Jump to content

Advertisements




GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN HAI


108 replies to this topic

#31 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 10:36

146. Hoà Thượng: Tôi xin hỏi mọi người, con người chúng ta ăn để sống hay là sống để ăn?

Đáp: Chúng ta ăn để sống.
- Sống để làm gì?
- Cầu tri thức.
- Cầu tri thức để làm gì?
- Vì mục đích thành tựu về mặt tinh thần cho chính mình.
- Không sai! Chúng ta ai nấy đều nên cầu trí huệ, phải có trí huệ; có đại trí huệ mình mới không hồ đồ. Vì sao chúng ta cứ làm những chuyện hồ đồ như vậy? Bởi vì mình không có trí huệ. Đó là vấn đề căn bản đấy. Phật cũng vì cầu trí huệ nên mới có thể thành Phật. Chúng ta nên làm những chuyện có công cho đời, có đức cho dân, có lợi cho toàn nhân loại. Vì đó là thiên chức của con người, nhiệm vụ con người phải là như thế, chứ không phải là để ăn cơm.

147. Hỏi: Xin hỏi Hoà Thượng, Ngài Panchen Blama (Ban Thiền Lạt Ma) chết rồi, vậy đối với Phật Giáo Trung Quốc có ảnh hưởng gì không?

Đáp: Tôi không trả lời câu hỏi này đâu. Nếu không biết chính xác thì tôi tuyệt đối không thể quyết đoán một cách bừa bãi được. Chúng ta không nên phê bình về chuyện này. Mặc dù ăn no rồi mà không có chuyện gì làm đi nữa, tôi cũng không muốn đem chuyện này ra để đàm luận đâu.

148. Hỏi: Sư Phụ, con làm sao tu đây?

Đáp: Trong cuộc sống con người, cứ một mực dũng mãnh tinh tấn mà không sanh tâm cống cao ngã mạn.

149. Hỏi: Tại sao các đệ tử của ngoại đạo không chịu nghiên cứu Kinh Lăng Nghiêm?

Đáp: Vì Kinh Lăng Nghiêm là cái gương chiếu yêu ma, một khi nhìn vào gương này thì cái tẩy của chúng sẽ hiện nguyên hình.

150. Hỏi: Con đã đọc qua rất nhiều sách Phật Giáo nhưng thấy không giống như Phật Giáo mà Hoà Thượng giảng dạy, nhất là về pháp song tu trong Mật Giáo lại hoàn toàn khác hẳn vói điều Hoà Thượng nói. Xin hỏi loại pháp đó có giá trị gì không?

Đáp: Tôi thì không như họ. Quý vị muốn nghe tôi thì nghe, còn muốn nghe theo họ thì nghe. Tôi không muốn so sánh cái này đúng, cái kia không đúng, nên tự quý vị lựa chọn đi. Nhưng Phật không bao giờ bảo rằng: người nào có dục niệm thì có thể thành Phật. Kinh Lăng Nghiêm có nói: "Không trừ tâm dâm dục thì không thể xuất khỏi trần cấu, cũng ví như nấu cát mà muốn thành cơm vậy."

Thanked by 2 Members:

#32 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 10:51

151. Hỏi: Con nên làm sao để giúp đỡ người khác?

Đáp: Nên làm việc thiện trong âm thầm lặng lẽ.

152. Hỏi: Con muốn đặt niềm tin trong Phật Giáo, nhưng cha mẹ con tin đạo Thiên Chúa. Nếu con không theo tín ngưỡng của cha mẹ, vậy là con không cung kính cha mẹ phải không ? Con nên cư xử như thế nào về vấn đề mâu thuẫn này?

Đáp: Con hút xách là không cung kính cha mẹ phải không? Có phải là điều khó xử lắm không? Ta tin rằng con không có hút thuốc phiện nên mới trả lời con như vậy.

153. Hỏi: Chúng con có tâm sân hận, hay có tánh nóng nảy, nhưng nếu chúng con có thể biết vừa phải chừng mực, vậy không phải là tốt lắm sao?

Đáp: Nếu có thể biết chừng mực vừa phải thì rất tốt, nhưng e rằng quý vị không thể nào biết vừa phải. Nếu không phải là quá nhiều thì lại quá ít, bởi vì vừa phải thì không có mức giới hạn.
- Tâm sân hận này kể như là chừng mực vừa phải, vậy chúng ta cũng không nên có tâm sân hận phải không?
- Đúng vậy!

154. Hỏi: Nếu A Tu La không phải là đường thiện đạo, vậy tại sao trong ba đường thiện đạo cũng có A Tu La?

Đáp: A Tu La tuy ở trong ba đường lành, nhưng họ thường thường bị kéo vào trong bốn đường ác thú. Tại sao họ cũng được liệt vào một trong ba đường thiện? Tại vì họ cũng đã lập công. Như giữa đường thấy chuyện bất công là họ liền rút kiếm ra cứu giúp, nhưng lại quá lố đi thôi! Bởi trong thiện có ác, cho nên có lúc A Tu La được liệt vào ba đường thiện, nhưng cũng có khi bị quy nạp vào bốn đường ác.

155. Hỏi: Nếu có người ăn thịt người, vậy y có thể nào biến thành người không?

Đáp: Con thử xem sao. Tôi chưa ăn qua người, con cũng chưa ăn qua, nên con hỏi tôi vấn đề này, tôi làm sao biết được? Bởi vậy tôi chỉ có thể nói là con hãy thử coi xem sao!

Thanked by 2 Members:

#33 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 11:05

156. Hỏi: Tại sao tín đồ Cơ Đốc Giáo có thể ăn thịt mà tín đồ Phật Giáo không được ăn thịt?

Đáp: Giáo đồ Cơ Đốc cũng có thể không ăn thịt. Chúng xuất gia trong Phật Giáo vốn cũng có người ăn thịt. Phật Giáo không có bảo người ta nhất định là không được ăn thịt, vả lại còn có ba thứ tịnh nhục có thể ăn nữa. Thiên Chúa Giáo cũng không nhất định bảo mọi người hoàn toàn phải ăn thịt, bởi đạo Thiên Chúa cũng có người ăn chay mà.

157. Hỏi: Chúng con phải tu hành như thế nào mới có thể thành tựu được đạo nghiệp?

Đáp: Nếu chúng ta không sửa đổi tánh tình tập khí của mình thì không thể nào thành tựu đạo nghiệp cho được.

158. Hỏi: Con đã làm rất nhiều việc thiện, nhưng tại sao con bị bịnh đã lâu rồi mà vẫn không khỏi? Xin Hoà Thượng gia trì cho con.

Đáp: Niệm Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ khoẻ.

159. Hỏi: Bậc La Hán cũng không thể "hết sanh tử" sao?

Đáp: Đó là tự liễu hán, nghĩa là chỉ biết lo cho chính mình "hết sanh tử" mà thôi!

160. Hỏi: Bồ Tát đời đời, kiếp kiếp hoá độ chúng sanh, như vậy không phải là khổ nhọc lắm sao?

Đáp: Tuy chúng ta không phải là Bồ Tát, nhưng chúng ta nguyện đời đời kiếp kiếp đều học theo Bồ Tát đạo. Khi chứng đạo rồi, chúng ta sẽ không còn khổ nữa. Con người đều là các hình tướng giống nhau trong cùng một tấm ảnh vậy.

Thanked by 2 Members:

#34 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 11:27

161. Hỏi: Thưa Sư Phụ, Ngài ưng ý nhất là chuyện gì và chuyện gì khiến Ngài bất mãn nhất?

Đáp: Chuyện tôi ưng ý nhất là giúp đỡ mọi người, là công việc vốn làm cho tôi vui thích. Việc bất mãn nhất là nói dối, như nói tôi sẽ làm nhưng không làm được.

162. Hỏi: Phật Giáo phân chia Hiển và Mật thành hai tông, vậy tông nào giúp ích cho chúng sanh hơn? Tu học ở Vạn Phật Thành có phải là Hiển Mật song tu không?

Đáp: Nói về Mật và Hiển thì "Mật" đây không phải giống cái Mật như con người chúng ta tưởng tượng. "Hiển" cũng không phải giống cái Hiển như chúng ta tưởng tượng. Trong Phật Giáo thì "Hiển" là người người đều hiểu rõ. Như tôi thuyết pháp cho ông A, nhưng ông B cũng hiểu được, thuyết pháp cho ông B, nhưng ông A cũng hiểu ra, đó là "Hiển". Còn "Mật" là tôi thuyết pháp cho ông họ Trương, nhưng ông họ Lý không hiểu; nói pháp cho ông Lý thì ông Trương không hiểu. Đó gọi là bí mật không định chừng, cũng không phải là nói bí mật để cho người ta không biết. Còn nói gì là song tu, đơn tu, hồ đồ tu hay loạn tu là nói cái gì khác nữa, chứ không phải là nói về các chuyện này.

163. Hỏi: Mật tông và đạo Tin Lành đều nói là có thể kết hôn. Như vậy là không thanh tịnh phải không?

Đáp: Tôi không muốn trả lời câu hỏi này. Bởi vì trả lời vấn đề này quý vị cũng không biết họ là thật, hay tôi là thật. Chuyện này có sự tranh luận ở bên trong, tôi không muốn tranh cãi đâu. Tóm lại, nếu muốn chân thật tu hành thì không được kết hôn, cũng không được đồng tính luyến ái, cũng như không được làm chuyện thủ dâm.

164. Hỏi: Con nghe nói rằng, nếu đảnh lễ các vị Cao Tăng thì sẽ có công đức và tiêu nghiệp cũ. Xin hỏi có thật vậy không?

Đáp: Đúng và cũng không đúng. Nếu vị Pháp sư mà quý vị đảnh lễ là người tu hành chân chánh thì quý vị có công đức; còn nếu đảnh lễ vị Sư không có đức hạnh, tương lai vị đó sẽ đảnh lễ lại quý vị, bởi vì Sư ấy phải trả nợ cho quý vị. Tại sao tôi biết chuyện này? Vì tôi biết tôi thiếu nợ rất nhiều người. Cho nên lúc 12 tuổi, tôi đã hướng đến tất cả chúng sanh, bao gồm cả muỗi mòng, trùng, kiến, tôi đều cúi đầu đảnh lễ hết. Tôi cũng không hi vọng chúng sẽ phóng hào quang chiếu rọi tôi. Tôi không muốn chờ đợi đâu, bởi nợ nhiều quá thì tôi không thể nào trả cho hết được.

165. Hỏi: Có người nói không có Phật để thành, vậy rốt cuộc thì tu cái gì?

Đáp: Nói Phật là có Phật, bất quá khi thành Phật rồi, chúng ta sẽ không còn chấp trước là có ông Phật nữa.

Thanked by 2 Members:

#35 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 17:03

166. Hỏi: Con thường nghe người ta nói, ngồi thiền có thể xuất hồn. Xét cho cùng, thật ra ngồi thiền là sao?

Đáp: Về chuyện ngồi thiền, Hoà Thượng Chí Công có nói rằng: " Sàm giả ngạ dã, cơ giả sấu dã", tức là người tham ăn vì đói, người đói bị ốm gầy. Quý vị háo ăn là bởi vì đói nên mới tham ăn, bụng đói thì sẽ gầy ốm. Ngồi thiền là làm cho tư tưởng mình tĩnh lặng lại. Mình ngồi mà lúc nó xuất ra là mình liền biết, nó không xuất ra tự mình cũng biết luôn. Nhưng tôi không nghĩ đến chuyện này, tôi không có nghĩ đến chuyện xuất hồn hay không xuất hồn. Khi ăn cơm, tôi cũng không muốn ăn quá nhiều.

167. Hỏi: Thiểu dục tri túc là ít tham muốn và biết đủ; nhưng ít tham muốn như thế nào mói là biết đủ? Như thế nào mới có thể nói là được thoả mãn thực sự?

Đáp: Quý vị không có ham muốn thì sẽ không có tâm tham, không có tâm tham tức sẽ biết đủ! Tại sao quý vị không thoả mãn? Bởi vì quý vị có lòng tham, tham tức là tham muốn đó.

168. Hỏi: Rau cải tuy không có khí huyết, nhưng khi chúng con làm cải dưa muối thì chúng cũng sẽ không vui và cũng sẽ phản đối. Vậy phải chăng đó cũng là một loại sát sanh? Tuy bảo rằng chúng con ăn thịt là sát sanh, nhưng ăn rau cải thì bất quá chỉ là nhẹ tội hơn một chút, có phải vậy không?

Đáp: Ngay cả ăn rau cải mà quý vị cũng cho là sát sanh, vậy thì đừng ăn gì hết có phải tốt hơn không? Khi quý vị hít thở, trong gió cũng có chúng sanh, cũng có sanh mạng của chúng nó. Quý vị uống nước, trong nước lại càng có nhiều sanh mạng hơn. Quý vị ăn đất, trong đất cũng có sanh mạng mà. Như vậy quý vị chỉ có thể ăn lửa thôi, nhưng trong lửa cũng có sanh mạng luôn. Vậy quý vị nói phải làm sao đây?

169. Hỏi: Hiện nay hoàn cảnh chung quanh nhân loại đều bị phá hoại, nếu tất cả động vật chết hết, thế thì hồn của chúng nó sẽ đầu thai về đâu?

Đáp: Thì di dân ra nước ngoài! Quý vị không tin à! Như có người Trung Quốc thích nước Mỹ, họ bèn đến Hoa Kỳ rồi nhập tịch để làm người Mỹ; có người Mỹ thích Trung Quốc, họ bèn đi đầu thai làm người Hoa, như vậy không cần phải nhập quốc tịch Trung Quốc. Linh hồn cũng giống như vậy. Quý vị hỏi, chuyện tôi nói có gì là chứng cớ? Bây giờ tôi nói ra đây, tức là chứng cớ nè!

170. Hỏi: Làm thế nào có thể khiến cho các ác nghiệp của chúng con giảm nhẹ bớt đi?

Đáp: Nên làm việc thiện.
- Chúng con nên làm việc thiện như thế nào đây?
- Nếu quý vị biết tạo ác nghiệp ra làm sao thì quý vị cũng nên biết phải làm việc thiện như thế nào chớ!

Thanked by 2 Members:

#36 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 17:21

171. Hỏi: Chúng con làm sao đoạn dục, muốn đoạn dục, nhưng dục này lại càng tăng thêm dữ dội, nó mạnh đến nỗi chúng con không cách nào kiềm chế được?

Đáp: Nếu quý vị muốn kiềm chế, tôi đây có một phương pháp rất hay: Như nửa năm không ăn gì hết thì nhất định quý vị sẽ không còn dục niệm thôi!

172. Hỏi: Nếu có một số người do vì kinh tế không cho phép, hoặc vì những nhân tố khác mà bất đắc dĩ phải phá thai, vậy hậu quả cũng vẫn là nghiêm trọng lắm phải không?

Đáp: Nếu kinh tế đã không cho phép, vậy lúc đầu họ không nên có thai để miễn chuyện phiền phức về sau. Nếu tài chánh của mình đã không cho phép, không có khả năng để lo chuyện này, vậy tại sao đợi đến lúc có vấn đề rồi mới tìm cách? Mình phải phòng hoả lúc lửa chưa cháy. Ngừa thai so ra còn tốt hơn phá thai, phải không? Và thân thể người phụ nữ cũng đâu có bị tổn thương như vậy. Tại sao họ không nghĩ đến cách khác tốt hơn? Tại sao họ nhất định phải đợi đến lúc ván đã đóng thuyền, gạo nấu thành cơm rồi mới biết là bụng đói, mới biết là mình phải đi nấu cơm? Mỗi năm mình nên dự tính trước những chuyện như vậy chứ?

173. Hỏi: Con người đều có sanh lão bệnh tử và bị bệnh là vì có liên quan đến nhân quả phải không? Nếu người ta chỉ làm chuyện tốt, chuyện thiện thì họ không mắc bệnh, phải không?

Đáp: Không thể nói nhất định là vậy. Cũng giống như có người muốn phá thai, đó là vì họ sợ bác sĩ không có tiền. Vị bác sĩ đó nhất định có quan hệ mật thiết với họ rồi, chẳng hạn như bà con hoặc bạn bè gì đó. Nếu không, tại sao họ lại sợ bác sĩ đó không có cơm ăn chớ?

174. Hỏi: Phải chăng Chân-đế là nói về nghĩa "Không" ?

Đáp: Cũng có thể nói là nghĩa "Có". Nếu các vị cho nó là "Có" thì nó là "Có", còn cho nó là "Không" thì nó là "Không"; "không" bất ngại "tục", "tục" bất ngại "chân"; trong chân không có diệu hữu, trong diệu hữu có chân không. Quý vị đừng để chân không và diệu hữu làm mê lầm.

175. Hỏi: Xin hỏi, Hoà Thượng cảm thấy thế nào về chuyện tạo lập chùa miếu?

Đáp: Tạo chùa không bằng tạo người, tạo người không bằng tạo Phật. Lập chùa mà không có người chăm sóc là lãng phí. Không phải tôi phản đối việc lập chùa, mà tôi chỉ muốn nói đến đạo lý thôi. Các vị cất chùa lớn thì tôi đồng ý; nhưng tôi không đồng ý việc cất chùa nhỏ. Tôi sẽ "dỡ chùa nhỏ để cất chùa lớn", chỗ không có chùa, tôi sẽ xây lên chùa.

Thanked by 2 Members:

#37 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 17:59

176. Hỏi: Trong lòng chúng con có những mối ưu sầu, vậy chúng con làm sao có thể giải toả những cái ưu sầu của mình và của người khác đây?

Đáp: Tìm cho ra căn nguyên khiến các vị ưu sầu thì sẽ không còn ưu sầu nữa! Hãy vứt bỏ căn gốc đó đi. Căn gốc là gì? Tức là nếu quý vị không thoả mãn dục vọng thì quý vị ưu sầu, còn như dục vọng được thoả mãn thì quý vị nhất định sẽ vui vẻ. Nếu không có dục vọng thì sẽ chẳng có vấn đề gì đâu.

177. Hỏi: Có người nói, hình như có nhiều Phật hơn so với con người, phải không?

Đáp: Chư Phật không có xung đột lẫn nhau, bởi Phật đều là một. Có bao nhiêu Phật thì có bấy nhiêu người, nhưng khi người gặp người thì lại muốn đánh nhau.

178. Hỏi: Sao gọi là Liên Hoa Toạ?

Đáp: Bởi có tư thế ngồi như hoa sen tức Liên Hoa Toạ, mà cũng vì thường ngồi trên hoa sen nên biểu thị thân thể nhẹ nhàng, có định lực. Lại còn giữ lấy cái nghĩa Liên Hoa Tạng thế giới, thành thử có tên là Liên Hoa Toạ, lại cũng là Kiết Tường Toạ.

179. Hỏi: Thế nào gọi là Duy thức? Thế nào gọi là Bát nhã? Duy thức và Bát nhã khác nhau như thế nào?

Đáp: Duy thức là cái biết của tâm thức; Bát nhã là trí huệ, là cái không biết của tâm thức.

180. Hỏi: Xin Hoà Thượng giải nghĩa hai câu như sau:
Nhân đáo vô cầu phẩm tự cao,
Tự cổ thành công toàn bằng nhẫn.

Đáp: Đối với người thì chúng ta không nên cầu xin gì cả. Còn "Nhẫn" là chuyện không thể nhẫn nhịn mà mình cũng phải nhẫn nhịn. Nhưng bậc làm thầy khi đối phó với chúng đệ tử thì không thể nào nhẫn nhịn một cách hoàn toàn được, mà phải dùng cà ân nghĩa và oai đức. Vì đối với đệ tử mà nhẫn nhịn thì chỉ khiến cho chúng hư hỏng hết thôi!

Thanked by 2 Members:

#38 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 18:22

181. Hỏi: Hoà Thượng nói Phật Giáo là tôn giáo trí huệ, vậy thế nào là "Phật"? Thế nào là "Đại trí huệ", "Đại từ bi", "Đại nhân từ"?

Đáp: Câu hỏi này không phải chỉ nói vài câu là có thể trả lời được. "Phật" là phân nửa chữ tiếng Phạn, gọi đầy đủ là Phật Đà Da". Tiếng Anh gọi là Buddha, nên tôi thuận theo đó mà đặt tên là "Bất đại" tức không lớn. Tiếng Hoa đọc là "bú đa" giống như âm Buddha. Tuy bất đại (không lớn) nhưng nhỏ, phải chăng là không nhỏ? Cũng không phải là nhỏ. Khi giảng pháp ở Lancaster tôi nói như vậy đó.
"Bất Đại" đây tức là Buddha, Phật và người thì giống như nhau, tức là bất đại, không lớn, duy chỉ trí huệ của Phật thì cao siêu hơn trí huệ của con người. Tu thành Phật rồi thì có tam thân, tứ trí, ngũ nhãn, lục thông, đó là cái toàn năng của Phật. Trí huệ của Phật cao siêu nên tâm từ bi của Ngài cũng rộng lớn và nguồn năng lực luôn mãi đầy đủ, không thiếu hụt. Năng lực của Phật không ai có thể bì kịp. Năng lực của người phàm có giới hạn, còn năng lực của Phật không có mức giới hạn. Cho nên Ngài có lòng từ bi vô lượng: từ vô lượng, bi vô lượng, hỷ vô lượng, xả vô lượng. Từ, bi, hỷ, xả là tứ vô lượng tâm của Phật. Còn từ, bi, hỷ, xả của người phàm thì có mức giới hạn, không giống như Phật, vì đức Phật có thể xả những cái con người không thể xả. Phật đối với tất cả đều có lòng "vô duyên đại từ, đồng thể đại bi". Thế nào gọi là Từ? Thế nào gọi là Bi? Từ là thường ban vui, Bi là năng cứu khổ.

182. Hỏi: Xin hỏi Hoà Thượng, học Phật, tu Phật là nên tu hành như thế nào mới có kết quả tốt?

Đáp: Chúng ta nên thành thật nghiêm chỉnh tu hành, y giáo phụng hành chứ không được đầu cơ để kiếm lời, đừng có nghĩ đến chuyện đi đường tắt, cũng đừng trông mong sẽ gặp điều may mắn. Chỉ có Phật Giáo là công bằng nhất, vì dụng công một phần thì được một phần kết quả, dụng công mười phần sẽ được mười phần kết quả. Nếu tự mình không dụng công thì mình sẽ không có kết quả gì.

183. Hỏi: Muốn tu thành Phật thì gian nan lắm chứ không dễ gì, vì muốn cho sáu căn và thân con người chúng ta thanh tịnh đã là cảnh giới không dễ gì đạt đến, phải không?

Đáp: Phật đã "ba kỳ tu phước huệ, trăm kiếp trồng tướng hảo". Ngài đã trải qua ba đại a tăng kỳ kiếp tu phước, tu huệ. Còn chúng ta mới tu có hai ngày rưỡi thì đã bảo là mình tu hành rồi, giống như nói chuyện giỡn chơi không bằng!

184. Hỏi: Tại sao Phật Giáo không cất thêm nhiều chùa và giảng nhiều kinh điển thêm chút nữa, như vậy không phải là sẽ có thêm nhiều người biết đến Phật Giáo hay sao?

Đáp: Có lúc tự trong Phật Giáo cũng có những việc xấu tệ. Chuyện xấu tệ gì? Phật Giáo ở Trung Quốc, mỗi nơi đều tuỳ tiện làm theo cách thức riêng biệt chớ không có đoàn kết với nhau, nên giống như là mâm cát rời rạc vậy.

185. Hỏi: Có người nói ở thế giới Cực Lạc có 36 vạn ức đức Phật A Di Đà, xin hỏi con số này có chính xác không?

Đáp: Đến thế giới Cực Lạc rồi thì ai nấy cũng đều là Phật. Cho nên có nhiều người đến thì Phật ở đó mỗi ngày một nhiều thêm. Số 36 vạn ức là nói lúc mấy ngàn năm về trước, bây giờ e rằng con số này còn nhiều hơn nữa, quý vị chớ có nghi ngờ về việc này.

Thanked by 2 Members:

#39 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 21:36

186. Hỏi: Có rất nhiều tu sĩ có công phu đánh võ, như Thiếu Lâm Tự chẳng hạn, nào là phái này, phái kia. Tại sao họ cần phải có công phu như vậy?

Đáp: Đây là một loại pháp môn phương tiện của Tổ sư Đạt Ma. Khi Ngài đến Trung Quốc thấy người xuất gia ăn xong, bởi không có chuyện làm bèn đi ngủ chứ không chịu tu hành. Cho nên Tổ dư Đạt Ma mới nói: Các người ăn no rồi nên rèn luyện công phu cho thân thể cường tráng. Đấy là để tự tu cho mình.

187. Hỏi: Trong Thánh Kinh có đoạn nói đến mười giới và cũng có một điều liên quan đến việc hiếu thuận với cha mẹ. Nhưng người Tây phương thì lơ là điều này. Như vậy trong Phật Giáo làm sao có thể nói: "Hiếu là gốc căn bản của đức hạnh" cho được? Bởi vì chính bản thân đức Phật cũng đã rời xa cha mẹ mà.

Đáp: Đạo Phật nói về đạo hiếu, nói đến cực điểm, đề cao hiếu đạo đến cực điểm, nhưng người phàm thấy vậy thì cho rằng dường như là bất hiếu.
Phật đã từng nói: "Tất cả người nam đều là cha ta, tất cả người nữ đều là mẹ ta". Ngài xem tất cả chúng sanh từ quá khứ đều như là cha mẹ của Ngài và họ sẽ là chư Phật trong tương lai. Vì vậy Ngài không xem thường bất cứ một loại chúng sanh nào. Ngài muốn độ cho hết thảy đều được thành Phật. Có nguyện lực lớn như vậy nên Ngài mới thật là chân hiếu, chí hiếu, không gì có thể vượt hơn cái hiếu hạnh này. Ngài đem sự hiếu thuận quảng đại phổ biến đến với tất cả mọi người, thành thử Ngài mới tu hành thành Phật. Sau đó Ngài lại cứu độ cho tất cả chúng sanh thành Phật. Hiếu đạo như vậy kể như là đã viên mãn lắm rồi.
Phật Giáo giảng về hiếu đạo và trong bất cứ bộ kinh điển nào cũng đều nói tới. Có số người không hiểu Phật Pháp, họ chỉ nhìn bên ngoài rồi cho rằng Phật xuất gia tu hành chớ không lo cho cha mẹ. Thật ra, xuất gia mới thật sự là vì muốn hết lòng hiếu thảo với cha mẹ.

188. Hỏi: Chúng ta làm sao để đề phòng những loại người không có tâm ngay thẳng, muốn đến xâm phạm và khiến mình bị mắc lừa?

Đáp: Nếu những loài lang sói đó muốn đến ăn nuốt quý vị, quý vị cũng muốn nuốt lại chúng hay sao?

189. Hỏi: Đôi khi người ta có dụng ý tốt nhưng lại có hành vi gây ra sự tổn thương, vậy chúng ta nên làm sao đây?

Đáp: Nếu ở đâu cũng nghĩ đến sự lợi ích của người thì mình sẽ không làm trở ngại người khác; còn nếu ở đâu cũng chỉ nghĩ đến lợi ích cho riêng mình, như vậy là đối với mọi người sẽ có chướng ngại.

190. Hỏi: Những người theo đạo Thiên Chúa, hay đạo Giê Su vốn không tin có luân hồi, không biết Ngài có cách gì để giải thích chăng?

Đáp: Nếu quý vị đem trình độ trung học giảng cho học trò tiểu học thì chúng không hiểu đâu. Còn đem trình độ đại học mà nói với học sinh trung học thì chúng cũng không biết. Tin hay không tin là bởi chưa đến lúc chín muồi. Quý vị cũng không cần phải lo lắng đến mấy vấn đề này làm gì.

Thanked by 2 Members:

#40 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 22:04

191. Hỏi: Con vốn muốn xuất gia làm thầy tu, nhưng nay con đã có vợ và đã là cha của hai đứa bé; con lại còn có nguyện vọng và dục vọng riêng tư của mình. Hoa Kỳ là một quốc gia cơ khí chế tạo dục vọng, như có truyền hình và các thứ quảng cáo tuyên truyền đến nỗi khiến cho người không có dục vọng cũng sẽ trở thành có dục vọng. Đối diện trước những trào lưu và những thứ dục vọng như vậy, mà bản thân con là chồng, là cha phải gánh vác cả một gia đình, đây quả là một đại tai nạn đang đổ dồn trên thân con. Vậy con có nên trở về làm thầy tu thì mới có thể đoạn trừ được ái dục chăng? Trước mắt là tự con đã tạo ra cuộc sống này thì con cũng phải tự gánh lấy trách nhiệm. Tuy nói vậy, nhưng con phải làm sao để được bình an và bình tĩnh đây?

Đáp: "Kiến sự mà tỉnh sự thì xuất thế gian. Kiến sự mà mê sự thì đoạ trầm luân". Về chuyện đó thì con không cần phải hỏi, mà hãy nên tự hỏi lấy mình. Tự mình đã gây ra chuyện phiền phức thì tự mình phải nghĩ ra cách chớ.

192. Hỏi: Vì hiện nay Hoà Thượng đang xoá bỏ khoảng cách hầu kéo Nam Tông và Bắc Tông lại gần hơn, vậy Ngài có thể nào cũng từ từ kéo khoảng cách giữa Đạo Giáo, Nho Giáo và Phật Giáo lại gần thêm nữa không?

Đáp: Nho Giáo là học trò Tiểu học, Đạo Giáo là học sinh Trung học và Phật Giáo là sinh viên Đại học. (Đại chúng cười.)

193. Hỏi: Hoà Thượng nói, nếu mình có tâm bất chánh, tự tư ích kỷ không tốt thì thế nào cũng sẽ gặp trở ngại. Vấn đề là chúng ta làm sao phân biệt được đâu là mục đích và phương hướng chính xác? Làm sao để phân biệt thiện ác, không những phải chọn lựa con đường lương thiện đó, mà còn phải nỗ lực đi trên con đường thiện nữa, vậy làm sao để phân biệt cho rõ ràng đây?

Đáp: Lão Tử nói:
Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ, tư ác dĩ,
Giai tri thiện chi vi thiện, tư bất thiện dĩ.

Nghĩa là:
Nếu mọi người đều cho là đẹp, thì đã là xấu rồi,
Còn đều cho là thiện thì đã là bất thiện rồi.

Con người vốn rất dễ sửa đổi lỗi lầm và hướng thiện, nhưng trên con đường sáng sủa thường thì con người đều bị lầm lạc; còn ngược lại, trên con đường tối tăm thì người ta đi nhanh lắm. Điều này dễ như trở bàn tay! Tôi tin rằng chuyện này không cần phải hỏi nhiều, như con nít không ai dạy mà nó cũng đã biết bú sữa, mới sanh ra là nó biết rồi. Làm thế nào để lớn lên làm cái gì, nhất định cũng phải có người dạy mình hay sao?

194. Hỏi: Có rất nhiều người, thậm chí đến cả các nhân sĩ tôn giáo đã nỗ lực đấu tranh khiến cho xã hội phân chia thành hai giai cấp bất đồng; như một giai cấp có tiền, có tài sản; còn một giai cấp thì không tiền, không tài sản. Hiện nay sự phân chia này ngày càng rõ rệt hơn, tức là người giàu thì càng giàu thêm, người nghèo lại càng nghèo mạt. Có thể nói, chúng ta đã thấy con đường trước mặt có đống lửa, vậy mang danh là nhân sĩ trong tôn giáo, chúng ta nên làm sao để đối diện với sự thật này?

Đáp: Dập tắt toàn bộ đống lửa đó!

195. Hỏi: Chúng ta có thường nên tổ chức những hoạt động giống như người thế tục để kéo thêm nhiều người tín ngưỡng Phật Giáo không?

Đáp: Phàm là đệ tử của tôi thì nên gắng lo tu hành cho tốt. Tôi thà chú trọng về chất lượng, chứ không chú trọng về số lượng để khỏi làm sai nhân quả.

Thanked by 2 Members:

#41 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 22:24

196. Hỏi: Nếu chúng ta ăn quá nhiều thì không thể khai mở trí huệ. Nhưng tại sao ông Phật đó lại mập đến thế và cái bụng của ổng lại to quá trời vậy?

Đáp: Tôi chưa thấy được Phật nên tôi không biết.

197. Hỏi: Phái nữ trong Phật Giáo có địa vị và thân phận không? Nếu họ học tập Phật Pháp với Ngài thì họ nên thực hành ra sao, họ phải làm như thế nào?

Đáp: Phật Giáo không phân biệt nam nữ. Trong Phật Giáo chỉ có quy củ thôi. Quy củ của phái nữ so với phái nam thì nhiều hơn một chút. Bởi vì người nữ có tập khí, hay tính toán so đo những chuyện nhỏ nhặt như sợi lông; còn phái nam thì đại khái, đại khái và thô tháo hơn. Cho nên trong Phật Giáo nói là bình đẳng, nhưng nam nữ đều có quy tắc riêng và họ phải giữ theo những quy tắc riêng đó.

198. Hỏi: Con nghe Hoà Thượng giảng dạy về Lục Đại Tông Chỉ v.v... Nghe qua con thấy khó quá và cũng không dễ gì học theo được. Nhất là về chuyện thật sự không ích kỷ, con thấy khó khăn vô cùng. Vậy Hoà Thượng có khoá lớp nào hay trường học nào, hoặc phương pháp nào cốt miễn trừ những cái khó khăn ấy, hầu dạy chúng con làm sao để không ích kỷ, được không?

Đáp: Điều nầy tuy cũng cần có người dạy dỗ, nhưng phải dạy từ lúc nhỏ. Từ lúc đầu đối với trẻ con, mình nên dạy nó biết cách làm người như thế nào, biết làm sao đối đãi với người khác, đừng để nó tranh giành hạng nhất với mọi người và ham kiếm cho thật nhiều tiền. Con nít lúc còn nhỏ không có lòng ích kỷ thì khi lớn lên nó sẽ không giống như kẻ điên rồ chỉ làm việc với bản tánh ích kỷ. Nhưng có người nói rằng: "Thầy nói cái đạo lý này tôi học không nổi đâu, tôi đã già rồi." Hoặc có người lại nói: "Lúc trẻ tôi đã không có học, bây giờ học càng không vô. Nay tôi chỉ muốn kiếm ra tiền. Kiếm được nhiều tiền rồi, hoặc là tôi sẽ làm quan, phát tài lớn, tôi chỉ biết bấy nhiêu đó thôi!" Như vậy cũng không sao, tuy thời thơ ấu đã qua, nhưng các vị thanh niên hay người già vẫn có thể học trở lại những cử chỉ và tâm lý của trẻ nhỏ. Cho nên mới nói tất cả chỉ là thử thách, xem tôi sẽ làm sao, xem anh sẽ làm sao, xem họ sẽ làm sao? Đối cảnh mà không biết tức phải luyện lại từ đầu. Quý vị đối cảnh mà không nhận ra thì phải làm lại từ đầu đấy.

199. Hỏi: Con hy vọng được nghe Hoà Thượng giảng thêm về đề mục "phát khởi trí huệ nội tâm".

Đáp: Trí huệ là phải tự mình khai thác. Không nên làm các chuyện ác, hãy làm các việc lành, trước hết là nên phát khởi từ đây.

200. Hỏi: Làm sao biết được mình đã đủ nhỏ nhoi rồi? Con muố phát triển về phương diện rút nhỏ, thâu nhỏ mình lại. Thế nhưng, nếu con muốn làm những chuyện lớn lao thì sức lực từ đâu ra?

Đáp: Công việc không có lớn, không có nhỏ. "Nhỏ" nhưng nếu nhiều thì là lớn, "Lớn" nhưng nếu ít thì là nhỏ. Đây không có giới hạn gì để phân ra lớn nhỏ. Mình có thể làm bao nhiêu thì làm bấy nhiêu, cũng không nên bàn luận về chuyện lớn nhỏ. Quý vị cứ mãi tính toán sổ sách như vậy thì nhất định sẽ không ngủ được đâu. (Hoà Thượng đưa tay ra chỉ mặt trước và mặt sau bàn tay rồi nói: Đây là trí huệ, đây là ngu si; ngu si và trí huệ, vậy đâu là chỗ để phân chia ra cái giới hạn này hả? Đây là kiến giải ngu si của tôi, thế thôi! (Đại chúng cười!)

Thanked by 2 Members:

#42 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 22:41

201. Hỏi: Người xuất gia và người tại gia cùng đều là tu hành, nhưng tại sao có người tu phát ra hào quang, có người lại không có và có người từ lúc nhỏ đã có hào quang rồi, là lý do gì vậy?

Đáp: Đừng nên chấp trước vào chuyện đó, có hào quang hay không, thì cũng phải tu hành. Có hào quang thì đừng tự mãn rằng mình có, bởi một khi ta chấp trước vào hào quang đó thì "có" sẽ biến thành "không". Người không có hào quang thì phải tu hành, không có thì sẽ biến thành có; chớ chấp trước vào mấy chuyện nhỏ nhoi đó, mà chỉ cần ta chân thật dụng công tu hành, y chiếu theo Phật Pháp dũng mãnh tinh tấn, chớ thoái lui. Đừng để ý đến chuyện có hào quang hay không, khi đến lúc, dù mình không nghĩ tới thì cũng sẽ có thôi.
Nếu chưa đến lúc, công phu không đủ, dù mình có muốn đi nữa cũng không thể nào có hào quang được.

202. Hỏi: Hình tượng Bồ Tát Quán Thế Âm ở công viên số 7 thành phố Đài Bắc vốn đã bị chánh phủ thành phố dời đi nơi khác, điều đó đối với hình tượng Quán Âm đâu có gì tổn hại, vậy sao Hoà Thượng lại nói chuyện đó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình thế của Đài Loan, đệ tử thật không hiểu, xin Hoà Thượng chỉ dạy?

Đáp: Bởi do trong lòng dân chúng không muốn dời tượng đi, nếu dời đi là làm ngược lại ý dân, thế sẽ gặp chuyện không may. Vì "Dân vi bang bổn, bổn cố bang ninh", tức dân chúng là nền tảng của quốc gia, gốc có kiên cố thì đất nước mới bình yên.

203. Hỏi: Nếu con có bạn bè hút xách, ghiền rượu hoặc làm những chuyện xấu và khi chúng nó đang lên cơn giận, con nên dùng tâm từ bi như thế nào để đối xử với chúng nó?

Đáp: Kết giao với bạn bè phải nên cẩn thận. Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nhuộm xanh thành xanh, nhuộm vành thành vàng. "Vô hữu bất như kỷ giả" tức là không làm bạn với kẻ không giống như mình. Đối với bạn xấu như đối với quỷ thần, mình chỉ kính mà nên lánh xa, đó là phương pháp hay nhất.

204. Hỏi: Phật Giáo là tôn giáo Hữu Thần luận, giảng về sự cầu Thần tích linh cảm gì phải không?

Đáp: Phật Giáo không phải là Hữu Thần luận, cũng không phải là Vô Thần luận, mà cũng không phải là để cầu linh cảm, cầu tốt lành gì hết.

205. Hỏi: Có gì để phân biệt giữa nhu cầu cần thiết và dục vọng tham muốn?

Đáp: Nhu cầu cần thiết là chỉ về đồ vật mình cần phải có để dùng, còn dục vọng tham muốn là những vật mình có thể có hoặc có thể không có đều được cả.

Thanked by 2 Members:

#43 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 23:06

206. Hỏi: Chúng con làm sao biết được mình thích hợp tu với pháp môn nào?

Đáp: Vậy nên tự hỏi là ăn gì thì hợp với khẩu vị của mình. Nếu biết rồi thì cũng sẽ biết được là mình nên tu theo pháp môn nào. Chuyện này quá ư đơn giản, nên không cần phải hỏi.

207. Hỏi: Nghiệp thì có thiện nghiệp, ác nghiệp, vô ký nghiệp. Thỉnh hỏi thế nào là vô ký nghiệp?

Đáp: Là không thiện cũng không ác, nhưng nó vừa có chút thiện, lại vừa có chút ác. Con nói nó là thiện thì nó không phải hoàn toàn thiện; nếu nói nó ác thì nó cũng không hoàn toàn là ác. Con cũng không biết nó là thiện hay là ác, con hoàn toàn không thấy biết được, đó gọi là vô ký.

208. Hỏi: Người mới bắt đầu học Phật nên làm sao hàng phục tâm mình để được yên ổn trong lưới Bồ Đề?

Đáp: Bồ Đề không có lưới, nếu con không lo tu hành thì tôi cũng không có cách gì khiến con làm cho cá thoát ra khỏi cái lưới được.

209. Hỏi: Có sự phân biệt gì giữa Tánh, Thức, Ý và Tâm?

Đáp: Đứa bé khi mới sanh ra rất là hồn nhiên, không người, không ta, không chúng sanh, không thọ giả, đây có thể gọi là "Tánh". Khi nó biết uống sữa rồi thì "Thức" sẽ tăng thêm. Sau khi biết uống sữa, nó lại biết mặc quần áo; nếu không mặc thì nó sẽ cảm thấy xấu hổ và bị lạnh; biết đói khát nóng lạnh, đó tức là "Ý" vậy. Đến khi đứa bé lớn lên, nó muốn cái này, thích cái nọ, đây tức là có "Tâm" rồi. Như vậy tâm vốn có bốn thứ, nhưng cũng có thể nói là một, là có sự liên hệ với nhau không thể tách rời, là cùng chung một nhà. Tuy nói có bốn danh từ nhưng bản tánh của nó chỉ là một thứ thôi. Đầu sỏ tội lỗi của nó vốn là cái "Nghiệp" đó.

210. Hỏi: Gần đây, con thấy tại một tiểu bang của Canada đang phát triển về giáo dục luân lý ở học đường. Nhưng con thấy trong nội dung của họ có phần nào nguy hiểm. Tuy họ thảo luận về thế nào là tự trọng và tự ái, nhưng họ quên đi phần tối căn bản là sự hiếu thảo với cha mẹ và quan niệm luân lý tự trọng đối với gia đình. Riêng cá nhân con đang gặp nhiều khó khăn trong sự giáo dục cho các em, bởi con nhận thấy rất nhiều trẻ em đang sống trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Tại sao? Bởi vì gia đình của chúng đã tan nát; có em hoặc chỉ đi theo cha, có em chỉ ở với mẹ; hoặc có em được nuôi dưỡng từ cha mẹ đồng tính luyến ái. Do đó khi con giảng dạy đến chuyện hiếu thuận với cha mẹ, có lúc chúng rất khó thâm nhập quan niệm này vào tâm để về nhà thật sự thực hành. Thậm chí, khi có những em muốn đem quan niệm này về nhà thực hành thì cha mẹ chúng lại không chấp nhận.
Kính thỉnh Hoà Thượng và các giáo sư chỉ dạy cho, với tình trạng này, trên cương vị nhà giáo, con nên làm sao để dạy những điều luân lý căn bản về hiếu đạo, cũng như gây ấn tượng về sự tôn trọng sư trưởng vào tâm khảm các em một cách sâu xa?

Đáp: Đây là mỗi vị giáo viên phải tự vận dụng đến trí huệ của riêng mình. Phải biết tuỳ cơ ứng biến như thế nào để cho vấn đề đó không còn nữa. Thí dụ như mỗi người đều có gia đình không giống nhau, có tốt và không tốt; gia đình không tốt thì không thể mào xử lý giống như gia đình tốt được. Đây phải tuỳ cơ ứng biến, dùng theo "Biện pháp chiết trung", nếu tự mình chưa đạt đến trình độ này cũng đừng có chờ đợi mà hãy xem vị nào có biện pháp, rồi mọi người có thể cùng nhau nghiên cứu vấn đề, dùng trí huệ của tập thể để giải quyết mấy vấn đề này. Như vậy cũng đâu phải là quá khó khăn. Đạo hiếu là giảng dạy cho những gia đình bình thường, còn như những gia đình đặc biệt và phức tạp thì phải dùng biện pháp khác thôi. Chẳng hạn như có Kinh pháp và Quyền pháp: Kinh là đạo kinh thường, bình thường; Quyền pháp là quyền biến trong một lúc nào đó. Cho nên có câu "Đạo thì có kinh và quyền, nên cùng dùng. Sự thì phân thành thể và dụng, phải hiểu cho rõ ràng".

Thanked by 2 Members:

#44 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 23:34

211. Hỏi: Kinh và Chú có gì không giống nhau?

Đáp: Con cảm thấ có gì không giống nhau sao? Chú là chú nguyện, là thệ nguyện, là có sự cầu nguyện. Còn Kinh là con đường cần phải học tập đối với sự tu hành. Nếu hiểu rõ đạo lý này rồi thì tự mình phải nương theo đó mà làm. Ngoài ra, Kinh là do từ tiếng Phạn phiên dịch ra tiếng Hoa và ý nghĩa của nó cũng được phiên dịch ra luôn. Chú thì không có phiên dịch ra tiếng Hoa mà chỉ giữ lại âm đọc của Chú. Đấy là chân ngôn bí mật của tất cả chư Phật.

212. Hỏi: Xin hỏi Hoà Thượng, Phật đạo và Thần đạo khác biệt nhau ở chỗ nào?

Đáp: Về Phật đạo và Thần đạo này thì một cái là cứu cánh, còn một cái là không cứu cánh.

213. Hỏi: Nếu như chúng ta ngày ngày đều niệm Bồ Tát Đại Thế Chí thì sẽ không bị động đất phải không?

Đáp: Nếu chúng ta niệm Bồ Tát Đại Thế Chí mỗi ngày thì sẽ không bị động đất à! Đấy là một thứ vọng chấp của con người chúng ta thôi. Mà cũng không phải mình niệm Ngài thì không động đất, còn không niệm Ngài thì đất sẽ động. Động đất là do mỗi con người tự tạo thành, là nghiệp lực của chúng sanh chứ không phải là thần thông của Bồ Tát Đại Thế Chí đâu. Tuy Ngài chỉ giơ tay hay cất bước chân thì cả đại địa sáu phía chấn động, nhưng đã chẳng làm hại gì đến chúng sanh.

214. Hỏi: Con có một anh bạn hễ khi anh ta nằm xuống thì xuất hồn ra, anh ta còn thấy được thân thể mình đang nằm trên giường, chuyện này là như thế nào?

Đáp: Có rất nhiều tình trạng như vậy, như linh hồn của anh ta xuất ra rồi trở lại. Chúng ta là người tu hành thì phải có đầy đủ chánh tri chánh kiến, đừng để ý đến ba cái chuyện có xuất linh hồn ra hay không. Trong Đạo Giáo có nói đến một tiểu nhân, hắn tu tập theo loại nguyên thần này, cứ xuất hồn đi ra rồi lại trở về. Cũng như Lữ Động Tân đã tu theo đạo này, nhưng khi biết ra không phải là đạo cứu cánh, ông bèn quy y Tam Bảo và bái Thiền sư Hoàng Long đời Tống làm Sư Phụ.

215. Hỏi: Có phải trong một sát na người gần chết sắp đi ra là sẽ có oan gia chủ nợ hiện tướng ra cho người ấy thấy?

Đáp: Đây là nghiệp của người đó. Do chiêu cảm nghiệp lực nào thì sẽ có tướng đó hiện ra; nếu không có nghiệp lực thì mấy thứ đó sẽ không hiện ra. Bởi vậy một khi trồng nhân rồi tức sẽ kết quả. Chúng ta trồng nhân tốt được quả tốt, trồng nhân ác thì bị quả ác; tạo nhân nào tức sẽ gặt quả báo ấy. Cũng không phải ma quỷ nào ở bên ngoài đến túm bắt người đó, mà chính do nghiệp lực tạo thành, chứ không phải do từ tâm của y. Nghiệp lực chính là những tội lỗi mà người ta đã gây ra.

Thanked by 2 Members:

#45 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 27/12/2013 - 00:02

216. Hỏi: Phương pháp để cứu độ thân trung ấm thì như thế nào? Phải chăng không giống với Mật tông?

Đáp: Phương pháp tốt nhất là cứu người, giúp đỡ người. Độ người thì tốt hơn độ ma!

217. Hỏi: Khi con dùng xâu chuỗi tràng để niệm Phật, sau khi lần hết 108 hộ, con có được lần qua khỏi hột chuỗi lớn hay không? Hột chuỗi đó là dấu ngăn để cho biết hết một vòng, nhưng có người bảo rằng, không được lần qua nó.

Đáp: Viết văn chương , viết càng dài càng hay; nói chuyện thì nói càng ít càng tốt. Niệm chuỗi tràng là bảo người ta an trú niệm lại, đừng khởi vọng tưởng, đó vốn là ý nghĩa của việc niệm chuỗi. Còn cái vụ có vượt qua hay không vượt qua cái hột lớn đó thì không đáng kể, chẳng có ý nghĩa gì cả.

218. Hỏi: Đã là Tây Phương Tam Thánh, nhưng tại sao Bồ Tát Đại Thế Chí hình như không có quan hệ gì với chúng ta vậy?

Đáp: Nhân duyên giữa người và Bồ Tát Đại Thế Chí không sâu đậm lắm. Bồ Tát Quán Thế Âm thì tâm bi lớn. Còn Bồ Tát Đại Thế Chí thì thế lực lớn: Ngài chỉ cần đưa tay lên hoặc bước chân là đại địa sáu phía chấn động khiến cho con người khiếp sợ nên không dám gần gũi Ngài. Con người ở cõi Ta Bà rất sợ động đất nên sợ luôn cả Bồ Tát Đại Thế Chí đó.

219. Hỏi: Có người nói Pháp sư Ấn Quang là Bồ Tát Đại Thế Chí phải không?

Đáp: Mấy người đó là những kẻ lắm chuyện, rồi đoán mò nên mới nghĩ ra mấy chuyện như thế. Người mà nói chuyện đó có thật chắc là y biết sao? Cũng đều là đoán mò, là ảo tưởng, không có chuyện gì rồi muốn bịa đặt chuyện, làm như ta đây chuyện gì cũng biết: "À! Ổng là Phật A Di Đà đến, ổng là Bồ Tát Đại Thế Chí, ổng là Bồ Tát Quán Thế Âm đến đấy...". Người nói như thế thì có bằng chứng gì? Cái gọi là bằng chứng của người đó cũng không phải là bằng chứng, ai cũng có thể là hoá thân của vị nào đó mà. Cảnh giới của Bồ Tát không phải là chỗ kẻ phàm phu có thể suy lường được.

220. Hỏi: Khi đọc Kinh, xét cho cùng thì con nên chuyên tâm niệm A Di Đà Phật hay chuyên tâm niệm Quán Thế Âm Bồ Tát, hoặc đều niệm cả hai?

Đáp: Con thích niệm Quán Thế Âm Bồ Tát vì con có duyên với Bồ Tát Quán Thế Âm. Còn con thích niệm A Di Đà Phật thì Phật A Di Đà sẽ tiếp dẫn con về thế giới Cực Lạc. Con niệm vị nào cũng tốt hơn là không niệm. Chỉ e rằng con niệm niệm một hồi rồi quên hết, Quán Thế Âm Bồ Tát hoặc A Di Đà Phật gì cũng nghĩ chẳng ra. Theo như tôi, Bồ Tát đều rảnh rỗi chẳng có chuyện gì làm, thế là các Ngài tìm chút việc cho chúng sanh làm và các Ngài cũng chẳng có tiền để cho con, nên lại bảo con niệm Phật: các Ngài vốn không tốn tiền, còn con cũng không phí sức. Đó là pháp môn giáo hoá chúng sanh của Bồ Tát đấy.

Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |