#1846
Gửi vào 29/08/2014 - 08:08
Thanked by 2 Members:
|
|
#1847
Gửi vào 29/08/2014 - 09:53
KimCa, on 29/08/2014 - 08:08, said:
Xem kỹ lời phát biểu ttL post nè
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (phải).
Nếu đi đúng hướng, luôn sẵn sàng điều chỉnh và đổi mới, một quốc gia có thể lột xác chỉ qua một thế hệ.
Giữa những năm 1960, Singapore vẫn còn nghèo và lạc hậu hơn Manila của Phillipines hay Colombo của Sri Lanka.
30 năm sau, họ đã trở thành một quốc gia của thế giới thứ nhất. Sự cất cánh của các con rồng châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan… cũng là những ví dụ đáng khích lệ khác. Trong thời điểm hiện nay chúng ta phải nỗ lực gấp bội, vì các quốc gia khác trong khu vực , như Myanmar, Campuchia, đang nổi lên cạnh tranh trong một môi trường kinh tế quốc tế ngày càng khó khăn.
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc.
Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng"
Sức thuyết phục không chỉ ở bằng cấp mà ở tuổi đời và nhất là ở tầm nhìn...tiến sĩ Giang trả lời pv cho hàng trăm ngàn con mắt trông vào dĩ nhiên sẽ có trach nhiệm với phát biểu của mình .Thầy ma có quyền thực tập ,ttL cũng khuyến khích.
Nhưng nêu quanh quẩn với sách giáo khoa rồi nắn nót chữ nghĩa thì hs cấp 3 cũng làm thế.
Thí dụ như hamzui do có điều kiện khởi sự làm chủ kinh doanh tất nhiên sẽ nhận ra những gì là sách vở ,đâu là thực tế..hơn nữa khi tiêp xúc càng với ng ở bậc cao sẽ nhận định khác hơn ( thường những ng ngồi ở vị trí cao trong XH góc nhìn sẽ rộng hơn,hoặc có đk đi ra nước ngoài nhìn lại trong nước sẽ nhận ra nhũng bất cập rõ hơn ng ko có đk...nói ra tự ái nhưng nên biết.để tiến bộ.)
hamzui dạo này còn zui hông ? ráng lên nhá !
Sửa bởi ttL: 29/08/2014 - 09:55
#1848
Gửi vào 29/08/2014 - 10:23
ttL, on 29/08/2014 - 09:53, said:
Xem kỹ lời phát biểu ttL post nè
Tiến sĩ Đặng Hoàng Giang (phải).
Nếu đi đúng hướng, luôn sẵn sàng điều chỉnh và đổi mới, một quốc gia có thể lột xác chỉ qua một thế hệ.
Giữa những năm 1960, Singapore vẫn còn nghèo và lạc hậu hơn Manila của Phillipines hay Colombo của Sri Lanka.
30 năm sau, họ đã trở thành một quốc gia của thế giới thứ nhất. Sự cất cánh của các con rồng châu Á khác như Hàn Quốc, Đài Loan… cũng là những ví dụ đáng khích lệ khác. Trong thời điểm hiện nay chúng ta phải nỗ lực gấp bội, vì các quốc gia khác trong khu vực , như Myanmar, Campuchia, đang nổi lên cạnh tranh trong một môi trường kinh tế quốc tế ngày càng khó khăn.
“Cách đây bốn, năm mươi năm, VN và Hàn Quốc có trình độ phát triển tương đương. Sau mấy mươi năm, tôi rà lại tư liệu thì thấy Hàn Quốc hiện có khoảng 90.000 người sống tại VN và VN cũng có 90.000 người sống ở Hàn Quốc.
Chỉ khác nhau ở chỗ hầu hết người Hàn Quốc tại VN làm ông chủ, làm quản lý, còn người VN ở Hàn Quốc thì chủ yếu làm ôsin. Nghe mà xót lòng"
Sức thuyết phục không chỉ ở bằng cấp mà ở tuổi đời và nhất là ở tầm nhìn...tiến sĩ Giang trả lời pv cho hàng trăm ngàn con mắt trông vào dĩ nhiên sẽ có trach nhiệm với phát biểu của mình .Thầy ma có quyền thực tập ,ttL cũng khuyến khích.
Nhưng nêu quanh quẩn với sách giáo khoa rồi nắn nót chữ nghĩa thì hs cấp 3 cũng làm thế.
Chời ơi, sao ttL lại tin tưởng tuyệt đối như thế được nhỉ, người Việt đúng là dễ tin đến mức khó tin. Thủ tướng phát biểu trước quốc hội, 90 triệu người dân VN thì bao nhiêu triệu con mắt trông vào Thủ Tướng? Chỉ là một Tiến Sĩ viết bài, và bài viết dạng như thế nó rất nhiều, người Việt hay lấy Hàn quốc để làm phấn đấu, lúc nào cũng mơ được thần kỳ như HQ, nhưng đó chỉ là giấc mơ. Người nghiên cứu kinh tế chẳng có ai nói câu đó cả, vì nó là không tưởng. Tôi viết bài dài dằng dằng là để cho ttL thấy cái vỏ bề ngoài và bản chất thật sự. Còn ttL không hiểu thì tôi cũng không nói thêm. Thông tin đầy, nhan nhản các bài báo mà đọc không phân biệt được đâu là thật, đâu là giả thì đã trở thành nạn nhân của thông tin rồi.
tiện thể nói thêm là tôi nói không thích Copy & paste vì tôi thấy nhiều người ở topic này và ở chổ khác cứ copy ở bài báo nào đó để mang ra tranh luận với tôi, họ không thể tranh luận tay đôi được và chỉ biết copy báo chí để nói, báo chí chắc là kim chỉ nam của họ. vì vậy tôi mới nói nên bỏ thói quen Copy & paste, vì nó không tốt cho tư duy, thui chột sự sáng tạo. Dần dần rồi trở nên lú lẫn thông tin.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1849
Gửi vào 29/08/2014 - 10:46
Khổng Tử nói: "có những thứ nhìn thấy vậy mà thực sự lại không phải vậy". Chà mình lại bị nhiễm nhân vật Tàu rồi, thoát Tàu thế nào được.
#1850
Gửi vào 29/08/2014 - 11:03
thật ra bài viết của Ma chỉ là giải thích tại sao nó như thế dưới những luận điểm của mình chưa gọi là dài hay ngắn.(thí dụ có ông tiên sĩ nọ viêt một bài dài ngoằng giải thích tại sao từ trái đất trông thấy mặt trăng tròn vào ngày rằm)đọc cũng hay.
Nghĩ lại buồn cười cách đây hơn 20 năm ko nhớ rõ hình như khoảng 1981,82 nghe nói có ông giáo sư,trí thức hình như Nguyễn Khắc Viện viết hẳn hoi một bài về nền kinh tê giãy chết tư bản giải thích sự phồn vinh giả tạo của Sài Gòn cũ và khẳng định 10 năm nữa VN sẽ vượt qua Thái lan (kinh tế lệ thuộc tư bản Mỹ và các cty đa quốc gia vươn vòi hút máu các nước chư hầu Mỹ..)vậy mà là sách đọc thêm cho hs cà nước mới ghê..hì hì..trong khi ttL nghe mấy cụ lớn tuổi hiểu đời bảo VN đang đi thụt lùi mà lúc đó chẳng mấy ai tin hiểu
Này chú Ma , học thuyêt kinh tế mới rồi của ông nào đoạt giải Nobel ,nói cho a nghe chút.thanks trước.
Sửa bởi ttL: 29/08/2014 - 11:32
Thanked by 1 Member:
|
|
#1851
Gửi vào 29/08/2014 - 11:40
ttL nhắc đến Tiến Sĩ Đặng Hoàng Giang làm mình phải Search Google xem ông này là ai, mình đã hiểu. khà khà
chia sẻ google với chú Ma.chú Ma cứ thực tập ,a cổ vũ cho..nhưng đừng tự sướng nhá.có hại đấy
người Áo gốc Việt Đặng Hoàng Giang: “Phương Tây - một giấc mơ hời hợt!”
(LĐ) - Số 58 Tô Phương Thủy thực hiện - 6:45 PM, 15/03/2014
Viết bình luận
Bản in
Nếu đã sống ở nhiều quốc gia khác nhau, chúng ta sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Xã hội nào cũng có có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Chẳng hạn, ở phương Tây, “chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, thì không ai quan tâm bạn sống hay chết” - tiến sĩ Đặng Hoàng Giang - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - trao đổi với PV Lao Động về “giấc mơ phương Tây” của người Việt.
Bất ổn mà thú vị
- Là một tiến sĩ kinh tế người Áo gốc Việt, ông đã có một cuộc sống có thể nói là giấc mơ với rất nhiều người tại một quốc gia phát triển hàng đầu Châu Âu. Vì sao ông quyết định về nước?
- Mỗi người có một giấc mơ khác nhau. Người thì mong có một công việc ổn định, thu nhập cao, người lại chỉ muốn leo được lên đỉnh Everest – nóc nhà thế giới. Tôi muốn có một môi trường mới mẻ, gặp được những người thú vị, làm được nhiều điều khác nhau. Tôi ưa thích một tương lai bất ngờ, khó đoán định và không muốn một lộ trình được vạch ra rõ ràng…
- Ông trở về Việt Nam vì muốn tìm một tương lai mạo hiểm hơn?
- Cuộc sống ở Việt Nam nhiều bất ổn hơn, nhưng cũng thú vị hơn nhiều so với cuộc sống ở Châu Âu…
- Ở góc độ nào?
- Bất ổn vì tỉ lệ tai nạn giao thông cao hơn, nền y tế không hiện đại bằng, mua nhà đất thì cũng rủi ro vì chả biết khi nào bị thu hồi …
Nhưng ở Việt Nam, người ta có thể thử nghiệm bản thân trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Điều này chỉ có thể làm được trong một xã hội chưa có độ chuyên môn hóa cao. Ở phương Tây, mỗi người sẽ chỉ có đúng chỗ đứng của mình như một mắt xích trong dây chuyền xã hội. Việt Nam đang chuyển dịch, đang đầy những đứt gãy xã hội, những xung đột về giá trị và văn hoá trong quá trình toàn cầu hoá. Điều này thực sự là thú vị, tuy rằng có thể gây hoang mang.
- Có nghĩa giấc mơ phương Tây sẽ không tròn trịa khi ở trong nó?
- Nếu đã sống ở nhiều nơi, bạn sẽ thấy không có nơi nào hoàn hảo cả. Ở đâu cũng có cái hay và cái dở, nhưng chắc chắn không có nơi nào lung linh như “thiên đường”. Ở đâu thì khả năng bạn không hạnh phúc cũng khá cao.
- Và vì thế, ông sẵn lòng từ bỏ “sự ổn định phương Tây” để về với “sự lộn xộn” của Việt Nam?
- Phương Tây có thể sạch sẽ và giàu có, nhưng không phải thiên đường. Tuần trước, CNN vừa đưa tin là ở một thành phố Mỹ, một người phụ nữ độc thân đã chết trong nhà và tận 5 năm sau, người ta mới phát hiện ra, khi lệnh trả tiền tự động hằng tháng của bà ta không được thực hiện nữa vì tài khoản của bà ta hết tiền. Trong 5 năm đó, không có người thân, bạn bè, hàng xóm nào để mắt tới xem bà ta sống chết thế nào.
Sự lộn xộn, nhếch nhác ở Việt Nam gắn liền với mức phát triển kinh tế của chúng ta, nhưng không phải là đặc thù Việt. Các nước đang phát triển khác cũng lộn xộn, bụi bặm, thiếu quy củ như vậy. Cũng khó mà yêu cầu những người nghèo đang vật lộn hằng ngày phải lịch sự, đi nhẹ nói khẽ và nhường nhịn người xung quanh. Hay thậm chí, những người không còn nghèo nữa thì vẫn mang thói quen từ thời bao cấp đã ăn sâu trong tiềm thức, nên vào resort (khu nghỉ dưỡng) vẫn còn chen lấn nhau khi lấy đồ ăn...
- Ông có vẻ lạc quan về “thói xấu” của người Việt?
- Tôi chỉ muốn đưa ra những phân tích và lý giải. Khi chúng ta hiểu vì sao họ lại xử sự như vậy thì ta cũng dễ yêu thương và thông cảm với mọi người hơn.
Người Việt nên tôn trọng bản thân hơn
- Người Việt mỗi khi bức xúc hay nói: “Ở Tây sẽ khác”. Là người “từ bển về”, ông có đồng tình?
- Không có nền văn hóa nào lại ưu việt toàn phần hơn các nền văn hóa khác. Tôi ngạc nhiên thấy tâm lý sùng bái phương Tây hiện hữu đến vậy ở Việt Nam. Theo tôi, phương Tây đang có những bế tắc trong xã hội, trong quan hệ giữa người và người. Nói một cách thật khái quát thì chừng nào lệnh chuyển tiền tự động của bạn vẫn hoạt động, không ai quan tâm bạn sống hay chết.
- Vì sao ông lại có thể “phật lòng” với phương Tây đến thế nhỉ? Chẳng phải “giấc mơ phương Tây” đang hiện rõ qua khát vọng du học của nhiều người Việt trẻ sao, thậm chí nhiều bậc phụ huynh có thể bán nhà bán cửa nếu cần?
- Giấc mơ này rất mâu thuẫn và hời hợt. Họ muốn con họ có bằng cấp của tây, nhưng nếu chúng thấm nhuần văn hóa và suy nghĩ phương Tây - ví dụ con gái không chịu lấy chồng, hay con trai mà đi học triết học - thì họ sẽ rất hốt hoảng. Người Việt không muốn thành phương Tây đâu, họ chỉ mơ cuộc sống vật chất phương Tây mà thôi. Có thể nói là giấc mơ phương Tây bị mắc kẹt trong cái bảo thủ phương Đông.
- Ngược lại, phương Tây lại khát thèm văn hóa gia đình, bạn bè của người phương Đông?
- Đúng vậy, nhưng không nên cực đoan quá. Phương Tây đặt cá nhân lên trên hết và đôi khi làm con người mất phương hướng. Nhưng người Việt lại quá lo lắng xem tập thể nghĩ gì về mình, khiến họ tự đàn áp cái tôi của mình. Điều này làm thui chột sự sáng tạo và khiến người ta khổ sở.
Người Việt cũng hay rơi vào giữa hai thái cực đoan: Khi thì kiêu ngạo, nghĩ mình là ưu tú hơn hết hoặc lúc thì tự ti, coi mình thuộc loại vô phương cứu chữa.
- Điều gì khiến ông thấy khó chịu nhất khi sống ở phương Tây?
- Họ cao to quá, mình nhỏ bé hơn nhiều (theo nghĩa đen), khi nói chuyện mình cứ phải ngước hết cả lên, mỏi cổ...
Nghiêm túc hơn: Xã hội phương Tây coi trọng thành công vật chất. Xe xịn, nhà to, những chuyến đi đặc biệt… là những khát vọng cơ bản thúc đẩy xã hội phương Tây vận hành. Việt Nam cũng vừa đi lên con đường cao tốc này. Chúng ta đang có hai loại đền thờ. Một là chùa chiền để người ta tới cầu may từ thánh thần. Loại thứ hai là các “shopping mall” thờ chủ nghĩa vật chất, người ta tới chiêm ngưỡng hàng hiệu như một trải nghiệm “gột rửa tâm linh”.
- Để mỗi cá nhân hội nhập thành công, theo ông, yếu tố cốt lõi là gì?
- Nên tôn trọng bản thân, không quá lo lắng xem mọi người sẽ phản ứng thế nào. Hãy coi mình là một cá thể độc lập, trước khi băn khoăn mình có làm mất thể diện của họ tộc nhà mình, làng mình, tỉnh mình, quốc gia mình hay không.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Đặng Hoàng Giang tốt nghiệp thạc sĩ công nghệ thông tin, ĐH Kỹ thuật llmenau (Đức) và có bằng tiến sĩ trong lĩnh vực kinh tế phát triển của ĐH Công nghệ Vienna, Áo. Là người Áo gốc Việt, ông sở hữu nhiều kinh nghiệm nghiên cứu trong các lĩnh vực xã hội và kinh tế Việt Nam. Các lĩnh vực chuyên môn của ông gồm kinh tế trong thời kỳ chuyển đổi, quản trị nhà nước và minh bạch cùng khía cạnh văn hóa của công nghệ.
Từ năm 2008, ông là Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển và Hỗ trợ cộng đồng (CECODES) - một tổ chức phi chính phủ đi đầu ở Việt Nam trong việc thúc đẩy xã hội dân sự, minh bạch và nâng cao tiếng nói của người dân.
#1852
Gửi vào 29/08/2014 - 13:15
Ông Obama 2014:
Hz không biết xem tướng, nhưng thấy thần khí của ông Obama hai thời điểm này khác xa nhau quá.
Phải chăng làm tổng thống cực kỳ vất vả
Giai ttL biết xem tướng, có phán gì không?
#1853
Gửi vào 29/08/2014 - 13:26
ttL, on 29/08/2014 - 11:03, said:
thật ra bài viết của Ma chỉ là giải thích tại sao nó như thế dưới những luận điểm của mình chưa gọi là dài hay ngắn.(thí dụ có ông tiên sĩ nọ viêt một bài dài ngoằng giải thích tại sao từ trái đất trông thấy mặt trăng tròn vào ngày rằm)đọc cũng hay.
Nghĩ lại buồn cười cách đây hơn 20 năm ko nhớ rõ hình như khoảng 1981,82 nghe nói có ông giáo sư,trí thức hình như Nguyễn Khắc Viện viết hẳn hoi một bài về nền kinh tê giãy chết tư bản giải thích sự phồn vinh giả tạo của Sài Gòn cũ và khẳng định 10 năm nữa VN sẽ vượt qua Thái lan (kinh tế lệ thuộc tư bản Mỹ và các cty đa quốc gia vươn vòi hút máu các nước chư hầu Mỹ..)vậy mà là sách đọc thêm cho hs cà nước mới ghê..hì hì..trong khi ttL nghe mấy cụ lớn tuổi hiểu đời bảo VN đang đi thụt lùi mà lúc đó chẳng mấy ai tin hiểu
Này chú Ma , học thuyêt kinh tế mới rồi của ông nào đoạt giải Nobel ,nói cho a nghe chút.thanks trước.
Quan trọng là sự thật, nếu VNCH còn tồn tại và hòa bình như HQ thì tất nhiên vẫn sẽ có bước phát triển, có điều cũng chỉ bằng Thái Lan chứ không hơn được, để có thể mang ra so sánh với HQ là cả một vấn đề. người Việt không giỏi kinh doanh như người Hoa, cũng chẳng giỏi kỹ thuật như người Hàn. Ai đó viết bài tư bản giãy chết thuộc thành phần duy ý chí, giống Polpot là thành phần cộng sản cuồng tín. Tớ không đề cao Bắc việt, cũng không nói đến VNCH hơn mấy nước dân chủ láng giềng. Tớ không thích cộng sản. Chỉ là tôn trọng lịch sử và tôn trong sự thật.
Kim Ca đề cao sự sáng tạo, trước đây tớ hay tranh luận Lý Số bằng việc đưa ra các lý thuyết mới và phản biện rất sôi nổi.
Còn cái ông Đặng Hoàng Giang này không phải là chuyên gia nghiên cứu kinh tế, cũng chẳng có tiếng tăm gì, chỉ là một nhân vật bình thường, báo chí Việt nam hay tung hô quá mà thôi. ở đây có bài mà thấy độc giả bình luận ném đá nè
Thanked by 1 Member:
|
|
#1854
Gửi vào 29/08/2014 - 14:29
KimCa, on 29/08/2014 - 10:23, said:
tiện thể nói thêm là tôi nói không thích Copy & paste vì tôi thấy nhiều người ở topic này và ở chổ khác cứ copy ở bài báo nào đó để mang ra tranh luận với tôi, họ không thể tranh luận tay đôi được và chỉ biết copy báo chí để nói, báo chí chắc là kim chỉ nam của họ. vì vậy tôi mới nói nên bỏ thói quen Copy & paste, vì nó không tốt cho tư duy, thui chột sự sáng tạo. Dần dần rồi trở nên lú lẫn thông tin.
Thanked by 1 Member:
|
|
#1855
Gửi vào 29/08/2014 - 15:12
KimCa, on 29/08/2014 - 13:26, said:
ở đây có bài mà thấy độc giả bình luận ném đá nè
biết đâu có mấy chú dư luận làm định hướng công chúng cho báo quốc doanh (nói cũng thừa vì vn làm gì có báo tư nhân giống thời bộ máy nhà nước trước 45 à quên giống các nước khác trên thế giới hiện nay)
hamzui9, on 29/08/2014 - 13:15, said:
Hz không biết xem tướng, nhưng thấy thần khí của ông Obama hai thời điểm này khác xa nhau quá.
Phải chăng làm tổng thống cực kỳ vất vả
Giai ttL biết xem tướng, có phán gì không?
sau khi đoán trật các bác nhà mình chơi bài trù ẻo nếu làm TT thì bị.....ám sát..đủ thứ.bộ hamzui muốn ttd trù ẻo thêm nữa hở ?
Các bác cảm tình viên CM lẫn các bác phản động hình như lần đầu tiên hợp ý đa số mún ngài mac cain trúng TT hơn..(nhớ lại vậy)
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#1858
Gửi vào 29/08/2014 - 22:51
ttL, on 29/08/2014 - 15:12, said:
hihi ông này mà làm tổng thống là bất ngờ với các tướng gia ,kể cả dd TVLS,
sau khi đoán trật các bác nhà mình chơi bài trù ẻo nếu làm TT thì bị.....ám sát..đủ thứ.bộ hamzui muốn ttd trù ẻo thêm nữa hở ?
Các bác cảm tình viên CM lẫn các bác phản động hình như lần đầu tiên hợp ý đa số mún ngài mac cain trúng TT hơn..(nhớ lại vậy)
Diễn đàn tuvilyso nhiều nhân tài vậy mà đoán trật hết sao......số thì đúng là có....mà đoán đúng số lại là vấn đề nan giải....vậy có số không nhỉ.....hay là có số nhưng mờ chưa gặp cao thủ hả giai ttL?
Như trường hợp của Hz, xem số thì thầy phán làm kinh doanh được, xem tướng một thầy cũng là chủ 1 trang diễn đàn có tiếng bảo là không hợp, không làm ăn trò trống gì được. Cũng như cùng một lá số, có khi các thầy lại phán ngược hoàn toàn với nhau mà lại toàn thầy có tiếng trên diễn đàn......số má thật là khó hiểu
Thanked by 1 Member:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối |
---|
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |