc nhiều những lời anh viết ...hihihi, thưa anh - Trong bài viết trước - tôi đã cố gắng giải thíc từ Thể Sang Dụng - có thể vì viết không được gẫy gọn" cho nên không trải bày được hết ý - Mong rằng bài hôm nay - ở phần trên, đã có sự giải thích trong câu khỏi của anh - Nhưng tóm tắt lại - thì cái "Thể" , chuyển vận từ Thiên Can là Giáp Ất Bính Đinh .... và của Địa Chi Từ Tí đến Sửu, Dần, Mão ....rồi trở lại Tí ...và lại tiếp tục chẳng ngừng dứt ...đó là cái Thể, tạm gọi là "công thức" trong sự chuyển vận của Thiên Can và Địa Chi khi trời đất định vị và vạn vật sinh thành - Từ đó, Con Người là một thành phần đựoc sinh ra vào Năm, Tháng Giờ, Ngày Sinh - thì từ năm tháng ngày giờ sinh này để tìm ra cái Mệnh Khởi của cái Thể sẵn có ...đó là tìm đến cái Thể Khởi ban đầu của địa chi Là Tí ... thì đó là Mệnh Khởi - và sau đó khi áp dụng trên lá số - thì lúc đó là Vận Mệnh xoay chuyển, theo Âm Dương tác động, Ngũ Hành tao tác từ thời gian đến không gian mà an định được vận số Con Người ...theo lá số, Tử Vi là một trong những phương pháp từ người xưa để lại !!!
Mong rằng những lời giải thích trên đáp ứng được những vấn đề mà ông VuiVui, VDDT và anh Đại Cồ VIệt nêu ra !!!
Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài
Nếu có dịp - sẽ có sự giải thích về Cục Số - tại sao lại Thuỷ Nhị Cục - Tam Mộc Cục - rồi lại Kim Tứ Cục ...v.v. ... hoặc nếu có vị nào biết rồi - thì mong rằng sẽ bỏ thời gian giải thích - "nâng đỡ tinh thần" của những thích học, nhất là sự hăng say của tuổi trẻ ...trong sự ham học, tìm hiểu ...Nếu không, mà để họ đi sai đường ... thì phí thời gian của họ - Ở đây, với sự thiết yếu trong tinh thần "xây dựng" - do đó mọi ý kiến, quan điểm không nhất thiết đòi hỏi là phải đúng - có nêu ra, thì mới có tham luận để bồi túc, và thêm thắt cho ...nhau ...để cùng tiến ....Nhưng lẽ đương nhiên sẽ có ...những lúc "chua xót ..cho nhau ..-...cay đắng với nhau ...hihihi" ...thì chắc chẳng thể tránh - nhưng, không phải vì thế mà ngừng .... nghỉ ...chơi ....hihihih ..."chín bỏ làm 10" !!!
Hello anh Địa, tôi không đọc kỹ nên không thấy câu đi đê"n điểm kho*ỉ đầu là Tí và là cái Thể Khởi ban đầu thì tôi cũng nghĩ nhu* thê" và cố gắng giải thích trong diê?n đàn củ dù công thu*'c và cách trình bày khác cách của anh . Hihi
Về số của Cục thì cũng tu8o*ng tu*. cái Lý của [i]cái Thể Khởi ban đâu ma` định số cục , không biết có giống suy nghĩ của anh Địa không . Ngoài ra tôi cũng dùng số đê? giải thích số cục theo cách khác . Tôi bận phai đi nên viết vôi vài hàng và xin mo*`i anh ly cà phê chiều nhâm nhi .
#143
Gửi vào 05/05/2011 - 22:52
Trích dẫn
Tóm lại, trên cái nhìn khoa học thì tôi không đánh giá các sách lý học đông phương hiện tại cao lắm. (Dĩ nhiên tôi kính trọng các sách đó về giá trị huyền học.)
Trích dẫn
Trích dẫn
Nó khác với cái hiện tại được gọi là “lý học đông phương” ở chỗ là nó sẽ là sự khai triển khoa học từ một số tiền đề mà không phải nhờ những lời “phán” của “thánh nhân” làm kim chỉ nam.<br style="">
Về mặt khoa học, Tôi không phản đối thái độ "mềm dẻo" này. Trái lại, Tôi cho rằng, trong một chừng mực thì đó là một thái độ hợp lý. Song chỉ cần quá một chút thì nó trở thành "thủ đoạn". Điều này rất khó phân định, đặc biệt khó trong cái tranh luận để phân biệt đúng sai. Tôi đã mong có một sự trả lời dứt khoát để Dễ Dàng, hay Nhẹ cho Mình một chút khi đi vào chứng minh các sai lạc trong các trình bày của ông về Lý đông phương. Nhưng cũng đã lường trước được kết quả này nên đã có câu hỏi thứ ba. Là một sự cụ thể hóa của hai câu hỏi đầu.
Trích dẫn
Là lý “vạn vật bắt buộc phải biến đổi”?
Hay là “cái lý trong sách chu Dịch, sách… v.v…”?
Hay là “cái lý của 64 quẻ dịch”?
Hay là ý nghĩa khác.
Dịch với nghĩa Cơ Bản, ở tầng thấp nhất hàm nghĩa Biến hóa, Thay đổi !!!
Nhưng Thay đổi, Biến hóa ra sao ?, Như thế nào ? Là Lý
Cái Lý của Dịch thì người ta gọi là Dịch Lý, mà viết thành lời Thoại là Kinh Dịch như chúng ta đã thấy ở nhiều sách.
Trích dẫn
Còn “toàn bộ cuộc đời” thì tôi xin giới hạn là tôi chỉ đồng ý là “toàn bộ một đời người” thôi. Cố gượng áp dụng vào thực thể khác là lộn mô hình.
#144
Gửi vào 05/05/2011 - 23:15
Cám ơn Ông đã trả lời, với một bài dài, công phu (tất nhiên không phải chỉ cho mình tôi).
Như Ông viết:
Trích dẫn
Sau đó, có Mệnh khởi rồi mới tới chuyện lập Thân - thì từ cung của Tháng Sinh - lấy Điểm Khởi Mệnh là Tí (cái thể ban đầu như đã giải thích ở trên) - thì Cung tháng sinh này Dùng Tí Khởi rồi đi thuận đến giờ sinh - thì giờ sinh đó tại cung nào thì Thân Cư cung đó - (Khởi mệnh từ giờ sinh đến cái Thể ban đầu là Tí (khởi của 12 chi) - Và có Mệnh rồi mới lập Thân - do đó từ Tí Khởi này - tức lấy Tí khởi từ cung tháng đi thuận đến giờ Sinh ) Theo tôi đó là Mệnh - Thân Khởi tạo theo Thể !!!
Trong khi cái lý của việc xác định an mệnh - thân của TTL rất đơn giản. Mệnh - Thân vốn Cùng Gốc !!! là một cặp Âm - Dương !!! nên đương nhiên, một nghịch - một thuận, nên Tôi thấy rất tự nhiên. Còn cái lý tại sao lại dùng tháng và giờ mà không phải là năm và ngày, hay tháng và ngày, hay ngày và giờ, hay năm và giờ ? thì là cái lẽ khác, sâu xa hơn. Nhưng đó là việc của ... mai hậu. Tôi không viết tại đây !
Vậy nhé ! Câu hỏi đó là câu hỏi tự nhiên của người đọc sách. Mong ông hỉ xả !!!
Một lần nữa, cám ơn ông !
Sửa bởi vuivui: 05/05/2011 - 23:16
#145
Gửi vào 06/05/2011 - 00:26
vuivui, on 05/05/2011 - 23:15, said:
Cám ơn Ông đã trả lời, với một bài dài, công phu (tất nhiên không phải chỉ cho mình tôi).
Như Ông viết:
Ông đã công phu dẫn giải từ trên, một hồi, rồi mới tới đoạn tôi QUOTE trên. Tạm bỏ qua sự "nhảy cóc" trong lý luận tới đoạn quote này. Khi đọc xong đoạn này, tự nhiên người đọc sẽ có câu hỏi: Tại sao sau khi tính đến thang sinh để tìm cung ứng với tháng sinh - cho nó theo chiều thuận ? - thì để xác định mệnh cung, ta lại cho cung đó "là" giờ Sinh, và để tìm cung an thân, ta lại cho nó ứng "là" giờ Tý ? (phải chăng định ra như thế để cho phép tính cung an thân "đếm" cho nó theo chiều thuân ?)
Trong khi cái lý của việc xác định an mệnh - thân của TTL rất đơn giản. Mệnh - Thân vốn Cùng Gốc !!! là một cặp Âm - Dương !!! nên đương nhiên, một nghịch - một thuận, nên Tôi thấy rất tự nhiên. Còn cái lý tại sao lại dùng tháng và giờ mà không phải là năm và ngày, hay tháng và ngày, hay ngày và giờ, hay năm và giờ ? thì là cái lẽ khác, sâu xa hơn. Nhưng đó là việc của ... mai hậu. Tôi không viết tại đây !
Vậy nhé ! Câu hỏi đó là câu hỏi tự nhiên của người đọc sách. Mong ông hỉ xả !!!
Một lần nữa, cám ơn ông !
Cám ơn ông Vuivui !!! lẽ đương nhiên, khi một bài được viết lên trong này, thì để mọi người cùng đọc - cũng như ông và tất cả mọi người đã viết trong này - nếu không muốn ai đọc, thì đã không viết !!! - hoặc nếu viết cho "một ai" đó đọc thôi thì đã viết "thư riêng" rồi, phải thế không, thưa ông ??? Vì biết mọi người sẽ đọc cho nên tôi đã cố gắng diễn giải "công phu" (như lời ông viết) để tránh sự hiểu lầm - hoặc tránh việc hỏi đi hỏi lại - Đó là tại sao tôi phải dài dòng như thế !!! Mong ông "thông cảm" !!!
Còn ông, nếu - và chỉ nếu mà thôi, có ý trách tôi về vụ "nhảy cóc" ....và "tạm bỏ qua" ... thì đó cũng là quyền của ông - Nhưng đối với tôi, ông chẳng là gì quan hệ đến tôi, cho nên chuyện ông "tạm bỏ qua", ông nên tự xét lấy - Tôi không quan tâm và chẳng có gì đáng để tôi đặt thành vấn đề !!!
Bài Tôi viết với sự trả lời cùng sự giải thích từng phần - theo từng người, theo vấn đề, thì trước là vấn đề được ông VDTT đặt ra - tôi thấy trước - tôi trả lời trước để "góp ý" với ông VDTT thế thôi - xong phần ấy - thì đến câu hỏi của ông đặt ra - thì tôi trích lời ông hỏi và trả lời câu hỏi của ông - Rồi đến lượt câu hỏi của Anh Đại Cồ Việt - thì tôi cũng lại trích lời anh Đại Cồ Việt viết rồi trả lời ...
Tất cả những gì, tôi viết, và có câu hỏi liên quan đến bài tôi viết, thì tôi đã trả lời !!! - Nếu ông "thật tình" chưa hiểu trong câu trả lời của tôi - thì tôi tự trách lấy tôi - tôi không đủ văn tài, để diễn giải và đáp ứng được câu hỏi của ông - vì thế, nếu có viết thêm thì cũng lại chẳng diễn giải trong sự trả lời của tôi thêm được gì !!!
Còn chuyện: ....Thân Mệnh, vốn cùng Gốc, là một cặp âm dương, để mà có nghịch thuận trong cách tính an mệnh - và dùng tháng và giờ sinh thì còn nhiều lý lẽ "sâu xa" hơn nữa .... - Thì đó là quan niệm của riêng ông - Rất mừng và góp vui với ông vì chính ông đã có lời giải thích cho chính ông rồi !!! - Cho nên, dù ông có hỏi ... hỏi chỉ để mà hỏi ...- Thì tôi có viết gì thêm chi nữa cũng bằng thừa - Hơn nữa, đó là chuyện riêng của ông, cũng như về quan niệm sâu sắc của ông - dù là bây giờ hay để mai hậu sẽ "tính" như lời ông nói - Thì đó cũng là chuyện và quyền "tính hay không tính" vào lúc nào, bao giờ thì đó cũng là quyền của riêng ông - Tôi tôn trọng - Còn đối với tôi thì không có gì thành vấn đề, không có gì là quan trọng, và tôi không quan tâm ... vì đó không phải là chuyện của tôi !!! Tôi thích, tôi vào đây viết bài, nếu có câu hỏi liên quan đến bài tôi viết, thì tôi đã trả lời - đó là xong việc của tôi - Và, hơn nữa, tôi viết không phải với mục đích dùng để tranh luận,"Đúng với Sai"., "Nông với Sâu".. nếu ông hoặc ai khác cho là Sai, Vô Lý, hoặc thiếu sâu sắc ...thì đó là quyền phê phán của ông cũng như của tất cả mọi người đọc bài tôi viết..!!!
Chúc Vui,
Địa Kỳ Tài
TB: Anh Đại Cồ Việt, cám ơn anh - sáng nay có được ly cà phê nóng anh tặng, nhâm nhi mà thấy ấm lòng ....hihihi ..mong có ngày gặp được anh, biết anh ngoài đời thật, cùng nhau tán gẫu "chuyện đời thường" bên tách cà phê thật ... với nét nhạc văng vẳng, tự hỏi lẫn nhau ..."Sống trong đời sống ...cần có một tấm lòng ...để làm gì ...anh biết không ...Để gió cuốn trôi ...???" ...hihihi - Chúc anh luôn vui mạnh !!!
Sửa bởi DiakyTai: 06/05/2011 - 02:38
Thanked by 1 Member:
|
|
#146
Gửi vào 06/05/2011 - 00:49
Nhóm chữ "hoàn toàn khoa học" cho biết phương pháp của tôi là khảo sát Tử Vi bằng phương pháp "hoàn toàn khoa học" (phần huyền học xin chịu thua, để người khác lo), chứ không phải tôi bảo rằng Tử Vi là một môn hoàn toàn khoa học.
Sự thật là tôi sẽ rất sợ hãi nếu sau khi khảo sát xong tôi thấy rằng Tử Vi là một môn hoàn toàn khoa học. Thử nghĩ trường hợp chỉ việc mở một quyển sách "Tử Vi lớp cao cấp" ra là biết con gái mình (sắp lấy chồng) sẽ li dị trong 3 năm rưỡi nữa? thì người cha sẽ nghĩ sao? Và lúc ấy sẽ làm gì nhỉ?
Chúc ông vui khoẻ.
#147
Gửi vào 06/05/2011 - 01:05
vuivui, on 05/05/2011 - 22:52, said:
Nói nôm na hơn là tôi đứng ngoài nó, lấy cái máy sàng của khoa học tây phương sàng nó, thấy cái gì còn lại thì xài.
vuivui, on 05/05/2011 - 22:52, said:
Tại sao lại có vấn đề “thủ đoạn” ở đây? Khoa học là phương pháp đãi lọc, giữ cái hay bỏ cái dở. Mục tiêu rất rõ ràng, không dấu diếm gì cả. Giữ cái hay sao là thủ đoạn, bỏ cái dở sao là thủ đoạn?
vuivui, on 05/05/2011 - 22:52, said:
Rất tiếc đã tạo vấn đề cho ông. Nhưng khoa học tây phương có câu nổi tiếng là “đừng tái phát minh cái bánh xe”, tôi chỉ theo lời khuyên hợp lý ấy thôi.<br style=""> <br style="">
vuivui, on 05/05/2011 - 22:52, said:
Dịch với nghĩa Cơ Bản, ở tầng thấp nhất hàm nghĩa Biến hóa, Thay đổi !!!
Nhưng Thay đổi, Biến hóa ra sao ?, Như thế nào ? Là Lý
Cái Lý của Dịch thì người ta gọi là Dịch Lý, mà viết thành lời Thoại là Kinh Dịch như chúng ta đã thấy ở nhiều sách.
Tôi cần hỏi thế để sau này khỏi trở lại vấn đề cãi nhau vì ngôn từ (semantics) chẳng đi đến đâu cả.
Câu trả lời của tôi:
Mô hình âm dương bắt đầu với nhận xét rằng, trên cơ sở toán học thuần lý (thí dụ là máy computer) có thể phân biệt mọi sự trên đời sống này bằng cách đặt ra một cơ cấu có tính nhị nguyên. Gọi nhị nguyên này là âm dương. Nói cảch khác, mô hình âm dương giả sử rằng mọi thực thể, mọi diễn biến v.v… trên đời đều có thể diễn tả bằng những phối hợp khác nhau của nhị nguyên âm dương. (Từ đó có thể thấy trước rằng, muốn nhất quán thì thuyết ngũ hành chỉ có thể là một thuyết phụ, vì chính nó phải bị bao hàm bởi âm dương, nhưng đó là chi tiết về sau).
Mô hình âm dương nhìn nhận rằng có những hiện tượng nằm ngoài âm dương (thí dụ trạng thái tâm linh của người giác ngộ). Tóm lại, như mọi lý thuyết của loài người, mô hình âm dương không toàn năng, mà có giới hạn của nó.
Vì hiện hữu được định nghĩa bởi thời gian (thời) và không gian (không) ta phải nối kết thời không vào mô hình âm dương mới mong tạo giá trị khoa học cho nó. Sau khi nối kết thời không sẽ thấy rằng âm dương chỉ có thể hiện hữu khi có chuyển động, nhưng chuyển động đương nhiên dẫn đến biến đổi. Thế nên mô hình âm dương tiên đoán rằng biến đổi là bản chất của vũ trụ, được hiểu là vũ trụ có thể khảo sát bằng phương pháp khoa học mà thôi. Như vậy:
Mô hình âm dương => “Dịch” là bản chất của vũ trụ
Cái lý của những biến đổi trong cái vũ trụ có thể quan sát được đó gọi là dịch lý. Hiển nhiên dịch lý có thể diễn tả được bằng âm và dương, bằng không thì mô hình âm dương đã vô dụng.
Nhưng có thể thấy rằng dịch lý, mặc dù là một bộ phận cực kỳ quan trọng, không nhất thiết là tất cả của mô hình âm dương. Tôi mơ một tương lai khi con bò cái ngoài đồng cũng có một cách diễn tả bằng âm dương tương ứng. Tôi có cảm tưởng rằng cái lý của computer graphics sẽ có đóng góp quan trọng trong việc hình thành những cách diễn tả này.
Nhưng đó chỉ là cảm tưởng của tôi. Điểm chính tôi muốn nói là: Mô hình âm dương là một mô hình mở, còn chờ những đóng góp của nhiều thế hệ sau nữa.
vuivui, on 05/05/2011 - 22:52, said:
Tôi nghĩ là tôi hiểu rất rõ câu hỏi của ông.
Trong mô hình Tử Vi mà tôi đề nghị giá trị của khoa Tử Vi chỉ giới hạn trong “đời người của chủ nhân lá số”, tính từ lúc chủ nhân lá số sinh ra đến khi chủ nhân lá số chết đi.
Mặc dù sau khi chủ nhân chết lá số vẫn còn tín hiệu, mô hình này sẽ không lý đến. Vì đây là mô hình khoa học, chỉ chú trọng đến những gì mà khoa học khảo sát được thôi. Ai muốn dùng lá số để xem những việc khác cho người đã chết thì cứ việc, nhưng mô hình này không bảo đảm độ chính xác của cách xem ấy (vì chủ nhân lá số không còn hiện diện theo ý nghĩa khoa học nữa).
#148
Gửi vào 06/05/2011 - 02:10
Trích dẫn
#149
Gửi vào 06/05/2011 - 02:16
VDTT, on 06/05/2011 - 00:49, said:
Nhóm chữ "hoàn toàn khoa học" cho biết phương pháp của tôi là khảo sát Tử Vi bằng phương pháp "hoàn toàn khoa học" (phần huyền học xin chịu thua, để người khác lo), chứ không phải tôi bảo rằng Tử Vi là một môn hoàn toàn khoa học.
Sự thật là tôi sẽ rất sợ hãi nếu sau khi khảo sát xong tôi thấy rằng Tử Vi là một môn hoàn toàn khoa học. Thử nghĩ trường hợp chỉ việc mở một quyển sách "Tử Vi lớp cao cấp" ra là biết con gái mình (sắp lấy chồng) sẽ li dị trong 3 năm rưỡi nữa? thì người cha sẽ nghĩ sao? Và lúc ấy sẽ làm gì nhỉ?
Chúc ông vui khoẻ.
Ông VDTT:
Cám ơn ông rất nhiều - đã giải thích về nhóm chữ "Hoàn Toàn Khoa Học" của ông viết - Nếu là Phưong Pháp "Hoàn Toàn Khoa Học" để khảo sát, giải luận, và công thức an cung, an sao trên lá số Tử Vi ... Thì, nếu ông khai triển được việc này, đó là điều đáng quý, đứng đắn và hữu ích .... cho tôi được phép ủng hộ trong công việc này !!! ủng hộ trong tinh thần khoa học là cầu tiến, xây dựng, và phát triển trong Công Việc ông đang làm !!! Tôi sợ hiểu lầm lắm cho nên tôi nhấn mạnh về hai chữ "công việc" ... chứ chưa phải là "sự đồng thuận" về những điều ông viết trong sách, lý thuyết của ông (vì thú thật tôi chưa có dịp đọc sách của ông viết)
..hihihi ...Nếu tất cả ...mọi chuyện - mà chúng ta có thể biết trước ... thì cuộc đời còn có nghĩa gì ?... còn lấy gì để phấn đấu - còn chi là buồn với lo ? hoặc lấy gì làm thú an vui, ông nhỉ ???
Chúc ông thành công,
Sửa bởi DiakyTai: 06/05/2011 - 02:18
#150
Gửi vào 06/05/2011 - 02:53
vuivui, on 06/05/2011 - 02:10, said:
Sở dĩ phải có đòi hỏi này vì nếu không thì không có quy luật phân phối âm dương. Nói một cách thuần lý thì chỉ cần vô cực, chẳng cần thái cực (nhưng coi đó là một trạng thái chuyển tiếp chẳng hại gì). Cần vô cực vì vô cực là một loại luật bảo toàn (conservation law), dẫn đến đòi hỏi toàn không của âm dương: Nếu gọi +1 là yếu tố dương tối giản và -1 là yếu tố âm tối giản thì toàn thể mọi yếu tố âm và dương tối giản trong vũ trụ khảo sát được cộng lại thành zéro (phù hợp với điều kiện ban đầu là vô cực).
Mô hình âm dương hiển nhiên có âm dương, nên dịch đương nhiên dính líu đến âm dương.
Nhưng dịch có vô cực, thái cực không? Muốn nhìn thế nào cũng được cả, miễn là hiểu rõ điều kiện đi chung với lời phát biểu:
Cách nhìn 1: Dịch có vô cực, thái cực vì muốn luận dịch phải dùng âm dương, mà âm dương cần đến lý của vô cực mới thành mô hình hoàn chỉnh được (thiếu vô cực thì thiếu luật bảo toàn âm dương)
Cách nhìn 2: Dịch không có vô cực, thái cực vì chỉ cần vận dụng lý tính của âm dương là có thể luận các sự biến đổi trong vũ trụ (dịch) được rồi.
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() VULONG: Thuyết Âm Dương Ngũ Hành có giải thích được sự tiến hóa của Vũ Trụ hay không?![]() |
Linh Tinh | SongHongHa |
|
![]()
|
|
![]() Cho cháu hỏi lịch can chi đã cập nhật chưa, lịch đang dùng còn hiệu lực không? |
Thiên Văn - Lịch Pháp - Coi Ngày Tốt Xấu | xamxixixo |
|
![]()
|
|
![]() Thắc mắc : Chơi Coin, chứng khoán, HYIP có phải đánh bạc không? |
Linh Tinh | nahtlee |
|
![]() |
|
![]() Đi tu có dễ đắc chánh quả không? |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() Ai có tài liệu tử vi của thầy Hoàng Quý Sơn không?![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ch8484 |
|
![]()
|
|
![]() Sổ mũi của con bạn có kéo dài mãi không? Đây là những gì bạn cần biết |
Y Học Thường Thức | FM_daubac |
|
![]() |
4 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












