

Cục trong tử vi???
#1
Gửi vào 27/06/2011 - 07:22
1? Thật sự cục có ý nghĩa gì, ngũ hành của cục nói lên điều gì? Có thật nên xét hành của Mệnh và Cục? Nếu vậy nó nói lên ý nghĩa gì, căn cứ trên nguyên lý nào?
2? Con số trong tên cục khởi từ đâu và có ý nghĩa gì? ( http://tuvilyso.org/...va-hoa-luc-cuc/ - tuy ở đây có nói đến nhưng mình nghĩ vẫn chưa thấy thấu đáo) Lại nữa, thấy Đại Vận được ghi theo số trong tên của cục? Vậy chúng có liên hệ gì khi Đại Vận là những giai đoạn mà mình phải trải qua, lại là khởi nguồn của L.Đại Vận? ... Trường hợp Thổ Ngũ Cục là sao? cách an vòng Trường Sinh cho cục này có ổn chưa?
3? Vòng Trường Sinh thật chất có ý nghĩa gì? Vì sao mà nói đến Cục, nếu cho Cục là môi trường lại chẳng nói khí của nó ra sao, thịnh hay suy như thế nào? Trường Sinh lại được an trực tiếp bởi Hành Cục, vậy tại sao vòng này lại có ngũ hành riêng?
4? Con số ngày trong từng cục dùng để an vòng chính tinh có ý nghĩa gì? Vì sao cứ tăng một cung thì dùng ngày trước cộng cho số được ghi trong tên cục? Vd: Thủy nhị cục - ngày 1 Tử Vi được an tại Sửu, ngày 1+"2" = 3 Tử Vi được an tại Dần, 3+"2"=5 Tử Vi được an tại Mão?
#2
Gửi vào 27/06/2011 - 08:49
#3
Gửi vào 27/06/2011 - 08:57
#4
Gửi vào 27/06/2011 - 10:48
Khi đọc sánh sưu tầm đã được nghiên cứu rộng rãi, cốt để tìm ra cái đúng, nhưng không phải bản cổ chú nào cũng đúng cả. Phân biệt với thái độ chọn lựa cái đúng để theo, không phủ nhận khiên cưỡng, cũng không a dua phụ họa.
Như vậy, để được gọi là biết đọc sách, biết khảo cổ, thì thời gian trong một ngày thường ở vào tình trạng phải được ưu tiên rất nhiều.
Chủ đề mở ra, những nghĩa lý quán thông, rồi những cơ sở để dẫn tới độ tin cậy, ... nếu lấy nghĩa thông giả của "mặt chữ", để chú giải cho " ý nghĩa" của Sao, để nêu rõ lẽ phải, để có công đối với việc mở rộng kinh nghĩa, ... thật cũng là một việc nan nghi.
HaUyen
Thanked by 2 Members:
|
|
#5
Gửi vào 27/06/2011 - 12:58
Kim... cục --> Trường Sinh tại Tỵ (Hỏa)
Mộc......................................... Hợi (Thủy - Sinh xuất Mộc)
Hỏa......................................... Dần (Mộc - Sinh sinh xuất Hỏa)
Thủy........................................ Thân (Kim - Sinh xuất Thủy)
Thổ.......................................... Tỵ (Hỏa - Sinh xuất Thổ)
Quay trở lại Kim tứ cục, vì Trường Sinh phải an ở Tứ Sinh, là nơi không có Thổ - để sinh Kim, nên Hỏa được chọn để rèn Kim
Đó là suy nghĩ và lí do của Kiwi, khi gặp trường hợp Thổ Ngũ Cục, Kiwi an Trường Sinh ở Tỵ.
Sửa bởi Kiwi: 27/06/2011 - 12:59
#6
Gửi vào 27/06/2011 - 13:21
Theo TC suy nghĩ thì:
- Từ Cục để an Tử Vi, vậy thì Cục có mối liên hệ chặt chẽ với sao (vậy thì phải xét âm dương sao tại cung tọa thủ với ngũ hành cục là quan trọng chứ?), coi Cung Mệnh là Thể, cung Thân là Dụng thì Cục là Thể, Sao là Dụng, Cục là khí tạo nên môi trường hoàn cảnh, thể hiện ra bằng Sao?, bản mệnh (ngũ hành nạp âm) là thể, ngũ hành cục là Dụng (Ngũ hành nạp âm tháng chính trong năm nơi mệnh đóng là cục, vậy thì từ ngũ hành nạp âm tháng ta có thể biết âm dương cục? mà hiện nay thì thường chỉ xét đến ngũ hành mà bỏ qua âm dương? vậy thì âm dương trong ngũ hành cục có quan trọng không?
ví dụ TC sinh ngày 13/10/Mậu Ngọ, giờ Tuất, ==> Từ cung tháng sinh tính nghịch theo giờ sinh đến cung nào ngưng tại cung đó, cung đó là cung Mệnh ==> mệnh TC đóng tại sửu, tháng sửu năm Mậu ngọ ==> Ất Sửu ==> Hải Trung Kim ==> Kim Tứ Cục, ==> (Ất - Âm)==> Âm Kim tứ cục ? từ đó xét đến ngũ hành, am dương "sao cung" so với cục để giải đoán, chính xác hơn?
Từ Cục an vòng trường sinh ==> chứng tỏ Cục lại càng quan trọng mà chẳng mấy ai để ý vì nó chính là môi trường của Mệnh, Thân.
-Kim Tứ Cục an Tràng Sinh tại cung Tỵ
-Mộc Tam Cục an Tràng Sinh tại cung Hợi
-Hoả Lục Cục an Tràng Sinh tại cung Dần
-Thủy Nhị Cục và Thổ Ngũ Cục an Tràng Sinh tại cung Thân
( Dương Nam-Âm Nữ theo chiều Thuận, Âm Nam Dương Nữ theo chiều Nghịch mà an lần luợt 11 sao còn lại của vòng Tràng Sinh).
- So sánh Mệnh - Cục (theo sách): Mệnh được sinh nhập (Cục sinh mệnh), tốt nhất, Mệnh sinh xuất tốt nhì, Mệnh cục bình hòa, bình thường. Mệnh khắc cục (khắc xuất, xấu, nếu mệnh vững thì sẽ khắc phục được hoàn cảnh xấu, trải qua khó khăn mới thành công...), xấu nhất là Cục khắc mệnh (Khắc nhập), môi trường hoàn cảnh khắc mệnh.
===> Phải so sánh Cục với sao, cung để xét đoán thêm.
===> Cục là môi trường của mệnh? nên rất quan trọng ? như ta trồng cây ở môi trường xấu, liệu cây có tươi tốt?
Sửa bởi Thienco: 27/06/2011 - 13:51
Thanked by 4 Members:
|
|
#7
Gửi vào 27/06/2011 - 18:34
Tam hợp cục mà chúng ta đã vừa giải mã xong là tam hợp cục dùng để an vòng sao Tràng Sinh. Bây giờ chúng ta thử xét đến bí ẩn của Tử Vi Cục. Gọi nó là Tử Vi Cục, theo cách gọi của tác giả, là vì nó được dùng để an sao Tử Vi và những chánh tinh. Trong bài Tính Hợp Lý Của Độ Số Cục Trong Tử Vi Và Lục Thập Hoa Giáp, học giả Nguyễn Vũ Tuấn Anh đã viết:
“Hầu hết những người có tìm hiểu về Tử Vi đều biết cục số của Tử Vi lưu truyền trong cổ thư chữ Hán là:Thủy - NHỊ Cục.
Mộc Tam Cục.
Kim Tứ Cục
Thổ Ngũ Cục
Hỏa - LỤC Cục
Bây giờ chúng ta cùng quán xét độ số trên Hà đồ với độ số cục do cổ thư viết bằng chữ Hán thì chúng khác nhau ở cục số của Thủy / Hỏa. Điều này được mô tả như sau:
Như vậy; chúng ta cũng nhận thấy rằng sự sai lệnh này ở đúng vị trí của hai hành Thuỷ/Hỏa. Chúng ta cũng biết rằng:Hành của cục trong Tử Vi chính là hành của tháng an Mệnh theo năm sinh của đương số.
Bởi vậy, khi Thuỷ/ Hỏa đã đổi chỗ cho nhau trong Lục thập hoa giáp thì hành của cục cũng sẽ đổi Thủy & Hỏa. Điều này được miêu tả so sánh như sau:
Sự thật trong vấn đề này là thế nào? Để có câu trả lời chuẩn xác trước hết chúng ta cần nhìn lại toàn bộ cách thức thành lập Tử Vi Cục cho một lá số.
Để thành lập Tử Vi Cục trước hết người ta sẽ tiến hành an Mệnh bằng cách khởi từ cung Dần tính là tháng Giêng theo chiều thuận [mỗi cung một tháng] đếm đến tháng sinh thì ngừng lại rồi tại cung dừng đó tính là giờ Tý theo chiều nghịch [mỗi cung một giờ] đếm đến giờ sinh thì ngừng lại an Mệnh vào cung đó. Sau khi đã an Mệnh, tùy vào Chi của cung an Mệnh và Can của năm sinh mà lập Tử Vi Cục [gồm cục hành và cục số], chiếu theo những chỉ dẫn như sau:
H17A: Bảng Chỉ Dẫn Tìm Tử Vi Cục (trích sách Tử Vi VĐTTL)
Những bảng chỉ dẫn tìm Tử Vi Cục theo Chi của cung an Mệnh và Can của năm sinh trình bày trong H17A là bảng sao chép lấy ra từ sách của Tử Vi Gia Vân Đằng Thái Thứ Lang.
Câu hỏi mấu chốt được đặt ra ở đây là: từ đâu mà có những cục hành cục số này? Hay hỏi một cách khác: cấu trúc của những bảng chỉ dẫn tìm cục hành và cục số này được thành lập trên căn bản nào?
Trước hết chúng ta sắp xếp lại những bảng chỉ dẫn tìm cục hành cục số theo thứ tự từ Dần tới Sửu cho mỗi cặp Thiên Can của năm sinh và xâu những bảng chỉ dẫn đó lại với nhau thành một chuỗi liên tục theo thứ tự 60 hoa giáp. Lý do là vì Tử Vi khởi an cung Mệnh tại Dần nên chúng ta muốn lấy Dần làm mốc và vì chúng ta cần làm một sự so sánh. Kết quả sau khi đã xếp đặt lại được trình bày ở H17B và tạm gọi nó là Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục:
H17B: Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục
Tuy nhìn có khác nhưng nội dung H17B thì hoàn toàn giống với nội dung của những bảng chỉ dẫn tìm Tử Vi Cục do Tử Vi Gia Vân Đằng Thái Thứ Lang biên soạn trong H17A, ngoại trừ cục số tạm thời chưa đưa vào H17B.
Bây giờ thì chúng ta có thể đem Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục [H17B] vừa mới được thành lập đặt nằm cạnh bảng Lục Thập Hoa Giáp, như trong hình H18 bên dưới, để đối chiếu:
H18: Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục Đặt Nằm Cạnh Bảng LTHG
Đối chiếu nội dung của cột “Chi” [cột 3 tính từ rìa trái] và của cột “Ngũ Hành Nạp Âm” [cột 5] nằm trong Bảng LTHG với nội dung của cột “Cung An Mệnh” [cột 6] và của cột “Hành” [cột 7] nằm trong Bảng Liệt Kê Hành Của Tử Vi Cục, bắt đầu dò từng hàng một từ hàng thứ 3 xuống tới dưới, chúng ta dễ dàng nhận ra một sự trùng khớp tuyệt đối [đem hai hàng Tí Sửu cuối cùng trong Bảng Liệt Kê Ngũ Hành Của Tử Vi Cục lên trên đầu bảng sẽ thấy chúng ăn khớp với bảng LTHG từ hàng đầu đến hàng cuối.] Điều này có nghĩa là: ngũ hành của Cục chính là ngũ hành nạp âm trong LTHG. Điều này cũng có nghĩa là nội dung những bảng liệt kê cục hành cục số mà các tử vi gia sử dụng hiện nay là hoàn toàn rút ra từ bảng LTHG.
Nếu tinh mắt hơn chúng ta sẽ nhận ra là những cái mốc giúp cho sự trùng khớp giữa hai bảng đối chiếu nhau đều nằm tại vị trí Dần. Bính Dần cho tuổi Giáp Kỷ, Mậu Dần cho tuổi Ất Canh, Canh Dần cho tuổi Bính Tân, Nhâm Dần cho tuổi Đinh Nhâm, và Giáp Dần cho tuổi Mậu Quý . Tất cả có 5 mốc Dần. Và 5-Dần này còn được gọi là Ngũ Hổ. Như vậy thì cái gọi là Ngũ Hổ Độn Pháp không gì khác hơn là phương thức để tìm ra 5 cái mốc Dần trong bảng Lục Thập Hoa Giáp, như cho thấy trong H19.
H19: LTHG Và Ngũ Hổ Độn
Và phương pháp để tìm ra 5 mốc Dần cho 5 nhóm Can thì rất là đơn giản, như sau:Bước 1 viết xuống:
Giáp (Kỷ)
Ất (Canh)
Bính (Tân)
Đinh (Nhâm)
Mậu (Quý )
Bước 2 vẽ những vạch để điền vào:
Giáp (Kỷ) _____1
Ất (Canh) _____ _____2
Bính (Tân) _____ _____ _____3
Đinh (Nhâm) _____ _____ _____ _____4
Mậu (Quý) _____ _____ _____ _____ _____5
Bước 3 điền vào khoảng trống [căn cứ theo thứ tự liên tục Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý] để đi tới 5 mốc Dần:
Giáp (Kỷ) ất Bính Dần
Ất (Canh) bính đinh Mậu Dần
Bính (Tân) đinh mậu kỷ Canh Dần
Đinh (Nhâm) mậu kỷ canh tân Nhâm Dần
Mậu (Quý) kỷ canh tân nhâm quí Giáp Dần
Xong bước 3 là hoàn tất xong 5 mốc Dần cho 5 nhóm Can.
Cũng có thể dùng công thức toán học đơn giản do TS Đằng Sơn khám phá để tìm 5 mốc Dần cho 5 nhóm Can. Công thức đó là: Y = 2X + 1. Nếu kết quả lớn hơn 10 thì trừ bớt 10 lấy dư số làm Y. Kết quả Y sau cùng cho biết nó là mốc Dần nào, chiếu theo liên hệ:
CAN của năm sinh Biến số X
Giáp (Kỷ) 1 (6)
Ất (Canh) 2 (7)
Bính (Tân) 3 (8)
Đinh (Nhâm) 4 (9)
Mậu (Quý) 5 (10)
Thí dụ như cho người sinh năm Giáp Ngọ thì:
X = 1
Y = 2X +1 = 2(1) + 1 = 3
mà 3 = Bính tức là mốc Bính Dần
Thí dụ cho người sinh năm Kỷ Hợi thì:
X = 6
Y = 2X + 1 = 2(6) +1 = 13
13 lớn hơn 10 nên trừ 10 và dư số là 3
Mà 3 = Bính tức là mốc Bính Dần
Thí dụ cho người sinh năm Tân Sửu thì:
X = 8
Y = 2X + 1 = 2(8) + 1 = 17
17 lớn hơn 10 nên trừ 10 và dư số là 7
mà 7 = Canh tức là mốc Canh Dần
Cả hai phương pháp thực chất đều là Ngũ Hổ Độn Pháp [theo cách nói của người xưa].
Như vậy thì chúng ta đã có thể khẳng định là ngũ hành của Tử Vi Cục chính là ngũ hành nạp âm trong Lục Thập Hoa Giáp. Mà đã là ngũ hành nạp âm trong LTHG thì sẽ không có bóng dáng của lý thuyết ngũ hành phổ cập trong đó, như đã chứng minh ở phần Giải Mã Bí Ẩn Tam Hợp Cục cũng như trong bài Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp.
Cục hành chỉ mới là một nửa của vấn đề trong Tử Vi Cục. Một nửa còn lại là cục số. Và cục số theo sách Tử Vi từ trước đến giờ thì cho là:
- Thủy Nhị Cục;
- Mộc Tam Cục;
- Kim Tứ Cục;
- Thổ Ngũ Cục;
- Hỏa Lục Cục.
H20A: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Hỏa Lục Cục
H20B: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thổ Ngũ Cục
Thanked by 2 Members:
|
|
#8
Gửi vào 27/06/2011 - 18:37
H20C: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Kim Tứ Cục
H20D: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Mộc Tam Cục
H20E: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thủy Nhị Cục
Áp dụng những qui luật [trình bày trong những bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi từ H20A tới H20E] để phân bố vị trí an sao Tử Vi trên địa bàn 12 cung thì sẽ cho ra những bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi theo Cục và Ngày Sinh giống như những bảng chỉ dẫn trong H21 lấy ra từ trong sách của Vân Đằng Thái Thứ Lang.
H21: Bảng Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (trích sách TVĐSTB của VĐTTL)
Những qui luật trên cũng có thể được trình bày một cách khác, như trong đồ hình H22:
H22: Đồ Hình Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi
Đồ hình H22 cho thấy:
- người mạng Hỏa Lục Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Dậu, ngày 2 tại cung Ngọ, ngày 3 tại cung Hợi, ngày 4 tại cung Thìn, ngày 5 tại cung Sửu, ngày 6 tại cung Dần [từ 1H tới 6H];
- người mạng Thổ Ngũ Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Ngọ, ngày 2 tại cung Hợi, ngày 3 tại cung Thìn, ngày 4 tại cung Sửu, ngày 5 tại cung Dần [từ 1T tới 5T];
- người mạng Kim Tứ Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Hợi, ngày 2 tại cung Thìn, ngày 3 tại cung Sửu, ngày 4 tại cung Dần [từ 1K tới 4K];
- người mạng Mộc Tam Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Thìn, ngày 2 tại cung Sửu, ngày 3 tại cung Dần [từ 1M tới 3M]; và
- người mạng Thủy Nhị Cục sinh ngày 1 thì an sao Tử Vi tại cung Sửu, ngày 2 tại cung Dần [từ 1Ty tới 2Ty].
Và những qui luật an sao Tử Vi cũng có thể được trình bày dưới dạng ma trận, giống như H23A:
H23A: Ma Trận Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi
Nội dung H23A cũng không khác với những gì vừa được giải thích về H22. Cả hai, đồ hình H22 và ma trận H23A, chỉ cho tối đa là 6 ngày. Còn sau đó thì sao? Không khó! Chỉ cần mở rộng bằng cách: từ kết quả sơ khởi (a) tiến 1 cho mỗi cung và ( cộng thêm số cục vào mỗi ô số ngày sinh. Kết quả sẽ giống như H23B. Tiếp tục tiến hành cho tới khi có đủ 30 ngày.
H23B: Ma Trận Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Bước Kế Tiếp)
Tất cả các cách trình bày trên về những qui luật an sao Tử Vi có lẽ đủ để chúng ta nhận ra là có một sự liên hệ chặt chẽ giữa cục số và ngày sinh với vị trí an sao Tử Vi. Và chìa khoá là: làm cho sao Tử Vi nằm đúng vào cung Dần cho ngày sinh có cùng con số với cục số. Hay nói một cách khác là Tử Vi tinh “phải” nằm tại cung Dần cho:- mạng Lục Cục sinh ngày 6;
- mạng Ngũ Cục sinh ngày 5;
- mạng Tứ Cục sinh ngày 4;
- mạng Tam Cục sinh ngày 3; và
- mạng Nhị Cục sinh ngày 2.
Và, như chúng ta đã biết, là:
- tháng sinh và giờ sinh quyết định vị trí an Mệnh;
- cung an Mệnh và Thiên Can của năm sinh quyết định Tử Vi Cục [cục hành + cục số];
- rồi cuối cùng là Tử Vi Cục [chỉ có cục số] và ngày sinh quyết định vị trí của sao Tử Vi.
Chúng ta cũng đã biết những cục hành của Tử Vi Cục là từ bảng LTHG mà ra. Bây giờ thì đã đến lúc chúng ta phải hỏi: những cục số của Tử Vi Cục là từ đâu mà ra? Một câu trả lời nghiêm túc không phải dễ có!
Học giả NVTA dường như rất tự tin để cho rằng những cục số của Tử Vi chính là độ số của Hà Đồ. Nếu chỉ dựa trên cơ sở “quen thuộc” hoặc “giống nhau” của những con số thì chưa đủ để chúng ta dám xác định như vậy. Tuy nhiên, nếu để ý đến qui luật thuận nghịch trong cách an sao Tử Vi đã trình bày ở đồ hình chỉ dẫn H22 thì chúng sẽ nhận ra là những cục số không phải chỉ có số mà chúng còn có thuộc tính âm dương kèm theo [âm chẳng, dương lẽ; âm xoay ngược kim đồng hồ, dương xoay thuận; âm lùi, dương tiến]. Nói một cách khác, những con số của Tử Vi Cục không phải chỉ là một chuỗi số 6,5, 4, 3, 2 mà là chuỗi số âm dương -6, -4, -2, +5, +3. Sự có mặt của thuộc tính âm dương này bên cạnh những con số của Tử Vi Cục đã làm cho khả năng xác quyết rằng những cục số là những độ số của Hà Đồ trở nên có cơ sở. Chúng ta có thể nhìn vấn đề từ một góc độ khác. Như đã chứng minh rồi, 60 cục hành của Tử Vi Cục [5 nhóm Can của năm sinh phối với 12 cung an Mệnh] cũng chính là 60 hành nạp âm trong bảng Lục Thập Hoa Giáp. Mà trên cơ sở của Việt Dịch thì: ngũ hành cùng với độ số Hà Đồ và với phương hướng . . . “bất khả ly.” Nói một cách khác:
- Thủy phải đi chung với độ số +1 -6 và hướng Bắc
- Mộc phải đi chung với +3 -8 và hướng Đông
- Hỏa phải đi chung với +7 -2 và hướng Nam
- Kim phải đi chung với +9 -4 và hướng Tây
- Thổ phải đi chung với + 5 -10 và trung tâm điểm của 4 hướng.
Một khi hành và độ số bất khả ly thì “ngũ hành nạp âm” hay “ngũ hành nạp độ số” cũng là như nhau. Điểm này rất quan trọng vì không những có giúp giải mã bí ẩn của Tử Vi Cục mà còn củng cố cho lý thuyết của Việt Dịch với các thuộc tính nhất quán, xuyên suốt, bao trùm.
Với Việt Dịch, 5 hành không phải là 5 loại vật chất. Với Việt Dịch, 5 hành là 5 thiên thể dùng để định vị trên mặt đất. Vì vậy nên mới có cái gọi là Hà Đồ [là bản vẽ (Đồ) để trả lời câu hỏi về bất cứ phương vị nào (Hà phương)]. Tất cả những thông tin khác đều từ trên căn bản này. Mà đã là 5 thiên thể dùng để định vị thì môn Tử Vi có dùng chúng để định vị sao Tử Vi trên địa bàn của lá số trong tương quan với mặt đất cũng không phải là điều phi lý. [Chúng ta chưa cần phải phối kiểm cách tính của người xưa để xem nó chính xác tới mức độ nào so với thực tế vận hành của những thiên thể. Công việc đó hãy để dành cho những nhà khoa học có hứng thú với Tử Vi].
H24: Việt Dịch Đồ
Thanked by 2 Members:
|
|
#9
Gửi vào 27/06/2011 - 18:40
· độ số -6 nằm hướng chính Bắc của địa bàn;
· độ số -4 nằm hướng chính Tây của địa bàn;
· độ số -2 nằm hướng chính Nam của địa bàn;
· độ số +5 nằm ở trung tâm của bốn hướng; và
· độ số +3 nằm tại cung Dần.
Dần là vị trí “kiến Đẩu Cương" của chòm sao Bắc Đẩu trong Tiểu Hùng Tọa [Ursa Minor] ở tháng Giêng” của lịch pháp, là chỗ khởi tháng sinh của Tử Vi, là mốc liên kết giữa LTHG với Ngũ Hổ Độn và hành cục của Tử Vi, là nơi ngày sinh trùng cục số, và . . . có thể đoán ra là tại đó mọi tính toán về sự vận hành của các vì sao được qui chiếu [tương tự như là “registration mark” của một cổ máy phức hợp chứa nhiều trục chuyển động tròn điều chỉnh độc lập nhưng trùng khớp với nhau khi cổ máy vận hành.] Ba hướng chính Bắc, chính Tây, chính Nam cộng một điểm trung tâm là vừa trọn đủ để xác định mọi phương hướng. Xem ra những cục số -6, -4, -2, +5, +3 của Tử Vi Cục được chọn [thay vì những cục số +1, +9, +7, -10, -8] cũng không phải là ngẫu nhiên hoặc tùy tiện.
Bây giờ chúng ta quay lại với LTHG và thay vì “nạp âm ngũ hành” chúng ta hãy thử “nạp âm độ số” để xem kết quả ra sao. Khi nói nạp âm độ số là tác giả muốn nói tới tiến trình nạp âm mà trong tiến trình đó tất cả qui luật nạp âm đều được sử dụng như là nạp âm cho ngũ hành [chứ không phải cứ “thấy mặt đặt tên” như là thấy Kim thì ghép -4 +9 vào bên cạnh.]
Và chúng ta có được bảng kết quả sau khi nạp độ số. Đặt bảng độ số nạp âm nằm cạnh ngũ hành nạp âm của bảng LTHG, như trong hình H29:
H29: Bảng LTHG Với Độ Số Nạp Âm Nằm Cạnh Ngũ Hành Nạp Âm
- tất cả hành Hỏa đều đi chung với -2 [+7];
- tất cả hành Thổ đều đi chung với +5 [-10];
- tất cả hành Kim đều đi chung với -4 [+9];
- tất cả hành Mộc đều đi chung với +3 [-8]; và
- tất cả hành Thủy đều đi chung với -6 [+1].
Kết quả này cho thấy quá rõ là cục hành và cục số của Tử Vi Cục phải là thế này:
- Thủy + Lục Cục
- Thổ + Ngũ Cục
- Kim + Tứ Cục
- Mộc + Tam Cục
- Hỏa + Nhị Cục
Như vậy thì, như học giả NVTA đã nhận xét, sách Tử Vi hiện hành đã có sự sai lạc. Ông đề nghị đổi Thủy Nhị Cục thành là Thủy Lục Cục và Hỏa Lục Cục thành là Hỏa Nhị Cục. Tác giả đồng ý với ông về đề nghị sửa sai. Tuy nhiên, cách thức san định lại thì lại hoàn toàn khác với những gì học giả NVTA đã phác họa.
Học giả NVTA đã đề nghị hoán vị hai hành Thủy-Hoả cho nhau dựa trên luận cứ chủ quan cho rằng thứ tự ngũ hành nạp âm trong LTHG là không đúng. Nhưng luận cứ của ông đã sai từ nền móng, như tác giả đã vạch ra cho thấy trong bài Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp, cho nên không thể dựa vào đó để sửa sai theo cách của ông dầu rằng nó có cho ra kết quả mong muốn: Hỏa Nhị Cục và Thủy Lục Cục. Vì, cũng trong bài viết đó, tác giả đã chứng minh và đưa ra nhận xét là ngũ hành nạp âm trong LTHG hoàn toàn chính xác và có giá trị rất cao. Mà toàn bộ cục hành của Tử Vi thì không hai không khác với toàn bộ ngũ hành nạp âm của LTHG, như đã được chứng minh ở phần trên trong bài viết này. Cho nên, những cục hành của Tử Vi không sai. Và vì thế: không có cơ sở để hoán vị hai hành Thủy-Hoả với nhau. Chỉ có cục số của Tử Vi là bị sai [và tác giả chỉ dám nói là sai với điều kiện cục số của Tử Vi thực sự là đến từ độ số của Hà Đồ]. Nói cho chính xác hơn là chỉ có cục số của hành Thủy và cục số của hành Hỏa là bị sai. Cho nên, cái cần được san định lại là cục số của Thủy và Hoả. Nhìn lại nội dung của H29 sẽ giúp cho chúng ta thấy vấn đề rõ hơn.
Nói tóm lại, trong vấn đề sửa sai, “hành” của Tử Vi Cục không bị sai. Chỉ có “số” của Tử Vi Cục [liên quan đến hai hành Thủy và Hỏa] bị sai mà thôi. Những gì liên quan tới cục hành thì giữ nguyên. Những gì liên quan tới cục số của hai hành Thủy-Hỏa thì cần san định lại. Tức là: thấy Thủy Nhị Cục thì đổi Nhị Cục thành Lục Cục [Thủy giậm chân tại chỗ] và Thấy Hỏa Lục Cục thì đổi Lục Cục thành Nhị Cục [Hỏa giậm chân tại chỗ]. Chỉ đơn giản như vậy.
Tuy là đơn giản, nhưng hệ quả của sự san định lại thì không đơn giản. Trước hết một loạt điều chỉnh cần phải thực hiện cho những bảng chỉ dẫn, những đồ hình chỉ dẫn, những ma trận chỉ dẫn, vân vân. Thí dụ như chỉ trong phạm vi của bài viết này là:
- những bảng chỉ dẫn tìm cục hành và cục số của VĐTTL [H17A], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H30;
- bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Hỏa Lục Cục [H20A], sau khi điều chỉnh sẽ thành bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Hoả Nhị Cục, H31A;
- bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Thủy Nhị Cục [H20E], sau khi điều chỉnh sẽ thành bảng chỉ dẫn vị trí an sao Tử Vi cho mạng Thủy Lục Cục, H31B;
- những bảng chỉ dẫn an sao Tử Vi của VĐTTL [H21], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H32;
- đồ hình chỉ dẫn an sao Tử Vi (H22], sau khi điều chỉnh sẽ giống như H33.
H30: Bảng Chỉ Dẫn Tìm Cục Hành & Cục Số (Đã Sửa Sai)
H31A: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Hỏa Nhị Cục (Đã Sửa Sai)
H31B: Vị Trí An Sao Tử Vi Cho Thủy Lục Cục (Đã Sửa Sai)
H32: Bảng Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Đã Sửa Sai)
H33: Đồ Hình Chỉ Dẫn An Sao Tử Vi (Đã Sửa Sai)
Và sau đó cần có sự điều chỉnh lại cách luận giải liên quan đến yếu tố ngũ hành. Điều này mới thực sự khó khăn. Và dĩ nhiên những điều vừa nói chỉ là đề nghị “nếu như có sự san định lại.”
Như vậy thì, trở lại vấn đề chính, rõ ràng là các cục hành của Tử Vi Cục không có vấn đề gì cả do đó không cần có sự hoán vị giữa hai hành Thủy-Hỏa như là học giả NVTA đã đề nghị. Thực ra thì chỉ có hai cục số -2 và -6 là cần được hoán vị cho nhau. Sự thật này có nghĩa là gì? Tác giả thực lòng xin lỗi học giả NVTA để phải nói rằng: nó có nghĩa là toàn bộ lý luận và sự sáng tạo của ông cho cái gọi là Lạc Việt Hoa Giáp không có cơ sở để tồn tại, và theo đó có thể nói là Lạc Việt Độn Toán của ông được xây dựng trên “nền đất không có chân.”
Dưới lăng kính của Việt Dịch thì vấn đề Tử Vi Cục không còn là điều bí ẩn. Ngay cả Lạc Việt Hoa Giáp và Lạc Việt Độn Toán cũng phơi bày.
Và qua tiến trình giải mã vừa rồi, chúng ta không nhìn thấy bóng dáng của ngũ hành phổ cập. Bởi vì ngũ hành của Tử Vi Cục thực ra chỉ là ngũ hành nạp âm của LTHG. Mà LTHG thì được kiến tạo trên nền móng của ngũ hành nguyên thủy. Mà lý thuyết của ngũ hành nguyên thủy thì khác xa với lý thuyết của ngũ hành phổ cập. Những cố gắng vận dụng hai qui luật sinh khắc của ngũ hành phổ cập để giải thích cấu trúc của Tử Vi Cục, Tam Hợp Cục . . . và những “bí ẩn” khác trong Tử Vi chỉ là những nỗ lực vô ích và vô vọng.
Kết Luận: Thêm một lần nữa chúng ta thấy cấu trúc của Tử Vi không được kiến tạo trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Nó được kiến tạo trên nền tảng của ngũ hành nguyên thủy, như đã được trình bày trong Việt Dịch. Nhìn một cách khác, ngũ hành phổ cập là một sản phẩm đã sai lệch. Và vì đã sai lệch cho nên mới không đủ khả năng để giải thích những vấn đề liên quan đến ngũ hành. Lý thuyết ngũ hành mà không thể giải thích được những vấn đề liên quan đến ngũ hành thì thử hỏi không cho là “một thất bại thảm hại” thì cho nó là gì?
Thanked by 1 Member:
|
|
#10
Gửi vào 27/06/2011 - 18:45
Toàn bộ tam hợp gồm có bốn cục diện: (1) Tam Hợp Thủy Cục Thân-Tí-Thìn; (2) Tam Hợp Hỏa Cục Dần-Ngọ-Tuất; (3) Tam Hợp Mộc Cục Hợi-Mão-Mùi; và (4) Tam Hợp Kim Cục Tỵ-Dậu-Sửu. Những nhà lý số đều giải thích, vận dụng lý qui luật sinh khắc của lý thuyết ngũ hành phổ cập, rằng Thân-Tí-Thìn tam hợp vì Thân Kim sinh Tí Thủy và mộ ở Thìn Thổ. Tương tự, Dần-Ngọ-Tuất tam hợp vì Dần Mộc sinh Ngọ Hỏa và mộ ở Tuất Thổ, và Hợi-Mão-Mùi tam hợp vì Hợi Thủy sinh Mão Mộc và mộ ở Mùi Thổ. Cả ba trường hợp này đều ăn khớp với qui luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Nhưng đến trường hợp Tỵ-Dậu-Sửu thì không ai dám nói Tỵ Hỏa sinh Dậu Kim và mộ ở Sửu Thổ vì nó không còn ăn khớp với qui luật Sinh của lý thuyết ngũ hành phổ cập mà họ đã tin sâu và nương náu quá lâu trong đó.
Nghi vấn được đặt ra ở đây là: nguyên do không ăn khớp là vì có sự khiếm khuyết trong cấu trúc tam hợp cục hay là vì lý thuyết ngũ hành dùng để giải thích cấu trúc tam hợp cục hoàn toàn không giống với lý thuyết ngũ hành cấu tạo tam hợp cục? Trước khi trả lời chúng ta hãy thử nhìn vào đồ hình H14 bên dưới.
H14: Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Đồ hình H14 mô tả cấu trúc của tam hợp cục được tái tạo trực tiếp từ địa bàn 12 cung của Tử Vi. Đem đồ hình mô tả cấu trúc tam hợp cục này [H14] đặt cạnh Việt Dịch Đồ [H10] và Bát Quái Đồ Thập Nhị Cung [H11] chúng ta sẽ dễ dàng nhận ra sự liên hệ của chúng. Hành Thổ ở trung tâm của Hà Đồ được đem phân phối ra 4 cung Thìn, Tuất, Sửu, Mùi trên địa bàn 12 cung [vòng ngoài của Việt Dịch Đồ H10] trong tiến trình từ tròn “nắn” thành vuông. Tác giả đảo ngược lại bằng cách đem 4 cung Thìn Tuất Sửu Mùi hành Thổ trở về trung tâm rồi “nắn” địa bàn từ hình vuông trở lại hình tròn. Sau đó là cho “ẩn” những cung không cần thiết để có được đồ hình H14.
Từ trong đồ hình H14 chúng ta thấy:
- Tam Hợp Thủy Cục khởi từ Thân Kim tiến tới Tí Thủy rồi đi vào Thìn Thổ hay là Thân Kim -> Tí Thủy -> Thìn Thổ.
- Tam Hợp Mộc Cục khởi từ Hợi Thủy tiến tới Mão Mộc rồi đi vào Mùi Thổ hay là Hợi Thủy -> Mão Mộc -> Mùi Thổ.
- Tam Hợp Hỏa Cục khởi từ Dần Mộc tiến tới Ngọ Hỏa rồi đi vào Tuất Thổ hay là Dần Mộc -> Ngọ Hỏa -> Tuất Thổ.
- Tam Hợp Kim Cục khởi từ Tỵ Hỏa tiến tới Dậu Kim rồi đi vào Sửu Thổ; hay là Tỵ Hỏa -> Dậu Kim -> Sửu Thổ.
Và cũng từ trong đồ hình trên, không khó cho chúng ta nhận ra sự chặt chẽ và trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục. Mà đã là như vậy thì chúng ta khó có thể kết luận là cấu trúc tam hợp cục có sự bất toàn [tức là không có chuyện 1 cam 3 quít trộn chung].
Nếu không thể tìm thấy khiếm khuyết trong cấu trúc của tam hợp cục thì ngón tay chẳng phải là sẽ trỏ về hướng “do khác biệt” giữa “lý thuyết ngũ hành phổ cập được vận dụng để giải thích cấu trúc của tam hợp cục” với “lý thuyết ngũ hành được vận dụng để làm nền móng cấu tạo tam hợp cục” đó hay sao?
Và khi đem so sánh cấu trúc ngũ hành của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy với cấu trúc tam hợp cục, như cho thấy trong đồ hình H15, chúng ta sẽ nhận ra ngay là nó trùng khớp đến mức độ không có gì để bàn cải thêm.
H15: So sánh Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy Với Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Như vậy thì, cũng giống như trường hợp Lục Thập Hoa Giáp, cấu trúc của tam hợp cục không phải là đã được tạo tác trên nền móng của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy trong Việt Dịch đó hay sao? Cấu trúc ngũ hành “phương Mộc vượng mà Hỏa đã sinh; phương Hỏa Vượng mà Kim đã sinh, phương Kim vượng mà Thuỷ đã sinh, phương Thuỷ vượng mà Mộc đã sinh” và “thiên địa tuần hoàn sinh sinh không ngừng” viết trong Tinh Lịch Khảo Nguyên khi nói về tam hợp cục của vòng Trường Sinh không phải là hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc thể hiện trong hình H15 đó hay sao? Và, dựa trên cơ sở đó, không phải nó đã quá rõ ràng là cấu trúc của tam hợp cục hoàn toàn không xuất phát từ ngũ hành phổ cập đó hay sao?
Bây giờ chúng ta hãy thử quan sát dưới một góc độ khác, nhìn vào bảng phân tích cấu trúc tam hợp cục [H16] bên dưới.
H16: Bảng Phân Tích Cấu Trúc Tam Hợp Cục
Việt Dịch đã nói “Chức năng của hành Thổ là xác định điểm trung tâm của 4 hướng và độ số 5 & 10. Theo đó, hành Thổ làm trung gian cho 4 hành kia và dung nạp được cả 4 hành kia.” Như vậy, câu nói này của Việt Dịch không phải là được thể hiện trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục đó hay sao? Thông tin trong bảng phân tích H16 chẳng phải là thể hiện sự ứng dụng của qui luật phối hợp Địa Chi với Ngũ Hành, Âm Dương và Độ Số [hình H13] đã được Việt Dịch nói đến đó hay sao? Chẳng phải là cấu trúc 12 cung cơ bản của tử vi hoàn toàn trùng khớp với cấu trúc 12 cung của Việt Dịch [hình H11] đó hay sao? Chẳng phải là cấu trúc của tam hợp cục [hình H14 và bảng phân tích [H16] có một sự khế hợp khít khao với cấu trúc 12 cung và thông tin chứa trong 12 cung đó [hình H11], khế hợp khít khao với qui luật phối hợp các yếu tố [hình H13], cũng như khế hợp khít khao với Việt Dịch Đồ [hình H9, H10] đó hay sao?
Không khó cho chúng ta nhận ra sự chặt chẽ và trọn vẹn trong cấu trúc của tam hợp cục. Cũng không khó để chúng ta nhận ra là tam hợp cục được cấu tạo trên nền móng lý thuyết rất vững vàng [có ý nói tới Việt Dịch]. Và, quan trọng hơn hết, càng không khó để chúng ta nhận ra một sự thật “khó chối cải” là lý thuyết ngũ hành phổ cập đã thất bại một cách thảm hại trong việc giải thích Tam Hợp Cục. Thất bại thảm hại là bởi vì lý thuyết ngũ hành phổ cập không phải là nền móng để từ đó tam hợp cục cấu thành. Cũng giống như trường hợp của bảng Lục Thập Hoa Giáp, lý thuyết ngũ hành trong Việt Dịch, hay gọi là ngũ hành nguyên thủy, mới đích thực là chỗ xuất phát của tam hợp cục. Nói một cách khác, ngũ hành phổ cập là một lý thuyết đã bị sai lệch hoàn toàn. Đúng như học giả NVTA đã nhận xét, “Đây cũng là một bằng chứng nữa chứng tỏ sự thất truyền và sai lệch của một hệ thống lý thuyết căn bản.”
Kết luận, qua lăng kính của Việt Dịch, bí ẩn của tam hợp cục không còn là điều bí ẩn. Những bất cập trong cấu trúc tam hợp cục được học giả NVTA và những nhà nghiên cứu lý học nói tới thực ra không phải là bất cập trên chính bản thân của cấu trúc tam hợp cục mà là bằng chứng tố cáo chính sự bất lực của lý thuyết ngũ hành phổ cập, một lý thuyết sai lệch, trong cố gắng giải thích về cấu trúc tam hợp cục.
Thanked by 1 Member:
|
|
#11
Gửi vào 27/06/2011 - 18:47
Cách an vòng sao Tràng Sinh là một bí ẩn nằm chồng lên bí ẩn tam hợp cục. Qui luật an vòng sao Tràng Sinh được thiết kế trên nền móng tam hợp cục. Mà cấu trúc của tam hợp cục tự nó đã là một bí ẩn thì đương nhiên qui luật an vòng Tràng Sinh cũng là một bí ẩn. Điều mà học giả NVTA ghi nhận “có vẽ không tuân theo qui luật tương sinh của Ngũ hành” cũng là đương nhiên vì tự bản thân của tam hợp cục đã không tuân theo qui luật tương sinh của thuyết ngũ hành phổ cập thì làm sao qui luật an vòng sao Tràng Sinh được thiết kế trên nền móng tam hợp cục đó có thể tuân theo qui luật tương sinh của thuyết ngũ hành phổ cập được. Thêm vào đó là việc an thuận hay an nghịch chiều kim đồng hồ và từ cung nào tới cung nào lại là một bí ẩn khác; cũng tạo ra nhiều mơ hồ trong lý giải, khiên cưỡng trong tranh biện, và hỗn loạn trong ứng dụng. Rồi lớp bí ẩn sau hết là cách an vòng sao Tràng Sinh cho Thổ Ngũ Cục. Vì có tới 5 Tử Vi cục mà chỉ có 4 tam hợp cục nên mới có chuyện rắc rối ở đây.
Hầu hết các thầy Tử Vi đều khởi Trường Sinh tại Dần Thân Tỵ Hợi căn cứ theo Cục, Dương Nam Âm Nữ thì theo chiều thuận, Âm Nam Dương Nữ thì theo chiều nghịch. Theo giải thích của thienkhoitimvui, một cao thủ lý số và là một hội viên của diễn đàn Mệnh Lý Tổng Quát trên website Tử Vi Lý Số tại www.tuvilyso.net thì “Về cách an TSinh theo lối Tử Vi truyền thống và Phổ dụng nhất này, thì tôi khẳng định ấy là thuyết Tsinh như Gốc vậy. . .” và “Ngay như lối Tsinh của Tử Vi truyền thống, phổ dụng, cũng đã có sự triển khai riêng một chút so với Lí Thuyết TS gốc, ấy là có trường hợp đi nghịch, trong khi Lí Thuyết gốc chỉ tính thuận.” Như vậy thì, căn cứ theo sự giải thích của thienkhoitimvui, phái thứ nhất còn gọi là phái truyền thống gốc chỉ an vòng sao Tràng Sinh theo chiều thuận chứ không có chiều nghịch cho Âm Nam và Dương Nữ.
Phái thứ hai, phái “truyền thống” và “đi nghịch,” điển hình có Tử Vi Gia Vân Đằng Thái Thứ Lang. Theo chỉ dẫn của ông [trích trong Tử Vi Đẩu Số Tân Biên] thì cách an vòng sao Tràng Sinh như sau:
- Kim Cục an Tràng Sinh tại Tỵ;
- Mộc Cục an Tràng Sinh tại Hợi;
- Hoả Cục an Tràng Sinh tại Dần;
- Thủy Cục an Tràng Sinh tại Thân;
- Thổ Cục an Tràng Sinh tại Thân; và
- Sau khi an sao Tràng Sinh xong thì Dương Nam-Âm Nữ theo chiều Thuận, Âm Nam Dương Nữ theo chiều Nghịch mà an lần lượt 11 sao còn lại của vòng Tràng Sinh.
- Dương Nam & Âm Nữ, Mộc Cục -- an Tràng Sinh tại Hợi, an theo chiều kim đ/h;
- Dương Nam & Âm Nữ, Kim Cục -- an Tràng Sinh tại Tỵ, an theo chiều kim đ/h;
- Dương Nam & Âm Nữ, Hỏa Cục -- an Tràng Sinh tại Dần, an theo chiều kim đ/h;
- Dương Nam & Âm Nữ, Thủy Cục -- an Tràng Sinh tại Thân, an theo chiều kim đ/h;
- Dương Nam & Âm Nữ, Thổ Cục -- an Tràng Sinh tại Thân, an theo chiều kim đ/h;
- Âm Nam & Dương Nữ, Mộc Cục -- an Tràng Sinh tại Mão, an ngược chiều kim đ/h;
- Âm Nam & Dương Nữ, Kim Cục -- an Tràng Sinh tại Dậu, an ngược chiều kim đ/h;
- Âm Nam & Dương Nữ, Hỏa Cục -- an Tràng Sinh tại Ngọ, an ngược chiều kim đ/h;
- Âm Nam & Dương Nữ, Thủy Cục -- an Tràng Sinh tại Tí, an ngược chiều kim đ/h;
- Âm Nam & Dương Nữ, Thổ Cục -- an Tràng Sinh tại Tí, an ngược chiều kim đ/h; và
- Sau khi an sao Trường Sanh, thứ tự an 11 sao còn lại theo chiều kim đồng hồ hoặc ngược chiều kim đồng hồ.
- Khởi tại Dần cho Dương Nam và Âm Nữ rồi an theo chiều kim đồng hồ 11 sao còn lại;
- Khởi tại Ngọ cho Âm Nam Dương Nữ rồi an ngược chiều kim đồng hồ 11 sao còn lại.
- Tử Vi Thủy Cục ăn vào Tam Hợp Thủy Cục Thân-Tí-Thìn;
- Tử Vi Mộc Cục ăn vào Tam Hợp Mộc Cục Hợi-Mão-Mùi;
- Tử Vi Hỏa Cục ăn vào Tam Hợp Hỏa Cục Dần-Ngọ-Tuất; và
- Tử Vi Kim Cục thì ăn vào Tam Hợp Kim Cục Thân-Tí-Thìn.
- Sinh-Vượng-Mộ của Tử Vi Thủy Cục ăn vào Thân-Tí-Thìn của Tam Hợp Thủy Cục;
- Sinh-Vượng-Mộ của Tử Vi Mộc Cục ăn vào Hợi-Mão-Mùi của Tam Hợp Mộc Cục;
- Sinh-Vượng-Mộ của Tử Vi Hỏa Cục ăn vào Dần-Ngọ-Tuất của Tam Hợp Hỏa Cục; và
- Sinh-Vượng-Mộ của Tử Vi Kim Cục ăn vào Tỵ-Dậu-Sửu của Tam Hợp Kim Cục.
H34: Tương Quan Giữa Tam Hợp Cục, Tử Vi Cục & Vòng Tràng Sinh
Nhìn vào hình H34 không khó cho người ta nhận ra tính cách chặt chẽ và trọn vẹn trong cấu trúc của đồ hình cũng như trong tương quan giữa Tam Hợp Cục với Tử Vi Cục và với Vòng Tràng Sinh. Nó cũng cho thấy sự hoàn hảo và nhất quán trong sự tổng hợp/ liên kết các phần tử lại với nhau.Đồng thời cũng không khó cho người ta nhận ra và đặt nghi vấn: Làm sao Hỏa có thể sinh Kim? Làm sao có thể Sinh ra ở Hỏa mà Vượng được ở Kim?
Bằng vào lý thuyết sinh khắc của ngũ hành phổ cập thì dĩ nhiên là không thể tìm ra câu trả lời. Đó là lý do tại sao học giả NVTA gán cho hai chữ “bí ẩn.” Còn những lý luận tùy tiện thiếu “ngay thẳng” và những vay mượn từ bên ngoài để miễn cưỡng giải thích thì chỉ làm cho mọi việc vốn đã mù mờ càng thêm mù mờ. Đó là lý do vì sao học giả NVTA nói là “gọt chân cho vừa giày.”
Như đã nói nhiều lần trong bài viết này và ở những bài viết khác, như đã chứng minh trong bài viết này và ở những bài viết khác, cái [Hỏa sinh Kim] dường như là bất hợp lý trên không phải là lỗi trong cấu trúc, cũng không phải là lầm lẫn của cổ thánh sáng tạo ra nó, mà là bằng chứng tố cáo sự thất bại thảm hại của lý thuyết ngũ hành phổ cập của người đời sau. Hay nói một cách khác, toàn bộ cấu trúc của hình H34 [tức là toàn bộ cấu trúc của tam hợp cục + sự phối hợp/ liên kết tam hợp cục với Tử Vi Cục và vòng Tràng sinh] không được kiến tạo trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành phổ cập mà người đời sau cứ cố đem lý thuyết ngũ hành phổ cập ra mà giải thích thì làm sao không có chỗ bí.
Nếu không được kiến tạo trên nền tảng của ngũ hành phổ cập thì nó được kiến tạo trên nền tảng nào? Câu trả lời, như đã từng trả lời trước đây: nó được kiến tạo trên nền tảng của lý thuyết ngũ hành nguyên thủy, như được trình bày trong cuốn Việt Dịch của Hà Hưng Quốc.
H34: Tương Quan Giữa Tam Hợp Cục, Tử Vi Cục & Vòng Tràng Sinh
H35: So Sánh Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập Với Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy
So sánh hai hình trên, chúng ta sẽ thấy ngay điều gì? Chẳng phải đã quá rõ ràng là H34 khế hợp với hình bên phải của H35 đến mức độ không cần thêm lời giải thích nào nữa đó hay sao? Và như vậy thì, không phải là H34 được kiến tạo trên nền tảng của thuyết ngũ hành nguyên thủy đó hay sao? Tinh Lịch Khảo Nguyên có viết rằng “Mộc Tràng Sinh ở Hợi, Hỏa Tràng Sinh ở Dần, Kim Tràng Sinh ở Tỵ, Thuỷ Tràng Sinh ở Thân, Thổ cũng Tràng Sinh ở Thân, sống nhờ ở Dần. Tất cả từ Tràng Sinh, Mộc Dục, Quan Đái, Lâm Quan, Đế Vượng, Suy, Bệnh, Tử, Mộ, Tuyệt, Thai, Dưỡng, thuận kinh qua 12 thời. Thiên Đạo tuần hoàn, sinh sinh không ngừng.” Như vậy không phải là Lý Quang Địa đã mô tả cái vòng tròn “sinh sinh không ngừng” của H34 đó hay sao? Tinh Lịch Khảo Nguyên cũng có viết rằng “Cho nên phương Mộc vượng mà Hỏa đã sinh; phương Hỏa Vượng mà Kim đã sinh, phương Kim vượng mà Thuỷ đã sinh, phương Thuỷ vượng mà Mộc đã sinh.” Câu này không phải là Lý Quang Địa đã mô tả cái vòng tròn “sinh sinh không ngừng” của mô hình lý thuyết ngũ hành nguyên thủy trong H35 đó hay sao? Và, đúng như vậy, các bạn không đọc lầm! Lý Quang Địa đích thực đã viết “Hỏa vượng mà sinh Kim.” Ngay trong cụm chữ này đây không phải là nó đã phủ nhận vai trò của lý thuyết ngũ hành phổ cập trong cấu trúc của H34 rồi hay sao? Và đồng thời, không phải là đã xác nhận một sự thật không thể chối cải là cấu trúc của H34 được kiến tạo trên nền tảng của một lý thuyết khác: lý thuyết ngũ hành nguyên thủy, giống như trong hình H35 đó hay sao? Và sau cùng “Từ Tràng Sinh thuận đẩy lên, nhỏ bé non nớt tất nhiên lớn mạnh, mới vượng thịnh thì tất suy nhược, dứt hết mới quay trở lại bắt đầu, vận động không cùng. Cho nên đó là đạo lý khiến cho Xuân, Hạ, Thu, Đông bốn mùa đan xen nhau vận hành, cho nên khí của Ngũ Hành thuận bày ra . . .” trình bày cái mốc để liên kết hai đoạn trên với nhau và cũng là liên kết mô hình H34 với H35.
Nếu chúng ta khảo cứu rộng hơn thì chúng ta sẽ nhận ra cách an vòng sao Tràng Sinh trong những bộ môn khác cũng hoàn toàn tựa trên nền móng của ngũ hành nguyên thủy. Thí dụ như Hiệp Kỷ Biện Phương Thư có nói là cách an vòng sao Tràng Sinh trình bày trong đa số các sách Hán như sau:
- Dương Thủy: Sinh Thân Vượng Tý Tử Mão Mộ Thìn;
- Âm Thủy: Sinh Mão Vượng Hợi Tử Thân Mộ Mùi;
- Dương Mộc: Sinh Hợi Vượng Mão Tử Ngọ Mộ Mùi;
- Âm Mộc: Sinh Ngọ Vượng Dần Tử Hợi Mộ Tuất;
- Dương Hỏa: Sinh Dần Vượng Ngọ Tử Dậu Mộ Tuất;
- Âm Hỏa: Sinh Dậu Vượng Tỵ Tử Dần Mộ Sửu;
- Dương Kim: Sinh Tỵ Vượng Dậu Tử Tý Mộ Sửu; và
- Âm Kim: Sinh Tý Vượng Thân Tử Tỵ Mộ Thìn
H36: An Nghịch Chiều Theo Vân Đằng TTL
H37: An Nghịch Chiều Theo Hà Lạc Dã Phu, Thiên Lương, Thiên Phúc
H38: An Nghịch Chiều Theo Đa Số Hán Thư
Kết Luận: Với vòng tròn thuận chiều kim đồng hồ Thủy -> Mộc -> Hỏa -> Kim -> trung ương Thổ kết hợp với vòng tròn nghịch chiều kim đồng hồ Kim -> Hỏa -> Mộc -> Thủy -> trung ương Thổ thì khẳng định không phải là cấu trúc ngũ hành của lý thuyết ngũ hành phổ cập. Đây chẳng phải là bằng chứng bất khả phủ nhận sự sai lạc của ngũ hành phổ cập hay sao? Đây chẳng phải là bằng chứng cho thấy ngũ hành nguyên thủy của Việt Dịch mới chính là nền móng của những cấu trúc trên hay sao?
Sửa bởi TNT: 27/06/2011 - 18:48
Thanked by 1 Member:
|
|
#12
Gửi vào 27/06/2011 - 19:01
Thienco, on 27/06/2011 - 13:21, said:
cái này còn tùy mệnh có vững hay ko nữa.
đây là 1 bài viết cũ của Kh.K.MinhTam
Trích dẫn
Sau này người ta vẫn thường lý luận và quyết đoán táo bạo rằng, "người có Cục khắc Mệnh không tốt, độ số giảm thiểu, dù cho số tốt cũng không tốt như người được Cục sinh Mệnh...". Thế rồi xưa bày nay bắt chước và hầu như chẳng ai nêu lên được biện chứng nào cho luận cứ Cục Mệnh tương sinh tương khắc cả, nhưng đại đa số lại công nhận nó là Định Lý hay là một Công Thức. Dĩ nhiên, khi chúng ta hiểu sâu về Dịch Lý thì chúng ta biết những người này là những người dễ chấp nhận một Định Lý mới mà bản thân họ chưa thấu đáo hoặc có cơ hội thực chứng về nó. Duy có ông Nguyễn Vĩnh Phúc (hiệu Vĩnh Phúc) trong làng Tử Vi VN có nhắc sơ qua về Cục như sau:
- Thí dụ: Khi muốn biết tình trạng về ngũ hành của các tinh tú ta phải dựa vào "Cục" giả tỉ nếu như lá số là Hỏa Cục, Dương Nam ta có Tràng Sinh tại Dần, Mộc Dục tại Mão, Quan Đới tại Thìn v.v. Nghĩa là khí Hỏa được khai sinh tại Dần Mộc Dục tại Mão ... Vượng tại Ngọ, Tuyệt tại Hợi, Thai tại Tí v.v. Ta hiểu tình trạng các sao hành Hỏa, tại các cung đó. Rồi ta áp dụng bảng vượng tướng hưu tù để tìm ra tình trạng của khí Kim Thuỷ Mộc Thổ ở các cung. Từ đó hiểu rõ được tình trạng của các sao thuộc hành Kim Thuỷ Mộc Thổ để luận sinh khắc chế hóa tìm ra kết quả chính xác cho lời giải đoán.
Ông Nguyễn Vĩnh Phúc chỉ viết vỏn vẹn bấy nhiêu ấy, nhưng chí ít cũng thể hiện được ông là người thâm hiểu Dịch Lý và có thực nghiệm về ý nghĩa của Cục trong Tử Vi.
Theo Dịch Lý thì phàm cái gì QUÁ là xấu. Ít quá thì xấu mà nhiều quá cũng xấu và cả hai đều xấu như nhau chứ chẳng phải là cái xấu ít hơn và cái xấu nhiều hơn. Tỷ như trong thực tế một người ốm quá mức thì khó tránh bệnh chết và người mập quá mức cũng khó tránh bệnh chết... Ngũ Hành cũng thế, vượng quá cũng xấu mà suy quá cũng xấu, chỉ có trung hòa là tốt nhất mà thôi. Do đó, ta phải nhìn Cục trong Tử Vi xấu tốt trên góc độ Dịch Lý mới có thể hiểu rõ tác ý nghĩa của Cục trong Tử Vi được.
Sau đây tôi xin dẫn chứng vài lá số để chúng ta dễ thấy và dễ hiểu.
Lá số 1: Nam Mệnh sinh năm Ất Tỵ tháng 8 ngày 24 giờ Tí (Âm Lịch)
Lá số này vì sao Cục khắc Mệnh xấu?
Đó là vì Mệnh Hỏa cư Kim cung, lại hai sao Kim cực vượng, Thuỷ Cục ở nơi vượng khắc Mệnh Hỏa yếu ớt èo ọt, nên bản thân vô lực từ sinh ra đến lớn chẳng làm được tích sự gì cả. Học hành cũng không, làm ăn cũng không, chẳng vợ chẳng con, chẳng nghề chẳng nghiệp... Nói chung có thể nói là cách sống và suy nghĩ giống như một người homeless.
Trong tất cả các vận vừa qua không làm được một việc gì khả dĩ tạm gọi là một người bình thường cả, biếng nhát, vô tích sự, ăn bám gia đình vì từ lúc sinh ra đến 42 tuổi đi toàn các cung Kim và sao Kim Thuỷ, nên hoàn toàn thất bại. Đến như Ngọ Vận chỉ được cung Hỏa, còn Cự Môn Thuỷ vẫn không lợi gì cho đương số, đại để Ngọ Vận cuộc sống không đến nổi quá bầm dập vì có gia đình cha mẹ anh em lo. Dĩ nhiên đương số đâu muốn vậy nhưng vì cung Số mà thành ra như vậy!
Ấy thế mà vào Vận 42 bắt đầu gặp Liêm Trinh Hỏa lại đến cung Hỏa là lập tức đổi đời ngay. Bỗng dưng lại có một chỗ làm tốt (xưa nay đương số đều có job tốt, nhưng không thích làm, chỉ làm vài tháng đủ ăn thì than mệt nghỉ) và chịu khó cày từ năm Bính Tuất (2006) và đến tháng 5 năm Mậu Tí thì bị mất việc. Trong thời gian 2 năm đã để dành được khoảng $75,000-80,000 USD, là một số tiền quá lớn đối với đương số từ lúc cha sinh mẹ đẻ đến giờ mới làm có được và cũng là thời gian chịu làm việc lâu nhất. Với cách tiêu xài của đương số thì với số tiền này đương số có thể xài khoảng 20 năm hoặc hơn vì không phải lo ăn uống tiền nhà tiền bill.
Nếu chúng ta không hiểu rõ Dịch Lý và Ngũ Hành thì chúng ta có thể võ đoán rằng:
1. Vì đương số đi đến Vận Thái Tuế nên tốt
2. Vì tính theo vòng Tràng Sinh thì đến Vận Lâm Quan nên tốt
Xin thưa nếu cho vì gặp Thái Tuế tốt thì chỉ mới đúng một phần (riêng trong trường hợp này) vì ăn vào Ngũ Hành mà được tốt lại gặp cặp Không Kiếp ở Hợi nên "phát dã như lôi" (nhưng có điều bất chính vì Thái Tuế gặp Không Kiếp) ... Còn nếu bảo Lâm Quan ở Tỵ cho Thuỷ Cục thì hoàn toàn sai lầm và nghịch lý. Làm sao Thuỷ có thế vượng ở Tỵ là nơi Tuyệt địa của Thuỷ Cục được??? Chẳng lẽ chỉ vì đương số là Âm Nam thì cứ nhắm mắt an nghịch vòng Tràng Sinh mà cho là lý lẽ của thánh hiền để lại được sao? Rồi một số người do kiểm nghiệm thấy không đúng với thực tế khi an nghịch vòng Tràng Sinh lại lấy các cung Tứ Chính Tí Ngọ Mão Dậu để an Tràng Sinh tại đó, thật là hết chỗ nói. Sỡ dĩ xưa nay người ta cứ loanh quanh lẩn quẩn trong Tử Vi chỉ vì không chịu học cho thấu triệt diệu lý của Ngũ Hành và Dịch Lý mà ra cả. Hoặc giả thích phát minh nên cứ muốn tìm cái gì mới lạ hoặc khác hơn những gì Thánh Nhân đã dạy và để lại.
Nếu không theo Dịch Lý Ngũ Hành thì tại sao tháng 4 Âm Lịch năm 2008 bị đuổi việc?
Đó là vì năm Mậu Tí Nạp Âm là Hỏa đến cung Dần Hỏa được sinh, Hỏa Mệnh Đại Vận đến cung Tỵ Hỏa có Liêm Trinh cũng Hỏa, mùa Hè Hỏa cực thịnh ... Nói chung là Hỏa quá thịnh, Hỏa thịnh mà Thuỷ đi vào Tuyệt địa vì năm Tí đến cung Dần là Thuỷ Bệnh nên dù đối cung có Hóa Quyền mà cung quan vẫn xấu nên mất việc. Riêng trong 2 năm Tuất gặp cung Thuỷ năm Hợi gặp Phá Quân Thuỷ lại có Hóa Lộc Hóa Khoa tương hợp nên tốt (Thuỷ là Quan của Mệnh Hỏa).
Tóm lại đặc biệt trong Đại Vận này Mệnh Vận vững có thực lực chịu khó làm ăn, nhưng cần gặp những năm Nạp Âm hay cung hoặc sao Kim Thuỷ thì tốt, Thổ tiết khí cũng tốt còn gặp Mộc Hỏa thì không hay. Đây là nói chung, cần phải xem tổng thể phối hợp với Tinh Đẩu tốt xấu mà gia giảm mới có được đáp số chính xác. Nên chi xem số không thể cứng nhắc về một mặt ví như chỉ dùng Ngũ Hành bỏ Tinh Đẩu, hoặc xem Tinh Đẩu bỏ Ngũ Hành, hoặc lấy Âm Dương làm chính thì chắc chắn khó tránh nhiều thiếu sót trong lúc luận đoán. Xem Tử Vi thì Ngũ Hành Nạp Âm của từng năm có giá trị rất lớn trong luận giải, không thể không chú ý!
Lá số 2: Nam Mệnh sinh năm Giáp Dần tháng 9 ngày 20 giờ Mão (Âm Lịch).
Mệnh này mới nhìn như Vô Chính Diệu nhưng thật ra Xương Khúc được xem là Chính Diệu Kim Thuỷ sinh Mệnh nên Mệnh rất vững nên Thuỷ Mệnh bị cung Thổ khắc chế mà cả đời luôn tốt. Từ sinh ra đến lớn lên chưa hễ trải qua vất vả hay đau khổ từ vật chất đến tinh thần. Đương số hành Vận Kim Thuỷ hoặc gặp các Sao Kim Thuỷ thì rất tốt. Dù hành Vận Thổ cung mà có sao Kim cũng chẳng sợ. Chỉ sợ những năm Nạp Âm Thổ, thường Quan Lộc (Thổ là Quan của Mệnh Thuỷ) thì nhất định bị trục trặc như mất việc hoặc bị giáng chức ...
Đương số là người có thực tài, có học thức cao, thuộc loại tài ba đởm lượt, ấy vậy mà có cô bạn gái nào muốn cưới hoặc vợ thì đều có học thức hoặc thành đạt cao hơn anh ta cả, do bởi cung Thê lớn hơn cung Mệnh Thân.
Nói về vấn đề Cục và Mệnh thì điều tiên quyết bất kế gì đi nữa Cung và Sao hợp hành Mệnh là tốt; sinh cho Mệnh cũng hay nhưng không nên quá vượng. Nếu bản Mệnh đóng ở những cung Suy Tuyệt mà gặp được nó là có cứu, có chỗ đắc dụng, chẳng phải là người tầm thường, là người có phúc thường gặp may và làm nên sự nghiệp. Nếu gặp Vận tốt hợp Hành hay sinh Mệnh hoặc khắc chế Cục thì hiển hách. Trường hợp Mệnh ở Vượng cung, lại thêm sao hợp hành Mệnh thì đó chính là QUÁ nhiều thì xấu, nên là người có thực tài, tài ba lổi lạc, mà chẳng gặp được cơ hội để thành đạt như ý muốn, sống vất vả cực khổ, do sớm tự lập mà ra, nhưng dĩ nhiên là người có thành đạt lớn, nếu số tốt, khi hành vận có Cung hoặc Sao sáng sủa chế hóa hành bản Mệnh thì thành công lớn. Nếu không may đi toàn Vận hỗ trợ thêm cho Ngũ Hành Mệnh Cục thì cũng bình thường hoặc chẳng ra gì nếu các Sao hãm thêm Sát Tinh thì càng tệ hại hơn nữa.
Ý bất tận ngôn mong hiểu ý quên lời. Xin hãy thực nghiệm và nghiền ngẫm cho đến chỗ cùng lý tận tánh, nếu thấy có chỗ dùng được thì dùng, ngược lại xin bỏ ngoài tài mong chẳng chấp trước.
đọc thêm:
Sửa bởi tam-minh: 27/06/2011 - 19:02
#13
Gửi vào 27/06/2011 - 19:10
Xem Cục là một điều hết sức lý thú trong Tử Vi,có thể nói là một bí quyết mà nhiều người cất giấu cho riêng mình.Thường các sách thị trường và cách xem của đa số mọi người gồm 5 quy tắc : Tỷ Hoả,khắc nhập khắc xuất,sinh nhập sinh xuất.Và từ đó,suy diễn ra,được sinh nhập thì tốt độ số gia tăng,bị khắc nhập thì xấu độ số giảm thiểu.Đại loại là số vất vả hay gặp nhiều trắc trở,thuận lợi...vân vân....Những suy diễn đó,theo tôi là ít giá trị trong việc luận giải lá số,không đi vào được chi tiết bỡi lẽ con người sinh ra mấy ai không gặp chút trắc trở hay vất vả,nếu vậy hễ nhìn lại đổ lỗi cho Cục khắc mệnh liệu đã hoàn toàn đúng đắn chưa.....
Những tổng thống là người có công danh cực tốt không ? Vậy khi xem các lá số của họ : Obama Mệnh Thổ được Hoả Cục sinh,Tưởng giới Thạch mệnh Thổ được Hoả cục sinh,Bill Clinton Mệnh Thổ khắc Thuỷ Cục,Mao trạch đông Mệnh Thuỷ sinh xuất Mộc Tam Cục,A.Hitler Mệnh Hoả sinh Thổ cục... có thể thấy là Mệnh và cục rất đa dạng nhưng công danh họ vẫn quý tột bậc.
#14
Gửi vào 27/06/2011 - 20:51
#15
Gửi vào 30/06/2011 - 00:58
Những gợi ý của Saomai cho Bạn, trong topic trước của Bạn, đã được Bạn đặt lại vấn đề rất hay trong topic này.
Nhưng những băn khoăn trên của Bạn, đã được Bạn giải quyết sao rồi ?
Có còn khó khăn hay vướng mắc gì nữa không ?
Nếu còn chỗ nào chưa giải quyết được, Bạn có thể trao đổi lại với Saomai.
Nếu Bạn không thể nói hết ý của Bạn ở đây được, thì Bạn hãy gởi PM cho Saomai, có thể Saomai sẽ giúp được thêm cho Bạn về ý tưởng.
Chúc Bạn ngày càng thăng tiến trong học thuật.
Saomai
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() BÁO ĐỘNG ĐỎ: Suy Thoái Đang Nuốt Chửng Nước Mỹ? Sự Sụp Đổ Kỷ Lục Của Niềm Tin Người Dân! |
Linh Tinh | FM_daubac |
|
![]()
|
|
![]() Người tình như lê hoa đới vũ |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Đời người 70 năm |
Vườn Thơ | Đinh Văn Tân |
|
![]()
|
|
![]() Tứ khố, mộ khố trong tứ trụ |
Tử Bình | ThichMinhTue |
|
![]() |
|
![]() THẬP ĐẠI CHỦ TINH trong QCTM .![]() |
Quỷ Cốc Toán Mệnh | INDOCHINE |
|
![]() |
|
![]() Pinned Trang nhật ký để ngỏ...(cho mọi người) |
Vài Dòng Tản Mạn... | Tử Phủ Vũ Tướng |
|
![]() |
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












