nguyên thần” của con người
Theo truyền thuyết cổ xưa con người là các vị Thần, Phật ở thiên thượng, bởi vì gây tội lỗi, mà bị đày xuống nhân gian làm người. Tương truyền, khi Hoàng Đế bái kiến tiên ông Quảng Thành Tử trên núi Không Động, sau đó liền nuôi lòng tu Đạo, đến khi 120 tuổi, đắc Đạo thành Tiên, cưỡi rồng “bạch nhật phi thăng”. Lão Tử truyền cuốn “Đạo Đức Kinh” 5.000 chữ, liền cưỡi trâu xanh mà “xuất Hàm Cốc quan về Tây”, được Đạo gia tôn là “Đạo Đức Thiên Tôn”. Trong truyện “Phong Thần diễn nghĩa” có Khương Tử Nha đại diện “Nguyên Thủy Thiên Tôn” phong thần. Vậy rốt cuộc con người và Thần có mối quan hệ gì? Tại sao “nguyên thần” của con người lại có chữ “thần”?
Trung y cổ đại và Đạo gia đều cho rằng, “tinh”, “khí”, “thần” là 3 thứ bảo bối của sinh mệnh, gọi chung là “tam bảo” của sinh mệnh. “Tam bảo” của sinh mệnh không chỉ đại diện cho các thành phần của sinh mệnh, mà còn cho thấy tầng thứ cao thấp của nó. “Tinh” là hữu hình, “khí” và “thần” là vô hình; trong ba cái ấy, tầng thứ của “thần” là cao nhất, lạp tử là nhỏ nhất, năng lượng lớn nhất, là cái điều phối thật sự của sinh mệnh con người.
Nguyên thần của con người đến từ thế giới của “Thần”
“Thần” trong “tam bảo” “tinh”, “khí”, “thần” của sinh mệnh còn được gọi là “nguyên thần”, giống như cái được gọi là “linh hồn” bên Cơ Đốc giáo phương Tây. Tại sao “nguyên thần” lại có chữ “thần”? Có giống với “Thần” trong thần tiên mà chúng ta nói không? Bởi vì “nguyên thần” của con người chính là đến từ thế giới (thiên quốc) của Thần, bởi vậy “nguyên thần” của con người giống như Thần vậy, là thần thánh, thuần chân và lương thiện.
“Nguyên thần” là cái cần thiết phải có trong sự cấu thành nên sự hoàn chỉnh của con người, bởi vậy trong “Hoàng Đế nội kinh” có nói: “Mất thần người sẽ chết, có thần người sẽ sống”. Đạo gia nói, “nguyên thần” nằm tại “nê hoàn cung” (Y học hiện nay gọi là thể tùng quả); “nguyên thần” có thể chuyển vị trí, thường ở trong tim, vì vậy mà Trung y có nói “tâm tàng thần”, “nguyên thần” cũng được gọi là “tâm hồn”.
Con người có đạo đức là bởi vì con người có “nguyên thần”
Con người có đạo đức, có trái tim lương thiện, chính bởi vì con người có nguyên thần (linh hồn), đây là điểm khác biệt lớn nhất giữa con người và động vật. Con người có hai bộ phận cái tôi tiên thiên và cái tôi hậu thiên; “cái tôi tiên thiên” chính là “nguyên thần”, là sự thần thánh, là sự lương thiện; “cái tôi hậu thiên” là các tư tưởng không tốt hình thành ở hậu thiên [về sau] của con người.
“Cái tôi tiên thiên” đến từ trên thiên quốc, biểu hiện của nó là “Thần tính” (hay là Phật tính); “cái tôi hậu thiên” đến từ mặt đất, biểu hiện của nó là quan niệm của con người.
Các nhà khoa học vĩ đại tin vào sự tồn tại của “Thần”
Hiện nay có rất nhiều người tin vào khoa học, cho rằng “Thần” là điều mê tín, không khoa học; tuy nhiên, các nhà khoa học vĩ đại nhất là Newton và Einstein đều tin vào sự tồn tại của Thần. Newton từng nói: “Vạn vật trong vũ trụ, chắc chắn phải có một vị Thần Toàn Năng đang quản thúc và thống trị. Ở mức cùng cực của kính viễn vọng, tôi đã nhìn thấy vết tích của Thần“.
Einstein nói rằng: “Vũ trụ có bao nhiêu tinh cầu, mà mỗi một tinh cầu đều vận hành không ngừng theo một quỹ đạo nhất định, sức mạnh của sự sắp đặt vận hành này chính là Thần [làm]. Vì vậy, rất nhiều hiện tượng của các thế giới ‘vô hình’, mặc dù hiện nay khoa học không cách nào kiểm chứng, nhưng không thể nói rằng nó không tồn tại“.
Con người có “nguyên thần” nên mới có thể tu luyện
Con người có “nguyên thần” nên mới có thể tu luyện, động vật thì không thể tu luyện được. Đạo gia tu luyện thời cổ đại là phải tu thành “Chân Nhân”, và cũng chính là Thần Tiên. “Hoàng Đế nội kinh” có thuật lại “Chân Nhân” có công năng “thần thông”, thọ mệnh vượt quá đất trời, vô cùng vô tận. Tu luyện thì cần phải “phản bổn quy chân”, bỏ đi các tư tưởng không tốt ở hậu thiên (cái tôi hậu thiên), trở về với “cái tôi tiên thiên” của sự thuần chân, lương thiện, cũng là trở về thiên quốc của “nguyên thần”.