Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#166 Đinh Văn Tân

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 7312 Bài viết:
  • 16861 thanks

Gửi vào 30/12/2021 - 00:54

Ông Trần văn Khê đang học Y ở Hà Nội, bỏ vào trong Nam theo Kháng chiến . Bị Tây bắt về lại Saigon .
Thời gian nầy Ông lấy vợ, vợ là bạn học cũ thời Trung Học có 2 người con trai .
Ông Trần văn Khê đi Pháp nhưng bà vợ ở lại trong Nam làm Giáo sư Trung học Trường Gia Long ở Saigon.
Bà xin ly dị với Ông Trần văn Khê nhưng Ông không chịu ký đơn . Bà phải đi qua Pháp nhờ Tòa Đại sứ VNCH can thiệp Ông mới chịu ký . Bà ly dị rồi nhưng không tái giá và vẫn dạy Trương Gia Long .
Ngày Ông Trần văn Khê về Saigon sinh sống (ở bên Gia định), có gặp lại vợ cũ .
Ông Trần quang Hải nầy có về Saigo n biểu diễn nhạc với thân phụ, nhưng chỉ dùng có 2 cái muỗng chụp lại với nhau thành một nhạc khí .

Thanked by 7 Members:

#167 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/01/2022 - 21:41

Danh ca Bích Chiêu qua đời

28/01/2022 08:44 GMT+7

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Danh ca Bích Chiêu - chị gái của danh ca Tuấn Ngọc, Khánh Hà và nhiều ca sĩ nổi tiếng - mất tại Pháp.

Danh ca Bích Chiêu sinh năm 1942 tại Đà Lạt, trong một gia đình có truyền thống nghệ thuật. Bố bà là nhạc sĩ Lữ Liên, mẹ là kịch sĩ Thúy Liễu, các em bà đều là giọng ca thành danh:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, Khánh Hà, Thúy Anh, Lan Anh, Lưu Bích và Anh Tú.
Bốn tuổi, giọng hát của Bích Chiêu đã được lên sóng phát thanh trong nhiều chương trình. Năm 12 tuổi, bà chính thức theo đuổi con đường âm nhạc chuyên nghiệp khi tham gia ban nhạc Hoa Xuân cùng Kim Chi, Mai Hân và Mai Hương. Trong 1 năm, tên tuổi Bích Chiêu nổi khắp làng giải trí. Bà được gọi là "làn gió mới âm nhạc" khi đi tiên phong đưa Jazz ngoại quốc vào nhạc Việt bấy giờ.
Đỉnh cao của sự nghiệp, Bích Chiêu dẫn dắt em trai mình là Tuấn Ngọc vào nghề, trở thành cặp song ca ăn khách. Năm 1962, bà sang Pháp học ngành âm nhạc cổ điển và thương mại ở Pháp. Suốt thời gian này, bà vừa học vừa thỉnh thoảng đi diễn, hầu như hát nhạc ngoại.
Theo thời gian, tên tuổi và sức khỏe của Bích Chiêu không được như xưa. Nhiều năm nay, bà ít xuất hiện trên sân khấu.
Trong một talkshow ở hải ngoại, Bích Chiêu từng thể hiện sự xúc động khi nhắc đến bố là cố nhạc sĩ Lữ Liên. Khi ấy, bà thừa nhận đã không còn minh mẫn như xưa nhưng luôn ghi nhớ kỷ niệm bên bố mẹ và các em.
Bích Chiêu trình diễn ca khúc làm nên tên tuổi 'Nỗi lòng'

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Danh ca Bích Chiêu.



Thanked by 2 Members:

#168 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/02/2022 - 20:11

Ông Trần Bửu Kiếm là một trong những người sáng lập Mặt trận Dân Tộc Giải Phóng Miền Nam Việt Nam, có chân trong Chính Phủ Lâm Thời Cộng Hòa Miền Nam Việt Nam, Bộ trưởng Phủ Chủ tịch, Trưởng đoàn đàm phán của Mặt trận DTGPMNVN tại Hòa đàm Ba Lê (bà Nguyễn Thị Bình là Phó trưởng đoàn). Vậy mà khi ông mất, cả hệ thống khổng lồ bao gồm các Đài Phát thanh-Truyền hình và gần 1000 tờ báo trong nước không hề có một dòng nhắc đến tên ông. Tôi cũng cứ tưởng ổng chết lâu rồi kia chứ.

Trich:
Sau ngày thống nhất đất nước, ông từ chức mọi nhiệm vụ vì không tán thành đường lối “xây dựng chủ nghĩa xã hội” Mao-ít của ĐCS.
*****
TRẦN BỬU KIẾM
(1920-2022)

ông Trần Bửu Kiếm đã từ trần tại Créteil (Pháp) ngày 28.1.2022, thọ 102 tuổi.
Tang lễ sẽ cử hành trong vòng gia đình ngày 8.2.2022.


Trần Bửu Kiếm sinh năm 1920 (có tài liệu nói 1921) tại Cần Thơ. Tốt nghiệp Luật khoa tại Trường Đại học Hà Nội, thành lập Tổng hội Sinh viên Việt Nam đầu thập niên 1940. Ông là nhân vật trí thức tiêu biểu của thế hệ 1920 (như Mai Văn Bộ, Lưu Hữu Phước, Huỳnh Văn Tiểng), tham gia Cách mạng tháng tám 1945 ở Sài Gòn. Đảng viên Đảng c.... s.., ông được phân công tham gia Đảng Dân chủ Việt Nam.
Sau Hiệp định Genève 1954, ông tham gia thành lập Mặt trận Giải Phóng Miền Nam Việt Nam (1960, thành viên Đoàn chủ tịch). Tháng 1-1969, ông làm Trưởng đoàn đại biểu MTDTGPMNVN tại Hội nghị Paris. Tháng 1969, ông được cử làm Phó chủ tịch, Bộ trưởng Phủ chủ tịch, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam (1969-1976).
Sau ngày thống nhất đất nước, ông từ chức mọi nhiệm vụ vì không tán thành đường lối “xây dựng chủ nghĩa xã hội” Mao-ít của ĐCS. Từ năm 2000, ông sang Pháp đoàn tụ gia đình và sống ẩn dật, những năm cuối đời ở một nhà dưỡng lão Créteil (ngoại ô đông nam thành phố Paris.

K.V

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#169 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/02/2022 - 19:55

Nghệ sĩ Thanh Tú - Nhuận Điền trong 'Bên cầu dệt lụa' - qua đời

23/02/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà Trang Bích Liễu - vợ nghệ sĩ Thanh Tú - cho biết sau 15 năm nằm một chỗ vì bị tai biến, chồng bà vừa qua đời lúc 10h15 ngày 23-2 tại nhà riêng ở quận Bình Tân, TP.H.C.M

Nghệ sĩ Thanh Tú tên thật Mai Văn Tú, sinh năm 1941 tại Bạc Liêu.
Thanh Tú nổi tiếng với vai Nhuận Điền - người bạn chân chất, nghĩa tình của Trần Minh trong vở cải lương Bên cầu dệt lụa.
Ông mê cải lương và theo hát rất sớm, đã từng biểu diễn tại các đoàn hát như Thanh Minh - Thanh Nga, Dạ Lý Hương, Ánh Chiêu Dương...; đóng cùng các nghệ sĩ như Thanh Nga, Phượng Liên, Ngọc Giàu...
Ông từng đoạt huy chương vàng danh giá của giải Thanh Tâm năm 1963.
Thanh Tú có vóc dáng cao ráo, sáng đẹp với chất giọng mùi mẫn, tình cảm nên có thể đóng tốt cả những vở cải lương xã hội lẫn hương xa như: Nửa đời hương phấn, Đôi mắt người xưa, Ngả rẽ tâm tình, Đoạn tuyệt, Tấm lòng của biển, Khói sóng tiêu tương, Võ Tắc Thiên...
Ngoài cải lương, Thanh Tú còn tham gia diễn kịch và đóng phim. Trước năm 1975, vở kịch Giọt sầu ông đóng với Thẩm Thúy Hằng hay Phi vụ cuối cùng với Túy Hồng được nhiều khán giả Sài Gòn thời đó ưa thích.
Nghệ sĩ Thanh Tú còn được biết đến là một diễn viên điện ảnh và truyền hình. Bộ phim đầu tiên ông tham gia là Chiều kỷ niệm sản xuất năm 1969. Phim này cũng là phim đầu tay của hãng phim Việt Nam do chính nghệ sĩ Thẩm Thúy Hằng và những người bạn lập nên.

Phim có sự tham gia của Thẩm Thúy Hằng và các nghệ sĩ cải lương tên tuổi được yêu thích như Thanh Tú, Năm Châu, Kim Cúc, bà Bảy Ngọc, Phùng Há, Việt Hùng... nên thu hút khán giả
Tang lễ nghệ sĩ Thanh Tú được tổ chức tại nhà riêng... Sau đó an táng ông tại nghĩa trang hoa viên Bình Dương
.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nghệ sĩ Thanh Tú, Trang Bích Liễu thuở đầu gắn bó. Ảnh: Thanh Tiến

Ngoài đời, ông và nghệ sĩ Trang Bích Liễu có mối tình thủy chung.Trang Bích Liễu từng nói vợ chồng bà vẫn luôn gắn bó bởi sự trân trọng dành cho nhau từ lúc thanh xuân đến khi bạc đầu.

Thanked by 1 Member:

#170 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/02/2022 - 21:02

NSƯT Ngọc Đáng qua đời, thọ 71 tuổi

24-02-2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ca sĩ Nguyễn Tâm tại tiểu bang California – Mỹ vừa báo tin cho PV Báo Người Lao Động biết NSƯT Ngọc Đáng đã trút hơi thở cuối cùng lúc 12 giờ ngày 24-2, theo giờ địa phương tại Mỹ.

Trước đó, theo thông tin từ NSƯT Thanh Thanh Tâm, từ khi NSƯT Ngọc Đáng sang Mỹ định cư, bà ở nhà thuê. Bà có hai người con không theo nghề đang sinh sống ở Việt Nam.
NSƯT Ngọc Đáng sinh năm 1951 tại Sài Gòn. Bà nối nghiệp cha mẹ là nghệ sĩ Tư Minh và Ngọc Xứng, chuyên hát cải lương tuồng cổ trên sân khấu Phụng Hảo của NSND Phùng Há.
Bà theo cha mẹ sống trong gánh hát từ nhỏ, năm 13 tuổi đã lên sân khấu. Năm 15 tuổi, bà trở thành diễn viên chính của Đoàn Thanh Bình - Kim Mai của ông bà bầu Bảy Huỳnh - Ngọc Hương tại rạp hát Cầu Muối, Cầu Ông Lãnh (hiện nay là Đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long).
Năm 1973, bà về đầu quân cho Đoàn Cải lương tuồng cổ Minh Tơ, được NSND Thanh Tòng rèn luyện tay nghề. Bà nổi tiếng qua các vai: Mạnh Lệ Quân, Đào Tam Xuân, Lưu Kim Đính, Lý Thần Phi, Bàng Quí Phi, Tiêu Anh Phụng…
Sau năm 1975, bà về hoạt động tại tỉnh Long Xuyên (nay là An Giang), gia nhập đoàn cải lương tuồng cổ Khánh Hồng – An Giang, diễn cặp với NSƯT Vũ Linh. Hai năm sau, bà gắn bó với Đoàn Cải lương Hương Lúa Mới của Bầu Quới diễn tại An Giang. Giai đoạn này, bà tham gia với các nghệ sĩ: NSND Minh Vương, cố nghệ sĩ Thanh Tú, nghệ sĩ Trang Bích Liểu… diễn nhiều vở tuồng nổi tiếng.
Khán giả yêu mến NSƯT Ngọc Đáng rất thích xem bà diễn các vai Ngô Quốc Thái (vở "Lưu Bị cầu hôn Giang Tả", Cố Mẫu (vở "Thái hậu Dương Vân Nga"), Lý Thần Phi (vở "Bao Công")... Đặc biệt, bà còn diễn những vai kép võ, kép lão như: Trịnh Hoài Đức, Lữ Bố, Bao Công, Quan Tư Đồ…
Thanh Hiệp (ảnh do NSCC)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



NSƯT Ngọc Đáng

Thanked by 1 Member:

#171 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 25/02/2022 - 13:58

CALI NGẬM NGÙI TIỄN BIỆT NGHỆ SỸ NGỌC ĐÁNG (1951-2022)
Feb 24, 2022

Bảo Quốc - Hồng Loan & Bảo Lộc Channel









.

Thanked by 1 Member:

#172 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/02/2022 - 14:19

SAO KỂ CHUYỆN SAO
*Thanh Tú & Trang Bích Liễu
CHUYỆN 2 VÌ SAO YÊU MÃI KHÔNG THÔI

Năm 1993 tình cờ Lê Tuấn nhìn thấy vợ chồng nghệ sĩ Thanh Tú & Trang Bích Liễu tại một nơi quay phim. Lúc đó Thanh Tú trên 50 còn Trang Bích Liễu đã 46 mà nhìn thật trẻ trung đầy sức sống như vợ chồng mới qua 30. Anh mặc bộ đồ jean bụi, chị áo sơ mi bỏ trong quần lưng cao xỏ dây nịt. Nhìn anh Tú chị Liễu giống cặp tài tử điện ảnh hơn là nghệ sĩ sân khấu. Mà đúng thật là Thanh Tú từng là ngôi sao điện ảnh Sài Gòn trước 1975, còn Trang Bích Liễu nổi tiếng lên từ năm 1971 trên sân khấu cải lương mà lại mệnh danh là Cô đào Hippy Cả anh và chị từng được rất nhiều khán giả hâm mộ về nhiều điều. Lần đó anh chở chị trên chiếc môtô phân khối lớn thật là xứng đôi đáng ngưỡng mộ.
Thanh Tú vào đoàn Thanh Minh Thanh Nga là để thế các vai do ngôi sao Thành Được rời đi bỏ lại. Ai cũng hiểu chuyện thế vai một vedette là rất mạo hiểm. Thế nhưng kép trẻ Thanh Tú lúc đó đã không phụ lòng mong đợi của ông bà bầu đoàn hát. Sau thời gian thế vai được sánh đôi trên sân khấu với cô đào tài sắc số 1 Thanh Nga được khán giả chấp nhận thì Thanh Tú bắt đầu được đo ni đóng giày qua các vai diễn mới. Cuối năm 1963 Thanh Tú và đào trẻ đang lên cùng đoàn là Kim Loan (sau là Mộng Tuyền )đã đạt giải triển vọng Thanh Tâm với Trương Ánh Loan, Bạch Tuyết, Tấn Tài, Diệp Lang. Và thế là danh vọng đã mỉm cười với kép đẹp Thanh Tú.

Thanh Tú là trường hợp hiếm hoi trong làng cải lương vì đa số kép chánh đều kiểu thư sinh mà anh lại có tướng tá người chơi thể thao lâu năm Trên sân khấu nhìn anh vững chãi đầy nam tính và sức sống khi sánh đôi với bất cứ cô đào đẹp nào cũng xứng. Ngay cả khi Thành Được không còn bên cạnh vợ cũ Út Bạch Lan để trở về đóng cặp với Thanh Nga thì Thanh Tú liền được cô Út mời về để lại thế vai cho Thành Được. Tuy là kẻ hậu bối nhưng Lê Tuấn rất hiểu rõ chuyện phải thế vai vedette là đầy áp lực, thế mà Thanh Tú được 2 lần về Đại ban thế vai Thành Được khá là nhẹ nhàng thì quả thật anh đã được tổ đãi và trong nghề đánh giá rất cao tại thời điểm đó.
Lúc nhỏ Lê Tuấn nhớ là Thanh Tú lên TV rất nhiều đến không thể nhớ mà toàn là vai chánh. Tuy vóc dáng vạm vỡ nhưng làn hơi Thanh Tú lại êm ái nhẹ nhàng cứ như Út Hiền. Mà gương mặt thần thái anh cũng rất hiền chứ không phải lên gân trợn mắt hất hàm khi vào vai võ tướng. Anh có đặc điểm khác biệt là hay mím môi như muốn cười nhẹ trong những lúc bạn đang diễn giống như một người đang nhẹ lắng nghe ai đó tâm sự. Nụ cười mỉm của anh rất có duyên và được nhiều phụ nữ si mê anh cũng ở đặc điểm này. Một người như vậy chắc chắn là ngoài đời cũng sẽ hiền và dễ mến theo kinh nghiệm riêng Lê Tuấn.
Thanh Tú không có lối ca hớp hồn cả rạp hát, cũng không diễn đến nóng rân cả sàn diễn như Hùng Cường, không quyến rủ khán giả mê mệt như Thành Được nhưng nhìn chung anh đúng là một kép đẹp và cả kép mùi đầy nam tính mà sau này gần như hiếm hoi trên sân khấu. Cũng chính vì Thanh Tú không bị over như nhiều kép cải lương nên anh bước vào điện ảnh Sài Gòn lại cũng rất nhẹ nhàng mà cũng toàn vai chánh như Chiều Kỷ Niệm, Báu kiếm rửa hận thù, Con ma nhà họ Hứa... nổi nhất là vai Vọi trong phim Trống Mái từ tác phẩm của nhà văn Khái Hưng, và vai Điệp trong phim Lan và Điệp. Gần như đi đâu khán giả cũng gọi anh là anh Vọi anh Điệp ở giai đoạn trước 1975. Đó chính là dấu ấn thần tượng chứ còn gì nữa?
Trong khi đó lúc trẻ Trang Bích Liễu với vóc dáng đầy nữ tính lại biết ăn mặc lối Hippy nên được khán giả trẻ Sài Gòn ủng hộ khá đông. Lê Tuấn đã có lần tận mắt xem cô đào Trang Bích Liễu dám hát Don't let Me Down trên sân khấu Dạ Lý Hương, đó là một bản nhạc Rock mà thời 1970 rất thịnh hành trong giới nhạc trẻ Sài Gòn. Thật ra Trang Bích Liễu khá trái ngược với kép Thanh Tú là chị tuy mảnh khảnh mà làn hơi lại khá mạnh, và lại ngân sóng hột thay vì vuốt kéo như hầu hết đào kép cải lương. Điều này còn có ở cô đào Hồ Quảng Ngọc Đáng hát cũng ngân hột mà thật ra chính là 2 chị đều sở hữu chất giọng ca sĩ dòng nhạc trẻ. Lê Tuấn thấy hơi tiếc là Trang Bích Liễu và Ngọc Đáng không có dịp rèn luyện thử sức để hát Tân nhạc đặc biệt là nhạc trẻ. Cũng xin nói thêm Trang Bích Liễu là đào chánh tên tuổi qua bao nhiêu Đại ban Dạ Lý Hương, Thanh Nga, Trần Hữu Trang suốt 2 thập niên 1970 và 1980. Chị được xếp hạng A2 có vai vế trong bao nhiêu cô đào cải lương nổi tiếng. Chị cũng lên TV đóng tuồng rất nhiều và cũng tham gia điện ảnh Sài Gòn trước 1975.

*TRỜI SINH HỌ LÀ MỘT CẶP
Một Thanh Tú lực lưỡng mà ca diễn nhẹ nhàng lại luôn ngồi sắm tuồng mỗi đêm cạnh bên cô đào Hippy Trang Bích Liễu có giọng ca khỏe. Và thế là sau ít lâu lửa yêu đã nhóm lên trong tim anh chị. Mà thật anh chị rất xứng đôi ngoài đời và luôn cả trong vở tuồng cứ như Tổ nghề se duyên. Cuộc tình của họ đã trải qua biết bao khó khăn sóng gió để vượt qua và đến với nhau bằng một đám cưới sau 1975 vài năm. Thường thì người ta hay nhận xét nghệ sĩ yêu nhau khó lâu bền, lấy nhau thì dễ chia tay nhưng khán giả ít hiểu được là không ai muốn như vậy mà hầu như duyên số các đôi nghệ sĩ hễ càng xứng đôi thì lại dễ chia tay. Hầu như các cặp Tiên Đồng Ngọc Nữ trong làng giải trí cả ở VN và trên thế giới đều chia tay sau một thời gian yêu gây sốt dư luận, điều này có lẽ là một lời nguyền mà ai nghệ sĩ yêu nhau đều mắc phải. Cho nên nếu ta để ý thì các đôi vợ chồng nghệ sĩ hơi lệch nhau về danh tiếng, ngoại hình thấy vậy mà lại ít gặp sóng gió bão tố hơn và có thể yêu nhau lâu dài hơn các đôi tài sắc.
Nhưng ở Thanh Tú & Trang Bích Liễu có lẽ đã cùng nắm tay nhau trải qua khó khăn vượt qua bão tố cuộc đời nên cuối cùng tình yêu thật sự đã ở bên họ từ lúc yêu nhau đến tuổi cổ lai hi. Chuyện tình 2 anh chị xem như mẫu mực nhất trong giới sân khấu xưa và nay. Vợ chồng ăn ở bền lâu là do biết dung hòa chịu đựng tha thứ cho nhau và luôn sát cánh cùng nhau mọi lúc. Lê Tuấn nghĩ rằng nếu như phải hy sinh mất đi chút danh vọng chỗ đứng để có được một tình yêu chân thành bền lâu thì Lê Tuấn sẵn sàng chấp nhận hy sinh mà không hối tiếc. Tình yêu lúc nào cũng trân quý hiếm thấy hơn danh vọng có thể tạo ra được bằng nhiều cách thức chiêu trò và lắm scandals.
Trang Bích Liễu giờ đây đã lẽ bạn nhưng Lê Tuấn tin rằng anh Thanh Tú vẫn còn yêu chị tới kiếp sau. Cầu mong chị được bình an sức khỏe và được anh hộ trì cho con cháu luôn hiếu thảo sống bên cạnh và chăm sóc chị đến cuối cùng.

Lê Tuấn viết tặng anh chị trong sự ngưỡng mộ
R.I.P nghệ sĩ Thanh Tú.

Thanked by 1 Member:

#173 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 05/03/2022 - 20:00

Nhà Văn Huy Phương - Lê Nghiêm Kính

25 tháng 6, 1937 – 25 tháng 2, 2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn






Huy Phương, tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh ngày 25 tháng 6 năm 1937 tại Huế trong một gia đình giáo chức. Ông theo học tại Quốc Học Khải Định Huế, sau đó học tiếp Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn. Tốt nghiệp Sư Phạm ông trở thành nhà giáo dạy bậc Trung Học. Ông được bổ nhiệm về dạy tại trường Trung Học Nguyễn Hoàng, Quảng Trị. Sau đó tại Huế, ông đã đảm nhận vai trò thư ký tòa soạn nguyệt san Sổ Tay Sư Phạm chuyên đề về giáo dục...
Về văn nghiệp, ông đã có thơ và tuỳ bút đăng trên Tuần Báo Ðời Mới tại Saigon từ năm 1952. Trước 1975, ông đã cho ra đời hai tác phẩm: tập thơ Mắt Ðêm Dài năm 1960 và tập truyện ngắn Mây Trắng Ðồn Xa năm 1966. Ðến Mỹ, ông đã cộng tác với nhiều tờ báo ở California như Người Việt, Saigon Nhỏ, Việt Nam Nhật Báo; ở Canada như Thời Báo; và ở Úc như Saigon Times. Về truyền thanh truyền hình, ông đã cộng tác với đài SBTN trong chương trình Huynh Ðệ Chi Binh, chương trình Người Việt Online trong chương trình Quê Nhà Quê Người, và với đài Tiếng Nói Hoa Kỳ với tư cách blogger. Về hoạt động xã hội, ông có thời gian dài làm việc cho Hội H.O. Cứu Trợ Thương Phế Binh & Quả Phụ VNCH
Ông đã thành công với thể loại phiếm luận về những vấn đề gần gũi trong cuộc sống, đặc biệt của người Việt hải ngoại, qua các tạp ký như Nước Mỹ Lạnh Lùng, Đi Lấy Chồng Xa, Ấm Lạnh Quê Người, Hạnh Phúc Xót Xa, Quê Nhà-Quê Người, Những Người Muôn Năm Cũ, Những Người Thua Trận, Nhìn Xuống Cuộc Đời, Ngậm Ngùi Tháng Tư, Quê Hương Khuất Bóng, Nước Non Ngàn Dặm, Ga Cuối Đường Tàu, Sóng Vỗ Bèo Trôi và tập thơ Chúc Thư Của Một Người Lính Chết Già.
Đã giã từ thế gian, xuống tàu ở ga cuối lúc 4:00 P.M. Ngày 25 tháng 2 năm 2022, (nhằm ngày 25 tháng Giêng năm Nhâm Dần), tại tư gia Hoa Kỳ. Hưởng thọ 86 tuổi

Thanked by 2 Members:

#174 FM_daubac

    Khảm viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPip
  • 6740 Bài viết:
  • 5562 thanks

Gửi vào 06/03/2022 - 06:04

Đinh Quang Anh Thái | Huy Phương - Ga cuối đường tàu
Mar 4, 2022

Tự Lực Bookstore

Nhà báo Huy Phương tên thật là Lê Nghiêm Kính, sinh năm 1937 tại Huế.

Ông nguyên là Sĩ Quan Thông Tin & Báo Chí VNCH và bị tù trong các trại tập trung của CS bảy năm sau 1975.

Ông qua Mỹ từ năm 1990.

Huy Phương là người viết rất sớm, năm 15 tuổi (1952), ông đã có thơ và tuỳ bút đăng trên Tuần Báo Ðời Mới tại Saigon do Ông Trần Văn Ân chủ trương.

Ông đã cộng tác với báo Người Việt, Hệ Thống Saigon Nhỏ và Báo Trẻ, Thời Báo (Canada), đài Phát thanh Việt Nam (Oklahoma) và đài truyền hình SBTN tại Hoa Kỳ.

Ông sở trường với thể loại tạp ghi, viết về sinh hoạt và tâm tình của người Việt trên đất Mỹ.





.

Thanked by 2 Members:

#175 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 22/03/2022 - 19:46

Nhà văn VĂN QUANG đã qua đời vào lúc 10g20 sáng nay 15-3-2022 tại nhà riêng ở Cư xá Nguyễn Thiện Thuật, quận 3, Sài Gòn, hưởng thọ 89 tuổi.

Văn Quang tên thật Nguyễn Quang Tuyến, sinh năm 1933 tại Thái Bình, được biết đến qua một số tiểu thuyết cùng những tác phẩm văn học khác. Ông tốt nghiệp khóa sĩ quan trừ bị Trường Bộ binh Thủ Đức rồi làm giám đốc tờ báo Quân đội, sau đổi thành Chiến sĩ Cộng hòa. Sau đó ông làm quản đốc Đài Phát thanh Quân đội VNCH. Năm 1975, ông bị đi tù 12 năm. Sau khi ra tù, ông không đi Mỹ theo diện HO mà ở lại Sài Gòn, không viết văn mà viết báo với loạt phóng sự "Lẩm cẩm Sài Gòn Thiên hạ Sự" và "Lên đời".
Đóng góp lớn nhất của ông là các tác phẩm văn chương. Trong số những tiểu thuyết của Văn Quang, có bốn tác phẩm được dựng thành phim.
1. “Chân trời tím” được hãng phim Liên Ảnh chọn quay. Hùng Cường và Kim Vui thủ diễn hai vai chính trong phim này với bài "Nửa hồn thương đau" của Phạm Đình Chương do Thái Thanh hát. NS Trần Thiện Thanh đã lấy nguồn cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết này để sáng tác nhạc phẩm "Chân trời tím" cùng tên.
2. “Ngàn năm mây bay” do Thái Lai phim thực hiện với Hoàng Anh Tuấn đạo diễn và Phạm Huấn làm diễn viên.
3. “Đời chưa trang điểm” của hãng phim Giao Chỉ do ông Hoàng Vĩnh Lộc đạo diễn. Hoàng Vĩnh Lộc còn ký tên là Dạ Chung, viết lời cho bài hát "Hình ảnh một buổi chiều", "Trở về dĩ vãng", "Lặng lẽ" của nhạc sĩ Lâm Tuyền (chồng ca sĩ Mộc Lan).
4. “Tiếng hát học trò” do Thái Thúc Nha của hãng phim Alpha thực hiện, ca sĩ Thanh Lan diễn vai chính.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#176 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2022 - 21:31

Nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ qua đời

24/03/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Cựu ngoại trưởng Madeleine Albright, người phụ nữ đầu tiên đứng đầu

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Mỹ và là một biểu tượng nữ quyền trong

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

đại chúng, đã qua đời ngày 23.3 ở tuổi 84 vì ung thư.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bà Madeleine Albright là nữ ngoại trưởng đầu tiên của Mỹ

reuters
Reuters đưa tin cựu ngoại trưởng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Madeleine Albright ngày 23.3 đã qua đời ở tuổi 84. Theo thông báo của gia đình trên Twitter, bà Albright mất vì bệnh ung thư.
Bà Albright là đại sứ Mỹ tại Liên Hiệp Quốc giai đoạn 1993-1997 dưới thời chính quyền của Tổng thống Mỹ Bill Clinton. Sau đó, bà trở thành nữ ngoại trưởng Mỹ đầu tiên và giữ vai trò này từ năm 1997-2001.
Bà Albright là một nhà ngoại giao có đường lối cứng rắn. Khi còn làm đại sứ ở

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, bà đã kêu gọi các nước phản ứng mạnh mẽ trước việc lực lượng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

người Serb ở Bosnia bao vây thủ đô Sarajevo của Bosnia và Herzegovina.
Trong nỗ lực thúc ép

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chấm dứt chương trình vũ khí hạt nhân, bà Albright vào năm 2000 đã đến Bình Nhưỡng để gặp nhà lãnh đạo Triều Tiên khi đó Kim Jong-il. Dù nỗ lực này không thành công, bà Albright vẫn trở thành quan chức cấp cao nhất của Mỹ đến thăm Triều Tiên vào thời điểm đó.
Bà Albright sinh ra tại Praha (thủ đô của Tiệp Khắc lúc đó) vào ngày 15.5.1937. Năm 1939, gia đình bà đến London sau khi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

chiếm đóng Tiệp Khắc. Năm 10 tuổi, bà đi học ở Thụy Sĩ.
Bà Albright theo Công giáo. Tuy nhiên, sau khi bà trở thành ngoại trưởng, tờ The Washington Post đã tìm được tài liệu cho thấy gia đình bà là người

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Nhiều người thân của bà đã thiệt mạng trong cuộc diệt chủng Holocaust. Do đó, cha mẹ của bà có khả năng đã chuyển từ đạo Do Thái sang Công giáo để tránh sự truy lùng của Đức Quốc xã
Sau chiến tranh, gia đình bà rời London và quay trở lại Tiệp Khắc. Cha bà Albright, một nhà ngoại giao, đã đưa gia đình sang Mỹ, nơi ông dạy nghiên cứu quốc tế tại Đại học Denver. Bà Albright theo học tại Đại học Wellesley ở bang Massachusetts của Mỹ và lấy bằng tiến sĩ tại Đại học Columbia. Cố ngoại trưởng Albright có thể nói 6 thứ tiếng, bao gồm tiếng Czech, tiếng Pháp, tiếng Ba Lan, tiếng Nga, tiếng Đức và tiếng Anh.
Các nhà lãnh đạo, nhà ngoại giao và học giả đã gọi bà là một người tiên phong trên trường

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

.
"Madeleine Albright là một thế lực. Bà bất chấp quy ước và phá bỏ các rào cản hết lần này đến lần khác",

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

nói. Ông Biden đã yêu cầu Nhà Trắng và các tòa nhà chính phủ, bao gồm cả các đại sứ quán, treo cờ rủ cho đến ngày 27.3.
“Hillary và tôi vô cùng đau buồn trước sự ra đi của Albright. Bà ấy là một trong những Bộ trưởng Ngoại giao xuất sắc nhất, một Đại sứ xuất sắc tại Liên Hiệp Quốc, một giáo sư lỗi lạc và một con người phi thường", Cựu tổng thống Mỹ Bill Clinton và vợ, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton, cho biết.
Liên Hiệp Quốc đã dành thời gian mặc niệm hôm 23.3 để tưởng nhớ bà Albright

Thanked by 1 Member:

#177 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 24/03/2022 - 21:50

“Cha đẻ” ảnh GIF qua đời vì Covid-19

24/03/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Steve Wilhite, nhà phát minh loại ảnh động (GIF), vừa qua đời ở tuổi 74 sau một thời gian chiến đấu với Covid-19.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ông Stephen Wilhite
Nhà khoa học máy tính người Mỹ, “cha đẻ” định dạng ảnh GIF – Steve Wilhite – đã qua đời vì Covid-19. Theo Katheleen - vợ của ông, ông mắc Covid-19 vào ngày 1/3. Mọi người sẽ nhớ đến ông như một người tử tế, khiêm nhường dù đạt nhiều thành tựu lớn.
Đồng nghiệp cũ Dave Eastburn mô tả ông là người có tầm nhìn xa trông rộng đích thực, người tiên phong trong lĩnh vực điện toán trực tuyến. Sinh thời, ông là con người thông minh, toàn diện, chính trực và luôn nói những gì ông tin là đúng đắn, Jane Henderson - một đồng nghiệp khác của ông chia sẻ.
Trả lời trang NPR qua điện thoại, vợ ông cho biết, sáng ngày 14/3, ông ngủ dậy và nói cảm thấy không ổn. Sau đó, ông bị sốt và nhanh chóng chuyển nặng. Bà Katheleen đưa chồng đến bện viện gần nhà, nơi ông được điều trị bằng kháng sinh trước khi vào phòng chăm sóc đặc biệt. Cuối cùng, ông rơi vào hôn mê.
Ngày 14/3, bệnh viện gọi cho bà và thông báo cần đến ngay vì tình hình của ông Wilhite xấu đi. Không lâu sau, ông ra đi, hưởng thọ 74 tuổi.
Trước khi qua đời, ông vẫn miệt mài trong phòng làm việc, mày mò sáng tạo các chương trình máy tính.
Ông Wilhite phát minh ảnh GIF vào năm 1987 khi đang là kỹ sư trưởng tại CompuServe, nhà cung cấp dịch vụ Internet nay thuộc Verizon. Năm 2013, ông được trao Giải thưởng thành tựu trọn đời Webby vì “tác động không thể đong đếm đối với giao diện người dùng Web”.
“Tôi nghĩ ảnh GIF đầu tiên là một chiếc máy bay”, ông nói với tờ Daily Dot vào tháng 5/2012. Định dạng GIF giúp chuyển các hình ảnh hiệu quả hơn trong thập niên 80, khi kết nối Internet còn chậm chạp. Steve vẫn làm việc ở công ty cho đến năm 2001, trước khi bị đột quỵ và nghỉ hưu năm 2001.
Cho tới nay, GIF vẫn là phương tiện giao tiếp quen thuộc trên Internet. “Nếu không có GIF, thế giới Internet mà chúng ta biết hẳn sẽ rất khác”, Jason Reed – Giám đốc nghệ thuật Daily Dot – chia sẻ.
Du Lam (Theo NPR, ABC News)

Thanked by 1 Member:

#178 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3828 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 28/03/2022 - 19:48

Giáo sư, họa sĩ Nguyễn Trung Tín qua đời

28/03/2022

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Họa sĩ Nguyễn Trung Tín, nguyên giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trước 1975, vừa qua đời ngày 27-3-2022 tại quê nhà Tiền Giang, hưởng thọ 91 tuổi.


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Họa sĩ Nguyễn Trung Tín (1933 - 2022) - nguyên giáo sư Trường Quốc gia Cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn trước 1975

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chân dung họa sĩ Nguyễn Trung Tín do học trò vẽ tặng
Họa sĩ Nguyễn Trung Tín tên thật là Nguyễn Văn Tín, sinh năm 1932 tại Bến Tranh, TP Mỹ Tho, Tìền Giang.
Ông tốt nghiệp Trường Mỹ nghệ Gia Định năm 1953, tốt nghiệp Trường cao đẳng Mỹ thuật Sài Gòn năm 1959. Họa sĩ Nguyễn Trung Tín là giáo sư Trường Quốc gia Trang trí mỹ thuật Gia Định từ năm 1963 - 1975, là giảng viên từ 1976 - 1979.
Theo thông tin từ Hội Mỹ thuật TP.H.C.M, lễ nhập quan diễn ra lúc 0h ngày 28-3, lễ viếng tổ chức tại nhà, địa chỉ 254 ấp Lương Phú A, xã Lương Hòa Lạc, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang
"Họa sĩ Nguyễn Trung Tín được mệnh danh là bậc thầy vẽ phấn tiên với khả năng làm chủ chất liệu và những bức vẽ cuốn hút cùng một bảng màu đa dạng. Vì sức khỏe yếu dần, thầy đã ngưng vẽ hẳn từ một năm trước..." - ông Ngô Kim Khôi kể
Họa sĩ Ngô Đồng, học trò cũ của họa sĩ, giáo sư Nguyễn Trung Tín chia sẻ: “Thầy Tín là một người rất hiền lành, điềm đạm, yêu nghề và thương quý học trò. Mình được học thầy năm nhất đại học vào khoảng năm 1979. Khi đó, họa sĩ Nguyễn Trung Tín và họa sĩ Nhan Chí là 2 họa sĩ vẽ phấn phấn tiên xuất sắc của Sài Gòn.
Thầy Tín chuyên vẽ chân dung thiếu nữ, rất khéo léo và có hồn. Thầy giữ vị trí quan trọng vì thầy chuyên giảng dạy cho sinh viên năm nhất, năm hai trong một giai đoạn giao thời, chuyển tiếp từ trường Mỹ thuật Sài Gòn với lối vẽ của Sài Gòn trước năm 1975 sang trường ĐH Mỹ thuật TP.H.C.M sau này. Tiếc là mình cũng chỉ học được thầy một năm nhất, nên không có nhiều kỷ niệm.
Thầy về hưu đã lâu và có cuộc sống khá ẩn dật, tế nhị. Nghe tin thầy mất, những lứa họa sĩ cũng đã có tuổi như mình cảm thấy rất bùi ngùi, cảm động, và mất mát. Một người thầy, một cuộc đời họa sĩ rất điềm đạm, nho nhã, hiền lành”.


Một số tác phẩm của cố họa sĩ Nguyễn Trung Tín (Nguồn: Trường vẽ Gia Định):

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn





Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi tuphuongsg: 28/03/2022 - 19:57


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |