Jump to content

Advertisements




GẬY KIM CANG HÉT- HOÀ THƯỢNG TUYÊN HOÁ - QUYỂN HAI


108 replies to this topic

#16 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 12:48

71. Hỏi: Có người cho rằng Phật Giáo là tôn giáo thuộc hình thức tiêu cực. Xin Ngài giải thích về quan điểm này.

Đáp: Nói Phật Giáo tiêu cực, đó là quan điểm quá sai lầm. Phật Giáo là tích cực nhất đấy; nhưng loại tích cực này chẳng qua không như một số người đã hiểu! Giống như thế giới ngay trong thời sôi động, mê loạn, khốn khổ dập vùi, phần lớn người ta lo âu suốt ngày đối với cuộc sống, vì sống được buổi sáng mà không bảo đảm buổi chiều. Nhưng những người xuất gia tu đạo Phật Giáo trước tình cảnh này vẫn thản nhiên, vẫn tu đạo như thường lệ, vẫn làm những việc họ cần phải làm. Ví dụ như Vạn Phật Thành theo truyền thống Phật Giáo mỗi ngày 3:30 sáng thức dậy, đến 4 giờ thì tụng công phu khuya, sau đó hoặc là lạy Phật hay ngồi thiền, hoặc tụng kinh, hoặc lễ sám; công tác của họ là tự mình nỗ lực vào việc tu hành. Quý vị nghĩ xem, thức dậy sớm, cẩn thận kỹ càng, tu hành cực khổ như vậy mà quý vị bảo là họ tiêu cực được sao?

72. Hỏi: Nếu người chết rồi, hoặc chôn hoặc là thiêu, cái nào thích hợp hơn?

Đáp: Hỏa tảng thì tốt hơn vì sẽ không choáng đất, chỉ cần một chỗ nho nhỏ là đủ. Nếu không vậy, người chết choáng quá nhiều chỗ tức người sống sẽ không có nơi để ở.

73. Hỏi: Có những người bị bệnh, họ cho là vì thế hệ đời trước tạo nghiệp, cho nên thế hệ sau phải gánh chịu. Vậy làm sao mới tiêu trừ được nghiệp chướng này?

Đáp: Tự mình ăn thì tự mình no, tự mình tạo nghiệp thì tự mình nhận lãnh. Không phải người đời trước để lại nghiệp tội cho quý vị gánh chịu đâu. Quý vị chớ tiếp tục tạo thêm nghiệp nữa là đủ rồi!

74. Hỏi: Rốt cuộc rồi có địa ngục hay không?

Đáp: Để tôi nói cho quý vị nghe, con người lúc còn sống là đang ở trong địa ngục đó. Các vị thấy không! Đa số người ta thì phiền phiền, não não, tranh tranh, láo nháo không ngừng không nghỉ, như thế không phải là sống trong địa ngục sao? Cuộc sống của những người đó có ý nghĩa gì chớ? Lại còn bão lụt, chiến tranh, hoạn nạn, vậy cũng như sống ở địa ngục trần gian rồi! Lại xem đấy, bệnh nan y thì ràng buộc quanh thân, khổ không thể tả, một khi bệnh ung thư bộc phát thì đau đớn không muốn sống nữa. Đó há chẳng phải là người ta đang sống trong địa ngục hay sao?

75. Hỏi: Trong lục đạo, trừ nhân đạo ra thì các đạo kia đều có thể thành Phật được không?

Đáp: Bất luận đi đường đạo nào, chúng sanh cũng đều có thể thành Phật, nhưng phải trải qua đường nhân đạo để thành Phật, chớ không phải trực tiếp từ loài súc sanh mà có thể thành Phật được. Con đường đi từ chúng sanh đến thành Phật, mà nhân đạo là một cửa ngõ quan trọng nhất.

Thanked by 2 Members:

#17 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 13:21

76. Hỏi: Không dục vọng mới có thể tu Phật Pháp, nhưng nếu thế gian không có dục vọng thì sẽ không thể tiến bộ được. Xin hỏi phàm phu chúng con nên làm sao để kiêm toàn cả hai mặt.

Đáp: Nếu nói có dục vọng mới có tiến bộ, vậy sau khi tiến bộ lại là gì nữa? Tiến bộ rồi có thể làm sao nữa? Lại còn có lợi ích gì nữa hả?

77. Hỏi: Gần đây có người xuất gia đảnh lễ người tại gia, đệ tử cảm thấy là chuyện hoang đường, không đúng pháp, xin Sư Phụ chỉ dạy.

Đáp: Chuyện đó lúc trước đã có rồi, chớ không phải bây giờ mới xảy ra. Và những người tu ấy thường cúi đầu lễ ông tổng thống, mấy ông quan lớn hay một số người tại gia nào đó. Tuy nhiên, họ đã không đảnh lễ những người ăn mày mà chỉ bái lạy người nào có tiền tài, có thế lực thôi! Điều này không cần hỏi cũng đủ biết là họ có đúng pháp hay không rồi. Nếu nói một cách triệt để, họ vốn không phải là người xuất gia. Bời nếu thật sự là người xuất gia, họ quyết không đảnh lễ người tại gia, vì biết người xuất gia là tôn quý nên họ sẽ không làm những chuyện thấp hèn như vậy.

78. Hỏi: Nghe nói lúc ông Bush và ông Clinton ra tranh cử, Hòa Thượng lại ủng hộ đảng Cộng Hòa, phải không?

Đáp: Tôi không theo đảng phái nào hết. Hễ ai có khả năng thì tôi ủng hộ. Sau khi Clinton nhậm chức tổng thống đã xảy ra một loạt thiên tai nhân họa, đó là do ông ta không có đủ phước bảo. Các vị hãy mở lịch sử ra xem, nếu người lãnh đạo không có phước báo thì dân chúng sẽ bị khổ lây.

79. Hỏi: Thưa Sư Phụ, nếu Ngài nói là Ngài đã giác ngộ, vậy cũng có nghĩa là Ngài không có giác ngộ phải không?

Đáp: Nếu tôi nói "tôi không giác ngộ" cũng không phải là "tôi đã giác ngộ." Tại sao người ta muốn nói là mình đã giác ngộ chứ?

80. Hỏi: Hòa Thượng vừa nói đến tháp vàng, tháp bạc và chuyện ngồi kiết già, bán già; xin hỏi các chuyện đó có liên quan gì đến việc ngồi thiền không?

Đáp: Quý vị đừng có cố tham cho mau, vì tham ăn ngốn cho nhiều vào tức sẽ nhai không nhuyễn. Nếu quý vị tập ngồi kiết già không được thì có thể ngồi bán già vậy. "Dục tốc tất bất đạt", nghĩa là muốn mau thì không thể thành đạt được. Học hành cũng thế, phải học từ từ mỗi ngày một tiến lên, chớ không phải vừa mới đi học là đã tốt nghiệp đại học liền đâu!
- Nhưng con muốn học hỏi nhiều thêm một chút!
- Muốn học thêm thì phải làm cho đầu óc trống không. Nếu đầu óc chưa trống rỗng, trong đầu vẫn còn nhiều vọng tưởng thế kia, thì dù có pháp gì đi nữa cũng nhét không vô đâu.
- Vậy là Ngài không muốn nhét vô đầu của con rồi.
- Vì chú sẽ không bao giờ biết đủ. Ví như muốn cất nhà, trước hết chú phải xây nền móng cho vững chắc. Nếu nền không vững, nhà dựng lên sẽ không được chắc chắn; dù có cất xong đi nữa cũng bỏ nó qua một bên, thành ra vô dụng thôi!
- Khi chúng con đã làm được bước thứ nhất đó rồi, vậy còn bước thứ hai là gì?
- Về việc này thì nên thong thả, từ từ. Bây giờ tôi nói không nhất định là quý vị sẽ hiểu, đợi đến khi nào tôi nói mà quý vị hiểu, thế thì lúc đó, tôi không nói quý vị cũng hiểu được luôn.

Thanked by 2 Members:

#18 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 19:20

81. Hỏi: Con là người phụ trách các cuộc họp hội trong trường học. Xin Hòa Thượng giúp con giải độc, độc này của con có lẽ cũng là ba độc: tham, sân, si như trong Phật Giáo thường nói đến. Con cảm thấy con nên cố gắng học hành khi còn trong thời gian là học trò, nhưng con đã bị tình cảm ảnh hưởng. Lại cũng bởi vì con là nhân viên phụ trách họp hội với đại chúng, nên cũng gặp một ít khó khăn về phương diện hợp tác với người ta. Con biết con sanh tật xấu là vì trúng phải độc tham, sân, si. Xin Hòa Thượng chỉ dạy giúp con.

Đáp: Tất cả các ác nghiệp đều do tham, sân, si từ vô thủy, đều là từ vô số kiếp về trước đến nay sanh ra. Lúc còn chưa bắt đầu, chúng ta đã trồng xuống chủng tử ô nhiễm, cho nên nay mới có tình cảm dồi dào đến thế. Tình cảm này do đâu mà ra? Là từ tham, sân, si ; do đó mới gọi là ba độc: tham, sân, si. Đã biết rõ cái hại của ba độc là như vậy, tại sao mình vẫn không dứt bỏ chúng ra? Nếu quý vị muốn không tham, không sân, không si thì không nên hành động theo tình cảm riêng tư. Vì con người là động vật có tình cảm, nên muốn thoát khỏi áp lực của thứ tình cảm, con tấy phải cố gắng học hành. Con gái không nên giao du với bạn trai thì sẽ không bị tình cảm ảnh hưởng; con trai nếu không có bạn gái thì cũng sẽ không bị áp lực của tình cảm khống chế.

82. Hỏi: Lúc trước Hòa Thượng có kể về chuyện chú đệ tử nhỏ của Hòa Thượng lên trời dạo chơi bị ma vương bắt đi và vì không thể trở về được nên chú ta hỏi Ngài phải làm sao. Vậy là một phần nào hồn phách của chú ấy đã đi đến chỗ đó rồi phải không?

Đáp: Đó là ba hồn bảy phách của chú ta, hoặc là một đi ra, hoặc là hai hay ba đã đi ra, đều không nhất định. Khi đi ra rồi chúng lại tụ họp trở về, nhưng không phải vẫn là bảy phần hoặc ba phần, mà xuất ra rồi thì gom lại thành một. Diệu mầu là như thế, đó là một nhóm linh khí đấy!
- Như vậy tức là nói vì trình độ tu hành không giống nhau, nên có người xuất ra ít, có người xuất ra nhiều phải chăng?
- Đừng để hồn phách xuất ra thì tốt hơn. Vì nếu xuất hết hồn phách ra để đi du ngoạn thì cũng dễ gặp nguy hiểm. Như có lúc bị ma bắt hốt cả hồn phách thì con người sẽ trở nên ngây dại. Con người mà ngu ngơ, hoặc là giống như cây cối thực vật, đều là không có hồn phách, bởi đã bị ma hốt hồn đi mất rồi. Hồn tức là quỷ tu thành, nếu thuộc dương khí thì trở thành thần; nếu tu lên nữa thì sẽ thành tiên, cuối cùng nếu tu hành viên mãn rồi tức sẽ thành Phật. Đó đều là do từ hồn mà tu thành.

83. Hỏi: Thí dụ như có người ngu ngơ như thực vật, hoặc ba hồn bảy phách của người đó đã bị xuất ra một mớ và mặc dù thân thể vẫn còn, thế thì hồn phách đã đi ra đó có thể nào lại biến thành một người khác hay không?

Đáp: Không phải là biến thành người khác mà là đi theo ma, cho nên người đó có lúc tỉnh táo một chút, có lúc thì rất ngu ngơ.

84. Hỏi: Nếu có người tu hành, ba hồn bảy phách của người đó đi ra một mớ và nếu gặp được Phật, Bồ Tát thì...

Đáp: Nếu các vị chân thật tu hành thì Hộ Pháp sẽ âm thầm gia hộ. Tôi đã từng gặp qua rất nhiều người kỳ kỳ quái quái, còn những người có thể xuất huyền nhập tẫn, xuất hồn nhập xác, tôi cũng gặp qua rất nhiều. Nếu không thấy được những cảnh tượng như vậy, quý vị đều không biết, đều không thể nào nhận ra đâu. Giống như kẻ đồng bóng, đó cũng đều là do tác dụng của năm mươi loại ấm ma đấy.

85. Hỏi: Vậy là họ đã tu đến trình độ đó rồi sao?

Đáp: Kiếp trước họ đã tu qua rồi. Cũng giống như con người, có người học điều tốt, có người không học điều lành; nếu không học làm thiện thì chỉ có nước làm quyến thuộc của ma vương thôi!

Thanked by 2 Members:

#19 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 19:52

86. Hỏi: Hiện nay tình trạng đồng tính luyến ái ở Mỹ là đàn ông kết hôn với đàn ông, đàn bà lại kết hôn với đàn bà. Họ không thể sanh con nên xin con về nuôi, còn nói là mình có thể có con được. Xin hỏi Hòa Thượng chuyện này có ảnh hưởng gì đến tương lai xã hội sau này hay không?

Đáp: Quốc gia có thể sẽ không còn và nhân loại cũng bị diệt tận. Vì loài ma quỷ yêu tinh tác quái, chúng khiến cho con người không được bình thường, nên tương lai rồi cũng bị tận diệt! Đợi đến khi nào các quốc gia trên thế giới đều chấp nhận chuyện đồng tính luyến ái, lúc ấy thế giới hoàn toàn bị hủy diệt, là kể như xong!

87. Hỏi: Đài Loan có một thứ tập quán như: tốt nhất là mình không nên cứu người sắp chết đuối. Họ gọi đó là "thế mạng" hay "chết thế quỷ". Vì nếu cứu người là mình sẽ chuốc họa vào thân. Lúc còn học trung học, con cùng một người bạn đã cứu vớt một người sắp chết chìm dưới nước; nếu y theo phong tục của Đài Loan, chúng con nhất định phải cầu ăn cho được món canh mì hầm giò heo - tức là thức ăn làm cho bớt sợ hãi, nhưng chúng con không có ăn. Theo tình huống đó, chúng con có bị bệnh hoạn hoặc bị tổn hại gì không?

Đáp: Không có đâu, quý vị vì có lòng muốn cưới người, nên không có gì là không tốt cả. Mấy thứ phong tục tập quán đó đều là do bọn tà ma ngoại đạo nghĩ ra. Cũng như Hồ Hoàng Tiên nào đó, bày đặt ra để giải quyết vấn đề, rồi truyền tới truyền lui mà thành ra loại phong tục này. Mình không thể thấy chết mà không cứu. Sao có thể thấy chết mà không chịu cứu cho được chứ?

88. Hỏi: Sư Phụ có gặp ma chưa?

Đáp: Tôi cũng sẽ không trả lời những câu hỏi tương tự như vầy đâu. Tại sao? Vì nếu tôi nói "tôi thấy" thì quý vị cũng đâu có thấy; còn nếu tôi nói "tôi không thấy" thì quý vị lại nghĩ rằng "tôi thấy". Cho nên không thể giải quyết vấn đề này được.

89. Hỏi: Có bài Chú nào niệm lên để khiến cho ma quỷ bỏ đi không?

Đáp: Các bài Chú đều có oai lực không thể nghĩ bàn. Nhưng không phải ma quỷ sợ các bài Chú, mà vì trong tâm chúng ta không có hình bóng của ma quỷ. Một khi niệm Chú, trong lòng mình cảm thấy như có chỗ che chở và nghĩ: "Mình niệm Chú này thì tất cả ma quỷ đều sẽ sợ hãi", vì vậy mà ma quỷ gì cũng chẳng còn. Thật không sai, niệm Chú tức nhiên sẽ có linh cảm.

90. Phải chăng có loại ma quỷ không sợ các bài Chú?

Đáp: Là loại quỷ đại lực, quỷ có thế lực lớn.

Thanked by 2 Members:

#20 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 20:03

91. Hỏi: Mình đâu có xâm phạm nó, tại sao nó lại xâm phạm mình?

Đáp: Đó đều là do tiền nhân hậu quả cả và nó giống như cái lưới, là lưới nghiệp đan kết với nhau đấy!

92. Hỏi: Nếu như lưới nghiệp cứ tuần hoàn không chịu dừng lại, vậy thì nghiệp kia đến bao giờ mới có thể ngừng dứt được?

Đáp: Thì chừng nào các vị hiểu ra, bao giờ các vị thành Phật, tức lúc đó quý vị mới dứt hết nghiệp. Nếu quý vị lúc nào cũng hồ đồ thì bao giờ mới dứt hết nghiệp đây?

93. Hòa Thượng hỏi: Quý vị cảm thấy mắng người là tốt hay lạy Phật là tốt?

Đáp: Có lúc mắng người cũng tốt vậy.
- Trong tình trạng như thế nào thì mắng người là tốt?
- Khi người đó lầm lỗi.
- Ai lầm lỗi?
- Người bị mắng đó?
- Người bị mắng đó là vợ hay là con của chú phải không?
- Dạ phải. Nhưng có lúc con lầm lỗi, bị người ta mắng con cũng thấy thoải mái.
- Cái lý luận đó không phải là chuyện ở đây. Ý nói rằng vô duyên vô cớ, chú có thể nào la mắng người không có quan hệ với chú không?
- Có lúc bực mình thì con cũng có thể lắm. Như đang đi đâu đó, nếu có người đụng nhằm con, mà con cũng không quen biết người đó, con bèn la hắn rằng: Ê, sao không chịu mở to mắt ra mà nhìn đường đi hả!
- Phải nhẫn nại một chút, chớ nên giận dữ như thế.
- Sư Phụ, không phải là con muốn tranh chấp với Ngài đâu.
- Nếu có sức thì con cứ việc tranh cãi với ta một trận đi nào. Khá lắm đấy!

94. Hỏi: Ngài có hút thuốc không?

Đáp: Bởi vì chú đã hút thuốc qua, cho nên cũng coi như là tôi đã hút thuốc vậy!

95. Hỏi: Chắc Sư Phụ biết Hoàng Đại Tiên ở Hồng Công chớ gì, ông ta là Bồ Tát gì vậy?

Đáp: Hoàng Đại Tiên ở Hồng Công chỉ là một vị tiên và cũng rất linh. Ông ta chuyên độ loại người vô trí. Đối với người vô trí, nếu mình nói đạo lý cao sâu thì họ không hiểu nổi mà chỉ cần thi thố một vài trò ảo thuật cỏn con là họ sẽ tin ngay.

Thanked by 2 Members:

#21 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 20:55

96. Hỏi: Ngồi thiền mà bị đau thì phải làm sao?

Đáp: Đau à! Quý vị nên biết rằng càng đau thì càng tốt, vì nếu không qua được cửa ải này thì lúc nào nó cũng đau đớn cả. Chúng ta đừng nên quá nghe lời nó, mà bắt nó phải nghe lời mình. Mình phải tự làm chủ mới được. Chúng ta biết rằng thân thể này là do tứ đại giả hợp mà thành, chứ không có cái gì là thật hết, nên có đau một chút cũng không sao đâu. Vì nếu chết rồi mà mình vào địa ngục hỏa sơn, bị lửa thiêu đốt thì càng đau nhức hơn so với cái đau ngồi thiền này, vậy phải làm sao? Bây giờ mình còn có thể tự làm chủ được, nên dù có đau một chút thì cho nó đau di, đến khi nó thông khí huyết rồi thì mình sẽ không còn đau nữa.

97. Hỏi: Có ai tự lạy mình không?

Đáp: Tự mình lạy ai vậy? Vẫn còn có tự mình sao? "Năng lễ sở lễ tánh không tịch" là không đó, cho nên các vị chớ có chấp dính vào nó.

98. Học sinh hỏi: Con có thắc mắc, xin Hòa Thượng làm cho con sáng tỏ. Một người đang lúc ngồi thiền, vậy ai ngồi thiền hoặc người tọa thiền là gì?

Đáp: Con tự tìm hiểu đi! (You find out!)

99. Học sinh hỏi: Ngài bảo là trong lúc ngồi thiền, chúng ta nên chịu đựng các cảm thọ, bởi vậy con cảm thấy có điều kỳ lạ. Là tụi con có thể bộc lộ các cảm thọ ra ngoài được không? Hay là cứ kiềm giữ ở bên trong? Nhưng có khi chất chứa nó ở bên trong thì sau đó con cảm thấy như muốn nổ tung ra. Vậy chúng con phải làm thế nào?

Đáp: Nhẫn chịu là phải xem nó như không, như không có nó, chứ không phải là cất giấu nó ở bên trong. Con giấu nó ở trong để làm cái gì? Con chất chứa mấy thứ rác rưởi đó để làm chi? Phải quên nó đi! Nếu mãi đè nén ở bên trong thì so với mấy thứ dơ bẩn, nó còn bẩn thỉu hơn nhiều! Oai lực của bom nguyên tử dù lớn mạnh nhưng so ra nó còn dữ dội hơn cả bom nguyên tử nữa. Nếu con không sợ tan thân nát thịt thì cứ cất giữ nó lại đi! Thật đáng sợ! Đáng sợ quá!

100. Hỏi: Xin hỏi, Sư Phụ nghĩ thế nào về những lời dự đoán như: Vào cuối thế kỷ này hay đầu thế kỷ sau, nhân loại sẽ bị hủy diệt bởi một trận thiên tai lớn.

Đáp: Vậy, thế kỷ sau con đừng trở lại. Con lo rầu ba cái chuyện đó để làm gì? Có thể con nhớ được chuyện xảy ra ở thế kỷ này nhưng đến thế kỷ sau, con sẽ quên mất thôi. Ví dụ như bây giờ con nhớ để hỏi về vấn đề này, nhưng đến thế kỷ sau thì con lại quên hết những chuyện đã biết được ở thế kỷ này rồi. Vậy có lợi ích gì chớ!

Thanked by 2 Members:

#22 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 21:19

101. Hỏi: Xin hỏi, Pháp sư Khoan Tịnh có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân không? Quyển "Cực Lạc thế giới du ký" do Pháp sư Khoan Tịnh viết, có thật là như vậy không?

Đáp: Pháp sư Khoan Tịnh đó à! Ở chùa Nam Hoa (Trung Quốc) tôi có biết qua vị Pháp sư này. Lúc đó Pháp sư còn là một chú bé. Tôi cũng không biết Pháp sư có phải là đệ tử của Ngài Hư Vân hay không nữa? Điều đó là tự Pháp sư nói ra, chớ tôi không có nghe Lão Hòa Thượng nói qua, mà tôi cũng không có hỏi Lão Hòa Thượng về việc này. Bởi vậy tôi không dám mạo muội trả lời câu hỏi đây. Nhưng "Cực Lạc thế giới du ký" vốn chỉ là chuyện ngụy tạo mà thôi!

102. Hỏi: Xin thỉnh giáo Hòa Thượng về vấn đề liên quan đến xá lợi. Có người nói đó là đá sỏi, có người nói có khi từ một viên nó biến thành hai viên, hoặc có khi nó sẽ biến mất. Xin Ngài giải thích?

Đáp: Những vị tu hành trì giới thì mới có xá lợi như không sát sanh, không trộm cướp, chủ yếu là không tà dâm. Vì không tà dâm nên mới không bị mất cái bảo quý trong thân. Vậy cái "bảo quý" đó là gì? Tôi tin là mỗi người đều tự biết cả. Cái gì là sanh mạng căn bản của chính mình? Tôi cũng không cần phải nói quá nhiều như vậy. Nếu quý vị không có hành vi tà dâm, tự nhiên sẽ có xá lợi chiếu sáng rực rỡ và còn cứng rắn hơn cả kim cương. Về việc người ta nói một viên xá lợi biến thành hai, đó là lời đồn đãi của một số người. Bởi tôi không có học hóa học, không có thực nghiệm qua và tôi cũng không có thí nghiệm về xá lợi ra làm sao, cho nên tôi không có kinh nghiệm này. Tôi chỉ có thể bảo cho quý vị biết là "nếu giữ giới luật thì sẽ có xá lợi, còn không giữ giới luật thì không có xá lợi", vậy thôi!
- Ý Ngài nói rằng: Nếu muốn có xá lợi thì bản thân mình phải thanh tịnh, phải không?
- Đúng vậy, phải sống độc thân, không nên thân cận nữ giới. Nếu gần gũi người nữ, e rằng có xá lợi nhưng lại là kiếng miểng chai đó.
- Vậy người nữ cũng không được gần gũi người nam, phải không?
- Đúng vậy! Cũng giống như thế. Cho nên trong Phật Giáo, người xuất gia không được kết hôn, không được lăng nhăng mà phải nên đốc thúc nhau tu hành. Nếu có những hành vi không đứng đắn tức là không giữ giới luật. Người tu hành nhất định phải rõ ràng đâu ra đó đối với vấn đề nam nữ; nếu không rõ ràng tức là đã lẫn lộn mắt cá với hạt châu rồi.

103. Học sinh hỏi: Xin Ngài chỉ dẫn cho con vài phương pháp ngồi thiền để con được hiểu rõ thêm giáo lý đạo Phật và các tôn giáo khác mà con đã từng học tập.

Đáp: Muốn ngồi thiền thì trước tiên con phải học ngồi và ngồi chịu đòn, vì con sẽ cảm thấy đau nhức giống như bị đánh đòn vậy. Nếu con có thể nhẫn chịu được cái đau thì đó mới gọi là ngồi thiền. Ở đây bao gồm luôn cả lúc không ngồi thiền. Như có người đánh mình, chửi mình, mình cũng phải nhẫn chịu. Nói tóm lại, làm sao "bát phong" thổi mà bất động thì mình mới có thể ngồi ngủ không nghiêng ngả được.

104. Học sinh hỏi: Xin Ngài nói cho chúng con biết sự khác biệt giữa nhẫn và nại, chúng có giống nhau không? Hoặc giả tánh "nại" có khác với sự "nhẫn" chịu tức là chịu đựng không?

Đáp: Nại là có tánh nại, không nổi nóng, bùng nổ giống như bom nguyên tử. Chẳng hạn như ngồi thiền mà mình không nhẫn chịu được cái đau tức là không thể nhẫn nại. Nhẫn và nại cũng tương tự như nhau, không khác gì nhiều. Nhẫn được thì mình cũng nhẫn; nếu không thể nhẫn, mình cũng nên nhẫn thì bom nguyên tử mới không bùng nổ

Giáo sư Akpinar: Con nghĩ theo tiếng Anh, hai chữ nhẫn nại này có chỗ khác nhau. Như "nhẫn" là endure, phải kiên cường; còn "nại" là patient, nên có tánh tình điềm tĩnh. "Nhẫn" thì thường biểu hiện qua sự chịu đựng ở thân và "nại" là tánh tình nhu hòa, tùy thuận.

105. Hỏi: Làm sao để cải thiện mối quan hệ giữa con người với nhau, nhất là tại công sở làm việc tránh chuyện người khác nói xấu sau lưng mình?

Đáp: Nếu con không làm chuyện gì xấu thì người mà nói xấu con là không đúng rồi. Nhưng nếu con đã làm điều sai quấy thì đó là mục tiêu để cho người ta bàn luận tào lao, mà họ càng nói xấu về con nhiều chừng nào thì càng tốt chừng nấy.

Thanked by 2 Members:

#23 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 21:40

106. Học sinh hỏi: Hòa Thượng có thể nào dạy cho con cách tăng cường thêm tâm kiên cố khiến cho ý chí con mạnh mẽ thêm không?

Đáp: Làm sao để có tâm kiên cố à? Con muốn có tâm kiên cố để làm gì?
- Tại vì tâm con không đủ kiên cố.
- Ai đã lấy nó đi vậy?
- Thì tự con đây.
- Ở tự nơi con à, vậy cớ sao con lại hỏi ta?
- Vậy con sẽ tự mình luyện tập.
- Đã ở nơi con rồi thì chỉ cần con quay đầu lại là được. Con chỉ cần đem nó ra là đủ rồi! Con hỏi ta, ta làm sao dạy cho con kiên cố được chớ? Tâm kiên cố của con là của con, tâm kiên cố của ta là của ta, con tới hỏi ta, đó chẳng khác gì hướng ra ngoài mà truy cầu và chẳng khác chi đi hỏi người mù chỉ đường vậy.
- Không nhất định là con mất nó, mà con chỉ muốn tăng cường làm cho nó mạnh mẽ hơn thôi!
- Con mất nó lúc nào? Tại sao lúc theo đuổi bạn gái thì con lại kiên cố như thế?
- Con hiểu ra rồi! (Đại chúng cười!)
- Lúc đó thì con kiên cố như thế, tại sao nay con lại không kiên cố như vậy?
- Bây giờ thì con có rồi!

107. Hỏi: Lúc trước Ngài có nói rằng, mỗi một tôn giáo đều có chỗ tốt và chỗ xấu của nó. Vậy Phật Giáo có khuyết điểm gì?

Đáp: Có nhiều khuyết điểm như mắng chưởi người, lấy tiền của người làm của riêng mình nè, đó đều là những chỗ thiếu sót! Phật Giáo không nên hóa duyên, kêu gọi người ta cúng dường cho riêng mình. Nếu tự mình không cúng dường cho người khác thì ngay cả phước của mình cũng tiêu mất.
Trong Phật Giáo người xuất gia đều không nên rờ mó đến tiền. Nhưng tại sao trong túi người xuất gia lại có nhiều tiền như vậy. Thật ra, họ ăn ngày một bữa ngọ, chỉ ngủ dưới gốc cây một đêm, không tham tài bảo, trên thân không có vật gì đáng giá, như vậy mà ôm bình bát đi chân không khất thực, được chi ăn nấy, vậy là đủ rồi. Nhưng tại sao họ lại còn muốn có nhà cao cửa rộng, ở chỗ đẹp đẽ, ăn thức ăn ngon, mặc quần áo tốt, đó là ý gì? Hẳn không phải là những chỗ xấu dở hay sao?

108. Học sinh hỏi: Đối với người không hẳn là Phật tử thì nên học tập cách nhẫn chịu những sự đau khổ do người thân và bạn bè chung quanh họ gây ra như thế nào?

Đáp: Khổ cái gì?
- Giống như con thích anh chàng đó nhưng anh ta không chấp nhận tình cảm của con.
- Tất cả đều là thử thách, xem con sẽ làm sao, xem tôi sẽ làm sao, xem họ sẽ làm sao; đối diện mà không biết, phải luyện lại từ đầu. Nên thật lòng tự nhận lỗi của mình trong mỗi tình huống khó xử, chớ đừng nói lỗi của người khác. Nếu chúng ta thật tâm nhận mình sai quấy thì đâu cần lo chi đến chuyện người khác đúng hay không đúng. Vì họ sai thức là mình sai, họ không đúng tức là mình không đúng, đồng thể gọi là đại bi. Chúng ta thường nên có tâm đại từ với người không có duyên với mình. Đồng thể là tấm lòng đại bi. Đối với bất cứ ai, mình cũng đều đối đãi với tấm lòng từ bi, được như vậy thì đâu còn vấn đề gì nữa.

109. Hỏi: Thế nào là tu hành?

Đáp: Là thành tâm niệm Phật.
- Thế nào là thành tâm?
- Buông xả vạn duyên, luôn nhớ việc sanh tử.

110. Học sinh hỏi: Con là người đạo Do Thái, nhưng trong năm tôn giáo lớn trên thế giới mà Hòa Thượng nói thì không có đạo Do Thái. Con muốn biết làm thế nào để Phật Giáo có thể hợp tác với Do Thái Giáo?

Đáp: Do Thái Giáo là Phật Giáo, Thiên Chúa Giáo cũng là Phật Giáo, bất quá đổi thang chứ không đổi thuốc, đổi tên chứ không đổi ý. Tôi nghĩ rằng, tôn giáo nào cũng không là tôn giáo, mà chỉ là sự biến hóa của nhân tánh con người. Cho nên tôi thấy tôn giáo nào thì tôi là người của tôn giáo đó.

Thanked by 2 Members:

#24 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 21:54

111. Hỏi: Phiền não tức Bồ Đề là sao?

Đáp: Nếu như con không biết, vậy có thể con sẽ sanh thêm một mớ phiền não nữa! Điều này không có chi để học, cũng chẳng có chút khó khăn gì, dễ như trở bàn tay thôi! Mình ở bên này là phiền não, nếu lật qua bên kia thì là Bồ Đề, đây cũng giống như băng và nước mà thôi!

112. Hỏi: Có gì khác biệt giữa việc cùng tu ở chùa và tự tu ở nhà? Nếu ở chùa mà khởi tâm phiền não thì sao?

Đáp: Nếu ở trong chùa mà biết dụng công thì cũng là tu hành và ở nhà mà biết dụng công thì cũng là tu hành. Nếu có thể kiềm chế tâm mình lại một chỗ, thì không có việc gì không thành. Nếu không làm được như vậy, dù chúng ta ở nhà hay ở chùa đi nữa cũng đều là uổng công vô ích.

113. Hỏi: Làm bậc cha mẹ trong gia đình, con nên dạy dỗ con cái như thế nào để chúng nó biết rõ về giá trị của việc thọ trì năm giới.

Đáp: Phương pháp tốt nhất là trước tiên quý vị nên tự mình giữ giới, rồi mấy đứa nhỏ cũng sẽ học theo gương của quý vị. Khi chúng thấy cha mẹ thích giữ giới, tự nhiên chúng sẽ không hoài nghi về giá trị của việc trì giới. Còn một phương pháp tốt khác là quý vị có thể đọc truyện của các bậc cao tăng đại đức cho chúng nghe. Như chuyện các vị đại đức xưa nay trì giới luật tu thiện hạnh mà được đại phước báo. Một khi tụi nhỏ nghe qua tai tất sẽ in sâu vào tâm thức của chúng. Sau này trưởng thành, chúng cũng sẽ sống một cuộc đời đạo đức mẫu mực và tin nhận phụng hành theo.

114. Hỏi: Chúng ta không nên sử dụng áo da, giày da, túi da hay các đồ vật có sự gián tiếp sát sanh, phải không?

Đáp: Đúng vậy! Thì cũng giống như có người muốn quyên hiến các bộ phận trong thân sau khi chết. Nhưng khi người đó chết rồi cũng có thể y không muốn hiến nữa mà còn muốn lấy trở lại, nói rằng, chỉ vì nhất thời hồ đồ nên mới muốn quyên hiến đó thôi! Vậy chúng ta phải làm sao đây?

115. Hỏi: Mục đích chủ yếu của ngồi thiền là gì?

Đáp: Ngồi thiền có lợi ích về nhiều phương diện. Bất luận các vị còn đi học, đi làm hoặc nội trợ việc nhà, việc ngồi thiền mỗi ngày sẽ giúp quý vị tăng thêm sức tập trung, giảm đi các áp lực của cuộc sống và thân thể lại còn thêm phần khỏe mạnh. Nếu quý vị thật sự muốn mở mang trí huệ và giải thoát thì lại càng nên tập thành thói quen, rồi hành trì một cách thường xuyên mới có thể thật sự đạt đến cái gọi là liễu sanh thoát tử được.

Thanked by 2 Members:

#25 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 22:10

116. Hỏi: Là đệ tử của Phật, nếu đã thọ Năm giới và Bồ Tát giới thì phải cẩn thận trì giữ giới điều và ăn chay một cách triệt để, phải không?

Đáp: Đương nhiên rồi! Nếu không giữ giới thì thọ giới để làm gì!

117. Hỏi: Tại sao có con chim nhỏ đậu trên tay Sư Phụ mà nó không chịu bay đi?

Đáp: Bởi vì tôi không có tâm sát sanh.

118. Hỏi: Sau khi nghe được Phật Pháp, con hết lòng học tập theo, nhưng bạn bè cùng những người thân chung quanh con chưa biết gì về Phật Pháp, họ cho rằng con đã mê nặng và bị tẩu hỏa nhập ma rồi. Vậy lúc này con có nên thể hiện lòng từ bi, thuận theo trần tục, đồng chịu sống trong trần lao với họ, hay là cứ ngậm đắng nuốt cay, ghi lòng tạc dạ rằng, tự mình hãy cố gắng vượt thoát khỏi biển khổ sanh tử? Xin Ngài chỉ dạy cho con.

Đáp: Con nên làm ngọn đuốc tỏa sáng trước con gió lốc, thỏi vàng ròng trong ngọn lửa đỏ hừng, nêu cao tinh thần bất khuất kiên cường, như thế mới là một đệ tử chân chánh.

119. Hỏi: Hiện có người đến tuyên truyền với con về Nhật Liên Giáo của Nhật Bản. Họ nói rằng, đó cũng thuộc một loại Phật Giáo, nhưng họ chỉ nói về kinh Diệu Pháp Liên Hoa thôi. Không biết Hòa Thượng có rõ về đạo Nhật Liên này hay không?

Đáp: Tôi không trả lời câu hỏi này, vì nếu trả lời câu này là nói ra những chuyện giống như công kích người khác. Tuy họ là người Nhật, nhưng tôi cũng không muốn làm tổn thương đến lòng tự tôn của họ.

120. Hỏi: Phật bảo rằng: "Chúng sanh đều có Phật tánh," nhưng tại sao chúng ta lại lầm lạc như thế và mãi đến nay vẫn còn phải chịu khổ sở?

Đáp: Chúng sanh đều có Phật tánh, nhưng chúng sanh cũng có quỷ tánh, thiên tánh, súc sanh tánh, Bồ Tát tánh. Các tánh này chúng sanh đều có đủ cả, nhưng chúng sanh chỉ biết đi xuống chứ không biết đi lên. Cho nên nói: "Quân tử thượng đạt, tiểu nhân hạ đạt" là vậy. Chúng sanh tham đắm những gì có hình, có tướng trên thế gian này như ăn uống, vui chơi. Họ cho rằng những thứ đó là thật, còn cái khoái lạc thật sự của tự tánh thì họ tuyệt nhiên không nhận ra. Vì vậy, "thiện ác" vốn hai đường, nhưng tu thì vẫn tu, tạo nghiệp thì cứ tạo nghiệp. Quý vị nói chúng sanh đều mê lầm, nhưng kia vẫn có người không bị lầm mê. Vẫn có người tu hành một cách chân thật, cũng có người khổ nhọc vùi đầu làm công quả. Bởi vậy quý vị không nên nói rằng, hết thảy chúng sanh đều bị mê lầm.

Thanked by 2 Members:

#26 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 22:29

121. Hỏi: Gần đây con nghe có người nói như: "Chúng ta có thể đắc đạo, khai ngộ trước rồi sau mới ra công tu hành; chỉ cần các vị tới chỗ của tôi để tôi gia trì là quý vị có thể lập tức khai ngộ, chứng quả ngay và sau đó trở về nhà mà cố gắng tu hành." Con nghe như vậy cảm thấy kỳ lạ quá, bởi vì xưa nay con đều nghe nói là trước tu hành, rồi sau mới khai ngộ chứng quả. Thỉnh Hòa Thượng giải thích cho con về cái loại luận điệu trái ngược này.

Đáp: Loại lý luận này huyền diệu lắm đấy! Bởi vì tôi chỉ hiểu cái đạo lý rất bình thường, cho nên các đạo lý quá huyền diệu thì tôi không sao hiểu nổi!

122. Học sinh hỏi: Con có câu hỏi quan hệ đến dục vọng. Xin thỉnh Ngài chỉ dạy cho con về sự khác biệt giữa cái tham dục đúng và cái tham dục sai lầm?

Đáp: Nếu con tự tư ích kỷ là không đúng, còn nếu không tự tư ích kỷ mới là đúng. Làm chuyện chỉ riêng mình có lợi là không đúng, làm chuyện có ích cho người là đúng. Còn nếu nghiên cứu sâu thêm một bực nữa thì tôi không biết à!
Mình có dục vọng mà dám biểu lộ cho mọi người đều biết là đúng; còn có dục vọng mà lo sợ người ta biết được tức là không đúng. Ý nói là mình làm việc gì mà ai ai cũng cho là hợp lý thì đó là đúng, như thé gọi là "kiến đắc nhân" dám gặp người. Còn nếu mình làm chuyện không hợp lý, sợ mọi người biết; đó là không đúng. Ban ngày giả làm người thì không đúng, tối giả làm ma cũng không đúng. Hoặc như đã trộn trấu mà lại còn ngâm nước; như bán gạo, lớp trộn trấu, lớp chế thêm nước thì đều là không đúng. "Thiên lý hòa nhân dục, một ly khai đa viễn," nghĩa là lý trời là ý người không cách xa bao nhiêu, chỉ từ trong một niệm thôi!

123. Hỏi: Xin Hòa Thượng giải thích, có người nói lúc ma nhập vào thân thì họ lại chính là Bồ Tát Quán Thế Âm nhập vào. Vậy là sao?

Đáp: Tôi không phải là Quán Thế Âm Bồ Tát, tôi cũng không phải là quỷ nên tôi không biết về vấn đề này.

124. Hỏi: Nếu quy y với Hòa Thượng thì phải lạy Phật mười ngàn lạy. Có phải nhất định là chúng con phải lạy đủ mười ngàn lạy trước khi quy y, hay là sau khi quy y rồi mới từ từ lạy cho đủ?

Đáp: Mười ngàn lạy này có thể quy y xong rồi từ từ mà lạy. Lạy xong một vạn lạy, quý vị cũng có thể lạy thêm một trăm vạn lạy, một ngàn vạn lạy nữa đều được cả, không có giới hạn gì hết!

125. Hỏi: Chúng con thọ giới rồi thì nhất định phải ăn chay trường phải không? Nếu vì hoàn cảnh không thuận tiện thì con có thể "ăn rau bên thịt" không?

Đáp: Nếu con thành tâm đến mức như Ngài Lục Tổ thì có thể "ăn rau bên thịt," còn như không đến được trình độ của Lục Tổ Đại sư thì tốt hơn vẫn là bớt ăn thịt lại.

Thanked by 2 Members:

#27 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 22:46

126. Hỏi: Hiện nay trên thế giới sao có lắm tai nạn như thế? Như tai nạn máy bay, hàng không xảy ra nhiều hơn so với năm rồi, đó là quả báo gì vậy?

Đáp: Vì sự nóng giận của con người quá lớn và sự sát sanh cũng quá nhiều đi!

127. Hỏi: Xin hỏi Pháp sư, cư sĩ như chúng con có thể cúng thí thực không?

Đáp: Cư sĩ có ăn cơm không? Nếu cư sĩ có thể ăn cơm, người xuất gia cũng có thể ăn cơm; cư sĩ có thể mặc quần áo, người xuất gia cũng có thể mặc quần áo; cư sĩ cần ngủ nghỉ, người xuất gia cũng cần ngủ nghỉ. Ăn mặc, trú ngụ, hành động; những gì người xuất gia tu, người tại gia cũng có thể tu, nhưng các vị không được nói gạt người ta như: "A, tôi đang thí thực đây!" Rồi ở đó mà bắt chước điệu bộ thầy tu để thâu góp của cúng dường. Cư sĩ làm Phật sự như tụng kinh cho người cũng không được nhận tiền. Họ làm tất cả các việc Phật sự đều không được thâu tiền. Nếu quý vị không vì lợi ích cho riêng mình thì làm bất cứ Phật sự gì cũng được; còn nếu vì lợi ích cho riêng mình thì bất cứ Phật sự gì cũng không được làm. Tại vì các vị vẫn chưa xuất gia mà làm vậy tức là quý vị nương dựa vào Phật Giáo để có cơm ăn, áo mặc đấy.

128. Hỏi: Sao gọi là "Pháp pháp bất tương tri?"

Đáp: Câu này mà cũng muốn hỏi sao? Pháp pháp bất tương tri tức là các pháp không biết nhau! Quý vị nói đi, pháp có biết không? Quý vị nói, pháp có tri giác không?

129. Hỏi: Cha mẹ con đã chết lâu rồi, phận làm con trai, con đã nhiều lần tham gia các pháp hội cầu siêu độ. Thỉnh hỏi Sư Phụ, làm sao biết được nếu cha mẹ con đã siêu thoát? Khi cha mẹ con siêu thoát rồi thì sẽ sanh về cảnh giới nào?

Đáp: Chú nên hỏi người nào biết về việc này thì hơn, tôi là một người không biết chi nên không thể trả lời câu hỏi của chú, cũng bởi tôi không có loại học vấn này.

130. Hỏi: Thỉnh Hòa Thượng khai thị. Con biết là người Hoa dù ở chỗ nào, kể cả Mã Lai cũng đều phân năm xẻ bảy. Theo quan điểm của Phật Giáo thì chuyện đó rốt cuộc là sao?

Đáp: Giúp đỡ người khác, giúp đỡ quốc gia khác, nếu nói về phương diện này thì họ không tốt; nhưng nếu nói theo phương diện khác thì họ lại tốt. Thí dụ như ban ngày mình có thể làm việc, chiều tối thì được nghỉ ngơi. Nếu quý vị nói nghỉ ngơi là không đúng thì chiều tối cũng phải làm việc luôn, vậy mệt chết đi! Tuy họ không đoàn kết, mà phân chia tứ tán, nhưng đến lúc giúp người đủ rồi thì họ cũng sẽ tự đoàn kết với nhau. Vậy cũng chẳng sao, vì vật tới cực điểm sẽ phản hồi lại và khi hết cơn bĩ cực sẽ đến hồi thái lai. Lúc phản ngược là lúc động của đạo, mà lúc yếu mềm phải biết dùng tới đạo. Nếu quý vị có thể ở mặt trái của vấn đề mà tìm ra chỗ tốt của nó thì "Everything is OK, No problem!" Nghĩa là mọi chuyện đều êm xuôi, không có vấn đề gì hết.

Thanked by 2 Members:

#28 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 23:18

131. Hỏi: Làm sao để lìa khổ được vui và liễu sanh thoát tử?

Đáp: Quý vị không khổ tức là vui rồi! Còn quý vị không tử (chết) tức là sanh (sống) đó!
Sự sự đô hảo khứ, Tì khí nan hóa liễu.
Chân năng bất sanh khí, Tựu đắc vô giá bảo.
Tái yếu bất oán nhân, Sự sự đô năng hảo.
Phiền não vĩnh không sanh, Oan nghiệt tòng na trảo?
Thường thủ nhân bất đối, Tựu thị tự kỷ khổ mộc liễu.

Nghĩa là:

Mọi sự đều bỏ được, Nóng giận lại khó trừ.
Nếu thật không nổi nóng, Tức được vật vô giá.
Không còn oán ghét người, Mọi việc đều tốt đẹp.
Phiền não mãi không sanh, Oan nghiệt tìm đâu ra?
Cứ thấy người không đúng, Mình sẽ khổ dài dài.

Nếu mãi cứ thấy người ta không đúng tức là tự làm khổ mình đấy. Nếu không muốn khổ thì quý vị nên nhìn thấy ai nấy cũng là Phật cả. Chuyện rất đơn giản và gần gũi vậy thôi mà quý vị cũng làm không xong.

132. Hỏi: Vừa rồi Hòa Thượng có nói rằng: động vật ăn các loài thực vật bị không khí ô nhiễm nên trong thân chúng sẽ sanh ra chất độc tố, vậy con người ăn thực vật rồi cũng sẽ sanh ra các độc tố đó phải không?

Đáp: Không những chỉ trúng độc tố mà còn có thể chết nữa đó! Nếu quý vị không tin thì cứ thử xem!

133. Hỏi: Trong Phật Pháp có cái gọi là pháp Tây Tạng nam nữ song tu không?

Đáp: Quý vị muốn biết nhiều như vậy để làm gì? Có phải là đã ăn quá no rồi không?

134. Hỏi: Thỉnh Hòa Thượng giải thích bài kệ của Tô Đông Pha như sau:
Khê thanh tận thị quảng trường thiệt.
Sơn sắc vô phi thanh tịnh thân.
Dạ lai bát vạn tứ thiên kệ.
Tha nhật như hà cử thị nhân.

Đáp: Nếu con muốn học theo Tô Đông Pha thì đừng tới hỏi tôi, mà hãy hỏi Tô Đông Pha đi. Đó là các vọng tưởng của ổng hiện ra đấy. Tôi không có mộng mơ như thơ của Tô Đông Pha và tôi cũng không có vọng tưởng của Tô Đông Pha thì tôi làm sao biết được vấn đề đó?

135. Hỏi: Chúng con xuất gia rồi thì có thể tôn bái Ngài làm thầy được không?

Đáp: Quý vị không tôn bái thì tôi cũng đã là thầy rồi! Nếu quý vị nghĩ rằng, tôi có thể làm Sư Phụ quý vị, dù không tôn bái, tôi cũng là Sư Phụ của quý vị. Nếu quý vị không tu hành, dù cho quý vị có tôn bái tôi đi nữa, tôi cũng không phải là Sư Phụ của quý vị đâu.

Thanked by 2 Members:

#29 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 25/12/2013 - 23:34

136. Hỏi: Trong văn Đại Sám Hối có câu: "Tánh tướng Phật Pháp cập Tăng-già. Nhị đế dung thông tam muội ấn." Chúng ta nên giải thích hai cây này ra sao?

Đáp: Quý vị muốn tu hả? Nếu không muốn tu thì đừng nên hỏi; còn như muốn tu thì không được tùy tiện hỏi và phải thận trọng về việc này. Quý vị không biết tôn trọng giáo pháp mà cứ lo học mấy thứ khẩu đầu thiền đó để làm gì?

137. Hỏi: Bồ Tát đã là những người tu hành để cầu thành Phật. Cho nên nói Bồ Tát Quán Thế Âm là một vị Bồ Tát. Nhưng Phật Thích Ca Mâu Ni đã thành Phật rồi, vậy tại sao trong Phẩm Phổ Môn muốn chúng ta niệm Quán Thế Âm Bồ Tát cho nhiều mà ít niệm Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật? Lẽ ra chúng ta nên học tập nhiều thêm với đức Phật mới phải chớ!

Đáp: Nếu quý vị muốn niệm "Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật," dù Ngài bảo quý vị niệm ít, quý vị cũng có thể niệm nhiều. Nếu quý vị không muốn niệm "Quán Thế Âm Bồ Tát" thì dù Ngài có bảo quý vị niệm nhiều, quý vị cũng có thể niệm ít mà.

138. Hỏi: Phật Nhật Bản là Phật gì vậy?

Đáp: Thì là Phật Nhật Bản!

139. Hỏi: Xin hỏi Sư Phụ, hiện nay có một số tu sĩ lại tham gia vào chánh trị, vậy Ngài thấy việc đó như thế nào? Người xuất gia có thích hợp làm chánh trị không?

Đáp: Người xuất gia không được làm chánh trị, nếu muốn làm chánh trị thì đừng nên xuất gia. Tôi chỉ nói hai câu này thôi!

140. Hỏi: Làm bậc cha mẹ, chúng con nên khuyến khích con cái tu hành như thế nào? Có phải là cho chúng tu tập ngay từ lúc nhỏ, hay phải đợi đến khi tuổi chúng thích hợp thì mới tu hành?

Đáp: Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng. Nếu quý vị làm tốt, tụi nhỏ cũng sẽ học theo. Còn nếu quý vị làm không tốt, như bậc làm cha mẹ mà không tốt, con cái cũng học xấu theo. Ví như cha mẹ từ sáng đến tối cứ nghĩ đến chuyện buôn bán thuốc phiện, vậy tụi nhỏ nhất định sẽ hút xách nghiện ngập, bởi vì chúng quá gần gũi với mấy thứ đó đi.

Thanked by 2 Members:

#30 DongThien

    Kiền viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 1477 Bài viết:
  • 6006 thanks

Gửi vào 26/12/2013 - 10:16

141. Hỏi: Có phải Ngài cũng là Sư Phụ kiếp truớc của con không?

Đáp: Con hỏi vậy, chứng tỏ rằng con không tin và còn hoài nghi chớ gì!

142. Hỏi: Khẩn cầu xin Sư Phụ ở mãi trên đời.

Đáp: Tôi đâu có nói là tôi muốn đi đâu? Chuyện này đã được định sẵn trước rồi!

143. Hỏi: Con muốn lập một bài vị cầu nguyện cho Hoà Thượng được trường thọ.

Đáp: Nếu như tôi cần người khác giúp cho, vậy tôi còn giúp đỡ được ai nữa đây?

144. Hoà Thượng hỏi: Có phải là con hay mắc cỡ lắm không?

Đáp: Dạ phải.
- Con hay mắc cỡ là bởi con có tướng ngã. Kinh Kim Cang nói: Chúng ta không nên có ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng và thọ giả tướng.
- Con rất sợ bị Sư Phụ la mắng.
- Tôi có la rầy con bao giờ chưa?
- Dạ chưa!
- Nếu như có người mắng con thì con nên cười.

145. Hỏi: Thế nào là bớt dục vọng?

Đáp: Nếu muốn bớt dục vọng thì chúng ta cũng nên đoạn dứt cái ái đi. Chúng ta nên biết dục niệm là làm tiêu hao trí huệ của con người. Nếu mình không có dục niệm thì trí huệ của mình sẽ ngày càng tăng trưởng; còn nếu có dục niệm thì mình sẽ ngu si càng ngày càng nặng. Tại sao chúng ta có dục vọng? Bởi vì chúng ta ăn quá ngon, ăn quá nhiều thứ dinh dưỡng nên mới sanh ra nhiều dục vọng. Vì chúng ta không thể chống cự khi nó khởi lên, cho nên không cách gì khống chế dục niệm. Người có nhiều dục niệm thì không nên ăn nhiều thịt, không nên ăn nhiều củ hành, tỏi, hẹ. Mấy thức có chất dinh dưỡng thì bớt lại, ăn chút chút là được rồi. Người có dục niệm nhiều là bởi ăn quá ngon; nếu như nửa năm không ăn cơm, nhất định là họ sẽ không còn dục vọng nữa.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |