Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
goodluckgoodbye, on 10/04/2014 - 17:58, said:
Thú thật với chị, bằng cấp theo GLGB chỉ tương đối thôi. GLGB có dạy con mình là bằng cấp trường lớp chỉ căn bản thôi. Có 4 cái bằng quan trọng nhất là cha muốn các con tốt nghiệp
1. Bằng tiểu học trường đời: Là Letter of Offer 1 công việc tốt, trong 1 công ty tăng trưởng, cha muốn thấy cái bằng này của con, chứ bằng Đại Học chỉ để đánh dấu 1 quá trình tạo kiến thức nền thôi.
2. Bằng trung học trường đời: Giấy đăng ký kết hôn để tạo dựng 1 gia đình hạnh phúc.
3. Bằng đại học trường đời: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do con tạo dựng và đứng tên
4. Bằng cao học trường đời: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1 doanh nghiệp mà tự con tạo dựng lên.
Chia sẻ của anh thực sự có ý nghĩa cho nhiều người, con LD còn nhỏ nhưng chắc chắn LD sẽ học theo anh để dạy cho con mình những vấn đề trên.
Thực tế XH ngày hôm nay nó thành hình một thế hệ như vậy, không hoàn toàn ở lỗi những người sinh ra trong thập kỷ này, cũng do chính sách của nhà nước, hệ thống giáo dục tạo ra như vậy, thôi đành cố gắng chờ đợi nó thay đổi vào một ngày đẹp trời nào đó bằng sự cố gắng của cả nước và nhân dân, còn nó không thể thay đổi một sớm một chiều, ngay ngày mai khi chúng ta nói ra điều này chỉ nhờ vào một cá nhân hay một nhóm người nào đó, còn tự thân các bạn 9X nếu nhìn nhận thấy đúng như những chia sẻ tâm huyết của anh GLGB thì sẽ học cho mình được nhiều thứ mà không ở đâu dạy cho mình, đây là cơ hội hiếm có, là những chia sẻ đáng giá ngàn vàng nếu như hiểu và thấy được, còn nếu không thì cũng chẳng có giá trị gì, ngọc ẩn trong đá nếu như ai biết đãi lọc thì thực sự nó sẽ giống như viên ngọc quý cho bước đường xây dựng sự nghiệp cho chính bản thân mình.
Tôi cũng làm sản xuất như anh GLGB nhưng tôi cũng làm cả lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có thể mỗi người có cách làm việc khác nhau, đối tượng sản phẩm, khách hàng, quy trình khác nhau nhưng về những vấn nạn hay những vướng mắc cơ bản thì nó vẫn giống nhau. Như anh GLGB chia sẻ thì để làm trong lĩnh vực SX thì thực sự là một lĩnh vực khó, không hề dễ dàng và đơn giản như lĩnh vực thương mại thuần tuý còn khi xét cụ thể thì thương mại cũng có cái khó riêng tuỳ từng mặt hàng và đối tượng nhưng đánh giá chung thì không thể khó hơn lĩnh vực sản xuất được, bên tôi thì làm cả 3 lĩnh vực nên khá hiểu rõ các vấn đề ở cả 3 lĩnh vực này tuy nhiên lĩnh vực SX vẫn là lĩnh vực chính trong công ty chúng tôi, khác với anh GLGB là tập chung chủ yếu vào sản xuất, cho nên tôi cũng biết rằng việc sử dụng nhân công trong SX và quản trị sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi rất cao nếu như muốn công ty phát triển vững mạnh.
Để thành công thì ngoài chất lượng SP thì bài toán quản lý chi phí luôn được phải đặt lên hàng đầu bằng những sáng tạo (phương pháp làm việc, quy trình làm việc, quy trình vận hành, quy trình kiểm soát hàng hoá, quy trình quản lý hàng tồn kho, nguyên vật liệu, chi phí phát sinh, chi phí nhân công ...), nếu không quản lý được chi phí và có một sản phẩm tốt thì DNSX sẽ khó có thể tồn tại lâu dài, khác với lĩnh vực thương mại chúng ta có thể đầu tư theo mùa vụ, hoặc có thể căn cứ mức tiêu thụ trên thị trường để có thể cắt giảm, việc đào tạo nhân công, hay quy trình trong lĩnh vực này luôn có sẵn và không quá khó khăn để tuyển dụng, nên có thể cắt giảm chi phí nhân công dễ dàng, hoặc thay đổi phương án kinh doanh, sản phẩm kinh doanh phù hợp cho từng thời điểm nếu như gặp khó khăn ... ngược lại DNSX không thể dễ dàng cho công nhân nghỉ việc khi ít việc, riêng đây đã là bài toán khó để DNSX phải giải quyết rồi, bộ máy SX dù gặp khó khăn thì vẫn phải vận hành, vẫn phải làm việc, dừng lại là coi như chết, ai cũng có thể làm kinh doanh thương mại nhỏ chỉ cần nhạy bén, có tư duy một chút nhưng để làm trong lĩnh vực sản xuất chỉ là nhỏ thôi cũng đòi hỏi rất cao về khả năng quản lý, khả năng vận hành.... kể ra không hết (còn những hộ gia đình SX làng nghề thì không bàn tới).
May mắn là trong lĩnh vực này LD có các cộng sự chính, có kỹ năng tốt và có tư duy nhạy bén nên từ nội lực của mình đã tạo ra phần mềm quản trị cho lĩnh vực của mình một cách thực tế và sâu sát nhất qua những trải nghiệm của mình, nên việc quản lý cũng đỡ đi nhiều và giảm thiểu khá nhiều rủi ro trong chi phí quản lý, hao phí trong vận hành, kiểm soát được hệ thống từ khâu khách hàng cho tới sản xuất, người điều hành có thể kiểm soát được cả con kiến, nhưng khổ nỗi yếu tố con người vẫn là cái nhức nhối nhất nên nhiều khi quản lý con kiến khó lọt nhưng con voi lại lọt bởi chính yếu tố con người, người điều hành không sát sao là xảy ra vấn đề ngay, quản lý con người nhất là người Việt chúng ta thực sự khó khăn, không hề dễ dàng. Có thể do đặc thù công việc, và đối tượng khác nhau nên mức lương CN bên tôi khác với bên anh GLGB, trung bình bên tôi đều từ 5 triệu trở lên (30%), còn lại 7-9 triệu (70%) nhưng ý thức làm việc vẫn không ok tí nào cả, xểnh ra là mất cắp, xểnh ra là ăn cắp thời gian, xểnh ra là trốn việc ngay nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ ... nên bảo sao Hàn Quốc vừa rồi tẩy chay không nhập khẩu LĐ Việt Nam gây thiệt hại rất lớn cũng bởi cứ làm thời gian là trốn, ý thức cực kỳ kém (gần đây mới cho nhập lại).
Những thế hệ làm mất thể diện quốc gia, ảnh hưởng đến toàn bộ dân tộc những người được gọi là Việt Nam, như vụ việc tiếp viên hàng không VNE bị bắt ăn cắp tại Nhật Bản cũng vậy, đây là nỗi ô nhục mà chúng ta phải thay đổi (siêu thị NB để hai dòng chữ tiếng Việt và Nhật " Ăn cắp là bị đi tù)... Chúng ta khi sinh ra là con người VN, thì một hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cả dân tộc VN bởi khi đó họ không bảo anh Robert Vũ, Chị Judy Nguyễn ăn cắp mà người ta sẽ nói thằng việt nam, con việt nam nó ăn cắp, rồi những người VN khác đều phải chịu tai tiếng đó cho mãi về sau.
Nên trên mọi phương diện, vấn đề chúng ta trao đổi ở đây chúng ta nên nhìn nhận chính xác vào bản thân mình, vào những gì thực sự cần phải thay đổi, cái chúng ta chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, chứ đừng nghĩ rằng người đi trước có chút thành công thì quay ra dạy khôn người đi sau, hay quay ra chê bai lớp trẻ ... Đừng nên bao giờ có ý nghĩ đó, đó là suy nghĩ thiển cận và là suy nghĩ của một con gà trong chuồng (Gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau, GATO).
Đất nước này là của chúng ta nó thành hình như thế nào là ở chúng ta, ở thế hệ trẻ tiếp nối, nó đẹp hay xấu thì phụ thuộc vào lớp trẻ tốt hay xấu, phát triển hay không nó phụ thuộc vào lớp trẻ có tài hay vô năng. Là đại gia thì cũng có mang tiền rong chơi dưới suối vàng được đâu, nên chúng ta làm không phải chỉ ở sự giàu có ở bản thân mà là cả sự giàu có về văn hoá, về tinh thần, về tính dân tộc, giàu có cho cả xã hội đó mới là đích đến của chúng ta.
Chúng ta bị một thời gian dài ảnh hưởng từ việc nói nhiều hơn làm, nên việc TT Thiệu nói " Đừng nghe CS nói hãy nhìn CS làm" âu cũng có những điều đúng và xác thực, ngay cả từ thời đó. Một phần lỗi là ở đất nước này, hệ thống giáo dục này tạo nên như vậy, nên như anh GLGB chia sẻ rằng sắp tới chúng ta sẽ khủng hoảng nhân lực sẽ là cái chắc chắn xảy ra không còn xa nữa. Vậy sự phát triển liệu có như chúng ta mong muốn hay không?