Chào các anh chị, huongnoi xin tiếp tục tham gia chủ đề.
Trước khi trình bày thêm một số quan điểm của mình, huongnoi xin có đôi lời với bài viết #60 của tiền bối VuiVui. Mặc dù huongnoi đã sớm phản hồi là sẽ không phản biện hoặc bổ sung, nhưng đó là thời điểm huongnoi tiếp nhận "món quà" từ tiền bối. Hiện nay huongnoi xin có đôi lời để dù đúng hay sai, dù đồng tình hay không thì đều là thể hiện sự tôn trọng đối với sự quan tâm của tiền bối và với các anh chị đang tham gia chủ đề.
Trích dẫn
Huongnoi nói „người ta thường nói” …. như thế. Rồi huongnoi cho rằng người ta đã hiểu „rằng người sinh vào giờ đó sẽ chịu tác độnh của các sao này, sao kia, ...” là thật à ? Tôi cho rằng, và vẫn luôn nghĩ rằng hầu hết là người ta không có cái lối hiểu như thế. Mà người ta hiểu, mỗi lá số là một biểu diễn cuộc đời của người được sinh ra vào năm tháng ngày giờ ấy. Mà lá số bao gồm hơn 100 sao – những tên được ghi trong các ô trên địa bàn lá số được gọi là các sao, biến hóa và vận hành theo những quy tắc nhất định mà biểu diễn thành những thông tin cuộc đời của một con người có lá số như thế. Cam đoan rằng chẳng có ai học cái kiểu biến chủ thể thành khách thể như thế cả. Bởi vì ngay từ phổ thông, không có ai được dạy cái lối suy diễn mà lầm lẫn giữa hiện tượng và bản chất. Ở đây tôi nghĩ rằng, đó là do huongnoi tự cho rằng thế, và nhờ cho rằng như thế, nên mới có bài viết theo cái hướng tự suy như thế.
huongnoi muốn nói chung các môn nghiên cứu mệnh lý có xuất phát từ nghiên cứu thiên văn/khí tượng, đây là những môn mệnh lý chiếm đa số. huongnoi không theo học thuật mà chỉ tìm hiểu chung nên cho dù đã làm rõ ý nhưng nếu cách diễn đạt vẫn chưa được vừa lòng tiền bối thì xin lượng thứ.
Trích dẫn
Ngay suy nghĩ như thế này của huongnoi cũng đã không chuẩn. Từ đó sẽ có những suy luận không chuẩn, thành ra mới quy cho người khác hiểu như trên để cho rằng người đời còn hiểu sai hơn mình chăng ?
Thật vậy, số mệnh là cái mà, trước khi người ta được sinh ra thì người ta hoàn toàn không biết đó là số mệnh mà để bảo rằng cái số mệnh ấy nó phải được sinh ra vào giờ ấy. Người ta chỉ có thể được biết rằng, người ta đã được sinh ra vào giờ ấy, có một tứ trụ xác định. Và rằng theo lý số thì với tứ trụ như thế, con người ta có một cuộc đời như là đã được định bởi một lá số được lập thành bởi chúng. Người đời quen gọi đó là số mệnh.
Tức là, khi đã nói tới số mệnh, đó là một khái niệm, được hiểu tới ý nghĩa sau khi đã xác lập được nó bằng tứ trụ. Chứ làm gì có lối hiểu ngạo ngược như thế ?
Nếu hiểu ngược lại mới đúng thì chúng ta ai cũng có đáp án cả rồi.
Trích dẫn
Có lẽ phải xác định rõ vị thế của những người phát biểu kiểu này trong những trao đổi nghiêm túc về lý số học trên diễn đàn.
Kiếp người, nghiệp, … là những khái niệm trong học lý của giới Đạo. Nó mang tính chất niềm tin, chứ không mang bản chất khoa học, hay nói dân dã hơn là thực chứng. Nó dùng để giải thích một số vấn đề về con người mà lý học của Đạo có đề cập tới. Vì thế trong những trao đổi nghiêm túc, có tính tranh luận cao thì người tham gia hầu như không có ai viện những lý này vào để bảo vệ cho luận điểm của mình. Bởi nếu làm như thế thì chẳng khác gì cầm súng bắn vào mục tiêu lại nhìn nhầm mục tiêu mà quay súng lại bắn vào chính mình. Chỉ có những người tham gia với vị thế „ăn theo nói leo” thì mới sử dụng các loại kiến thức như thế này thôi. Ta cứ chịu khó để ý, khi người ta đã nói về Đạo, dùng những kiến thức về Đạo, thì có ai tranh luận với những ý kiến đó để tìm đúng sai bao giờ đâu.
Cho nên, nếu không phải là người theo đạo, thì không ai dại dột hiểu số mệnh theo kiểu ấy để mà chính mình lại są vào „rừng u minh”. Những người bình thường, khi mà gặp tai họa bất khả cưỡng thì do không làm gì được, tự an ủi mình một cách yếm thế, tiêu cực mới thốt rằng: đó là trả nghiệp. Mà ấy là người ta thốt ra thế thôi, chứ qua cơn rồi, có hỏi họ có nghĩ thế thật hay không thì người ta cũng cho một cái … cười trừ. Người bình thường, chả có ai nghĩ như thế thật đâu.
Kiếp người, nghiệp... không mang bản chất khoa học, hay thực chứng, nhưng như thế nào là thực chứng? Tiền bối nghiên cứu sâu về tử vi, đã tự mình thực chứng đến đâu để có chủ đề này? Ngay cả khi am hiểu về Tử Vi như người luyện khí công, có thể biết rõ "khí" trong cơ thể đang luân chuyển ra sao, phát ra bức xạ thế nào... thậm chí nếu đồng thời là nhà vật lý- tức một nhà khoa học có thể tự đo các bước sóng não, bức xạ của cơ thể, chứng minh được sự điều khiển của não bộ đối với các điểm và dòng điện tích trong cơ thể (huyệt và kinh lạc, mạch), chỉ ra được tỉ mỉ thiền có tác dụng gì, tư thế đó có tác dụng gì, khi phát ra ý thức này (dưới dạng một dấu hiệu) thì tại sao phát ra bức xạ- lý do là vì ý thức ấy kích thích (làm hưng phấn) trung khu thần kinh nào- khiến điện tích thay đổi và dẫn truyền ra sao... thì cũng chỉ là người am hiểu về cấu tạo cơ thể, không nhất định hiểu về Đạo như người tu học Đạo.
Người chuyên tu học Đạo cũng là một nhà khoa học, sử dụng bộ máy vạn năng là bộ não để hiểu vạn năng. Bằng việc vận hành đúng cách, bộ não giúp người luyện khí công có thể làm một số việc của "siêu nhân" theo một cơ chế đặc biệt thì bằng bộ não, có thể giúp người tu hành tiếp cận được kho kiến thức của vũ trụ. Tiền bối không học đạo, không tu hành, không trực tiếp trải nghiệm mà muốn "thực chứng" sao được? Nếu không phải người theo đạo thì không dại dột hiểu số mệnh theo kiểu của huongnoi, vậy phải chăng nếu không phải người theo tử vi thì không nên hiểu số mệnh theo kiểu của VuiVui?
Bàn về cải số thì không thể tránh khỏi việc dùng kiến thức về Đạo, mặc dù huongnoi đang hiểu ý định của VuiVui là bàn về cải số trong phạm vi những hiểu biết về tử vi và những trường hợp thực tế. Chẳng hạn, ở bài viết đầu tiên VuiVui đặt câu hỏi hôn nhân có thể tạo ra sự khác biệt? Qua những phân tích của mình, dù logic đến mấy và dù đưa ra các sự kiện về người thực, việc thực đến mấy thì VuiVui chỉ có thể đưa ra các giả thuyết về yếu tố đã tạo ra bước ngoặt chứ không thể thực chứng. Gỉa sử, các sự kiện của 2 người trước khi kết hôn rất giống nhau, sau khi kết hôn lại sai khác nhiều thì chỉ có thể kết luận kết hôn là dấu hiệu
cho thấy mọi thứ sẽ khác chứ không thể kết luận kết hôn là yếu tố tạo ra bước ngoặt, cho dù 100% trường hợp lá số giống nhau nhưng cuộc đời khác nhau rõ rệt sau hôn nhân thì cũng không thể kết luận như thế. Vì yếu tố nào
dẫn đến hôn nhân, yếu tố nào có trước hôn nhân?
Hôn nhân là kết quả của một loạt yếu tố. Một trong những yếu tố ấy chính là nhận thức, mà nhận thức của con người, tuy vẫn nói là khó thay đổi nhưng bước ngoặt của nhận thức không nhất định cần một sự kiện đủ lớn để có thể thấy trên lá số, chỉ cần in đậm dấu ấn trong tâm họ là đủ, có thể là khi nhìn vào một mối hôn nhân khác, nhìn vào một cảnh đời, một ánh mắt, một nụ cười.v.v..
Do đó, dù là thuật hay đạo, đều là huyền học, đối với những người bình thường thì đều thiếu thực chứng cả. Tiền bối bằng kiến thức và trải nghiệm của bản thân, tự thấy có thể thực chứng, nhưng người khác chưa chắc thấy thì huongnoi hoặc các quý anh chị tham gia chủ đề này cũng có thể nhìn nhận như vậy về nhau. Bản thân huongnoi, giả sử đã trải qua rồi, tự mình kiểm nghiệm thì vẫn sẽ luôn giữ thái độ như hiện nay, luôn sẵn lòng chia sẻ, nói đến điều đúng nhưng không khẳng định là mình biết, có thể bổ sung nhưng không tranh luận.
Nếu VuiVui cho rằng huongnoi có đưa ra được quan điểm nào đó đúng, nhưng quan điểm đúng ấy chỉ có thể có được nếu huongnoi nắm được điều cơ bản nào đó (phải có A thì mới có B => có B thì nhất định có A), nhưng huongnoi lại có biểu hiện không nắm được cái cơ bản thì thường có hai khả năng:
1. huongnoi học vẹt ở đâu đó
2. VuiVui hiểu nhầm ý của huongnoi, có thể do những khác biệt về mối quan tâm/đối tượng hướng đến, logic, cách diễn đạt...
Tạm bỏ qua phương án 01, mặc dù ai cũng có thể nghĩ như thế trừ huongnoi (bởi huongnoi tự thấy mình như thế thì đã không làm) thì trường hợp thứ 02 nhiều khả năng xảy ra hơn.
Quý bạn lethanhnhi đã nói, có 18 vạn pháp môn, dĩ nhiên ta có thể hiểu là rất nhiều. Nếu tiền bối là người tu hành thì cách tư duy và diễn đạt của chúng ta cũng khác nhau, có những khái niệm và từ ngữ riêng nhất định do con đường đi khác nhau, cũng như người dân ở mỗi vùng, tùy vào tự nhiên mà có âm điệu khác nhau, dẫn đến chọn lối diễn đạt khác nhau phù hợp với âm điệu. Nếu ai đó khác VuiVui thì không phải là thiếu khoa học, thiếu logic đâu.
Có thể thấy qua đoạn
trao đổi vui giữa quý bạn thaiduong271 và VoLy. VoLy nói mình mới học hết lớp 3, thaiduong271 nói làm sao hiểu đạo, VoLy chỉ học đến lớp 3 thì đã sao? Từ lớp 4 đến đại học đâu có trường lớp nào dạy về đạo? Ngược lại, người dạy về đạo thì tùy duyên, đâu quan tâm học trò đang lớp mấy? Người học đến đại học, có thể trình bày rất logic, dùng nhiều từ ngữ hàn lâm nhưng không đi đến đâu, người học lớp 3 mà hiểu đạo thì dù có thể trình bày khiến người học đại học không ngửi nổi, nhưng toàn là chân lý. Người không biết chữ còn có thể hiểu đạo, huống gì người học đến lớp 3? Bởi vì,
ngón tay không phải là mặt trăng, thấy tay không nhất định là thấy trăng.
huongnoi đã nói họ đang trao đổi vui, thaiduong271 có ý đùa chứ không thực sự nghĩ VoLy không thể hiểu đạo, vì sao? Vì huongnoi tư duy biện chứng mà thấy rằng, thaiduong271 có nhận thức như thế thì không lẽ nào không hiểu được lý trên. Cho nên, thay vì chỉ nhìn vào một góc độ mà kết luận ai đó thiếu logic rồi viết bài phản biện thì huongnoi không làm như vậy.
Mỗi lời huongnoi bàn về đạo đều rất thận trọng, nói sai sẽ là một tội lỗi lớn nên huongnoi luôn tự phản biện, đặt ra mọi khả năng bản thân có thể sai, mặc dù sẽ có lúc huongnoi làm chưa tốt điều đó. Tư duy chủ đạo của huongnoi là tư duy biện chứng, huongnoi luôn có thể sai, nhưng nếu tiền bối và quý anh chị có chút cảm tình thì xin đọc kĩ bài viết của huongnoi để thấy luôn có mâu thuẫn và nhất quán, có thể có người đồng tình, có thể có người thấy khác lạ, có thể chỉ ghi nhận đã từng đọc bài viết như thế... đều tùy duyên.
Trích dẫn
Để viết câu „vì không hiểu cơ chế gây ….” mang tính kết luận như thế, thì không nên dẫn giải bằng hình ảnh sự vận hành của kiếp người như trên. Bởi đó chỉ là giả thiết mang tính cá nhân, nhưng lại đưa ra kết luận, mang tính kết án cho cả một tập hợp khá nhiều người. Về mặt logic hình thức là đã sai rồi.
huongnoi nghĩ tiền bối nói đúng, thật xấu hổ vì huongnoi không hiểu "logic hình thức" nghĩa là gì nhưng tự nhận thấy ví dụ mang tính chất hình tượng về một thứ vô hình thì không thể sát thực, nhưng đó là cách diễn đạt mà huongnoi chọn vì cảm thấy phù hợp. Người chưa biết có thể suy ngẫm, người biết rồi thì hiểu ngay.
Cho nên, huongnoi xin giữ ví dụ của mình. Hình ảnh giống như lời, ý nghĩa của hình ảnh là ý, xin giữ ý.
Nếu tiền bối quan tâm đến cái ý của ví dụ này, có thể tìm hiểu thông tin về đạo phật Bôn-Pô, đức Phật có trước Thích Ca Mâu Ni, Ngài có đôi mắt được vẽ trên các chùa ở Tây Tạng. Trong một cuốn sách cổ, có mô tả về thế giới bên kia- thế giới của sóng và đưa ra 200 định luật vật lý của thế giới bên kia (sóng). huongnoi chỉ biết họ còn lưu giữ như vậy.
.......
Giờ huongnoi xin trình bày thêm một vài quan điểm, có thể rời rạc nên mong người đọc thông cảm. huongnoi một lần nữa xin phép là có những điều sẽ chỉ nêu mà không phân tích, nếu có quý bạn quan tâm thì "chìa khóa" đã nằm trong bài viết của huongnoi, bao mâu thuẫn đều sẽ được làm rõ.
Thứ nhất, như huongnoi đã chia sẻ với tiền bối VuiVui
Trích dẫn
nhận thức của con người, tuy vẫn nói là khó thay đổi nhưng đôi khi bước ngoặt của nó lại không nhất định cần một sự kiện đủ lớn để có thể thấy trên lá số, chỉ cần in đậm dấu ấn trong tâm họ là đủ
Hai người chung một lá số, tính cách không giống nhau thì số phận sẽ khác nhau. Môn tử vi đã có sự hoàn thiện rất lớn, nói lên định hướng tính cách của một người nhưng không thể chỉ ra những ấn tượng sẽ đến với người ấy. Mỗi một ấn tượng trong cuộc sống, dù mờ nhạt hay sâu đậm thì đều gieo vào một hạt nhân trong tâm hồn, để từ đó hình thành nên một hệ thống về bản chất, tâm tính và nhận thức.
Việc tìm ra sự khác biệt của các sự kiện trong những mốc thời gian nhất định, sự khác biệt của tướng mạo, địa lý... để tìm ra ai "ăn" vào sao nào hay cách cục nào nhiều hơn, việc đó có ý nghĩa thống kê chứ không thể đưa ra được một kết luận mang tính công thức để cải số, trừ khi, công thức "cải số" có tính toán và nhấn mạnh, gieo vào một ấn tượng sâu đậm (
tín niệm) trong nhận thức của đương số. Gieo trồng điều gì thì sẽ gặt hái được điều đó, đây là câu "đồng thanh tương ứng, đồng khí tương cầu" mà quý bạn ankhoa hay nhắc đến.
Thứ hai, tính cách làm nên số phận nên sửa đổi tính cách là sửa đổi số phận. Nếu một người không chuyên tâm trau dồi bản thân, không thường xuyên tự phản biện mà luôn tự cho mình không có vấn đề gì, cho rằng mình khổ rồi tìm phương pháp "cải số" từ bên ngoài thì không bao giờ "cải số" được, vẫn ngần ấy tiền, quý bạn chọn tiêu vào đâu thôi.
Người mạnh mẽ là người không dựa vào bất kì điều gì, cho dù là chính bản thân họ.
Thứ ba, người luôn trau dồi bản thân, người tu hành... sự thật là không phải họ sẽ cải số được mà ngược lại, họ sống như vậy mới là đúng số. Còn người bình thường, sống cuộc sống bình thường không có sự tu dưỡng thì ai cũng là đang sống sai số, ai cũng đang "cải số" cả, hàng ngày lại vẫn tìm phương pháp "cải số", thực ra chỉ là sự tráo đổi.
huongnoi tự tìm hiểu, không đọc tôn giáo nào, nhưng vẫn biết các tôn giáo lớn dù có những điểm mâu thuẫn về hình thức mà ý thì nhất quán: Sóng đã tiến hóa với tốc độ ánh sáng để có ý thức trong khi vật chất tạo thành hình khối. Quá trình hình thành con người là sự lắng đọng của ý thức kết hợp với vật chất qua nhiều tầng, như Thích Ca Mâu Ni đã nói- nếu huongnoi nghe không nhầm, có 36 tầng trời (36 tần số sóng).
Với người bình thường, chọn cuộc sống bình thường, có tranh đoạt thì được hướng dẫn rèn luyện tâm tính, sống tốt, tránh sự tranh đoạt bên trong và ngoài để tìm được an vui, như thế là "cải số". Với người tu hành thì không bàn đến cải số, bởi số mệnh của con người là tu hành nên họ không có khái niệm "cải số", người tu hành vẫn có vận hạn, nhưng đó không phải là "số" theo cách hiểu của người bình thường.
Sửa bởi huongnoi: 06/02/2014 - 02:25