Jump to content

Advertisements




Để nhớ một thời...


177 replies to this topic

#16 4mua

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1402 Bài viết:
  • 1619 thanks

Gửi vào 18/07/2014 - 17:30

Nắng còn đọng nghiêng nghiêng bên thềm nhỏ
Có hai người chung lối chẳng song đôi
Có đôi mắt muốn nhìn trong đôi mắt
Có bàn chân in dấu bàn chân
Hai trái tim chẳng phải dửng dưng
Sao chẳng được một lần chung nhịp đập???

Thanked by 3 Members:

#17 4mua

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1402 Bài viết:
  • 1619 thanks

Gửi vào 26/07/2014 - 08:12


Mọi người đều hỏi "Rốt cuộc thì anh đang đợi chờ cái gì"?
Đợi đến khi xuân hạ thu đông trôi qua......mà lẽ nào vẫn còn chưa đủ hay sao?
Thực ra thì trong tim anh luôn có một lỗ hổng
Và có lẽ đợi chờ người đã tạo nên nó lấp đầy lại!
.....


Thanked by 1 Member:

#18 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 513 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 08/12/2014 - 21:42

SÀI GÒN

Sài Gòn bốn mùa trong nỗi nhớ
Bầu trời trải rộng tiếng gió bay
Phố xá lao xao hàng me chạy
Nắng chiều nán đợi ánh đèn lên…

Thanked by 1 Member:

#19 ngothinham

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 513 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 14/12/2014 - 18:36

KHOẢNG TRỐNG CHIỀU ĐÔNG!
Em đi rồi, chân trời như thiếu lửa
Ánh sáng lẻ loi, gượng lên rồi vụt tắt
Mây ngẩn ngơ dấu che nụ cười héo hắt
Để lại đời với khoảng trống, cô đơn

Mượn chút men để ru nỗi giận hờn
Rượu chuốc thật say mong hòng quên vị mặn
Những ngọt ngào của bao ngày góp nhặt
Đã biến thành chua, chát, đắng, cay.

Vẫn biết rằng tình khờ dại, ngốc ngây
Sao cứ mãi tiếc thương một nỗi buồn cũ kỹ
Thời gian lững lờ trôi theo dòng đời không nghỉ
Khoảng trống nào, ngày một lớn dần thêm

Muốn dấu đi trong lặng lẽ từng đêm
Chẳng thể nói ra bao nhiêu điều trăn trở
Và cứ thế chìm dần trong đoạn đời dang dở
Mải miết tìm trong khoảng trống bi ai

Mỗi sớm mai, thức giấc đợi tương lai
Vội vã chạy theo vui đùa cùng ngọn gió
Đâu có biết, sự đời càng dang dở
Nặng gánh ưu phiền, khoảng trống nhiều hơn..

Ngày nối ngày ngồi nhặt nỗi cô đơn
Bó lại thật to, rồi quấn bằng mồi lửa
Trong khoảng trống chơi vơi, đốt tan đi lời hứa
Ai đó lỡ lời, rồi lại nỡ.. bỏ quên....

14/12

Thanked by 1 Member:

#20 DieuChau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 569 thanks

Gửi vào 25/06/2015 - 18:26

HPBD Sóc! 4m

* đến hẹn lại lên *



#21 DieuChau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 440 Bài viết:
  • 569 thanks

Gửi vào 03/07/2015 - 19:06

Vịnh Cây Thông
* Nguyễn Công Trứ *

Ngồi buồn mà trách ông xanh,
Khi vui muốn khóc, buồn tênh lại cười.
Kiếp sau xin chớ làm người,
Làm cây thông đứng giữa trời mà reo.
Giữa trời, vách đá cheo leo
Ai mà chịu rét thời trèo với thông


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#22 ThankAll

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 178 Bài viết:
  • 105 thanks

Gửi vào 24/02/2016 - 09:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

4mua, on 26/07/2014 - 08:12, said:


Mọi người đều hỏi "Rốt cuộc thì anh đang đợi chờ cái gì"?
Đợi đến khi xuân hạ thu đông trôi qua......mà lẽ nào vẫn còn chưa đủ hay sao?
Thực ra thì trong tim anh luôn có một lỗ hổng
Và có lẽ đợi chờ người đã tạo nên nó lấp đầy lại!
.....


Bản này nghe thấm hơn...



#23 vietvan

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 71 Bài viết:
  • 72 thanks

Gửi vào 01/03/2016 - 01:20

Khoảng trống

Ở đâu đó em còn nhớ ta chăng ?
Ngọn lửa của ta em đem đi mất
Chỉ còn lại đây với khoảng trống cô đơn
Em đã xa rồi, ngọn lửa tình yêu.

Khoảng trống trong ta không lửa thiêu đốt
Cứ lớn dần với khoảng trống cô đơn
Hỡi ngọn lửa của ta hãy quay về
Hãy quay về đốt khoảng trống cô đơn.

#24 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 21/09/2016 - 21:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Mối tình thơ của Đông Hồ - Mộng Tuyết

06:00 AM - 21/09/2016 Thanh Niên

'Cặp thi nhân Đông Hồ - Mộng Tuyết sẽ ở lại trong lịch sử thi ca VN như một mối tình thơ đằm thắm, thủy chung, đã nhuốm chút màu huyền thoại' là ghi nhận của nhà thơ Huy Cận - một trong những người em, người bạn thân thiết với vợ chồng Đông Hồ.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Đông Hồ và Mộng Tuyết trên đường phố Sài Gòn khoảng năm 1951 - 1953 Ảnh: T.L


Cưới vợ chạy tang
Đông Hồ tên thật Lâm Tấn Phác, tự Trác Chi, sinh ngày 10.3.1906 tại làng Mỹ Đức (Hà Tiên). Lúc mới lên ba, cha mẹ qua đời, ông được người bác đem về nuôi, cho ăn học. Sau khi ông thi bằng sơ học Pháp - Việt ở Sài Gòn rồi đi học ở Cần Thơ thì bà bác dâu mất. Vâng lời bác, Đông Hồ thôi học về cưới vợ chạy tang. Ông se duyên cùng cô Lại Linh Phượng.
Cưới vợ xong, Đông Hồ được bổ chân giáo học, dạy lớp nhứt (lớp 5 bây giờ) tại Trường Hà Tiên. Thời gian này, do ảnh hưởng tư tưởng của thi hào Tagore: “Có học tiếng mẹ đẻ thì chúng ta mới vỡ trí khôn ra được”, Đông Hồ mở Trí Đức Học Xá. Trong số các học trò, có cô Thái Thị Út - sau này nổi tiếng với bút danh Mộng Tuyết. Công việc đang diễn ra tốt đẹp, chẳng may người vợ có nét đẹp hiền từ, khả ái qua đời, để lại cho ông một con nhỏ, tên là Mỹ Tuyên.
Năm 1928, cùng với bài ký Linh Phượng của Đông Hồ khóc vợ, Giọt lệ thu của Tương Phố khóc chồng đã trở thành hai tiếng khóc ảo não, thê thiết, xúc động nhất trên văn đàn VN những năm 20 đầu thế kỷ 20.
Học trò đến Trí Đức Học Xá luôn thấy chiếc bàn dài trong căn nhà “Độc thê lệ xá” có tấm ảnh thờ Linh Phượng, phía dưới là hai câu thơ của Đông Hồ: “Trăm năm chẳng ở cõi trần/Nghìn năm hãy giữ tinh thần cùng nhau”.
Cô học trò Thái Thị Út kể: “Bọn trẻ chúng tôi ái ngại thương thương nhìn bàn thờ chị trong suốt buổi học”. Thời gian chậm rãi trôi qua. Lúc Đông Hồ cư tang, có người con gái chủ điền, cháu cụ Phác Đình Nguyễn Thần Hiến ở Rạch Giá qua chơi Hà Tiên, đến thăm nhà Đông Hồ. Các học trò đều nghĩ thầy Đông Hồ sẽ tục huyền với cô gái này. Không ngờ, cuối cùng ông bác của Đông Hồ lại xin dạm hỏi người chị thứ năm của Thái Thị Út là cô Thái Nhàn Liên.
Khóc vợ lần hai
Cũng như người vợ đầu, cô Thái Nhàn Liên vóc dáng thanh nhã, trắng trẻo, công, dung, ngôn, hạnh vẹn toàn và cũng là con nhà nề nếp, nho phong. Đám cưới được tổ chức long trọng vào lúc giữa khuya trong một đêm trăng sáng. Lúc ấy, cô học trò Thái Thị Út có thơ mừng: “Vui chị, chị tình trong cốt nhục/Mừng anh, anh nghĩa chốn chi lan/Trăm năm gia thất nhiều êm đẹp/Trang điểm hồ Đông cậy bóng sen”.
Vui duyên mới, hai năm sau Đông Hồ có thêm một con gái, tên là Mỹ Diễm, tức Yiễm Yiễm. Rồi sinh thêm một trai, nhưng không nuôi được. Thời gian này, ông lên Sài Gòn làm chủ bút báo Sống với chủ trương tiếp tục cổ động, tuyên truyền cho việc dạy và học chữ quốc ngữ. Tiếc rằng tờ báo này không thọ, ông quay về Hà Tiên và cũng là lúc vợ ông nhuốm bệnh. Bà bị bệnh Parkinson phải điều trị ở Bệnh viện tâm trí Biên Hòa, lúc ấy chưa gọi là bệnh viện tâm thần như bây giờ. Nhưng rồi các bác sĩ cũng bó tay.
Lúc này, nữ sĩ Mộng Tuyết phải đứng ra gánh vác mọi việc gia đình chị Năm vì tình chị em nhưng cũng còn là sự ngưỡng mộ, kính trọng người anh rể vốn là thầy của mình - người đã tuyển chọn thơ văn của học trò thành tập Bông hoa đua nở, Lời hoa để gửi in trên tạp chí Nam Phong - vốn là tờ báo “danh giá” nhất thời bấy giờ.
Đến năm 1945, Nhật đảo chính Pháp. Chẳng bao lâu, quân Anh đổ bộ giải giới quân Nhật, giúp Pháp đặt lại ách thống trị. Tiếng súng nổ rền vang. Đông Hồ tham gia Ủy ban Kháng chiến ở Hà Tiên và bị thực dân bắt. Sau khi được thả ra, ông phải lánh lên Sài Gòn. Mọi việc nhà, chỉ còn một tay Mộng Tuyết lo toan. Nữ sĩ Dưới mái trăng non nhớ lại: “Tôi nằm với chị và Yiễm suốt đêm không nhắm mắt. Tôi chợt hoa mắt mơ màng như có bóng hình ai lướt qua ngoài cửa. Tôi định thần lại và lo sợ vô cùng. Và chị Năm tôi đã qua đời hôm sau đó”. Một lần nữa, Đông Hồ lại khóc vợ.
Sau đó, Đông Hồ chắp nối tơ duyên với em ruột của vợ là nữ sĩ Mộng Tuyết. Cho đến lúc đã bước sang tuổi “cổ lai hy”, nữ sĩ vẫn không quên ấn tượng người thầy từ thuở ấy: “Tôi nhớ mãi hình ảnh bóng dáng thư sinh của anh vác cành hoa sen gượng nhẹ giữ cho cọng hoa đừng gẫy”. Đông Hồ có câu thơ tặng vợ: “Tuổi trẻ vui lây hồn thế hệ/Đường chiều thêm đẹp bước vân trình/Thời gian dẫu đổi màu sương tuyết/Ngan ngát còn thơm mái tóc trinh”.
Những năm 50 thế kỷ trước, vợ chồng nhà thơ Đông Hồ sống tại Sài Gòn, họ mở nhà sách Yiễm Yiễm thư trang, nhà xuất bản Bốn Phương - chuyên tâm về hoạt động văn hóa. Đông Hồ, Mộng Tuyết viết chung tập sách Hà Tiên thập cảnh. Trước đó, năm 1945, cả hai đã có tập thơ đặc biệt Thơ Mộng Tuyết, bút Đông Hồ gồm 10 bài thơ cứu đói của Mộng Tuyết do Đông Hồ đề từ và chép tay, chép từng tờ trên giấy bạch ngọc gửi đến bạn hữu, môn sinh kêu gọi “Mong đọ cho cân giá ngọc vàng” để có tiền gửi ra bắc cứu đói giúp đồng bào.
Không chỉ tình duyên, tình bạn đã “nhuốm chút màu huyền thoại” mà ngay cả sự “ra đi” của Đông Hồ cũng là một huyền thoại. Ngày 25.3.1969, trên bục giảng của Trường đại học Văn khoa Sài Gòn, Đông Hồ đang giảng bài thơ Vịnh Hai Bà của nữ sĩ Ngân Giang thì ngất xỉu. Sinh viên đưa ông vào bệnh viện, lúc 19 giờ 30 cùng ngày, ông vĩnh viễn đi vào cõi hư vô... Từ đây, Mộng Tuyết lần lượt tái bản toàn bộ di cảo, tác phẩm của Đông Hồ. Về cuối đời, bà lui về sống ở Nhà lưu niệm thi sĩ Đông Hồ tại TX.Hà Tiên - được xây dựng trên nền của Trường Trí Đức học xá ngày xưa. Và cái chết của bà, năm 2007 (thọ 93 tuổi), là sự ra đi của nữ sĩ cuối cùng trong phong trào thơ mới.

Lê Minh Quốc



#25 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/09/2016 - 22:09

Những ngày vui của Nhất Linh và Khái Hưng

06:22 AM - 20/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tranh Trăng xưa do Khái Hưng vẽ

Năm 1930, Nguyễn Tường Tam từ Pháp về nước sau quãng thời gian du học và bắt đầu hăm hở thực hiện hoài bão lớn lao của cuộc đời mình.




Nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Nguyện vọng tha thiết của anh Tam là viết văn, làm báo, sống bằng ngòi bút của mình”. Trên tờ báo trào phúng Phong Hóa (bộ mới) số đầu tiên ra ngày 22.9.1932, độc giả thấy những tên tuổi mới nhưng lập tức tạo được tiếng vang.
Chính Nguyễn Tường Tam là người định hướng cho các cây bút trong tờ Phong Hóa (sau này là Ngày Nay). Chẳng hạn, Tú Mỡ chuyên làm thơ trào phúng, Hoàng Đạo chuyên về nghị luận, Khái Hưng chuyên viết truyện ngắn, truyện dài... Đây là cái tài của Nguyễn Tường Tam trong việc sử dụng, phát huy khả năng của từng cộng sự.
Ngày nọ, lúc đang thương lượng mua lại tờ Phong Hóa của ông Phạm Hữu Ninh, Nguyễn Tường Tam tình cờ đọc một bài khảo luận đăng trên tờ Văn học tạp chí, ký tên Bán Than. Bút danh này có liên quan gì đến danh tướng Trần Khánh Dư đời nhà Trần? Lập tức, ông nghĩ ngay đến đồng nghiệp Trần Khánh Giư cùng dạy Trường tư thục Thăng Long. Quả nhiên ông đoán không sai. Ngay từ lúc gặp gỡ họ đã nhanh chóng kết bạn do tâm đầu ý hợp về quan niệm văn chương, về xã hội...




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Khái Hưng


Cả hai hợp ý nhau đến độ ban đầu, bút danh Nhất Linh, Nhị Linh, Nhất Nhị Linh, Cốc Lốc Tử là Nguyễn Tường Tam và Trần Khánh Giư ký chung. Sau này, Nguyễn Tường Tam mới chính thức ký Nhất Linh; còn Trần Khánh Giư đảo mẫu tự từ tên thật thành Khái Hưng. Về tuổi tác, Khái Hưng hơn Nhất Linh 10 tuổi.
Không chỉ có thế, do yêu mến Nhất Linh, Khái Hưng còn viết tập truyện dài Những ngày vui bằng giọng văn hài hước, kể lại những ngày Nhất Linh cùng các cộng sự làm tờ Phong Hóa, nhưng tác giả đặt tên trại đi. Chẳng hạn, về nhóm Tự Lực là Tự Động và nhân vật trong đó giải thích: “Tự Động là tự mình động đậy, tự mình chuyển động, không phải theo ai, không nhờ sức ngoài, không chịu ảnh hưởng ở ngoài sai khiến. Hai chữ “Tự Động” của người ta hay lắm đấy chứ. Báo Tự Động của người ta là một tờ báo tự lập, không sống về phụ cấp của chính phủ hay của một nhà tư bản nào. Tự hoạt động để sống một cách vẻ vang”. Với thông tin này, rõ ràng ý định thành lập Tự Lực Văn Đoàn đã nhen nhúm ngay từ lúc bắt đầu làm tờ Phong Hóa.
Hồn bướm mơ tiên in năm 1933 của Khái Hưng là quyển truyện thứ nhất của Tự Lực Văn Đoàn và cũng là tác phẩm đầu tay của Khái Hưng. Người viết tựa chính là Nhất Linh: “Tác giả đặt câu chuyện vào trong một cảnh chùa ở miền trung du Bắc Việt và khéo phô diễn những vẻ đẹp thiên nhiên của miền ấy khiến ta đem lòng yêu những cảnh đồi núi, nó khác hẳn cái cảnh “bùn lầy nước đọng” miền hạ du phẳng lì và buồn tẻ. Lại thêm được lối văn giản dị, nhanh nhẹn, tuy vui vẻ mà làm cho người ta cảm động vô ngần. Cái cảm ấy là một cái cảm nhẹ nhàng, phảng phất vui buồn tựa như những ngày thu nắng nhạt điểm mưa thưa”.
Đọc kỹ bộ Phong HóaNgày Nay, ta dễ dàng nhận ra hầu hết truyện ngắn, truyện dài in từng kỳ của Khái Hưng đều do Nhất Linh vẽ minh họa. Sau đó, Nhất Linh và Khái Hưng còn in chung tập truyện ngắn Anh phải sống, viết chung truyện dài Gánh hàng hoa, Đời mưa gió. Đây cũng là điều đặc biệt trong văn học VN vì ít có trường hợp tương tự. Về chuyện sáng tác chung này, trong hồi ký văn học, nhà thơ Tú Mỡ cho biết: “Dạo Khái Hưng và Nhất Linh viết chung truyện dài Đời mưa gió, trong buổi họp tối thứ bảy, hai anh bàn nhau kỳ này nên cho hai nhân vật chính (Tuyết và Chương) đi đâu, làm việc gì đột nhiên trái chứng trái khoáy, rồi mỗi kỳ mỗi anh thay nhau chấp bút”.
Vợ chồng Khái Hưng không có con. Họ nhận con trai của Nhất Linh làm con nuôi và đặt tên Trần Khánh Triệu.




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nhất Linh qua nét vẽ Nguyễn Gia Trí Ảnh: T.L


Trăng mùa xuân đó ai tâm sự
Lâu nay khi đọc bài thơ Tương dạ biệt rất nổi tiếng của thi sĩ Huyền Kiêu: “Ngồi suốt đêm trường không nói năng/Ngậm ngùi chén rượu ánh vừng trăng/Người xưa lưu luyến ra sao nhỉ/Có giống như mình lưu luyến chăng?”, nhiều người cứ ngỡ là tác giả viết về tình yêu đôi lứa. Điều đó không sai nhưng xuất phát ban đầu không phải vậy.
Như đã biết, tại Sài Gòn ngày 17.6.1958, giai phẩm Văn Hóa Ngày Nay do Nhất Linh chủ trương phát hành số đầu tiên, khởi in “trường giang tiểu thuyết” Xóm Cầu Mới của Nhất Linh. Và đây cũng là nỗ lực cuối cùng của Nhất Linh trong lĩnh vực báo chí. Văn Hóa Ngày Nay có hé lộ thông tin về Tương dạ biệt. Bài thơ này được in lồng trong một bức tranh mực tàu.
Tranh vẽ ánh trăng lùa vào khung cửa sổ, phía ngoài có bóng liễu rủ, thềm cửa một con mèo đang ngồi, cái bàn trong phòng có đặt ly rượu, mà theo tờ báo: “Đây là bức tranh chính tay Khái Hưng vẽ (mấy chữ nho bên cạnh là Khái Hưng họa) để tỏ nỗi buồn của ông khi một người bạn văn thân thiết của ông, Nhất Linh, vì công việc chống Pháp, phải bỏ đi xa...”. Câu thơ cuối: “Trăng mùa xuân đó ai tâm sự?/Anh đã xa rồi anh biết đâu” chính là nỗi lòng của Khái Hưng tặng bạn mà Huyền Kiêu đã nói hộ.
Chi tiết này càng khiến chúng ta cảm động về tình bạn của họ.

Lê Minh Quốc


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#26 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 23/09/2016 - 22:19

Vĩnh biệt NSND Thanh Tòng

06:07 AM - 23/09/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


NSND Thanh Tòng và nghệ sĩ Ngọc Đáng trong vở 'Câu thơ yên ngựa' Ảnh: H.K

NSND Thanh Tòng, cây đại thụ của nghệ thuật cải lương tuồng cổ đã ra đi vĩnh viễn vào 10 giờ ngày 22.9 sau thời gian bệnh nặng, hưởng thọ 68 tuổi.


Thanh Tòng sinh năm 1948 tại Sài Gòn, trong một gia đình truyền thống sân khấu. Bắt đầu là ông nội bầu Thắng lừng lẫy miền Nam, sau đó tới người cha là bầu gánh hát cải lương Minh Tơ, sáng lập ra nhóm Đồng ấu Minh Tơ đào tạo các em thiếu nhi nối nghiệp cải lương, trong đó có Thanh Tòng.
Mới 3 tuổi, Thanh Tòng đã lên sân khấu biểu diễn, vai con của Hoàng Phi Hổ. 6 tuổi, ông đóng trong vở San Hậu. 10 tuổi, đóng vai Lữ Bố trong đoàn Đồng ấu Minh Tơ. Không chỉ học ca hát, Thanh Tòng còn được người cha quan tâm bắt học đủ thứ như đàn cổ, tân nhạc, nhảy thiết hài... và bắt đóng tất cả các loại vai từ văn, võ, trung, nịnh, độc, mùi, lão, thậm chí giả gái... để thành một nghệ sĩ đa năng. Cho nên báo chí hồi ấy gọi Thanh Tòng là “thần đồng sân khấu”, như dự báo một tương lai rực rỡ.
20 tuổi, Thanh Tòng đã từ vị trí diễn viên bước sang vai trò đạo diễn và tác giả kịch bản. Ông viết Võ Tòng sát tẩu, Phạm Lãi Tây Thi, rồi dựng Bao Công vô lò gạch (xử án Quách Hòe) gây ấn tượng rất tốt. Ông trưởng thành dần lên với thời vàng son của cải lương hồ quảng, tạo ra nhiều tên tuổi ăn khách. Thanh Tòng còn lập riêng một gánh hồ quảng mang tên mình, hát hằng tuần trên Đài truyền hình Sài Gòn cho đến năm 1975 mới ngưng.
Sau 30.4.1975, Thanh Tòng rơi vào một bi kịch mà nhiều lần ông định tự tử do quá trầm uất. Cải lương hồ quảng bị cho là lai căng, không được hát, ông đi bán bánh mì nuôi gia đình và chia sẻ chút ít cho những nghệ sĩ nghèo ở đình Cầu Quan (TP.....). Ông phải thức đêm thức hôm viết kịch bản cho tuồng sử Việt để thay thế sử Tàu. Nhưng khổ thay, khán giả “chê”, vé không bán được. Thanh Tòng lại rơi vào trầm uất nhưng không đầu hàng. Một lần nữa, ông đã Việt hóa các giai điệu nhạc và vũ đạo hồ quảng, đưa thêm hát bội vào, sử dụng luôn các điệu lý dân gian, các bài bản cải lương truyền thống... Thế là khán giả chấp nhận. Hàng loạt kịch bản của ông đã gây tiếng vang trên sân khấu như: Câu thơ yên ngựa, Bão táp Nguyên Phong, Má hồng soi kiếm bạc, Ngọn lửa Thăng Long, Tô Hiến Thành xử án, Bức ngôn đồ Đại Việt... hiện nay vẫn được các thí sinh lấy trích đoạn để tham gia các cuộc thi Trần Hữu Trang, Chuông vàng vọng cổ... Ông để lại một hậu duệ nổi tiếng là NSƯT Quế Trân, cô đào đẹp của cải lương, đồng thời là một MC ăn khách của sân khấu.


Thanh Tòng từng nhận rất nhiều giải thưởng: đoạt 4 huy chương vàng, 6 huy chương bạc trong các hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc, 3 lần đoạt giải Mai vàng... Năm 2007, Thanh Tòng được phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân. Ông là thầy của nhiều nghệ sĩ cải lương như: Kim Tử Long, Thoại Mỹ, Tú Sương...
Tang lễ NSND Thanh Tòng cử hành tại tư gia, lễ viếng bắt đầu từ 21 giờ ngày 22.9 tại số 12 đường 26 khu dân cư Him Lam, Trung Sơn, xã Bình Hưng, H.Bình Chánh, TP...... Lễ động quan vào 6 giờ 15 ngày 24.9, sau đó linh cữu được đưa đi an táng tại hoa viên nghĩa trang Gò Đen, Long An.

Hoàng Kim



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 1 Member:

#27 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 25/09/2016 - 14:17

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sim

01:32 PM - 25/09/2016 Thanh Niên Tuần San

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Năm 2007, Sơn Nam tiên sinh bệnh - cái bệnh của người già. Tôi đến thăm ông trong căn nhà nhỏ trên đường Đinh Tiên Hoàng (Q.Bình Thạnh, TP.....), nói chuyện cho ông vui. Hôm ấy, ông vui thật. Nhà văn lão thành Nam bộ biểu dương tôi là tay “nói dóc tổ mẹ” khi viết ca từ trong các ca khúc.


Ông nói: “Cây sim ở Quảng Nam của mầy lùn beo, thấp xịt, mầy ngồi chỗ nào để đợi con nhỏ đó tới? Mà đồi sim trống huơ trống hoác, con nhỏ đó có tới thì mầy “mần ăn” được gì?”. Tôi không dám cãi lại ông, một là vì tôi biết mình có cãi cũng không lại, hai là vì “kính lão đắc thọ” và ba là vì tôi rất yêu quý ông.
Nếu hôm ấy tôi mang theo cái laptop, mở ra cho tiên sinh xem đoạn các phóng viên truyền hình thu cảnh phim tôi bước lên đồi sim Tam Thăng (Tam Kỳ, Quảng Nam) thì có lẽ Sơn Nam tiên sinh đã công nhận rằng tôi viết ca từ rất thật. Tùy theo thổ nhưỡng, có hai loại sim. Cây sim miền Trung mọc trên đồi hay chân núi khô cằn thì “lùn beo, thấp xịt” đúng như Sơn Nam tiên sinh đã thấy và nói. Vậy nhưng, cây sim miền Trung mà mọc trên đồi cát ven biển thì khá cao, có cây cao trên bốn mét, cành lá sum xuê che mát cả một vùng rộng đến nỗi ta… nằm dưới đó cũng được chứ đừng nói chuyện ngồi. Cho nên “Ta vẫn chờ em dưới gốc sim già đó” là rất thật!
Vì sao tôi yêu hoa sim? Tôi lớn lên ở Tam Kỳ từ lúc mới ra đời cho đến năm chín tuổi. Thời chiến tranh gian khổ ấy, trẻ con không có cái gì để ăn vặt, cha mẹ cũng không có tiền mua quà vặt cho con. Nhà tôi sát cạnh đồi sim, chị tôi thường dẫn tôi lên đồi hái trái sim, trái móc, trái trâm làm quà cho em. Ba loại trái đó là quà tặng thiên nhiên vô giá của đồi quê mang lại cho trẻ con. Tháng ba, sim ra hoa; đến tháng sáu trái sim chín. Từ đó sang hết mùa thu là mùa sim chín. Trái sim chín ngả qua màu tím nhạt, ngoài vỏ phủ một lớp lông mịn như nhung, ăn vào vừa ngọt, vừa thoáng một chút vị chát. Đó là một loại trái ngon và lành.
Lớn lên, mười sáu tuổi, tôi đọc tập thơ Màu hoa trên ngàn của nhà thơ Bùi Giáng. Màu hoa trên ngàn là màu hoa sim tím. Quê tôi bạt ngàn những đồi sim, rừng sim, nổng sim. Sim mọc xanh tươi trên đồi cát trắng Tam Kỳ. Sim mọc đầy trên những ngọn đồi xung quanh khu đền tháp Mỹ Sơn và vùng bán sơn địa Duy Sơn (Duy Xuyên). Sim mọc dày trên các ngọn đồi của đèo Le nối Quế Sơn và Nông Sơn - con đường giữ dê của nhà thơ Bùi Giáng trước năm 1952.
Hoa sim màu tím nhạt, chỉ có năm cánh, nở trên rừng sim e ấp như cô thiếu nữ miền quê hồn hậu, chân chất. Nó có đó nhưng không khoe khoang mời gọi một ai phải nhìn ngắm. Có nhiều người nhầm lẫn hoa sim với hoa mua. Hoa mua nhiều cánh, màu tím đỏ ngả qua màu hoa bằng lăng. Lá mua có lông ở mặt trên; lá sim láng và có màu xanh đậm. Mua cũng ra trái tròn như sim nhưng không ăn được. Nhờ đọc thơ Bùi Giáng, tôi thêm yêu màu hoa sim tím.
Vậy rồi trong giáo trình văn học, tôi dạy bài thơ Màu tím hoa sim của nhà thơ Hữu Loan cho học sinh trung học. Người ta nói gì thì nói, phê bình thế nào thì phê, tôi vẫn nghĩ bài thơ ấy là một danh tác trong thơ Việt. Nhà thơ sống thật với lòng mình, cái tình cái ý miên man khi viết về nỗi nhớ thương người vợ trẻ yểu mệnh. Nó đúng là danh tác bởi ít nhất có bốn nhạc sĩ đem nội dung của bài thơ ấy viết thành ca khúc. Ca khúc tuyệt nhất lại là một bài bolero sâu lắng, thoát hẳn ra khỏi sự bó buộc của ngôn ngữ thơ, chỉ giữ lại nội hàm và hồn vía của bài thơ. Đó là ca khúc Những đồi hoa sim của nhạc sĩ Dzũng Chinh. Tôi nghĩ ca khúc của Dzũng Chinh xứng đáng được gọi là danh tác của dòng nhạc bolero phía nam.
Tôi nghe một giai thoại như vầy, tiếc rằng người kể đã qua đời nên tôi không dám nêu tên anh ra. Anh kể năm 1977, anh và nhà thơ Hữu Loan lần đầu tiên từ miền Bắc vào Sài Gòn chơi. Khi vừa bước xuống khỏi xe đò ở Bến xe Miền Đông, họ chợt nghe một người hát dạo chơi guitar và hát Những đồi hoa sim qua micro. Ông Hữu Loan cảm xúc, lắng nghe từng chữ, từng câu của bài hát. Vành mắt ông đỏ hoe, có lẽ là đang nhớ lại bóng dáng của người vợ thân yêu trong bài thơ của mình - bài thơ đã đưa số phận của ông đi qua những tháng năm cay đắng nhất của phận người. Hôm ấy, Hữu Loan có trong túi mấy chục đồng, ông lấy tiền ra tặng cho người hát dạo vài chục - một số tiền khá lớn. Ông nói, trong đời chưa có bài hát nào viết từ ý thơ của ông mà đẹp và giàu cảm xúc đến vậy. Ông không hỏi người nghệ sĩ giang hồ tên gì, người ấy cũng không biết ông là ai. Họ chia tay trên Bến xe Miền Đông “tím chiều hoang biền biệt”.
Tôi yêu quê nhà tôi, yêu màu hoa sim tím giản dị, hồn nhiên, mộc mạc. Lòng tôi tràn ngập bóng hoa sim, cây sim, đồi sim. Bạn hiểu đấy, sim mọc trên đồi cát, chân núi; nó chỉ hưởng chút sương đêm hay giọt mưa nguồn mà sống, ra hoa, kết trái. Nó chưa bao giờ cong lưng trước mưa bão, giông tố. Nó là biểu tượng của lòng dũng cảm, nghị lực sống và tâm hồn thủy chung, bền chặt. Nó gắn liền với tuổi thơ tôi và theo tôi suốt đời. Năm 1999, Báo Phụ nữ thành phố dành cho tôi một bài phỏng vấn trong chuyên trang Trò chuyện với người nổi tiếng, có câu hỏi khá thú vị “Hình như, ca khúc nào của ông cũng có màu hoa sim tím?”. Tôi trả lời đó là điều rất thật, hoa sim làm nên tâm tình tôi, tác phẩm âm nhạc của tôi.
Người Kiên Giang tự hào nói không ở nơi đâu sim được trồng nhiều và chăm chút thận trọng như ở Phú Quốc. Nơi đây, hoa sim đã làm hết chức năng kinh tế của nó: kết trái cho người ta thu hoạch và đem chế biến thành một món hàng độc đáo là rượu sim. Rượu sim trở thành thương hiệu đặc sản của đảo Phú Quốc. Hóa ra, cây sim hoang dã khi được thuần hóa đúng phương pháp cũng đem lại nguồn lợi cho con người. Người Phú Quốc, Kiên Giang thật thông minh khi làm ra một loại hàng hóa lãng mạn và trữ tình như vậy.
Mỗi năm về quê nhà, tôi hay lên thăm những đồi sim để nhìn bóng hoa sim xưa. Hoa sim làm nên sự gợi nhớ rất lạ, như có như không trong lòng tôi. Bởi tôi yêu điều giản dị, hồn nhiên nên mấy mươi năm rồi tôi vẫn nhớ loài hoa ấy. Có lẽ loài hoa này là “đặc sản” của núi rừng nhiệt đới ta chăng mà tra từ điển tiếng Anh, tiếng Pháp vẫn không thấy có danh từ nào được dịch ra là “hoa sim” cả. Tiếng Anh gọi nó là “rose myrtle flower”, lấy cái ngữ căn Latin Myrtaceae làm gốc, còn tiếng Pháp thì không thấy nói tới (tiếng Anh dịch như vầy: “Hai mươi năm trước, ta hai mươi/ Về giữa đồi sim viết Thu, hát cho người/ Hai mươi năm sau, đời bốn chục/ Vẫn nghe lòng thương mãi trái sim rơi” - Twenty years previously, at the age of twenty/ I came back on the rose myrtle hill, writing Autumn I Sing of You/ Twenty years later in my forty-year life/ My heart was still attached to the fallen rose myrtle fruit).
Xem vậy, không có thì hãy tìm cách mà nói, mà viết cho có vậy. Tôi gọi hoa sim là tử hoa - loài hoa màu tím. Một lần lên Gia Lai, qua đèo Mang Giang, tôi gặp đúng lúc mùa hoa sim nở rộ, bèn cao hứng mà làm thơ. Thơ như vầy: “Độ Mang Giang/ Thiên trượng cao sơn, thiên lý quan/ Tây nguyên nhân thuyết thị Mang Giang/ Tử hoa trùng điệp sơ thu phóng/ Văn điểu tề minh, phụng ức hoàng” - Qua đèo Mang Giang/ Ngàn trượng non cao, ngắm dặm ngàn/ Người Tây nguyên gọi ấy Mang Giang/ Hoa sim lớp lớp đầu thu nở/ Nghe tiếng chim ca, phụng nhớ hoàng”.

Vũ Đức Sao Biển



#28 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 27/09/2016 - 22:22

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



18/08/2014


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




Những tự sự của nhà thơ Hữu Loan, cha đẻ "Màu tím hoa sim nổi tiếng" đã tạo ra niềm xúc động lớn trong với cộng đồng mạng. Tự sự đớn đau này được chia sẻ rất nhiều trên Facebook tạo nên nhiều thổn thức. "Rất cảm động, vì sự chân thành, vì tình người, tính người. Và có thể hình dung cả bối cảnh một thời cuộc t*o loạn. Mỗi số phận cá nhân đều chứa trong lòng nó những bi kịch của lịch sử" - (Kim Dung)


Những người yêu thơ tình, không ai không biết đến bài thơ "Màu tím hoa sim đầy xúc động". Đằng sau đó là một câu chuyện còn sâu sắc hơn, đau đáu hơn của tác giả Hữu Loan.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhà thơ Hữu Loan


Nàng có ba người anh
Đi bộ đội Những em nàng còn chưa biết nói Khi tóc nàng xanh xanh. Tôi là người chiến binh Xa gia đình Yêu nàng như tình yêu em gái Ngày hợp hôn nàng không đòi may áo cưới, Tôi mặc đồ quân nhân Đôi giày đinh bết bùn đất hành quân, Nàng cười xinh xinh Bên anh chồng độc đáo. Tôi ở đơn vị về Cưới nhau xong là đi!
Từ chiến khu xa Nhớ về ái ngại Lấy chồng đời chiến chinh Mấy người đi trở lại Lỡ khi mình không về Thì thương người vợ chờ Bé bỏng chiều quê ... Nhưng không chết người trai khói lửa Mà chết người gái nhỏ hậu phương Tôi về không gặp nàng Má tôi ngồi bên mộ con Đầy bóng tối Chiếc bình hoa ngày cưới Thành bình hương Tàn lạnh vây quanh ... Tóc nàng xanh xanh Ngắn chưa đầy búi Em ơi! Giây phút cuối Không được nghe nhau nói Không được trông thấy nhau một lần. Ngày xưa nàng yêu hoa sim tím áo nàng màu tím hoa sim Ngày xưa một mình đèn khuya bóng nhỏ Nàng vá cho chồng tấm áo ngày xưa... Một chiều rừng mưa Ba người anh Trên chiến trường Đông Bắc, Biết tin em gái mất Trước tin em lấy chồng. Gió sớm thu về Rờn rợn nước sông Đứa em nhỏ lớn lên Ngỡ ngàng nhìn ảnh chị Khi gió thu về Cỏ vàng chân mộ chí. Chiều hành quân Qua những đồi sim .. Những đồi hoa sim ..., Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết Màu tím hoa sim Tím cả chiều hoang biền biệt Nhìn áo rách vai Tôi hát trong màu hoa. Áo tôi sứt chỉ đường tà, Vợ tôi chết sớm mẹ già chưa khâu

Hữu Loan



Xin trích đăng những dòng tự thuật của chính nhà thơ Hữu Loan:
"Tôi sinh ra trong một gia đình nghèo, hồi nhỏ không có cơ may cắp sách đến trường như bọn trẻ cùng trang lứa, chỉ được cha dạy cho dăm chữ bữa có bữa không ở nhà. Cha tôi tuy là tá điền nhưng tư chất lại thông minh hơn người. Lên trung học, theo ban thành chung tôi cũng học tại Thanh Hóa, không có tiền ra Huế hoặc Hà Nội học.
Đến năm 1938 – lúc đó tôi cũng đã 22 tuổi – Tôi ra Hà Nội thi tú tài, để chứng tỏ rằng con nhà nghèo cũng thi đỗ đạt như ai. Tuyệt nhiên tôi không có ý định dấn thân vào chốn quan trường. Ai cũng biết thi tú tài thời Pháp rất khó khăn. Số người đậu trong kỳ thi đó rất hiếm, hiếm đến nỗi 5-6 chục năm sau những người cùng thời còn nhớ tên những người đậu khóa ấy, trong đó có Nguyễn Đình Thi , Hồ Trọng Gin, Trịnh Văn Xuấn, Đỗ Thiện và…tôi – Nguyễn Hữu Loan.
Với mảnh tú tài Tây trong tay, tôi rời quê nhà lên Thanh Hóa để dạy học. Nhãn mác con nhà nghèo học giỏi của tôi được bà tham Kỳ chú ý, mời về nhà dạy cho hai cậu con trai. Tên thật của bà tham Kỳ là Đái Thị Ngọc Chất, bà là vợ của của ông Lê Đỗ Kỳ, tổng thanh tra canh nông Đông Dương, sau này đắc cử dân biểu quốc hội khóa đầu tiên.
Ở Thanh Hóa, bà tham Kỳ có một cửa hàng bán vải và sách báo, tôi thường ghé lại xem và mua sách, nhờ vậy mới được bà để mắt tới. Bà tham Kỳ là một người hiền lành, tốt bụng, đối xử với tôi rất tốt, coi tôi chẳng khác như người nhà.
Nhớ ngày đầu tiên tôi khoác áo gia sư, bà gọi mãi đứa con gái – lúc đó mới 8 tuổi - mới chịu lỏn lẻn bước ra khoanh tay, miệng lí nhí: ” Em chào thầy ạ!” Chào xong, cô bé bất ngờ mở to đôi mắt nhìn thẳng vào tôi. Đôi mắt to, đen láy, tròn xoe như có ánh chớp ấy đã hằn sâu vào tâm trí tôi, theo tôi suốt cả cuộc đời.
Thế là tôi dạy em đọc, dạy viết. Tên em là Lê Đỗ Thị Ninh, cha làm thanh tra nông lâm ở Sài Gòn nên sinh em trong ấy, quen gọi mẹ bằng má. Em thật thông minh, dạy đâu hiểu đấy nhưng ít nói và mỗi khi mở miệng thì cứ y như một “bà cụ non”.
Đặc biệt em chăm sóc tôi hằng ngày một cách kín đáo: em đặt vào góc mâm cơm chỗ tôi ngồi ăn cơm lúc thì vài quả ớt đỏ au, lúc thì quả chanh mọng nước em vừa hái ở vườn, những buổi trưa hè, nhằm lúc tôi ngủ trưa, em lén lấy áo sơ mi trắng tôi treo ở góc nhà mang ra giếng giặt …..
Có lần tôi kể chuyện ”bà cụ non” ít nói cho hai người anh của em Ninh nghe, không ngờ chuyện đến tai em, thế là em giận! Suốt một tuần liền, em nằm lì trong buồng trong, không chịu học hành… Một hôm bà tham Kỳ dẫn tôi vào phòng nơi em đang nằm thiếp đi. Hôm ấy tôi đã nói gì, tôi không nhớ nữa, chỉ nhớ là tôi đã nói rất nhiều, đã kể chuyện em nghe, rồi tôi đọc thơ…
Trưa hôm ấy, em ngồi dậy ăn một bát to cháo gà và bước ra khỏi căn buồng. Chiều hôm sau, em nằng nặc đòi tôi đưa lên khu rừng thông. Cả nhà không ai đồng ý: “Mới ốm dậy còn yếu lắm, không đi được đâu” Em không chịu nhất định đòi đi cho bằng được. Sợ em lại dỗi nên tôi đánh bạo xin phép ông bà tham Kỳ đưa em lên núi chơi …..

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Xe kéo chừng một giờ mới tới được chân đồi. Em leo đồi nhanh như một con sóc, tôi đuổi theo muốn đứt hơi. Lên đến đỉnh đồi, em ngồi xuống và bảo tôi ngồi xuống bên em.Chúng tôi ngồi thế một hồi lâu, chẳng nói gì.
Bất chợt em nhìn tôi, rồi ngước mắt nhìn ra tận chân trời, không biết lúc đó em nghĩ gì. Bất chợt em hỏi tôi:
- Thầy có thích ăn sim không ?
Tôi nhìn xuống sườn đồi tím ngắt một màu sim. Em đứng lên đi xuống sườn đồi, còn tôi vì mệt quá nên nằm thiếp đi trên thảm cỏ…
Khi tôi tỉnh dậy, em đã ngồi bên tôi với chiếc nón đầy ắp sim. Những quả sim đen láy chín mọng.
- Thầy ăn đi.
Tôi cầm quả sim từ tay em đưa lên miệng trầm trồ:
- Ngọt quá!
Như đã nói, tôi sinh ra trong một gia đình nông dân, quả sim đối với tôi chẳng lạ lẫm gì, nhưng thú thật tôi chưa bao giờ ăn những quả sim ngọt đến thế!
Cứ thế, chúng tôi ăn hết qủa này đến qủa khác. Tôi nhìn em, em cười. Hai hàm răng em đỏ tím, đôi môi em cũng đỏ tím, hai bên má thì… tím đỏ một màu sim. Tôi cười phá lên, em cũng cười theo!
Cuối mùa đông năm ấy, bất chấp những lời can ngăn, hứa hẹn can thiệp của ông bà tham Kỳ, tôi lên đường theo kháng chiến.
Hôm tiễn tôi, em theo mãi ra tận đầu làng và lặng lẽ đứng nhìn theo. Tôi đi… lên tới bờ đê, nhìn xuống đầu làng ,em vẫn đứng đó nhỏ bé và mong manh. Em giơ bàn tay nhỏ xíu như chiếc lá sim ra vẫy tôi. Tôi vẫy trả và lầm lũi đi…Tôi quay đầu nhìn lại… em vẫn đứng yên đó… Tôi lại đi và nhìn lại đến khi không còn nhìn thấy em nữa.
Những năm tháng ở chiến khu, thỉnh thoảng tôi vẫn được tin tức từ quê lên, cho biết em vẫn khỏe và đã khôn lớn. Sau này, nghe bạn bè kể lại, khi em mới 15 tuổi đã có nhiều chàng trai đên ngỏ lời cầu hôn nhưng em cứ trốn trong buồng, không chịu ra tiếp ai bao giờ …
Chín năm sau, tôi trở lại nhà… Về Nông Cống tìm em. Hôm gặp em ở đầu làng, tôi hỏi em, hỏi rất nhiều, nhưng em không nói gì, chỉ bẽn lẽn lắc hoặc gật đầu. Em giờ đây không còn cô học trò Ninh bướng bỉnh nữa rồi.
Em đã gần 17 tuổi, đã là một cô gái xinh đẹp… Yêu nhau lắm nhưng tôi vẫn lo sợ vì hai gia đình không môn đăng hộ đối một chút nào. Mãi sau này mới biết việc hợp hôn của chúng tôi thành công là do bố mẹ em ngấm ngầm ”soạn kịch bản”.
Một tuần sau đó chúng tôi kết hôn. Tôi bàn việc may áo cưới thì em gạt đi, không đòi may áo cưới trong ngày hợp hôn, bảo rằng là: "yêu nhau, thương nhau cốt là cái tâm và cái tình bền chặt là hơn cả”.
Tôi cao ráo, học giỏi, Làm thơ hay…lại đẹp trai nên em thường gọi đùa là anh chồng độc đáo. Đám cưới được tổ chức ở ấp Thị Long, huyện Nông Công, tỉnh Thanh Hóa của gia đình em, nơi ông Lê Đỗ Kỳ có hàng trăm mẫu ruộng.
Đám cưới rất đơn sơ, nhưng khỏi nói, hai chúng tôi hạnh phúc hơn bao giờ hết! Hai tuần phép của tôi trôi qua thật nhanh, tôi phải tức tốc lên đường hành quân, theo sư đoàn 304, làm chủ bút tờ Chiến Sĩ.
Hôm tiễn tôi lên đường, em vẫn đứng ở đầu làng, nơi chín năm trước em đã đứng. Chỉ có giờ em không còn cô bé Ninh nữa mà là người bạn đời yêu quý của tôi. Tôi bước đi, rồi quay đầu nhìn lại…..
Nếu như chín năm về trước, nhìn lại chỉ thấy một nỗi buồn man mác thì lần này, tôi thật sự đau buồn. Đôi chân tôi như muốn khuỵu xuống. Ba tháng sau, tôi nhận được tin dữ: vợ tôi qua đời! Em chết thật thảm thương: Hôm đó là ngày 25 tháng 5 âm lịch năm 1948, em đưa quần áo ra giặt ngoài sông Chuồn (thuộc ấp Thị Long, Nông Cống), vì muốn chụp lại tấm áo bị nước cuốn trôi đi nên trượt chân chết đuối!
Con nước lớn đã cuốn em vào lòng nó, cướp đi của tôi người bạn lòng tri kỷ, để lại tôi tôi nỗi đau không gì bù đắp nỗi. Nỗi đau ấy, gần 60 năm qua, vẫn nằm sâu thẳm trong trái tim tôi.Tôi phải giấu kín nỗi đau trong lòng, không được cho đồng đội biết để tránh ảnh hưởng đến tinh thần chiến đấu của họ. Tôi như một cái xác không hồn…
Dường như càng kìm nén thì nỗi đau càng dữ dội hơn. May sao, sau đó có đợt chỉnh huấn, cấp trên bảo ai có tâm sự gì cứ nói ra, nói cho hết. Chỉ chờ có thế, cơn đau trong lòng tôi được bung ra. Khi ấy chúng tôi đang đóng quân ở Nghệ An, tôi ngồi lặng đi ở đầu làng, hai mắt tôi đẫm nước, tôi lấy bút ra ghi chép.
Chẳng cần phải suy nghĩ gì, những câu những chữ mộc mạc cứ trào ra: “Nhà nàng có ba người anh đi bộ đội… Những em nàng có em chưa biết nói. Khi tóc nàng đang xanh…” Tôi về không gặp nàng…
Về viếng mộ nàng, tôi dùng chiếc bình hoa ngày cưới làm bình hương, viết lại bài thơ vào chiếc quạt giấy để lại cho người bạn ở Thanh Hóa… Anh bạn này đã chép lại và truyền tay nhau trong suốt những năm chiến tranh.
Đó là bài thơ Màu tím hoa Sim. Đến đây, chắc bạn biết tôi là Hữu Loan, Nguyễn Hữu Loan, sinh ngày 2-4-1916 hiện tại đang “ở nhà trông vườn” ở làng Nguyên Hoàn – nơi tôi gọi là chỗ “quê đẻ của tôi đấy” thuộc xã Mai Lĩnh, huyện Nga Sơn tỉnh Thanh Hóa.
Em Ninh rất ưa mặc áo màu tím hoa sim. Lạ thay nơi em bị nước cuốn trôi dưới chân núi Nưa cũng thường nở đầy những bông hoa sim tím. Cho nên tôi viết mới nổi những câu : “Chiều hành quân, qua những đồi sim…
Những đồi sim, những đồi hoa sim.. Những đồi hoa sim dài trong chiều không hết.. Màu tím hoa sim, tím cả chiều hoang biền biệt…Và chiều hoang tím có chiều hoang biết…Chiều hoang tim tím thêm màu da diết.”
Mất nàng, mất tất cả, tôi chán đời... từ giã văn đàn về quê làm ruộng, một phần cũng vì tính tôi” hay cãi, thích chống đối, không thể làm gì trái với suy nghĩ của tôi”. Bọn họ chê tôi ủy mị, hoạch hoẹ đủ điều... Mặc kệ! Tôi thương tôi, tôi nhớ hoa sim của tôi quá!
Làm thơ lúc bấy giờ là phải ca tụng, trong khi đó tôi lại đề cao tình yêu, tôi khóc người vợ tử tế của mình, người bạn đời hiếm có của mình. Lúc đó tôi khóc như vậy họ cho là khóc cái tình cảm riêng…
Y như trong thơ nói ấy, tôi lấy vợ rồi ra mặt trận, mới lấy nhau chưa được hơn một tháng, ở nhà vợ tôi đi giặt rồi chết đuối ở sông…
Tôi thấy đau xót, tôi làm bài thơ ấy tôi khóc, vậy mà họ cho tôi là phản động. Tôi phản động ở chỗ nào? Cái đau khổ của con người, tại sao lại không được khóc? Bọn họ xúc phạm đến tình cảm thiêng liêng của tôi đối với người vợ mà tôi hằng yêu quý...
Tôi bỏ tôi về, tôi phải đi cày đi bừa, đi đốn củi, đi xe đá để bán. Bọn họ bắt giữ xe tôi, đến nỗi tôi phải đi xe cút kít, loại xe đóng bằng gỗ, có một bánh xe cũng bằng gỗ ở phía trước, có hai cái càng ở phía sau để đủn hay kéo.
Xe cút kít họ cũng không cho, tôi phải gánh bộ. Gánh bằng vai tôi, tôi cũng cứ gánh, không bao giờ tôi bị khuất phục. Họ theo dõi, ngăn cản...
Định mệnh đưa đẩy, dắt tôi đến với một phụ nữ khác, sống cùng tôi cho đến tận bây giờ. Cô tên Phạm Thị Nhu, cũng là phụ nữ có tâm hồn sâu sắc. Cô vốn là một nạn nhân của chiến dịch cải cách ruộng đất, đấu tố địa chủ năm 1954, 1955. Lúc đó tôi còn là chính trị viên của tiểu đoàn. Tôi thấy tận mắt những chuyện đấu tố. Là người có học, lại có tâm hồn nghệ sĩ nên tôi cảm thấy chán nản quá, không còn hăng hái nữa.
Thú thật, lúc đó tôi thất vọng vô cùng. Trong một xã thuộc huyện Nga Sơn, tỉnh Thanh Hóa, cách xa nơi tôi ở 15 cây số, có một gia đình địa chủ rất giàu, nắm trong gần năm trăm mẫu tư điền. Trước đây, ông địa chủ đó giàu lòng nhân đạo và rất yêu nước.
Ông thấy bộ đội sư đoàn 304 của tôi thiếu ăn nên ông thường cho tá điền gánh gạo đến chỗ đóng quân để ủng hộ. Tôi là trưởng phòng tuyên huấn và chính trị viên của tiểu đoàn nên phải thay mặt anh em ra cám ơn tấm lòng tốt của ông, đồng thời đề nghị lên sư đoàn trưởng trao tặng bằng khen ngợi để vinh danh ông .
Thế rồi, một hôm, tôi nghe tin gia đình ông đã bị đấu tố. Gia đình ông bà địa chủ bị xử tử hết, chỉ có một cô con gái 17 tuổi được tha chết nhưng bị đuổi ra khỏi nhà với vài bộ quần áo cũ rách.
... Tôi vẫn chưa thể nào quên được hình ảnh của một cô bé cứ buổi chiều lại lén lút đứng núp bên ngoài cửa sổ nghe tôi giảng Kiều ở trường Mai Anh Tuấn. Lúc gần tới xã, tôi gặp cô ta áo quần rách rưới, mặt mày lem luốc....
Quá xúc động, nước mắt muốn ứa ra, tôi đến gần và hỏi thăm và được cô kể lại rành rọt hôm bị đấu tố cha mẹ cô bị chết ra sao. Cô khóc rưng rức và nói rằng gặp ai cũng bị xua đuổi; hằng ngày cô đi mót khoai ăn đỡ đói lòng, tối về ngủ trong chiếc miếu hoang, cô rất lo lắng, sợ bị làm bậy và không biết ngày mai còn sống hay bị chết đói. Tôi suy nghĩ rất nhiều, bèn quyết định đem cô về làng tôi, và bất chấp lệnh cấm, lấy cô làm vợ.
Sự quyết định của tôi không lầm. Quê tôi nghèo, lúc đó tôi còn ở trong bộ đội nên không có tiền, nhưng cô chịu thương chịu khó, bữa đói bữa no… Cho đến bây giờ cô đã cho tôi 10 người con – 6 trai, 4 gái – và cháu nội ngoại hơn 30 đứa!
Trong mấy chục năm dài, tôi về quê an phận thủ thường, chẳng màng đến thế sự, ngày ngày đào đá núi đem đi bán, túi dắt theo vài cuốn sách cũ tiếng Pháp, tiếng Việt đọc cho giải sầu, lâu lâu nổi hứng thì làm thơ...
Năm 1988, tôi "tái xuất giang hồ” sau 30 năm tự chôn và bị chôn mình ở chốn quê nghèo đèo heo hút gió. Tôi lang bạt gần một năm trời theo chuyến đi xuyên Việt do hội văn nghệ Lâm Đồng và tạp chí Langbian tổ chức.
Vào tuổi gần đất xa trời, cuối năm 2004, công ty Viek VTB đột nhiên đề nghị mua bản quyển bài Màu tím hoa Sim của tôi với giá 100 triệu đồng. Họ bảo đó là một hình thức bảo tồn tài sản văn hóa. Thì cũng được đi. Khoản tiền 100 triệu trừ thuế đi còn 90 triệu, chia “lộc” cho 10 đứa con hết 60 triệu đồng, tôi giữ lại 30 triệu đồng, phòng đau ốm lúc tuổi già, sau khi trích một ít để in tập thơ khoảng 40 bài mang tên Thơ Hữu Loan.
Sau vụ này cũng có một số công ty khác xin ký hợp đồng mua mấy bài thơ khác, nhưng tôi từ chối, thơ tôi làm ra không phải để bán".

Nhà thơ Hữu Loan


MX 16:42 | 19/10/2015


Một cuộc đời lặng lẽ mà không kém phần khốc liệt . Xin nghiêng mình trước Một nhân tài khẳng khái, quá nhân văn, quá đáng kính!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#29 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 12/10/2016 - 21:27

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Nghệ sĩ Tư Chơi và con trai Huỳnh Hiếu: bằng chứng tình yêu

12/10/2016 15:40 GMT+7 TTO - Nghệ sĩ Huỳnh Hiếu là người rộng rãi, đối đãi mọi người rất tốt giống như người cha - nghệ sĩ Tư Chơi. Cơm ở nhà nấu sẵn, ai muốn đến ăn cũng được.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nghệ sĩ Huỳnh Hiếu vừa đàn guitar vừa hát tại vũ trường Palais de Jade (Sài Gòn) trước 1975 - Ảnh tư liệu gia đình nghệ sĩ Huỳnh Thủ Hiếu
Trước 1975, một số thanh niên trốn quân dịch, bí quá xin ở nhờ ông cũng cho, mà ở nhà ông thì an toàn vì cảnh sát vốn nể nghệ sĩ, không dám tự tiện khám xét.
Cả xóm ai cũng quý mến người trong nhà. Họ cũng rất quý ông Tư Chơi vì ông soạn tuồng hay, lại thân tình với bà con.
Cha, con và hình bóng cũ
Thời gian cuối thập niên 1950, đầu thập niên 1960 tuy không còn làm thầy tuồng, ông vẫn được trả tiền khi có đoàn hát nào diễn vở của ông.
Nhận được khoản tiền nào, ông cầm đến hai quán cà phê quen thuộc của ông Tám Nhỏ và ông Sáu Đức trong hẻm, gửi lại một số tiền. Rồi mỗi lần đến thăm con cháu, ông ra ngồi quán, uống trừ dần.
Ông còn bảo chủ quán trừ vào tiền cà phê của những người ông quen trong xóm. Đó là kiểu sống hào sảng phong lưu của một nghệ sĩ luôn yêu quý bạn bè, chòm xóm nhưng thu nhập thất thường lúc có lúc không có đồng nào, luôn muốn chắc rằng mình có thể đãi đằng bạn bè.
Kiểu xài tiền này không chỉ để dành riêng để ông uống rượu dài dài như mọi người vẫn nghĩ. Hai quán cà phê trở thành chỗ ấm áp tình chòm xóm. Mỗi lần đến quán, ông Tư Chơi kêu cà phê vợt, đổ vào dĩa cho cháu nội húp, thêm chút bơ Bretel cho thơm.
Quán quen thuộc như ở nhà, đến độ một lần năm 1957, khi ra quán cùng với Huỳnh Hiếu, ông nói chuyện phải quấy với con về một chuyện gì đó. Huỳnh Hiếu khi đó 28 tuổi, có con lên 3 nhưng vẫn bị ông bắt quỳ ngay tại quán để chuộc lỗi và Huỳnh Hiếu làm ngay không dám cãi lời.
Ông làm điều đó, đôi khi để chỉ thể hiện cho mọi người biết gia đình mình dù thế nào vẫn giữ 
phép tắc, trên dưới.
Năm 1962, cha mẹ của Hữu Thạnh chia tay khi anh mới lên bốn. Huỳnh Hiếu là người phóng khoáng, chia tay vợ nhưng vẫn nuôi cả gia đình vợ rất đông gồm mẹ vợ, mấy người dì cậu, mấy người em vợ từ Nam Vang về tất cả hơn chục người, nuôi ngay trong nhà và trong căn nhà kế bên.
Trong chuyện đó, một phần do Huỳnh Hiếu còn thương người vợ từng sinh ra cho mình năm người con. Một lần về chơi, nghệ sĩ Tư Chơi thấy Huỳnh Hiếu buồn rầu nhắc đến vợ đã theo người khác thì nổi cơn giận, gào lên:
“Đó, bây giờ mày đã rơi vào hoàn cảnh của t*o, mày có hiểu đàn bà chưa? Mày còn xao xuyến bởi cái hình bóng cũ. t*o tin mày còn xao xuyến như t*o, nên mày đừng cười nhạo t*o...”.
Có tài nhưng... vượt lên người khác một chút thôi
Ông Huỳnh Hiếu từng nói với Hữu Thạnh: “Ông nội con muốn ba giữ chữ hiếu, nên đặt tên ba là Thủ Hiếu!”.
Huỳnh Hiếu thực sự đã trở thành một người con xứng đáng với hào quang của cha mình. Bản thân ông cũng là một ngôi sao trong giới nhạc sĩ chuyên nghiệp trong nhiều thập niên. Muốn được điều đó, ông được ông Tư Chơi dạy dỗ rất kỹ lưỡng.
Quan niệm về cách lập thân của ông Tư Chơi truyền cho con, và từ Huỳnh Hiếu truyền tiếp tục cho Hữu Thạnh là: “Học và không chơi, có học mới thay đổi cuộc đời”, cho dù là hoạt động trong ngành giải trí cũng phải khổ công học hành luyện tập.
Hữu Thạnh cho biết ba của anh không được đến trường ngày nào, nhưng có thể nói tới năm ngoại ngữ, vốn kiến thức khá rộng nhờ thường đọc sách tiếng Pháp, tiếng Anh, rất mê đọc tạp chí Reader's Digest.
Trong suốt thời gian học đánh trống với các nhạc sĩ người Philippines ở Campuchia, ông dùng tiếng Anh. Ông biết tiếng Pháp, tiếng Khmer nhờ sống hai năm bên Campuchia, biết tiếng Quảng Đông và Quan Thoại...
Trong thời gian Tư Chơi và Kim Thoa lập gánh Kim Thoa trước 1945, Huỳnh Hiếu tuy còn nhỏ vẫn đi theo cha mẹ lưu diễn khắp nơi trên ghe bầu. Ông được cha dạy tiếng Pháp, tiếng Anh và dạy đàn, hát.
Mỗi sáng, nếu đêm trước không uống say, ông Tư Chơi dạy chữ cho con. Buổi chiều, Huỳnh Hiếu tập nhạc với nhạc công người Phi, ông Bénito, mà Huỳnh Hiếu gọi là “ông nội Bê” vì rất thân thiết.
Khi ghe trên đường tới nơi diễn, Hiếu vẫn tiếp tục tập nhạc trên ghe mỗi tối. Ông Tư Chơi nghiêm khắc với con, thấy con lui cui chơi cá cảnh, ông bắt đem liệng đi. Bà Kim Thoa mua cho chiếc xe đạp, ông cũng không cho con chơi xe vì phải lo học.
Ý chí của ông mạnh đến nỗi trong thời gian đoàn lên bờ, không lưu diễn bằng ghe, có lần ông Bénito tuân thủ lời ông đến mức tát vào mặt Huỳnh Hiếu chỉ vì mới tắm xong, Hiếu đứng trước gương săm soi chải đầu xức brilliantine mà chậm trễ việc tập đàn.
Huỳnh Hiếu nói với con: “Ba không có tuổi thơ!”. Sau này, Huỳnh Hiếu dạy học trò nghề trống rất tận tâm, không lấy tiền ai vì nhớ lại ngày xưa ông thầy cũ vì đồng lương cha mình trả mà khắc nghiệt với học trò.
Thương cha, Huỳnh Hiếu lớn lên tuy không gần gũi với ông nhưng thấu cảm được nỗi lòng cha mình. Họ đều là những nghệ sĩ nếm trải nhiều vinh quang trong nghề, nhạy cảm và được người đời thương yêu nhưng hiểu được những cay đắng của đời nghệ sĩ ăn quán ngủ đình, lang thang trên đường lưu diễn ở một đất nước nghèo khó và chiến tranh liên miên.
Ông Tư Chơi theo Nho học, luôn giữ khoảng cách, thậm chí lạnh lùng với con để dễ bề dạy dỗ. Ông dạy con: “Có tài nhưng đừng đi xa quá, chỉ vượt lên người khác một chút thôi. Vượt xa quá, người ta không hiểu mà còn đánh 
cho tơi tả!”.
Gần nhất là... cây gậy
Về chuyện người ta viết trên báo rằng ông Tư Chơi thuê hẳn một chiếc xích lô cho cây gậy của mình, ông giải thích với con: “Ở đời, t*o thân nhất là cây gậy, vì là chỗ dựa. Quý nhất, thương nhất là đứa con gái Bửu Trân, bằng chứng của tình yêu với Phùng Há. Cái t*o quý nhất không giữ được bên mình. Cái t*o gần nhất là cây gậy, nên cho nó ngồi riêng một chiếc xích lô cũng xứng đáng...”.
Tuy vậy, Tư Chơi hiểu rằng cái gì mình cần, có lúc cũng không giữ được, nên ở tuổi già ông dứt khoát không dùng gậy.
Khi đã già yếu, ông thường nói “Lão lai, tài tận”. Ông hiểu luật đời, không muốn phiền con cháu. Bệnh hoạn, ông rút về Thủ Thiêm sống với người vợ cuối.
Nhiều lần Huỳnh Hiếu muốn đưa ông về nhà nuôi nhưng ông cương quyết từ chối. Có lần nhớ con, ông viết thư cho Huỳnh Hiếu, trách con từ ngày đi Nam Vang chơi ban nhạc bên đó cha con ít gặp nhau, trách xong rồi căn dặn: “Về gặp nhau, t*o đưa cái nhà cho mày...”.
Sau khi nghệ sĩ Tư Chơi mất năm 1964, có một người đàn ông đến gặp Huỳnh Hiếu, tự giới thiệu là Huỳnh Thủ Tâm, con riêng của soạn giả Tư Chơi với người vợ cuối, rất giống cha.
Anh ta nói: “Ba biểu em nếu gặp khó khăn thì đến gặp anh nhờ dạy nghề!”. Huỳnh Hiếu đã hướng dẫn tận tình người em cùng cha khác mẹ. Huỳnh Thủ Tâm học đàn guitar, giỏi nghề và tự kiếm sống, không thành gánh nặng của anh mình. Anh chơi nhạc ở các nhà hàng nhỏ, bar rượu ở Sài Gòn trước 1975 và mất sớm.


PHẠM CÔNG LUẬN

#30 tuphuongsg

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3829 Bài viết:
  • 5074 thanks

Gửi vào 14/10/2016 - 22:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Chuyện ít biết về Bùi Giáng: Làm thơ bằng tiếng Quảng Nam

06:11 AM - 12/10/2016 Thanh Niên



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Thi sĩ Bùi GiángẢnh: T.L

Sinh thời, Bùi Giáng khiêm tốn tự nhận mình là người làm thơ dở. Bùi Giáng muốn đi ngược lại thói háo danh thành nếp của đời người.


Ông cứ gọi thơ mình là thơ dở. Cũng có khi, ông tự gọi mình là nhà thơ điên mặc dù trong đời sống và trong thơ, ông có điên thật hay không thì chỉ có ông mới hiểu rõ.
Thơ ông là thơ của một người Quảng Nam tài hoa và lãng mạn, gặp lắm nỗi đau đời nên chữ nghĩa hóa thành thơ. Điều ấy có nghĩa thơ ông là sự biểu hiện, sự phát tiết rất đỗi trung thực về chữ tình.
Người ta từng khen Bùi Giáng là một tài hoa thi ca Quảng Nam. Thế nhưng, ông vẫn viết một cách ngược đời:
Thơ hay thiên hạ làm rồi/Chỉ còn thơ dở cuộc đời cho tôi/Dụm dành dở ẹc rã rời/Dồn trăm năm lệ điệu cười vu vơ.
Đất Quảng Nam là vùng đất giàu phương ngữ. Gần 600 năm hình thành xứ sở nằm ngay trung lộ của đất nước, người Quảng Nam giao tiếp nhau thông thường bằng phương ngữ. Ngày xưa đi lại khó khăn, phía bắc khó có người vào; phía nam khó có người ra. Ngôn ngữ nói của người Quảng Nam vì vậy cũng ít được giao lưu với ngôn ngữ của miền khác. Cho nên, trong văn nói, người Quảng Nam cơ bản chỉ dùng phương ngữ của địa phương mình mà trao đổi, giao tiếp. Tổ phụ người Quảng Nam vốn từ Thanh - Nghệ vào, mang theo vốn phương ngữ Thanh - Nghệ truyền xuống các đời con cháu. Vốn phương ngữ ấy lại giao thoa với phương ngữ của người Chămpa bản địa, hình thành một hệ thống phương ngữ đặc sắc.
Năm 1975, đất nước thống nhất, mối quan hệ giao lưu giữa người và người trong cả nước phát triển mạnh mẽ. Phương tiện phát thanh truyền hình ngày càng phổ biến; hệ thống ngôn ngữ phổ thông cả nước càng lấn át phương ngữ từng địa phương. Có lẽ vì vậy mà nhiều người cầm bút Quảng Nam ngày nay thấy phương ngữ quê nhà mình không “sang trọng” bằng tiếng nói xứ khác nên không dùng đến nó để viết trong văn chương.
Bùi Giáng đi xa Quảng Nam rất lâu. Thế nhưng, từ Mưa nguồn, Lá hoa cồn, Ngàn thu rớt hột, Màu hoa trên ngàn cho đến những tác phẩm về sau này, ông vẫn tích cực dùng phương ngữ quê nhà. Thơ ông phong phú những phương ngữ đất Quảng Nam:
Dở òm, dở ẹc, dở om/Dở bùng ra dở sớm hôm sụt sùi/... Sài Gòn, Chợ Lớn rong chơi/Đi lên đi xuống đã đời du côn.
Ngay khi dịch Trăng Tỳ hải (Anthony and Cleopatra) của Shakespeare (bản tiếng Pháp), Bùi Giáng cũng dịch rất… Quảng Nam. Chữ Voilà (đây rồi) được ông dịch ra là “Coi tề”, chữ Belle (đẹp) được ông dịch ra là “Mười sáu mười bảy cái nõn nường”:
Coi tề, coi tề/Con mẹ Cléopâtre mười sáu mười bảy cái nõn nường đã ra rồi!
Vận dụng lối nói lái của người Quảng Nam, Bùi Giáng cũng đưa vào thơ lối nói lái dân dã. Thủ pháp này bà Hồ Xuân Hương đã từng sử dụng trong thơ Nôm nhưng còn khiêm tốn. Thơ Bùi Giáng thì “banh xà rông”, có cả trăm câu nói lái mà câu nào cũng “ớn chè đậu”! Tôi chỉ xin giới thiệu một câu thôi để bạn biết thơ ông nghịch ngợm thế nào: “Làm con gấu, con beo, con bò rừng, con hổ/Làm con chồn lùi lũi chạy vào hang”.
Nói chung, Bùi Giáng là con người đạt đạo, chẳng giận hờn ai hết dù người đó muốn lỡm ông, thậm chí muốn nhại giọng Quảng Nam của ông để làm trò vui. Trong bách tính của VN, chỉ có tộc Bùi. Vậy nhưng có hai cô gái nào đó gọi giỡn ông là tộc Buồi, tức là thêm một chữ ô vào giữa nữa, ông vẫn khoái! Họ ghẹo ông như vầy: “Ông tên Soáu Gioáng phải không?/Quoảng Noam - Đòa Noẽng chánh tông tộc Buồi?/Nói xong bèn phá ra cười/Còn tôi hứng chí cũng cười reo theo”. Ngay trong tình huống bị phụ nữ đuổi đi chỗ khác chơi, Bùi Giáng cũng phản ứng từ tốn, cái từ tốn của bậc túc nho đạt đạo: “Bây giờ, em đuổi anh đi/Anh ồ vâng ạ, anh đi từ từ”.
Không buồn khi mất nhẫn
Tiệm cà phê 81 Trần Quốc Thảo (Q.3, TP.....) ngày trước là nơi thỉnh thoảng Bùi Giáng vào đó uống cà phê, nói chuyện thi ca. Một hôm ông đến, đeo chiếc nhẫn vàng chói lọi trên ngón đeo nhẫn của bàn tay trái. Bùi Giáng chịu đeo nhẫn vàng thì rõ ràng đã là một “sự kiện” lớn rồi. Mọi người ngồi cùng bàn ai cũng mừng cho ông, nghĩ có lẽ ông vừa có được một món nhuận bút kha khá; cầm bàn tay ông lên trầm trồ, khen ngợi. Vàng ở thời điểm ấy khoảng 900.000 đồng một chỉ, chiếc nhẫn của Bùi Giáng khá lớn, có đến hai chỉ.
Có một người nói giọng miền Trung biết ông, đến ngồi xuống bên cạnh ông, cũng cầm bàn tay ông đưa lên xem chiếc nhẫn rồi nhắc: “Năm kia, anh đã bỏ tiền trong túi áo, ra cổng xe lửa số 6 bị mấy đứa trời ơi chặn đánh lấy hết tiền rồi. Năm nay, anh còn bày đặt đeo nhẫn vàng nữa, nguy hiểm lắm. Đâu, để cho em xem nhẫn đẹp cái coi”. Nói rồi, bèn kéo chiếc nhẫn ra khỏi tay ông, đeo vào ngón tay anh ta. Cuộc cà phê kéo dài, người ấy cũng nói đôi điều ba chuyện rồi đi sang bàn khác, sau đó đi đâu mất…
Những người còn lại trách Bùi Giáng sao mà nhẹ dạ cả tin, sao mà không lấy chiếc nhẫn lại để tay dở hơi lấy đi mất, biết chỗ nào mà tìm. Bùi Giáng vẫn thản nhiên uống cà phê, hút thuốc, nói như đinh đóng cột: “Cách chi hắn cũng đem chiếc nhẫn trả lại cho tôi”. Mọi người hỏi: “Sao anh biết chắc vậy?”. Bùi Giáng nói một cách tỉnh khô: “Tôi mới mua chiếc nhẫn ấy chiều hôm qua trong chợ Bà Chiểu. Giá nó có ba ngàn hè!”. Mọi người sướng quá, vỗ bàn cười lên hô hố.

Vũ Đức Sao Biển








Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |