

#886
Gửi vào 10/04/2014 - 06:44
Thanked by 2 Members:
|
|
#887
Gửi vào 10/04/2014 - 08:26
Nhạc mà NTT nói và sự việc trong bài báo mà NTT đưa lên nói đúng hơn là Nhạc Tiền Chiến thời bấy giờ - gồm nhạc trữ tình lãng mạng ra đời cuối thập niên 30 (tân nhạc), nhạc trong chiến tranh Việt - Pháp (về sau thì thêm nhạc trong miền Nam). Sự việc xảy ra có lẽ là trong thời kỳ "cải cách văn hóa".
Sửa bởi NgoaLong: 10/04/2014 - 08:32
Thanked by 4 Members:
|
|
#888
Gửi vào 10/04/2014 - 09:34
NhuThangThai., on 10/04/2014 - 06:40, said:
Bây giờ thì khỏi cần đi bắt, chúng nó đọc từ năm lớp 4, và cười vào mũi những ông già đi xét nét trẻ con. Hỏi thử bây giờ, trên đây thanh niên có ai chưa đọc?
Sao thời đó bọn tôi đọc cái đó và vào tinhdonphuong ầm ầm ra mà không bị công an sờ gáy nhỉ?
Thanked by 3 Members:
|
|
#889
Gửi vào 10/04/2014 - 10:29
DN sống thời đó nên những bài trước chỉ nói chuyện thời đó.
Thời đó dân mình còn rất khổ, nhà DN cũng vậy có sướng gì hơn đâu ? Tuy nhiên DN may mắn hơn tất cả các bạn khác là có anh trai học đại học ở nước ngoài, cha DN cũng làm việc nước ngoài nên thỉnh thoảng có một chút quà tây, nếm socola tây và nhiều nhất là áo quần vải vóc … nhưng DN mặc nó đâu có sung sướng gì ? Đi dâu cũng bị tụi trẻ đồng trang lứa ném đá chửi là đồ tiểu tư sản… DN khóc huhu rồi về nhà quẳng hết mấy cái thứ tây chết tiệt đã làm ta đau khổ không thèm mặc nữa.
Nghe vậy, chắc các bạn lại bảo “sướng nhỉ ?”. Kể oách thế thôi, nhưng mà nhà DN vẫn thiếu gạo ăn, bụng vẫn đói, mẹ DN vẫn phải quần quận từ sáng đến tối làm trong làm ngoài để có tiền nuôi một đàn con ăn học… nào có khác ai đâu ?
Đói khổ nhưng tuổi xuân vẫn là tuổi xuân - ai cũng tràn trề sức sống và ước mơ, ai cũng muốn làm đẹp… vậy nên vào đại học, DN cũng như bao nhiêu cô gái khác quan tâm đến dày dép, áo quần đầu tóc để tôn dáng vóc hình thức của mình đẹp hơn… Tuy nhiên, dày cao gót hay quần loe, quần côn gì đi chăng nữa - xài gì thì xài nhưng vẫn luôn giữ được tác phòng nền nã cũng như lời ăn tiếng nói của người có học được sinh ra trong nếp nhà gia phong.
DN có người anh trai kề mình, tính tính khi nào cũng vui vẻ hài tếu, luôn đem đến nụ cười cho tất cả mọi người sống xung quanh mình - một nụ cười thật sảng khoái các bạn ạ. Công thêm anh trắng trẻo khá đẹp trai dễ thương nên anh có sức thu hút lắm, già trẻ trai gái gì ai cũng yêu quí anh, ai cũng thích được ngồi gần anh để nghe anh bịa chuyện… Những đêm trăng sáng, sân nhà DN thật là vui và cũng thật là sâu lắng, có những hôm người đêm đàn ghi ta người hát… nào là Tình lẻ đêm buồn, nào là Thi ơi Thi… và có lúc tếu táo với giọng ca “rớt tú tài anh vô trung sỹ em ở nhà lấy mỹ sinh con, bao giờ yên chuyện nước non, anh về anh có mỹ con anh bồng”…. tất cả vẫn còn đây - ký ức tuổi thơ và những kỹ niệm đẹp như vậy làm sao có thể quên được ?
Vấn đề nghiêm cấm như NTT nói rơi vào trước 1975 ở miền Bắc - bởi khi ấy đang trong thời kỳ chiến tranh. Cuộc chiến khốc liệt, người lính chiến đấu phải xông lên phía trước để dành chiến thắng Nam Bắc qui về một mối… vậy nên những bài thơ lãng mạn ”ta thoát lên tiên cùng Thế lữ, ta phiêu lưu trường tình cùng Lưu trọng Lư, ta đắm say cùng Xuân Diệu, ta điên cuồng cùng Hàn Mạc Tử, ta lại trở về với nỗi buồn vẫn vơ cùng Huy Cận” e là không phù hợp, bởi khi đọc những bài thơ đó cái tôi thức dậy cũng như khi nghe những bản nhạc vàng buồn hiu tính chiến đấu không còn nữa xẹp như bánh đa ngâm nước.
Thế nhưng đến thời của DN sau 1975 đã được học đầy đủ cả ba dòng văn học (Cách mạng, Hiện thực và Lãng mạng) và được học cả những cuộc chiến trên tạp chí văn học - Nghệ thuật vị nghệ thuật hay nghệ thuật vị nhân sinh. Sau chiến tranh cái tôi, cái bản ngã đã được quan tâm, nghệ thuật trong văn học đã được quan tâm… Hàn Mạc tử cũng như nhiều nhà thơ văn lạng mạn khác đã được tôn vinh.
Trong tủ sách nhà DN cuốn “Việt Nam Thi nhân tiền chiến” rất được trân trọng gìn giữ mặc dù sách đã cũ kỹ nhàu nát vô cùng. Chuyên ngành học của DN không liên quan đến văn thơ nhưng từ nhỏ DN đã rất thích đọc sách và báo chí, DN còn nhớ ngày hội sinh viên, trước rất nhiều người DN đã đọc bài thơ “hai sắc hoa tygon” của TTK và đã được tiếng vỗ tay cỗ vũ hoan hỷ. Ngày đó mẹ DN bảo rằng “con cứ hay đọc những bài thơ buồn vậy, nào là tim vỡ nào là lỡ lầm chết yêu đương… rồi nó vận vào thân là khổ đấy con ạ”
Phải chăng khi nhận xét đánh giá một vấn đề chúng ta nên đặt trong hoàn cảnh lịch sử, cũng như khi phân tích một tác phẩm văn học nếu không đặt trong hoàn cảnh lịch sử nó ra đời thì chúng ta không thể nào hiểu thấu đáo nội dung tác giả muốn truyền tải - Văn học là tấm gương phản chiếu thời đại.
Thật tình, tất cả những gì goodluck nói về thời của chúng ta, DN cảm nhận đúng như suy nghĩ và những điều DN muốn nói.... cảm ơn anh.
Thanked by 11 Members:
|
|
#890
Gửi vào 10/04/2014 - 11:39
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 10/04/2014 - 11:43
Thanked by 9 Members:
|
|
#891
Gửi vào 10/04/2014 - 12:18
Diệu Nhung, on 10/04/2014 - 10:29, said:
.
Câu này của cô Diệu Nhung đúng với mọi vấn đề, muốn xét và đánh giá bất cứ thứ gì ta đều phải có góc nhìn tổng thể từ không gian và thời gian, còn nếu như nhìn vấn đề một cách chủ quan và phiến diện thì chẳng khác gì một kẻ nhìn cái cốc theo phương nằm ngang thì bảo cái cốc hình chữ nhật, nhìn theo phương thẳng đứng từ trên xuống thì lại bảo cái cốc có hinh tròn chứ chẳng bao giờ nhìn ra rằng đó là cái cốc. Không tự đặt mình vào hoàn cảnh của người khác thì làm sao biết người đó nghĩ gì, chưa bao giờ đánh bạc thì sao hiểu được thế nào gọi là con bạc, chưa bao giờ nghiện hút thì sao biết nghiện hút ra sao , chưa bao giờ làm lãnh đạo (dù chỉ là 1 nhóm vài 3 người) thì làm sao có thể hiểu tâm lí lãnh đạo, chưa cầm súng ra trận thì sao hiểu chiến trường.... Mọi thứ đều phải qua trải nghiệm thực tế và đúc rút kinh nghiệm và từ đó tùy biến theo từng môi trường hoàn cảnh để mà có thể phát huy kinh nghiệm tới mức tối đa. Những sự sẻ chia của những người đi trước luôn luôn là những bài học vàng, có thể phải trả giá bằng xương máu, giới trẻ bọn cháu rất rất cần những sự sẻ chia như bác GLGB và nhiều tiền bối ở đây để trau dồi thêm vốn hiểu biết của mình để vững bước đi trên con đường đời sau này.
Còn đối với kẻ "mọt sách" và không có kinh nghiệm thực tế như Gấu thì tốt nhất hãy học cách lắng nghe trước khi học nói , ta có thể học từ cái đúng và kể cả là cái sai của thế hệ đi trước để mà có bài học cho mình. Còn nếu như không rút ra cho mình được bài học thì rõ là có đọc thiên kinh vạn quyển thì vẫn chẳng có cái chữ gì cả, khả năng lọc và xử lí thông tin có vấn đề.
Thanked by 8 Members:
|
|
#892
Gửi vào 10/04/2014 - 12:29
Các cụ cũng tranh cãi đủ thì mới im lặng , ta cũng sẽ im lặng khi đã tranh cãi đủ hê hê
Sửa bởi begaidii: 10/04/2014 - 12:33
Thanked by 3 Members:
|
|
#893
Gửi vào 10/04/2014 - 13:01
NhuThangThai., on 10/04/2014 - 06:40, said:
Cũng thế, có điều hiện nay ở trong công ty bác ấy là sếp nên công nhân nó phải chịu. Chứ xưa, nghe nhạc đồi trụy cứ đi học tập 5 năm đã cho khỏe người.
Nói đâu xa, năm 1997, công an vào tận trường tôi lục soát cặp học sinh để truy tìm xem có ai tàng trữ một tác phẩm văn học rất nổi tiếng đặc trưng của miền nam trước năm 1975, ấy là tác phẩm Cô Giáo Thảo. Khổ thân thằng bé, tý nữa bị đuổi học, may mà gia đình quen biết.
Bây giờ thì khỏi cần đi bắt, chúng nó đọc từ năm lớp 4, và cười vào mũi những ông già đi xét nét trẻ con. Hỏi thử bây giờ, trên đây thanh niên có ai chưa đọc?
Cái này là chụp mũ ghán ghép nhe NTT , 1 chuyện là quản lý doanh nghiệp và nhận định thế hệ ở góc độ cá nhân và 1 chuyện là cai trị xã hội với đường lối chính trị. 2 cái khác nhau 1 trời 1 vực làm sao mà gán ghép được.
Tôi không thích chính trị chính em lắm, vì tôi thấy chính trị gia nào cũng xạo. Và mấy cái chuyện chính trị thời đó chẳng có giá trị gì cho giải quyết cuộc sống của mình cả.
Thời đó, than phiền thì dĩ nhiên là có, như mọi người thôi. Nhưng điều tôi quan tâm là làm sao cải thiện kinh tế của chính mình và gia đình mình.
Cán bộ lúc đó đúng là khắc khe, nhưng mặt khác họ cũng là con người, cũng là người miền Nam, cũng thiếu thốn như mình. Nhiều ông cán bộ tỉnh ủy viên mà lương chỉ đủ sống cho bản thân, vợ con bươn chải thấy bà. Ở khía cạnh con người phi chính trị đó, họ cũng rất thông cảm với chuyện làm ăn chui của người này người kia. Nhưng mình đừng có làm quá đáng lộ liễu đến nổi người ta muốn làm ngơ cũng làm không được.
Đừng có chính trị hóa vấn đề. Nhức đầu lắm. Mỗi con người còn có phần cá nhân của họ nữa. Mình là dân, mình sống với phần con người của họ nhiều hơn.
Nói chuyện với mấy anh cán bộ bây giờ mà tôi quen biết, mặc dù tôi đưa tiền thì mấy ảnh lấy. Nhưng mấy ảnh cũng ghét tham nhũng vậy, cũng phê phán tham nhũng ghê lắm. Nhưng ở trong 1 cơ chế mà đồng lương quá thấp, mà làm quan thì cần xã giao rộng để thăng tiến, nếu không có tiền thì khó tiến thân lắm. Vậy thì ít nhiều cũng phải có chút đỉnh nhưng có chia ra mức độ, người thì trắng trợn đòi tiền làm khó làm dễ, người thì giúp đỡ mang tính advising, người thì làm trung gian về thủ tục hành chánh. Cho nên không thể quơ đũa cả nắm và chính trị hóa con người được.
Còn Cô Giáo Thảo mà NTT cho là tác phẩm nổi tiếng đặc trưng của miền Nam trước 1975 thì tôi chịu thua! Nói vậy chẳng khác gì xúc phạm văn học miền Nam trước 75.
Sách vở khác đời sống nhiều lắm.
Sửa bởi goodluckgoodbye: 10/04/2014 - 13:08
Thanked by 11 Members:
|
|
#894
Gửi vào 10/04/2014 - 13:29
Trích dẫn
Ngày xưa thì không có điều kiện tiếp xúc, còn bây giờ có điều kiện để đọc nhiều lãnh vực, văn hóa kinh tế chính trị khoa học.. thì tất nhiên mình sẽ có nhìn nhận khác. 9x bây giờ có điều kiện hơn, sẽ không mắc phải sai lầm như vậy, do văn hóa mở cửa. Nhưng bác lại nhìn nhận, họ đọc thiếu chiều sâu, không có dành thời gian để nghiên cứu chuyên sâu (truyện CGT).
Trước năm 1975 tác phẩm Cô Giáo Thảo được lan truyền ở miền nam, còn ở miền bắc thì chắc chắn là tuyệt đối cấm, thậm chí đến tận năm 1996 còn cấm cơ mà.
Sửa bởi NhuThangThai.: 10/04/2014 - 13:52
Thanked by 2 Members:
|
|
#895
Gửi vào 10/04/2014 - 13:39
Nhưng mà nhà dột từ nóc, cha mẹ chăm chăm cách dạy con làm giàu, thầy cô lại dạy học sinh gian dối trong thi cử. Thật khó để dạy lớp trẻ khi người lớn lại không làm chủ bản thân trước ma lực của đồng tiền và sắc dục. Lại thêm những thông tin, giải trí trên mạng ảo thì vấn đề càng phức tạp. Hầu hết đều mang tính khiêu dâm, giải trí và bạo lực. Nói đâu xa, trên diễn đàn này thôi, thỉnh thoảng lại xuất hiện mấy cô hở hang đang mời chào. Thật là khó để dạy dỗ con trẻ trong thời đại kim tiền này.
Đọc những điều chị DN chia sẻ, tôi cảm nhận được gia đình chị rất hạnh phúc, con cái được giáo dục đúng cách, có sự đồng cảm giữa hai thế hệ.
Thanked by 7 Members:
|
|
#896
Gửi vào 10/04/2014 - 13:43
Management, on 10/04/2014 - 06:44, said:
Đã nói mặt bằng chung mà chứ đâu có nói cụ thể ai đâu, mỗi cá nhân vẫn có nền tảng gia đình khác nhau. Như gia đình tôi đến thế kỷ 21 rồi mà lúc nhỏ con cái trong nhà, kể cả con tôi vẫn phải học Tam Tự Kinh, Trị Gia Cách Ngôn vậy.
Vấn đề tôi đề cập là vấn nạn lao động.
Tôi chẳng biết các em bây giờ đi làm muốn cái gì nữa.
Nói về tầng lớp cổ cồn là không chịu khó và khôn chẳng ra khôn, dại chẳng dại.
Nói về tầng lớp công nhân là sự lông bông khó hiểu. Lương bình quân công nhân của tôi là 4triệu/tháng chưa tính tăng ca, bao ăn bao ở, điện nước, ký túc xá thì theo tiêu chuẩn 4 người/phòng, ăn 2 bửa có thịt, cá và nấu theo bếp ăn công nghiệp. Bảo hiểm xã hội, y tế, thất nghiệp đều có đủ, và ký bằng mức lương thực tế. Vì tôi làm ăn xuất khẩu nên khách hàng bắt buộc tôi phải thực hiện mọi tiêu chuẩn về quyền lao động.
Vậy mà các em vẫn cứ nhảy nhót như chim, nhiều khi lí do chỉ là ở chổ khác có bạn bè đông vui hơn dù lương chỉ 3 triệu/tháng ăn ở tự túc. Rồi vài tháng sau xin quay lại. Đến mức nản lòng về cái thế hệ này.
Để các em làm ổn định, tôi bắt phòng nhân sự phải đi tuyên truyền về luật lao động đến từng tổ, về quyền lợi ký hợp đồng lao động. vận động các em ký hợp đồng lao động. Vậy mà khổ nổi, khi các em làm đủ 1 năm hoặc hơn chút xíu thì nộp đơn xin nghỉ để hưởng bảo hiểm thất nghiệp 6 tháng và để lấy bảo hiểm xã hội cho nhanh! Có tiền đi chơi trước đã!
Thất vọng không? Nên thật sự tôi chẳng biết mấy em muốn cái gì nữa!
Sửa bởi goodluckgoodbye: 10/04/2014 - 13:44
Thanked by 13 Members:
|
|
#897
Gửi vào 10/04/2014 - 13:49
Công việc này rất nhiều người mong ước mà không có được, không phải dầm nắng, không phải ra mưa, rất nhẹ nhàng, ko phải nặng nhọc gì, tại sao lại nghỉ ?
Xin trả lời rằng : đất lành chym đậu, chym sợ nhậu nên chym cất cánh bay.
Thanked by 4 Members:
|
|
#898
Gửi vào 10/04/2014 - 13:51
Thanked by 3 Members:
|
|
Thanked by 1 Member:
|
|
#900
Gửi vào 10/04/2014 - 14:24
Trích dẫn
Họ nghỉ, đơn giản là họ nghĩ ở chỗ khác có tiềm năng kiếm được nhiều tiền hơn chỗ bác, chỉ có thế thôi.
Bác cũng không thể chê là nó không thông minh, không nhìn xa trông rộng được, vì nó mà đã thông minh thì nó đã không làm công nhân.
Bác không tin, bác gọi 1 cậu lên, cho nó 200K, rồi hỏi thử, nó sẽ nói ra hết à.
Sửa bởi NhuThangThai.: 10/04/2014 - 14:32
Thanked by 2 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh Vũ![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
![]() |
|
![]() Thái tuế nhập quái với lụa chọn năm sinh con.Chỉ bàn học thuật, không luận lá số |
Tử Vi | Transporter |
|
![]() |
|
![]() Hỏi về Kỹ thuật |
Giải Trí | Đinh Văn Tân |
|
![]()
|
|
![]() Bộ trưởng tài chính Vương Đình Huệnghiên cứu tử vi |
Tử Vi | rrr |
|
![]() |
|
![]() Phần mềm tử vi Nam Bắc Phái cho người nghiên cứu học tập |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | ChienNguyen85 |
|
![]() |
|
![]() Bộ sách thuật tạng của Trung Quốc |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
![]() |
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












