Jump to content

Advertisements




Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống



2533 replies to this topic

#2341 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 00:00

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 15/06/2014 - 23:53, said:

ít tuổi

Ý cháu nói tuổi sinh học hay tuổi gì ?

Thanked by 2 Members:

#2342 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 00:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 15/06/2014 - 22:12, said:

Bác kể chuyện gặp người âm mà cháu đọc hơi rợn rợn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Tại sao lại sợ cái đã là mình trước đây và sẽ là mình sau này?

Tại sao lại sợ cái mà người thân quá cố đã trở thành?


Người âm họ tôn trọng quy tắc, hiểu luật nhân quả, luật trời đất hơn người dương. Bằng chứng là

- Tỉ lệ tội phạm của họ thấp hơn người dương, số lượng thầy pháp trên dương thế luôn ít hơn số lượng cảnh sát các nước cộng lại mà. Số lượng nhà tù của người âm từ thời Đức Phật đến giờ cũng chỉ 10. Nhưng số lượng nhà tù của người dương chỉ tính từ thời Asoka đại đế đến giờ chắc là tăng lên rất nhiều.

- Họ tôn trọng hoà bình, quy tắc ứng xử. Lịch sử Phật Giáo chưa ghi nhận trường hợp Thập Điện Diêm Vương kéo quân qua xâm phạm lãnh thổ của nhau. Nhưng lịch sử nhân loại ghi lại không biết bao nhiêu cuộc chiến tranh.

- Có vài trường hợp ma nhập, vong theo, vong phá ... cũng là do nghiệp báo đời trước, kiếp trước... nhưng cộng tất cả lại so tỉ lệ thì chắc chắn chỉ vài % so với tỉ lệ phạm tội do người dương gây ra cho người dương.

Ứng xử với người âm cần chân thành, thực lòng. Vì điển của họ rất nhẹ, họ bắt được suy nghĩ của mình.

Có khi mình cầu khấn đức Phật tác thành cho mình điều gì đó, nhưng thực ra Đức Phật không có trực tiếp làm giúp mình đâu. Phật độ mình giàu thì ai lãnh phần nghèo? Phật độ mình thắng kiện thì ai thua kiện? Phật giúp ai bỏ ai?

Hoặc chư Thiên, hoặc có khi là người âm tin vào đức Phật nghe lời cầu nguyện của mình mà giúp mình tác thành nguyện vọng chính đáng vì khi giúp mình thì họ tạo phức siêu sinh.

Đa số người âm vẫn chưa vãng sinh sau 3 năm là nghiệp vương vấn vẫn còn, nên họ cũng cần tạo phước để loãng nghiệp

Sửa bởi goodluckgoodbye: 16/06/2014 - 00:18


#2343 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 00:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 16/06/2014 - 00:00, said:

Ý cháu nói tuổi sinh học hay tuổi gì ?

Gứm, tôi biết là cháu tài cháu giỏi rồi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tính ra thế, cháu ngang hàng phải lứa với nhìu người đó hehe

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 16/06/2014 - 00:03, said:

Tại sao lại sợ cái đã là mình trước đây và sẽ là mình sau này?

Tại sao lại sợ cái mà người thân quá cố đã trở thành?

Cháu cũng là người tín, nhưng thế giới người âm cháu không biết như thế nào, lại được người dương thêu dệt nhiều chuyện ly kỳ nên cháu thấy như vậy

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 3 Members:

#2344 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 00:30

Hôm nay vô tình tám tám trên thế giới ảo chủ đề người âm

Tự nhiên cũng liên hệ đến cái duyên thực tế. Tối nay tôi ngủ ở 1 nơi nổi tiếng nhiều ma. Đang trong căn phòng nổi tiếng ma nhát nhất nè. Phải trấn an mọi người, chứ suốt ngày sợ quá, người thấy ma chỉ có vài người nhưng đồn thổi thành dư luận, thêm chút thêu dệt nữa làm mọi người hoang mang.

Rủ vô coi đá banh mà chẳng có người nào dám vô coi chung hết. Làm gì mà sợ quá vậy không biết nữa! Trong khi chỉ có người mới ăn tiền cá độ của nó chứ ma nào ăn! Nó cầu ma thì nếu thắng giỏi lắm cúng con vịt chưa tới 200 ngàn. Còn thua độ thì chung người dương tiền triệu! Ai thực sự ăn của nó nhiều hơn?

Cuối cùng, tôi thấy cái người thực sự thấy ma thì lại không sợ ma bằng chính những người chưa bao giờ nhìn thấy nhưng nghe kể lai rồi tưởng tượng thêm!

Hà hà! Đang gõ gõ như vầy, không biết mấy ổng mấy bả có đang đứng sau lưng đọc hay không! Đọc xong chắc cười quá, vì nhát được tới HZ ở tận chổ nào chổ nao ha ha ha!

Sửa bởi goodluckgoodbye: 16/06/2014 - 00:41


#2345 haonguyen

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 74 Bài viết:
  • 115 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 01:59

Tui ít tin chuyện này lắm, nhất là gọi dí thì càng k bao giờ tin, nhưng từ khi Bố tui mất, tui có cảm giác có lẽ là có thế giới tâm linh( cảm giác vậy).Hồi còn sống Bố tui rất vô sư vô sách, Mẹ tui mà cúng bái gì, ông toàn giễu cười, bảo: người chết thì biết cái gì nữa, đâu có ăn được, toàn người sống cúng xong là ăn thôi. Từ sau khi Bố tui mất, tui rất hay mơ về Bố, mà mơ như thật luôn ấy.Có hôm hỏi: "Bố muốn gì thì phải nói , con mới biết đường, ông bảo t*o chả thích gì, chỉ thích hoa"....Nhiều hôm mơ ( như thật luôn), ông về rủ đi cùng, phôn về kể cho Mẹ, Mẹ khấn Bố:" Con nó đã ốm yếu, ông cứ về rủ nó đi, nhỡ nó sợ, nó ốm ra đấy, thì lần này ông k có mà sang đó chăm nó được như lần trước nữa đâu, nó mà chết thì con nó còn nhỏ dại thế ai nuôi?". Vậy là từ bữa đó ít mơ hơn. Thỉnh thoảng tui toàn khấn" Con là con cũng vô sư vô sách như Bố , thời lúc Bố còn sống đấy, nên nếu Bố linh thiêng , thì Bố đánh chữ đại xá, tha lỗi cho con".Ớ, mà các cụ bẩu " Chết trẻ, khoẻ ma" , k biết có đúng k nhể?

Nãy ngồi coi bóng đá, nghĩ thấy dân mấy nước hồi giáo, như Thổ nhĩ Kỳ, Iran, Irac...họ lạc hậu tới mức dở hơi, là anh em con chú con dì ruột, vẫn được lấy nhau. Bởi vậy nên bọn trẻ con Thổ thường học dốt , nếu so với mặt bằng chung, thỉnh thoảng sinh con tàn tật nữa. Ấy vậy mà họ còn biết và luôn đấu tranh cho dân chủ. Ấy thế mà người Vn, tự cho mình là thông minh, nào là chất lượng học sinh đứng thứ bao nhiêu tren thế giới, tiến sỹ , thạc sỹ( giấy) nhiều vô kể. Mà ứ coi trọng Dân chủ,bị cấm tự do ngôn luận cũng ứ dám cãi.Cứ ai có địa vị xã hội , nhiều tiền, có quyền hơn ta, là " Nói luôn đúng", đúng là: " Ứ hiểu" luôn

Sửa bởi haonguyen: 16/06/2014 - 01:51


#2346 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 02:44

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BigBang, on 15/06/2014 - 11:01, said:

Bác chôn xuống đất chứ làm gì phải đốt.
Bác không chôn thì làm sao có cái để đào tận gốc trốc tận rễ.
Đất miền Nam đầy gò mối, chôn vài tháng thì mối ăn sạch hết. Lại nguy hiểm nếu họ thấy mình chôn sách qui cho tội tàng trử tài liệu phản động thì cũng giống như ngày xưa tội phạm thượng vậy. Nhân chứng sống của lịch sử vẩn còn rất nhiều đâu sợ không thể thấu gốc rễ, chỉ cần Tâm chính và an tịnh thì nhìn rõ sự thật của bức tranh lịch sử.

#2347 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 03:34

Nền kinh tế VN phải trả giá cho phương pháp giáo dục học thuộc lòng, không có khả năng suy luận, văn thì theo bài mẫu, ra đề trong đề cương! Cái giá rất đắc là sinh viên ra trường không có khả năng diễn đạt rõ ràng.

Những người sau đây được coi là nguồn nhân lực quý hiếm trong hoàn cảnh hiện nay, dù những yêu cầu dưới đây rất là căn bản, chưa phải là nâng cao.


1. Trình bày ngắn gọn, rõ ràng, đầy đủ. Giải trình, hay đề án gì cũng gói gọn không quá 1 trang giấy A4 khi in ra có chừa lề cho người ta ghi chú. Hoặc gói gọn trong 1 màn mình laptop không cần phải scroll cũng đọc được hết. Đây là hậu quả của cách dạy Ngữ Văn, học thuộc lòng, câu mẫu, văn mẫu.

2. Hiểu ý sếp cần gì, muốn gì, đặt mình vào vị trí người tiếp nhận thông tin. Báo cáo tài chính tràn giang đại hải ai mà đọc cho nổi. Sếp chỉ cần biết Tiền đi đâu, đang ở đâu. Một câu ngắn gọn vậy thôi. Hỏi thêm thì trả lời thêm, đừng có gửi dư thông tin mà cũng không thiếu thông tin.

3. Biết báo cáo lại nhiệm vụ được phân công. Khi gặp tình huống phức tạp thì biết đề ra phương án.

4. Làm việc gọn gàng, không chừa cái đuôi cho người khác dọn dẹp. Cái bệnh của lao động VN là làm cái gì cũng sót cái đuôi cho người khác dọn dẹp, giống như ăn cơm bỏ mứa.

5. Biết hình dung, tưởng tượng, suy luận có logic. Thế hệ càng về sau càng tệ do không có thói quen đọc sách, báo, chỉ thích xem phim, coi hình. Học hết tú tài mà nhìn chữ là chóng mặt, chỉ thích coi hình.

6. Biết hỏi lại khi không hiểu vấn đề. Cái gì cũng hiểu hiểu! Ừ ừ dạ dạ. Cuối cùng làm ra chớt quớt. Hỏi tại sao thì trả lời em tưởng là.... Đây là hậu quả của lối học hành 1 chiều, không có tương tác, phản biện.

Tạm thời nhiêu đây! Bực mình quá!

---------------------

Xong việc định đi ngủ 1 chút mới để ý nghe thấy cách phòng kế bên có tiếng kéo bàn kéo ghế, qua đó thì không thấy ai hết. Nãy giờ dởn ốc thiệt nhe chứ không chơi.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 16/06/2014 - 03:56


#2348 minhminh

    Ban Điều Hành

  • Ban Điều Hành
  • 3867 Bài viết:
  • 24434 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 09:01

Ngày xưa thế hệ chúng tôi thi tú tài tức lớp 12 bây giờ
Lop 11 gọi là tú tai 1 ,
Một năm thí sinh chỉ đậu từ 30 đến 35% trên tổng só toàn miền Nam
Thày dạy chúng tôi có nói : học sinh thi rớt vì thuộc bài mà không hiểu bài.
Phải hiểu bài và tiêu hoá được môn mình học thì mới giỏi được .

Hồi còn học on thi giấy phép hành nghề ở Mỹ , chúng tôi học ôn thi , thực hanh hơn 10 ngàn cáu của tất cả các bài thi mãu , nhưng khi thi chỉ trúng có đúng 2 câu thôi .
Nhưng nhờ không những thuộc và hiểu bài tiẻu hoá cách nghuyễn nhừ nên làm bào cách dễ dàng , mặc dù chủ cho một phút một câu , nhưng vãn thừa thời gian

#2349 Vô Thường

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2616 Bài viết:
  • 9302 thanks
  • LocationTuyết Sơn

Gửi vào 16/06/2014 - 09:19

Đọc bài chú Minhminh lại nhớ tới kỉ niệm các kì thi học sinh giỏi toán thành phố những năm GJ học cấp 1.

Có 1 thằng bàn cùng khóa, năm nào cũng nhất Thành phố và nhất tỉnh. Bài nó làm toàn điểm tuyệt đối. Trong khi GJ học cũng thuộc loại khủng của khóa mà toàn đạt thang điểm ở giải nhì, giải 3, khuyến khích...
Hâm mộ và phục nó lắm. Làm quen bằng được, chơi với nhau rồi mới biết thầy giáo dạy nó là người ra đề. Và nó học thuộc hoàn toàn phương pháp giải các bài thi từ trước. Làm chả cần nghĩ mẹ gì cả. Lắm bài khoai quá, mình ngồi cắn bút phân nửa thời gian, thủ đủ phương pháp giải mà vẫn chưa ra đáp số. Nó quăng bút cứ phầm phập rồi nộp bài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau lên cấp 3 thằng đó vô chuyên văn sử địa. Vì chỉ học thuộc thôi.

#2350 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 09:57

Phải đứng ở góc độ lãnh đạo mới thấy được.

Nếu giáo dục tốt theo suy luận, tư duy logic, phản biện, thì những cái giá trị mình đang thổi phồng lên sẽ bị thách thức, trong khi nếu chỉ dạy nhồi nhét thì sẽ có những con người do nhiễm tuyên truyền mà ảo tưởng, nói gì nghe nấy, ko thắc mắc, ko góp ý, ko ý kiến, ko chống đối, ko bắt bẻ, tôn sùng lãnh đạo. Khổ cái là cũng thui chột luôn sự sáng tạo, tư duy logic, suy luận, phản biện cần thiết trong công việc...

Nếu ai cũng có tư duy, suy luận, sáng tạo, phản biện thì mặt trận tổ quốc, bang tuyên giáo đâu còn chỗ mà tồn tại

Sai lầm của Pháp là đã đẩy mạnh các giá trị trên, cho người VN đi ra nước ngoài rồi về kể lại, rồi đấu tranh chống lại.... trong khi chỉ cần thành lập 2 bang hội trên và nhồi sọ giáo dục + báo chí, truyền thông là xong. Lấy chỗ đâu cho các cụ Phan hoạt động.

Sửa bởi bluebird2304: 16/06/2014 - 10:00


#2351 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 10:07

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gabriel.Julian, on 16/06/2014 - 09:19, said:

Đọc bài chú Minhminh lại nhớ tới kỉ niệm các kì thi học sinh giỏi toán thành phố những năm GJ học cấp 1.

Có 1 thằng bàn cùng khóa, năm nào cũng nhất Thành phố và nhất tỉnh. Bài nó làm toàn điểm tuyệt đối. Trong khi GJ học cũng thuộc loại khủng của khóa mà toàn đạt thang điểm ở giải nhì, giải 3, khuyến khích...
Hâm mộ và phục nó lắm. Làm quen bằng được, chơi với nhau rồi mới biết thầy giáo dạy nó là người ra đề. Và nó học thuộc hoàn toàn phương pháp giải các bài thi từ trước. Làm chả cần nghĩ mẹ gì cả. Lắm bài khoai quá, mình ngồi cắn bút phân nửa thời gian, thủ đủ phương pháp giải mà vẫn chưa ra đáp số. Nó quăng bút cứ phầm phập rồi nộp bài.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Sau lên cấp 3 thằng đó vô chuyên văn sử địa. Vì chỉ học thuộc thôi.

Chú học thế quá giỏi. Anh thi tốt nghiệp PTTH môn Sử được 4/10 nên bất chấp tổng điểm được xếp loại Tốt nghiệp Trung Bình. Thời đó sử thế giới chiếm 3 điểm, sử Việt chiếm 7 điểm. Được 4 điểm là 3 điểm sử thế giới + 1 điểm sử Việt. Câu hỏi sử Việt là về bác H ồ đi tìm đường cứu nước.

Lên đại học có học môn văn hóa phương Đông đại cương, thì anh và một người nữa là hai người có điểm thấp nhất lớp. Thầy hỏi ngũ hành là gì ? Trả lời: di chuyển 5 lần và 5 kiểu. Thầy ngớ ra chắc không hiểu.

Triết học đại cương ở đại học được 5/10 (thi viết). Câu hỏi về cặp phạm trù vật chất-ý thức.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

minhminh, on 16/06/2014 - 09:01, said:

Ngày xưa thế hệ chúng tôi thi tú tài tức lớp 12 bây giờ
Lop 11 gọi là tú tai 1 ,
Một năm thí sinh chỉ đậu từ 30 đến 35% trên tổng só toàn miền Nam
Thày dạy chúng tôi có nói : học sinh thi rớt vì thuộc bài mà không hiểu bài.
Phải hiểu bài và tiêu hoá được môn mình học thì mới giỏi được .

Hồi còn học on thi giấy phép hành nghề ở Mỹ , chúng tôi học ôn thi , thực hanh hơn 10 ngàn cáu của tất cả các bài thi mãu , nhưng khi thi chỉ trúng có đúng 2 câu thôi .
Nhưng nhờ không những thuộc và hiểu bài tiẻu hoá cách nghuyễn nhừ nên làm bào cách dễ dàng , mặc dù chủ cho một phút một câu , nhưng vãn thừa thời gian

Cứ chê một nền văn hóa mất gốc, trí thức mất gốc, giàu sổi (giàu không có gốc), phát triển kém bền vững. Vì sao ? Trí phú địa hào đào tận gốc trốc tận rễ rồi, còn đâu mà gốc.

#2352 TienNam

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1764 Bài viết:
  • 3374 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 10:15

Ngày xưa, do hoàn cảnh lịch sử nên nhà cầm quyền thực hiện chính sách giáo dục hạn chế, khó khăn cũng nhằm mục đích chính trị để dễ trị dân.

Xu hướng giáo dục hiện nay, như Mỹ cũng vậy, hệ phổ thông tốt nghiệp cũng không khó, có thể nói là phổ cập phổ thông để nâng cao dân trí nếu bây giơ, giáo dục thực hiện như ngày xưa, sẽ đi ngược lại sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay là phổ cập phổ thông, chính sách.giáo dục cũng phải thay đổi cho phù hợp với hiện thực.

Chương trình đạo tạo phải theo hướng mở, linh động để những người không thích học, những người có trí tuệ kém vẫn học và tiếp thu, ứng dụng, vận dụng vô đời sống được; những người mê học, có tư duy cao vẫn có thể tìm hiểu sâu, đi xa hơn....và Mỹ, Châu Âu đã thành công trong việc này.

Nền giáo dục VN theo hướng Mỹ, EU lại không thực hiện được vì VN bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng nho giáo, đạo giáo cho nên giáo dục VNchir có thể học hỏi nền giáo dục Nhật Bản để thay đổi cho phù hợp.

Rất tiếc, giáo dục VN hiện nay cũng không thể học hỏi nền giáo dục NB vì lý do chính trị.

Rốt cuộc, với thể chế chính trị VN cuối cùng không thể học hỏi, cải cách theo NB, USA,EU....

Và rồi không biết đến bao giờ, VN mới trả lại bản sắc dân tộc tốt đẹp của dân tộc đã bị mất trong những thời gian qua.
.
Hy vọng các nhà cải cách giáo dục hiện nay, nhìn ra được cái khó khăn cốt lỗi của nền giáo dục mà đề ra dduojc các phuong pháp khắc phục hiểu quả.

Một đất nước, khả năng tư duy, nhận thức, đạo đức của dân chúng thấp thì khó có thể nào phát triển thành giàu có.


Sửa bởi TaoLao: 16/06/2014 - 10:25


#2353 TiKiTaKa

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1500 Bài viết:
  • 3654 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 10:18

Điểm số là đánh giá của thầy đối với bài của trò, nhưng ngược lại còn thể hiện phần trăm đồng ý của trò với kiến thức của thầy. 5 điểm có nghĩa là em chỉ đồng ý với thầy 50%.

#2354 bluebird2304

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1712 Bài viết:
  • 2511 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 10:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TaoLao, on 16/06/2014 - 10:15, said:

Ngày xưa, do hoàn cảnh lịch sử nên nhà cầm quyền thực hiện chính sách giáo dục hạn chế, khó khăn cũng nhằm mục đích chính trị để dễ trị dân.

Em xin phép nêu ý kiến về điều trên:

Ngày thời Pháp, thật ra khuyến học rất được quan tâm, nhưng dân nghèo thì không quan tâm đi học lắm, vì họ còn phải kiếm ăn. Giàu thì cũng lo hưởng thụ vì đi học cũng không giúp họ giàu hơn được, nhưng vẫn có tinh thần đi học từ thời nho học phong kiến. Nhưng đã chịu đi học thì tương lai khá.

Em xin đưa 2 ví dụ: Ông Trần Trinh Trạch, bố công tử Bạc Liêu, từ chăn trâu có cơ hội học hành do luật pháp bắt phải đi học.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ví dụ thứ 2 là ông cố em, thuở nhỏ nhà nghèo, đi chân không phụ mẹ bán bánh canh. Đi học giỏi mà lên trưởng ty giáo dục tỉnh Bến Tre (Nguyễn Văn Trinh). Phát triển lên đệ nhị cho đến khi hoàn chỉnh (trước đó phải sang Mỹ Tho học)

Trích dẫn

Từ Trường Trung-học Công-lập Bến Tre Kiến-Hòa, Trường Trung-học Kiến-Hòa, Trường Trung học Tổng hợp Lạc Long Quân, thì Trường Trung học Phồ thông Nguyễn Đình Chiểu có bề dày truyền thống và lịch sử hơn 50 năm.

Từ 1954 đến 1958: Phát triển bậc đệ nhất cấp.

Từ 1960 đến 1962: Phát triển bậc đệ nhị cấp.

Từ 1962 đến 1975: Trường Trung Học hoàn chỉnh, đủ các cấp lớp từ đệ thất đến đệ nhất (lớp 6 đến lớp 12).

- Các vị hiệu trưởng: Nguyễn Văn Trinh, Phùng Văn Tài, Nguyễn Đình Phú, Bùi Văn Mạnh, Huỳnh Phú Hiệp, Trần Kim Quế,Phan Thế Chánh.

Hàng loạt thế hệ lãnh đạo trước của nước ta do hưởng từ nền giáo dục Pháp. Có thể kể Nguyễn Ái Quốc, Võ Nguyên Giáp, Trần Đại Nghĩa...thế hệ VN trước nhiều người nói tiếng Pháp rất hay và chuẩn dù chỉ học và nói tiếng Pháp ở VN. Đó là chưa kể hàng loạt trí thức chống Pháp nhưng bất đồng chính kiến. Người VN lúc đó xách ba lô lên và đi Pháp nhiều, ko bị hạn chế. Thời VNCH tú tài VN thì được công nhận trên thế giới và có thể qua các nước khác học đại học.

Kiến thức, cách học, thiết bị... có thể thay đổi, nhưng các phương pháp phân tích, tổng hợp, phản biện, suy luận, biện luận, tư duy sáng tạo ...vẫn là nền tảng cơ bản của các nền giáo dục. Giáo dục thời trước có đầy đủ văn, thể mỹ. Hiện đại thế giới thay đổi quá nhanh nên sự sáng tạo, thích nghi và kỹ năng sống cũng rất quan trọng (thế hệ VN hiện nay, BB trong đó, rất thua kém về khoảng này và phải cố gắng rất nhiều để bắt kịp khi du học).

Nếu ko có Pháp thì chắc dân ta còn trong thời phong kiến, nho giáo.., ko lẽ dân hạnh phúc hơn sao. Nam nữ VN bình đẳng hơn HQ cũng nhờ Pháp

Độc lập là quan trong nhưng những gì học được từ Pháp thì vẫn phải được nhìn nhận.

Sửa bởi bluebird2304: 16/06/2014 - 11:01


#2355 ttL

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 766 Bài viết:
  • 865 thanks

Gửi vào 16/06/2014 - 11:41

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TaoLao, on 16/06/2014 - 10:15, said:

Ngày xưa, do hoàn cảnh lịch sử nên nhà cầm quyền thực hiện chính sách giáo dục hạn chế, khó khăn cũng nhằm mục đích chính trị để dễ trị dân.

Xu hướng giáo dục hiện nay, như Mỹ cũng vậy, hệ phổ thông tốt nghiệp cũng không khó, có thể nói là phổ cập phổ thông để nâng cao dân trí nếu bây giơ, giáo dục thực hiện như ngày xưa, sẽ đi ngược lại sự phát triển của xã hội.

Tuy nhiên, để phù hợp với hoàn cảnh hiện nay là phổ cập phổ thông, chính sách.giáo dục cũng phải thay đổi cho phù hợp với hiện thực.

Chương trình đạo tạo phải theo hướng mở, linh động để những người không thích học, những người có trí tuệ kém vẫn học và tiếp thu, ứng dụng, vận dụng vô đời sống được; những người mê học, có tư duy cao vẫn có thể tìm hiểu sâu, đi xa hơn....và Mỹ, Châu Âu đã thành công trong việc này.

Nền giáo dục VN theo hướng Mỹ, EU lại không thực hiện được vì VN bị ảnh hưởng nặng nề tư tưởng nho giáo, đạo giáo cho nên giáo dục VNchir có thể học hỏi nền giáo dục Nhật Bản để thay đổi cho phù hợp.

Rất tiếc, giáo dục VN hiện nay cũng không thể học hỏi nền giáo dục NB vì lý do chính trị.

Rốt cuộc, với thể chế chính trị VN cuối cùng không thể học hỏi, cải cách theo NB, USA,EU....

Và rồi không biết đến bao giờ, VN mới trả lại bản sắc dân tộc tốt đẹp của dân tộc đã bị mất trong những thời gian qua.
.
Hy vọng các nhà cải cách giáo dục hiện nay, nhìn ra được cái khó khăn cốt lỗi của nền giáo dục mà đề ra dduojc các phuong pháp khắc phục hiểu quả.

Một đất nước, khả năng tư duy, nhận thức, đạo đức của dân chúng thấp thì khó có thể nào phát triển thành giàu có.
Mọi sự có thay đổi được ko tuỳ vào các quan chức ngành giáo dục thôi.Nhưng các bác này tối ngày xách cặp táp đi họp cấp trên xong lo ổn định chính trị,xem năm nay thay đổi sách giáo khoa (mỗi lần in lại có tiền bỏ túi) xong con các bác này mới trung học cũng lo đi Mỹ,Sing,Ca na da,Anh,pháp du học rùi mặc kệ nền giáo dục cho thằng dân đen .
Phải có luật cấm con các quan chức đi du học may ra nền giáo dục nước nhà mới khá lên được còn ko thì mèo vẫn hoàn mèo.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |