Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Diệu Nhung, on 12/04/2014 - 11:13, said:
Goodgluck và LD rất giỏi trong kinh doanh nhưng riêng về điều này có lẽ nhận định chưa chuẩn lắm, phải là người trong cuộc mới hiểu thấu đáo hơn. Và trong nhìn nhận đánh giá một vấn đề, thiết nghĩ chúng ta không nên tô hồng và bôi đen quá mức. cái gì cũng có tính hai mặt của vấn đề… DN sẽ bàn kỹ hơn về vấn đề này nếu có thời gian…
Các bạn ạ, điều quan trọng là các bạn phải biết được sở trường sở đoản của mình thì việc định hướng cho tương lai mới chuẩn. Tất nhiên có một điều trở ngại, để nhận được mình có những cái gì và không có cái gì âu cũng phải qua thực tế và công việc.
Vâng, có thể chưa chính xác hoặc chỉ đúng một phần nào đó (ở Việt Nam ta), bởi mỗi môi trường có những hoàn cảnh khác biệt nhau, cách xử lý khác nhau, nhưng theo cá nhân LD thì đó cũng là cách định hướng sai, giáo dục sai từ nền tảng chính sách của cả quốc gia, chứ không hẳn cá nhân người nào đó sai, như phương tây hệ thống giáo dục vào dễ ra khó, ngược lại Việt Nam thì vào có vẻ khó nhưng ra thì dễ, nên tầng lớp thạc sĩ, tiến sĩ nhiều vô biên, chức danh, học vị ghi kín mặt cardvisit nhưng thực tế thì lại khác. Phương Tây họ thúc đẩy sự độc lập, tư duy, sự sáng tạo và sự lựa chọn cho chính bản thân mình, không bao giờ áp đặt hay có tâm lý như VN phải đỗ ĐH hay phải vào ĐH mới có thể thành công, dẫn đến cảnh thừa thầy thiếu thợ, lý thuyết gia thì nhiều trong khi chuyên môn giỏi không có mấy ai.
Ngay như Nhật Bản có nhiều nét tương đồng với VN nhưng riêng về tinh thần dân tộc, hệ thống giáo dục khác hoàn toàn, họ luôn thúc đẩy sự độc lập, tư duy sáng tạo cho con trẻ ngay từ khi còn nhỏ nên họ là một nước phát triển nhất thế giới là lẽ đương nhiên, ngay việc đơn giản như con đi học bố mẹ VN sách túi sách cặp cho con, đi dày đi dép cho con, có khi còn làm vệ sinh cá nhân cho con, lớn rồi nhưng bố mẹ vẫn đút cơm mỗi sáng đi học, dẫn đến con cái ỷ lại vào bố mẹ, ỷ lại vào người khác rất lớn, rồi hơi lạnh một tí nhưng cũng cho con ở nhà, sợ con cảm lạnh, ốm, con bước đi ngã tí xíu là lao đến ôm xuýt xoa, con muốn gì cũng chiều dù chẳng biết nó có ảnh hưởng đến con hay không ... nên dẫn đến một lớp thế hệ luôn sợ khó sợ khổ, ích kỷ luôn coi mình là trung tâm của vũ trụ, muốn gì cũng phải được, không được là quay sang chửi như hiện trạng hiện nay diễn ra trên Facebook hay các blog cá nhân của các em, có em chửi bố mẹ xưng cậu tớ (cậu tưởng cậu nuôi tớ, sinh ra tớ đã to à), chửi bà, chửi ông, chửi xóm chửi làng, như ngày hôm qua LD vừa xem một clip về một học trò cấp 2 chửi lại cô giáo, nói những câu rất hỗn xược mà chắc chắn thế hệ chị DN và LD không bao giờ có, dù có nghịch ngợm thế nào chăng nữa, đó chính là bất cập của sự phát triển không cân bằng với định hướng giáo dục tốt, khi kinh tế phát triển một chút, cuộc sống ấm no dư thừa hơn nhưng đạo đức, và tâm lý sống dựa lại tăng cao bởi sự ấm no, đầy đủ dựa trên nền tảng văn hoá thấp không được chú trọng.
Cũng có thể tâm lý mình khổ quá rồi không muốn cho con mình khổ, mình vất vả nên sợ con vất vả và cố bù đắp cho con cái, lo cho con mọi thứ và nghĩ rằng mình yêu con nhưng thực tế đó là làm hại con, có những vị phụ huynh ngay cấp 1 đã sắm điện thoại cho con, con đòi gì cũng mua, ở nhà thì không đụng tay đụng chân làm bất cứ việc gì vì đã có bố mẹ và osin làm. Thử hỏi một thế hệ như vậy làm sao có thể vượt lên, có sự đột phá ??? nên như anh GLGB nói và ngay cả LD cũng nhận định thế hệ 9X mang tính thiếu lạc quan như vậy không phải không có cơ sở, và nhìn nhận ở đây không chỉ trách móc, chê bai thế hệ này mà chính là phải nhìn nhận lỗi ở ngay chúng ta, những thế hệ trước đã một phần tạo ra như vậy, hình thành nên một thế hệ như vậy, tuy rằng không phải tất cả. Hy vọng là thế hệ này trong tương lai sẽ thay đổi bằng chính định hướng của chúng ta và sự hiểu biết của họ.
Qua cuộc sống của anh chị, và gia đình chắc chị hoàn toàn hiểu và giải thích được tại sao những thế hệ trước khi đi học ở các nước Đông Âu hoặc một phần phương Tây họ lại đều giỏi như vậy? không hẳn chỉ là thông minh thôi đâu, phải không chị? Và hiện nay ngay cả những tầng lớp quan chức (Thứ Bộ Trưởng, chủ tịch tỉnh, Bộ Giáo dục ... cũng mua bằng, đạo văn, đạo nhạc, đạo dự án, đạo đề tài nghiên cứu ....), là tại sao?
Sửa bởi Leadership: 12/04/2014 - 13:39