Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#46 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/12/2016 - 22:16

Theo dấu xưa, chuyện cũ: Tiệm vàng đầu tiên ở xứ sương mù

07:40 AM - 30/07/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bức sơn mài của gia đình bà Bùi Thị Hiếu trước đây Ảnh: L.V
Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng đang lưu giữ và trưng bày hai bức tranh sơn mài vẽ cặp nai rừng và chim đại bàng như là những kỷ vật văn hóa của người Đà Lạt xưa.

Hai bức tranh này từng thuộc về một gia đình đã khai mở nghề buôn bán vàng ở thành phố này.
Buôn vàng từ Xiêm La
Theo một số tài liệu chúng tôi có được thì ông Bùi Duy Chước từ Thừa Thiên-Huế đến cao nguyên Lâm Viên lập nghiệp và mang theo nghề làm vàng, bạc của cha ông, sau đó trở thành người Việt đầu tiên mở tiệm vàng ở miền đất mới này.
Cụ Hồ Tá Dân (83 tuổi, cháu gọi ông Chước bằng cậu ruột) kể khoảng đầu những năm 20 (thế kỷ 20), lúc còn là thanh niên trai trẻ, ông Chước đã đến Đà Lạt làm nghề thợ bạc, vàng. Quê ông Chước ở làng Kế Môn, xã Điền Môn, H.Phong Điền, Thừa Thiên- Huế, có truyền thống hơn 500 năm làm nghề bạc, vàng; do đó lúc nhỏ ông vừa làm ruộng vừa được thừa hưởng “di sản” nghề chế tác vàng, nghề truyền thống của làng Kế Môn.
Tiệm vàng của ông Chước có tên Hùng Thanh tọa lạc trên đường Tăng Bạt Hổ tấp nập người mua kẻ bán. Ông Chước phải nhờ ông Hồ Tá Ngưu (cháu gọi bằng cậu ruột) giúp việc quản lý để ông có thời gian đi buôn bán xa. Lúc đó cô con gái xinh đẹp Bùi Thị Hiếu rất giỏi tay nghề, có thể chế tác nhiều loại vòng, nhẫn, dây chuyền... làm hài lòng khách hàng cả ta lẫn Tây. Ngoài việc mở tiệm vàng, ông Chước còn qua tận Nam Vang (Campuchia), Xiêm La (Thái Lan) mua vàng về bán và gia công đồ trang sức.
Thấy ông Chước ăn nên làm ra nên nhiều người đồng hương của ông cũng theo chân ông đến Đà Lạt làm nghề thợ vàng, bạc và mở tiệm vàng. Thời Đà Lạt là Hoàng triều Cương thổ (1950 - 1955), vua Bảo Đại (người Huế) làm “quốc trưởng” nên luôn tạo điều kiện cho những người Huế có dính dáng đến hoàng tộc di dân vào Đà Lạt lập nghiệp.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Khách sạn Phú Hòa và các dãy phố (mái màu sáng) của gia đình ông Bùi Duy Chước


Người kế nghiệp xinh đẹp
Bà Bùi Thị Hiếu là thiếu nữ xinh đẹp, tài giỏi từng được mệnh danh là hoa khôi phố núi, lại là con chủ tiệm vàng giàu có bậc nhất Đà Lạt lúc bấy giờ, nên rất kén chồng. Mãi đến năm 1956, khi 25 tuổi (khá muộn so với bạn bè đồng trang lứa thời ấy), bà Hiếu mới kết duyên với một thanh niên con một nhà buôn giàu có ở Chợ Lớn (Sài Gòn). Sau khi lấy chồng, bà Hiếu mở tiệm vàng riêng lấy tên Bùi Thị Hiếu, tọa lạc đầu đường Tăng Bạt Hổ (đối diện khu Hòa Bình, Đà Lạt). Do “địa lợi” với 2 mặt tiền nên việc kinh doanh của bà Hiếu rất thuận lợi, bà phải nhờ người anh con cô ruột là Hồ Tá Dân từ Huế vào giúp việc coi sóc tiệm vàng. Nhờ làm ăn uy tín nên suốt thập niên 60 - 70 thế kỷ trước, vàng Bùi Thị Hiếu luôn là sự chọn lựa số 1 của người Đà Lạt.
Cùng năm bà Hiếu lấy chồng, ông Bùi Duy Chước đột ngột qua đời ở tuổi 50, việc kinh doanh vàng của ông Chước phải giao lại cho người cháu Hồ Tá Ngưu. Từ đó, vợ ông Chước lại chuyển qua hướng kinh doanh khác là xây khách sạn đón khách du lịch. Một khách sạn khá lớn tọa lạc đầu đường Tăng Bạt Hổ mang tên Phú Hòa (tên người con trai đầu và con trai út bà Chước ghép lại), khách sạn này nằm sát tiệm vàng Bùi Thị Hiếu ngày xưa. Trong khách sạn được bài trí nhiều hiện vật quý như những bức tranh sơn mài, khảm xà cừ hoặc mạ vàng bên ngoài. Hiện nay có hai bức tranh hình cặp nai rừng và chim đại bàng vẫn đang được lưu giữ và trưng bày tại Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, được xem là những kỷ vật văn hóa của người Đà Lạt xưa.
Một người cháu gọi bà Hiếu bằng dì hiện sống tại Đà Lạt cho biết thêm, việc kinh doanh vàng, bạc của bà Hiếu thịnh đạt kéo dài cho đến ngày đất nước thống nhất. Thời chiến tranh, vợ chồng bà Hiếu phải cất giấu vàng trong các cột nhà được đúc bê tông xung quanh hoặc chôn trong nền nhà vệ sinh... Thời điểm năm 1975, tài sản bà Hiếu bị “kẹt” ở các ngân hàng trong và ngoài nước có vàng, kim cương, tiền mặt... trị giá khoảng 6.000 lượng vàng. Sau đó, con cái bà bảo lãnh hai vợ chồng qua Pháp định cư. Tuy nhiên, hằng năm vào những dịp giỗ cha mẹ, bà Hiếu đều về Đà Lạt để báo hiếu. Năm 2003, trong dịp về VN lo giỗ cho cha thì bà Hiếu đột ngột bị bệnh và qua đời tại Đà Lạt.

Lâm Viên



#47 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 13/12/2016 - 21:36

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Từ anh thợ may thành 'vua địa ốc'

07:34 AM - 28/07/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Ông Võ Quang Tiềm (thứ hai từ trái qua) Ảnh: Ông Khương cung cấp
Trước năm 1975, ông Tiềm là một trong những người đầu tiên ở Đà Lạt đầu tư vào lĩnh vực khách sạn để kinh doanh. Ông là chủ của hàng loạt khách sạn ở Đà Lạt như Thanh Thế, Mimoza, Vinh Quang, Thanh Bình, Anh Đào...
Theo những người sống ở Đà Lạt lâu năm thì những khách sạn thuộc loại lâu đời và nổi tiếng nhất ở thành phố này như Thanh Thế, Mimoza, Vinh Quang, Thanh Bình, Anh Đào... và dãy phố Duy Tân (nay là đường 3/2) đều từng thuộc về cùng một chủ.
Sau nhiều lần dò hỏi, chúng tôi may mắn gặp được cụ Võ Quang Khương (92 tuổi), là cháu gọi ông Võ Quang Tiềm - chủ nhân của khối bất động sản lớn trên - là chú ruột. Thời trẻ, cụ Khương được ông Tiềm cho ăn học, sau làm thầy giáo tại Trường tiểu học Trại Mát (Đà Lạt). Cụ đang sống tại TP.Bảo Lộc (Lâm Đồng), tuy đã cao tuổi nhưng vẫn rất minh mẫn.
Doanh nhân... nói ngọng
Theo cụ Khương, ông Tiềm sinh năm 1902 tại làng Ngọc Anh, H.Phú Vang, Thừa Thiên-Huế, từ nhỏ có tật nói ngọng và thường bị bạn bè chế giễu. Năm 21 tuổi, ông Tiềm vào Đà Lạt lập nghiệp bằng nghề thợ may với cha cụ Khương. Ông Tiềm rất chăm chỉ làm việc, sau 5 năm tích góp được ít tiền quay về Thừa Thiên-Huế cưới vợ, nhưng mang tiếng chàng thợ may nghèo, lại bị ngọng nên sau 2 lần dạm hỏi và phải có sự “can thiệp” của ông nội cô gái, ông Tiềm mới lấy được vợ.
Cưới xong, ông Tiềm đưa vợ vào Đà Lạt tiếp tục nghề thợ may, khiến bên nhà vợ hết sức lo lắng và thương cho cuộc sống con gái mới lấy chồng, phải vào tít vùng núi rừng cao nguyên Lâm Viên, nhưng do quan niệm “xuất giá tòng phu” nên không ai dám ngăn cản.
Ông Tiềm may đẹp, lại luôn giữ chữ tín, hẹn khách ngày nào thử áo, ngày nào nhận áo luôn đúng giờ giấc nên việc may mặc của tiệm ông rất phát triển. Để có thêm thu nhập, bên cạnh nghề may, ông Tiềm còn gùi muối, thực phẩm, rượu, thuốc lá... đến các làng dân tộc ở H.Đơn Dương (Lâm Đồng) bán hoặc trao đổi hàng hóa. Đêm đêm ông tranh thủ may sẵn quần áo đủ kích cỡ, mang bán và đổi cho đồng bào để lấy súc vật, cung tên, gùi, chum chóe... Cụ Khương cho biết thời đó chưa có xe đò, ông Tiềm phải gùi hàng hóa đi bộ hàng chục cây số đến các buôn làng. Những lúc đổi được nhiều hàng ông phải thuê người mang vác lên Đà Lạt. Các vật dụng của người dân tộc được ông Tiềm bán lại cho người Pháp để trang trí trong các biệt thự, dinh thự và kiếm lời được rất nhiều tiền. Từ đó, ông giao hẳn việc may mặc cho học trò, còn ông chuyển hướng qua buôn bán. Ông mở cửa hiệu buôn bán tạp hóa, đặt mua cả thuốc lá Cẩm Lệ từ Quảng Nam vào bán cho người dân tộc bản địa, họ rất thích.

Nhờ buôn bán uy tín, nên ông Tiềm được người mua cả Việt lẫn Pháp tín nhiệm. Có những lúc hàng nhập về Đà Lạt cả mấy toa xe lửa nên ông Tiềm phải thuê kho, thuê nhà hàng xóm để cất giữ hàng hóa. Cũng nhờ mối quan hệ tốt nên ông Tiềm là người Việt duy nhất ở Đà Lạt được người Pháp cấp môn bài buôn bán thuốc lá và rượu. Thời đó, thuốc lá, thuốc phiện và rượu đều do người Pháp quản lý, được cho là hàng quốc cấm nên chỉ khi được cấp môn bài mới được buôn bán. Ông Tiềm là đại lý lớn ở Đà Lạt bán sỉ lại cho các tiệm bán lẻ trong vùng cao nguyên từ Đà Lạt xuống Đức Trọng, Di Linh, Đơn Dương. Cụ Khương nhớ lại: “Chú tôi là người Việt duy nhất ở Đà Lạt đủ sức cạnh tranh với hàng loạt hiệu buôn của người Tàu, người Ấn. Thậm chí, họ phải cầu cạnh chú tôi chia lại cho họ một ít rượu, thuốc lá...”.
“Thâu tóm” bất động sản

Theo cụ Khương, vì thiếu kho chứa hàng nên ông Tiềm kiếm đất cất nhà, ban đầu chỉ làm kho sau đó cho thuê kiếm lời. Năm 1945, khi Pháp giải giới quân đội Nhật thì dân Đà Lạt bỏ chạy tản cư, ông Tiềm ở lại Đà Lạt và mua nhà của dân chạy loạn với giá rẻ nên ông Tiềm có thêm hàng chục ngôi nhà.
Thời hưng thịnh ở Đà Lạt ông Tiềm có 54 căn phố. Tại D’ran (H.Đơn Dương) ông có dãy phố trên 10 căn mua lại của người Pháp (trước chợ Lạc Nghiệp ngày nay); tại Tùng Nghĩa (Đức Trọng), Di Linh... ông cũng có những dãy phố buôn bán hoặc cho thuê. Ông Tiềm còn có nhà phố ở Sài Gòn. Khi đưa con cái qua Pháp du học, ông Tiềm tậu cả biệt thự ở Paris (Pháp) để... cho thuê, mỗi năm kiếm được 1 triệu franc. Ngoài ra, ông còn sắm xe hơi Mercedes để đi chơi, sắm xe Peugeot để chở hàng phân phối cho các đại lý trong vùng cao nguyên. Ông còn mang tiền về Huế mua 10 mẫu ruộng “cất dành” mặc dù không biết làm ruộng.
Trước năm 1975, ông Tiềm là một trong những người đầu tiên ở Đà Lạt đầu tư vào lĩnh vực khách sạn để kinh doanh. Ông là chủ của hàng loạt khách sạn ở Đà Lạt như Thanh Thế, Mimoza, Vinh Quang, Thanh Bình, Anh Đào... và chủ của dãy phố Duy Tân (nay là đường 3/2). Sau ngày đất nước thống nhất, các khách sạn này do nhà nước quản lý, ông Tiềm sống trên lầu một căn hộ cạnh khách sạn Anh Đào, sau đó chuyển đến căn hộ số 44 đường 3/2 Đà Lạt (nay là số 24) và qua đời năm 1979.
Lâm Viên
Cha vợ của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ
Cụ Khương cho biết ông Tiềm có 8 người con. Có 5 người được ông Tiềm đưa qua Pháp du học, trong số đó có bà Võ Thị Huyền Cơ lấy chồng là kiến trúc sư nổi tiếng Ngô Viết Thụ, người đã thiết kế Dinh Độc Lập (Sài Gòn) và một loạt công trình nổi tiếng ở Đà Lạt như lò Nguyên Tử Lực, Giáo hoàng Học viện Pio X, chợ Đà Lạt...

#48 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/12/2016 - 21:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Những người chép sử Đà Lạt bằng ảnh

08:00 AM - 14/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Gần 70 năm chụp thắng cảnh Đà Lạt
Trong ngôi biệt thự trên đường Hoàng Hoa Thám, TP.Đà Lạt của nghệ sĩ (NS) nhiếp ảnh Đặng Văn Thông (84 tuổi, hội viên Hội Văn học - Nghệ thuật Lâm Đồng) còn lưu giữ những

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đen trắng thắng cảnh Đà Lạt hiếm hoi từ gần 70 năm trước.

.
Quê Nam Định, năm 8 tuổi ông theo gia đình vào Đà Lạt sinh sống. Ông ở nhờ nhà người chú là chủ hiệu ảnh Đà Lạt Photo để được giúp đỡ đi học. Khi 17 tuổi, Đặng Văn Thông bắt đầu cầm máy rong ruổi khắp nơi ghi lại cảnh núi đồi thơ mộng, thác nước hoang sơ của Đà Lạt.

Cùng thời với NS Trần Văn Châu có cố nhiếp ảnh gia Nguyễn Bá Mậu. Ông thường chớp lấy những khoảnh khắc “vàng” biến đổi của thiên nhiên lúc bình minh, hoàng hôn, lúc sương giăng, mây trôi... Cảnh vật và con người Đà Lạt những năm 50, 60, 70 thế kỷ 20 được ông Mậu ghi lại một cách đa sắc màu, sinh động, như hình ảnh những chuyến xe ngựa chở khách ngược xuôi trên khu Hòa Bình; những phụ nữ gánh hàng rong nhưng vẫn thanh lịch với tà áo dài. Những bức ảnh tuyệt đẹp về thiên nhiên Đà Lạt một thời đã mang về cho ông một loạt giải thưởng cao quý trong và ngoài nước.
Khi nhắc đến bức ảnh hồ Mê Linh chụp năm 1948, là bức ảnh xưa nhất còn lưu giữ được, ông kể: “Từ năm 1948 đến 1952, tôi làm thợ ảnh chuyên chụp cho lính Pháp đóng quân gần hồ Mê Linh (khu vực quân sự) nên tôi mới có cơ hội “săn” được những bức ảnh độc đáo”. Chỉ vào bức ảnh chợ Đà Lạt năm 1952, ông Thông nói phụ nữ Đà Lạt lúc đó đi chợ đều mặc áo dài rất lịch sự dù ngồi trên xe ngựa, hoặc gánh hàng ra chợ. Nhìn bức ảnh thác Cam Ly (1951) hay Gougah (1955)..., đôi mắt ông Thông thoáng buồn: “Ngày xưa các thác nước rất hùng vĩ, bọt nước tung trắng xóa, nay Cam Ly bị ô nhiễm triền miên, còn Gougah bị thủy điện “giết chết” rồi, không bao giờ tìm lại được nét xưa nữa”.
NS Đặng Văn Thông tiết lộ, để có những bức ảnh đẹp về Đà Lạt ông đã “thọ giáo” các NS nhiếp ảnh nổi tiếng thời bấy giờ như Nguyễn Cao Đàm, Nguyễn Mạnh Đan…; được các đồng nghiệp đàn anh Trần Văn Châu, Nguyễn Bá Mậu… trao đổi, chia sẻ, giúp cho thêm cứng tay nghề. Nay tuổi đã ngoại bát tuần, nhưng khi trời đẹp hay mùa xuân về ông vẫn mang máy dạo quanh phố núi, tiếp tục ghi lại những khoảnh khắc đáng nhớ.
Người đầu tiên chụp ảnh đà lạt trên máy bay
Đó là ông Trần Văn Châu với nhiều bộ ảnh tư liệu quý cùng hàng trăm bức ảnh toàn cảnh Đà Lạt xưa. Theo NS Đặng Văn Thông, trong tập

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

được xuất bản dịp kỷ niệm 100 năm Đà Lạt (1893 - 1993) chủ yếu hình chụp từ năm 1960 về trước, có tới hơn 70% ảnh là của ông Trần Văn Châu. Đặc biệt trong số đó có rất nhiều hình ảnh chụp từ trên máy bay, chẳng hạn bộ ảnh chụp Trường Lycée Yersin (nay là Trường cao đẳng Sư phạm Đà Lạt), xa xa là hồ Xuân Hương và Đồi Cù thơ mộng, với những đường cong uốn lượn đặc trưng của phố núi.
Ông Châu sinh năm 1923 tại Hà Nội, từ lúc 12 tuổi đã cầm máy ảnh chụp cho Hương Ký photo ở Hà Nội. Nhờ năng khiếu bẩm sinh và chịu khó tìm tòi học hỏi, nên từ thời còn là học sinh, ông đã kiếm được tiền nhờ chụp ảnh. 19 tuổi, ông vào Đà Lạt lập nghiệp, ban đầu trồng hoa, thiết kế sân vườn, những khi rảnh rỗi ông mang máy rảo quanh khắp núi đồi chụp hình Đà Lạt. Ông Châu cũng là người đầu tiên ở Đà Lạt làm bưu thiếp in thắng cảnh Đà Lạt để bán cho du khách. Chuyện này được ông kể lại lúc còn sống. Một lần, đang lom khom chụp ảnh hồ Xuân Hương, bất ngờ một ông Tây to cao tới quát: “Ê mày! Mai mốt nhớ tặng ảnh t*o, nếu không thì vào tù đấy!”. Quay lại nhìn mới biết là Phó thị trưởng Đà Lạt, ông này rất mê ảnh Trần Văn Châu. Khi đã thân tình, ông Tây gợi ý cho ông Châu làm postcard (bưu ảnh) bán cho du khách. Ông làm thử gửi các quầy sách, cửa hiệu mỹ phẩm và đã thành công ngoài mong đợi.
Để có những khung ảnh lạ và độc đáo, ông phải leo lên các tháp chuông nhà thờ, nhà cao tầng và cả ngọn cây… để chụp toàn cảnh Đà Lạt. Ông mơ ngày nào đó được ngồi trên máy bay chụp xuống cho thỏa chí đam mê. Năm 1960, ông lân la làm quen, tặng postcard cho tốp phi công trực thăng (đậu ở Đồi Cù), sau đó kết thân và họ đồng ý cho ông mang máy ảnh lên máy bay. Một ngày trời đẹp, ông chuẩn bị 2 máy ảnh, 5 cuộn phim theo phi công lên máy bay chụp ảnh. Một cảm giác lâng lâng và thích thú xen lẫn lo sợ. Để ghi được những tấm hình ưng ý nhất ông phải ra hiệu cho phi công bay lượn nhiều vòng trên bầu trời Đà Lạt và liên tục thay đổi độ cao rồi đổi hướng bay từ đông sang tây, hoặc từ nam lên bắc… Chỉ trong chốc lát ông “nướng” sạch 5 cuộn phim. Những bộ ảnh Đà Lạt chụp từ máy bay được ông lần lượt trình làng, làm ngất ngây biết bao người và khiến giới nhiếp ảnh phải thèm thuồng.

Lâm Viên


Sửa bởi tuphuongsg: 14/12/2016 - 21:46


#49 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/12/2016 - 22:05

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nguyễn Ánh 9 và cây piano xứ hoa đào

06:22 AM - 13/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 bên cây đàn piano mà ông đã học nhạc cùng nhạc sĩ Hoàng Nguyên 60 năm trước Ảnh: Vũ Hoàng
Sau vài phút lặng im, trên khóe mắt ông rơm rớm những giọt nước mắt và nói chắc nịch: “Đây là cây đàn mà tôi đã được học nhạc với thầy Hoàng Nguyên tại Trường Grand Lýcee Yersin Đà Lạt, cách đây đúng 60 năm”.

Khi lên Đà Lạt tham gia biểu diễn trong chương trình khai mạc Festival Hoa cuối năm 2015, nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã rất xúc động khi bất ngờ gặp lại cây đàn piano mà 60 năm trước ông đã học nhạc dưới sự hướng dẫn của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, tác giả Ai lên xứ hoa đào.
Ông Nguyễn Vũ Hoàng, Giám đốc Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, cho biết dịp Festival Hoa 2015, Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng khai trương “Không gian kỷ vật văn hóa Đà Lạt”, trong đó có trưng bày 2 cây đàn piano có tuổi đời trên 100 năm, nguyên là đàn của các trường học “Tây” ở TP.Đà Lạt từ trước 1975.
Chỉ sau vài ngày khai trương, không gian này đã được đón tiếp một vị khách đặc biệt: nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9. Ông Hoàng kể khi dàn dựng chương trình khai mạc Festival Hoa 2015, ông đã đưa tiết mục biểu diễn ca khúc Ai lên xứ hoa đào, một trong những nhạc phẩm hay nhất về Đà Lạt của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, vào chương trình. Để thêm phần mới lạ và hấp dẫn, ông đã mời nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đệm piano cho ca sĩ hát. Sau khi kết thúc chương trình, trung tâm mời Nguyễn Ánh 9 tham quan Không gian kỷ vật văn hóa Đà Lạt. Nhạc sĩ đã dừng lại rất lâu trước các kỷ vật liên quan đến âm nhạc. Khi lên căn phòng có trưng bày cây đàn piano, người nhạc sĩ từng là tay đàn piano lừng danh ngồi vào ghế và lướt nhẹ tay trên bàn phím. Những đoạn nhạc du dương ngân vang... Rồi ông bỗng khựng lại, ngắm nhìn cây đàn kỹ hơn, soi mắt vào dãy phím, cúi xuống nhìn pê đan như tìm một dấu tích nào đó trên cây đàn. Sau vài phút lặng im, trên khóe mắt ông rơm rớm những giọt nước mắt và nói chắc nịch: “Đây là cây đàn mà tôi đã được học nhạc với thầy Hoàng Nguyên tại Trường Grand Lýcee Yersin Đà Lạt, cách đây đúng 60 năm”.
Lúc này, những người đi cùng nhạc sĩ và các cán bộ, nhân viên Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng bị cuốn hút bởi câu chuyện về cuộc “hội ngộ” của Nguyễn Ánh 9 và cây đàn piano. Nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 tên thật là Nguyễn Đình Ánh, sinh năm 1940 ở Phan Rang (Ninh Thuận). Năm 1954, ông được gia đình đưa lên Đà Lạt ở nội trú và học bậc trung học tại Trường Grand Lýcee Yersin cho đến năm 1958. Năm 1956, dưới mái trường này, ông được nhạc sĩ Hoàng Nguyên dạy cho những nốt nhạc đầu tiên bằng chính cây đàn này. Nhạc sĩ cho biết cây đàn đã gợi lại cho ông bao ký ức về một thời tuổi trẻ, về người thầy đáng kính. Được biết, sau khi tốt nghiệp Tú tài 2 (18 tuổi), Nguyễn Ánh 9 phải đứng trước sự lựa chọn giữa âm nhạc và gia đình. Cha mẹ ông khá giả, muốn ông làm kỹ sư hoặc làm giáo viên chứ không phải làm một nhạc sĩ, nhưng ông đã chọn niềm đam mê âm nhạc. Qua sự giới thiệu của nhạc sĩ Hoàng Nguyên, Nguyễn Ánh 9 được vào tham gia chương trình Tuổi Xanh của Đài phát thanh Sài Gòn và Đài phát thanh Đà Lạt. Ông đã đi khắp nơi biểu diễn dương cầm ở các bar, các nhà hàng nổi tiếng, mỗi ngày làm nhạc công piano ở phòng trà từ 3 giờ chiều đến 4 giờ sáng hôm sau để mưu sinh...
Bốn tháng sau cuộc "hội ngộ" bất ngờ này, người nhạc sĩ tài danh mãi mãi ra đi, để lại những bản nhạc bất hủ: Không, Ai đưa em về, Chia phôi, Lời cuối cho em, Tình khúc chiều mưa, Buồn ơi chào mi...
Cây đàn lưu lạc
Ông Hoàng cho biết việc nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 khẳng định cây đàn này của Trường Grand Lýcee Yersin Đà Lạt (Trường CĐSP Đà Lạt ngày nay), nơi nhạc sĩ từng học từ năm 1954 - 1958, khiến ông rất phân vân. Nguyễn Ánh 9 có sự nhầm lẫn chăng? Theo ông Hoàng, năm 1984 khi về công tác tại Nhà văn hóa trung tâm Lâm Đồng (trước là Trường Petit Lýcee, còn nay là Trường cao đẳng Nghề Đà Lạt), ông tiếp cận và bảo quản 2 cây đàn tại Trường Petit Lýcee, trong đó có cây đàn mà Nguyễn Ánh 9 cho biết ông đã được học nhạc.
Trong khi đó, sau khi nhiều người Đà Lạt biết câu chuyện nhạc sĩ Nguyễn Ánh “hội ngộ” với cây đàn sau 60 năm xa cách, có người đã cung cấp nhiều chi tiết liên quan đến câu chuyện trên đây. Một thầy giáo về hưu ở Đà Lạt cho biết cây đàn mà Nguyễn Ánh 9 khẳng định trước đây ở Trường Grand Lýcee Yersin là có cơ sở. Theo thầy giáo này, từ năm 1958, chính quyền Ngô Đình Diệm muốn thay đổi bộ mặt giáo dục, muốn xóa dần những ảnh hưởng của văn hóa Pháp, xây dựng một nền văn hóa thuần Việt hơn nên đã bỏ bớt một số trường “Tây” để thành lập các trung tâm giáo dục. Tại TP.Đà Lạt, Trường Grand Lýcee Yersin bị xóa tên, thay vào đó là “Trung tâm giáo dục Hùng Vương”. Khi thành lập trung tâm này thì các thiết bị, học cụ, máy móc được mua sắm mới. Hầu hết các thiết bị, học cụ của trường “Tây” được chuyển qua Trường Petit Lýcee hoặc Trường Adran (Collège d’Adran). Do đó, nhiều khả năng cây dương cầm mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 từng học cũng chung số phận được chuyển qua Trường Petit Lýcee.

Theo ông Vũ Hoàng, những năm 80 thế kỷ trước, khi đến làm việc tại Nhà văn hóa trung tâm, ông tiếp nhận 2 cây dương cầm. Ngoài cây đàn gắn bó với nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9, còn có cây đại phong cầm được sản xuất tại Paris năm 1900, hiện để tại Trung tâm văn hóa tỉnh Lâm Đồng, hằng ngày các nghệ sĩ Đoàn nghệ thuật Lâm Đồng vẫn tập luyện. Lúc đó nhiều người trong cơ quan đề xuất thanh lý 2 cây đàn cũ nhưng ông không đồng ý và giữ lại. Cũng nhờ đó mà nhạc sĩ Nguyễn Ánh 9 đã có cơ hội tìm lại được “người bạn” thuở ban đầu bước vào con đường âm nhạc.

Lâm Viên



Thanked by 2 Members:

#50 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 17/12/2016 - 21:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Nơi an nghỉ 9 chúa, 2 vua triều Nguyễn

07:00 AM - 17/12/2016 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Lăng Trường Phong Ảnh: B.N.L
Với thế đất đặc biệt, vùng phía tây, tây nam kinh thành Huế thuộc địa bàn xã Hương Thọ (TX.Hương Trà, Thừa Thiên-Huế) đã được chọn là nơi an táng 9 vị chúa cùng 2 vị vua triều Nguyễn.

Địa bàn xã Hương Thọ ở bờ bắc thượng nguồn sông Hương, ranh giới được phân định từ núi Ngọc Trản (xưa kia có tên Hương Uyển Sơn), nơi có điện Hòn Chén, tên chữ là điện Huệ Nam (làng Cư Chánh), lên tới làng Định Môn, nơi có lăng vua Gia Long. Đây là vùng đất nằm ngay ngã ba hai nhánh sông Tả Trạch và Hữu Trạch của sông Hương hội lưu, tạo nên một vùng sơn thủy hữu tình, núi non thanh tú.
Theo sử sách triều Nguyễn, vào năm 1814, sau khi Thừa Thiên Cao hoàng hậu, vợ chính của vua Gia Long mất, nhà vua liền bàn với các đình thần tìm đất để xây dựng lăng mộ cho vợ, đồng thời cũng là nơi yên nghỉ của mình sau này. Vua Gia Long đã đặc cách vị đại thần là Lê Duy Thanh (con trai của nhà bác học Lê Quý Đôn), là người rất giỏi và am hiểu địa lý thời bấy giờ, phụ trách việc tầm long điểm huyệt.
Sau khi lặn lội khắp vùng núi non sông nước của Thừa Thiên -Huế, cuối cùng Lê Duy Thanh cũng trở về chọn cuộc đất tại làng Định Môn (xã Hương Thọ ngày nay). Sử sách cũng kể rằng, sau khi tìm được cuộc đất này, Lê Duy Thanh đã cho bốc dịch tới 7 lần để hỏi xem khí đất cát hung, cuối cùng tìm được một vị trí tốt nhất là vùng núi Thọ Sơn có 5 triền uốn khúc như rồng cuộn từ dưới vươn lên, có 34 ngọn núi cao thấp chầu về, rải đều hai bên với 14 ngọn bên phải, 14 ngọn bên trái và 6 ngọn che chở hầu cận đằng sau.
Thế nhưng, khi vua Gia Long đích thân cưỡi voi đến xem, ông đã chọn cho mình một huyệt địa nằm vị trí khác, cách đó không xa, cũng trong vùng núi Thọ Sơn. Nhà vua cùng Lê Duy Thanh gieo quẻ, rồi vua quở trách Lê Duy Thanh rằng: “Xét về long mạch và cuộc đất cát tường thuận theo cung mệnh đế vương thì nơi đây mới hợp, lẽ nào khanh không biết mà lại chọn cho trẫm một nơi không thuận hợp như trước kia. Hay là khanh đã biết mà muốn dành để cải táng hài cốt của cha ông mình vào đó?”.
Sau đó, nhà vua còn sai thái tử Đảm (tức vua Minh Mạng sau này) gieo quẻ lần nữa, rồi giao thượng thư bộ Lễ là Nguyễn Hữu Thân giải đoán với kết quả: “Giới vu thạch, bất chung nhật, trinh cát” (vững như thạch, không cần chờ đến ngày, chính bền, tốt). Vì vậy, thượng thư bèn trình lên vua Gia Long đề nghị chọn cuộc đất đó xây lăng.
Theo nhận xét của các nhà phong thủy, cuộc đất lăng vua Gia Long chọn rất đẹp, có Long nhập thủ từ phương Cấn đến, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ bao bọc, trước mặt có một hồ lớn làm minh đường với phương thủy tụ là Khôn sơn. Phía bên kia hồ lại có ngọn núi Thiên Thọ làm tiền án, nước chảy tới minh đường rồi uốn lượn mà chảy tiêu ở thủy khẩu Tuất phương.
Cùng với vua Gia Long, vua Minh Mạng (1791 - 1841) cũng chọn nơi yên nghỉ của mình nằm gần ngã ba sông Hương, thuộc thôn La Khê, xã Hương Thọ.
Theo TS Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm bảo tồn di tích cố đô Huế, cùng với phong thủy đặc biệt của lăng Gia Long, lăng mộ các chúa tại Hương Thọ cũng đều có vị trí rất lý tưởng và hoàn toàn tuân thủ các quy tắc về phong thủy địa lý. Cụ thể, các lăng mộ đều tọa lạc trên đồi cao, có núi dựa lưng, trước mặt đều có hồ nước, khe suối hoặc đồng ruộng làm “tụ thủy”. “Minh đường” của lăng thoáng rộng và có bình phong là núi tự nhiên che chắn. Hai bên đều có núi chầu về làm thế “tay ngai” (Tả Long, Hữu Hổ)…
“Khác với lăng và các công trình kiến trúc thời vua Nguyễn, lăng các chúa Nguyễn có hướng rất phong phú, không tuân theo nguyên tắc “Nam diện” (xoay mặt về hướng nam). Đây là một điều lý thú đối với những ai muốn tìm hiểu phong thủy thời Nguyễn”, TS Phan Thanh Hải nhận xét. Theo TS Hải, quy mô, cấu trúc lăng các chúa Nguyễn cơ bản tương tự như nhau. Các lăng đều phân bố ở phía tây, tây nam kinh thành, dọc hai bờ sông Hương. Mỗi lăng đều có 2 lớp tường thành hình chữ nhật bao bọc, xây bằng đá núi, gạch vồ; trước mặt và sau lưng đều có bình phong xây gạch đá che chắn; bình phong sau bao giờ cũng gắn liền với lớp thành ngoài; bình phong trước thì dựng độc lập. Nấm mộ (gọi là Bảo phong) xây hình khối chữ nhật, giật 2 - 3 cấp; trước mặt Bảo phong có án bằng đá hoặc xây gạch. “Sự giống nhau này cũng dễ hiểu vì tất cả các lăng trên đều được tái xây dựng và tu bổ trong các thời điểm gần nhau, cụ thể được trùng kiến đầu thời Gia Long (trong hai năm 1808 - 1809), tu sửa năm Minh Mạng 21 (1840) và đầu thời Thiệu Trị (1841)”, TS Phan Thanh Hải cho biết.
9 lăng chúa Nguyễn đã được các vua nhà Nguyễn cho dời từ vị trí khác đến vùng đất này gồm: lăng Trường Cơ (lăng Thái Tổ Gia Dụ hoàng đế - Nguyễn Hoàng), lăng Trường Diễn (lăng của Hy Tôn Hiếu Văn hoàng đế - Nguyễn Phúc Nguyên), lăng Trường Diên (lăng của Thần Tôn Hiếu Chiêu hoàng đế Nguyễn Phúc Lan), lăng Trường Hưng (lăng của Thái Tôn Hiếu Triết hoàng đế Nguyễn Phúc Tần), lăng Trường Mậu (lăng của Anh Tôn Hiếu Nghĩa hoàng đế Nguyễn Phúc Thái, lăng Trường Thanh (lăng của Hiển Tôn Hiếu Minh hoàng đế Nguyễn Phúc Chu), lăng Trường Phong (lăng của Túc Tôn Hiếu Ninh hoàng đế Nguyễn Phúc Chú), lăng Trường Thái (lăng của Thế Tôn Hiếu Vũ hoàng đế Nguyễn Phúc Khoát), lăng Trường Thiệu (lăng của Duệ Tôn Hiếu Định hoàng đế Nguyễn Phúc Thuần).

Bùi Ngọc Long



Thanked by 2 Members:

#51 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 20/12/2016 - 21:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Đặng Vinh Quang của Chim Việt cành Nam qua đời

20/12/2016
TTO - Anh Thanh Bình, con trai nghệ sĩ cải lương Đặng Văn Trình (nghệ danh Viễn Trình, Đặng Vinh Quang) cho hay cha anh đã qua đời lúc 9g30 sáng nay 20-12.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Đặng Vinh Quang - Ảnh: T.L
Anh Bình cho biết thêm nghệ sĩ Đặng Vinh Quang bị u gan giai đoạn cuối. Sáng nay ông than mệt, gia đình tức tốc đưa vào Bệnh viện 115 nhưng ông đã trút hơi thở cuối cùng trước khi đến bệnh viện.
Nghệ sĩ Đặng Vinh Quang tên thật là Đặng Văn Trình, sinh năm 1945 tại Châu Thành, Trà Vinh. Mê đờn ca tài tử từ nhỏ nên khoảng năm 1960 ông rời gia đình đi theo gánh hát Ngọc Hoa, cũng lận đận mãi với những vai quân sĩ, quần chúng.
Nhờ tính tình hiền lành, vóc dáng sáng sân khấu và giọng hát rất nam tính, ấm, vang mà nhiều người cho là khá giống Thành Được... Văn Trình đã lọt vào mắt xanh của soạn giả Hoa Phượng.
Khi về đoàn Trường Sơn, Hoa Phượng đã chăm chút cho ông vai diễn Dương Vỹ Long trong vở Luật giang hồ. Tên tuổi Văn Trình được khán giả chú ý, vậy là Hoa Phượng đặt cho ông nghệ danh Viễn Trình với ý nghĩa con đường tìm đến đỉnh cao phải có sự gian lao, khổ luyện.
Do cách ca ảnh hưởng Thành Được nên đi qua nhiều đoàn hát, Viễn Trình đều được các ông bầu cho đóng lại các vai diễn trước đó của Thành Được. Giọng ca ngày càng điêu luyện giúp Viễn Trình được xếp vào hàng các anh kép trẻ triển vọng.
Viễn Trình đã hát qua các đoàn Thanh Hương - Hùng Minh, là kép chánh đóng cặp với Thanh Nga, Hương Lan ở đoàn Thanh Minh - Thanh Nga. Có thể kể ra các vở như Đi biển một mình, Đời phụ anh hùng, Giữa chốn bụi hồng, Lời thề trước mộ
Mến mộ giọng ca của Viễn Trình, danh ca Minh Cảnh giúp đỡ và gợi ý ông đổi nghệ danh Viễn Trình thành Đặng Vinh Quang (tên giống với một nghệ sĩ ăn khách của Hồng Kông thời ấy là Đặng Quang Vinh) với lý do: “Tên Viễn Trình hay nhưng lận đận quá!”. Vậy là nghệ danh Đặng Vinh Quang gắn bó với ông cho tới ngày nay.
Sau giải phóng, ông và nghệ sĩ Kim Phương trở thành cặp đào kép chánh của nhà hát cải lương Trần Hữu Trang. Đôi bạn diễn ăn ý đã nảy sinh tình cảm và trở thành bạn đời. Thời gian này, ông nổi bật với vở diễn Chim Việt cành Nam với vai diễn Nguyễn Thái Bình, được xem là vai diễn để đời của ông.
Sau một thời gian chung sống, Đặng Vinh Quang và nghệ sĩ Kim Phương chia tay. Trong số con chung của họ chỉ có ca sĩ Tống Hạo Nhiên đi theo con đường nghệ thuật.
Nghe lại giọng ca nghệ sĩ Đặng Vinh Quang ca bài Tần Quỳnh khóc bạn:



""
Linh cữu nghệ sĩ Đặng Vinh Quang được quàn tại số 11, khu phố 1A, đường Nguyễn Văn Quá, phường Đông Hưng Thuận, Q.12, TP...... Lễ động quan lúc 8g ngày 24-12, sau đó đưa đi an táng tại Cần Đước, Long An.


LINH ĐOAN

#52 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/12/2016 - 21:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Mẹ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên qua đời vì ung thư

09:00 AM - 22/12/2016 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Chia sẻ
MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên đau đớn khi mẹ đột ngột qua đờiẢnh: FBNV
Tin bà Đặng Tuyết Mai, mẹ MC Nguyễn Cao Kỳ Duyên, đột ngột qua đời vì bệnh ung thư phổi hôm 21.12 (giờ Mỹ) khiến các nghệ sĩ bạn bè cô rất sốc.
Hôm 20.12, MC Kỳ Duyên có mặt tại TP..... để khai trương nhà hàng mới của cô hợp tác cùng ca sĩ Thanh Hà. Ngay sau đó nữ MC lập tức trở về Mỹ và bất ngờ nhận được hung tin mẹ qua đời tại bệnh viện ở Newport Beach, bang California (Mỹ) vào rạng sáng 21.12. Theo một nguồn tin của chúng tôi, khi nữ MC về đến sân bay San Francisco (Mỹ), bà Đặng Tuyết Mai qua đời được 5 tiếng vì vậy Kỳ Duyên đã không kịp nhìn mẹ lần cuối. Vì mẹ mất đột ngột, nữ MC đã bỏ dở toàn bộ kế hoạch hoạt động nghệ thuật, trong đó có tour diễn tại châu Âu vào dịp Noel năm nay.
Suốt vài tuần qua, Nguyễn Cao Kỳ Duyên luôn ở bên cạnh để chăm sóc mẹ vì sức khỏe của bà Đặng Tuyết Mai ngày càng suy yếu, nhưng cô luôn giấu kín bệnh tình của bà, chỉ chia sẻ với những người bạn rất thân thiết như ca sĩ Thanh Hà...
Bà Đặng Tuyết Mai sinh năm 1942, từng là tiếp viên hàng không trước khi kết hôn với ông Nguyễn Cao Kỳ, người từng giữ chức vụ thủ tướng và phó tổng thống của chính quyền Sài Gòn. Họ sống với nhau từ năm 1964 đến năm 1989 thì ly hôn và có một người con chung là Nguyễn Cao Kỳ Duyên.
Trước đây bà Đặng Tuyết Mai từng về Việt Nam và cùng con gái mở một tiệm phở tại quận 3 (TP.....), sau thời gian kinh doanh thì hiện tiệm phở đã đóng cửa.

Thanked by 1 Member:

#53 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 582 Bài viết:
  • 1005 thanks

Gửi vào 26/12/2016 - 23:06

THÁNG CUỐI NĂM..
Tháng cuối năm Đông tràn bao trăn trở
Giấu sụt sùi trong tiếng thở lạnh se
Dường như Đông còn món nợ mùa Hè
Nên rực nóng trưa về nồng oi bức
Tháng cuối năm đêm dài Đông thao thức
Chốc cựa mình lại bứt rứt mong mưa
Tiếng ê a đâu đó rao bán mua
Thảng giọt thưa cố xua đi mỏi mệt
Tháng cuối năm những gì còn hay hết
Cũng vội vàng tất bật níu díu chân
Đống dở dang lo lắng chất ngút ngàn
Mới rét tràn lại ngổn ngang mưa lạnh
Tháng cuối năm bầu trời Đông co lại
Ngang lưng trời se lạnh chở đêm sang
Ánh nắng hanh nấn ná cố giăng ngang
Đàn chim cuối vội vàng bay về tổ
Tháng cuối năm tháng hoàng hôn rực đỏ
Một góc đời cũng đỏ rực hoàng hôn...

Sửa bởi ngothinham: 26/12/2016 - 23:08


Thanked by 1 Member:

#54 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/01/2017 - 20:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Tác giả truyện tranh Chú Thoòng qua đời

03/01/2017
TTO - Tác giả Vương Gia Hy (Alfonso Wong Kar Hei) - cha đẻ bộ truyện tranh châm biếm hài hước Chú Thòong - qua đời hôm 1-1 tại Mỹ, hưởng thọ 93 tuổi.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tác giả Alfonso Wong Kar Hei - Ảnh: scmp.com
Thông tin ông Vương Gia Hy qua đời vì tuổi già được OMQ ZMedia - công ty từng quảng bá và đưa bộ truyện tranh Chú Thòong vào thị trường - công bố.
Trong một lần trả lời phỏng vấn báo chí, ông Hy từng so sánh mình với nhân vật chính trong truyện: “Đời tôi cũng giống như một quyển truyện tranh. Tôi đã cố gắng để viết nên truyện Chú Thòong, chính là hình ảnh của bản thân, để giúp độc giả giải trí”.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bìa một cuốn truyện chú Thoòng do NXB Trẻ ấn hành - Ảnh tư liệu
Ông Hy sinh ra tại Thiên Tân (Trung Quốc), sau đó sang Hong Kong sinh sống vào năm 1956.
Năm 1962, Vương Gia Hy lấy tên con trai trưởng của mình là Vương Trạch làm bút danh để viết truyện Chú Thoòng, sau đó được xuất bản trên các báo và tạp chí.
Chú Thoòng là một nhân vật quen thuộc với nhiều bạn đọc tại châu Á, trong đó có Việt Nam. Truyện từng được chuyển thể thành phim hoạt hình, phim truyền hình và phim điện ảnh.
Nhân vật này là một người đàn ông hóm hỉnh, tinh nghịch nhưng khá bảo thủ nên luôn cảm thấy lạc lõng trong xã hội đang phát triển.
Các nhân vật khác trong truyện gồm Xã Xệ, Lý Toét, lão Triệu, cô Trần và ông Tròn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Tranh trong truyện Chú Thoòng - Ảnh: Malya Mail

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một khung tranh trong truyện tranh về Chú Thoòng - Ảnh: OMQ ZMedia


BÌNH MINH

Trân 20:09 03/01/2017
Trước năm 1975, nhân vật Chú Thoòng rất nổi tiếng ở Sài Gòn. Truyện tranh cho thiếu nhi. Thằng em út 6 tuổi của tôi, một bữa thủ thỉ với Má "Má đổi tên cho con nha". Má hỏi "Con muốn đổi tên gì?". "Dạ tên Thoòng".

  • vũ hải nam 20:27 03/01/2017
    tuổi thơ của mình. chân thành cảm ơn tác giả đã sáng tác bộ truyện. mong ông được yên nghỉ

Sửa bởi tuphuongsg: 03/01/2017 - 20:46


#55 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 13/01/2017 - 10:49

Huyền Chi - tác giả bí ẩn của ca từ Thuyền viễn xứ












08/01/2017 10:02 GMT+7
Chiều nay sương khói lên khơi.

Thùy dương rũ bến tơi bời.

Làn mây hồng pha ráng trời.

Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người.

Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa.

Một lần qua dạt bến lau thưa.

Hò ơi, giọng hát thiên thu.

Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về..


TTO - Trong một tập sách in những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy, ông có đưa vào một câu dưới bài Thuyền viễn xứ: “Huyền Chi, cô ở đâu?”. Đó cũng là câu hỏi của tôi khi nghe lại ca khúc đầy ắp cảm xúc này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Huyền Chi và chồng - Ảnh: tư liệu gia đình
Huyền Chi là ai? Ít thông tin trên mạng cho biết cô là một cô gái phụ mẹ bán vải ở chợ Bến Thành. Cơ duyên nào khiến bài thơ của cô được nhạc sĩ danh tiếng Phạm Duy phổ nhạc?

Đầu năm 2016, tôi xem được những tấm ảnh của Huyền Chi và biết thêm nhiều thông tin về cô. Trong ảnh, Huyền Chi là một cô gái có nét đẹp của một diễn viên điện ảnh với dáng cao, cân đối và trắng trẻo. Cô gái ấy sinh ra ở vùng Tân Định, Sài Gòn, có lúc ra định cư tại Phan Thiết rồi quay về sống ở thành phố này tới nay.

Cô học tiếng Anh từ trước năm 1954 khi tiếng Pháp là ngoại ngữ phổ biến, đang được học hằng ngày ở các trường Tây tại Sài Gòn. Cô làm thơ khi còn rất trẻ, ra tập thơ duy nhất năm 18 tuổi rồi để thất lạc. Cô có một bài thơ được phổ thành ca khúc Thuyền viễn xứ của nhạc sĩ Phạm Duy dù chỉ gặp ông lần duy nhất trong đời.



Bài thơ buồn của cô gái trẻ

Tôi gặp bà Hồ Thị Ngọc Bút tại quận 2, trước giờ bà dạy tiếng Anh tại nhà. Không thể nghĩ rằng bà đã 82 tuổi. Trước mặt tôi là một phụ nữ trắng trẻo, vóc dáng cao, 
khỏe mạnh.

Bà Ngọc Bút chính là nhà thơ Huyền Chi của những năm đầu thập niên 1950.

Đầu thập niên 1930 có một kỹ sư Hỏa xa (Ingénieur technique adjoint) tên là Hồ Văn Ánh, từng được đào tạo tại Pháp trong những khóa đầu tiên cho thuộc địa.

Năm 1940, ông làm giám đốc Hỏa xa các tỉnh Phan Thiết, Phan Rang và Nha Trang, có ngôi nhà riêng hai tầng khang trang ở Phan Thiết, một “wagon” riêng trên tàu hỏa đặc biệt cho gia đình tùy nghi sử dụng miễn phí.

Công việc của ông là tổ chức, đào tạo, kiểm soát và duy trì hệ thống Hỏa xa toàn quốc. Vì công việc, ông di chuyển và ở lại nhiều thành phố nên vợ ông lần lượt sinh sáu người con ở các nơi trên đường công tác.

Con gái út Ngọc Bút được sinh ra tại Sài Gòn khi ông làm việc tại đây. Khi ông đến Phan Thiết, Ngọc Bút được đi học tại Trường nữ tiểu học Phan Thiết.

Cuộc sống đang êm đềm thì biến cố xảy ra, bà nội của cô ở quê nhà Bắc Ninh bệnh nặng. Đáng lẽ cả gia đình đều phải về, nhưng trong nhà có một người con cũng đang bị bệnh nên chỉ có ba cô và hai anh chị cô về Bắc trước.

Dự tính khi con bớt bệnh, mẹ cô sẽ dẫn tất cả về luôn. Không ngờ đó là lần cuối cùng cô gặp cha, rồi do bom đạn, loạn lạc, tản cư và cuối cùng là cuộc chia đôi đất nước khiến gia đình cô phân cách vĩnh viễn.

Mẹ cô mở sạp bán vải tại cửa Nam chợ Bến Thành để sinh sống. Cô ở với mẹ, vừa đi làm vừa đi học, vừa dọn hàng giúp mẹ.

Trong thời gian hai miền Bắc - Nam được tự do thông thương năm 1954, mẹ đã trở về Bắc với cha cô, nhưng bốn người con vẫn ở lại miền Nam vì lúc ấy ai cũng đã có công ăn việc làm và cô cũng sắp kết hôn.

Những năm tuổi nhỏ được theo cha mẹ về thăm quê mỗi năm và đi đây đi đó, Ngọc Bút có nhiều cảm xúc về quê hương xứ Bắc. Hơn nữa, sự phân ly, chia cắt gia đình quá sớm khi còn bé đã để lại một ấn tượng sâu trong lòng cô.

Vì vậy cô đã tưởng tượng ra một cuộc chia ly trên quê hương trước khi nó biến thành sự thật. Đó là lý do ra đời của bài thơ Thuyền viễn xứ.

Nhiều người hỏi: “Vì sao cô còn trẻ mà làm thơ buồn thế?”, cô trả lời: “Tôi tưởng tượng thôi mà!”. Nhưng thật ra nỗi đau âm ỉ trong lòng cô trong nhiều năm đã tạo nên những vần thơ ấy.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Huyền Chi năm 1967 - Ảnh: tư liệu gia đình
Huyền Chi, cô ở đâu?

Năm 1952, Ngọc Bút đến nhà in báo Sống Chung trên đường Trần Hưng Đạo, quận Nhứt xem tập thơ vừa in xong của mình. Tập thơ mang tên Cởi mở , gom lại 22 bài thơ do cô viết từ năm 16 tuổi.

Lúc đó tuy mới 18, cô đã tham gia biên tập thơ cho báo Phụ Nữ của bà Nguyễn Thị Lan Phương và gia nhập nhóm thơ - văn - nhạc lấy tên là Chim Việt. Những bài thơ trong tập đã được đăng rải rác trên một số báo, cô dùng bút danh Khánh Ngọc, rồi sau đó là Huyền Chi.

Buổi đó, nhạc sĩ Phạm Duy vừa đến và được bà Đào, chủ nhà in, giới thiệu về cô. Phạm Duy khi ấy còn trẻ, mới 32 tuổi nhưng đã nổi tiếng.

Ông vừa đưa gia đình vào Nam và đang thu xếp cuộc sống ổn định ở quê hương mới cho gia đình. Biết cô vừa in xong tập thơ, ông mượn xem và xin cô một tập để nếu có bài nào hay thì xin được phổ thành ca khúc.

Một thời gian sau, cô nghe được ca khúc Thuyền viễn xứ do nhạc sĩ Phạm Duy phổ từ bài thơ lục bát của cô trên sóng phát thanh và thấy ca khúc này được in thành tờ nhạc khổ lớn rất thịnh hành lúc đó của hai nhà xuất bản Tinh Hoa và Á Châu. Trên bìa hai ấn phẩm này ghi rõ: Nhạc: Phạm Duy, ý thơ: Huyền Chi.

Đó là khoảng thời gian cô vừa lập gia đình với ông Trần Phụng Tường, giáo sư trung học. Cô rời khỏi công việc biên tập thơ, theo chồng về Phan Thiết. Cô hầu như không tiếp tục làm thơ, lo toan làm ăn, mở hiệu sách, dạy tiếng Anh và chăm sóc tới bảy người con. Có lần trong tờ giấy in ca khúc Thuyền viễn xứ, cô thấy lời nhắn của nhạc sĩ Phạm Duy: “Huyền Chi, cô ở đâu?”.

Thỉnh thoảng, cô vẫn nghe trên sóng phát thanh giọng hát Lệ Thu. Cô nhận thấy nhạc sĩ Phạm Duy rất tài tình, dùng ý bài thơ lục bát với nhịp điệu chậm rãi, đều đặn của cô viết thành một ca khúc đầy cảm xúc. Ông chắt lọc ngôn ngữ trong thơ, thêm thắt và tạo nên một tác phẩm âm nhạc hoàn hảo.

Năm 1975, bà Ngọc Bút cùng gia đình về lại Sài Gòn, nơi chôn nhau cắt rốn của bà và sống ở đây đến nay. Phu quân của bà đã tạ thế năm 2010 sau mười năm nằm một chỗ vì bệnh.

Trong khoảng thời gian này, bà được tin nhắn mong có cuộc gặp của nhạc sĩ Phạm Duy sau khi ông hồi hương về Việt Nam, nhưng bà xin từ chối vì bận chăm sóc chồng. Sau đó, bà có nhận được khoản tiền tác quyền từ lời của ca khúc Thuyền viễn xứ từ nơi sở hữu tác quyền ca khúc này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Huyền Chi năm 16 tuổi -
Đọc lại bài thơ Thuyền viễn xứ của bà Ngọc Bút, thấy thơ của một cô gái mới 16, 17 tuổi đã rất đằm sâu và mênh mang với điệu và ngôn ngữ phóng khoáng:

“...Có thuyền viễn xứ Đà Giang

Một lần dạt bến qua ngàn lau thưa

Hò ơi! Câu hát ngàn xưa

Ngân lên trong một chiều mưa xứ người

Đường về cố lý xa xôi

Nhịp sầu lỡ bước, tiếng đời hoang mang

Sau mùa mưa gió phũ phàng

Bến sông quay lại, hướng làng nẻo xa

Lệ nhòa như nước sông Đà

Mái đầu sương tuyết lòng già mong con...”.

Gặp tài năng của nhạc sĩ Phạm Duy, lời trong ca khúc mang sắc thái khác: “Chiều nay sương khói lên khơi. Thùy dương rũ bến tơi bời. Làn mây hồng pha ráng trời. Sóng Đà Giang thuyền qua xứ người. Thuyền ơi, viễn xứ xa xưa. Một lần qua dạt bến lau thưa. Hò ơi, giọng hát thiên thu. Suối nguồn xa vắng, chiều mưa ngàn về...”.

Như một sự đồng điệu đồng cảm của người phổ nhạc. Có thể vì Phạm Duy cũng là một người xa xứ, khi đọc được bài thơ cũng là lúc ông vừa giã từ quê hương miền Bắc để trở thành cư dân của Sài Gòn, nơi ông có thời hoạt động âm nhạc sôi nổi nhất.

Đến nay, ca khúc này rất gắn bó với người Việt hải ngoại. Họ thấy mình trong đó, như vẫn đang đi trên con thuyền viễn xứ.


PHẠM CÔNG LUẬN


Thanked by 2 Members:

#56 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 15/02/2017 - 21:33

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hai địa danh gắn với cuộc đời và sự nghiệp của bác sĩ Alexandre Yersin tại Nha Trang là Lầu ông Tư và Hòn Bà: một làm nơi ông ở, một làm chỗ ông nghiên cứu khoa học.

Giữa hai nhánh sông Cái nổi lên một cồn đất, gọi là xóm Cồn. Bác sĩ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(1863 - 1943) trở thành vị “thành hoàng” của làng chài này gần một thế kỷ. Lầu ông Tư, tức nhà ở của Yersin, chỉ cách xóm Cồn một con đò ngang vài mươi sải nước.
Ân nhân của làng
Theo nhà nghiên cứu văn hóa Quách Giao, con trai cố thi sĩ Quách Tấn thì ngay chỗ Lầu ông Tư nguyên là một cái bót của người Pháp được bác sĩ Yersin mua lại và cất ngôi nhà 3 tầng, nằm sát mép biển. Từ ngôi nhà này, vị bác sĩ của người nghèo ấy đã “kết bạn” với xóm Cồn bằng việc khám và chữa bệnh cho dân. Cũng từ đây, Yersin đi làm hằng ngày bằng xe đạp vào Viện Pasteur Nha Trang cách đó chừng 500 m hoặc đi thuyền theo sông Cái rồi ngược Hòn Bà bằng ngựa.
Xóm Cồn là nơi mà dân tứ chiếng ở các tỉnh Trung bộ vào đây trú ngụ từ hàng trăm năm trước. Họ “lập làng” từ những chòi lá dựng tạm qua đêm của những ngư phủ đánh cá trên sông Cái hoặc đánh lưới ven bờ trong vịnh Nha Trang. Ngày nay, mỗi mét vuông đất của xóm Cồn có khi có giá cả chục triệu đồng, nhưng từ thời Yersin còn khám bệnh cho dân nghèo làng chài thì xóm Cồn chỉ là nơi nuôi dê, nên nó còn có một tên nữa là “cồn Dê”. Gần một trăm năm trước mà có bác sĩ đến tận nhà khám bệnh thì ngay cả bây giờ, nhiều gia đình nghèo cũng phải nằm mơ.
Cách đây mấy năm, đạo diễn Phạm Việt Tùng, tác giả của những thước phim tài liệu nói về trận Điện Biên Phủ trên không, có làm một cuốn phim về bác sĩ Yersin nhân 100 năm thành lập ĐH Y Hà Nội, vì Yersin là hiệu trưởng đầu tiên của ngôi trường này. Trong phim có đoạn nói về những tháng năm bác sĩ Yersin sống ở Nha Trang. Cảnh phim ấn tượng nhất không phải là Yersin đạp xe đi làm trên đường phố Nha Trang mà là cảnh ông khám bệnh cho dân xóm Cồn và người dân đưa tiễn lúc ông tạ thế, kéo dài những 3 cây số trên sông Cái!




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Alexandre Yersin


Trong di chúc gửi lại các cộng sự của mình, vị bác sĩ được người dân phong “thánh” này căn dặn rằng không được tổ chức đám tang linh đình, tài sản còn lại thì hiến cho Viện Pasteur Nha Trang, đặc biệt, khi chôn thì đặt ông nằm úp mặt vào đất, hai tay giang ra để ông được ôm trọn mảnh đất này.
Các cộng sự đã làm “trái lời” ông, dù họ không hề muốn thế. Một đám tang to chưa từng có đã diễn ra. Dân xóm Cồn đã khóc như chính những người thân yêu nhất của gia đình họ giã biệt trần thế. Hàng chục chiếc thuyền đánh cá của ngư phủ, chở theo cả dân xóm Cồn đưa tiễn vị thần hoàng của làng về tận Suối Dầu - nơi trang trại thực nghiệm của bác sĩ Yersin. Vì vậy, sẽ không ngạc nhiên khi thấy dân xóm Cồn, nhà ai cũng lập một bàn thờ để thờ Yersin, rồi hằng năm cứ đến ngày 1.3, cả xóm Cồn đều giỗ vị ân nhân của làng mình.
Trên đỉnh Hòn Bà
Hòn Bà cách Nha Trang gần 60 cây số về hướng đông nam. Ngọn núi cao 1.578 m so với mực nước biển này đã mê hoặc Yersin sau 4 ngày đêm đi thuyền lẫn leo núi để đặt chân lên đỉnh của nó. Một thế giới đầy mê hoặc níu chân vị bác sĩ kiêm nhà thám hiểm một thời tại đỉnh Hòn Bà này. Sau chuyến thám hiểm, ông dùng toàn bộ số tiền có được từ các giải thưởng khoa học để mở một con đường từ Suối Dầu - trại thực nghiệm của ông, lên đỉnh Hòn Bà dài 30 km, đồng thời di thực các loại thực vật và động vật lên đây.
Ông cũng cho xây một ngôi nhà bằng gỗ giống kiểu nhà bên Thụy Sĩ quê hương ông để làm nơi ra vào mỗi khi lên đó. Trong rất nhiều loài cây mà ông mang lên đỉnh Hòn Bà để trồng thử nghiệm, có một giống cây đã lưu vào sử sách vì chính nó mở ra một chân trời nghiên cứu và chữa bệnh hữu hiệu cho người dân bản địa, luôn lấy rừng làm nhà ở cho mình nên hay mắc căn bệnh này. Đó là cây canh ki na sản xuất ra loại thuốc ký ninh chữa bệnh sốt rét.
Dấu vết của những mày mò, nghiên cứu từ 100 năm trước của vị bác sĩ trên đỉnh Hòn Bà vẫn còn nguyên vẹn như chưa hề có quãng thời gian một thế kỷ lướt qua đây. Khắp bốn bề chung quanh ngôi nhà gỗ ấy là những chiếc máng được làm bằng xi măng dùng để trồng các loài cây thực nghiệm.
Chỉ khác một điều, hậu thế đã thay những loài cây được ông trồng từ trăm năm trước bằng những bồn hoa xinh xắn, có họ hàng với miền hoa xứ lạnh Lang Biang - nơi cũng được chính Yersin khám phá trước khi đặt chân lên đỉnh Hòn Bà. Riêng có một cây, do chính tay ông trồng, giờ trở thành nhân chứng cho những gì mà vị bác sĩ lừng danh từng có mặt nơi đây. Đó là cây chè cổ thụ, nằm cách ngôi nhà gỗ không xa. Du khách có thể thưởng thức vị chát của chè nếu có nhã ý đề xuất được sở hữu “một ấm chè” với người cai quản khu di tích này.
Bác sĩ Yersin đã rời cõi tạm 73 năm trước. Lầu ông Tư giờ cũng không còn nữa mà thay vào đó là nhà nghỉ dưỡng 378 của Bộ Công an.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đã mang một tên gọi mới là cồn Nhất Trí... Hình bóng của vị bác sĩ tài hoa vẫn luôn trong tâm tưởng của người dân nơi này.

Trần Đăng



Thanked by 1 Member:

#57 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/02/2017 - 21:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa, chuyện cũ: Thăng trầm đền thờ Thủ khoa Nghĩa

07:00 AM - 16/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khu đền thờ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa tại Cần Thơ Ảnh: Hoàng Phương
Đền thờ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa hiện tọa lạc tại Q.Bình Thủy (TP.Cần Thơ), là một công trình hoành tráng được xây dựng ngay tại khu mộ cũ. Ít người biết nơi an nghỉ cuối cùng của cụ trải qua không ít thăng trầm, biến đổi theo những biến động thời cuộc.

Đền thờ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa nằm trong khuôn viên rộng khoảng 10.000 m2, gần trung tâm thành phố, cổng tam quan nổi bật với cổng chính 2 tầng lợp ngói ống, chạm trổ tinh tế. Bên trong có các công trình gồm ba tòa nhà lớn, chính giữa là nhà thờ, bên trái nhà trưng bày, bên phải nhà khách và một nhà bia ngay cổng vào tóm tắt tiểu sử công đức của cụ.
Khánh thành vào năm 2013, khu đền thờ được xây dựng theo lối cổ. Mái ngói màu xanh lưu ly trên đỉnh gắn cặp cá hóa long, bốn góc mái thiết kế biểu tượng cánh chim phượng đang bay. Cột cái của nhà thờ được sơn màu nâu đỏ; các bao lam chạm trổ công phu. Bệ thờ đặt tượng của cụ, hai bên có đôi chim hạc đứng hầu.
Theo ông Lê Văn Hoằng, người gắn bó với khu đền thờ từ hơn 40 năm trước, ngôi mộ xưa của cụ Bùi Hữu Nghĩa được xây dựng vào năm 1872 bằng đá ong, nằm trong khu vườn Đốc phủ Dương Thân Hỷ. Trước mộ có tấm bia đá do con trai cụ là Bùi Hữu Tú dựng. Khoảng năm 1942, Hội Khuyến học Cần Thơ đứng ra trùng tu. Sau nhiều năm, mộ bị sụp đổ, vỡ thành nhiều mảng, bia mộ xiêu vẹo. Giai đoạn chiến tranh, dân tứ xứ tản cư về đây ở, khu vực quanh mộ người ta tận dụng đất trồng rau cải. Dọc theo đường dẫn vào mộ, nhà cửa mọc lên mỗi lúc một nhiều. Mỗi năm một lần, chỉ có học sinh Trường Phan Thanh Giản và Hội Khuyến học Cần Thơ đến viếng, dọn dẹp làm cỏ.
Đến năm 1974, sau khi TX.Cần Thơ thành lập Quận Nhứt, ông Lê Văn Giàu từ Ô Môn đổi về đây làm quận trưởng. Là người rất quan tâm đến lịch sử địa phương nên ông đã cho tìm kiếm các di tích xưa trong tỉnh lập đồ án phục hồi lại. Tìm được mộ cụ thủ khoa, ông đứng ra lập Ban kiến thiết tập hợp thân hào nhân sĩ và bà con xung quanh lo việc xây dựng đền thờ. Lúc này ông Hoằng còn trẻ, được phân công theo dõi sổ sách tài chính cho Ban kiến thiết.
Ông Hoằng kể tiếp: “Khi khởi công, quận trưởng còn huy động cả lính tráng ở quận, xã phụ việc xây cất. Vì vậy chỉ trong vòng mấy tháng, đền thờ cụ Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa được xây dựng xong. Gọi là đền thờ, nhưng quy mô rất khiêm tốn, khoảng non 20 thước vuông, cất phía sau ngôi mộ cụ chừng vài thước. Trước cửa đền thờ có đôi liễn viết chữ quốc ngữ: Ngòi bút Nghi Chi rồng phụng cao bay châu ngọc sắc/Tấm gương Hữu Nghĩa trời trăng ngời chiếu nước non tình”. (Nghi Chi là hiệu của cụ Nghĩa). Theo ông Hoằng, câu đối này do nhóm Hưng cổ Văn đàn ở Cần Thơ biên soạn.
Sau năm 1975, ngôi đền cụ thủ khoa đã trải qua hơn 10 năm không được cúng bái. “Đến năm 1987, chính quyền địa phương tổ chức hội thảo khoa học nhân kỷ niệm 180 năm ngày sinh của cụ, trong đó khẳng định công lao của cụ, từ đó việc cúng bái mới chính thức được tổ chức. Nhưng lúc này điều kiện rất khó khăn. Tôi và các thành viên trong Ban khánh tiết phải đi mướn nhạc lễ Cao Đài, mượn học trò lễ đình Bình Thủy đến thực hành nghi lễ. Hôm trước tổ chức rước linh vị cụ từ chùa Nam Nhã về, cúng xong trả linh vị về chùa để hôm sau cúng giỗ. Hồi đó, chưa có tiền sắm kiệu nên linh vị phải để trên khay bưng đi bộ. Thấy việc rước sách nặng nề, một người hảo tâm đặt làm cái kiệu 8 người khiêng, sau đóng thành xe kiệu tiện lợi hơn. Hiện chiếc kiệu này để tại chùa Nam Nhã”, ông Hoằng cho biết.
Hiện nay, tới ngày giỗ cụ hằng năm, người dân từ các nơi về dự rất đông. Còn ngày thường, vào thứ bảy, chủ nhật có khoảng vài trăm khách tới viếng. Về phần mộ của cụ bà Nguyễn Thị Tồn, theo ông Hoằng, vào năm 1974, Ban xây dựng có cử người ra Biên Hòa tìm. Nhưng sau này, do dân cư phát triển, ngôi mộ bị thất lạc. Còn ngôi mộ nằm cạnh mộ cụ hiện nay là mộ giả.


Vị quan thanh liêm, chính trực
Cụ Bùi Hữu Nghĩa sinh năm 1807 tại làng Bình Thủy (nay thuộc P.Bình Thủy, TP.Cần Thơ) trong một gia đình làm nghề chài lưới. Năm 1835, Bùi Hữu Nghĩa đỗ thủ khoa kỳ thi Hương ở Gia Định và được bổ nhiệm làm quan Tri huyện ở Biên Hòa; sau đó kết duyên với Nguyễn Thị Tồn, là con gái trong gia đình đã cưu mang ông ăn học. Ít lâu sau, cụ chuyển về trấn nhậm ở phủ Trà Vang (Trà Vinh).
Ở Trà Vinh, cụ bênh vực người nghèo, đối đầu với bọn quan tham trong vụ án Láng Thé nên bị họ khép tội chết. Vợ cụ đón ghe bầu ra Huế kêu oan. Sau đó, bà đã thành công trong vụ kiện, cụ Bùi được tha tội tử hình.
Khi thực dân Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Tây Nam kỳ, Bùi Hữu Nghĩa xin từ quan về quê dạy học, làm thơ, bốc thuốc chữa bệnh cho dân, bí mật giúp nghĩa quân Phan Tôn, Phan Liêm và làm cố vấn cho nghĩa quân Đỗ Thừa Luông, Đỗ Thừa Tự ở Cần Thơ... Ngày 21 tháng 01 năm Nhâm Thân (1872), cụ qua đời sau cơn bệnh nặng.
Bùi Hữu Nghĩa còn là một nhà thơ nổi tiếng, đặc biệt vở tuồng Kim Thạch Kỳ Duyên do cụ sáng tác (in lần đầu vào năm 1895) được coi là một trong những vở tuồng cổ nhất ở Nam bộ.

Ngọc Phan - Hoàng Phương



Thanked by 1 Member:

#58 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 16/02/2017 - 21:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Theo dấu xưa, chuyện cũ: Mặt đầm xưa nổi chợ

06:55 AM - 14/02/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đầm Én khi chưa lấp Ảnh: Tư liệu

Chợ Đầm - một trong những điểm đến nổi tiếng của Nha Trang ngày nay, được hình thành trên một đầm sâu và rộng, gắn với những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại và trữ tình.

Chúng tôi hẹn nhà nghiên cứu văn hóa Quách Giao, 83 tuổi, tại tư gia ở đường Bến Chợ (TP.Nha Trang). Đúng như tên đường, từ căn nhà của ông, chỉ bước ra cổng là đến chợ Đầm. “Khi chợ chưa được xây lên, trước nhà tôi là một đầm lầy rộng, nước ngập sâu. Trên bờ có trồng liễu, đặt ghế đá cho người dân và khách ngồi ngắm cảnh. Cha tôi (tức cố thi sĩ Quách Tấn - PV) thường chọn nơi đây tâm sự cùng bạn thơ, trong đó có Chế Lan Viên, Bích Khê, Yến Lan...”, ông Quách Giao nhớ lại.
Theo một số tư liệu, đầm này xưa có tên đầm Xương Huân, còn gọi là đầm Én, vì là nơi có nhiều chim én trú. Tương truyền, thuở sơ khai, vùng này có một con vật (gọi là con cù) khổng lồ ngủ vùi trong lòng đất. Khi bà Thiên Y A Na giáng trần, sấm chớp nổi lên, đất trời rung chuyển làm cho con cù tỉnh giấc, nó vùng dậy và bơi ra biển. Dấu vết mà nó để lại là một đầm nước mênh mông, nằm cạnh con sông Cái. Còn theo các nhà nghiên cứu, đầm Én được hình thành là do xưa kia dòng sông Cái rộng lớn và lưu lượng mạnh, mùa lũ nước không kịp chảy ra biển nên xoáy vào nội địa. Theo năm tháng, dòng sông dịu dần, lòng đầm lặng yên. Trước khi lấp đầm xây chợ, đầm này trở thành cửa ngõ giao thương sôi động với nhiều thuyền đưa hàng từ Diên Khánh xuôi theo sông Cái về Nha Trang buôn bán.
Nhà nghiên cứu Quách Giao cho biết trước đây đầm Én là một thắng cảnh của Nha Trang và miêu tả: “Những chiếc thuyền nối tiếp nhau vào bến, chậm chậm, êm êm. Trên mặt đầm từng vệt nước kéo dài theo đáy thuyền như những dải lụa trên nước. Mùa thu, thuyền đi trong mưa phùn, quang cảnh mờ mờ như tranh thủy mặc. Đêm trăng, mặt đầm chỗ đọng như rong phủ, chỗ sáng như bạc và trăng nổi giữa đầm như quả châu lóng lánh. Vậy nên khách đến Nha Trang mùa hạ ưa nằm nơi bãi biển, mùa thu thì thích ngồi trầm ngâm bên cạnh đầm”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chợ Đầm tròn ngày nay với mái hình hoa sen Ảnh: Nguyễn Chung


“Nóc chợ trổ hoa sen”
Đầm Én chỉ còn trong ký ức kể từ khi chợ mới được xây dựng bề thế, đặt tên là chợ Đầm. Theo tài liệu mà Ban Quản lý chợ Đầm cung cấp, từ khoảng năm 1908, Nha Trang đã có khu chợ hình thành ở cuối đầm Én (gần đường Phan Bội Châu ngày nay). Qua thời gian, dân cư đông đúc, bạn hàng buôn bán lấn ra ngoài lòng đường, việc xây cất nhà dọc ven đầm trở nên rất lộn xộn. Vì thế, chính quyền địa phương đã bàn đến việc xây chợ mới. Công tác khởi sự là ngày 12.4.1969 với việc thổi cát lấp đầm do Nha Thủy vận Sài Gòn phụ trách. Mất 6 tháng, người ta đã cho thổi 350.000 m3 cát để bao trùm diện tích đầm rộng gần 7 mẫu. Sau khi san ủi, đo đạc, chiều 12.12.1969, viên đá đầu tiên được đặt lên bãi cát mênh mông, đánh dấu cho việc xây cất chợ Đầm và đến ngày 22.2.1972, công tác xây chợ hoàn tất. Đầm Én mất hẳn dấu vết.
Tuy vậy, ký ức về đầm Én vẫn còn đọng lại trong lòng nhiều người Nha Trang. Nhà thơ Giang Nam nhớ lại, do đầm Én rộng nên rất thoáng mát, nước đầm trong và sạch vì lên xuống theo triều nước sông Cái. Chiều tối, nhiều người dân và du khách tản bộ quanh đầm, rồi trò chuyện trên những ghế đá, hóng mát hoặc ngắm cảnh mặt đầm lênh láng buồn, đưa mắt theo những cánh én chập chờn. Khi đầm không còn nữa, những đàn én bay rợp trời, rồi tản mát, ngày một thưa dần và thôi không quay lại chốn cũ nữa.
Nhà nghiên cứu Quách Giao vẫn nhớ quanh đầm Én có 12 bến nước, mỗi bến lại đón nhận thuyền cập mang theo từng loại hàng. Ông kể tiếp: “Có lần hai nhà thơ Chế Lan Viên và Yến Lan đến bến Đình vào đêm trăng mùa thu, Quách Tấn ngâm bài Đêm thu nghe quạ kêu của ông, trong đó có câu: Trời bến Phong Kiều sương thấp thoáng/Thu sông Xích Bích nguyệt mơ màng. Chế Lan Viên và Yến Lan càng thấy thú vị trong khung cảnh nên thơ, nên bảo nhau gọi bến Đình là bến Phong Kiều”.
Quãng thời gian người ta lấp đầm trùng hợp với lúc nhà thơ Quách Tấn bị bệnh, hư một con mắt. Trong bài Tương quan của ông có câu: “Đầm Xương Huân bị lấp/Mắt mình mờ một con”. Nói về tình cảm của cha mình với đầm Én, nhà nghiên cứu Quách Giao cho biết thêm, trước khi xây chợ Đầm, có vị kiến trúc sư đã đến thăm Quách Tấn và nhân buổi mạn đàm có nhắc đến đồ án xây dựng khu chợ. Quách Tấn góp ý rằng nếu vì công việc kiến thiết thành phố mà phải lấp đầm thì nên để lại vết tích của đầm xưa cho thế hệ mai sau biết đến. Suy nghĩ của Quách Tấn trùng khớp với ý tưởng của những người thiết kế khu chợ. Sau đó, chợ Đầm được xây dựng có hình thể tròn, mái xếp hình chữ V, tượng trưng cho bông hoa sen nở trên mặt đầm.
Sau khi chợ Đầm hình thành, nhà thơ Quách Tấn đã làm bài thơ Bóng chợ Đầm: Mặt đầm xưa nổi chợ/Nóc chợ trổ hoa sen/Nhụy phấn trăng vàng kết/Đài hương mây trắng chen/Mơ màng sương ánh tuyết/Thấp thoáng bến neo thuyền/Chi ngại đời dâu bể/Nhàn duyên náo cũng duyên.

Nguyễn Chung



Thanked by 1 Member:

#59 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2017 - 20:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vĩnh biệt đạo diễn nổi tiếng của điện ảnh miền Nam Lê Mộng Hoàng

05:39 PM - 23/02/2017 Thanh Niên Online




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng Ảnh: Tư liệu
Đạo diễn Lê Mộng Hoàng, một tên tuổi lớn của điện ảnh miền Nam đã qua đời ở tuổi 88 vào lúc 3 giờ sáng 23.2 tại nhà riêng trên đường Huỳnh Văn Bánh, quận Phú Nhuận (TP.....) sau một thời gian nằm viện.

Đạo diễn Lê Mộng Hoàng sinh năm 1929 tại Huế. Ông sang Pháp du học ngành âm nhạc, sau đó là điện ảnh. Về Việt Nam, ông thực hiện bộ phim đầu tay Bụi đời dựa trên tập truyện Những hòn sỏi của Võ Đình Cường vào năm 1957.
Sau đó, ông tiếp tục đạo diễn nhiều phim điện ảnh trước năm 1975 như Vụ án tình, Nàng, Chiều kỷ niệm, Mãnh lực đồng tiền, Con gái chị Hằng, Gánh hàng hoa, Ly rượu mừng, Xin đừng bỏ em, Năm vua hề về làng… Trong đó, bộ phim Nàng với diễn xuất của diễn viên Thẩm Thúy Hằng và Trần Quang đã đoạt Tượng vàng tại Đại hội Điện ảnh Á châu ở Đài Loan lần thứ 17. Sau năm 1975, ông vẫn tiếp tục làm nhiều phim như Tình khúc 68, Ngọn lửa thành đồng, Bản tình ca




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đạo diễn Lê Mộng Hoàng (trái) và diễn viên Trần Quang


Ông càng nổi tiếng hơn khi thực hiện nhiều phim Việt ăn khách ở thập niên 1990: Tráng sĩ Bồ Đề, Vết thù năm tháng, Ngôi nhà oan khốc, Thăng Long đệ nhất kiếm, Vĩnh biệt mùa hè, Tóc gió thôi bay
Với công lao và tài năng sáng tạo phục vụ sự nghiệp điện ảnh dân tộc, đạo diễn Lê Mộng Hoàng đã được nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý Nghệ sĩ ưu tú.
Lê Mộng Hoàng từng được mệnh danh là “đạo diễn mát tay” nhất khi đã phát hiện các tài năng và ''nhào nặn'' ra nhiều ngôi sao sau khi họ đóng các phim ăn khách của ông. Những tên tuổi lớn như Thẩm Thúy Hằng, La Thoại Tân, Thanh Lan, Trần Quang, Phương Hồng Ngọc và các thế hệ diễn viên vàng thập niên 90 như: Lý Hùng, Lê Tuấn Anh, Việt Trinh, Diễm Hương, Y Phụng, Mộng Vân, Giáng My… đều nổi tiếng từ phim ông, hoặc càng nổi tiếng hơn khi làm việc với ông nên họ đều dành tình cảm yêu quý ông cho đến tận bây giờ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đạo diễn Lê Mộng Hoàng và diễn viên Mộng Vân


Diễn viên Lý Hùng, người gắn bó và đóng nhiều vai chính trong các phim của đạo diễn Lê Mộng Hoàng không giấu vẻ bất ngờ khi nghe tin đạo diễn qua đời. Lý Hùng cho biết: “Ngay từ năm 18 tuổi, tôi đã được đạo diễn Lê Mộng Hoàng mời đóng trong bộ phim Tráng sĩ Bồ Đề, Thăng Long đệ nhất kiếm, rồi sau đó là Ngôi nhà oan khốc đóng cùng Việt Trinh. Tôi là người được bác dìu dắt, chỉ dạy nhiều ngay từ mới chập chững ngày đầu đóng phim; và sau đó lại được bác tạo điều kiện mời đóng rất nhiều phim khác và phim nào cũng ăn khách, được khán giả yêu thích, bán ''cháy vé''. Trong công việc, bác rất kỹ tính, chuyên nghiệp, nhưng ngoài đời lại rất vui vẻ, rất thương quý anh em, con cháu trong đoàn làm phim”.
Vào lúc 14 giờ chiều 23.2, thi thể của ông đã được tẩm liệm, sau đó linh cữu đạo diễn Lê Mộng Hoàng được đưa đến chùa Vĩnh Nghiêm (TP.....). Lễ viếng bắt đầu từ 15 giờ chiều cùng ngày. Lễ động quan sẽ diễn ra lúc 8 giờ ngày 28.2 và chôn cất tại nghĩa trang Củ Chi (TP.....).

P.C.Tùng


Doãn Sỹ



SG - 23/02/2017
Vĩnh biệt thầy Lê Mộng Hoàng. Cựu sinh viên ĐH Minh Đức, SG.
2 thích

Thanked by 1 Member:

#60 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3833 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 03/03/2017 - 20:59

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Theo dấu xưa chuyện cũ: Cuộc thi sắc đẹp đầu tiên ở Đà Lạt

06:08 AM - 03/03/2017 Thanh Niên




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Hình cuộc thi hoa hậu trên tấm bưu thiếp đóng dấu năm 1935 Ảnh: Do ông Vũ sưu tầm và cung cấp
Cách đây hơn 80 năm, tại Đà Lạt đã diễn ra cuộc thi sắc đẹp dành cho các sơn nữ bản địa.

Ông Ngô Quang Vũ (ngụ đường Nguyễn Văn Trỗi, Đà Lạt), người có nhiều năm sưu tầm các cổ vật, hiện vật, hình ảnh của đồng bào các dân tộc Tây nguyên đã bất ngờ phát hiện những tấm hình về cuộc thi sắc đẹp diễn ra tại Đà Lạt đầu thập niên 1930. Ông Vũ giới thiệu tấm hình bưu thiếp về cuộc thi sắc đẹp. Trên góc phải bưu thiếp có dán con tem ghi “Postes Indochine”, đóng dấu bưu điện Đà Lạt từ năm 1935. Tấm hình có khoảng 20 thiếu nữ tham dự cuộc thi đứng trên dãy ghế cao, mắt họ cùng nhìn về một hướng; xung quanh trên triền đồi có khá đông khán giả đứng, ngồi chăm chú theo dõi. Xa xa là những ngôi biệt thự kiểu Pháp ẩn hiện giữa rặng thông già, ước đoán không gian cuộc thi sắc đẹp diễn ra tại khu vực sân thể dục thể thao bên hồ Xuân Hương, Đà Lạt (nay là quảng trường Lâm Viên).
Nhìn tấm bưu thiếp thấy đầu tóc các thiếu nữ được bới gọn cùng một kiểu dáng, trên cổ đeo nhiều dây trang sức bằng hạt cườm, cùng một dây đeo bảng tên (hoặc số báo danh) trước ngực; hai bên cổ tay các sơn nữ đeo nhiều vòng trang sức. Điều đặc biệt, các sơn nữ bản địa dự thi để ngực trần, bên dưới quấn xà rông bằng loại vải mà họ tự dệt. Dưới chân mỗi thí sinh có một chiếc tô không rõ để làm gì. Mặt sau bưu thiếp in chữ “Carte Postale” với chữ viết của một người từ Đà Lạt gửi về một địa chỉ ở Sài Gòn.
Điều này phù hợp với nội dung trong cuốn Đỉnh cao đế quốc: Đà Lạt và sự hưng vong của Đông Dương thuộc Pháp, của Eric Jennings (Đại học Hoa Sen, Nhà xuất bản Hồng Đức ấn hành năm 2015), trích lại đoạn chú thích dưới tấm hình 3 phụ nữ bản địa Đà Lạt để ngực trần trên tờ La Presse Indochinoise (Báo chí Đông Dương) năm 1935 tại Đà Lạt với nội dung: “Nếu không có thủ thuật hay sự cứu viện của son phấn, những gương mặt thường vô cảm của họ tương phản dữ dội với những cơ thể tuyệt mỹ này”. Eric Jennings còn viết: “Cũng như vậy, loại bưu thiếp in hình phụ nữ Thượng ngực trần rõ ràng được ưa chuộng ở Đà Lạt, để những quân nhân, nhà quản lý, lính thủy, dân định cư và du khách viết gửi về nhà trên mặt kia tấm thiệp”.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ông Ngô Quang Vũ bên bộ ảnh sưu tầm được Ảnh: L.V


Ông Vũ cho biết: “Có rất nhiều cuốn sách viết về lịch sử hình thành và phát triển TP.Đà Lạt, nhưng ông chưa tìm được tài liệu nào đề cập đến các cuộc thi sắc đẹp ở cao nguyên Lâm Viên”. Ông Vũ vào mạng internet phát hiện thêm một số hình ảnh các cuộc thi sắc đẹp, trong đó có tấm hình bưu thiếp được mô tả trên, ghi rõ “Concours de la beauté moie Dalat” (Cuộc thi sắc đẹp Thượng Đà Lạt). Ông Vũ cho người viết xem một tấm hình khác có khoảng 50 thí sinh xếp thành 2 hàng, phía sau có cột cờ treo quốc kỳ Pháp; dưới tấm hình ghi “Dalat - Concours de la beauté”. Bên cạnh những tấm hình chụp chung, ông Vũ cũng sưu tầm được hình một số sơn nữ ngực trần làm người mẫu chụp hình bên nai rừng, bên bộ da beo, trên nhà sàn hoặc đang đi giữa rừng xanh...
Lý giải về việc các sơn nữ dự thi để bộ ngực trần, ông Vũ nói: “Thời điểm đó, sơn nữ các bộ tộc Cil, Lạch sống dưới chân núi Lang Biang luôn để ngực trần khi ở nhà giã gạo hay lúc lên nương rẫy và cả khi tham dự các lễ hội... Họ không hề mắc cỡ hoặc sợ bị dòm ngó”. Theo ông Vũ, trong những cuộc thi sắc đẹp, các thiếu nữ để ngực trần dự thi một cách vô tư, tự nhiên. Theo tài liệu về các cuộc thi hoa hậu trên thế giới thì vào năm 1920, ở Pháp diễn ra cuộc thi hoa hậu đầu tiên. Cho nên phải chăng khi người Pháp đến Đà Lạt và muốn biến nơi này trở thành thủ phủ của Đông Dương, họ đã tổ chức một cuộc thi sắc đẹp như cách hội nhập văn hóa Pháp?

Kiến trúc sư Trần Công Hòa, Hội Kiến trúc sư tỉnh Lâm Đồng đã sống ở Đà Lạt lâu năm. Hơn 50 năm trước, ông từng thấy nhiều phụ nữ dân tộc K’ho để ngực trần gùi than củi, lương thực ra chợ Đà Lạt bán. Ông Hòa nhận định cuộc thi nhan sắc ở Đà Lạt vào thập niên 1930 nhằm tôn vinh nhan sắc phụ nữ bản địa. “Có thể người Pháp muốn nghiên cứu, tìm hiểu, tập tục, văn hóa của người bản địa qua cuộc thi này. Từ đó cho thấy Đà Lạt không chỉ mang vẻ đẹp của thiên nhiên, kiến trúc mà còn có cả vẻ đẹp văn hóa từ lâu đời”, ông Hòa nói. Ông cũng xác định địa điểm tổ chức cuộc thi nhan sắc này tại khu vực sân tennis ở quảng trường Lâm Viên ngày nay.

Lâm Viên








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

4 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 4 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |