Ta phân tích từng ý của Boi nhé.
Trích dẫn
Khi "nói đại khái Mệnh là linh hồn, Thân là thể xác" thì phải hiểu tại sao người ta dùng chữ "đại khái", tức là chỉ sơ qua, ước chừng ở 1 góc độ nào đó trong ngữ cảnh nào đó... chứ cứ hiểu cứng nhắc nhắc thì đúng là chẳng Biến cũng chẳng Thông được cái Lý của Dịch.
Ngay câu „ nói đại khái mệnh là linh hồn, thân là thể xác'. Thì ý tứ của nó đã rõ, đó là mệnh không phải là thân, cũng chẳng có gì là đại khái mệnh là thân. Thế nên mệnh là mệnh, thân là thân. Không thể đại khái. Do đó cho dù nói mệnh đại khái là linh hồn thì cũng không thể hiểu „lòng thòng” sang chuyện mệnh là thân xác, và ngược lại, thân cũng không thể hiểu lòng vòng sang chuyện thân là linh hồn. Hiểu chắc là như vậy, thì khi phê cái chuyện cho là – hay đại khái cũng vậy – mệnh là linh hồn, thân là thân xác sẽ hoàn toàn khác với chuyện cho là mệnh là thân xác mà thân là linh hồn.
Và từ đây mới sinh ra cái chuyện âm dương. Đâu có chuyện lợi dụng cái chuyện đại khái, mơ hồ để mà nói ngược nói xuôi thế nào cũng được đâu !!!
Trích dẫn
Ngay như nói "Mệnh-thể, Thân-dụng" vậy, cũng chỉ là "đại khái". Chứ nếu mà hiểu cứng nhắc thì vác cái câu "một Thể có hàng trăm Dụng" của Thiệu Khang Tiết ra mà phang lại, thì sẽ ra làm sao đây??? không lẽ lại quy nạp sai sang kiểu "một Mệnh có hàng trăm Thân" - thế thì thật nực cười.
Cho nên, nói mệnh – thể, thân – dụng, dù có là đại khái cũng không nói ngược lại mệnh dụng thân thể được. Còn cái chuyện một thể mà nhiều dụng thì nó lại là chuyện khác.
Khi đã nhất quán như thế thì người xưa đã nói, thể – dụng phân âm – dương. Ấy là nói thể thì âm (vâng, thì thuộc âm, chứ không phải là âm) và dụng thì thuộc dương. Có vậy thôi. Dù có bao nhiêu dụng đi chăng nữa, thì mọi cái dụng, của cái thể ấy, vẫn thuộc dương !!!
cho nên mới nói tới:
Trích dẫn
Mệnh – Thân như Thể – Dụng. Ý như là mệnh – thể, thân – dụng vậy.
Thể – Dụng phân âm – dương. Như thể – âm, mà dụng – dương.
Thế nhưng Hậu học lại phán.
Thân như thân xác, mệnh là linh hồn.
Mà vốn từ xưa tới nay đã xác định, linh hồn và thể xác là dương với âm. Linh hồn thuộc dương, thể xác thuộc âm.
Như thế có phải là hậu học quả quyết mệnh – dương, thân – âm !!!
Nghĩa là cho dù mệnh dù có đại khái là linh hồn, mà linh hồn thuộc dương thì mệnh cũng phải đại khái thuộc dương, chứ không lẽ lại thuộc âm ? (bởi nếu muốn nó thuộc âm, thì cũng phải chỉ ra có cái đại khái nào đó của nó thuộc âm chứ ?!) Và thân cũng vậy, khi nó đại khái là thân xác, thì nó cũng phải đại khái thuộc âm.
Và Boi mới cố gắng lôi cho bằng được nó phải đại khái có cái gì đó thuộc âm, cho mệnh. Bằng cách cho linh hồn vào trong thân xác, để mà rằng, mệnh đã có cái đại khái thuộc âm rồi đó nhé.
Và lại lý luận rằng, ấy là phải nhờ tới „hệ quy chiếu” !!!
Quả thật, thế này thì thôi rồi dịch lý ơi !
Để thấy rõ điều này, chúng ta đi từ cái ví dụ mà Boi đưa ra:
Trích dẫn
Cho nên phân Âm-Dương thì cũng phải tùy vào hệ quy chiếu cụ thể mà nói. Kẻo lại dẫm vào vết xe đổ như năm xưa ông vuivui bảo vệ mệnh đề "Dương động, Âm Tĩnh" để tranh luận với ông Thiên Sứ, đến lúc đưa ra cái ví dụ xét về Nguyên Tử thì mới ô hô ai tai, vì rằng Proton thuộc Dương mà nó lại Tĩnh, còn Electron thuộc Âm mà nó lại Động.
Là nhắc lại chuyện năm xưa trong tranh luận giữa tôi với anh Thiên Sứ. Có thể năm đó, cuộc tranh luận bỏ dở giữa chừng, nhưng không có nghĩa là Ô Hô ai tai, rằng thì là mà Tôi Bị Tắc ? Đó là sự suy diễn mang tính chủ quan của Boi.
Nay lại nói lại một chút, để từ đó mà thấy cái hiểu sai của Bôi.
Nói rằng proton mang điện tích dương, điện tử mang điện tích âm, thì là cặp âm dương với p dương, e âm. ok. Nhưng chắc chả có mấy ai chịu đi sâu hơn một chút. Rằng, cặp p và e (Proton và Electron) có tới mấy phạm trù âm dương liên hệ. Đó là.
p – dương, e – âm theo điện tích.
p – dương, e – âm theo chính – phụ, bởi proton là thành phần vật chất chính của nguyên tử, và e là phần phụ.
p – âm, e – dương theo nặng – nhẹ, bởi khí dương nhẹ, khí âm nặng đục.
p – âm, e – dương theo độ linh động, bởi điện tử có độ linh động cao hơn proton, trên thang cao – thấp.
p – dương, e – âm theo quan hệ trung tâm, khi xét bài toán e chuyển động trong trường hạt nhân. Khi đó p – ở trung tâm, e chạy quanh.
… còn một số cặp phạm trù nữa, như spin chẳng hạn thì e có spin 1/2, theo đó thì e – dương, …
Một trong các cặp phạm trù trên – phân âm dương, có một cặp liên quan đến động – tĩnh. Đó là độ linh động. Theo đó thì e chuyển động nhanh, ứng với độ linh động cao, dương. Còn p chuyển động chậm, ứng với độ linh động thấp, âm. Cho nên, vẫn đúng theo nguyên tắc phân âm dương, dương động, âm tĩnh. Làm sao mượn cặp phạm trù độ linh động nói sang cặp phạm trù giá trị điện tích được ???
Bây giờ ta „ngược lên – theo bài của Boi” thì Boi cho rằng linh hồn „bị” trong thân xác, và thân xác thì „được” ngoài linh hồn, bao bọc linh hồn ?
Để mà lấy chuyện trời bọc đất, nên trời dương, đất âm. Đó là cặp phạm trù trong – ngoài. Phàm đã nói tới trong – ngoài thì thế nào cũng thấy được to – nhỏ, lớn – bé, chứa đựng, … ấy có nghĩa là quan hệ đã không là … ngang vai, ngang bằng. Bởi có to mới chứa được nhỏ, có lớn mới trùm được bé. Chứ không lẽ ngược lại ? Mà cái to thì dương, cái nhỏ thì âm. Thế đã hẳn.
Nhưng thể xác và linh hồn thuộc về phạm trù vật chất và tinh thần. Tự cổ chí kim, còn đang tranh luận mãi không thôi, rằng vật chất và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau. Có ai thấy được tinh thần nằm trong, hay được chứa trong vật chất không vậy ? Ấy là cái chuyện, chả ai biết được. Vậy mà lại lấy đó làm minh chứng để chứng minh bác bỏ một luận đề đã được thừa nhận:
Tinh thần dương, vật chất âm. Hay linh hồn thuộc dương, thể xác thuộc âm. .
Loại lô gíc nào mà hay vậy ?
Mà đấy là chỉ dừng ở đây thôi cho nó hợp với khuôn khổ hẹp ở cái chợ này. Chứ nếu nói chuyện hàn lâm, thì việc khẳng định vật chất và tinh thần là hai phạm trù tương đương có khó gì !!! Điều đó có nghĩa là, chả có anh nào chứa anh nào cả. Thân xác có thể chứa, lục phủ, ngũ tạng, gân cốt, … chứa não (nhục thể). Chứ đâu có chứa linh hồn để mà bảo linh hồn ở trong thân xác nên là âm, thân xác ở ngoài nên dương ?
Trong khi đó, nên lưu ý ví dụ proton và electron ở trên để thấy, cặp phạm trù thể xác và linh hồn không quy nhất như vậy được.
Còn chuyện mệnh âm, thân dương thì cổ nhân nói từ lâu rồi. Nên mới có chuyện mệnh an ngược theo giờ, và thân an thuận theo giờ vậy.
Sửa bởi TieuKhe: 08/08/2013 - 15:57
Thay đổi theo yêu cầu của người viết