1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#331
Gửi vào 29/09/2011 - 23:52
CHIẾC TÀU KỲ LẠ
Ở dưới quê thường có tục tống ôn tống quái. Năm nào trong vùng xảy ra dịch bệnh hoặc có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra, thì y như rằng năm đó có thầy pháp về chạy đàn làm lễ tống ôn tống quái. Đàn tống ôn thường tổ chức ở một khoảng đất rộng cạnh bờ sông. Thầy pháp cùng các đệ tử bố đàn, trấn tứ phương rồi bắt đầu gõ trống khua chiêng thỉnh âm binh thần tướng. Trong vùng cử ra mấy ông chức sắc lo chuyện thù tiếp lễ lộc cho mấy thầy làm phép.
Sau khi cúng xong, cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng, đồ cúng riêng cho ôn thần được dọn hết để lên một chiếc tàu hoặc bè kết bằng bẹ chuối. Thầy đi trước dẫn đường, bốn người đàn ông khoẻ mạnh khiêng bè theo sau bà con nối đuôi nhau tống tiễn ra đến tận bờ sông. Trên bè chuối chất đầy đủ nhang đèn bánh trái, giấy vàng bạc, có cả con heo quay đỏ hoét, cờ xí cắt hình tam giác đủ màu sắc làm bằng giấy cắm um tùm xung quanh. Sau khi thắp tuần hương cuối cùng, thầy cho bè hạ thuỷ. Theo con nước, chiếc bè chuối cứ thế mà xuôi dòng cho đến khi tan rã.
Bà con ở quê thấy bè tống ôn họ sợ như thấy ôn dịch vậy. Bè tắp vào nới nào, họ báo động cho nhau rồi chạy ra khấn khứa, lấy sào dài đẩy ra giữa dòng cho trôi đi tiếp. Chỉ có mấy đứa chăn trâu là không biết sợ là gì. Tôi nghe người lớn kể lại, mục đồng nào chăn trâu trên mười hai năm, chẳng có ôn dịch nào dám vật cả. Thậm chí, bè chuối đang trôi, chúng lấy tay ngoắc bảo vô là chiếc bè như có người lái phải tắp vào ngay. Sau khi lựa hết mấy món có thể nhấm nháp được, chúng lại đẩy bè cho trôi tiếp. Không biết có phải vậy không, nhưng rõ ràng trong thời gian ở quê tôi thấy chỉ có người lớn sợ ôn dịch thôi, chứ bọn chăn trâu thì chỉ sợ cây roi vóc của ông chủ ruộng. Hôm nào thấy bè tống ôn trôi ngang là chúng mừng như mở hội. Lập tức trong nhóm có thằng lội ra kéo bè vào. Thức ăn dành cho ôn binh thần tướng bị trẻ chăn trâu ăn mất cả. Và có đứa nào bị bịnh hoạn gì đâu, vẫn mạnh cùi cụi giống như mấy con trâu mà hằng ngày bọn chúng phải chăn.
Một buổi chiều tháng Năm. Lúc đó tôi đã được mười hai tuổi. Sau khi xay xong mớ bột cho ngoại làm bánh, tôi lững thững lội bộ ra bờ sông chơi. Từ nhà ngoại, muốn ra sông phải vượt qua một cái vườn mía và hai đám ruộng nhà ông Năm Giàu. Mặt trời đang xế bóng, hắt lên mặt sông vô số tia sáng lấp loáng. Tôi lại gốc bần ghẻ cạnh bờ sông ngồi ngắm cảnh. Cây bần chắc cũng bằng tuổi tôi, trên mình của nó đầy những vết sẹo ngang dọc, dấu tích của chiến tranh, làm vỏ cây sần sùi như bị ghẻ. Mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường có thói quen ngắm cảnh như thế. Không hiểu sao, mỗi lần ngồi bên một dòng sông trôi êm đềm, tôi thường cảm thấy rất dễ chịu. Có khi ngồi ba bốn tiếng mà vẫn không thấy chán. Lần này cũng thế, dựa lưng vào gốc bần, mắt ngó ra khoảng không gian lấp loáng nắng chiều, tôi nghêu ngao một vài câu vọng cổ học lóm từ ông Sáu đờn cò trước ngõ. “Nhị ca ơi, chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi, trên bước hoạn đồ muôn nẻo ngược xuôi, anh mang chí cả mong đạp thành phá luỹ. Nhưng trời không lựa lòng người dũng sĩ nên giữa trận tiền anh mới chịu sa cơ..” tiếng hát bập bõm câu được câu mất ngân nga dài bên dòng nước. Mặt trời đã khuất hẳn sau đám mây.
Những tia sáng bạc trên mặt sông biến mất. Chỉ còn lại màu sáng dìu dịu của buổi hoàng hôn. Tôi vẫn còn đang nghêu ngao thì một chiếc tàu lớn bỗng từ từ chạy tới. Nó chạy êm như ru không một tiếng động, mà hình như cũng chẳng tạo nên một gợn sóng nào. Chiếc tàu làm tôi chú ý. Hình dáng của nó khá lạ, không giống những chiếc ghe hàng chở muối hầm thường hay đậu ngoài Bến Cỏ. Thân tàu làm bằng gỗ sơn xanh đọt chuối, mũi tàu bằng phẳng không nhọn đầu và có hai mắt như các tàu khác. Trên tàu, hai cột buồm giương cao với chục cánh buồm lớn nhỏ đầy màu sắc. Há hốc mồm vì kinh ngạc, tôi đứng dậy từ lúc nào không biết. Thấy trên tàu thấp thoáng bóng người qua lại. Tiếng ồn ào la hét văng vẳng như xa như gần, hình như có cả tiếng dây xích khua vang..Tôi đứng nhìn theo đến khi con tàu trôi đi thật xa.
Tiếng gọi của thằng Cu Tửng con cậu Năm vang lên đằng ruộng mía làm tôi giật mình:
- Anh Dũng ơi, dìa ăn cơm!
Bần thần trong giây lát, tôi lóc cóc đi về. Trong đầu vẫn ngơ ngẩn về hình ảnh con tàu kỳ dị ấy. Trong bữa cơm, tôi kể lại cho mọi người những điều mới thấy. Chẳng có ai tin tôi cả. Mợ Năm cười tủm tỉm nói:
- Ở đoạn sông này, chỉ có ghe chở muối với mấy chiếc đò ngang qua Bình Dương thôi, làm gì có chiếc tàu kỳ cục như vậy.
- Thiệt mà mợ.
Tôi chống chế.
- Con thấy rõ ràng mà, chiếc tàu bự lắm, mấy người trên đó mặc đồ giống như hát bội vậy.
Mợ tôi phì cười:
- Ừ, lúc nào thấy nữa nhớ kêu tao ra coi nhe. Để họ hát mà không ai coi cũng uổng.
Mấy thằng em tôi thừa dịp đó cũng xúm vào chọc ghẹo nói cười ầm ĩ. Ngoại phải gõ đũa bếp xuống bàn tụi nó mới chịu im. Sau bữa cơm, ngoại chỉ nói vớI tôi một câu gọn lỏn:
- Lần sau, con nhớ đừng có ra sông một mình nữa.
Khi viết những dòng chữ này, trong đầu tôi vẫn hiện rõ mồn một hình ảnh của con tàu xanh kỳ dị đó. Phải chăng tôi bị ảo giác, bị gặp ma? Hay đó là những linh ảnh trong quá khứ? Ngoại tôi có biết điều gì không mà dặn tôi như vậy? câu trả lờI này xin dành lại cho các bạn đang đọc câu chuyện của tôi.
ST
Ở dưới quê thường có tục tống ôn tống quái. Năm nào trong vùng xảy ra dịch bệnh hoặc có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra, thì y như rằng năm đó có thầy pháp về chạy đàn làm lễ tống ôn tống quái. Đàn tống ôn thường tổ chức ở một khoảng đất rộng cạnh bờ sông. Thầy pháp cùng các đệ tử bố đàn, trấn tứ phương rồi bắt đầu gõ trống khua chiêng thỉnh âm binh thần tướng. Trong vùng cử ra mấy ông chức sắc lo chuyện thù tiếp lễ lộc cho mấy thầy làm phép.
Sau khi cúng xong, cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng, đồ cúng riêng cho ôn thần được dọn hết để lên một chiếc tàu hoặc bè kết bằng bẹ chuối. Thầy đi trước dẫn đường, bốn người đàn ông khoẻ mạnh khiêng bè theo sau bà con nối đuôi nhau tống tiễn ra đến tận bờ sông. Trên bè chuối chất đầy đủ nhang đèn bánh trái, giấy vàng bạc, có cả con heo quay đỏ hoét, cờ xí cắt hình tam giác đủ màu sắc làm bằng giấy cắm um tùm xung quanh. Sau khi thắp tuần hương cuối cùng, thầy cho bè hạ thuỷ. Theo con nước, chiếc bè chuối cứ thế mà xuôi dòng cho đến khi tan rã.
Bà con ở quê thấy bè tống ôn họ sợ như thấy ôn dịch vậy. Bè tắp vào nới nào, họ báo động cho nhau rồi chạy ra khấn khứa, lấy sào dài đẩy ra giữa dòng cho trôi đi tiếp. Chỉ có mấy đứa chăn trâu là không biết sợ là gì. Tôi nghe người lớn kể lại, mục đồng nào chăn trâu trên mười hai năm, chẳng có ôn dịch nào dám vật cả. Thậm chí, bè chuối đang trôi, chúng lấy tay ngoắc bảo vô là chiếc bè như có người lái phải tắp vào ngay. Sau khi lựa hết mấy món có thể nhấm nháp được, chúng lại đẩy bè cho trôi tiếp. Không biết có phải vậy không, nhưng rõ ràng trong thời gian ở quê tôi thấy chỉ có người lớn sợ ôn dịch thôi, chứ bọn chăn trâu thì chỉ sợ cây roi vóc của ông chủ ruộng. Hôm nào thấy bè tống ôn trôi ngang là chúng mừng như mở hội. Lập tức trong nhóm có thằng lội ra kéo bè vào. Thức ăn dành cho ôn binh thần tướng bị trẻ chăn trâu ăn mất cả. Và có đứa nào bị bịnh hoạn gì đâu, vẫn mạnh cùi cụi giống như mấy con trâu mà hằng ngày bọn chúng phải chăn.
Một buổi chiều tháng Năm. Lúc đó tôi đã được mười hai tuổi. Sau khi xay xong mớ bột cho ngoại làm bánh, tôi lững thững lội bộ ra bờ sông chơi. Từ nhà ngoại, muốn ra sông phải vượt qua một cái vườn mía và hai đám ruộng nhà ông Năm Giàu. Mặt trời đang xế bóng, hắt lên mặt sông vô số tia sáng lấp loáng. Tôi lại gốc bần ghẻ cạnh bờ sông ngồi ngắm cảnh. Cây bần chắc cũng bằng tuổi tôi, trên mình của nó đầy những vết sẹo ngang dọc, dấu tích của chiến tranh, làm vỏ cây sần sùi như bị ghẻ. Mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường có thói quen ngắm cảnh như thế. Không hiểu sao, mỗi lần ngồi bên một dòng sông trôi êm đềm, tôi thường cảm thấy rất dễ chịu. Có khi ngồi ba bốn tiếng mà vẫn không thấy chán. Lần này cũng thế, dựa lưng vào gốc bần, mắt ngó ra khoảng không gian lấp loáng nắng chiều, tôi nghêu ngao một vài câu vọng cổ học lóm từ ông Sáu đờn cò trước ngõ. “Nhị ca ơi, chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi, trên bước hoạn đồ muôn nẻo ngược xuôi, anh mang chí cả mong đạp thành phá luỹ. Nhưng trời không lựa lòng người dũng sĩ nên giữa trận tiền anh mới chịu sa cơ..” tiếng hát bập bõm câu được câu mất ngân nga dài bên dòng nước. Mặt trời đã khuất hẳn sau đám mây.
Những tia sáng bạc trên mặt sông biến mất. Chỉ còn lại màu sáng dìu dịu của buổi hoàng hôn. Tôi vẫn còn đang nghêu ngao thì một chiếc tàu lớn bỗng từ từ chạy tới. Nó chạy êm như ru không một tiếng động, mà hình như cũng chẳng tạo nên một gợn sóng nào. Chiếc tàu làm tôi chú ý. Hình dáng của nó khá lạ, không giống những chiếc ghe hàng chở muối hầm thường hay đậu ngoài Bến Cỏ. Thân tàu làm bằng gỗ sơn xanh đọt chuối, mũi tàu bằng phẳng không nhọn đầu và có hai mắt như các tàu khác. Trên tàu, hai cột buồm giương cao với chục cánh buồm lớn nhỏ đầy màu sắc. Há hốc mồm vì kinh ngạc, tôi đứng dậy từ lúc nào không biết. Thấy trên tàu thấp thoáng bóng người qua lại. Tiếng ồn ào la hét văng vẳng như xa như gần, hình như có cả tiếng dây xích khua vang..Tôi đứng nhìn theo đến khi con tàu trôi đi thật xa.
Tiếng gọi của thằng Cu Tửng con cậu Năm vang lên đằng ruộng mía làm tôi giật mình:
- Anh Dũng ơi, dìa ăn cơm!
Bần thần trong giây lát, tôi lóc cóc đi về. Trong đầu vẫn ngơ ngẩn về hình ảnh con tàu kỳ dị ấy. Trong bữa cơm, tôi kể lại cho mọi người những điều mới thấy. Chẳng có ai tin tôi cả. Mợ Năm cười tủm tỉm nói:
- Ở đoạn sông này, chỉ có ghe chở muối với mấy chiếc đò ngang qua Bình Dương thôi, làm gì có chiếc tàu kỳ cục như vậy.
- Thiệt mà mợ.
Tôi chống chế.
- Con thấy rõ ràng mà, chiếc tàu bự lắm, mấy người trên đó mặc đồ giống như hát bội vậy.
Mợ tôi phì cười:
- Ừ, lúc nào thấy nữa nhớ kêu tao ra coi nhe. Để họ hát mà không ai coi cũng uổng.
Mấy thằng em tôi thừa dịp đó cũng xúm vào chọc ghẹo nói cười ầm ĩ. Ngoại phải gõ đũa bếp xuống bàn tụi nó mới chịu im. Sau bữa cơm, ngoại chỉ nói vớI tôi một câu gọn lỏn:
- Lần sau, con nhớ đừng có ra sông một mình nữa.
Khi viết những dòng chữ này, trong đầu tôi vẫn hiện rõ mồn một hình ảnh của con tàu xanh kỳ dị đó. Phải chăng tôi bị ảo giác, bị gặp ma? Hay đó là những linh ảnh trong quá khứ? Ngoại tôi có biết điều gì không mà dặn tôi như vậy? câu trả lờI này xin dành lại cho các bạn đang đọc câu chuyện của tôi.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#332
Gửi vào 30/09/2011 - 00:02
VẦNG SÁNG TRONG ĐÊM
Từ năm lên hai tuổi, khi má sinh đứa em kế thì tôi đã được cho ngủ riêng. Bà nội thương tình đưa qua ngủ chung với nội để có hơi người, tôi dễ ngủ hơn. Ngặt một điều nết ngủ của tôi không giống ai. Đầu hôm nằm ở góc giường này, nửa đêm đã sang qua góc giường khác rồi. Có khi lăn dữ quá, tôi té bịch xuống đất, giật mình tỉnh dậy rồi lồm cồm ôm gối bò lên giường ngủ tiếp, sau này, nết ngủ đứa con gái đầu của tôi cũng giống y như thế. Thiệt đúng là cha nào con nấy.
Nội tôi chịu đựng hết xiết nên thường sau khi tôi ngủ say, bà rón rén dọn giường qua chỗ khác. Đôi khi nửa đêm thức dậy, sờ xung quanh trống trơn, tôi sợ muốn phát khóc. Nhưng rồi nhìn không gian tối đen như mực, tôi quíu quá lăn sát vào vách tường, trùm mền lại mà ngủ. Cứ như thế cho đến năm tôi mười hai tuổi. Lần ấy tôi từ Củ Chi trở về sau một tháng tị nạn ở nhà ngoại. Lúc mới về không ai nhận ra tôi cả. Tôi tròn như hột mít và đen như con cá trê. Nội tôi khen:
- Cái thằng này mà nuôi đàng hoàng, nó còn mau lớn nữa!
Đêm đầu tiên về nhà làm như lạ hơi nên khó ngủ. Hồi ở ngoại mấy anh em thường nằm lăn lóc trên bộ ván ngựa nhà trước, ở quê gió lộng tứ bề mát rượi nên dễ ngủ. Bây giờ trở về nhà mọi thứ chật chội tôi có cảm giác không thoải mái cho lắm. Trằn trọc mãi rồi tôi cũng thiếp đi. Tôi thấy mình đang đi trên một con đường dài thăm thẳm, tre mọc ngút ngàn hai bên tạo thành một khung cảnh âm u đáng sợ. Tôi còn đang ngơ ngác thì một thằng bé gầy nhom cao khẳng khiu từ đâu chạy tới, vừa chạy nó vừa thở hồng hộc:
- Chạy.. chạy.. lẹ đi! Ma đó..
Câu nói chưa trọn vẹn thì nó đã vọt qua tôi. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, tôi đã cảm thấy hai chân nặng như đeo đá, lòng bàn tay bàn chân lạnh ngắt. Một cảm giác ngột ngạt khó thở tràn ngập xung quanh. Tôi tưởng chừng như không khí quanh mình đang sệt lại dần, hả miệng thật to để thở mà dường như chẳng có chút oxy nào lọt vào. Cả người dần dần cứng đờ, tôi không thể nhìn lại phía sau nhưng vẫn cảm giác có một cái gì đó thật đáng sợ đang đến gần và chuẩn bị áp sát vào tôi. Hai tai tôi ù đặc những tiếng ve. Ngột ngạt quá. Tôi muốn la lên mà sao miệng cứ ngáp ngáp không phát ra được một âm thanh nào cả. Tôi bỏ chạy nhưng dường như động tác của tôi giống với người biểu diễn kịch câm hơn. Chậm chạp, nặng nề và dẫm chân tại chỗ.
Cả người tôi như đang lún dần, lún dần vào đầm lầy với những đám bùn đặc sệt. Tôi ngộp thở quá! Tay chân cử động hết nổi rồi. Tôi chìm, chìm dần không còn sức lực vùng vẫy nữa. Ngay trong lúc ấy, trong tai tôi bỗng vang lên tiếng thét như sấm:
- Niệm Phật...
Tiếng thét làm tôi tỉnh người. Như người chết đuối vớ được mảnh ván thuyền, tôi bắt đầu niệm “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật..” Nói là niệm vậy thôi chứ thật ra mọi thứ chỉ điễn ra trong óc. Tiếng niệm Phật lúc đầu rời rạc, tán loạn, càng về sau càng liền lạc hơn và rõ ràng hơn. Tôi thấy rất rõ không khí xung quanh tôi loãng dần, ngực nhẹ lại. Vừa niệm tôi vừa thở lấy thở để như kẻ sắp chết chìm được lôi đầu lên khỏi mặt nước. Mừng rỡ, tôi niệm to lên. Và trời đất ơi tôi niệm thành tiếng được rồi. Tôi nghe rõ mồn một từng câu niệm của mình cảm giác như tiếng niệm Phật đang phá vỡ bầu không gian ma quái đang bao trùm quanh tôi.
Vèo một cái mọi thứ bỗng trở lại bình thường. Tay chân nhẹ tâng hơi thở điều hoà. Cái cảm giác lạnh lẽo và tiếng ve trong đầu tôi biến mất. Mừng rỡ tôi co giò chạy một mạch về phía trước, tre hai bên đường vùn vụt lao ngược lại đàng sau. Chạy mãi, chạy mãi.. trước mắt tôi chợt sáng rỡ. Không còn con đường hun hút bóng tre, mở ra trước mắt tôi là bầu không gian bao la. Con đường tôi đang chạy dẫn đấn một bến đò. Trên đò đã có một số người ngồi. Cạnh chiếc đò một ông già mặc chiếc áo nâu, đội nón lá đang cầm cây sào dài như đang chuẩn bị qua sông. Thấy tôi ông khẽ mỉm cười, chòm râu dài bạc trắng. Tôi chạy vội đến và hụt chân té sấp.
Giật mình tỉnh dậy, tim tôi đập thình thịch, mồ hôi ướt đẫm chiếc chiếu đang nằm. Xung quanh tối đen như mực. Đầu óc vẫn còn bàng hoàng về giấc mơ quái đản. Trong lúc còn chưa tỉnh hồn, một cảm giác kỳ lạ chợt dâng lên trong lòng tôi. Không phải là cảm giác lúc đang mơ, nhưng tôi không lý giải được. Bất giác, đưa mắt nhìn ra ngoài, tôi chợt nhìn thấy một quầng sáng màu vàng cam hình o-van, cao bằng đầu người đang đứng yên bất động ở ngay cạnh giường. Ánh sáng không rực rỡ lắm, nó nhàn nhạt như màu lửa và mờ mờ ảo ảo. Bàng hoàng tôi lăn sát vào cạnh giường trong, lưng áp vào tường và lấy mền trùm đầu kín mít. Nhịp tim vừa mới ổn định bây giờ lại thúc liên hồi như trống giục. Cảm giác sợ lại ập đến, tôi nhắm tít hai mắt lại đến loé đom đóm.
Một lúc sau len lén hé mền ra nhìn, tôi vẫn thấy vầng sáng ở đó không di chuyển. Lần này thì sợ thiệt rồi! Tôi quay mặt úp vào trong vách co quắp người lại, phủ mền kín đầu và niệm bất kỳ câu niệm nào mà tôi nhớ ra lúc đó. Niệm mãi, niệm mãi đến khi mệt mỏi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Năm giờ sáng, đúng theo lệ nội đánh thức tôi dậy cột bánh. Mở mắt ra, việc đầu tiên là tôi quan sát mọi thứ xung quanh. Vẫn bình thường, vầng sáng lạ không biết đã biến từ lúc nào. Câu chuyện này tôi giữ kín cho đến khi nhập đạo.
Các bạn có biết việc gì xảy ra trong ngày đầu tiên tôi bái sư không? Lúc sư phụ tôi giới thiệu sư huynh, tôi “ớ” lên một tiếng thật lớn làm mọi người giật mình. Vì sao ư, vì sư huynh của tôi chính là cái thằng nhỏ còm nhom mà tôi nhìn thấy trong mơ hơn năm năm về trước. Còn cái vầng sáng lạ lùng là gì? Nghe tôi kể lại, sư huynh nói rằng đó không phải là ma đâu. Có thể là một vị thiện thần nào đó có duyên với tôi mà thôi.
ST
Từ năm lên hai tuổi, khi má sinh đứa em kế thì tôi đã được cho ngủ riêng. Bà nội thương tình đưa qua ngủ chung với nội để có hơi người, tôi dễ ngủ hơn. Ngặt một điều nết ngủ của tôi không giống ai. Đầu hôm nằm ở góc giường này, nửa đêm đã sang qua góc giường khác rồi. Có khi lăn dữ quá, tôi té bịch xuống đất, giật mình tỉnh dậy rồi lồm cồm ôm gối bò lên giường ngủ tiếp, sau này, nết ngủ đứa con gái đầu của tôi cũng giống y như thế. Thiệt đúng là cha nào con nấy.
Nội tôi chịu đựng hết xiết nên thường sau khi tôi ngủ say, bà rón rén dọn giường qua chỗ khác. Đôi khi nửa đêm thức dậy, sờ xung quanh trống trơn, tôi sợ muốn phát khóc. Nhưng rồi nhìn không gian tối đen như mực, tôi quíu quá lăn sát vào vách tường, trùm mền lại mà ngủ. Cứ như thế cho đến năm tôi mười hai tuổi. Lần ấy tôi từ Củ Chi trở về sau một tháng tị nạn ở nhà ngoại. Lúc mới về không ai nhận ra tôi cả. Tôi tròn như hột mít và đen như con cá trê. Nội tôi khen:
- Cái thằng này mà nuôi đàng hoàng, nó còn mau lớn nữa!
Đêm đầu tiên về nhà làm như lạ hơi nên khó ngủ. Hồi ở ngoại mấy anh em thường nằm lăn lóc trên bộ ván ngựa nhà trước, ở quê gió lộng tứ bề mát rượi nên dễ ngủ. Bây giờ trở về nhà mọi thứ chật chội tôi có cảm giác không thoải mái cho lắm. Trằn trọc mãi rồi tôi cũng thiếp đi. Tôi thấy mình đang đi trên một con đường dài thăm thẳm, tre mọc ngút ngàn hai bên tạo thành một khung cảnh âm u đáng sợ. Tôi còn đang ngơ ngác thì một thằng bé gầy nhom cao khẳng khiu từ đâu chạy tới, vừa chạy nó vừa thở hồng hộc:
- Chạy.. chạy.. lẹ đi! Ma đó..
Câu nói chưa trọn vẹn thì nó đã vọt qua tôi. Chưa kịp hiểu chuyện gì xảy ra, tôi đã cảm thấy hai chân nặng như đeo đá, lòng bàn tay bàn chân lạnh ngắt. Một cảm giác ngột ngạt khó thở tràn ngập xung quanh. Tôi tưởng chừng như không khí quanh mình đang sệt lại dần, hả miệng thật to để thở mà dường như chẳng có chút oxy nào lọt vào. Cả người dần dần cứng đờ, tôi không thể nhìn lại phía sau nhưng vẫn cảm giác có một cái gì đó thật đáng sợ đang đến gần và chuẩn bị áp sát vào tôi. Hai tai tôi ù đặc những tiếng ve. Ngột ngạt quá. Tôi muốn la lên mà sao miệng cứ ngáp ngáp không phát ra được một âm thanh nào cả. Tôi bỏ chạy nhưng dường như động tác của tôi giống với người biểu diễn kịch câm hơn. Chậm chạp, nặng nề và dẫm chân tại chỗ.
Cả người tôi như đang lún dần, lún dần vào đầm lầy với những đám bùn đặc sệt. Tôi ngộp thở quá! Tay chân cử động hết nổi rồi. Tôi chìm, chìm dần không còn sức lực vùng vẫy nữa. Ngay trong lúc ấy, trong tai tôi bỗng vang lên tiếng thét như sấm:
- Niệm Phật...
Tiếng thét làm tôi tỉnh người. Như người chết đuối vớ được mảnh ván thuyền, tôi bắt đầu niệm “Nam mô A Di Đà Phật, Nam mô A Di Đà Phật..” Nói là niệm vậy thôi chứ thật ra mọi thứ chỉ điễn ra trong óc. Tiếng niệm Phật lúc đầu rời rạc, tán loạn, càng về sau càng liền lạc hơn và rõ ràng hơn. Tôi thấy rất rõ không khí xung quanh tôi loãng dần, ngực nhẹ lại. Vừa niệm tôi vừa thở lấy thở để như kẻ sắp chết chìm được lôi đầu lên khỏi mặt nước. Mừng rỡ, tôi niệm to lên. Và trời đất ơi tôi niệm thành tiếng được rồi. Tôi nghe rõ mồn một từng câu niệm của mình cảm giác như tiếng niệm Phật đang phá vỡ bầu không gian ma quái đang bao trùm quanh tôi.
Vèo một cái mọi thứ bỗng trở lại bình thường. Tay chân nhẹ tâng hơi thở điều hoà. Cái cảm giác lạnh lẽo và tiếng ve trong đầu tôi biến mất. Mừng rỡ tôi co giò chạy một mạch về phía trước, tre hai bên đường vùn vụt lao ngược lại đàng sau. Chạy mãi, chạy mãi.. trước mắt tôi chợt sáng rỡ. Không còn con đường hun hút bóng tre, mở ra trước mắt tôi là bầu không gian bao la. Con đường tôi đang chạy dẫn đấn một bến đò. Trên đò đã có một số người ngồi. Cạnh chiếc đò một ông già mặc chiếc áo nâu, đội nón lá đang cầm cây sào dài như đang chuẩn bị qua sông. Thấy tôi ông khẽ mỉm cười, chòm râu dài bạc trắng. Tôi chạy vội đến và hụt chân té sấp.
Giật mình tỉnh dậy, tim tôi đập thình thịch, mồ hôi ướt đẫm chiếc chiếu đang nằm. Xung quanh tối đen như mực. Đầu óc vẫn còn bàng hoàng về giấc mơ quái đản. Trong lúc còn chưa tỉnh hồn, một cảm giác kỳ lạ chợt dâng lên trong lòng tôi. Không phải là cảm giác lúc đang mơ, nhưng tôi không lý giải được. Bất giác, đưa mắt nhìn ra ngoài, tôi chợt nhìn thấy một quầng sáng màu vàng cam hình o-van, cao bằng đầu người đang đứng yên bất động ở ngay cạnh giường. Ánh sáng không rực rỡ lắm, nó nhàn nhạt như màu lửa và mờ mờ ảo ảo. Bàng hoàng tôi lăn sát vào cạnh giường trong, lưng áp vào tường và lấy mền trùm đầu kín mít. Nhịp tim vừa mới ổn định bây giờ lại thúc liên hồi như trống giục. Cảm giác sợ lại ập đến, tôi nhắm tít hai mắt lại đến loé đom đóm.
Một lúc sau len lén hé mền ra nhìn, tôi vẫn thấy vầng sáng ở đó không di chuyển. Lần này thì sợ thiệt rồi! Tôi quay mặt úp vào trong vách co quắp người lại, phủ mền kín đầu và niệm bất kỳ câu niệm nào mà tôi nhớ ra lúc đó. Niệm mãi, niệm mãi đến khi mệt mỏi tôi ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Năm giờ sáng, đúng theo lệ nội đánh thức tôi dậy cột bánh. Mở mắt ra, việc đầu tiên là tôi quan sát mọi thứ xung quanh. Vẫn bình thường, vầng sáng lạ không biết đã biến từ lúc nào. Câu chuyện này tôi giữ kín cho đến khi nhập đạo.
Các bạn có biết việc gì xảy ra trong ngày đầu tiên tôi bái sư không? Lúc sư phụ tôi giới thiệu sư huynh, tôi “ớ” lên một tiếng thật lớn làm mọi người giật mình. Vì sao ư, vì sư huynh của tôi chính là cái thằng nhỏ còm nhom mà tôi nhìn thấy trong mơ hơn năm năm về trước. Còn cái vầng sáng lạ lùng là gì? Nghe tôi kể lại, sư huynh nói rằng đó không phải là ma đâu. Có thể là một vị thiện thần nào đó có duyên với tôi mà thôi.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#333
Gửi vào 11/10/2011 - 01:02
CA SĨ KIM ANH KỂ CHUYỆN MA
Mời bạn lắng nghe một câu chuyện được chính ca sĩ Kim Anh chứng kiến: hồn oan con nít!
VW: Ca sĩ Kim Anh đã đi rất nhiều nơi, trong một chuyến lưu diễn ở Âu châu, chị đã gặp một sự kiện lạ. Chị có thể kể lại cho mọi người nghe.
KA: Trong chuyến đi hát ở Âu châu lần đó, có Trần Quốc Bảo, có Perry Zeal, có Dalena, đông lắm, đi cùng với trung tâm Thúy Nga, khoảng năm 85-86. Đó là lần đầu tiên tôi đến Đông Đức, sát biên giới Đông Đức và Tây Đức. Hát xong, đến một lâu đài cổ, mười mấy phòng, ba tầng, có một căn gác xép, attic, trên lầu, nhà theo đạo Công giáo, có tượng Đức Mẹ rất lớn. Ở Đông Đức rất là buồn, khán giả rất thân thiện, đón tiếp ban nhạc về nhà ăn uống. Sau đó ai cũng giành phòng. Tôi và Trần Quốc Bảo, và Perry Zeal đi lang thang ở ngoài đường, uống cà phê nhậu nhẹt.
Về đến nhà hết phòng chỉ còn căn gác xép nhỏ xíu trên lầu ba, tôi, Trần Quốc Bảo và Perry Zeal ở chung. Lúc đó mọi người cũng đã ngà ngà say, đã uống mấy chai bia Đức cũng nặng lắm. Tôi thấy dưới đất có bàn thờ của con nít, có cái kiếng, có một cái khay. Tôi mới nghĩ là, gia đình Công giáo mà tại sao có bàn thờ của con nít. Người theo đạo Công giáo đâu có thờ, chỉ đốt nhang cho ông bà cha mẹ thôi, bình nhang không có nhiều như vậy. Chỉ có đạo Phật mới thắp nhang nhiều. Mà thờ con nít là điều rất lạ, có cái nơ, có cái lược nhỏ, có cái bông cài tóc bị bụi phủ, nhìn là biết là bàn thờ con nít, mà là con gái.
Tôi mới xuống nhà hỏi, họ nói là ngày xưa có cho người ở trọ, người đó đi rồi. Trần Quốc Bảo mới nói là trải nệm nằm chung, tại vì sợ quá. Nhưng mà nói xong là ngủ luôn, tại vì say quá rồi còn biết gì nữa đâu. Perry Zeal mới nói là ngủ trước. Ngay trong lúc đang ngồi nói chuyện, Trần Quốc Bảo ngã một cái bịch, giống như có ai xô vậy đó. Tôi có cuốn Thánh kinh do cha Chiếu tặng lúc ở Phần Lan, có năm thứ tiếng. Luôn luôn lúc nào tôi cũng mang bên mình. Lúc đó tôi vừa Nam Mô A Di Đà Phật, vừa Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, sợ rồi niệm đủ thứ, đọc kinh. Lúc đọc kinh, tôi cảm thấy lạnh người, bật đèn lên lầm rầm đọc kinh tiếp. Tôi bị phân tâm không có chú tâm, vì cảm thấy như có một cái gì đó, vừa đọc kinh vừa liếc nhìn.
Có thể tưởng tượng được không, tôi thấy một đứa con nít khoảng năm, sáu tuổi, mặc áo đầm xanh, xòe, voan, thắt nơ trắng, đi ra, đè tay xuống Thánh kinh, mà cuốn Thánh kinh tôi đang cầm để trên bụng. Tôi mới la lên, Bảo ơi, Bảo ơi, ma nhát Bảo ơi, Bảo ơi. Mà Trần Quốc Bảo không nhúc nhích. Đạp cũng không được, tay chân cứng ngắc, mà nói cũng không được. Tay của nó đè xuống Thánh kinh cứng ngắc. Tôi mới lầm rầm cầu nguyện, Chúa ơi Chúa cứu con...
VW: Chị có thấy cô bé có phải là người Việt Nam hay không?
KA: Cô bé người Tây, mặc áo đầm xòe xanh blue, giống áo đầm dự tiệc vậy đó. Mà lúc đó đèn vẫn còn mở. Mới đầu nhìn, không có cười. Tôi nhìn thấy thẳng mặt luôn. Mà nói không ra hơi, chết rồi chắc là ma bóp cổ chết quá. Tự nhiên cô bé mỉm cười. Nghĩa là không có ác ý hay sao đó mình không hiểu. Không nói chuyện được, nhưng trong lòng tôi cứ nói là đừng có hại tôi. Tự nhiên cô bé đó quay lưng lại, đi thẳng vô trong kiếng biến mất luôn. Lúc đó Trần Quốc Bảo ngồi dậy, mới nói là tại sao ngủ mà đẩy hắn ra ngoài vậy. Tôi mới nói là đâu có, tại sao lúc nãy tôi bị ma nhát mà lại không thức dậy. Đó là tôi thấy trước mắt luôn, mà lúc đó cuốn Thánh kinh còn đang nằm trên bụng tôi. Tôi nghĩ rằng không thể nào là ảo tưởng được.
VW: Từ nhỏ chị đã có sự tiếp xúc này hay chưa? Hay là lớn lên chị mới có kinh nghiệm này?
KA: Có lẽ là kinh nghiệm cá nhân thôi. Từ nhỏ tôi đã đọc sách về nhiều tôn giáo khác nhau, về sự huyền bí. Tôi tìm hiểu tại sao người ta đạt được sự thanh tịnh. Từ bé tôi đã hứng thú về vấn đề này. Mà người Hoa thường hay lên núi Bà Chúa Xứ, vào ngày 23, 24, 25 tháng Tư âm lịch để lễ Bà. Có lần tôi lạc vào khe núi Thất Sơn đi lại không được. Tôi mới thấy hai lỗ trũng nhỏ, giống như là vết hai đầu gối ai đã quì, tôi mới quì xuống đó. Tôi nghịch ngợm quì vào chỗ đó.
Tự nhiên có một già thật già, râu tóc dài xuống tới bụng, từ trên đồi đi xuống. Mà nhìn lên thấy xương con cá ông to lắm. Ông mới dẫn đường ba mẹ đi qua, tại vì đâu có biết đường đi. Tôi nhớ suốt đời suốt kiếp không bao giờ quên, ông nói rằng, cô này căn mạng của cô ta phải bôn ba nhiều nơi nhiều chỗ, phải tu đường tu chợ mới thành người, cô không ở trên núi được đâu. Ông bà đừng có giữ ở nhà, giữ ở nhà sẽ chết.
Nguyễn Quang Minh
Mời bạn lắng nghe một câu chuyện được chính ca sĩ Kim Anh chứng kiến: hồn oan con nít!
VW: Ca sĩ Kim Anh đã đi rất nhiều nơi, trong một chuyến lưu diễn ở Âu châu, chị đã gặp một sự kiện lạ. Chị có thể kể lại cho mọi người nghe.
KA: Trong chuyến đi hát ở Âu châu lần đó, có Trần Quốc Bảo, có Perry Zeal, có Dalena, đông lắm, đi cùng với trung tâm Thúy Nga, khoảng năm 85-86. Đó là lần đầu tiên tôi đến Đông Đức, sát biên giới Đông Đức và Tây Đức. Hát xong, đến một lâu đài cổ, mười mấy phòng, ba tầng, có một căn gác xép, attic, trên lầu, nhà theo đạo Công giáo, có tượng Đức Mẹ rất lớn. Ở Đông Đức rất là buồn, khán giả rất thân thiện, đón tiếp ban nhạc về nhà ăn uống. Sau đó ai cũng giành phòng. Tôi và Trần Quốc Bảo, và Perry Zeal đi lang thang ở ngoài đường, uống cà phê nhậu nhẹt.
Về đến nhà hết phòng chỉ còn căn gác xép nhỏ xíu trên lầu ba, tôi, Trần Quốc Bảo và Perry Zeal ở chung. Lúc đó mọi người cũng đã ngà ngà say, đã uống mấy chai bia Đức cũng nặng lắm. Tôi thấy dưới đất có bàn thờ của con nít, có cái kiếng, có một cái khay. Tôi mới nghĩ là, gia đình Công giáo mà tại sao có bàn thờ của con nít. Người theo đạo Công giáo đâu có thờ, chỉ đốt nhang cho ông bà cha mẹ thôi, bình nhang không có nhiều như vậy. Chỉ có đạo Phật mới thắp nhang nhiều. Mà thờ con nít là điều rất lạ, có cái nơ, có cái lược nhỏ, có cái bông cài tóc bị bụi phủ, nhìn là biết là bàn thờ con nít, mà là con gái.
Tôi mới xuống nhà hỏi, họ nói là ngày xưa có cho người ở trọ, người đó đi rồi. Trần Quốc Bảo mới nói là trải nệm nằm chung, tại vì sợ quá. Nhưng mà nói xong là ngủ luôn, tại vì say quá rồi còn biết gì nữa đâu. Perry Zeal mới nói là ngủ trước. Ngay trong lúc đang ngồi nói chuyện, Trần Quốc Bảo ngã một cái bịch, giống như có ai xô vậy đó. Tôi có cuốn Thánh kinh do cha Chiếu tặng lúc ở Phần Lan, có năm thứ tiếng. Luôn luôn lúc nào tôi cũng mang bên mình. Lúc đó tôi vừa Nam Mô A Di Đà Phật, vừa Nam Mô Quan Thế Âm Bồ Tát, sợ rồi niệm đủ thứ, đọc kinh. Lúc đọc kinh, tôi cảm thấy lạnh người, bật đèn lên lầm rầm đọc kinh tiếp. Tôi bị phân tâm không có chú tâm, vì cảm thấy như có một cái gì đó, vừa đọc kinh vừa liếc nhìn.
Có thể tưởng tượng được không, tôi thấy một đứa con nít khoảng năm, sáu tuổi, mặc áo đầm xanh, xòe, voan, thắt nơ trắng, đi ra, đè tay xuống Thánh kinh, mà cuốn Thánh kinh tôi đang cầm để trên bụng. Tôi mới la lên, Bảo ơi, Bảo ơi, ma nhát Bảo ơi, Bảo ơi. Mà Trần Quốc Bảo không nhúc nhích. Đạp cũng không được, tay chân cứng ngắc, mà nói cũng không được. Tay của nó đè xuống Thánh kinh cứng ngắc. Tôi mới lầm rầm cầu nguyện, Chúa ơi Chúa cứu con...
VW: Chị có thấy cô bé có phải là người Việt Nam hay không?
KA: Cô bé người Tây, mặc áo đầm xòe xanh blue, giống áo đầm dự tiệc vậy đó. Mà lúc đó đèn vẫn còn mở. Mới đầu nhìn, không có cười. Tôi nhìn thấy thẳng mặt luôn. Mà nói không ra hơi, chết rồi chắc là ma bóp cổ chết quá. Tự nhiên cô bé mỉm cười. Nghĩa là không có ác ý hay sao đó mình không hiểu. Không nói chuyện được, nhưng trong lòng tôi cứ nói là đừng có hại tôi. Tự nhiên cô bé đó quay lưng lại, đi thẳng vô trong kiếng biến mất luôn. Lúc đó Trần Quốc Bảo ngồi dậy, mới nói là tại sao ngủ mà đẩy hắn ra ngoài vậy. Tôi mới nói là đâu có, tại sao lúc nãy tôi bị ma nhát mà lại không thức dậy. Đó là tôi thấy trước mắt luôn, mà lúc đó cuốn Thánh kinh còn đang nằm trên bụng tôi. Tôi nghĩ rằng không thể nào là ảo tưởng được.
VW: Từ nhỏ chị đã có sự tiếp xúc này hay chưa? Hay là lớn lên chị mới có kinh nghiệm này?
KA: Có lẽ là kinh nghiệm cá nhân thôi. Từ nhỏ tôi đã đọc sách về nhiều tôn giáo khác nhau, về sự huyền bí. Tôi tìm hiểu tại sao người ta đạt được sự thanh tịnh. Từ bé tôi đã hứng thú về vấn đề này. Mà người Hoa thường hay lên núi Bà Chúa Xứ, vào ngày 23, 24, 25 tháng Tư âm lịch để lễ Bà. Có lần tôi lạc vào khe núi Thất Sơn đi lại không được. Tôi mới thấy hai lỗ trũng nhỏ, giống như là vết hai đầu gối ai đã quì, tôi mới quì xuống đó. Tôi nghịch ngợm quì vào chỗ đó.
Tự nhiên có một già thật già, râu tóc dài xuống tới bụng, từ trên đồi đi xuống. Mà nhìn lên thấy xương con cá ông to lắm. Ông mới dẫn đường ba mẹ đi qua, tại vì đâu có biết đường đi. Tôi nhớ suốt đời suốt kiếp không bao giờ quên, ông nói rằng, cô này căn mạng của cô ta phải bôn ba nhiều nơi nhiều chỗ, phải tu đường tu chợ mới thành người, cô không ở trên núi được đâu. Ông bà đừng có giữ ở nhà, giữ ở nhà sẽ chết.
Nguyễn Quang Minh
Thanked by 1 Member:
|
|
#334
Gửi vào 11/10/2011 - 01:06
BÍ ẨN CỦA NHỮNG NGƯỜI SỐNG SÓT SAU SÉT ĐÁNH
Khi sét đánh vào đám đông, nó chỉ trúng vào một người. Tại sao vậy? Người "được chọn" khác gì với những người kia? Cơ thể của người đó về sau thay đổi ra sao? Những nghiên cứu mới đây đã cho phép giải đáp một số, nhưng không phải là tất cả bí ẩn từ giông tố.
Sét Săn Đuổi Chúng Ta
Xác suất sét đánh trúng một người dường như không lớn, tối đa là 1/600.000. Nhưng khả năng đó tăng theo từng năm. Số người bị sét đánh ngày càng tăng lên, mặc dù bản thân sét phóng không thường xuyên hơn, vẫn khoảng tám triệu lần mỗi ngày. Ở Mỹ, các hãng bảo hiểm thống kê số nạn nhân bị sét đánh, trung bình mỗi năm khoảng sáu trăm người. Hiện tại con số này đã thay đổi đáng kể, tăng tới 1.500 người. Vậy có phải sét săn lùng con người như những con thú săn con mồi? Đôi khi thực tế có thể so sánh sét với một “cơ thể sống”. Một giáo sư đã đánh giá sét như sau:
Những mũi chống sét dày đặc không làm sét lúng túng. Khi con đường thông thường đã bị chặn kín, sét tiến tới mục tiêu từ dưới, nó có đường vòng trong lòng đất. Nhưng cho đến giờ người ta không hiểu được cái gì thu hút “cơ thể sống” này tới một cơ thể sống khác là con người. Có những nhà khoa học thậm chí nghiêm túc cho rằng, đó là do testosterone-hormone của nam giới. Họ không tìm thấy cách giải thích khác bởi 86% những người bị sét đánh là đàn ông, nhưng lực hấp dẫn của hormone này ở chỗ nào thì họ lại không nói rõ được, mặc dù khẳng định trong đám đông sét nhất định chọn người có lượng testosteron cao hơn.
Mồ Hôi Sôi Lên, Giày Bị Cháy Thành Than
Một điều không kém bí ẩn là tác động của sét khi nó xuyên qua cơ thể. Tưởng như điện tích hàng chục triệu von và dòng điện hàng trăm ngàn amper sẽ phải giết chết con người trong khoảnh khắc. Nhưng một số người không hiểu sao lại sống sót, mà không phải chỉ có một vài người như vậy. Ở Mỹ con số này là gần chín trăm người một năm. Đó là thông báo của Hội những người sống sót sau khi bị sét và dòng điện đánh (LS-ESSI). Theo bác sĩ thần kinh Nelson Hendler Mỹ, những người này rất muốn để người ta nghiên cứu họ, nhưng ít ai lao vào vấn đề này vì cho rằng sét và dây dẫn trần hoạt động như nhau.
Hóa ra là không phải như vậy. Đôi khi sét không để lại dấu vết gì trên cơ thể, nhưng lại xuyên qua các bộ phận bên trong. Hoặc ngược lại, sượt qua bên ngoài nhưng làm cháy áo quần và giày. Đã có trường hợp khi trên cơ thể người mồ hôi sôi lên, tạo ra đám mây hơi bao bọc xung quanh. Những đồng xu trong túi quần một người bị nóng chảy ra, biến thành một cục đồng, ở một người khác chiếc răng vàng bị chảy, người khác nữa bị chảy chiếc dây chuyền trên cổ...Nhưng họ vẫn sống sót.
Các Dây Thần Kinh “Cháy” Như Dây Dẫn
Những nghiên cứu cho thấy con người thoát chết bởi vì mặc dù luồng điện phóng có công suất lớn khủng khiếp, nhưng chỉ “xuyên” qua cơ thể trong vòng vài phần triệu giây. Và không phải lúc nào cũng kịp đốt cháy. Cường độ tác động phụ thuộc vào trở kháng của các cơ quan và mô, trung bình khoảng 700 OHM. Số OHM càng lớn, hậu quả càng nặng nề. Theo bà Mary Enn Kuper, nhà nghiên cứu các chấn thương do sét và chuyên gia hồi sức của Mỹ, mạch điện của chúng ta, những sợi thần kinh bị “cháy” đầu tiên.
Trong trường hợp nhẹ nhất vỏ bảo vệ của các sợi này, về bản chất giống như lớp cách ly ở các dây dẫn, bị tổn thương. Tỉnh lại sau cơn sốc, nạn nhân thậm chí có thể không cảm thấy những thay đổi. Đôi khi tác động chỉ thể hiện sau vài tháng, khi các sợi thần kinh bắt đầu “đoản mạch” và tạo ra những chỗ tiếp xúc ở nơi lẽ ra không cần có. Điều đó giải thích một số vấn đề ở những người sống sót. Thực tế nhiều thành viên của LS-ESSI than phiền về sự định hướng cử động kém, chứng co giật, ù tai, đôi khi không kiểm soát được tiểu tiện, trở nên cáu gắt hơn.
Một người đàn ông bị sét đánh thậm chí còn cạo trọc đầu, không phải vì đó là mốt mà do không chịu nổi việc tóc thường xuyên “lay động”. Có trường hợp sét đánh thẳng vào đầu. Khi đó hậu quả rất nghiêm trọng, từ nổ mắt, hôn mê và tê liệt hoàn toàn đến những hành vi cư xử lạ lùng. Một trong những bệnh nhân của tiến sĩ Hedler sau khi bị sét đánh đã “hồi tưởng” lại tuổi thơ và có hành vi như một đứa bé hai tuổi. Người khác thì bị mất trí nhớ ngắn hạn, còn anh ta phải ghi ra giấy việc để đồ vật của mình ở đâu, nếu không sẽ không thể tìm thấy chúng.
Ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy sét ngắt một phần đáng kể não của những người này. Nhưng thường những tổn thương bị ở từng điểm và cùng một lúc ở vài chỗ. Các nhà nghiên cứu thậm chí có thuật ngữ “đầu phomai Thụy Sỹ”, với nghĩa là những chỗ bị tổn thương nằm phân tán, như các lỗ hổng trên phomai cứng. Không ai có thể nói trước “các lỗ hổng” xuất hiện ở đâu, nhưng rõ ràng những bất thường phụ thuộc vào vị trí của chúng.
Ông Harold Dean ở bang Missouri trở nên nổi tiếng vì ông không có cảm giác lạnh nữa. Thậm chí mùa đông ông chỉ mặc áo phông. Chị Elen Vard ở Anh thì lại có cái mũi thính như mũi... chó. Lần theo mùi, chị có thể tìm thấy các vật mà trước đó có người đã sờ vào. Còn Hunter Lunge ở Berlin lại có được khả năng toán học đáng kinh ngạc: nhân nhẩm những số sáu chữ số. Nói một cách khác sét có thể biến con người trở nên giống cơ thể đột biến. Nhưng thú vị hơn là hóa ra trong não người còn tiềm ẩn những khả năng để hoàn thiện.
Cầu Chì Mất Tác Dụng
Có một số người sau khi bị sét đánh đã có thể nhìn xuyên qua người khác. Một phụ nữ có thể xóa các sọc từ trên thẻ tín dụng và các vé tàu xe bằng cách sờ tay vào. Bà bị tổn thương một vài chỗ ở phần trán trong não. Một người đàn ông bị “lỗ hổng” ở phần thái dương trái nói rằng anh ta cảm thấy bức xạ điện từ. Trên thực tế anh xác định được trong dây dẫn đang có dòng điện hay không. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy việc ngắt một vài phần não, đóng vai trò kiểu như cầu chì, có thể làm tăng khả năng làm việc của não. Nhưng ai biết được những chỗ nối mới hay “đoản mạch” trong mạng lưới thần kinh sẽ dẫn đến hậu quả thế nào? Có vẻ như đôi khi sét có khả năng “hàn” các tiếp điểm, như trong vi mạch của máy tính. Sét không chỉ làm tê liệt hệ thần kinh, mà nó còn làm nảy sinh những khả năng bất thường siêu tự nhiên.
ANTG
Khi sét đánh vào đám đông, nó chỉ trúng vào một người. Tại sao vậy? Người "được chọn" khác gì với những người kia? Cơ thể của người đó về sau thay đổi ra sao? Những nghiên cứu mới đây đã cho phép giải đáp một số, nhưng không phải là tất cả bí ẩn từ giông tố.
Sét Săn Đuổi Chúng Ta
Xác suất sét đánh trúng một người dường như không lớn, tối đa là 1/600.000. Nhưng khả năng đó tăng theo từng năm. Số người bị sét đánh ngày càng tăng lên, mặc dù bản thân sét phóng không thường xuyên hơn, vẫn khoảng tám triệu lần mỗi ngày. Ở Mỹ, các hãng bảo hiểm thống kê số nạn nhân bị sét đánh, trung bình mỗi năm khoảng sáu trăm người. Hiện tại con số này đã thay đổi đáng kể, tăng tới 1.500 người. Vậy có phải sét săn lùng con người như những con thú săn con mồi? Đôi khi thực tế có thể so sánh sét với một “cơ thể sống”. Một giáo sư đã đánh giá sét như sau:
Những mũi chống sét dày đặc không làm sét lúng túng. Khi con đường thông thường đã bị chặn kín, sét tiến tới mục tiêu từ dưới, nó có đường vòng trong lòng đất. Nhưng cho đến giờ người ta không hiểu được cái gì thu hút “cơ thể sống” này tới một cơ thể sống khác là con người. Có những nhà khoa học thậm chí nghiêm túc cho rằng, đó là do testosterone-hormone của nam giới. Họ không tìm thấy cách giải thích khác bởi 86% những người bị sét đánh là đàn ông, nhưng lực hấp dẫn của hormone này ở chỗ nào thì họ lại không nói rõ được, mặc dù khẳng định trong đám đông sét nhất định chọn người có lượng testosteron cao hơn.
Mồ Hôi Sôi Lên, Giày Bị Cháy Thành Than
Một điều không kém bí ẩn là tác động của sét khi nó xuyên qua cơ thể. Tưởng như điện tích hàng chục triệu von và dòng điện hàng trăm ngàn amper sẽ phải giết chết con người trong khoảnh khắc. Nhưng một số người không hiểu sao lại sống sót, mà không phải chỉ có một vài người như vậy. Ở Mỹ con số này là gần chín trăm người một năm. Đó là thông báo của Hội những người sống sót sau khi bị sét và dòng điện đánh (LS-ESSI). Theo bác sĩ thần kinh Nelson Hendler Mỹ, những người này rất muốn để người ta nghiên cứu họ, nhưng ít ai lao vào vấn đề này vì cho rằng sét và dây dẫn trần hoạt động như nhau.
Hóa ra là không phải như vậy. Đôi khi sét không để lại dấu vết gì trên cơ thể, nhưng lại xuyên qua các bộ phận bên trong. Hoặc ngược lại, sượt qua bên ngoài nhưng làm cháy áo quần và giày. Đã có trường hợp khi trên cơ thể người mồ hôi sôi lên, tạo ra đám mây hơi bao bọc xung quanh. Những đồng xu trong túi quần một người bị nóng chảy ra, biến thành một cục đồng, ở một người khác chiếc răng vàng bị chảy, người khác nữa bị chảy chiếc dây chuyền trên cổ...Nhưng họ vẫn sống sót.
Các Dây Thần Kinh “Cháy” Như Dây Dẫn
Những nghiên cứu cho thấy con người thoát chết bởi vì mặc dù luồng điện phóng có công suất lớn khủng khiếp, nhưng chỉ “xuyên” qua cơ thể trong vòng vài phần triệu giây. Và không phải lúc nào cũng kịp đốt cháy. Cường độ tác động phụ thuộc vào trở kháng của các cơ quan và mô, trung bình khoảng 700 OHM. Số OHM càng lớn, hậu quả càng nặng nề. Theo bà Mary Enn Kuper, nhà nghiên cứu các chấn thương do sét và chuyên gia hồi sức của Mỹ, mạch điện của chúng ta, những sợi thần kinh bị “cháy” đầu tiên.
Trong trường hợp nhẹ nhất vỏ bảo vệ của các sợi này, về bản chất giống như lớp cách ly ở các dây dẫn, bị tổn thương. Tỉnh lại sau cơn sốc, nạn nhân thậm chí có thể không cảm thấy những thay đổi. Đôi khi tác động chỉ thể hiện sau vài tháng, khi các sợi thần kinh bắt đầu “đoản mạch” và tạo ra những chỗ tiếp xúc ở nơi lẽ ra không cần có. Điều đó giải thích một số vấn đề ở những người sống sót. Thực tế nhiều thành viên của LS-ESSI than phiền về sự định hướng cử động kém, chứng co giật, ù tai, đôi khi không kiểm soát được tiểu tiện, trở nên cáu gắt hơn.
Một người đàn ông bị sét đánh thậm chí còn cạo trọc đầu, không phải vì đó là mốt mà do không chịu nổi việc tóc thường xuyên “lay động”. Có trường hợp sét đánh thẳng vào đầu. Khi đó hậu quả rất nghiêm trọng, từ nổ mắt, hôn mê và tê liệt hoàn toàn đến những hành vi cư xử lạ lùng. Một trong những bệnh nhân của tiến sĩ Hedler sau khi bị sét đánh đã “hồi tưởng” lại tuổi thơ và có hành vi như một đứa bé hai tuổi. Người khác thì bị mất trí nhớ ngắn hạn, còn anh ta phải ghi ra giấy việc để đồ vật của mình ở đâu, nếu không sẽ không thể tìm thấy chúng.
Ảnh chụp cộng hưởng từ cho thấy sét ngắt một phần đáng kể não của những người này. Nhưng thường những tổn thương bị ở từng điểm và cùng một lúc ở vài chỗ. Các nhà nghiên cứu thậm chí có thuật ngữ “đầu phomai Thụy Sỹ”, với nghĩa là những chỗ bị tổn thương nằm phân tán, như các lỗ hổng trên phomai cứng. Không ai có thể nói trước “các lỗ hổng” xuất hiện ở đâu, nhưng rõ ràng những bất thường phụ thuộc vào vị trí của chúng.
Ông Harold Dean ở bang Missouri trở nên nổi tiếng vì ông không có cảm giác lạnh nữa. Thậm chí mùa đông ông chỉ mặc áo phông. Chị Elen Vard ở Anh thì lại có cái mũi thính như mũi... chó. Lần theo mùi, chị có thể tìm thấy các vật mà trước đó có người đã sờ vào. Còn Hunter Lunge ở Berlin lại có được khả năng toán học đáng kinh ngạc: nhân nhẩm những số sáu chữ số. Nói một cách khác sét có thể biến con người trở nên giống cơ thể đột biến. Nhưng thú vị hơn là hóa ra trong não người còn tiềm ẩn những khả năng để hoàn thiện.
Cầu Chì Mất Tác Dụng
Có một số người sau khi bị sét đánh đã có thể nhìn xuyên qua người khác. Một phụ nữ có thể xóa các sọc từ trên thẻ tín dụng và các vé tàu xe bằng cách sờ tay vào. Bà bị tổn thương một vài chỗ ở phần trán trong não. Một người đàn ông bị “lỗ hổng” ở phần thái dương trái nói rằng anh ta cảm thấy bức xạ điện từ. Trên thực tế anh xác định được trong dây dẫn đang có dòng điện hay không. Thử nghiệm của các nhà khoa học cho thấy việc ngắt một vài phần não, đóng vai trò kiểu như cầu chì, có thể làm tăng khả năng làm việc của não. Nhưng ai biết được những chỗ nối mới hay “đoản mạch” trong mạng lưới thần kinh sẽ dẫn đến hậu quả thế nào? Có vẻ như đôi khi sét có khả năng “hàn” các tiếp điểm, như trong vi mạch của máy tính. Sét không chỉ làm tê liệt hệ thần kinh, mà nó còn làm nảy sinh những khả năng bất thường siêu tự nhiên.
ANTG
Thanked by 1 Member:
|
|
#335
Gửi vào 11/10/2011 - 07:11
THỔ CÔNG
Trong mỗi một căn nhà ở lại có thổ công. Đó là một khối tích tụ năng lượng vô hình khá lớn hơn một mét. Phụ thuộc vào mức độ bẩn của căn nhà, thổ công có thể là sinh linh tích cực mang lại lợi ích, hay là một khách thể tiêu cực toàn mang hại. Thổ công của bạn như thế nào, phụ thuộc vào chính bạn. Thổ công là sinh linh có suy nghĩ, dễ dàng đọc được ý nghĩ của bạn, ngoài ra cả chó mèo thậm chí cả hoa cũng biết đọc ý nghĩ.
Từ Đâu Ra Thổ Công Và Có Để Làm Gì?
Thế giới này được hình thành để sao cho trong thiên nhiên không có sự trống rỗng. Vì thế xung quanh chúng ta tràn đầy những sinh linh ở thế giới vô hình. Trước kia cũng đã nói rằng xung quanh chúng ta đầy những khối tích tụ năng lượng: trắng và đen. Vì thế các khối tích tụ năng lượng này, về bản chất làm cái việc là đưa trật tự của mình vào trong khoảng không năng lượng hỗn độn này.
Ví dụ: thổ công làm việc gì?
Thổ công theo dõi sự trong sạch của nhà cửa. Khác với con người, thổ công nhìn thấy tất cả rác năng lượng reo rắc khắp nhà, và rất bực bội về điều đó. Thổ công bị vấy bẩn trong đó và tâm trạng trở nên xấu đi. Thổ công không vào trong phòng tắm. Ở những nơi có nhà tắm riêng biệt thì ở đó có sinh linh hoàn toàn khác: thổ công của nhà tắm. Do thường xuyên tiếp xúc với cái đen bẩn, thổ công nhà tắm trở nên độc ác nguy hiểm. Ngồi lâu trong nhà tắm hơn cần thiết không có lợi. Khi ở trong nhà mọi việc đâu vào đấy, sạch sẽ và trật tự không có năng lượng bẩn, thổ công cảm thấy rất tuyệt vời. Người chủ nhà như vậy được thổ công yêu mến và thường giúp đỡ nhiều việc.
Thổ Công Giúp Đỡ Những Việc Gì?
Đầu tiên thổ công theo dõi gìn giữ đồ vật, để cho tất cả mọi máy móc: vô tuyến, tủ lạnh...không hay hỏng hóc, bát đĩa không bị rơi vỡ... Thứ hai, thổ công giúp tìm đồ vật thất lạc. Để làm điều đó cần hỏi thổ công và lắng nghe trực giác mách bảo. Thổ công theo dõi trẻ nhỏ và biến đổi nhiều tai họa khác nhau. Thổ công nếu như thích chủ nhà thì sẽ không bao giờ để xảy ra cháy nhà, tai nạn, ăn cắp. Thổ công có thể đánh thức chủ nhà dậy buổi sáng, nếu người đó có việc quan trọng. Thổ công có thể tẩy trừ ra khỏi nhà những rác năng lượng cỡ nhỏ.
Với bùa chú nghiêm trọng thì thổ công không đủ sức, còn nhỏ nhặt thì có thể. Thổ công cảm thấy trước nhất khi có vía độc tới gần. Ví dụ: nếu như có người không tốt đến nhà bạn với ý nghĩ đen tối, đem theo mình cả "đám mây đen ghen tị, độc ác" thì thổ công bắt đầu lo lắng. Nếu như chủ nhà không cảm nhận thấy thổ công muốn mách bảo, thì thổ công sẽ làm mọi thứ để gây chú ý cho chủ nhà. Cái cốc, đĩa, thìa...ở tay người khách không tốt sẽ tự nhiên rơi xuống, vỡ tan hoặc cốc nước bỗng đổ ra bàn...Thổ công làm thế dường như muốn báo, hãy chú ý tới người khách này. Đôi khi cốc chén rơi vỡ từ tay chủ nhà, đó cũng là cảnh báo của thổ công.
Ví dụ: có người lúc chiều đánh vỡ cái cốc. Đến tối có khách khứa đến chơi rồi tranh luận dẫn tới cãi nhau. Một người khách xông vào đánh chủ nhà ngay ở chỗ đã bị rơi vỡ cốc.
Thổ công cố gắng bằng mọi cách tống khứ ra khỏi nhà những khách khứa khó chịu, và bắt đầu gây áp lực vô hình đè nén lên những người đó. Người khách đó trở nên dường như không thoải mái, khó chịu bực bội và cuối cùng chỉ muốn một điều: nhanh chóng đứng lên đi khỏi nhà bạn. Thổ công còn rất bực bội vì mùi thuốc lá. Khói thuốc không bay đi đâu xa, nó tụ vào đồ gỗ, các góc nhà. Nói chung nếu thổ công bị động chạm nhiều thì có thể làm thiệt hại cho chủ nhà hay tài sản. Những vụ cháy do thuốc lá không dập khi người ngủ quên, hay hỏng hóc đường điện, đó là do thổ công. Ngược lại đối với người chủ nhà tốt, trước khi đi ra khỏi nhà thổ công thường xuyên nhắc: tắt điện, gas, nước, bàn là...
Thổ Công Làm Gì Trong Thời Gian Rỗi?
Thường thổ công ngồi đâu đó dưới trần nhà. Tất nhiên thổ công biết bay và lực hấp dẫn của Trái đất không tác động tới thổ công. Trong thời gian rỗi thổ công đi lại trong nhà làm việc của mình, đùa với gia súc. Chó, mèo nhìn thấy thổ công. Nếu trong nhà bạn có nuôi chó, mèo, hãy chăm chú theo dõi nó. Các bạn sẽ nhận thấy.
Ví dụ: con mèo đang liếm láp người nó, bỗng bật dậy nhìn chằm chằm vào khoảng trống. Và nhìn như tiễn ai đó bằng cái nhìn. Đó chính là người du hành vô hình, ông thổ công đang lượn trên địa bàn của mình. Nếu thổ công không quý con chó, mèo nào đó thì nó sẽ không thể sống lâu trong nhà. Nếu yêu quý thì ngược lại sẽ đùa nghịch với chúng, cù làm cho chúng bỗng dưng ngã lộn nhào ra sau, vẫy chân lên không khí, cố với cái gì đó vô hình.
Đôi khi thổ công có thể hiện hình người. Đó là trong hai trường hợp: trước một sự kiện tốt lành, hai là trước sự kiện xấu sẽ xảy đến. Khi đó có thể hỏi và thổ công sẽ trả lời ngắn gọn: việc tốt hoặc việc xấu. Thổ công thích hiện hình trước trẻ em, mà tiếp nhận ông như đồ chơi bằng bông, đùa nghịch hết lòng với trẻ. Đó là dấu hiệu tốt, vì thổ công không chỉ chơi với trẻ mà còn giữ cho trẻ tránh khỏi những tai nạn từ dao, kéo, diêm...
Mối Quan Hệ Giữa Thổ Công Và Các Thần Hộ Mệnh Của Bạn.
Về nguyên tắc không có gì cả. Các thần hộ mệnh là những sinh linh mạnh mẽ hơn nhiều, phát triển hơn thổ công. Khi có mặt họ thì thổ công ẩn vào góc nào đó. Hãy đối xử với thổ công như với thành viên vô hình trong gia đình, và thổ công sẽ rất yêu thương bạn. Khi đó sẽ không sợ trộm cắp, hỏa hoạn, thường tìm thấy đồ đạc rơi lẫn trong nhà và trẻ con ngủ ngon. Nếu ban đêm thường bị trằn trọc vì những giấc mơ kinh dị, rất có thể đó là do thổ công làm. Khi thổ công bị chọc giận, thì buổi đêm đến ngồi lên ngực người đó và bắt đầu gây mộng.
ST
Trong mỗi một căn nhà ở lại có thổ công. Đó là một khối tích tụ năng lượng vô hình khá lớn hơn một mét. Phụ thuộc vào mức độ bẩn của căn nhà, thổ công có thể là sinh linh tích cực mang lại lợi ích, hay là một khách thể tiêu cực toàn mang hại. Thổ công của bạn như thế nào, phụ thuộc vào chính bạn. Thổ công là sinh linh có suy nghĩ, dễ dàng đọc được ý nghĩ của bạn, ngoài ra cả chó mèo thậm chí cả hoa cũng biết đọc ý nghĩ.
Từ Đâu Ra Thổ Công Và Có Để Làm Gì?
Thế giới này được hình thành để sao cho trong thiên nhiên không có sự trống rỗng. Vì thế xung quanh chúng ta tràn đầy những sinh linh ở thế giới vô hình. Trước kia cũng đã nói rằng xung quanh chúng ta đầy những khối tích tụ năng lượng: trắng và đen. Vì thế các khối tích tụ năng lượng này, về bản chất làm cái việc là đưa trật tự của mình vào trong khoảng không năng lượng hỗn độn này.
Ví dụ: thổ công làm việc gì?
Thổ công theo dõi sự trong sạch của nhà cửa. Khác với con người, thổ công nhìn thấy tất cả rác năng lượng reo rắc khắp nhà, và rất bực bội về điều đó. Thổ công bị vấy bẩn trong đó và tâm trạng trở nên xấu đi. Thổ công không vào trong phòng tắm. Ở những nơi có nhà tắm riêng biệt thì ở đó có sinh linh hoàn toàn khác: thổ công của nhà tắm. Do thường xuyên tiếp xúc với cái đen bẩn, thổ công nhà tắm trở nên độc ác nguy hiểm. Ngồi lâu trong nhà tắm hơn cần thiết không có lợi. Khi ở trong nhà mọi việc đâu vào đấy, sạch sẽ và trật tự không có năng lượng bẩn, thổ công cảm thấy rất tuyệt vời. Người chủ nhà như vậy được thổ công yêu mến và thường giúp đỡ nhiều việc.
Thổ Công Giúp Đỡ Những Việc Gì?
Đầu tiên thổ công theo dõi gìn giữ đồ vật, để cho tất cả mọi máy móc: vô tuyến, tủ lạnh...không hay hỏng hóc, bát đĩa không bị rơi vỡ... Thứ hai, thổ công giúp tìm đồ vật thất lạc. Để làm điều đó cần hỏi thổ công và lắng nghe trực giác mách bảo. Thổ công theo dõi trẻ nhỏ và biến đổi nhiều tai họa khác nhau. Thổ công nếu như thích chủ nhà thì sẽ không bao giờ để xảy ra cháy nhà, tai nạn, ăn cắp. Thổ công có thể đánh thức chủ nhà dậy buổi sáng, nếu người đó có việc quan trọng. Thổ công có thể tẩy trừ ra khỏi nhà những rác năng lượng cỡ nhỏ.
Với bùa chú nghiêm trọng thì thổ công không đủ sức, còn nhỏ nhặt thì có thể. Thổ công cảm thấy trước nhất khi có vía độc tới gần. Ví dụ: nếu như có người không tốt đến nhà bạn với ý nghĩ đen tối, đem theo mình cả "đám mây đen ghen tị, độc ác" thì thổ công bắt đầu lo lắng. Nếu như chủ nhà không cảm nhận thấy thổ công muốn mách bảo, thì thổ công sẽ làm mọi thứ để gây chú ý cho chủ nhà. Cái cốc, đĩa, thìa...ở tay người khách không tốt sẽ tự nhiên rơi xuống, vỡ tan hoặc cốc nước bỗng đổ ra bàn...Thổ công làm thế dường như muốn báo, hãy chú ý tới người khách này. Đôi khi cốc chén rơi vỡ từ tay chủ nhà, đó cũng là cảnh báo của thổ công.
Ví dụ: có người lúc chiều đánh vỡ cái cốc. Đến tối có khách khứa đến chơi rồi tranh luận dẫn tới cãi nhau. Một người khách xông vào đánh chủ nhà ngay ở chỗ đã bị rơi vỡ cốc.
Thổ công cố gắng bằng mọi cách tống khứ ra khỏi nhà những khách khứa khó chịu, và bắt đầu gây áp lực vô hình đè nén lên những người đó. Người khách đó trở nên dường như không thoải mái, khó chịu bực bội và cuối cùng chỉ muốn một điều: nhanh chóng đứng lên đi khỏi nhà bạn. Thổ công còn rất bực bội vì mùi thuốc lá. Khói thuốc không bay đi đâu xa, nó tụ vào đồ gỗ, các góc nhà. Nói chung nếu thổ công bị động chạm nhiều thì có thể làm thiệt hại cho chủ nhà hay tài sản. Những vụ cháy do thuốc lá không dập khi người ngủ quên, hay hỏng hóc đường điện, đó là do thổ công. Ngược lại đối với người chủ nhà tốt, trước khi đi ra khỏi nhà thổ công thường xuyên nhắc: tắt điện, gas, nước, bàn là...
Thổ Công Làm Gì Trong Thời Gian Rỗi?
Thường thổ công ngồi đâu đó dưới trần nhà. Tất nhiên thổ công biết bay và lực hấp dẫn của Trái đất không tác động tới thổ công. Trong thời gian rỗi thổ công đi lại trong nhà làm việc của mình, đùa với gia súc. Chó, mèo nhìn thấy thổ công. Nếu trong nhà bạn có nuôi chó, mèo, hãy chăm chú theo dõi nó. Các bạn sẽ nhận thấy.
Ví dụ: con mèo đang liếm láp người nó, bỗng bật dậy nhìn chằm chằm vào khoảng trống. Và nhìn như tiễn ai đó bằng cái nhìn. Đó chính là người du hành vô hình, ông thổ công đang lượn trên địa bàn của mình. Nếu thổ công không quý con chó, mèo nào đó thì nó sẽ không thể sống lâu trong nhà. Nếu yêu quý thì ngược lại sẽ đùa nghịch với chúng, cù làm cho chúng bỗng dưng ngã lộn nhào ra sau, vẫy chân lên không khí, cố với cái gì đó vô hình.
Đôi khi thổ công có thể hiện hình người. Đó là trong hai trường hợp: trước một sự kiện tốt lành, hai là trước sự kiện xấu sẽ xảy đến. Khi đó có thể hỏi và thổ công sẽ trả lời ngắn gọn: việc tốt hoặc việc xấu. Thổ công thích hiện hình trước trẻ em, mà tiếp nhận ông như đồ chơi bằng bông, đùa nghịch hết lòng với trẻ. Đó là dấu hiệu tốt, vì thổ công không chỉ chơi với trẻ mà còn giữ cho trẻ tránh khỏi những tai nạn từ dao, kéo, diêm...
Mối Quan Hệ Giữa Thổ Công Và Các Thần Hộ Mệnh Của Bạn.
Về nguyên tắc không có gì cả. Các thần hộ mệnh là những sinh linh mạnh mẽ hơn nhiều, phát triển hơn thổ công. Khi có mặt họ thì thổ công ẩn vào góc nào đó. Hãy đối xử với thổ công như với thành viên vô hình trong gia đình, và thổ công sẽ rất yêu thương bạn. Khi đó sẽ không sợ trộm cắp, hỏa hoạn, thường tìm thấy đồ đạc rơi lẫn trong nhà và trẻ con ngủ ngon. Nếu ban đêm thường bị trằn trọc vì những giấc mơ kinh dị, rất có thể đó là do thổ công làm. Khi thổ công bị chọc giận, thì buổi đêm đến ngồi lên ngực người đó và bắt đầu gây mộng.
ST
Thanked by 2 Members:
|
|
#336
Gửi vào 11/10/2011 - 07:46
MIẾU ÔNG BỔI
Tết qua, có dịp về một làng gần Hà Nội, thăm lại một người bạn đã lâu không gặp. Tại đó phát hiện có ngôi miếu nhỏ nhưng nom kiến trúc cổ kính rêu phong. Bên ngoài miếu đặt một con hổ đá, chứ không phải chó đá như thường gặp các làng Bắc Bộ. Thấy tôi chú ý tới ngôi miếu, bạn tôi mời về một người chưa già, một người chẳng trẻ. Rượu xuân vui tới nửa đêm, người kia rỉ rả kể thông một mạch mấy chuyện, tôi ghi lại sau. Cũng chả biết hư thực ra sao, nếu ai thấy có sách nào ghi lại việc kể sau, có sai sót gì xin chỉ bảo để hiệu đính sửa chữa.
Làng này xưa tên gọi là Mỗ Tương. Trải qua nhiều thăng trầm, thay tên mới, nay tên cũ không ai nhắc tới. Thời Tây Sơn không nhớ năm nào, trong làng có Nguyễn Bổi có tiếng ham học, thấy ai hơn mình đều tìm đến thụ huấn kết giao. Khi quân Thanh kéo vào xâm chiếm nước ta, Bổi bỏ bút, cầm gươm vào Đàng Trong theo Vua Quang Trung. Bản ngã không phải sinh ra để cầm gươm múa giáo, nên với các ban võ nghệ giữa đám sĩ tốt, Nguyễn Bổi đều bị xếp thứ bét, bù lại biết kể chuyện cười dân gian đọc thơ vui, làm quân sĩ thường quên cả nặng nhọc. Có người mách việc ấy với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ cho gọi lên hỏi:
- Nhà ngươi biết làm cho quân sĩ vui. Có biết làm cho ta vui không?
Bổi hỏi lại:
- Đấng quân vương thấy binh sĩ vui, lòng có vui không?
Huệ khó chịu, vẫn trả lời:
- Vui!
Bổi bèn nói tiếp:
- Thói thường vua chúa tìm vui chốn khuê đài nhã nhạc... Nay bệ hạ ra trận như các vương giả đời xưa, nên lấy chiến thắng làm nguồn vui lớn. Thần xin có kế nhỏ dâng lên bệ hạ làm nguồn vui nhỏ!
Nguyễn Huệ là bậc anh hùng kiệt hiệt, trăm trận trăm thắng, lần này đối địch với quân Thanh, biết phải thận trọng, đang bày mưu kế chưa xong, nay thấy giữa đám tốt đen có đứa nói cứng, nghi ngờ lắm. Hỏi gấp:
- Kế gì?
Bổi vẫn nhẩn nha hỏi lại:
- Quân Thanh có nhiều hơn quân ta không?
Nguyễn Huệ chau mày:
- Quân Thanh hai chục vạn
Bổi hỏi tiếp:
- Quân Thanh có tinh nhuệ không?
Nguyễn Huệ trừng mắt. Bổi cúi đầu mỉm cười:
- Bệ hạ đừng vội nóng giận!
Huệ nghiêm sắc mặt:
- Ngươi là dân Bắc Hà ăn nói vòng vo quá. Quân sắp ra trận. Thành bại của tướng là sống chết cả vạn người. Đâu phải chuyện để đùa vui. Nói ngay, trúng ta thưởng; hồ đồ, chém làm lễ tế thần linh xả xui.
Bổi vẫn bình tĩnh không tỏ ra run sợ, biết là lúc Nguyễn Huệ lắng nghe mình, bèn nói một hơi không nghỉ:
- Nói về thế quân Thanh trong đồn luỹ, một người có thể chọi năm địch mười. Bệ hạ tiến binh ra đất mà đa phần sĩ phu ham vui nhu nhược, dân chúng rặt vốn tham lợi nhỏ danh hão, chỉ khi bị nhục thì lập tức trở nên khí phách can trường, mạng sống chết coi như rơm rác. Xin bệ hạ hãy làm cho nhà nhà biết cái nhục người Nam, khi quân giặc lấy Thăng Long như đi vào chỗ không người, coi nhẹ người Nam ta ... Lại đem cái lợi sau khi chiến thắng mà tuyên truyền, hẳn muôn người ở Bắc Hà này sẽ liều chết theo bệ hạ. Được vậy hai chục vạn quân Thanh, chắc không đông bằng dân cả nước Nam. Quân Thanh đã tinh nhuệ so với tiền quân bên bệ hạ chẳng thua kém gì, lại trong đồn lũy là thế mèo nằm đợi chuột. Ta tiến vào Thăng Long thế nào cũng qua Ngọc Hồi. Xin bệ hạ chọn một ngàn tay đao ngắn toàn dũng sĩ bấy nay, voi năm trăm thớt. Thần xin có mẹo nhỏ biến họ thành dũng sĩ, không sợ súng to đạn lớn đồn cao lũy dày của Hứa Thế Hanh.
Quang Trung nghe. Sắc mặt chuyển từ căng thẳng sang bình thường. Thấy Bổi dừng lại bèn giục:
- Nói tiếp.. nói tiếp.
Nguyễn Bổi bèn tiến sát Quang Trung ghé tai nói thầm chỉ hai người nghe thấy. Kết bằng câu:
- Cứ thế cứ thế.
Nguyễn Huệ nghe xong cười lớn nói:
- Được lắm hợp ý ta!
Từ bữa đó Nguyễn Huệ giữ Bổi ở bên mình. Bên Nguyễn Huệ, Bổi tỏ ra người lắm cơ mưu lại biết lựa lời nói với dân chúng, nên quân sĩ dọc đường ra bắc theo Huệ rất đông. Trận Ngọc Hồi, Bổi sai lính kiếm rặt thứ sẵn ở nơi thôn giã, chặt tre pheo làm xương, lấy rơm rạ kết bùn ao đắp lên, làm tấm mộc lớn cho quân sĩ; lại kêu gọi dân chúng quanh vùng bất kể ai, miễn có lòng trong đêm tối đốt lửa, gõ mõ thanh la, chiêng trống. Quân Thanh trong đồn tưởng quân ta có ức vạn. Hứa Thế Hanh tuy là danh tướng, có đạn to súng lớn lại ở trong Ngọc Hồi hào sâu luỹ cao, nhưng thấy quân ta cứ lừ lừ tiến lên, nên lòng người hoảng loạn dũng khí tan biến. Ngọc Hồi nửa đêm bị san phẳng. Ngọc Hồi mất Thăng Long như ngôi nhà không cửa. Quang Trung đánh mấy trận nữa toàn thắng.
Sau khi quét sạch quân Thanh, một đêm Bổi dẫn quân sĩ đi tuần tới đoạn Chương Dương. Bến vắng sông sâu. Chợt thấy mặt nước vẳng lên tiếng đàn thống thiết như mời gọi. Lắng nghe tâm dạ chao động bồn chồn. Bèn sai lính chèo thuyền ra tịnh không thấy bóng người. Bên bờ có một thuyền câu bắt lái thuyền lại hỏi, mới hay trước khi đại phá quân Thanh, đây là chỗ có người con gái tên Huyền Cầm vì nước xả thân rồi hoá ở khúc sông này. Thất kinh, đêm ấy Bổi sai quân sĩ sắm lễ, tự mình dâng hương rồi cắm thuyền nghỉ tại đó. Nửa đêm vừa chợp mắt, bỗng nghe trong tiếng nước chảy có tiếng đàn thất huyền cầm như đưa đẩy con thuyền. Nhỏm dậy, thấy trong sương bay khói nước có người con gái tóc mây mượt mà, làn da khuôn mặt toả sáng, tươi tốt như hoa cỏ mùa xuân ôm đàn tủm tỉm cười.
Bổi hỏi:
- Người từ đâu tới?
Cô gái cất tiếng:
- Đất này của người Nam, sông này của nước Nam, hỏi vậy có vô duyên không?
Bổi bối rối tỏ vẻ biết lỗi lại xin mỹ nhân đàn nữa. Mỹ nhân nâng đàn tay mềm lả lướt, ngón ngọc nhẩn nháy cung phím, rung vang trên mặt nước theo gió bay khắp, thứ âm nhạc Bổi chưa khi nào từng nghe; cung bổng như tia nắng ban mai, cung trầm như sóng biển thì thầm vỗ, xuyên thẳng tâm can thấm sâu cả vào lục phủ ngũ tạng. Bổi cảm động muốn nắm tay mỹ nhân. Nhưng cứ đưa tay ra là cô gái biến mất lẫn vào sương khói. Với mãi lỡ chân rơi xuống. Không thấy sông đâu mắt nhìn vực sâu thăm thẳm. Hoảng sợ cố vùng vẫy chợt tỉnh giấc mà không rõ hư hay thực. Cảm rõ tiếng đàn lưu luyến ở tâm thức, hương xạ mỹ nhân còn vương vấn đâu đây. Sau đêm ấy Bổi thấy bồi hồi, chợt nỗi nhớ quê dâng đầy da diết. Thân xác như nhẹ không mọi ham muốn đều thấy tầm thường. Vài ngày sau Bổi từ chối thưởng Quang Trung ban cho nằng nặc xin lui về làng cũ, lại làm thứ dân.
Sau này có người hỏi:
- Ông khó nhọc với nhà Tây Sơn, được yêu thế đến lúc hưởng phú quý sao lại về?
Bổi đáp:
- Sinh ra ở Mỗ Tương gốc là nông dân. Người ta gốc gác nông phu, trong ly loạn đa phần thường là liều chết hạng nhất, song thời bình nếu có quyền chức, dù to hay nhỏ đều tìm cái vui thú, hưởng lạc làm đầu. Tìm mọi sự thỏa mãn tới cùng cực là bệnh khó chữa mọi thời đại, là không chỉ mình riêng mình mà còn đưa cả quốc gia đứng bên vực thẳm. Từ khi ta nghe tiếng đàn bên sông tự giác ngộ, thấy trên đời này điều khó nhất không phải là khám phá chinh phục thiên hạ. Khó nhất cần thiết nhất là tự khám phá bản thân. Biết vậy tất bao lo lắng ưu phiền tự tan biến mà vui sống. Việc quan trường vốn cần nhiều sở đoản thủ đoạn, luôn phải đối phó ham hố nó, tức tự chuốc lấy bất an. Người ta ở đời cần vui sống và bình an. Việc lớn nhất nặng nhọc nhất của một đời người ta đã trả xong rồi, vinh hoa phú quý vốn là phù vân, lại tựa vào kẻ khác ắt như loài tầm gửi. Tựa người khác mà sống muốn là mình cũng khó được là mình. Rốt cuộc cây đổ thì loài sống nhờ tất chết.
Quả thực Bổi sống như đã định. Vải chọn thứ mộc, ăn thường dùng thức quê mùa, gặp việc gì dẫu buồn vui thế nào cũng bình thản ứng xử, nên khuôn mặt khi nào cũng an nhiên. Về làng ông mở lớp dạy học. Cũng không nhiều trò. Có điều là ai tới xin học đều xem tướng rồi mới nhận. Có người tò mò lại hỏi vì sao?
Nguyễn Bổi nói:
- Ác thiện đều hiện ra bản mặt, người thiện đọc mười cuốn sách may sáng thêm ra một điều; kẻ ác đọc một cuốn sách làm thêm mười điều xấu.
Khách hỏi:
- Sách vở không thay đổi được bản tính người ư?
Đáp:
- Không! Người vô duyên, chữ nghĩa đầy mình càng thâm hiểm sâu ác. Có duyên tự giác ngộ. Hình tướng sẽ thay đổi nên nói tướng cao hơn số!
Nguyễn Bổi về già vẫn ham trau dồi kiến thức. Ông không chỉ ham đọc mà còn thăm thú nhiều nơi, học nhiều điều hay ở thiên hạ về khuyến dụ cho dân làng. Mỗ Tương biết nghề làm giấy, nay thêm nghề thêu, khảm nên nhiều người no đủ. Việc dạy trò, cuối đời ông có thuật dùng tay sờ bài của trò mà biết hay hoặc dở. Có khách xưa nay vẫn mến mộ ông, tới thắc mắc hỏi:
- Đọc bằng mắt sao lại dùng tay rờ?
Nguyễn Bổi đáp:
- Văn người ta hay dở là từ khí chất nội tâm. Khí tạo độ đậm nhạt của dòng chữ trên mặt giấy. Kẻ tiểu khí nông cạn khi viết không làm chủ được mình, buồn vui bất thường chữ nghĩa lên xuống, gợn cả trong ngón tay ta.
Lại hỏi:
- Thế nào là hay dở?
Nguyễn Bổi vuốt râu thản nhiên:
- Văn chương đọc mãi viết mãi cũng thành trơn tru. Đấy mới chỉ như vỏ cây nước sơn bên ngoài.
Khách lại hỏi:
- Có trước thì có sau?
Nguyễn Bổi rót đầy chén rượu cho khách, khen biết vấn đáp. Nói tiếp:
- Viết văn giống đóng thuyền. Thuyền phải nổi trên nước chở được mới là thuyền. Vậy trước hết cần đạt! Thuyền cũng có dăm bảy loại. Thứ chỉ để chuyên chở vật nặng, thứ chở người, loại chở trâu bò... lại phải theo thế nước, lòng sông nên dài ngắn to nhỏ tất đều khác nhau. Thợ giỏi là kẻ đóng được nhiều loại thuyền. Loại ấy hiếm. Đa phần thiên hạ chỉ giỏi sơn phết, văn thơ tràng giang cũng chỉ một bài, khác chi đóng thuyền một kiểu thì không thể đi cùng khắp sông nước.
Khách cãi:
- Thăng Long có nữ sĩ dòng Tân kỳ nhân nức tiếng làm thơ chỉ vài người hiểu. Cao lương mỹ vị đâu có cho kẻ tầm thường.
Bổi cười:
- Ngụy văn thường lộng ngôn. Thứ văn xảo ngôn lộng chữ cũng là dạng quê mùa biến tướng. Cũng là loại "dĩ cùng tắc biến" mà thôi. Bây giờ khối kẻ ở Thăng Long tự nhận là cây văn nhưng mấy kẻ biết, cây văn hình dáng ra sao Người làm ra văn khác chi người làm ra thóc, gạo, rau cỏ... Văn chương nên lấy gốc vì người, rễ bám vào đất, nước tất có hồn cốt phong hóa; cành lá sum suê tán rộng bao dung được nhiều tầng lớp.
Khách hỏi:
- Xin nói rõ hơn đường văn thế nào?
Bổi đáp:
- Đường văn như đường cày trên mặt ruộng. Nông phu làm ra thóc gạo, nuôi dưỡng con người. Người văn là người dùng chữ mà lay động, dung dưỡng tâm can kẻ khác. Đấy là hay. Muốn thế phải biết đau nỗi đau của đời, vui với hạnh phúc của người, giãi bày ngay thẳng tấm lòng tôi mà hạp với ta, san sẻ được với ta. Chữ nghĩa muốn người tin nên bình nhiên êm ả chảy. Uốn éo tưởng kỳ khu dụng công là hỏng. Xảo ngôn mưu mẹo chỉ như anh thợ khéo. Lạm dụng đại ngôn là cái thùng rỗng. Văn chương suy cho cùng, không phải là bao nhiêu chữ, biết bao nhiêu việc. Có khi kiệm lời, nói hết được tâm ý của vài người, vài việc đã là tài. Hay phải như gió lớn, sóng cả lay động, dung dưỡng, an ủi, khích động... được tâm can người. Văn bậc thượng thừa cổ kim đều làm hết thảy mọi tầng lớp cảm động! Lại nói văn chương có ba loại, loại nói tới mà không tới là vất, loại nói tới mà tới là đạt, loại không nói tới mà tới là siêu thặng, tuyệt chiêu trong thiên hạ. Đấy không phải là lời ta.
Khách lại hỏi:
- Sách thiên hạ vô kể, tiên sinh học thế nào?
Nguyễn Bổi bảo:
- Khách có cuốn gì không?
Khách đưa ra cuốn sách mới mang từ Trung Hoa về. Nguyễn tiên sinh điềm nhiên đốt, hoà tro vào rượu đầu be uống cạn. Xong vuốt bụng ba cái, rồi lựa bút viết ngay một bài thơ, khách thấy toàn là đầu chữ của mỗi chương sách mình mang về. Đọc, thấy rõ lời lẽ dung dị, tao nhã thần tiên, ý tứ gói gọn cả bộ sách vạn chữ nói trên, mà không thấy bóng dáng của người ở đâu nữa. Khách phục lắm. Lui ngay. Không hỏi nữa.
Học trò theo Nguyễn Bổi tới khi ông mất cộng lại chỉ chưa đầy trăm người. Ông thường tuỳ theo tính khí từng người mà khuyên nhủ sự tiến thân. Có người học dăm năm đi thi nghe ông ra làm quan, có kẻ nghe ông về cày ruộng, có kẻ vâng lời về đánh xe ngựa. Tuy chức phận khác nhau nhưng ai ai cũng đủ ăn và quan trọng hơn là tất cả, tự họ đều thấy vui sống và bình an. Sau Nguyễn Bổi mất. Mộ chẳng xây đắp to cao gì, một đêm mối đùn thành gò cao. Thiêng lắm. Ai có việc gì khó khăn tới cầu, ông cũng ứng mộng chỉ lối thoát.
Trong làng khách văn dần quên ông, nhưng những phường thợ vẫn nhớ, đóng tiền của lập miếu thờ gọi nôm na là miếu Ông Bổi. Hàng năm các phường giấy, thêu, khảm đều có lễ. Lễ to hay nhỏ tuỳ thời, nhưng bao giờ cũng không thiếu sách mới của thiên hạ để dâng. Những bộ sách được dâng, nếu thực hay sau lễ hội đều đổ sắc thắm vàng như qua lửa, sách dở ba ngày tự mục, mủn, tan vụn thành cát bụi.
Nguyễn Văn Thọ
Tết qua, có dịp về một làng gần Hà Nội, thăm lại một người bạn đã lâu không gặp. Tại đó phát hiện có ngôi miếu nhỏ nhưng nom kiến trúc cổ kính rêu phong. Bên ngoài miếu đặt một con hổ đá, chứ không phải chó đá như thường gặp các làng Bắc Bộ. Thấy tôi chú ý tới ngôi miếu, bạn tôi mời về một người chưa già, một người chẳng trẻ. Rượu xuân vui tới nửa đêm, người kia rỉ rả kể thông một mạch mấy chuyện, tôi ghi lại sau. Cũng chả biết hư thực ra sao, nếu ai thấy có sách nào ghi lại việc kể sau, có sai sót gì xin chỉ bảo để hiệu đính sửa chữa.
Làng này xưa tên gọi là Mỗ Tương. Trải qua nhiều thăng trầm, thay tên mới, nay tên cũ không ai nhắc tới. Thời Tây Sơn không nhớ năm nào, trong làng có Nguyễn Bổi có tiếng ham học, thấy ai hơn mình đều tìm đến thụ huấn kết giao. Khi quân Thanh kéo vào xâm chiếm nước ta, Bổi bỏ bút, cầm gươm vào Đàng Trong theo Vua Quang Trung. Bản ngã không phải sinh ra để cầm gươm múa giáo, nên với các ban võ nghệ giữa đám sĩ tốt, Nguyễn Bổi đều bị xếp thứ bét, bù lại biết kể chuyện cười dân gian đọc thơ vui, làm quân sĩ thường quên cả nặng nhọc. Có người mách việc ấy với Nguyễn Huệ. Nguyễn Huệ cho gọi lên hỏi:
- Nhà ngươi biết làm cho quân sĩ vui. Có biết làm cho ta vui không?
Bổi hỏi lại:
- Đấng quân vương thấy binh sĩ vui, lòng có vui không?
Huệ khó chịu, vẫn trả lời:
- Vui!
Bổi bèn nói tiếp:
- Thói thường vua chúa tìm vui chốn khuê đài nhã nhạc... Nay bệ hạ ra trận như các vương giả đời xưa, nên lấy chiến thắng làm nguồn vui lớn. Thần xin có kế nhỏ dâng lên bệ hạ làm nguồn vui nhỏ!
Nguyễn Huệ là bậc anh hùng kiệt hiệt, trăm trận trăm thắng, lần này đối địch với quân Thanh, biết phải thận trọng, đang bày mưu kế chưa xong, nay thấy giữa đám tốt đen có đứa nói cứng, nghi ngờ lắm. Hỏi gấp:
- Kế gì?
Bổi vẫn nhẩn nha hỏi lại:
- Quân Thanh có nhiều hơn quân ta không?
Nguyễn Huệ chau mày:
- Quân Thanh hai chục vạn
Bổi hỏi tiếp:
- Quân Thanh có tinh nhuệ không?
Nguyễn Huệ trừng mắt. Bổi cúi đầu mỉm cười:
- Bệ hạ đừng vội nóng giận!
Huệ nghiêm sắc mặt:
- Ngươi là dân Bắc Hà ăn nói vòng vo quá. Quân sắp ra trận. Thành bại của tướng là sống chết cả vạn người. Đâu phải chuyện để đùa vui. Nói ngay, trúng ta thưởng; hồ đồ, chém làm lễ tế thần linh xả xui.
Bổi vẫn bình tĩnh không tỏ ra run sợ, biết là lúc Nguyễn Huệ lắng nghe mình, bèn nói một hơi không nghỉ:
- Nói về thế quân Thanh trong đồn luỹ, một người có thể chọi năm địch mười. Bệ hạ tiến binh ra đất mà đa phần sĩ phu ham vui nhu nhược, dân chúng rặt vốn tham lợi nhỏ danh hão, chỉ khi bị nhục thì lập tức trở nên khí phách can trường, mạng sống chết coi như rơm rác. Xin bệ hạ hãy làm cho nhà nhà biết cái nhục người Nam, khi quân giặc lấy Thăng Long như đi vào chỗ không người, coi nhẹ người Nam ta ... Lại đem cái lợi sau khi chiến thắng mà tuyên truyền, hẳn muôn người ở Bắc Hà này sẽ liều chết theo bệ hạ. Được vậy hai chục vạn quân Thanh, chắc không đông bằng dân cả nước Nam. Quân Thanh đã tinh nhuệ so với tiền quân bên bệ hạ chẳng thua kém gì, lại trong đồn lũy là thế mèo nằm đợi chuột. Ta tiến vào Thăng Long thế nào cũng qua Ngọc Hồi. Xin bệ hạ chọn một ngàn tay đao ngắn toàn dũng sĩ bấy nay, voi năm trăm thớt. Thần xin có mẹo nhỏ biến họ thành dũng sĩ, không sợ súng to đạn lớn đồn cao lũy dày của Hứa Thế Hanh.
Quang Trung nghe. Sắc mặt chuyển từ căng thẳng sang bình thường. Thấy Bổi dừng lại bèn giục:
- Nói tiếp.. nói tiếp.
Nguyễn Bổi bèn tiến sát Quang Trung ghé tai nói thầm chỉ hai người nghe thấy. Kết bằng câu:
- Cứ thế cứ thế.
Nguyễn Huệ nghe xong cười lớn nói:
- Được lắm hợp ý ta!
Từ bữa đó Nguyễn Huệ giữ Bổi ở bên mình. Bên Nguyễn Huệ, Bổi tỏ ra người lắm cơ mưu lại biết lựa lời nói với dân chúng, nên quân sĩ dọc đường ra bắc theo Huệ rất đông. Trận Ngọc Hồi, Bổi sai lính kiếm rặt thứ sẵn ở nơi thôn giã, chặt tre pheo làm xương, lấy rơm rạ kết bùn ao đắp lên, làm tấm mộc lớn cho quân sĩ; lại kêu gọi dân chúng quanh vùng bất kể ai, miễn có lòng trong đêm tối đốt lửa, gõ mõ thanh la, chiêng trống. Quân Thanh trong đồn tưởng quân ta có ức vạn. Hứa Thế Hanh tuy là danh tướng, có đạn to súng lớn lại ở trong Ngọc Hồi hào sâu luỹ cao, nhưng thấy quân ta cứ lừ lừ tiến lên, nên lòng người hoảng loạn dũng khí tan biến. Ngọc Hồi nửa đêm bị san phẳng. Ngọc Hồi mất Thăng Long như ngôi nhà không cửa. Quang Trung đánh mấy trận nữa toàn thắng.
Sau khi quét sạch quân Thanh, một đêm Bổi dẫn quân sĩ đi tuần tới đoạn Chương Dương. Bến vắng sông sâu. Chợt thấy mặt nước vẳng lên tiếng đàn thống thiết như mời gọi. Lắng nghe tâm dạ chao động bồn chồn. Bèn sai lính chèo thuyền ra tịnh không thấy bóng người. Bên bờ có một thuyền câu bắt lái thuyền lại hỏi, mới hay trước khi đại phá quân Thanh, đây là chỗ có người con gái tên Huyền Cầm vì nước xả thân rồi hoá ở khúc sông này. Thất kinh, đêm ấy Bổi sai quân sĩ sắm lễ, tự mình dâng hương rồi cắm thuyền nghỉ tại đó. Nửa đêm vừa chợp mắt, bỗng nghe trong tiếng nước chảy có tiếng đàn thất huyền cầm như đưa đẩy con thuyền. Nhỏm dậy, thấy trong sương bay khói nước có người con gái tóc mây mượt mà, làn da khuôn mặt toả sáng, tươi tốt như hoa cỏ mùa xuân ôm đàn tủm tỉm cười.
Bổi hỏi:
- Người từ đâu tới?
Cô gái cất tiếng:
- Đất này của người Nam, sông này của nước Nam, hỏi vậy có vô duyên không?
Bổi bối rối tỏ vẻ biết lỗi lại xin mỹ nhân đàn nữa. Mỹ nhân nâng đàn tay mềm lả lướt, ngón ngọc nhẩn nháy cung phím, rung vang trên mặt nước theo gió bay khắp, thứ âm nhạc Bổi chưa khi nào từng nghe; cung bổng như tia nắng ban mai, cung trầm như sóng biển thì thầm vỗ, xuyên thẳng tâm can thấm sâu cả vào lục phủ ngũ tạng. Bổi cảm động muốn nắm tay mỹ nhân. Nhưng cứ đưa tay ra là cô gái biến mất lẫn vào sương khói. Với mãi lỡ chân rơi xuống. Không thấy sông đâu mắt nhìn vực sâu thăm thẳm. Hoảng sợ cố vùng vẫy chợt tỉnh giấc mà không rõ hư hay thực. Cảm rõ tiếng đàn lưu luyến ở tâm thức, hương xạ mỹ nhân còn vương vấn đâu đây. Sau đêm ấy Bổi thấy bồi hồi, chợt nỗi nhớ quê dâng đầy da diết. Thân xác như nhẹ không mọi ham muốn đều thấy tầm thường. Vài ngày sau Bổi từ chối thưởng Quang Trung ban cho nằng nặc xin lui về làng cũ, lại làm thứ dân.
Sau này có người hỏi:
- Ông khó nhọc với nhà Tây Sơn, được yêu thế đến lúc hưởng phú quý sao lại về?
Bổi đáp:
- Sinh ra ở Mỗ Tương gốc là nông dân. Người ta gốc gác nông phu, trong ly loạn đa phần thường là liều chết hạng nhất, song thời bình nếu có quyền chức, dù to hay nhỏ đều tìm cái vui thú, hưởng lạc làm đầu. Tìm mọi sự thỏa mãn tới cùng cực là bệnh khó chữa mọi thời đại, là không chỉ mình riêng mình mà còn đưa cả quốc gia đứng bên vực thẳm. Từ khi ta nghe tiếng đàn bên sông tự giác ngộ, thấy trên đời này điều khó nhất không phải là khám phá chinh phục thiên hạ. Khó nhất cần thiết nhất là tự khám phá bản thân. Biết vậy tất bao lo lắng ưu phiền tự tan biến mà vui sống. Việc quan trường vốn cần nhiều sở đoản thủ đoạn, luôn phải đối phó ham hố nó, tức tự chuốc lấy bất an. Người ta ở đời cần vui sống và bình an. Việc lớn nhất nặng nhọc nhất của một đời người ta đã trả xong rồi, vinh hoa phú quý vốn là phù vân, lại tựa vào kẻ khác ắt như loài tầm gửi. Tựa người khác mà sống muốn là mình cũng khó được là mình. Rốt cuộc cây đổ thì loài sống nhờ tất chết.
Quả thực Bổi sống như đã định. Vải chọn thứ mộc, ăn thường dùng thức quê mùa, gặp việc gì dẫu buồn vui thế nào cũng bình thản ứng xử, nên khuôn mặt khi nào cũng an nhiên. Về làng ông mở lớp dạy học. Cũng không nhiều trò. Có điều là ai tới xin học đều xem tướng rồi mới nhận. Có người tò mò lại hỏi vì sao?
Nguyễn Bổi nói:
- Ác thiện đều hiện ra bản mặt, người thiện đọc mười cuốn sách may sáng thêm ra một điều; kẻ ác đọc một cuốn sách làm thêm mười điều xấu.
Khách hỏi:
- Sách vở không thay đổi được bản tính người ư?
Đáp:
- Không! Người vô duyên, chữ nghĩa đầy mình càng thâm hiểm sâu ác. Có duyên tự giác ngộ. Hình tướng sẽ thay đổi nên nói tướng cao hơn số!
Nguyễn Bổi về già vẫn ham trau dồi kiến thức. Ông không chỉ ham đọc mà còn thăm thú nhiều nơi, học nhiều điều hay ở thiên hạ về khuyến dụ cho dân làng. Mỗ Tương biết nghề làm giấy, nay thêm nghề thêu, khảm nên nhiều người no đủ. Việc dạy trò, cuối đời ông có thuật dùng tay sờ bài của trò mà biết hay hoặc dở. Có khách xưa nay vẫn mến mộ ông, tới thắc mắc hỏi:
- Đọc bằng mắt sao lại dùng tay rờ?
Nguyễn Bổi đáp:
- Văn người ta hay dở là từ khí chất nội tâm. Khí tạo độ đậm nhạt của dòng chữ trên mặt giấy. Kẻ tiểu khí nông cạn khi viết không làm chủ được mình, buồn vui bất thường chữ nghĩa lên xuống, gợn cả trong ngón tay ta.
Lại hỏi:
- Thế nào là hay dở?
Nguyễn Bổi vuốt râu thản nhiên:
- Văn chương đọc mãi viết mãi cũng thành trơn tru. Đấy mới chỉ như vỏ cây nước sơn bên ngoài.
Khách lại hỏi:
- Có trước thì có sau?
Nguyễn Bổi rót đầy chén rượu cho khách, khen biết vấn đáp. Nói tiếp:
- Viết văn giống đóng thuyền. Thuyền phải nổi trên nước chở được mới là thuyền. Vậy trước hết cần đạt! Thuyền cũng có dăm bảy loại. Thứ chỉ để chuyên chở vật nặng, thứ chở người, loại chở trâu bò... lại phải theo thế nước, lòng sông nên dài ngắn to nhỏ tất đều khác nhau. Thợ giỏi là kẻ đóng được nhiều loại thuyền. Loại ấy hiếm. Đa phần thiên hạ chỉ giỏi sơn phết, văn thơ tràng giang cũng chỉ một bài, khác chi đóng thuyền một kiểu thì không thể đi cùng khắp sông nước.
Khách cãi:
- Thăng Long có nữ sĩ dòng Tân kỳ nhân nức tiếng làm thơ chỉ vài người hiểu. Cao lương mỹ vị đâu có cho kẻ tầm thường.
Bổi cười:
- Ngụy văn thường lộng ngôn. Thứ văn xảo ngôn lộng chữ cũng là dạng quê mùa biến tướng. Cũng là loại "dĩ cùng tắc biến" mà thôi. Bây giờ khối kẻ ở Thăng Long tự nhận là cây văn nhưng mấy kẻ biết, cây văn hình dáng ra sao Người làm ra văn khác chi người làm ra thóc, gạo, rau cỏ... Văn chương nên lấy gốc vì người, rễ bám vào đất, nước tất có hồn cốt phong hóa; cành lá sum suê tán rộng bao dung được nhiều tầng lớp.
Khách hỏi:
- Xin nói rõ hơn đường văn thế nào?
Bổi đáp:
- Đường văn như đường cày trên mặt ruộng. Nông phu làm ra thóc gạo, nuôi dưỡng con người. Người văn là người dùng chữ mà lay động, dung dưỡng tâm can kẻ khác. Đấy là hay. Muốn thế phải biết đau nỗi đau của đời, vui với hạnh phúc của người, giãi bày ngay thẳng tấm lòng tôi mà hạp với ta, san sẻ được với ta. Chữ nghĩa muốn người tin nên bình nhiên êm ả chảy. Uốn éo tưởng kỳ khu dụng công là hỏng. Xảo ngôn mưu mẹo chỉ như anh thợ khéo. Lạm dụng đại ngôn là cái thùng rỗng. Văn chương suy cho cùng, không phải là bao nhiêu chữ, biết bao nhiêu việc. Có khi kiệm lời, nói hết được tâm ý của vài người, vài việc đã là tài. Hay phải như gió lớn, sóng cả lay động, dung dưỡng, an ủi, khích động... được tâm can người. Văn bậc thượng thừa cổ kim đều làm hết thảy mọi tầng lớp cảm động! Lại nói văn chương có ba loại, loại nói tới mà không tới là vất, loại nói tới mà tới là đạt, loại không nói tới mà tới là siêu thặng, tuyệt chiêu trong thiên hạ. Đấy không phải là lời ta.
Khách lại hỏi:
- Sách thiên hạ vô kể, tiên sinh học thế nào?
Nguyễn Bổi bảo:
- Khách có cuốn gì không?
Khách đưa ra cuốn sách mới mang từ Trung Hoa về. Nguyễn tiên sinh điềm nhiên đốt, hoà tro vào rượu đầu be uống cạn. Xong vuốt bụng ba cái, rồi lựa bút viết ngay một bài thơ, khách thấy toàn là đầu chữ của mỗi chương sách mình mang về. Đọc, thấy rõ lời lẽ dung dị, tao nhã thần tiên, ý tứ gói gọn cả bộ sách vạn chữ nói trên, mà không thấy bóng dáng của người ở đâu nữa. Khách phục lắm. Lui ngay. Không hỏi nữa.
Học trò theo Nguyễn Bổi tới khi ông mất cộng lại chỉ chưa đầy trăm người. Ông thường tuỳ theo tính khí từng người mà khuyên nhủ sự tiến thân. Có người học dăm năm đi thi nghe ông ra làm quan, có kẻ nghe ông về cày ruộng, có kẻ vâng lời về đánh xe ngựa. Tuy chức phận khác nhau nhưng ai ai cũng đủ ăn và quan trọng hơn là tất cả, tự họ đều thấy vui sống và bình an. Sau Nguyễn Bổi mất. Mộ chẳng xây đắp to cao gì, một đêm mối đùn thành gò cao. Thiêng lắm. Ai có việc gì khó khăn tới cầu, ông cũng ứng mộng chỉ lối thoát.
Trong làng khách văn dần quên ông, nhưng những phường thợ vẫn nhớ, đóng tiền của lập miếu thờ gọi nôm na là miếu Ông Bổi. Hàng năm các phường giấy, thêu, khảm đều có lễ. Lễ to hay nhỏ tuỳ thời, nhưng bao giờ cũng không thiếu sách mới của thiên hạ để dâng. Những bộ sách được dâng, nếu thực hay sau lễ hội đều đổ sắc thắm vàng như qua lửa, sách dở ba ngày tự mục, mủn, tan vụn thành cát bụi.
Nguyễn Văn Thọ
Thanked by 1 Member:
|
|
#337
Gửi vào 11/10/2011 - 08:26
LỜI KHUYÊN CỦA "VUA BẮT MA"
Vào tối thứ tư tuần này, ông đã tổ chức một buổi nói chuyện về chủ đề ma quỷ với khoảng ba trăm khán giả tại thủ đô Kuala Lumpur. Mọi người đã truyền tay nhau những bức ảnh chụp các linh hồn bí ẩn. Theo giải thích của ông sở dĩ phụ nữ dễ nhìn thấy ma hơn đàn ông, vì đơn giản trong thuật âm dương thì phụ nữ vốn thuộc âm, ma quỷ cũng thuộc tính âm nên dễ dàng có sự tương đồng, gặp gỡ lẫn nhau.
Ông cũng cũng cho biết:
- Không có gì phải sợ hãi cả, thật ra ma sợ ta hơn là chúng ta sợ chúng, các bóng ma hầu hết là vô hại, chúng chẳng làm gì được ta.
Thạc sĩ Szeto, người được mệnh danh là "Ghost King of Ma Cao". Pháp sư người Malaysia đang chỉ cho khán giả thấy có một mặt người bên trong cái chai. Szeto hiện nay đang sống ở Malaysia làm người nói chuyện trên đài phát thanh bằng tiếng Hoa, nhằm cung cấp những kiến thức cho người Malaysia về cách trừ tà ma, và cách cúng chúng sinh bắt đầu từ ngày 31-7 năm nay. Szeto nói rằng ma thực sự là một nhóm các tần số, và không phải ai cũng có thể nhìn thấy chúng. Thường những người nhìn thấy chúng là vì có chung tần số với những bóng ma đó. Đôi khi nó là thần hồn nát thần tính.
Đã từ lâu danh tiếng của các pháp sư người Mã Lai đã rất nổi tiếng về tài năng của mình. Nhiều phim ma Hồng Kông lấy cốt chuyện từ vùng Đông Nam Á chủ yếu là ở Thái Lan hay Malaysia. Vậy có phải Malaysia có nhiều ma nhất?
- Ma có ở khắp nơi, nhưng ở Malaysia bởi vì là một quốc gia đa sắc tộc nên tồn tại khá nhiều truyền thuyết về sự thần bí của ma quỷ. Ông nói thêm.
Szeto cho biết trong những lần đi bắt ma, thì lần ở Sabal là rùng rợn nhất đối với ông.
- Khi tôi đến ngôi nhà đó, sau đó tôi về bị đau chân ba tháng không đi lại được. Ở đó tôi nhìn thấy rất nhiều bóng ma là các bác sĩ, họ đi xung quanh tôi mà không nói bất kỳ câu nào.
Năm 2006 ông cũng có một chuyến đi bão táp, đi vào sâu trong rừng nguyên sinh gần Kota Kinabalu để xua đuổi một con quỷ cây. Trong lúc ông đang cố gắng kéo một người bị trượt chân sắp rơi xuống vực, thì tay ông bị chảy máu vài giọt nhỏ lên cái cây cần đó, biết có chuyện chẳng lành. Ông bảo mọi người rời khỏi đó ngay lập tức.
- Trong khi tôi đang đi bộ trên một cây cầu ván qua một khe núi sâu, tôi cảm thấy một cái gì đó kéo áo của tôi từ phía sau. Tôi ngay lập tức niệm một lời cầu nguyện và ném một cây gậy tre phía sau tôi. Ông nói.
Sau đó nhóm của ông đã trở về nhà một cách an toàn. Trong tháng xá tội vong nhân ông khuyên mọi người không nên cắt tóc, cạo râu, phơi quần áo bên ngoài vào ban đêm. Mặc dù ban ngày có rất nhiều các bóng ma ở xung quanh chúng ta, nhưng không nhiều bằng ban đêm nhất là trong thánng cúng ma đói này. Tránh xa những bức tường vì ma hay ở trong đó, không nên mua nhà mới hay xe mới trong tháng xá tội vong nhân, vì ma ở trong đó rất nhiều. Điều quan trọng, “Tin, nhưng đừng để nó ám ảnh mình” đó là câu luôn làm thước mực cho bản thân ông từ trước đến nay.
Phú nguyễn
Theo Dailychili
Vào tối thứ tư tuần này, ông đã tổ chức một buổi nói chuyện về chủ đề ma quỷ với khoảng ba trăm khán giả tại thủ đô Kuala Lumpur. Mọi người đã truyền tay nhau những bức ảnh chụp các linh hồn bí ẩn. Theo giải thích của ông sở dĩ phụ nữ dễ nhìn thấy ma hơn đàn ông, vì đơn giản trong thuật âm dương thì phụ nữ vốn thuộc âm, ma quỷ cũng thuộc tính âm nên dễ dàng có sự tương đồng, gặp gỡ lẫn nhau.
Ông cũng cũng cho biết:
- Không có gì phải sợ hãi cả, thật ra ma sợ ta hơn là chúng ta sợ chúng, các bóng ma hầu hết là vô hại, chúng chẳng làm gì được ta.
Thạc sĩ Szeto, người được mệnh danh là "Ghost King of Ma Cao". Pháp sư người Malaysia đang chỉ cho khán giả thấy có một mặt người bên trong cái chai. Szeto hiện nay đang sống ở Malaysia làm người nói chuyện trên đài phát thanh bằng tiếng Hoa, nhằm cung cấp những kiến thức cho người Malaysia về cách trừ tà ma, và cách cúng chúng sinh bắt đầu từ ngày 31-7 năm nay. Szeto nói rằng ma thực sự là một nhóm các tần số, và không phải ai cũng có thể nhìn thấy chúng. Thường những người nhìn thấy chúng là vì có chung tần số với những bóng ma đó. Đôi khi nó là thần hồn nát thần tính.
Đã từ lâu danh tiếng của các pháp sư người Mã Lai đã rất nổi tiếng về tài năng của mình. Nhiều phim ma Hồng Kông lấy cốt chuyện từ vùng Đông Nam Á chủ yếu là ở Thái Lan hay Malaysia. Vậy có phải Malaysia có nhiều ma nhất?
- Ma có ở khắp nơi, nhưng ở Malaysia bởi vì là một quốc gia đa sắc tộc nên tồn tại khá nhiều truyền thuyết về sự thần bí của ma quỷ. Ông nói thêm.
Szeto cho biết trong những lần đi bắt ma, thì lần ở Sabal là rùng rợn nhất đối với ông.
- Khi tôi đến ngôi nhà đó, sau đó tôi về bị đau chân ba tháng không đi lại được. Ở đó tôi nhìn thấy rất nhiều bóng ma là các bác sĩ, họ đi xung quanh tôi mà không nói bất kỳ câu nào.
Năm 2006 ông cũng có một chuyến đi bão táp, đi vào sâu trong rừng nguyên sinh gần Kota Kinabalu để xua đuổi một con quỷ cây. Trong lúc ông đang cố gắng kéo một người bị trượt chân sắp rơi xuống vực, thì tay ông bị chảy máu vài giọt nhỏ lên cái cây cần đó, biết có chuyện chẳng lành. Ông bảo mọi người rời khỏi đó ngay lập tức.
- Trong khi tôi đang đi bộ trên một cây cầu ván qua một khe núi sâu, tôi cảm thấy một cái gì đó kéo áo của tôi từ phía sau. Tôi ngay lập tức niệm một lời cầu nguyện và ném một cây gậy tre phía sau tôi. Ông nói.
Sau đó nhóm của ông đã trở về nhà một cách an toàn. Trong tháng xá tội vong nhân ông khuyên mọi người không nên cắt tóc, cạo râu, phơi quần áo bên ngoài vào ban đêm. Mặc dù ban ngày có rất nhiều các bóng ma ở xung quanh chúng ta, nhưng không nhiều bằng ban đêm nhất là trong thánng cúng ma đói này. Tránh xa những bức tường vì ma hay ở trong đó, không nên mua nhà mới hay xe mới trong tháng xá tội vong nhân, vì ma ở trong đó rất nhiều. Điều quan trọng, “Tin, nhưng đừng để nó ám ảnh mình” đó là câu luôn làm thước mực cho bản thân ông từ trước đến nay.
Phú nguyễn
Theo Dailychili
Thanked by 1 Member:
|
|
#338
Gửi vào 13/10/2011 - 18:29
BÍ ẨN HIỆN TƯỢNG XÁC CHẾT KHÔNG NÁT
Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại "incorruptible body". Thánh Bernadette Lourder, Pháp là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi ba mươi lăm. Và ba mươi năm sau đó 1909, vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài. Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.
Vào năm 1913, Giáo hoàng Pius mười phong Thánh cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn. Năm 1925, một lần nữa, Bernadette được Giáo hoàng Pius mười một phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến bây giờ. Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh nhục thân bất hoại. Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney 1786-1859, được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên vẹn. Thánh Francis Xavier 1506-1552, được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc trong quan tài bằng gỗ. Khoảng hai tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ông để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài bốn trăm năm tuổi của ông vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại Goa Ấn Độ.
Hiện tượng nhục thân bất hoại không chỉ được ghi nhận trong Thiên chúa giáo, mà còn xuất hiện nhiều đạo khác như Phật giáo, Hindu. Mộ đại sư Itigelove 1852-1927, Siberia Liên bang Nga được khai quật năm 2002 đã gây kinh ngạc. Nhục thân của ông liệm trong lớp vải lụa, quàn trong một quan tài bằng gỗ tuyết tùng, chôn dưới huyệt mộ. Khi khai quật, thi thể của ông vẫn còn nguyên, da dẻ mịn màng, các khớp xương vẫn mềm mại có thể co duỗi được. Hiện nay, xác của ông đang được lưu giữ tại Ivogisky Datsan. Phương pháp tự biến thành xác ướp mà không hề sử dụng bất cứ kỹ thuật nào, được ghi nhận tại Nhật Bản với cái tên Sokushibutsu. Các nhà tu hành sẽ luyện chế độ ăn uống, tu hành đặc biệt. Họ chọn ngày giờ để viên tịch và chỉ dẫn cách, nơi tống táng bản thân. Ở vùng Yamagata Bắc Nhật Bản, có khoảng 16-24 xác tự ướp được tìm thấy. Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh, cao tăng đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí, vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
Bằng chứng mà các nhà khoa học đưa ra là xác ướp tự nhiên 5.000 năm tuổi của một người đàn ông Celt tìm thấy trên dãy Apls Áo. Xác ướp nguyên vẹn do vô tình được bảo quản bởi lớp băng giá trên đỉnh núi cao. Hoặc những xác ướp của người và động vật có độ tuổi 5.500 năm, được tìm thấy trong các vùng đầm lầy tại Bắc Âu, Anh Quốc, Ireland, còn nguyên do môi trường đầm lầy có tính acid, yếm khí, vô hình trung đã tiêu diệt vi khuẩn.
Giới khoa học Nga đang sử dụng các phương tiện phân tích hiện đại nhất để tìm hiểu hiện tượng bất hoại của đại sư Itigelov. Họ giả thiết rằng, có thể trong quá trình tu hành, khổ luyện, ông đã sử dụng những loại hóa chất có sẵn trong tự nhiên, theo một trình tự bí mật nào đó trong ăn uống hằng ngày để “gột rửa” sạch cơ thể. Và vì thế xác của ông không bị phân hủy dù trong điều kiện bình thường. Để chứng minh được giả thiết này, các nhà khoa học cần rất nhiều tài liệu liên quan đến quá trình tu luyện của các đại sư, nhưng điều này luôn được giữ tuyệt mật và gần như người thường không thể tiếp cận. Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết.
ST
Có những thi thể không bị rữa nát qua thời gian dù không trải qua bất cứ sự can thiệp kỹ thuật nào. Hiện tượng có vẻ đi ngược với quy luật tự nhiên này được gọi là nhục thân bất hoại "incorruptible body". Thánh Bernadette Lourder, Pháp là một ví dụ điển hình. Bà qua đời ở tuổi ba mươi lăm. Và ba mươi năm sau đó 1909, vì một nghi lễ tôn giáo, nhà thờ đã khai quật mộ. Đại diện nhà thờ, bác sĩ phẫu thuật và những người chứng kiến đã vô cùng kinh ngạc khi thấy thi thể của bà vẫn nguyên vẹn, dường như đang trong một giấc ngủ dài. Bác sĩ phẫu thuật Tourdan đã ghi lại những gì ông quan sát được Cỗ quan tài của bà được mở ra dưới sự chứng kiến của mọi người trong đó có tôi. Di hài của Thánh Bernadette trong trang phục yêu thích của bà không hề có mùi xú uế. Khuôn mặt, bàn tay và cẳng tay lộ ra bên ngoài. Đầu của bà nghiêng sang một bên, miệng hé mở có thể nhìn thấy hàm răng trắng. Hai tay đặt trên ngực, vẫn giữ được lớp da hoàn hảo. Gia đình của Thánh Bernadette đã làm lễ tắm rửa, thay quần áo và quan tài cho bà. Di hài của bà được đặt vào một vị trí mới sâu trong nhà mồ.
Vào năm 1913, Giáo hoàng Pius mười phong Thánh cho Bernadette. Điều này đồng nghĩa với việc mộ của bà được mở ra một lần nữa. Việc này bị gián đoạn đến năm 1919 vì cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất. Điều kinh ngạc là ở lần khai quật này, di hài của bà vẫn nguyên vẹn. Năm 1925, một lần nữa, Bernadette được Giáo hoàng Pius mười một phong Thánh. Lần thứ ba, mộ bà được mở ra. Di hài được đưa vào một quan tài bằng pha lê cho mọi người chiêm ngưỡng và quàn tại nhà nguyện ở Nhà thờ Lourder cho đến bây giờ. Các tài liệu tôn giáo ghi nhận nhiều trường hợp các vị thánh nhục thân bất hoại. Thánh Jean Marie Baptiste Vieanney 1786-1859, được khai quật năm 1904, xác cũng còn nguyên vẹn. Thánh Francis Xavier 1506-1552, được chôn cất tại một đảo ở Trung Quốc trong quan tài bằng gỗ. Khoảng hai tháng rưỡi sau, người ta khai quật mộ ông để di chuyển, thấy thánh thể vẫn như lúc sống. Hiện nay di hài bốn trăm năm tuổi của ông vẫn còn nguyên và được lưu giữ tại Goa Ấn Độ.
Hiện tượng nhục thân bất hoại không chỉ được ghi nhận trong Thiên chúa giáo, mà còn xuất hiện nhiều đạo khác như Phật giáo, Hindu. Mộ đại sư Itigelove 1852-1927, Siberia Liên bang Nga được khai quật năm 2002 đã gây kinh ngạc. Nhục thân của ông liệm trong lớp vải lụa, quàn trong một quan tài bằng gỗ tuyết tùng, chôn dưới huyệt mộ. Khi khai quật, thi thể của ông vẫn còn nguyên, da dẻ mịn màng, các khớp xương vẫn mềm mại có thể co duỗi được. Hiện nay, xác của ông đang được lưu giữ tại Ivogisky Datsan. Phương pháp tự biến thành xác ướp mà không hề sử dụng bất cứ kỹ thuật nào, được ghi nhận tại Nhật Bản với cái tên Sokushibutsu. Các nhà tu hành sẽ luyện chế độ ăn uống, tu hành đặc biệt. Họ chọn ngày giờ để viên tịch và chỉ dẫn cách, nơi tống táng bản thân. Ở vùng Yamagata Bắc Nhật Bản, có khoảng 16-24 xác tự ướp được tìm thấy. Các tài liệu tôn giáo nhìn chung đều cho rằng hiện tượng các vị thánh, cao tăng đạt tới nhục thân bất hoại là do sức mạnh siêu nhiên, hoặc tu luyện đến độ gột rửa sạch mình đến mức cơ thể không thể bị phân hủy. Các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục nghiên cứu hiện tượng này, nhưng theo một hướng khác. Một giả thiết được đưa ra là trong những điều kiện môi trường, vật chất khá đặc biệt như nhiệt độ, độ ẩm, yếm khí, vi khuẩn bị tiêu diệt làm quá trình phân rã theo tự nhiên không thể thực hiện.
Bằng chứng mà các nhà khoa học đưa ra là xác ướp tự nhiên 5.000 năm tuổi của một người đàn ông Celt tìm thấy trên dãy Apls Áo. Xác ướp nguyên vẹn do vô tình được bảo quản bởi lớp băng giá trên đỉnh núi cao. Hoặc những xác ướp của người và động vật có độ tuổi 5.500 năm, được tìm thấy trong các vùng đầm lầy tại Bắc Âu, Anh Quốc, Ireland, còn nguyên do môi trường đầm lầy có tính acid, yếm khí, vô hình trung đã tiêu diệt vi khuẩn.
Giới khoa học Nga đang sử dụng các phương tiện phân tích hiện đại nhất để tìm hiểu hiện tượng bất hoại của đại sư Itigelov. Họ giả thiết rằng, có thể trong quá trình tu hành, khổ luyện, ông đã sử dụng những loại hóa chất có sẵn trong tự nhiên, theo một trình tự bí mật nào đó trong ăn uống hằng ngày để “gột rửa” sạch cơ thể. Và vì thế xác của ông không bị phân hủy dù trong điều kiện bình thường. Để chứng minh được giả thiết này, các nhà khoa học cần rất nhiều tài liệu liên quan đến quá trình tu luyện của các đại sư, nhưng điều này luôn được giữ tuyệt mật và gần như người thường không thể tiếp cận. Cho đến nay, chưa có cơ sở nào để giải thích hiện tượng nhục thân bất hoại. Hiện tượng này đang bị bao phủ bởi một bức màn kỳ ảo, và tất cả vẫn đang là giả thiết.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#339
Gửi vào 13/10/2011 - 19:00
KỲ NHÂN Ở NGHĨA ĐỊA MỘ CỔ
Ông bảo, vùng Hải Dương là một nghĩa địa mộ cổ khổng lồ (?). Chuyện này thật lạ! Tôi chưa từng nghe nhà khoa học nào nói như vậy. Nhưng phải lật lại ba mươi năm vùi đầu vào mộ cổ của kỳ nhân này, mới thấy điều đó hoàn toàn chính xác. Và có vô số những chuyện không tin nổi hé lộ theo những ngôi mộ huyền bí được khai quật này. Ông Tăng Bá Hoành nguyên Giám Đốc Bảo tàng Hải Dương, sinh năm 1941. Nhà nghèo cậu bé Hoành phải bỏ học sớm để đi làm. Thế nhưng không đến lớp không có thầy cô, Hoành vẫn dự thi và tốt nghiệp cấp ba. Sau một quá trình học như thể ngày mai không còn được học nữa, đầu năm 1968 Hoành được nhận về làm cán bộ ở kho Hiện vật của Bảo tàng tỉnh.
Vừa làm vừa học, anh đã tốt nghiệp xuất sắc ĐH Tổng hợp khoa Sử. Niềm đam mê mộ cổ bắt đầu hình thành rõ nét. Vụ tham gia đào mộ đầu tiên của ông Hoành, cũng là cuộc khai quật mộ tháp Huyền Quang và mộ tháp Pháp Loa, diễn ra vào tháng 4-1979. Lúc bấy giờ vụ việc này cũng khá nổi đình nổi đám trong giới khảo cổ. Ngay sau cuộc khai quật hai mộ tháp, ông tiếp tục tham gia và chủ trì khai quật hàng loạt mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh, bà Nguyễn Thị Ngọc Chén vợ ba chúa Trịnh Tùng, mộ bà chúa Sao Sa, tức Nguyễn Thị Duệ nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta, người từng giả trai đi học, Thượng tướng, Quận công Nguyễn Văn Linh..
Mỗi cuộc khai quật mộ cổ thời kỳ này, có sự chỉ đạo và tham gia của ông, đều là tâm điểm chú ý của cả nước. Nhân dân khắp nơi kéo về xem, quây kín khu vực khai quật cứ như đi biểu tình. Lần để lại nhiều kỷ niệm nhất là lần khai quật mộ cụ Nguyễn Bá Khanh. Suốt bốn mươi ngày ông cùng các đồng sự làm việc miệt mài, không có một đồng công lao nào. Cũng may mà suốt bốn nươi ngày đó, ông được nhà chùa nấu cơm cho ăn miễn phí. Lúc chuẩn bị khai quật, ông định làm báo cáo gửi Bộ. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh phán miệng rằng không cần, cứ làm trước báo sau. Vụ ấy ông suýt bị bỏ tù vì phát hiện ngôi mộ cổ cực quý, tài sản quốc gia mà tự tiện khai quật không báo cáo trung ương.
Chỉ đạo và tham gia khai quật hàng chục ngôi mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng, song tên tuổi của nhà khảo cổ tỉnh lẻ này chỉ thực sự được biết đến khi những ngôi mộ thuyền, mộ cũi, mộ Hán, có tuổi trên dưới 2.000 năm, được quật lên khỏi lòng đất. Cách đây hàng ngàn năm, vùng đất này, nhiều nơi còn là đầm lầy lụt lội, sông ngòi chằng chịt. Cư dân Đông Sơn sinh sống, đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè. Sống ngâm da, chết ngâm xương, sống trên thuyền thì chết cũng ở trên thuyền. Chính cuộc sống sông nước đã tạo ta tín ngưỡng mộ thuyền đặc sắc. Cư dân ở xứ sở thờ thần mặt trời luôn tin rằng linh hồn người chết sẽ được chở đến thế giới bên kia, xứ sở của hồn. Phương tiện đi lại thời đó chủ yếu là thuyền, nên linh hồn cũng cần một con thuyền. Để chuẩn bị cho chuyến đi của hồn, ngoài chiếc thuyền ra, còn phải có vũ khí, đồ dùng, thức ăn.
Điều may mắn là cư dân thời đó đã đào huyệt thật sâu trong lòng đất, tận lớp đất sú vẹt có nhiều khí mê tan. Chính lớp khí này làm cho các loại vi khuẩn ăn gỗ, ăn xương không sống được, để đến nay, hơn 2.000 năm sau, con cháu cư dân Đông Sơn vẫn được chiêm ngưỡng gần như nguyên vẹn thế giới của tổ tiên hiện diện qua các ngôi mộ cổ. Điều kỳ diệu là một nhà khảo cổ tỉnh lẻ như ông lại có rất nhiều cơ hội chạm tay vào những ngôi mộ thuyền đặc biệt đến nỗi làm ngạc nhiên cả giới khảo cổ thế giới. Sau khi khai quật chữa cháy ngôi mộ Kiệt Thượng một, ông Hoành khẳng định sẽ còn một ngôi mộ nữa, bởi ông biết rằng, mộ thuyền thường có đôi. Và quả thực không lâu sau ông cùng đồng nghiệp đã lại quật lên mộ thuyền Kiệt Thượng hai ngay cạnh đó, cũng đẹp và hoàn chỉnh không khác gì ngôi Kiệt Thượng một. Từ hai ngôi mộ đặc biệt này, các nhà khoa học có thể dựng lại khá chi tiết đời sống phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người thời đó. Còn các nhà nhân chủng học, với bộ xương nguyên vẹn có thể miêu tả, phục dựng khá chi tiết hình dáng người Việt cách nay hai ngàn năm. Qua hai ngôi mộ ở Kiệt Thượng, có thể thấy kỹ thuật mỹ thuật đúc đồng, cũng như văn hóa của người Việt thời Đông Sơn đã đạt trình độ khá cao, không kém gì những nền văn minh đương thời trong khu vực.
Nằm sau những rặng tre những đống gạch vữa, đất cát cao chất ngất ở một góc khuất nẻo, mà khách tham quan không thể nhìn thấy nếu không có bác bảo vệ chỉ dẫn, của bảo tàng Hải Dương là một… đống gạch đỏ chót khổng lồ. Lại gần và quan sát kỹ mới thấy đống gạch đó là một lâu đài cổ. Tóm lại không ai biết đó là cái gì ngoài những nhà khảo cổ, nếu lần đầu được trông thấy. Ấy vậy mà cái đống gạch có hình thù lạ đó từng là phát hiện chấn động, gây sửng sốt cả thế giới chứ chẳng phải chơi: mộ Hán. Người phát hiện, bảo tồn và khiến cho các nhà khảo cổ trên thế giới, phải sửng sốt suốt một thời gian dài ấy, không ai khác chính là nhà khảo cổ tỉnh lẻ Tăng Bá Hoành. Chuyện về ngôi mộ Hán khổng lồ này bắt đầu từ cuối tháng 6 năm 1996. Khi đó tại khu vực Đống Dom thôn Vũ Xá Ái Quốc, Nam Sách Hải Dương, một doanh nghiệp của Đài Loan giăng biển hiệu hoành tráng, với rất đông người để chuẩn bị cho lễ động thổ công trình. Đúng lúc đó thì ông Tăng Bá Hoành đi qua. Ông thấy gò đất khổng lồ rộng hàng ngàn mét vuông, mà ông vẫn để ý nghi ngờ có ngôi mộ Hán, nằm lọt vào giữa công trường của doanh nghiệp Đài Loan kia. Ngay lập tức ông cùng các đồng nghiệp với các thiết bị thăm dò xuống hiện trường. Quả thực khi chiếc gầu sắt khổng lồ cắm xuống gò đất, sâu chừng hơn mét đã móc bật lên những viên gạch đỏ tươi có hình thù lạ.
Các cán bộ của bảo tàng đều bất ngờ. Trước đó họ xuống công trình theo lệnh giám đốc, chứ đâu có tin vào lời đoán mò của ông. Sau này mọi người mới hiểu những phán đoán của ông đều có cơ sở, là kinh nghiệm đúc rút từ mấy chục năm làm khảo cổ, mà chủ yếu là đào mồ mả cổ. Sau khi phát hiện có mộ cổ, ông kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp này ngừng công việc giải phóng mặt bằng để ông báo cáo tỉnh. Báo cáo gửi đi, ông nhận được công văn của vị phó chủ tịch tỉnh với nội dung đại để: cứ để cho họ phá nếu có di vật thì đến nhặt về. Ông bức xúc đánh công văn gửi cho vị phó chủ tịch nọ, với những viện dẫn từ Luật Di sản đầy sức mạnh. Thế là doanh nghiệp kia phải ngừng thi công, giao hiện trường cho các nhà khảo cổ học. Ông Hoành bảo rằng, đã có rất nhiều ví dụ về những ngôi mộ Hán tuyệt đẹp, bị người ta dùng máy ủi san phẳng.
Các doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng gặp mộ cổ, không bao giờ họ báo cáo theo đúng Luật Di sản, bởi ngoài việc tò mò kiếm chác cổ vật, họ không muốn dự án phải ngừng trệ nhiều ngày. Giữa cái nóng như nung của những ngày tháng bảy, ông giám đốc bảo tàng Hải Dương Tăng Bá Hoành trần lưng lăn lộn ngoài công trường cùng các nhà khảo cổ và hơn ba mươi dân công thuê của địa phương. Bản thân ông cũng đào xới, vác đất rất vất vả cùng mọi người. Gò đất này cao 5-7m, rộng khoảng 1.000m2. Mấy chục con người phải đào bới suốt một tháng trời ròng rã, ngôi mộ Hán khổng lồ mới lộ thiên. Ngay trên nóc ngôi mộ Hán này, có cả một nghĩa địa của nhân dân với hơn trăm ngôi. Sau khi hàng vạn khối đất được bóc ra, cả một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ có diện tích rộng hàng trăm mét vuông hiện ra. Đó là một ngôi mộ Hán được xây bằng gạch cổ, với ba vòm cuốn, mỗi vòm cao 2,8m. Thật lạ lùng, nắp hầm bật mở, một luồng khí xanh lè phụt ra. Ông Hoành hô mọi người chạy càng xa càng tốt. Màu khói xanh lè là ô xít đồng. Ngôi mộ gần hai ngàn năm trong lòng đất tích tụ rất nhiều yếm khí, nên nếu không thận trọng hít phải là toi mạng như chơi.
Sau khi nắp hầm mở, ông vinh dự là người đầu tiên đặt chân vào hầm. Những đường hầm ngoằn nghèo thông nhau sâu hun hút, gợi cảm giác như đang đi trong một ngôi đền linh thiêng chứ không phải một ngôi mộ. Ông mường tượng ra cảnh hai ngàn năm trước, ngôi mộ này có cả quân lính canh giữ để một vị “đại quan” nào đó được an giấc ngàn thu. Ngồn ngộn trong những căn phòng trong ngôi mộ Hán khổng lồ này là cổ vật, chủ yếu là vũ khí đồ gốm và các vật dụng thời kỳ ấy. Chiếc quan tài còn đó, hình thù bộ xương của chủ nhân ngôi mộ này vẫn còn, nhưng động vào là mủn ra thành bột. Khi ngôi mộ Hán hiện ra giữa thanh thiên bạch nhật, có người khẳng định đó là một ngôi đền, có người cho rằng đó là cung điện. Họ suy luận, cách đây hàng thiên niên kỷ, người Việt chúng ta ở vùng đất này, chỉ sống trong những ngôi nhà tranh vách đất, chết được bó bởi những manh chiếu sờn, chứ lấy đâu ra một công trình huyệt mộ hoành tráng đến vậy. Hàng vạn người dân phát sốt vì tin nóng, từ khắp các miền tổ quốc nườm nượp đổ về xem mộ, quay phim chụp ảnh suốt ngày đêm. Các nhà khoa học, các nhà báo thi nhau phán đoán theo ý riêng của mình, người thì bảo đây là lăng mộ thời Trần, người bảo là đền thờ thời Lý.
Riêng ông Tăng Bá Hoành thì quá rõ ràng, bởi nó đúng là một ngôi mộ Hán, tức của quan lại người Hán. Ông biết, mảnh đất ông đang sống và dày công nghiên cứu mấy chục năm nay là nơi "đóng đô" của người Hán khi họ sang cai trị dân ta. Sau một tháng khai quật ngày đêm tận thu hiện vật, những viên gạch được bóc gỡ cẩn thận, xếp lên xe chở về bảo tàng Hải Dương. Ông Hoành tính toán tỉ mẩn, thấy rằng, ngôi mộ này tốn kém đúng 45m3 gạch. Một điều kỳ diệu xảy ra. Khi viên gạch cuối cùng được nhấc lên do chính tay ông, ông sung sướng đến phát khóc, vì viên gạch đó có chữ Hán, ghi niên đại xây ngôi mộ này. Ông Hoành dịch ngay mấy chữ như sau: "Vĩnh Kiến tứ niên thất nguyệt". Như vậy ngôi mộ này được làm vào năm 129 sau Công nguyên. Sau này, gióa sư sử học nổi tiếng Hà Văn Tấn cũng dịch lại với nội dung không khác gì. Trên viên gạch đó hiện vẫn còn ba chữ không thể đọc được. Đây là chữ Hán cổ, có râu ria, hay còn gọi là chữ Lệ, chữ Hán gồm nhiều loại: Chân, Thảo, Triện, Lệ... là loại chữ Hán khó đọc nhất. Ông Hoành đã nhờ rất nhiều giáo sư, tiến sĩ của Trung Quốc, Đài Loan, song cũng không ai đọc được ba chữ này.
ST
Ông bảo, vùng Hải Dương là một nghĩa địa mộ cổ khổng lồ (?). Chuyện này thật lạ! Tôi chưa từng nghe nhà khoa học nào nói như vậy. Nhưng phải lật lại ba mươi năm vùi đầu vào mộ cổ của kỳ nhân này, mới thấy điều đó hoàn toàn chính xác. Và có vô số những chuyện không tin nổi hé lộ theo những ngôi mộ huyền bí được khai quật này. Ông Tăng Bá Hoành nguyên Giám Đốc Bảo tàng Hải Dương, sinh năm 1941. Nhà nghèo cậu bé Hoành phải bỏ học sớm để đi làm. Thế nhưng không đến lớp không có thầy cô, Hoành vẫn dự thi và tốt nghiệp cấp ba. Sau một quá trình học như thể ngày mai không còn được học nữa, đầu năm 1968 Hoành được nhận về làm cán bộ ở kho Hiện vật của Bảo tàng tỉnh.
Vừa làm vừa học, anh đã tốt nghiệp xuất sắc ĐH Tổng hợp khoa Sử. Niềm đam mê mộ cổ bắt đầu hình thành rõ nét. Vụ tham gia đào mộ đầu tiên của ông Hoành, cũng là cuộc khai quật mộ tháp Huyền Quang và mộ tháp Pháp Loa, diễn ra vào tháng 4-1979. Lúc bấy giờ vụ việc này cũng khá nổi đình nổi đám trong giới khảo cổ. Ngay sau cuộc khai quật hai mộ tháp, ông tiếp tục tham gia và chủ trì khai quật hàng loạt mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng trong lịch sử như lưỡng quốc trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi, đại tư đồ Nguyễn Bá Khanh, bà Nguyễn Thị Ngọc Chén vợ ba chúa Trịnh Tùng, mộ bà chúa Sao Sa, tức Nguyễn Thị Duệ nữ tiến sĩ duy nhất của nước ta, người từng giả trai đi học, Thượng tướng, Quận công Nguyễn Văn Linh..
Mỗi cuộc khai quật mộ cổ thời kỳ này, có sự chỉ đạo và tham gia của ông, đều là tâm điểm chú ý của cả nước. Nhân dân khắp nơi kéo về xem, quây kín khu vực khai quật cứ như đi biểu tình. Lần để lại nhiều kỷ niệm nhất là lần khai quật mộ cụ Nguyễn Bá Khanh. Suốt bốn mươi ngày ông cùng các đồng sự làm việc miệt mài, không có một đồng công lao nào. Cũng may mà suốt bốn nươi ngày đó, ông được nhà chùa nấu cơm cho ăn miễn phí. Lúc chuẩn bị khai quật, ông định làm báo cáo gửi Bộ. Tuy nhiên, lãnh đạo tỉnh phán miệng rằng không cần, cứ làm trước báo sau. Vụ ấy ông suýt bị bỏ tù vì phát hiện ngôi mộ cổ cực quý, tài sản quốc gia mà tự tiện khai quật không báo cáo trung ương.
Chỉ đạo và tham gia khai quật hàng chục ngôi mộ cổ của những nhân vật nổi tiếng, song tên tuổi của nhà khảo cổ tỉnh lẻ này chỉ thực sự được biết đến khi những ngôi mộ thuyền, mộ cũi, mộ Hán, có tuổi trên dưới 2.000 năm, được quật lên khỏi lòng đất. Cách đây hàng ngàn năm, vùng đất này, nhiều nơi còn là đầm lầy lụt lội, sông ngòi chằng chịt. Cư dân Đông Sơn sinh sống, đi lại chủ yếu bằng thuyền, bè. Sống ngâm da, chết ngâm xương, sống trên thuyền thì chết cũng ở trên thuyền. Chính cuộc sống sông nước đã tạo ta tín ngưỡng mộ thuyền đặc sắc. Cư dân ở xứ sở thờ thần mặt trời luôn tin rằng linh hồn người chết sẽ được chở đến thế giới bên kia, xứ sở của hồn. Phương tiện đi lại thời đó chủ yếu là thuyền, nên linh hồn cũng cần một con thuyền. Để chuẩn bị cho chuyến đi của hồn, ngoài chiếc thuyền ra, còn phải có vũ khí, đồ dùng, thức ăn.
Điều may mắn là cư dân thời đó đã đào huyệt thật sâu trong lòng đất, tận lớp đất sú vẹt có nhiều khí mê tan. Chính lớp khí này làm cho các loại vi khuẩn ăn gỗ, ăn xương không sống được, để đến nay, hơn 2.000 năm sau, con cháu cư dân Đông Sơn vẫn được chiêm ngưỡng gần như nguyên vẹn thế giới của tổ tiên hiện diện qua các ngôi mộ cổ. Điều kỳ diệu là một nhà khảo cổ tỉnh lẻ như ông lại có rất nhiều cơ hội chạm tay vào những ngôi mộ thuyền đặc biệt đến nỗi làm ngạc nhiên cả giới khảo cổ thế giới. Sau khi khai quật chữa cháy ngôi mộ Kiệt Thượng một, ông Hoành khẳng định sẽ còn một ngôi mộ nữa, bởi ông biết rằng, mộ thuyền thường có đôi. Và quả thực không lâu sau ông cùng đồng nghiệp đã lại quật lên mộ thuyền Kiệt Thượng hai ngay cạnh đó, cũng đẹp và hoàn chỉnh không khác gì ngôi Kiệt Thượng một. Từ hai ngôi mộ đặc biệt này, các nhà khoa học có thể dựng lại khá chi tiết đời sống phong tục tập quán, tín ngưỡng của con người thời đó. Còn các nhà nhân chủng học, với bộ xương nguyên vẹn có thể miêu tả, phục dựng khá chi tiết hình dáng người Việt cách nay hai ngàn năm. Qua hai ngôi mộ ở Kiệt Thượng, có thể thấy kỹ thuật mỹ thuật đúc đồng, cũng như văn hóa của người Việt thời Đông Sơn đã đạt trình độ khá cao, không kém gì những nền văn minh đương thời trong khu vực.
Nằm sau những rặng tre những đống gạch vữa, đất cát cao chất ngất ở một góc khuất nẻo, mà khách tham quan không thể nhìn thấy nếu không có bác bảo vệ chỉ dẫn, của bảo tàng Hải Dương là một… đống gạch đỏ chót khổng lồ. Lại gần và quan sát kỹ mới thấy đống gạch đó là một lâu đài cổ. Tóm lại không ai biết đó là cái gì ngoài những nhà khảo cổ, nếu lần đầu được trông thấy. Ấy vậy mà cái đống gạch có hình thù lạ đó từng là phát hiện chấn động, gây sửng sốt cả thế giới chứ chẳng phải chơi: mộ Hán. Người phát hiện, bảo tồn và khiến cho các nhà khảo cổ trên thế giới, phải sửng sốt suốt một thời gian dài ấy, không ai khác chính là nhà khảo cổ tỉnh lẻ Tăng Bá Hoành. Chuyện về ngôi mộ Hán khổng lồ này bắt đầu từ cuối tháng 6 năm 1996. Khi đó tại khu vực Đống Dom thôn Vũ Xá Ái Quốc, Nam Sách Hải Dương, một doanh nghiệp của Đài Loan giăng biển hiệu hoành tráng, với rất đông người để chuẩn bị cho lễ động thổ công trình. Đúng lúc đó thì ông Tăng Bá Hoành đi qua. Ông thấy gò đất khổng lồ rộng hàng ngàn mét vuông, mà ông vẫn để ý nghi ngờ có ngôi mộ Hán, nằm lọt vào giữa công trường của doanh nghiệp Đài Loan kia. Ngay lập tức ông cùng các đồng nghiệp với các thiết bị thăm dò xuống hiện trường. Quả thực khi chiếc gầu sắt khổng lồ cắm xuống gò đất, sâu chừng hơn mét đã móc bật lên những viên gạch đỏ tươi có hình thù lạ.
Các cán bộ của bảo tàng đều bất ngờ. Trước đó họ xuống công trình theo lệnh giám đốc, chứ đâu có tin vào lời đoán mò của ông. Sau này mọi người mới hiểu những phán đoán của ông đều có cơ sở, là kinh nghiệm đúc rút từ mấy chục năm làm khảo cổ, mà chủ yếu là đào mồ mả cổ. Sau khi phát hiện có mộ cổ, ông kiên quyết yêu cầu doanh nghiệp này ngừng công việc giải phóng mặt bằng để ông báo cáo tỉnh. Báo cáo gửi đi, ông nhận được công văn của vị phó chủ tịch tỉnh với nội dung đại để: cứ để cho họ phá nếu có di vật thì đến nhặt về. Ông bức xúc đánh công văn gửi cho vị phó chủ tịch nọ, với những viện dẫn từ Luật Di sản đầy sức mạnh. Thế là doanh nghiệp kia phải ngừng thi công, giao hiện trường cho các nhà khảo cổ học. Ông Hoành bảo rằng, đã có rất nhiều ví dụ về những ngôi mộ Hán tuyệt đẹp, bị người ta dùng máy ủi san phẳng.
Các doanh nghiệp khi giải phóng mặt bằng gặp mộ cổ, không bao giờ họ báo cáo theo đúng Luật Di sản, bởi ngoài việc tò mò kiếm chác cổ vật, họ không muốn dự án phải ngừng trệ nhiều ngày. Giữa cái nóng như nung của những ngày tháng bảy, ông giám đốc bảo tàng Hải Dương Tăng Bá Hoành trần lưng lăn lộn ngoài công trường cùng các nhà khảo cổ và hơn ba mươi dân công thuê của địa phương. Bản thân ông cũng đào xới, vác đất rất vất vả cùng mọi người. Gò đất này cao 5-7m, rộng khoảng 1.000m2. Mấy chục con người phải đào bới suốt một tháng trời ròng rã, ngôi mộ Hán khổng lồ mới lộ thiên. Ngay trên nóc ngôi mộ Hán này, có cả một nghĩa địa của nhân dân với hơn trăm ngôi. Sau khi hàng vạn khối đất được bóc ra, cả một tòa lâu đài nguyên vẹn, kỳ vĩ có diện tích rộng hàng trăm mét vuông hiện ra. Đó là một ngôi mộ Hán được xây bằng gạch cổ, với ba vòm cuốn, mỗi vòm cao 2,8m. Thật lạ lùng, nắp hầm bật mở, một luồng khí xanh lè phụt ra. Ông Hoành hô mọi người chạy càng xa càng tốt. Màu khói xanh lè là ô xít đồng. Ngôi mộ gần hai ngàn năm trong lòng đất tích tụ rất nhiều yếm khí, nên nếu không thận trọng hít phải là toi mạng như chơi.
Sau khi nắp hầm mở, ông vinh dự là người đầu tiên đặt chân vào hầm. Những đường hầm ngoằn nghèo thông nhau sâu hun hút, gợi cảm giác như đang đi trong một ngôi đền linh thiêng chứ không phải một ngôi mộ. Ông mường tượng ra cảnh hai ngàn năm trước, ngôi mộ này có cả quân lính canh giữ để một vị “đại quan” nào đó được an giấc ngàn thu. Ngồn ngộn trong những căn phòng trong ngôi mộ Hán khổng lồ này là cổ vật, chủ yếu là vũ khí đồ gốm và các vật dụng thời kỳ ấy. Chiếc quan tài còn đó, hình thù bộ xương của chủ nhân ngôi mộ này vẫn còn, nhưng động vào là mủn ra thành bột. Khi ngôi mộ Hán hiện ra giữa thanh thiên bạch nhật, có người khẳng định đó là một ngôi đền, có người cho rằng đó là cung điện. Họ suy luận, cách đây hàng thiên niên kỷ, người Việt chúng ta ở vùng đất này, chỉ sống trong những ngôi nhà tranh vách đất, chết được bó bởi những manh chiếu sờn, chứ lấy đâu ra một công trình huyệt mộ hoành tráng đến vậy. Hàng vạn người dân phát sốt vì tin nóng, từ khắp các miền tổ quốc nườm nượp đổ về xem mộ, quay phim chụp ảnh suốt ngày đêm. Các nhà khoa học, các nhà báo thi nhau phán đoán theo ý riêng của mình, người thì bảo đây là lăng mộ thời Trần, người bảo là đền thờ thời Lý.
Riêng ông Tăng Bá Hoành thì quá rõ ràng, bởi nó đúng là một ngôi mộ Hán, tức của quan lại người Hán. Ông biết, mảnh đất ông đang sống và dày công nghiên cứu mấy chục năm nay là nơi "đóng đô" của người Hán khi họ sang cai trị dân ta. Sau một tháng khai quật ngày đêm tận thu hiện vật, những viên gạch được bóc gỡ cẩn thận, xếp lên xe chở về bảo tàng Hải Dương. Ông Hoành tính toán tỉ mẩn, thấy rằng, ngôi mộ này tốn kém đúng 45m3 gạch. Một điều kỳ diệu xảy ra. Khi viên gạch cuối cùng được nhấc lên do chính tay ông, ông sung sướng đến phát khóc, vì viên gạch đó có chữ Hán, ghi niên đại xây ngôi mộ này. Ông Hoành dịch ngay mấy chữ như sau: "Vĩnh Kiến tứ niên thất nguyệt". Như vậy ngôi mộ này được làm vào năm 129 sau Công nguyên. Sau này, gióa sư sử học nổi tiếng Hà Văn Tấn cũng dịch lại với nội dung không khác gì. Trên viên gạch đó hiện vẫn còn ba chữ không thể đọc được. Đây là chữ Hán cổ, có râu ria, hay còn gọi là chữ Lệ, chữ Hán gồm nhiều loại: Chân, Thảo, Triện, Lệ... là loại chữ Hán khó đọc nhất. Ông Hoành đã nhờ rất nhiều giáo sư, tiến sĩ của Trung Quốc, Đài Loan, song cũng không ai đọc được ba chữ này.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#340
Gửi vào 13/10/2011 - 19:06
BÍ ẨN BẢN KINH THÁNH CỔ
Tấm da hơn nghìn năm tuổi được người đàn ông luôn giữ bên mình như một lá bùa hộ mệnh, thậm chí còn mang theo nó ngay cả khi đang phải làm một cuộc phẫu thuật tim.
Bùa Hộ Mệnh?
Sabbagh, một người xứ Xiri sau khi di cư đến Brooklyn New York, đã mang theo mảnh giấy da này từ năm này qua năm khác trong chiếc ví của mình. Ông ta xem nó như một tấm bùa hộ mệnh, thậm chí còn mang theo nó ngay cả khi đang phải làm một cuộc phẫu thuật tim. Sau khi Sabbagh mất được hai năm, gia đình ông đã tặng nó cho học viện Jerusalem. Tấm da quý này đã được các nhà nghiên cứu khôi phục lại và nó thực sự có ý nghĩa đối với cộng đồng người Do Thái. Ngày 9 tháng 11, các nhà khoa học đã hợp nhất được những phần đã mất và trả chúng về đúng nguyên bản.
Ông Micheal Glatzer Chủ tịch Viện Yad Ben Zvi cho biết: Nó mang lại cái nhìn cận cảnh (chính xác) về những nét riêng biệt của ngữ pháp và cách phát âm của người Do Thái cổ. Trở lại chuyện về tấm da có chữ viết cổ này, gia đình nhà Sabbagh cho biết: Sabbagh luôn giữ nó bên mình, vì ông tin rằng chính mảnh giấy da này đã mang lại cho ông ấy nhiều may mắn, và thoát được nhiều chuyện nguy hiểm. Như lần ông đang chu du trên biển Galilee. Bỗng nhiên chiếc thuyền bị đắm. Thật đáng buồn khi tất cả mọi người không ai qua khỏi, nhưng ông là người duy nhất sống sót, và được một chiếc thuyền đánh cá cứu thoát. Còn rất nhiều chuyện trong suốt những năm ông mang theo mảnh kinh thánh bên người mà không lý giải được.
Cuộc Du Ngoạn Của Bản Kinh Thánh
Các nhà khoa học đã xác định đây là một bản kinh Thánh viết tay, của người Do Thái cổ với tuổi thọ hơn một ngàn năm. Mảnh giấy như một tấm bùa may mắn, trong suốt sáu thập kỷ của ông Sabbatgh và gia đình. Ông Micheal Glatzer Yad Ben Zvi cho biết: “Bản viết trên giấy da này, to hơn tấm thẻ tín dụng của chúng ta, nhưng nó được xem như là một căn cứ chính xác nhất, về bản kinh thánh viết tay của người Do Thái cổ”. Nó bao gồm nhiều Verses (một trong các đoạn ngắn được đánh số của một chương trong kinh Thánh) trong quyển sách nói về sự kiện người Do Thái cổ rời bỏ Ai Cập như thế nào.
Quyển sách miêu tả về một tai hoạ ở Ai Cập, nó có trích một câu nói của Pharaoh (tên gọi dành cho các vị vua Ai Cập cổ đại) như: “Hãy để cho mọi người ra đi, đấy là cái họ có thể đối xử với tôi.. Mặt khác bản kinh Thánh viết tay này còn như một văn bản để chú giải kinh Thánh Do Thái cổ. Bản này được viết ở Tiberias, gần biển Galilee (thực chất là hồ nước ngọt nhỏ ở Isreal) trong thế kỷ thứ mười và sau đấy được mang tới Jerusalem. Ông Aron Dotan giáo sư ngôn ngữ Xiri và Do Thái cổ của đại học Tel Aviv đã cho biết: “Chúng ta đã có khoảng 60% của bản kinh Thánh viết tay của người Do Thái cổ, hơn một phần ba vẫn còn thất lạc”. Mặc dù đây chỉ là một mảnh nhỏ, nhưng sự phát hiện này thực sự là một điều đáng ghi nhớ. Nó đã thêm vào một phần rất quan trọng những gì chúng ta đã có”. Tuần này bản kinh Thánh cổ, lá bùa hộ mệnh sẽ được trưng bày tại viện Jerusalem.
ST
Tấm da hơn nghìn năm tuổi được người đàn ông luôn giữ bên mình như một lá bùa hộ mệnh, thậm chí còn mang theo nó ngay cả khi đang phải làm một cuộc phẫu thuật tim.
Bùa Hộ Mệnh?
Sabbagh, một người xứ Xiri sau khi di cư đến Brooklyn New York, đã mang theo mảnh giấy da này từ năm này qua năm khác trong chiếc ví của mình. Ông ta xem nó như một tấm bùa hộ mệnh, thậm chí còn mang theo nó ngay cả khi đang phải làm một cuộc phẫu thuật tim. Sau khi Sabbagh mất được hai năm, gia đình ông đã tặng nó cho học viện Jerusalem. Tấm da quý này đã được các nhà nghiên cứu khôi phục lại và nó thực sự có ý nghĩa đối với cộng đồng người Do Thái. Ngày 9 tháng 11, các nhà khoa học đã hợp nhất được những phần đã mất và trả chúng về đúng nguyên bản.
Ông Micheal Glatzer Chủ tịch Viện Yad Ben Zvi cho biết: Nó mang lại cái nhìn cận cảnh (chính xác) về những nét riêng biệt của ngữ pháp và cách phát âm của người Do Thái cổ. Trở lại chuyện về tấm da có chữ viết cổ này, gia đình nhà Sabbagh cho biết: Sabbagh luôn giữ nó bên mình, vì ông tin rằng chính mảnh giấy da này đã mang lại cho ông ấy nhiều may mắn, và thoát được nhiều chuyện nguy hiểm. Như lần ông đang chu du trên biển Galilee. Bỗng nhiên chiếc thuyền bị đắm. Thật đáng buồn khi tất cả mọi người không ai qua khỏi, nhưng ông là người duy nhất sống sót, và được một chiếc thuyền đánh cá cứu thoát. Còn rất nhiều chuyện trong suốt những năm ông mang theo mảnh kinh thánh bên người mà không lý giải được.
Cuộc Du Ngoạn Của Bản Kinh Thánh
Các nhà khoa học đã xác định đây là một bản kinh Thánh viết tay, của người Do Thái cổ với tuổi thọ hơn một ngàn năm. Mảnh giấy như một tấm bùa may mắn, trong suốt sáu thập kỷ của ông Sabbatgh và gia đình. Ông Micheal Glatzer Yad Ben Zvi cho biết: “Bản viết trên giấy da này, to hơn tấm thẻ tín dụng của chúng ta, nhưng nó được xem như là một căn cứ chính xác nhất, về bản kinh thánh viết tay của người Do Thái cổ”. Nó bao gồm nhiều Verses (một trong các đoạn ngắn được đánh số của một chương trong kinh Thánh) trong quyển sách nói về sự kiện người Do Thái cổ rời bỏ Ai Cập như thế nào.
Quyển sách miêu tả về một tai hoạ ở Ai Cập, nó có trích một câu nói của Pharaoh (tên gọi dành cho các vị vua Ai Cập cổ đại) như: “Hãy để cho mọi người ra đi, đấy là cái họ có thể đối xử với tôi.. Mặt khác bản kinh Thánh viết tay này còn như một văn bản để chú giải kinh Thánh Do Thái cổ. Bản này được viết ở Tiberias, gần biển Galilee (thực chất là hồ nước ngọt nhỏ ở Isreal) trong thế kỷ thứ mười và sau đấy được mang tới Jerusalem. Ông Aron Dotan giáo sư ngôn ngữ Xiri và Do Thái cổ của đại học Tel Aviv đã cho biết: “Chúng ta đã có khoảng 60% của bản kinh Thánh viết tay của người Do Thái cổ, hơn một phần ba vẫn còn thất lạc”. Mặc dù đây chỉ là một mảnh nhỏ, nhưng sự phát hiện này thực sự là một điều đáng ghi nhớ. Nó đã thêm vào một phần rất quan trọng những gì chúng ta đã có”. Tuần này bản kinh Thánh cổ, lá bùa hộ mệnh sẽ được trưng bày tại viện Jerusalem.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#341
Gửi vào 13/10/2011 - 19:10
KHÁM PHÁ BÍ MẬT CHỊU LỬA CỦA CON NGƯỜI
Con đường lửa dài khoảng mười mét hoặc hơn, được đốt lên nhiệt độ cao tới hơn 600oC. Với bàn chân trần thậm chí cả cơ thể để trần, họ thản nhiên chậm rãi bước đi hoặc lăn mình trên con đường đó. Điều kỳ diệu là họ không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn. Chỉ có sự phấn khích trên nét mặt. Các màn trình diễn trên than lửa như vậy không phải là trò ảo thuật kiếm tiền trên đường phố, mà là một giáo lễ nghiêm túc của không ít dân tộc trên thế giới. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằng cớ về màn trình diễn này cách đây khoảng một ngàn hai trăm năm trước Công nguyên.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, bạn sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa cực kỳ ngoạn mục. Dân chịu lửa ở đây được chia làm ba hạng tùy theo mức độ chịu lửa của bản thân. Hạng nhất là những người có thể dùng tay trần, bê một chậu sành nóng 300oC để trao tay cho một vị sư già, nếu tay không bị bỏng thì người đó được coi là người tốt. Hạng thứ nhì là người có thể vừa chạy vừa nhảy, hoặc dùng cả tứ chi bò trên con đường lửa dài chín mét, rộng ba mét. Nếu thân thể không bị chút thương tích nào, thì sẽ trở thành Thánh nhân và được mọi người tôn kính.
Cuối cùng hạng ba là những người đã được phong Thánh nhân của năm trước. Họ không những có thể đi chân đất trên mười hai miếng sắt nung đỏ, mà còn có thể nuốt và thổi được lửa. Tương tự như vậy, người dân làng Landagas Hy Lạp, trong những ngày thánh lễ Elena và Constain, cũng có tục lệ ôm tượng thánh, quay cuồng nhảy múa trên đống than hồng đỏ rực, mà không hề bị bỏng. Người dân tộc Lô lô ở Trung Quốc cũng rất thích để chân trần lê trên đống da thú đỏ lửa trong ngày hội lễ. Không chỉ có thể đùa chơi với thần lửa, một số người còn có khả năng chế ngự ngọn lửa. Cuốn biên niên sử ghi được trường hợp của đức Thánh Polikar Smirxki. Năm 155 trước Công nguyên, Smirxki bị kết tội đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng lạ thay, lửa đã sợ và không hề bén vào đức Thánh.
Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Klari tại Pháp vào thế kỷ mười tám. Nhiều người tận mắt chứng kiến cuộc hành quyết, kể lại cả thân hình và thậm chí quần áo của Klari, còn nguyên vẹn cho tới cuối cùng khi ngọn lửa rụi tắt. Điều gì đã mang lại cho những người chịu lửa khả năng tưởng như là siêu nhân đó? Hay là họ đã có được sự bảo vệ của Thần linh, Tiên Phật? Nhiều người cho rằng khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ, khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Đồng tình với quan điểm này, giáo sư người Bungaria Armaudov và tiến sĩ Govalova giải thích:
- Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng, cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm lửa.
Cẩn thận hơn các chuyên gia Đức còn xác định chính xác,được nhiệt độ, mà đôi chân trần phải chịu trong một lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji. Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80oC trong khi than nóng những 330oC. Người ngoài không nhập vào không gian náo động huyền bí của ngày hội, mà đặt chân vào đống lửa ắt sẽ bị bỏng nặng. Theo quan điểm này thì bỏng thực ra là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý. Chính sự tin tưởng tuyệt đối ở những người cuồng tín, có thể đã giúp họ không bị bỏng khi nhảy múa trên đống lửa. Thông thường giây phút nhảy múa trên đống lửa, được tổ chức sau khi mọi con chiên đã bước vào giai đoạn lâng lâng, hư ảo do bị “say” chúa đến tột độ, tâm lý bị kích động.
Trong những lúc thần kinh rơi vào tình trạng bị kích động, xung quanh cơ thể sẽ xuất hiện một trường vật chất đặc biệt. Chưa ai tìm hiểu được các tính chất vật lý của trường này ra sao, nhưng nó có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sức nóng của ngọn lửa. Có thể trường vật chất đặc biệt đã làm cho thời gian trong cơ thể chạy nhanh hơn, và vì thế khả năng tỏa nhiệt cao hơn hấp thụ nhiệt nên những phần được trường bao bọc rất kỵ lửa. Bắt đầu từ những năm 1930, các nhà khoa học Anh đã bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng kỳ bí này. Một hội đồng nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên, đã tiến hành hai cuộc kiểm tra. Một người Ấn Độ tên là Kuda Bux và hai người Anh, đã biểu diễn đi bộ mười hai bước bằng chân trần, trên đống than nóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được tiến hành sau đó với một người đàn ông có tên là Ahmed Husain. Tất cả kết quả cho thấy, họ đều đi qua bãi than nóng đỏ bằng chân trần mà không hề bị tổn thương.
Tài liệu về các cuộc kiểm tra này đã được công bố rộng rãi, trong đó khẳng định: không có một năng lực siêu nhiên thần bí nào ở đây cả, hiện tượng đi trên than lửa mà không bị bỏng, hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học. Bí quyết là cách thức di chuyển làm sao cho thời gian tiếp xúc với than nóng là ngắn nhất. Đồng nhất với khẳng định này, giáo sư vật lý David Willey Mỹ, người đã lập kỷ lục đi trên lửa với nhiệt độ lên tới 982,2oC. Sau chính những trải nghiệm của mình cho biết: "Tất cả là nhờ vào sự nhanh nhẹn của đôi bàn chân" Theo ông, nhiệt lượng được truyền theo ba cách: đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt. Trong đó dạng đối lưu và bức xạ chỉ xảy ra với chất lỏng, tia sóng. Như vậy trong tình huống đi trên than hồng, việc truyền nhiệt giữa than nóng và bàn chân con người thuộc dạng dẫn nhiệt. Đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào da chân và than nóng.
Nhưng giữa hai yếu tố này còn có một chất cách nhiệt khác là lớp than chì và gỗ chưa cháy, trong đó than chì có khả năng cách nhiệt cao gấp bốn lần gỗ ướt. Khi di chuyển nhanh, thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt lượng truyền theo dạng tiếp xúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn thương. Như vậy dưới cái nhìn khoa học thì chuyện đi trên than hồng là việc bất kỳ người bình thường nào cũng có thể làm, không cần có sự hỗ trợ của một quyền lực thần bí nào cả. Thậm chí cũng không cần phải làm ướt chân hay da chân phải chai đi cho da dày hơn. Điều chính yếu cần nắm là cố rút ngắn thời gian tiếp xúc và lợi dụng tối đa tính dẫn nhiệt kém của than, tro. Nhờ có những giải thích khoa học trên mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước nảy sinh dịch vụ làm ăn mới đó là mở các trường đào tạo đi trên lửa.
Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người. Sau ba mươi năm hoạt động, Trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng ba triệu người tham gia, và đã cấp chứng chỉ cho hai ngàn học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Học viên của ông đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không thực hành. Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác, nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ hãi sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với sự thành đạt.
ST
Con đường lửa dài khoảng mười mét hoặc hơn, được đốt lên nhiệt độ cao tới hơn 600oC. Với bàn chân trần thậm chí cả cơ thể để trần, họ thản nhiên chậm rãi bước đi hoặc lăn mình trên con đường đó. Điều kỳ diệu là họ không hề bị bỏng hay cảm thấy đau đớn. Chỉ có sự phấn khích trên nét mặt. Các màn trình diễn trên than lửa như vậy không phải là trò ảo thuật kiếm tiền trên đường phố, mà là một giáo lễ nghiêm túc của không ít dân tộc trên thế giới. Màn trình diễn đầy màu sắc thần bí này đã xuất hiện trong nhiều nghi lễ tôn giáo từ hàng nghìn năm trước. Sớm nhất tại Ấn Độ, người ta đã tìm thấy bằng cớ về màn trình diễn này cách đây khoảng một ngàn hai trăm năm trước Công nguyên.
Trong thế giới hiện đại ngày nay, nếu có dịp tham gia lễ tế thần Khatalaza của đạo Hindu ở Sri Lanka, bạn sẽ được chứng kiến nghi lễ đi trên lửa cực kỳ ngoạn mục. Dân chịu lửa ở đây được chia làm ba hạng tùy theo mức độ chịu lửa của bản thân. Hạng nhất là những người có thể dùng tay trần, bê một chậu sành nóng 300oC để trao tay cho một vị sư già, nếu tay không bị bỏng thì người đó được coi là người tốt. Hạng thứ nhì là người có thể vừa chạy vừa nhảy, hoặc dùng cả tứ chi bò trên con đường lửa dài chín mét, rộng ba mét. Nếu thân thể không bị chút thương tích nào, thì sẽ trở thành Thánh nhân và được mọi người tôn kính.
Cuối cùng hạng ba là những người đã được phong Thánh nhân của năm trước. Họ không những có thể đi chân đất trên mười hai miếng sắt nung đỏ, mà còn có thể nuốt và thổi được lửa. Tương tự như vậy, người dân làng Landagas Hy Lạp, trong những ngày thánh lễ Elena và Constain, cũng có tục lệ ôm tượng thánh, quay cuồng nhảy múa trên đống than hồng đỏ rực, mà không hề bị bỏng. Người dân tộc Lô lô ở Trung Quốc cũng rất thích để chân trần lê trên đống da thú đỏ lửa trong ngày hội lễ. Không chỉ có thể đùa chơi với thần lửa, một số người còn có khả năng chế ngự ngọn lửa. Cuốn biên niên sử ghi được trường hợp của đức Thánh Polikar Smirxki. Năm 155 trước Công nguyên, Smirxki bị kết tội đưa lên giàn hỏa thiêu nhưng lạ thay, lửa đã sợ và không hề bén vào đức Thánh.
Trường hợp tương tự cũng đã xảy ra với lãnh tụ của cuộc khởi nghĩa Klari tại Pháp vào thế kỷ mười tám. Nhiều người tận mắt chứng kiến cuộc hành quyết, kể lại cả thân hình và thậm chí quần áo của Klari, còn nguyên vẹn cho tới cuối cùng khi ngọn lửa rụi tắt. Điều gì đã mang lại cho những người chịu lửa khả năng tưởng như là siêu nhân đó? Hay là họ đã có được sự bảo vệ của Thần linh, Tiên Phật? Nhiều người cho rằng khi nhảy múa trong lễ hội, các tín đồ rơi vào không gian ảo của niềm tin tôn giáo và nghi lễ, khiến người ta không cảm thấy là chân mình bị lửa đốt. Đồng tình với quan điểm này, giáo sư người Bungaria Armaudov và tiến sĩ Govalova giải thích:
- Sự tin tưởng tuyệt đối là sẽ không bị bỏng, cộng với điệu nhảy tốc độ là bí quyết của việc đi trên thảm lửa.
Cẩn thận hơn các chuyên gia Đức còn xác định chính xác,được nhiệt độ, mà đôi chân trần phải chịu trong một lần tổ chức lễ hội của thổ dân đảo Fiji. Lúc cao nhất, nhiệt độ dưới bàn chân người nhảy múa lên tới 80oC trong khi than nóng những 330oC. Người ngoài không nhập vào không gian náo động huyền bí của ngày hội, mà đặt chân vào đống lửa ắt sẽ bị bỏng nặng. Theo quan điểm này thì bỏng thực ra là một hiện tượng phụ thuộc hoàn toàn vào tâm lý. Chính sự tin tưởng tuyệt đối ở những người cuồng tín, có thể đã giúp họ không bị bỏng khi nhảy múa trên đống lửa. Thông thường giây phút nhảy múa trên đống lửa, được tổ chức sau khi mọi con chiên đã bước vào giai đoạn lâng lâng, hư ảo do bị “say” chúa đến tột độ, tâm lý bị kích động.
Trong những lúc thần kinh rơi vào tình trạng bị kích động, xung quanh cơ thể sẽ xuất hiện một trường vật chất đặc biệt. Chưa ai tìm hiểu được các tính chất vật lý của trường này ra sao, nhưng nó có tác dụng bảo vệ cơ thể trước sức nóng của ngọn lửa. Có thể trường vật chất đặc biệt đã làm cho thời gian trong cơ thể chạy nhanh hơn, và vì thế khả năng tỏa nhiệt cao hơn hấp thụ nhiệt nên những phần được trường bao bọc rất kỵ lửa. Bắt đầu từ những năm 1930, các nhà khoa học Anh đã bắt tay vào nghiên cứu hiện tượng kỳ bí này. Một hội đồng nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên, đã tiến hành hai cuộc kiểm tra. Một người Ấn Độ tên là Kuda Bux và hai người Anh, đã biểu diễn đi bộ mười hai bước bằng chân trần, trên đống than nóng đỏ. Một cuộc kiểm tra khác được tiến hành sau đó với một người đàn ông có tên là Ahmed Husain. Tất cả kết quả cho thấy, họ đều đi qua bãi than nóng đỏ bằng chân trần mà không hề bị tổn thương.
Tài liệu về các cuộc kiểm tra này đã được công bố rộng rãi, trong đó khẳng định: không có một năng lực siêu nhiên thần bí nào ở đây cả, hiện tượng đi trên than lửa mà không bị bỏng, hoàn toàn có thể lý giải bằng khoa học. Bí quyết là cách thức di chuyển làm sao cho thời gian tiếp xúc với than nóng là ngắn nhất. Đồng nhất với khẳng định này, giáo sư vật lý David Willey Mỹ, người đã lập kỷ lục đi trên lửa với nhiệt độ lên tới 982,2oC. Sau chính những trải nghiệm của mình cho biết: "Tất cả là nhờ vào sự nhanh nhẹn của đôi bàn chân" Theo ông, nhiệt lượng được truyền theo ba cách: đối lưu, bức xạ và dẫn nhiệt. Trong đó dạng đối lưu và bức xạ chỉ xảy ra với chất lỏng, tia sóng. Như vậy trong tình huống đi trên than hồng, việc truyền nhiệt giữa than nóng và bàn chân con người thuộc dạng dẫn nhiệt. Đó là sự tiếp xúc trực tiếp giữa các tế bào da chân và than nóng.
Nhưng giữa hai yếu tố này còn có một chất cách nhiệt khác là lớp than chì và gỗ chưa cháy, trong đó than chì có khả năng cách nhiệt cao gấp bốn lần gỗ ướt. Khi di chuyển nhanh, thời gian tiếp xúc giữa bàn chân và than nóng sẽ rất ngắn, nhiệt lượng truyền theo dạng tiếp xúc sẽ rất thấp, vì thế bàn chân sẽ không bị tổn thương. Như vậy dưới cái nhìn khoa học thì chuyện đi trên than hồng là việc bất kỳ người bình thường nào cũng có thể làm, không cần có sự hỗ trợ của một quyền lực thần bí nào cả. Thậm chí cũng không cần phải làm ướt chân hay da chân phải chai đi cho da dày hơn. Điều chính yếu cần nắm là cố rút ngắn thời gian tiếp xúc và lợi dụng tối đa tính dẫn nhiệt kém của than, tro. Nhờ có những giải thích khoa học trên mà từ những năm 80 thế kỷ trước, ở Mỹ và một số nước nảy sinh dịch vụ làm ăn mới đó là mở các trường đào tạo đi trên lửa.
Trường Nghiên cứu và Đào tạo đi trên lửa (Fire) đầu tiên do Tolly Burkan, một chuyên gia về ảo thuật người Mỹ sáng lập. Chính Burkan đã phát triển thêm nhiều kỹ thuật mới để đi trên than lửa và tập hợp lại thành một giáo trình để hướng dẫn mọi người. Sau ba mươi năm hoạt động, Trường Fire của Tolly đã thu hút khoảng ba triệu người tham gia, và đã cấp chứng chỉ cho hai ngàn học viên đến từ khắp nơi trên thế giới. Học viên của ông đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ đến già. Tuy nhiên, trẻ em chỉ được tham gia lớp quan sát hoặc lý thuyết, không thực hành. Tolly cho rằng, đi trên than nóng là một môn rèn luyện tinh thần rất tốt. Bên cạnh việc rèn luyện thể lực, bằng cách tập đi bộ, tập các môn hỗ trợ khác, nó giúp người thực hành vượt qua sự sợ hãi của chính bản thân. Theo ông, chế ngự sự sợ hãi sẽ giúp bạn vững vàng hơn trong cuộc sống, điều đó đồng nghĩa với sự thành đạt.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#342
Gửi vào 13/10/2011 - 19:17
BÍ ẨN VỀ CÁC VỤ GIAO CHIẾN TRÊN TRỜI
Một trận tử chiến đã diễn ra gần bốn trăm năm trước tại một điểm gần Ethin Anh, khiến năm ngàn binh lính bỏ mạng. Về sau thỉnh thoảng dân chúng quanh vùng, vẫn thấy hình ảnh hai đạo quân ma đánh nhau trên bầu trời. Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “Honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước, đã diễn ra những trận ác chiến thực sự. Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen, đã gặp nhau trong một trận quyết chiến.
Hơn năm ngàn binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường. Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng. Từ đó trở đi thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy, trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều. Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước. Năm 1748 ở Đôphin gần thành Viên, hai mươi người đã tận mắt nhìn thấy, một đạo binh đang đi trên bầu trời.
Năm 1888 trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati, xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó. Những trường hợp quan sát thấy các trận giao chiến trên không trung tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại. Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức, trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của quốc vương Alexandre Nhepxki, đã nhìn thấy “một binh đoàn của thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời để đến chi viện cho quân Nga. Vào tháng 11-1956 hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui, đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin.
Vào khoảng ba giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ, và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình. Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với viên quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này, và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745.
Tiến sĩ toán lý A.Gurvich đã giải thích những ảo ảnh tương tự, bằng hiện tượng quang học phức tạp trong khí quyển, do sự khúc xạ của ánh sáng trong hệ tầng khí quyển. Hiện tượng này cũng được khảo sát kỹ lưỡng bởi các nhà vật lý Mỹ A. Phrayde và U.Makhơ. Các nhà bác học này cho rằng đặc tính kỳ lạ của “thấu kính khí quyển” là tạo ra những ảo ảnh khác nhau, và thay hình đổi dạng các thông tin, do ánh sáng chuyển tải theo mức độ truyền lan của nó qua khối không khí. Ảo ảnh quả là một cách giải thích thuận tiện. Nhưng vấn đề là ở chỗ một số biểu hiện của hiện tượng này, không hoàn toàn nằm gọn trong kiến giải đó. Chẳng hạn dân chúng ở thị trấn Vecve Bỉ, đã nhìn thấy trận giao chiến này, xảy ra sau trận Oateclô đúng một tuần.
Các chuyên viên của Hội nghiên cứu thần giao cách cảm nổi tiếng trên toàn thế giới, cho rằng bí mật của những trận đánh trên trời, là ở chỗ trong thời gian giao chiến xảy ra, đã có sự phung phí rất lớn nguồn năng lượng sinh lý tinh thần. Sự kết vón của nỗi đau đớn, tâm trạng thất vọng và nỗi lo sợ, được in dấu trong không gian rồi sau đó, thậm chí qua nhiều năm tháng, đã khơi gợi những hình ảnh trong đầu óc của những người rất nhạy cảm về mặt tâm lý. Các nhà nghiên cứu Mỹ Oen và Pret, cũng đi đến kết luận tương tự. Hai ông đã phân tích hơn mọt trăm trường hợp ảo ảnh và đi đến hết luận rằng, phần lớn những người nhìn thấy trận giao chiến trên trời vào thời điểm ấy, đã ở trong trạng thái bị kích thích cao độ, có lẽ vì thế đã nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy. Vậy có đúng là những trận giao chiến của các bóng ma không phải xảy ra trong hiện thực, mà chỉ diễn ra trong đầu óc con người, và gần với những ảo giác hơn là những ảo ảnh, và những hiện tượng quang học khác? Xin chớ vội đi đến kết luận.
Điều bí ẩn về những ảo ảnh lầm lạc trong không gian, có lẽ sẽ được lý giải bởi các chuyên gia thuộc Ủy ban nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronegio Nga. Họ đi cùng các cán bộ của xí nghiệp Địa chất Voronegio mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát trong đới đứt gãy kiến tạo ở Novokhopexco. Ở đó họ đã phát hiện và chụp ảnh được “những kênh thoát năng lượng của trái đất”. Trên ảnh thấy rõ những quả cầu và đám mây phát quang ở phía bên trên các khu đất dị thường. Hơn nữa, theo sự khẳng định của một trong những người chỉ đạo cuộc khảo sát là ông Henrich Xilanop, đoàn đã chụp ảnh được những sự kiện xảy ra tại những địa điểm đó trong quá khứ xa xôi. Trên ảnh chụp được nhờ một thiết bị đặc biệt ở trên bờ sông Hopec, ta nhìn thấy rõ những cái lều, những hình người đội mũ sắt... Trong lúc chụp ảnh, ở đó không hề có những thứ ấy.
Các chuyên gia Voronegiơ về những hiện tượng dị thường đã giải thích như sau: Có thể tấm phim đã ghi lại được một thông tin thị giác về thời xa xưa mà trường ký ức năng lượng thoát ra từ đới đứt gãy còn lưu giữ. Sự thể là ở chỗ trong những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, tuyến phòng thủ đã chạy qua những địa phương ấy. Tham gia tuyến phòng thủ này có một Trung đoàn Tiệp Khắc do L.Xvvoboda chỉ huy. Và những người lính đội mũ sắt hiện hình trên các bức ảnh, cũng như trang phục của họ hoàn toàn phù hợp với thời kỳ đó. Nhưng ngay cả khi nếu giả thiết trên được xác nhận, thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn về những trận giao chiến trên trời. Chẳng hạn một số tài liệu đã thông báo về hiện tượng vật chất hóa lạ lùng, của những đồ vật trong khi diễn ra những trận đánh trên trời. Ví dụ năm 1686 tại Anh quốc, người ta quan sát thấy cuộc diễu hành trên trời, của các binh lính có vũ trang. Và có rất nhiều khí giới gươm súng, mũ giáp rơi lả tả xuống mặt đất. Năm 1800 sau trận giao chiến trên trời ở vùng Kinken, người ta phát hiện thấy trên mặt đất có những cành cây bị gãy và nhiều vết máu trên cỏ.
ST
Một trận tử chiến đã diễn ra gần bốn trăm năm trước tại một điểm gần Ethin Anh, khiến năm ngàn binh lính bỏ mạng. Về sau thỉnh thoảng dân chúng quanh vùng, vẫn thấy hình ảnh hai đạo quân ma đánh nhau trên bầu trời. Các nhà ngoại cảm dùng thuật ngữ “Honting” để biểu thị mối liên hệ giữa một số ảo ảnh với một điểm địa lý nhất định. Thỉnh thoảng tại những địa điểm ấy, người ta thấy xuất hiện trên bầu trời hàng trăm ảo ảnh. Điều đáng ngạc nhiên là ở chỗ, “Honting” thường quan sát được ở những nơi mà nhiều năm về trước, đã diễn ra những trận ác chiến thực sự. Một trong những địa điểm như vậy nằm ở nước Anh, gần Ethin, là nơi vào năm 1643 hai đạo quân của hoàng tử Rupectơ và Olive Cromoen, đã gặp nhau trong một trận quyết chiến.
Hơn năm ngàn binh lính đã phơi thây trên bãi chiến trường. Sau đó một tháng, những người chăn cừu địa phương đã nhìn thấy một hiện tượng kỳ lạ: Hai đạo quân ma đụng độ nhau dữ dội trên bầu trời, lại nghe thấy tiếng súng nổ, tiếng trống trận và tiếng gươm giáo va vào nhau loảng xoảng. Từ đó trở đi thỉnh thoảng dân chúng các vùng lân cận vẫn tiếp tục nhìn thấy, trận đánh ảo ảnh này diễn ra trên bầu trời chiều. Năm 1785 tại Uiexto ở Xiledi, người ta đã tổ chức lễ mai táng tướng Phon Coden một cách trọng thể. Vào đúng lúc hạ huyệt, trên bầu trời bỗng xuất hiện một đội quân hùng dũng đang rầm rập tiến bước. Năm 1748 ở Đôphin gần thành Viên, hai mươi người đã tận mắt nhìn thấy, một đạo binh đang đi trên bầu trời.
Năm 1888 trong suốt mấy tiếng đồng hồ, trên bầu trời Varagodin ở Khovati, xuất hiện một đoàn kỵ binh do một viên sĩ quan tay cầm gươm sáng loáng dẫn đầu. Những sự kiện lạ lùng ấy đã được miêu tả khá tỉ mỉ trên báo chí thời đó. Những trường hợp quan sát thấy các trận giao chiến trên không trung tại lãnh thổ nước Nga cũng được ghi lại trong sử biên niên cổ đại. Trong thời gian diễn ra trận giao chiến với đạo quân Thánh giáo dòng tu của Đức, trên mặt hồ đóng băng ở Chuxco vào năm 1242, nhiều binh sĩ trong đội quân của quốc vương Alexandre Nhepxki, đã nhìn thấy “một binh đoàn của thượng đế” bỗng xuất hiện trên bầu trời để đến chi viện cho quân Nga. Vào tháng 11-1956 hai người Anh tên là Pete Dinoviep và Patrich Xkipui, đã tổ chức một cuộc du ngoạn trên núi Culin.
Vào khoảng ba giờ sáng, họ bỗng nghe thấy tiếng ầm ầm dữ dội, hai người bèn chui ra khỏi lều và nhìn thấy hàng chục xạ thủ Scotland đang bắn vào kẻ thù vô hình. Sáng sớm những tiếng động trên bầu trời lại đánh thức họ, và lần này họ nhìn thấy những người Scotland ấy, nhưng trông rất thiểu não, đang vội vã tháo chạy và vấp vào những tảng đá vô hình. Sau khi trở về thị trấn Xlaigasane, Pete và Patrich kể lại những điều mắt thấy tai nghe với viên quản lý khách sạn. Ông ta cho biết rằng họ không phải là những người đầu tiên quan sát thấy hiện tượng này, và đó là hình ảnh của trận đánh xảy ra vào năm 1745.
Tiến sĩ toán lý A.Gurvich đã giải thích những ảo ảnh tương tự, bằng hiện tượng quang học phức tạp trong khí quyển, do sự khúc xạ của ánh sáng trong hệ tầng khí quyển. Hiện tượng này cũng được khảo sát kỹ lưỡng bởi các nhà vật lý Mỹ A. Phrayde và U.Makhơ. Các nhà bác học này cho rằng đặc tính kỳ lạ của “thấu kính khí quyển” là tạo ra những ảo ảnh khác nhau, và thay hình đổi dạng các thông tin, do ánh sáng chuyển tải theo mức độ truyền lan của nó qua khối không khí. Ảo ảnh quả là một cách giải thích thuận tiện. Nhưng vấn đề là ở chỗ một số biểu hiện của hiện tượng này, không hoàn toàn nằm gọn trong kiến giải đó. Chẳng hạn dân chúng ở thị trấn Vecve Bỉ, đã nhìn thấy trận giao chiến này, xảy ra sau trận Oateclô đúng một tuần.
Các chuyên viên của Hội nghiên cứu thần giao cách cảm nổi tiếng trên toàn thế giới, cho rằng bí mật của những trận đánh trên trời, là ở chỗ trong thời gian giao chiến xảy ra, đã có sự phung phí rất lớn nguồn năng lượng sinh lý tinh thần. Sự kết vón của nỗi đau đớn, tâm trạng thất vọng và nỗi lo sợ, được in dấu trong không gian rồi sau đó, thậm chí qua nhiều năm tháng, đã khơi gợi những hình ảnh trong đầu óc của những người rất nhạy cảm về mặt tâm lý. Các nhà nghiên cứu Mỹ Oen và Pret, cũng đi đến kết luận tương tự. Hai ông đã phân tích hơn mọt trăm trường hợp ảo ảnh và đi đến hết luận rằng, phần lớn những người nhìn thấy trận giao chiến trên trời vào thời điểm ấy, đã ở trong trạng thái bị kích thích cao độ, có lẽ vì thế đã nhìn thấy cái mà người khác không nhìn thấy. Vậy có đúng là những trận giao chiến của các bóng ma không phải xảy ra trong hiện thực, mà chỉ diễn ra trong đầu óc con người, và gần với những ảo giác hơn là những ảo ảnh, và những hiện tượng quang học khác? Xin chớ vội đi đến kết luận.
Điều bí ẩn về những ảo ảnh lầm lạc trong không gian, có lẽ sẽ được lý giải bởi các chuyên gia thuộc Ủy ban nghiên cứu các hiện tượng dị thường ở Voronegio Nga. Họ đi cùng các cán bộ của xí nghiệp Địa chất Voronegio mới đây đã tiến hành một cuộc khảo sát trong đới đứt gãy kiến tạo ở Novokhopexco. Ở đó họ đã phát hiện và chụp ảnh được “những kênh thoát năng lượng của trái đất”. Trên ảnh thấy rõ những quả cầu và đám mây phát quang ở phía bên trên các khu đất dị thường. Hơn nữa, theo sự khẳng định của một trong những người chỉ đạo cuộc khảo sát là ông Henrich Xilanop, đoàn đã chụp ảnh được những sự kiện xảy ra tại những địa điểm đó trong quá khứ xa xôi. Trên ảnh chụp được nhờ một thiết bị đặc biệt ở trên bờ sông Hopec, ta nhìn thấy rõ những cái lều, những hình người đội mũ sắt... Trong lúc chụp ảnh, ở đó không hề có những thứ ấy.
Các chuyên gia Voronegiơ về những hiện tượng dị thường đã giải thích như sau: Có thể tấm phim đã ghi lại được một thông tin thị giác về thời xa xưa mà trường ký ức năng lượng thoát ra từ đới đứt gãy còn lưu giữ. Sự thể là ở chỗ trong những năm chiến tranh vệ quốc chống phát xít Đức, tuyến phòng thủ đã chạy qua những địa phương ấy. Tham gia tuyến phòng thủ này có một Trung đoàn Tiệp Khắc do L.Xvvoboda chỉ huy. Và những người lính đội mũ sắt hiện hình trên các bức ảnh, cũng như trang phục của họ hoàn toàn phù hợp với thời kỳ đó. Nhưng ngay cả khi nếu giả thiết trên được xác nhận, thì vẫn còn nhiều điều bí ẩn về những trận giao chiến trên trời. Chẳng hạn một số tài liệu đã thông báo về hiện tượng vật chất hóa lạ lùng, của những đồ vật trong khi diễn ra những trận đánh trên trời. Ví dụ năm 1686 tại Anh quốc, người ta quan sát thấy cuộc diễu hành trên trời, của các binh lính có vũ trang. Và có rất nhiều khí giới gươm súng, mũ giáp rơi lả tả xuống mặt đất. Năm 1800 sau trận giao chiến trên trời ở vùng Kinken, người ta phát hiện thấy trên mặt đất có những cành cây bị gãy và nhiều vết máu trên cỏ.
ST
#343
Gửi vào 13/10/2011 - 19:23
NHỮNG CUỘC CHẠM TRÁN KỲ LẠ VỚI THIÊN THẦN?
Với những trường hợp dưới đây, người được giúp đỡ không thể giải thích nổi làm sao mình có thể thoát khỏi khó khăn theo cách kỳ lạ đến thế? Liệu có hay không chuyện thiên thần giúp đỡ họ?
THIÊN THẦN TRONG BỘ VÁY MÀU ĐỎ
Hôm đó Kimberly hai mươi tuổi, đang sửa xe ở rìa một con sông ở Wisconsin vào một buổi chiều mùa hè. Cô kể lại:
- Lúc ấy tôi đứng ở chỗ nông thôi, khi tôi đang làm thì săm xe của tôi rơi ra, vuột khỏi tay. Nước lúc đó chỉ đến cẳng chân tôi thôi, nên tôi đã đuổi theo đường lăn của nó để lấy lại. Trong lúc đang chạy theo thì tôi bị ngã xuống vùng nước sâu. Nước dâng đến trên cả những mỏm đá. Tôi bị sặc nước, tôi đã phải cố hết sức ngoi lên khỏi mặt nước. Tôi cố thử đẩy ngược mình lên trên để thoát ra khỏi vùng nước sâu này. Đến khi nhận thấy rõ rằng mọi nỗ lực của mình là vô ích, tôi bỗng cảm thấy cái gì đó rất yên bình. Quang cảnh sóng yên bể lặng khiến tôi cảm thấy ấm áp một cách khó hiểu không thể tả rõ. Đột nhiên, có ai đó tóm lấy tôi bằng cổ tay và kéo mạnh tôi ra khỏi vùng nước sâu. Người đó đứng gần ở chỗ nước chỉ đến mắt cá chân, nhìn liếc qua tôi thấy đó là một cô gái tóc vàng óng mặc đồ màu đỏ. Rồi khi tôi quay hẳn người lại để nói lời cảm ơn thì ở đó đã không còn ai.
NGƯỜI LẠ MẶT Ở METRO
Trên đời có lẽ không có nhiều người do dự mà không giúp đỡ một người lạ mặt khi cần thiết, đặc biệt là trẻ con. Tuy nhiên, hành tung của người lạ mặt tốt bụng trong câu chuyện dưới đây thì quả là khó hiểu. Đó là một buổi chiều tháng tư năm 1999, cô Patty H đang đi cùng chồng, con gái và cậu con trai Brian, trên chuyến tàu điện ngầm Metro Link tới a St. Louis Cardinals để xem một trận bóng chày. Cô Patty nhớ lại:
- Brian có một chiếc pháo sáng Sharpie, một chiếc mũ lưỡi trai bóng chày và nó đã lên kế hoạch xin chữ ký cầu thủ thần tượng. Rồi chuyến tàu dừng lại ở sân vận động Busch. Cả gia đình tôi xuống tàu, chỉ có bé Brian để quên chiếc pháo sáng trên tàu và muốn quay lại lấy nó. Không may là cánh cửa tàu điện ngầm đột nhiên đóng lại và bắt đầu rời sân ga. Con trai tôi vẫn còn trên tàu và nó mới chỉ có mười tuổi. Đây lại là lần đầu tiên nó đến một thành phố lớn đến vậy. Chúng tôi muốn phát điên khi biết rằng Brian vẫn ở trên đó. Cả gia đình tôi đã chờ mãi cho đến khi tàu quay về trạm dừng, đợi khoảng ba mươi phút cho đến khi chuyến tàu cuối cùng dừng lại sân ga, và chúng tôi đã đón được bé Brian. Bất ngờ, bé kể cho chúng tôi một câu chuyện khó tin đầy thú vị. Brian nói kể rằng khi cháu ở trên tàu, có một người đàn ông đứng ngay cạnh, nói chuyện với nó. Anh ta hỏi những câu hỏi và cam đoan rằng nó sẽ không sao. Brian nói nó và anh ta là hai người duy nhất trên tàu. Khi cửa tàu mở ra, thì người đàn ông ấy đột nhiên biến mất rất kỳ lạ. Và Brian tin rằng người ấy không hề bước ra khỏi cửa đoàn tàu. Cha mẹ của Brian tin rằng đó chính là thần hộ mệnh của Brian. Và còn một nghi vấn nữa, đó là tám năm sau đó, cô Patty cho biết, một lần nữa người đàn ông bí hiểm ấy đã đến thăm bệnh viện nơi con trai họ, bé Brian đang bị bệnh nặng.
TÍN HIỆU GIÚP ĐỠ
Hàng tối Alicia thường phải lái xe về nhà mẹ cô để chăm sóc cho bà. Một tối, khi đang trên đường tới nhà mẹ như thường lệ thì cô bị tai nạn ô tô và chính lúc này đã khiến cô tin rằng mình có thể gặp gỡ thần hộ mệnh của mình. Alicia kể lại:
- Tôi nhớ đó là một tối năm 2001, lúc ấy điện thoại của tôi không thể liên lạc do nằm ngoài vùng phủ sóng, nên tôi lái xe rất cẩn trọng và luôn khóa cửa xe. Nhưng khi đang lái bình thường thì bất ngờ chiếc xe phía trước hãm phanh khiến cho tôi không kịp trở tay, mọi chuyện xảy ra quá nhanh, tôi không nhớ rõ lắm. Đầu tôi bị chảy máu và mắc kẹt trong xe. Và rồi cửa xe bật mở. Như tôi đã nói ở trên, cửa xe đã bị tôi khóa hoàn toàn từ bên trong, không hiểu sao nó bật mở được? Một người đàn ông bận đồ đen đứng đó. Anh ta nói:
- Alicia, cô sẽ không sao đâu. Làm ơn hãy đưa tôi điện thoại, tôi sẽ gọi báo cho mẹ cô.
Tôi đưa cho anh ta chiếc di động, tự nghĩ rằng ở nơi này nó không thể hoạt động và băn khoăn tại sao anh ta biết tên tôi.
Anh ta gọi cho mẹ tôi, tôi nghe thấy:
- Alicia bị tai nạn, nhưng cô ấy ổn. Bà nên đến đây với cô ấy.
Rồi tắt máy. Anh ta đỡ lấy tay tôi và an ủi:
- Bạn sẽ không sao cả. Bây giờ vẫn chưa đến lúc của bạn. (?)
Và khi anh ta đỡ lấy tay tôi, tôi cảm thấy một cảm giác yên bình đi qua mình. Rồi có tiếng còi báo động của xe cứu nạn đến, anh ta nói với tôi:
- Đã đến lúc tôi phải đi rồi, bạn sẽ ổn thôi, chỉ cần có niềm tin.
Sau khi anh ta đi khỏi thì các nhân viên cứu nạn đến, họ kiểm tra tôi xem thế nào và hỏi tôi vài câu hỏi. Họ hỏi xem ai là thân nhân của tôi khi đến bệnh viện. Tôi nói có một người đàn ông mặc đồ đen đã gọi cho mẹ tôi và bà ấy đang trên đường đến đây. Các nhân viên cứu nạn nói rằng không hề có ai (người đàn ông bận đồ đen chẳng hạn) quanh đây và kiểm tra lại điện thoại tôi thì không thấy có một cuộc gọi nào được thực hiện trước đó. Tôi được đưa vào viện, vết thương khá nặng, tôi không thể đi lại được trong vài ngày. Rồi tôi hỏi mẹ thì mẹ tôi nói không thấy địa chỉ gọi từ đâu? Khi bình phục hẳn, tôi đã đi tìm hiểu hỏi han những người ở đó, nhưng họ đều nói không trông thấy bất kỳ ai bên cạnh tôi, cho đến khi xe cứu nạn đến. Tôi tin rằng, đó chính là thần hộ mệnh của mình. Chính vị thần hộ mệnh đó đã cứu tôi.
ST
Với những trường hợp dưới đây, người được giúp đỡ không thể giải thích nổi làm sao mình có thể thoát khỏi khó khăn theo cách kỳ lạ đến thế? Liệu có hay không chuyện thiên thần giúp đỡ họ?
THIÊN THẦN TRONG BỘ VÁY MÀU ĐỎ
Hôm đó Kimberly hai mươi tuổi, đang sửa xe ở rìa một con sông ở Wisconsin vào một buổi chiều mùa hè. Cô kể lại:
- Lúc ấy tôi đứng ở chỗ nông thôi, khi tôi đang làm thì săm xe của tôi rơi ra, vuột khỏi tay. Nước lúc đó chỉ đến cẳng chân tôi thôi, nên tôi đã đuổi theo đường lăn của nó để lấy lại. Trong lúc đang chạy theo thì tôi bị ngã xuống vùng nước sâu. Nước dâng đến trên cả những mỏm đá. Tôi bị sặc nước, tôi đã phải cố hết sức ngoi lên khỏi mặt nước. Tôi cố thử đẩy ngược mình lên trên để thoát ra khỏi vùng nước sâu này. Đến khi nhận thấy rõ rằng mọi nỗ lực của mình là vô ích, tôi bỗng cảm thấy cái gì đó rất yên bình. Quang cảnh sóng yên bể lặng khiến tôi cảm thấy ấm áp một cách khó hiểu không thể tả rõ. Đột nhiên, có ai đó tóm lấy tôi bằng cổ tay và kéo mạnh tôi ra khỏi vùng nước sâu. Người đó đứng gần ở chỗ nước chỉ đến mắt cá chân, nhìn liếc qua tôi thấy đó là một cô gái tóc vàng óng mặc đồ màu đỏ. Rồi khi tôi quay hẳn người lại để nói lời cảm ơn thì ở đó đã không còn ai.
NGƯỜI LẠ MẶT Ở METRO
Trên đời có lẽ không có nhiều người do dự mà không giúp đỡ một người lạ mặt khi cần thiết, đặc biệt là trẻ con. Tuy nhiên, hành tung của người lạ mặt tốt bụng trong câu chuyện dưới đây thì quả là khó hiểu. Đó là một buổi chiều tháng tư năm 1999, cô Patty H đang đi cùng chồng, con gái và cậu con trai Brian, trên chuyến tàu điện ngầm Metro Link tới a St. Louis Cardinals để xem một trận bóng chày. Cô Patty nhớ lại:
- Brian có một chiếc pháo sáng Sharpie, một chiếc mũ lưỡi trai bóng chày và nó đã lên kế hoạch xin chữ ký cầu thủ thần tượng. Rồi chuyến tàu dừng lại ở sân vận động Busch. Cả gia đình tôi xuống tàu, chỉ có bé Brian để quên chiếc pháo sáng trên tàu và muốn quay lại lấy nó. Không may là cánh cửa tàu điện ngầm đột nhiên đóng lại và bắt đầu rời sân ga. Con trai tôi vẫn còn trên tàu và nó mới chỉ có mười tuổi. Đây lại là lần đầu tiên nó đến một thành phố lớn đến vậy. Chúng tôi muốn phát điên khi biết rằng Brian vẫn ở trên đó. Cả gia đình tôi đã chờ mãi cho đến khi tàu quay về trạm dừng, đợi khoảng ba mươi phút cho đến khi chuyến tàu cuối cùng dừng lại sân ga, và chúng tôi đã đón được bé Brian. Bất ngờ, bé kể cho chúng tôi một câu chuyện khó tin đầy thú vị. Brian nói kể rằng khi cháu ở trên tàu, có một người đàn ông đứng ngay cạnh, nói chuyện với nó. Anh ta hỏi những câu hỏi và cam đoan rằng nó sẽ không sao. Brian nói nó và anh ta là hai người duy nhất trên tàu. Khi cửa tàu mở ra, thì người đàn ông ấy đột nhiên biến mất rất kỳ lạ. Và Brian tin rằng người ấy không hề bước ra khỏi cửa đoàn tàu. Cha mẹ của Brian tin rằng đó chính là thần hộ mệnh của Brian. Và còn một nghi vấn nữa, đó là tám năm sau đó, cô Patty cho biết, một lần nữa người đàn ông bí hiểm ấy đã đến thăm bệnh viện nơi con trai họ, bé Brian đang bị bệnh nặng.
TÍN HIỆU GIÚP ĐỠ
Hàng tối Alicia thường phải lái xe về nhà mẹ cô để chăm sóc cho bà. Một tối, khi đang trên đường tới nhà mẹ như thường lệ thì cô bị tai nạn ô tô và chính lúc này đã khiến cô tin rằng mình có thể gặp gỡ thần hộ mệnh của mình. Alicia kể lại:
- Tôi nhớ đó là một tối năm 2001, lúc ấy điện thoại của tôi không thể liên lạc do nằm ngoài vùng phủ sóng, nên tôi lái xe rất cẩn trọng và luôn khóa cửa xe. Nhưng khi đang lái bình thường thì bất ngờ chiếc xe phía trước hãm phanh khiến cho tôi không kịp trở tay, mọi chuyện xảy ra quá nhanh, tôi không nhớ rõ lắm. Đầu tôi bị chảy máu và mắc kẹt trong xe. Và rồi cửa xe bật mở. Như tôi đã nói ở trên, cửa xe đã bị tôi khóa hoàn toàn từ bên trong, không hiểu sao nó bật mở được? Một người đàn ông bận đồ đen đứng đó. Anh ta nói:
- Alicia, cô sẽ không sao đâu. Làm ơn hãy đưa tôi điện thoại, tôi sẽ gọi báo cho mẹ cô.
Tôi đưa cho anh ta chiếc di động, tự nghĩ rằng ở nơi này nó không thể hoạt động và băn khoăn tại sao anh ta biết tên tôi.
Anh ta gọi cho mẹ tôi, tôi nghe thấy:
- Alicia bị tai nạn, nhưng cô ấy ổn. Bà nên đến đây với cô ấy.
Rồi tắt máy. Anh ta đỡ lấy tay tôi và an ủi:
- Bạn sẽ không sao cả. Bây giờ vẫn chưa đến lúc của bạn. (?)
Và khi anh ta đỡ lấy tay tôi, tôi cảm thấy một cảm giác yên bình đi qua mình. Rồi có tiếng còi báo động của xe cứu nạn đến, anh ta nói với tôi:
- Đã đến lúc tôi phải đi rồi, bạn sẽ ổn thôi, chỉ cần có niềm tin.
Sau khi anh ta đi khỏi thì các nhân viên cứu nạn đến, họ kiểm tra tôi xem thế nào và hỏi tôi vài câu hỏi. Họ hỏi xem ai là thân nhân của tôi khi đến bệnh viện. Tôi nói có một người đàn ông mặc đồ đen đã gọi cho mẹ tôi và bà ấy đang trên đường đến đây. Các nhân viên cứu nạn nói rằng không hề có ai (người đàn ông bận đồ đen chẳng hạn) quanh đây và kiểm tra lại điện thoại tôi thì không thấy có một cuộc gọi nào được thực hiện trước đó. Tôi được đưa vào viện, vết thương khá nặng, tôi không thể đi lại được trong vài ngày. Rồi tôi hỏi mẹ thì mẹ tôi nói không thấy địa chỉ gọi từ đâu? Khi bình phục hẳn, tôi đã đi tìm hiểu hỏi han những người ở đó, nhưng họ đều nói không trông thấy bất kỳ ai bên cạnh tôi, cho đến khi xe cứu nạn đến. Tôi tin rằng, đó chính là thần hộ mệnh của mình. Chính vị thần hộ mệnh đó đã cứu tôi.
ST
#344
Gửi vào 13/10/2011 - 19:25
CHUYỆN MA CÓ THẬT
Chuyện ma có thật tại nghĩa trang Lộc Sơn, Thị Xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. Có lần tôi và bốn người bạn cùng đi ra nghĩa trang chơi, khoảng 9h30 sáng, bỗng một trong bốn người chúng tôi nhìn thấy một cái hộp gỗ. Khi đó chúng tôi tò mò không biết trong đó là cái gì nên đã mở nó ra để xem. Ôi... thật khũng khiếp, vì ở trong đó là cái xác của đứa bé khoảng năm tháng tuổi, bị người ta mang ra nghĩa trang bỏ đó, mà chẳng thèm chôn cất gì cả. Lúc đó ai nấy đều la lên sợ hãi, nhưng lương tâm không cho phép chúng tôi bỏ mặc nó, một trong số chúng tôi đã đi kêu thêm người, để đào hố chôn cất chú bé con tội nghiệp ấy.
Chúng tôi mỗi người hùn một ít tiền dành được hàng ngày, mua nhang đèn và trái cây cúng cho chú bé không phải cô đơn khi đi qua thế giới bên kia. Xong việc ai về nhà nấy, nhưng trong lòng cứ thấy nao nao khó yên, mà chẳng biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo với chúng tôi. Vào khoảng bốn giờ chiều, một trong bốn người chúng tôi, bỗng dưng bị sốt và bị sốt rất cao, người nhà của bạn ấy tìm đủ mọi cách để hạ sốt cho bạn ấy, mời cả bác sĩ nữa, nhưng không hề thấy bạn ấy hạ sốt tí nào, người vẫn nóng ran như lửa. Đêm hôm đó bạn ấy ngủ và bỗng nhiên nằm mơ thấy có một đứa bé nói với mình rằng:
- Tôi chính là đứa bé mà lúc sáng các anh đã chôn cất, nay tôi báo tin với anh là trong nhà của anh đang ở hiện có ba cái xác, chính ba cái xác đã làm cho anh bị bệnh nặng đến thế. Bây giờ anh kêu người nhà của anh phải mời thầy về làm phép, để hóa giải cái hắc ám đi theo anh và làm phiền anh.
Thế rồi thằng bé bỏ đi ngay trong giấc mơ của người ấy. Thật không ngờ rạng sáng hôm sau, khi người nhà của bạn ấy mời ông Cha trên nhà thờ về làm phép, thì quả thật là có ba cái xác trong nhà của bạn ấy. Có một trong ba cái xác nằm ở ngay dưới giường của bạn ấy thường ngày nằm ngủ. Sau khi giải quyết xong mọi việc, thì người bạn của tôi cũng hết sốt luôn. Một trăm phần trăm là bạn ấy trở lại bình thường như chẳng có việc gì xẩy ra cả.
ST
Chuyện ma có thật tại nghĩa trang Lộc Sơn, Thị Xã Bảo Lộc, Tỉnh Lâm Đồng. Có lần tôi và bốn người bạn cùng đi ra nghĩa trang chơi, khoảng 9h30 sáng, bỗng một trong bốn người chúng tôi nhìn thấy một cái hộp gỗ. Khi đó chúng tôi tò mò không biết trong đó là cái gì nên đã mở nó ra để xem. Ôi... thật khũng khiếp, vì ở trong đó là cái xác của đứa bé khoảng năm tháng tuổi, bị người ta mang ra nghĩa trang bỏ đó, mà chẳng thèm chôn cất gì cả. Lúc đó ai nấy đều la lên sợ hãi, nhưng lương tâm không cho phép chúng tôi bỏ mặc nó, một trong số chúng tôi đã đi kêu thêm người, để đào hố chôn cất chú bé con tội nghiệp ấy.
Chúng tôi mỗi người hùn một ít tiền dành được hàng ngày, mua nhang đèn và trái cây cúng cho chú bé không phải cô đơn khi đi qua thế giới bên kia. Xong việc ai về nhà nấy, nhưng trong lòng cứ thấy nao nao khó yên, mà chẳng biết có chuyện gì sẽ xẩy ra tiếp theo với chúng tôi. Vào khoảng bốn giờ chiều, một trong bốn người chúng tôi, bỗng dưng bị sốt và bị sốt rất cao, người nhà của bạn ấy tìm đủ mọi cách để hạ sốt cho bạn ấy, mời cả bác sĩ nữa, nhưng không hề thấy bạn ấy hạ sốt tí nào, người vẫn nóng ran như lửa. Đêm hôm đó bạn ấy ngủ và bỗng nhiên nằm mơ thấy có một đứa bé nói với mình rằng:
- Tôi chính là đứa bé mà lúc sáng các anh đã chôn cất, nay tôi báo tin với anh là trong nhà của anh đang ở hiện có ba cái xác, chính ba cái xác đã làm cho anh bị bệnh nặng đến thế. Bây giờ anh kêu người nhà của anh phải mời thầy về làm phép, để hóa giải cái hắc ám đi theo anh và làm phiền anh.
Thế rồi thằng bé bỏ đi ngay trong giấc mơ của người ấy. Thật không ngờ rạng sáng hôm sau, khi người nhà của bạn ấy mời ông Cha trên nhà thờ về làm phép, thì quả thật là có ba cái xác trong nhà của bạn ấy. Có một trong ba cái xác nằm ở ngay dưới giường của bạn ấy thường ngày nằm ngủ. Sau khi giải quyết xong mọi việc, thì người bạn của tôi cũng hết sốt luôn. Một trăm phần trăm là bạn ấy trở lại bình thường như chẳng có việc gì xẩy ra cả.
ST
Thanked by 1 Member:
|
|
#345
Gửi vào 13/10/2011 - 19:28
BỨC ẢNH MA TRĂM TUỔI
Gia đình Cahalane đã giữ gìn bức ảnh ấy hơn một trăm năm qua. Đây không phải là một bức hình bình thường, mà ẩn sau nó là một câu chuyện vô cùng thú vị. Người hiện đang sở hữu bức ảnh là cặp sinh đôi Phil và Mick Cahalane bốn mươi lăm tuổi, sống tại ngoại ô Quakers Hill thuộc thành phố Sydney Úc. Theo hai người, bức ảnh chụp người cụ của họ hơn một trăm năm trước tại Scotland. Trong bức ảnh, ngoài người đàn ông đang cầm xâu cá, người ta còn thấy sự hiện diện của một bóng ma, mà theo gia đình Cahalane, trông giống một vị thánh. Họ kể rằng lúc còn bé xíu, họ được mẹ cho xem bức ảnh lần đầu tiên trong một bữa tiệc gia đình.
Anh Phil kể:
- Tôi được kể rằng trong một chuyến đi biển, khi cụ đang ngồi câu cá, thì bất thần một cơn bão tồi tệ kéo đến. Cụ bắt đầu cầu nguyện vì cụ nghĩ mình sắp phải sang thế giới bên kia. Thật kỳ lạ là sau đó cơn bão qua rất nhanh, cụ lại tiếp tục ngồi câu và lần đó là lần, cụ câu được nhiều cá nhất trong đời. Khi trở về đất liền, cụ chụp ngay một bức ảnh cùng với xâu cá vừa bắt được, và bóng ma này xuất hiện trong bức ảnh. Người ta nói rằng bóng ma chính là thánh St Teresa of Avila.
Anh Mick cho biết mẹ anh luôn mang bức ảnh bên mình, cho đến khi bà qua đời vào năm ngoái. Rồi bố anh tiếp tục giữ nó trong ví, cho đến khi ông qua đời sáu tháng sau. Con cháu gia đình Cahalane tìm thấy bức ảnh trong số những vật dụng mà ông Cahalane để lại.
- Trong vòng bốn mươi lăm năm qua, tôi chỉ được nhìn thấy bức ảnh hai lần. Những người hiểu rõ câu chuyện nhất thì đều đã qua đời. Chúng tôi thậm chí không biết tên thật của cụ, vì khi chuyển đến sống tại Australia, gia đình tôi đã đổi họ. Anh Phil nói.
MT
Gia đình Cahalane đã giữ gìn bức ảnh ấy hơn một trăm năm qua. Đây không phải là một bức hình bình thường, mà ẩn sau nó là một câu chuyện vô cùng thú vị. Người hiện đang sở hữu bức ảnh là cặp sinh đôi Phil và Mick Cahalane bốn mươi lăm tuổi, sống tại ngoại ô Quakers Hill thuộc thành phố Sydney Úc. Theo hai người, bức ảnh chụp người cụ của họ hơn một trăm năm trước tại Scotland. Trong bức ảnh, ngoài người đàn ông đang cầm xâu cá, người ta còn thấy sự hiện diện của một bóng ma, mà theo gia đình Cahalane, trông giống một vị thánh. Họ kể rằng lúc còn bé xíu, họ được mẹ cho xem bức ảnh lần đầu tiên trong một bữa tiệc gia đình.
Anh Phil kể:
- Tôi được kể rằng trong một chuyến đi biển, khi cụ đang ngồi câu cá, thì bất thần một cơn bão tồi tệ kéo đến. Cụ bắt đầu cầu nguyện vì cụ nghĩ mình sắp phải sang thế giới bên kia. Thật kỳ lạ là sau đó cơn bão qua rất nhanh, cụ lại tiếp tục ngồi câu và lần đó là lần, cụ câu được nhiều cá nhất trong đời. Khi trở về đất liền, cụ chụp ngay một bức ảnh cùng với xâu cá vừa bắt được, và bóng ma này xuất hiện trong bức ảnh. Người ta nói rằng bóng ma chính là thánh St Teresa of Avila.
Anh Mick cho biết mẹ anh luôn mang bức ảnh bên mình, cho đến khi bà qua đời vào năm ngoái. Rồi bố anh tiếp tục giữ nó trong ví, cho đến khi ông qua đời sáu tháng sau. Con cháu gia đình Cahalane tìm thấy bức ảnh trong số những vật dụng mà ông Cahalane để lại.
- Trong vòng bốn mươi lăm năm qua, tôi chỉ được nhìn thấy bức ảnh hai lần. Những người hiểu rõ câu chuyện nhất thì đều đã qua đời. Chúng tôi thậm chí không biết tên thật của cụ, vì khi chuyển đến sống tại Australia, gia đình tôi đã đổi họ. Anh Phil nói.
MT
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Phong Thuỷ
TUYỂN TẬP SÁCH HUYỀN HỌCPhong Thuỷ, Tướng Học, Tử Vi |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | babylon |
|
||
tìm sách dịch học văn hóa cổ truyền |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | trongtri |
|
||
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
||
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
13 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 13 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |