Jump to content

Advertisements




Hành lang đối thoại cho Tân diễn dịch lời, quẻ Chu Dịch


445 replies to this topic

#406 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/04/2016 - 21:19

Thông tin bổ sung:
- eraly chinese bronzes (google-hình ảnh)
- đồ đồng thời thương chu (google-hình ảnh)
- sách "Ngàn năm áo mũ" và dữ liệu tham khảo trong sách của tác giả Trần Quang Đức
- sách về lịch sử thời Thương Chu của tác giả Nguyễn Hiến Lê (google)

Các dữ liệu trên có thể giúp tiếp cận thêm ở một vài khía cạnh:
- hào 4 quẻ Khảm: có thể đơn giản miêu tả một lễ/bữa rượu nhỏ của người/nhóm người vừa trải qua thời kì luyện tập gian khổ, nguy hiểm của 3 hào trước, nay được nghỉ ngơi, có thể tự "nạp ước tự dũ", trong đó tôn tửu, quỹ nhị, dụng phẫu là danh từ chỉ các đồ đựng rượu.
- theo đó, có thể tiếp cận thêm với cặp quẻ Khảm - Ly/La ở khía cạnh cấu trúc hào như sau: hào 1,2,3 là chỉ diễn biến sự kiện; hào 4,5 là chỉ diễn biến tâm lý (sau/trong khi) xảy ra sự kiện; hào 6 chỉ kết quả của quá trình.
- tiếp cận thêm với hào 5 quẻ Khôn khi hiểu "thường" cũng tương tự như "xiêm", "tế tất", với ý nghĩa là bộ lễ phục Cổn Miện được dùng trong nghi lễ tế quan trọng của Vua, và qua đó, cũng có thể tiếp cận thêm với ý nghĩa về việc tìm được minh chủ, phù hợp với thời tìm chúa của quẻ. Và cũng có thể thấy sự tương đồng của hào 2 quẻ Ly/La với hào 5 quẻ Khôn.
- có thể tiếp cận thêm với cách hiểu từ "cá" trong các hào quẻ Bác, Cấu.
- có thể tiếp cận thêm với hào 5 quẻ Cấu qua các miêu tả về hôn nhân




Thanked by 2 Members:

#407 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/04/2016 - 22:14

Thông tin bổ sung:
- về BTHL
+ bài viết về nguồn gốc tứ hoá từ 4 sao theo 4 thời điểm của nick Veday (đã dẫn)
+ bài viết của nick Giathi trang 40 topic Hoá giải bại cách. (Bài viết có thể dẫn tới 2 cách hiểu do cách đặt dấu câu)
+ bài viết của chú Indo trang 211 cũng của topic trên về địa cục...
+ bài viết của hoạ sĩ Trịnh Hữu Ngọc về sự vận động các trạng thái của Nước-tượng của quẻ Khảm (google)
- các dữ liệu trên có thể giúp một cách hiểu về Hoá công, có thể dưới góc nhìn về phương vị, ngũ hành thể khí, và sự biến chuyển của tượng quẻ. (Cần một sự nghiệm lí thực tế)
Ps: em viết bằng Pad, không thạo dẫn chi tiết, sorry!

Thanked by 1 Member:

#408 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 16/04/2016 - 21:27

Em bổ sung thêm mấy ý nhỏ:
* về hào 4 quẻ Khảm:
- tôn tửu thì đã có hình ảnh là cốc rượu, có nhiều dạng như hình chim, tê giác...rất đẹp và tinh xảo
- quỹ nhị: dụng cụ đựng rượu hình trụ? (Do không biết tiếng nên e không tra được)
- phẫu: dụng cụ đựng rượu, nước, để làm mát, hình vuông (thời đó hay uống rượu nóng thì phải, thí dụ như chi tiết Tào Tháo mời rượu Quan Công trước khi ra trận, sau khi thắng về chén rượu vẫn còn nóng)
(các chi tiết này có thể tìm được từ các bộ sưu tập cổ vật tư nhân, bảo tàng...)
- một yếu tố nữa là cái lều tròn có cửa tròn trên mái của người du mục cổ (người da đỏ cổ cũng dùng một loại lều tương tự)
- các dữ liệu đó dẫn ta tới giả thiết về một lễ/bữa rượu nhỏ, của người/nhóm người vừa trải qua luyện tập gian khó, đã có một sự tự tin, dùng lễ đó để "nạp ước". Đây là giai đoạn tiền đề của hào 5, là hào đã đạt được sự bình tâm (tâm can trường có được qua luyện tập, các hố sâu của "sự sợ hãi" đã được lấp đầy)

* về hào 5 quẻ Khôn:
- sách của bạn Đức là bàn về trang phục Việt Nam, qua đó có thể ngoại suy về thời Chu dựa trên nguyên tắc về sự kế thừa, tiếp biến văn hoá. Có thể có các dữ liệu chính xác hơn khi tham khảo các tư liệu tiếng Trung.
- "thường" (hay xiêm) là loại áo ở phần hạ thể, quây bên ngoài quần của bộ lễ phục Cổn Miện của Vua, dùng trong dịp tế lễ quan trọng nhất là tế Giao.
- câu hỏi là ai, khi nào thì được "nhìn thấy" bộ lễ phục của Vua? Điều này có thể dẫn tới tình huống về một người thân cận với Vua thì mới có thể được tham gia, ở gần Vua trong dịp lễ trọng, để có thể "thấy" được "vạt áo dưới" của Vua (cụ thể hơn thì có thể là tình huống một người khi quỳ lạy Vua, ngước lên nhìn thì chỉ thấy phần thân áo dưới)
- tế Giao vốn là một sự việc tốt đẹp ngay từ đầu, nên phê "nguyên cát"
- những dữ liệu đó có thể dẫn tới giả thiết về một người (có vai trò như một công thần quan trọng nhất sánh vai cùng Vua trong việc tạo lập vương quyền) tìm được minh chủ vậy

*về hào 5 quẻ Cấu:
- sách của tác giả Nguyễn Hiến Lê có những miêu tả về phong tục cưới hỏi thời Chu, kể cả việc gả chị em cho một người...(trang có tác phẩm này đã gỡ bài,e không tìm lại được- trang maxreading.com, phần sử Trung quốc)

*về chữ "cá":
- có thể hiểu theo một vài ý nghĩa như
+ là con cá, một tài sản có giá trị có thể trao đổi được
+ là một loại tiền cổ có hình con cá
+ là một dạng "phù hiệu" trang trí cho giới quan lại, có từ thời Đường (theo tác giả Trần Quang Đức)
- thời Chu liệu có kiểu dạng tương tự không? Từ đó có thể tiếp cận thêm với hai quẻ Cấu, Bác chăng?

Sửa bởi pth77: 16/04/2016 - 21:34


Thanked by 2 Members:

#409 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 28/05/2016 - 01:14

Một khảo sát nhỏ về tính "biện chứng" của Chu Dịch:
- thí dụ về bối cảnh Tq-VN trong mối quan hệ Trung Phu - Tiểu Quá có thể thấy:
+ Tq đang đi những bước chiến thuật "tiểu quá" trên biển Đông, "cái nhỏ tiến dần từng bước" khi họ có vị thế pháp lý thấp hơn rất nhiều so với các nước liên quan.
+ đối nguợc lại,VN lại vẫn giữ (về hình thức) chiến thuật Trung Phu (bạn 164), và có lẽ đang ở giai đoạn giữa thời hào 2 và hào 3. Như vậy, có thể tình huống sẽ biến chuyển sang thời hào 4 (cặp ngựa tách rẽ) theo quy luật của quẻ chăng? (thời gian biến chuyển có thể theo bội số của 9 or 3 chăng)
+ một diễn biến mới nữa là dường như VN cũng lại đang dần từng bước thiết lập chiến thuật Trung Phu với Mỹ, có lẽ mới đang (loay hoay) ở thời hào 1, và theo quy luật của quẻ thì sẽ chuyển sang thời hào 2 chăng?(thời gian sẽ là bội của 6 or 2?)
+ một nước liên quan khác là Philipin thì lại chọn chiến thuật Tỷ và Tụng, và họ đang có những thành công. Liệu Vn có phải đối mặt với Sư(quẻ cặp của Tỷ)?
+ có thể xem thêm các phân tích về chiến thuật "đi từng bước nhỏ" trên thực tế qua bài viết của tác giả Nguyễn Trung(cựu đại sứ tại Thái Lan trên trang thoidai.org)

- thêm một vài thí dụ cho quẻ Tuỵ ở một số cấp độ:
+ là trường hợp của Lê Lợi với tụ nghĩa Lam Sơn và hội thề Lũng Nhai, tiến hành 20năm kháng chiến để đánh bại giặc Ngô(Minh) giành lại độc lập (cấp độ quốc gia)
+ là trường hợp TGB hội tụ cùng 12 người khác lập ra FPT, với giai thoại là cuộc gặp tại vườn nhà tướng Giáp (cấp độ nhóm lớn)
+ là trường hợp Erin Brokovich(Julia Robert thủ vai) quy tụ các nguyên đơn trong vụ kiện chống lại P&G(cấp độ cá nhân)
+ các trường hợp trên cho thấy trước khi "tụ" họ đều cần có sự gặp gỡ những người liên quan(Cấu), và sau khi "tụ" thì họ sẽ tiến hành công việc theo "lý tưởng" đã đặt ra(Thăng)

- các thí dụ trên có thể minh hoạ cho tính "biện chứng" của Chu Dịch khi ta xem xét mối tương quan của từng/các cặp quẻ, đồng thời có thể xem xét cả tính quá khứ-hiện tại- tương lại của 3 quẻ liên tiếp nhau. Bên cạnh đó, ta cũng có thể đi xa hơn khi xem xét mối tương quan của chúng với các quẻ hỗ, quẻ hoán vị...và ta cũng có thể quan sát thêm tính nhân-quả của các cặp quẻ với nhau, hay các ứng hợp với thực tế của quẻ ở các cấp độ khác nhau. Điều này có lẽ sẽ giúp ích thêm rất nhiều khi vận dụng BTHL chăng?
Ps: các thí dụ trên thuần tuý nhằm minh hoạ cho các giá trị của Chu Dịch, không mang tính chính trị, chính em, không nhằm làm khó admin, mong được thông cảm!!!
+ vẫn còn một kịch bản cho quẻ Ly/La, tạm gọi là "giăng lưới bắt chim", em sẽ bổ sung sau.


Thanked by 2 Members:

#410 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 31/05/2016 - 21:48

Em bổ sung mấy ý nhỏ về quẻ Ly/La:
- một vài dữ liệu giả thiết
+ tên quẻ La có nghĩa như lưới(bắt chim)
+ hào 2 có hình ảnh về chim vàng anh
+ chim là vật cúng tế của nhà Chu ( theo Tạ Đức)
+ một thành ngữ " khóc như ri (vỡ tổ)" - ri là loài chim tương tự như sẻ
+ hào 5 quẻ Sư nhắc tới hình ảnh "trong ruộng có chim" với hàm ý chim tượng trưng cho giặc.

* Từ các dữ liệu trên, suy đoán thêm về một tình huống nữa cho quẻ, tạm gọi là "giăng lưới bắt chim" (tên một tiểu luận phê bình văn học của N.H.Thiệp):
+ quẻ diễn tả một bối cảnh (có thể mang tính tượng trưng) một cuộc "giăng lưới bắt chim" với các tình huống của các hào như:
+ hào 1: chuẩn bị tiếp cận khu vực có nhiều chim sinh sống để đặt lưới (La), nên cần bước đi rón rén, tránh (gây động) bị phát hiện
+ hào 2: đặt (được) con chim mồi, và vì vốn là hoạt động quan trọng (để có vật cúng tế) nên phê nguyên cát
+ hào 3: sự chờ đợi tới chiều (thời điểm chim về tổ)
+ hào 4: trạng thái đột ngột xảy ra khi chim mắc lưới (vỡ tổ)
+ hào 5: tiếng kêu (như khóc) của bầy chim mắc lưới
+ hào 6: người bắt chim chỉ lựa chọn những con phù hợp mục đích- chỉ bắt bọn đầu sỏ, còn lại thả hết (tính khoan dung của hào)
(các hào vẫn theo cấu trúc 1,2,3- 4,5- 6)

- phối hợp các tình huống đã có của quẻ, có thể suy đoán về một tình huống có tính tượng trưng (có thể mang cả ý nghĩa như một nghi lễ) cho quẻ, có ý nghĩa tinh thần là chính yếu (do yếu tố Ly/La có ý nghĩa là sự bám víu, và yếu tố đối lập với tính thực tiễn của quẻ Khảm để suy đoán), bối cảnh có thể mang cả ý nghĩa chiến tranh do tính tượng trưng của hình ảnh con chim tương tự hào 5 quẻ Sư.

** thông tin thêm:
- cái phù hiệu (theo mes#408) trong sách của bạn Đức được gọi là Ngư đại, có hình một "xâu" vài con cá, được dùng để ban thưởng cho quan văn, rất phù hợp với hào 5 quẻ Bác, tuy theo sách thì phù hiệu mới chỉ có từ đời Đường (google-hình ảnh). Một lưu ý quan trọng là trong sách đó cũng nhắc nhiều đến Chu Lễ, như là một nguồn tham khảo, kế thừa quan trọng (và mẫu mực) cho các triều đại sau Chu, do vậy, nếu có thêm các tư liệu từ Chu Lễ chắc sẽ giúp ích nhiều.
- trong sách của tác giả N.H.Lê có đoạn mô tả chi tiết về một hiện vật khảo cổ đời Chu là cái xe, hiện vật này do một tác giả người Pháp mô tả trong sách của mình, và hiện vật được trưng bày ở bảo tàng tại Pháp. Tìm hiểu hiện vật này có thể giúp hiểu hơn về một số quẻ có sử dụng hình ảnh cái xe như Truân, Cấu, Tấn...chẳng hạn tìm hiểu cơ cấu hãm (phanh) của xe, có thể hiểu thêm về "hệ vu kim nị", hiểu tại sao có thể hãm xe bằng sợi dây (phanh) đồng, với hàm ý kìm bớt sức mạnh- nguồn động năng của xe, nguồn năng lượng có thể gây nguy hại.
- có thể tiếp cận thêm với giả thuyết của cặp Kiền Khôn qua trường hợp của Nguyễn Ánh trong việc đấu tranh với nhà Tây Sơn để lập nên vương triều Nguyễn

Sửa bởi pth77: 31/05/2016 - 21:51


Thanked by 2 Members:

#411 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 08/06/2016 - 22:21

Em bổ sung thêm mấy ý nhỏ:
- có thể tiếp cận thêm với giả thuyết của cặp quẻ Kiền/ Khôn qua một số trường hợp như:
+ cuộc tranh chấp giữa Lưu Bang, Trương Lương...với Hạng Vũ, Phạm Tăng...và trận chiến Cao Hạ (có tính) quyết định
+ cuộc đấu tranh của Lê Lợi, Nguyễn Trãi với nhà Minh và trận chiến (có tính) quyết định Đông Quan
....
+ các trường hợp trên có một vài điểm chung như: cán cân lực lượng ban đầu của hai bên khá chênh lệch; thủ lĩnh và mưu sĩ quan trọng nhất; thời gian tranh chấp khá lâu dài trên một lãnh thổ có tính liên kết cao; trận quyết định làm thay đổi cán cân lực lượng hai bên; và bên thắng chung cuộc đã lập ra một triều đại mới. (Điều này có thể giúp củng cố thêm cho giả thuyết của bản dịch về trận Mục Dã)

- đại diện gần gũi nhất cho cặp phạm trù Tụ/ Tán phải chăng là cặp quẻ Tuỵ/ Thăng? Phân tích điều này (và một số khác) có thể cho ta thấy thêm về tính "biện chứng" của Chu Dịch?

- cặp quẻ Ký Tế/ Vị Tế là cặp quẻ duy nhất chứa đựng khá nhiều điểm chung như: chữ "Tế", chiến thuật hanh tiểu- ưu đãi cái nhỏ; hình ảnh con cáo qua sông và bánh xe bị hãm (phanh) lại và một vài khác biệt nhỏ. Điều này dường như có một mối liên hệ với cặp quẻ Kiền/ Khôn, và có thể là cả dụng cửu- dụng lục chăng? ( chữ "dụng" có một định nghĩa: là dùng, là nắm chặt lấy hai đầu mút của sợi dây, hai khía cạnh cực đoan của hai mặt đối lập, để tìm cách giải quyết mâu thuẫn cho câu hỏi ở đâu? làm gì? Định nghĩa này xuất phát từ định nghĩa về chữ"Dung" trong cụm từ Trung Dung của Khổng Tử?)

- người ta sẽ "đối mặt" với tiểu vận hào 4 quẻ Minh Di ra sao, khi dường như đó là một "định mệnh khắc nghiệt", và liệu tử vi có giúp được gì thêm? Có dũng khí để trải qua được điều này có lẽ sẽ "cảm" được giá trị của hào 5 quẻ Khảm chăng?

Thanked by 2 Members:

#412 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 10/06/2016 - 02:40

Em bổ sung thêm mấy ý về cặp quẻ Ký Tế/ Vị Tế:
* đây là cặp quẻ có khá nhiều điểm chung như:
- cùng chung mục đích chính là vượt sông Tế. Ở đây, ta có thể phân tách thành hai tình huống như sau:
+ đối tượng vượt sông chỉ có một/ một nhóm người, và họ trải qua hai tình huống khác nhau: hoặc là Ký Tế, hoặc là Vị Tế, nghĩa là họ chỉ có thể đạt được một kết quả trong hai tình huống.
+ đối tượng vượt sông là hai/ hai nhóm người có vị thế khác nhau, nhưng cùng chung mục đích (cùng hội, cùng thuyền), và mỗi người đạt một kết quả trong Ký Tế và Vị Tế, nghĩa là người A đạt Ký Tế thì người B đạt Vị Tế ( đạt đồng thời vì họ cùng chung mục đích)
- cùng chung hình ảnh (biểu tượng đại diện) là con cáo bơi vượt sông. Giữa con cáo và sông Tế có một sự khác biệt rất lớn về kích cỡ, đồng thời bản thân con cáo cũng chỉ có các bước di chuyển nhỏ, do vậy, việc lựa chọn hình ảnh này có lẽ hàm ý về sự cẩn trọng, tiến các bước nhỏ chậm chắc khi thực thi một việc lớn, quan trọng, có tính quyết định. Ngoài ra, qua clip cáo bơi qua sông, dường như cái đuôi con cáo (có thể) có tác dụng như một cái bánh lái, cái phao, và cái đuôi nổi trên mặt nước trong suốt quá trình bơi, nhờ đó, có thể hiểu thêm về sự lựa chọn hình ảnh này của Chu Dịch.
- cùng chung chiến thuật ưu đãi cái nhỏ, có lẽ xuất phát từ sự khác biệt về kích cỡ giữa hai hình ảnh con cáo và sông Tế.
- cùng chung hình ảnh hãm(phanh) bánh xe chậm lại, có lẽ hàm ý về việc giảm bớt sự vội vàng.
- cùng có sự kiện chinh phạt thắng lợi nước Quỷ phương trong ba năm, có lẽ hàm ý về một việc khó khăn, gian khổ, cần sự kiên trì, tài năng.
- cùng có hình ảnh ướt đuôi (con cáo), có lẽ hàm ý về sự dấn thân vì con cáo chỉ nên tính là ướt đuôi khi nó đã xuống nước hoàn toàn cả người; hoặc có thể hàm ý về sự kiệt sức, mất phương hướng khi cái đuôi được coi như cái phao hay bánh lái.
- cùng có hình ảnh ướt (cả) đầu (con cáo), có lẽ hàm ý về sự đuối sức, hay buông xuôi, mất phương hướng.

* có thể tiếp cận với cặp quẻ theo cấu trúc của các hào như sau:
- hào 1&2: thái độ tiếp cận với mục tiêu- vội vàng hay thận trọng
- hào 3&4: (thái độ) ý chí, niềm tin và quyết tâm thực thi mục đích.
- hào 5&6: thành quả đạt được.

* thử tiếp cận cặp quẻ theo tình huống có hai chủ thể khác nhau, cụ thể:
+ ở quẻ Ký Tế là Người thủ lĩnh
+ ở quẻ Vị Tế là Người tham mưu

I/ quẻ Ký Tế:
- lời quẻ: thận trọng từng bước, bền chí suốt cả quá trình thực thi, đừng chỉ được ban đầu mà về sau lại không giữ được (sự bền chí)- sơ cát chung loạn
- hào 1: biết kiềm chế, thận trọng rồi mới dấn thân, nên phê không lỗi
- hào 2: có tổn thất, nhưng biết chấp nhận, bỏ qua để tiếp tục theo đuổi mục đích chính
- hào 3: thể hiện ý chí, niềm tin,sự kiên trì và năng lực thực thi
- hào 4: nắm được (quy luật) của sự thay đổi tình hình thực tiễn, nên luôn luôn thận trọng trong đối phó
- hào 5: nhờ sự nỗ lực (của bản thân, chứ không phải chỉ nhờ vào sự trợ giúp bên ngoài) trong thực thi mục đích mà được hưởng phúc (có thể như "tận nhân lực, tri thiên mệnh" vậy)
- hào 6: không đạt được mục đích (cáo không qua được sông vì bị chìm), nên phê nguy, vì có lẽ là do vai trò, vị thế là người đứng đầu một lực lượng, nên không đạt được mục đích chính đồng nghĩa với mất hết (có thể tương tự như "được làm vua, thua làm giặc" vậy)

Iì/ quẻ Vị Tế:
- lời quẻ: thận trọng từng bước, giữ bền sức, ý chí, phương hướng (để đạt được mục đích), nếu không thì sẽ bất lợi
- hào 1: thiếu thận trọng, vội vàng dấn thân, nên lận đận
- hào 2: rút kinh nghiệm, kiềm chế được nên mở lại cơ hội
- hào 3: chưa có điều kiện thuận lợi (trên thực tế) để tiếp tục, nhưng nên bền chí quyết tâm, không nên bỏ cuộc
- hào 4: đã có điều kiện thuận lợi, không phải tiếc nuối, nên thể hiện được ý chí, niềm tin, sự kiên trì và năng lực thực thi nhiệm vụ giúp sức, được ban thưởng
- hào 5: khẳng định được tài năng (bằng sự nỗ lực của bản thân), nên có được sự tin tưởng
- hào 6: khi tự tin thì có thể tự tưởng thưởng cho bản thân (uống rượu), nhưng đừng nên thái quá dẫn đến mất sáng suốt, đánh mất sự tin tưởng của người khác- như con cáo qua sông mà bị chìm vậy- không được trọng dụng nữa

* một vài điểm khác nhau giữa hai quẻ:
- ở hào 1&2:
+ một bên thận trọng từ đầu và vẫn theo đuổi mục đích dù có tổn thất
+ một bên vội vàng, thiếu suy xét nên lận đận
+ chính do sự khác nhau về thái độ tiếp cận này mà Vị Tế đã (dường như) bị "lỡ một nhịp" so với Ký Tế, sự "lỡ nhịp" này còn ảnh hưởng tới cả hai hào sau.
- ở hào 3&4:
+ một bên thể hiện được bản lĩnh vững vàng, còn bên kia do sự "lỡ nhịp" mà phải sau một "chu kì" mới thể hiện được bản lĩnh
+ có sự khác nhau trong vị thế của đối tượng khi cùng thực thi một mục đích- chinh phạt nước Quỷ phương, một bên là Vua, một bên là Tướng, kéo theo đó là sự khác nhau trong cách đánh giá- một bên khẳng định vai trò thủ lĩnh (kẻ nhỏ bé chớ dùng), một bên khẳng định vai trò giúp sức (chỉ được ban thưởng)
- ở hào 5&6:
+ cũng có sự khác nhau trong việc xác lập vị thế của thành quả thu được cũng như sự mất mát của các bên
+ một bên được hưởng phúc còn một bên "chỉ" nhận được sự tin tưởng (cũng lưu ý thêm rằng người tham gia tế lễ có lẽ chủ yếu là thủ lĩnh)
+ một bên có thể bị mất hết, một bên cũng "chỉ" mất đi sự tin tưởng

* nhận xét:
- chính sự khác nhau trên đã dẫn tới giả thiết về chủ thể của hai quẻ là riêng rẽ, do vậy, có thể hiểu thêm về hai quẻ như:
+ Ký Tế: đã xong, đã qua sông, hàm ý về việc Người thủ lĩnh đã đạt được mục đich, đạt được địa vị tối cao
+ Vị Tế: chưa xong, chưa qua sông, hàm ý về việc Người tham mưu vẫn cần/nên tiếp tục nhiệm vụ giúp cho thủ lĩnh, chưa thể dừng được.
- nếu ta chấp nhận chữ "dụng" như định nghĩa bên trên, thì có thể tiếp cận với dụng cửu dưới góc độ là sự nắm chặt hai đầu mút Kiền- Ký Tế và dụng lục cũng là sự nắm chặt lấy hai đầu mút Khôn- Vị Tế, và đối tượng tương ứng của sự nắm chặt này là Thủ lĩnh và Người tham mưu, hai đối tượng chính yếu và xuyên suốt của Chu Dịch.
- sự phân tích hai quẻ vẫn giữ nguyên như trên cho trường hợp chỉ có một chủ thể.


Thanked by 1 Member:

#413 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 14/06/2016 - 02:12

Một khảo sát bổ sung về tính "biện chứng" của Chu Dịch:
* một vài nguyên tắc nhỏ:
- tính đối lập (hay đối xứng, đối nghịch, tương phản) của Chu Dịch, thể hiện ở cả hệ(I) và (II), nhưng không triệt tiêu lẫn nhau (theo cách có cái này thì không có cái kia)
- các cấu trúc về hào trong quẻ, thí dụ như: Ly/ Khảm có cấu trúc 1,2,3-4,5-6; hoặc Ký Tế/ Vị Tế có cấu trúc 1,2-3,4-5,6 ....
....
* một số dữ liệu giả thiết:
- có sự tương đồng giữa Chu Dịch và thuyết Âm Dương - có chung hệ(I)
- tính lịch sử của sự hình thành Chu Dịch
- có những sự tương đồng giữa Chu Dịch với triết học biện chứng hiện đại (2nguyên lý, 3 quy luật, 6 phạm trù)
* một vài thí dụ:
- sự gần gũi giữa cặp phạm trù Tụ/ Tán với cặp quẻ Tuỵ - Thăng?
- sự gần gũi giữa cặp phạm trù Động/ Tĩnh với cặp quẻ Chấn - Cấn?
- sự gần gũi giữa cặp phạm trù Bù/ Trừ (thêm- bớt; được- mất) với cặp quẻ Tổn/ Ích?
...
- cũng có thể tiếp cận thêm với các cặp quẻ theo một vài cách, thí dụ như cặp Tổn/ Ích có thể hiểu thêm qua một số thành ngữ: "mất bò mới lo làm chuồng"; "tái ông thất mã"; hay "của biếu là của lo, của cho là của nợ"...

** Nhận xét:
- các nguyên tắc sẽ giúp tiếp cận tốt hơn với Chu Dịch, có thể khảo sát một vài cặp quẻ đại diện hay toàn bộ các quẻ.
- khi tiếp cận một cặp quẻ dựa trên các nguyên tắc, người ta có thể khảo sát một cặp quẻ theo hướng từ khái quát đến cụ thể và ngược lại, thí dụ như:
+ hiểu sự việc mà quẻ đề cập tới qua ý nghĩa tên quẻ, chẳng hạn như Tuỵ bàn về điều gì...
+ hiểu về tính khái quát chung của sự việc mà quẻ bàn tới qua lời hào
+ hiểu về "tiến trình phát triển" của quẻ thông qua ý nghĩa của các lời quẻ
+ đối chiếu với quẻ còn lại của "cặp quẻ" để so sánh và hiểu thêm về tính "biện chứng" giữa chúng
+ rút ra kết luận nào đó về mặt "lý thuyết", và có thể bổ sung các thí dụ thực tiễn

- khảo sát một cặp quẻ có thể giúp:
+ phối hợp biểu tượng quẻ, ý nghĩa quẻ với nguyên tắc đối lập có thể hiểu thêm về quy luật Dịch giao, Dịch đối(phản), với ý nghĩa như là sự trao đổi, tương phản giữa chúng (điều này cũng có nét tương đồng với quy luật mâu thuẫn; phủ định của phủ định trong triết học biện chứng hiện đại)
+ quan sát "tiến trình phát triển" của quẻ có thể hiểu thêm về quy luật Dịch biến, bởi có thể "ẩn" đằng sau ý nghĩa của lời hào là các hoạt động cần thiết nào đó để có thể dẫn tới sự "biến đổi" của lời hào (điều này có nét tương đồng với quy luật lượng đổi chất đổi)
+ phối hợp với các cấu trúc về hào của quẻ có thể hiểu thêm về các "bước nhảy" của sự "biến đổi - biến dịch" của quẻ, có thể là "bước" tuần tự, cũng có thể "nhảy cóc". Hoặc cũng có thể hiểu thêm về tính tương phản, hay tính nhân quả của quẻ thông qua ý nghĩa lời hào (đặc biệt là hào 5&6)

- có thể tiếp cận với các quẻ thông qua quẻ hỗ, với ý nghĩa quẻ hỗ như là cánh thức, thái độ để tiếp cận, thực hiện quẻ chính. Thí dụ như:
+ quẻ hỗ của Tuỵ là Tiệm, cho thấy cách thức tiếp cận với Tuỵ có lẽ cần một sự tuần tự, tiến dần từng bước
+ hay cặp Ký Tế/ Vị Tế có sự đặc biệt là quẻ này chính là quẻ hỗ của quẻ kia, có thể tiếp cận với Ký Tế thông qua Vị Tế và ngược lại; hay muốn đạt được Ký Tế có lẽ người ta cần "không bỏ cuộc" và muốn đạt được Vị Tế thì người ta cần "bền chí"
...

- từ dữ liệu giả thiết và các thí dụ có thể đưa ra hai giả định: (một lưu ý là xuất phát từ cặp tiểu - đại, về lý thuyết có ít nhất hai cách hình thành nên hệ (I) của Chu Dịch!)
+ thuận theo dòng lịch sử, phải chăng Chu Dịch là nền tảng và nguồn cảm hứng để người xưa kế thừa, khái quát và sáng tạo nên học thuyết Âm Dương?
+ ngược lại, từ tính chất "vay mượn" của hệ (I) trong văn bản Chu Dịch, có thể nào chính học thuyết Âm Dương là nền tảng và nguồn cảm hứng để người xưa kế thừa, cụ thể hoá và sáng tạo nên Chu Dịch?

- ngoài ra, khi đọc sdd của tác giả Cao Xuân Huy (sinh thời cụ cũng được coi là nhà Đạo học) cũng có thể thấy sự tương đồng (về tính đối lập) giữa khái niệm Đạo với học thuyết Âm Dương và Chu Dịch, khi hiểu một cách đại ý rằng: Đạo là các quy luật tự nhiên (và xã hội) tồn tại dưới dạng "thường hữu" (tồn tại, luôn hiện hữu, thấy được) và "thường vô" (tồn tại, luôn hiện hữu, nhưng không thấy được)
- có thể quan sát một vài thí dụ về khái niệm Đạo:
+ các lực cơ bản trong tự nhiên như hấp dẫn, điện từ, hạt nhân, ma sát, liên kết plasma hay quy luật "bàn tay vô hình" của thị trường...là những cái "thường vô", luôn tồn tại, hiện hữu nhưng (mắt thường) không thấy được(chỉ thấy nhờ các phép đo, hay quan sát các biểu hiện gián tiếp khác)
+ ngày đêm, sáng tối, hay thuỷ triều...là những cái "thường hữu", luôn tồn tại, hiện hữu và thấy được (trực tiếp)
+ cũng có trường hợp chứa đựng cả hai như các quy định pháp luật, vì pháp luật tồn tại "thường hữu" dưới dạng văn bản, nhưng hiệu lực của chúng lại "thường vô", người ta chỉ thấy khi tham gia vào một quan hệ pháp luật cụ thể
+ có lẽ qua đó cũng hiểu thêm rằng tại sao lại có " đạo khả đạo...danh khả danh..."

* về BTHL:
- nếu coi Tử vi như là một giá trị có tính Thiên mệnh (một game của chư Thiên) do tính "bất biến" của các sao trên lá số, thì có lẽ BTHL là thái độ, cách thức mà con Người tiếp cận với Thiên mệnh (hay cách con Người có thể tham gia game của chư Thiên). Thái độ, cách thức này chính là các nỗ lực của con Người khi đứng trước các biến cố, xu hướng trong Tử vi, hay nói cách khác đó là cách con Người " tận nhân lực" vậy, và khi đã nỗ lực hết sức thì thành quả đạt được có lẽ là căn cứ để họ "tri thiên mệnh".

* chép lại một câu chuyện đã viết, mọi người đọc cho vui:
Có một câu chuyện : Một bậc thầy, vốn nhiều vinh quang và quyền lực nhờ tri thức của mình, thường chọn thủ pháp hỏi-đáp để mở mang thêm tri thức. Bậc thầy có thể hỏi thăm dò, nhằm xem trong các lời đáp có cái nào đáng để mình bỏ thời gian, tri thức để trao đổi hay không. Bậc thầy cũng có thể hỏi những điều mà mình còn chút vấn vương, nhằm xem trong các lời đáp có cái nào giúp mình thoả mãn để bổ sung tri thức hay không. Bậc thầy cũng còn dùng nhiều thủ pháp khác nữa... ( bởi vậy, có người bàn rằng đó là lẽ mà ông Khổng Tử nói "trong ba người ắt có người là thầy ta"). Vào một ngày đẹp trời, bậc thầy gặp chàng trai Vũ trụ. Đây là một anh chàng kỳ lạ, to lớn, bí ẩn, tràn đầy năng lượng, và đặc biệt anh ta không nói được. Bậc thầy thấy bối rối và xao xuyến, mọi thủ pháp hỏi-đáp đều không đem lại điều như ý, các câu hỏi cứ như rơi vào không gian tĩnh lặng, thậm chí chả có tiếng vang vọng. Đã vậy, anh chàng Vũ trụ còn rất ma mãnh, anh không trả lời nhưng lại hành động mạnh mẽ. Anh bày ra truớc bậc thầy một thế trận bao la, hùng vĩ như anh vốn đã, đang và sẽ làm tiếp, nhằm như trêu tức bậc thầy vậy. Bậc thầy thấy khó chịu. Nhưng, ô kìa, một tia sáng loé lên trong tâm trí bậc thầy, ông mỉm cười tinh quái và nói với chàng trai Vũ trụ : hãy đợi đấy !!!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ps: các bài viết trong topic này có cảm hứng từ công trình của anh Ngu Yên, và cũng là những lời cảm ơn gửi tới anh Ngu Yên, Quách Ngọc Bội, và các anh/chị đã cùng đồng hành như Phù suy, coluong70, PhanThi.... Chúc sức khoẻ mọi người và mong sớm có được cuốn sách trên tay, hì, đọc sách vẫn sướng hơn đọc máy tính.

Sửa bởi pth77: 14/06/2016 - 02:15


Thanked by 1 Member:

#414 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 552 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 02/01/2017 - 20:26

Tripooh xin mạo muội hỏi một câu với các vị kiến thức sâu rộng.
các vị có thể cho Tripooh biết ý nghĩa của quẻ nhân quả là gì không, nó phản ánh điều gì nơi chúng ta. nếu tiên thiên quẻ là mệnh, hậu thiên quẻ là thân thì nhân quả là gì, nó là con đường do chính chúng ta đã chọn hay nó chính là chúng ta.

#415 Ngu Yên

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3297 Bài viết:
  • 7750 thanks

Gửi vào 03/01/2017 - 03:53

Bạn này,
Có những sự vặn vẹo đầu óc mà chỉ có mình có thể tự trả lời mà thôi. Chu Dịch không có khái niệm nhân quả , nó thuộc phạm trù của nhà Phật .

Thanked by 2 Members:

#416 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 552 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 03/01/2017 - 19:15

nhân quả không do Phật đặt ra, nó tự như thế, là điều hiển nhiên mà nhiều đời người đã nhận biết. Bản thân mình cũng sẵn có câu trả lời của bản thân nhưng muốn được hỏi rõ liệu chăng mình có gì chưa thấu suốt hay hiểu biết nửa vời với một môn học mà mình chỉ là người mới học, mới biết

Sửa bởi tripooh1: 03/01/2017 - 19:16


#417 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 04/01/2017 - 07:22

Theo Dịch mà nói thì Âm ẩn trong Dương hay Dương ẩn trong Âm là Nhân. Hiển ra là Quả . Âm Dương Cảm-Ứng là Duyên-Nghiệp.

Thanked by 1 Member:

#418 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 552 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 04/01/2017 - 22:00

âm dương là căn bản dịch lý,chuyển động không ngừng, sinh trưởng rồi suy tiêu. vậy nói rằng dịch lý chính là luật căn bản của pháp lưới. Duyên có khởi, nghiệp có lãnh nhưng tựu trung đều đi đúng luật âm dương mà ra, hoá ra thế tất cả chúng ta đều thấy thế. Một đồng tiền sẽ có 2 mặt nhưng trước hay sau thì vẫn chỉ là một đồng tiền. Đạo chỉ có một !

Chẳng dám bàn thêm vì có lẽ tiếp nữa sẽ vượt ngoài dịch lý

#419 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 05/01/2017 - 12:36

Thông tin bổ sung:
- 3000-year-old wine vessel unearthed in Shaanxi
Một ngôi mộ quý tộc thuộc triều đại Tây Chu vừa được phát hiện một cách ngẫu nhiên ở làng Baoji, tỉnh Shaanxi ngày 22 tháng 6 vừa qua. Sau khi khai quật một cách cẩn thận các nhà khảo cổ đã phát hiện một quan tài, trên 20 mảnh của những đồ đồng tinh xảo và một "Jin" dài/cao 1m, một loại cốc đựng rượu bằng đồng dùng để ngăn không cho uống rượu quá nhiều...
Xem thêm:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ps: không có khái niệm quẻ nhân quả, mà chỉ có khái niệm quẻ "diễn biến nhân quả" do cố giáo sư Nguyễn Hoàng Phương đưa ra trong tác phẩm "Tích hợp đa văn hoá Đông Tây cho một chiến lược giáo dục tương lai" của mình; ông Xuân Cang đã phổ biến khái niệm này trong sách (tái bản lần 2) của mình.

Thanked by 3 Members:

#420 tripooh1

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 552 Bài viết:
  • 325 thanks

Gửi vào 05/01/2017 - 17:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

uhm






Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |