Jump to content

Advertisements




Nghiền ngẫm thuật số và cuộc sống



2533 replies to this topic

#916 keokeo

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 12 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 16:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 10/04/2014 - 15:51, said:

Nhiều khi thái độ của ng lớn nó nhảy còn hơn cả chim , lướt qua lướt lại như 1 phím đàn

t.ao bảo m.ày có nghe không ?
............
Thế ba bảo con có nghe ko ?
........
Câu trước cháu Ngan rất ngoan
câu sau , đm con ngan như con điên
............

Trẻ em là chúng thiên nga
Ưa nhẹ nhàng ko ưa cử tạ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#917 Thienluong

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2591 Bài viết:
  • 6624 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 16:09

Xin phép Chủ topic cho TL góp chuyện :
Gia đình cha mẹ TL đông con, nên hồi trước bố mẹ rất vất vả.
Được cái Cha TL rất quan tâm đến chuyện học hành của con cái cho dù ông chỉ là một Nông dân.
Để nuôi đàn con ăn & học, bố mẹ TL phải hết sức tần tảo và con cái cũng phải lăn lộn cùng cha mẹ ngay từ khi mới đủ tuổi cắp sách tới trường.
Cha mẹ TL ngoài chuyện làm nông, hàng ngày còn làm thêm nghề phụ (tráng bánh đa) để bán kiếm thêm đồng ra đồng vào và lũ con như TL phải nghỉ học đi chợ bán bánh cho mẹ.
Thế là hàng tháng cứ vào sáng ngày 5, 10, 15, 20, 25 và 30 âm lịch (hồi đó những ngày này mới có phiên chợ họp), chị em TL phải nghỉ học đi chợ bán bánh giúp cha mẹ để có tiền ăn, tiền nộp học phí.
Hậu quả là: Tuy TL học rất giỏi, nhưng cuối năm học lớp 6 (cấp 2 hồi đó), vào dịp tổng kết năm học, đích thân Thầy hiệu phó lên tuyên bố: Cắt danh hiệu học sinh giỏi của TL vì lý do hay nghỉ học đi chợ bán bánh" trước toàn trường.
Hồi đó TL cảm thấy rất xấu hổ với bạn bè vừa cảm thấy tủi, khóc nức nở cả buổi, bỏ cả ăn luôn.
TL nhớ mãi câu nói của Cô ruột TL khi an ủi cháu mình: "Khóc mần chi cháu, danh hiệu học sinh giỏi có mài ra mà ăn được mô...".
Thời xưa là vậy đó, quan niệm đi chợ buôn bán là xấu lắm.
Không như bây giờ, những em con nhà nghèo vừa phải kiếm sống vừa học giỏi lại được xã hội vinh danh "Con nhà nghèo học giỏi".
Tất cả là do Thời thế và quan niệm của xã hội mà quy kết tốt xấu.
Cái thời ngày xưa ấy mà ... TL vẫn không bao giờ quên được

#918 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4855 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 17:01

Còn ngày xưa của ngan nó thế này này

2 tuổi biết ăn bánh gấu
3 tuổi bữa nào cũng xách 2k đi mua chai coca , và lúc nào cũng giật nút cao su ra để có trúng mánh không . Đến bây giờ ko có coca ăn cơm nó cứ nhạt mồm thế nào ý . 3 tuổi đã đi lớp
4 tuổi mẹ cho đi học chữ , và học toán . Hồi này thích nhà có khách đến chơi lắm , vì lúc đó lùn , ko với mở cửa được , cứ có khách là cửa mở đc ra đường đi chơi ,bình thường bị ở trong nhà ko đc đi đâu . Cứ 4h30 chúng nó đi học về í ới gọi mà ko đc ra bức xúc lắm . Trc còn đạp xe 3 bánh đua với chúng nó nhưng cũng chỉ 1 tí rồi về
5 tuổi mẹ cho đi học đàn hát nhưng ko học múa máy gì cả .
6 tuổi đi học lớp 1 , ôi sáng 7h đi học ,tối 5h đi về ăn cơm xong học với gia sư
7 8 9 tuổi cũng y hệt trên , 10 11 tuổi cũng đi ôn thi lên cấp 2 , ngan học bác ý là nhà giáo ở chỗ điện biên phủ ý ,cuối tuần cũng đi học . Ngày nào cũng còng cái balô gần 5kg đi học , điểm tốt về khoe , điểm xấu giấu tiệt đi thậm chí để quên ở lớp luôn . Nhưng mẫu hậu vẫn biết và cho ăn đòn , bao h ăn đòn toàn đánh vào chân thôi đau lắm . Bà mẹ nào cũng thâm

12 tuổi học cấp 2 bắt đầu đi học , từ 7h sáng đến 5h chiều ăn bán trú , có hôm 5h về thì mẫu hậu đèo đến chỗ học thêm , học xong về nhà ăn cơm , học kèm gia sư tiếp
13 14 15 tuổi thề 1 câu suốt ngày học .Mà cứ ngồi rảnh 1 tí là lại " con lại lười học rồi " . Mặc dù ngồi học nhưng vẫn nói chuyện vs bạn bên cạnh , thường xuyên được ghi tên ở sổ ghi đầu bài ko nói chuyện riêng thì cũng cãi cô giáo . Cô giáo hết đổi chỗ từ bàn đầu đến bàn giữa rồi bàn cuối , từ tổ 1 sáng tổ 4 đủ kiểu lạ lùng 1 vài hôm , quen thân rồi nói chuyện hơn cả cái máy , kể cả thằng lớp trường cũng bị ghi tên chung vì nói chuyện riêng vs bạn Ngan
Nhất là năm cuối cấp học mệt đừng hỏi , nằm ngủ cũng mơ văn , hóa , địa , sử . Sáng 4h phụ mẫu lôi dậy học thuộc . Mà lạ cái nhiều lúc ba nói 1 đằng mẹ nói 1 kiểu , chả hiểu phải nghe ai ? Học cô này nói 1 kiểu , thầy dạy thêm 1 kiểu chả hiểu ???!!! Vẫn phải ngồi nghe đến hết giờ , thời khóa biểu , thời gian biểu mẫu thân sắp xếp cho hết , cứ đến h là đi , đi rồi về ăn cơm rồi ngủ

Lên cấp 3 ngay từ đầu năm lớp 10 đã học ông Biên dạy Hóa mà nghe nói ông ý là phó giáo sư hay gì ở trường bách khoa ý , còn lý học ông nào cũng quên tên rồi dạy trường tổng hợp , toán học cô Minh , tiếng Anh học cô Trần Hiền trường ngoại thương . Ôi cứ quay như chong chóng , trong cặp lúc nào cũng có đồ ăn , Đến khi thi ĐH ở lớp luyện thi có mấy thằng còn bảo nếu ko đỗ Đh nó tự tử . Mà học với các thầy già khó tính lắm , nhiều khi phụ huynh cứ đi tin các thầy hơn con mình , thầy bảo trò lười là phụ huynh cũng tin con mình lười , thầy bảo trò ko cố gắng thì phụ huynh cũng tin con mình ko cố gắng


Hè năm nào cũng bị bắt đi học thêm , học cả ngày luôn vì con nghỉ hè chứ bố mẹ có được nghỉ hè đâu . Mẫu hậu lúc nào cũng kêu là lười học , toàn so sánh với con T hàng xóm nó còn giúp đỡ bố mẹ , con chỉ có mỗi việc học mà cũng ko xong . Họp phụ huynh cứ ngồi so điểm rồi bảo sao con đi học hơn bạn A mà điểm con thấp hơn cả bạn ý , nói thật chứ nhìn cái lịch học của ngan mà ông ngan té xỉu luôn . Mà ba ngan thanh minh với bố của ba ngan là " ko cho nó đi học thì ko theo kịp chương trình , mà nó ko đi học thì ai trông nó "


Con em ngan học đoàn thị điểm còn kinh hơn , 3h sáng mới làm xong bài , .

Mà có mỗi việc học thôi đấy các bác à . Lúc nào cũng học mà có mỗi học cũng ko xong

Có bác nào giống em không ?

Sửa bởi DaiKhe: 10/04/2014 - 17:11


#919 arale

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 492 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 17:44

Tội bé Ngan quá cơ. Tuổi thơ của tôi chơi nhiều hơn học. Thế nên thành tích học tập của tôi chỉ đủ lẹt đẹt để bò lên lớp. Nhưng chưa bao giờ bố mẹ ép tôi phải bằng bạn bằng bè, phải có danh hiệu nọ kia, họ nuôi tôi lớn giữa vùng trời đầy yêu thương. Tôi bay một cánh diều tự do phóng khoáng, người theo từng bước thả đều cọng dây. Khi tôi bay bổng cùng mây. Hình như người cũng vui lây cùng trời. Những khi bão nổi cùng giông, bàn tay gầy guộc thu dây đón diều.

Thanked by 6 Members:

#920 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4855 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 17:53

Mà các bác có tin ko , 80% lớp ngan cấp 3 chúng nó như kiểu tâm thần hoảng loạn ý

Có đứa còn ghi giấy là " tôi hận ông bà " , có đứa còn bảo bố mẹ nó bị điên .Muốn nó bình thuờng ko muốn , muốn nó bị điên à ? . Thậm chí có những đứa chửi bố mẹ nhưng anh em vẫn ngọt nhạt thôi dù sao đó cũng là bố mẹ anh .... Trong bụng thì đm thằng ngu ai đẻ ra m.ày ? Hội chứng học nhiều quá , chiều nào cũng gần 5h thôi bố mẹ đầy cổng trường chờ đón con luôn , có muốn té đi ăn nem chua rán cũng ko đc . Vì phụ huynh quá đúng giờ . Ngan cũng chả ngạc nhiên và cũng chả bình phẩm em này láo em kia hỗn chửi bố mẹ trên FB . Vì nói thật với các em chị cũng trải qua rồi , chị thông cảm với các em , sau này các em lớn các em sẽ tự nghĩ và tự hối hận giống bọn chị thôi các em à

Thế nên lớp ngan hồi xưa cứ h 15 phút , mới kiểm tra đầu giờ toàn bênh nhau , kể chuyện gđ cho nhau nghe .Vì ở nhà anh em trong lớp đã thiếu thốn tình cảm rồi , lên lớp anh em bù đắp . Không có cái lớp ý , chắc cả lũ cũng dắt nhau vào trại điên rồi . Thậm chí 1 thằng cục tính nhất lớp , chửi nhau tay đôi với cô giáo , vì cô bảo nó ngu như lợn . cả lớp cũng bênh ko kí vào giấy biên bản của giám thị , đến khi hiệu trưởng vào điều tra bắt cả lớp viết giấy cả lớp 100% ghi em ko nghe thấy , em không biết . Đã chết cùng chết , đã sống cùng sống . Sau ông bà ý ko làm gì được bảo đuổi cả lớp , cả lớp cho sách vở vào cặp đứng dậy chào thầy cô đi về luôn . Chiều hôm ấy cả lớp đi ăn nem chua rán với bắt xe buýt đi chơi . Tối hôm đó GVCN gọi điện cho 54 phụ huynh của 54 em . Thế nên hồi xưa cái lớp A2 ý bất diệt nhất trường , chết cùng chết , sống cùng sống .Cả lớp bênh thằng kia chửi cô , còn cả lớp xì cô bảo thằng kia ngu như lợn với thầy hiệu trưởng . Cuối cùng chả làm gì được với tình đoàn kết của A2

Sau hđấy bà ý đì cả lớp ,ôi chuyện vặt 54 em về kể chuyện cho 108 phụ huynh , phụ huynh hôm sau đâm đơn đổi giáo viên . Mà đủ phụ huynh đại diện 54 em ký ông hiệu trưởng ko làm sao được bắt buộc phải đổi

à hồi xưa cũng hay rủ nhau bỏ học đi đánh điện tử tập thể , gunbound với MU , võ lâm ... Kiểu gì sau hôm đấy anh em nào nhẹ thì ăn chửi , còn nặng ăn đòn =))

Sửa bởi DaiKhe: 10/04/2014 - 18:08


#921 jolieth

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 11 Bài viết:
  • 26 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 17:58

Hic, không lẽ chị Diệu Nhung la 7x đời đầu??? Vì niên khóa 90_91 mới là năm đầu tiên học trò 12 được học dòng vh lãng mạn với quyển phụ lục mà

#922 goodluckgoodbye

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 909 Bài viết:
  • 6602 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 17:58

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NhuThangThai., on 10/04/2014 - 15:40, said:

Có câu, tiên trách kỷ, hậu trách nhân.
Ai cũng có lá số tử vi, có tố chất tiên thiên cả. Chắc bác GLGB- là người học thuật số, cũng phải hiểu điều đấy chứ.

Có điều, bác cứ đổ lỗi cho giới trẻ, cho công nhân thì cháu đành chịu. Thôi, bác than vãn tiếp đi, cháu là người đi sau, cháu sẽ lịch sự nghe, nhưng không lắng.

Cuộc tranh luận này chỉ để mở ra 1 vấn đề mà mỗi người khi đọc để hiểu thực trạng như thế nào và tìm cách khai thác nó.

Góc nhìn của tôi và LD là góc nhìn của người sử dụng lao động. Nói gì thì nói, tôi nhìn thực trạng như vậy là tìm lối thoát cho mình chứ không có ngồi chờ đâu. Giải pháp thì tôi và LD đã thảo luận nhiều qua các post trước. Trong mấy năm qua có hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, nhưng lại có vài ngàn doanh nghiệp tăng trưởng, không dám tự hào nhưng tôi và LD nằm trong thiểu số đó. Để chiến đấu cật lực tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Thương trường là chiến trường, doanh nhân đánh trận trên thực địa, thua là mất tài sản sự nghiệp và mặt mũi, chứ không phải đánh giặc trên giấy.

Qua cách nói của LD thì tôi biết Cty của LD cũng là 1 doanh nghiệp có sức cạnh tranh rất cao và tăng trưởng tốt. Bên tôi cũng vậy, doanh nghiệp tôi lớn mạnh là nhờ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Nhưng cái giá phải trả để vật lộn không phải nhỏ. Thú thật là đến năm ngoái tôi mới biết cái chữ "hotgirl" có nghĩa là công việc gì, và là ai.

Mọi người nghĩ sao có phải là vấn nạn hay không khi mà tôi ở trong Nam, còn LD ở ngoài Bắc, nhưng nói ra tình cảnh lao động trẻ thì giống y hệt nhau. Gặp cùng những vấn đề như nhau về lao động và chính sách công nghiệp

Nếu các bạn trẻ đang khởi nghiệp như hamzui hay đang làm như tripheo thì cũng hiểu điều tương tự mà chúng tôi đang gặp phải và cũng tìm và chia sẽ giải pháp.

Với các bạn trẻ năng động đang đi làm như Management và Daikhe thì cũng hiểu được tình hình lao động trẻ hiện tại ra sao và tìm cách thức củng cố năng lực cạnh tranh của mình để trở thành những nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp.

Với chị DN chị hiểu tình hình 9x hiện tai ra sao, thì cũng biết con mình có những lợi thế cạnh tranh nhất định, trong lương lai sẽ là sự khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng (chuyên môn vững + chịu khó + có trách nhiệm) thì sẽ có những kế hoạch định hướng tương lai cho con cái mình, phải có những phẩm chất nào để vượt lên thành top.

Thú thật với chị, bằng cấp theo GLGB chỉ tương đối thôi. GLGB có dạy con mình là bằng cấp trường lớp chỉ căn bản thôi. Có 4 cái bằng quan trọng nhất là cha muốn các con tốt nghiệp

1. Bằng tiểu học trường đời: Là Letter of Offer 1 công việc tốt, trong 1 công ty tăng trưởng, cha muốn thấy cái bằng này của con, chứ bằng Đại Học chỉ để đánh dấu 1 quá trình tạo kiến thức nền thôi.

2. Bằng trung học trường đời: Giấy đăng ký kết hôn để tạo dựng 1 gia đình hạnh phúc.

3. Bằng đại học trường đời: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do con tạo dựng và đứng tên

4. Bằng cao học trường đời: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1 doanh nghiệp mà tự con tạo dựng lên.

Còn với NTT, anh là 1 trí thức, anh có thể khai thác cái thực trạng này bằng nghiên cứu giải pháp bán cho doanh nghiệp, anh bán được là anh thành công. Trước mắt cái ý tưởng tạo 1 chổ vui vẻ, ăn chơi để thu hút lao động là không bán được cho tôi rồi đó.

Sửa bởi goodluckgoodbye: 10/04/2014 - 18:09


#923 harzard

    Hội viên mới

  • Hội Viên TVLS
  • 97 Bài viết:
  • 169 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 18:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hamzui9, on 10/04/2014 - 16:03, said:

các bạn rất có tài ăn nói, ngưỡng mộ các bạn quá

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



thời buổi làm ăn mà có tài ăn nói là tốt lắm, biết thuyết trình để người khác nghe mình, biết thuyết phục khách hàng mua hàng, biết thuyết phục đối tác ký hợp đồng. hamzui nhưng có thật ham vui không?

Thanked by 1 Member:

#924 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4855 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 18:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

arathe, on 10/04/2014 - 17:44, said:

Tội bé Ngan quá cơ. Tuổi thơ của tôi chơi nhiều hơn học. Thế nên thành tích học tập của tôi chỉ đủ lẹt đẹt để bò lên lớp. Nhưng chưa bao giờ bố mẹ ép tôi phải bằng bạn bằng bè, phải có danh hiệu nọ kia, họ nuôi tôi lớn giữa vùng trời đầy yêu thương. Tôi bay một cánh diều tự do phóng khoáng, người theo từng bước thả đều cọng dây. Khi tôi bay bổng cùng mây. Hình như người cũng vui lây cùng trời. Những khi bão nổi cùng giông, bàn tay gầy guộc thu dây đón diều.

Tôi đang nói đến vấn đề là bố mẹ tôi đăng ký học đủ kiểu , còn tôi vẫn nói chuyện với bạn bên cạnh mải chơi và bò lên lớp . Tôi vẫn ngồi học trong lớp còn tôi có chú ý học trong lớp ko lại là chuyện #

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 10/04/2014 - 17:58, said:

Cuộc tranh luận này chỉ để mở ra 1 vấn đề mà mỗi người khi đọc để hiểu thực trạng như thế nào và tìm cách khai thác nó.

Góc nhìn của tôi và LD là góc nhìn của người sử dụng lao động. Nói gì thì nói, tôi nhìn thực trạng như vậy là tìm lối thoát cho mình chứ không có ngồi chờ đâu. Giải pháp thì tôi và LD đã thảo luận nhiều qua các post trước. Trong mấy năm qua có hàng chục ngàn doanh nghiệp phá sản, nhưng lại có vài ngàn doanh nghiệp tăng trưởng, không dám tự hào nhưng tôi và LD nằm trong thiểu số đó. Để chiến đấu cật lực tồn tại trong hoàn cảnh khó khăn thì chỉ có người trong cuộc mới hiểu. Thương trường là chiến trường, doanh nhân đánh trận trên thực địa, thua là mất tài sản sự nghiệp và mặt mũi, chứ không phải đánh giặc trên giấy.

Qua cách nói của LD thì tôi biết Cty của LD cũng là 1 doanh nghiệp có sức cạnh tranh rất cao và tăng trưởng tốt. Bên tôi cũng vậy, doanh nghiệp tôi lớn mạnh là nhờ cuộc khủng hoảng kinh tế này. Nhưng cái giá phải trả để vật lộn không phải nhỏ. Thú thật là đến năm ngoái tôi mới biết cái chữ "hotgirl" có nghĩa là công việc gì, và là ai.

Mọi người nghĩ sao có phải là vấn nạn hay không khi mà tôi ở trong Nam, còn LD ở ngoài Bắc, nhưng nói ra tình cảnh lao động trẻ thì giống y hệt nhau. Gặp cùng những vấn đề như nhau về lao động và chính sách công nghiệp

Nếu các bạn trẻ đang khởi nghiệp như hamzui hay đang làm như tripheo thì cũng hiểu điều tương tự mà chúng tôi đang gặp phải và cũng tìm và chia sẽ giải pháp.

Với các bạn trẻ năng động đang đi làm như Management và Daikhe thì cũng hiểu được tình hình lao động trẻ hiện tại ra sao và tìm cách thức củng cố năng lực cạnh tranh của mình để trở thành những nhà lãnh đạo trong các doanh nghiệp.

Với chị DN chị hiểu tình hình 9x hiện tai ra sao, thì cũng biết con mình có những lợi thế cạnh tranh nhất định, trong lương lai sẽ là sự khan hiếm nguồn nhân lực có chất lượng (chuyên môn vững + chịu khó + có trách nhiệm) thì sẽ có những kế hoạch định hướng tương lai cho con cái mình, phải có những phẩm chất nào để vượt lên thành top.

Thú thật với chị, bằng cấp theo GLGB chỉ tương đối thôi. GLGB có dạy con mình là bằng cấp trường lớp chỉ căn bản thôi. Có 4 cái bằng quan trọng nhất là cha muốn các con tốt nghiệp

1. Bằng tiểu học trường đời: Là Letter of Offer 1 công việc tốt, trong 1 công ty tăng trưởng, cha muốn thấy cái bằng này của con, chứ bằng Đại Học chỉ để đánh dấu 1 quá trình tạo kiến thức nền thôi.

2. Bằng trung học trường đời: Giấy đăng ký kết hôn để tạo dựng 1 gia đình hạnh phúc.

3. Bằng đại học trường đời: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do con tạo dựng và đứng tên

4. Bằng cao học trường đời: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1 doanh nghiệp mà tự con tạo dựng lên.

Còn với NTT, anh là 1 trí thức, anh có thể khai thác cái thực trạng này bằng nghiên cứu giải pháp bán cho doanh nghiệp, anh bán được là anh thành công. Trước mắt cái ý tưởng tạo 1 chổ vui vẻ, ăn chơi để thu hút lao động là không bán được cho tôi rồi đó.

Vâng cháu thấy LĐ hiện tại mới ra trường ít exp đòi lương cao , Khối ĐH công lập danh tiếng đòi lương cao ngất ngưởng , có chỗ trả 3 4 tiệu thì cá chê ít

Còn DN thì năm nào tuyển nhân viên cũng đòi có exp , nhiều kỹ năng , còn mức lương thì tùy vị trí như trc cháu thực tập là 4tiệu ạ . DN do trường giới thiệu


Nhiều bạn trường công cá chê bọn cháu là con nhà khá giả , học dốt ko thi đc ĐH VN nên học trường QT . Nhiều bạn trường cháu bảo thay vì đầu tư 500tr để xin việc , bố mẹ tôi cho học QT để sau này tự đi mà xin việc , cũng như 1 mẹ WTT chị ý dự tính mua nhà cho mỗi đứa con , thay vì mua nhà cho con chị ý đầu tư cho chúng nó học QT từ khi mẫu giáo và giờ con chị ý nhanh nhẹn chứ ko đầu to mắt cận . Cháu cũng sẽ như thế với con cháu . Hỏi vì sao m.ày biết ? vì đang tham gia mấy hội của mẹ WTT

Sửa bởi DaiKhe: 10/04/2014 - 18:58


Thanked by 2 Members:

#925 T.AO

    Cấn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 7426 Bài viết:
  • 4855 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 19:09

thế qua cách nói chuyện của cháu bác thấy cty cháu có sức cạnh tranh cao không ?

Thanked by 1 Member:

#926 KingPlace

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 815 Bài viết:
  • 1986 thanks
  • LocationHanoi

Gửi vào 10/04/2014 - 19:52

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

goodluckgoodbye, on 10/04/2014 - 17:58, said:


Thú thật với chị, bằng cấp theo GLGB chỉ tương đối thôi. GLGB có dạy con mình là bằng cấp trường lớp chỉ căn bản thôi. Có 4 cái bằng quan trọng nhất là cha muốn các con tốt nghiệp

1. Bằng tiểu học trường đời: Là Letter of Offer 1 công việc tốt, trong 1 công ty tăng trưởng, cha muốn thấy cái bằng này của con, chứ bằng Đại Học chỉ để đánh dấu 1 quá trình tạo kiến thức nền thôi.

2. Bằng trung học trường đời: Giấy đăng ký kết hôn để tạo dựng 1 gia đình hạnh phúc.

3. Bằng đại học trường đời: Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở do con tạo dựng và đứng tên

4. Bằng cao học trường đời: Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh 1 doanh nghiệp mà tự con tạo dựng lên.


Chia sẻ của anh thực sự có ý nghĩa cho nhiều người, con LD còn nhỏ nhưng chắc chắn LD sẽ học theo anh để dạy cho con mình những vấn đề trên.
Thực tế XH ngày hôm nay nó thành hình một thế hệ như vậy, không hoàn toàn ở lỗi những người sinh ra trong thập kỷ này, cũng do chính sách của nhà nước, hệ thống giáo dục tạo ra như vậy, thôi đành cố gắng chờ đợi nó thay đổi vào một ngày đẹp trời nào đó bằng sự cố gắng của cả nước và nhân dân, còn nó không thể thay đổi một sớm một chiều, ngay ngày mai khi chúng ta nói ra điều này chỉ nhờ vào một cá nhân hay một nhóm người nào đó, còn tự thân các bạn 9X nếu nhìn nhận thấy đúng như những chia sẻ tâm huyết của anh GLGB thì sẽ học cho mình được nhiều thứ mà không ở đâu dạy cho mình, đây là cơ hội hiếm có, là những chia sẻ đáng giá ngàn vàng nếu như hiểu và thấy được, còn nếu không thì cũng chẳng có giá trị gì, ngọc ẩn trong đá nếu như ai biết đãi lọc thì thực sự nó sẽ giống như viên ngọc quý cho bước đường xây dựng sự nghiệp cho chính bản thân mình.

Tôi cũng làm sản xuất như anh GLGB nhưng tôi cũng làm cả lĩnh vực thương mại và dịch vụ, có thể mỗi người có cách làm việc khác nhau, đối tượng sản phẩm, khách hàng, quy trình khác nhau nhưng về những vấn nạn hay những vướng mắc cơ bản thì nó vẫn giống nhau. Như anh GLGB chia sẻ thì để làm trong lĩnh vực SX thì thực sự là một lĩnh vực khó, không hề dễ dàng và đơn giản như lĩnh vực thương mại thuần tuý còn khi xét cụ thể thì thương mại cũng có cái khó riêng tuỳ từng mặt hàng và đối tượng nhưng đánh giá chung thì không thể khó hơn lĩnh vực sản xuất được, bên tôi thì làm cả 3 lĩnh vực nên khá hiểu rõ các vấn đề ở cả 3 lĩnh vực này tuy nhiên lĩnh vực SX vẫn là lĩnh vực chính trong công ty chúng tôi, khác với anh GLGB là tập chung chủ yếu vào sản xuất, cho nên tôi cũng biết rằng việc sử dụng nhân công trong SX và quản trị sản xuất rất phức tạp, đòi hỏi rất cao nếu như muốn công ty phát triển vững mạnh.

Để thành công thì ngoài chất lượng SP thì bài toán quản lý chi phí luôn được phải đặt lên hàng đầu bằng những sáng tạo (phương pháp làm việc, quy trình làm việc, quy trình vận hành, quy trình kiểm soát hàng hoá, quy trình quản lý hàng tồn kho, nguyên vật liệu, chi phí phát sinh, chi phí nhân công ...), nếu không quản lý được chi phí và có một sản phẩm tốt thì DNSX sẽ khó có thể tồn tại lâu dài, khác với lĩnh vực thương mại chúng ta có thể đầu tư theo mùa vụ, hoặc có thể căn cứ mức tiêu thụ trên thị trường để có thể cắt giảm, việc đào tạo nhân công, hay quy trình trong lĩnh vực này luôn có sẵn và không quá khó khăn để tuyển dụng, nên có thể cắt giảm chi phí nhân công dễ dàng, hoặc thay đổi phương án kinh doanh, sản phẩm kinh doanh phù hợp cho từng thời điểm nếu như gặp khó khăn ... ngược lại DNSX không thể dễ dàng cho công nhân nghỉ việc khi ít việc, riêng đây đã là bài toán khó để DNSX phải giải quyết rồi, bộ máy SX dù gặp khó khăn thì vẫn phải vận hành, vẫn phải làm việc, dừng lại là coi như chết, ai cũng có thể làm kinh doanh thương mại nhỏ chỉ cần nhạy bén, có tư duy một chút nhưng để làm trong lĩnh vực sản xuất chỉ là nhỏ thôi cũng đòi hỏi rất cao về khả năng quản lý, khả năng vận hành.... kể ra không hết (còn những hộ gia đình SX làng nghề thì không bàn tới).

May mắn là trong lĩnh vực này LD có các cộng sự chính, có kỹ năng tốt và có tư duy nhạy bén nên từ nội lực của mình đã tạo ra phần mềm quản trị cho lĩnh vực của mình một cách thực tế và sâu sát nhất qua những trải nghiệm của mình, nên việc quản lý cũng đỡ đi nhiều và giảm thiểu khá nhiều rủi ro trong chi phí quản lý, hao phí trong vận hành, kiểm soát được hệ thống từ khâu khách hàng cho tới sản xuất, người điều hành có thể kiểm soát được cả con kiến, nhưng khổ nỗi yếu tố con người vẫn là cái nhức nhối nhất nên nhiều khi quản lý con kiến khó lọt nhưng con voi lại lọt bởi chính yếu tố con người, người điều hành không sát sao là xảy ra vấn đề ngay, quản lý con người nhất là người Việt chúng ta thực sự khó khăn, không hề dễ dàng. Có thể do đặc thù công việc, và đối tượng khác nhau nên mức lương CN bên tôi khác với bên anh GLGB, trung bình bên tôi đều từ 5 triệu trở lên (30%), còn lại 7-9 triệu (70%) nhưng ý thức làm việc vẫn không ok tí nào cả, xểnh ra là mất cắp, xểnh ra là ăn cắp thời gian, xểnh ra là trốn việc ngay nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ ... nên bảo sao Hàn Quốc vừa rồi tẩy chay không nhập khẩu LĐ Việt Nam gây thiệt hại rất lớn cũng bởi cứ làm thời gian là trốn, ý thức cực kỳ kém (gần đây mới cho nhập lại).

Những thế hệ làm mất thể diện quốc gia, ảnh hưởng đến toàn bộ dân tộc những người được gọi là Việt Nam, như vụ việc tiếp viên hàng không VNE bị bắt ăn cắp tại Nhật Bản cũng vậy, đây là nỗi ô nhục mà chúng ta phải thay đổi (siêu thị NB để hai dòng chữ tiếng Việt và Nhật " Ăn cắp là bị đi tù)... Chúng ta khi sinh ra là con người VN, thì một hành động của chúng ta sẽ ảnh hưởng đến cả dân tộc VN bởi khi đó họ không bảo anh Robert Vũ, Chị Judy Nguyễn ăn cắp mà người ta sẽ nói thằng việt nam, con việt nam nó ăn cắp, rồi những người VN khác đều phải chịu tai tiếng đó cho mãi về sau.

Nên trên mọi phương diện, vấn đề chúng ta trao đổi ở đây chúng ta nên nhìn nhận chính xác vào bản thân mình, vào những gì thực sự cần phải thay đổi, cái chúng ta chưa làm được để cố gắng hoàn thiện, chứ đừng nghĩ rằng người đi trước có chút thành công thì quay ra dạy khôn người đi sau, hay quay ra chê bai lớp trẻ ... Đừng nên bao giờ có ý nghĩ đó, đó là suy nghĩ thiển cận và là suy nghĩ của một con gà trong chuồng (Gà cùng một mẹ cứ hoài đá nhau, GATO).
Đất nước này là của chúng ta nó thành hình như thế nào là ở chúng ta, ở thế hệ trẻ tiếp nối, nó đẹp hay xấu thì phụ thuộc vào lớp trẻ tốt hay xấu, phát triển hay không nó phụ thuộc vào lớp trẻ có tài hay vô năng. Là đại gia thì cũng có mang tiền rong chơi dưới suối vàng được đâu, nên chúng ta làm không phải chỉ ở sự giàu có ở bản thân mà là cả sự giàu có về văn hoá, về tinh thần, về tính dân tộc, giàu có cho cả xã hội đó mới là đích đến của chúng ta.

Chúng ta bị một thời gian dài ảnh hưởng từ việc nói nhiều hơn làm, nên việc TT Thiệu nói " Đừng nghe CS nói hãy nhìn CS làm" âu cũng có những điều đúng và xác thực, ngay cả từ thời đó. Một phần lỗi là ở đất nước này, hệ thống giáo dục này tạo nên như vậy, nên như anh GLGB chia sẻ rằng sắp tới chúng ta sẽ khủng hoảng nhân lực sẽ là cái chắc chắn xảy ra không còn xa nữa. Vậy sự phát triển liệu có như chúng ta mong muốn hay không?

#927 Andrew

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1436 Bài viết:
  • 3027 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 20:43

Tấm gương xấu nhất, vô liêm sỉ nhất về hành vi trộm cướp là sự ngang nhiên phô trương tài sản không rõ nguồn gốc của quan chức VN.

#928 Hoa Cái

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 20:48

Trách ở trên tức cấp lãnh đạo cũng đúng nhưng con cái nay oán giận cha mẹ thì làm sao đây ?

Chỉ khi nào đến tuổi 50 hay hơn nữa, khi lập gia thất và nuôi nấng con cái thì mới cảm thông người đi trước !

Nhưng nếu mình không khởi đầu tốt thì làm sao làm gương cho mai sau ?

Tôi nhắc lại 1 lần nữa : địa mệnh tức môi trường / hoàn cảnh / thời thế nay chiếm giữ đến 40-70% ảnh hưởng đến cá nhân của mỗi người .

Nhân tri sơ tính bản kỷ : người ta sinh ra là ích kỷ ngay từ nhỏ .

Đó là địa mệnh của thời thế này tại khắp các nơi trên toàn cầu .

#929 arale

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 263 Bài viết:
  • 492 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 21:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

DaiKhe, on 10/04/2014 - 19:09, said:

thế qua cách nói chuyện của cháu bác thấy cty cháu có sức cạnh tranh cao không ?

Khi còn trẻ thì thích vào mấy cty như thế này, có tiền, có kinh nghiệm. Nhưng khi có tuổi, chỉ thích nhàn, có thời gian cho gia đình và bản thân, thu nhập thấp hơn cũng chẳng sao, chẳng muốn bán mạng nữa.

Thanked by 1 Member:

#930 hamzui9

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 613 Bài viết:
  • 730 thanks

Gửi vào 10/04/2014 - 21:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Cao.Thu.Tu.Vi, on 10/04/2014 - 18:12, said:



thời buổi làm ăn mà có tài ăn nói là tốt lắm, biết thuyết trình để người khác nghe mình, biết thuyết phục khách hàng mua hàng, biết thuyết phục đối tác ký hợp đồng. hamzui nhưng có thật ham vui không?
Không thể phủ nhận lợi ích của tài ăn nói, không chỉ riêng lĩnh vực kinh doanh bán hàng mà hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống đều rất cần, Hz cũng ý thức rất rõ điều này. Tiếc là luyện mãi mà cũng chưa có tài ăn nói. Bác Cao thủ tử vi có cao kiến gì tư vấn giúp Hz vụ này đi.
Hz tự nhận thấy mình còn ham vui lắm, nhiều việc muốn làm mà ko thắng nổi bản ngã ham vui của mình. Ham vui chứ không ham chơi hihi, bác CTTV định nói theo ý này phải hem.
Hồi chiều thấy ava, hình như bác làm lĩnh vực thiết kế ?

Hoàn toàn đồng ý với anh LD. Ở ngoài đời chả ai dạy mình nhiều thế đâu, rút ra được một kinh nghiệm một bài học thì cũng trả nhiều học phí. Giờ bác GLGB đã có thiện chí chia sẻ kinh nghiệm quý báu của mình, ai thấy có ích thì học tập tiếp thu. Ai thấy không phù hợp thì không nên đọc rồi để lại rơi vào tình trạng cự cãi, nói năng huyên thuyên.
Bài chia sẻ của bác Hoa Cái cũng rất hay, ai có lá số xấu cũng đừng bi quan vội bác nhỉ!

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |