GIẢI MÃ DI SẢN VĂN HÓA PHI VẬT THỂ ĐỂ PHỤC DỰNG SẢN PHẨM VĂN HÓA PHI VẬT THỂ: MỘT CON ĐƯỜNG TÁI HIỆN DIỆN MẠO VÀ CỘI NGUỒN ĐÍCH THỰC CỦA NỀN VĂN HÓA VIỆT
20.01.2013
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
“MỘT SỰ THẬT RẤT ĐƠN GIẢN: NỀN VĂN MINH VIỆT CỔ ĐÃ ĐẺ RA NỀN VĂN MINH TRUNG QUỐC.”
TS. Hà Hưng Quốc
“
Điều mà mỗi người và mọi người có thể làm được là đừng vội phủ nhận những chấm nhỏ đó và cũng đừng vội phủ nhận phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể trong nỗ lực tái hiện lại bức tranh diện mạo và cội nguồn đích thực của nền văn hóa Việt. Dưới điều kiện khắc nghiệt của địa dư và lịch sử làm cho những chứng tích vật thể mong manh khó có thể tồn tại, con đường phục dựng sản phẩm văn hóa phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể có lẽ là con đường không thiếu khôn ngoan. Mỗi công trình có thể chỉ là một con kiến tí ti trong con mắt của những khoa học gia chính thống và dễ dàng bị cho “chìm xuồng” nhưng một khi số lượng kiến đã có thể kết nối nhau thành một bè kiến chuyên chở nổi sự thật về cội nguồn văn hóa Việt thì lúc đó kiến sẽ không còn là kiến. “
Mục Lục
A. Những Công Trình Phục Dựng Di Sản Phi Vật Thể
- Trung Thiên Đồ của Nguyễn Thiếu Dũng: Phục Dựng Từ Huyền Sử Việt.
- Hậu Thiên Đồ của Trần Quang Bình: Phục Dựng Từ Huyền Thoại Việt & Phối Kiểm Qua Toán Học.
- Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ của Việt Dịch: Phục Dựng Từ Khẩu Quyết Lưu Truyền Trong Dân Gian.
- Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Lục Thập Hoa Giáp: Phục Dựng Từ Qui Luật Ngũ Hành Nạp Âm.
- Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian.
- Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Đông Hồ: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian.
- Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Môn Tử Vi: Phục Dựng Từ Lý Số.
B. Tầm Quan Trọng Của Những Công Trình Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể Để Phục Dựng Sản Phẩm Văn Hóa Phi Vật Thể.
C. Bạch Thư Trong Mộ Hán Mã Vương Đôi & Trúc Giản Trong Mộ Sở Kinh Môn Quách Điếm: Bằng Chứng Củng Cố Giá Trị Của Sản Phẩm Được Phục Dựng Và Của Phương Pháp Giải Mã Di Sản Văn Hóa Phi Vật Thể.
D. Lời Kết
Trung Thiên Đồ của Nguyễn Thiếu Dũng:
Phục Dựng Từ Huyền Sử Việt
Một trong những công trình nghiên cứu tâm đắc của Nguyễn Thiếu Dũng (NTD) là phát hiện Trung Thiên Đồ ẩn bên sau huyền sử Việt qua câu chuyện của Lạc Long Quân và Âu Cơ. Theo ông Trung Thiên Đồ là chiếc chìa khóa để hiểu vì sao Kinh Dịch Chu Văn được sắp xếp theo thứ tự của nó như chúng ta biết cũng như để hiểu chính xác hơn về nội dung của kinh. Trong bài Trung Thiên Dịch Số tác giả NTD đã viết:
“
Truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ không chỉ là một huyền sử về nguồn gốc dân tộc “Con Rồng cháu Tiên”, một thông điệp về tình đoàn kết, nghĩa yêu thương giữa các dân tộc anh em, đồng bào mà còn chứa đựng một thông tin về di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó. Nếu chúng ta kết hợp những thông tin nằm rải rác trong các truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ, truyện Hồ tinh, Mộc tinh, Ngư tinh ta sẽ thiết lập được một Trung Thiên Đồ mà người Trung Quốc chưa hề biết đến.
Theo Kinh Dịch, Lạc Long Quân thường được nhân dân gọi là Bố mỗi khi có việc cần giúp đỡ có thể ký hiệu bằng quẻ Càn có tượng là vua, là cha. Lạc Long Quân thường sống ở Thuỷ phủ ký hiệu là quẻ Khảm có tượng là nước. Lạc Long Quân diệt được Hồ tinh là con cáo chín đuôi sống hơn ngàn năm ở đầm Xác Cáo nay là Hồ Tây, sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Đoài tức quẻ Trạch có tượng là đầm. Đất Phong Châu thời Thượng cổ có cây Chiên đàn sống hàng ngàn năm, chim hạc thường đến đậu ở đấy nên nơi đó còn gọi là đất Bạch Hạc (nay thuộc tỉnh Phú Thọ), lâu ngày cây hoá thành yêu tinh dân gọi là thần xương cuồng, Kinh Dương Vương và Lạc Long Quân ra sức đánh đuổi, cứu dân thoát khỏi sự bức hại của xương cuồng. Sự kiện này có thể ký hiệu bằng quẻ Tốn còn gọi là quẻ Phong có tượng là mộc. Lạc Long Quân cũng có công diệt được ngư tinh, con yêu ngư xà ăn thịt người, chuyện này cũng thuộc quẻ Khảm ký hiệu ở trên. Truyền thuyết thường nói chung là Lạc Long Quân (quẻ Càn) diệt hồ tinh (quẻ Đoài), diệt mộc tinh (quẻ Tốn), diệt ngư tinh (quẻ Khảm) để cứu dân, từ đó ta đã có được một vế của Trung Thiên Đồ: Càn – Đoài – Tốn – Khảm. Theo truyền thuyết Lạc Long Quân nói với Âu Cơ (được tôn xưng là Quốc mẫu, là mẹ, ký hiệu là quẻ Khôn): (1, tr 30). Như thế là truyền thuyết đã xác định rất rõ tính cách tương phản giữa Lạc Long Quân và Âu Cơ. Long Quân thuộc quẻ Khảm (Thuỷ) thì Âu Cơ thuộc quẻ Ly (Hoả). Truyền thuyết kể tiếp: “Âu Cơ và năm mươi con lên ở đất Phong Châu (nay là huyện Bạch Hạc) suy phục lẫn nhau, cùng tôn người con cả lên làm vua, hiệu là Hùng Vương, lấy tên nước là Văn Lang”. Lên Phong Châu là lên núi ký hiệu là quẻ Cấn có tượng là núi, tôn người con cả ký hiệu là quẻ Chấn vì Chấn có tượng người con trưởng. Ta lại có thêm vế thứ hai của Trung Thiên Đồ: Ly – Cấn – Chấn – Khôn. Đến đây ta đã khai quật được Trung Thiên Đồ từ lớp ngôn ngữ truyền thuyết, các quẻ xếp theo thứ tự Càn – Đoài – Tốn – Khảm – Ly – Cấn – Chấn – Khôn theo chiều ngược kim đồng hồ. . . .
Nhờ có Trung Thiên Đồ ta có thể đọc lại Kinh Dịch một cách chính xác hơn, điều này nghe có vẻ nghịch lý vì ta làm sao thông thạo ngôn ngữ Trung Hoa hơn người Trung Hoa được, nhưng vì ta có Trung Thiên Đồ là la bàn tổ tiên ta dựa vào đấy để viết các lời hào nên chúng ta có cách đọc thuận lợi hơn.”
Như vậy Trung Thiên Đồ mà NTD đã bỏ công giải mã để phục dựng lại từ huyền sử Việt theo lời ông mô tả sẽ giống như hình H1 và H1B.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Từ hình H1B chúng ta dễ dàng nhận ra nó rất giống hình H2B, ngoại trừ chi tiết được khoanh trong vòng đỏ.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Hình H2B là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ H2 (Tiên Thiên Bát Quái). Bốn trục của Tiên Thiên Đồ H2 phân bố lại theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương đã làm nên cấu trúc H2B. Khái niệm phân bố theo trục trong cấu trúc của H2B hoàn toàn khế hợp với khái niệm trục trong Việt Dịch của Hà Hưng Quốc. Và như Việt Dịch đã viết, bốn trục của Tiên Thiên Đồ đại diện cho 4 Tượng: tượng không gian Càn-Khôn, tượng năng lượng Khảm-Ly, tượng vật chất vô hình Tốn-Chấn, và tượng vật chất hữu hình Cấn-Đoài. Tuy tạm gọi H2B là Tiên Thiên Đồ Phái Sinh nhưng thực ra phải nói H2B chính là tiền thân của Tiên Thiên Đồ H2 thì đúng hơn vì nó mô tả 2 Động Lực (Âm Dương/ Lưỡng Nghi) và 4 Nguyên Tố (4 Trục/ Tứ Tượng) trước khi thể hiện thành 8 Quái (Bát Quái).
Hình H1B khác với hình H2B ở chỗ là vị trí hai quái Cấn-Tốn trong hình H2B bị đảo ngược lại trong hình H1B. Do đó, tạo thành cặp Cấn-Chấn với 2 dương (+) và cặp Tốn-Đoài với 2 âm (-). Nói một cách khác là Trung Thiên Đồ H1B của NTD không chính xác tuân theo qui luật “xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương” như là H2B.
Nếu như H1B hoàn toàn giống với hình H2B thì chúng ta có thể nói là NTD “có cơ sở” để gọi H1B là Trung Thiên Đồ vì nó thực sự là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ và có thể đứng làm trung gian nối kết Tiên Thiên Đồ với Hậu Thiên Đồ hoặc kết nối Đồ với Kinh. Nếu như Trung Thiên Đồ của NTD đúng là một trong những đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ và nếu như có thể chứng minh được đúng là nó đã đóng một vai trò quan trọng trong quá trình thành lập 64 quẻ của Kinh Dịch Chu Văn thì phương pháp giải mã huyền sử Việt để phục dựng lại di sản văn hóa phi vật thể của Việt không phải là một phương pháp có thể dễ dàng bị gạt bỏ như nhiều người đã nghĩ. Không dễ gạt bỏ được vì một sản phẩm phi vật thể được phục dựng từ di sản phi vật thể không hẳn là một sản phẩm thiếu giá trị và cũng không phải là một sản phẩm lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia. Không dễ gạt bỏ vì phương pháp giải mã để phục dựng lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể trong một công trình nghiên cứu không hẳn là thiếu sự nghiêm túc và thiếu tính khoa học.
Khoa học nhân văn không giống như khoa học vật lý. Nó là khoa học mềm. Những nghiên cứu trong khoa học mềm có giá trị khoa học nằm ở chỗ “action grounded.” Mà những di sản văn hóa phi vật thể nói chung, và huyền sử Việt nói riêng, lại chính là kết tinh của tất cả “actions” của một dân tộc. Giải mã di sản văn hóa phi vật thể chính là “action grounded.” Mỗi bản phục dựng chính là công trình hình thành từ “action grounded theory.” Và nếu như bản phục dựng được “tested” và “hold water” thì bản phục dựng lẫn “theory” ẩn phía sau nó có thể được coi là có giá trị, cho đến khi ai đó có thể chứng minh ngược lại, và đến lúc đó thì chúng ta mới có thể gạt bỏ bản phục dựng đó vì nó đã thực sự bị mất giá trị chứ không phải vì xuất xứ của nó là sản phẩm được phục dựng từ di sản văn hóa phi vật thể hoặc vì phương pháp phục dựng nó là phương pháp mềm.
Một vật thể rắn, thí dụ như một cục đá, nếu chạm vào một người có thể ra gây tổn thương thì người ta không thể không nghiêm túc công nhận giá trị thực dụng của cục đá đó. Một luồng âm thanh chạm vào một người có thể gây ra tổn thương thì người ta không thể không nghiêm túc công nhận giá trị thực dụng của luồng âm thanh đó. So với cục đá là một vật thể rắn, âm thanh tuy là “phi vật thể” hay “ảo” [so sánh tương đối] nhưng tác động của nó không ảo. Bản chất khoa học cứng và khoa học mềm cũng như thế. Phương pháp giải mãđể phục dựng lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thểtuy có khác với phương pháp thử nghiệm vật thể trong phòng thí nghiệm để tái lập [phục dựng] kết quả của một công thức cho ra một loại vật thể ứng dụng vào công nghệ, nhưng không vì thế mà người ta có thể tự động kết luận hay vội vã kết luận phương pháp giải mã để phục dựng [tái lập] lại một sản phẩm phi vật thể từ di sản văn hóa phi vật thể là một phương pháp thiếu nghiêm túc hoặc phi khoa học
Bên sau huyền thoại nào cũng có ẩn chứa sự thật hoặc đạo lý. Nếu không có sự thật hoặc đạo lý ẩn chứa bên trong, nó đã không theo dòng sống của một dân tộc suốt một thời gian dài tính bằng nhiều thiên niên kỷ. Hay nói một cách khác, nó đã không sống sót để trở thành huyền thoại. Nếu chúng ta cho rằng huyền thoại của dân tộc chỉ là huyền thoại không hơn không kém tức là chúng ta đã cho rằng tiền nhân bảo quản và truyền thừa huyền thoại cho chúng ta chỉ vì chúng đơn thuần là huyền thoại. Nói một cách khác không quanh co, nó có nghĩa là tiền nhân của chúng ta ngu si đến mức bảo quản mấy ngàn năm để giao lại những thứ “tầm phào” cho chúng ta. Có thật là vậy không? Có thật là tiền nhân chúng ta đần độn, ngớ ngẩn tới mức như vậy không? Hay là họ đã giao vào tay chúng ta một di sản văn hóa vô giá như NTD đã nói?
Cá nhân HHQ tin là bên sau huyền thoại nào cũng có ẩn chứa sự thật và đạo lý. Vấn đề là chúng ta có đủ bản lãnh bóc được lớp vỏ huyền thoại để cho sự thật và đạo lý hiển lộ ra hay không mà thôi. Nếu chấp nhận tiền đề này thì chi tiết bất đồng giữa Trung Thiên Đồ H1B của NTD và Tiên Thiên Đồ Phái Sinh H2B đáng cho chúng ta phải quan tâm và điều tra tại sao có sự khác biệt này.
Liệu là có một kết quả giải mã nào khác hơn là kết quả giải mã của NTD có thể giúp giải tỏa vướng mắc? Không quá khó để tìm ra đáp án! Sau khi rà soát lại luận giải của NTD, một vài điểm được phát hiện. Thứ nhất, NTD giải rằng Mộc Tinh (thần Xương Cuồng) thuộc quái Phong (Tốn) có tượng là Mộc. Nhưng căn cứ theo Việt Dịch Đồ của Việt Dịch thì hướng Đông Mộc gồm có hai quái Tốn Giáp và Cấn Ất. Tuy cùng là hành Mộc nhưng Tốn Giáp là hành Mộc của cây non còn Cấn Ất là hành Mộc của cây già. Bản chất của Mộc Tinh là cây Chiên Đàn ngàn tuổi nên Mộc Tinh phải được giải là hành Mộc của cây già thuộc quẻ Cấn tượng núi. Thứ hai, NTD giải rằng “
lên Phong Châu là lên núi, ký hiệu là quẻ Cấn.” Trong luận giải này NTD đã đổi phương pháp giải mã từ chỗ nối kết với “chìa khóa chữ” (key word) qua chỗ nối kết với “phương hướng, địa hình” và từ chỗ nối kết trực tiếp qua chỗ nối kết gián tiếp. Nói một cách khác, nếu đã giải mã câu chuyện Lạc Long Quân diệt
Hồ Tinh thuộc quái
Đoài, diệt
Mộc Tinh thuộc quái
Cấn, diệt
Ngư Tinh thuộc quái
Khảm thì lên
Phong Châu phải là quái
Tốn sẽ hợp lý hơn thay vì suy diễn Phong Châu ở hướng Tây trên núi để rồi dẫn tới quái Cấn. Thực ra thì NTD cũng đã giải Phong Châu là “
quẻ Tốn” trong phần giải mã Mộc Tinh. Sử dụng danh xưng Phong Châu hai lần –lần trước thì giải là Gió Tốn còn lần này thì giải là Núi Cấn— cho hai nhóm khác nhau cũng là một trở ngại khác trong cách giải mã của NTD vì thiếu sự nhất quán. Nói tóm lại, lên
Phong Châu nên được giải là quái
Tốn tượng Gió.
Kết quả giải mã trước đây của NTD sau khi được điều chỉnh lại như vừa trình bày có thể tóm gọn trong một đồ hình giống như H4 và H4B.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Với hình H4 và H4B chúng ta có thể thấy 4 cặp quái Khôn-Càn, Đoài-Cấn, Khảm-Ly, Tốn-Chấn xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ âm tới dương. Hay nói một cách khác, Trung Thiên Đồ H4B của NTD phục dựng (và sau khi được HHQ hoàn chỉnh) chính xác là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ như cho thấy trong hình H2B.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
NTD gọi đồ hình do ông phục dựng là Trung Thiên Đồ và cho nó là chìa khóa để giải thích thứ tự và nội dung của Kinh Dịch Chu Văn không phải là không có lý, vì Trung Thiên Đồ bản chất vốn không phải là một đồ hình nguyên sinh, như TTBQ hoặc HTBQ, mà là một đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ theo một qui luật thành lập cấu trúc rất chặt chẽ. Khác với Tiên Thiên Đồ là một mô hình (a model) mô tả khởi nguyên của vũ trụ cùng qui luật vận hành vật lý và Hậu Thiên Việt Dịch Đồ là một mô hình (a model) mô tả thế giới hậu thiên vi diệu sinh hoá cùng qui luật vận hành sinh hóa, Trung Thiên Đồ bản chất là một bản đồ (a directive map/ relational map) chứa đựng thông tin nối kết giữa Đồ với Kinh.
Trung Thiên Đồ của NTD có phải là một sản phẩm lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia? Hay nó là một sản phẩm nằm trong một hệ thống văn hóa phi vật thể và tự thân cũng đã mang tính hệ thống? Chính xác thì Trung Thiên Đồ của NTD nối kết Đồ nào với Kinh nào? Những câu hỏi này buộc chúng ta phải khảo sát lại tất cả những Kinh Dịch và Đồ Dịch để tìm đáp án.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Toàn bộ Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông được sắp xếp theo thứ tự như trong hình H5. Thượng kinh mở đầu với hai quẻ thuần Càn, thuần Khôn (quẻ thứ 1, 2) và kết thúc với hai quẻ thuần Khảm thuần Ly (quẻ thứ 29, 30). Hạ kinh mở đầu với hai quẻ Đoài-Cấn Trạch Sơn Hàm, Chấn-Tốn Lôi Phong Hằng (quẻ thứ 31, 32) và kết thúc với hai quẻ Khảm-Ly Thủy Hỏa Ký Tế, Ly-Khảm Hỏa Thủy Vị Tế (quẻ thứ 63, 64).
Tuy là những quẻ mở đầu và kết thúc ở thượng kinh và hạ kinh có phần gắn kết với Trung Thiên Đồ của NTD như ông đã chỉ ra, nhưng sự gắn kết này vẫn không đủ sức thuyết phục vì rõ ràng là thiếu chặt chẽ và không xuyên suốt 64 quẻ. Càng nhìn sâu vào tổng thể chúng ta sẽ càng dễ cảm nhận ra sự sắp xếp tùy tiện và hỗn độn của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông.
Đưa ra nhận xét Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông bị “sắp xếp một cách tùy tiện và hỗn độn” có lẽ sẽ gây dị ứng đối với nhiều người. Nhưng những khảo sát tiếp theo sau sẽ cung cấp chứng cứ khách quan cho nhận xét trên.
Kinh Dịch Phục Hy thành lập do sự chồng quái của Tiên Thiên Đồ. Nhưng nói như thế thì vẫn chưa nói đúng bản chất của nó. Phải nói cho chính xác là do Tiên Thiên Đồ ráp với Tiên Thiên Đồ mà hình thành 64 quẻ theo thứ tự và qui trình đó được tiến hành như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
- Trước tiên là nội quái Khôn của Tiên Thiên Đồ A (TTBQ_A) ráp với ngoại quái Khôn của Tiên Thiên Đồ B (TTBQ_ B, hình thành quẻ Thuần Khôn (quẻ số 0 thập phân, quẻ 000000 nhị phân). Sau đó TTBQ_B chuyển động, ngoại quái chuyển dịch từ quái Khôn qua Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn tức là chuyển dịch theo quỷ đạo hình chữ S, cũng là chuyển dịch theo thứ tự số nhị phân từ 000 tới 111 (số thập phân là từ 0 tới 7). Như vậy nội quái Khôn bất dịch còn ngoại quái biến dịch, theo đó thứ tự thành lập 8 quẻ, từ quẻ 0 tới quẻ 7, như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
- Kế tiếp, ngoại quái Khôn của TTBQ_B ráp với nội quái Cấn của TTBQ_A. Sau đó ngoại quái cũng chuyển dịch từ Khôn qua Cấn, Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn. Như vậy, nội quái Cấn của TTBQ_A bất dịch còn ngoại quái biến dịch thứ tự thành lập 8 quẻ, từ quẻ 8 tới quẻ 15, như sau:
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
- Lập lại qui trình trên, TTBQ_B tiếp tục ráp với nội quái Khảm, Tốn, Chấn, Ly, Đoài, Càn theo thứ tự hình thành quẻ số 16 cho tới quẻ cuối số 63 là quẻ Thuần Càn. Và toàn bộ Kinh Dịch Phục Hy được tóm gọn trong hình H9.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Đặc tính của toàn bộ sự vận động mà chúng ta nhìn thấy được là “nội tịnh ngoại động” hay chính xác hơn là nội Tiên Thiên Đồ (TTBQ_A) thì tịnh còn ngoại Tiên Thiên Đồ (TTBQ_ B thì động, đúng theo nguyên lý âm dương “nhất tịnh nhất động chi vị đạo.” Tịnh và động ở đây chỉ là sự so sánh tương đối chứ kỳ thực cả hai đều cùng chuyển động chỉ khác ở chỗ nội TTBQ_A chuyển động rất chậm (tỉ lệ 1:8) so với ngoại TTBQ_B cho nên nói là “nội tịnh ngoại động.”
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nếu xếp 32 quẻ thượng kinh, từ quẻ số 63 xuống quẻ số 32, và 32 quẻ hạ kinh, từ quẻ số 0 lên tới quẻ số 31, thì chúng ta có được một vòng tròn như trong hình H10. Hình vòng tròn này là biểu trưng của một nguyên lý thể hiện thành mặt đối lập, cùng một nguyên lý với cách phân bố các đơn quái trong tiến trình thành lập Tiên Thiên Đồ đã được trình bày trong Việt Dịch của Hà Hưng Quốc. Tuy hai nửa đối lập nhau, nửa bên trái từ trên xuống và nửa bên phải từ dưới lên, nhưng cả hai lại được vận hành bởi cùng một động lực chiều ngược kim đồng hồ.
Còn nếu xếp theo thứ tự liên tục từ quẻ số 0 tới quẻ số 63 mà vẫn thể hiện hai mặt âm dương đối lập thì chúng ta có được một chữ S như trong hình H11 hoặc một Lưỡng Nghi như trong hình H12. Chưa thấy ai xếp Kinh Dịch Phục Hy như hình H11 và H12 như HHQ đã trình bày ở đây. Giá trị của hai hình này, đặc biệt là H12, thể hiện lý thuyết âm dương rõ rệt hơn hết và đúng với nội dung hình thành Tiên Thiên Đồ được trình bày trong cuốn Việt Dịch của Hà Hưng Quốc.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Như chúng ta đã thấy, Kinh Dịch Phục Hy được sắp xếp rất mạch lạc theo một qui trình rất chặt chẽ. Và trong tiến trình từ Tiên Thiên Đồ Dịch tới Phục Hy Kinh Dịch, chúng ta không thấy bóng dáng Trung Thiên Đồ của NTD.
Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Dương Đôi được sắp xếp như trong hình H13. Thứ tự của 64 quẻ trong bản Mã Vương Đôi hoàn toàn khác với thứ tự 64 quẻ trong bản phổ thông, mặc dầu cả hai cùng là Kinh Dịch Chu Văn.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Quan sát toàn bộ kinh, đặc biệt là 8 quẻ đầu, từ thứ 1 tới thứ 8, và 8 quẻ cuối, từ thứ 57 cho tới thứ 64, chúng ta dễ dàng nhận ra qui luật thành lập thứ tự của 64 quẻ và qui luật đó như sau:
- Nội quái chuyển dịch nhanh theo thứ tự Càn, Khôn, Cấn, Đoài, Khảm, Ly, Chấn, Tốn. Ngoại quái chuyển dịch chậm (tỉ lệ 1:8) theo thứ tự Càn, Cấn, Khảm, Chấn, Khôn, Đoài, Ly, Tốn.
- Trước tiên nội quái Càn ráp với ngoại quái Càn. Nội quái dịch chuyển từ Càn sang Khôn và đi hết một vòng tới Tốn. Khi nội quái trở lại Càn thì ngoại quái chuyển qua Cấn. Nội quái lại dịch chuyển từ Càn sang Khôn và đi hết một vòng tới Tốn. Khi nội quái trở lại Càn thì ngoại quái lại chuyển qua Khảm. Cơ trình cứ lập lại như thế cho đến khi ngoại quái đi hết một vòng tới Tốn và nội quái đi hết vòng cuối cùng chấm dứt tại Tốn.
- Sau đó tất cả các trùng quái được chuyển vị ra đầu dòng lề trái.
Cũng giống như nhưng ngược lại với Kinh Dịch Phục Hy, đặc tính của toàn bộ sự vận động mà chúng ta nhìn thấy được là “nội động ngoại tịnh” đúng theo nguyên lý âm dương “nhất tịnh nhất động chi vị đạo.” Tịnh và động ở đây chỉ là sự so sánh tương đối chứ kỳ thực cả hai đều cùng chuyển động chỉ khác ở chỗ nội chuyển động nhanh (tỉ lệ 8:1) so với ngoại cho nên nói là “nội động ngoại tịnh.”
Từ những quan sát trên chúng ta có thể phục dựng lại hai đồ hình đã tương tác nhau để thành lập 64 quẻ của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi. Và kết quả được tóm lược trong hình H14.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Nhìn vào H14, một lần nữa chúng ta lại bắt gặp ở đây cấu trúc theo khái niệm trục. Bốn trục Càn-Khôn, Cấn- Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn xếp theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ dương tới âm làm nên cấu trúc của Đồ Hình B. Để làm nổi bật bản chất của nó, Đồ Hình B được vẽ lại theo dạng vuông như cho thấy trong hình H15.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Từ H15 chúng ta dễ dàng nhận ra là nó rất giống với H2A, ngoại trừ chi tiết khoanh trong vòng đỏ. Đồ Hình H2A, cũng giống như Đồ Hình H2B đã thấy qua, là một đồ hình phái sinh khác (trong số 4 đồ hình phái sinh) của Tiên Thiên Đồ H2. Nó được hình thành bằng cách xếp lại 4 trục Càn-Khôn, Cấn- Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn của Tiên Thiên Đồ theo thứ tự ngược kim đồng hồ, liên tục, liền nhau và từ dương tới âm.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
So sánh H15 với H2A chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận ra là trong hình H15 trục Khảm-Ly bị đảo ngược. Dựa vào bố cục chặt chẽ và liên hệ mật thiết của H2A và H15, chúng ta có cơ sở để kết luận là trục Khảm Ly trong Đồ Hình H15 đã bị lỗi và cần phải điều chỉnh lại. Như vậy, H15 sẽ thành ra H15A. Nói cách khác, Đồ Hình H15A cũng là Đồ Hình H2A và cũng là đồ hình phái sinh của Tiên Thiên Đồ. Theo cách gọi của NTD, đồ hình H15A chính là một Trung Thiên Đồ.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Như chúng ta đã thấy, cũng giống như Kinh Dịch Phục Hy, Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi được sắp xếp rất mạch lạc theo một qui trình rất chặt chẽ. Dầu là những đồ hình lẫn qui trình thiết lập 64 quẻ của hai bộ kinh có khác nhau, nhưng cả hai đều giống nhau ở chỗ mạch lạc, nhất quán và xuyên suốt. Đặc tính này, khi đem ra đối chiếu, làm cho nổi cộm “sự sắp xếp tùy tiện và hỗn độn” của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông.
Và trong tiến trình khám phá Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi, chúng ta thấy hiển hiện Trung Thiên Đồ của NTD. Tuy nhiên, Trung Thiên Đồ trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi (H15A = H2A) không hoàn toàn giống với Trung Thiên Đồ của NTD (H4B = H2B). Điểm khác biệt duy nhất là Trung Thiên Đồ của NTD thì theo thứ tự âm trước dương sau còn Trung Thiên Đồ trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi thì ngược lại dương trước âm sau.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Tại sao có sự khác biệt này? Một trong những giải thích, theo ý kiến của HHQ, là vì qui luật âm dương của Trung Thiên Đồ đã bị cải biến theo quan niệm Càn trước Khôn sau, dương trước âm sau, từ dương tới âm. Quan niệm này là dấu ấn bản sắc của xã hội Tàu luôn luôn trọng dương khinh âm, trọng nam khinh nữ. Do đó, qui luật âm dương trong Trung Thiên Đồ do người Tàu phỏng tác đã hoàn toàn ngược với qui luật âm dương trong bản gốc do người Việt trước tác. Tuy công việc phỏng tác có tính cách hệ thống nhưng người làm công việc này không nhất thiết đã nhìn thấy Trung Thiên Đồ ẩn trong Kinh Dịch hoặc phải hiểu rõ qui luật thiết lập cấu trúc của Trung Thiên Đồ, vì chỉ cần đảo ngược vị trí (Khôn về Càn và Càn về Khôn, vân vân) của các nội quái trong 64 quẻ là xong. Về sau, có lẽ vì thói quen vần điệu cho nên hai quái trên trục Ly-Khảm bị đảo ngược thành Khảm-Ly (từ trước đến nay HHQ vẫn quen miệng nói “Càn-Khôn, Cấn-Đoài, Khảm-Ly, Chấn-Tốn” thay vì nói “Càn-Khôn, Cấn-Đoài, Ly-Khảm, Chấn-Tốn” hoặc “Khôn-Càn, Đoài-Cấn, Ly-Khảm, Tốn-Chấn.” Quá trình trên đã làm cho Trung Thiên Đồ bản gốc H4B (như NTD đã giải mã) biến thành H15A (ẩn trong trong Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi).
Trở lại với hình H14, nhìn vào Đồ Hình A chúng ta sẽ nhận ra nó là một biến thể của Tiên Thiên Đồ. Đồ Hình A khác với Tiên Thiên Đồ ở chỗ hai trục bàng Chấn-Tốn và Cấn-Đoài đã hoán vị cho nhau (mỗi trục xoay 90 độ ngược chiều kim đồng hồ chiếm vị trí của nhau). Đồ Hình A cũng liên hệ mật thiết với Đồ Hình B. Đem 4 trục trong Đồ Hình A xếp theo chiều kim đồng hồ, liên tục liền nhau, dương trước âm sau sẽ cho ra Đồ Hình B. Hoặc từ Đồ Hình B theo chiều ngược kim đồng hồ triển khai ngược lại và xếp các 4 trục theo chiều kim đồng hồ, liên tục liền nhau sẽ cho ra Đồ Hình A. Điều này có nghĩa là Đồ Hình B có thể đã phái sinh ra Đồ Hình A và cũng có thể là được phái sinh từ Đồ Hình A.
Vậy thì, B sinh A (trường hợp 1) hay là A sinh B (trường hợp 2)? Hay sự trùng hợp chỉ là ngẫu nhiên (trường hợp 3)?
Trường Hợp 1: Nếu B sinh A thì chúng ta có thể thấy được một chuỗi kết nối rất trật tự và rõ ràng. Đó là, từ Tiên Thiên Đồ dẫn tới Trung Thiên Đồ bản gốc, dẫn tới Trung Thiên Đồ bản phỏng tác, dẫn đến Trung Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi (bị lỗi tại Khảm-Ly), dẫn tới Hậu Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi, và cuối cùng dẫn tới Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi. Và chúng ta có thể gọi Đồ Hình A trong H14 là một Hậu Thiên Đồ (chưa xét tới đúng sai và có phải là đồ hình gốc hay không). Điều này cũng có nghĩa là chúng ta sẽ dễ dàng trả lời những câu hỏi như Trung Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi và Hậu Thiên Đồ bản Mã Vương Đôi từ đâu mà có hoặc chúng tương tác với nhau như thế nào để hình thành cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi.
Trường Hợp 2: Ngược lại, nếu A sinh B thì mọi luận giải vừa qua có lẽ cần điều chỉnh vì giả thuyết Trung Thiên Đồ là đồ hình phái sinh trực tiếp từ Tiên Thiên Đồ phải đổi lại là phái sinh gián tiếp từ Tiên Thiên Đồ thông qua đồ hình B.
Trường Hợp 3: Nếu là sự trùng hợp ngẫu nhiên thì mọi luận giải vừa qua vẫn hợp lý và chúng ta chỉ cần bỏ giả thuyết cuối cùng trong luận giải vì A chẳng sinh B và ngược lại.
Với những qui luật giúp hình thành cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi, với tính hệ thống trong cấu trúc của Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi, với sự có mặt xuyên suốt chiều dài thời gian của Tiên Thiên Đồ nguyên thủy và là nguồn gốc duy nhất có thể truy cập ngược về được từ Kinh Dịch Mã Vương Đôi, và với khám phá của Trung Thiên Đồ của NTD, trường hợp 1 có thể nói là cho chúng ta một sự giải thích hợp lý nhất về quá trình hình thành của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi.
Một điều đặc biệt, thiết tưởng cũng nên mở ngoặc để nhắc đến ở đây, là chúng ta hoàn toàn không thấy bóng dáng Hậu Thiên Bát Quái của Chu Văn Vương trong tất cả những bản Kinh Dịch đã khảo cứu qua. Nếu nó không có mặt trong toàn bộ hệ thống những Kinh Dịch, đặc biệt là trong Chu Dịch, và cũng không có một lời giải thích hợp lý trong suốt thời gian từ khi nó xuất hiện cho đến nay thì chúng ta chỉ có thể đi đến một kết luận: nó là một sản phẩm “lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia” và nó được Made-In-China. Một cách nghiêm túc hơn, có lẽ Hậu Thiên Đồ ẩn trong Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi mới đích thực là một đồ hình mà Chu Văn Vương (hoặc ai đó mượn danh) muốn khám phá. Còn cái gọi là Hậu Thiên Bát Quái của Chu Văn Vương mà chúng ta biết ngày nay có thể chỉ là một sản phẩm “tôi-nghĩ-nó-như-thế-này” còn lưu lại trong quá trình tìm tòi, mò mẫm (của ai đó) mà vẫn chưa thực sự khám phá ra được những đồ hình ẩn bên trong Kinh Dịch Chu Văn.
Đúng như Nguyễn Thiếu Dũng đã nói, Trung Thiên Đồ là chìa khoá để giúp chúng ta hiểu rõ hơn về Kinh Dịch Chu Văn. Với chuỗi giải trình vừa qua, chúng ta đã có thể nhìn thấy toàn bộ cấu trúc của Kinh Dịch Chu Văn bản Mã Vương Đôi được cấu tạo như thế nào, đã có thể giải thích nguồn gốc của những đồ hình trong Kinh Dịch bản Mã Vương Đôi, đã nhận ra sự “tùy tiện và hỗn độn” trong bố cục của Kinh Dịch Chu Văn bản phổ thông cùng mức độ “tam sao thất bổn” của nó. Trung Thiên Đồ do NTD phục dựng lại từ huyền sử Việt không phải là một sản phẩm không giá trị. Càng chắc chắn hơn nó không phải là một sản phẩm “lấy ra từ chiếc nón của ảo thuật gia” như là Hậu Thiên Đồ của Chu Văn Vương.
Nguyễn Thiếu Dũng đã đào xới bên dưới lớp mặt bằng di sản văn hoá phi vật thể của Việt và dùng phương pháp giải mã để phục dựng lại một sản phẩm văn hóa phi vật thể và cho cái “arte factum” phi vật thể này “xuất thổ” để góp phần vào sự tái hiện diện mạo lịch sử văn học Việt của một thời hoàng kim. Nhờ có NTD cho xuất thổ “artifact phi vật thể” Trung Thiên Đồ mà HHQ mới có đầu mối để khảo sát và cho ra bài viết này, và bài viết này lại góp phần vào nỗ lực tái hiện diện mạo đó. Mỗi một đóng góp, dầu là một phần rất nhỏ trong tiến trình và dầu là có chỗ thiếu sót, tự việc làm đó đã là có giá trị. Và chính cái đúng của NTD về Trung Thiên Đồ và vai trò của nó đối với Kinh Dịch Chu Văn, như đã được giải trình trong bài viết này, đã bảo chứng cho giá trị của Trung Thiên Đồ cũng như sự hữu ích của phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng một sản phẩm văn hóa phi vật thể. Nói một cách khác, phương pháp giải mã lẫn Trung Thiên Đồ của NTD có giá trị của riêng của nó và không thể dễ dàng bị gạt bỏ dưới danh nghĩa của cụm từ “thiếu khoa học” hoặc thiếu nghiêm túc.
Hậu Thiên Đồ Của Trần Quang Bình: Phục Dựng Từ Huyền Thoại Việt và Phối Kiểm Qua Toán Học
Không phải chỉ có một Nguyễn Thiếu Dũng can đảm sử dụng phương pháp giải mã di sản phi vật thể để phục dựng một sản phẩm phi vật thể nhằm chứng minh cội nguồn Việt của Kinh Dịch. Trần Quang Bình cũng đã sử dụng phương pháp này để phục dựng lại Hậu Thiên Bát Quái của Việt. Trong cuốn
Kinh Dịch, Sản Phẩm Sáng Tạo Của Nền Văn Hiến Âu LạcTQB đã giải mã huyền thoại nữ oa lấy đá vá trời như sau:
“
Vào thời Hiên Viên; thần nước Cộng Công (gong=khảm) đánh nhau với thần lửa Chúc Dong. Cộng Công thua trận; húc đầu vào núi Bất Chu; khiến cột trời đổ gẫy. Trời nghiêng về phía Tây Bắc; đất lệch về phía Đông Nam. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư thành tro ngăn nước lụt; lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời. Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội trời lên. Từ đó; cuộc sống trở lại yên bình.
Ta có:
a. thần nước Cộng Công húc đầu vào núi Bất Chu: kết quả là Cộng Công (gong gong=Thuần Khảm) phải gần Núi=Cấn.
b. Trời nghiêng về hướng Tây Bắc: Càn-Tây Bắc.
c. đất lệch về phía Đông Nam: Khôn-Đông Nam.
d. Nước từ trên trời đổ xuống gây ngập lụt ở khắp nơi. Vậy nước cũng gần Trời. Nếu sắp xếp Trời Tây Bắc, Nước Chính Tây và Núi Tây Nam (do a, b, d mang lại) thì ta thấy e và f không thể lý giải nổi. Vậy Trời Tây Bắc, Nước Chính Bắc và Núi Đông Bắc. Ngoài ra chỉ cần quan sát bình thường thì thấy câu Nước từ trên Trời đổ xuống có nghĩa Nước phải cao hơn Trời vì như thế mới đi qua Trời mà đổ xuống được.
e. Bà Nữ Oa đốt cỏ Lư: Bà Nữ Oa là Khôn đốt cỏ Lư=đốt (ly) cỏ Lư (Ly)=Thuần Ly ngăn nước lụt từ Trời đổ xuống. Vậy Ly bên tay trái của Khôn. Suy ra Ly=chính Nam.
f. thành tro ngăn nước lụt : Ly ở chính Nam ngăn được nước lụt rồi thì nước lụt sẽ nằm ở đâu? Ở đây vấn đề là ngăn nước lụt chứ không phải là tiêu thủy. Vâng, rất đơn giản Nước lụt sẽ tụ lại thành vũng ở gần Ly. Hay ở phía Tây Nam. Tro ngăn nước lụt thì chỉ tạo ra những đầm lầy sền sệt và có nhiều bùn (tro bùn). Như vậy, Đoài chính là Đầm nằm ở phía Tây Nam cạnh Ly Chính Nam. Cỏ Lư chắc có thể là biến âm của cỏ lau hay mọc ở gần ao, hồ, đầm.
g. lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời: Biển kể cả Trung Quốc lẫn Việt Nam đều là phía Đông. Tức khẳng định phía Đông nằm bên tay phải của bà Nữ Oa hay Khôn. Và cũng khẳng định thêm Ly ở bên trái Khôn là chính xác.
Từ những lý giải trên ta nhận được phương vị của 6 quái Hậu Thiên. Thế nhưng tại sao là 6 chứ không phải là 8? Đấy cũng chính là triết lý của Kinh Dịch Việt Nam; bát quái hậu thiên được dựng từ 8 quái nhưng linh hồn là 6 trùng quái bất dịch (bằng chứng hiển hiện của trùng quái là Cộng Công=gong gong=Thuần Khảm, và đốt cỏ (lửa=Ly) Lư (Lửa=Ly)=Thuần Ly). Ở phương vị chính Tây phải là quái kết hợp với Đoài để tạo ra trùng quái bất dịch và tương tự như ở chính Đông. Vậy chúng ta nhận được Tốn chính Tây và Chấn chính Đông. Chúng ta đã giải mã ra một bát quái Hậu Thiên từ truyện trên. Nó hoàn toàn trùng với Bát Quái Âu Lạc trên trống đồng cũng như được xây dựng lại từ Toán học.”
Kết quả giải mã của TQB có thể tóm lược lại trong đồ hình H21. So sánh Hậu Thiên Đồ H21 của TQB với Hậu Thiên Đồ H22 của Việt Dịch (tác giả HHQ) thì chúng ta dễ dàng nhận ra là hai hình rất giống nhau, ngoại trừ hai quái trên trục Tốn-Chấn là ngược nhau. Chỉ cần hoán vị một trong hai thì hai đồ hình trở thành một.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Đã tương đồng với nhau tới mức độ đó tức là kết quả giải mã huyền thoại của TQB và kết quả giải mã 67 lời bí nhiệm trong hai vế “
Thái cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng . . .càn khôn vạn vật” và “
Thiên nhất sinh Thủy, Địa lục thành chi . . .” trong Việt Dịch của HHQ đã gặp nhau và củng cố cho giả thuyết một Hậu Thiên Đồ nguyên thủy của Việt là có thật và nó phải giống một trong hai hình trên, H21 hoặc H22. Câu hỏi là hình nào chính xác hơn?
TQB khẳng định trong tất cả tổng hợp (combinations) của 8 quái thành lập đồ hình mà ông đã dùng lập trình toán học để rà soát thì Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc là đồ hình duy nhất đạt tới 8 chiều đối xứng cao nhất. HHQ tin rằng TQB nói đúng nhưng đồng thời cũng tin rằng Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch cũng đạt tới tầng mức tương xứng với Hậu Thiên Bát Quái Âu Lạc.
Nói một cách công bình thì tuy cả hai đều là sản phẩm phục dựng từ di sản văn hóa phi vật thể, nhưng Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch có cả một chiều dầy hổ trợ. HHQ đã chứng minh trong nhiều công trình là Hậu Thiên Đồ của Việt Dịch đã “stood all the tests.” Nói một cách thẳng thắn: nó chưa từng bị kẹt khi phối hợp với những lý thuyết khác để làm thành một tổng thể với các đặc tính xuyên suốt, liên tục, nhất quán, bền vững . . . và dĩ nhiên trong đó có khả năng tiên đoán. Đặc biệt là nó đã giúp để giải thích thỏa đáng những nghi vấn/ bí ẩn chưa từng được giải thích và chưa từng nghe nói tới trong suốt bao thế kỷ. Thí dụ như đã giúp giải mã những bí ẩn trong Tử Vi, trong Lục Thập Hoa Giáp, trong Ngũ Hành Nạp Âm, trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống.
Liệu là có một kết quả giải mã nào khác hơn là kết quả giải mã của TQB có thể giúp giải tỏa những vướng mắc? Câu hỏi này buộc chúng ta phải rà soát lại để tìm đáp án.
Trong phần giải mã Tốn-Khôn, TQB chỉ cung cấp một dòng ngắn ngủi là “
vậy chúng ta nhận được Tốn chính Tây và Chấn chính Đông” ngoài ra không có giải thích nào khác cho biết tại sao Tốn ở hướng Tây và Chấn ở hướng Đông. Đây là sự khinh xuất đáng tiếc!
Theo HHQ thì vị trí của hai quái trên trục Tốn-Chấn nằm trong câu nói “
lấy đá ngũ sắc dưới biển vá trời.” Sau khi vị trí của 6 quái trên 3 trục Khôn-Càn, Khảm-Ly, Đoài-Cấn đã được xác định thì: (a) “
lấy đá ngũ sắc dưới biển” có nghĩa là “dụng Cấn và ngũ hành hướng Đông” để (
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
“
vá ” có nghĩa là “lấp vào chỗ bỏ trống” và © “
Trời” có nghĩa là “sâu nhiệm, thần kỳ” cũng có nghĩa là “Bát Quái Hậu Thiên Đồ = Đồ Dịch = Dịch = Đạo Dịch.” Như vậy thì toàn câu có nghĩa là: lấy Cấn làm mốc, dụng ngũ hành hướng Đông để tìm ra quái lấp vào chỗ trống của Đồ Dịch. Ngũ hành của hướng chính Đông chính là Đông Mộc thuộc quái Tốn. Và khi đã xác định được Tốn ở hướng chính Đông nằm cạnh mốc Cấn thì chỗ trống còn lại ở hướng đối diện là dành cho quái Chấn hành Kim phương Tây.
Liệu kết giải mã này có hợp lý hay không? Rất hợp lý! Chỉ nói riêng về bát quái, trong cấu trúc và phân bố các quái của Tiên Thiên Đồ thì Càn, Đoài, Ly, Chấn thuộc một nhóm (số thập phân là 7,6,5,4 và số nhị phân là 111, 110, 101, 100) còn Khôn, Cấn, Khảm, Tốn thì thuộc nhóm đối xứng (số thập phân là 0, 1, 2, 3 và số nhị phân là 000, 001, 010, 011). Và trong kết quả giải mã này thì chúng cũng nằm đúng nhóm của mình dầu là vị trí các quái có thay đổi. Nếu đem kết hợp với ngũ hành thì vị trí của Tốn, Chấn được xác định trong Việt Dịch Đồ của Việt Dịch và đã được giải thích rất nhiều trong cuốn Việt Dịch của HHQ. Chúng ta có thể tìm đọc để phối kiểm.
Còn hai câu cuối cùng có lẽ là quan trọng hơn hết về mặt xác định Hậu Thiên Đồ là của Việt. Đó là câu “
Sau đó bắt con rùa lớn đứng đội Trời lên.” Giải mã câu này thì nó có ý nghĩa là “Hậu Thiên Đồ Dịch nằm trên lưng con qui.” Như đã nói Trời đây không phải là Ông Trời cũng không phải là quái Càn. Trời đây là một tổng thể chứa đựng sự thần kỳ sâu nhiệm. Tổng thể đó là Hậu Thiên Bát Quái Đồ, là Đồ Dịch và sự sâu nhiệm của nó là Dịch, là Đạo Dịch. Và Đồ Dịch này nằm trên lưng qui. Cụm chữ “
bắt con rùa” cho thấy con rùa tự thân chỉ là một con vật bình thường không có gì đáng để gọi là “thần.” Nó chỉ đáng gọi là “thần qui” đối với vua quan Đường Nghiêu, như sử Tàu đã ghi, chỉ vì nó “đội Trời” trên lưng và đối với họ thì Trời đó sâu nhiệm đến thần kỳ. Và câu chuyện kết thúc với câu “
Từ đó cuộc sống trở lại yên bình.” Câu này có nghĩa là “cho đến khi dân Việt khôi phục lại được Đồ Dịch của Việt thì lúc đó đời sống của Việt mới yên bình.”
Ý nghĩa của hai câu sau cùng có thể còn đi xa hơn khuôn khổ vừa giải trình. Nếu “Trời” là Đạo Dịch thì Tiên Đạo không xuất phát từ Lão Tử mà nó đã có trước đó rất lâu, có từ lúc Nữ Oa “
bắt con rùa đội Trời lên.” Như vậy, dầu cho các giáo phái tu tiên có do người Tàu lập ra trước tiên đi nữa thì Tiên Đạo cũng vẫn là của Việt. Và vì Nữ Oa là bà mẹ khai hóa văn minh cho loài người cho nên sự yên bình được nói tới là sự yên bình cho toàn nhân loại. Một thông điệp lớn hơn trong hai câu cuối là: “cho đến khi dân Việt khôi phục lại được Đạo Dịch của Việt thì lúc đó đời sống của nhân loại mới yên bình.”
Kết quả giải mã của TQB sau khi bổ túc cho hoàn chỉnh hơn được tóm lược trong hình H23.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Như vậy vướng mắc đã được giải toả. Dầu là bằng con đường giải mã huyền thoại hay là bằng con đường giải mã 67 chữ trong 2 câu nói bí nhiệm thì kết quả cũng như nhau. Chỉ có một Hậu Thiên Đồ và nó giống như hình H22/H23.
Qua câu chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời, một lần nữa tổ tiên chúng ta đã xác quyết trên lưng thần qui mà Việt Thường đã hiến cho vua Nghiêu hơn bốn ngàn năm trước đã từng ghi chép Đồ Dịch của Việt. Đồ Dịch là của Việt. Sự thật này được nhiều nguồn sử liệu Tàu xác nhận. Trong Trung Thiên Dịch Số, NTD đã viết “. . .
di sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam đã được tổ tiên chúng ta bí mật cất giữ trong đó: tôi muốn nói đến Kinh Dịch đứa con lưu lạc của Việt Nam đã được Trung Quốc nuôi dưỡng và đã thành danh ở đó.” HHQ đồng ý với NTD ngoại trừ một điểm: Đồ Dịch mới chắc chắn là đứa con Việt chứ Kinh Dịch thì không chắc.
Và cho đến khi nào chúng ta phục nguyên lại được Đồ Dịch của tổ tiên và thực sự nếm được suối nguồn minh triết bất tận từ Đồ Dịch này thì cuộc sống Việt mới được an bình và cuộc sống nhân loại mới được an bình. Chúng ta không thể coi nhẹ thông điệp này. Đặc biệt là trong bối cảnh của ngày hôm nay khi mà nhân loại nói chung và dân Việt nói riêng đang đứng bên bờ vực thẩm vì những lực lượng gây ra phân hóa và tàn hủy đang bao trùm mặt đất nói chung và đất nước Việt nói riêng. Nó không chỉ là một thông điệp mà còn là một huyền khải, một tiên tri về tương lai của dân tộc và của nhân loại gắn liền với Đạo Dịch.
Cũng giống như công trình của NTD, học giả TQB bản thân không phải là không hiểu gì về khoa học hoặc phương pháp nghiên cứu khoa học nhưng ông đã chọn phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng một sản phẩm văn hóa phi vật thể và dùng phương pháp toán học để phối kiểm. Công trình của ông không thiếu sự nghiêm túc và sản phẩm ông phục dựng chắc chắn là không thiếu giá trị.
Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ Của Việt Dịch: Phục Dựng Từ Khẩu Quyết Lưu Truyền Trong Dân Gian
Một trong những công trình tâm đắc của Hà Hưng Quốc là Việt Dịch. Một phần lớn nội dung của cuốn sách này giải trình từng bước quá trình giải mã hai câu khẩu quyết tổng cộng 67 lời trong 2 vế để phục dựng lại 4 đồ hình quan trọng là Tiên Thiên Đồ, Hậu Thiên Đồ, Hà Đồ, Ngũ Hành Đồ cùng với hầu hết những đồ hình căn bản khác trong lý học đông phương. Ngoại trừ Tiên Thiên Đồ, 3 đồ hình còn lại đều nằm chung với nhau trong một tổng thể mà HHQ đặt tên là Việt Dịch Đồ. Còn tất cả những đồ hình căn bản khác không nhắc tên ở đây đều là những đồ hình phái sinh từ Việt Dịch Đồ. Một phần khác trong nội dung của Việt Dịch nhằm chứng minh giá trị khoa học và thực dụng của hai Đồ Dịch quan trọng là Tiên Thiên Đồ và Việt Dịch Đồ (đúng ra phải gọi là Tiên Thiên Việt Dịch Đồ và Hậu Thiên Việt Dịch Đồ). Phần còn lại giải thích tính chất minh triết chứa đựng trong hai Đồ Dịch là tinh yếu của Việt Dịch.
Vế khẩu quyết thứ nhất được nói tới là “
Vô Cực nhi Thái Cực, Thái Cực sinh Lưỡng Nghi, Lưỡng Nghi sinh Tứ Tượng, Tứ Tượng sinh Bát Quái, Bát Quái sinh càn khôn vạn vật.” và vế khẩu quyết thứ hai là “
Thiên Nhất sanh Thủy, Địa Lục thành chi, Địa Nhị sanh Hỏa, Thiên Thất thành chi, Thiên Tam sanh Mộc, Địa Bát thành chi, Địa Tứ sanh Kim, Thiên Cửu thành chi, Thiên Ngũ sanh Thổ, Địa Thập thành chi.” Toàn bộ Việt Dịch nói chung, và những đồ hình nói riêng, được phục dựng từ 67 lời bí nhiệm nằm trong hai vế này.
Tiên Thiên Đồ của Việt Dịch hoàn toàn trùng khớp với Tiên Thiên Bát Quái mà chúng ta biết ngày hôm nay, giống như hình H2. Điều này chứng tỏ nó chưa bị sửa đổi dầu là bản thân nó trôi nổi ở xứ người và căn cước của nó đã bị mất.
Việt Dịch Đồ thì không giống với bất cứ một đồ hình từ xưa đến nay. Nó là một đồ hình có thể gọi là Thái Đồ (a grand model) trong đó chứa đựng toàn bộ tinh túy của Đông Phương bao gồm cả Hậu Thiên Bát Quái và Hà Đồ, bao gồm cả thuyết âm dương và thuyết ngũ hành, bao gồm cả thiên can và địa chi, bao gồm cả thiên văn và mùa tiết, bao gồm cả nội giới và ngoại giới, bao gồm cả . . . thế giới vi diệu sinh hoá. Tất cả hợp nhất một cách thần kỳ trong một tổng thể đơn giản như cho thấy trong hình H27/ 27B.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Điều đáng chú ý ở đây là khái niệm 4 Trục trong Việt Dịch, còn gọi là 4 Nguyên Tố hoặc là Tứ Tượng, trong phần giải trình về cấu trúc và qui luật thành lập Tiên Thiên Đồ, được tìm thấy trong Trung Thiên Đồ của NTD (HHQ giúp hoàn chỉnh) phục dựng từ huyền sử Lạc Long Âu Cơ. Và Hậu Thiên Đồ, ẩn trong Việt Dịch Đồ, của Việt Dịch lại hoàn toàn trùng khớp với Hậu Thiên Đồ của TQB (HHQ giúp hoàn chỉnh) phục dựng từ huyền thoại Nữ Oa lấy đá vá trời. Đây có phải là những trùng hợp ngẫu nhiên? Chắc chắn là không phải!
Việt Dịch từ đầu đến cuối hoàn toàn không có bóng dáng Kinh Dịch. Vâng, hoàn toàn không có Kinh Dịch (tức 64 quẻ). Điều này làm ngạc nhiên nhiều người vì theo quan điểm của đa số một cuốn sách viết về Dịch phải có Kinh Dịch. Không có gì là ngạc nhiên. Bởi vì, VIỆT DỊCH vốn là ĐỒ DỊCH không phải là KINH DỊCH.
ĐỒ và KINH của DỊCH có thể ví như một cuộn phim của máy ảnh. Kéo ra hình thành 64 quẻ thì gọi là Kinh. Còn nguyên cuộn trong vỏ bọc thì gọi là Đồ. Mỗi lần kéo ra là thành một phiên bản mà những thông tin trên đó phản ảnh tri thức, tâm lý và chủ ý của người kéo và của một thời đại mà người đó có mặt. Người đời sau tôn xưng đó là Kinh. Nhưng thực ra nó chỉ là phế phẩm quá hạn được chế tác từ một thời đại xa xưa.
Nếu ví Kinh với hàng phế phẩm thì Đồ có thể ví với một máy chế tác đang luôn sẵn sàng để chế tác. Cổ Thánh Việt hiểu rõ lý lẽ này nên không để lại Kinh mà chỉ để lại Đồ. Huyền thoại Nữ Oa vá trời là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Huyền sử Lạc Long và Âu Cơ là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Khẩu quyết 67 lời trong hai vế là chìa khóa để Việt nhận lại Đồ Dịch của Việt. Và còn nhiều chiếc chìa khóa khác nữa vẫn còn nằm đâu đó trong mớ di sản văn hóa phi vật thể của người Việt mà chúng ta chưa khám phá tới.
Vì mỗi lần kéo ra là có một phiên bản cho nên Kinh có thể và thường là có nhiều phiên bản. Đúng có, sai có, sâu có, cạn có, nguyên bản gốc có, bị sửa đổi có. Người ta đã say mê với Kinh mà lạt lẽo với Đồ cho nên càng ngày càng xa gốc Dịch, nhưng càng ồn ào hơn về Dịch.
Kinh là ngọn của Dịch. Đồ là gốc của Dịch. Có Đồ mới có Kinh. Có Đồ Dịch mới có Kinh Dịch. Người Tàu ôm giữ cái ngọn và trân trọng tôn thờ Kinh Dịch. Tiền nhân Việt bảo quản cái gốc do mình sáng tạo nên đem mã hóa Đồ Dịch và truyền thừa di sản cho con cháu suốt mấy ngàn năm qua.
Vì Việt Dịch không có 64 quẻ nên có người bảo Đồ không thể sánh bằng Kinh. Ai dám bảo trong Đồ không có Kinh? Ai dám bảo Đồ chẳng bằng Kinh? Chẳng phải tổ tiên Việt đã gọi Đồ Dịch là Trời trong chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời đó sao? Không phải tổ tiên Việt, trong truyện Nữ Oa lấy đá vá Trời, đã gởi lại thông điệp Đồ Dịch là cội nguồn của minh triết và phải có nó thì từ đó mới có được an bình đó sao? Đồ Dịch là một loại “vô tự thiên thư” ngàn Kinh không thể sánh. Đồ Dịch là của thượng căn thượng trí phàm phu không thể thấu.
Đồ Dịch xưa nhất được sử Tàu ghi nhận [năm 2361 TCN, tức năm Mậu Thân thứ 5 đời Đường Nghiêu. Nguồn: Sách Cương Mục Tiền Biên của Kim Lý Tường; Thuật Dị Ký trong sách Thông Chí của sử gia Trịnh Triều (1104-1162)] là Đồ Dịch chép trên lưng thần qui, viết bằng cách dùng vật nóng cháy áp lên mai rùa, và văn bản viết bằng cách này gọi là lạc thư [không viết hoa], của Việt Thường dâng tặng vua Nghiêu hơn 4370 năm trước. Không phải tổ tiên Việt cũng đã xác nhận “bắt con rùa đội Trời lên” trong huyền thoại Nữ Oa lấy đá vá trời đó sao? Đó không phải là thông tin khẳng định Đồ Dịch là của Việt đó sao?
Nguồn gốc của Kinh Dịch, tất cả các Kinh Dịch, đều xuất phát từ Đồ Dịch của Việt Thường. Minh triết của phương Đông gói gọn trong Đồ Dịch của Việt Thường. Văn hóa rạng ngời của Trung Quốc nảy sinh từ Đồ Dịch của Việt Thường. Đồ Dịch đã là của Việt thì dù cho Kinh Dịch có là của ai hay do ai trước tác đi nữa thì Dịch vẫn là Việt Dịch. Vì thế Dịch chỉ có một là Việt Dịch.
Việt Dịch tuy là không trưng 64 quẻ cũng không một lời bàn về 64 quẻ nhưng lại có rất nhiều quẻ, nhiều gấp ngàn lần. Kinh Dịch dù là Kinh Dịch Phục Hy hay là Kinh Dịch Chu Văn cũng chỉ mới vận dụng đến tầng thứ 2 [(2x2x2)^2 hay 8x8 = 64 quẻ] của Đồ Dịch. Còn Việt Dịch vận dụng đến tầng thứ 8 [(2x2x2)^8 trừ đi trùng quái, tức là 8! = 8x7x6x5x4x3x2x1] của Tiên Thiên Đồ và của cả Hậu Thiên Đồ. Việt Dịch không dùng hào âm hào dương trong một quẻ để phỏng đoán ý nghĩa của quẻ. Việt Dịch dùng trọn quái và toàn cục diện của quẻ, tức thứ tự của các quái phân bố trong một quẻ, để nghiệm lý.
Tiên Thiên Đồ và Hậu Thiên Đồ ẩn trong Việt Dịch Đồ chỉ là một vế của sự khám phá và phục dựng. Một vế khác không kém quan trọng là Ngũ Hành Đồ và Hà Đồ. Ngũ Hành Đồ và Hà Đồ được phục dựng chính yếu là từ vế thứ hai của 67 lời khẩu quyết. Hai đồ hình này cung cấp thông tin ngũ hành và độ số của Việt Dịch Đồ. Ở bài viết này chúng ta sẽ không chú ý tới Hà Đồ mà đặc biệt chú ý tới Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy rút ra từ Ngũ Hành Đồ của Việt Dịch.
Lý thuyết ngũ hành mà mọi người đều biết HHQ gọi nó là Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập. Lý thuyết phổ cập này là sản phẩm của văn hóa Trung Hoa. Toàn bộ lý thuyết được xây dựng trên nền tảng của 5 loại vật chất và 2 qui luật vận hành. Năm loại vật chất là Kim. Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hai qui luật vận hành là qui luật Tương Sinh và qui luật Tương Khắc. Tương Sinh là Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim và Kim sinh Thủy. Chữ tương sinh ở đây đã bị lạm dụng, vì chỉ có một chiều sinh nên không thể nói là tương sinh. Tương Khắc là Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim, Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy. Cũng vậy, chữ tương khắc ở đây đã bị lạm dụng, vì chỉ có một chiều khắc nên không thể nói là tương khắc. Toàn bộ Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập được tóm gọn trong hình phía bên trái của H30.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy hiện nay có rất ít người biết đến. Như đã nói, nó được phục dựng từ vế thứ hai của 67 lời bí nhiệm. Và nó là của Việt. Khác với lý thuyết của người Hoa, tuy Ngũ Hành cũng là Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ nhưng Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được xây dựng trên nền tảng của thiên văn và tuy cũng có hai qui luật vận hành Tương Sinh và Tương Khắc nhưng sự vận hành hoàn toàn khác. Hai hành trong số 4 hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa nằm cạnh nhau sẽ Tương Sinh cho nhau theo hai chiều thuận và nghịch kim đồng hồ, đó mới thực sự đúng nghĩa “tương sinh.” Hai hành trong số 4 hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa nằm đối diện nhau sẽ Tương Khắc nhau theo hai chiều qua lại, đó mới thực sự đúng nghĩa “tương khắc.” Còn hành Thổ quan trọng hơn cả nằm ở trung cung của Ngũ Hành Đồ. Nó trung dung, trung hòa và trung lập. Nó điều hợp, điều giải và điều tiết 4 hành Kim, Thủy, Mộc, Hỏa. Về tính chất tương tác thì Thổ đại diện cho Trung Đạo. Về cấu trúc thì Thổ là Trung Tâm. Toàn bộ Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được tóm gọn trong hình phía bên phải của H30.
Việt Dịch không giống với bất cứ một sản phẩm Kinh Dịch nào ra đời từ trước tới nay. Nó thành lập một cái nhìn mới về Dịch và một tiêu chuẩn mới cho lý số. Tuy là hiện tại chưa có nhiều người biết nhưng về lâu về dài tự thân Việt Dịch sẽ chứng minh điều này. Nhưng cái mới này thật ra là không mới bởi vì như đã nói là nó được phục dựng từ di sản của tiền nhân Việt để lại. Nói cách khác, chỉ có tính cách “phản động” của nó là mới. Hoặc gián tiếp hoặc trực tiếp, Việt Dịch phủ nhận giá trị lạm phát của Kinh Dịch do người Tàu phỏng tác, phủ nhận bản quyền Dịch là của Tàu, phủ nhận Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái là của Tàu, phủ nhận Lý Thuyết Âm Dương là của Tàu, phủ nhận Hà Đồ là của Tàu, phủ nhận giá trị Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập của Tàu, phủ nhận giả thuyết nền văn hóa Việt là con đẻ của nền văn hóa Tàu, phủ nhận ngay cả Tiên Đạo là của Tàu bởi vì Đạo Dịch đã có trước khi Lão Tử ra đời rất lâu. Những điều này, theo thời gian, kết hợp với những khám phá khác hiện nay và sau này sẽ thành lập một cái nhìn tự tin hơn về cội nguồn dân tộc.
Việt Dịch là một sản phẩm được phục dựng từ công trình giải mã hai cụm chữ chứa 67 lời khẩu quyết đã tồn tại từ rất lâu trong văn hóa dân gian được Khổng Tử thu thập và ghi chép vào Kinh Dịch. Văn hóa đó phát sinh từ văn minh của phương Nam (Khổng Tử nói, không phải HHQ nói). Cũng giống như công trình của NTD và của TQB, công trình của HHQ cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể và chính sản phẩm được phục dựng có một giá trị nhất định.
Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Lục Thập Hoa Giáp: Phục Dựng Từ Qui Luật Ngũ Hành Nạp Âm
Ngũ Hành Đồ và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không chỉ có mặt trong Việt Dịch mà nó có mặt trong rất nhiều sản phẩm lý học, mà Bảng Lục Thập Hoa Giáp là một trong số đó. Trong cuốn Giải Mã Bí Ẩn Lục Thập Hoa Giáp, tuy không phải là chủ ý từ lúc đầu nhưng xuyên qua công trình giải mã HHQ đã nhận diện và phục dựng lại Ngũ Hành Đồ và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy trong Lục Thập Hoa Giáp.
Phương pháp Ngũ Hành Nạp Âm là một bí ẩn lớn trong nhiều thiên niên kỷ đối với học giả và danh sư lý số người Hoa. Sách Khảo Nguyên đã viết “. . .
chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.”
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Thiệu Vĩ Hoa, một nhà nghiên cứu gốc Hoa hiện đại và rất nổi tiếng, cũng thừa nhận “
Nạp âm ngũ hành trong bảng 60 Giáp Tý căn cứ theo nguyên tắc gì để xác định; người xưa tuy có bàn đến nhưng không có căn cứ rõ ràng và cũng chưa bàn được minh bạch. Do đó vẫn là huyền bí khó hiểu. Bảng 60 Giáp Tý biến hoá vô cùng; đối với giới học thuật của Trung Quốc cho đến nay vẫn là huyền bí khó hiểu.”
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Bảng 60 Giáp Tý là một cách gọi khác của bảng LTHG. Thẩm Quát cũng nói “
Nạp Âm lục thập Giáp Tí, rất ít người biết nguyên lý của nó.”
Thẩm Quát giải thích là hành khí Dương bắt đầu ở phương Đông mà xoay vần theo chiều kim đồng hồ còn hành khí âm khởi từ phương Tây mà xoay vần theo chiều ngược kim đồng hồ. Có thế Âm Dương mới đan xen nhau mà sinh biến hóa. Theo đó, tiến trình nạp âm [tức là nạp hành khí Âm] sẽ nạp từ Kim rồi tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ theo thứ tự. Còn phương pháp nạp âm thì khởi đầu là nạp Kim vào Giáp Tí. Rồi lìa vị trí Giáp Tí đếm 8 [“cách bát”] nạp Kim cho Nhâm Thân, rồi lìa vị trí Nhâm Thân đếm 8 nạp Kim cho Canh Thìn. Nạp đủ ba lần Kim [“tam nguyên”] xong thì chuyển qua hành Hỏa. Lìa vị trí Canh Thìn đếm 8 nạp Hỏa cho Mậu Tý, rồi Bính Thân, rồi Giáp Thìn. Và tiếp tục như vậy cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ đầu. Rồi quay lại nạp Kim vào Giáp Ngọ cho đến hết 30 năm của nửa chu kỳ sau. Đủ 60 năm hoa giáp. Tuân thủ quy luật thứ tự của 5 hành. Trong mỗi hành tuân thủ quy luật Cách Bát và quy luật Tam Nguyên. Và, Can Chi vợ nằm sát bên dưới của Can Chi chồng sẽ lấy theo hành khí của Can Chi chồng. Từng cặp một giống như vậy và cho tất cả. Tuy Thẩm Quát đã giải thích qui trình nạp âm rất rành mạch nhưng qua một số lời luận giải của ông thì đồng thời cũng bộc lộ cho thấy là bản thân của Thẩm Quát cũng mơ hồ như bao nhiêu danh sư học giả người Hoa khác. Bởi vì, nếu Thẩm Quát hiểu rõ thì đã không nói “
chỗ gọi là khí bắt đầu ở phương Đông nầy là bốn mùa bắt đầu ở Mộc, đi về bên phải chuyển tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Thổ, Thổ chuyển tới ở Kim, Kim chuyển tới ở Thủy. Chỗ bảo rằng Âm bắt đầu ở phương Tây nầy là Ngũ Âm bắt đầu ở Kim, chuyển xoay về bên trái tới Hỏa, Hỏa chuyển tới Mộc, Mộc chuyển tới Thủy, Thủy chuyển tới Thổ.” Tại sao? Bởi vì chỉ với bao nhiêu lời vỏn vẹn nằm ngay trong hai câu nói này đã bộc lộ cho thấy sự lúng túng của ông. Ở vế đầu “
chỗ gọi là khí . . . tới ở Thủy” là phần vận hành thuận chiều kim đồng hồ thì Thẩm Quát vẫn còn nương náu trong quy luật Sinh của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập [qua thứ tự Mộc à Hỏa à Thổ à Kim à Thủy do chính ông xác nhận] nhưng tới vế thứ hai “
Chỗ bảo rằng Âm . . . chuyển tới Thổ ” là phần vận hành nghịch chiều kim đồng hồ thì Thẩm Quát lại phải xuôi theo “một quy luật khác” [qua thứ tự Kim à Hỏa à Mộc à Thủy à Thổ] hoàn toàn khác với quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập mà Thẩm Quát nương tựa. Không thể nói là ông không nhìn ra điều này. Nhưng ông không thể nào “ngộ” ra được một chút manh mối nào về “một quy luật khác” đó. Ông lại không thể phủ nhận hoặc bỏ đi cái gọi là “một qui luật khác” đó vì nếu phủ nhận thì không còn có cách nào khác để giải thích những quy luật nạp âm làm nên cái cấu trúc của bảng LTHG còn bỏ đi thì không biết phải thay thế bằng cái gì khi mà vòng Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã không có khả năng để giải thích cấu trúc của bảng LTHG. Thẩm Quát cũng không dám dựa trên quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập để sửa đổi bảng LTHG, dầu là ông tin và nương tựa vào lý thuyết đó, vì thực tế chứng minh là bảng LTHG có một giá trị nhất định mới tồn tại được cả ngàn năm qua.
Lã Hải Tập, cũng giống như trường hợp của Thẩm Quát, tuy là có nắm vững những quy luật nạp âm nhưng bản thân ông lại không hiểu rõ nguyên lý nào đã làm nền tảng cho những quy luật đó. Vì vậy những giải thích của ông chỉ là “gọt chân cho vừa giày” [theo ngôn ngữ của Nguyễn Vũ Tuấn Anh]. Chỉ trong hai câu vỏn vẹn “
Thuận hành là Thể của Ngũ Hành, lấy tương sinh làm thứ tự vì vậy dựa theo thứ tự làm Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ. Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc . . . vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ” thì sự mù mờ của ông đã bộc lộ. Ở vế thứ nhất “
Thuận hành là . . . Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ ” cho thấy quá rõ là Lã Hải Tập nói tới quy luật Sinh của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập và đồng hóa “thuận hành” với “tương sinh” [Kim sinh Thủy, Thủy sinh Mộc, Mộc sinh Hỏa, Hỏa sinh Thổ, Thổ sinh Kim]. Ở vế thứ hai “
Nghịch hành là . . . Kim, Hỏa, Mộc, Thủy, Thổ” tuy ông nói “nghịch hành” nhưng lại không đồng hóa với “tương khắc.” Nếu đồng hoá nó với tương khắc thì ông đã không nói “
vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ” mà thứ tự này thì không phải là thứ tự của quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập [quy luật Khắc của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập phải là Kim khắc Mộc, Mộc khắc Thổ, Thổ khắc Thủy, Thủy khắc Hỏa, Hỏa khắc Kim = thứ tự Kim, Mộc, Thổ, Thủy, Hỏa]. Còn như muốn hiểu nghịch hành là ngược lại thứ tự của tương sinh thì cũng không phải vì với thứ tự Kim, Thủy, Mộc, Hỏa, Thổ [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều kim đồng hồ] thì chiều ngược lại của thứ tự này [ngược lại chứ không phải Khắc] phải là Kim, Thổ, Hỏa, Mộc, Thủy [tưởng tượng 5 hành nằm trên vòng tròn có thứ tự theo chiều ngược kim đồng hồ]. Như vậy, phân tích thế nào đi nữa thì đoạn văn của Lã Hải tập vẫn không che dấu nổi những bất cập và lúng túng. Càng tệ hơn là ông ta đã nhập nhằng Sinh với Khắc trong đoạn “
Nghịch hành là Dụng của Ngũ Hành, đem phù trợ làm gốc. Như Kim nhân Hỏa bắt đầu mà có thể thành hữu dụng, Hỏa tất bắt đầu từ Mộc mới có thể phát sinh, Mộc không có Thủy tức không được phong phú tốt tươi, Thủy hẳn thác gửi vào Thổ mới có thể dừng mà tích giữ được thành sông nước, vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc, Thủy Thổ.” để cố gắng đi đến “
vì vậy thứ tự đó là Kim Hỏa Mộc Thủy Thổ”. Lập luận kiểu đó là khiên cưỡng và gian lận, chưa nói tới những điều sai bét khác nằm trong những câu nói trên. Rõ ràng là một cố gắng rất . . . tuyệt vọng.
Trong những người nghiên cứu về quy luật nạp âm của LTHG có một số rất thành thật và đã không ngại công khai sự mù mờ của mình, trong đó thì có Lý Quang Địa. Trong sách Khảo Nguyên ông đã viết:
Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ, đã không có gốc đầu – cuối của nó, lại không dùng sinh khắc, vì vậy thuyết nầy chẳng biết nó ở đâu đến. Khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.” Trong đoạn văn ngắn này Lý Quang Địa xác nhận 4 điều: Thứ nhất, cụm chữ “
Nạp Âm Ngũ Hành bắt đầu Kim, thứ đến Hỏa, thứ đến Mộc, thứ đến Thủy, thứ đến Thổ” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là Kim tới Hỏa tới Mộc tới Thủy tới Thổ; Thứ hai, cụm chữ “
không có gốc đầu-cuối của nó” xác định thứ tự của ngũ hành trong nạp âm là theo cấu trúc của một vòng tròn; Thứ ba, cụm chữ “
lại không dùng sinh khắc” xác định là lý thuyết ngũ hành phổ cập không có chỗ đứng trong LTHG; Thứ tư, cụm chữ “
thuyết này chẳng biết nó ở đâu đến” xác định là toàn bộ kiến thức chứa đựng trong tất cả Hán thư không thể giải thích về cái vòng tròn Kim à Hỏa à Mộc à Thủy và cuối cùng là Thổ.
Nói tóm lại là học giả và danh sư lý số người Hoa đưa ra làm thí dụ ở trên đều tự thú nhận là họ không biết nguồn gốc của Ngũ Hành Nạp Âm và tự bộc lộ cho thấy Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập không có chỗ đứng trong Lục Thập Hoa Giáp.
Tại sao? Tại vì người Hoa không phải là chủ nhân “đích thực” của lý thuyết ngũ hành “thứ thiệt” như nhiều người đã tin và đã muốn tin. Chính vì điều này mà học giả NVTA của Việt Nam đã có nhận xét “
bảng nạp âm hoa giáp 60 năm . . . cũng không tránh khỏi một hiện tượng chung cho tất cả các phương pháp ứng dụng khác của thuyết Âm Dương Ngũ hành là không có một nguyên lý lý thuyết làm tiền đề cho sự tồn tại của nó. Và là một điều bí ẩn trải hàng ngàn năm – Kể từ khi nền văn hiến vĩ đại của người Lạc Việt sụp đổ ở miền nam sông Dương Tử.” Và ông mạnh miệng cho rằng “
Bức màn huyền bí của văn minh Đông phương chỉ có thể được hé mở khi tìm về cội nguồn đích thực của nó là lịch sử 5000 văn hiến của người Lạc Việt.”[3]
Tuy cái vòng tròn Ngũ Hành Nạp Âm ngược kim đồng hồ theo thứ tự Kim-> Hỏa-> Mộc-> Thủy-> Thổ là một bí ẩn đã làm nhọc trí những học giả và danh sư lý số người Hoa nhưng công việc giải mã để xác định căn cước của nó thì chẳng có gì là khó nhọc cả. Nếu được trang bị với Việt Dịch bất cứ ai cũng sẽ dễ dàng nhìn thấy đồ hình và lý thuyết “ngũ hành ngoại đạo” đó chính là Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy ẩn trong Việt Dịch Đồ. Như cho thấy trong hình H31. Tương sinh hai chiều là dấu ấn của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Ngũ Hành Nạp Âm trong Lục Thập Hoa Giáp chính là chiều sinh ngược kim đồng hồ của Ngũ Hành Nguyên Thủy. Nạp âm tức là nạp theo dòng hành khí ngược kim đồng thể hiện trong Việt Dịch Đồ. Hai dòng hành khí chuyển dịch ngược chiều nhau trong Việt Dịch Đồ là một dấu ấn đặc thù của Việt Dịch.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Muốn nói là Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy và Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy được phục dựng từ Ngũ Hành Nạp Âm trong Lục Thập Hoa Giáp cũng được hoặc nói nó phục dựng từ khẩu quyết 67 lời cũng được vì sản phẩm được phục dựng không hai không khác.
Công trình giải mã những bí ẩn trong Bảng Lục Thập Hoa Giáp không những khám phá và phục dựng lại Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mà còn khám phá ra gốc gác của người trước tác Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Kết hợp Bảng Lục Thập Hoa Giáp với chiếc chìa khóa Hậu Thiên Bát Quái trong Việt Dịch Đồ cho ra 30 cụm thông tin thuộc vào thành 5 nhóm đã tiết lộ cho thấy bức chân dung của vùng đất và nền văn hóa của người làm ra Bảng Lục Thập Hoa Giáp. Bản địa đó nằm ở vùng duyên hải, có nhiều núi lửa, khí hậu nhiệt đới nhiều mưa và ẩm, có sông lớn và đồng bằng canh tác lúa nước, có một nền công nghệ chế tác dụng cụ kim loại phục vụ cho nông nghiệp, có văn hóa táng liệm bằng mộ thuyền, có một trình độ kỹ thuật rất cao —đừng quên rằng biết cách chọn lựa những thông tin quan trọng và sắp xếp những thông tin đó một cách khéo léo rồi đem mã hóa thành một sản phẩm tuyệt vời chính là kỹ thuật rất cao— và còn nhiều yếu tố khác để giúp xác định xuất xứ. Không cần nói chúng ta cũng tự hiểu bản địa đó nằm ở đâu.
Kết hợp Lục Thập Hoa Giáp với Việt Dịch Đồ để giải mã không phải là “làm càn” vì như Lý Quang Địa đã xác nhận: Muốn “
khảo sát rõ nghĩa của nó, đại để là theo lời dạy của tổ tiên lấy ý của Dịch tượng, tức là lý của Tiên Thiên – Hậu Thiên Bát Quái vậy.” Lục Thập Hoa Giáp là lý sự của thế giới hậu thiên. Mà Hậu Thiên Đồ chính thống của Việt thì nằm trong câu chuyện Nữ Oa lấy đá vá Trời đã được TQB giải mã tìm thấy và trong 67 lời khẩu quyết bí nhiệm được HHQ giải mã tìm thấy. Không có Hậu Thiên Việt Dịch Đồ thì không thể nào giải mã được Lục Thập Hoa Giáp của Việt.
Như chúng ta đã thấy, sản phẩm văn hóa phi vật thể được phục dựng lại từ di sản phi vật thể đã trỏ ngón tay về phía cội nguồn Việt. Tổ tiên của chúng ta nói rằng Bảng Lục Thập Hoa Giáp là của Việt, Ngũ Hành Đồ Nguyên Thủy là của Việt, Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy là của Việt, phương pháp Ngũ Hành Nạp Âm là của Việt, Đồ Dịch là của Việt, Đạo Dịch là của Việt, Lý Thuyết Âm Dương là của Việt, Âm Dương Lịch Pháp là của Việt, nền văn minh lúa nước là của Việt, những kỹ thuật tiên tiến vào thời đó là của Việt. Và những điểm này đều có chứng cứ hổ trợ.
Công trình giải mã những bí ẩn trong Lục Thập Hoa Giáp thêm một lần nữa cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể có một giá trị nhất định và chính sản phẩm được phục dựng từ phương pháp giải mã cũng có một giá trị nhất định.
Ngũ Hành Nguyên Thủy Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống: Phục Dựng Từ Tín Ngưỡng Dân Gian
Như đã nói, Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không chỉ có mặt trong Việt Dịch mà nó có mặt trong rất nhiều sản phẩm lý học. Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống cũng là một trong số đó. Từ việc phân tích cấu trúc của bức tranh qua tư thế, vị trí, màu sắc, vóc dáng của 5 con hổ trong tương quan với nhau và với những hình ảnh khác được chọn lọc để đưa vào tranh một cách chuẩn xác theo dụng ý, nội dung của tranh Ngũ Hổ Hàng Trống đã được giải mã. Bên trong bức tranh là một lý thuyết tinh vi được mã hoá dưới dạng 5 cọp: lý thuyết ngũ hành. Quá trình giải mã được tóm lược trong hai hình H31 và H32.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Bất kỳ là ai, nếu đã được trang bị với Việt Dịch thì đều có thể dễ dàng nhận ra là lý thuyết ngũ hành ẩn bên trong bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống chính là Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy như cho thấy trong hình H33.
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Con hổ hành Thổ ngồi ở trung tâm của vòng tròn được phóng lớn gấp đôi so với những con hổ khác không phải chỉ là “
to lớn, uy nghiêm, quắc thước . . . biểu hiện bản lĩnh vững vàng, thành, tín” như Lê Hướng Quỳ nhận xét (Nguồn:
Mạn Đàm Tranh ‘Ngũ Hổ’ ) mà còn là biểu hiện chỗ trọng tâm của vấn đề, chỗ trọng điểm của lý thuyết, chỗ trọng yếu của nội dung. Vai trò nổi bật của hành Thổ ở trung ương là dấu ấn đặc thù của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Vai trò nổi bật đó, đại diện bởi con hổ nâu thật to ở trung ương, không tìm được nơi và không thể giải thích được bởi Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập. Trên căn bản cốt lõi của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập thì Thổ chỉ là một hành trong số 5 hành vật chất, tức là bình đẳng với những hành khác. Điều này càng rõ hơn khi nhìn vào sự tương tác (cũng bình đẳng) của các hành trong hai qui luật sinh khắc. Một khi nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đã khẳng định là hành Thổ không quan trọng hơn những hành khác thì bất cứ biện luận nào cho rằng con hổ nâu nằm ở trung ương là đại diện cho hành Thổ của Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập đều là hý luận.
Tiền nhân không những đã chủ ý “làm nổi cộm” sự khác biệt cực kỳ quan trọng qua hình ảnh con hổ hành Thổ thật lớn ở trung tâm. Tiền nhân còn chủ ý “nói cho biết” là 5 con hổ trong tranh có nguồn gốc từ thiên văn. Đây là một dấu ấn đặc thù khác của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy không thể tìm thấy nơi cũng không thể giải thích được bởi Lý Thuyết Ngũ Hành Phổ Cập.
Như vậy thì, nội dung cụm ảnh 5 con hổ của bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống đã được làm sáng tỏ. Lý thuyết ngũ hành được cố ý mã hóa vào trong tranh và giấu sau vỏ bọc tính ngưỡng dân gian nhất định phải là Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy.
Nhưng vì sao tiền nhân lại chọn hình ảnh 5 con hổ để làm phương tiện mã hóa mà không chọn 5 vật hoặc 5 con gì khác? Và tại sao chòm Bắc Đẩu và Thái Dương lại được chọn đặt trong tranh chung với hình ảnh 5 con cọp?
Chúng ta biết 5 Hổ còn có cách gọi khác là 5 Dần. Trong chu kỳ 60 năm gọi là Lục Thập Hoa Giáp cũng có 5 mốc Dần. Thứ tự từ đầu chu kỳ cho đến cuối là Bính Dần, Mậu Dần, Canh Dần, Nhâm Dần và Giáp Dần. Người ta dùng 5 mốc Dần này để độn/tìm Ngũ Hành Nạp Âm trong những ứng dụng lý số, và gọi đó là Ngũ Hổ Độn Pháp. Như vậy thì, một mặt cụm hình 5 con hổ đi cùng với cụm hình Bắc Đẩu-Thái Dương là để xác định lý thuyết ngũ hành trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống có nguồn gốc từ thiên văn và xác định vị trí phía Bắc hành Thủy cho con hổ đen. Vấn đề này rõ ràng như ban ngày. Một mặt khác, cụm hình 5 Dần đi cùng với cụm hình Bắc Đẩu và Thái Dương còn trỏ vào “một cái gì đó” có liên quan đến lịch pháp, theo đó liên quan đến sự vận hành của mùa tiết, và có liên quan đến lý thuyết ngũ hành, theo đó liên quan đến sự ứng dụng của lý thuyết ngũ hành. Một cái gì đó rất “nặng ký” và có một giá trị không kém giá trị của lý thuyết ngũ hành. Và “cái gì đó” chính là Bảng Lục Thập Hoa Giáp.
Như đã nói nhiều lần, Bảng Lục Thập Hoa Giáp được kiến tạo trên nền tảng của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Như vậy thì sợi dây liên kết đầu tiên giữa tranh Ngũ Hổ Hàng Trống và Bảng Lục Thập Hoa Giáp chính là cái Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Sợi dây liên hệ thứ hai giữa tranh Ngũ Hổ Hàng Trống và Bảng Lục Thập Hoa Giáp nằm ở chỗ cả hai sản phẩm đều được cẩn thận mã hóa và mã hóa một cách tinh vi để che giấu “bản lai diện mục” và “cội nguồn trước tác” của hai sản phẩm. Hai sợi dây liên kết đó không dừng lại ở hai sản phẩm được phục dựng này mà còn chạy xuyên suốt tới tất cả những sản phẩm được phục dựng khác đã trình bày từ dòng đầu tiên cho đến cuối trong bài viết này.
Như vậy thì, nó không khó để cho chúng ta nhận ra tính hệ thống trong chủ ý của tiền nhân trước tác ra chúng và tính thuộc về hệ thống trên bản thân của mỗi sản phẩm được phục dựng.
Dưới điều kiện lịch sử của một dân tộc luôn bị xâm lược và bị tàn phá một cách có hệ thống và có tính toán thâm độc thì nhu cầu mã hoá những di sản văn hoá phi vật thể dưới nhiều hình thức như khẩu quyết, huyền thoại, tranh vẽ, lý số, tín ngưỡng nhân gian . . . không có gì là khó hiểu. Cũng như những sản phẩm khác được tiền nhân mã hóa, tranh Ngũ Hổ Hàng Trống là bức mộc bản giản dị của dân gian dấu sau vỏ bọc tín ngưỡng dân gian nhưng chứa đựng một di sản lớn của Việt.
Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy có thực sự là bản Việt chính thống? Câu hỏi này dẫn chúng ta đến bước giải mã ý nghĩa của cụm hình cờ, gươm và hòm ấn. Cờ, gươm, ấn là biểu tượng của quyền lực. Với con hổ vĩ đại hành Thổ ngồi ở trung ương thì quyền lực này phải được hiểu là quyền lực tuyệt đối. Cụm hình này không đứng riêng lẽ mà là đứng chung với hai cụm hình kia để tạo thành bố cục và nội dung của bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Vì vậy, cái quyền lực tuyệt đối mà cụm hình muốn biểu thị chắc chắn là phải được hiểu và diễn giải ý nghĩa trong tương quan với ý nghĩa của hai cụm hình ảnh kia. Vậy thì, quyền lực đó là quyền lực gì? Không, chắc chắn không phải là quyền lực “
sức mạnh vũ trụ thiên nhiên, tiết mùa, thời vận của quy luật tự nhiên” như Lê Hướng Quỳ nhận xét. Quyền lực đó là quyền lực “văn hóa chính thống,” là quyền lực “sáng tạo ra bản gốc,” là quyền lực “nắm giữ tinh yếu” của Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy. Là quyền lực của tiền nhân Việt vốn là chủ nhân đích thực của một di sản văn hóa phi vật thể rất là đồ sộ.
Tóm lại, với công trình giải mã bí ẩn trong tranh Ngũ Hổ Hàng Trống, dựa trên những bằng chứng vừa khám phá, chúng ta có thể kết luận tranh Ngũ Hổ Hàng Trống không phải là một bức tranh chỉ đơn giản “
khắc hoạ hình tượng những vị nhiên thần vừa cao quý vừa gần gũi với con người” như Đặng Nghiêm Vạn đã nhận xét khi viết về Tranh Nhân Gian Hàng Trống. Tiền nhân Việt đã mã hoá Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy vào bức tranh Ngũ Hổ Hàng Trống. Tiền nhân Việt đã chủ ý mượn hình ảnh 5 con hổ để dễ dàng “thần hóa” bức tranh. Và nhờ đã khoác lên chiếc áo tín ngưỡng dân gian nên “nguyên tác” mới sống sót đến ngày hôm nay để đến tay chúng ta, những hậu duệ đích thực, qua sự truyền thừa “không canh cải” từ thế hệ trước qua thế hệ sau. Và văn bản đó thì thầm: “Hãy trân trọng Lý Thuyết Ngũ Hành Nguyên Thủy mà ta đã gởi gấm vào đây. Nó mới thực sự là bản gốc của lý thuyết ngũ hành sáng tạo từ tổ tiên của các ngươi, là một phần của nền văn hóa chính thống của các ngươi. Lần theo dấu tích để tìm lại cội nguồn minh triết của tổ tiên. May mắn cho ngươi được kế thừa một di sản văn hóa phi vật thể vô cùng đồ sộ.”
Công trình
Giải Mã Bí Ẩn Trong Tranh Ngũ Hổ Hàng Trống của HHQ thêm một lần nữa cho thấy phương pháp giải mã di sản văn hóa phi vật thể để phục dựng sản phẩm văn hoá phi vật thể có một giá trị nhất định và chính sản phẩm được phục dựng từ phương pháp giải mã cũng có một giá trị nhất định.
Sửa bởi pth77: 26/04/2014 - 11:50