Jump to content

Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#526 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2012 - 11:34

BÍ ẨN DỐC MA XÔ ĐẦU MẦU

Mấy chục năm qua, người dân tỉnh Quảng Trị, đặc biệt là cánh lái xe khi nghe nói đến dốc Đầu Mầu thì không khỏi bàng hoàng kinh hãi về những vụ tai nạn khủng khiếp xảy ra tại đây. Và sau mỗi vụ tai nạn ấy lại xuất hiện lời nguyền về ma xô.

Dốc Đầu Mầu nằm trên Quốc Lộ chín, thuộc địa phận huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị còn được biết đến với độ cao và sự hiểm trở với núi đá cao chót vót và vực thẳm án ngự ở nhiều phía. Nếu trời mưa, hay sáng sớm có sương mù thì Đầu Mầu càng lạnh lẽo và âm u hơn bao giờ hết.

Theo số liệu từ các cơ quan chức năng, hàng năm tại dốc Đầu Mầu xảy ra ít nhất cũng hơn chục vụ tai nạn. Nguyên nhân của các vụ tai nạn thường không giống nhau như: lái xe phóng nhanh vượt ẩu; lái xe uống bia rượu quá chén… song cũng có nhiều lái xe hoàn toàn tỉnh táo và không gặp bất cứ chướng ngại vật nào, cũng lao xe xuống vực gây ra hậu quả nghiêm trọng.

Để hạn chế các vụ tai nạn đáng tiếc xảy ra, ngành chức năng địa phương đã tiến hành tu bổ đường sá, phát quang chướng ngại vật để cho lái xe có tầm nhìn, nhưng tất cả đều không mấy hiệu quả. Vì vậy, người dân và cánh lái xe… đã đưa ra những câu chuyện có thật để chứng minh cho phán quyết về dốc ma xô. Để mục sở thị dốc ma xô, Phóng Viên đã có cuộc thực địa và gặp người dân sống cạnh cung đường kinh hoàng này để nghe kể về nguyên nhân của vụ tai nạn ở dốc Đầu Mầu.

Chị Hòa, sống ở đỉnh dốc Đầu Mầu cho rằng, cứ mỗi vụ tai nạn tại dốc Đầu Mầu thì y như rằng ma cũ ở đây lại chiêu sinh, kết nạp thêm ma mới.

Chị kể, năm 2005, có một anh lái xe taxi, lúc mười giờ đêm, đi từ thị trấn Lao Bảo về Thành Phố Đông Hà, khi đến vách núi nằm sát giữa dốc Đầu Mầu, thì thấy một thanh niên trong trang phục lao động, có nhiều chỗ rách ở cánh tay đứng vẫy xe. Thấy vậy, anh này liền tấp vào và mở cửa cho thanh niên này lên xe và ngồi ở ghế phía sau.

Khi lên xe, lái xe hỏi anh thanh niên về đâu? Sao nửa đêm mới ra bắt xe về. Nghe vậy, thanh niên này bảo là quê ở huyện Gio Linh, cách dốc Đầu Mầu 30km. Đã mấy tháng lên đây làm bảo vệ, mấy hôm nay mưa quá, áo quần ướt hết giờ về lấy mấy bộ lên để mặc.

Nghe thanh niên này nói vậy nên anh không hỏi gì thêm và chở thanh niên này về quê. Khi đến địa điểm giáp ranh xã Hải Thái và xã Hải Trường của huyện Gio Linh, thì thanh niên này bảo nhà em ngay sát mép đường và hỏi hết bao tiền để vào nhà lấy tiền trả anh. Thấy vậy, anh lái xe taxi này đồng ý và đứng chờ. Khi thấy cửa đóng im lìm, điện cũng không bật, anh liền kêu cửa thì thấy một phụ nữ khoảng trên năm mươi tuổi mở cửa và hỏi có việc gì? Anh lái xe taxi đáp trả là anh thanh niên vừa vào đây đâu rồi? Đi xe mà không trả tiền.

Quá bất ngờ trước sự việc này, người phụ nữ này quả quyết, nhà này chỉ có mình bà. Người lái taxi quả quyết, có người mới đi taxi vào đây. Người phụ nữ ấy bần thần một hồi, quay lại bật điện sáng choang cả nhà rồi quay về phía bàn thờ và hỏi anh lái taxi là có phải người này không. Anh lái taxi đứng lặng người không nói được gì.

Như hiểu ra mọi vấn đề, người phụ nữ này nói rằng, nó là con tui. Nó chết cách đây mấy tháng do tai nạn xe máy tại dốc Đầu Mầu. Quá hoảng hốt, anh lái taxi ra xe chạy một mạch về nhà mà không màng gì đến chuyện tiền nong nữa.

Khác với câu chuyện trên, gần đây, có bà mẹ đi làm lễ cúng bái cho người con chết vì tai nạn ô tô ở dốc Đầu Mầu cũng đã dấy lên chuyện ma xô ở đây là có thật.

Theo người dân đồn đại, vào cái tối mà bà mẹ ấy chuẩn bị đồ lễ cúng, thì người con trai này hiện về báo mộng là: "Ở dưới này cuộc sống của con đầy đủ rồi. Không thiếu thứ gì hết. Mẹ đừng có sắm sửa chi cho tốn tiền bạc". Nghe con nói vậy, bà mẹ này hỏi, con lấy đâu ra tiền mà có cuộc sống đầy đủ. Người con của bà này nói luôn là, do thấy con có hoàn cảnh nghèo khổ nên các anh em dưới này thương con và kết nạp con vào hội xô xe. Mỗi phi vụ xô xe thành công là có người đến cúng vái ngay. Tiền bạc tha hồ. Mà không riêng gì tiền Việt, đô la cũng có nhiều. Ăn uống thì khỏi phải bàn luôn, người con bà này báo mộng.

Để xác minh độ thật hư của những câu chuyện này, Phóng Viên đã tìm rất nhiều cách để tiếp cận những người trong cuộc của các câu chuyện trên, song tất cả đều lắc đầu vì họ cũng nói nghe kháo nhau về chuyện đó chứ chưa biết đích thực là ai. Thực hư về những câu chuyện trên hiện vẫn là câu hỏi chưa có lời đáp, song mỗi khi đi qua dốc ma xô ở Đầu Mầu thì mọi người sẽ bắt gặp một khu hương khói cho người xấu số rộng khoảng 20m2, với những am thờ lớn nhỏ được dựng sát vách đá dựng đứng với khói hương nghi ngút kể cả khi trời nắng lẫn trời mưa.

Trao đổi về vấn đề trên, một kỹ sư cầu đường ở tỉnh Quảng Trị cho rằng, lý do thường xuất hiện những vụ tai nạn nghiêm trọng xảy ra ở cung đường trên là do đoạn đường có những khúc cua quá gấp khúc như khuỷu tay. Nếu lái xe không cẩn thận, đặc biệt trong những lúc trời mưa khi điều khiển phương tiện tham gia giao thông thì chuyện tai nạn xảy ra là không thể tránh khỏi. Còn chuyện ma xô ở đây thì không ai có thể kết luận được.

PLXH

#527 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 09/09/2012 - 11:42

NHỮNG QUY TẮC TÂM LINH CỦA NGƯỜI ẤN ĐỘ

1. Quy tắc đầu tiên: Bất cứ người nào bạn gặp cũng đúng là người mà bạn cần gặp cả.

Điều này có nghĩa rằng không ai xuất hiện trong cuộc đời chúng ta một cách tình cờ cả. Mỗi người xung quanh chúng ta, bất cứ ai chúng ta giao lưu, đều đại diện cho một điều gì đó, có thể là để dạy chúng ta điều gì đó hoặc giúp chúng ta cải thiện tình hình hiện tại.

2. Quy tắc thứ hai: Bất cứ điều gì xảy ra thì đó chính là điều nên xảy ra.

Không có điều gì tuyệt đối, không có điều gì chúng ta trải nghiệm lại nên khác đi cả. Thậm chí cả với những điều nhỏ nhặt ít quan trọng nhất. Không có; Nếu như tôi đã làm điều đó khác đi...thì nó hẳn đã khác đi. Những gì đã xảy ra chính là những gì nên xảy ra và phải xảy ra giúp chúng ta học ra bài học để tiến về phía trước. Bất kỳ tình huống nào trong cuộc đời mà chúng ta đối mặt đều tuyệt đối hoàn hảo, thậm chí cả khi nó thách thức sự hiểu biết và bản ngã của chúng ta.

3. Quy tắc thứ ba: Trong mỗi khoảnh khắc, mọi sự đều bắt đầu vào đúng thời điểm.

Mọi thứ bắt đầu vào đúng thời điểm, không sớm hơn hay muộn hơn. Khi chúng ta sẵn sàng cho nó, cho điều gì đó mới mẻ trong cuộc đời mình, thì nó sẽ có đó, sẵn sàng để bắt đầu.

4. Quy tắc thứ tư: Những gì đã qua, cho qua.

Quy tắc này rất đơn giản. Khi điều gì đó trong cuộc sống của chúng ta kết thúc, thì có nghĩa là nó đã giúp ích xong cho sự tiến hoá của chúng ta. Đó là lý do tại sao, để làm phong phú thêm trải nghiệm của mình, tốt hơn hết là chúng ta hãy buông bỏ và tiếp tục cuộc hành trình.

Tôi nghĩ là không phải là tình cờ mà bạn đang đọc những dòng này. Nếu bài viết này đánh động tâm hồn bạn, đó là bởi vì bạn đáp ứng được những yêu cầu và hiểu rằng không một bông tuyết nào lại tình cờ rơi xuống sai chỗ cả...

Hãy đối xử tốt với chính bản thân bạn.

Hãy yêu thương với tất cả tâm hồn bạn.

Hãy luôn hạnh phúc.

TND

#528 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/09/2012 - 03:54

NHỮNG CHUYỆN LY KỲ XUNG QUANH NGÔI ĐỀN KHAI LONG

Phụ nữ đi qua phải ngả nón, ai lấy một vật gì thì bị thần linh trừng phạt, đặc biệt nhiều người mắc bệnh có thể vào đền hái lá cây, cầu xin là khỏi...

Đặt chân tới xã Trung Sơn, huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An, hỏi về đền Khai Long, người dân nơi đây đều nghiêng mình kính lễ mới được phép nói. Cụ Nguyễn Thị Huệ, tám mươi lăm tuổi cho biết:

- Đền Khai Long rất thiêng. Điều kỳ lạ về ngồi đền, nhiều người dân mắc bệnh có thể đến đền xin là khỏi, hoặc ai đi xa đến cầu khấn đều thượng lộ bình an, gặp nhiều may mắn.

Chúng tôi lấy dũng khí, theo chân cụ Huệ, trước khi làm lễ, cầu xin chúng tôi mới dám bước chân vào ngôi đền. Diện tích khu vực ngôi đền rộng chừng ba, bốn ha.

Theo như các cụ cao niên trong làng kể lại, đền Khai Long tồn tại hàng trăm năm. “Khai” là (mở), “Long” là (nước), trước đây, khu vực này là đồi núi rậm rạp, muông thú tập trung rất nhiều, chưa có một bóng người. Trải qua biến cố thời gian, các cuộc chiến tranh, tài liệu lưu giữ về ngôi đền đã không còn nữa. Nhưng người đời truyền tụng nhau rằng, vào một đêm khuya thanh vắng, bỗng dưng xuất hiện một con rồng trắng uốn lượn trên đỉnh núi, sau đó phát ra một luồng sáng lan tỏa cả bầu trời rồi biến mất.

Từ núi đá trơ trọi, nắng nóng, đất đai khô cằn... sau khi rồng xuất hiện, núi đá bỗng dưng mọc nhiều cây quý hiếm như: lim, sến, trắc, gụ... đất đai dưới chân núi cũng trở nên màu mỡ, cây cối xanh tươi. Kỳ lạ hơn, xuất hiện một mạch nước ngầm trong xanh, mát rượi, không bao giờ cạn, uống nước có thể chữa được bệnh.

Sau những sự việc đó, người dân đến sinh sống ngày một nhiều, bởi nghĩ là thần linh đã ứng vào khu vực này để cứu nhân thế. Được trời ban lộc nên người dân đã lập đền thờ để tạ ơn. Người dân trong xã đã chọn ngày mùng một và ngày rằm đưa lễ đến đền cầu nguyện.

Cụ Nguyễn Thế Trung, tám mươi ba tuổi kể:

- Đền Khai Long có Thượng viện, Trung viện và Hạ viện. Đền được làm toàn bằng gỗ lim, cột to cả một người ôm. Phía trên được lợp bằng ngói vẩy cá nung từ đất sét, chỉ vùng Đô Lương mới làm được, phía dưới kê bằng một tảng đá trắng quý được các thợ giỏi trong làng tạc nên với hoa văn rất tinh xảo. Thượng viện đặt bàn thờ bài vị, bình hương và lễ vật khách đến cầu nguyện. Trung viện đặt lọng, gươm, đao, giáo, mác, có long bào, đồ đồng, gốm, sứ quý. Hạ viện đặt hai con ngựa đá trắng cao một thước đứng chầu. Cổng Tam quan có binh lính tháp tùng.

Cụ Nguyễn Thị Loan, tám mươi tuổi, sống gần ngôi đền cho biết:

- Từ khi tôi sinh ra, ngôi đền đã có rồi. Trong vùng này có rất nhiều đền, nhưng đền Khai Long là lớn và linh thiêng nhất. Đền không chỉ tồn tại hàng trăm năm mà còn là đền có dấu tích gắn liền với lịch sử của làng.

Đền Khai Long với nét kiến trúc độc đáo, làm bằng lim được điêu khắc hoa văn tinh xảo, thể hiện được nét văn hóa thời cổ xưa.

Đền Khai Long trải qua biến cố thời gian, thăng trầm lịch sử nên không còn nguyên vẹn như trước. Nhưng các câu chuyện kỳ lạ vẫn được người đời truyền tụng cho đến hôm nay.

Trong đền vẫn còn nhiều hiện vật quý hiếm, nhiều cột, xà lim, gạch, gói, đá trắng...Nhưng bất kỳ ai động chạm tới hay mang về nhà thì hậu họa sẽ ập đến với gia đình, trâu bò nếu chăn thả phóng uế bừa bãi cũng bị chết.

Trường hợp ông Trần Anh C. một lần uống rượu say đi qua đền đã ghé vào bê mấy khúc lim về nhà. Đúng sáng hôm sau ông C. lăn ra ốm, không ăn, không uống được gì, rồi chuyển sang điên dại, chửi bới, đập phá, la hét, suốt ngày đi lang thang không biết đường về nhà. Mặc dù được người nhà tận tình chạy chữa, thuốc thang nhưng không khỏi rồi sau đó thì chết.

Trường hợp ông Nguyễn L. đánh cược với mọi người sẽ vào đền lấy tảng đá trắng về nhà làm bệ rửa chân mà không bị gì. Chỉ ngày hôm sau ông L. phát nóng, phát rét, chân tay run bần bật, toàn thân sưng tấy, được người nhà đưa đi Bệnh Viện nhưng bác sỹ không tìm ra nguyên nhân. Bà con trong xóm báo cho gia đình là ông L. bị thần linh ở đền quở. Bất cứ một thứ nhỏ nhất ở đền, nếu vì mục đích tư lợi cá nhân thì thần linh trừng phạt đến cùng. Bởi thế, gạch, ngói, cột, kèo...nằm rơi vãi vẫn không ai dám lấy.

Đầu năm bà con trong xã làm lễ cầu Đạo “cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân giàu, nước thịnh”. Con cháu trong làng mỗi khi đi làm ăn xa đến đến cầu nguyện cho “thuận buồn xuôi gió”, làm ăn gặp nhiều may mắn. Con em đi thi đến cầu xin đỗ đạt cao. Đền còn là phép linh nhiệm, nhiều người bị bệnh: đau bụng, đau đầu, dạ dày...chỉ hái một nắm lá vào đền cầu xin thần linh sau đó uống trực tiếp tại chỗ thì bệnh khỏi.

Bà Nguyễn Thị Nhâm người trong làng cho biết:

- Tôi bị đau dạ dày đã nhiều năm, uống bao nhiêu là thuốc đều không đỡ. Nhưng khi tôi hái lá cây vào đền Khai Long xin thần linh uống vào là khỏi hẳn. Linh nghiệm lắm các cháu à.

Trao đổi với Phóng Viên, bà Nguyễn Thị Cúc, Trưởng thôn cũng là người trông coi ngôi đền cho biết:

- Ngôi đền Khai Long tồn tại rất lâu, đặc biệt đền này rất linh thiêng, người dân trong xã đến cầu Đạo, cầu xin làm ăn, cầu xin thuốc chữa bệnh là có thật. Tuy nhiên, ngôi đền hiện đang xuống cấp nghiêm trọng, việc tu sửa còn gặp nhiều khó khăn. Chúng tôi sẽ kiến nghị với chính quyền xã để trùng tu, tôn tạo cho bà con trong, ngoài xã đến lễ thuận lợi.

Lê Tập


#529 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/09/2012 - 04:11

THỂ NGHIỆM CẬN TỬ TẠI TRUNG QUỐC

Điều tra sau động đất tại Đường Sơn.

Điều ngạc nhiên hơn nữa là gần một nửa trong số họ, có cảm giác và biết rằng ý thức của họ, hay là linh hồn của họ đã rời khỏi cơ thể. Họ nhấn mạnh là đã cảm giác được các công năng của họ ở tại một không gian khác bên ngoài cơ thể, và không ở bên trong bộ óc của họ. Họ nghĩ rằng thân xác của họ không có những năng khiếu đó cũng như không có năng khiếu suy nghĩ.

Ngày 28-7-1976, trận động đất lớn tại Đường Sơn đã làm hơn 240 nghìn người chết và 160 nghìn người bị thương nặng. Những nhà y tế tại Trung quốc đã mở một cuộc nghiên cứu với những người sống sót, phần đông trong số họ bị chôn vùi dưới đống gạch đá của các tòa nhà bị sập.

Theo những tài liệu ghi chép này, hơn một nửa những người sống sót nói lại rằng trong thời gian nguy hiểm, thì không những họ không sợ, mà trái lại tâm trí họ rất sáng suốt, bình tĩnh và thoải mái. Trong tình trạng nguy hiểm như vậy, họ không bị hoảng hốt, có người còn có cảm giác hạnh phúc và những tư tưởng lướt qua rất nhanh trong tâm trí.

Nhiều tư tưởng khác nhau xuất hiện. Lúc bấy giờ, những điều đã xảy ra trong đời sống của họ trước đây tiếp tục chớp nhoáng như chớp bóng và các hình ảnh phần nhiều là vui vẻ. Ký ức những điều như là những phút giây vui sướng trong thời thơ ấu, lễ cưới, những thành công và thắng lợi trong công việc làm. Hiện tượng này được gọi là nhớ lại cuộc đời hoặc hồi ức toàn ảnh.

Một phần ba những người này có cảm giác lạ thường, là đang ở bên trong một cái ống hoặc là đi xuyên qua một đường hầm. Đôi lúc, nó đi đôi với những tiếng động lớn và cái cảm giác bị kéo và ép lại. Họ gọi đó là kinh nghiệm đường hầm. Có người có cảm giác đi đến cuối đường hầm; họ nhìn thấy ánh sáng và có cảm giác là ánh sáng không lâu sẽ đến.

Gần một phần tư những người được nghiên cứu đó, đã trải nghiệm sự gặp gỡ những sinh mệnh vô hình, hay là ma. Phần đông những sinh mệnh mờ nhạt đó là những thân nhân đã quá cố của họ. Dường như họ đều cùng đi đến một thế giới khác và tiếp tục sống nơi đó. Hoặc là, họ nhìn thấy những bạn bè còn sống, hoặc cả những người lạ mặt. Điều đó giống như một sự đoàn tụ. Những gương mặt giống ma đó, thường được diễn tả như là được bao trùm trong một thứ hình thức ánh sáng.

Có người nhìn thấy họ như là đã được thay hình theo những quan niệm trong tôn giáo. Từ những người sống sót sau trận động đất tại Đường Sơn, các nhà nghiên cứu đã thực hiện được trên tám chục cuộc phỏng vấn hữu ích. Họ xếp những kinh nghiệm thành bốn mươi loại:

Sự nhớ lại cuộc đời, sự tách rời ý thức và cơ thể, cảm giác không còn sức nặng, cảm giác xa lạ với chính cơ thể của họ, cảm giác khác thường, cảm giác rời khỏi thế giới này, cảm giác cơ thể được hợp nhất với vũ trụ, cảm giác sự vô tồn của thời gian, và nhiều thứ nữa. Phần đông những người đó kinh nghiệm qua hai hoặc ba cảm giác đồng thời.

Sau khi trở về từ cõi chết, phần đông những người này còn nhớ rõ ràng những kinh nghiệm cận tử của họ cả mười hoặc hai mươi năm sau. Những kết quả của cuộc nghiên cứu ở Trung quốc, giống một cách lạ lùng với những nghiên cứu của các học giả khác, tại các quốc gia khắp thế giới.

Y Học Đại Chúng




#530 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/09/2012 - 04:56

CHỮA GÃY XƯƠNG BẰNG NĂNG LỤC THẦN BÍ

Chỉ cần biết tên tuổi, nơi ở của bệnh nhân, vị thầy lang có thể chữa liền xương đã gãy mà không cần chẩn trị, thuốc men, thậm chí không cần gặp mặt người bệnh. Hàng trăm năm nay, gia đình một thầy lang người H’Re ở huyện miền núi An Lão, Bình Định, chưa từng chào thua trước ca gãy xương nào với cách thức chữa bệnh kỳ dị: Cầu khấn và niệm thần chú.

Theo chân anh Đinh Văn Nam, Phó Trưởng công an xã chừng hai chục phút đi xe máy và nửa giờ cuốc bộ, khách được dẫn đến ngôi nhà ở thôn ba. Trong nhà, người đàn ông trạc tuổi năm mươi đang mải xem vô tuyến. Thấy khách lạ, ông xổ ngay một hồi ngôn ngữ bản địa, mà phải nhờ anh Nam phiên dịch mới hiểu ý hỏi:

- Đứa nào gãy xương nhờ tao chữa hả?

Sau khi được giới thiệu có nhà báo dưới xuôi lên tìm hiểu cách chữa bệnh, ông Đinh Văn Nia mới tắt vô tuyến, trải chiếu cói mời khách. Không giấu nghề, vợ chồng ông sẵn sàng thực nghiệm cách chữa bệnh độc đáo có một không hai, để khách mở mang tầm nhìn.

Trước lúc bắt đầu, ông Nia cho biết đã chữa bệnh gãy xương hơn ba chục năm và chưa từng bó tay trước đốt xương gãy nào. Sau khi thống nhất tình huống giả định anh Nam có một người bạn bị gãy chân, nay mang họ tên, địa chỉ đến cho thầy lang chữa bệnh, vợ chồng chủ nhà kéo khách ra ngoài rừng trình diễn cách chữa bệnh kỳ lạ.

Dụng cụ hành nghề của ông cực kỳ đơn giản: Chai rượu trắng, cây sáp ong, gạo trắng, nước suối, dây chỉ, tờ bạc giấy (tiền xu) và khúc gỗ tượng trưng cho chân hoặc tay bị gãy. Tất nhiên ông Nia nhắc đi nhắc lại đây chỉ là ví dụ, còn lễ khấn chữa chính thức phải diễn ra lúc sáng sớm dưới một gốc cây cổ thụ trong rừng. Vừa nói vừa làm, cụ lấy sợi chỉ xâu qua hai đồng tiền xu buộc lên cành cây.

Bà vợ ngồi cạnh bên buộc thêm sợi chỉ nữa vào chiếc vòng tay tiếp tục treo lên cành. Bên dưới gốc cây, ông Nia đặt bình rượu cần, tay cầm nắm gạo rồi nhẩm đọc gì đó. Vừa đọc, ông vừa tung nắm gạo cho các hạt rơi vãi xung quanh. Cuối cùng mới là nghi lễ quan trọng nhất: Dùng sợi chỉ quấn xung quanh khúc gỗ, đốt sáp cho nhựa sáp bám bên ngoài.

- Nếu bị gãy nhẹ chỉ cần cúng ba bữa như thế sẽ khỏi bệnh, cúng vào lúc mặt trời vừa mọc mới thiêng, ông Nia cho biết.

Bà Đinh Thị Nhát, vợ ông Nia cho biết thêm:

- Lành bệnh hay không phần lớn nhờ vào câu thần chú. Bệnh nhẹ cúng ba bữa sẽ khỏi, nặng nhất thì cũng chỉ cúng một hai tháng.

Tất nhiên câu thần chú thế nào bà Nhát giữ bí mật là chuyện tất yếu. Giải thích lễ khấn, bà Nhát bảo rằng sợi chỉ sẽ nối liền đoạn xương gãy với nhau, còn nhựa sáp giống như lớp keo có tác dụng dán liền các đoạn xương gãy.

Cách nhà ông Nia không xa, người con Đinh Văn Đá cũng nắm được bí quyết chữa gãy xương tương tự. Vừa tròn tuổi ba ươi bảy, anh khoe đã có bảy năm kinh nghiệm trong nghề nhờ được người cha truyền dạy bí quyết lời khấn chữa bệnh.

Hôm gặp chúng tôi, Đá vừa trở về từ suối với mớ cá câu được trên rổ. Thoáng nhìn chẳng ai ngờ được anh lại là thần y nổi tiếng trong vùng. Anh Đá tự tin khẳng định:

- Dù không gặp mặt bệnh nhân nhưng qua tâm thức, mình có thể biết được bệnh tình của bệnh nhân đang thuyên giảm bao nhiêu phần trăm.

Hỏi làm thế nào để biết được anh lắc đầu không giải thích mà chỉ nói vắn tắt:

- Mình thấy được chứ.

Trước cách chữa bệnh thật như đùa này, khách đến tìm hiểu không khỏi băn khoăn đòi kiểm chứng. Tìm gặp anh Đinh Văn Hút ba mươi ba tuổi, ngụ thôn ba, là người từng trực tiếp được ông Nia chữa lành xương, anh cho biết cách đây bảy năm trong lúc trèo dừa đã bị rơi từ trên cao, gãy hai tay. Theo lẽ thường, Hút phải được đưa đến trạm y tế, bệnh viện để chữa trị nhưng gia đình không làm thế mà sang nhờ thầy Nia khấn nguyện nối xương.

- Gần hai tháng sau, xương mình liền lại và có thể cử động bình thường. Mình không uống bất kỳ loại thuốc gì, chỉ nhờ thầy Nia cúng thôi, anh Hút kể lại.

Có một điều trùng lặp như lời ông Nia khẳng định:

- Trong khi thầy làm lễ trên rừng, dù người bệnh cách xa đến mấy vẫn bị đau đớn do xương đang được nối.

Đối chất với Hút, anh thừa nhận lúc sáng sớm, trong lúc thầy niệm chú bản thân anh có đau nhưng qua cơn đau thì lại cảm thấy chóng lành. Điều thú vị nữa, không chỉ chữa gãy xương, lệch xương cho người mà cách chữa này còn chữa khỏi cả...vật nuôi. Đồng bào H’Re hễ có con trâu, con bò bị gãy xương, trật khớp đều đến nhờ các thần y khấn chữa. Thủ tục chữa bệnh xương cốt cho vật nuôi được ông Nia giới thiệu:

- Mình chỉ cần biết con bò, con trâu là đực hay cái; bao nhiêu tuổi, bị gãy chỗ nào và tên chủ nhà.

Hỏi rằng muốn học nghề phải làm thế nào, mất bao lâu, vợ chồng ông Nia nhìn tôi cười. Hai người bảo rằng dù có mang cả trăm cây vàng cũng chưa chắc đã dạy cho bởi cách chữa bệnh này là bảo bối của gia tộc.

- Ngoài những người trong dòng họ, phải những người nào nếu có ý chí vượt khổ, tấm lòng thương người mới được truyền dạy, ông Nia nói.

Tò mò hỏi về chi phí chữa bệnh, ông cho biết giá mỗi ca chữa liền xương bằng cách cúng bái là từ 300 ngàn đến 1 triệu đồng tùy theo mức độ gãy xương nặng nhẹ. Để giữ uy tín và chứng minh mình không phải là lang băm, ông chỉ nhận trước 50% tiền công, khi nào người bệnh khỏi hẳn thì mới phải mang số tiền còn lại đến trả.

Giải thích vì sao họ lại có những biệt tài đó, chị Phó Chủ tịch xã cho biết đó là những bí quyết của người bản địa từ ngàn đời nay mà khoa học chưa thể giải thích.

- Nếu có thể thì các nhà khoa học nên vào cuộc để khám phá bí mật, biết đâu lại tìm ra phương thức áp dụng đại trà nhân rộng phương pháp cứu người, chị Dung nói.

PLTĐ



#531 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/09/2012 - 05:12

ĐẠI LÃO THẦY CÚNG 107 TUỔI

Xứ Mường Hòa Bình vẫn tồn tại phổ biến cách chữa bệnh bằng tâm linh của các thầy mo, thầy mỡi vô cùng kỳ lạ đến khó tin. Chúng tôi xin kể lại những điều mắt thấy tai nghe, việc lý giải đúng sai xin dành cho các nhà khoa học. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã đều khẳng định cách chữa bệnh đến khó tin của đại lão thầy cúng 107 tuổi Bàn Văn Phiêm là có thật. Chính họ hoặc người nhà của họ từng là bệnh nhân của ông Phiêm.

- Đến nhà thầy, tôi tự tay mổ, luộc gà, xếp đũa bát, bỏ thêm chai rượu làm mâm đồ cúng. Ông lấy hương đốt huơ quanh người tôi rồi vén áo lên, lấy ống hút dí vào sườn trái. Trước khi hút bệnh, ông uống một chén nước cho mồm miệng sạch, lau ống hút, lấy cả lông gà không cho bất kỳ một dị vật nào ở trong. Lúc hút tôi có cảm giác như bị ai véo vào da thịt, giật một cái, sau đó nhẹ nhõm, mát người lắm! Ông hút ra được một viên đá bằng hạt đỗ, màu trắng, bỏ vào cái bát rồi nhổ một bãi nước bọt. Hòn đá ấy lại được bỏ vào bếp than đang rực lửa. Tôi không mất một đồng tiền nào ngoài con gà cúng. Sau cúng, cả người bệnh lẫn người nhà ông thầy đều thụ lộc. Kỳ lạ là đã ba năm nay tôi không bị đau lưng và đau đại tràng nữa.

Ông Bùi Ngọc Thích, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Đồng Nghê, Đà Bắc, Hòa Bình, vốn bị thoái hóa một đốt sống lưng, đau đại tràng mãn tính kể lại. Cũng giống ông Thích, nhiều cán bộ xã Đồng Nghê kể về đại lão thầy cúng 107 tuổi, Bàn Văn Phiêm ở địa phương mình với một thái độ kính trọng. Hầu hết họ hoặc người nhà đều từng là bệnh nhân của ông lão hút bệnh kỳ lạ này.

Ông Bàn Kỳ Than, Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê bảo rằng ông Phiêm chữa đủ loại bệnh từ đau bụng, viêm phổi, lao đến điên loạn. Đặng Văn Lèng, sinh năm 1972 gọi ông Than là cậu ruột, mới đây bỗng dưng bị điên. Đó là vào ngày 5-4 âm năm 2012, sau một buổi đi làm cỏ về, Lèng bị đau bụng, sốt. Người nhà cho uống thuốc nam, Lèng đỡ, ngủ đến hai giờ sáng hôm sau lại bị đau bụng dữ dội, đến nỗi phải tiêm thuốc giảm đau. Hai giờ sáng hôm nữa, nửa đêm Lèng bật giật gọi vợ:

- Ối giời ơi, sao lại có gió to thế? Mở cửa ra cho tôi lên nhà thằng em rể ngủ.

Lèng cứ liên tục lảm nhảm như thế, người em trai Đặng Văn Phương phải chở đến Trạm y tế Mường Chiềng. Ở trạm, biểu hiện điên của Lèng càng nặng hơn, anh luôn miệng la hét có người giết, người chém mình khiến nhiều bệnh nhân khác phải bỏ chạy vì sợ vạ lây. Hết kêu, mặt Lèng đỏ lên, chân tay tê, co cứng toàn thân, bác sĩ của trạm cũng bó tay trước tình trạng nguy kịch.

Người em đành chở thẳng anh trai đến nhà ông Phiêm cùng với ba con gà làm thủ tục cúng. Ông thầy dí ống vào đầu Lèng, hút bệnh xong, cả người ốm lẫn người khỏe đều ăn cơm, uống rượu cùng nhau. Kể từ đó, cơn điên của Lèng không còn nữa. Hôm tôi đến, Lèng vừa đi chăn bò về, nghe lời người em trai kể lại chuyện anh chỉ cười lành hiền như chuyện của ai đó chứ không phải là mình tháng trước.

Đại lão thầy cúng ở xóm Lài, xóm người Dao, với mười lăm hộ nằm chót vót nơi đỉnh núi, thông với thế giới bên ngoài bằng con đường độc đạo rộng chừng gang tay đầy vách cao, vực thẳm. Nhà ông Phiêm nghèo như bao nhà khác, vách gỗ, mái bờ lô, gà vịt có một hai chục con, lợn có hai con, đủ dùng khi giỗ chạp, đãi đằng khách khứa. Tôi bắt gặp bà Lý Thị Lún sáu mươi tuổi cùng đứa cháu gái bảy tuổi đi bộ luồn rừng, vượt núi từ Xuân Đài, Tân Sơn, Phú Thọ, sang hút bệnh đau lưng, nhức đầu. Bà bảo, ông Phiêm hút ra được một hòn đen nhánh như than.

Tôi trò chuyện qua phiên dịch Bàn Văn Thọ, Phó trưởng công an xã Đồng Nghê, đồng thời là chắt của ông Phiêm. Ông bảo thần tiên cho mình khả năng hút bệnh từ lúc mười hai tuổi, tuổi cấp sắc của người Dao, chàng trai sau khi thụ lễ đã được coi như một người đàn ông trưởng thành hoàn toàn về thể chất cũng như tinh thần.

Mười bảy tuổi ông Phiêm lấy vợ, sinh mười hai người con. Gia đình ông hiện có năm thế hệ gồm ông, con, cháu, chắt, chút. Năm 1978 vợ đầu mất, ông tục huyền với một phụ nữ khác. Bà hai mới mất hồi tháng 5-2012, thọ chín mươi lăm tuổi.

Hành nghề thầy cúng ngót trăm năm, ông Phiêm bảo mình chẳng kiêng gì ngoài chui qua cái sào phơi váy của đàn bà, vật cúng thì kiêng dùng vịt, cá. Ông chuyên chữa những bệnh mà bệnh viện không chẩn đoán được, hoặc cấp thuốc cho mà vẫn còn đau, còn các bệnh ruột thừa, ung thư cùng một số bệnh hiểm nghèo khác thì không thể chữa được.

Trước còn khỏe, ngoài hút bệnh, ông còn tự mình lên rừng tìm thuốc. Năm ngoài chín mươi tuổi, ông bị ngã, hai chân không đi được nên chỉ ở nhà hút bệnh. Tùy từng bệnh, từng người mà có những cách chữa khác nhau. Có người ông lấy một can nước, đọc câu thần chú vào, người bệnh mang về vừa uống vừa rửa chỗ đau là khỏi. Có người ông chỉ hút bệnh.

Tôi cầm cái ống hút của ông. Nó sáng bóng và lạnh như bao vật kim loại khác. Cái ống hút có một thân phận kỳ lạ. Trước ông Phiêm có tới hai ống hút nhưng cái ống dài không hút ra bệnh. Ông bảo cả hai cái đều được người nhà trời gửi xuống, có người dân địa phương nói do máy bay xưa bị bắn rơi, nên ông Phiêm ra lấy một đoạn ống về làm ống hút. Cái ống hút ra đủ thứ. Thứ như hòn than. Thứ như mẩu đá. Đặc biệt có lần ra cả con trùng đầu đỏ đang ngo ngoe hay con cua nhỏ còn ngọ nguậy càng cẳng. Bệnh hủi hút sẽ nhổ ra côn trùng, bệnh sưng phù toàn thân hút sẽ nhổ ra cua.

Bố Bí thư Đảng ủy xã Đồng Nghê là ông Bàn Văn Den trước đây bị bệnh sưng toàn thân, bụng to, chân tay phù. Khi đó ông Bí thư mới chỉ mười tuổi, nhưng thấy người anh rể mình là Đặng Văn Dần đi đón cụ Phiêm về hút bệnh:

- Chính mắt tôi thấy ông Phiêm hút ra được một con cua to bằng hai cái ngón tay, màu xám giống cua bình thường vẫn còn bò được. Con cua được ông Phiêm vứt ra xa nhà, chỗ không có người qua lại. Sau đợt đấy bố tôi khỏi hẳn bệnh phù thũng, nhưng nghề đốt đá vôi độc hại cộng với việc không kiêng ăn thịt bò như thầy đã dặn, một lần nữa hạ gục ông. Ông mất ngày 20-4-1966.

Nhiều người khi được chữa khỏi bệnh đã nhận ông là bố. Ông Phiêm chẳng nhớ nổi mình có bao nhiêu đứa con nuôi như vậy, có lẽ phải ngót nghét hàng trăm. Như Lý Văn Thắng ở xóm Cỏi, Xuân Sơn, Tân Sơn, Phú Thọ, đang trong quân ngũ bị điên trốn về quê rồi chạy vào rừng quốc gia Xuân Sơn ở mười hai ngày. Dân bản tưởng Thắng đã chết rục trong rừng vì chẳng mang gì ăn, chẳng mang bật lửa. Một buổi mấy người đi lấy củi, thấy Thắng ở trong hang liền hè nhau đưa về.

Về hôm trước, hôm sau Thắng lại trốn vào rừng. Người ta mang cơm cho Thắng bảo có người đã cho ăn rồi, chỉ ngồi hút thuốc lào. Thấy bệnh nặng quá, người nhà đem sang cho ông Phiêm cúng bệnh. Cúng được một lần, tối đó Thắng ngủ trong nhà ông Phiêm mà vẫn lẻn ra rừng lang thang đến sáng mới về. Cúng lần thứ hai bệnh thích làm người rừng của Thắng khỏi hẳn. Giờ đây Thắng đã có vợ, biết làm nương rẫy bình thường, thỉnh thoảng lại sang thăm ông bố nuôi.

Cũng ở Xuân Sơn có cô giáo Bàn Thị H bị bệnh hay nói nhảm và xúc động vô cớ. Thấy con chó cắn con mèo cô cũng ngồi tu tu khóc. Thấy con gà chạy mổ nhau cô cũng vật vã vì thương, trách sao cùng là giống gà mà nó ác thế. Chạy chữa mãi mà cô giáo trẻ chẳng khỏi bệnh, người nhà đành dắt cô vượt núi sang gặp ông Phiêm. Hôm sau cô giáo đã trở về với trường lớp. Giờ đây chút của ông Phiêm, tức con của Bàn Văn Thọ đang gửi mẫu giáo ở chính lớp cô H.

Dương Đình Tường


#532 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 10/09/2012 - 05:47

BÓNG MA TRÊN TƯỜNG

Nhà tôi không có theo đạo, chỉ có mẹ thì hay đi chùa. Trước đây gia đình tôi ở bên Tàu. Mẹ tôi kể khi tôi được mấy tháng, tôi thường bị lên cơn vặn mình vặn mẩy khóc vật vã như vậy cả buổi. Mẹ mới đi coi bà đồng, thì bà nầy nói là mẹ có bỏ đứa con trai, nên bây giờ nó về phá em gái nó. Mẹ phải đặt tên cho nó và phải cúng cho nó, năn nỉ nó đừng phá em nó nữa thì mới được. Mẹ tôi làm theo và từ từ thì tôi không còn khóc cái kiểu đó nữa. Đây là câu chuyện có vẻ huyền bí nhất mà tôi được nghe.

Gia đình tôi hiện sống bên Mỹ, tôi đi học và đi làm bình thường, tết cũng đi chùa chơi và xin xăm, xin bùa như mọi người, theo phong tục cho vui chứ cũng không có niềm tin gì đặc biệt. Nhưng gần đây tôi có cảm giác trong phòng tôi có sự hiện diện của một người mà tôi không thể nhìn thấy. Khi bạn tới nhà tôi chơi thì nó nhận xét nhà và nhất là phòng ngủ của tôi sao lạnh quá. Tôi càng tin là cảm giác của mình đúng. Không lẽ...?

Một ngày kia tôi đang nằm trên giường đang dỗ giấc ngủ thì bỗng nhiên trên bức tường đối diện hiện lên một cái bóng người đàn ông chỉ có phần trên, từ đầu xuống ngang lưng. Tôi sợ điếng người chỉ biết kéo cái mền lên che kín đầu và khấn ai đó xin đi đi, rồi ngủ luôn. Sáng ra kể cho ba má nghe, nhưng ai cũng nói tôi hoa mắt sao đó.

Tối hôm sau, tôi nằm ngược đầu lại để ngủ, để khỏi phải thấy bức tường. Lần nầy thì nghe có tiếng ngón tay ai nhịp nhịp bên gối rất rõ, rồi nghe bên tai có tiếng người nói với tôi, giọng nói của người nam và nói bằng tiếng Mỹ:

- Tôi biết cô đang biết rằng có tôi ở đây, vậy thì hãy mở mắt ra đi.

Tôi sợ quá, trùm mền kín mít như tối qua và năn nỉ ai đó đừng có phá tôi, tôi sợ lắm rồi cũng ngủ luôn. Sau đó tôi đổi phòng ngủ khác, người bạn có cho tôi một tấm hình của Quan Thế Âm để giữ bên mình. Mấy tháng rồi không thấy gì lạ khác nữa. Hỵ vọng sẽ không bao giờ thấy hay nghe gì nữa, tôi rất là sợ ma.

Tôi kể chuyện này cho một người bạn nghe, bạn nói là tôi may mắn có những kinh nghiệm đó, vì không phải ai muốn thấy ma cũng được. Có sợ ma thì em mới chịu biết tới Quan Thế Âm, đúng không? Tại tôi sợ cái chưa biết chứ bóng ma đó không có hại tôi. Lần sau nếu có thấy gì nữa, hy vọng tôi sẽ bình tĩnh để tìm hiểu xem họ là ai và muốn gì nơi tôi. Tôi đã bắt đầu tò mò muốn biết nhiều hơn về thế giới vô hình thay vì sợ và chạy trốn.

S. Dang


#533 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 11/09/2012 - 21:42

CHUYỆN MA CÓ THẬT Ở NGÔI NHÀ TRONG HẺM

Sự thật về chuyện gặp ma tại trường quay

Không có ngoại hình bặm trợn, bụi bặm như hình dung của khán giả về một đạo diễn phim kinh dị, Lê Văn Kiệt sở hữu vẻ ngoài hiền lành và khá thư sinh. Đặc biệt, chính anh thú nhận mình rất sợ ma. Bởi vậy, anh tin người yếu bóng vía như mình sẽ hiểu tâm lý người sợ ma hơn và nhờ vậy làm phim kinh dị sẽ thêm phần hấp dẫn. Nhưng theo lẽ thường, những người yếu bóng vía lại có nhiều cơ hội để...gặp ma hơn.

Rất may cho Lê Văn Kiệt khi anh không chính thức gặp ma tại trường quay, mà vinh dự này thuộc về nhà sản xuất Trần Trọng Dần. Trong quá trình quay phim, ít nhất một lần cả đoàn làm phim được tận hưởng cảm giác xem phim kinh dị thứ thiệt, khi chạm mặt những hiện tượng kỳ bí không sao giải thích. Theo lời kể của nhà sản xuất Trần Trọng Dần, lần đầu tiên anh chạm mặt với ma quỷ tại trường quay Ngôi nhà trong hẻm, khi phim đã tới ngày quay cuối cùng.

Vì là ngày quay cuối nên cả đạo diễn và nhà sản xuất phải ngủ lại tại trường quay, để quản lý máy móc và trang thiết bị. Đạo diễn Lê Văn Kiệt ngủ dưới tầng trệt, còn anh ngủ ở lầu trên, ngay cạnh phòng của vợ chồng Thành, Thảo trong phim. Tầm ba giờ sáng, nhà sản xuất Trần Trọng Dần chợt lạnh người khi thấy phía phòng kế bên loẹt xoẹt tiếng chân người.

Tự nhủ đó chỉ là tiếng chân người lao công đến quét dọn sớm, nhưng nhìn đồng hồ mới chỉ ba giờ sáng, nhà sản xuất không thể không cảm thấy rùng mình. Tò mò hé cửa phòng, anh ớn lạnh khi nhìn thấy trước mắt mình là một bóng phụ nữ để tóc xõa dài, mặc đồ màu bạc đang nhìn chằm chặp về phía mình.

Linh tính mách bảo mình đang chạm mặt với ma lần đầu tiên trong đời, Trần Trọng Dần thu hết can đảm để ngắm ma trong vài giây, rồi vội vàng đóng sập cửa, hét thật to gọi đạo diễn Lê Văn Kiệt. Đang ngái ngủ nhưng đạo diễn Việt Kiều cũng phải thức trắng, sau khi nghe câu chuyện kinh dị của Trần Trọng Dần. Hai người không ai dám ngủ, ngồi bó gối chờ tới sáng, đợi người dọn dẹp vệ sinh và nhân viên đoàn phim tới thu dọn đồ đạc mới dám bước khỏi phòng.

Liên quan đến câu chuyện về tâm linh, đạo diễn Lê Văn Kiệt cho biết anh cũng có những cảm giác kỳ lạ khi tìm ra căn nhà làm bối cảnh chính cho phim.

- Thật ra căn nhà này không quá xa lạ khi cả tôi và nhà sản xuất đang sống tại quận ba. Ngôi nhà được chọn này nằm trong một hẻm nhỏ, rất khác biệt so với các ngôi nhà xung quanh tại quận ba. Đó là một ngôi nhà cổ thiết kế theo phong cách của Pháp, có mái ngói, cửa ra vào kiểu Pháp cùng cách bố trí rất độc đáo với một khoảng sân rộng và những bụi tre cao.

Mặt tiền của ngôi nhà to gấp ba lần các ngôi nhà khác, nhưng chỉ cao hai tầng, thay vì ba hay bốn tầng bình thường như những ngôi nhà hàng xóm. Những chi tiết kỳ lạ về ngôi nhà, đã đem đến cho những người sống ở đây một cảm giác lo ngại, có đôi phần bất an. Tôi và nhà sản xuất đã quyết định làm một bộ phim lấy bối cảnh là chính ngôi nhà này.

Đặc biệt, ngay từ lần đầu bước vào căn nhà, tôi đã nhận thấy một sự giao cảm giữa mình với căn nhà. Tôi có chút hơi rùng mình hơn khi nghe tin đồn cho rằng ngôi nhà bị bỏ hoang này, trong quá khứ từng xảy ra một vụ án mạng, đạo diễn Lê Văn Kiệt kể.

Được hỏi về cảm xúc khi dám bật mí về những chuyện nhạy cảm hậu trường Ngôi nhà trong hẻm, cả nhà sản xuất lẫn đạo diễn đều cho biết quan trọng là mình có niềm tin vào thế giới tâm linh hay không. Bởi nếu tin vào thế giới tâm linh và tin vào giác quan và sự cảm nhận của mình, cả hai tin rằng tâm lý sợ ma và được gặp ma cũng là yếu tố góp phần tạo cảm hứng để mình làm phim ma, kinh dị tốt hơn.

Biết đâu đấy, sự cố gặp ma mà anh và cả Trần Trọng Dần đã gặp lại là một tín hiệu vui, khi mà trước khi ra mắt hù công chúng, cả đạo diễn và nhà sản xuất cũng đã được thưởng thức mùi vị kinh dị thứ thiệt của thế giới tâm linh...

Hà Nhuận Nam

#534 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 25/09/2012 - 21:57

CHUYỆN GIA ĐÌNH NGƯỜI GÁC NGHĨA ĐỊA

Công việc quét dọn, lau chùi, tưới cây trên mồ mả ở nghĩa địa Bình Hưng Hòa là nghề của một gia đình lấy nhà quàn làm nhà, nơi vốn đặt hòm để làm lễ trước khi chôn cất. Họ không lãnh đồng lương nào của nhà nước cả. Chỉ nhờ sự giúp đỡ của bà con thập phương tới cúng kiếng mà thôi.

Nghĩa trang Gò Dưa ở Thủ Ðức, Ða Phước ở Bình Chánh, Bình Khánh ở Cần Giờ đã hết đất. Bình Hưng Hòa cũng đang bị giải tỏa. Do vừa có lò thiêu vừa đất chôn nên khu này mồ mả nhiều, chen nhau chật cứng đủ mọi sắc tôn giáo. So với các nghĩa trang tân tiến đất rộng mới mở sau này thì không bằng nhưng lúc trước, nhiều ngôi mộ xây cất ở đó được coi là khá đẹp.

Mộ mọc lên chen chúc quanh nhà quàn là chỗ khi có xe tang đến, người ta khiêng hòm vào đấy để làm phép cúng thành hoàng thổ địa, hoặc đi vòng quanh tụng kinh trước khi hạ huyệt.

Một gia đình bụi đời không biết từ đâu kéo nhau vào lấy góc nhà quàn này làm nơi trú ngụ của mình.

Gia đình đó có bốn năm người. Hàng ngày họ canh chừng có đám ma hay người tảo mộ tới thì đầu tiên hai đứa trẻ nhanh nhẩu xách thùng nước nhỏ lau tấm hình lộng kiếng trên mộ, quét dọn và tưới nước vào mấy bụi hoa mười giờ, hay cúc vàng trồng trên mộ. Ðôi khi chúng chạy đi lấy nhang, làm ra vẻ cẩn thận trao cho khách cặp đèn cầy, giấy tiền vàng bạc, ốp nhang lớn. Tất nhiên là khách rất vừa lòng sự sốt sắng đó, móc bóp ra cho chúng vài ba chục.

Một lát sau thì bà mẹ mới xách thùng nước lớn vào, tùy ngôi mộ đẹp hay xấu, cũ hay mới, nhất là trông tướng mạo mà bắt hình dong.

Nếu người khách có vẻ giàu có thì chị sốt sắng quét tước lại lần nữa và luôn miệng mắng mỏ tụi nhỏ làm chưa kỹ. Chẳng cần biết khách có mang lễ hay không, chị lau chùi bia mộ kỹ lưỡng, cắm cả hai bó nhang, đổ nước đầy bình hoa rồi cắm luôn cả bó vạn thọ vào bình thật tươm tất, y như là chị ta săn sóc mộ của cha mẹ mình. Trong chớp mắt, ngôi mộ sạch sẽ, tinh tươm như sẵn sàng đợi tiếp khách. Thân nhân chỉ cần đặt lễ mang từ nhà tới thôi chứ khỏi cần làm gì. Vả lại người viếng cũng không sẵn đầy đủ dụng cụ để lau dọn mộ được.

Người đàn bà và gia đình, không ai phân công họ làm công việc này cả. Họ chiếm nhà quàn ở và nhận thấy có thể dừng bước để mưu sinh ở đây. Gian nhà rộng, cao ráo có cả bàn thờ thành hoàng thổ địa. Chị rất tự nhiên, hăng hái lấy dĩa sắp bánh trái và hoa quả ra cúng trên đầu mộ. Còn phân nửa chị bảo để cúng cho thành hoàng thổ địa ở trong nhà quàn. Ở đó bầy con lem luốc của chị và đám bạn quanh khu nghĩa trang đang ngồi trên cái chiếu cũ, chơi bài với nhau và chờ đồ cúng. Suốt ngày chúng chỉ có việc như vậy, ngoài ra thì chơi đùa giữa đám mồ mả.

Chị rửa và lau chùi nấm mộ vài lần, quét lá cây và nhổ mấy bụi cỏ dại, rồi kể lể:

- Mấy bác lâu quá không thấy tới, ngày nào tôi cũng trồng thêm hoa kiểng và lau chùi quét dọn chung quanh mồ nên mới được gọn gàng sạch sẽ như thế. Vừa rồi tôi lấp đất mấy cái hang chuột khoét đào làm sạt lở một góc mả.

Chỗ này chỉ có vài bụi cỏ dại chứ nếu cỏ nhiều cần dẫy cuốc hoặc tô trét mộ nứt thì lúc đó mới cần tới chồng của chị ra tay.

Tôi cám ơn, đưa chị ta một trăm và hỏi:

- Lâu nay chị thấy ông Tư của tôi và mấy đứa con có đến thắp hương cho bà cố không. Tôi thì ở quá xa lại bệnh nhiều nên khó đi thăm mộ.

Chị lắc đầu thông thạo. Ở khu này xem chừng ngôi mộ nào chị cũng thuộc làu:

- Không có ai cả. Cách đây chừng hai năm có hai cậu thanh niên tới, người nhà dắt ra thăm mộ có để lại một vài trăm nhờ chúng tôi hằng ngày quét dọn mộ bà cố cho sạch. Rồi họ đi luôn mấy năm nay không thấy quay lại.

Con tôi đã đốt xong bộ giấy tiền vàng bạc, gió thổi tung tàn bay là là khắp nơi. Ngồi chơi đợi hương tàn. Tôi hỏi chuyện tiếp:

- Hàng ngày chị ở đây với mấy cháu. Còn anh thì làm gì?

Chị nói:

- Chồng tôi làm nghề hồ, đang sửa nấm mộ bên kia đường, mấy đứa nhỏ bán nhang và bông cho khách đi thăm mộ. Nhờ trời khu này rất sung túc. Cả dân Sài Gòn, Chợ Lớn, chết đều chôn ở đây cả. Nếu không thì xe tang đi xa lên nghĩa địa ở Biên Hòa hay Gò Dưa, Thủ Ðức, thì bất tiện.

Tôi cười hỏi:

- Tôi nhớ gặp chị cách đây cũng năm năm rồi mà không đi đâu hết sao? Chị có sợ ma không, mồ mả nhiều quá nhất là những đêm mưa gió.

- Dưới quê không ruộng rẫy, vợ chồng kéo lên thành phố lang bạt làm đủ nghề: phụ hồ, phụ bưng tô, rửa chén, giặt quần áo thuê. Ban đầu cũng sợ nhưng vì không có nhà cửa nên ở lì riết cũng quen.

Chị xách cây chổi và thùng nước lên nói:

- Lần mới về, ma hiện lên ném cái thùng nước này ra xa lắc. Mấy đứa nhỏ sợ run lên, ôm cứng con chó con trong lòng. Có lần ma giấu mấy đứa nhỏ sau các nhà mồ cho chúng ăn bánh bao đất sét. Nhưng chồng tôi làm nghề xây mả đã quen. Và lại ảnh có tay ấn cao lắm, ảnh van vái ma quỷ phù hộ cho chúng tôi là người cùng khổ ở tạm nơi này kiếm ăn nên sau đó ma không hiện lên nữa.

Kể tới đây thì bên ngoài có tiếng xe hơi vừa đậu lại. Chị tươi rói nét mặt, chào từ giã tôi và nói:

- Coi bộ đám này lớn đây.

Chị cầm chổi và thùng nước đi về phía các công nhân đào huyệt đứng đó nói gì với họ.

Các nghĩa trang mới mở ra như Ða Phước ở Bình Chánh, Sơn Trang Tiên Cảnh ở Tây Ninh, nghĩa trang công viên Vĩnh Hằng ở Bình Dương đẹp đẽ và ngăn nắp, có bảo vệ nghiêm ngặt nên sẽ không có chỗ cho gia đình bụi đời này. Tôi cũng mong cho chị kiếm được công việc khác để có tiền nuôi bầy trẻ nheo nhóc trong nhà quàn.

Duy Thức



#535 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 01:29

ĐAU ĐẦU NHÀ KHOA HỌC: XÁC CHẾT TÌM ĐƯỜNG VỀ NHÀ

Hình ảnh những xác chết đột nhiên đứng dậy và thản nhiên đi lại bình thường trên đường để tìm về nhà của mình, có thể khiến nhiều người phải rùng mình sợ hãi. Tuy nhiên, đối với những người Toraja ở Indonesia, việc làm cho những thây ma biết đi, dường như là một nghi lễ lưu truyền nhiều đời trong cuộc sống tâm linh của họ.

Toraja là nhóm dân tộc bản địa sống ở vùng núi cao phía nam tỉnh Sulawesi, Indonesia. Toraja có nghĩa là những người ở vùng đất cao. Từ nhiều năm về trước khi vùng đất người Toraja sinh sống còn bị cô lập và dường như tách biệt với thế giới bên ngoài, thì những tin đồn về ma thuật thần kỳ, làm cho xác chết đi đứng bình thường đã được nhiều người trên thế giới biết tới.

Theo những người già nhất trong bộ tộc, việc làm cho thây ma biết đi có từ thời xa xưa. Vào thời ấy, một cuộc nội chiến đã xảy ra giữa những người Tana Toraja ở phía Tây và người Tana Toraja ở phía Đông.

Người Tana Toraja ở phía Tây đã bị thua thảm hại và bị giết chết gần hết. Trong khi đó, người Tana Toraja ở phía Đông bị thiệt mạng ít hơn và hầu hết các chiến binh đều mang được xác của những người tử nạn về làng để chôn cất.

Ngược lại, do không thể mang xác của những người xấu số về làng, người Tana Toraja ở phía Tây đã nghĩ ra một cách đặc biệt để chôn cất những người chết. Sau đó, họ dùng một phương thức thần bí nào đó làm các xác chết biết đi và tự tìm đường về làng của mình. Kể từ đó, người Tana Toraja vẫn giữ ma thuật này, và cho đến nay các thầy phù thủy chỉ thực hiện khi có yêu cầu của người nhà người quá cố.

Từ năm 1905, các nhà khoa học đã tìm thấy những xác người còn nguyên vẹn, không bị phân hủy ở vùng đất này. Điều đặc biệt là dường như những xác người này không hề được tẩm ướp bất cứ một loại hóa chất nào, khác hẳn với phương pháp ướp xác được biết đến của người Ai Cập cổ đại.

Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học vẫn nghi ngờ có một loại chất đặc biệt giúp bảo quản xác chết, nhưng cho đến nay họ vẫn chưa thể tìm ra câu trả lời. Còn theo những người dân địa phương, cách thức chôn cất độc đáo của người Tana Toraja cùng với điều kiện thổ nhưỡng đặc biệt, có thể là một trong những nguyên nhân quan trọng lý giải cho việc tại sao việc thây ma biết đi lại chỉ có duy nhất ở vùng Mamasa, Indonesia.

Khi một người trong làng qua đời, thi thể của họ sẽ được bọc bằng quần áo trước khi đặt vào quan tài. Sau đó, những người đàn ông sẽ khiêng chiếc quan tài ra nơi chôn cất của bộ lạc. Điều đặc biệt là nghĩa địa của người Tana Toraja nằm cheo leo trên những vách núi đá vôi dựng đứng. Tại đây, người ta đục thành những ô vuông ăn sâu bên trong đá, đủ dài và rộng để vừa một chiếc quan tài.

Nhìn từ phía xa, những ngôi mộ nằm trong lòng núi trông giống những chiếc tổ chim bồ câu, hay giống những ô cửa sổ của một khu nhà cao tầng. Chỉ những người đàn ông khỏe mạnh mới làm được công việc chôn cất vất vả này. Ban đầu, họ dùng thang tre để bắc lên những khoang mộ trên vách núi và sau đó phải cần tới bốn đến năm người, mới có thể vận chuyển thi thể người quá cố lên vách núi thẳng đứng như tường, trước khi đặt người chết vào nơi yên nghỉ cuối cùng.

Cũng dễ hiểu khi đến gần những ngôi mộ, người dân không hề thấy mùi hôi thối bởi những xác chết không bị phân hủy mà khô quắt lại, trông như một xác ướp. Nhiều xác chết bước ra khỏi quan tài sau nhiều năm vẫn còn lông mi, lông mày, tóc và khuôn mặt hầu như không bị biến dạng hay thay đổi nhiều.

Theo những người dân nơi đây, việc những xác chết có chất lượng tốt như vậy, có thể là do trong đá vôi ở vùng này có một loại chất giúp bảo quản xác người. Thêm vào đó việc những thi thể nằm sâu trong vách núi, tránh được tác động của thời tiết hoặc sự đào bới của các loại động vật, cũng có thể là một nguyên nhân dẫn đến việc các thi thể được giữ nguyên vẹn. Bởi lẽ, một xác chết sẽ không thể đi lại bình thường nếu như xương bị rời rạc mỗi nơi một chiếc.

Theo niềm tin của người trong bộ tộc, người chết phải quay trở về ngôi làng nơi anh ta được sinh ra, để gặp mặt những người thân. Điều này rất quan trọng, bởi vì họ sẽ hướng dẫn những kỹ năng giúp người chết bước vào một cuộc sống mới ở thế giới bên kia. Trước đây, nhiều người lo ngại quãng đường trở về nhà của những thây ma quá dài, và sợ rằng những thây ma này lại chết một lần nữa trên đường đi, nên họ thường thuê một thầy phù thủy đi đằng sau, nhằm giúp dẫn đường cho những thây ma này trở về nhà an toàn.

Người chết phải tự thực hiện hành trình trở về nhà, bất chấp quãng đường đó xa hay gần. Sau khi được làm phép, xác chết có thể đi lại bình thường. Những thây ma di chuyển một cách cứng nhắc, trông giống như một rô-bốt và khuôn mặt dường như không biểu lộ bất cứ cảm xúc gì. Nếu một ai đó nói chuyện trực tiếp với xác chết, xác chết sẽ ngã xuống và không thể tiếp tục cuộc hành trình trở về nhà nữa.

Do đó, một điều nguy hiểm trong hành trình trở về nhà của các xác chết là gặp những người còn sống và bị họ bắt chuyện. Để hạn chế rủi ro, các thầy phù thủy thường tìm những con đường vắng vẻ, gần như không có người qua lại để các xác chết có thể tự do đi lại mà không bị làm phiền.

Cho đến nay các nhà khoa học vẫn phải đau đầu đi tìm lời giải cho việc bằng cách nào mà phù thủy Toraja có thể khiến những xác chết đi lại và nhận biết được nhà của mình để trở về.

Câu trả lời được tạm cho là hợp lý nhất là việc các thầy phù thủy đã sử dụng một loại chất độc dạng bột, nhằm đưa người chết sống trở lại trong trạng thái vô thức, trong một khoảng thời gian nhất định. Theo đó, loại bột này được cho là chất cực độc đối với người sống, do được chiết xuất từ những loài động vật rất độc trong tự nhiên như cá nóc, bọ cạp, nhện độc… Những chất này cũng được cho là tồn tại ở da và nội tạng của con sa giông, cóc, kỳ nhông, bạch tuộc vòng xanh…

Tuy vậy, đối với người chết, nó lại có tác dụng chẳng khác nào thuốc thần giúp cải tử hoàn sinh. Khi chất bột này được thổi vào những xác chết, nó sẽ kích thích hệ thần kinh đã chết hoạt động trở lại một cách vô thức như một cái máy. Thường thì loại thuốc này sẽ làm cho các thây ma sống lại trong khoảng ba ngày, đủ thời gian để tìm đường về nhà. Nếu muốn các thây ma sống lại lâu hơn, các phù thủy phải pha chế thuốc với tỷ lệ và liều lượng khác.

Mặc dù vậy, nhiều người vẫn tỏ ra không thỏa mãn với câu trả lời trên và cho rằng việc làm những thây ma biết đi, chỉ là một trò ma thuật tà đạo của các phù thủy. Ngày nay, người Tana Toraja cũng hiếm khi được thấy những thây ma tìm đường về nhà. Người ta e ngại rằng, chẳng bao lâu nữa câu chuyện về những thây ma biết đi sẽ lại chỉ có trong phim ảnh hoặc tưởng tượng.

Bởi, ngày càng có ít người biết ma thuật này và ít gia đình nào có thể chi trả được chi phí cắt cổ cho việc thuê thầy phù thủy. Cho đến ngày nay, việc làm cho những xác chết biết đi vẫn là một bí ẩn làm đau đầu các nhà khoa học Indonesia và thế giới. Thực hư của sự thật khó tin này ra sao, có lẽ chỉ những phù thủy người Tana Toraja mới có câu trả lời xác đáng nhất. Dù dùng ma thuật hay không, thì đây vẫn là một nghi lễ tâm linh quý, cần được cộng đồng người Tana Toraja và chính phủ Indonesia gìn giữ và bảo vệ.

VTC



#536 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 16:24

CHUYỆN MA CÓ THẬT - LỠ ĐỌC TÊN NGƯỜI CHẾT

1. Cứ nghĩ rằng chết là cái điều đáng sợ nhất trên đời này, nhưng có lẽ, còn có những thứ đáng sợ hơn là chết, ví dụ như sự lãng quên.

Con người ta dù có thế nào đi chăng nữa, cũng không thể nào mà sống trong sự lãng quên, huống chi là chết mà không ai thờ cúng. Câu chuyện dưới đây chị Trâm kể cho tôi nghe mà khiến cho tôi nổi da gà, và thề sẽ không bao giờ mắc sai lầm như cô em gái kết nghĩa của chị Trâm, Linh. Tưởng rằng chỉ có khóa chị Trâm đi tập quân sự mới bị ma trêu, quỷ ghẹo.

Nhưng câu chuyện không chỉ dừng ở đó, mà hai năm sau, khi mà cô em gái kết nghĩa cùng trường đến lượt đi quân sự cũng đã gặp phải cái mà người đời gọi là oan hồn. Nhỏ em kết nghĩa của chị Trâm khá xinh xắn và đáng yêu, tên là Linh. Nhỏ này thì ngoan ngoãn và hiền lành lắm, chưa làm gì sai trái bao giờ, nên có lẽ cái vụ việc này cũng là cái duyên số, hay cũng có thể là một sự trùng hợp.

Cũng như những lần hay đợt tập quân sự khác, học sinh lại được bố trí cho vào những khu nhà nghỉ tập thể để cho việc tập luyện, ăn uống, đi lại được thuận tiện hơn. Khóa của Linh được đưa xuống cùng địa điểm với đợt của chị Trâm chỉ có điều là xuống phía khác của khu đó chứ không cùng phía. Sau khi đã thu dọn đồ đạc cho vào trong phòng, tất cả học sinh phải tập trung dưới sân để nghe nội quy trong khoảng thời gian tập quân sự.

Ngay sau khi được giải tán, Linh có rủ mấy đứa bạn mình đi dạo loanh quanh, một phần là để tham quan, dò la địa hình, một phần là để tìm đến cái khu nhà vệ sinh mà chị Trâm đã kể. Linh cùng một vài người bạn tìm mãi nhưng cũng chả tìm được cái khu nhà vệ sinh như lời chị Trâm đã kể. Tức chí, Linh liền nhắn tin cho chị Trâm và bảo là không thấy. Đi được một lúc, bạn Linh chợt quay ra bám chặt lấy Linh, giọng run run nói:

- Oái mày ơi, đằng… đằng trước có một ngôi mộ kìa…

Linh nheo mắt hỏi:

- Đâu… đâu?

Bạn Linh chỉ tay về phía trước, Linh lôi bạn mình ra chỗ đó, thì ra là một ngôi mộ của liệt sỹ. Nhưng lạ một chỗ là trên ngôi mộ không có ảnh, không có đề quê quán, ngày sinh hay ngày mất mà chỉ có tên. Không biết vì lý do gì mà bất chợt Linh đọc tên người đó nên lời:

- Liệt sỹ… Nam. (Xin được phép giấu tên tuổi đầy đủ ở đây với lý do kiêng kỵ)

Vừa đọc dứt lời thì chợt một cơn gió lạnh thoảng qua khiến cho Linh cảm thấy nổi da gà. Linh quay qua cô bạn mình và nói:

- Lạ quá mày nhỉ, khi không giữa vùng này lại có một ngôi mộ, mà nhìn như có vẻ không ai chăm nom.

Bạn Linh lúc này vẫn níu lấy Linh, run cầm cập và nói:

- Chắc có lẽ đây là mộ của liệt sĩ mà người nhà chưa biết để đến mà nhận xác về. Mà thôi mày ơi, về lại khu nhà nghỉ tập thể đi, tao cứ có cái cảm giác rờn rợn sao ý sợ quá!

Nói rồi cô bạn của Linh kéo Linh chạy khỏi cái ngôi mộ đó. Được một lát, Linh cứ quay ra, nhìn ngang nhìn dọc, nhìn trước nhìn sau mãi. Thấy cử chỉ Linh kỳ quái như vậy, bạn Linh hỏi:

- Con điên này, mày nhìn cái gì thế?

Linh nói với bạn:

- Tao thấy lạ lắm mày ạ, như kiểu có ai đang nhìn mình ý, nhưng mà quanh đây ngoài tao với mày ra làm gì còn ai.

Lúc này con bạn của Linh mới dựng hết cả tóc gáy lên, hai người càng bước nhanh quay về khu nhà nghỉ nơi có đông người cho đỡ sợ. Lúc vừa bước đến đằng trước khu nhà, Linh nhìn lên hành lang thì thấy có đứa bạn mình đang đứng há mồm nhìn về phía mình. Linh hỏi với lên coi con nhỏ bạn nó bị làm sao thì nhỏ kia không đáp lại, chỉ quay đầu đi về buồng. Lúc lên đến buồng Linh hỏi lại nó lần nữa, nhưng nhỏ này vẫn không nói gì.

Tưởng rằng mọi chuyện diễn ra êm đẹp, nhưng mà Linh không thể nào vứt bỏ được cái cảm giác như có một ai đó luôn ở bên cạnh mình và nhìn mình chằm chằm. Một tối nọ, khi mà tất cả tập trung dưới sân thì chỉ có mình Linh trốn lại trên buồng để ngủ. Đang nằm, chợt có tiếng gõ cửa cồng cộc, Linh bực mình mở mắt ra nhìn thì không thấy ai, và cửa không hề khóa. Nghĩ là mình nghe nhầm, Linh lại nhắm mắt ngủ tiếp thì lại có tiếng gõ cửa.

Linh bực mình khi nghĩ có đứa nào trêu, liền rình ngay lúc tiếng gõ cửa đang vang lên liền mở choàng cửa, những chả có ai. Vô cùng bực bội, Linh đứng dậy ngó đầu ra ngoài hành lang thì vẫn không thấy một bóng người, Linh băn khoăn nghĩ không lẽ là mình bị hoang tưởng. Một lúc sau, khi nhóm bạn lên lại buồng, Linh hỏi dò coi có đứa nào ở lại trêu mình không thì tụi bạn chỉ bảo là không, tất cả đều xuống dưới hết.


#537 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 16:29

2. Thế rồi đến một hôm, buổi đêm, lúc cả lũ đang ngủ mơ màng. Linh chợt giật mình tỉnh giấc như kiểu có một ai đó đánh thức vậy. Linh thấy thật là quái lạ, đang ngủ ngon lành mà chợt nhiên bừng tỉnh giấc. Linh liền xuống khỏi giường và đi tìm nước uống, chợt có cái cảm giác thôi thúc, Linh cầm ly nước ra ngoài hành lang đứng.

Bốn bề buổi đêm chìm trong một mầu đen dày đặc, lại cộng thêm cái nơi rừng núi này nữa thì lại náo động bới tiếng côn trùng kêu rả rích. Đang đứng hóng gió, chợt Linh nhìn xa xa thấy có hình bóng một người mặc quần áo xanh, đội mũ xanh đang đứng nhìn về phía này. Linh chợt nhận ra đó là quần áo bộ đội, nhưng đang đêm sao lại có người mặc quần áo bộ đội mà đứng đó được. Chăm chú nhìn cho thật kỹ hơn, thì Linh giật nảy mình vì có cảm giác như một bàn tay ai đó đặt lên vai. Linh quay lại thì hóa ra là con bạn mình, Linh quát nó nho nhỏ:

- Quỷ sứ, mày làm tao hết hồn!

Nhỏ bạn chỉ cười, rồi dụi mắt hỏi:

- Mày không ngủ đi còn đứng đây làm gì vậy?

Linh kêu là không ngủ được nên ra đây hóng gió một chút, chợt Linh quay ra tìm cái bóng lính mặc áo xanh kia thì nó đã biến mất. Nhìn quanh cũng không thấy đâu, rồi chợt như nhớ ra cái gì đó, Linh quay sang bên cạnh hỏi con bạn:

- Này, tao hỏi thật, mấy hôm trước mày nhìn thấy cái gì mà sợ sệt thế?

Mặt con bạn bỗng thất sắc, im lặng được một lúc rồi quay ra nói với Linh:

- Tao nói cái này, không có ý dọa nạt mày đâu nhé… Nhưng tao nghĩ là oan hồn nó đnag theo mày đấy…

Lần này đến lượt Linh há hốc mồm ra ngơ ngác, nhỏ bạn nói thêm:

- Tôi hôm đó, lúc mày về đến đây. Tao đứng trên này, nhìn xuống thì thấy sau lưng mày và nhỏ kia có một bóng người bộ đội… tao nói là bóng vì nó mở mờ… mà lại chỉ có mình tao thấy, những người đứng dưới sân dường như không nhìn thấy. Tao nghĩ có lẽ đó là vong hồn của một người lính đang đi theo mày đó.

Linh lúc này mới hơi rờn rợn, nhỏ nghĩ chả lẽ lại là anh bộ đội tên Nam đó đã theo mình về đến tận đây sao, nhưng mình có làm gì đắc tội với người ta đâu. Đang suy nghĩ vẩn vơ, thì nhỏ bạn quay qua bảo Linh:

- Thôi ngủ đi bà, mai còn dậy tập sớm. Về chuyện kia, nếu bà không làm gì tội lỗi, thì chắc là không sao đâu.

Nói rồi nhỏ đó đi vào buồng ngủ ngủ tiếp, còn về phần Linh tuy là đã lên giường nhưng không tài nào chợp mắt được vì cái hình ảnh anh bộ đội dưới sân lúc nãy, câu chuyện nhỏ bạn kể cứ hiện lên trong đầu Linh. Cuối cùng, Linh quyết định giấu chuyện đã gặp ngôi mộ và đọc tên người đó cho nhỏ kia biết.

Những ngày tập quân sự trôi qua từ từ, Linh thì vẫn mất ngủ liên tục. Tuy nhiên vào cái đêm trước ngày về, thì mọi chuyện lại diễn ra không êm đẹp đối với Linh chút nào. Sau cái buổi liên hoan muộn đó, mọi người về buồng cũng phải tầm mười một giờ hơn. Linh chui lên giường và hi vọng rằng sau một bữa đập phá mệt nghỉ này, mình sẽ có một giấc ngủ trọn vẹn.

Đúng 12 giờ 45. Linh lại bất chợt mở mắt, xoay người khi nghĩ rằng lại một đêm nữa mất ngủ. Cứ nằm như vậy xoay qua xoay lại, mãi chưa chìm vào giấc ngủ được. Chợt có tiếng bước chân từ đâu đó vọng lại xa xăm, bịch, bịch. Linh liền nảy ra ý định nằm đếm tiếng bước chân với hy vọng là sẽ ngủ được. Vừa đếm Linh vừa nghĩ, sao giờ này mà còn có người đi đi lại lại nhỉ? Đáng lý thì phải mệt mỏi lắm sau cái buổi liên hoan chứ, chả nhẽ lại là ăn trộm? mà trộm ở đây thì có cái khỉ gì đâu mà lấy.

Đếm đã được hơn một trăm bước, chợt Linh rùng mình, mãi đến giờ Linh mới nhận ra cái tiếng bước chân này hình như càng ngày càng rõ hơn, có vẻ như nó đang tiến dần tới cái buồng này. Linh nằm run lẩy bẩy khi cái tiếng đó cứ cộp, cộp, cộp, đã càng ngày càng ngày càng gần, như đã bước tới cái cửa buồng. Linh sợ hãi nhắm tịt mắt lại, không còn dám nhìn. Rồi chợt cái cửa gỗ kêu lên két một tiếng dài như có ai đó chạm vào. Cả người Linh lúc này thì nổi hết da gà, đã đứng ngay ở cửa rồi.

Linh không còn ngạc nhiên nữa, mọi thứ đều trùng khớp, vong hồn người bộ đội tên Nam đã đứng ở cửa rồi. Điều là Linh tự hỏi là tại sao cái lũ bạn mình, chúng nó vẫn còn ngủ được, chẳng lẽ chúng nó không nghe thấy cái gì sao? Chợt cái tiếng bước chân bắt đầu tiến vào buồng, Linh càng lúc càng kinh sợ, nằm co ro run rẩy. Rồi khi mà cái tiếng bước chân dừng lại ngay đầu giường, Linh lại càng hãi và không hiểu rồi chuyện gì sẽ xảy ra với mình.

Chợt Linh cảm nhận như có một bàn tay lạnh buốt sờ vào chân mình qua tấm chăn mỏng. Quá sợ hãi, lúc này Linh mới hét lên thất thanh. Mấy đứa cùng buồng lúc này mới choàng tỉnh giấc hết. Chúng nó chạy lại lay Linh, Linh lúc này mới bật dậy, mồ hôi mồ kê nhễ nhại, tim đập thình thịch. Tụi bạn xúm lại hỏi xem mơ cái gì mà la hét như vậy. Linh mới kể lại, rồi nhỏ nói thêm:

- Tao không nghĩ là tao nằm mơ đâu, mọi việc đều rất thật …


#538 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 16:33

3. Rồi chợt Linh nhìn xuống chỗ cuối chân giường, nhỏ lấy tay bịt miệng kinh hãi, khi chỗ đó, còn nguyên dấu cát vàng in hình đôi giầy như có ai đã đứng từ đó. Linh chỉ cho tụi bạn coi, chúng nó cũng hết hồn vì không có đứa nào đi giầy có đế hình như cái vết cát vàng này.

Rồi tất cả cùng lần ra ngoài hành lang, quả nhiên có vết cát đó từng bước từ dưới sân lên tới tận buồng. Lúc này cả hội mới thực sự sợ hãi vì không một ai hay biết gì ngoại trừ cái Linh. Cuối cùng, cái Linh cùng đành ngồi xuống mà kể cho mấy đứa bạn nghe hết toàn bộ sự việc, kể từ lúc mà nhìn thấy ngôi mộ hoang, rồi đọc tên lên, và những đêm mất ngủ như thế nào. Nhỏ bạn hôm nào nhìn thấy bóng bộ đội theo Linh lúc này mới nói:

- Thôi chết bà rồi, có lẽ vì bà đọc tên người chết lên, mà lại đúng người không có họ hàng thân thích, nên cái vong hồn của người chết đó mới đi theo bà đấy. Còn cái việc mà đang ngủ say chợt choàng tỉnh giấc có thể hiểu là cái vong hồn đó muốn câu hồn bà qua thế giới bên kia nhưng có lẽ số bà còn quá lớn, nên nó mới thật bại và kết quả là bà choàng tỉnh giấc.

Một nhỏ khác lên tiếng:

- Tôi tưởng đang ngủ mà bị tỉnh giấc là do trong mơ mình bị vấp hay ngã, còn không thì tại mình ngủ không sâu giấc nên mới tỉnh đấy chứ?

Nhỏ kia lúc này quay ra hỏi Linh:

- Thế trong mơ bà có vấp ngã hay làm sao không?

Linh chỉ lặng lẽ lắc đầu, nhỏ này nói tiếp:

- Vậy thì đúng rồi, nếu đang ngủ mà bất chợt mở mắt tỉnh dậy, không rùng mình, thì chỉ có thể kết luận là bị câu hồn nhưng may mắn thất bại mà thôi. Tôi nghĩ việc bà nên làm bây giờ là mua vàng mã và hoa quả ra cái nắm mộ hôm nào mà cúng bái và xin được tha thứ vì đã gọi tên người đó. Chỉ có làm vậy thì may ra bà mới không bị vong hồn theo đuổi nữa mà thôi.

Ngay lúc đó, Linh và hai nhỏ nữa chạy ù ra chợ cách chỗ đó 15, 20 phút để mua bằng được đồ về và mang ra chỗ ngôi mộ hôm nào. Đến nơi, Linh sởn gai ốc khi mà trên tấm bia mộ kia không còn một chữ nào, kể cả tên người chết, hay như dòng chữ ghi là thương binh liệt sĩ. Linh vội cùng mấy nhỏ bạn thắp hương và bày hoa quả ra. Linh chắp tay vào vái:

- Con cầu mong cho linh hồn của chiến sĩ… an nghỉ, xin linh hồn tha tội cho con và nhận chút lễ mọn.

Sau đó, Linh bắt đầu hóa vàng, nhớ cái lúc hóa vàng thì gió nổi lên khiến cho việc hóa vàng rất khó, nhưng rồi cũng xong. Quả nhiên, sau cái lần đó, Linh về nhà thì đêm nào cũng ngủ ngon không còn bị tỉnh giấc lúc nửa đêm nữa.

Theo bocau



#539 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 16:49

NHỮNG BÍ ẨN TRONG LÂU ĐÀI HOANG NỔI TIẾNG AI CẬP

Được vây kín bởi dây thép gai và bao trùm trong những điều mê tín, lâu đài đổ nát của triệu phú người Bỉ hiện vẫn sừng sững ở Ai Cập với những hiện tượng khó lý giải. Tiếng nói của người chết vang lên trong đêm, đồ đạc di chuyển từ phòng này sang phòng khác, những tấm gương có dính máu...Những hiện tượng nhiễu loạn và không tự nhiên dường như không tương đồng với lịch sử đặc biệt của tòa lâu đài đổ nát này, cư dân địa phương nhận xét. Dù có hình dáng y hệt những ngôi đền Angkor ở Campuchia, song lâu đài Baron Empain trên thực tế lại tọa lạc ở Heliopolis, ngoại ô của thủ đô Cairo. Nó chỉ cách dinh thự cũ của Tổng thống mới bị lật đổ Hosni Mubarak một tầm ném đá.

Hiện nay, lâu đài bị bỏ hoang này không mở cửa cho công chúng vào. Có nhiều tin đồn rằng những nghi lễ Xa tăng được tiến hành ở những căn phòng ngầm trong lâu đài song những người gác cửa khẳng định hiện đó là nơi ở của lũ dơi, chó hoang và theo lời một số người dân địa phương thì có cả hồn ma. Tòa lâu đài được triệu phú, nhà tư bản công nghiệp người Bỉ kiêm nhà nghiên cứu Ai Cập không chuyên, người sáng lập Heliopolis là Edouard Louis Joseph, Baron Empain xây dựng vào cuối thế kỷ 19.

Empain làm giàu bằng việc xây dựng đường ray tàu hỏa ở Bỉ và Pháp. Ông cũng là đạo diễn chính xây dựng Metro ở Paris. Năm 1904, Empain tới Ai Cập để thử và cứu vãn một hợp đồng cho một trong các công ty của ông nhằm xây dựng một đường ray tàu hỏa. Hợp đồng bị mất song Empain vẫn ở lại. Những năm tiếp theo, Empain mua một vạt sa mạc rộng lớn từ chính phủ thực dân Anh. Từ đây, ông bắt đầu xây dựng Heliopolis, thành phố của sự xa hoa và nhàn rỗi.

Nằm chính giữa Heliopolis là lâu đài của chính Baron, nó nằm trên một khu vực cao nhân tạo để từ đó triệu phú người Bỉ có thể quan sát toàn thành phố mọc lên từ sa mạc. Lâu đài do một kiến trúc sư Pháp thiết kế. Để tới lâu đài, khách phải vượt qua các khoảng sân phủ cỏ xanh, có những bức tượng gợi tình và các loại cây ngoại lai. Phía ngoài tòa nhà được bao phủ bằng các bức tượng thần Hindu, các nhân vật trong thần thoại và voi.

Bên trong lâu đài hiện trống rỗng song trước đây nó có nhiều bức bích họa, cửa mạ vàng, gương Bỉ do nhà thiết kế Georges Louis Claude làm ra. Tất cả những thứ này đã bị cướp phá từ lâu. Bên dưới lâu đài là các căn phòng ngầm, từ đây có một đường ngầm được cho là dẫn tới bảo tàng của Empain Baron nằm gần đó. Vẫn chưa hết lạ, tòa tháp chính của lâu đài, trong đó có phòng ngủ của Empain, được xây dựng trên một nền quay, tạo chỗ quan sát 360 độ và luôn có ánh nắng mặt trời.

Kiến trúc tuyệt đẹp của lâu đài Empain đối lập hẳn với cuộc đời bất hạnh của Baron. Bị coi khinh, vợ Baron là Helena đã tự vẫn từ tháp quay. Con gái của cặp vợ chồng này là Merriam bị các vấn đề về tâm lý và ngồi hàng giờ ở trong một trong những căn phòng ngầm khi tâm trạng không tốt. Đó là căn phòng mà cô này chết, chỉ vài năm sau cái chết của người mẹ. Dù bản thân Baron đi khập khiễng và bị động kinh, thường bị lên cơn ở trong vườn của lâu đài, song ông này đã quay lại Bỉ khi Thế chiến I bùng nổ và qua đời vào năm 1929.

Người con trai ăn chơi của Baron chiếm lâu đài cho tới khi qua đời nhưng khi cuộc cách mạng 1952 xảy ra, lâu đài đã bị đem bán. Khi chính quyền Ai Cập mua lại lâu đài này vào năm 2005, có nhiều người hy vọng chính quyền sẽ sửa chữa nó. Tuy nhiên, chỉ hai tháng sau khi mở cửa cho công chúng tham quan, nó bị đóng lại không một lời giải thích. Hiện nay, lâu đài này vẫn trống rỗng. Ngoài các con vật đang cư ngụ trong đó, lâu đài chỉ thu hút những tin đồn, những điều mê tín và ống kính của các du khách đi ngang qua.

VNN


#540 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 26/09/2012 - 17:06

TẮT THỞ RỒI SỐNG LẠI CỤ BÀ BIẾN THÀNH NGƯỜI KHÁC

Bật dậy sau hơn mười một giờ tắt thở, cụ Sương trở thành người hồn Trương Ba, da hàng thịt. Câu chuyện có thật này xảy ra đối với cụ bà Trần Thị Sương, ấp Trường Lưu, xã Trường Hòa, huyện Hòa Thành Tây Ninh. Thỉnh thoảng vẫn có một số nhà khoa học đến tìm hiểu câu chuyện kỳ lạ này nhưng vẫn chưa ai lý giải về căn nguyên của sự việc này.

Nếu như chuyện cụ bà Nguyễn Thị Dí sống dậy khi pháp y đang khám nghiệm tử thi, hay chuyện lạ về Người đàn ông chết đi sống lại, phán chính xác ngày chết sau đó, là sự việc kỳ lạ về những trường hợp chết đi sống lại đầy kỳ bí, thì câu chuyện của cụ Sương còn khiến nhiều người ngạc nhiên gấp bội phần.

Cụ Sương, năm nay chín mươi tuổi nhưng vẫn nhớ như in chuyện lạ xảy ra với mình cách cách đây bốn chục năm. Cụ Sương kể, hôm đó, khi đi làm đồng về, thấy người hơi mệt, cụ lên phòng riêng nằm nghỉ. Đến khoảng bảy giờ tối, cụ thấy trong người rất khó chịu. Cụ cố gắng gọi người nhà, nhưng không ai nghe thấy.

- Lúc đó, tôi cảm tưởng máu trong người đặc lại, tim đập loạn nhịp, hơi thở nặng nhọc, lưỡi cứng lại không thể cử động. Tôi còn ngửi thấy mùi hôi thối khó chịu mà cả đời chưa bao giờ trải qua cảm giác đó, cụ Sương kể.

Đến giờ cơm, con cụ vào gọi thì thấy cụ nằm bất động, toàn thân lạnh toát, mềm oặt. Tưởng cụ bị cảm lạnh, các con tiến hành xông rượu nhưng xông mãi, thân cụ vẫn cứng đờ. Lúc này, mọi người trong nhà đều cho rằng cụ Sương đã chết. Các con cụ gào khóc, căn nhà tràn ngập không khí tang tóc. Mười một tiếng sau đó, gia đình, người dân tụ tập, làm lễ nhập quan cho cụ. Thế nhưng, rạng sáng hôm sau, khi mọi người chuẩn bị đưa cụ vào quan tài, người nhà bỗng thấy mắt cụ he hé mở, tiếng thở nhẹ nhàng được phát ra…

Cụ Sương ngồi bật dậy, mặt đầm đìa mồ hôi, ngơ ngác nhìn con cháu. Thấy dân làng hoảng sợ, định bỏ chạy, cụ giơ tay trấn an:

- Tao có chết đâu mà tụi bay bỏ chạy.

Rồi điềm tĩnh bước ra khỏi quan tài, cười xuề xòa trước sự ngạc nhiên đến lạnh người của con cháu, dân làng. Chuyện cụ Sương hồi sinh ly kỳ khiến những người có mặt, cũng như người dân làng Trương Hòa không thể tin vào mắt mình. Bởi từ thuở cha sinh mẹ đẻ, người ta chưa từng chứng kiến người chết đi sống lại. Con cái và người thân rất hạnh phúc khi thấy cụ Sương từ cõi chết trở về. Lúc đầu ai cũng hoài nghi, mãi đến sau này mới dám tin.

Mọi ngạc nhiên vẫn chưa dừng lại ở đây, bởi sau khi sống lại, tâm tính của cụ Sương thay đổi hoàn toàn. Không ai còn nhận ra người đàn bà bần nông thuở nào lại có nhiều biểu hiện, sở thích khác lạ. Bản thân cụ cũng thừa nhận mình không còn là mình nữa.

Cụ bảo, điều lạ nhất là căn bệnh viêm xoang phế quản đeo đẳng mình mấy chục năm qua bỗng nhiên biến mất, trí nhớ tốt hơn hẳn. Vì thế có những sự kiện xảy ra dù rất lâu, cụ đều kể vanh vách, không thiếu bất cứ chi tiết nào. Thêm một điều nữa, ngày trước cụ viết chữ xấu không đọc nổi, nhưng sau lần chết hụt đó, nét chữ viết cụ rất đẹp. Và sau đó, việc làm của cụ còn lạ hơn gấp trăm phần. Đời sống cá nhân của cụ trước và sau khi chết đi sống lại có thể nói là hai trạng thái trái ngược nhau. Nếp sống thường nhật của cụ được thay đổi hoàn toàn.

Theo lời cụ, mình được tái sinh là nhờ gặp một vị Chơn Linh dặn dò:

- Vận mệnh của bà chưa thể đoạn tuyệt được với cõi trần gian. Cần phải trở về để làm nhiều việc nghĩa hiệp, giúp người.

Thực hư những lời dặn dò này có hay không chỉ mình cụ Sương biết. Nhưng thực tế từ lúc sống lại, tâm tính của cụ thay đổi nhiều hơn. Trước đây, công việc chính của cụ là bám ruộng, chồng mất nên một mình cặm cụi kiếm sống nuôi con. Sau lần tỉnh giấc, những việc nhà, cụ không còn mấy quan tâm, kể cả đồng ruộng cụ cũng phó mặc cho con cháu. Một số đoàn khoa học của nước ngoài từng đến tìm hiểu nhưng vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

- Cụ ấy không còn là chính mình nữa. Dân làng, con cháu lúc đầu thấy làm lạ lắm. Cụ cởi mở, hay trò chuyện. Thậm chí, cứ gặp kẻ xấu nào, cụ đều mượn lời hay ý đẹp khuyên răn, hướng thiện cho họ, một người hàng xóm cho biết.

Hằng ngày, cụ đem gần hết thì giờ riêng tư lo các hoạt động từ thiện. Dân làng chỉ thấy cụ suốt ngày tìm đến những mảnh đời bất hạnh, những trường hợp có hoàn cảnh éo le giúp đỡ. Thậm chí cụ còn vận động nhiều người cùng tham gia vào công việc thiện nguyện của mình. Giờ, tuổi đã ngoài chín chục, nhưng cụ vẫn giữ nguyên ý niệm mình phải đảm nhận trọng trách cõi âm tào giao phó. Với suy nghĩ đó, có bao nhiêu tiền con cháu cho, cụ đều dành dụm, gom lại rồi tiếp tục tìm đến các mảnh đời bất hạnh.

Tính ra đến nay, hơn một ngàn gia đình nghèo trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã được cụ giúp đỡ, vượt qua khó khăn mặc dù cuộc sống của cụ hiện tại rất nghèo khó.

- Nếu không có số mệnh thì tôi đã thành người thiên cổ, cỏ phủ rêu xanh rồi. Giờ mình sống được thì phải hoàn thành được việc thiện, cụ Sương nói.

Nhiều người khi đọc cuốn hồi ký kể về giây phút thoát chết do chính cụ viết có cảm giác bán tín bán nghi, vì những câu chuyện bà kể lại đậm chất tâm linh, huyễn hoặc, có phần mê tín.

- Nếu là người bình thường ai cũng cho rằng mình tự bịa chuyện, thêu dệt lên các chi tiết ly kỳ, khơi dậy tính tò mò cho người khác, nhưng chỉ có bản thân mới hiểu rõ được hết nguồn cơn, cụ Sương chia sẻ.

Infonet







Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |