Jump to content

Advertisements




Thảo luận Mệnh - Thân

Mệnh - Thân

155 replies to this topic

#91 TaLaTOM

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 77 Bài viết:
  • 56 thanks

Gửi vào 07/08/2013 - 18:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

begaidii, on 07/08/2013 - 18:41, said:

lên bằng máy vi tính có cài internet

hỏi như thật

thân xác có cài internet vào TVLS à ?
Cô ko có THÂN XÁC thì cô nhìn bằng cái gì? Cô lấy cái gì để gõ bàn phím? Cô lấy cái gì để nhìn vào màn hình?
Tôi hỏi cô 1 câu thôi thưa cô nương: Chân tay con người là sao nào? Nó nằm ở cung nào mới là chân tay?
Nghe giang hồ đồn thổi cô có 9 ông thầy dậy Tử Vi. Chẹp... Trăm NGHE ko bằng 1 THẤY

Sửa bởi TaLaTOM: 07/08/2013 - 18:45


Thanked by 3 Members:

#92 begaidii

    Đoài viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPip
  • 2051 Bài viết:
  • 2178 thanks
  • Locationnhà xí bệt

Gửi vào 07/08/2013 - 18:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TaLaTOM, on 07/08/2013 - 18:45, said:

Cô ko có THÂN XÁC thì cô nhìn bằng cái gì? Cô lấy cái gì để gõ bàn phím? Cô lấy cái gì để nhìn vào màn hình?
Tôi hỏi cô 1 câu thôi thưa cô nương: Chân tay con người là sao nào? Nó nằm ở cung nào mới là chân tay?
Nghe giang hồ đồn thổi cô có 9 ông thầy dậy Tử Vi. Chẹp... Trăm NGHE ko bằng 1 THẤY

ơ thế ko có internét thì anh vào TVLS kiểu gì ? Nhìn thì bằng MẮT chứ ai nhìn = xác . Xác có nghĩa là chết rồi mà Thân có nghĩa là thẩn thể . Đầu và thân thể là 2 cái khác nhau đó

Tay là để gõ rồi , cơ mà để vào đc mấy thớt thích thì anh còn phải BẤM đấy

Chữ gõ là vẫn thiếu đấy còn phải bấm với kích chuột

tui học dốt có bik giề đâu

Sửa bởi begaidii: 07/08/2013 - 18:54


Thanked by 1 Member:

#93 ThucThan

    Bát quái viên

  • Hội Viên mới
  • PipPipPip
  • 957 Bài viết:
  • 1859 thanks

Gửi vào 07/08/2013 - 18:58


Khi chết đi rồi thân xác cũng thành cát bụi.
Thân chỉ là phương tiện để mệnh-hồn sử dụng.
Chết rồi thân chỉ là cát bụi.


Thanked by 1 Member:

#94 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 00:56

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TaLaTOM, on 07/08/2013 - 18:35, said:

Hỏi xoáy phát, các chú các bác lên cái diễn đàn này mà ko có thân xác thì lên bằng cái gì?

Chưa biết mèo nào cắn mỉu nào... Chẹp =))
Tại sao lại có câu hỏi đó ?

Thanked by 2 Members:

#95 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 08/08/2013 - 01:01

Ta phân tích từng ý của Boi nhé.

Trích dẫn

Khi "nói đại khái Mệnh là linh hồn, Thân là thể xác" thì phải hiểu tại sao người ta dùng chữ "đại khái", tức là chỉ sơ qua, ước chừng ở 1 góc độ nào đó trong ngữ cảnh nào đó... chứ cứ hiểu cứng nhắc nhắc thì đúng là chẳng Biến cũng chẳng Thông được cái Lý của Dịch.

Ngay câu „ nói đại khái mệnh là linh hồn, thân là thể xác'. Thì ý tứ của nó đã rõ, đó là mệnh không phải là thân, cũng chẳng có gì là đại khái mệnh là thân. Thế nên mệnh là mệnh, thân là thân. Không thể đại khái. Do đó cho dù nói mệnh đại khái là linh hồn thì cũng không thể hiểu „lòng thòng” sang chuyện mệnh là thân xác, và ngược lại, thân cũng không thể hiểu lòng vòng sang chuyện thân là linh hồn. Hiểu chắc là như vậy, thì khi phê cái chuyện cho là – hay đại khái cũng vậy – mệnh là linh hồn, thân là thân xác sẽ hoàn toàn khác với chuyện cho là mệnh là thân xác mà thân là linh hồn.
Và từ đây mới sinh ra cái chuyện âm dương. Đâu có chuyện lợi dụng cái chuyện đại khái, mơ hồ để mà nói ngược nói xuôi thế nào cũng được đâu !!!

Trích dẫn

Ngay như nói "Mệnh-thể, Thân-dụng" vậy, cũng chỉ là "đại khái". Chứ nếu mà hiểu cứng nhắc thì vác cái câu "một Thể có hàng trăm Dụng" của Thiệu Khang Tiết ra mà phang lại, thì sẽ ra làm sao đây??? không lẽ lại quy nạp sai sang kiểu "một Mệnh có hàng trăm Thân" - thế thì thật nực cười.

Cho nên, nói mệnh – thể, thân – dụng, dù có là đại khái cũng không nói ngược lại mệnh dụng thân thể được. Còn cái chuyện một thể mà nhiều dụng thì nó lại là chuyện khác.
Khi đã nhất quán như thế thì người xưa đã nói, thể – dụng phân âm – dương. Ấy là nói thể thì âm (vâng, thì thuộc âm, chứ không phải là âm) và dụng thì thuộc dương. Có vậy thôi. Dù có bao nhiêu dụng đi chăng nữa, thì mọi cái dụng, của cái thể ấy, vẫn thuộc dương !!!
cho nên mới nói tới:

Trích dẫn

Mệnh – Thân như Thể – Dụng. Ý như là mệnh – thể, thân – dụng vậy.
Thể – Dụng phân âm – dương. Như thể – âm, mà dụng – dương.
Thế nhưng Hậu học lại phán.
Thân như thân xác, mệnh là linh hồn.
Mà vốn từ xưa tới nay đã xác định, linh hồn và thể xác là dương với âm. Linh hồn thuộc dương, thể xác thuộc âm.
Như thế có phải là hậu học quả quyết mệnh – dương, thân – âm !!!
Nghĩa là cho dù mệnh dù có đại khái là linh hồn, mà linh hồn thuộc dương thì mệnh cũng phải đại khái thuộc dương, chứ không lẽ lại thuộc âm ? (bởi nếu muốn nó thuộc âm, thì cũng phải chỉ ra có cái đại khái nào đó của nó thuộc âm chứ ?!) Và thân cũng vậy, khi nó đại khái là thân xác, thì nó cũng phải đại khái thuộc âm.
Và Boi mới cố gắng lôi cho bằng được nó phải đại khái có cái gì đó thuộc âm, cho mệnh. Bằng cách cho linh hồn vào trong thân xác, để mà rằng, mệnh đã có cái đại khái thuộc âm rồi đó nhé.
Và lại lý luận rằng, ấy là phải nhờ tới „hệ quy chiếu” !!!
Quả thật, thế này thì thôi rồi dịch lý ơi !
Để thấy rõ điều này, chúng ta đi từ cái ví dụ mà Boi đưa ra:

Trích dẫn

Cho nên phân Âm-Dương thì cũng phải tùy vào hệ quy chiếu cụ thể mà nói. Kẻo lại dẫm vào vết xe đổ như năm xưa ông vuivui bảo vệ mệnh đề "Dương động, Âm Tĩnh" để tranh luận với ông Thiên Sứ, đến lúc đưa ra cái ví dụ xét về Nguyên Tử thì mới ô hô ai tai, vì rằng Proton thuộc Dương mà nó lại Tĩnh, còn Electron thuộc Âm mà nó lại Động.

Là nhắc lại chuyện năm xưa trong tranh luận giữa tôi với anh Thiên Sứ. Có thể năm đó, cuộc tranh luận bỏ dở giữa chừng, nhưng không có nghĩa là Ô Hô ai tai, rằng thì là mà Tôi Bị Tắc ? Đó là sự suy diễn mang tính chủ quan của Boi.
Nay lại nói lại một chút, để từ đó mà thấy cái hiểu sai của Bôi.
Nói rằng proton mang điện tích dương, điện tử mang điện tích âm, thì là cặp âm dương với p dương, e âm. ok. Nhưng chắc chả có mấy ai chịu đi sâu hơn một chút. Rằng, cặp p và e (Proton và Electron) có tới mấy phạm trù âm dương liên hệ. Đó là.
p – dương, e – âm theo điện tích.
p – dương, e – âm theo chính – phụ, bởi proton là thành phần vật chất chính của nguyên tử, và e là phần phụ.
p – âm, e – dương theo nặng – nhẹ, bởi khí dương nhẹ, khí âm nặng đục.
p – âm, e – dương theo độ linh động, bởi điện tử có độ linh động cao hơn proton, trên thang cao – thấp.
p – dương, e – âm theo quan hệ trung tâm, khi xét bài toán e chuyển động trong trường hạt nhân. Khi đó p – ở trung tâm, e chạy quanh.
… còn một số cặp phạm trù nữa, như spin chẳng hạn thì e có spin 1/2, theo đó thì e – dương, …
Một trong các cặp phạm trù trên – phân âm dương, có một cặp liên quan đến động – tĩnh. Đó là độ linh động. Theo đó thì e chuyển động nhanh, ứng với độ linh động cao, dương. Còn p chuyển động chậm, ứng với độ linh động thấp, âm. Cho nên, vẫn đúng theo nguyên tắc phân âm dương, dương động, âm tĩnh. Làm sao mượn cặp phạm trù độ linh động nói sang cặp phạm trù giá trị điện tích được ???
Bây giờ ta „ngược lên – theo bài của Boi” thì Boi cho rằng linh hồn „bị” trong thân xác, và thân xác thì „được” ngoài linh hồn, bao bọc linh hồn ?
    Để mà lấy chuyện trời bọc đất, nên trời dương, đất âm. Đó là cặp phạm trù trong – ngoài. Phàm đã nói tới trong – ngoài thì thế nào cũng thấy được to – nhỏ, lớn – bé, chứa đựng, … ấy có nghĩa là quan hệ đã không là … ngang vai, ngang bằng. Bởi có to mới chứa được nhỏ, có lớn mới trùm được bé. Chứ không lẽ ngược lại ? Mà cái to thì dương, cái nhỏ thì âm. Thế đã hẳn.
    Nhưng thể xác và linh hồn thuộc về phạm trù vật chất và tinh thần. Tự cổ chí kim, còn đang tranh luận mãi không thôi, rằng vật chất và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau. Có ai thấy được tinh thần nằm trong, hay được chứa trong vật chất không vậy ? Ấy là cái chuyện, chả ai biết được. Vậy mà lại lấy đó làm minh chứng để chứng minh bác bỏ một luận đề đã được thừa nhận: Tinh thần dương, vật chất âm. Hay linh hồn thuộc dương, thể xác thuộc âm. .
    Loại lô gíc nào mà hay vậy ?
    Mà đấy là chỉ dừng ở đây thôi cho nó hợp với khuôn khổ hẹp ở cái chợ này. Chứ nếu nói chuyện hàn lâm, thì việc khẳng định vật chất và tinh thần là hai phạm trù tương đương có khó gì !!! Điều đó có nghĩa là, chả có anh nào chứa anh nào cả. Thân xác có thể chứa, lục phủ, ngũ tạng, gân cốt, … chứa não (nhục thể). Chứ đâu có chứa linh hồn để mà bảo linh hồn ở trong thân xác nên là âm, thân xác ở ngoài nên dương ?
    Trong khi đó, nên lưu ý ví dụ proton và electron ở trên để thấy, cặp phạm trù thể xác và linh hồn không quy nhất như vậy được.
    Còn chuyện mệnh âm, thân dương thì cổ nhân nói từ lâu rồi. Nên mới có chuyện mệnh an ngược theo giờ, và thân an thuận theo giờ vậy.

    Sửa bởi TieuKhe: 08/08/2013 - 15:57
    Thay đổi theo yêu cầu của người viết


    Thanked by 6 Members:

    #96 Quách Ngọc Bội

      Guru Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4517 Bài viết:
    • 29155 thanks
    • LocationThảo Nguyên

    Gửi vào 08/08/2013 - 10:14

    Nếu vuivui tiên sinh đã biết

    Trích dẫn

    thể xác và linh hồn thuộc về phạm trù vật chất và tinh thần.

    Trích dẫn

    Ngay câu „nói đại khái mệnh là linh hồn, thân là thể xác". Thì ý tứ của nó đã rõ, đó là mệnh không phải là thân, cũng chẳng có gì là đại khái mệnh là thân.

    thì sẽ thấy ngay rằng Mệnh với Thân có phân biệt.
    Nhưng nói cái câu "Mệnh là Mệnh, Thân là Thân" thì ý nghĩa nó tù mù quá, sẽ khiến người muốn hiểu về Mệnh được mô tả như thế nào, Thân được mô tả ra sao, bị ngã lăn quay ra đất ngay, vì người ta đang muốn biết về Mệnh & Thân mà lại nhận được câu vô nghĩa với mục đích của người ta như vậy thì không lăn quay mới là lạ.

    Bởi vì để giải thích cặn kẽ Mệnh là gì, Thân là gì thì nó dài dòng hoặc đòi hỏi người tiếp nhận thông tin giải thích có 1 mức căn bản nhất định về Mệnh Lý cái đã.
    Do đó, để vắn tắt, ước chừng, sơ qua, đại để,... thì mới phải "nói đại khái Mệnh là linh hồn, còn Thân là thân thể, thể xác" vì lẽ Linh Hồn và Thể Xác thì dù là bất kỳ ai cũng nắm được khái niệm phân biệt chúng như thế nào.

    Chứ không phải như vuivui tiên sinh đã dựa vào suy diễn chủ quan của bản thân để tưởng tượng ra ý của người muốn truyền tải thông tin là

    Trích dẫn

    Do đó cho dù nói mệnh đại khái là linh hồn thì cũng không thể hiểu „lòng thòng” sang chuyện mệnh là thân xác, và ngược lại, thân cũng không thể hiểu lòng vòng sang chuyện thân là linh hồn. Hiểu chắc là như vậy, thì khi phê cái chuyện cho là – hay đại khái cũng vậy – mệnh là linh hồn, thân là thân xác sẽ hoàn toàn khác với chuyện cho là mệnh là thân xác mà thân là linh hồn.
    Và từ đây mới sinh ra cái chuyện âm dương. Đâu có chuyện lợi dụng cái chuyện đại khái, mơ hồ để mà nói ngược nói xuôi thế nào cũng được đâu !!!

    như thế là "lỗi phản biện" từ cái hiểu sai của mình mà lại đi nhét chữ vào mồm người khác vậy.

    Thế rồi từ cái hiểu sai ấy mà vuivui tiên sinh lại suy diễn chủ quan tiếp theo sang

    Trích dẫn

    Nghĩa là cho dù mệnh dù có đại khái là linh hồn, mà linh hồn thuộc dương thì mệnh cũng phải đại khái thuộc dương, chứ không lẽ lại thuộc âm ? (bởi nếu muốn nó thuộc âm, thì cũng phải chỉ ra có cái đại khái nào đó của nó thuộc âm chứ ?!) Và thân cũng vậy, khi nó đại khái là thân xác, thì nó cũng phải đại khái thuộc âm.

    để rồi nói

    Trích dẫn

    Và Boi mới cố gắng lôi cho bằng được nó phải đại khái có cái gì đó thuộc âm, cho mệnh. Bằng cách cho linh hồn vào trong thân xác, để mà rằng, mệnh đã có cái đại khái thuộc âm rồi đó nhé.
    Và lại lý luận rằng, ấy là phải nhờ tới „hệ quy chiếu” !!!

    Nào đâu tự QNB cho Linh Hồn và trong Thể Xác, mà đó là định lệ (quy ước) xưa nay của tiền nhân để lại. Từ các tôn giáo cho đến đại chúng đều hiểu rằng Linh Hồn trú ngụ ở trong Thể Xác, điều này không ai có thể bác bỏ được.
    Còn nó trú ngụ cụ thể ở chỗ nào trong cơ thể thì hãy xem đoạn phía dưới đây, QNB sẽ chỉ ra rõ ràng khi lấy lý luận của Y Lý mà đáp lại những viện dẫn về Y Lý của vuivui tiên sinh.

    Còn đối với cái ví dụ mà QNB đưa ra về tranh luận của vuivui tiên sinh và ông Thiên Sứ thì không nhằm phục vụ chứng minh cho quan điểm về "lấy Trong-Ngoài mà nói, thì Linh Hồn thuộc Âm và Thể Xác thuộc Dương", mà nó chỉ là dẫn chứng cho việc cảnh báo rằng muốn phân Âm-Dương thì phải xác định một hệ quy chiếu cụ thể, tức là phải xác định được Nội Hàm và Ngoại Diên của vấn đề rồi mới xét cho rõ.

    như:

    Trích dẫn

    Nói rằng proton mang điện tích dương, điện tử mang điện tích âm, thì là cặp âm dương với p dương, e âm. ok. Nhưng chắc chả có mấy ai chịu đi sâu hơn một chút. Rằng, cặp p và e (Proton và Electron) có tới mấy phạm trù âm dương liên hệ. Đó là.
    p – dương, e – âm theo điện tích.
    p – dương, e – âmtheo chính – phụ, bởi proton là thành phần vật chất chính của nguyên tử, và e là phần phụ.
    p – âm, e – dương theo nặng – nhẹ, bởi khí dương nhẹ, khí âm nặng đục.
    p – âm, e – dương theo độ linh động, bởi điện tử có độ linh động cao hơn proton, trên thang cao – thấp.
    p – dương, e – âm theo quan hệ trung tâm, khi xét bài toán e chuyển động trong trường hạt nhân. Khi đó p – ở trung tâm, e chạy quanh.
    … còn một số cặp phạm trù nữa, như spin chẳng hạn thì e có spin 1/2, theo đó thì e – dương, …

    thì những đối tượng đi ngay sau chữ "theo" ấy chẳng phải là những hệ quy chiếu cụ thể để mà xét đấy ư.

    Cuối cùng, với đoạn lập luận của vuivui tiên sinh

    Trích dẫn

    Bây giờ ta „ngược lên – theo bài của Boi” thì Boi cho rằng linh hồn „bị” trong thân xác, và thân xác thì „được” ngoài linh hồn, bao bọc linh hồn ?
    Để mà lấy chuyện trời bọc đất, nên trời dương, đất âm. Đó là cặp phạm trù trong – ngoài. Phàm đã nói tới trong – ngoài thì thế nào cũng thấy được to – nhỏ, lớn – bé, chứa đựng, … ấy có nghĩa là quan hệ đã không là … ngang vai, ngang bằng. Bởi có to mới chứa được nhỏ, có lớn mới trùm được bé. Chứ không lẽ ngược lại ? Mà cái to thì dương, cái nhỏ thì âm. Thế đã hẳn.
    Nhưng thể xác và linh hồn thuộc về phạm trù vật chất và tinh thần. Tự cổ chí kim, còn đang tranh luận mãi không thôi, rằng vật chất và tinh thần, cái nào có trước, cái nào có sau. Có ai thấy được tinh thần nằm trong, hay được chứa trong vật chất không vậy ? Ấy là cái chuyện, chả ai biết được.
    Vậy mà lại lấy đó làm minh chứng để chứng minh bác bỏ một luận đề đã được thừa nhận: dương động, âm tĩnh.
    Loại lô gíc nào mà hay vậy ?

    thì rõ là tiên sinh đã hiểu sai ý của QNB rồi, bởi tôi nào có nói ở chỗ nào là tôi bác bỏ hoàn toàn mệnh đề "Dương động, Âm tĩnh".

    Và hơn nữa, tôi không nói là "bị""được" khi đề cập đến vấn đề Trong-Ngoài của Thân Xác và Linh Hồn. Mà lấy "trú ngụ" và "bao bọc" để nói, đó là cách mô tả và cách hiểu xưa nay của các tôn giáo và đại chúng, quan niệm ấy rất tự nhiên vậy. Đem so với cái lý lẽ Trời (dương, ở ngoài) ôm ấp, bao bọc lấy Đất (âm, ở trong) thì tương đồng vậy, vì con người là một tiểu vũ trụ (nhân ư tiểu thiên địa) cơ mà, lẽ nào vuivui tiên sinh không biết điều này!!!

    Xét về Y lý (điển hình là Tố Vấn, mục Tạng tượng luận) và Nhân tướng học thì đều nói: Thần được tàng ở Tâm (tim), Phách tàng ở Phế, Hồn tàng ở Can, Tinh được tàng ở Thận.
    Như vậy thì đủ biết Linh Hồn trú ngụ và tàng ẩn bên trong của Thân Xác. Bất kể Linh Hồn có là từng yếu tố riêng biệt như Hồn hay Phách, như Tinh hay Thần, cho chí đến Linh Hồn là tổng hòa của các yếu tố Hồn-Phách-Tinh-Thần thì rõ ràng nó vẫn không nằm bên ngoài của Thân Xác được.

    cho nên, khi mà vuivui tiên sinh nói rằng:

    Trích dẫn

    Điều đó có nghĩa là, chả có anh nào chứa anh nào cả. Thân xác có thể chứa, lục phủ, ngũ tạng, gân cốt, … chứa não (nhục thể). Chứ đâu có chứa linh hồn để mà bảo linh hồn ở trong thân xác nên là âm, thân xác ở ngoài nên dương ?

    thì chứng tỏ tiên sinh hiểu quá hời hợt hoặc cố tình hiểu sai để che đậy cho lý luận vòng vo của mình.

    Xem ra cũng có vẻ cao siêu như lý luận Làng Khoai hội thảo về Con Cua và lý luận về tam đại con gà (Thủ thỉ là con thù thì, Thù thì là dì con Công, Con Công là ông con Gà,...).

    #97 tigerstock68

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1221 Bài viết:
    • 1837 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 10:28

    Từ xa xưa Đông y đã luôn công nhận con người gồm hai phần hồn và xác. Vì Đông y lấy thuyết âm dương và khí huyết làm chủ. Con người sống được là nhờ âm dương cân bằng và khí huyết đầy đủ.
    Khí là vô hình, huyết là hữu hình. Khí có nguồn gốc từ tự nhiên, từ thức ăn, đồ uống - tông khí - đi vào cơ thể và hóa thành dinh khí. Trong cơ thể người gồm dinh khí và vệ khí, dinh khí đi trong huyết quản dẫn huyết đi nuôi cơ thể. Vệ khí ở ngoài huyết quản để bảo vệ cơ thể. Khi người ta chết, Đông y có câu "hữu hình - hữu diệt, vô hình - bất diệt", nghĩa là những cái nhìn thấy được - hữu hình: Xương, thịt, huyết... mất đi, vô hình - khí tồn tại vĩnh cửu trong không gian.

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Vòng hào quang không phải linh hồn mà là vòng trường sinh ai cũng có,
    độ rộng hay hẹp là do năng lượng tích lũy của từng người.


    Hơn nữa, Đông y coi Tâm là chủ thần (sự sống) khi thần mất đi là chết. Thần tồn tại được nhờ khí và huyết, do đó khi người ta tắt thở tức là tâm mất, thần và khí thoát ra ngoài, sau đó kết hợp với nhau và gọi là hồn. Đặc biệt, theo thuyết âm dương, mỗi người có một mức độ âm dương riêng, một trí tuệ, mạch tường, dung diện, tinh ranh... khác nhau cho nên khí và thần của người đó cũng hoàn toàn khác nhau và tồn tại trong không gian. Họ có thế giới riêng và không làm lợi hay làm hại ai, trừ trường hợp cá biệt.

    Thanked by 2 Members:

    #98 tigerstock68

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1221 Bài viết:
    • 1837 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 10:33


    Vòng hào quang không phải linh hồn mà là vòng trường sinh ai cũng có, độ rộng hay hẹp là do năng lượng tích lũy của từng người.

    Vầng hào quang là trường sinh học mang điện tích âm, do sức hút, sức ràng buộc của vòng vía. Vía mang điện tích cả âm và dương. Trong vía có thần thức mang điện tích dương và trong thần thức là phách. Phần hồn bao gồm: Vía + thần thức + phách.

    "Theo thuyết Luân Hồi trong Đông y, khi Khí và Thần thoát ra - chết, đối với người là vĩ nhân thì 600 - 700 năm sau sẽ hội tụ và đầu thai vào người khác; Người bình thường, có học vấn, có đạo đức sau 300 năm; Người kém hiểu biết, ít trí tuệ là 80 năm; Người có tội ác, người giống súc vật... sau 30 năm. Việc đầu thai có thể trở thành người hoặc súc vật nhất là những người "xấu"".

    Sau khi chết 49 ngày, phần hồn chuyển dạng sang thành vong hồn với cấu trúc tầng nấc là: Thần thức ở trên mang thuộc tính dương; Vía ở phần giữa có cả hai phần mang thuộc tính âm và dương; Phách ở tầng dưới vì độ đậm đặc nhất mang thuộc tính âm. Cấu tố thần thức loãng và nhẹ, song lại là cấu tố chủ đạo của vong hồn. Ba cấu tố này liên kết với nhau bằng mối liên kết lỏng. Liên kết lỏng nhất là giữa Phách với Vía và Thần thức. Phách dễ dàng tách ra khi gặp điều kiện thuận lợi. Nghĩa là lúc đó vong hồn có thể tách làm hai: một gồm vía và thần thức, một chỉ có phách.


    Thanked by 2 Members:

    #99 tigerstock68

      Kiền viên

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPip
    • 1221 Bài viết:
    • 1837 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 10:39


    phần hồn cũng không thể tồn tại mãi mãi bởi chúng là các hạt điện sinh học. Tùy thuộc mức độ năng lượng sinh học của mỗi vong hồn mà các vong hồn khác nhau có tần số bước sóng sinh học khác nhau, trở thành các vong khác nhau. Các loại tần số này là vô số và tốc độ được xếp từ thấp đến cao và siêu siêu tốc. Cũng vì thế các siêu linh này không còn khái niệm về thời gian và không gian. Siêu linh có mặt ở khắp nơi, ở mọi không gian không tính thời gian. Nói đơn giản là họ có mặt ở mọi lúc, mọi nơi.

    Điều đặc biệt là sóng sinh học vận động đa chiều, lan tỏa mọi phương nhưng cũng có thể lan tỏa định hướng theo chủ định của thần thức. Nó không khu biệt vùng như sóng điện từ. Hơn nữa, sóng sinh học là sóng hạt tức là dòng chuyển dịch của các hạt điện sinh học trong bao la. Các hạt vũ trụ trong bao la có thể cản phá lẫn nhau, va chạm vào nhau... Năng lượng sóng vì thế mất dần đi và bị phá tan không còn khả năng "mang trọn vẹn" thông tin đến một nơi thu nào đó. Điều đó cũng có nghĩa vong hồn cũng có thể bị phá vỡ, bị liên kết với một vong hồn mới để biến đổi từ một dạng thức thực thể này sang một dạng khác.


    Thanked by 1 Member:

    #100 hybrid

      Hội viên mới

    • Hội Viên mới
    • 35 Bài viết:
    • 55 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 13:41

    Đọc bài của bác Bội đúng là sướng thật

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    vì dễ hiểu,giống giống mấy bài của các thượng khách: bác Indochine,bác VDTT,bác Địa.Em thích kiểu trực quan hơn kiểu hàn lâm,hoàng tráng nhưng lòng vòng,kế là tối tăm mặt mày,cuối cùng là ngất vì không hiểu gì cả

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    .Nhờ mấy bác tiếp tục trao đổi để chúng em biết thêm.

    Thanked by 3 Members:

    #101 secretsoflife

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 496 Bài viết:
    • 1551 thanks
    • Location0

    Gửi vào 08/08/2013 - 14:22

    Trích dẫn

    Thân từ đâu mà có vậy? Là do tâm biến hiện ra. Mở đầu bộ kinh này Phật đã nói: “Tất cả pháp từ tâm tưởng sanh”. Thân của chúng ta là từ tâm tưởng sanh. Khi bạn đến đầu thai, bạn có tưởng, có tưởng mới biến thành thân.
    Tại sao bạn trở thành tướng mạo này? Tướng mạo này là bạn tưởng trước khi đầu thai, bạn ưa thích tướng mạo này, nó liền biến thành cái tướng mạo này, từ tâm tưởng sanh.
    Người thế gian nói di truyền, tướng mạo của con cái rất giống cha, giống mẹ, nó không phải di truyền. Trong Phật pháp nói bạn ưa thích cha, ưa thích mẹ, ưa thích cái tướng đó của họ, nên bạn liền biến thành cái tướng đó, không phải di truyền.
    (Trích kinh Thập Thiện Nghiệp Đạo đĩa 54)

    Lời nói của Cồ Đàm
    Được đưa xa ngàn dặm
    Thử hỏi, tâm tưởng đạt
    Thế gian toàn mỹ nhân...

    Mượn thể thơ Haiku diễn ý:

    Là vàng rơi rụng xuống
    Gió lốc cuốn đưa vượt thời gian
    Hạt cỏ nhú mầm non

    Thanked by 2 Members:

    #102 VuiVui

      Hội Viên Đặc Biệt

    • Thượng Khách
    • 750 Bài viết:
    • 3835 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 14:35

    Boi chú ý nè. Ngay từ đầu bài tôi đã viết:

    Trích dẫn

    Ta phân tích từng ý của Boi nhé.

    Có nghĩa là gì ? Có nghĩa là bỏ qua mọi sự phi logic, không liên hệ, thậm chí sự vô nghĩa, hoặc ẩn ý vô duyên giữa ý nọ với ý kia, và bỏ qua cả việc muốn sử dụng ý nọ để chứng minh cho ý kia, hay dùng nó để suy diễn ra cái sự sai của đối phương. Ví dụ như đưa ví dụ tranh luận giữa tôi với anh Thiên Sứ, để muốn nói rằng, Tôi, trong tranh luận đó đã Bí, đã Sai, thì nó như một minh chứng rằng bài viết đó của tôi sai, hoặc có vấn đề, mà không cần phải bàn cãi thêm nhiều. Đó là một lỗi trong phương pháp tranh luận mà người ta gọi là „bỏ bóng đá người”.
    Và với phương pháp phân tích từng ý của đối phương, tôi đã mặc nhiên bỏ qua phép phản biện, tranh luận biện chứng. Tức là lật ý, hay kết luận chủ yếu của đối phương và chứng minh cái đó sai. Sau khi phân tích từng ý của Boi đều sai, phần kết luận, tự bạn đọc hiểu.
    Tại sao tôi bỏ qua ? Bởi vì đó là phương pháp phản biện hàn lâm, chính thống trong khoa học. Không phù hợp ở đây.
    Bạn đọc nếu chú ý đến tranh luận này, cũng nên nhớ điều này.

    Trích dẫn

    thì sẽ thấy ngay rằng Mệnh với Thân có phân biệt.
    Nhưng nói cái câu "Mệnh là Mệnh, Thân là Thân" thì ý nghĩa nó tù mù quá, sẽ khiến người muốn hiểu về Mệnh được mô tả như thế nào, Thân được mô tả ra sao, bị ngã lăn quay ra đất ngay, vì người ta đang muốn biết về Mệnh & Thân mà lại nhận được câu vô nghĩa với mục đích của người ta như vậy thì không lăn quay mới là lạ
    Bởi vì Boi đã viết

    Trích dẫn

    Khi "nói đại khái Mệnh là linh hồn, Thân là thể xác" thì phải hiểu tại sao người ta dùng chữ "đại khái", tức là chỉ sơ qua, ước chừng ở 1 góc độ nào đó trong ngữ cảnh nào đó... chứ cứ hiểu cứng nhắc nhắc thì đúng là chẳng Biến cũng chẳng Thông được cái Lý của Dịch.

    Ngay như nói "Mệnh-thể, Thân-dụng" vậy, cũng chỉ là "đại khái". Chứ nếu mà hiểu cứng nhắc thì vác cái câu "một Thể có hàng trăm Dụng" của Thiệu Khang Tiết ra mà phang lại, thì sẽ ra làm sao đây??? không lẽ lại quy nạp sai sang kiểu "một Mệnh có hàng trăm Thân" - thế thì thật nực cười.
    Có thể nhận thấy trong hai ý trên của Boi.
    Thứ nhất, dùng chữ Đại Khái để tung hỏa mù, khiến cho người đọc không hiểu cái mệnh đề mệnh thân thể dụng của cổ nhân mà tôi đưa ra nhằm thể hiện sự phân biệt âm dương của cặp mệnh thân, và cho thấy rõ tính tất yếu mệnh – thể – âm, thân – dụng – dương. Người đọc sẽ rơi vào cái ý cho rằng, vì là đại khái, nên cái tính tất yếu này cũng, chưa chắc !!! Mà vì là cái lý đó chưa có chắc, nên toàn bộ lý luận của tôi trong bài đó sẽ không … đủ vững !!!
    Đây cũng là cái lỗi phản biện. Và để phản biện cái ý tứ và hành động đó của Boi thì tôi đương nhiên phải đưa ra cái rất đương nhiên, chứ có ai đòi hỏi phải nêu mệnh là gì, thân là gì đâu. (mặc dù cái việc này không có gì khó cả). Cho nên cái việc dùng hai chữ đại khái, chẳng có đạt được mục tiêu.
    Thứ hai, là cái ý muốn nói rằng xét âm dương, phải theo hệ quy chiếu. Lấy ý đó làm cơ sở khi đưa ra chuyện quan hệ trong – ngoài của linh hồn và thể xác ! Nhưng ở cuối bài của Bội, lại thòng thêm ví dụ tranh luận tôi với anh Thiên Sứ. Như tôi đã trình bày về ví dụ p và e thì theo ý thứ hai này của Bội, hóa ra là Bội tự mâu thuẫn với chính mình. Bởi vì, tuy Bội nói về cái gọi là „hệ quy chiếu” của âm dương, nhưng thực ra Bội không hiểu về vấn đề này.
    Cũng theo cái ý thứ hai của Bội, nên tôi mới sử dụng từ Đại Khái – cứ cho là đại khái đi – của Bội, để dẫn ra cho mọi người thấy, phải như tôi dẫn mới ra được cái „hệ quy chiếu” mà Bội nói tới, chứ không được hiểu theo kiểu nói xuôi nói ngược thế nào cũng được. (các Bạn quan tâm có thể đọc lại sẽ thấy rõ)
    Và chuyện Bội cho Linh hồn vào cái Rọ (thân xác) để chứng minh chuyện trong – ngoài thì như tôi đã gợi ý khi nói đến chuyện to với nhỏ, lớn với bé.

    Trích dẫn

    Linh Hồn trú ngụ bên Trong, còn Thể Xác bao bọc bên Ngoài phải không ạ

    Bội không hiểu được rằng, phân âm dương, muốn quy nạp thì phải có điều kiện. Theo ngôn ngữ toán thì người ta nói, chúng phải đồng cấu, hoặc phải có tính đối ngẫu – theo ngôn ngữ thường. Chẳng hạn như muốn phân đực – cái (để biết âm dương) thì phải nói về các chủng động vật, thực vật. Chứ không cứ tự nhiên nói cái ghế, rồi đực ghế. Cái ô tô, rồi có đực ô tô, …?
    Nói trong ngoài. Cặp phạm trù này đã liên hệ đến độ đo. Nghĩa là kích thước. Khi ta cho thân xác một kích thước, thì linh hồn muốn được xem là trú ngụ, được bọc bên trong, thì cũng phải có kích thước, nếu linh hồn bọc thân xác, thì kích thước tùy hỷ, có thể tiến đến vô hạn. Nhưng khi thân xác hứu hạn về kích thước, thì linh hồn cũng phải có kích thước nhỏ hơn kích thước thân xác. Cái mà Bội nói hệ quy chiếu, đó là quan hệ lớn bé, to nhỏ vậy. Cho nên, trong – ngoài quan hệ, không dung cho cặp linh hồn – thể xác. Còn chuyện làm sao linh hồn luôn hiện diện bên thể xác để làm thành một con người, thì nó có thể thuộc về một quan hệ nào đó mà con người chưa biết rõ, song chắc chắn, đó không phải là quan hệ trong ngoài. Chỉ có điều, người ta đã khẳng định, linh hồn thuộc về tinh thần, thể xác thuộc về vật chất. Vật chất và tinh thần là cặp âm dương. Và cùng vì vậy cho dù người xưa có nói, như thần tàng trong tâm, phách tàng ở phế, hồn tàng ở can thì cũng chả ai dám nói thần, phách và hồn thuộc âm và tâm phế can thuộc dương trong quan hệ tâm thần, hồn phách với can phế cả. Ấy là vì người xưa hiểu rõ điều này. Nhưng nhiều hậu học – trong đó có Bội – chẳng hiểu gì về lý âm dương, nên cứ gán bừa, suy diễn ẩu.
    Vậy thôi.

    Sửa bởi VuiVui: 08/08/2013 - 14:41


    Thanked by 2 Members:

    #103 vietnamconcrete

      Pro Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4363 Bài viết:
    • 5877 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 16:35

    cháu thấy anh QNB thua chắc chắn rồi, cách tranh luận của anh thẳng (direct/straight forward) và đơn giản (simple) quá, như vậy chú vuivui chỉ cần đưa ra một đoạn luận dài (cộng/phát triển thêm các luận điểm) là càng ngày anh QNB càng sa lầy trong tranh luận thôi... anh QNB cố lên, cố lên, cố lên!!!

    Thanked by 5 Members:

    #104 Quách Ngọc Bội

      Guru Member

    • Hội Viên TVLS
    • PipPipPipPipPipPip
    • 4517 Bài viết:
    • 29155 thanks
    • LocationThảo Nguyên

    Gửi vào 08/08/2013 - 17:17

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    vietnamconcrete, on 08/08/2013 - 16:35, said:

    cháu thấy anh QNB thua chắc chắn rồi, cách tranh luận của anh thẳng (direct/straight forward) và đơn giản (simple) quá, như vậy chú vuivui chỉ cần đưa ra một đoạn luận dài (cộng/phát triển thêm các luận điểm) là càng ngày anh QNB càng sa lầy trong tranh luận thôi... anh QNB cố lên, cố lên, cố lên!!!

    Hiiii... QNB quan niệm là tranh luận không nhằm thắng thua anh ạ. Mà để nâng cao cái hiểu và cái biết của mỗi bên trong cuộc tranh luận.
    Bên cạnh đó, ai đó đã nói (hình như là Eistein) "Chỉ khi bạn hiểu được vấn đề rất sâu sắc thì bạn mới đủ khả năng để trình bày vấn đề đó thật giản dị".

    Và QNB cũng nhất trí với vuivui tiên sinh rằng: để bạn đọc quan tâm đọc lại sẽ rõ.

    Xin dừng tranh luận với vuivui tiên sinh ở đây vậy.

    #105 Phuongkongfa

      Hội viên

    • Hội Viên TVLS
    • Pip
    • 353 Bài viết:
    • 972 thanks

    Gửi vào 08/08/2013 - 17:42

    Chú nói như rứa anh không đồng ý, vậy " đi đường gập nhâm quý là sông nước chặn thì dùng bè để vượt qua" anh thấy cũng rất giản dị

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

    mà, đúng không ?

    Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


    Sửa bởi Phuongkongfa: 08/08/2013 - 17:46


    Thanked by 2 Members:





    Similar Topics Collapse

      Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

    2 người đang đọc chủ đề này

    0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


    Liên kết nhanh

     Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
     Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
     Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
     Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
     Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

    Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |