Jump to content

Advertisements




NHỮNG CÂU CHUYỆN THƯỜNG NGÀY


256 replies to this topic

#46 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 11/04/2014 - 14:58

Một Điều... Mỗi ngày...
Nguyễn Tất Thịnh


Thật đúng rằng: cuộc sống quá ngắn để hiểu được mọi điều nhưng đủ dài để ngộ ra đôi điều vô cùng giá trị cho hằng sinh của mình. Tự thấy Minh Tuệ trong đường đời tác dụng như Kim Chỉ Nam vậy…Mỗi khoảng thời gian ngắn dài trôi qua…tôi dần trải nghiệm định hình vào Nhân Sinh của mình từng Điều, mỗi Thứ như 21 điều tổng kết như ‘Kho Đụn Hành Trang Sống’ .

1. Có một thứ gắn với ta suốt đời là Bản Thân
2. Một thứ nên sử dụng khôn ngoan là Thời gian
3. Có một điều Quý phải tự giữ là Sức Khỏe
4. Chỉ một thứ thuốc công hiệu là Luyện Rèn
5. Hãy tìm một thứ thay mọi chìa khóa là Trí Tuệ
6. Một thứ không để nguội tắt là Tinh Thần
7. Chỉ cần đi qua một cánh cửa là Khai Tâm
8. Hãy tìm được một điều trên đường đi là Đức Tin
9. Chỉ cần theo một chỉ dẫn là Thiện Lành
10. Nên nhớ làm một nghề tinh thông Hữu ích
11. Nên cùng một thứ hàng ngày là Lao Động
12. Nên mang theo một điều là Cố Gắng
13. Cần một chiếc gương để soi là Khách Quan
14. Một đức tính như cứu cánh là Phản Tỉnh
15. Một điều luôn còn có thể là Cơ Hội
16. Hãy bớt được một thứ mỗi ngày là Độc Tụ
17. Một việc khó nên duy trì là Điều Tốt
18. Không đánh đổi một thứ là điều Trời Ban
19. Một điều luôn cần bảo vệ là Lẽ Phải
20. Một điều phải hợp sức xua đuổi là Tà Ác
21. Chỉ nên để dành một thứ là Phúc Đức

Sửa bởi pth77: 11/04/2014 - 15:01


Thanked by 4 Members:

#47 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 11/04/2014 - 15:23

Buổi sáng khi thức dậy…
Mang Viên Long


Mặt trời hừng đông. Ngày mới lại đến. Buổi sáng bắt đầu cho một ngày mới của đời sống. Cô giáo dạy triết của tôi thời năm lớp Đệ Nhất (lớp 12 bây giờ) đã ngoài 60 – mỗi lần đến thăm cô (hay bất ngờ gặp lại cô ở đâu đó) cô đều chép miệng nói : “Cuộc đời sao nhạt nhẽo, vô vị quá, phải không em?”.
Có lần cô tâm sự : “Buổi sáng thức dậy, cô không muốn ra khỏi giường vì luôn cảm thấy buồn chán; cảm giác chán chường, vô vị, lạt lẽo, cứ bao trùm kín mít đầu óc như một nỗi thất vọng lênh đênh kéo dài…”. Tôi hiểu cô. Đời cô đã trải qua bao thăng trầm, chứng kiến bao đổi thay, vô thường của kiếp sống. Cuộc đời còn lại thì quá ngắn ngủi. Cuộc sống đúng là hão huyền, như hoa đốm, giọt sương!
Khác với cô giáo dạy triết của tôi, ông bạn láng giềng mỗi sáng gặp nhau ở sân – đều cười nhạt sau cái lắc đầu : “Mở mắt đã thấy công việc – lật đật xuống giường nhiều lúc quên cả xỏ dép – vào phòng đánh răng rửa mặt, vội vã thay áo quần, ra mở cửa đón khách…(ông là chủ của một hiệu thuốc Tây). Ngồi dính vào cái quầy này cho đến 10 giờ đêm…”.Tôi hiểu ông. Ông đang buôn bán đắt đỏ, khách hàng ra vào nườm nượp, hàng ngày thu lời hơn mấy trăm ngàn làm sao dám bê trễ, dứt bỏ? Sống vội vã như bị dồn đuổi nên không biết “trời trăng mây gió” gì là phải. Và cái chứng bệnh “ăn không ngon, ngủ không yên” – luôn bồn chồn, mệt mỏi, thấp thỏm lo âu mà ông đã tốn khá nhiều tiền cho bác sĩ cũng không thuyên giảm cũng là phải!
Nhìn người, biết người – Tôi luôn có dịp “nhìn lại mình” để coi mình đã đón buổi sáng như thế nào, đã sống như thế nào trong ngày để tránh được hai thái cực nguy hại, vừa buồn thảm vừa hoang phí đời sống như thế.
Không giống cô giáo cũ, khi còn nằm trên giường biết mình đã thức dậy – Tôi luôn có niềm vui đầu tiên là “nhận biết mình còn sống! Tôi còn có mặt trên cõi đời này. Đó là một điều hạnh phúc.Một niềm vui lớn. Nghĩ nhớ đến mấy người bạn mà tôi vừa đưa họ lên nghĩa trang, hay vừa được mời đến “ăn giỗ” lần thứ nhất – lại cảm thấy dù gì, mình vẫn còn diễm phúc để sống, để làm việc hơn họ ít nhất là trong một buổi, một ngày. Thân còn khỏe. Trí còn sáng suốt. Tôi nghĩ mình còn có thể “mượn thân giả, làm việc, tu hành” thêm nữa. Đó là một ân huệ lớn mà mình được hưởng sao lại bỏ quên, lãng phí?

Như lệ thường, tôi thắp hương ở bàn thờ Phật, ông bà ngồi bán già ở chiếc đi văng đối diện, ngửi mùi trầm thơm, nghe hơi thở đều đều nhẹ nhàng ra vô buồng phổi để thấy giây phút buổi sáng hiện tại thật quý, thật đẹp, thật…đáng sống biết bao! (cho dù thời gian cảm nhận không lâu, cho dù sau đó, trong ngày có bận bịu với chuyện “cơm, áo, gạo, tiền” muôn thuở!). Tôi thường quán niệm bài kinh ngắn “Nhất Dạ Hiền” để luôn nhắc mình hãy sống hết lòng với phút giây hiện tại, dù cho nhân duyên có như thế nào:
Quá khứ không truy tìm,
Tương lai không ước vọng,
Quá khứ đã đoạn tận,
Tương lai thì chưa đến…
Chỉ có pháp hiện tại,
Tuệ quán chính ở đây,
Không động, không rung chuyển!…

Biết sống với phút giây hiện tại, tôi không cảm thấy “cuộc đời sao nhạt nhẽo, vô vị quá” như lời cô giáo cũ, bởi vì cùng lúc tôi cũng ý thức được, “thân người khó được” – có được rồi, thì hãy biết trân quý đời sống, để được có thời gian hoàn thiện mình.Thực hiện thêm những ước mơ cho mình, cho dù là rất nhỏ. Tôi cũng thường âm thầm tự hỏi, những người thân của tôi, bạn hữu của tôi đã ra đi rồi, liệu họ có thể có đủ duyên lành để trở lại làm người chăng? Hay là (…). Còn sống là còn có dịp làm điều tốt đẹp, còn có duyên gần gũi Phật pháp – sao lại có thể là “chán chường, vô vị, lạt lẽo cứ bao trùm kín mít đầu óc” nhỉ?
Vạn pháp đều do tâm ta tạo – rồi khiến ta vui buồn; hạnh phúc hay khổ đau; không có phép màu nào có thể ban phát, sai khiến. Tâm u tối, trì trệ, hoang mang quay cuồng như cô giáo cũ của tôi, thì luôn thấy đời “vô vị, chán chường” là hệ quả tất yếu. Còn Tâm lăng xăng toan tính tham lam vô độ của người bạn láng giềng “luôn bồn chồn, mệt mỏi, thấp thỏm lo âu” cũng là chuyện thường ngày phải đến.
Tôi luôn bắt đầu một ngày với niềm vui “biết mình vẫn còn hít vào thở ra” bình thường. Vẫn còn có dịp đọc kinh, niệm Phật, làm điều lành…Tôi giữ nguyên niềm vui và sự tỉnh táo, thong thả bắt đầu việc mưu sinh như bao người chung quanh một cách cần mẫn. Làm gì cũng làm nhưng luôn tỉnh giác luôn giữ tâm yên một chỗ. Gắng không cho nó xao động, chaỵ nhảy lung tung…Một buổi sáng yên tịnh, trong lành, tươi mát, đã đem lại cho tôi suốt một ngày an vui, tha thiết với cuộc sống mà không hề có chút bận tâm nào đến ngày mai mình còn có mặt hay không trên thế gian này!
Nguồn: Văn hóa Phật giáo

Sửa bởi pth77: 11/04/2014 - 15:24


#48 hongtiem

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 638 Bài viết:
  • 2032 thanks

Gửi vào 12/04/2014 - 10:19

MỘT GƯƠNG MẶT ĐÀN ÔNG


(...)
Cơn lốc lắng dịu dần. Phía tầng nhà dưới vừa có tiếng người ho. Người đàn ông hiểu, ở chỗ chiếu nghỉ giữa chừng thang gác từ tầng một đi lên trổ ra một cái gác lửng. Ở đó hiện nằm lệt bệt chán chường con trai Diệu, người phụ nữ yêu dấu của anh. Nó, một nạn nhân của tai họa ma tuý mới trở về sau hai năm ở trại cai nghiện.

                         *

- Anh Đạt ơi! Kiếp người em không ra gì, anh à - Trở lại bên bàn nước, vuốt lại mấy sợi tóc mai rối bù, hai con mắt đẹp mưng đỏ, người thiếu phụ nấc nghẹn trong thì thầm - Tử vi em bên văn bên võ đều có sao đẹp, nhưng khập khiễng, nên em rất vất vả trong nghề cô giáo dạy họa. Cung phu em tệ hơn, có cả hung tinh Tướng quân lẫn Kiếp sát. Chồng em khi sống thì quậy phá, hành hạ em đủ điều. Mất đi, anh ấy để lại cho em một đứa con trai với bao cực nhọc và buồn phiền. May mà thằng Nguyên con em ở cung mùi có sao Văn Xương, Văn Khúc, có năng khiếu hội họa, nên em xin được cho nó vào trường Mỹ thuật. Nghệ thuật sẽ làm đẹp ngay chính người nghệ sĩ. Em nghĩ vậy và hy vọng. Bất ngờ, vào năm cuối, khi làm bài thi, nó giúp một thằng bạn con nhà giàu nhưng học kém làm bài tốt nghiệp. Thằng nọ đỗ với  số điểm rất cao, cảm ơn nó bằng một buổi chiêu đãi lớn ở nhà hàng. Và thế là từ đó nó bắt đầu...

Bây giờ thì may mà còn lại cái xác nhà mười sáu mét vuông diện tích mặt sàn hai tầng này. Còn thì khánh kiệt, khánh kiệt hết rồi! Hết cả rồi, toàn bộ gia sản đã tích cóp được. Kể cả bốn mươi mét vuông đất vườn và căn nhà gỗ kiểu cổ ở làng Kim Liên ngoại thành thừa kế của Diệu đáng giá cả tỷ đồng. Kể cả những đồ đạc quý giá và đồ nữ trang, tư trang của Diệu cùng những đồng tiền dành dụm phòng khi cơ nhỡ, được coi như phương kế thoát hiểm cuối cùng. Toàn bộ, tất tật, dần dà từng tý một, khi Nguyên dấn sâu vào cơn nghiện ngập vô phương cứu chữa, lần lần tiêu mòn. Tiêu mòn một cách lặng lẽ và đau đớn một cách lặng lẽ. Nói thế là bởi vì Diệu rất thương Nguyên. Và thằng bé khi mắc vòng nghiện ngập thì lạ thay, bỗng như một kẻ tuẫn nạn, nó âm thầm chịu đựng cơn nghiện ngập cắn xé, rỉa róc và trở nên đáng thương vô cùng. Mẹ ơi, mẹ cho con cái áo da của mẹ đi! Mẹ ơi, mẹ cho con cái tivi của mẹ nhé! Nó xin, nó nói năng rất tử tế đàng hoàng. Nó không lén lút lấy trộm của gia đình đồ đạc đem đi bán. Nó xin từ cái tủ lạnh, cái lò vi sóng đến cái máy sấy tóc và có bận, đang đèo Diệu đến giữa phố Hàng Đào thì nó dừng lại, mặt tái mét, môi lập bập, nuốt khan liên tục và khẩn khoản xin Diệu sợi dây chuyền vàng mặt ngọc Diệu đang đeo ở trên cổ. Mẹ ơi, cả ngàn con dòi con bọ đang rúc rỉa trong xương tủy con, con chết mất, mẹ ơi. Nó rên rỉ và ứa nước mắt ròng ròng. Thằng bé cũng đau khổ lắm!

Đưa mắt nhìn căn nhà trống trơn như một thể xác không linh hồn, cái giá vẽ từ hồi Nguyên mắc nghiện trống trơ mặt toile gai, Diệu cất tiếng nặng nhọc:

- Anh Đạt! Anh nghe rõ em nói và thấy rõ thực trạng sống bi đát của em rồi chứ. Và hãy nghe em nói thực lòng đây. Đã có vài ba người đàn ông đến với ý định yêu em rồi lại bỏ đi rồi đấy. Em xấu hổ vô cùng với họ! Còn anh thế nào, em không dám đòi hỏi. Em không dám trách anh đâu, nếu như từ mai anh không đến với em nữa, không gọi điện cho em nữa. Và như thế thì em cũng không còn đủ sĩ diện để theo học hết khóa tin học anh đang dạy cho em nữa đâu, anh ạ.

                          *

Cuối cùng thì Đạt, người đàn ông yêu Diệu đã gọi điện cho chị. Và tiếp đó anh đã đối mặt với thằng Nguyên. Đối mặt với thằng con trai nghiện ngập lần đầu tiên, anh không thể ngờ cái thân xác cao lêu đêu và gầy gùa một cách thảm hại ấy lại là nó. Gầy lắm! Dường như chỉ rặt xương là xương. Và bọc bên ngoài cái khung xương ấy là một lớp da xanh mướt. Nhìn nó, hình dung ra những phút nó lên cơn, những con dòi con bọ đã rúc rỉa đục khoét đến tận xương tuỷ nó mà rùng mình. Và mặc dầu đã cố tỏ ra vô cảm, nỗi kinh sợ của Đạt vẫn không qua được con mắt to rờ rỡ sáng, in hệt đôi mắt mẹ với ánh nhìn thiếu nữ vô cùng trong trẻo của nó, một cái nhìn của nhà hội họa đang cố nắm bắt thần thái của đối tượng

- Này ông, trông ông cân quắc cũng ra vẻ một tư cách nam nhi hùng tâm tráng khí đấy. Nhưng  trước hết  xin ông hãy bỏ ngay cái lối nhìn người thương hại đi! Xin lỗi, ông là cái thá gì mà lại có thế thượng phong ấy! Là gì? Hừ! Là người tình của mẹ tôi à?

Cố nén cái sốc bất ngờ trong một ánh cười nhạt, Đạt lắc đầu:

- Ta hãy nói chuyện với nhau như hai người đàn ông bất chợt gặp nhau, nhưng phần nào đã hiểu hoàn cảnh sống của nhau. Về phần tôi thì thế này: Tôi, bốn mươi tuổi. Kỹ sư tin học. Tôi đã từng yêu một phụ nữ, nhưng hôn nhân không thành, mười năm nay tôi sống độc thân. Năm rồi gặp mẹ cậu trong lớp học của tôi và chúng tôi quyết định tạo dựng cuộc sống mới với nhau. Còn cậu...

- Là một thằng con trai bạc nhược, bỏ đi!

- Không phải thế đâu! 

Đạt xua tay, lắc đầu và cất tiếng cười thật tự nhiên. Dẫu sao thì cũng đã qua cái hàng rào ngăn cách đầu tiên, đã mở được mật khẩu trên computeur và bây giờ thì có thể công khai mà trò chuyện theo chủ đề đặt ra của mình rồi.

Tuy nhiên, Đạt hiểu ngay rằng, mình đã chủ quan, mọi việc diễn ra sẽ không dễ dàng như anh tưởng. Nghiện ngập đã quá lâu, tiêm nhiễm đủ thói tật xấu xa của một con nghiện thâm niên từ những ngày sống ở trại cai nghiện, lại vốn là một kẻ cao ngạo, giờ đây cậu con trai của Diệu thật sự là một gã trai vừa trâng tráo vừa chai lỳ, lại phảng phất nỗi u sầu không phương cứu chữa. Chưa kể, nguy hiểm hơn, qua kẽ nứt lương tâm của nó, đã thấy thấp thoáng thói vị kỷ và căn bệnh bất cần đời đang lên tới đỉnh điểm.

- Ông Đạt! Xin ông nhớ cho. Tôi, hai mươi hai tuổi, thì có đến mười lăm năm phải nghe những lời giáo huấn của các người rồi!

- Nếu vậy thì tôi đã gấp đôi cậu về sự chịu đựng đó. Nhưng cậu nên nhớ, nhân loại từ khi hình thành đã lập tức được giao phó ngay một trách nhiệm lớn lao là... truyền đạt cho nhau kinh nghiệm sống!

- Cũ quá!

- Chẳng cũ đâu! Nếu biết rằng, người ta luôn phải ôn tập.

Liền một tháng trời, thằng Nguyên cố tình tránh mặt Đạt. Có hôm Đạt chủ động tạo cơ hội: Sắp xếp một bữa ăn nhẹ với nó, đem về cho nó một băng hình, một cuốn phim, tặng nó một cuốn sách hay, nó cũng tìm cách hoặc ừ hữ cho qua chuyện, hoặc khước từ bằng cách nói sỗ sàng vỗ mặt Đạt: "Bác định làm cái trò gì thế? Tậu trâu được cả nghé hả?". Có lần, rất hãn hữu, có được chút không khí vui vẻ, anh hỏi han, nó đáp trả tử tế, rồi anh nói về những điều tốt đẹp này tốt đẹp nọ, thì nó cười gằn: "Bác nói với cháu như thế để làm gì! Không thấy là nói vào khoảng không à?".

Còn hôm nay, sau một tuần đi công tác xa trở về, Đạt rủ Nguyên ngồi chơi ở một quán giải khát bên cạnh Hồ Tây, nhưng vừa đẩy cốc nước cam về phía cậu con trai, không nhớ mình vừa nói gì, thì đã thấy nó vụt đứng dậy, bất thần nổi cơn khùng nộ, gay gắt:

- Bác vừa nói lăng nhăng cái gì thế! Nhân cách với tài năng. Toàn những chuyện nghe chán cả tai rồi.

- Thì cậu cứ bình tĩnh, ngồi xuống đi! Tôi có nói điều gì là bịa tạc đâu!

Nhún nhường, quay ra nhìn mặt hồ buổi chiều đang mơ màng một làn sương lam và lăn tăn sóng gợn, Đạt khẽ khàng, nhưng rành rẽ:    

- Thì chẳng lẽ cậu đã quên mình là một năng khiếu hội họa, như mẹ cậu nói là ở cung mùi cậu có sao Văn Xương và sao Văn Khúc, và đã từng làm bài vẽ hộ cho một đứa bạn con nhà giàu học kém để nó đỗ tốt nghiệp đó ư? Một tài năng đã không biết giữ gìn, vun đắp, bảo vệ, lại tự hủy diệt. Đó là sự ngu xuẩn hai lần không thể tha thứ được!  

- Cái gì? Ông bảo ai là ngu xuẩn?

Chạm nọc, cậu con trai của Diệu đứng phắt dậy, quát to. Và, trong một phản ứng tức thời, thoạt đầu Đạt cũng bật ngay lên, nhưng sau đó anh trấn tĩnh ngay, từ từ ngồi xuống, nhếch mép cười, và lắc đầu nhè nhẹ:

- Nguyên, là người đàn ông cậu phải có lòng tự trọng chứ!

Mặt bỗng rắn đanh lại, Nguyên nhe những chiếc răng nhọn ám khói gầm ghè:

- Là người đàn ông phải có lòng tự trọng! Nghe hay hớm nhỉ. Nhưng mà này, đừng có tưởng bở! Định thuyết phục thằng này, hả?

- Đúng đấy!

- Hừ! Ông tưởng là tôi sẽ thành vật hiến tế cho thần ái tình của mình, hở? Hơi ảo tưởng đấy, ông kỹ sư tin học giàu trí tưởng tượng.

- Tôi không giàu trí tưởng tượng. Nhưng được rồi, cậu cứ rủa xả tôi đi. Tôi là tấm bia,  sẵn sàng đón nhận mọi làn đạn bắn tới.

- Hay là định đóng vai người hùng trước mặt mỹ nhân đây, ông diễn viên tập sự bất đắc dĩ?

- Cậu nói thế là xúc phạm tôi quá đáng rồi đấy. Nhưng nói thế để cậu biết thôi. Tôi là kẻ biết cắn răng chịu đựng. Tôi không bao giờ nao núng đâu.

- Tôi thành thật khuyên ông: Đừng có cố đấm ăn xôi. Vô ích!

- Không vô ích đâu! Tôi là kẻ gan lì. Đã định làm việc gì là tôi làm tới cùng.

- Để làm gì?

- Để làm cái điều cậu hiện nay chưa hiểu. Và tôi sẽ làm cho cậu hiểu ngay bây giờ.

- Sì! Nghe rắc rối và kiêu ngạo dữ a? Nhưng hôm nay thì tôi đâu có muốn nghe - Nghe  cái giọng bắt chước ngữ điệu Sài Gòn nhiễm đầy vẻ giễu nhại, chàng kỹ sư tin học liền cười cười:

- Vậy thì để một hôm khác. Vì tôi sẽ còn gặp cậu nhiều nhiều mà.                              

                          * 

Thời gian qua đi chậm chạp đến lê thê.

Mùa thu đã vào sâu với những ngày vòm trời ủ dột ứ đọng từng tảng mây xám nặng nề. Mưa chợt buông màn, rồi lại chợt ngưng, để lại những khoảng không trống trải, không xác định thời điểm. Và con người thì lúc nào cũng như kẻ mắc nợ, bồn chồn ngồi đứng không yên. "Anh Đạt, anh đến em ngay!". Cuối cùng thì không sao dự đoán được việc gì đã xảy ra, một sáng chủ nhật nọ trên máy điện thoại đã có một cuộc gọi vô cùng gấp gáp của Diệu.    

Sững lại trước căn phòng quen thuộc của người thiếu phụ, anh kỹ sư tin học ngơ ngác đưa mắt nhìn. Điều gì đã xảy ra? Điều gì đang xảy ra mà cặp mắt đẹp của cô giáo dạy họa  bừng dậy ánh thần quang?

Khắp nơi, trên các mảng tường, trên các cánh cửa tủ, trên mặt bàn, trên khung cửa sổ, cửa ra vào... gần như không còn một khoảng trống nào. Tất cả, tất tất cả đều chen chúc hình cây cối, chim muông, mặt trời, ngôi sao, dòng sông, chóp núi cùng hàng đoàn ngũ con người trong một lễ hội tưng bừng được vẽ bằng phấn trắng, bằng mực mầu.  

- Anh ơi, thằng Nguyên con em nó vẽ đấy! Nó bảo, mẹ có biết nhà ông Picasso danh hoạ thế giới không? Khắp nhà ông không còn một khoảng nào trống mà không có hình vẽ. Từ khuôn cửa sổ đến vỏ bao diêm, hộp thuốc lá. Nó vẽ như một họa sĩ chuyên nghiệp. Một họa sĩ chuyên nghiệp thì chỉ có mỗi một việc là: Hãy cầm lấy bút mà vẽ đi! Nó vẽ trong một cảm xúc thăng hoa. Vẽ như là tài năng phải tìm mọi cách để bộc lộ, chứ không thể để phí phạm! - Nuốt nghẹn, Diệu tiếp tiếng nói lấp trong hơi thở - Anh ơi, đó là cái gì vậy, anh?  Có phải là như em hy vọng, chính là nghệ thuật, là cái đẹp đã dắt dìu nó qua bước đường khốn khó này? Hay đó chỉ là cơn ngẫu hứng nhất thời của một tâm hồn ốm yếu đang trong cơn rối loạn?

Xúc động dâng tràn, không ai bảo ai, hai người liền ôm chầm lấy nhau trong mừng rỡ.

Trớ trêu, cả anh và chị, cặp tình nhân muộn màng đã mừng vui quá sớm! Một hồi chuông điện thoại vừa rung. Nhấc ống nghe, chị nhận ra tiếng nói của người phụ trách công an phường sở tại báo tin: Họ vừa bắt được Nguyên đang tụ bạ cùng đồng bọn ở một tụ điểm buôn bán và hút chích ma túy.

                       *

Mùa hè ấy là những ngày oi nồng bức bối nối tiếp những cơn mưa xối xả. Một buổi trưa, đang thiếp đi trong buồn nản và lo âu, Diệu bỗng thức tỉnh vì nghe thấy tiếng chân từ ngoài cửa bước vào nhà của con trai mình.

- Nguyên! Con đi đâu về thế?

Chán nản, chị buông lửng câu hỏi. Vì thực tình chính chị cũng không hiểu điều gì đang xảy ra. Cuộc sống chẳng dễ dàng gì! Chiến tuyến đã phân đôi. Và như vậy thì xem chừng cuộc đối đầu giữa Nguyên và Đạt sẽ rất khó phân thắng bại. Vì cả hai đối thủ trong cuộc đấu này đều tỏ ra ngang tài ngang sức. Với Nguyên, thì đó là sức mạnh của bản năng nguyên thuỷ được đánh thức bởi thứ độc dược có khả năng hủy diệt nhân tính và nuôi dưỡng thói chai lỳ, cố kiết của tuổi trẻ. Còn với Đạt, chàng kỹ sư tin học, thì đó là một tính cách kiên cường của người đàn ông trưởng thành, đang mạnh mẽ và tráng lệ thêm do năng lượng nảy sinh từ tình yêu với chị và cuộc đời.

Tuy vậy, nằm yên một lúc, nghe thấy tiếng động ở góc nhà, Diệu liền chống tay ngồi dậy. Và ngay lập tức, chị đứng phắt lên, sửng sốt đến mức chỉ suýt nữa thì kêu to một tiếng. Nguyên đang vẽ.

Trời! Nguyên đang vẽ! Nguyên đang vẽ có nghĩa là một lần nữa, như cái lần trong một ngẫu sự bất thần rất khó hiểu, nó dùng phấn và màu vẽ linh tinh đủ các hình tướng khắp các khoảng trống trong nhà và nhắc đến danh họa Picasso, cái gọi là tài năng hội họa tiềm ẩn ở trong nó đang bộc phát do được cảm hứng xuất thần đánh thức? Nguyên đang vẽ có nghĩa là nghệ thuật với toàn bộ sức hấp dẫn mê hoặc đã cất tiếng gọi nó đang chìm trong mê muội trở về với lương tri?

Nhổm lên, lần này thì cơn sửng sốt đã lên tới đỉnh điểm, trên tấm toile căng ở giá vẽ, chị đã nhìn thấy một phác thảo chì gương mặt một người đàn ông. Gương mặt một người đàn ông! Một gương mặt vuông vức, cân phân, với cặp cậu rậm đen, cái gò mũi dọc dừa và hai con mắt gườm gườm, sâu trầm và ngay thẳng. Một gương mặt mang đầy đủ thuộc tính đặc hữu của cánh nam nhi, nghĩa là tràn đầy ý chí, ánh ỏi niềm tin tưởng sắt đá không gì lay chuyển nổi. Gương mặt của Đạt, người đàn ông đang yêu chị! 

- Nguyên, con vẽ...

Phấp phỏng, Diệu ôm hai bờ má, run rẩy và bồi hồi không sao có thể nói tiếp được. Vả chăng, chị cũng hiểu lúc này nếu chị có nói thì con trai cũng không thể tiếp nhận được một tiếng nói nào của chị. Trên vầng trán xanh xao lấm tấm những giọt mồ hôi lạnh, Nguyên trong trạng thái bồng bột của cảm xúc hòa trộn với niềm say mê sâu lắng vì đã trải nghiệm, đang đắm mình, đang dồn toàn bộ tâm lực vào bức chân dung đang vẽ dở.  Giữa hai mẹ con là một khoảng không mênh mông và nghẹt thở.

Cho tới lúc bức chân dung gần như đã hoàn thành, cậu mới thõng tay, quay lại nhìn mẹ, giọng hạ xuống một nấc trầm, khe khẽ như kẻ đã kiệt sức:

- Mẹ! Con đang diễn đạt bằng hình ảnh lời bác Đạt nói với con.

- Bác Đạt đã nói gì với con?

-Tôi đã là anh bộ đội trong mười năm - Bác ấy nói - Đánh giặc ở biên giới, tôi còn một mảnh đạn găm ở trong phổi đây. Tôi đã chứng kiến cái chết đến từ từ từng khắc một của sáu đồng đội tôi chỉ vì vết thương quá nặng và không có cách gì cứu chữa được. Tôi đã hai năm liền túc trực bên giường bệnh của một người bạn gái mắc trọng bệnh mà bó tay. Tôi đã ngập chìm trong đớn đau cay đắng và ân hận!

- Trời!

- Và sau đó, tôi hiểu rằng, phải cắn răng lại để làm bằng được cái điều cần phải làm. Cắn răng lại! Dù cho có thế nào. Dù cho phương hại đến sự sống của bản thân. Dù cho phải nhẫn nại phải làm đi làm lại đến nghìn lần! Cũng không được lui bước. Tôi không cao xa đâu. Sao Thiên Khôi, sao Thiên Việt ở tử vi tôi nói rằng: Tôi là kẻ có ý chí ganh đua, đắc thời, không dễ bị khuất phục và quyết liệt đến cùng! Tôi là kẻ gan góc, là kẻ có ý chí quyết liệt đến cùng! Tôi không chấp nhận thất bại! Tôi sẽ đối đầu đến cùng để thực hiện mục đích là làm được những việc tốt đẹp nhất cho con người. Đến cùng! Đến kỳ cùng!

Bàng hoàng và não nùng, một lần nữa, Diệu lại cất tiếng kêu. Và tiến lại gần bức tranh, lúc này khi đã thu vào tâm tưởng trọn vẹn gương mặt một người đàn ông thần thái cân quắc, quyết đoán, đẹp bi hùng hiển hiện trên mặt toile trắng mịn, Diệu liền bật khóc nức nở. Manh nha, chị bắt đầu  nhận ra, cuộc đấu tay đôi giữa con trai chị với người yêu của chị sắp vào hồi kết thúc và không phải chỉ là nghệ thuật, hay nói đúng ra là cùng với sự góp sức của nghệ thuật, Nguyên, con trai chị và chị sẽ được cứu vớt, được đỡ nâng nhờ ở cái đẹp bắt nguồn từ sức mạnh lớn lao của tình yêu đắm đuối của con người với con người

Truyện ngắn của Ma Văn KhángM.V.K.

Sửa bởi hongtiem: 12/04/2014 - 10:29


Thanked by 4 Members:

#49 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 15/04/2014 - 00:21

THÔNG BÁO VỀ QUỸ TÂY DU - GO WEST FOUNDATION


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Logo chính thức của Quỹ tây Du - Go West Foundation do David Pham trình bày. ý nghĩa của nó là, Quỹ phi lợi nhuận này từ sự đóng góp của người Việt trên khắp toàn cầu và trong nước sẽ chắp cánh cho thế hệ trẻ tương lai của nước Việt bay đi khắp bốn phương trời mang tinh hoa thế giới về dựng xây nước Việt trường tồn và phát triển hùng cường.



Sau 3 ngày tôi viết bài

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, đến hôm nay đã thành lập Hội đồng Quỹ tây Du tại Hoa Kỳ. Ba bạn có tâm huyết, có tầm nhìn xa, và hết lòng với một tương lai nước Việt hùng cường đã tình nguyện tham gia vô vụ lợi, phi chính trị. Trong đó, có một bạn trẻ thế hệ 197x đời đầu đã gọi điện thoại thẳng cho tôi từ Hoa Kỳ về, và mong muốn đóng góp cái quỹ nhỏ của anh ta đang có khoảng 3,000USD vào cho quỹ chung và đảm nhiệm một thành viên trong hội đồng. Tôi thực sự xúc động tấm thịnh tình này của một người trẻ yêu quê hương, mong muốn chăm lo cho một thế hệ trẻ Việt nam có nhân cách, có bản lĩnh và có tư duy độc lập, vì một nước Việt hùng cường.

Hôm nay, tôi viết bài này để xin thông báo cho Viet Nguyen, Donald Nguyen, Thomas Cong và cả gia đình người Việt nam trên toàn thế giới được rõ. Website của Quỹ Tây Du - Go West Foundation - sẽ hoàn tất và Quỹ này sẽ ra mắt đúng ngày sự cố của dân tộc - 30/4/2014. Mọi chi tiết của website sẽ đáp ứng đủ mọi nhu cầu của cộng đồng người Việt trên khắp thế giới.

Website sẽ có 2 thứ tiếng: Việt Nam và English cho từng thông báo, bài vở và công khai những đóng góp và tổng số tiền của Quỹ hiện có, đã dùng cho việc gì, có bằng chứng đầy đủ cho bà con Việt nam trên toàn thế giới rõ. Ai muôn đóng góp nặc danh vì lý do cá nhân thì website cũng đáp ứng.

Website được một chuyên gia chuyên viết website cho các đại công ty FDI vào đầu tư tại Việt Nam là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

. Vì tấm lòng của chuyên gia với thế hệ trẻ Việt nam, nên viết miễn phí, nhưng mua 3 tên miền: dot com, dot net và dot org. Giá mua cả 3 tên miền và bảo mật cho 1 năm là $61.

Và website sẽ hoạt động ở trang web chính là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Song 2 trang liên kết là

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vẫn hoạt động cùng lúc.

Ngay từ bây giờ 3 bạn Viet Nguyen, Donald Nguyen và Thomas Cong hãy thành lập văn phòng, tài khoản và hoạt động cho nó và báo cho mình, để mình đưa cho bên đảm trách viết website nhúng vào website và mục donate qua Paypal, và địa chỉ liên hệ. Email tôi đã thành lập rồi: gowestfoudation@gmail.com(không có chữ n sau chữ fou). Và tôi sẽ đưa ID và p/w cho các bạn để sử dụng. Có thể sau này sẽ dùng email theo website, nhưng trước mắt lấy email này.

Hội đồng Quỹ Tây Du sẽ nhận thư liên lạc và hồ sơ của những thí sinh ứng cử nhận quỹ hổ trợ qua hộp mail này.

Tôi cũng xin chọn logo này của

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

và cũng xin chân thành cảm ơn tài năng và tấm lòng cao quý của David.

Chúc một tương lai tốt đẹp cho thế hệ trẻ Việt nam, chúc cho Quỹ Tây Du trường tồn và phát triển, và chúc cho nước Việt hùng cường.
Hồ Hải - Tư gia, 19h11 Ngày thứ Hai, 14/4/2014

Sửa bởi pth77: 15/04/2014 - 00:27


Thanked by 1 Member:

#50 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 19/04/2014 - 00:45

Chỉ có ở VN: Tập đoàn thế giới 'cò cử'... quan huyện

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

(
Nguyên Trưởng đoàn đàm phán HĐTM Việt Nam - Hoa Kỳ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Ts Lê Đăng Doanh:Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài phát biểu quan trọng này, mong đến được thật nhiều bạn đọc để giúp hiểu rõ hơn về bản chất của hội nhập quốc tế, vị thế của nước ta, cơ hội và thách thức của chúng ta trong cuộc vừa hợp tác, vừa đấu tranh với những đối tác mạnh hơn nước ta rất nhiều. Tác giả với hiểu biết sâu sắc và kinh nghiệm thực tế phong phú đã trình bày rất thẳng thắn, đi vào bản chất của vấn đề, rũ bỏ những ảo tưởng lãng mạn về những bước đi sắp tới. Lập luận của tác giả hướng tới cải cách thể chế không thể thoái thác để tiến lên.

Sẽ không có "bữa đại tiệc" cho Việt Nam

Vấn đề tác động của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới đối với Việt Nam: cơ hội và thách thức là vấn đề lớn, mới mẻ.

Rõ ràng, kinh tế toàn cầu hóa đang lan chảy một cách mau lẹ và đang kết nối gần như tất cả các nền kinh tế trên thế giới lại với nhau dưới những chiếc gậy thần của các Tập đoàn xuyên quốc gia.

Tổ chức thương mại thế giới WTO ra đời ngày 1/1/1995, nay đã cơ bản hoàn thành sứ mệnh của nó là phá nát và dọn sạch những hàng rào bảo hộ, tạo ra một sân chơi thoáng cho nền kinh tế thế giới. Làm xong sứ mệnh đó, WTO đang trở thành một câu lạc bộ có thành phần quá đa dạng và phức tạp, không thể tìm được sự thống nhất để thiết kế một khung pháp lý mới rộng hơn, sâu hơn cho nền kinh tế toàn cầu hóa. Vòng đàm phán Doha dậm chân tại chỗ, coi như bế tắc.

Trong hoàn cảnh đó người ta phải phá rào, tách ra đi tìm những chỗ chơi thông thoáng, tự do hơn và từ đó các Hiệp định mậu dịch tự do FTA, song phương và khu vực được cổ vũ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Ảnh minh họa
Chỉ người... giàu bàn chuyện hội nhập

Các FTA đang được cổ vũ ở đâu?

Người châu Phi da đen chưa muốn nghe chữ FTA, họ đang bận lo cơm áo hàng ngày, những người nói tiếng Ả rập chưa có thì giờ bàn chuyện FTA, họ đang mắc kẹt trong những câu chuyện về "Mùa xuân Ả-rập". Hăng hái bàn FTA chủ yếu ở khu vực người giàu, muốn giàu nhanh, đặc biệt ở Bắc Mỹ rồi đến châu Âu, châu Á.

FTA có những loại nào?

FTA có những dạng khác nhau, mức độ và phạm vi cam kết khác nhau tùy thuộc vào trình độ phát triển và ý đồ chiến lược của các nước tham gia. Hiện tại đã có một số loại sau.

Loại FTA có mức độ cam kết thấp hơn, phạm vi hẹp hơn như các FTA mà ASEAN ký với các đối tác Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.v... Ở đây người ta tập trung chủ yếu là giảm bỏ thuế XNK mở cửa thị trường cho hàng hóa tự do lưu thông, các lĩnh vực khác như đầu tư, dịch vụ, Sở hữu trí tuệ, v.v... phạm vi cam kết hoặc rất hạn chế hoặc chung chung ít ràng buộc.

Loại FTA cam kết ở mức cao hơn, chặt chẽ hơn, bền vững hơn, đó chủ yếu là các FTA song phương mà Hoa Kỳ đã ký với các nước, Canada, Austraylia, Singapore, Chi Lê, Hàn Quốc. Ở đây cam kết rất rộng, rất sâu, cả thương mại, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, mua sắm công, có cả cam kết doanh nghiệp quốc doanh và môi trường, lao động. Đây có thể coi là FTA thế hệ mới.

Nếu đàm phán kết thúc, có lẽ Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương TPP sẽ là dạng FTA mới nhất, hiện đại nhất, có mức độ cam kết sâu rộng nhất, có những quy định chặt chẽ nhất. TPP đang được gọi là "Hiệp định thế hệ mới"; "Hiệp định của thế kỷ 21"; là "Câu lạc bộ của những người tự do kinh tế chủ nghĩa". Nó là sân chơi của những người giàu.

Lãnh đạo Đảng và Nhà nước Việt Nam đã rất dũng cảm quyết định vào chơi ở sân chơi đẳng cấp này. Cái ước mơ "sánh vai các cường quốc năm châu" của người Việt có thể được nhen nhóm từ đây nếu chúng ta thành công trong cuộc chơi này.

Không thể đi nhặt bóng cho người khác chơi gôn

Cho đến lúc này, Việt Nam chưa tham gia FTA thế hệ mới. Mỹ chưa đàm phán FTA song phương với Việt Nam. Việt Nam đang đàm phán TPP. Gia nhập TPP sẽ được coi là Việt Nam tham gia FTA thế hệ mới. Do đó xin phép chủ yếu phân tích tác động của TPP vào Việt Nam.

Với kết cấu nội dung và thành phần tham gia, TPP mang đậm màu sắc địa chính trị, những tác động của nó không chỉ tăng trưởng thương mại tức thời, mà sẽ tác động lâu dài, sâu sắc, vào thể chế, vào con đường phát triển, vào đường lối chính sách của Việt Nam. Những tác động nêu sau đây là những tác động lâu dài và sẽ là cơ hội nếu chúng ta xử lý tốt, và cũng là thách thức nếu chúng ta xử lý không thành công.

Tác động thứ nhất, TPP sẽ tạo sức ép tinh thần và pháp lý để Việt Nam xây dựng một nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh.

Sân chơi TPP là sân chơi của những nước có nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh cao, rất cao, là những quốc gia có nền kinh tế mở, rất mở, đặc biệt là Hoa kỳ, Nhật Bản, Canada, Australia, Singapore... Trong bảng xếp hạng năng lực cạnh tranh các nền kinh tế thế giới, các nước này luôn đứng đầu bảng.

Cuộc chơi trong TPP là cuộc chơi trên nền tảng toàn cầu hóa mà các quốc gia này là những quốc gia đã chuẩn bị đầy đủ nhất, tốt nhất, sẵn sàng nhất để khai thác các lợi thế của toàn cầu hóa.

Không có chuyện chiếc bánh lợi ích sẽ được chia đều cho tất cả những ai ngồi trên mâm toàn cầu hóa. Anh nào mạnh, anh nào giỏi sẽ giành phần hơn. Việt Nam phải có nền kinh tế thị trường có sức cạnh tranh mới mong được phần lợi lộc. Nếu không giỏi, không mạnh anh sẽ chỉ là người đi nhặt bóng cho người ta chơi gôn. Việt Nam cũng không thể đứng mãi ở vị trí áp chót trong chuỗi giá trị toàn cầu, phát triển chủ yếu dựa vào lao động cơ bắp.

Những quy định rất chặt chẽ trong Hiệp định TPP nói lên rằng tất cả những cái gì không phải là kinh tế thị trường, thì phải xóa bỏ bằng hết. Điều đó có nghĩa là nó sẽ tác động vào cả thể chế, cả cách điều hành kinh tế, quản lý xã hội và Việt Nam sẽ có sự thay đổi sâu sắc trong cách vận hành nền kinh tế của mình.

Thực hiện xong những cam kết trong TPP Việt Nam đàng hoàng có một nền kinh tế thị trường, không cần phải áo the khăn xếp đi lạy xin ai công nhận cho Việt Nam có nền kinh tế thị trường.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Ảnh minh họa. Nguồn: Tuổi trẻ

Tác động thứ hai: TPP sẽ tạo điều kiện và sức ép để Việt Nam xây dựng một đội ngũ doanh nghiệp mạnh.

Trong một cuộc chiến tranh, đã có bộ tham mưu giỏi, nếu không có tướng tài lính thiện chiến trên chiến trường thì cũng không có chiến thắng. Trên thương trường, chính các doanh nghiệp giỏi là những người làm nên thành công.

Kinh tế toàn cầu hóa là cuộc đua giữa các đại gia, các tập đoàn xuyên quốc gia. Các tập đoàn xuyên quốc gia nắm trong tay vốn, công nghệ, sản xuất, thị trường. Họ chi phối cả thị hiếu tiêu dùng của thế giới những người tiêu dùng. Họ chi phối cả chính sách của cả quốc gia và quốc tế. Họ đang có mặt khắp mọi nơi. Ở Việt Nam các tập đoàn xuyên quốc gia đang triển khai các dự án lớn nhất, quan trọng nhất.

Nhà nước chỉ làm chức năng kiến tạo, Nhà nước lập khuôn khổ pháp lý cho phù hợp và tạo điều kiện cho dân, cho doanh nghiệp làm giàu cho mình và cho đất nước. Đội ngũ doanh nghiệp là bộ mặt quốc gia, là sức mạnh của nền kinh tế. Không thể có nền kinh tế mạnh mà đội ngũ doanh nghiệp yếu. Kinh tế Mỹ cũng thế, kinh tế Nhật cũng thế, kinh tế Hàn Quốc cũng thế và kinh tế nước nào cũng vậy.

Việt Nam phải có một đội ngũ doanh nghiệp mạnh mới có hy vọng thành công trong cuộc đua toàn cầu hóa. Tất nhiên không phải là Vinashin, Vinalines, cũng không phải là các đại gia chênh lệch giá đất. Các đại gia chênh lệch giá đất không có sức cạnh tranh trên thị trường thế giới vì ở đó không có chênh lệch giá đất nhờ luật pháp tù mù như ở Việt Nam. Có thể hình dung là bồi dưỡng những loại doanh nghiệp như Viettel, FPT để họ sớm trưởng thành và phải có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn doanh nghiệp mạnh hơn nữa.

Cái tình trạng các tập đoàn thế giới đến đây chủ yếu ngồi cò cử với quan tỉnh, quan huyện, và quan trên... chỉ có ở Việt Nam.

Những quy định chặt chẽ trong Hiệp định TPP nhắc chúng ta nhớ rằng quyền lợi và nghĩa vụ của các nhà đầu tư nước ngoài được xác định rất rõ ràng, đảm bảo cho họ đầy đủ tự do hoạt động trong một nền kinh tế tự do, lợi ích của họ được bảo hộ tuyệt đối vững chắc.

Việt Nam phải có những người giỏi để cùng người nước ngoài khai thác thị trường trong nước và đi khai thác ở các nước đối tác TPP, các nước khác như họ đang khai thác trong nước mình. Những người đó phải là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp mạnh có sức cạnh tranh trên thị trường trong nước và thị trường thế giới.

Các nghị sĩ QH sẽ phải đau đầu

Tác động thứ ba, TPP tạo cơ hội và sức ép tinh thần, sức ép pháp lý để Việt Nam củng cố một Nhà nước pháp quyền, thượng tôn pháp luật. Ở đây có mấy việc phải làm song song.

Việc thứ nhất là phải hoàn thiện và hiện đại hóa hệ thống pháp luật . Hầu hết các quốc gia trong TPP đều có hệ thống pháp luật hoàn thiện và hiện đại của một quốc gia phát triển.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có một hệ thống pháp luật hoàn chỉnh và hiện đại Việt Nam mới hy vọng bảo vệ được lợi ích của mình. Nếu luật pháp không hoàn chỉnh Việt Nam sẽ rơi vào thế bất lợi, và chắc chắn luôn chịu thua thiệt.

Hoa Kỳ là quốc gia có hệ thống pháp luật hoàn chỉnh nhất hiện đại nhất. Hệ thống pháp luật của họ cũng là hành lang pháp lý vận hành nền kinh tế toàn cầu hóa, đủ mạnh để bảo vệ lợi ích nước Mỹ và công dân Mỹ ở bất cứ nơi nào, đủ mạnh để bảo vệ cho doanh nghiệp Mỹ làm giàu trên đất Mỹ và bất cứ nơi nào trên thế giới. Hoa Kỳ đang cố gắng để từng bước quốc tế hóa hệ thống luật Mỹ, trước đây thông qua WTO nay thông qua các FTA, TPP.

ĐBQH Việt Nam nhiệm kỳ 2001-2005 đã phải vô cùng vất vả đánh vật với cuộc cải tạo, sửa đổi hệ thống luật, từ kinh tế bao cấp độc quyền sang kinh tế thị trường, không phân biệt đối xử theo những cam kết trong Hiệp định thương mại (BTA) Việt Nam - Hoa Kỳ và để chuẩn bị gia nhập WTO.

Rồi đây các nghị sĩ có thể sẽ đau đầu khi luật hóa những khái niệm mới, những tiêu chuẩn mới chưa hề gặp phải mà Hoa Kỳ đang gò vào TPP. Âu đây cũng là cơ hội để ta hiện đại hóa luật pháp của ta cho thích ứng với kinh tế toàn cầu hóa.

Việc thứ hai, củng cố các tổ chức hỗ trợ tư pháp làm chỗ dựa cho các doanh nghiệp trong hội nhập: Xây dựng một hệ thống tư pháp mạnh; Xây dựng một hệ thống trọng tài mạnh; Xây dựng hệ thống các cơ quan hỗ trợ tư pháp mạnh (Hội Luật gia, Công chứng, Giám định); Xây dựng một hệ thống thông tin pháp luật tốt; Đào tạo đội ngũ chuyên gia pháp luật giỏi, hình thành mạng lưới các tổ chức tư vấn pháp luật giỏi (các vụ kiện quốc tế, cho đến nay Việt Nam toàn đi thuê tư vấn nước ngoài).

Nếu không có một hệ thống hỗ trợ tư pháp mạnh, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ không thể trụ đứng được trong cuộc chơi toàn cầu, ngay chính trên đất nước mình.

Việc thứ ba, phải xây dựng bằng được "Văn hóa sống và làm việc theo pháp luật". Người dân phải biết luật, sống theo pháp luật phải biết tôn trọng pháp luật, phải biết sợ khi làm trái luật, có ý thức tránh những việc làm trái luật.

Doanh nghiệp kinh doanh phải theo đúng luật, biết sợ biết tránh làm trái luật, phải biết loại ra khỏi đầu ý nghĩ, lòng ham muốn lách luật, trốn thuế để trục lợi. Công chức cơ quan Nhà nước phải nắm luật để hướng dẫn thi hành, phải đôn đốc kiểm tra, thường xuyên kiểm tra. Ở đâu sai người phụ trách việc đó phải xuống tận nơi xử lý (không thể lúc nào cũng lập hết ủy ban này, ủy ban nọ, đoàn kiểm tra lớn, đoàn kểm tra bé. Thế giới không làm vậy).

Cơ quan tòa án chiểu theo luật mà xử, xử đúng luật đúng người, đúng tội; không phải chờ ý kiến chỉ đạo của ông này, bà kia. Không xử oan sai, nhiều hơn xử đúng. Không xử như tòa án Tuy Hòa, Phú Yên vừa qua.

Sống và làm việc theo pháp luật là thứ văn hóa phổ cập ở khắp nơi, không có lý do gì để Việt Nam làm khác.

Sửa bởi pth77: 19/04/2014 - 00:49


#51 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/04/2014 - 00:02

VÀI NÉT VỀ KINH DỊCH
Nguyễn Trung Thuần
[indent]

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lời dẫn của tác giả Nguyễn Trung Thuần: Các tài liệu tìm hiểu nguồn gốc Bát quái của Trung Quốc nói rằng “Bát quái mới đầu hẳn được bắt nguồn từ Việt ngữ 粤语” , là từ dùng để chỉ một thái độ sống rạch ròi đâu ra đấy, gặp việc gì cũng bói quẻ, cho nên Bát quái có tên gọi đầy đủ trong Việt ngữ là “chư sự Bát quái” .

Việt ngữ còn được gọi là tiếng Quảng Đông. Theo nghiên cứu của Trung Quốc, “越” và “粤” thời cổ là thông giả tự, có nghĩa là những chữ có thể thay thế cho nhau, chỉ vùng Bách Việt Hoa Nam. Từ thời cận cổ Minh, Thanh đến nay, hàm nghĩa của hai chữ mới đầu có chút khác biệt, “越” được dùng nhiều trong vùng Ngô ngữ Chiết Giang, “粤” được dùng nhiều trong vùng Lưỡng Quảng Lĩnh Nam, suốt một thời kì dài được gọi chung cho cả vùng Lĩnh Nam.

Trong lịch sử, Lưỡng Quảng có tên gọi khác là Lưỡng Việt , Quảng Đông là Việt Đông, Quảng Tây là Việt Tây. Mãi đến thời kì Dân Quốc, “粤” mới dần thu hẹp nghĩa và được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Vì thế, trong các thời kì lịch sử khác nhau, “粤” được phân thành nghĩa rộng (chỉ Lĩnh Nam) và nghĩa hẹp (chỉ chỉ tỉnh Quảng Đông). Phạm vi Việt Đông và Việt Tây trong các thời kì lịch sử khác nhau dĩ nhiên cũng không giống nhau. Niên đại khởi nguồn và phát triển thành thục của Việt ngữ còn vượt xa cái thời phân chia Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng). Cho nên, xét về bình diện văn hóa lịch sử, Việt ngữ thực sự chính là tiếng Lĩnh Nam (ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam) theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ chỉ riêng tiếng Quảng Đông. Chỉ vì tiếng Anh dịch Việt ngữ thành Cantonese mà đâm ra người ta thường gọi là tiếng Quảng Đông.

Cũng theo nghiên cứu của Trung Quốc, Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây…, cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa .

Thiển nghĩ, mặc dù còn phải đợi kiểm chứng thêm, đây sẽ là manh mối hết sức quí giá cho chúng ta trong bước đường đi tìm nguồn gốc của bộ Kinh Dịch.[/indent]

Kinh Dịch xưa nay được gọi là “thiên cổ kì thư”. Kinh Dịch thật là lùng, ai cũng ngưỡng mộ nó, đề cao nó, háo hức tìm đến nó, rồi đọc ngấu nghiến. Rơi vào một rừng chữ nghĩa “mông lung, xa lạ”, luôn nêu quyết tâm không chịu bó tay, để tỏ rõ không chịu thua kém mọi người, nhưng rồi vẫn thấy thật là khó nhằn. Không ít bậc “thức giả” là những nhà nghiên cứu, nhà văn, nhà thơ… có đôi chút tiếng tăm đã phải đầu hàng trước nó, và đành phải thú thật, nhiều người đã dám không sợ bị động chạm đến uy danh hiểu biết của mình, mà rằng: Thử đọc rồi mà chẳng hiểu gì cả!

Nhiều người tỏ ra rất hào hứng với Kinh Dịch, đã phải bỏ rất nhiều thời gian mà rút cuộc lại chẳng thu được gì. Nguyên nhân là do chưa được cung cấp phương pháp đọc Kinh Dịch cho đúng cách. Kinh Dịch bày ra trước thế giới giống như một kho báu chưa được mở. Hơn 800 năm trước, Chu Tử (Chu Hi) từng đứng trước vấn đề tương tự, cách giải quyết do ông đề xuất là đọc Kinh Dịch theo phương pháp bói toán. Ông ta đã dùng phương pháp này, quả nhiên là có được nhiều thứ từ Kinh Dịch. Theo Chu Tử lí giải, thuật thông giữa trời với người do Kinh Dịch đưa ra chính là bói toán.

Nghe nói Khổng Tử cũng tin vào bói toán, và từng đích thân hành nghề. Trong cuốn Bạch thư khai quật được ở Mã Vương Đôi từ những năm 70 thế kỉ trước, có thiên “Yếu” ghi lại câu chuyện Khổng Tử xem bói.

Bói Kinh Dịch, với tư cách là thuật thông trời người, có mối liên quan chặt chẽ với mệnh đề quan trọng nhất trong lịch sử tư tưởng Trung Quốc là mối quan hệ trời người ở trình độ rất cao, tương tự với loại bói toán bất hợp pháp gieo quẻ đoán số song không hề giống về thực chất tư tưởng.

Người Việt mình luôn quen với tên sách là Kinh Dịch, nhưng nhiều khi lại bắt gặp cả tên là Chu Dịch nữa.

Trung Quốc gọi sách Kinh Dịch là Dịch Kinh. Theo phân tích của họ, Dịch Kinh còn gọi là Chu Dịch hoặc Dịch. Dịch thực ra bao gồm Tam Dịch là Liên sơn, Qui tàng và Chu Dịch thời cổ, nhưng Liên sơn và Qui tàng đã thất truyền từ lâu.

Chu Dịch vốn đích thực là một bộ sách bói dùng để xem quẻ. Đây chính là nguyên nhân Chu Dịch bị coi là ngụy khoa học. Chu Dịch tin có sự tồn tại của Trời; kết quả suy diễn của Chu Dịch là không xác định (chắc chắn), còn sự suy diễn của khoa học, thì dù có tính toán bao nhiêu lần đi nữa, kết quả là xác định (chắc chắn). Nói sách Chu Dịch bói toán là ngụy khoa học là có lí do, vấn đề nằm ở chỗ trong đó có bao hàm những nội dung tích cực hay không. Theo sách “Chu Lễ” của Trung Quốc ghi lại, cả ba đời Hạ, Thương, Chu đều có sách Dịch, song lưu truyền lại đến ngày nay chỉ có Kinh Dịch của đời Chu, vì thế mà gọi là Chu Dịch, nghĩa là sách Dịch đời nhà Chu. Chu Dịch về sau được Nho gia tôn lên thành kinh điển, nên gọi là Dịch Kinh, nghĩa là sách kinh điển Dịch , đồng thời đội cho nó chiếc vương miện “quần kinh chi thủ”. Nói đến Chu Dịch, nhiều người gọi đó là “quần kinh chi thủ”, là kinh của các kinh, là triết học của các triết học. Thực ra đây chỉ là một lập luận tương đối, có nghĩa là trong số các sách kinh điển, dường như Dịch Kinh bao gồm tất cả, Dịch Kinh chính là sự kết tinh của trí tuệ.

Vậy tại sao người Việt mình không để nguyên tên Dịch Kinh mà lại gọi là Kinh Dịch?

Các học giả Việt Nam đã coi nó là một trong ba bộ kinh cổ nhất của Trung Hoa, sau Kinh Thi và Kinh Thư, nên đã gọi luôn là Kinh Dịch. Như vậy, Kinh Dịch theo cách gọi của Việt Nam xem ra lại có khác đôi phần về ý nghĩa so với Dịch Kinh theo cách gọi của Trung Quốc - sách kinh điển Dịch .

Từ đọc hiểu được Kinh Dịch đến nhà Dịch học là cả một khoảng cách xa vời. Nguyễn Hiến Lê nói: Ở Việt Nam chưa có nhà Dịch học.

Kinh Dịch là bộ sách thế nào?

Bộ thiên cổ kì thư Kinh Dịch ngưng tụ trí tuệ cổ xưa của các bận tiên hiền từng được hiểu lầm là một cuốn sách bói. Thực ra, bói chỉ là một dụng đồ nhỏ nhất của nó. Vậy rút cuộc, Kinh Dịch là bộ sách thế nào? Kinh Dịch thần bí là bộ sách vừa cổ xưa vừa tân kì, vừa xa lạ, vừa thâm sâu khó đoán, lại vừa dung dị giản đơn, là bộ pháp điển giải mã được bí ẩn của vũ trụ nhân sinh. Từ xưa đến nay, loài người luôn gắng sức khám phá những bí ẩn của vũ trụ nhân sinh, song cho đến tận thời nay, khi khoa học kĩ thuật đã phát triển cao độ, vẫn chưa thể giải mã được vũ trụ, lẽ nào tổ tiên của chúng ta đã làm được điều đó từ mấy ngàn năm trước?
  
Bấy nay, Kinh Dịch luôn được coi là một bộ kì thư trong lịch sử văn hóa Trung Quốc, đầy màu sắc thần bí. Sự đánh giá của các học giả qua các đời về nó có sự khác biệt rất lớn.

  
Kinh Dịch được coi là bộ sách nêu ra qui luật biến đổi phát triển của muôn sự muôn vật. Nho gia xếp nó là đứng đầu “Ngũ kinh” (“Dịch”, “Thư”, “Thi”, “Lễ”, “Xuân Thu”), Đạo gia thì coi nó là một trong “Tam huyền” (“Lão Tử”, “Trang Tử”, “Kinh Dịch”).  

 
Bất luận là nghiên cứu thiên văn, địa lí, triết học, chính trị, binh pháp, đạo đức, hay y học, văn học, võ thuật, khí công, người ta đều truy ngược về Kinh Dịch, thậm chí có người còn cho Bát quái trong Kinh Dịch là ông tổ của văn tự.  

 
Đương nhiên, cũng có học giả cho Kinh Dịch là sách nói về bói toán mê tín thời phong kiến, là ngụy khoa học.


Tùy từng góc độ đánh giá mà tiêu chuẩn cũng khác nhau, kết luận dĩ nhiên cũng không giống nhau. Những người phê phán hay phê phán về tính chất bói toán của nó, còn những người khẳng định thì lại hay khẳng định nội dung triết học của nó. Dường như tất cả đều có lí, song lại đều mang tính phiến diện và thiên vị ở các mức độ khác nhau.


Muốn đọc hiểu được Kinh Dịch, trước tiên hãy tìm đến cuốn “Bát quái thần bí” của các học giả Trung Quốc . Có thể coi “Bát quái thần bí” là cuốn sách giải mã Kinh Dịch vô cùng lí thú. Bát quái đại diện cho tư tưởng triết học Trung Quốc thời xa xưa, ngoài chiêm bốc, phong thủy ra, nó còn ảnh hưởng tới cả Đông y, võ thuật, âm nhạc…

Học thuyết Bát quái được bắt nguồn từ Kinh Dịch và cũng là cốt lõi của Kinh Dịch. Giải mã được Học thuyết Bát quái là hiểu được Kinh Dịch. Quách Mạt Nhược từng nói trong “Nghiên cứu về xã hội Trung Quốc cổ đại”: “Chu Dịch là một tòa điện đường thần bí. Vì bản thân nó được xây nên bởi những viên gạch thần bí là Bát quái, lại thêm người đời sau dựng lên mấy pho tượng thần siêu đẳng, thế là, cho mãi đến tận thế kỉ 20 này, tòa điện đường ấy vẫn tỏa ra những tia sáng u uẩn của sự thần bí. Do đo, nếu ta tán thưởng, ngưỡng mộ một cách mù quáng hoặc tránh né nó, thì sẽ làm cho vấn đề đã thần bí lại càng thêm thần bí hơn. Thần bí rất sợ mặt trời, thần bí sợ nhất sự đụng độ nhau để phân tỏ ngọn ngành” .

Bát quái (8 quẻ) là hệ thống âm dương biểu thị sự biến đổi tự thân của sự vật. Dùng “一” đại diện cho dương, dùng “- -” đại diện cho âm, dùng 3 phù hiệu như vậy tổ hợp song song theo sự biến đổi âm dương của tự nhiên, tạo thành 8 loại hình thức khác nhau, gọi là 8 quẻ (Bát quái). Mỗi một hình quẻ đại diện cho một sự vật nhất định. Càn đại diện Trời, Khôn đại diện cho Đất, Chấn đại diện cho Sấm, Tốn đại diện cho Gió, Khảm đại diện cho Nước, Li đại diện cho Lửa, Cấn đại diện cho Núi, Đoài đại diện cho Đầm. Tám quẻ giống như chiếc túi miệng rộng vô hình vô hạn, đựng muôn sự muôn vật trong vũ trụ vào đó, 8 quẻ chồng tiếp lên nhau biến thành 6 quẻ, dùng để tượng trưng cho các hiện tượng tự nhiên và hiện tượng nhân sự.

Đọc “Bát quái thần bí”, ta được làm quen với các kiến thức cơ bản về hào và quẻ, sự kì lạ và quái lạ về tên quẻ và tượng quẻ, về mối quan hệ qua lại của Bát quái với khoa học kĩ thuật, về sự đan xen giữa toán học nguyên thủy với toán học đương đại, về trò bịp Bát quái “dự đoán trăm năm”. Các quan điểm tư tưởng nằm trong cuốn này cũng được phân tích rất hấp dẫn dễ hiểu, như đối lập âm dương và phép lưỡng phân, quan điểm hệ thống trong Bát quái, sự thể hiện nhân cách trong Bát quái, đạo đức của con người, định hướng giá trị của cát hung họa phúc… Phần sau hết cũng thực là thú vị, đọc phần này ta sẽ hiểu rõ hơn những đóng góp của Học thuyết Bát quái. Có thể nói, Học thuyết Bát quái chính là nguồn cảm hứng cho các bậc học giả tìm hiểu về văn hóa cổ xưa nói chung. Về văn hóa Trung Hoa cổ xưa, có Lưỡng nghi tương phùng với sự khởi nguồn các quan niệm văn học Trung Quốc, tìm về cội nguồn tư tưởng mĩ học cổ đại Trung Quốc, quẻ Khôn với thuật xem đất thời xưa, thuật khí công trong Kinh Dịch, ý đồ thiết kế trong kiến trúc cổ đại Trung Quốc… Những gợi mở về văn hóa nhân loại nói chung, có Bát quái với quan niệm tôn giáo nguyên thủy, văn hóa phồn thực trong Bát quái, lí luận dưỡng sinh trong Bát quái, lai lịch của quan niệm sùng bái trinh nữ, nguồn gốc quan niệm hình thần trong lĩnh vực thi họa….

Các phù hiệu cơ bản của Bát quái dùng các kí hiệu đối lập âm dương để biểu thị phép lưỡng phân. Dùng phép lưỡng phân này để nêu bật được bản chất của sự vật, đi sâu vào đạo trời, đạo đất, đạo người. Đây chính là sự thể hiện tư tưởng của phép biện chứng thô sơ cổ xưa. Sự đối lập âm dương chính là phép lưỡng phân cơ bản nhất, sự đối lập của tất cả mọi sự vật đều bắt nguồn từ đối lập âm dương mà ra. “Dịch hữu Thái cực, thị sinh lưỡng nghi” (Dịch có Thái cực, là sinh Lưỡng nghi), “Hữu thiên địa, nhiên hậu vạn vật sinh yên” (Có trời đất rồi thì sau đó muôn vật được sinh ra). “Hữu thiên địa, nhiên hậu hữu vạn vật; hữu vạn vật, nhiên hậu hữu nam nữ; hữu nam nữ, nhiên hậu hữu phu thê” (Có trời đất, sau đó có muôn vật; có muôn vật, sau đó có nam nữ; có nam nữ, sau đó có vợ chồng). Cứ thế mà suy diễn ra tiếp những đối lập khác, nhiều không đếm xuể. Cái tài tình, cái trí tuệ không thể xem thường được của Bát quái là ở chỗ: Nó không chỉ dừng lại ở sự phân chia các mặt đối lập của mọi sự vật, mà đã biến phép lưỡng phân này trở thành một qui luật phổ biến, nhằm làm toát lên được một cách sâu sắc mối quan hệ tổ hợp giữa các sự vật đối lập: Hai phía đối lập bao giờ cũng thống nhất. Càn là trời, Khôn là đất, đất được trời chở che, trời và đất phối hợp chặt chẽ mật thiết với nhau, dựa vào nhau, không dễ phân chia. Cái mà âm cần là dương, cái mà dương cần là âm. Trong dương có âm, trong âm có dương, âm dương giao cảm nhau làm thành một chỉnh thể. Tất cả các cặp đối lập họa phúc, lành dữ, nam nữ, chồng vợ, cương nhu, trên dưới… đều là như vậy, dựa vào nhau, không thể chia cắt. Đối lập mà thống nhất, thống nhất mà đối lập.

Hai phía mâu thuẫn lại là hai phía đối lập. Âm dương đối lập nhau, Càn Khôn đối lập nhau, các sự vật khác được sinh ra từ đó cũng đều thể hiện những sự đối lập và xung đột của mâu thuẫn trong vũ trụ. Càn là trời, Khôn là đất, trời thì cao đất thì thấp. Từ đó mà suy ra dương cao âm thấp, vua cao tôi thấp, chồng cao vợ thấp, nam cao nữ thấp, quân tử cao tiểu nhân thấp, hình thành nên một loạt những mối quan hệ đối lập với nhau. Có thể thấy, trong Bát quái, đâu đâu cũng thể hiện sự mâu thuẫn.

Hai phía đối lập sẽ chuyển hóa lẫn nhau, từ đó mà sinh ra sự vận động biến đổi. Bát quái nhấn mạnh hết sức đến sự biến đổi, cho rằng căn cứ của sự biến đổi là từ sự chuyển hóa của hai phía mâu thuẫn. Nhìn chung, một khi sự vật phát triển đến cực điểm của nó thì sẽ chuyển sang một mặt đối lập. Chẳng hạn, quẻ Càn phát triển đến cực điểm sẽ chuyển hóa thành quẻ Khôn. Cương biến hóa sẽ chuyển thành nhu, tiến hết mức thì tất sẽ lùi. Vật cực tắc phản, bĩ cực thái lai. Đó chính là sự chuyển hóa giữa các mặt đối lập.

Bạn có nhận ra sự tương đồng giữa “lập luận” này của Bát quái với phép duy vật biện chứng hay không: Tất cả mọi sự vật trong giới tự nhiên và trong xã hội đều có những mối liên hệ tương hỗ với nhau, tất cả mọi sự vật đều tồn tại những sự đối lập mâu thuẫn, đồng thời mọi sự vật đều phát triển, vận động, biến đổi chính trong sự thống nhất đối lập đó.

Từ hai khái niệm âm dương cơ bản này, Bát quái dùng nó để tạo nên 4 hình thái đối lập mâu thuẫn, đối ứng từng cặp một, đó chính là 8 quẻ cơ bản; rồi từ 8 quẻ cơ bản lại làm thành từng cặp đối ứng lũy tiến, tạo nên hình thái đối lập của 32 cặp, tức 64 quẻ. Từ 64 quẻ này mà mở ra một đồ thức đối lập mâu thuẫn của thế giới.

Kinh Dịch cung cấp một thứ triết lí mang tính hệ thống, nên muốn hiểu được, cần phải đọc nó với tư duy hệ thống, cấu trúc.

Bát quái không chỉ nói tách rời đặc trưng của từng quẻ, mà gộp chúng lại thành một chỉnh thể, cung cấp một hình ảnh toàn diện về vạn vật trong thế giới này. Bát quái chứa đựng một quan niệm về hệ thống hết sức chặt chẽ, muốn hiểu thấu được từng điều Kinh Dịch muốn nói, phải đặt nó trong cả hệ thống mà lí giải.

Về mặt vĩ mô, Bát quái đi sâu xem xét một cách toàn diện đạo trời, đạo đất và đạo người. Mục đích chính của nó là lấy đạo trời để nói về đạo người. Mở đầu cho 64 quẻ là hai quẻ Càn và quẻ Khôn tượng trưng cho “trời” và “đất”, “có trời đất rồi sau muôn vật mới sinh ra”. Đồng thời, hai quẻ Càn Khôn tuy tượng trưng cho trời đất nhưng không phải chỉ lấy mỗi trời đất để bàn về trời đất, mà kết hợp với cả việc người để nói về trời đất: “Lâp đạo trời là âm và dương, lập đạo đất là cương và nhu, lập đạo người là nhân và nghĩa”.

Mỗi quẻ có 6 hào với có tên đặt theo một ý chính, lời quẻ lời hào được diễn giải bám sát ý chính ấy. Từng quẻ đều thuộc về một thể thống nhất hữu cơ. Xét về chiều ngang, mỗi quẻ đều có một trung tâm xuyên suốt liên kết cả 6 hào lại để làm nên một tiểu chỉnh thể. Xét theo chiều dọc, mỗi quẻ lại là một tiểu hệ thống, 6 hào của quẻ tương đương với 6 cấp độ trong tiểu hệ thống đó. Như 6 hào của quẻ Càn thể hiện từ dưới lên trên thể hiện cả quá trình tiếp liền gắn kết với nhau: Từ chỗ rồng còn ẩn náu cho đến khi xuất hiện, rồi đến lúc vẫy vùng, bay lượn, để rồi cuối cùng là bay vọt lên quá cao.

Trong 64 quẻ, cứ từng cặp 2 quẻ liền nhau thì thường cấu thành một thể thống nhất liên hệ hữu cơ với nhau. Xét về tượng quẻ, trong số 64 quẻ, có 8 quẻ Càn, Khôn, Di, Đại Quá, Khảm, Li, Trung Phu, Tiểu Quá, ta dùng phương pháp “biến”, tức đem 4 nhóm quẻ có hào âm hào dương hỗ biến với nhau rồi xếp lại cùng. Với 56 quẻ còn lại thì dùng phương pháp “biến”, cứ một ngược một xuôi từng cặp đối nhau rồi xếp lại cùng, đến 2 quẻ Kí Tế và Vị Tế thì kết thúc, làm thành một vòng tròn.

Bát quái lấy quan hệ và kết cấu làm nền tảng, rồi từ trong những mối quan hệ và kết cấu phức tạp ấy, nó thiết lập nên một loại quan hệ kết cấu cơ bản nhất, đó là mối quan hệ đối lập thống nhất âm dương.

Ngoài việc lấy sự thống nhất đối lập âm dương là kết cấu khởi đầu cơ bản ra, trong Bát quái còn có hai kết cấu cơ bản nữa là kết cấu 6 hào cấu thành các biệt quẻ và kết cấu 8 quẻ cấu thành Bát quái.

Từ kết cấu 6 hào và kết cấu 8 quẻ, ta có thể thấy quan niệm hệ thống trong Bát quái rất chặt chẽ. Hầu như mọi sự vật được thuyết minh hay khi bói cát hung đều phải tuân theo nguyên tắc là thông qua các mối quan hệ kết cấu. Chẳng hạn, khi muốn xét một hào và bói một quẻ nào đó, thì không phải chỉ giải thích về thuộc tính của chính hào hay quẻ đó, mà phải xét từ vị trí của nó trong cả chỉnh thể 8 quẻ và trong kết cấu 6 hào. Tức phải đi từ mối quan hệ giữa nó với các nguyên tố khác mà phân tích, rồi tiếp đó phải kết hợp thuộc tính ấy với lời hào của nó, có như vậy mới giải thích được sự tiesn triển của sự vật một cách chính xác. Nguyên tắc này của Bát quái cũng chính là yêu cầu cơ bản của hệ thống hiện đại.

Một cuốn sách cần thiết để giải mã được Kinh Dịch nữa là “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử” của Nguyễn Hiến Lê. Không phải ngẫu nhiên mà ông đã phân tích khá kĩ về hình ảnh người quân tử, hiện thân của cái thiện, xuyên suốt Kinh Dịch trong công trình nghiên cứu của mình . Theo ông, Kinh Dịch là tác phẩm xét về cách ứng xử, cách đối nhân xử thế của người quân tử trong đời sống hàng ngày và xét rất đủ, “từ việc ăn uống tu thân, tới việc kiện cáo, xuất quân, trang sức, tề gia, về nhà chồng, lập đảng, diệt kẻ tiểu nhân, can ngăn cha mẹ, cách xử sự trong mọi hoàn cảnh: Lúc giàu thịnh, lúc gian truân, lúc chờ thời, cả lúc phải bỏ nhà, bỏ nước mà lưu lạc quê người, ăn nhờ ở đậu…Sáu mươi bốn quẻ là sáu mươi bốn thời, và ba trăm tám mươi bốn hào là ba trăm tám mươi bốn hoàn cảnh.”

Kinh Dịch cho ta bài học về tự cường bất tức, kiên nhẫn, luôn lo việc tu thân, luyện tài đức, mỗi này tiến một chút để gặp thời thì giúp nước, không bao giờ từ bỏ trách nhiệm, không cầu danh lợi.

Biết được qui luật xoay vần là có dương thì có âm, có thịnh thì có suy, việc đời thành rồi bại, bại rồi thành, không bao giờ hết, lúc chấm dứt lại là lúc bắt đầu…, nhưng người quân tử không bao giờ chán nản, thấy việc phải thì cứ theo đạo trung chính mà làm, đồng thời không bao giờ nguôi lòng lạc quan.

Đáng nể nhất là cách ứng xử của người quân tử trong thế đấu sức đấu trí giữa quân tử với tiểu nhân, mà thực chất là cuộc chiến giữa cái thiện với cái ác, hai mặt trái ngược luôn cùng song hành trong xã hội loài người.

Nguyễn Hiến Lê phân tích: Dịch không ghét tiểu nhân, vì có tiểu nhân mới có quân tử, có âm mới có dương, có thiện thì có ác, cuộc chiến với ác, với tiểu nhân không bao giờ chấm dứt. Người quân tử bình thời cần khoan dung với tiểu nhân, nhưng khi tiểu nhân mạnh, đắc thời thì phải biết cách ứng phó một cách thận trọng: Lúc đầu tình thế chưa khó khăn thì hành động, khi đã nguy rồi thì nên chờ thời mà vãn giữ đức trung chính; tới lúc tiểu nhân bắt đầu suy thì đoàn kết lại mà tấn công.

Kể cả khi đã thắng, người quân tử cũng chớ có chủ quan, ngủ yên trên chiến thắng. Bởi thế mà 64 quẻ kết thúc ở quẻ Vị Tế (chưa qua), là biểu thị rõ ý “vật bất khả cùng”, sự hoàn mĩ, thành công chỉ là tương đối, còn sự khiếm khuyết, chưa thành lại luôn cùng tồn tại với chúng.

Ai có dịp đọc cuốn “Chu Dịch – dịch chú” sẽ thấy nghệ thuật sống của người quân tử được phân tích hết sức kĩ lưỡng trong 64 lời Tổng luận của các tác giả, nằm phía dưới phần dịch mỗi quẻ trong cả 64 quẻ. Mỗi phần Tổng luận của mỗi quẻ đều chứa đựng một khía cạnh triết lí, một lời khuyên răn ứng với ý nghĩa của từng quẻ hết sức thấm thía, nằm trong triết lí ứng nhân xử thế của người quân tử của cả tổng thể 64 quẻ - 64 cảnh huống triết lí khác nhau.

Ngoài ra, trong Bát quái còn tiềm ẩn manh nha một số vấn đề của toán học hiện đại như phép nhị phân và phép tương đối.

Trong số mọi phương pháp ghi bằng con số mà nhân loại sử dụng, phép nhị phân là một phép thấp nhất. Phép này sử dụng hai kí hiệu 1 và 0, dùng 1 và 0 để biểu thị tất cả các số tự nhiên. Do kí hiệu đơn giản, nên phần lớn các máy tính điện tử đều dùng hệ thống các con số của phép nhị phân để tiện cho việc tính toán. Phép nhị phân là phát minh của nhà toán học Đức Leibniz (1646-1716). Song tin nổi không, ông có được phát minh này là nhờ có sự gợi ý từ Bát quái. Ông từng viết thư cho vua Khang Hi nhà Thanh, Trung Quốc, cho rằng sự sắp xếp 64 quẻ chính là cách viết 64 con số theo phép nhị phân. Theo “Trung Quốc số học sử giản biên” của Lí Địch, Leibniz đánh giá rất cao về Bát quái. Ông nói: “Dịch đồ là vật kỉ niệm cổ xưa nhất còn được lưu truyền trong khoa học về vũ trụ”.

Thậm chí có những người còn cho rằng, học thuyết Bát quái mang những đặc tính chủ yếu của máy tính hiện đại. Từ công năng tính toán của Dịch số, công năng logic của Dịch lí, cho đến công năng tàng trữ lưu giữu của Dịch tượng đều có những điểm tương tự như công năng của máy tính.

Một vài học giả còn cho rằng Bát quái có sự ngẫu hợp với Thuyết tương đối. Thuyết tương đối do nhà vật lí học Đức Anhxtanh đề xuất, nó là lí thuyết về mối quan hệ giữa sự vận động của vật chất với thời gian và không gian. Một nhân sĩ người Vô Tích là Tiết Học Tiềm đã liên hệ Bát quái với Thuyết tương đối để nghiên cứu trong cuốn “Dịch với sóng vật chất lượng tử” của mình, ông đã phát hiện được những vấn đề chưa ai tìm thấy. Sau đó, ông lại cho ra mắt cuốn “Bàn về khoa học Kinh Dịch - siêu thuyết tương đối” với các tiêu đề: “Cơ học thống kê trong Hà đồ”, “Ma trận Dịch sắp xếp theo mặt cầu”, “Phương trình điện tử ma trận Dịch, “Ma trận Dịch gợi tới các phương trình vectơ”, “Chữ vạn卍 là cốt lõi của ma trận Dịch”, “Đường cong Thái cực gợi tới các hạt điện tích âm dương và hạt trung hòa”… Ông đã nhào luyện Dịch quẻ với ngành khoa học mũi nhọn vào làm một. Thật tiếc, bởi rất ít người vừa am tường về Dịch học lại vừa am hiểu về khoa học tự nhiên, nên không mấy ai hiểu nổi những sách này.

Thẩm Nghi Giáp là một vị Hoa kiều sống ở hải ngoại từ lâu đã biên soạn cuốn “Chu Dịch-khoa học vô huyền”. Khi còn ít tuổi, ông chẳng thích thú gì Kinh Dịch, vì cho đó là chuyện tầm phào. Sau Đại chiến thế giới II, cả thế giới nổi lên phong trào nghiên cứu kinh Dịch, ông cũng thử đi vào lĩnh vực này rồi thấy tín phục vô cùng trước sự huyền diệu của nó.Ông đã đánh giá Kinh Dịch cao hết mức: “Toán học trong Kinh Dịch là đỉnh cao nhất về toán học đại số, ngay đến toán học hiện đại cũng không thể so sánh nổi. Điều không thể tưởng tượng được là từ một khóa đề đơn nhất, để tính được các hào chẵn, lẻ, âm, mà có đến hàng trăm định luật, chu kì luật, bao gồm các phép thập phân, nhị phân, sắp xếp tổ hợp cực đại, cực tiểu, xác suất… Có thể nói, Kinh Dịch là tập đại thành của toán học con số, được hình thành từ 3000 năm trước đây, là sự thể hiện cao nhất của trí tuệ loài người .

Không chỉ các nhà khoa học xã hội nghiên cứu Kinh Dịch, mà cả các nhà khoa học tự nhiên cũng nghiên cứu Kinh Dịch; không chỉ các học giả Trung Quốc nghiên cứu Kinh Dịch, mà cả học giả nhiều nước cũng nghiên cứu Kinh Dịch. Nhà triết học, nhà toán học Leibniz (1646-1716) của Đức đã phát hiện thấy 64 quẻ được cấu thành từ 2 phù hiệu hào âm, hào dương đã sử dụng hệ nhị phân trong toán học. Trong hệ nhị phân, chỉ có hai phù hiệu 0 (hào âm) và 1 (hào dương)), dùng 2 phù hiệu này có thể viết ra được tất cả các số. Thiết kế phần mềm máy tính hiện nay là sử dụng hệ nhị phân. Khởi đầu từ nhà toán học Đức M. Schönberger, rất nhiều học giả đều đang nghiên cứu mối quan hệ đối ứng giữa mã di truyền sinh học với 64 quẻ, thậm chí còn cho là “Thái cực là ngọn hải đăng của khoa học”, “giữa sự biến đổi theo chu kì của các nguyên tố hóa học với sự sắp xếp 8 quẻ (Bát quái) cổ đại tồn tại tính qui luật chung. Vì thế, có thể ứng dụng nguyên lí của Bát quái để tìm hiểu bí mật của nguyên tử”. Còn có các nhà khoa học nghiên cứu cả lí thuyết hỗn loạn, cấu trúc tiêu tán trong Kinh Dịch, vận dụng lí luận Kinh Dịch để nghiên cứu sự cấu thành các hành tinh. Nghe nói cựu Tổng thống Mỹ Jimmy Carter cũng rất coi trọng Kinh Dịch, cho rằng trong đó có ẩn chứa tư duy chiến lược hạt nhân, …
Bấy nay, người Việt Nam cứ hay nói người Trung Quốc luôn bảo Kinh Dịch là của họ, đã có hơn mấy ngàn đầu sách luôn luôn khẳng định điều này khiến nó đã thành một sự thật hiển nhiên khó ai cãi lại được. Những người theo quan điểm cho Kinh Dịch là của Việt Nam đã ra sức tìm các chứng cứ để cho thấy nguồn gốc của Kinh Dịch không thể tìm thấy ở Trung Hoa, mà Việt Nam mới chính là nơi khai sinh Kinh Dịch.

Thế nhưng trong một bài viết mới đây, chính các học giả Trung Quốc hiện giờ cũng chưa dám khẳng định Kinh Dịch là của đất nước họ.

“Rút cục Bát quái là do ai sáng tạo? Khi còn chưa tìm ra được lời giải đáp tốt hơn, thì vẫn đành phải dựa theo lời trong sách xưa mà qui công về cho họ Phục Hi theo truyền thuyết thôi” .

Mà về Phục Hi thì: “Trước hết họ cho Phục Hi nhìn những hình đồ trên con long mã vẽ nên bát quái. Đây là chuyện hoang đường chỉ hợp với những người mê tín, ưa sự huyền hoặc, thế mà cũng được vô số người tin như thật. Nhưng Phục Hi dù là nhân vật huyền thoại vẫn không phải là thủy tổ chính thống của người Hoa Hạ. Phục Hi là tổ của một tộc trong đại chủng Bách Việt phía Nam Trung Quốc, người Hoa mượn làm tổ của mình. Tư Mã Thiên không đồng ý nên đặt Hoàng Đế ở đầu Sử kí. Vậy nếu Phục Hi có làm ra Bát quái cũng không thể nói là của Trung nguyên. Thừa nhận Phục Hi chế ra Kinh Dịch là người Hoa đã nhận Kinh Dịch là của dân Bách Việt, vậy sao cứ nói mãi Kinh Dịch của Trung Hoa và gọi đó là niềm tin chính thống.

Như vậy, đối với vấn nạn nguồn gốc Kinh Dịch, các học giả Trung Quốc đành chịu “bó tay” không truy vấn được”.

Vậy thì người Việt Nam hà cớ gì cứ đi theo họ để xác nhận một điều họ đã phủ nhận, cứ trân trọng mãi cái họ đã ném đi” .

Thêm một phát hiện quí nữa đáng để tham khảo: Các tài liệu tìm hiểu nguồn gốc Bát quái của Trung Quốc nói rằng “Bát quái mới đầu hẳn được bắt nguồn từ Việt ngữ” , là từ dùng để chỉ một thái độ sống rạch ròi đâu ra đấy, gặp việc gì cũng bói quẻ, cho nên Bát quái có tên gọi đầy đủ trong Việt ngữ là “chư sự Bát quái” .


Việt ngữ còn được gọi là tiếng Quảng Đông. Theo nghiên cứu của Trung Quốc, “越” và “粤” thời cổ là thông giả tự, có nghĩa là những chữ có thể thay thế cho nhau, chỉ vùng Bách Việt Hoa Nam. Từ thời cận cổ Minh, Thanh đến nay, hàm nghĩa của hai chữ mới đầu có chút khác biệt, “越” được dùng nhiều trong vùng Ngô ngữ Chiết Giang, “粤” được dùng nhiều trong vùng Lưỡng Quảng Lĩnh Nam, suốt một thời kì dài được gọi chung cho cả vùng Lĩnh Nam. Trong lịch sử, Lưỡng Quảng có tên gọi khác là Lưỡng Việt , Quảng Đông là Việt Đông, Quảng Tây là Việt Tây. Mãi đến thời kì Dân Quốc, “粤” mới dần thu hẹp nghĩa và được dùng làm tên gọi tắt của tỉnh Quảng Đông. Vì thế, trong các thời kì lịch sử khác nhau, “粤” được phân thành nghĩa rộng (chỉ Lĩnh Nam) và nghĩa hẹp (chỉ chỉ tỉnh Quảng Đông). Phạm vi Việt Đông và Việt Tây trong các thời kì lịch sử khác nhau dĩ nhiên cũng không giống nhau. Niên đại khởi nguồn và phát triển thành thục của Việt ngữ còn vượt xa cái thời phân chia Lưỡng Việt (Lưỡng Quảng). Cho nên, xét về bình diện văn hóa lịch sử, Việt ngữ thực sự chính là tiếng Lĩnh Nam (ngôn ngữ vùng Lĩnh Nam) theo nghĩa rộng, chứ không phải chỉ chỉ riêng tiếng Quảng Đông. Chỉ vì tiếng Anh dịch Việt ngữ thành Cantonese mà đâm ra người ta thường gọi là tiếng Quảng Đông .

Cũng theo nghiên cứu của Trung Quốc, Lĩnh Nam theo nghĩa rộng chỉ vùng nằm ở phía nam Ngũ Lĩnh, nam Trung Quốc, và vùng Bắc Việt Nam, tương đương với Quảng Đông, Quảng Tây và toàn bộ Hải Nam, cùng một phần khu vực thuộc các tỉnh Hồ Nam và Giang Tây…, cùng vùng nằm về phía bắc Đồng bằng Sông Hồng Việt Nam. Còn theo nghĩa hẹp là chỉ chỉ mỗi vùng phần phía nam núi Ngũ Lĩnh ở Nam Trung Quốc, do từ sau đời Tống mới bắt đầu chia thành Quảng Nam Đông Lộ và Quảng Nam Tây lộ, nên Việt Nam mới tách ra, kể từ đó không còn bao gồm vùng Miền Bắc Việt Nam nữa .

Thiển nghĩ, mặc dù còn phải đợi kiểm chứng thêm, đây sẽ là manh mối hết sức quí giá cho chúng ta trong bước đường đi tìm nguồn gốc của bộ Kinh Dịch.

Hà Nội 10.2013
N.T.T
_____________
Chú thích:
1. 朱子怎样读《周易》(Chu Tử đọc “Chu Dịch” như thế nào);

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

) .

2. Tên Kinh Dịch xuất hiện ở các tác phẩm sau: “Hán Việt từ điển”, Đào Duy Anh, năm 1932(?), mục Dịch kinh 易经 Kinh Dịch, là bộ sách triết học lối cổ của Trung Quốc = Chu Dịch;Kinh dịch (chú giải, 1953), Ngô Tất Tố; Kinh Dịch, đạo của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê, năm 1990); “Chu Dịch”, Sào Nam Phan Bội Châu, cuối những năm 30 ). Các tên gọi Kinh Dịch, Chu Dịch trong bài này đều cùng chỉ sách Kinh Dịch.)
3. “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”),Vương Ngọc Đức, Thiệu Vĩ Quân, Tằng Lũy Quang, Nhà xuất bản nhân dân Quảng Tây, 2.1990).


4. Theo “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”). sđd.
5. “Kinh Dịch – Đạo của người quân tử”, Nguyễn Hiến Lê, Nhà xuất bản Văn học, 2007.

6. “Chu Dịch – dịch chú”, Tác giả: Hoàng Thọ Kì, Trương Thiện Văn, Người dịch: Nguyễn Trung Thuần, Vương Mộng Bưu, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, năm 1999.
7. Theo “神秘 的八卦” (“Bát quái thần bí”). sđd.

8. “Thế giới những điều chưa biết - Bí ẩn về lịch sử, khảo cổ”, Tác giả: Chu Trọng Ngọc, Dịch giả: Nguyễn Trung Thuần, Nhà xuất bản Phụ nữ, 4.2011.

9. “Chuyện nguồn gốc Kinh Dịch, phải chăng đây là sáng tạo của người Việt?”, Nguyễn Thiếu Dũng, Tạp chí Xưa & Nay, Số 332 tháng 5/2009)

10. Việt ngữ 粤语 này khác với tiếng Việt của chúng ta hiện giờ, để tiện phân biệt, trong bài này chúng tôi xin gọi粤语 là Việt ngữ)
11. 八卦(Bát quái),

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


12. Nguyên văn: 两粤.
13. 粤语(Việt ngữ)

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)


14. 岭南(Lĩnh Nam);

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

)




*Bài đã đăng trên tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 2- 2014.



Thanked by 5 Members:

#52 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 21/04/2014 - 01:27

Cà phê và tình yêu

Tác giả: D.L sưu tầm

Thứ 1:
“Đừng nên hâm nóng lại café. Bởi nếu hâm nóng lại thì café sẽ mất hết mùi vị và gây ra vị đắng. Uống không ngon và sẽ có mùi khét.”
Cuộc sống có lẽ cũng như vậy. Việc hâm nóng lại café cũng như việc suy nghĩ quá nhiều về quá khứ. Nhiều người đang sống trong hôm nay nhưng đầu óc thì vẫn luôn trông ngóng về những thứ đã qua. Họ nuối tiếc, họ nhìn mãi về một mối tình đã xa hoặc nhớ nhung về một người nào đó mà quên mất đi rằng – những việc đó chỉ mang lại sự buồn chán và khó chịu thậm chí là gây ra sự đớn đau cho chính họ mà thôi. Quá khứ là những thứ qua rồi, đừng nên khơi nhắc lại mà hãy sống với thực tại thì hay hơn…
Thứ 2:
“Hãy bảo đảm café bạn uống cần phải luôn tươi mới. Hãy uống ngay khi pha xong bởi café chỉ nên giữ ấm khoảng 15 phút trên bếp trước khi hương vị của nó trở thành khó chịu. Thưởng thức ngụm café đầu tiên với cảm giác sảng khoái, tuyệt vời…”
Tại sao không bắt đầu lại mọi thứ trong hôm nay khi mà thực tại là cơ hội của sự đổi mới? Hãy nắm bắt nó khi cơ hội vẫn còn. Không nên lãng phí thời gian mà hơn hết là hãy biết sử dụng nó để mọi thứ trở nên có ích hơn… Thay đổi mình, thay đổi khẩu vị, thay đổi một ly café và thưởng thức một mùi vị mới. Điều đó cũng nên lắm chứ khi mà mùi vị cũ – đã trở nên nhạt nhẽo đi nhiều rồi…
Thứ 3:
“Hãy rang café đúng cách. Nếu xay quá nhuyễn café sẽ trở nên quá đắng. Nếu xay quá thô café sẽ chỉ là nước loãng…”
Về nguyên tắc này cũng giống như việc đòi hỏi về sự quan tâm, săn sóc trong tình yêu vậy. Nó nhắc nhở ta nên biết cân nhắc và trân trọng với những gì mình đang có. Sự quan tâm quá mức đôi khi sẽ không đem lại một kết quả như ý mà thậm chí còn làm hư hỏng một tình yêu. Nhưng ngược lại, nếu thiếu vắng đi sự săn sóc, hay vì quá vô tâm và hời hợt thì tình cảm cũng sẽ trở nên khô khan và nhạt nhẽo. Mất dần đi vị ngọt rồi sớm muộn cũng trở thành thứ nước loãng mà thôi.
Thứ 4:
“Đừng cố sử dụng lại bã café – vì nó chỉ còn là vị đắng và sẽ có mùi khét khi pha.”
Nên dứt khoát trong việc tình cảm. Đừng nên cố gắng vớt vát với những thứ đã không thuộc về mình. Việc đừng sử dụng lại bã café cũng như việc không nên tìm gặp lại người yêu cũ. Sẽ chẳng thể đi đến một điều gì khi mà ta đứng này mà vẫn trông núi nọ. Tập trung và trân trọng với những gì mình đang có. Điều đó mới có thể tạo nên một hương vị café thực sự cũng như là một điều cốt yếu để tạo dựng một hạnh phúc cho bản thân.
Lời kết:
Để có được một ly café ngon – người pha đòi hỏi phải có một kiến thức rộng rãi. Để có một tình yêu thật sự đẹp, không thể không đòi hỏi những sự vun vén của cả hai. Yêu như thế nào, cư xử và cách quan tâm ra sao, bên ly café cuộc sống đã nói lên rất nhiều. Thôi thì hãy để một sáng đẹp trời, qua nhà đón người mà mình yêu mến. Nhẹ nhàng ăn sáng, rồi nhẹ nhàng thưởng thức một ly café thật đậm đà và tươi mới. Không mùi khét, không vị đắng và chẳng còn loãng nhạt… Từ từ uống, từ từ tìm thưởng thức và từ từ tìm hiểu một Triết Lý Café…
Thêm một triết lý về café: Café có đường!
Thứ 5:
Cuộc sống cũng giống như 1 ly café. Bạn ngồi bên cửa sổ, nhấc tách café lên… nhấp 1 ngụm… và chợt nhận ra rằng, ly cafe chưa có đường. Rồi bởi vì ngại đứng dậy để lấy đường, bạn ngồi đó và uống ly café đắng. Khi ly café đã cạn, bạn mới phát hiện ra rằng đường đã không tan ra và dính ở đáy ly…
Chúng ta mất quá nhiều thời gian để băn khoăn tại sao cuộc đời lại quá ảm đạm, nhạt nhẽo…, và tốn rất nhiều thời gian đi tìm kiếm sự ngọt ngào trong khi ta chỉ cần khuấy lên. Chính tôi, chính bạn sẽ làm cho cuộc sống của mình đầy hương vị nếu ta không chờ đợi. Hãy tận hưởng ly café của cuộc sống!

Thanked by 2 Members:

#53 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 23/04/2014 - 22:50

Từ tật xấu của người Việt nghĩ về xã hội văn minh
Giản Tư Trung


Để diệt tận gốc, cải tạo tính xấu của người dân xứ sở mình thì cần phải nghĩ về một xã hội văn minh, hiểu về xã hội văn minh và biết cách làm thế nào để hình thành một xã hội văn minh...
Bởi lẽ, nghĩ về cái tốt và hình thành cái tốt luôn là cách hữu hiệu nhất để đẩy lùi và triệt tiêu cái xấu.
Fukuzawa Yukichi - nhà khai minh vĩ đại của Nhật Bản thời Duy Tân Minh Trị, người đóng vai trò quan trọng trong việc kiến tạo nền móng cho sự thịnh vượng và văn minh của nước Nhật sau này - cho rằng một xã hội chỉ được xem là văn minh khi đạt được cả tiện ích vật chất lẫn sự phong phú trong đời sống tinh thần con người. Nhưng cái tạo ra tiện ích vật chất và đời sống tinh thần của con người lại chính là trí tuệ và đạo đức.

Đạo đức: "tòa án lương tâm" mới là đáng sợ
Trước hết, ta thử tìm hiểu về khái niệm “đạo đức”. Có thể nói đạo đức vừa là “chân thắng” ngăn chặn hành động của ta và cũng là “chân ga” thôi thúc ta hành động. Thứ ngăn ta lại là thứ làm cho ta sợ hãi và thứ thôi thúc ta hành động là thứ làm cho ta cảm thấy hạnh phúc và tự hào. Và đây chính là hai thứ chi phối hành vi của con người ta nhiều nhất và mạnh mẽ nhất. Vậy người ta sợ hãi cái gì và người ta hạnh phúc vì điều gì?
Đối với một người có đạo đức, họ cũng sợ sự trừng phạt của nhà nước nếu làm trái pháp luật và sợ điều tiếng của xã hội nếu làm gì trái đạo lý. Nhưng đó không phải là điều đáng sợ nhất. Điều đáng sợ nhất đối với một người có đạo đức là sự giày vò bản thân khi mình làm những chuyện đi ngược lại lương tâm của chính mình, phản bội lại lẽ sống và nguyên tắc sống mà mình muốn theo đuổi và có cảm giác đánh mất chính mình.
Như vậy, đối với người có đạo đức, “tòa án lương tâm” còn đáng sợ hơn cả “tòa án nhà nước” và “tòa án dư luận”. Họ thường đối diện với lương tâm và phẩm giá của bản thân, đối diện với con người bên trong của mình để hành động hơn là đối diện với sự răn đe của luật pháp hay sự phán xét của dư luận bên ngoài. Khi được lương tâm dẫn dắt, con người sẽ trở nên hướng thiện và hướng thượng hơn.
Do đó, họ sẽ khó có thể làm việc xấu, việc sai, ngay cả khi việc xấu, việc sai đó rất có lợi cho mình và nếu có làm thì cũng không sao cả, vì việc xấu, việc sai đó đã trở nên phổ biến và bình thường với mọi người.
Chẳng hạn, một người có đạo đức khi vào làm cho một công ty mà ai cũng chăm chỉ thì họ cũng chăm chỉ, nhưng nếu làm ở một nơi mà ở đó ai cũng làm biếng thì họ vẫn cứ làm việc hết mình, vì con người của họ vốn dĩ là như thế.
Họ làm vậy vì phẩm giá của họ và vì lương tâm chức nghiệp của họ. Ngược lại, nếu không được sống đúng với con người của mình, với sự tự trọng, họ sẽ xin nghỉ việc và tìm một nơi khác, chứ không chấp nhận sự thỏa hiệp đến mức phản bội chính mình để rồi mình không còn là mình nữa.
Hay như một ví dụ khác, “tôi từ chối nhận phong bì vì tự tôi cảm thấy khó chấp nhận được điều đó, dù rằng tôi đang rất cần tiền và nếu tôi có nhận phong bì thì cũng không sao, vì ở đây ai cũng nhận phong bì cả”.
Và đối với một người có đạo đức, họ cũng rất hạnh phúc khi có sự ghi nhận, sự mến trọng hay sự ngưỡng mộ của người khác dành cho mình, nhưng đó không hẳn là hạnh phúc lớn nhất. Hạnh phúc lớn nhất của một người có đạo đức là niềm tự hào sâu kín và riêng tư từ bên trong con người của họ về những việc mà họ làm, về những điều mà họ theo đuổi.
Với niềm tự hào sâu kín này, người có đạo đức thường rất tự do khi hành động (được dẫn dắt bởi nội tại hơn là bị chi phối từ bên ngoài), họ cũng sẵn lòng làm điều tốt, điều đúng mà không hề để ý đến chuyện có ai biết hay ghi nhận việc mình làm hay không.
Chẳng hạn, có hai chị em, cô chị 18 tuổi và cậu em 10 tuổi. Hai chị em được một người cho hai cái bánh rất ngon, một cái lớn và một cái nhỏ. Cô chị biết nếu được chọn trước thì cậu em sẽ chọn cái bánh lớn, như thế sẽ biến em mình thành một người tham lam. Thêm nữa, cô chị cũng rất muốn nhường cái bánh lớn nhưng lại không muốn cậu em e ngại vì được nhường.
Với nhận thức và suy nghĩ như vậy, cô chị đã lén lấy cái bánh nhỏ để ăn và để lại cái bánh lớn cho cậu em. Khi thấy cậu em ăn cái bánh lớn một cách ngon lành, cô chị thầm hạnh phúc và rất tự hào vì đã làm được điều gì đó rất hay ho cho cậu em thân yêu của mình.
Niềm tự hào sâu kín này, hạnh phúc bên trong này chắc hẳn còn lớn hơn cả hạnh phúc nếu như cậu em biết và ghi nhận.

Trí tuệ văn hóa là tay lái
Và bây giờ ta thử lạm bàn về khái niệm thứ 2, đó là “trí tuệ”. Trí tuệ có thể được chia làm 2 loại, đó là trí tuệ về văn hóa và trí tuệ về chuyên môn. Trong đó, trí tuệ chuyên môn (là trí tuệ để làm việc, làm nghề: như kiến thức của bác sĩ, kỹ sư, kiến thức quản trị của doanh nhân…) thì dễ hình dung hơn là trí tuệ văn hóa (còn gọi là trí tuệ để làm người).
Trí tuệ văn hóa thường liên quan tới 3 câu hỏi hơi triết học, hơi luân lý một chút nhằm minh định bản chất sự việc là “cái gì? tại sao? và để làm gì?”, còn đạo đức lại thường liên quan đến câu hỏi có tính lựa chọn hơn, đó là “nên hay không?”.
Với cách hiểu về trí tuệ và đạo đức như vậy, và nếu ví con người là một cỗ xe thì ta có thể nói rằng đạo đức là “chân thắng” và “chân ga”, còn trí tuệ văn hóa sẽ là “tay lái” và trí tuệ chuyên môn là “con đường dài”.
Nếu chân thắng hỏng thì có nguy cơ lao xuống vực sâu, còn nếu chân ga hư thì không thể vượt qua đèo cao. Nếu tay lái hỏng thì dù chân ga và chân thắng đều xịn (luôn muốn sống tốt, sống thiện) thì vẫn lầm đường lạc lối. Và dù có chân ga, chân thắng và tay lái tốt, nhưng nếu không có con đường dài thì cũng không thể đi xa.
Như vậy, cả trước mắt cũng như lâu dài, trí tuệ và đạo đức là giải pháp căn cơ nhất không chỉ để triệt diệt thói hư tật xấu của cá nhân và cộng đồng, mà còn giúp hình thành nên con người văn minh và khi có nhiều con người văn minh thì sẽ hình thành nên xã hội văn minh.
Con đường duy nhất để hình thành trí tuệ và đạo đức đó chính là giáo dục, bao gồm cả giáo dục của gia đình, giáo dục của nhà trường, giáo dục của xã hội và nhất là giáo dục tự thân. Tuy nhiên, chúng ta cũng biết rằng không phải thứ giáo dục nào cũng có thể hình thành nên con người đạo đức và trí tuệ.
Chỉ có thứ giáo dục khai phóng mới có thể hình thành nên con người khai minh với đầy đủ đạo đức và trí tuệ, từ đó mới có thể sống một cách tự do và đầy trách nhiệm. Còn giáo dục u minh thì sẽ tạo ra con người u minh hay vô minh (ấu trĩ, ngộ nhận, dốt mà không biết mình dốt, sai mà không biết mình sai, xấu mà không nghĩ mình xấu).
Việc khai phóng và cải tạo bản thân sẽ do mỗi người tự chịu trách nhiệm. Giáo dục khai phóng trong gia đình sẽ do ông bà, cha mẹ quyết định và giáo dục khai phóng trong nhà trường hay cơ quan sẽ do người thầy hay người sếp quyết định.
Còn để có giáo dục khai phóng cho toàn xã hội thì cần phải có một công cuộc canh tân văn hóa - giáo dục sâu rộng và dài lâu. Điều này chủ yếu lại nằm trong tay của các nhà quản trị quốc gia, đồng thời cũng tùy thuộc nhiều vào cái công nghệ quản trị quốc gia mà mình lựa chọn.
Nguồn:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi pth77: 23/04/2014 - 22:50


Thanked by 1 Member:

#54 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 23/04/2014 - 23:23

Cô gái nhảy và người ăn xin
Vương Tú Phong, Truyện ngắn Trung Quốc



Trong căn phòng nhỏ đẹp đẽ ở ngoại ô có một cô gái xinh đẹp.
Một hôm, có một người ăn xin đi qua. Ông ta ăn mặc rách rưới cùng mái tóc bạc trắng, trông rất đáng thương.
Cô gái động lòng trắc ẩn, cho ông 10 đồng. Cô hỏi người ăn xin :" Mỗi ngày trừ lúc đi ăn xin thì ông làm gì?"
Người ăn xin nói: "Trang điểm".
"Trang điểm?" Cô gái kinh ngạc :"Đi ăn xin mà cũng cần trang điểm sao?".
"Đúng vậy, tôi trang điểm, đánh phấn để già yếu hơn một chút, cùng khổ hơn một chút, như thế khiến người khác càng động lòng, thì tôi càng có thể xin được nhiều tiền hơn. Còn cô, ngoài lúc đi làm thì cô làm gì?"
Cô gái nói: "Trang điểm".
Người ăn xin cũng gật đầu, nhưng không tỏ ra lạ lắm, vì ông hiểu, rất nhiều các công ty hiện nay đều bắt nhân viên của mình phải trang điểm, ông hỏi :"Cô làm ở đâu?".
"Làm ở sàn nhảy. Tôi trang điểm để trẻ hơn một chút, cao sang hơn một chút, các khách sang trọng mới thích tôi, mới thưởng cho tôi nhiều tiền".
Nghe cô gái nói vậy, người ăn xin lập tức móc 10 đồng ra trả lại.
Cô gái kinh ngạc hỏi :"Sao thế, ông không cần sao?".
Người ăn xin nói :"Đúng vậy, không cần, vì đội ngũ của chúng tôi có nguyên tắc : Không được xin tiền của người cùng nghề".

Lời bình
Cái hay của câu chuyện dựa trên 2 nút thắt.
  • Nút thắt đầu tiên khi cô gái nhảy và người ăn xin cùng nói mình làm nghề có bản chất là "Trang điểm". Vậy là, những biểu hiện hình thức đa dạng, nhiều khác biệt như cô gái nhảy ở vũ trường sàn nhảy nhộn nhịp đông người và người ăn xin nơi ngõ xóm khuất nẻo lại là có cùng một tính chất công việc, một bản chất gần như nhau. Hình thức hào nhoáng, đầu tư nhiều tiền của... có khi cũng chỉ là tiểu xảo để người ta che đậy, dấu diếm cái bản chất việc đang và sẽ làm, hay có thể là ru ngủ cho chính bản thân.
  • Nút thắt thứ hai là khi người ăn xin trả lại tiền cô gái nhảy với lý do "nguyên tắc nghề nghiệp", ví như không kiếm ăn, làm tiền dựa trên đồng nghiệp. Mỗi nghề đều có cách kiếm sống của mình thông qua hiểu rõ nhu cầu, tâm lý của đối tác để sau đó phục vụ đối tác. Quan trọng hơn, mỗi người cần tự giác theo đuổi nguyên tắc đạo đức, chuẩn mực của nghề nghiệp... kiểu như không tự gây hư hao, thiệt hại cho tài sản mà mình có trách nhiệm phải gìn giữ, bảo quản. Đó là cách tốt nhất thỏa mãn nhu cầu riêng cá nhân lại phù hợp với yêu cầu chung cho cộng đồng.
Điều đáng sợ nhất chính là người ta được tôn vinh làm những nghề cao quý, giữ những trọng trách lớn lao cho xã hội nhưng lại coi thường đạo đức, chuẩn mực chuyên môn công việc, đi ngược lại nó, dùng nhiều thủ đoạn, các hình thức với chủ đích để che dấu sự thật này.
Nguồn: Bùi Quang Minh

Sửa bởi pth77: 23/04/2014 - 23:24


Thanked by 2 Members:

#55 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 24/04/2014 - 16:21

Khổ vì lắm tiền
Vương Trí Nhàn


Đã dính vào nghiệp buôn, hẳn ai cũng biết cái câu "Buôn tài không bằng dài vốn. Ấy vậy mà nhiều bà buôn bán nhỏ ở chợ Đồng Xuân gần đây bảo với tôi rằng có lúc thấy sợ cả những đồng vốn giời ơi đất hỡi, tức là cái đồng tiền từ đâu không rõ tự nhiên đến trong tay mình.
Sợ với nghĩa có nó thì người ta cứ thấp thỏm không yên. Muốn trổ tài với thiên hạ. Ra tay buôn thật to, ôm thật nhiều hàng. Sau này nghĩ lại mới thấy dại. Thế này nhé, có phải lúc nào cũng có hàng tốt, hàng cần mà ôm đâu. Rồi kho chứa ra sao, bảo quản ra sao. Rồi lo bán, lo đòi tiền. Đang đủng đỉnh "nửa ngày bán nửa ngày chơi”, giờ phải làm nhiều cứ cuống cả lên, không đổ thì vỡ, không đếm nhầm thì vào sổ sai. Đằng sau cái vẻ hoành tráng "phồng phềnh như miếng tóp mỡ” , hóa ra cái mầm hậu họa đã nằm bên trong lúc nào không biết. Kết luận rút ra là phải lượng sức mình. Mình có làm được không thì hãy làm. Không để cho đồng tiền nó kích động. Đồng tiền không bẩn như mấy người đạo đức giả nguyền rủa. Nó được việc làm, nếu biết sử dụng. Cái chính là anh có điều khiển được nó hay không. Như cái xe mới, trông ai mà chả thích. Nhưng không già tay lái là toi với nó như chơi! Xét chung trong phạm vi cả nước, bài học của mấy bà chợ Đồng Xuân không phải là không đáng rút kinh nghiệm. Cả nước đang khổ vì giá cả leo thang, lạm phát nếu không kiềm chế được sẽ gây ra nhiều phiền phức cho an sinh xã hội. Nhiều lý do đã được viện dẫn. Lạm phát toàn cầu, thiên tai, mất mùa; chính sách tiền tệ và tín dụng, trong đó có liên quan đến đầu tư. Và để chạy chữa, theo logic thông thường, có việc kêu gọi thực hành tiết kiệm, việc tăng cường kiểm tra các nhà buôn đầu cơ, việc giảm thuế... Một số nhà kinh tế có cách cắt nghĩa khác. Họ bảo trong số rất nhiều nguyên nhân, một phần còn là đồng tiền nước ngoài chảy vào dồn dập và việc quản lý nó còn thiếu kinh nghiệm.

Đúng ra phải nói ta chưa bao giờ phải đối diện với một thực tế như thế này. Chính việc đồng tiền đổ vào mạnh mẽ - một điều tưởng là "trên cả tuyệt vời , xưa nằm mơ cũng không thấy - lại là một trong những nguyên nhân sâu xa gây ra rối loạn trong đời sống kinh tế nói chung và chuyện lạm phát nói riêng - toàn chuyện động trời mà ta không biết. Tôi nghe chưa thủng chuyện kinh tế, song bằng lương tri thông thường cứ cảm thấy không chừng đó là một hướng suy nghĩ có lý. Tạm ví nôm na tiền tệ giống như thức ăn không chợ ngon miệng mà còn chứa hàm lượng dinh dưỡng cao. Bởi đã lâu ngày thiếu đói ta tưởng cứ ních thật nhiều cơ thể ốm yếu, không có một bộ máy tiêu hóa khỏe thì mọi chuyện đều vô nghĩa. Tối thiểu là thức ăn bổ mấy cũng trôi tuột đi hết, còn trơ cái thân thể gầy còm. Mà nguy hơn còn là tác hại khôn lường. Cái phần béo bổ kia, khi không được sử dụng thích đáng, tự nó trở thành nguồn bệnh. Thêm bệnh cũ chưa xong lại thêm ra những bệnh mới, hoặc bản thân bệnh cũ có thêm diễn biến mới.

Xưa nay có ai tự nhận là không biết cách ăn uống tẩm bổ bao giờ. Như xưa nay không mấy ai nhận là không biết tiêu tiền. Nhưng sự thực là thế. Ta nghèo quá lâu, không thạo tiêu tiền có gì là lạ. Cả nỗi sợ của kẻ có tiền nhiều, ta cũng chưa biết. Nhìn rộng ra là cả một nếp nghĩ chủ quan đơn giản. Lâu nay cứ tưởng ta khổ, không ngóc đầu lên được chỉ vì quá nghèo, vì thiếu vốn. Tha thiết mời người ta đầu tư vào một phần. Lại càng không tiếc công sức đi vay. Cầm đồng tiền trong tay vẫn không biết lo. Đầu tư vào chỗ nào đây ? Phân chia như thế nào đây? Người quản lý đâu, cơ sở kho tàng bến bãi ra sao?Ai là người biết làm để giao tiền giao vốn .Những câu hỏi ấy không hề được đặt ra. Trong lúc còn đang lúng túng giải ngân thì cán bộ với dân được dịp "té nước theo mưa , ăn chơi cứ vung cả lên. Xây trụ sở hoành tráng, mua xe xịn, đi nước ngoài chơi bời và đánh bạc, không ai bảo ai cứ sểnh ra là vào cuộc đỏ đen. Thì tấn bi hài kịch đang diễn ra có gì là lạ? Khu tôi đang ở nay là một quận mới thành lập. Trước chỉ là huyện ngoại thành nên dân khá nhiều đất, thổ cư mỗi nhà vài trăm mét là thường. Nay được dịp đô thị hóa, mỗi nhà "cấu" trăm mét mang bán cũng thành tỉ phú. Tiền được dùng vào việc thiết thực, xây lấy cái nhà, mua lấy cái xe. Vẫn chưa hết, một số người... tự mình phá mình. Con bé lái xe gây tai nạn đi tù, con lớn sa vào nghiện hút, nói như các cụ ngày xưa: “đồng tiền đội nón đi cả”. Khi tỉnh rượu lúc tàn canh, có người ngồi chống tay nghĩ lại đã thấy sợ đồng tiền. Nhưng sợ thì đã muộn.

Vậy là dù ở tầm vĩ mô hay vi mô thì đồng tiền cũng hiện ra với cả những mặt trái của nó. Thường ở từng cá nhân và từng gia đình, bệnh trạng được chỉ ra nhanh hơn. Còn trong phạm vi xã hội, người ta bị tình trạng phồn vinh giả tạo che lấp tầm mắt, ngại nghĩ thế lắm. Chưa nhận rõ bệnh, thì chạy chữa.....còn là mệt!
Nguồn: Thời báo kinh tế Sài Gòn

Sửa bởi pth77: 24/04/2014 - 16:21


Thanked by 1 Member:

#56 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/04/2014 - 10:59

TOEFL và TOEIC bị từ chối ở Anh
T. Bình

Thứ Sáu, 25/4/2014, 07:12 (GMT+7)








Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Một buổi thi TOEIC ở Hồng Kông. Ảnh Toeic.com.uk


(TBKTSG Online) - Từ tháng 4 năm nay, sinh viên du học Anh quốc sẽ không thể thi lấy bảng điểm TOEFL hoặc TOEIC để làm căn cứ xin thị thực (visa) du học; mà thay vào đó phải kiểm tra trình độ tiếng Anh với một nhà cung cấp dịch vụ khác trong danh sách được công bố trên trang web của Cơ quan Visa và Di trú Anh, UKVI.


Theo tin trên tờ The Pie News ngày 18-4, Chính phủ Anh đã quyết định không gia hạn thỏa thuận cho phép ETS – Educational Testing Service - cung cấp kết quả kiểm tra tiếng Anh mà sinh viên cần có khi xin visa du học nước Anh. Như vậy, các bảng điểm tiếng Anh TOEFL và TOEIC sẽ không còn được chấp nhận ở Anh nữa. Quyết định trên được đưa ra sau khi một số vụ gian lận trong kỳ thi TOEIC ở Anh bị đài BBC phát hiện và đưa lên sóng truyền hình hồi tháng 2-2014.

ETS là một tập đoàn giáo dục quốc tế lớn có trụ sở tại Mỹ chuyên tổ chức trên toàn cầu các cuộc kiểm tra, đánh giá trình độ ngôn ngữ và kiến thức của sinh viên; trong đó có các kỳ thi thi tiếng Anh nổi tiếng như TOEFL (Test of English as a Foreign Language – Tiếng Anh như là ngoại ngữ) và TOEIC (Test of English for International Communication – Tiếng Anh giao tiếp quốc tế). Điểm kiểm tra TOEFL hoặc TOEIC được coi là phản ánh chính xác trình độ nghe-nói-đọc-hiểu tiếng Anh của người được kiểm tra, thường được sử dụng làm căn cứ để sinh viên nước ngoài xin đi học, đi làm ở Mỹ, Anh và nhiều quốc gia nói tiếng Anh khác. Trong những năm gần đây, thi TOEFL hoặc TOEIC đã khá quen thuộc với sinh viên, học sinh Việt Nam có ý hướng du học nước ngoài.

Theo thỏa thuận giữa Cơ quan xét duyệt visa và di trú Anh (UKVI) và ETS, sinh viên nước ngoài xin visa tới Anh du học nhất thiết phải có bảng điểm kiểm tra TOEFL hoặc TOEIC do ETS cấp. Thỏa thuận này hết hiệu lực vào ngày 5-4-2014 vừa qua và sẽ không được gia hạn.

Người phát ngôn của ETS cũng xác nhận rằng công ty đã quyết định chấm dứt thỏa thuận hợp tác với UKVI sau khi hai “đại lý” của ETS – chuyên tổ chức thi TOEIC theo ủy quyền của ETS – tại Ireland bị phát hiện gian lận. “Chúng tôi công nhận rằng, chúng tôi không hoàn tất tiêu chuẩn cao của chính mình và thành thật xin lỗi về những hành vi không trung thực của các đại lý bên thứ ba ở Anh”, phát ngôn viên của ETS nói với báo The Pie News.
Theo người phát ngôn này, vụ gian lận đang được điều tra, các bảng điểm TOEFL và TOEIC sẽ không còn được dùng để xin cấp visa du học ở Anh cho dù ở Mỹ, TOEFL vẫn còn được dùng làm căn cứ để xét tuyển sinh viên nước ngoài vào các trường đại học và cao đẳng.

Sửa bởi pth77: 25/04/2014 - 11:00


Thanked by 3 Members:

#57 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/04/2014 - 15:38

THƯ NGỎ CỦA QUỸ TÂY DU




Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BS Hồ Hải

Founder & President of Go West Foundation


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Chào các bạn,

Chiến tranh đã qua đi 39 năm, nhưng dân tộc, và đất nước ta vẫn chưa thoát khỏi thế nhược tiểu .Đã đến lúc dân tộc Việt phải tự dựa vào sức mình. Mỗi người một tay, chúng ta cần một sức mạnh kết đoàn để lo cho những thế hệ tinh hoa tương lai của đất nước, cùng nhau gầy dựng giang sơn gấm vóc mà tiền nhân đã để lại.

Ngày xưa các Phan Chí Sỹ gầy dựng phong trào Đông Du và tư tưởng khai dân trí, chấn hưng dân khí, lo cho hậu dân sinh. Nay chúng ta cần phải tạo dựng những thế hệ hòa nhập Đông Tây, những con người công dân toàn cầu bằng phong trào Tây Du.

Ý tưởng mỗi người dân Việt ở khắp nơi trên trái đất này, một năm đóng góp chỉ 1 đô la Mỹ cho Quỹ Tây Du. Đó sẽ là cơ sở để chắp cánh ước mơ cho những thế hệ trẻ nghèo nhưng hiếu học, và tài năng hưởng được những nền giáo dục Tây phương tiên tiến trên toàn cầu.

Mười năm sau, chúng ta sẽ có một thế hệ đủ nhân cách và tài năng khoa học để làm những viên gạch xây dựng nền móng cho mái nhà Việt Nam.

Hai mươi năm sau, chúng ta sẽ có những thế hệ hoàn thiện ngôi nhà Việt Nam.

Ba mươi năm sau, khi những người khởi xướng phong trào Tây Du này, có thể đã về nơi an nghỉ vĩnh hằng, chắc chắn đất nước Việt sẽ có được những con người có nhân cách, là tinh hoa của giống nòi đảm trách vận mệnh tự lực, tự cường cho quốc gia dân tộc. Rồi chính họ, những mầm ươm hôm nay sẽ là thế hệ kế thừa với nhân cách trong sáng tiếp tục sứ mệnh này.

Nửa thế kỷ đến, chúng ta có thể chắc chắn rằng, đất nước ta sẽ tự lực, tự cường và phát triển vững bền, một phần lớn là những thế hệ chúng ta sẽ ươm mầm hôm nay.

Chúng tôi, những người nghĩ ra, gầy dựng phong trào Tây Du xin cúi đầu hứa trước hồn thiêng sông núi, và thế hệ tiền nhân đã ngã xuống cho đất Việt rằng, luôn giữ mình nhân cách thanh cao, tâm hồn trong sạch, công bằng, minh bạch để thực hiện sứ mệnh tuyển chọn nhân tài cho Tổ quốc không chỉ trăm năm, mà sẽ là mãi mãi hơn ngàn năm sau để nước Việt trường tồn, tự lực, tự cường phát triển, mà không hổ thẹn với Tổ tiên, giống nòi và với năm Châu.

Tây du hôm nay - Tổ quốc ngày mai.


INTRODUCTORY LETTER

Dear Friends,

The war ended 39 years ago yet our people and our country have not been emancipated from the ranks of less developed countries. It is time we rely on our own strength. With each of us doing our part we need a concerted effort to care for the next generation, the future of our country, and together we shall rebuild the beautiful country that we inherited from our forefathers.

In the old days the celebrated intellectuals Phan Boi Chau and Phan Chu Trinh started the Dong Du Movement (Go-East Movement), aiming to raise the people’s consciousness, consolidate their power and spirits as well as to care for future generations. Today we need to foster the new generations capable of combining both the Eastern and Western traditions into the new global citizens with the Go-West Movement.

The idea that each and every Vietnamese living anywhere in the world would contribute US $1 a year for the Go-West Fund, that should be sufficient to realize the dreams of generations of the young, though being poor but are capable and dedicated to studying, who deserve an opportunity to study abroad in the world’s best institutions.

If that were to be the case, in ten years we will see the emergence of a young generation with respectability and exceptional achievements in the sciences, who will be laying the groundwork for building a better country.

In twenty years’ time, we shall have generations of such people to complete the task.

In thirty years’ time, when the founders of the Go-West Movement may have passed on, our country will definitely have had many crops of talents, of people of exceptional quality and ability; they will be taking on the responsibility of providing leadership to the country to ensure its prosperity and independence.

In the next half century, we can all be sure, that our country will be self-reliant and firmly developed, due to the seeds we are sowing today.


We, the founders of the Go-West Movement, solemnly swear, beneath the awesome spirits of our motherland and in memory of those who have given their lives for the country, that we shall uphold the highest standards in thoughts and in deeds, to remain true and pure, fair and square, transparent and clear, so as to execute the noble task of selecting the budding talents for our Country – not just for a hundred years, but for evermore, that is to build one Vietnam: enduring, self-reliant, firmly developed, without shame when answer to our ancestors, and proud to the rest of the world.

Go West today - Tomorrow Vietnam.



Đại diện Quỹ Tây Du/Representative of GWF


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BS Hồ Hải/ Ho Hai, MD.


Sửa bởi pth77: 25/04/2014 - 15:39


#58 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/04/2014 - 19:49

1% sẽ ăn hết của 99%
Nguyễn Vạn Phú
Thứ Năm, 24/4/2014, 09:32 (GMT+7)









Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



“Tôi tin vào sở hữu tư nhân. Nhưng chủ nghĩa tư bản và thị trường phải là nô lệ cho nền dân chủ chứ không phải ngược lại”.

Thomas Piketty


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn




(TBKTSG) - Nếu trong giới kinh tế học mà cũng có ngôi sao như trong giới điện ảnh, ca hát thì Thomas Piketty ắt sẽ là ngôi sao mới nổi, đang được đón chào chẳng kém diễn viên Brad Pitt. Cuốn sách vừa xuất bản bằng tiếng Anh của ông, “Capital in the Twenty-First Century - Tư bản trong thế kỷ 21” tuần trước lọt vào danh sách sách bán chạy nhất của tờ New York Times.


Nhà kinh tế học đoạt giải Nobel Paul Krugman cho rằng cuốn sách của Piketty sẽ “thay đổi cả cách chúng ta suy nghĩ về xã hội và cách chúng ta nghiên cứu kinh tế học”.
Chủ đề cuốn sách đang gây xôn xao dư luận này là bất bình đẳng trong thu nhập, một chủ đề quen thuộc, từng được đề cập trong hàng ngàn cuốn sách hay hàng ngàn bài viết trước đây. Thế nhưng vì sao sách của Thomas Piketty lại trở thành hiện tượng?
Trước tiên phải nói ngay sự bất bình đẳng trong thu nhập mà tác giả đề cập chủ yếu không xoay quanh chuyện lương các CEO cao gấp mấy trăm lần lương công nhân (có nhưng không phải là điểm chính). Sự bất bình đẳng này thể hiện giữa hai xu hướng: thu nhập từ tư bản, có tốc độ tăng cao hơn nhiều so với thu nhập từ sức lao động, thường thấp hơn tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế.
Lương của Bill Gates nay có thể không là bao nhiêu cả khi không còn làm cho Microsoft nhưng so với năm ngoái, tài sản của ông năm nay đã tăng thêm 9 tỉ đô la, lên 76 tỉ đô la Mỹ. Mức tăng ấy đến từ lợi tức tư bản mà dân gian chúng ta thường nói “tiền đẻ ra tiền”. Tốc độ tăng này cao hơn nhiều so với tốc độ tăng GDP của nước Mỹ - điều đó có nghĩa, dù không muốn nhưng Bill Gates sẽ tiếp tục ngày càng giàu, trong khi đại đa số dân Mỹ thấy thu nhập hầu như không tăng. Vì vậy khoảng cách giàu nghèo giữa Bill Gates và những người có thu nhập từ tư bản như ông và những người làm công ăn lương sẽ ngày càng giãn ra, giãn dần ra đến một tỷ lệ không tưởng nổi.
Đó chính là lập luận chính của cuốn sách “Tư bản trong thế kỷ 21”. Tư bản, theo định nghĩa của Piketty gồm tất cả những tài sản mà người ta có thể sở hữu và mua bán trên thị trường, như bất động sản, vốn trong doanh nghiệp, máy móc, nhà xưởng, kể cả tài sản sở hữu trí tuệ. Tư bản tạo ra thu nhập và theo Piketty, hiện nay ở các nước phát triển, thu nhập từ tư bản vào khoảng 4-5%/năm.
Trong khi đó, tốc độ tăng trưởng thu nhập quốc dân của các nước này chỉ vào khoảng 1-2%/năm.
Điều gì sẽ xảy ra nếu hai tốc độ chênh lệch nhau này cứ thế tiếp diễn trong suốt thế kỷ 21 này? Chắc chắn sẽ đến lúc những người nắm tư bản trong tay sẽ chiếm gần hết thu nhập của một nước trong khi những người còn lại, tức chỉ biết dùng sức lao động để tạo ra thu nhập, sẽ phải chia miếng bánh ngày càng nhỏ đi. Cuối cùng thế giới sẽ quay trở lại hình ảnh của châu Âu vào thế kỷ 19 khi giới thượng lưu không làm gì cả, chỉ biết hưởng lợi tức trên điền trang như trong các cuốn tiểu thuyết cổ điển và giới lao động bình dân luôn sống trong chật vật nghèo khó.
Lập luận này đi ngược lại những gì kinh tế học lâu nay thường giả định, rằng kinh tế thị trường sẽ làm cho bất bình đẳng trong thu nhập ngày càng nhỏ lại nhưng Piketty thuyết phục được nhiều người nhờ khối lượng dữ liệu khổng lồ trải dài suốt mấy trăm năm mà ông từng thu thập, phân tích để viết cuốn sách. Ví dụ ông cho rằng giai đoạn nửa đầu thế kỷ 20, sự bất bình đẳng không rõ nét lắm là bởi tư bản hay sản nghiệp của nhiều người đã bị hủy diệt qua hai cuộc đại thế chiến, qua những cơn khủng hoảng và chỉ mới tích lũy lên lại mức xưa vào nửa cuối thế kỷ 20.
Điều gây ấn tượng trong lập luận của tác giả là: nền kinh tế càng rơi vào trì trệ, tốc độ tăng trưởng kinh tế càng giảm thì sự bất bình đẳng trong thu nhập càng cao (vì chênh lệch giữa thu nhập từ tư bản và thu nhập từ lao động càng cách biệt).

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thomas Piketty năm nay mới 42 tuổi, sinh trưởng ở Pháp. Năm 22 tuổi ông đã lấy xong bằng tiến sĩ kinh tế và được ba trường danh tiếng của Mỹ gồm MIT, Harvard và Đại học Chicago mời sang dạy. Ông chọn MIT nhưng chỉ dạy ở đây hai năm rồi quay về Pháp và bỏ hết thời gian để nghiên cứu dữ liệu liên quan đến bất bình đẳng trong thu nhập của hàng chục nước trên thế giới.
Đương nhiên khi vẽ nên bức tranh của kinh tế thế giới đang đi vào chỗ bế tắc như thế, tác giả đưa ra những đề nghị táo bạo: đánh thuế lên tư bản để giảm bất bình đẳng. Đây là điểm yếu của cuốn sách vì đa phần đều cho là tác giả “ngây thơ về chính trị” - không ai dại gì đánh thuế lên tư bản vì nó sẽ chạy sang nước khác; một sắc thuế toàn cầu lại càng bất khả thi hơn.
Hiện nay đa phần lời bình khi điểm cuốn này là sự khen ngợi. Tuy nhiên, phải nói ngay cuốn sách được viết theo dạng nhắm đến độc giả không chuyên về kinh tế nên khá dài dòng, lặp đi lặp lại một cách không cần thiết. Bức tranh toàn cảnh mà tác giả đưa ra trải dài qua nhiều thế kỷ, qua nhiều nước nên giúp độc giả có được cái nhìn rất toàn diện, tỉnh táo, không bị tác động bởi các yếu tố chính trị, chiến tranh hay xung đột “nóng lạnh”.
Nhưng cũng chính vì phải phân tích những chuỗi dữ liệu lớn như thế nên sách đôi lúc mang tính kỹ thuật, khá khô khan. Tác giả đã cố gắng cân bằng trở lại bằng cách dùng các cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của Jane Austen, Balzac hay Henry James làm dữ liệu sống để minh họa cho số liệu thời đó.
Điều chắc chắn là cuốn sách của Thomas Piketty sẽ còn được bàn tán nhiều trong năm nay; các nhà làm chính sách ắt sẽ đọc kỹ và rất có thể những phân tích trong cuốn sách sẽ tác động đến một số chính sách trong tương lai. Biết đâu một số nước phương Tây sẽ nới lỏng thêm chuyện nhập cư vì Piketty cho rằng gia tăng dân số cũng là một trong những phương cách giảm bất bình đẳng trong thu nhập.
Trong cuốn Tư bản trong thế kỷ 21, Thomas Piketty đưa ra hai “quy luật cơ bản của chủ nghĩa tư bản”. Thứ nhất, ở các nước phát triển tổng giá trị tư bản của nền kinh tế so với tổng thu nhập quốc dân hàng năm thường ở mức 5-6 lần. Ví dụ ở các nước như Pháp, Anh, Đức, Ý, Mỹ, Nhật Bản, thu nhập quốc dân đầu người chừng 30.000-35.000 euro/năm, còn tổng sản nghiệp đầu người (tức tư bản) chừng 150.000-200.000 euro.
Từ đó, Piketty đưa ra quy luật đầu tiên, nếu tổng tư bản bằng sáu năm tổng thu nhập quốc dân và nếu tỷ lệ thu nhập từ tư bản là 5% thì phần chia cho tư bản từ thu nhập quốc dân là 30%.
Quy luật thứ hai, chỉ đúng trong dài hạn, cho rằng tỷ lệ tiết kiệm càng cao và tốc độ tăng trưởng càng thấp thì tỷ lệ tư bản trên thu nhập quốc dân càng cao. Nói cách khác giả thử một nước tiết kiệm 8% thu nhập và GDP hàng năm tăng 2% thì về lâu về dài nước này sẽ tích lũy một khoản tư bản bằng bốn năm tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Nhưng nếu GDP chỉ tăng 1%/năm thì sau một thời gian, tỷ lệ tư bản trên thu nhập quốc dân này sẽ là 8 lần chứ không còn là 4 lần nữa.

Sửa bởi pth77: 25/04/2014 - 19:51


#59 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 25/04/2014 - 23:02

Người Bắc Âu

Nguyễn Huy Vũ

Những ngày ở Đức, khi gặp bạn bè người Đức nói chuyện, hỏi các bạn có ghé Bắc Âu chưa, bạn nhíu vai bảo chưa, lạnh lắm. Đối với nhiều người châu Âu, đi đâu thì đi, không muốn đến Bắc Âu, vì lạnh. Và vì thế Bắc Âu, dù được coi là một phần của châu Âu, đối với những người châu Âu khác như là một nơi xa xôi, cách trở, dù đi máy bay cũng chỉ có hai giờ đồng hồ. Nó cũng như hỏi nhiều người Sài Gòn rằng đã ra Hà Nội hay Huế chưa, để nhận lại một cái lắc đầu, xa quá.

Thì Bắc Âu lạnh. Một năm 12 tháng thì có đến những 9 tháng bạn phải mặc áo ấm khi ra ngoài. Và bốn tháng lạnh nhất, bạn phải mặc ba áo. Những ngày đến Nauy, cô hướng dẫn bảo người Nauy có câu rằng, xứ Nauy không có lạnh, chỉ có bạn thiếu áo ấm thôi.

Những ngày ở Stockholm, một hôm mình tiếp một người bạn từ Việt Nam. Bạn của bạn. Là một quan chức và anh đã đi nhiều nơi trên thế giới. Dẫn anh đi chơi lòng vòng giữa những ngày hè nắng ấm của Stockholm, mùa đẹp nhất của Bắc Âu, anh than buồn quá. Anh bảo anh ở đây mới mấy ngày mà thấy buồn vậy, sao tụi em ở đây lâu hay vậy. Anh bảo sáng bước ra ngõ chẳng thấy một ai. Có nhà, có cửa, có xe, lâu lâu có chim hót, nhưng không thấy người. Xứ gì lạ hoắc, người ở đâu không thấy.

Ngày đến trường ở Stockholm, trong buổi giới thiệu về văn hóa Bắc Âu, anh hướng dẫn bảo, lối sống của người Bắc Âu xoay quanh chữ “lagom”, tiếng Thụy Điển nghĩa là “vừa đủ”. Sống không cố giàu cũng không lười để nghèo. Cái gì làm được họ tự làm tại nhà: sơn nhà, lắp nhà, sửa nhà, sửa xe… Nói theo người mình là dân họ có nhiều nghề lẻ. Mà việc này không chỉ gói gọn trong cánh đàn ông. Những ngày hè đẹp trời ở Stockholm mình rất ngưỡng mộ khi nhìn thấy các chị bắc thang sơn nhà, những việc mà thường chỉ thấy cánh đàn ông đảm trách. Phụ nữ Bắc Âu rất mạnh mẽ. Họ quan niệm công bằng không những theo nghĩa phụ nữ cũng phải có vai trò ngang bằng trong đời sống mà họ còn tiến một bước xa hơn là tự động nhận lãnh những công việc nặng nhọc. Nếu bạn là bạn trai sống chung với họ, họ sẽ tự động trả một nửa tiền nhà cho bạn. Đi ăn họ cũng sẽ tự động trả phần của họ. Trong luật các doanh nghiệp lên sàn chứng khoán, thành phần hội đồng quản trị phải đảm bảo ít nhất 40 phần trăm là nữ. Nếu công ty không đáp ứng yêu cầu này phải có bản giải trình hằng năm và có thể đối diện nguy cơ phải đóng cửa.

Nhiều bạn, nhất là các bạn nam sẽ thắc mắc chuyện các bạn Bắc Âu hẹn hò như thế nào. Sẽ có một vài sự khác biệt nhỏ trong văn hóa hẹn hò giữa các nước Bắc Âu, nhưng tựu chung, mô típ sẽ đi theo các bước. Gặp nhau ở một bữa tiệc của một người bạn. Uống thật xỉn, âu yếm nhau, hoặc ngủ với nhau. Nhớ ghi lại số điện thoại. Hôm sau, nhắn tin, rủ uống cà phê, ăn bánh, mà tiếng Thụy Điển gọi là “fika”, coi như là không biết chuyện gì xảy ra hôm trước. Lặp lại quy trình gửi tin nhắn và đi ăn bánh, cà phê vài lần, sau đó đi ăn tối, nhớ rằng tiền ai nấy trả. Dọn về ở chung.

Những người bạn của mình từ các nước phía dưới của châu Âu thỉnh thoảng ghé thăm Bắc Âu khen người Bắc Âu hiền, dễ mến. Cảm giác giống như là bạn từ thành thị mà về nông thôn, gặp những người dân hiền hòa, tươi cười dễ chịu. Cũng như ở các khu thành phố trung tâm Oslo hay Stockholm mà bạn đi vài chục cây số ra ngoại ô, gặp những người dân ở đây. Người Bắc Âu hiền và dễ cười, nhưng không có nghĩa bạn dễ làm thân với họ. Dưới vẻ thân thiện, dễ mến là một ốc đảo lạnh lùng, rất khó để xây dựng một mối quan hệ thân hơn mức xã giao. Nó không chỉ với người nước ngoài mà chính giữa những người Bắc Âu với nhau. Và đó cũng là điều dễ hiểu mà ở trên bạn thấy thông thường họ hẹn hò, quen nhau khi đã uống một chút.

Người Bắc Âu có tính độc lập. Trẻ con từ bé đã được dạy làm việc một mình. Một văn hóa có từ lâu đời khi phải tồn tại giữa một vùng đất rộng lớn, thưa người. Đó cũng là một yếu tố giúp phát triển các sáng kiến. Vì các ý kiến mới thường được phát triển bởi một người và nếu người đó có khả năng thực hiện được, nó sẽ trở thành một sáng kiến. Đó là ý kiến cốt lõi của hệ thống IKEA: bạn mua những vật dụng về để tự bạn lắp ráp.

Những ngày ở Stockholm, khi vào trường, các thầy trong khoa bảo học trò, khi các bạn tốt nghiệp từ trường này ra các bạn làm gì cũng được. Mà quả thật là sinh viên tốt nghiệp xong làm cái gì cũng được thật, chỉ cần cho họ một vài tháng tự tìm hiểu. Vì đơn giản là các thầy không dạy gì cả. Các thầy đưa bài tập, nhưng không đưa bài giải và đáp án. Hỏi thầy thì các thầy bảo rằng mai mốt m*y đi làm thì m*y hỏi ai, m*y là thằng duy nhất tự tìm hiểu để biết nó đúng hay sai thôi. Khi làm luận văn mỗi người một luận văn riêng lẽ, tự đề ra luận văn và tự viết, thầy không góp ý, gửi email cũng không trả lời, đến ngày bảo vệ thầy sẽ là người phản biện. Nó giống như thả một người xuống biển và nếu anh ta, bằng cách nào đó, biết bơi thì sẽ trao cho anh ta bằng tốt nghiệp học bơi.

Mỗi nơi có một nền văn hóa riêng. Nhập gia tùy tục. Bạn ở nhà sẽ cười khi thấy các sinh viên ở Stockholm mỗi buổi sáng đi học cầm theo một hộp thức ăn. Đúng 12h trưa, ở phòng ăn các bạn sẽ xếp một dãy dài, quanh khoảng hơn 10 cái microwave và mỗi bạn sẽ chỉ có từ hai mươi đến ba mươi giây để hâm nóng hộp đồ ăn của mình.

Nhiều bạn sẽ hỏi rằng ngọn gió nào đã đưa mình đến Bắc Âu và sao ở lâu vậy. Đó là một câu chuyện dài và mình chưa từng nghĩ mình sẽ ở lâu vậy. Với Nauy, đó là một chuyến lang thang từ Stockholm xuống miền cực Tây của Nauy như một lữ khách rong rủi trên đường để rồi gặp một cô thôn nữ duyên dáng trên xe buýt mà lòng xao xuyến, hi vọng một ngày nào đó có dịp gặp lại.

Oslo, 15.4.2014


#60 pth77

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 697 Bài viết:
  • 1420 thanks

Gửi vào 26/04/2014 - 11:49

GIẢI MÃ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐỂ PHỤC DỰNG SẢN PHẨM VĂN HÓA PHI VẬT THỂ: MỘT CON ĐƯỜNG TÁI HIỆN DIỆN MẠO VÀ CỘI NGUỒN ĐÍCH THỰC CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT


20.01.2013

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


“MỘT SỰ THẬT RẤT ĐƠN GIẢN: NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ ĐÃ ĐẺ RA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC.”


TS. Hà Hưng Quốc

Điều mà mỗi người và mọi người có thể làm được là đừng vội phủ nhận những chấm nhỏ đó và cũng đừng vội phủ nhận phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể trong nỗ lực tái hiện lại bức tranh diện mạo và cội nguồn đích thực của nền văn hóa Việt. Dưới điều kiện khắc nghiệt của địa dư và lịch sử làm cho những chứng tích vật thể mong manh khó có thể tồn tại, con đường phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể có lẽ là con đường không thiếu khôn ngoan. Mỗi công trình có thể chỉ là một con kiến tí ti trong con mắt của những khoa học gia chính thống và dễ dàng bị cho “chìm xuồng” nhưng một khi số lượng kiến đã có thể kết nối nhau thành một bè kiến chuyên chở nổi sự thật về cội nguồn văn hóa Việt thì lúc đó kiến sẽ không còn là kiến. “


Mục Lục
A. Những Công Trình Phục Dựng Di Sản Phi Vật Thể
  • Trung Thiên Đồ của Nguyễn Thiếu Dũng: Phục Dựng Từ Huyền Sử Việt.
  • Hậu Thiên Đồ của Trần Quang Bình: Phục Dựng Từ Huyền Thoại Việt & Phối Kiểm Qua Toán Học.
  • Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ của Việt Dịch: Phục Dựng Từ Khẩu Quyết Lưu Truyền Trong Dân Gian.
  • Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Lục Thập Hoa Giáp: Phục Dựng Từ Qui Luật Ngũ Hành Nạp Âm.
  • Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian.
  • Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian.
  • Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Môn Tử Vi: Phục Dựng Từ Lý Số.
B. Tầm Quan Trọng Của Những Công Trình Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Để Phục Dựng Sản Phẩm Văn Hóa Phi Vật Thể.
C. Bạch Thư Trong Mộ Hán Mã Vương Đôi & Trúc Giản Trong Mộ Sở Kinh Môn Quách Điếm: Bằng Chứng Củng Cố Giá Trị Của Sản Phẩm Được Phục Dựng Và Của Phương Pháp Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể.
D. Lời Kết
Trung Thiên Đồ của Nguyễn Thiếu Dũng:
Phục Dựng Từ Huyền Sử Việt
Một trong những công trình nghiên cứu tâm đắc của Nguyễn Thiếu Dũng (NTD) là phát hiện Trung Thiên Đồ ẩn bên sau huyền sử Việt qua câu chuyện của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo ông Trung Thiên Đồ là chiếc chìa khóa để hiểu vì sao Kinh Dịch Chu Văn được sắp xếp theo thứ tự của nó như chúng ta biết cũng như để hiểu chính xác hơn về nội dung của kinh. Trong bài Trung Thiên Dịch Số tác giả NTD đã viết:
Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ không chỉ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc “Con Rồng cháu Tiên”, một thông điệp về tình đoàn kết, nghĩa yêu thương giữa các dân tộc anh em, đồng bào mà còn chứa đựng một thông tin về di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh ta sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến. Theo Kinh Dịch, Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ có thể ký hiệu bằng quẻ Càn có tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thuỷ phủ ký hiệu là quẻ Khảm có tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), lâu ngày cây hoá thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Lạc Long Quân cũng có công diệt được ngư tinh, con yêu ngư xà ăn thịt người, chuyện này cũng thuộc quẻ Khảm ký hiệu ở trên. Truyền thuyết thường nói chung là Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn – Đoài – Tốn – Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): (1, tr 30). Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). Truyền thuyết kể tiếp: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang”. Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly – Cấn – Chấn – Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp theo thứ tự Càn – Đoài – Tốn – Khảm – Ly – Cấn – Chấn – Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ. . . . Nhờ có Trung Thiên Đồ ta có thể đọc lại Kinh Dịch một cách chính xác hơn, điều này nghe có vẻ nghịch lý vì ta làm sao thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa hơn người Trung Hoa được, nhưng vì ta có Trung Thiên Đồ là la bàn tổ tiên ta dựa vào đấy để viết các lời hào nên chúng ta có cách đọc thuận lợi hơn.”
Như vậy Trung Thiên Đồ mà NTD đã bỏ công giải mã để phục dựng lại từ huyền sử Việt theo lời ông mô tả sẽ giống như hình H1 và H1B.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Từ hình H1B chúng ta dễ dàng nhận ra nó rất giống hình H2B, ngoại trừ chi tiết được khoanh trong vòng đỏ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Hình H2B là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ H2 (Tiên Thiên Bát Quái). Bốn trục của Tiên Thiên Đồ H2 phân bố lại theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương đã làm nên cấu trúc H2B. Khái niệm phân bố theo trục trong cấu trúc của H2B hoàn toàn khế hợp với khái niệm trục trong Việt Dịch của Hà Hưng Quốc. Và như Việt Dịch đã viết, bốn trục của Tiên Thiên Đồ đại diện cho 4 Tượng: tượng không gian Càn-Khôn, tượng năng lượng Khảm-Ly, tượng vật chất vô hình Tốn-Chấn, và tượng vật chất hữu hình Cấn-Đoài. Tuy tạm gọi H2B là Tiên Thiên Đồ Phái Sinh nhưng thực ra phải nói H2B chính là tiền thân của Tiên Thiên Đồ H2 thì đúng hơn vì nó mô tả 2 Động Lực (Âm Dương/ Lưỡng Nghi) và 4 Nguyên Tố (4 Trục/ Tứ Tượng) trước khi thể hiện thành 8 Quái (Bát Quái).
Hình H1B khác với hình H2B ở chỗ là vị trí hai quái Cấn-Tốn trong hình H2B bị đảo ngược lại trong hình H1B. Do đó, tạo thành cặp Cấn-Chấn với 2 dương (+) và cặp Tốn-Đoài với 2 âm (-). Nói một cách khác là Trung Thiên Đồ H1B của NTD không chính xác tuân theo qui luật “xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương” như là H2B.
Nếu như H1B hoàn toàn giống với hình H2B thì chúng ta có thể nói là NTD “có cơ sở” để gọi H1B là Trung Thiên Đồ vì nó thực sự là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ và có thể đứng làm trung gian nối kết Tiên Thiên Đồ với Hậu Thiên Đồ hoặc kết nối Đồ với Kinh. Nếu như Trung Thiên Đồ của NTD đúng là một trong những đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ và nếu như có thể chứng minh được đúng là nó đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thành lập 64 quẻ của Kinh Dịch Chu Văn thì phương pháp giải mã huyền sử Việt để phục dựng lại di sản văn hóa phi vật thể của Việt không phải là một phương pháp có thể dễ dàng bị gạt bỏ như nhiều người đã nghĩ. Không dễ gạt bỏ được vì một sản phẩm phi vật thể được phục dựng từ di sản phi vật thể không hẳn là một sản phẩm thiếu giá trị và cũng không phải là một sản phẩm lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia. Không dễ gạt bỏ vì phương pháp giải mã để phục dựng lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể trong một công trình nghiên cứu không hẳn là thiếu sự nghiêm túc và thiếu tính khoa học.
Khoa học nhân văn không giống như khoa học vật lý. Nó là khoa học mềm. Những nghiên cứu trong khoa học mềm có giá trị khoa học nằm ở chỗ “action grounded.” Mà những di sản văn hóa phi vật thể nói chung, và huyền sử Việt nói riêng, lại chính là kết tinh của tất cả “actions” của một dân tộc. Giải mã di sản văn hóa phi vật thể chính là “action grounded.” Mỗi bản phục dựng chính là công trình hình thành từ “action grounded theory.” Và nếu như bản phục dựng được “tested” và “hold water” thì bản phục dựng lẫn “theory” ẩn phía sau nó có thể được coi là có giá trị, cho đến khi ai đó có thể chứng minh ngược lại, và đến lúc đó thì chúng ta mới có thể gạt bỏ bản phục dựng đó vì nó đã thực sự bị mất giá trị chứ không phải vì xuất xứ của nó là sản phẩm được phục dựng từ di sản văn hóa phi vật thể hoặc vì phương pháp phục dựng nó là phương pháp mềm.
Một vật thể rắn, thí dụ như một cục đá, nếu chạm vào một người có thể ra gây tổn thương thì người ta không thể không nghiêm túc công nhận giá trị thực dụng của cục đá đó. Một luồng âm thanh chạm vào một người có thể gây ra tổn thương thì người ta không thể không nghiêm túc công nhận giá trị thực dụng của luồng âm thanh đó. So với cục đá là một vật thể rắn, âm thanh tuy là “phi vật thể” hay “ảo” [so sánh tương đối] nhưng tác động của nó không ảo. Bản chất khoa học cứng và khoa học mềm cũng như thế. Phương pháp giải mãđể phục dựng lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thểtuy có khác với phương pháp thử nghiệm vật thể trong phòng thí nghiệm để tái lập [phục dựng] kết quả của một công thức cho ra một loại vật thể ứng dụng vào công nghệ, nhưng không vì thế mà người ta có thể tự động kết luận hay vội vã kết luận phương pháp giải mã để phục dựng [tái lập] lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể là một phương pháp thiếu nghiêm túc hoặc phi khoa học
Bên sau huyền thoại nào cũng có ẩn chứa sự thật hoặc đạo lý. Nếu không có sự thật hoặc đạo lý ẩn chứa bên trong, nó đã không theo dòng sống của một dân tộc suốt một thời gian dài tính bằng nhiều thiên niên kỷ. Hay nói một cách khác, nó đã không sống sót để trở thành huyền thoại. Nếu chúng ta cho rằng huyền thoại của dân tộc chỉ là huyền thoại không hơn không kém tức là chúng ta đã cho rằng tiền nhân bảo quản và truyền thừa huyền thoại cho chúng ta chỉ vì chúng đơn thuần là huyền thoại. Nói một cách khác không quanh co, nó có nghĩa là tiền nhân của chúng ta ngu si đến mức bảo quản mấy ngàn năm để giao lại những thứ “tầm phào” cho chúng ta. Có thật là vậy không? Có thật là tiền nhân chúng ta đần độn, ngớ ngẩn tới mức như vậy không? Hay là họ đã giao vào tay chúng ta một di sản văn hóa vô giá như NTD đã nói?
Cá nhân HHQ tin là bên sau huyền thoại nào cũng có ẩn chứa sự thật và đạo lý. Vấn đề là chúng ta có đủ bản lãnh bóc được lớp vỏ huyền thoại để cho sự thật và đạo lý hiển lộ ra hay không mà thôi. Nếu chấp nhận tiền đề này thì chi tiết bất đồng giữa Trung Thiên Đồ H1B của NTD và Tiên Thiên Đồ Phái Sinh H2B đáng cho chúng ta phải quan tâm và điều tra tại sao có sự khác biệt này.
Liệu là có một kết quả giải mã nào khác hơn là kết quả giải mã của NTD có thể giúp giải tỏa vướng mắc? Không quá khó để tìm ra đáp án! Sau khi rà soát lại luận giải của NTD, một vài điểm được phát hiện. Thứ nhất, NTD giải rằng Mộc Tinh (thần Xương Cuồng) thuộc quái Phong (Tốn) có tượng là Mộc. Nhưng căn cứ theo Việt Dịch Đồ của Việt Dịch thì hướng Đông Mộc gồm có hai quái Tốn Giáp và Cấn Ất. Tuy cùng là hành Mộc nhưng Tốn Giáp là hành Mộc của cây non còn Cấn Ất là hành Mộc của cây già. Bản chất của Mộc Tinh là cây Chiên Đàn ngàn tuổi nên Mộc Tinh phải được giải là hành Mộc của cây già thuộc quẻ Cấn tượng núi. Thứ hai, NTD giải rằng “lên Phong Châu là lên núi, ký hiệu là quẻ Cấn.” Trong luận giải này NTD đã đổi phương pháp giải mã từ chỗ nối kết với “chìa khóa chữ” (key word) qua chỗ nối kết với “phương hướng, địa hình” và từ chỗ nối kết trực tiếp qua chỗ nối kết gián tiếp. Nói một cách khác, nếu đã giải mã câu chuyện Lạc Long Quân diệt Hồ Tinh thuộc quái Đoài, diệt Mộc Tinh thuộc quái Cấn, diệt Ngư Tinh thuộc quái Khảm thì lên Phong Châu phải là quái Tốn sẽ hợp lý hơn thay vì suy diễn Phong Châu ở hướng Tây trên núi để rồi dẫn tới quái Cấn. Thực ra thì NTD cũng đã giải Phong Châu là “quẻ Tốn” trong phần giải mã Mộc Tinh. Sử dụng danh xưng Phong Châu hai lần –lần trước thì giải là Gió Tốn còn lần này thì giải là Núi Cấn— cho hai nhóm khác nhau cũng là một trở ngại khác trong cách giải mã của NTD vì thiếu sự nhất quán. Nói tóm lại, lên Phong Châu nên được giải là quái Tốn tượng Gió.

Kết quả giải mã trước đây của NTD sau khi được điều chỉnh lại như vừa trình bày có thể tóm gọn trong một đồ hình giống như H4 và H4B.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Với hình H4 và H4B chúng ta có thể thấy 4 cặp quái Khôn-Càn, Đoài-Cấn, Khảm-Ly, Tốn-Chấn xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương. Hay nói một cách khác, Trung Thiên Đồ H4B của NTD phục dựng (và sau khi được HHQ hoàn chỉnh) chính xác là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ như cho thấy trong hình H2B.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NTD gọi đồ hình do ông phục dựng là Trung Thiên Đồ và cho nó là chìa khóa để giải thích thứ tự và nội dung của Kinh Dịch Chu Văn không phải là không có lý, vì Trung Thiên Đồ bản chất vốn không phải là một đồ hình nguyên sinh, như TTBQ hoặc HTBQ, mà là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ theo một qui luật thành lập cấu trúc rất chặt chẽ. Khác với Tiên Thiên Đồ là một mô hình (a model) mô tả khởi nguyên của vũ trụ cùng qui luật vận hành vật lý và Hậu Thiên Việt Dịch Đồ là một mô hình (a model) mô tả thế giới hậu thiên vi diệu sinh hoá cùng qui luật vận hành sinh hóa, Trung Thiên Đồ bản chất là một bản đồ (a directive map/ relational map) chứa đựng thông tin nối kết giữa Đồ với Kinh.
Trung Thiên Đồ của NTD có phải là một sản phẩm lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia? Hay nó là một sản phẩm nằm trong một hệ thống văn hóa phi vật thể và tự thân cũng đã mang tính hệ thống? Chính xác thì Trung Thiên Đồ của NTD nối kết Đồ nào với Kinh nào? Những câu hỏi này buộc chúng ta phải khảo sát lại tất cả những Kinh Dịch và Đồ Dịch để tìm đáp án.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Toàn bộ Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông được sắp xếp theo thứ tự như trong hình H5. Thượng kinh mở đầu với hai quẻ thuần Càn, thuần Khôn (quẻ thứ 1, 2) và kết thúc với hai quẻ thuần Khảm thuần Ly (quẻ thứ 29, 30). Hạ kinh mở đầu với hai quẻ Đoài-Cấn Trạch Sơn Hàm, Chấn-Tốn Lôi Phong Hằng (quẻ thứ 31, 32) và kết thúc với hai quẻ Khảm-Ly Thủy Hỏa Ký Tế, Ly-Khảm Hỏa Thủy Vị Tế (quẻ thứ 63, 64).
Tuy là những quẻ mở đầu và kết thúc ở thượng kinh và hạ kinh có phần gắn kết với Trung Thiên Đồ của NTD như ông đã chỉ ra, nhưng sự gắn kết này vẫn không đủ sức thuyết phục vì rõ ràng là thiếu chặt chẽ và không xuyên suốt 64 quẻ. Càng nhìn sâu vào tổng thể chúng ta sẽ càng dễ cảm nhận ra sự sắp xếp tùy tiện và hỗn độn của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông.
Đưa ra nhận xét Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông bị “sắp xếp một cách tùy tiện và hỗn độn” có lẽ sẽ gây dị ứng đối với nhiều người. Nhưng những khảo sát tiếp theo sau sẽ cung cấp chứng cứ khách quan cho nhận xét trên.
Kinh Dịch Phục Hy thành lập do sự chồng quái của Tiên Thiên Đồ. Nhưng nói như thế thì vẫn chưa nói đúng bản chất của nó. Phải nói cho chính xác là do Tiên Thiên Đồ ráp với Tiên Thiên Đồ mà hình thành 64 quẻ theo thứ tự và qui trình đó được tiến hành như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Trước tiên là nội quái Khôn của Tiên Thiên Đồ A (TTBQ_A) ráp với ngoại quái Khôn của Tiên Thiên Đồ B (TTBQ_ B, hình thành quẻ Thuần Khôn (quẻ số 0 thập phân, quẻ 000000 nhị phân). Sau đó TTBQ_B chuyển động, ngoại quái chuyển dịch từ quái Khôn qua Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn tức là chuyển dịch theo quỷ đạo hình chữ S, cũng là chuyển dịch theo thứ tự số nhị phân từ 000 tới 111 (số thập phân là từ 0 tới 7). Như vậy nội quái Khôn bất dịch còn ngoại quái biến dịch, theo đó thứ tự thành lập 8 quẻ, từ quẻ 0 tới quẻ 7, như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Kế tiếp, ngoại quái Khôn của TTBQ_B ráp với nội quái Cấn của TTBQ_A. Sau đó ngoại quái cũng chuyển dịch từ Khôn qua Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn. Như vậy, nội quái Cấn của TTBQ_A bất dịch còn ngoại quái biến dịch thứ tự thành lập 8 quẻ, từ quẻ 8 tới quẻ 15, như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

  • Lập lại qui trình trên, TTBQ_B tiếp tục ráp với nội quái Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn theo thứ tự hình thành quẻ số 16 cho tới quẻ cuối số 63 là quẻ Thuần Càn. Và toàn bộ Kinh Dịch Phục Hy được tóm gọn trong hình H9.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đặc tính của toàn bộ sự vận động mà chúng ta nhìn thấy được là “nội tịnh ngoại động” hay chính xác hơn là nội Tiên Thiên Đồ (TTBQ_A) thì tịnh còn ngoại Tiên Thiên Đồ (TTBQ_ B thì động, đúng theo nguyên lý âm dương “nhất tịnh nhất động chi vị đạo.” Tịnh và động ở đây chỉ là sự so sánh tương đối chứ kỳ thực cả hai đều cùng chuyển động chỉ khác ở chỗ nội TTBQ_A chuyển động rất chậm (tỉ lệ 1:8) so với ngoại TTBQ_B cho nên nói là “nội tịnh ngoại động.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Nếu xếp 32 quẻ thượng kinh, từ quẻ số 63 xuống quẻ số 32, và 32 quẻ hạ kinh, từ quẻ số 0 lên tới quẻ số 31, thì chúng ta có được một vòng tròn như trong hình H10. Hình vòng tròn này là biểu trưng của một nguyên lý thể hiện thành mặt đối lập, cùng một nguyên lý với cách phân bố các đơn quái trong tiến trình thành lập Tiên Thiên Đồ đã được trình bày trong Việt Dịch của Hà Hưng Quốc. Tuy hai nửa đối lập nhau, nửa bên trái từ trên xuống và nửa bên phải từ dưới lên, nhưng cả hai lại được vận hành bởi cùng một động lực chiều ngược kim đồng hồ.
Còn nếu xếp theo thứ tự liên tục từ quẻ số 0 tới quẻ số 63 mà vẫn thể hiện hai mặt âm dương đối lập thì chúng ta có được một chữ S như trong hình H11 hoặc một Lưỡng Nghi như trong hình H12. Chưa thấy ai xếp Kinh Dịch Phục Hy như hình H11 và H12 như HHQ đã trình bày ở đây. Giá trị của hai hình này, đặc biệt là H12, thể hiện lý thuyết âm dương rõ rệt hơn hết và đúng với nội dung hình thành Tiên Thiên Đồ được trình bày trong cuốn Việt Dịch của Hà Hưng Quốc.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Như chúng ta đã thấy, Kinh Dịch Phục Hy được sắp xếp rất mạch lạc theo một qui trình rất chặt chẽ. Và trong tiến trình từ Tiên Thiên Đồ Dịch tới Phục Hy Kinh Dịch, chúng ta không thấy bóng dáng Trung Thiên Đồ của NTD.
Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Dương Đôi được sắp xếp như trong hình H13. Thứ tự của 64 quẻ trong bản Mã Vương Đôi hoàn toàn khác với thứ tự 64 quẻ trong bản phổ thông, mặc dầu cả hai cùng là Kinh Dịch Chu Văn.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Quan sát toàn bộ kinh, đặc biệt là 8 quẻ đầu, từ thứ 1 tới thứ 8, và 8 quẻ cuối, từ thứ 57 cho tới thứ 64, chúng ta dễ dàng nhận ra qui luật thành lập thứ tự của 64 quẻ và qui luật đó như sau:
  • Nội quái chuyển dịch nhanh theo thứ tự Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Ngoại quái chuyển dịch chậm (tỉ lệ 1:8) theo thứ tự Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Khôn, Đoài, Ly, Tốn.
  • Trước tiên nội quái Càn ráp với ngoại quái Càn. Nội quái dịch chuyển từ Càn sang Khôn và đi hết một vòng tới Tốn. Khi nội quái trở lại Càn thì ngoại quái chuyển qua Cấn. Nội quái lại dịch chuyển từ Càn sang Khôn và đi hết một vòng tới Tốn. Khi nội quái trở lại Càn thì ngoại quái lại chuyển qua Khảm. Cơ trình cứ lập lại như thế cho đến khi ngoại quái đi hết một vòng tới Tốn và nội quái đi hết vòng cuối cùng chấm dứt tại Tốn.
  • Sau đó tất cả các trùng quái được chuyển vị ra đầu dòng lề trái.
Cũng giống như nhưng ngược lại với Kinh Dịch Phục Hy, đặc tính của toàn bộ sự vận động mà chúng ta nhìn thấy được là “nội động ngoại tịnh” đúng theo nguyên lý âm dương “nhất tịnh nhất động chi vị đạo.” Tịnh và động ở đây chỉ là sự so sánh tương đối chứ kỳ thực cả hai đều cùng chuyển động chỉ khác ở chỗ nội chuyển động nhanh (tỉ lệ 8:1) so với ngoại cho nên nói là “nội động ngoại tịnh.”
Từ những quan sát trên chúng ta có thể phục dựng lại hai đồ hình đã tương tác nhau để thành lập 64 quẻ của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi. Và kết quả được tóm lược trong hình H14.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Nhìn vào H14, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp ở đây cấu trúc theo khái niệm trục. Bốn trục Càn-Khôn, Cấn- Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ dương tới âm làm nên cấu trúc của Đồ Hình B. Để làm nổi bật bản chất của nó, Đồ Hình B được vẽ lại theo dạng vuông như cho thấy trong hình H15.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Từ H15 chúng ta dễ dàng nhận ra là nó rất giống với H2A, ngoại trừ chi tiết khoanh trong vòng đỏ. Đồ Hình H2A, cũng giống như Đồ Hình H2B đã thấy qua, là một đồ hình phái sinh khác (trong số 4 đồ hình phái sinh) của Tiên Thiên Đồ H2. Nó được hình thành bằng cách xếp lại 4 trục Càn-Khôn, Cấn- Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn của Tiên Thiên Đồ theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ dương tới âm.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

So sánh H15 với H2A chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra là trong hình H15 trục Khảm-Ly bị đảo ngược. Dựa vào bố cục chặt chẽ và liên hệ mật thiết của H2A và H15, chúng ta có cơ sở để kết luận là trục Khảm Ly trong Đồ Hình H15 đã bị lỗi và cần phải điều chỉnh lại. Như vậy, H15 sẽ thành ra H15A. Nói cách khác, Đồ Hình H15A cũng là Đồ Hình H2A và cũng là đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ. Theo cách gọi của NTD, đồ hình H15A chính là một Trung Thiên Đồ.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như chúng ta đã thấy, cũng giống như Kinh Dịch Phục Hy, Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi được sắp xếp rất mạch lạc theo một qui trình rất chặt chẽ. Dầu là những đồ hình lẫn qui trình thiết lập 64 quẻ của hai bộ kinh có khác nhau, nhưng cả hai đều giống nhau ở chỗ mạch lạc, nhất quán và xuyên suốt. Đặc tính này, khi đem ra đối chiếu, làm cho nổi cộm “sự sắp xếp tùy tiện và hỗn độn” của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông.
Và trong tiến trình khám phá Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi, chúng ta thấy hiển hiện Trung Thiên Đồ của NTD. Tuy nhiên, Trung Thiên Đồ trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi (H15A = H2A) không hoàn toàn giống với Trung Thiên Đồ của NTD (H4B = H2B). Điểm khác biệt duy nhất là Trung Thiên Đồ của NTD thì theo thứ tự âm trước dương sau còn Trung Thiên Đồ trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi thì ngược lại dương trước âm sau.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Tại sao có sự khác biệt này? Một trong những giải thích, theo ý kiến của HHQ, là vì qui luật âm dương của Trung Thiên Đồ đã bị cải biến theo quan niệm Càn trước Khôn sau, dương trước âm sau, từ dương tới âm. Quan niệm này là dấu ấn bản sắc của xã hội Tàu luôn luôn trọng dương khinh âm, trọng nam khinh nữ. Do đó, qui luật âm dương trong Trung Thiên Đồ do người Tàu phỏng tác đã hoàn toàn ngược với qui luật âm dương trong bản gốc do người Việt trước tác. Tuy công việc phỏng tác có tính cách hệ thống nhưng người làm công việc này không nhất thiết đã nhìn thấy Trung Thiên Đồ ẩn trong Kinh Dịch hoặc phải hiểu rõ qui luật thiết lập cấu trúc của Trung Thiên Đồ, vì chỉ cần đảo ngược vị trí (Khôn về Càn và Càn về Khôn, vân vân) của các nội quái trong 64 quẻ là xong. Về sau, có lẽ vì thói quen vần điệu cho nên hai quái trên trục Ly-Khảm bị đảo ngược thành Khảm-Ly (từ trước đến nay HHQ vẫn quen miệng nói “Càn-Khôn, Cấn-Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn” thay vì nói “Càn-Khôn, Cấn-Đoài, Ly-Khảm, Chấn-Tốn” hoặc “Khôn-Càn, Đoài-Cấn, Ly-Khảm, Tốn-Chấn.” Quá trình trên đã làm cho Trung Thiên Đồ bản gốc H4B (như NTD đã giải mã) biến thành H15A (ẩn trong trong Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi).
Trở lại với hình H14, nhìn vào Đồ Hình A chúng ta sẽ nhận ra nó là một biến thể của Tiên Thiên Đồ. Đồ Hình A khác với Tiên Thiên Đồ ở chỗ hai trục bàng Chấn-Tốn và Cấn-Đoài đã hoán vị cho nhau (mỗi trục xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ chiếm vị trí của nhau). Đồ Hình A cũng liên hệ mật thiết với Đồ Hình B. Đem 4 trục trong Đồ Hình A xếp theo chiều kim đồng hồ, liên tục liền nhau, dương trước âm sau sẽ cho ra Đồ Hình B. Hoặc từ Đồ Hình B theo chiều ngược kim đồng hồ triển khai ngược lại và xếp các 4 trục theo chiều kim đồng hồ, liên tục liền nhau sẽ cho ra Đồ Hình A. Điều này có nghĩa là Đồ Hình B có thể đã phái sinh ra Đồ Hình A và cũng có thể là được phái sinh từ Đồ Hình A.
Vậy thì, B sinh A (trường hợp 1) hay là A sinh B (trường hợp 2)? Hay sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên (trường hợp 3)?
Trường Hợp 1: Nếu B sinh A thì chúng ta có thể thấy được một chuỗi kết nối rất trật tự và rõ ràng. Đó là, từ Tiên Thiên Đồ dẫn tới Trung Thiên Đồ bản gốc, dẫn tới Trung Thiên Đồ bản phỏng tác, dẫn đến Trung Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi (bị lỗi tại Khảm-Ly), dẫn tới Hậu Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi, và cuối cùng dẫn tới Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi. Và chúng ta có thể gọi Đồ Hình A trong H14 là một Hậu Thiên Đồ (chưa xét tới đúng sai và có phải là đồ hình gốc hay không). Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi như Trung Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi và Hậu Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi từ đâu mà có hoặc chúng tương tác với nhau như thế nào để hình thành cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi.
Trường Hợp 2: Ngược lại, nếu A sinh B thì mọi luận giải vừa qua có lẽ cần điều chỉnh vì giả thuyết Trung Thiên Đồ là đồ hình phái sinh trực tiếp từ Tiên Thiên Đồ phải đổi lại là phái sinh gián tiếp từ Tiên Thiên Đồ thông qua đồ hình B.
Trường Hợp 3: Nếu là sự trùng hợp ngẫu nhiên thì mọi luận giải vừa qua vẫn hợp lý và chúng ta chỉ cần bỏ giả thuyết cuối cùng trong luận giải vì A chẳng sinh B và ngược lại.
Với những qui luật giúp hình thành cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi, với tính hệ thống trong cấu trúc của Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi, với sự có mặt xuyên suốt chiều dài thời gian của Tiên Thiên Đồ nguyên thủy và là nguồn gốc duy nhất có thể truy cập ngược về được từ Kinh Dịch Mã Vương Đôi, và với khám phá của Trung Thiên Đồ của NTD, trường hợp 1 có thể nói là cho chúng ta một sự giải thích hợp lý nhất về quá trình hình thành của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi.
Một điều đặc biệt, thiết tưởng cũng nên mở ngoặc để nhắc đến ở đây, là chúng ta hoàn toàn không thấy bóng dáng Hậu Thiên Bát Quái của Chu Văn Vương trong tất cả những bản Kinh Dịch đã khảo cứu qua. Nếu nó không có mặt trong toàn bộ hệ thống những Kinh Dịch, đặc biệt là trong Chu Dịch, và cũng không có một lời giải thích hợp lý trong suốt thời gian từ khi nó xuất hiện cho đến nay thì chúng ta chỉ có thể đi đến một kết luận: nó là một sản phẩm “lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia” và nó được Made-In-China. Một cách nghiêm túc hơn, có lẽ Hậu Thiên Đồ ẩn trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi mới đích thực là một đồ hình mà Chu Văn Vương (hoặc ai đó mượn danh) muốn khám phá. Còn cái gọi là Hậu Thiên Bát Quái của Chu Văn Vương mà chúng ta biết ngày nay có thể chỉ là một sản phẩm “tôi-nghĩ-nó-như-thế-này” còn lưu lại trong quá trình tìm tòi, mò mẫm (của ai đó) mà vẫn chưa thực sự khám phá ra được những đồ hình ẩn bên trong Kinh Dịch Chu Văn.
Đúng như Nguyễn Thiếu Dũng đã nói, Trung Thiên Đồ là chìa khoá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Kinh Dịch Chu Văn. Với chuỗi giải trình vừa qua, chúng ta đã có thể nhìn thấy toàn bộ cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi được cấu tạo như thế nào, đã có thể giải thích nguồn gốc của những đồ hình trong Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi, đã nhận ra sự “tùy tiện và hỗn độn” trong bố cục của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông cùng mức độ “tam sao thất bổn” của nó. Trung Thiên Đồ do NTD phục dựng lại từ huyền sử Việt không phải là một sản phẩm không giá trị. Càng chắc chắn hơn nó không phải là một sản phẩm “lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia” như là Hậu Thiên Đồ của Chu Văn Vương.
Nguyễn Thiếu Dũng đã đào xới bên dưới lớp mặt bằng di sản văn hoá phi vật thể của Việt và dùng phương pháp giải mã để phục dựng lại một sản phẩm văn hóa phi vật thể và cho cái “arte factum” phi vật thể này “xuất thổ” để góp phần vào sự tái hiện diện mạo lịch sử văn học Việt của một thời hoàng kim. Nhờ có NTD cho xuất thổ “artifact phi vật thể” Trung Thiên Đồ mà HHQ mới có đầu mối để khảo sát và cho ra bài viết này, và bài viết này lại góp phần vào nỗ lực tái hiện diện mạo đó. Mỗi một đóng góp, dầu là một phần rất nhỏ trong tiến trình và dầu là có chỗ thiếu sót, tự việc làm đó đã là có giá trị. Và chính cái đúng của NTD về Trung Thiên Đồ và vai trò của nó đối với Kinh Dịch Chu Văn, như đã được giải trình trong bài viết này, đã bảo chứng cho giá trị của Trung Thiên Đồ cũng như sự hữu ích của phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng một sản phẩm văn hóa phi vật thể. Nói một cách khác, phương pháp giải mã lẫn Trung Thiên Đồ của NTD có giá trị của riêng của nó và không thể dễ dàng bị gạt bỏ dưới danh nghĩa của cụm từ “thiếu khoa học” hoặc thiếu nghiêm túc.

Hậu Thiên Đồ Của Trần Quang Bình: Phục Dựng Từ Huyền Thoại Việt và Phối Kiểm Qua Toán Học

Không phải chỉ có một Nguyễn Thiếu Dũng can đảm sử dụng phương pháp giải mã di sản phi vật thể để phục dựng một sản phẩm phi vật thể nhằm chứng minh cội nguồn Việt của Kinh Dịch. Trần Quang Bình cũng đã sử dụng phương pháp này để phục dựng lại Hậu Thiên Bát Quái của Việt. Trong cuốn Kinh Dịch, Sản Phẩm Sáng Tạo Của Nền Văn Hiến Âu LạcTQB đã giải mã huyền thoại nữ oa lấy đá vá trời như sau:
Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công (gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình.

Ta có:
a. thần nước Cộng Công húc đầu vào núi Bất Chu: kết quả là Cộng Công (gong gong=Thuần Khảm) phải gần Núi=Cấn.
b. Trời nghiêng về hướng Tây Bắc: Càn-Tây Bắc.
c. đất lệch về phía Đông Nam: Khôn-Đông Nam.
d. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Vậy nước cũng gần Trời. Nếu sắp xếp Trời Tây Bắc, Nước Chính Tây và Núi Tây Nam (do a, b, d mang lại) thì ta thấy e và f không thể lý giải nổi. Vậy Trời Tây Bắc, Nước Chính Bắc và Núi Đông Bắc. Ngoài ra chỉ cần quan sát bình thường thì thấy câu Nước từ trên Trời đổ xuống có nghĩa Nước phải cao hơn Trời vì như thế mới đi qua Trời mà đổ xuống được.
e. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư: Bà Nữ Oa là Khôn đốt cỏ Lư=đốt (ly) cỏ Lư (Ly)=Thuần Ly ngăn nước lụt từ Trời đổ xuống. Vậy Ly bên tay trái của Khôn. Suy ra Ly=chính Nam.
f. thành tro ngăn nước lụt : Ly ở chính Nam ngăn được nước lụt rồi thì nước lụt sẽ nằm ở đâu? Ở đây vấn đề là ngăn nước lụt chứ không phải là tiêu thủy. Vâng, rất đơn giản Nước lụt sẽ tụ lại thành vũng ở gần Ly. Hay ở phía Tây Nam. Tro ngăn nước lụt thì chỉ tạo ra những đầm lầy sền sệt và có nhiều bùn (tro bùn). Như vậy, Đoài chính là Đầm nằm ở phía Tây Nam cạnh Ly Chính Nam. Cỏ Lư chắc có thể là biến âm của cỏ lau hay mọc ở gần ao, hồ, đầm.
g. lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời: Biển kể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều là phía Đông. Tức khẳng định phía Đông nằm bên tay phải của bà Nữ Oa hay Khôn. Và cũng khẳng định thêm Ly ở bên trái Khôn là chính xác.

Từ những lý giải trên ta nhận được phương vị của 6 quái Hậu Thiên. Thế nhưng tại sao là 6 chứ không phải là 8? Đấy cũng chính là triết lý của Kinh Dịch Việt Nam; bát quái hậu thiên được dựng từ 8 quái nhưng linh hồn là 6 trùng quái bất dịch (bằng chứng hiển hiện của trùng quái là Cộng Công=gong gong=Thuần Khảm, và đốt cỏ (lửa=Ly) Lư (Lửa=Ly)=Thuần Ly). Ở phương vị chính Tây phải là quái kết hợp với Đoài để tạo ra trùng quái bất dịch và tương tự như ở chính Đông. Vậy chúng ta nhận được Tốn chính Tây và Chấn chính Đông. Chúng ta đã giải mã ra một bát quái Hậu Thiên từ truyện trên. Nó hoàn toàn trùng với Bát Quái Âu Lạc trên trống đồng cũng như được xây dựng lại từ Toán học.”
Kết quả giải mã của TQB có thể tóm lược lại trong đồ hình H21. So sánh Hậu Thiên Đồ H21 của TQB với Hậu Thiên Đồ H22 của Việt Dịch (tác giả HHQ) thì chúng ta dễ dàng nhận ra là hai hình rất giống nhau, ngoại trừ hai quái trên trục Tốn-Chấn là ngược nhau. Chỉ cần hoán vị một trong hai thì hai đồ hình trở thành một.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Đã tương đồng với nhau tới mức độ đó tức là kết quả giải mã huyền thoại của TQB và kết quả giải mã 67 lời bí nhiệm trong hai vế “Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng . . .càn khôn vạn vật” và “Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi . . .” trong Việt Dịch của HHQ đã gặp nhau và củng cố cho giả thuyết một Hậu Thiên Đồ nguyên thủy của Việt là có thật và nó phải giống một trong hai hình trên, H21 hoặc H22. Câu hỏi là hình nào chính xác hơn?
TQB khẳng định trong tất cả tổng hợp (combinations) của 8 quái thành lập đồ hình mà ông đã dùng lập trình toán học để rà soát thì Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc là đồ hình duy nhất đạt tới 8 chiều đối xứng cao nhất. HHQ tin rằng TQB nói đúng nhưng đồng thời cũng tin rằng Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch cũng đạt tới tầng mức tương xứng với Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc.
Nói một cách công bình thì tuy cả hai đều là sản phẩm phục dựng từ di sản văn hóa phi vật thể, nhưng Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch có cả một chiều dầy hổ trợ. HHQ đã chứng minh trong nhiều công trình là Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch đã “stood all the tests.” Nói một cách thẳng thắn: nó chưa từng bị kẹt khi phối hợp với những lý thuyết khác để làm thành một tổng thể với các đặc tính xuyên suốt, liên tục, nhất quán, bền vững . . . và dĩ nhiên trong đó có khả năng tiên đoán. Đặc biệt là nó đã giúp để giải thích thỏa đáng những nghi vấn/ bí ẩn chưa từng được giải thích và chưa từng nghe nói tới trong suốt bao thế kỷ. Thí dụ như đã giúp giải mã những bí ẩn trong Tử Vi, trong Lục Thập Hoa Giáp, trong Ngũ Hành Nạp Âm, trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống.
Liệu là có một kết quả giải mã nào khác hơn là kết quả giải mã của TQB có thể giúp giải tỏa những vướng mắc? Câu hỏi này buộc chúng ta phải rà soát lại để tìm đáp án.
Trong phần giải mã Tốn-Khôn, TQB chỉ cung cấp một dòng ngắn ngủi là “vậy chúng ta nhận được Tốn chính Tây và Chấn chính Đông” ngoài ra không có giải thích nào khác cho biết tại sao Tốn ở hướng Tây và Chấn ở hướng Đông. Đây là sự khinh xuất đáng tiếc!
Theo HHQ thì vị trí của hai quái trên trục Tốn-Chấn nằm trong câu nói “lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời.” Sau khi vị trí của 6 quái trên 3 trục Khôn-Càn, Khảm-Ly, Đoài-Cấn đã được xác định thì: (a) “lấy đá ngũ sắc dưới biển” có nghĩa là “dụng Cấn và ngũ hành hướng Đông” để (

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

” có nghĩa là “lấp vào chỗ bỏ trống” và © “Trời” có nghĩa là “sâu nhiệm, thần kỳ” cũng có nghĩa là “Bát Quái Hậu Thiên Đồ = Đồ Dịch = Dịch = Đạo Dịch.” Như vậy thì toàn câu có nghĩa là: lấy Cấn làm mốc, dụng ngũ hành hướng Đông để tìm ra quái lấp vào chỗ trống của Đồ Dịch. Ngũ hành của hướng chính Đông chính là Đông Mộc thuộc quái Tốn. Và khi đã xác định được Tốn ở hướng chính Đông nằm cạnh mốc Cấn thì chỗ trống còn lại ở hướng đối diện là dành cho quái Chấn hành Kim phương Tây.
Liệu kết giải mã này có hợp lý hay không? Rất hợp lý! Chỉ nói riêng về bát quái, trong cấu trúc và phân bố các quái của Tiên Thiên Đồ thì Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc một nhóm (số thập phân là 7,6,5,4 và số nhị phân là 111, 110, 101, 100) còn Khôn, Cấn, Khảm, Tốn thì thuộc nhóm đối xứng (số thập phân là 0, 1, 2, 3 và số nhị phân là 000, 001, 010, 011). Và trong kết quả giải mã này thì chúng cũng nằm đúng nhóm của mình dầu là vị trí các quái có thay đổi. Nếu đem kết hợp với ngũ hành thì vị trí của Tốn, Chấn được xác định trong Việt Dịch Đồ của Việt Dịch và đã được giải thích rất nhiều trong cuốn Việt Dịch của HHQ. Chúng ta có thể tìm đọc để phối kiểm.
Còn hai câu cuối cùng có lẽ là quan trọng hơn hết về mặt xác định Hậu Thiên Đồ là của Việt. Đó là câu “Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội Trời lên.” Giải mã câu này thì nó có ý nghĩa là “Hậu Thiên Đồ Dịch nằm trên lưng con qui.” Như đã nói Trời đây không phải là Ông Trời cũng không phải là quái Càn. Trời đây là một tổng thể chứa đựng sự thần kỳ sâu nhiệm. Tổng thể đó là Hậu Thiên Bát Quái Đồ, là Đồ Dịch và sự sâu nhiệm của nó là Dịch, là Đạo Dịch. Và Đồ Dịch này nằm trên lưng qui. Cụm chữ “bắt con rùa” cho thấy con rùa tự thân chỉ là một con vật bình thường không có gì đáng để gọi là “thần.” Nó chỉ đáng gọi là “thần qui” đối với vua quan Đường Nghiêu, như sử Tàu đã ghi, chỉ vì nó “đội Trời” trên lưng và đối với họ thì Trời đó sâu nhiệm đến thần kỳ. Và câu chuyện kết thúc với câu “Từ đó cuộc sống trở lại yên bình.” Câu này có nghĩa là “cho đến khi dân Việt khôi phục lại được Đồ Dịch của Việt thì lúc đó đời sống của Việt mới yên bình.”
Ý nghĩa của hai câu sau cùng có thể còn đi xa hơn khuôn khổ vừa giải trình. Nếu “Trời” là Đạo Dịch thì Tiên Đạo không xuất phát từ Lão Tử mà nó đã có trước đó rất lâu, có từ lúc Nữ Oa “bắt con rùa đội Trời lên.” Như vậy, dầu cho các giáo phái tu tiên có do người Tàu lập ra trước tiên đi nữa thì Tiên Đạo cũng vẫn là của Việt. Và vì Nữ Oa là bà mẹ khai hóa văn minh cho loài người cho nên sự yên bình được nói tới là sự yên bình cho toàn nhân loại. Một thông điệp lớn hơn trong hai câu cuối là: “cho đến khi dân Việt khôi phục lại được Đạo Dịch của Việt thì lúc đó đời sống của nhân loại mới yên bình.”

Kết quả giải mã của TQB sau khi bổ túc cho hoàn chỉnh hơn được tóm lược trong hình H23.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Như vậy vướng mắc đã được giải toả. Dầu là bằng con đường giải mã huyền thoại hay là bằng con đường giải mã 67 chữ trong 2 câu nói bí nhiệm thì kết quả cũng như nhau. Chỉ có một Hậu Thiên Đồ và nó giống như hình H22/H23.
Qua câu chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời, một lần nữa tổ tiên chúng ta đã xác quyết trên lưng thần qui mà Việt Thường đã hiến cho vua Nghiêu hơn bốn ngàn năm trước đã từng ghi chép Đồ Dịch của Việt. Đồ Dịch là của Việt. Sự thật này được nhiều nguồn sử liệu Tàu xác nhận. Trong Trung Thiên Dịch Số, NTD đã viết “. . . di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó.” HHQ đồng ý với NTD ngoại trừ một điểm: Đồ Dịch mới chắc chắn là đứa con Việt chứ Kinh Dịch thì không chắc.
Và cho đến khi nào chúng ta phục nguyên lại được Đồ Dịch của tổ tiên và thực sự nếm được suối nguồn minh triết bất tận từ Đồ Dịch này thì cuộc sống Việt mới được an bình và cuộc sống nhân loại mới được an bình. Chúng ta không thể coi nhẹ thông điệp này. Đặc biệt là trong bối cảnh của ngày hôm nay khi mà nhân loại nói chung và dân Việt nói riêng đang đứng bên bờ vực thẩm vì những lực lượng gây ra phân hóa và tàn hủy đang bao trùm mặt đất nói chung và đất nước Việt nói riêng. Nó không chỉ là một thông điệp mà còn là một huyền khải, một tiên tri về tương lai của dân tộc và của nhân loại gắn liền với Đạo Dịch.
Cũng giống như công trình của NTD, học giả TQB bản thân không phải là không hiểu gì về khoa học hoặc phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng ông đã chọn phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng một sản phẩm văn hóa phi vật thể và dùng phương pháp toán học để phối kiểm. Công trình của ông không thiếu sự nghiêm túc và sản phẩm ông phục dựng chắc chắn là không thiếu giá trị.

Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ Của Việt Dịch: Phục Dựng Từ Khẩu Quyết Lưu Truyền Trong Dân Gian

Một trong những công trình tâm đắc của Hà Hưng Quốc là Việt Dịch. Một phần lớn nội dung của cuốn sách này giải trình từng bước quá trình giải mã hai câu khẩu quyết tổng cộng 67 lời trong 2 vế để phục dựng lại 4 đồ hình quan trọng là Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ cùng với hầu hết những đồ hình căn bản khác trong lý học đông phương. Ngoại trừ Tiên Thiên Đồ, 3 đồ hình còn lại đều nằm chung với nhau trong một tổng thể mà HHQ đặt tên là Việt Dịch Đồ. Còn tất cả những đồ hình căn bản khác không nhắc tên ở đây đều là những đồ hình phái sinh từ Việt Dịch Đồ. Một phần khác trong nội dung của Việt Dịch nhằm chứng minh giá trị khoa học và thực dụng của hai Đồ Dịch quan trọng là Tiên Thiên Đồ và Việt Dịch Đồ (đúng ra phải gọi là Tiên Thiên Việt Dịch Đồ và Hậu Thiên Việt Dịch Đồ). Phần còn lại giải thích tính chất minh triết chứa đựng trong hai Đồ Dịch là tinh yếu của Việt Dịch.
Vế khẩu quyết thứ nhất được nói tới là “Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh càn khôn vạn vật.” và vế khẩu quyết thứ hai là “Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh Thổ, Địa Thập thành chi.” Toàn bộ Việt Dịch nói chung, và những đồ hình nói riêng, được phục dựng từ 67 lời bí nhiệm nằm trong hai vế này.
Tiên Thiên Đồ của Việt Dịch hoàn toàn trùng khớp với Tiên Thiên Bát Quái mà chúng ta biết ngày hôm nay, giống như hình H2. Điều này chứng tỏ nó chưa bị sửa đổi dầu là bản thân nó trôi nổi ở xứ người và căn cước của nó đã bị mất.
Việt Dịch Đồ thì không giống với bất cứ một đồ hình từ xưa đến nay. Nó là một đồ hình có thể gọi là Thái Đồ (a grand model) trong đó chứa đựng toàn bộ tinh túy của Đông Phương bao gồm cả Hậu Thiên Bát Quái và Hà Đồ, bao gồm cả thuyết âm dương và thuyết ngũ hành, bao gồm cả thiên can và địa chi, bao gồm cả thiên văn và mùa tiết, bao gồm cả nội giới và ngoại giới, bao gồm cả . . . thế giới vi diệu sinh hoá. Tất cả hợp nhất một cách thần kỳ trong một tổng thể đơn giản như cho thấy trong hình H27/ 27B.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Điều đáng chú ý ở đây là khái niệm 4 Trục trong Việt Dịch, còn gọi là 4 Nguyên Tố hoặc là Tứ Tượng, trong phần giải trình về cấu trúc và qui luật thành lập Tiên Thiên Đồ, được tìm thấy trong Trung Thiên Đồ của NTD (HHQ giúp hoàn chỉnh) phục dựng từ huyền sử Lạc Long Âu Cơ. Và Hậu Thiên Đồ, ẩn trong Việt Dịch Đồ, của Việt Dịch lại hoàn toàn trùng khớp với Hậu Thiên Đồ của TQB (HHQ giúp hoàn chỉnh) phục dựng từ huyền thoại Nữ Oa lấy đá vá trời. Đây có phải là những trùng hợp ngẫu nhiên? Chắc chắn là không phải!
Việt Dịch từ đầu đến cuối hoàn toàn không có bóng dáng Kinh Dịch. Vâng, hoàn toàn không có Kinh Dịch (tức 64 quẻ). Điều này làm ngạc nhiên nhiều người vì theo quan điểm của đa số một cuốn sách viết về Dịch phải có Kinh Dịch. Không có gì là ngạc nhiên. Bởi vì, VIỆT DỊCH vốn là ĐỒ DỊCH không phải là KINH DỊCH.
ĐỒ và KINH của DỊCH có thể ví như một cuộn phim của máy ảnh. Kéo ra hình thành 64 quẻ thì gọi là Kinh. Còn nguyên cuộn trong vỏ bọc thì gọi là Đồ. Mỗi lần kéo ra là thành một phiên bản mà những thông tin trên đó phản ảnh tri thức, tâm lý và chủ ý của người kéo và của một thời đại mà người đó có mặt. Người đời sau tôn xưng đó là Kinh. Nhưng thực ra nó chỉ là phế phẩm quá hạn được chế tác từ một thời đại xa xưa.
Nếu ví Kinh với hàng phế phẩm thì Đồ có thể ví với một máy chế tác đang luôn sẵn sàng để chế tác. Cổ Thánh Việt hiểu rõ lý lẽ này nên không để lại Kinh mà chỉ để lại Đồ. Huyền thoại Nữ Oa vá trời là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Huyền sử Lạc Long và Âu Cơ là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Khẩu quyết 67 lời trong hai vế là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Và còn nhiều chiếc chìa khóa khác nữa vẫn còn nằm đâu đó trong mớ di sản văn hóa phi vật thể của người Việt mà chúng ta chưa khám phá tới.
Vì mỗi lần kéo ra là có một phiên bản cho nên Kinh có thể và thường là có nhiều phiên bản. Đúng có, sai có, sâu có, cạn có, nguyên bản gốc có, bị sửa đổi có. Người ta đã say mê với Kinh mà lạt lẽo với Đồ cho nên càng ngày càng xa gốc Dịch, nhưng càng ồn ào hơn về Dịch.
Kinh là ngọn của Dịch. Đồ là gốc của Dịch. Có Đồ mới có Kinh. Có Đồ Dịch mới có Kinh Dịch. Người Tàu ôm giữ cái ngọn và trân trọng tôn thờ Kinh Dịch. Tiền nhân Việt bảo quản cái gốc do mình sáng tạo nên đem mã hóa Đồ Dịch và truyền thừa di sản cho con cháu suốt mấy ngàn năm qua.
Vì Việt Dịch không có 64 quẻ nên có người bảo Đồ không thể sánh bằng Kinh. Ai dám bảo trong Đồ không có Kinh? Ai dám bảo Đồ chẳng bằng Kinh? Chẳng phải tổ tiên Việt đã gọi Đồ Dịch là Trời trong chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời đó sao? Không phải tổ tiên Việt, trong truyện Nữ Oa lấy đá vá Trời, đã gởi lại thông điệp Đồ Dịch là cội nguồn của minh triết và phải có nó thì từ đó mới có được an bình đó sao? Đồ Dịch là một loại “vô tự thiên thư” ngàn Kinh không thể sánh. Đồ Dịch là của thượng căn thượng trí phàm phu không thể thấu.
Đồ Dịch xưa nhất được sử Tàu ghi nhận [năm 2361 TCN, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu. Nguồn: Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường; Thuật Dị Ký trong sách Thông Chí của sử gia Trịnh Triều (1104-1162)] là Đồ Dịch chép trên lưng thần qui, viết bằng cách dùng vật nóng cháy áp lên mai rùa, và văn bản viết bằng cách này gọi là lạc thư [không viết hoa], của Việt Thường dâng tặng vua Nghiêu hơn 4370 năm trước. Không phải tổ tiên Việt cũng đã xác nhận “bắt con rùa đội Trời lên” trong huyền thoại Nữ Oa lấy đá vá trời đó sao? Đó không phải là thông tin khẳng định Đồ Dịch là của Việt đó sao?
Nguồn gốc của Kinh Dịch, tất cả các Kinh Dịch, đều xuất phát từ Đồ Dịch của Việt Thường. Minh triết của phương Đông gói gọn trong Đồ Dịch của Việt Thường. Văn hóa rạng ngời của Trung Quốc nảy sinh từ Đồ Dịch của Việt Thường. Đồ Dịch đã là của Việt thì dù cho Kinh Dịch có là của ai hay do ai trước tác đi nữa thì Dịch vẫn là Việt Dịch. Vì thế Dịch chỉ có một là Việt Dịch.

Việt Dịch tuy là không trưng 64 quẻ cũng không một lời bàn về 64 quẻ nhưng lại có rất nhiều quẻ, nhiều gấp ngàn lần. Kinh Dịch dù là Kinh Dịch Phục Hy hay là Kinh Dịch Chu Văn cũng chỉ mới vận dụng đến tầng thứ 2 [(2x2x2)^2 hay 8x8 = 64 quẻ] của Đồ Dịch. Còn Việt Dịch vận dụng đến tầng thứ 8 [(2x2x2)^8 trừ đi trùng quái, tức là 8! = 8x7x6x5x4x3x2x1] của Tiên Thiên Đồ và của cả Hậu Thiên Đồ. Việt Dịch không dùng hào âm hào dương trong một quẻ để phỏng đoán ý nghĩa của quẻ. Việt Dịch dùng trọn quái và toàn cục diện của quẻ, tức thứ tự của các quái phân bố trong một quẻ, để nghiệm lý.
Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ ẩn trong Việt Dịch Đồ chỉ là một vế của sự khám phá và phục dựng. Một vế khác không kém quan trọng là Ngũ Hành Đồ và Hà Đồ. Ngũ Hành Đồ và Hà Đồ được phục dựng chính yếu là từ vế thứ hai của 67 lời khẩu quyết. Hai đồ hình này cung cấp thông tin ngũ hành và độ số của Việt Dịch Đồ. Ở bài viết này chúng ta sẽ không chú ý tới Hà Đồ mà đặc biệt chú ý tới Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy rút ra từ Ngũ Hành Đồ của Việt Dịch.
Lý thuyết ngũ hành mà mọi người đều biết HHQ gọi nó là Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập. Lý thuyết phổ cập này là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Toàn bộ lý thuyết được xây dựng trên nền tảng của 5 loại vật chất và 2 qui luật vận hành. Năm loại vật chất là Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hai qui luật vận hành là qui luật Tương Sinh và qui luật Tương Khắc. Tương Sinh là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy. Chữ tương sinh ở đây đã bị lạm dụng, vì chỉ có một chiều sinh nên không thể nói là tương sinh. Tương Khắc là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Cũng vậy, chữ tương khắc ở đây đã bị lạm dụng, vì chỉ có một chiều khắc nên không thể nói là tương khắc. Toàn bộ Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập được tóm gọn trong hình phía bên trái của H30.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy hiện nay có rất ít người biết đến. Như đã nói, nó được phục dựng từ vế thứ hai của 67 lời bí nhiệm. Và nó là của Việt. Khác với lý thuyết của người Hoa, tuy Ngũ Hành cũng là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được xây dựng trên nền tảng của thiên văn và tuy cũng có hai qui luật vận hành Tương Sinh và Tương Khắc nhưng sự vận hành hoàn toàn khác. Hai hành trong số 4 hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa nằm cạnh nhau sẽ Tương Sinh cho nhau theo hai chiều thuận và nghịch kim đồng hồ, đó mới thực sự đúng nghĩa “tương sinh.” Hai hành trong số 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa nằm đối diện nhau sẽ Tương Khắc nhau theo hai chiều qua lại, đó mới thực sự đúng nghĩa “tương khắc.” Còn hành Thổ quan trọng hơn cả nằm ở trung cung của Ngũ Hành Đồ. Nó trung dung, trung hòa và trung lập. Nó điều hợp, điều giải và điều tiết 4 hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Về tính chất tương tác thì Thổ đại diện cho Trung Đạo. Về cấu trúc thì Thổ là Trung Tâm. Toàn bộ Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được tóm gọn trong hình phía bên phải của H30.
Việt Dịch không giống với bất cứ một sản phẩm Kinh Dịch nào ra đời từ trước tới nay. Nó thành lập một cái nhìn mới về Dịch và một tiêu chuẩn mới cho lý số. Tuy là hiện tại chưa có nhiều người biết nhưng về lâu về dài tự thân Việt Dịch sẽ chứng minh điều này. Nhưng cái mới này thật ra là không mới bởi vì như đã nói là nó được phục dựng từ di sản của tiền nhân Việt để lại. Nói cách khác, chỉ có tính cách “phản động” của nó là mới. Hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, Việt Dịch phủ nhận giá trị lạm phát của Kinh Dịch do người Tàu phỏng tác, phủ nhận bản quyền Dịch là của Tàu, phủ nhận Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái là của Tàu, phủ nhận Lý Thuyết Âm Dương là của Tàu, phủ nhận Hà Đồ là của Tàu, phủ nhận giá trị Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập của Tàu, phủ nhận giả thuyết nền văn hóa Việt là con đẻ của nền văn hóa Tàu, phủ nhận ngay cả Tiên Đạo là của Tàu bởi vì Đạo Dịch đã có trước khi Lão Tử ra đời rất lâu. Những điều này, theo thời gian, kết hợp với những khám phá khác hiện nay và sau này sẽ thành lập một cái nhìn tự tin hơn về cội nguồn dân tộc.
Việt Dịch là một sản phẩm được phục dựng từ công trình giải mã hai cụm chữ chứa 67 lời khẩu quyết đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa dân gian được Khổng Tử thu thập và ghi chép vào Kinh Dịch. Văn hóa đó phát sinh từ văn minh của phương Nam (Khổng Tử nói, không phải HHQ nói). Cũng giống như công trình của NTD và của TQB, công trình của HHQ cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể và chính sản phẩm được phục dựng có một giá trị nhất định.

Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Lục Thập Hoa Giáp: Phục Dựng Từ Qui Luật Ngũ Hành Nạp Âm

Ngũ Hành Đồ và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không chỉ có mặt trong Việt Dịch mà nó có mặt trong rất nhiều sản phẩm lý học, mà Bảng Lục Thập Hoa Giáp là một trong số đó. Trong cuốn Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp, tuy không phải là chủ ý từ lúc đầu nhưng xuyên qua công trình giải mã HHQ đã nhận diện và phục dựng lại Ngũ Hành Đồ và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy trong Lục Thập Hoa Giáp.
Phương pháp Ngũ Hành Nạp Âm là một bí ẩn lớn trong nhiều thiên niên kỷ đối với học giả và danh sư lý số người Hoa. Sách Khảo Nguyên đã viết “. . . chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Thiệu Vĩ Hoa, một nhà nghiên cứu gốc Hoa hiện đại và rất nổi tiếng, cũng thừa nhận “Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp Tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu.”

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Bảng 60 Giáp Tý là một cách gọi khác của bảng LTHG. Thẩm Quát cũng nói “Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó.”
Thẩm Quát giải thích là hành khí Dương bắt đầu ở phương Đông mà xoay vần theo chiều kim đồng hồ còn hành khí âm khởi từ phương Tây mà xoay vần theo chiều ngược kim đồng hồ. Có thế Âm Dương mới đan xen nhau mà sinh biến hóa. Theo đó, tiến trình nạp âm [tức là nạp hành khí Âm] sẽ nạp từ Kim rồi tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ theo thứ tự. Còn phương pháp nạp âm thì khởi đầu là nạp Kim vào Giáp Tí. Rồi lìa vị trí Giáp Tí đếm 8 [“cách bát”] nạp Kim cho Nhâm Thân, rồi lìa vị trí Nhâm Thân đếm 8 nạp Kim cho Canh Thìn. Nạp đủ ba lần Kim [“tam nguyên”] xong thì chuyển qua hành Hỏa. Lìa vị trí Canh Thìn đếm 8 nạp Hỏa cho Mậu Tý, rồi Bính Thân, rồi Giáp Thìn. Và tiếp tục như vậy cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ đầu. Rồi quay lại nạp Kim vào Giáp Ngọ cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ sau. Đủ 60 năm hoa giáp. Tuân thủ quy luật thứ tự của 5 hành. Trong mỗi hành tuân thủ quy luật Cách Bát và quy luật Tam Nguyên. Và, Can Chi vợ nằm sát bên dưới của Can Chi chồng sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng. Từng cặp một giống như vậy và cho tất cả. Tuy Thẩm Quát đã giải thích qui trình nạp âm rất rành mạch nhưng qua một số lời luận giải của ông thì đồng thời cũng bộc lộ cho thấy là bản thân của Thẩm Quát cũng mơ hồ như bao nhiêu danh sư học giả người Hoa khác. Bởi vì, nếu Thẩm Quát hiểu rõ thì đã không nói “chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ.Tại sao? Bởi vì chỉ với bao nhiêu lời vỏn vẹn nằm ngay trong hai câu nói này đã bộc lộ cho thấy sự lúng túng của ông. Ở vế đầu “chỗ gọi là khí . . . tới ở Thủy” là phần vận hành thuận chiều kim đồng hồ thì Thẩm Quát vẫn còn nương náu trong quy luật Sinh của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập [qua thứ tự Mộc à Hỏa à Thổ à Kim à Thủy do chính ông xác nhận] nhưng tới vế thứ hai “Chỗ bảo rằng Âm . . . chuyển tới Thổ ” là phần vận hành nghịch chiều kim đồng hồ thì Thẩm Quát lại phải xuôi theo “một quy luật khác” [qua thứ tự Kim à Hỏa à Mộc à Thủy à Thổ] hoàn toàn khác với quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập mà Thẩm Quát nương tựa. Không thể nói là ông không nhìn ra điều này. Nhưng ông không thể nào “ngộ” ra được một chút manh mối nào về “một quy luật khác” đó. Ông lại không thể phủ nhận hoặc bỏ đi cái gọi là “một qui luật khác” đó vì nếu phủ nhận thì không còn có cách nào khác để giải thích những quy luật nạp âm làm nên cái cấu trúc của bảng LTHG còn bỏ đi thì không biết phải thay thế bằng cái gì khi mà vòng Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã không có khả năng để giải thích cấu trúc của bảng LTHG. Thẩm Quát cũng không dám dựa trên quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập để sửa đổi bảng LTHG, dầu là ông tin và nương tựa vào lý thuyết đó, vì thực tế chứng minh là bảng LTHG có một giá trị nhất định mới tồn tại được cả ngàn năm qua.
Lã Hải Tập, cũng giống như trường hợp của Thẩm Quát, tuy là có nắm vững những quy luật nạp âm nhưng bản thân ông lại không hiểu rõ nguyên lý nào đã làm nền tảng cho những quy luật đó. Vì vậy những giải thích của ông chỉ là “gọt chân cho vừa giày” [theo ngôn ngữ của Nguyễn Vũ Tuấn Anh]. Chỉ trong hai câu vỏn vẹn “Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc . . . vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ” thì sự mù mờ của ông đã bộc lộ. Ở vế thứ nhất “Thuận hành là . . . Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ ” cho thấy quá rõ là Lã Hải Tập nói tới quy luật Sinh của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập và đồng hóa “thuận hành” với “tương sinh” [Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim]. Ở vế thứ hai “Nghịch hành là . . . Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ” tuy ông nói “nghịch hành” nhưng lại không đồng hóa với “tương khắc.” Nếu đồng hoá nó với tương khắc thì ông đã không nói “vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ” mà thứ tự này thì không phải là thứ tự của quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập [quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập phải là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim = thứ tự Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa]. Còn như muốn hiểu nghịch hành là ngược lại thứ tự của tương sinh thì cũng không phải vì với thứ tự Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều kim đồng hồ] thì chiều ngược lại của thứ tự này [ngược lại chứ không phải Khắc] phải là Kim, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều ngược kim đồng hồ]. Như vậy, phân tích thế nào đi nữa thì đoạn văn của Lã Hải tập vẫn không che dấu nổi những bất cập và lúng túng. Càng tệ hơn là ông ta đã nhập nhằng Sinh với Khắc trong đoạn “Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ.” để cố gắng đi đến “vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ”. Lập luận kiểu đó là khiên cưỡng và gian lận, chưa nói tới những điều sai bét khác nằm trong những câu nói trên. Rõ ràng là một cố gắng rất . . . tuyệt vọng.
Trong những người nghiên cứu về quy luật nạp âm của LTHG có một số rất thành thật và đã không ngại công khai sự mù mờ của mình, trong đó thì có Lý Quang Địa. Trong sách Khảo Nguyên ông đã viết: Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu – cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.” Trong đoạn văn ngắn này Lý Quang Địa xác nhận 4 điều: Thứ nhất, cụm chữ “Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổxác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ; Thứ hai, cụm chữ “không có gốc đầu-cuối của nó” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là theo cấu trúc của một vòng tròn; Thứ ba, cụm chữ “lại không dùng sinh khắc” xác định là lý thuyết ngũ hành phổ cập không có chỗ đứng trong LTHG; Thứ tư, cụm chữ “thuyết này chẳng biết nó ở đâu đến” xác định là toàn bộ kiến thức chứa đựng trong tất cả Hán thư không thể giải thích về cái vòng tròn Kim à Hỏa à Mộc à Thủy và cuối cùng là Thổ.
Nói tóm lại là học giả và danh sư lý số người Hoa đưa ra làm thí dụ ở trên đều tự thú nhận là họ không biết nguồn gốc của Ngũ Hành Nạp Âm và tự bộc lộ cho thấy Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập không có chỗ đứng trong Lục Thập Hoa Giáp.
Tại sao? Tại vì người Hoa không phải là chủ nhân “đích thực” của lý thuyết ngũ hành “thứ thiệt” như nhiều người đã tin và đã muốn tin. Chính vì điều này mà học giả NVTA của Việt Nam đã có nhận xét “bảng nạp âm hoa giáp 60 năm . . . cũng không tránh khỏi một hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành là không có một nguyên lý lý thuyết làm tiền đề cho sự tồn tại của nó. Và là một điều bí ẩn trải hàng ngàn năm – Kể từ khi nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử.” Và ông mạnh miệng cho rằng “Bức màn huyền bí của văn minh Đông phương chỉ có thể được hé mở khi tìm về cội nguồn đích thực của nó là lịch sử 5000 văn hiến của người Lạc Việt.”[3]
Tuy cái vòng tròn Ngũ Hành Nạp Âm ngược kim đồng hồ theo thứ tự Kim-> Hỏa-> Mộc-> Thủy-> Thổ là một bí ẩn đã làm nhọc trí những học giả và danh sư lý số người Hoa nhưng công việc giải mã để xác định căn cước của nó thì chẳng có gì là khó nhọc cả. Nếu được trang bị với Việt Dịch bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy đồ hình và lý thuyết “ngũ hành ngoại đạo” đó chính là Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy ẩn trong Việt Dịch Đồ. Như cho thấy trong hình H31. Tương sinh hai chiều là dấu ấn của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Ngũ Hành Nạp Âm trong Lục Thập Hoa Giáp chính là chiều sinh ngược kim đồng hồ của Ngũ Hành Nguyên Thủy. Nạp âm tức là nạp theo dòng hành khí ngược kim đồng thể hiện trong Việt Dịch Đồ. Hai dòng hành khí chuyển dịch ngược chiều nhau trong Việt Dịch Đồ là một dấu ấn đặc thù của Việt Dịch.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Muốn nói là Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được phục dựng từ Ngũ Hành Nạp Âm trong Lục Thập Hoa Giáp cũng được hoặc nói nó phục dựng từ khẩu quyết 67 lời cũng được vì sản phẩm được phục dựng không hai không khác.
Công trình giải mã những bí ẩn trong Bảng Lục Thập Hoa Giáp không những khám phá và phục dựng lại Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mà còn khám phá ra gốc gác của người trước tác Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Kết hợp Bảng Lục Thập Hoa Giáp với chiếc chìa khóa Hậu Thiên Bát Quái trong Việt Dịch Đồ cho ra 30 cụm thông tin thuộc vào thành 5 nhóm đã tiết lộ cho thấy bức chân dung của vùng đất và nền văn hóa của người làm ra Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Bản địa đó nằm ở vùng duyên hải, có nhiều núi lửa, khí hậu nhiệt đới nhiều mưa và ẩm, có sông lớn và đồng bằng canh tác lúa nước, có một nền công nghệ chế tác dụng cụ kim loại phục vụ cho nông nghiệp, có văn hóa táng liệm bằng mộ thuyền, có một trình độ kỹ thuật rất cao —đừng quên rằng biết cách chọn lựa những thông tin quan trọng và sắp xếp những thông tin đó một cách khéo léo rồi đem mã hóa thành một sản phẩm tuyệt vời chính là kỹ thuật rất cao— và còn nhiều yếu tố khác để giúp xác định xuất xứ. Không cần nói chúng ta cũng tự hiểu bản địa đó nằm ở đâu.
Kết hợp Lục Thập Hoa Giáp với Việt Dịch Đồ để giải mã không phải là “làm càn” vì như Lý Quang Địa đã xác nhận: Muốn “khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.” Lục Thập Hoa Giáp là lý sự của thế giới hậu thiên. Mà Hậu Thiên Đồ chính thống của Việt thì nằm trong câu chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời đã được TQB giải mã tìm thấy và trong 67 lời khẩu quyết bí nhiệm được HHQ giải mã tìm thấy. Không có Hậu Thiên Việt Dịch Đồ thì không thể nào giải mã được Lục Thập Hoa Giáp của Việt.
Như chúng ta đã thấy, sản phẩm văn hóa phi vật thể được phục dựng lại từ di sản phi vật thể đã trỏ ngón tay về phía cội nguồn Việt. Tổ tiên của chúng ta nói rằng Bảng Lục Thập Hoa Giáp là của Việt, Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy là của Việt, Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy là của Việt, phương pháp Ngũ Hành Nạp Âm là của Việt, Đồ Dịch là của Việt, Đạo Dịch là của Việt, Lý Thuyết Âm Dương là của Việt, Âm Dương Lịch Pháp là của Việt, nền văn minh lúa nước là của Việt, những kỹ thuật tiên tiến vào thời đó là của Việt. Và những điểm này đều có chứng cứ hổ trợ.
Công trình giải mã những bí ẩn trong Lục Thập Hoa Giáp thêm một lần nữa cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể có một giá trị nhất định và chính sản phẩm được phục dựng từ phương pháp giải mã cũng có một giá trị nhất định.

Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian

Như đã nói, Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không chỉ có mặt trong Việt Dịch mà nó có mặt trong rất nhiều sản phẩm lý học. Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống cũng là một trong số đó. Từ việc phân tích cấu trúc của bức tranh qua tư thế, vị trí, màu sắc, vóc dáng của 5 con hổ trong tương quan với nhau và với những hình ảnh khác được chọn lọc để đưa vào tranh một cách chuẩn xác theo dụng ý, nội dung của tranh Ngũ Hổ Hàng Trống đã được giải mã. Bên trong bức tranh là một lý thuyết tinh vi được mã hoá dưới dạng 5 cọp: lý thuyết ngũ hành. Quá trình giải mã được tóm lược trong hai hình H31 và H32.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Bất kỳ là ai, nếu đã được trang bị với Việt Dịch thì đều có thể dễ dàng nhận ra là lý thuyết ngũ hành ẩn bên trong bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống chính là Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy như cho thấy trong hình H33.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Con hổ hành Thổ ngồi ở trung tâm của vòng tròn được phóng lớn gấp đôi so với những con hổ khác không phải chỉ là “to lớn, uy nghiêm, quắc thước . . . biểu hiện bản lĩnh vững vàng, thành, tín” như Lê Hướng Quỳ nhận xét (Nguồn: Mạn Đàm Tranh ‘Ngũ Hổ’ ) mà còn là biểu hiện chỗ trọng tâm của vấn đề, chỗ trọng điểm của lý thuyết, chỗ trọng yếu của nội dung. Vai trò nổi bật của hành Thổ ở trung ương là dấu ấn đặc thù của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Vai trò nổi bật đó, đại diện bởi con hổ nâu thật to ở trung ương, không tìm được nơi và không thể giải thích được bởi Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập. Trên căn bản cốt lõi của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập thì Thổ chỉ là một hành trong số 5 hành vật chất, tức là bình đẳng với những hành khác. Điều này càng rõ hơn khi nhìn vào sự tương tác (cũng bình đẳng) của các hành trong hai qui luật sinh khắc. Một khi nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã khẳng định là hành Thổ không quan trọng hơn những hành khác thì bất cứ biện luận nào cho rằng con hổ nâu nằm ở trung ương là đại diện cho hành Thổ của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đều là hý luận.
Tiền nhân không những đã chủ ý “làm nổi cộm” sự khác biệt cực kỳ quan trọng qua hình ảnh con hổ hành Thổ thật lớn ở trung tâm. Tiền nhân còn chủ ý “nói cho biết” là 5 con hổ trong tranh có nguồn gốc từ thiên văn. Đây là một dấu ấn đặc thù khác của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không thể tìm thấy nơi cũng không thể giải thích được bởi Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.
Như vậy thì, nội dung cụm ảnh 5 con hổ của bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống đã được làm sáng tỏ. Lý thuyết ngũ hành được cố ý mã hóa vào trong tranh và giấu sau vỏ bọc tính ngưỡng dân gian nhất định phải là Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy.
Nhưng vì sao tiền nhân lại chọn hình ảnh 5 con hổ để làm phương tiện mã hóa mà không chọn 5 vật hoặc 5 con gì khác? Và tại sao chòm Bắc Đẩu và Thái Dương lại được chọn đặt trong tranh chung với hình ảnh 5 con cọp?
Chúng ta biết 5 Hổ còn có cách gọi khác là 5 Dần. Trong chu kỳ 60 năm gọi là Lục Thập Hoa Giáp cũng có 5 mốc Dần. Thứ tự từ đầu chu kỳ cho đến cuối là Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần và Giáp Dần. Người ta dùng 5 mốc Dần này để độn/tìm Ngũ Hành Nạp Âm trong những ứng dụng lý số, và gọi đó là Ngũ Hổ Độn Pháp. Như vậy thì, một mặt cụm hình 5 con hổ đi cùng với cụm hình Bắc Đẩu-Thái Dương là để xác định lý thuyết ngũ hành trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có nguồn gốc từ thiên văn và xác định vị trí phía Bắc hành Thủy cho con hổ đen. Vấn đề này rõ ràng như ban ngày. Một mặt khác, cụm hình 5 Dần đi cùng với cụm hình Bắc Đẩu và Thái Dương còn trỏ vào “một cái gì đó” có liên quan đến lịch pháp, theo đó liên quan đến sự vận hành của mùa tiết, và có liên quan đến lý thuyết ngũ hành, theo đó liên quan đến sự ứng dụng của lý thuyết ngũ hành. Một cái gì đó rất “nặng ký” và có một giá trị không kém giá trị của lý thuyết ngũ hành. Và “cái gì đó” chính là Bảng Lục Thập Hoa Giáp.
Như đã nói nhiều lần, Bảng Lục Thập Hoa Giáp được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Như vậy thì sợi dây liên kết đầu tiên giữa tranh Ngũ Hổ Hàng Trống và Bảng Lục Thập Hoa Giáp chính là cái Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Sợi dây liên hệ thứ hai giữa tranh Ngũ Hổ Hàng Trống và Bảng Lục Thập Hoa Giáp nằm ở chỗ cả hai sản phẩm đều được cẩn thận mã hóa và mã hóa một cách tinh vi để che giấu “bản lai diện mục” và “cội nguồn trước tác” của hai sản phẩm. Hai sợi dây liên kết đó không dừng lại ở hai sản phẩm được phục dựng này mà còn chạy xuyên suốt tới tất cả những sản phẩm được phục dựng khác đã trình bày từ dòng đầu tiên cho đến cuối trong bài viết này.
Như vậy thì, nó không khó để cho chúng ta nhận ra tính hệ thống trong chủ ý của tiền nhân trước tác ra chúng và tính thuộc về hệ thống trên bản thân của mỗi sản phẩm được phục dựng.
Dưới điều kiện lịch sử của một dân tộc luôn bị xâm lược và bị tàn phá một cách có hệ thống và có tính toán thâm độc thì nhu cầu mã hoá những di sản văn hoá phi vật thể dưới nhiều hình thức như khẩu quyết, huyền thoại, tranh vẽ, lý số, tín ngưỡng nhân gian . . . không có gì là khó hiểu. Cũng như những sản phẩm khác được tiền nhân mã hóa, tranh Ngũ Hổ Hàng Trống là bức mộc bản giản dị của dân gian dấu sau vỏ bọc tín ngưỡng dân gian nhưng chứa đựng một di sản lớn của Việt.
Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy có thực sự là bản Việt chính thống? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến bước giải mã ý nghĩa của cụm hình cờ, gươm và hòm ấn. Cờ, gươm, ấn là biểu tượng của quyền lực. Với con hổ vĩ đại hành Thổ ngồi ở trung ương thì quyền lực này phải được hiểu là quyền lực tuyệt đối. Cụm hình này không đứng riêng lẽ mà là đứng chung với hai cụm hình kia để tạo thành bố cục và nội dung của bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Vì vậy, cái quyền lực tuyệt đối mà cụm hình muốn biểu thị chắc chắn là phải được hiểu và diễn giải ý nghĩa trong tương quan với ý nghĩa của hai cụm hình ảnh kia. Vậy thì, quyền lực đó là quyền lực gì? Không, chắc chắn không phải là quyền lực “sức mạnh vũ trụ thiên nhiên, tiết mùa, thời vận của quy luật tự nhiên” như Lê Hướng Quỳ nhận xét. Quyền lực đó là quyền lực “văn hóa chính thống,” là quyền lực “sáng tạo ra bản gốc,” là quyền lực “nắm giữ tinh yếu” của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Là quyền lực của tiền nhân Việt vốn là chủ nhân đích thực của một di sản văn hóa phi vật thể rất là đồ sộ.
Tóm lại, với công trình giải mã bí ẩn trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, dựa trên những bằng chứng vừa khám phá, chúng ta có thể kết luận tranh Ngũ Hổ Hàng Trống không phải là một bức tranh chỉ đơn giản “khắc hoạ hình tượng những vị nhiên thần vừa cao quý vừa gần gũi với con người” như Đặng Nghiêm Vạn đã nhận xét khi viết về Tranh Nhân Gian Hàng Trống. Tiền nhân Việt đã mã hoá Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy vào bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Tiền nhân Việt đã chủ ý mượn hình ảnh 5 con hổ để dễ dàng “thần hóa” bức tranh. Và nhờ đã khoác lên chiếc áo tín ngưỡng dân gian nên “nguyên tác” mới sống sót đến ngày hôm nay để đến tay chúng ta, những hậu duệ đích thực, qua sự truyền thừa “không canh cải” từ thế hệ trước qua thế hệ sau. Và văn bản đó thì thầm: “Hãy trân trọng Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mà ta đã gởi gấm vào đây. Nó mới thực sự là bản gốc của lý thuyết ngũ hành sáng tạo từ tổ tiên của các ngươi, là một phần của nền văn hóa chính thống của các ngươi. Lần theo dấu tích để tìm lại cội nguồn minh triết của tổ tiên. May mắn cho ngươi được kế thừa một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đồ sộ.”
Công trình Giải Mã Bí Ẩn Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống của HHQ thêm một lần nữa cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể có một giá trị nhất định và chính sản phẩm được phục dựng từ phương pháp giải mã cũng có một giá trị nhất định.

Sửa bởi pth77: 26/04/2014 - 11:50


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |  
Vượng
Thịnh
Khang
An