Jump to content






Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#511

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/07/2012 - 08:18

SỢ MA

Nói tới ma thì tôi có biết rất nhiều chuyện. Nghe kể lại thì nhiều, chính mắt thấy thì có một vài lần.

Tôi sống ở thôn quê, ban đêm trời tối thui tối thít, khi nhà nhà đều đã lên đèn leo lét thì không khí u tịch, quạnh quẽ lắm. Lúc gần bỏ quê đi Mỹ, tui đi chơi khuya bạo lắm. Ông già tía không cho, sợ tôi lén phén cô nào thì ảnh hưởng tới chuyến đi bị trở ngại. Nên tôi thường giấu chiếc xe đạp của tôi trong chuồng bò nhà hàng xóm, chờ tối đến cùng thằng bạn đi rong qua nhà các cô bạn, lúc thì phụ dệt chiếu, lúc thì phụ lẩy bắp. Nói chung là có cớ để chòng ghẹo nhau, ngoài ra không có gì lấn cấn hết.

Khuya về, tụi tôi đi ngang qua nghĩa địa làng. Đêm khuya thanh vắng, tiếng xe đạp cứ cút ca cút kít càng rõ mồn một, nghe như có tiếng ai nghiến răng sát bên cạnh mình. Dù không sợ, nhưng sao cứ ơn ớn xương sống, da gà cứ nổi lên từng chập, từng chập. Không những không dám đạp cho lẹ, mà còn phải cố gắng đạp cho đều chân, vì lúc đó xe tuột xích thì có nước ngồi khóc.

Lạ lắm à nhen, mình sợ chừng nào thì hình như có cái gì làm mình phải nghĩ đến chuyện đó. Chân thì đạp xe, mắt cứ len lén nhìn sâu vào bên trong đám mộ nhấp nhô trong bóng đêm, thấy như ai đang ngồi nói chuyện xầm xì, không biết có phải tiếng côn trùng rả rích, hay là tiếng các hồn ma đang trò chuyện...

Đi đêm rồi cũng có ngày gặp ma. Đêm đó trời tối đen như đêm ba mươi, đưa bàn tay ra trước mắt chỉ thấy lờ mờ. Tôi đèo thằng bạn đi ngang qua nơi đó. Đang nín thở cố đạp cho qua đoạn đường rùng rợn thì bánh xe trước tự dưng nổ lốp. Hai thằng ngó nhau, mồ hôi lạnh chảy dọc theo sống lưng, quyện với sương khuya ướt đẫm áo. Hai thằng tôi đứa nắm bánh trước, đứa dỡ bánh sau, lò dò lết bộ về nhà. Thằng bạn tôi đột nhiên hét lên một tiếng, nó thả tay ra làm chiếc xe đạp và tôi nhủi xuống trước.

Tôi ngước lên nhìn, thấy nó đứng chết sửng, tay thì chỉ về một hướng. Tôi nhìn theo thì thấy một bóng trắng đang là đà, chấp chới trên ngôi mộ mới chôn cách đó không xa lắm. Cha mẹ ơi, tôi và thằng bạn chạy trối chết, vừa chạy vừa bò, miệng lập cà lập cập xém nhai trúng lưỡi.

Nhào được tới nhà, giơ tay đập cửa ầm ầm. Ông già tía tôi tưởng tôi đang ngủ, ai ngờ phải mở cửa cho nó vô. Tôi kể lại sự tình, ông trầm ngâm nghe không nói tiếng nào hết. Ông bước lại bàn thờ đốt một nắm nhang, đứng lâm râm khấn cái gì đó, xong ông bước ra ngoài, cắm những que nhang còn lại trước sân.

Ông nhìn tôi, ông nói nghĩa địa đó linh lắm, bóng trắng đó hồi còn trẻ ông đã gặp một lần và đã có nhiều người kể lại. Không hiểu sao linh hồn đó không siêu thoát, cứ nấn ná nơi đó hoài. Tôi mới gọi về nói chuyện với thằng bạn, nó nói cho tôi nghe, đến bây giờ thỉnh thoảng vẫn còn có người nhìn thấy, nhất là vào những đêm hạ huyền.

kenzip

Thanked by 1 Member:

#512

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/07/2012 - 08:30

KỂ CHUYỆN MA

Ngày xưa tôi thuê phải một căn nhà cũng có cái gì đó kỳ lạ lắm, lúc đó thằng con trai tôi tám tuổi, còn con gái bốn tuổi, trong phòng tôi và phòng con gái thì bình thường, nhưng phòng thằng con trai ở thì thỉnh thoảng nghe nó méc là em gái bé làm xáo trộn đồ chơi trong phòng nó, hỏi thì em bé cứ ngơ ngác nói đâu có phá gì đâu.

Có mấy lần em bé vô phòng anh chơi thì tự nhiên cứ bị té chúi nhủi, nhiều khi đập đầu vô tường trán u một cục, lần nào em bé bị té trong phòng đó là con trai bị má đem ra mắng cho là tại sao không coi em để em té!? Hên là chỉ hơn một năm sau tụi tôi mua được nhà nên dọn ra.

Bây giờ con cái lớn đi học xa, lâu lâu chúng nó về chơi lại được dịp nhắc kỷ niệm xưa, thằng con trai mới nói rằng lúc nó ngủ trong phòng đó ban đêm hay bị ai lấy mền ném ra ngoài cửa, còn con gái thì kể mỗi lần nó vô phòng đó làm như có ai muốn xô cho té.

Tôi nghe chúng kể thì hổng tin:

- Chắc mấy đứa bây còn nhỏ mê ngủ nên nằm mơ chứ ba má có thấy gì đâu.

Rồi tôi hỏi ông xã:

- Hồi đó ông có thấy gì lạ hông?

Ông xã tôi mới đủng đỉnh nói:

- Thời đó tôi chỉ thấy khi cuốc đất trồng rau phía sân sau, thì tôi có thấy hòn gạch lớn dưới gốc cây ghi tưởng niệm một đứa con trai chết vì đụng xe lúc bảy tuổi...

Maaaaaa!!!????

Ngàn Cánh Hạc


Thanked by 1 Member:

#513

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/07/2012 - 08:42

CHUYỆN MA CÓ THẬT

Có Sợ Ma Không? Sợ thì hơi... ớn, ngán, lạnh xương sống. Nhưng Ma chắc chắn thấy rồi.

Sống ở Orange County ít nhiều ai cũng lui tới Peek Family nằm ngay gốc đường Beach và Bolsa, ít nhất một lần hoặc nhiều lần để tiễn đưa bạn bè, những người thân đến đoạn đường cuối của cuộc đời. Vì tâm trí thường liên tưởng đến cảnh chia lìa, hoang vắng nơi bãi tha ma thành ra ít khi tôi thích chạy xe ngang khoảng đường Beach và Hazard, hoặc Beach và Bolsa.

Có một đêm, chừng vài tháng trở lại đây thôi. Từ Los Angeles về Orange County, chắc cũng khuya rồi, nhớ đâu gần một giờ sáng. Thay vì freeway 605 bắt qua 405, rồi đi tiếp vào freeway 22 là về đến nhà. Không hiểu sao, đầu óc lu bu nhiều chuyện, tôi lại chạy tiếp trên freeway 405. Biết là mình đã đi lạc vào freeway 405 và tìm đường để về lại Anaheim. Trời xui đất khiến thế nào không biết, tôi lại vào exit E Bolsa.

Chạy vào khoảng nữa dặm, tôi nhớ đầu óc tôi vẫn còn tỉnh táo lắm, chắc chắn không thể nào nhìn nhầm được. Ngay trước Peek Family có trạm xe bus và tôi nhìn thấy có một người đàn bà, chắc là người Việt Nam vì mặc áo dài đang đứng chờ xe bus. Trong đầu óc tôi thầm nghĩ. Lạ ghê, giờ này làm gì còn xe bus nữa để mà chờ.

Tôi cố tình chạy đến đầu đường Beach để U turn lại, để cố tình nói cho bà đó biết rằng, khuya rồi có chờ chỉ phí công. Nghĩ thì suy nghĩ vậy thôi, nhưng xe tôi vừa đến dừng lại trạm xe bus, không nhìn thấy người đàn bà đó nữa. Tôi nhìn quanh, nhìn thẳng về hướng Peek Family chỉ còn hình bóng bà mờ dần với màn đêm và sương mù. Thôi, như vậy là người ở cõi trên rồi.

silent

Thanked by 1 Member:

#514

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 20/07/2012 - 09:31

BỊ MA NHÁT

Tháng mười hai năm rồi tui nhận việc tại một công ty Ambulance ở O.C. Sau hai tuần training, vì là lính mới nên phải làm ca tối từ 10pm-6am, công việc cũng nhàn chỉ làm tiếp những bill đòi tiền gửi tới Medicare, Medicaid hay các nơi đang thiếu tiền của công ty, do những người ban ngày làm dang dỡ. Việc này làm khoảng bốn giờ là xong, sau đó tui xuống bải đậu của các chiếc Rigs để kiểm tra.

Tổng cộng có mười sáu xe. (Trong ngành gọi Ambulance là Rig). Việc tui phải làm là lên từng chiếc rig, coi các dụng cụ y tế có thiếu thì vào kho lấp vào cho đầy vào các cabinet trên xe, sau đó niêm lại và ký tên mình vào form check list (Nếu xe không có form này thì không thể rời hảng), nếu thấy inventory vơi thì phải back order. Rất đơn giản.

Ngày đầu tiên ở ca đêm là 26-12-2011. Trời về đêm của mùa đông thật lạnh và hôm ấy đầy sương mù, những ngọn đèn rọi sáng tại parking chỉ thấy lờ mờ như những ngọn đèn dầu leo lét. Tui cầm cả chùm chìa khóa xe, lên xe cho mở máy, tắt radio và bật đèn cabin trước và sau để kiễm tra.

Đang ngồi trên chiếc gurney (băng ca) ở cabin sau thì đèn vụt tắt, tui bất ngờ chưa kịp phản ứng thì cả xe rung lên bần bật. Tưởng động đất tui tông cửa ra ngoài. Chạy vào văn phòng hỏi mấy cô dispatcher:

- Earthquake?

- Hell No. They said.

Tui bắt đầu sợ và liên tưởng đến...ma. Chần chừ, cuối cùng tui cũng phải lên xe đó làm tiếp. Lần này tui ngồi ở cabin trước kiểm tra các radio, cb thì nghe những bước chân năng nề như kéo lê xềnh xệch, tui quay đầu nhìn về phía sau cabin thì đèn ở sau đã tắt từ lúc nào và tiếng chân càng gần tui hơn...Tui hoảng hồn, tông cửa nhảy ra và vụt chạy. Hơi thở hổn hển, trời về khuya càng lạnh nhưng trên trán mồ hôi đả chảy thành dòng.

Nhìn về phía xe thì lúc này đèn cabin sau cứ nhấp nháy chớp tắt như trêu đùa tui vậy. Mới có ngày đầu mà như vậy thì làm sao làm này trời. Tui tự nhủ và nghĩ đến quít job, bỏ mặc tất cả, không cần công việc đáng ghét này nữa, sẽ về lại với vợ con tại San Diego, tới đâu thì tới, nhưng tui lại nhớ đến hai đứa con, cứ luôn hỏi tui:

- Chừng nào Ba có việc hả Ba, tụi con muốn Ba có việc rùi dẫn tụi con vào hảng chơi như job trước đây của Ba đó.

Tui không muốn con mình thất vọng về Ba của chúng nó, tui không muốn dạy con mình khi gặp khó lại dễ dàng give up, đầu hàng với khó khăn, không, không bao giờ. Tui trở lại xe. Mở cửa cabin sau, lúc này đèn tắt trở lại. Tui nói vào xe bằng tiếng Việt:

- Mấy Ông mấy Bà, tui chỉ đi làm kiếm cơm thôi, cũng khó khăn lắm xin đừng làm khó tui nữa.

Chỉ vài second, đèn xe sáng lại. Tui tần ngần và bước lên xe làm tiếp công việc dang dỡ. Làm trong sự hồi hộp và căng thẳng. Hôm sau, tui đến hảng vào buổi trưa và tìm xếp mình hỏi:

- Xếp, mấy cái Rigs này có khi nào bệnh nhân chết khi chở tới bệnh viện chưa?

Xếp tui trầm ngâm và nói:

- Hình như có một chiếc thôi, chiếc rig 404 đó.

Tui nghe mà nổi ốc ác, 404 là chiếc tui làm hôm qua đó.

- Something wrong? Xếp hỏi.

- No,just curiously!

Đạt Diệp



Thanked by 1 Member:

#515

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 21/07/2012 - 00:40

CHUYỆN HUYỀN BÍ

Tháng mười hai năm rồi, tôi nhận việc tại một công ty Ambulance ở O.C. Sau hai tuần thực tập, vì là lính mới nên phải làm ca từ mười giờ tối đến sáu giờ sáng, công việc cũng nhàn, chỉ làm tiếp những hóa đơn đòi tiền gửi tới Medicare, Medicaid (là bệnh nhân được chính phủ giúp trả tiền); hay các nơi đang thiếu tiền của công ty, do những người ban ngày làm dang dỡ. Việc này làm khoảng bốn giờ là xong, sau đó tôi xuống bải đậu của các chiếc Rigs để kiểm tra.

Tổng cộng có mười sáu xe. Trong ngành gọi xe Ambulance thuộc loại xe cứu thương là Rig. Việc tôi phải làm là lên từng chiếc rig, coi các dụng cụ y tế có thiếu thì vào kho lấp vào cho đầy vào các tủ chứa trên xe, sau đó niêm lại và ký tên mình vào giấy kiểm soát. Nếu xe không có giấy này thì không thể rời hảng, nếu thấy hàng tồn kho vơi thì phải lo thêm hàng vào. Rất đơn giản.

Ngày đầu tiên ở ca đêm là 26-12-2011. Trời về đêm của mùa đông thật lạnh và hôm ấy đầy sương mù, những ngọn đèn rọi sáng tại parking chỉ thấy lờ mờ như những ngọn đèn dầu leo lét. Tôi cầm cả chùm chìa khóa xe, lên xe cho mở máy, tắt radio và bật đèn cabin trước và sau để kiễm tra. Đang ngồi trên chiếc băng ca ở cabin sau thì đèn vụt tắt, tôi bất ngờ chưa kịp phản ứng thì cả xe rung lên bần bật. Tưởng động đất tôi tông cửa ra ngoài. Chạy vào văn phòng hỏi mấy cô làm việc:

- Động đất hả?

Họ trả lời:

- Không có.

Tôi bắt đầu sợ và liên tưởng đến...ma. Chần chừ, cuối cùng tôi cũng phải lên xe đó làm tiếp. Lần này tôi ngồi ở cabin trước kiểm tra các radio... thì nghe những bước chân nặng nề như kéo lê xềnh xệch, tôi quay đầu nhìn về phía sau cabin, thì đèn ở sau đã tắt từ lúc nào và tiếng chân càng gần tôi hơn...Tôi hoảng hồn, tông cửa nhảy ra và vụt chạy. Hơi thở hổn hển, trời về khuya càng lạnh nhưng trên trán mồ hôi đã chảy thành dòng.

Nhìn về phía xe thì lúc này đèn cabin sau cứ nhấp nháy chớp tắt như trêu đùa tôi vậy. Mới có ngày đầu mà như vậy thì làm sao làm hởi trời. Tôi tự nhủ và nghĩ đến bỏ việc làm, bỏ mặc tất cả, không cần công việc đáng ghét này nữa, sẽ về lại với vợ con tại San Diego, tới đâu thì tới, nhưng tôi lại nhớ đến hai đứa con, cứ luôn hỏi tôi:

- Chừng nào Ba có việc hả Ba, tụi con muốn Ba có việc rồi dẫn tụi con vào hảng chơi như công việc trước đây của Ba đó.

Tôi không muốn con mình thất vọng về Ba của chúng nó, tôi không muốn dạy con mình khi gặp khó lại dễ dàng từ bỏ, đầu hàng với khó khăn, không, không bao giờ. Tôi trở lại xe. Mở cửa cabin sau, lúc này đèn tắt trở lại. Tôi nói vào xe bằng tiếng Việt:

- Mấy Ông mấy Bà, tôi chỉ đi làm kiếm cơm thôi, cũng khó khăn lắm xin đừng làm khó tôi nữa.

Chỉ hai phút đèn xe sáng lại. Tôi tần ngần và bước lên xe làm tiếp công việc dang dỡ. Làm trong sự hồi hộp và căng thẳng.

Hôm sau tôi đến hảng vào buổi trưa và tìm xếp mình hỏi:

- Xếp, mấy cái Rigs này có khi nào bệnh nhân chết khi chở tới bệnh viện chưa?

Xếp tôi trầm ngâm và nói:

- Hình như có một chiếc thôi, chiếc rig 404 đó.

Tôi nghe mà nổi ốc ác, 404 là chiếc tôi làm hôm qua đó!

- Có chuyện gì sai trái? Xếp hỏi.

Tôi trả lời xếp:

- Không chỉ tò mò thôi!


Đạt Diệp




Thanked by 1 Member:

#516

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/07/2012 - 07:09

VONG LINH BÁO MỘNG

Ngày tôi mới sinh thằng con đầu lòng 1984, về quê chồng ở Bình Chánh, nhà gần ngay cầu Bình Điền, Má chồng cho vơ chồng tôi ở căn nhà lá ọp ẹp lâu ngày không ai ở, đằng trước nhà là cái bàn thờ thiên, thỉnh thoảng Má anh VĐĐ ở ngoài bờ đắp đi vào thắp nhang.

Một đêm tôi nằm mơ thấy có thằng bé khoảng mười tuổi...tôi gọi nó vào nhà...nó cứ nhìn tôi chằm chằm không vào và không nói gì hết...Sáng ra tôi kể cho Má chồng nghe. Má ảnh VĐĐ nói là:

- Ừ! đúng rồi, cái thằng Út con của Dì Sáu ở Long Khánh đó, nó chết vì bị bệnh, mộ nó ở ngoài kia kìa.

Tôi nghe xong nổi da gà. Dì Sáu từ Long Khánh về và Má anh VĐĐ nấu chè, bánh...thắp nhang khấn. Khi tôi kể cho Dì Sáu biết thằng bé mặc áo ca rô màu xanh đen, tóc cắt ngắn cao cao...Dì rú lên khóc và nói:

- Đúng nó rồi, hồi Dì liệm nó, chính tay Dì mặc cho nó cái áo carô màu xanh đen đó...

Sau đó Dì đem nhang đèn đi bộ ra mộ nó gần đó và thấy cái rương hòm, cái hòm chôn nó bị nước lên cao ngập hết và nắp hòm bị sứt ra hở ra, nước ngập vào. Chắc thằng bé lạnh nên về báo mộng? và sau đó tôi còn nghe nhiều tiếng con nít cười vui bên lu nước ngay bên nhà khi trời mưa lớn, giống như tụi nó đang tắm mưa vậy.

Tụi nhỏ ồn ào mà chung quanh nhà thì vắng lặng, không có căn nhà nào ở cùng bên ruộng và sông Bình Điền gần đó, lúc đó thằng con của tôi hay bị bệnh khó nuôi lắm, tôi phải xin về Sài Gòn, nhà Ba Má tôi ở đường Công Lý quận ba Sài Gòn đó, về lại Sài Gòn thằng bé của tôi khoẻ ra nhiều và mau lớn.

Chị Nhà

Thanked by 1 Member:

#517

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 22/07/2012 - 07:51

TRUYỆN MA CÓ THẬT

Sau khi tốt nghiệp tại trường võ bị Thủ Đức, tôi được thuyên chuyển về một đơn vị tác chiến thuộc Sư Đoàn 21 Bộ Binh. Thấm thoát thế mà cũng đã gần được một năm rồi! Đời lính chiến rày đây mai đó, không dừng chân ở một nơi nào quá hai tuần lễ. Nhiều hôm nằm trong lều Poncho nghe tiếng mưa rơi rả rích mà nhớ lại thời còn là học sinh trung học. Những kỷ niệm êm đềm như vẫn như còn hiển hiện trước mắt tôi! Những buổi trốn học giờ Việt văn đi đánh bi da, những lúc rút người lại nấp sau lưng người ngồi trước vì sợ thầy gọi lên bảng làm bài tập. Nay đã là lính chiến, cuộc sống thật bấp bênh. Sống hôm nay đó biết đâu ngày mai xác mình đã được gói trọn trong chiếc poncho rồi!

Tiểu đoàn tôi được lệnh tái chiếm một xã thuộc quận Vĩnh Châu tỉnh Bạc Liêu. Xã này bị VC chiếm tuần qua! Khi chúng tôi đến gần địa điểm trời đã về chiều. Tiểu đoàn trưởng ra lệnh đóng quân qua đêm. Đại đội của tôi nhận nhiệm vụ trấn giữ bờ bên phải của con kinh chạy dẫn đến xã! Trung đội tôi được lệnh đi nằm tiền đồn cách đó chừng năm trăm mét tại một nghĩa địa nằm cạnh ngã ba của con kinh và một cái rạch nhỏ! Đây là một nghĩa trang khá lớn, là nơi chôn cất dân trong xã. Khi tôi dẫn trung đội tới vị trí thì trời đã nhá nhem tối và cơn mưa dầm nhỏ hột bắt đầu rơi.

Thời điểm này rất thuận tiện cho việc di chuyển quân hay tìm chổ đóng quân vì địch khó phát giác ra vị trí của ta. Nghĩa trang này rộng cở một mẫu tây, chung quanh không có hàng rào, nhưng có bốn cái cọc to, cao cở tầm người được cắm ở bốn góc làm ranh giới! Bên trong có chừng năm sáu chục cái mộ mằm rải rác không theo hàng lối nào cả. Đa số là mộ đất với các tấm bia cắm ở cuối chân! Cũng có chừng năm sáu mộ được xây bằng xi măng với màu trắng nhờ nhờ của vôi. Chắc đó là mộ của các kẻ khá giả trong xã này.

Sừng sửng giữa cái nghĩa trang là một cái nhà đòn mái lợp ngói. Ba vách được xây bằng gạch đỏ nhưng không tô. Phía trước mặt tiền được để trống với một hàng hiên nhỏ phía trước. Nền nhà bằng xi măng nên trông sạch sẽ so với môi trường chung quanh! Tôi chỉ định vị trí đóng quân cho các tiểu đội, chỉ chổ cho họ gài trái sáng và mìn Claymore! Trong lúc các người lính hì hục đào hố cá nhân và giăng lều, người trung đội phó của tôi rủ rê:

- Mình về nhà đòn ngủ đi ông thầy.

Nhìn cảnh sình lầy ướt át chung quanh, tôi nghe cũng bùi tai! Tôi cùng ban chỉ huy trung đội rút về cái nhà đòn ngủ qua đêm. Một cái bàn thờ nhỏ với một lư hương to cở cái nón sắt được dựng sát vách sau. Trên sàn nhà có hai bộ đòn dùng để khiêng quan tài người chết. Một cái chỉ có hai đòn dài và hai thanh ngắn đóng giữ ở gần hai đầu. Bộ còn lại trông đẹp đẽ hơn, được sơn màu đen trắng đỏ, giữ bởi hai thanh ngang và có lọng vuông với vải đen, thêu hình phía trên trông như một cái kiệu.

Cái này có lẽ để cho các nhà giàu mướn thôi! Ngoài trời vẫn mưa rả rích, chỉ nghe tiếng côn trùng kêu e e nghe buồn đến thối ruột! Chúng tôi cả thảy là năm đứa: Tôi, người trung sỹ nhất trung đội phó, anh lính truyền tin và hai người tà lọt. Tôi nói người tà lọt của tôi giăng mùng cho tôi ngoài hành lang ngay trước mặt tiền. Làm xong việc cho tôi, anh ta cùng mấy người khác giăng mùng của họ ngay trong nhà đòn. Vì trong nhà chật, họ phải giăng mùng ngay trên hai bộ đòn để ngủ. Lính mà! Ma sợ lính chứ lính sợ gì ma. Chúng tôi thường bảo nhau như vậy.

Tuy nhiều lần ngủ ở các gò mả ngoài ruộng trong các cuộc hành quân rồi, nhưng đây là lần đầu tiên tôi ngủ trong một nhà đòn! Mọi người chun vào mùng để tránh bọn muỗi đói đang bay vo ve như sáo thổi chung quanh. Tôi có thói quen là khi vào mùng phải làm dấu đọc vài kinh trước khi ngủ. Tôi chưa hề gặp ma, nhưng tin có thế giới bên kia! Vì là lần đầu ngủ trong nhà đòn nên tôi cũng hơi hơi rợn một tí. Trước khi nhắm mắt tôi lầm bầm như để tự trấn an mình:

- Tôi không phá phách gì ai. Chỉ xin ngủ nhờ một đêm thôi!

Sau đó tôi thiếp đi trong giấc ngủ. Tiếng kêu của con cú ngay trên nóc nhà làm tôi giật mình tỉnh giấc! Chung quanh nhà vẫn tối đen như mực, tôi coi đồng hồ tay thì mới có ba giờ sáng thôi. Tiếng con cú đập cánh bay đi làm tôi giật nẩy mình! Tôi tự cười mình sao mà nhát gan đến thế ! Tôi chun ra khỏi mùng ra phía sau nhà để đi tiểu. Tiểu xong tôi quay lưng để trở về thì giật nẩy cả người lên! Trong bóng đêm tôi thấy bốn cái bóng đen ngồi tựa lưng vào vách ở phía sau cái nhà đòn. Tôi nhảy bắn ra thủ thế và lần tay tìm khẩu colt45 vì tưởng là bọn đặc công VC đột nhập vào.

Lúc này mắt tôi đã quen với bóng tối nên nhận ra đó là mấy tên bộ hạ của mình đang ngồi tựa lưng vào vách ngủ say như chết! Tôi lay họ dậy và hỏi sao lại bò ra đây mà ngủ vậy. Cả bốn dụi mắt kinh hoảng lắm:

- Tụi tui ngủ trong nhà mà. Sao ai khiêng tuị tui ra đây cà?

Không ai nói với ai một lời nhưng trong thâm tâm chúng tôi đều nghĩ đến một điều "Còn ai vô đây nữa!" Mùng của tôi giang chấn ngang mặt tiền của nhà đòn. Ai bước ra ngoài cũng phải bước qua mùng, hay chun qua các dây căng! Trời tối đen như mực, tất nhiên họ phải đụng vào mùng tôi hoặc gây ra tiếng động và tôi phải biết vì tôi rất tỉnh ngủ, một thói quen có từ nghiệp lính. Không ai dám ngủ lại cả! Bọn chúng tôi chun vào ngồi túm tụm trong mùng của tôi trước hiên nhà, thì thào nói chuyện chờ sáng! Từ đó về sau người trung đội phó của tôi không bao giờ mở miệng rủ tụi tôi ghé vào ngủ trong các nhà đòn nữa.

Note: Ở nước Mỹ này chúng ta thấy có nhiều Funeral homes trong thành phố, nếu bạn nào muốn thử sự gan dạ của mình, hãy trốn vào ngủ trong đó một đêm xem sao! Hãy tắt hết đèn rồi leo lên bàn để quan tài nằm trên đó một đêm để lấy kinh nghiệm đi. Còn bạn nào gan hơn nữa thì hãy chun vào các nghĩa địa, trốn vào nhà đòn, lên bàn để áo quan ở đó mà ngủ qua đêm, hay chun vào lò thiêu nằm thưởng thức cảnh lửa khè chung quanh và mùi thịt cháy bốc lên mũi của mình. Chúc bạn may mắn trở về toàn vẹn

Chú thích: Viết theo lời kể của một người lính Việt Nam Cộng Hòa

ST




Thanked by 1 Member:

#518

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 02/08/2012 - 22:07

LẠ LÙNG CHUYỆN TÌM MỘ VỢ CỐ TỔNG GIÁM ĐỐC NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Người trong nhà cố Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Tạ Hoàng Cơ nói rằng, chuyện tìm mộ của gia đình mình cũng có nhiều điều lạ lùng không thể nào lý giải được.

Đại tá Tạ Hoàng Bùi, nguyên Trưởng phòng Quân huấn Bộ Tư lệnh Công binh, là con trai út trong gia đình có năm người con của cụ Tạ Hoàng Cơ, chờ tôi ở nhà riêng trong một con phố gần Công viên Nghĩa Tân, Hà Nội.

Cụ Tạ Hoàng Cơ sinh ngày 22-12-1911, là một trong những người nắm cương vị lãnh đạo lâu nhất của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trong số mười bốn đời kể từ thời Tổng giám đốc đầu tiên Nguyễn Lương Bằng cho tới thời Thống đốc Nguyễn Văn Bình đương nhiệm hiện nay hơn mười năm trời, từ tháng 8-1964 cụ chính thức trở thành Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và giữ cương vị đó tới tận năm 1974.

Vốn là một đảng viên ông cụ nổi tiếng là một người liêm khiết. Nghe đâu bà vợ của Phó tổng giám đốc dưới quyền, trong một bận thanh lý tiền cũ có nhầm lẫn chi đó ít đồng bạc vụn. Thời ấy tham nhũng có chăng chỉ là thứ tơ hào vặt vãnh như thế thôi nhưng mà được xử lý nghiêm lắm, đến vị đứng đầu ngành là Tạ Hoàng Cơ cũng bị liên đới nặng.

Theo lời ông Trương Đình Song, nguyên Vụ trưởng Vụ Tổng kiểm soát Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, cụ Tạ Hoàng Cơ ở nhà tập thể trên tầng ba khu tập thể Kim Liên cho đến tận lúc cuối đời. Đó là một căn phòng trần nhà chỉ cao cỡ 2,5-2,7m, chẳng rộng rãi gì. Hôm ấy là ngày 29-4-1996 sau giỗ tổ Hùng Vương một ngày. Lúc trăn trối, cụ Tạ Hoàng Cơ dặn lại các con rằng, phải tìm cho ra được mộ vợ mình là cụ bà Nguyễn Thị Thọ.

Bà sinh năm 1917, vốn cùng chồng hoạt động ở Ban Tài chính Liên khu ba ở Hà Nội. Khi Hà Nội khởi nghĩa, các cơ quan sơ tán ra ngoài, bà về hoạt động ở Khu Cháy, Đồng Vàng ở mạn Hà Nam, giờ là thị trấn Kiện Khê. Cuối năm 1950, bà ốm nặng. Em bà cùng hoạt động cách mạng, biết tin chị ốm về thăm, nhưng vừa đi khỏi thì chị mất. Cụ Tạ Hoàng Cơ nghe tin vợ ốm nặng, lặn lội đi bộ từ Việt Bắc về, nhưng về đến nơi thì vợ không còn nữa. Nơi ấy hoang sơ, chỉ có mỗi một cái nhà thờ Kiện Khê là đáng nhớ, cách thị xã Phủ Lý quãng mười km, nhà thờ hai tháp chuông xây bằng gạch đỏ từ cuối thế kỷ mười chín, nhưng vẫn vững chãi tới tận bây giờ.

Vốn là dòng dõi nhà nho, nên những ngày cuối đời cụ Tạ Hoàng Cơ ghi chép lại cẩn thận các dữ kiện về gia phả, cũng như các sự kiện chính của đời mình và giao cho con út Tạ Hoàng Bùi bảo quản. Ông cụ viết về vợ, vắn tắt như sau: Bà sinh năm Đinh Tỵ 1917, quê gốc làng Vũ Trung, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình.

Cụ làm công chức ngành Thương Chính hồi thuộc Pháp. Không rõ gia đình rời ra Hà Nội năm nào. Bà Thọ sinh ra và lớn lên ở Hà Nội. Hai ông anh lớn không cùng chính kiến với bà Thọ. Nghe nói khi kháng chiến chống Pháp, ông anh cả có sơ tán ít lâu, khi giặc Pháp đánh tới quê thì ông theo Pháp về Hà Nội; gần đây được biết đã rời cả gia đình sang ở bên Mỹ, trừ một con trai có đi dự lớp cải tạo là còn ở ta.

Khoảng năm 1942 tới ngày toàn quốc kháng chiến, bà Thọ ở ngõ Chợ Mơ, Bạch Mai, làm nghề in, đóng sách và đan len để nuôi mẹ. Khi có phong trào truyền bá chữ quốc ngữ, bà cùng các anh chị em tham gia dạy chữ ở các lớp học ban đêm tại Đình Đại, Bạch Ma), sau mở rộng tới các làng lân cận, có về mở lớp ở làng Hạ Thái, Thanh Trì, ở nội thành có mở lớp ở vùng chợ Hôm, phố Huế.

Bà mắc bệnh tim bẩm sinh từ nhỏ, sau thành suy tim. Tháng 9-1950, bệnh lại tái phát, bà phải đi điều trị ở Trạm an dưỡng. Khi bà đến nằm bệnh xá, các anh chị em xưởng thủy tinh thường xuyên cử người đến săn sóc, các bác sĩ hết lòng điều trị, nhưng vì bệnh tim quá nặng, chữa mãi không giảm, tới ngày 15-11-1950 bà trút hơi thở cuối cùng. Nhà an dưỡng mai táng bà ở thôn Kiện Khê. Bà hưởng thọ ba mươi ba tuổi.

Theo lời trăn trối của bố, các con của cụ Tạ Hoàng Cơ đi tìm mộ mẹ. Các anh về lại Kiện Khê, gặp lại tất cả những bậc cao niên sống xung quanh, hỏi rằng xưa nơi này có một xưởng thủy tinh, có người phụ nữ phụ trách xưởng thủy tinh ấy chết, vậy mồ mả hiện ở chỗ nào? Sự kiện xưởng thủy tinh và người phụ nữ phụ trách xưởng mất, nhiều người nhớ, nhưng mộ ở chính xác nơi nào thì không ai nhớ cả.

Người đầu tiên mà gia đình nhờ vả là cô đồng Tâm ở Sơn Tây. Nghe kể, cô đồng nói lại, rằng đã “cảm nhận” được chuyện đó và biết cụ bà nằm ở đâu rồi. Ba giờ một ngày hè năm 1998, gia đình lên Sơn Tây đón đi tìm thì cô đồng ốm, không đi được và tự nhiên cũng không “cảm nhận” được nữa. Gia đình xoay sở qua liên hệ, nhờ vả nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng, nhưng dạo ấy cô Hằng đang có việc bận gì đó với Bộ Quốc phòng, không giúp được.

Gia đình nhờ tiếp một người có tên tuổi trong giới tìm mộ thất lạc, tên là Xuyên ở Thành Phố Sài Gòn. Ông Xuyên bảo, đúng ngày “đẹp và dễ nhớ” mồng 9-8-1998, trước bảy giờ thì phải có mặt ở nơi đó, rồi điện cho ông. Đúng bảy giờ, anh Tạ Quang Bùi gọi điện. Ông Xuyên ngồi ở đâu đó tận Thành Phố Sài Gòn, hướng dẫn:

- Từ chỗ anh đứng, đi vào qua một bức tường thì có bậc tam cấp đúng không?

- Đúng.

- Thềm dưới cùng có một ruộng rau muống, đúng không?

- Đúng.

- Thềm giữa trồng rau cạn đúng không?

- Đúng.

- Thềm trên cùng trồng hoa đúng không?

- Đúng.

Ông Xuyên yêu cầu:

- Anh đứng quay về hướng mặt trời, bước dài mười bước, sẽ có bốn bông hoa màu tím, đúng không?

- Không, có bốn cụm hoa màu tím.

- Không sao, tìm quanh xem có vật gì bằng nhựa màu hồng không?

- Có một con lợn nhựa, nhưng nó là màu xanh.

- Không sao, có một gốc cây cụt ngọn, nhìn xem đó là cây gì?

- Cây táo.

- Anh đợi một lát đi, sẽ có hai con cóc nhảy ra, một con sẽ nhảy đi còn một con nhảy lên ngồi trên gốc táo.

Mấy phút sau, có hai con cóc từ hốc tường nhảy ra thật. Một con nhảy lên ngồi trên gốc táo.

Ông Xuyên quát trong điện thoại:

- Đào ngay, không còn lúc nào tốt hơn nữa, đào ngay.

Anh Bùi tần ngần bảo:

- Tôi còn phải xin phép đức cha đã, chứ tự nhiên vác cuốc thuổng, đào trong khuôn viên nhà tu thế này e là không phải đạo.

Ông Xuyên lập tức tắt điện thoại, không nghe nữa và từ đó trở đi gia đình cũng không liên hệ được với ông Xuyên nữa.

Gia đình đi xin đức cha, thuyết phục, nhờ người vận động, phải mất sáu tháng cha mới cho đào. Anh Bùi nhờ lính ở Bộ Tư lệnh Công binh về giúp. Các cụ cao niên sống xung quanh biết chuyện đến xem đông lắm. Nơi đào trước đây vốn là bãi đất bồi sông Đáy, tơi mịn, nhưng ở vị trí ông Xuyên chỉ nửa năm trước, đào sâu tới gần ba thước mà chẳng thấy gì, nên đành lấp lại đi về.

Anh Bùi về nhà tìm hiểu thêm, vô tình đọc được bài ông Trần Phương tìm mộ em gái với phương pháp tìm bằng quả trứng, chiếc đũa. Anh nghiên cứu, học thuộc và quay trở lại với hành trình tìm mộ mẹ. Mùa Đông năm 1998, gia đình chuẩn bị đũa, trứng đã lau rửa sạch, đũa loại đầu tròn có, loại đầu vuông có, khấn trước bàn thờ xin bố đi tìm mẹ.

Sáng hôm sau gia đình anh đi Hà Nam sớm. Thời tiết đương đông, gió rất to. Vợ chồng anh lên hương ngoài mép sông Đáy, nơi đối diện bên kia sông là mỏ đá Kiện Khê. Anh Bùi cắm một đầu đũa xuống đất, để quả trứng lên. Ngay lập tức anh có cảm giác rất rõ ràng là quả trứng bị hút xuống chiếc đũa. Từ tám giờ đến gần mười giờ, gió to như thế, anh đặt trứng không rơi, nhưng ông anh nuôi lại không đặt được, cứ hễ buông tay ra là trứng rơi xuống vỡ. Nhất định là bà nằm ở quanh đây rồi, mấy người trong nhà bảo nhau như vậy.

Sau đó mấy tuần, cả vợ anh Bùi cũng đi cùng. Mọi người qua chợ Phủ Lý mua mười quả trứng, mười đôi đũa ở chợ, rửa sạch bằng rượu trắng. Hai vợ chồng cắm đều đậu, ông anh nuôi cắm mãi vẫn không được. Vợ anh Bùi cũng có cảm giác trứng bị hút vào đầu đũa. Trứng đậu trên đầu đũa chỉ trong diện tích hẹp khoảng 10m2, xa hơn là đổ. Đây hẳn là phương pháp tìm diện, chứ không phải tìm điểm và cách khoảng ba, bốn thước so với vị trí ông Xuyên chỉ trong lần trước đó. Cảm giác của người cùng máu mủ ruột rà cho thấy rằng, mẹ mình đang nằm ở đó.

Rất nhiều lần anh Bùi quay lại nơi trứng “đậu”. Một bận, khi đang đứng tha thẩn ở nơi này, một ông cụ đi qua bảo, tôi thấy anh đến đây nhiều lần quá nên mách cho biết về một cô ở ngay huyện Thanh Liêm này đã tìm thấy được nhiều mộ rồi. Nhà cô nghèo, người bé, từng suýt chết, rồi sau đó có “năng lực đặc biệt”. Cô nổi tiếng bởi một bận đang đi, thấy người ta đang làm đường chuẩn bị đổ nhựa, cô nhất định không cho, bảo dưới có du kích nằm. Chuyện ầm ĩ lan về huyện, lãnh đạo huyện cho đào lên thì đúng là thấy có hai khẩu súng hoen rỉ và hai bộ xương người.

Anh Bùi lên đường ngay đi tìm, nhà cô đồng cách đường cái quan cỡ 13km. Nhà vắng vẻ, anh Bùi ngồi chờ mãi. Cô về, anh nêu nguyện vọng, đặt lễ, cô đồng ý gọi hồn. Bà cụ lên nhập vào cô đồng:

- Mẹ chờ con lâu lắm rồi, nhưng không có ai chỉ lối. Con nhờ cô ấy chỉ cho… Cửa vào có hòn đá, mẹ thường rửa chân bước lên hòn đá rồi mới vào nhà. Trên đầu mẹ có lọng che. Thôi không phải đón mẹ về đâu, ở đây mẹ được ăn cả lộc Phật lẫn lộc Thánh, lại có bạn nằm bên cạnh.

Cô đồng hẹn mười giờ hôm sau đến đón. Đêm trời rất tối, phố xá đã ngủ hết. Cô không dẫn vào chỗ trứng đậu trước đây mà đi qua lối khác, cách 500m. Cô đi thoăn thoắt trong đêm, tay cầm bó nhang lập lòe cháy, đến gần chỗ trứng đậu hôm trước thì dừng lại. Cô bảo tất cả cùng trèo qua tường. Đến bậc tam cấp một, cô hỏi y như ông Xuyên trong Thành Phố Sài Gòn trước đây:

- Cái bờ đâu?

Lên bờ, cô hỏi:

- Cái gốc cây bị cưa đâu?

Cô cầu khấn gì đó, xăm xăm đi xéo qua luống hoa, cầm nắm hương chúc xuống đất rê rê rồi chỉ:

- Bà cụ nằm đây!

Nơi ấy có hai lùm đất, một cành ổi xòe ngang như chiếc lọng che, chỉ cách nơi đào trước đây và chỗ có hai con cóc nhảy khoảng ba, bốn thước. Cô hỏi:

- Ở đây có một hòn đá, nó đâu rồi?

Người của nhà thờ nói, hòn đá do làm đất trồng hoa từ mấy năm trước nên khiêng chuyển đi rồi, to cỡ ba hòn gạch chỉ, mặt trên tương đối phẳng.

Khi mất, như lời đồng nhập, cụ bà Nguyễn Thị Thọ bận áo len, được quấn trong mấy tấm lạch giường, nửa thế kỷ xương cốt không còn nên các con bà đồng tình cho xây mộ trên nơi cô đồng chỉ.

Thâm tâm người nhà vẫn thực sự chưa tin. Gia đình anh Bùi biết ở Hải Phòng có cô Mến nổi tiếng trong việc gọi hồn, nên mời lên Hà Nội làm lễ. Bà cụ nhập hồn ngay:

- Các con xây nhà cho mẹ thế là được nhưng rất nóng, nhớ làm thêm cho mẹ cái rèm.

Cả nhà giật mình, bởi mộ mẹ nhìn hướng ra sông Đáy, chỗ sông uốn cong rất đẹp, nhưng cửa mộ hướng Tây nên nóng mỗi lúc về chiều chăng?

Bà lại nói:

- Các con gửi tiền gì cho mẹ đấy? Mẹ không tiêu được. Gửi tiền Việt đi. Mẹ lên nhà bố các con ở Mai Dịch rồi, nhưng lính gác không cho vào. Hôm các con xây mộ xong thì bố biết chuyện, ghé qua thăm mẹ. Mẹ hỏi giờ ông làm gì? Ông ấy kể là giờ vẫn làm ngân hàng.

Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi:

- Anh thấy câu chuyện này có lạ lùng không? Làm sao tất cả họ không hề biết nhau nhưng đều chỉ cho gia đình đến nơi ấy, với sai số về vị trí không đáng kể? Làm sao họ biết được bố tôi làm ngân hàng? Làm sao họ biết bố tôi đang nằm trong Mai Dịch? Làm sao họ biết được mộ mẹ tôi mới xây quay về hướng Tây? Và cả những chuyện mà chỉ hai vợ chồng tôi mới biết thì họ cũng có thể kể ra vanh vách, lúc gọi hồn như thế?

Đại tá Tạ Hoàng Bùi hỏi tôi thì tôi biết hỏi ai đây?

Nguồn: Petrotimes

Thanked by 1 Member:

#519

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 06/08/2012 - 15:05

RÙNG MÌNH VÌ NHẬN ĐƯỢC EMAIL TỪ NGƯỜI CHẾT

Gia đình và bạn bè của Jack Froese đã nhận được những bức thư của anh sau khi anh mất.

Tháng sáu năm ngoái, anh Jack Froese sống tại tiểu bang Pennsylvania, Mỹ đột ngột qua đời ở tuổi ba mươi hai do một cơn đau tim. Tuy nhiên, một số người thân và bạn bè anh cho biết, họ rất bất ngờ nhận khi được email từ Jack, người đã lên thiên đàng gần nửa năm nay.

Điều kỳ lạ là gia đình của Jack Froese cho biết, không ai trong số họ có mật khẩu tài khoản của anh. Và họ cũng không tin rằng, nó đã bị hack, bởi các cuộc trò chuyện giữa hồn ma với họ vô cùng riêng tư và gần gũi.

Tim Hart sống tại Dunbar cho biết, anh rất kinh ngạc khi nhận được thư của Jack. Anh nói:

- Jack như là cánh tay phải của tôi, là người bạn tốt nhất. Chúng tôi đã gắn bó với nhau trong mười bảy năm cho đến khi Jack qua đời. Một đêm cách đây năm tháng, tôi đã bất ngờ nhận được thư từ địa chỉ “Jack Froese”. Cậu ấy nói với tôi:

- Cậu có nghe tớ nói không? Tớ đang ở nhà cậu. Dọn dẹp tầng áp mái đi!

Vấn đề ở đây là điều bí mật này chỉ có hai người biết, bởi trước khi chết, Jack đã có trò chuyện cùng Tim trên tầng áp mái, và anh đã trêu chọc người bạn của mình vì gác mái quá bẩn.

Em họ của Jack, Jimmy McGraw cũng đã nhận được email sau khi Jack chết. Bức thư viết:

- Này Jim, em khỏe không? Anh biết em sẽ bị đau mắt cá chân. Hãy cẩn thận nhé!

Jim McGraw cho biết, anh đã bị vỡ mắt cá chân khoảng một tuần trước khi nhận được email từ người anh họ đã mất. Anh nói:

- Tôi muốn nghĩ rằng, Jack đã gửi nó. Tôi biết là anh ấy vẫn đang cố gắng để kết nối với tôi và giúp tôi cảm thấy tốt hơn.

Hiện tại, nguồn gốc của những bức thư vẫn là một bí ẩn, chưa có lời giải đáp của gia đình và bạn bè Jack Froese. Mặc dù vậy, họ vẫn chưa điều tra tài khoản email của Jack và đã chấp nhận chúng như một món quà từ thiên đường.

BBC



Thanked by 2 Members:

#520

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 08/08/2012 - 06:37

GIÁO SƯ ĐẠI HỌC MỸ MỞ LỚP DẠY "ĐỜI SỐNG SAU CÁI CHẾT"

Giáo Sư John Martin Fischer thuộc đại học University of California, Riverside, đã được tổ chức John Templeton Foundation, cấp năm triệu Mỹ kim trong ba năm, để nghiên cứu một lãnh vực rất hấp dẫn là đời sống sau cái chết.

Thậm chí ông còn mở lớp học thu nhận sinh viên để dạy về môn học này. Ông cho hay:

- Tôi và nhà nghiên cứu hậu tiến sĩ Benjamin Mitchell-Yellin, sẽ dạy các lớp liên quan trong ba năm sắp đến. Tôi thường dạy các lớp học về cái chết, sự bất tử và ý nghĩa đời sống tại các đại học Yale và UC Riverside rồi.

Ông cho biết rằng đang nghiên cứu các quan điểm tôn giáo và phi tôn giáo về sự bất tử. Một trong các vấn đề là liệu sự hiện diện của cái chết mới giúp cho đời sống có ý nghĩa.

Đây là món tiền lớn nhất cung cấp cho một cá nhân trong giới đại học, từ trước đến nay về đề tài rộng lớn này. Fischer nói:

- Chúng tôi muốn sự nghiên cứu của mình có giá trị khoa học vững chắc.

Chương trình này có tên gọi là “The Immortality Project”.

Viễn Đông

Sửa bởi hiendde: 08/08/2012 - 11:03


Thanked by 1 Member:

#521

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 08/08/2012 - 11:18

LY KỲ CHUYỆN HỔ CÕNG LỢN VỀ GÓP GIỖ TẠI ĐÌNH TỔNG

Vào canh hai đêm ba mươi tháng giêng, từ sau cánh cửa, nhiều người nhìn thấy một ông Hổ âm thầm cõng lợn trên vai, đặt giữa sân đình Tổng, thờ Bố Cái Đại Vương. Sau đó hướng vào cửa đình nằm phủ phục. Khoảng nửa canh giờ, ông Ba mươi giật lùi, nhẹ như chiếc bóng vút đi về phía rừng sâu.

Cách núi Ba Vì chưa đầy hai mươi cây số, Đường Lâm xưa cây rừng và cỏ lau che kín ba mươi sáu quả đồi, gò. Ruộng bậc thang như những cánh cung viền nhau san sát... Khi ấy, hổ, báo, hươu nai và các loại muông thú sống chung với con người.

Cuộc sống chung hòa giữa con người và muông thú hàng thế kỷ bỗng nhiên chấm dứt khi chúa hổ thành tinh, không kể ngày đêm, rình rập bắt lợn, bắt gà, bắt người trong thôn ăn thịt. Chứng kiến cảnh con người và các loại muông thú ngày đêm lo sợ hổ tinh, cụ Phùng Hưng một mình cất công đi tìm hổ tinh và dùng tay không đấm chết. Từ đó loài thú lớn này mới thật sự quy hàng con người vùng đất này. Khi cụ Phùng Hưng qua đời, hằng năm con cháu hổ tinh vẫn mang lễ vật về góp giỗ, phủ phục trước uy quyền của ông.

Hỏi chuyện người trong làng Đông Sàng, tên cổ là Đông Ma Trang, từ người già đến đứa trẻ, không ai không biết tích hổ góp giỗ cụ Phùng Hưng. Các cụ làng Đông Sàng giờ còn truyền miệng một câu chuyện ly kỳ. Khoảng những năm ba mươi của thế kỷ mười bảy, đường làng cây cối rậm rạp, trẻ con không dám đi ra ngoài mỗi khi trời tối vì dễ gặp các loại muông thú độc.

Hồi ấy, đình Tổng được gọi là Ngũ Xã, dựng trên đất Đông Sàng, đối diện chùa Mía để thờ Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng. Hằng năm, con cháu năm thôn: Đông Sàng, Mông Phụ, Cam Thịnh, Cam Lâm và Giáp Đoài Thượng mở tiệc tế ngài vào ngày mùng một tháng hai âm lịch. Và mỗi năm cử một vị Chủ tế luân phiên giữa các làng để giữ đình

Nhiều lão cao niên kể lại, hàng năm, từ tờ mờ sáng mùng một tháng hai, dân làng lần nào cũng thấy giữa sân đình một con lợn to, đứng im một chỗ không tựa như có người cọc lại. Cũng không ai biết là nó từ đâu đến. Năm nào cũng vậy.

Thấy lạ, nhiều người to gan, lớn mật rình nấp sau cảnh cửa, giữa đêm đen, đêm ba mươi tháng giêng, bỗng há ngoác miệng khi nhìn thấy một bóng đen to như con bò nhẹ nhàng bước tới giữa sân Đình Tổng, quẳng chú lợn trên vai xuống rồi hướng vào cửa đình nằm phủ phục. Lúc đó, nhiều người vỡ lẽ, thì thầm, thì ra là ông Hổ về góp giỗ! Khoảng nửa canh giờ, ông Ba mươi giật lùi, nhẹ như chiếc bóng vút đi về phía rừng sâu, cụ Lê Minh Đường, bậc trưởng lão được ví như pho sách sống của làng hồi tưởng.

Con đường đi qua Tổng Mía xưa rẽ sang hai ngả đường rừng: Cam Lâm và Cam Thượng, người nơi đây vẫn quen gọi Chạ Đà. Nghề sinh nhai của người dân nơi đây là kiếm củi, cắt giáng (tên loại cây cỏ rừng), săn bắn và làm nương cấy lúa.

Ghé vào nhà một người dân qua câu chuyện bên bàn trà, ông Xuân Tiến và ông Quốc Quân người làng Đông Sàng, kể lại cho tôi hồi ức thời thơ ấu vẫn thấy hổ còn quanh quẩn mé vườn nhà, cầy cáo thì cách đây khoảng mươi năm vẫn còn đến bắt gà bắt vịt của người dân. Nói về huyền thoại Hổ cõng lợn góp giỗ Phùng Hưng, hai ông đều hứng thú thuật lại như câu chuyện còn tươi mới hôm qua.

Ông Xuân Tiến xa xăm kể lại:

- Hồi tôi còn nhỏ, sáng mùng một tháng hai hàng năm, cả làng được ăn thịt lợn thỏa thích. Vui lắm! Hỏi bố tôi thì ông cho biết, đó là lợn do hổ mang về góp giỗ Vua Phùng Hưng. Nhiều lần định theo ông đi xem hổ vác lợn về nhưng ông nhất quyết không cho đi theo vì còn nhỏ quá.

Có một điều lạ lùng trong câu chuyện về chúa sơn lâm ở vùng đất này là mỗi khi vào rừng gặp hổ, cứ bảo ba từ:

- Vớ phải tai.

Là hổ có đói cũng không ăn thịt người vì biết là con cháu vua Phùng Hưng. Bà Lê Thị Bột, hơn bảy chục tuổi kể lại:

- Có một lần đang đi vào rừng cắt giang, cắt cỏ tranh, thì gặp ông hổ, nhìn thấy mồi ông có thèm rỏ rãi, nhưng tôi cất tiếng vớ phải tai, lập tức ông ngoảnh mặt và bỏ đi chỗ khác, không bắt tôi ăn thịt nữa.

Theo trưởng lão Lê Minh Đường giải thích, chưa đầy một cây số, hổ nhiều vô kể, từ vùng núi Ba Vì mò về tận thôn Văn Minh, Thăng Thắc, cách làng Đông Ma nhởn nhơ chơi. Nều biết đó là người nhà của Bố Cái Đại Vương, hổ không dám bắt, vì đã quy phục thì tất nhiên không dám đụng vào người dân của cụ.

Trên đường về thăm Đình Phùng Hưng, qua cầu Cam Lâm, chúng tôi rẽ vào Đình Phố, ngôi đình thờ Tản Viên Sơn Thánh, nhìn thấy đôi hổ cao to bằng xi măng do một cụ cao tuổi làng Mông Phụ đắp tạc nên, chúng tôi cũng cảm thấy lòng bâng khuâng. Thì ra trước sức mạnh chinh phục của con người, loài thú dữ như hổ báo rừng xanh cũng trở nên có nghĩa có tình.

Sa Hà



#522

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 05/09/2012 - 08:10

RÙNG RỢN NGHE SUBIN KỂ CHUYỆN GẶP MA

Subin cho biết, máy điện thoại của cô ấy không bao giờ tải nhạc chuông Lady Gaga. Thế nhưng vào một đêm, nó lại bắt đầu mở nhạc...

Trong chương trình phỏng vấn với MC nổi tiếng Park Myung Soo hôm 14-1, cô ca sĩ xinh đẹp Subin của nhóm nhạc mới nổi Dal Shabet, khiến tất cả mọi người có mặt ở trường quay sởn da gà, khi kể về một câu chuyện ma mà mình là người trong cuộc.

- Khi còn học phổ thông, tôi đã là một người mẫu. Tôi sống một mình ở Seoul do công việc yêu cầu. Một đêm tôi nhận được một cuộc điện thoại vào lúc ba giờ sáng của người quản lý. Khi tôi mở điện thoại ra, tôi nghe thấy một âm thanh rất lạ và đáng sợ "Noooooooooooo" vang lên.

Một lúc lâu sau đó, người quản lý của tôi mới nói rằng, trong buổi chụp hình ngày mai nhớ... mang theo quần ngắn. Tôi thấy hơi lạ vì đây là một điều nhắc nhở bình thường và quản lý của tôi không nhất thiết phải gọi cho tôi vào lúc đêm hôm khuya khoắt như thế. Điều đặc biệt nữa là tôi không bao giờ tải bài hát của Lady Gaga làm nhạc chuông trong máy. Thế nhưng trong cuộc gọi tôi nhận đêm đó, nhạc của bài Stop Calling của Lady Gaga lại vang lên.

Subin xinh đẹp tiếp tục khiến cả MC và người xem phải khiếp sợ:

- Tôi thực sự cảm thấy sợ hãi. Bởi sáng hôm sau khi tôi gặp người quản lý và hỏi về cuộc gọi đêm hôm trước. Thật bất ngờ khi quản lý của tôi trả lời rằng:

- Tôi không hề gọi cho bạn.

Nếu mọi người cho rằng người quản lý dọa ma trêu tôi thì hoàn toàn không phải. Bởi thứ nhất là nhạc chuông Lady Gaga không bao giờ tôi tải về, nhưng lần đó nó lại đổ nhạc: stop calling... Thứ hai là khi tôi kiểm tra lại cuộc gọi vào lúc ba giờ sáng đó trong điện thoại cá nhân của mình, thì không hề có một cuộc gọi nào tồn tại như thế. Tôi đã rất sợ.

Fanhkute

#523

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 05/09/2012 - 08:20

HUYỀN BÍ ĐẠI THỤ SÁU TRĂM TUỔI BÊN MIẾU BÀ NHỊ PHI

Nghe nhiều chuyện lạ về đại thụ sáu trăm tuổi, dịp rằm tháng sáu, chúng tôi về thôn Dương Phạm, xã Yên Nhân, huyện Ý Yên, Nam Định, để chiêm ngưỡng "cụ” cây được ghi tên trong Sách đỏ thế giới.

Đứng trên con đường đê dẫn vào thôn Dương Phạm, phóng tầm mắt ra xa là thấy cái bóng khổng lồ của đại mộc tinh trùm lên cả một vùng làng quê bình yên, trù phú. Chẳng cần hỏi thăm đường, cứ nhắm hướng bóng cây mà đi cũng nhanh chóng tìm được miếu Nhị Phi Cung Tần, nơi thờ bà Ngô Nữ Thị Hoằng, một người con của đất Dương Phạm xưa.

Theo quan sát của chúng tôi, "cụ" dã hương này có đường kính giữa thân phải vài người ôm mới hết. Thân cây mốc xanh với nhiều tạo hình tự nhiên đầy vẻ cổ kính, huyền hoặc. Bóng cây tỏa rộng, che mát cả khu miếu thờ lẫn lăng mộ của bà Nhị Phi.

Ngồi lân la với những người nông dân Dương Phạm đang tranh thủ nghỉ trưa tránh cái nắng gắt dưới bóng cây đại thụ, chúng tôi đã được nghe rất nhiều những câu chuyện kỳ lạ xung quanh cụ cây hơn nửa nghìn năm tuổi này. Có thể đấy chỉ là những câu chuyện ngẫu nhiên trùng hợp được những người làng truyền miệng kể cho nhau, không có cơ sở khoa học nào để chứng minh, nhưng một điều chắc chắn là những câu chuyện đó đã làm nên cơ sở tâm linh, để người Dương Phạm luôn thành kính với sự linh thiêng của khu miếu thờ bà Nhị Phi và đại lão mộc.

Theo lời ông Nguyễn Văn Kiên, Trưởng ban Bảo vệ di tích tâm linh văn hóa vật thể cây dã hương, bà Nhị phi lúc sinh thời tên là Ngô Nữ Thị Hoằng. Bà sinh năm 1449, tại thôn Dương Phạm. Thân sinh ra bà là cụ Ngô Công Tước và cụ Nguyễn Thị Thái Hằng. Theo tích xưa, bởi gia đình rất nghèo nên bà phải mò cua bắt ốc để đổi gạo nuôi bố mẹ già.

Dù lam lũ, vất vả nhưng bà nổi tiếng đẹp người, đẹp nết khắp vùng. Năm 1468, một buổi trưa hè, Vua Lê Thánh Tông về Dương Phạm để thị sát công trình làm đê Hồng Đức bỗng nghe thấy tiếng hát trầm bổng nơi bến sông. Vua cho thuyền rồng ghé đến xem thì thấy một thiếu nữ xinh đẹp tuyệt trần đang tắm ở rìa sông, trên đầu có đám mây che... Vua hỏi chuyện thì thấy thiếu nữ đối đáp thông minh, lanh lợi, khí phách nên đem lòng yêu mến.

Ít lâu sau, Vua cho người về đón Ngô Nữ Thị Hoằng vào cung. Vua phong cho bà làm Nhị phi cung tần lo việc hậu cần trong cung cấm. Được Vua vô cùng sủng ái nhưng ba năm sau bà mắc bạo bệnh và mất vào năm 1471. Lúc lâm chung, bà có ước nguyện được đưa về quê an táng.

Sau khi bà mất, triều đình đã làm chín cỗ săng (quan tài) bằng đồng, chín thuyền chở thi hài, đồ tùy táng và đá ngũ sắc để xây mộ. Bà Nhị Phi mất vào ngày 10-6 âm lịch, đúng mùa mưa ở đồng bằng Bắc Bộ, nên quân lính cứ đào huyệt đến đâu thì đất lở đến đó.

Dân làng đành phải làm một cái nhà quàn tạm chín cỗ quan tài để khói hương. Đến khi trời tạnh, quân tướng và nhân dân mới phát hiện mối đùn lấp một số quan tài. Cho rằng đây là đất đẹp nên người dân chôn cả chín cỗ săng xuống rồi đổ đá lên đắp mộ. Sau khi chôn xong, người dân xây miếu thờ bà và làm chùa Phúc Linh Tự thờ Phật. Bên miếu, họ trồng một cây mộc hương, còn bên chùa thì trồng hai cây thị, cũng gần sáu trăm năm tuổi.

Từ bao đời nay, người ta mách nhau rằng miếu bà Nhị Phi thiêng lắm. Trẻ con vào nghịch ở trong miếu bà về kiểu gì cũng bị ốm đau. Trâu bò vào miếu bà ăn lá cây về thường bỏ bữa, không cày kéo được. Những gia đình có việc như thế phải biện lễ ra miếu xin bà thứ tội thì trẻ con, gia súc mới khỏe lại bình thường. Ngày xưa miếu bà quay về hướng bắc nhưng không hiểu sao dân trong làng làm ăn thất bát, nông vụ mất mùa nên các cụ bô lão làm lễ xin quay miếu bà sang hướng nam.

Kể từ đó làng ngày càng hưng thịnh, người dân làm ăn thuận lợi, được mùa, có của ăn của để. Các cụ cao niên đã quyết định đổi tên làng từ Tài Long thành Ngõ Phát, tên hành chính là Dương Phạm, để ghi nhớ sự thay da đổi thịt này.

Điều lạ là trong cơn bão năm 1985, bao nhiêu cành cây to nặng cả tạ bị gió quật gãy bay tứ tung, nhưng không một cành nào rơi vào những nóc nhà dân ở gần khu vực miếu cả.

Năm 1976, trong phong trào chống mê tín dị đoan miếu bà Nhị Phi bị phá. Sau khi phá miếu, người dân cắt rễ, cắt cành cây dã hương về đóng đồ dùng và đun bếp. Khi gỗ bén lửa, khói bốc lên có mùi thơm. Nhưng chỉ một thời gian ngắn sau, không hiểu sao tất cả giường tủ đều được người dân khênh ra trả lại.

Ngày 5-9-1985, một cơn bão lớn đã làm cây gãy và rụng xuống hàng chục tấn cành. Rất nhiều người ra nhặt các cành gỗ to về dùng nhưng rồi sau đó đều chở ra trả đầy sân miếu.

Ông Kiên cho biết thêm:

- Trước đây, trong thôn có anh tên Thành, có lần lấy đá ném con chim trên cành cây. Hòn đá vừa bay đi thì tay anh ta cũng gãy luôn dù không va đập vào đâu. Con rể ông trưởng xóm cũ leo lên chặt ba cành cây to về bán thì đúng ba năm sau đi xe máy đâm vào gốc cây mà tử nạn...

Có thể đó chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên nhưng do người dân Dương Phạm rất tôn thờ miếu bà và cây thiêng, nên đã gắn kết hai sự việc lại với nhau để răn đe những ai dám cả gan mạo phạm đến khu di tích văn hóa tâm linh này.

Theo DV


#524

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 05/09/2012 - 11:50

NHỮNG NGƯỜI GIÚP ĐỠ TÂM LINH

Những người chỉ dẫn linh hồn là độc nhất cho mỗi người.

Có rất nhiều dạng người chỉ dẫn, và với tôi, các thiên thần bảo vệ và chỉ dẫn là một và giống nhau. Trước khi được sinh ra, chúng ta đã xây dựng xong kế hoạch chi tiết cho hành trình cuộc đời mình. Khi chúng ta lạc lối thì thiên thần đó thường giúp chúng ta trở lại đúng đường. Dựa trên sự tiến hóa của mỗi linh hồn và những công việc trước mắt trên cõi trần, chúng ta có thể thu hút cho mình rất nhiều người trợ giúp từ ba nhóm khác nhau.

Nhóm đầu tiên là những người chỉ dẫn cá nhân. Đây là những người chúng ta đã biết trong tiền kiếp hoặc quãng thời gian giữa các kiếp mà có chia sẻ, đồng cảm với chúng ta. Những người này sẽ hỗ trợ từ các thế giới tinh thần bằng cách ghi dấu vào tâm trí chúng ta theo nhiều cách khiến chúng ta tham gia vào những tình huống nhất định. Những ấn tượng này là dấu hiệu từ những người trợ giúp linh hồn của mình. Đa số những vật chỉ thị tinh vi ngày không được chú ý tới. Nhưng nếu chúng ta bỏ thời gian để dừng lại và lắng nghe rồi đánh giá, chúng ta có thể bắt đầu nhìn hoặc nghe thấy những thông điệp từ linh hồn.

Đối với đa số, khó có thể cảm nhận chỉ dẫn từ linh hồn bởi họ muốn hoặc trông đợi những hướng dẫn rõ ràng. Xin lỗi các bạn, nhưng cách này sẽ không hiệu quả. Các thông điệp hoặc chỉ dẫn là những liên hệ rất tinh vi và nhẹ nhàng.

Dưới đây là một ví dụ về cách linh hồn giao tiếp hiệu quả.

Đó là vào ngày thứ năm và bạn có một cuộc họp với một đối tác tiềm năng để hợp tác kinh doanh. Trên đường đi, bạn vừa bị mất địa chỉ hoặc bạn lạc đường. Điều này dường như khá kỳ quái, bởi bạn rất quen thuộc đường ở thị trấn này. Sau nửa giờ lái xe lòng vòng, bạn xác định ví trí ngôi nhà nhưng giờ lại không thể tìm được bãi đỗ xe. Cuối cùng bạn tìm thấy một bãi đậu xe cách đó vài khu nhà.

Khi đến trước khu nhà cần tìm thì cửa nó lại bị khóa nên bạn phải tìm đường khác để vào trong. Một người bảo vệ mở cửa và bạn dùng thang máy tới ngôi nhà đã được chỉ rõ. Khi ra khỏi thang máy thì văn phòng lại bị khóa và có một tờ giấy dính trên cửa chỉ đường tới một văn phòng hoặc một tầng khác. Cuối cùng bạn cũng tìm thấy văn phòng và gặp đối tác tiềm năng.

Bạn lắng nghe các thỏa thuận và trong buổi đàm phán, bạn cảm thấy một cảm giác dầy vò trong dạ dày. Bạn cảm thấy điều gì đó nhưng lại không chắc nó là gì. Tuy nhiên, bạn đồng ý tham gia hợp tác kinh doanh. Nhiều tháng sau, sau khi đã đầu tư tất cả số tiền dành dụm của mình cho thương vụ này, thì đối tác kinh doanh trốn khỏi thị trấn với toàn bộ tiền bạc của bạn và hóa ra đó là một vụ lừa đảo thương mại.

Tôi nhận ra rằng mình đã cảm nhận kịch bản này ở nhiều mức độ, nhưng tôi chỉ muốn chỉ ra cách chỉ dẫn linh hồn vận hành. Có một mẫu hình của câu chuyện này, quá nhiều lần quay xe nhầm, sai hướng, các cánh cửa bị đóng. Nếu bạn dành thời gian để quan sát các dấu hiệu tinh vi, thì bạn sẽ hiểu rằng ai đó đang cố nói với bạn điều gì đó! Linh hồn chỉ dẫn đang cố gắng cảnh báo cho bạn.

Thật không may, quá nhiều người trong chúng ta sống trong sự mịt mờ và thường cần được đạp một cú thật mạnh bằng gậy bóng chày, thì mới nhận biết được điều gì đang diễn ra quanh mình.

*

Một linh hồn dẫn dắt cũng có thể là ai đó bạn biết trong đời kiếp này. Ví dụ, đó có thể là cha, mẹ, ông, bà...hoặc người đã khuất hiện đang sống ở thế giới linh hồn.

*

Những linh hồn dẫn dắt có thể nỗ lực rất lớn để hướng dẫn chúng ta trong cuộc sống thường ngày, và ghi dấu bằng những phương thức giải quyết tình huống tốt nhất. Tuy nhiên cũng cần phải nhớ rằng, những người thương yêu đó không thể và không can thiệp vào những bài học hoặc thử thách, vốn là lý do chúng ta được sinh ra để học hỏi và phát triển.

Quá trình học hỏi của chúng ta chưa bao giờ dễ dàng, và để chúng ta hưởng lợi ích nhiều nhất từ một tình huống, hoặc bài học cuộc đời nhất định, rất nhiều lần những linh hồn đó chỉ đứng bên và theo dõi quyết định của chúng ta. Mặc dù đôi lúc mọi thứ có vẻ không chịu đựng được, nhưng đó cũng chính là lúc mà chúng ta học hỏi được nhiều nhất.

Nhiều người hỏi, liệu những linh hồn dẫn dắt đó có ở bên chúng ta mọi lúc, mọi nơi và liệu chúng ta có phải tìm kiếm và cầu xin họ xuất hiện. Câu trả lời của tôi là: Chúng ta chưa bao giờ cô đơn. Những linh hồn đó luôn luôn cùng chúng ta. Những nhiệm vụ của họ là trông coi và hỗ trợ chúng ta. Họ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào nhiệm vụ mà có liên quan tới chúng ta. Nhưng chúng ta không cần phải gọi họ, bởi họ biết những nhu cầu này và luôn sẵn sàng chìa tay giúp đỡ.

Loại thứ hai được tạo bởi những người trỏ giúp bậc thầy hoặc chuyên gia. Đây là những linh hồn được đưa tới chúng ta trên cơ sở những hoạt động, hoặc công việc nhất định mà chúng ta tham gia...Những người này sẽ đến nếu được ta yêu cầu trợ giúp.

Tại sao những linh hồn này muốn giúp chúng ta. Đáp án thật đơn giản: Nó phải vậy. Khi chuyển kiếp sang thế giới linh hồn, chúng ta sẽ nhận thức sâu sắc rằng tất cả chúng ta đều như nhau. Chúng ta muốn giúp loài người học hỏi, phát triển, chia sẻ ý tưởng và trở nên tốt hơn. Bằng cách ghi dấu tư tưởng lên loài người và trợ giúp họ, những linh hồn giúp loài người hòa điệu với các lực linh hồn đang nằm trong tất cả mọi thứ. Vả lại, dựa vào độ cởi mở của chúng ta, các nguồn cảm hứng từ linh hồn có thể đặc biệt và mãnh liệt, hoặc học có thể kiên nhẫn đợi cho tới ngày chúng ta chú ý.

Loại thứ ba gồm các thầy giáo linh hồn.

Những cá nhân này có sự phát triển linh hồn khá cao, hoặc chưa từng bao giờ sống trên thế giới vật chất, hoặc có thể tham gia trong vài lĩnh vực tâm linh trong nhiều kiếp sống trên cõi trần. Giống như những linh hồn trợ giúp khác, họ cũng hướng về chúng ta dựa trên cấp độ tiến hóa tinh thần và hiểu biết của chúng ta. Các thầy giáo linh hồn khao khát mạnh mẽ giúp chúng ta trong việc phát triển tinh thần. Họ thường cố gắng ghi dấu lên những tài năng và tiềm năng tinh thần của chúng ta. Đối với bất cứ ai trên con đường giác ngộ tinh thần thì những chỉ dẫn này là không thể cân đo được.

Phần lớn chúng ta sẽ có một hoặc hai vị thầy linh hồn trong quá trình tiến hóa linh hồn từ kiếp này qua kiếp khác. Những linh thể này được chỉ định và sẽ giúp chúng ta phát triển về mặt tinh thần, trong suốt quá trình kể cả trong từng kiếp sống cũng như trong quá trình chuyển kiếp. Hơn nữa, chúng ta sẽ có những bậc thầy linh hồn trong những kiếp sống cụ thể.

Một lần nữa, tùy thuộc vào tiến hóa linh hồn mà linh hồn dẫn dắt, sẽ được đưa tới bên chúng ta để giúp chúng ta bằng những bài học quan trọng, hoặc những khía cạnh của nhân cách cần được hoàn thiện. Ví dụ, chúng ta có thể có một linh hồn giúp đỡ trong những bài học về sự ích kỷ. Câu “khi học trò sẵn sàng thì người thầy xuất hiện” khá đúng.

ST


#525

hiendde



 

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

 

Gửi vào 09/09/2012 - 03:29

THẾ GIỚI CỦA NHỮNG THẦY MO NHẬP HỒN CHỮA BỆNH

Ở dãy núi Himalaya, các nghi lễ chữa bệnh sởn tóc gáy diễn ra hàng ngày khi người ốm mưu cầu quyền năng của các thầy mo địa phương. Trong những nghi lễ thỉnh thoảng dữ dội này, thầy mo hút chất gây bệnh ra khỏi cơ thể bệnh nhân của họ.

Tại một ngôi nhà nhỏ bằng đá ở Ladakh, một vùng thuộc Himalaya ở bang Jamu của Ấn Độ và vùng lãnh thổ tranh chấp Kashmir, nghi lễ chữa bệnh sởn tóc gáy đang diễn ra. Một tín đồ Phật giáo mắc bệnh gan, một phụ nữ trầm uất và một khách du lịch New Zealand cần sự hướng dẫn về tinh thần, tất cả đều tới vùng này tìm kiếm khả năng chữa bệnh của một Iha mo (người phụ nữ siêu phàm hay nữ thầy mo). Đằng trước họ, Ayu Lha mo, còn được gọi là thầy mo của Sabu, theo tên làng của bà, mặc một chiếc áo choàng sặc sỡ và đội một chiếc mũ có gờ sắc.

Trong không gian phủ đầy khói hương trầm, bà cầu khấn, hát ầm ĩ, ngả nghiêng trên hai đầu gối rồi vẫy tay ra hiệu cho một linh hồn nhập vào cơ thể bà, để nó có thể chữa lành bệnh cho các bệnh nhân thông qua bàn tay của bà. Frank Kressing, nhà nhân loại học văn hoá thuộc Đại Học Ausgburg ở Đức, cho biết:

- Ayu Lha mo có lẽ là thầy mo nổi tiếng nhất ở Ladakh. Bà nổi tiếng về hành động cầm dao được nung trong lửa và làm bỏng lưỡi bằng đầu dao để chỉ cho bệnh nhân thấy quyền năng của mình cũng như khả năng không thể bị thương.

Kressing đã phỏng vấn hơn hai chục thầy mo ở Ladakh. Thế giới bên ngoài biết rất ít về nghi lễ chữa bệnh của các thầy mo Ladakh, ngay cả khi có tới hai trăm thầy mo đang hành nghề trong vùng.

Những nghi lễ này có lẽ bắt nguồn từ các nền văn hoá của các bộ tộc theo thuyết duy linh và các pháp sư ở Trung Á, Trung Quốc, Tây Tạng và Mông Cổ. Ngày nay, phần lớn thầy mo là tín đồ Phật giáo Tây Tạng, một trong những tôn giáo chính ở Ladakh. Thầy mo thường tiếp bệnh nhân tại nhà của họ, đưa bệnh nhân tới trước bàn thờ đặt trong bếp. Thường thì thầy mo làm việc cùng lúc với nhiều bệnh nhân và nói chuyện với mỗi người về bệnh tật, trước khi bị nhập hồn.

Người ta nói rằng phải mất khoảng mười lăm phút hát, rung chuông, cầu khấn và đánh trống để một linh hồn nhập vào thân thể của thầy mo. Thầy mo thường mời các linh hồn kiểm soát bản thân họ. Tuy nhiên, một số thầy mo thông báo rằng họ bị linh hồ" chiếm hữu ngay cả khi không muốn. Các linh hồn chiếm hữu thầy mo trong suốt thời gian nhập định.

Ngay khi bị nhập hồn, thầy mo chữa bệnh bằng cách hút các chất gây bệnh ra khỏi cơ thể bệnh nhân. Theo Kressing, sau đó thầy mo chỉ cho bệnh nhân và người xung quanh xem những chất đó, thường là chất dịch màu đen hoặc các mẩu nhỏ giống hắc ín. Cuối cùng, thầy mo nhổ chúng vào một chiếc bát hoặc xuống nền nhà. Ngoài ra, thầy mo cũng đặt trực tiếp rơm hoặc ống vào các vùng cơ thể đau yếu để hút các chất gây bệnh, chẳng hạn như ngực của bệnh nhân bị hen. Trợ giúp cho nghi lễ chữa bệnh là hạt, cốc nước thánh, thỉnh thoảng là rượu, nhang và các dụng cụ khác

Thầy mo còn đóng vai trò là người xua đuổi, hoặc kiểm soát tà ma trong cơ thể người bệnh. Người mới tới thường giật mình khi thấy thầy mo cầm vũ khí trong trạng thái bị nhập hồn. Trong một số trường hợp, thầy mo ho, la hét và tự đánh đập cơ thể của chính họ cho tới khi những vết bầm tím xuất hiện nhằm dành quyền kiểm soát một linh hồn. Trong một số trường hợp dữ dội hơn, nam thầy mo tự dùng gươm để cắt da thịt họ cho tới khi chảy máu.

Thầy mo cũng có thể điều trị cho bệnh nhân theo cách bạo lực. Một người đàn ông bị bệnh gan do uống quá nhiều rượu có thể bị mắng mỏ hoặc thậm chí bị đánh. Có sự khác biệt lớn trong cách cử hành nghi lễ giữa các thầy mo. Ngoài việc chữa bệnh, thầy mo còn bói toán, phụ thuộc vào nhu cầu của bệnh nhân.

Elan Golomb, nhà tâm lý ở New York, Mỹ, nói:

- Thỉnh thoảng, các thầy mo nổi cơn thịnh nộ và đánh bệnh nhân trong khi thầy mo ở trạng thái bị nhập hồn. Việc thầy mo đổ lỗi cho bệnh nhân gây ra các căn bệnh của họ và mắng mỏ bệnh nhân không theo lời dạy của Phật là hoàn toàn phổ biến.

Sự quan tâm của Golomb tới các phương pháp chữa bệnh truyền thống, đã dẫn bà tới một phiên chữa bệnh của thầy mo Choglamsar Lha mo ở làng Choglamsar, Ladakh. Theo truyền thống, các thầy mo Ladakh phải được sự chuẩn y của một thầy tu cấp cao ở Tây Tạng. Ngay khi được chuẩn y, một khoá đào tạo kéo dài từ ba tới sáu năm bắt đầu. Trong các tu viện và những ngôi làng hẻo lánh, thường là dưới sự dẫn dắt của một thầy mo cao cấp, học viên phải học kinh Phật, thiền định và các phương pháp trở thành một phương tiện cho các linh hồn và thần thánh.

Thầy mo Ayu Lha mo, hiện đã lục tuần, cho biết:

- Khi tôi mười tám tuổi, đức Dalai Lama đã dẫn dắt tôi trở thành một Iha mo. Tôi học và luyện tập những quyền năng này nhiều năm trong núi.

Trong một ngày, Ayu Lha mo tiếp đón đủ loại bệnh nhân. Họ là người Thiên chúa giáo, Hindu, Phật giáo và Hồi giáo. Những người này chiếm hơn 50% tổng dân số trong vùng và tới chỗ bà thường xuyên.

Giáo sư tôn giáo David Pinault thuộc Đại Học Santa Clara cho biết:

- Tại Ladakh, nơi đạo Hồi truyền thống vẫn được thực hành, người Hồi giáo thỉnh thoảng tiến qua các biên giới tôn giáo để tới chỗ thầy mo Phật giáo chữa bệnh. Phản ứng với các nghi lễ chữa bệnh của thầy mo cũng khác nhau. Một số bệnh nhân khẳng định họ lành bệnh ngay lập tức, trong khi những người khác cho rằng bệnh của họ thuyên giảm chút ít. Một số người tới chỉ để ở gần một Iha mo hay Iha pa mà có thể dịch là người phụ nữ siêu phàm và nam giới siêu phàm.

Tsewang Dorjey, một người dẫn đường cho khách du lịch, nói:

- Tôi nghĩ là nghi lễ chữa bệnh có hiệu quả đối với phần lớn mọi người. Dạ dày của tôi có vấn đề hai lần và nghi lễ chữa bệnh làm tôi cảm thấy khoẻ hơn.

Nếu có đủ khả năng, bệnh nhân trả tiền cho thầy tu, song số tiền này chẳng đáng là bao. Với một vài bệnh nhân mỗi ngày, thu nhập của Ayu Lha mo chẳng khấm khá hơn so với một nông dân trung bình ở Ladakh, tương đương khoảng một vài USD mỗi ngày.

Ayu Lha-mo, dường như vẫn lắc lư sau khi bà nói linh hồn đã rời khỏi cơ thể, cho biết:

- Tôi thường cảm thấy mệt mỏi sau một ngày làm việc. Tuy nhiên, đó là con đường của tôi và tôi thoả mãn khi chữa bệnh cho mọi người.

Ánh sáng khoa học vẫn chưa thể rọi vào thế giới của những thầy mo này, trong khi một số thầy mo như Hundar Lha pa, ở làng Hundar, thung lũng Nubra, Ladakh, đã chấp thuận hợp tác với các bác sĩ Tây y để kết hợp y học truyền thống với hiện đại.

National Geographic
Minh Sơn






Similar Topics Collapse

5 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 5 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |