Jump to content

  •  
  • Trình Ứng Dụng

Advertisements




Truyện ngắn huyền bí - hiendde


1072 replies to this topic

#496 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 11:37

3. ĐẤU ÂM QUYỀN

Đấu âm quyền có nghĩa, người đấu quyền với ma hay hay với quỷ. Khi bọn trẻ chỉ trên dưới mười tuổi được đưa đến trước đàn tràng, mỗi đứa sẽ đốt một cây nhang rồi cầm quỳ lạy kêu sư phụ đưa hồn về nhập xác, mỗi đứa có một sư phụ riêng, như đứa được Tề Thiên Đại Thánh chỉ dạy, đứa có Võ Tòng, đứa theo Hạng Võ, đứa được Trương Phi, Triệu Tử Long hướng dẫn...

Muốn được sư phụ nhập xác, vị sư trưởng cho chúng uống bùa, chuẩn bị sẵn quần áo đạo cụ theo hình tượng của các sư phụ, như Tề Thiên Đại Thánh phải mặc áo da thú màu vàng rằn ri, đầu đội vòng kim cô, tay cầm thiết bảng. Còn Hạng Võ người mặc áo chiến bào, tay cầm thương, Võ Tòng lại chỉ có tay không...

Khi vị sư trưởng cho uống bùa xong, liền đọc bùa chú bằng tiếng Tây Tạng (tiếng Phạn), gọi là thượng pháp tức thỉnh Thần. Bọn trẻ bắt đầu nằm sấp xuống, khi được gọi tên sẽ vùng dậy đấu võ với sư trưởng, đao kiếm bay tới tấp, người bọn chúng cứ nhẹ như bông, dương oai diệu võ. Lúc bùa hết linh ứng tức thì chúng đã hết sức lực, lại nằm sấp xuống, răng nghiến chặt, miệng xùi bọt mép.

Các hạng mục biểu diễn được gọi theo thứ tự như sau:

- Khi vị sư trưởng đọc bùa chú gọi là thỉnh thần.

- Khi đấu võ với sư trưởng gọi là thần giáng.

- Khi hết bùa phép được gọi là khước pháp.

Một cách đấu âm quyền khác, do người lớn biểu diễn sau khi đã được cầu Thần nhập xác, được cho biết hồn người đang đi xuống âm phủ học võ với các hồn ma khi sống là những ông thầy võ tên tuổi.

Trước hết người chủ trì rửa tay, đốt một ngọn đèn trước hương án, được gọi đèn thần, đưa xuống Diêm phủ để rọi đường đi. Sau đó đốt một bó nhang lấy ba cây cắm vào bát nhang đặt trước đèn thần, số nhang còn lại đi ra trước cửa cắm vào hai bên trái phải, sau khi khấu đầu lạy mỗi nơi một lạy. Còn giữa cửa ra vào cách bàn hương án chừng năm, ba thước, người chủ trì quỳ xuống quay mặt về bàn thờ, khấn lạy thần linh, xong đứng dậy cắm vào khe tường hai bên bàn mỗi bên một cây nhang.

Sau khi cắm nhang xong ở ba nơi, người chủ trì liền đốt một xấp giấy tiền vàng bạc. Đoạn lấy một chén nước sạch đặt lên hương án, đốt ba tờ giấy bùa, tàn cho vào chén nước rồi cầm số nhang còn lại huơ lên ba vòng quanh thân chén.

Bấy giờ mới ra hiệu cho số đệ tử đến ngồi trên những cái ghế ngựa đặt trước hương án, mặt nhìn ra cửa. Sau khi đệ tử đã yên vị, người chủ trì cho họ uống chén nước đã hòa với xác bùa, đồng thời đưa mỗi người một cây nhang rồi hô to:

– Thăng!

Tức thì số đệ tử liền cúi rạp mình xuống, hai đùi kẹp chặt nhau mắt nhắm nghiền và không nói, không nuốt nước bọt, không suy nghĩ, trong đầu chỉ tập trung nghĩ đến việc xuống Diêm phủ tầm thầy học võ.

Khoảng một lúc, trong số đệ tử có người đã thở dốc, toàn thân co gập lại, lâu lâu như người bị chứng phong giật. Cây nhang cầm trên tay do run rẩy rơi xuống, đôi chân của họ liền dậm mạnh xuống đất theo nhịp lắc lư của thân hình.

Có khi nghe tiếng dậm đạp nhanh hay chậm, người chủ trì cho hay họ đang phi ngựa về hướng Quỷ Môn Quan, hay đang trình báo với Quỷ Vương tìm sư phụ có tên xxxx.

Đệ tử nào thăng được, tâm hồn họ như đi vào trạng thái mê cuồng, nhìn người chủ trì đang niệm chú tâm sự:

- Con chưa gặp được lão sư phụ.....

Người chủ trì liền đáp:

- Con bình tĩnh chờ đợi, lão sư phụ..... đang được Quỷ Vương mời đến nơi rồi.

Một đệ tử khác cũng đã đến trước Quỷ Môn Quan và nói với người đến trước:

- Ta là võ sư..... đây, con muốn gì ở ta?

Người nọ bèn đáp:

- Dạ con muốn học bí kíp võ công của sư phụ.

Thế là hai người bắt đầu vận động cho cơ thể nóng lên, chuẩn bị đấu quyền, giữa một người được võ sư..... nhập, và một người đưa hồn đi tìm thầy học võ dưới âm phủ. Võ sư.....liền nghiến răng bay lượn, ra quyền phóng cước ào ào, người kia cứ tập theo, đoạn hai người đem sở trường, sở học ra đấu kiểm tra, lúc lùi lúc đấm, lúc đá.

Người chủ trì trên dương thế, muốn cả hai phải ngưng tay khi thấy ba cây nhang trên bàn hương án sắp tàn, liền lấy một cây gậy dài vẽ ra một vòng tròn dưới đất đoạn nói:

- Một trong hai người, ai bị đánh văng ra khỏi vòng tròn là thua cuộc!

Tức thì cuộc đấu quyền cước càng lúc càng tưng bừng, mạnh mẽ, nhanh nhẹn hơn, một người bị đá văng ra ngoài vòng. Người chủ trì thấy thế lại hô to:

- Về lại nhà ngay!

Lúc ấy cả hai đệ tử lại biễu diễn động tác phi ngựa trở về. Mọi người xem đấu âm quyền, thấy hai đệ tử sau khi ngồi lại trên ghế bỗng lăn xuống đất, mê man. Người chủ trì cho biết, cả hai đã quá mệt sau khi đấu võ dưới âm ty.

Ba cây nhang đốt trước đèn thần, chỉ cho phép người xuống dưới âm phủ lên lại trần thế khi cây nhang chưa tàn, còn nhang đã tàn mà người chưa lên ắt sẽ chịu chết không còn cứu nổi.

Sửa bởi hiendde: 15/07/2012 - 21:01


Thanked by 1 Member:

#497 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 11:43

4. HÀNH THI

Hành thi cũng thuộc vu thuật, tức mượn thây người chết cho hoàn hồn lại một thời gian như người sống, nghe thoáng qua thật rùng rợn. Theo tương truyền thuật này thường xảy ra ở cao nguyên tỉnh Vân Nam, Trung Quốc. Có người kể, các thương nhân vùng Quý Châu, tỉnh Hồ Nam chuyên nghề buôn gỗ, thường chờ mùa nước nổi mới kéo bè đi chở gỗ về Thường Đức để bán.

Đường rừng, đường sông thường là nơi rừng thiêng nước độc, làm nhiều người hay ngã bệnh sốt rét mà chết, đường sá về quê nhà lại xa xôi, đi lại khó khăn, nên không thể đưa xác về bằng bè cho kịp thời gian tẩn liệm. Trong số thương nhân buôn gỗ luôn phải có người đồng hành là một pháp sư biết thuật hành thi, dùng phép thuật cho thây ma mượn hồn được sống lại cả tháng, đi theo đường bộ mà về nhà. Đi đứng nằm ngồi do pháp sư hướng dẫn.

Trong thuật hành thi không chỉ có một vị pháp sư, mà phải đủ hai người mới thực hiện được, thường người thứ hai là đệ tử của ông ta. Một người đi trước dẫn đường, một người cầm chén nước có bùa chú đi sau người chết. Nếu nước trong chén không sánh ra ngoài, thây ma sẽ không ngã, nhưng cách đi đứng của thây ma có khác người thường và nhất nhất đi theo người dẫn đường phía trước, cũng như thây ma không thể nói năng đến nữa lời vì đây là người đã chết.

Người đi trước đi thì thây ma đi, nếu dừng chân thì thây ma dừng theo. Ban đêm vào quán trọ, cho thây ma hết chịu ảnh hưởng của bùa chú nên để nằm một nơi, nhưng thông thường họ để thây ma nằm gác nơi trước cửa, còn ăn cơm “ba người ngủ trọ, chỉ có hai người ăn cơm”.

Một ngày trước khi vê đến nhà, hồn người chết sẽ về báo mộng cho thân nhân biết tin trước, chuẩn bị quan tài để sẵn, các đồ khâm liệm. Khi thây ma vừa về đến nhà sẽ đứng sừng sững cạnh bên quan tài, tức thì người đi sau đổ chén nước có bùa chú xuống đất, xác chết liền ngã xuống nền nhà.

Chuyện hành thi nhiều khi phải đi như thế cả tuần, hay mười ngày ròng. Cho nên khi xác chết vừa nhập thổ phải được khâm liệm ngay, nếu không do thời gian đi đường kéo dài xác chết đã thối rữa, có hiện tượng xì nước hay có dòi từ trong người xuất hiện.


Thanked by 1 Member:

#498 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 11:49

5. TỬ CÔ MƯỢN XÁC

Việc mượn hồn như cầu Thần nhâp xác để bay lơ lửng lên trời, nghe thấy hoang đường nhưng mọi người tin là có thật. Trong nhóm Nghĩa Hòa Đoàn thời cuối nhà Thanh, đã có những cô gái biết bay tức học được thuật thăng không (bay lên trời). Nhưng thuật này theo tương truyền đã có từ đời nhà Tống.

Thông thường vào ngày rằm tháng giêng, hay vào những ngày âm khác, các cô gái trẻ còn trong trắng thường chiêu hồn Tử cô về nhập xác. Những vào ngày tết Nguyên Tiêu, các Tử cô thường về nhập xác để vân du hơn những ngày âm trong năm. Câu chuyện về cầu Tử cô nhập xác cưỡi mây như sau.

Đời Cảnh Hựu 1034-1037 có viên quan tên Vương Luân, có cô con gái thích vào ngày rằm lập đàn tràng đón Tử cô về nhà. Thường khi nhập xác Tử cô hay phán truyền cho biết những chuyên vị lai, hay dẫn xác bay lơ lững trên không, làm xác rât thích thú. Tử cô liền nhập vào xác cô con gái họ Vương, tự xưng đang là cung nữ sống trong hậu cung của Giao Trì Vương Mẫu, còn tự khoe là tiên nữ nên rất đẹp người, giỏi thơ văn đàn họa. Khoe xong và để chứng minh, Tử cô liền viết ngay một bài thơ khiến Vương Luân mới tin là đúng, vì con gái ông không biết làm thơ, lại thêm nét chữ rồng bay phượng múa mà con ông chưa hề viết đẹp đến thế.

Tử cô còn nói với Vương Luân:

- Trước đây ngài là bạn thân của cha tôi, còn tôi cũng thân với con gái của ngài.

Bấy giờ Vương Luân nhìn lại con gái, thấy hình dáng đã thay đổi, mặt rất giống đứa con gái của người bạn xưa, nhưng chỉ thấy từ phần bụng trở lên. Rồi Tử cô lại nói tiếp:

- Tôi có thể đưa con gái ngài cưỡi mây cùng tôi dạo chơi hay không?

Vương Luân liền gật đầu đồng ý, thế là trước đàn tràng đùn đùn toàn mây trắng thoát ra, Tử cô mượn xác con gái của Vương Luân nhập hồn, liền đi đến ngồi lên, nhưng mây không bay lên được. Ông lại nghe có giọng nói từ trong mây vang vọng ra rằng:

- Dưới gót hài nàng mang có đất bẩn, cần phải bỏ đi.

Tử cô nghe theo liền thoát bỏ đôi hài, đi chân không trèo vào mây, người nhẹ như bông. Đám mây trắng đưa thân xác cô gái bay lên, một khắc sau đã đáp xuống. Theo lời kể của cô con gái, lúc cưỡi mây tâm hồn cô thấy nhẹ tênh, lâng lâng niềm sảng khoái, thấy bầu trời bao la đầy cảnh đẹp tựa bài thơ ca tụng cảnh bồng lai.

Tử cô mới nói với Vương Luân:

- Tôi trở về cung Vương Mẫu đây, đi chơi lâu quá rồi xin hẹn lại lần sau.

Con gái Vương Luân còn mời Tử cô về nhà được mấy lần nữa, lần nào cũng được Tử cô cho “đi mây về gió”, đến khi cô gái đi lấy chồng Tử cô không nhập về nữa.

Có người nói Tử cô chỉ nhập xác với người hợp tuổi, hợp vía và hãy còn đồng trinh, khi thành đàn bà không còn sự trong trắng bản thân, Tử cô không mượn xác nhập hồn mà vân du nữa.

Có thể chuyện trên chỉ thuộc loại thần thoại hoang đường, nhưng vào thời văn minh cận đại, một tổ chức của Nghĩa Hòa Đoàn có tên Hồng Đăng Chiếu, từng dùng chiêu “cầu Thần nhập xác thăng không” để truyền bá giáo phái.

Tổ chức Hồng Đăng Chiếu chỉ dùng các cô gái khoẻ đẹp, không lớn quá mười tám và không nhỏ quá tuổi mười hai, mặc quần áo, giày vớ đỏ, đầu quấn khăn đỏ; một tay cầm quạt đỏ, một tay cầm khăn đỏ. Mỗi khi muốn bay lên không, liền đốt ba nén nhang miệng niệm chú, tay vẩy quạt, là có thể bay lên khoảng không đến mấy thước.

Người của Hồng Đăng Chiếu thường dạy các cô gái như sau, khi mới luyện chờ đêm khuya thanh vắng, các cô dùng một chậu bằng đồng chứa đầy nước, rồi nhìn vào thau đồng đọc bùa chú, một lúc thì đứng được trên miệng chậu, đoạn dùng hai tay phe phẩy quạt và khăn là có gió nổi lên, thế là các cô gái từ từ bay lên. Tập như vậy chỉ năm, mười bữa là thuần, có thể bay lơ lửng lên không đến mười thước.


Thanked by 1 Member:

#499 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 12:00

6. TẨU ÂM

Thuật tẩu âm thuộc hình thức vu thuật cổ nhất, các sách cho rằng tẩu âm có từ thời cổ đại của Hy Lạp, La Mã và Ai Cập tức thời kỳ những nước này đang là những Đế Quốc hùng mạnh nhất trong thiên hạ, từng đi chinh phục khắp các nước châu Âu, châu Phi hai bờ Địa Trung Hải. Sau này ở Ấn Độ, Trung Quốc cũng phổ biến thuật tẩu âm, tức cho người sống gặp người chết.

Thuật này xuất hiện mỗi khi có ngày lễ lớn, các thầy tư tế đều tiến hành, bói trừ tai họa cho tín đồ, có khi còn tổ chức tẩu âm cho tập thể.

Vị tư tế là người trông coi việc cúng bái thờ tự thần linh, đăng đàn đảo vũ trông coi việc cúng bái thờ tự thần linh, đăng đàn đảo vũ cầu mưa, cầu giải trừ tật ách. Vì ngày xưa chưa có các giáo sĩ Ky Tô giáo, tăng lữ Phật giáo hay tín đồ Hồi giáo. Vị tư tế cho tín đồ nhìn vào rún của mình, chỉ một lúc sau các tín đồ đều nhắm mắt đi vào trạng thái mê ảo, thấy được thần linh hiện về truyền cho nhiều điều dự báo sắp đến trong gia đình, hay để chữa bệnh.

Còn những ai muốn gặp riêng hồn người chết phải được làm riêng lẻ, vị tư tế dùng thuật thôi miên nhìn vào mắt người đối diện, miệng niệm chú, sẽ thấy hình dáng người thân hiện ra trong đầu, rồi với hình thức thần giao cách cảm mà trò chuyện với người trong mộng.

Vào thế kỷ mười chín các nước trung Âu có cách tẩu âm mới, tức thuật cầu cơ triệu hồn, hay một nhóm người vỗ bàn mời linh hồn người chết trở về.

Cầu cơ: người muốn cầu cơ phải có một mảnh ván quan tài lấy từ dưới huyệt mộ lên, cắt thành một cái bàn hình chữ nhật viết lên đó đủ mẫu tự ABC, có hai ô bên trái thuộc Dương biểu tượng cho người nam, bên phải thuộc Âm biểu tượng cho nữ giới. Mỗi bên cũng lấy ván hòm cắt thành hình trái tim, biểu tượng cho tiếng nói tận đáy lòng.

Bất cứ vào ngày nào cũng được, nhưng người châu Âu thích cầu cơ vào các ngày thứ sáu 13 ngày mà theo tính sùng bái cho là ngày xui rủi và ma quỷ thường hiện về, hoặc vào ngày 1 tháng 11 dương lịch tức ngày lễ các Thánh, tưởng niệm các linh hồn người chết...

Vào giữa đêm, hai người đi đến bãi tha ma nơi chôn cất người thân mà họ muốn mời hồn về trò chuyện. Đặt bàn cầu cơ trước ngôi mộ và dưới ánh sáng mù mờ của ngọn đèn, người thay mặt cho linh hồn người chết sẽ ngồi đối diện, nếu hồn được triệu về là nam giới, người được mượn xác chỉ dùng một ngón tay trỏ đặt lên mặt trái tim bên Dương, còn người hỏi chuyện cũng dùng ngón tay trỏ đặt lên trái tim còn lại.

Trước khi đi vào buổi cầu cơ, hai người ngồi đọc những bài kinh sám hối, ở châu Âu đa số người theo Ky tô giáo và Tin Lành, nên thường đọc kinh Phúc âm, còn ở châu Á dù theo đạo Phật hay không, người ta không đọc kinh kệ mà trong lòng chỉ thành tâm khấn vái, rồi gọi tên tuổi người chết để mời linh hồn họ về nhập xác, nói chuyện trên bàn cơ.

Nếu linh hồn người chết đã nhập xác, tức thì ngón tay trỏ giữ trái tim bên Dương, sẽ nhẹ nhàng lướt đến từng mặt chữ để thành câu hỏi hay lời giải đáp, người xin cơ như có thần giao cách cảm, ngón tay trỏ của họ cũng nhẹ nhàng đẩy trái tim đến những mẫu tự để đối đáp.

- Vỗ bàn: cũng thuộc thuật chiêu hồn, tức một nhóm người ngồi quanh một cái bàn cùng tham gia, đa số mặt bàn đóng bằng ván quan tài đã cải táng. Vị đồng cốt (phù thủy) lẩm nhẩm đọc thần chú gọi hồn người chết về trả lời các câu hỏi do thân nhân đang ngồi bên bàn lên tiếng, vị này sau khi đọc xong liền vỗ vào bàn, như để mời gọi hồn người chết về. Nếu hồn người chết về đến thì bàn tự nhiên run lên hay nghiêng lệch một bên.

Thường các gia đình có người mới chết mới dùng thuật tẩu âm để mời hồn người thân về hỏi những điều trước khi lâm chung không được rõ ràng, hay nhờ vấn kế, phù hộ công việc mà người sống đang vướng mắc không thể giải quyết.

Vì có người tin vào vu thuật, nên mới có tục sùng bái Thần Thánh, linh hồn người chết qua các thuật nhập đồng, khiếu thần...như vừa kể trên.

Thiên Việt


Thanked by 1 Member:

#500 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 21:23

TÌM HIỂU CHUYỆN LẠ HỒN LÌA KHỎI XÁC RỒI LẠI TRỞ VỀ

Không ít người từng trải qua tình trạng cận chết và vì may mắn nào đó, mà họ đã không đi tiếp tới thiên đường mà trở lại cõi trần. Chuyện hồn lìa khỏi xác tới giờ vẫn còn nhiều bí ẩn.

Jeanette Atkinson thoải mái một cách đáng ngạc nhiên về thời gian cô chết và bước tới rìa thiên đường.

- Tôi không muốn chết một lần nữa trong tương lai gần vì còn nhiều việc phải làm. Tuy nhiên, tôi không sợ chết. Mọi người chứng kiến sự đau đớn và chịu cảnh hấp hối thì so sánh nó với cái chết, song không phải như vậy. Cái chết là sự tiến triển của cuộc sống.

Jeanette, bốn mươi ba tuổi, y tá thực tập từ Eastbourne, đã nếm mùi cận kề cái chết vào năm 1979 khi cô mới mười tám tuổi. Cái chết ập đến với Janet khi một cục màu đông ở chân vỡ thành bảy mảnh và làm tắc động mạch chính ở phổi, khiến cơ thể Janet thiếu oxy. Các bác sĩ khẳng định Janet sẽ chết. Người phụ nữ này chết nhưng rồi lại hồi sinh để thuật lại chuyện khi hồn lìa khỏi xác.

- Điều đầu tiên tôi nhận thấy đó là thế giới đã thay đổi. Ánh sáng trở nên dịu hơn và sáng hơn. Đột nhiên, không còn đau đớn gì nữa. Tất cả những gì tôi có thể thấy đó là phần thân thể từ ngực trở xuống và tôi biết lúc đó là chín giờ tối. Ngay lập tức, tôi thấy mình đang nhìn lên trần. Trần nhà chỉ còn cách vài centimet. Tôi nhớ lúc đó mình đã nghĩ, tới lúc người ta phải quét sạch bụi khỏi dải ánh sáng. Sau đó, tôi thực hiện một cuộc du ngoạn nhỏ quanh khu vực phòng bệnh và dọc theo hành lang, để nhìn các y tá làm việc. Một người viết gì đó trên tập giấy. Tôi không biết mình đang hấp hối. Thật là một kinh nghiệm thú vị và rất, rất thanh thản, Jeanette nói.

Tiếp đó, Jeanette bắt đầu cuộc hành trình mà nhiều người khác trước cô từng kể, bị hút vào một đường hầm dài, tối nhưng ở cuối lại ngập ánh sáng.

- Mọi thứ mờ ảo. Tôi thấy mình bị hút vào đường hầm có hình dáng của cái nút chai. Tất cả những gì tôi muốn là chạm vào thứ ánh sáng đẹp đẽ ở cuối đường hầm. Sự thèm muốn vô cùng mạnh mẽ. Tôi biết, tôi mong muốn được ở đó. Tuy nhiên, một giọng nói gầm lên bên cạnh tôi:

- Tiếp tục đi, bây giờ chưa phải lúc của cô đâu.

Và rồi, tôi nhập lại vào thân xác của mình. Tất cả những gì có thể nói đó là tôi nhớ mình lại nhìn đồng hồ, khi đó là 9h20 tối. Điều tiếp theo tôi nhận thức được rằng mình đã tỉnh dậy vài ngày sau đó, xung quanh toàn là máy móc và cảm giác thật khủng khiếp. Sau đó, tôi nhận ra giọng nói nghe được chính là của bà tôi. Bà qua đời khi tôi mới ba tuổi.

Trong nhiều thập niên qua, kinh nghiệm cận chết của Jeanette bị các nhà khoa học cho là ảo giác. Họ phủ nhận nó và coi đó là khoảnh khắc cuối cùng của một bộ não đang chết dần. Khoa học hiện đại không có chỗ cho những gì thần bí và siêu linh. Tuy nhiên, gần đây, một nhóm các nhà nghiên cứu Anh đang thách thức các cơ sở khoa học, bằng việc thiết lập một cuộc nghiên cứu lớn về kinh nghiệm cận chết. Họ hy vọng có thể giải mọi câu hỏi về việc liệu có thực là có cuộc sống sau cái chết không.

- Hiện giờ, chúng tôi đã có công nghệ và những hiểu biết về khoa học để bắt đầu khám phá những thắc mắc cuối cùng.

Tiến sĩ Sam Parnia, lãnh đạo nhóm nghiên cứu tại bệnh viện Hammersmith tại London nói.

- Khó có thể nói về thuật ngữ sự sống sau cái chết. Theo thuật ngữ khoa học, chúng tôi chỉ có thể nói rằng, hiện giờ có những bằng chứng cho thấy sự tỉnh táo vẫn tiếp diễn sau cái chết lâm sàng. Công việc của chúng tôi sẽ chứng minh theo cách này hay cách khác, là liệu một dạng của tỉnh táo có tiếp diễn sau khi bộ não và cơ thể đã chết hay không.

Một số nghiên cứu khoa học cho thấy, linh hồn vẫn tồn tại sau khi cơ thể đã chết và bộ não ngừng hoạt động. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa danh tiếng Lancet, một trong số mười người sống sót sau khi tim ngừng đập, đã có những xúc cảm, khả năng nhìn hoặc suy nghĩ rõ ràng trong khi chết lâm sàng.

Nghiên cứu tại Mỹ còn tìm ra những kết quả ly kỳ hơn. Người mù mà trải qua điểm cận chết lại có thể nhìn thấy mọi vật khi họ chết, thậm chí là cả những người mất thị giác bẩm sinh. Những người này chưa từng có thị giác hoàn hảo, thường mù mịt như thể lần đầu tiên nhìn thấy thế giới qua lớp sương mù dày đặc. Tuy nhiên, thị lực của họ trở nên rõ ràng và có thể nhìn thấy các bác sĩ, cố gắng hồi sinh thi thể đã chết lâm sàng của họ

Tiến sĩ Parnia cho biết, mỗi kinh nghiệm cận chết đều khác nhau song lại có chung từ tám tới chín điểm chủ chốt, bất kể người trải qua tình cảnh hồn lìa khỏi xác là người nước nào, có nền văn hóa hay tôn giáo ra sao. Những điểm tương đồng bao gồm cảm giác yên bình, đi theo một hành lang dài và tối, bị hút vào luồng sáng, nhìn thấy cơ thể đã chết của chính mình từ trên cao và gặp gỡ người thân hay bạn bè đã chết.

- Điều tồi tệ nhất là trở về từ cõi chết.

Patrick Tierney, người trải qua tình trạng cận chết sau khi tim ngừng đập vào năm 1991 nói.

- Nếu hấp hối là thứ gì đó giống như những gì tôi đã trải qua thì không có vấn đề gì.

Patrick được đưa tới bệnh viện vào tháng 7-1991 sau một cơn đau tim. Người đàn ông này an toàn sau lần đau tim thứ nhất và có thể nói chuyện với gia đình bên giường bệnh trong vòng vài giờ sau.

- Khi đang nói chuyện với con trai cả và vợ thì tôi cảm thấy đau ngực. Điều tiếp theo mà tôi biết được là mình đang đi xuống một hành lang ở một căn nhà như trong thời trung cổ. Tôi lấy làm sửng sốt. Mọi thứ rất thật và sáng rõ. Tôi nghĩ bụng, chỗ này là chỗ quái nào vậy. Tôi tới một ngã ba ở hành lang đó và tôi biết, mình phải đưa ra một quyết định. Một ngả rẽ thì tối và giống như một cái hố. Ngả khác thì được thắp sáng và phần nào trông thân thiện, vì vậy tôi quyết định đi theo hướng thứ hai này.

Patrick sau đó thấy mình đang ở một nơi giống như thiên đường. Ông đứng trước một nơi có phong cảnh đẹp, giáp với hàng rào màu trắng cao tới thắt lưng. Patrick cảm thấy bình tĩnh ngay và thấy đỡ đau khi thấy ánh đèn nê ông. Tiếp đó, Patrick nhìn thấy cha mẹ, đều đứng sau hàng rào trắng, cười với ông. Thật lạ, họ đang ở độ tuổi ba mươi cho dù cả hai người qua đời vào lúc bảy mươi tuổi.

- Tôi tiến gần tới một cái cổng ở hàng rào nhưng cha tôi trao tôi cái nhìn mà tôi hiểu rằng đừng bước qua cửa, vì vậy tôi dừng lại. Không trao đổi một lời. Rồi tôi thấy mình quay trở lại hành lang nhưng mọi việc sau đó rất lộn xộn. Vài giây sau tôi nhìn thấy mặt của một thiên thần, đó là y tá bệnh viện. Hóa ra tim tôi vừa ngừng đập.

Sưu Tầm

Thanked by 1 Member:

#501 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 21:48

CẬN CẢNH NGÔI NHÀ MA Ở HÒA BÌNH

Một ngôi nhà hoang nằm giữa rừng cây um tùm và thường xuyên xuất hiện những hiện tượng lạ lùng, khiến dư luận xôn xao đồn đoán đó là ngôi nhà ma. Theo chân Tuấn, một thanh niên ở xã Cao Răm, huyện Lương Sơn, dẫn đường, chúng tôi tìm đến ngôi nhà ma, thuộc địa phận thôn Bá Lam 2, xã Cao Thắng, Lương Sơn, Hòa Bình, mà dư luận đang xôn xao với hàng loạt câu chuyện ly kỳ, bí ẩn.

Trước đó, Tuấn cho biết một người bạn của mình đã từng thập tử nhất sinh vì trót lấy đồ bên trong ngôi nhà này. Trường là bạn của Tuấn, trú tại thị trấn Xuân Mai, Chương Mỹ, Hà Nội, trong một lần trú mưa trong ngôi nhà hoang, thấy có chiếc tủ kính còn bày một ít bát đĩa cổ, Trường đã cầm hai chiếc đĩa đem về nhà, bất chấp bạn bè can ngăn.

Ngay chiều hôm đó, Trường bị tai nạn xe máy và bị gãy tay. Chưa hết, suốt thời gian sau đó, hàng loạt những chuyện bất thường đã xảy ra với Trường, lúc nào trong người cũng nóng như có lửa đốt. Nhưng khi đến bệnh viện khám thì các bác sĩ cho biết người vẫn bình thường, không hề mắc bệnh gì. Cuối cùng, sực nhớ đến hai chiếc đĩa mình đem về nhà từ ngôi nhà hoang, Trường phải nhờ người nhà đem đến trả lại chỗ cũ và biện lễ khấn vái, từ đó mới yên.

Trong khi đó, ông Trung, xã Thanh Lương, Lương Sơn, cũng cho biết đã từng tận mắt chứng kiến hiện tượng lạ lùng ở ngôi nhà này. Ông Trung kể:

- Hơn một tháng trước, khi tôi từ nhà người quen ra về thì trời đã sẩm tối. Lúc đi qua đây, nhìn vào trong ngôi nhà thì tôi thấy có một đám sáng tựa như bóng người lướt đi rất nhanh trước cầu thang. Thấy lạ tôi dừng lại xem thì cái bóng bỗng dưng biến mất.

Cũng theo ông Trung, cùng lúc đó từ ngôi nhà bỗng nhiên phát ra những âm thanh nghe rất lạ, tựa như tiếng hú của ai đó… Ông giật mình vì hồi chiều qua đây thấy nhà để hoang, không có người ở.

- Tôi sợ quá, cứ thể phóng xe chạy thẳng, không dám quay lại nhìn, ông Trung cho biết.

Không riêng gì ông Trung, rất nhiều người cho biết cũng đã từng chứng kiến những sự việc kỳ lạ tương tự nói trên từ ngôi nhà này, như bóng người lập lòe, tiếng hú… đặc biệt là vào những hôm trời mưa. Từ đó, tin đồn về ngôi nhà hoang có ma đã lan nhanh, khiến dư luận xôn xao.

Từ ngoài đường đi vào ngôi nhà ma chỉ có lác đác vài nhà người dân ở, càng vào phía bên trong càng vắng. Ngôi nhà ma nằm ẩn mình giữa rừng cây bạch đàn và nhãn um tùm. Khi còn cách ngôi nhà chừng 50m, Tuấn giơ tay chỉ:

- Nó đấy. Các anh vào đi. Em đứng ngoài này chờ.

Chúng tôi rủ cùng vào, Tuấn một mực lắc đầu quầy quậy. Theo quan sát của chúng tôi, ngôi nhà ma thực chất là một khu nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cũ nhưng nay bị bỏ hoang. Xung quanh khuôn viên có trưng bày đá và cây cảnh, phía ngoài sân còn có vài chiếc xích đu nằm chỏng chơ. Toàn bộ khu nhà khá rộng, có hai tầng với đầy đủ các công trình phục vụ sinh hoạt. Tầng dưới ngôi nhà là một phòng khách lớn, ngoài ra còn có các phòng nhỏ được phân ra như các phòng nghỉ. Tầng trên được lát bằng gỗ và tre, khá rộng.

Một điều dễ nhận thấy là toàn bộ khu nhà đều bị phủ lớp bụi khá dày, mạng nhện giăng đầy và bốc lên mùi ẩm mốc. Trong nhà còn có các vỏ chai rượu xếp đầy trên vách tường. Trên mặt bàn để giữa phòng còn vương vãi vài đồ vật, trong đó có cả nến và vàng hương. Đặc biệt, ở góc phòng có một chiếc tủ kính khá lớn, bên trong chia thành từng ngăn. Trong tủ bày rất nhiều những đồ vật cổ như bát đĩa, hũ, vò...

Chúng tôi đã gặp anh Lương Đình Thái, trú tại thôn Bá Lam 2, xã Cao Thắng. Nhà anh cách ngôi nhà ma khoảng 700m. Anh Thái cho biết:

- Tôi thầu hơn hai ha ở khu rừng đồi này để làm trang trại trồng vải và nhãn đã được hơn mười năm nay. Khi tôi đến, khu nhà bỏ hoang trên chưa có, mãi sau này người chủ mới đến nhận thầu và xây dựng.

Cũng theo anh Thái, trước kia đây là một khu nhà hàng ẩm thực kết hợp với nghỉ ngơi và vui chơi giải trí theo kiểu nhà vườn sinh thái. Người chủ của khu nhà trên là người Hà Nội, mà theo anh Thái là một đại gia có máu mặt. Khu nhà bỏ hoang đã hơn một năm nay, không ai đến ở hay dọn dẹp gì cả. Tôi nghe nói lý do họ chuyển đi là do đã hết thời hạn hợp đồng cho thuê đất, anh Thái nói.

Về tin đồn trong dư luận cho rằng đây là ngôi nhà ma, anh Thái cho biết anh không hề nghe nói đến chuyện đó. Có thể đó là do dư luận đồn đại thế, đây làm gì có. Tôi ở đây cả chục năm, có thấy gì đâu, anh Thái khẳng định.

Anh Thái giải thích những hiện tượng kỳ lạ trong ngôi nhà hoang:

- Chính tôi cũng từng bị đánh lừa và một lần phải chạy bán sống bán chết vì sợ. Nhưng sau vài lần tôi đã cố gắng đứng lại theo dõi và phát hiện ra những hiện tượng bất bình thường kia lại… rất bình thường. Bóng ma mà mọi người nhìn thấy thực ra là đom đóm, còn những tiếng hú vọng ra từ ngôi nhà chỉ là tiếng gió thổi vào những ống tre nứa và những chiếc chuông gió, vì vách tường tầng hai của ngôi nhà làm bằng các ống tre và trước cửa có treo các chuông gió.

Hiện tượng này dễ thấy nhất vào những buổi trời động mưa. Ở đây rậm rạp nên rất nhiều đom đóm, mỗi khi mưa xong, đom đóm thường kết thành những đàn lớn rồi bay khắp nơi, nhìn từ xa như bóng người. Người lạ mới nhìn sẽ hốt hoảng, chúng tôi thì quen rồi. Nhà tôi mỗi khi mưa xong, đom đóm bay vào cả đàn lớn. Về những chiếc bát đĩa cổ (?) còn để lại, anh Thái cho biết nó chỉ mang tính chất trang trí, vì chủ nhà chưa có điều kiện để chuyển đi nên đã để lại và ngỏ ý gửi hàng xóm trông giúp. Chuyện có người gặp họa do lấy đĩa cổ có lẽ chỉ là những tai nạn xảy ra ngẫu nhiên mà thôi, làm gì có ma mãnh gì, anh Thái nói.

Tuấn Linh

Sửa bởi hiendde: 31/07/2012 - 01:02


Thanked by 1 Member:

#502 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 22:03

GIẢi MÃ BÍ ẨN GIẤC MƠ CỦA QUỐC SƯ KHUÔNG VIỆT

Trong giấc mơ, Quốc sư Khuông Việt đã được vị thần Tì-sa-môn Thiên vương báo mộng đến nước Việt giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành và cũng chính nhờ sức mạnh của vị thần này đã góp phần đem lại chiến thắng cho người Việt trong cuộc chiến chống Tống năm 981. Trong thân thế và sự nghiệp của sư Khuông Việt, vị Tăng Thống đầu tiên của Phật giáo Việt Nam, có một tình tiết lạ lùng được truyền tụng. Đó là một giấc mơ mang nhiều sắc bí ấn của nhà sư. Trong giấc mơ, một vị thần tự xưng Tì-sa-môn Thiên vương đã báo mộng cho sư Khuông Việt về. Khi tỉnh dậy ông đã cho tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng để thờ. Sau này, khi quân Tống xâm lược đất nước, sư Khuông Việt đã xin sự trợ giúp của Tì-sa-môn để đẩy lùi quân địch.

Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu ở Việt Nam. Tại Hội thảo Quốc sư Khuông Việt và Phật giáo Việt Nam đầu kỷ nguyên độc lập được tổ chức tại Học viện Phật giáo Việt Nam mới đây, tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng, ĐH Sư phạm Hà Nội, đã diễn giải khá chi tiết về giấc mơ này. Theo Tiến sĩ Thanh Tùng, giấc mơ Khuông Việt được ghi lại khá chi tiết trong tác phẩm Thiền Uyển Tập Anh, một cuốn sách cổ của Phật giáo Việt Nam ghi lại các tông phái Thiền học và sự tích các vị Thiền sư nổi tiếng vào cuối thời Bắc thuộc cho đến đầu triều Trần. Theo đó, dưới triều vua Lê Đại Hành, sư Khuông Việt đặc biệt được kính trọng, phàm các việc quân quốc triều đình nào sư cũng đều được tham dự. Sư thường đi chơi ở núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ. Thích cảnh trí đẹp đẽ, thanh u ở nơi đây nên dựng am để ở.

Tại đây, một đêm sư nằm mộng thấy một vị thần mặc áo giáp vàng, tay trái cầm thương vàng, tay phải đỡ ngọn bảo tháp, theo sau là hơn chục quân hầu tướng mạo hung dữ. Vị thần đến trước mặt sư và nói:

- Ta là Tì-sa-môn Thiên vương, những người theo ta là Dạ xoa. Thiên đế có sắc chỉ sai ta đến nước này giữ cương giới để cho Phật pháp được thịnh hành. Ta có duyên với ngươi nên đến đây để báo cho ngươi biết.

Sư kinh hãi thức dậy, nghe trong núi có tiếng gào thét, lòng rất lấy làm lạ. Đến sáng, sư vào núi thấy một cây cổ thụ cao chừng mười trượng, cành lá xum xuê, phía trên có đám mây lành bao phủ. Sư nhân đó thuê thợ đốn cây ấy, lấy gỗ tạc tượng thần theo đúng như đã thấy trong mộng, để thờ.

Năm Thiên Phúc thứ nhất 981, quân Tống sang xâm lược nước ta. Vua biết chuyện này, liền sai sư đến đền cầu đảo, cầu xin sức mạnh thần linh để thần phù hộ cho cuộc chiến. Quân giặc kinh hãi trước khí thế của người Việt, rút về giữ sông Hữu Ninh, lại thấy sóng gió nổi lên, giao long nhảy nhót, sợ hãi tan chạy. Giấc mơ của sư Khuông Việt đã gây nhiều tranh cãi trong giới nghiên cứu. Các công trình bài viết, lý giải nguồn gốc, ý nghĩa giấc mơ này chủ yếu xoay quanh hình tượng Tì-sa-môn thiên vương. Những thắc mắc được đặt ra như Tì-sa-môn Thiên vương là ai? Tại sao Khuông Việt lại nằm mơ thấy vị thần này?...

Quay ngược lại lịch sử, Tì-sa-môn Thiên vương (Vaisravana) là một vị thần có nguồn gốc xa xưa từ Ấn giáo, sau này du nhập cả vào Phật giáo, giữ vai trò của một vị thần bảo hộ và thần tài. Bên cạnh đó, vị thần này cũng cai quản loài Dạ xoa (một loài ma quỷ dữ tợn theo quan niệm Phật giáo) nên được gán cho những đức tính vũ dũng, thiện chiến và được coi như một Chiến thần, thần phù hộ chiến tranh. Trong quá trình truyền bá văn hóa, tục thờ Tì-sa-môn đã được đưa vào Trung Quốc. Tục này đã rất phổ biến từ thời Đường 618-907, mở rộng sang thời Ngũ Đại Thập Quốc 907-969, và đến cuối thời tống 960-1279, thì đạt đến sự toàn thịnh. Thậm chí, vào thời Tống, gần như mỗi chi đội doanh trại của quân đội đều có dựng “Thiên vương đường” để cầu đảo.

Thời Khuông Việt sống là giai đoạn chuyển giao các triều đại Đương. Ngũ Đại Thập Quốc, Tống. Hơn nữa, lúc đó nước Việt mới tách ra khỏi phương Bắc sau ngàn năm lệ thuộc chưa lâu, ảnh hưởng văn hóa Đường Tống còn khá trực tiếp. Bởi vậy, có thể nói tín ngưỡng Tì-sa-môn thiên vương được đưa xuống từ phương Bắc. Khi du nhập vào Việt Nam, Tì-sa-môn trở thành thần bảo vệ Phật pháp và quốc gia Việt Nam, thể hiện ở việc vị thần này đáp lại lời cầu đảo của Khuông Việt giúp Lê Đại Hành đánh tan quan Tống. Mặt khác, bên cạnh sự ảnh hưởng văn hóa phương Bắc, với động thái nhờ cậy Tì-sa-môn thiên vương, rất có thể sư Khuông Việt đã dùng sách lược gậy ông đập lưng ông, dùng chính tín ngưỡng được quân nhà Tống ưa chuộng để để khích lệ quân đội Việt chiến thắng quân giặc.

Một câu hỏi khác được đặt ra từ giấc mơ Khuông Việt, đó là vì sao sư Khuông Việt lại mơ thấy Tì-sa-môn thiên vương ở núi Vệ Linh, và đặc biệt là quận Bình Lỗ chứ không phải nơi nào khác? Và quận Bình Lỗ là địa danh nào trong lịch sử? Lật lại sử sách, trong nhiều bộ chính sử, địa danh thành Bình Lỗ đã xuất hiện từ thời Đinh, thời Lê Đại Hành. Các nhà sử học ngày nay đã chứng minh, sự hiện diện của thành Bình Lỗ trong chiến dịch chống Tống của Lê Hoàn và thực sự đã có một trận Bình Lỗ đóng vai trò then chốt trong thắng lợi chung của công cuộc chống Tống năm 981.

Từ bối cảnh lịch sử này, có thể đặt ra giả thiết: Phải chăng trong giai đoạn giao thoa giữa nhà Đinh và Tiền Lê, trước sự lăm le xâm lược của nhà Tống, rất có thể Lê hoàn đã mật sai Khuông Việt đến khảo sát để xây dựng thành Bình Lỗ chống giặc. Và đương nhiên, khi xây thành người ta cần đến một vị thần bảo hộ thành trì. Có lẽ từ nhu cầu đó, Tì-sa-môn thiên vương đã được Khuông Việt lựa chọn. Và để hợp lý hóa sự lựa chọn đó, một giấc mơ đã được dựng lên. Núi Vệ Linh, quận Bình Lỗ lại nằm ở phương Bắc so với kinh đô Hoa Lư lúc bấy giờ. Áp dụng vũ trụ quan Phật giáo, có thể suy luận, ở đây Khuông Việt đã ngầm so sánh, đề cao vua Đinh, Lê như là Đế Thích (Thiên đế) ở trong Phật giáo, có Tì-sa-môn thiên vương hộ vệ ở phía Bắc để giữ gìn biên cương đồng thời cũng nhằm mở rộng ảnh hưởng của Phật pháp.

Vì sao sư Khuông Việt lại được chọn cho công việc này, Đương nhiên vì ông là Tăng thống, chức sắc tôn giáo cao nhất của đất nước thời bấy giờ. Có thể nói, việc sư Khuông Việt qua giấc mơ huyền thoại đưa Tì-sa-môn thiên vương hiện diện trong lịch sử văn hóa nước Việt là một trong những đóng góp của ông trong việc xây dựng, củng cố vương quyền và bảo vệ đất nước. Mặt khác, giấc mơ Khuông Việt cũng cho thấy sự giao lưu văn hóa sôi động, cũng như sự gạn lọc tinh tế của văn hóa Việt trước trước những nền văn hóa ngoại lai cho phù hợp trình độ nhận thức của quốc gia, dân tộc của quốc gia trong từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Hồng Quân

Sửa bởi hiendde: 31/07/2012 - 01:17


Thanked by 1 Member:

#503 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 23:01

CHIẾC TÀU KỲ LẠ

Ở dưới quê thường có tục tống ôn tống quái. Năm nào trong vùng xảy ra dịch bệnh hoặc có nhiều hiện tượng bất thường xảy ra thì y như rằng năm đó có thầy pháp về chạy đàn làm lễ tống ôn tống quái. Đàn tống ôn thường tổ chức ở một khoảng đất rộng cạnh bờ sông. Thầy pháp cùng các đệ tử bố đàn, trấn tứ phương rồi bắt đầu gõ trống khua chiêng thỉnh âm binh thần tướng.

Trong vùng cử ra mấy ông chức sắc lo chuyện thù tiếp lễ lộc cho mấy thầy làm phép. Sau khi cúng xong, cái nào ăn thì ăn, cái nào cúng thì cúng, đồ cúng riêng cho ôn thần được dọn hết để lên một chiếc tàu hoặc bè kết bằng bẹ chuối. Thầy đi trước dẫn đường, bốn người đàn ông khoẻ mạnh khiêng bè theo sau bà con nối đuôi nhau tống tiễn ra đến tận bờ sông. Trên bè chuối chất đầy đủ nhang đèn bánh trái, giấy vàng bạc, có cả con heo quay đỏ hoét, cờ xí cắt hình tam giác đủ màu sắc làm bằng giấy cắm um tùm xung quanh. Sau khi thắp tuần hương cuối cùng, thầy cho bè hạ thuỷ. Theo con nước, chiếc bè chuối cứ thế mà xuôi dòng cho đến khi tan rã.

Bà con ở quê thấy bè tống ôn họ sợ như thấy ôn dịch vậy. Bè tắp vào nơi nào, họ báo động cho nhau rồi chạy ra khấn khứa, lấy sào dài đẩy ra giữa dòng cho trôi đi tiếp. Chỉ có mấy đứa chăn trâu là không biết sợ là gì. Tôi nghe người lớn kể lại, mục đồng nào chăn trâu trên mười hai năm, chẳng có ôn dịch nào dám vật cả. Thậm chí, bè chuối đang trôi, chúng lấy tay ngoắc bảo vô là chiếc bè như có người lái phải tắp vào ngay.

Sau khi lựa hết mấy món có thể nhấm nháp được, chúng lại đẩy bè cho trôi tiếp. Không biết có phải vậy không, nhưng rõ ràng trong thời gian ở quê tôi thấy chỉ có người lớn sợ ôn dịch thôi, chứ bọn chăn trâu thì...chỉ sợ cây roi vóc của ông chủ ruộng. Hôm nào thấy bè tống ôn trôi ngang là chúng mừng như mở hội. Lập tức trong nhóm có thằng lội ra kéo bè vào. Thức ăn dành cho ôn binh thần tướng bị trẻ chăn trâu ăn mất cả. Và có đứa nào bị bịnh hoạn gì đâu, vẫn mạnh cùi cụi giống như mấy con trâu mà hằng ngày bọn chúng phải chăn.

Một buổi chiều tháng Năm. Lúc đó tôi đã được mười hai tuổi. Sau khi xay xong mớ bột cho ngoại làm bánh, tôi lững thững lội bộ ra bờ sông chơi. Từ nhà ngoại, muốn ra sông phải vượt qua một cái vườn mía và hai đám ruộng nhà ông Năm Giàu. Mặt trời đang xế bóng, hắt lên mặt sông vô số tia sáng lấp loáng. Tôi lạI gốc bần ghẻ cạnh bờ sông ngồi ngắm cảnh. Cây bần chắc cũng bằng tuổi tôi, trên mình của nó đầy những vết sẹo ngang dọc, dấu tích của chiến tranh, làm vỏ cây sần sùi như bị ghẻ.

Mỗi lúc rảnh rỗi tôi thường có thói quen ngắm cảnh như thế. Không hiểu sao, mỗI lần ngồi bên một dòng sông trôi êm đềm, tôi thường cảm thấy rất dễ chịu. Có khi ngồi ba bốn tiếng mà vẫn không thấy chán. Lần này cũng thế, dựa lưng vào gốc bần, mắt ngó ra khoảng không gian lấp loáng nắng chiều, tôi nghêu ngao một vài câu vọng cổ học lóm từ ông Sáu đờn cò trước ngõ. “Nhị ca ơi, chén rượu đoan thề hơi men còn phảng phất đầu môi, trên bước hoạn đồ muôn nẻo ngược xuôi, anh mang chí cả mong đạp thành phá luỹ. Nhưng trời không lựa lòng người dũng sĩ nên giữa trận tiền anh mới chịu sa cơ…” tiếng hát bập bõm câu được câu mất ngân nga dài bên dòng nước…

Mặt trời đã khuất hẳn sau đám mây. Những tia sáng bạc trên mặt sông biến mất. Chỉ còn lại màu sáng dìu dịu của buổi hoàng hôn. Tôi vẫn còn đang nghêu ngao thì… một chiếc tàu lớn bỗng từ từ chạy tới. Nó chạy êm như ru, không một tiếng động, mà hình như cũng chẳng tạo nên một gợn sóng nào. Chiếc tàu làm tôi chú ý. Hình dáng của nó khá lạ, không giống những chiếc ghe hàng chở muối hầm thường hay đậu ngoài Bến Cỏ. Thân tàu làm bằng gỗ sơn xanh đọt chuối, mũi tàu bằng phẳng không nhọn đầu và có hai mắt như các tàu khác. Trên tàu, hai cột buồm giương cao với chục cánh buồm lớn nhỏ đầy màu sắc. Há hốc mồm vì kinh ngạc, tôi đứng dậy từ lúc nào không biết. Thấy trên tàu thấp thoáng bóng ngườI qua lại. Tiếng ồn ào la hét văng vẳng như xa như gần, hình như có cả tiếng dây xích khua vang…

Tôi đứng nhìn theo đến khi con tàu trôi đi thật xa… Tiếng gọi của thằng Cu Tửng con cậu Năm vang lên đằng ruộng mía làm tôi giật mình:

- Anh Dũng ơi, dìa ăn cơm!

Bần thần trong giây lát, tôi lóc cóc đi về. Trong đầu vẫn ngơ ngẩn về hình ảnh con tàu kỳ dị ấy. Trong bữa cơm, tôi kể lại cho mọi người những điều mới thấy. Chẳng có ai tin tôi cả. Mợ Năm cười tủm tỉm nói:

- Ở đoạn sông này, chỉ có ghe chở muối với mấy chiếc đò ngang qua Bình Dương thôi, làm gì có chiếc tàu kỳ cục như vậy.

- Thiệt mà mợ. Tôi chống chế, con thấy rõ ràng mà, chiếc tàu bự lắm, mấy người trên đó mặc đồ giống như hát bội vậy…

Mợ tôi phì cười:

- Ừ, lúc nào thấy nữa nhớ kêu tao ra coi nhe. Để họ hát mà không ai coi cũng uổng.

Mấy thằng em tôi thừa dịp đó cũng xúm vào chọc ghẹo nói cười ầm ĩ. Ngoại phải gõ đũa bếp xuống bàn tụi nó mới chịu im. Sau bữa cơm, ngoại chỉ nói với tôi một câu gọn lỏn:

- Lần sau, con nhớ đừng có ra sông một mình nữa.

Khi viết những dòng chữ này, trong đầu tôi vẫn hiện rõ mồn một hình ảnh của con tàu xanh kỳ dị đó. Phải chăng tôi bị ảo giác, bị gặp ma? Hay đó là những linh ảnh trong quá khứ? Ngoại tôi có biết điều gì không mà dặn tôi như vậy? … câu trả lời này xin dành lại cho các bạn đang đọc câu chuyện của tôi.

Tamandieungo

Thanked by 1 Member:

#504 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 15/07/2012 - 23:10

GIỚI CHIÊM TINH ĐOÁN TT OBAMA THẮNG CỬ

Một nhóm năm nhà chiêm tinh vừa cùng chung dự đoán trong hội nghị Liên hiệp Chiêm tinh học rằng, Tổng thống Barack Obama sẽ đánh bại ứng cử viên Mitt Romney trong cuộc bầu cử tới đây.

Dù có những phương pháp và nguyên lý xem chiêm tinh khác nhau, cả năm nhà chiêm tinh học đều đưa ra một kết quả: ông Obama sẽ tái cử tổng thống Mỹ trong cuộc bầu cử năm nay.

Nhà chiêm tinh đến từ thành phố Chicago, bà Nina Gryphon, cho biết phán đoán của bà dựa trên sự “nhập cung” của chòm sao Bạch Dương, đúng vào thời điểm Mặt Trời đi vào điểm kết nối của chòm sao này.

- Rất rõ ràng, Obama sẽ tại vị và không có bất cứ sự thay đổi nào, Reuters dẫn lời bà Nina cho hay.

Nhà chiêm tinh đến từ New York, Robert Corre cũng đồng tình với dự đoán đó dựa trên ngày giờ sinh của các ứng cử viên.

- Romney sẽ không có được sự ủng hộ của phần đông dân chúng. Phụ nữ không thích ông ta, Robert Corre giải thích với NewYork Daily News.

Hội nghị Liên hiệp Chiêm tinh học được tổ chức bốn năm một lần tại New Orleans, Mỹ, là dịp quy tụ nhiều nhà chiêm tinh học toàn cầu, David Railey, phát ngôn viên của hội nghị cho biết. Hội nghị năm nay lần đầu tiên có sự tham gia của nhà chiêm tinh đến từ Trung Quốc, nơi tử vi và chiêm tinh học ngày càng phổ biến trên thế giới. Trong hội nghị năm nay, các nhà chiêm tinh còn dự báo động đất, khám phá tác động của chu kỳ mặt trăng đối với chứng khoán Mỹ và cách sử dụng các bảng chiêm tinh để tìm việc làm.

Hiện ứng cử viên tổng thống Mitt Romney vẫn đang bám đuổi sát nút ông Obama trong cuộc đua. Cuộc thăm dò mới nhất do Real Clear Politics tổ chức cho thấy tổng thống đương nhiệm đang dẫn điểm trước đối thủ Romney với tỷ lệ 45,6% so với 43,6%.

Thiên Việt

Thanked by 2 Members:

#505 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/07/2012 - 07:12

GƯƠNG SOI

Từ đầu đến giờ tôi đã nghe mọi người lần lượt kể chuyện mình, và tôi cho rằng chung quy loại chuyện này chỉ có hai típ cơ bản mà thôi. Ở típ đầu tiên, ta có một bên là thế giới người sống, còn kia là thế giới người chết, và câu chuyện xoay quanh việc bước qua ranh giới giữa hai cõi sống chết đó. Như những hồn ma chẳng hạn. Còn típ thứ hai là chuyện về những hiện tượng siêu nhiên hay những khả năng vượt ngoài những kinh nghiệm của thế giới ba chiều hằng ngày. Tri giác ngoại cảm, những điềm báo, linh cảm, hay những thứ tương tự vậy. Nếu phân chia đại khái thì tôi nghĩ có thể chia loại chuyện này thành hai típ như thế.

Suy rộng hơn, tôi nghĩ mọi người chỉ có thể trải nghiệm một trong hai típ mà thôi, hoặc típ này hoặc típ kia. Điều tôi muốn nói là, nếu một người đã nhìn thấy ma thì anh ta sẽ còn gặp ma hoài hoài, nhưng anh ta chẳng hề có linh cảm gì về chuyện đó. Còn người khác thì có khả năng ngoại cảm và luôn có linh cảm nhưng lại chẳng bao giờ gặp ma. Tôi không thể giải thích tại sao, nhưng dù lý do gì đi nữa thì sự việc dường như đúng như thế. Ít nhất là tôi nghĩ thế.

Và dĩ nhiên cũng có một số người chẳng thuộc nhóm nào. Như tôi chẳng hạn. Tôi đã có mặt trên đời này ba mươi mấy năm rồi mà chưa nhìn thấy con ma nào. Cũng chưa lần nào tôi có một “thấu thị” hay linh cảm gì hết. Thậm chí có một lần tôi cùng đi thang máy với hai người bạn. Hai người này đều nhìn thấy ma còn tôi chẳng nhìn thấy gì cả. Họ thấy một người phụ nữ mặc quần áo xám đang đứng cạnh tôi, trong khi thật ra thì ngoài ba chúng tôi ra chẳng còn ai ở trong thang máy. Tôi nói hoàn toàn nghiêm túc đấy. Hai người bạn đó không thuộc cùng nhóm với tôi. Chắc chắn đó là một chuyện kinh dị, nhưng điều đó chỉ cho thấy rằng chẳng bao giờ tôi gặp ma.

Nhưng một lần, và chỉ một lần thôi, tôi cảm thấy sợ hãi tận đáy lòng. Chuyện xảy ra cách đây hơn mười năm và tôi chưa kể cho ai nghe cả. Ngay khi nói về chuyện đó tôi cũng đã cảm thấy sợ rồi. Tại vì tôi cảm thấy nếu kể ra thì chuyện tương tự thế có thể lại xảy ra lần nữa. Bởi thế tôi giữ im lặng suốt bao nhiêu năm qua. Nhưng đêm nay, với cương vị chủ nhà, nghe từng người kể những câu chuyện rùng rợn của họ, tôi không đành lòng im lặng cho đến lúc tàn cuộc. Vì thế mà tôi quyết định kể.

Đừng, xin quý vị đừng vỗ tay. Thực ra cũng chẳng phải chuyện gì hay ho đâu.
Như tôi đã nói, tôi chưa bao giờ gặp ma và cũng không có năng lực đặc biệt gì. Có thể quý vị cho rằng truyện của tôi không kinh dị như tôi cảm nhận, hay dù quý vị cho là như thế thì cũng có sao đâu? Và nếu quý vị cũng cảm thấy như vậy thì thật là hân hạnh cho tôi quá. Nhưng dù sao thì đây cũng là câu chuyện của tôi.

Tôi tốt nghiệp trung học phổ thông vào cuối thập niên sáu mươi. Trong khoảng thời gian đó, xã hội biến động tơi bời khiến ta cảm thấy như cơ đồ thiên hạ có thể bị sụp đổ tan tành. Về phần mình, tôi cũng bị cuốn trôi theo làn sóng đó. Và từ bỏ nghiệp nghiên bút dở dang, mấy năm trời tôi lang thang khắp Nhật Bản mưu sinh bằng những công việc tay chân. Tôi nghĩ đó là con đường đúng đắn dẫn lối đời tôi. Phải, quả thật là tôi đã làm đủ thứ việc. Một số là những việc nguy hiểm. Lúc ấy tôi còn trẻ và ngu ngốc nữa. Nhưng bây giờ nghĩ lại, tôi cho đó là một cách sống thú vị. Nếu được làm lại cuộc đời từ đầu, chắc tôi cũng làm như vậy. Tôi là loại người như vậy đó.

Vào năm thứ hai lang thang, tôi nhận lời làm công việc gác đêm cho một ngôi trường trung học khoảng hai tháng. Ngôi trường này nằm ở một thị trấn nhỏ ở quận Niigata. Thực tình tôi chỉ muốn nghỉ ngơi sau những tháng hè làm những công việc khắc nghiệt. Với lại làm người gác đêm nghe ra cũng vui. Tôi có thể ngủ ở phòng bảo vệ suốt ngày và đêm đến chỉ việc đi quanh kiểm tra khắp trường hai lần. Ngoài việc đó ra, tôi có thể nghe dĩa ở phòng nhạc, đọc báo ở thư viện trường hay chơi bóng rổ một mình trong phòng tập thể dục và làm tất cả những gì mình thích.

Ở lại đêm một mình trong ngôi trường trung học không phải là tệ lắm. Không, hoàn toàn không tệ chút nào đâu. Vào lứa tuổi mười tám, mười chín, bạn chẳng biết sợ bất cứ cái gì. Chắc chắn trong các bạn đây chưa ai từng gác đêm ở trường trung học bao giờ, nên tôi phải nói qua về nhiệm vụ công việc của mình. Tôi phải đi kiểm tra hai lần: một lần chín giờ đêm và lần ba giờ sáng. Lịch làm việc là như vậy. Ngôi trường là một tòa nhà bê tông ba tầng tương đối mới, có mười tám hay hai mươi lớp học gì đó.

Tuy ngôi trường không lớn lắm nhưng cũng có phòng nghe nhạc, phòng thí nghiệm, phòng gia chánh, phòng nghệ thuật, phòng giáo viên và phòng hiệu trưởng. Ngoài ra thì cũng có quán ăn tự phục vụ, hồ bơi, phòng thể dục và thính phòng. Phạm vi tôi phải kiểm tra là như thế. Có khoảng hai mươi điểm mà tôi phải dùng bút bi đánh dấu từng điểm một khi đi kiểm tra. Phòng giáo viên - đánh dấu, phòng thí nghiệm - đánh dấu. Đại khái vậy. Dĩ nhiên tôi cũng có thể ngủ vùi trong phòng bảo vệ mà vẫn đánh dấu là đã kiểm tra. Nhưng tôi không lười đến thế. Nói thế nghĩa là việc kiểm tra cũng chẳng tốn bao nhiêu thời gian, với lại biết đâu lại có kẻ đột nhập vào và tấn công tôi khi tôi đang ngủ.

Vì thế, vào lúc chín giờ đêm và ba giờ sáng, tôi mang theo mình một cái đèn pin lớn và một thanh kiếm đi tuần tra quanh trường. Tay trái cầm đèn pin, tay phải nắm chặt thanh kiếm. Khi còn học ở trường phổ thông, tôi đã tập kiếm đạo nên tôi cảm thấy khá tự tin về khả năng tự vệ. Nếu một kẻ chưa có kinh nghiệm dùng kiếm tấn công tôi, tôi chắc chẳng lấy gì làm hãi sợ lắm. Nhưng ấy là hồi đó, chứ phải như bây giờ chắc tôi dông cẳng chạy tuốt.

Đó là một đêm tháng mười lộng gió. Trời không lạnh lắm. Thực ra tôi cảm thấy đất trời ẩm ướt. Khi đêm xuống, lũ muỗi trở nên không thể chịu nổi, tôi phải thắp vài cây nhang muỗi. Gió hú suốt đêm. Tôi nghe như cánh cổng dẫn vào hồ bơi đã bị gió phá tan tành và cứ đập tới đập lui trong gió. Tôi nghĩ mình phải ra sửa lại, nhưng trời tối đen nên tôi bỏ cuộc. Tiếng cánh cửa va đập trong gió vang lên suốt đêm trường. Không có gì xảy ra khi tôi đi tuần tra vào lúc chín giờ tối. Hai mươi điểm kiểm tra được đánh dấu “Ok”. Các cánh cửa được khóa chắc chắn và mọi vật vẫn yên vị. Không có gì bất thường. Tôi quay lại phòng bảo vệ, vặn đồng hồ báo thức lúc ba giờ sáng rồi tiếp tục ngủ vùi.

Khi chuông đồng hồ reo, tôi thức dậy với cảm giác lạ lùng chưa từng thấy. Tôi không diễn tả được nhưng đó là một cảm giác rất lạ. Nói thẳng ra là tôi chẳng muốn thức dậy chút nào. Tôi cảm thấy thân thể mình cưỡng kháng lại ý chí muốn thức dậy. Thật kỳ lạ, bởi thường thì tôi bật dậy ngay cơ mà. Nhưng cuối cùng tôi cũng thức dậy một cách khó khăn để đi làm nhiệm vụ. Cánh cửa hồ bơi vẫn va đập trong gió như hồi đêm. Nhưng không hiểu sao, tôi cảm thấy âm thanh này là lạ khác trước. Chắc là do tôi tưởng tượng ra thôi nhưng sao tôi vẫn nổi da gà. Tôi nghĩ thầm: ớn lạnh thật. Mình chẳng muốn đi kiểm tra một tí nào. Nhưng dĩ nhiên, tôi cũng kéo lê thân xác mình dậy và bước ra ngoài. Nếu tôi chỉ giả vờ đánh dấu một lần thôi, thì tôi sẽ mãi mãi làm như thế. Tôi cầm đèn pin, nắm chặt thanh kiếm rồi rời khỏi phòng bảo vệ.

Đó là một đêm thật kinh khủng. Gió gào càng lúc càng mạnh, không khí càng lúc càng ẩm ướt. Tôi sởn gai ốc và không thể tập trung vào bất cứ cái gì. Đầu tiên tôi kiểm tra phòng thể dục, thính phòng và hồ bơi. Cả ba nơi đều không có vấn đề gì. Cánh cửa hồ bơi va đập trong gió, đóng mở liên tục như một quả lắc cuồng điên lúc lắc đầu vô nghĩa. Tiếng va đập nghe ra không theo một quy tắc nào cả. Cứ không, không, có, có… mãi như vậy. Tôi biết thật là kỳ quặc khi diễn tả như thế, nhưng đó là cảm giác thực của tôi vào lúc ấy.

Không có gì bất thường ở khu nhà chính. Vẫn như thường lệ. Tôi nhanh chóng hoàn thành việc tuần tra và đánh vào phiếu kiểm tra là Ok. Xét cho cùng thì chắc ổn cả thôi. Cảm thấy nhẹ nhõm, tôi quyết định trở về phòng bảo vệ. Điểm kiểm tra cuối cùng là nhà bếp của trường nằm kế bên quán ăn tự phục vụ ở góc phía đông xa nhất. Không may là phòng bảo vệ lại ở góc phía Tây. Do vậy tôi phải đi qua một dãy hành lang dài để trở về phòng mình. Tất nhiên trời tối như mực. Khi mặt trăng ló dạng, một quầng sáng yếu ớt hắt vào hành lang, nhưng nếu không, ta sẽ chẳng nhìn thấy gì.

Tôi lần đường về nhờ ánh sáng chiếc đèn pin chiếu ngay phía trước mặt. Vì đêm đó có cơn bão sắp kéo tới nên hiển nhiên là trăng bị mây che khuất. Ánh đèn hắt lên một quầng sáng rồi tất cả lại ngập chìm vào đêm đen. Đêm đó trên quãng đường về, tôi đi nhanh hơn thường lệ. Hai đế cao su đôi giày chơi bóng rổ của tôi va chạm với nền hành lang vang lên những âm thanh vội vã. Nền hành lang được trải thảm xanh. Thậm chí bây giờ trong tâm tưởng tôi vẫn nhìn thấy chúng rất rõ. Lối vào trường nằm khoảng giữa chiều dài hành lang. Khi băng qua cổng chợt tôi có cảm giác hình như có một cái gì.

Hình như tôi phát hiện một dáng hình nào đó trong bóng tối. Ngay trong khóe mắt tôi. Nắm chặt thanh kiếm, tôi rẽ sang hướng đó. Tim đập thình thình, tôi hướng ánh đèn pin vào bóng đêm. Có một bóng đen trên bức tường kế bên kệ để giày. Đó là chính tôí. Điều tôi muốn nói là có một tấm gương. Không có ai khác ngoài tôi phản chiếu bóng mình trên tường. Tấm gương chắc là mới được gắn vào đây bởi vì tôi chưa thấy nó trong lần kiểm tra đêm trước. Chính vì vậy nên tôi đã bỏ qua. Tôi cảm thấy hết sức nhẹ nhõm, đồng thời lại thấy mình vô cùng xuẩn ngốc. Mình xuẩn ngốc thật, tôi nghĩ thầm. Vẫn đứng trước gương, hạ chiếc đèn pin xuống, tôi lần tìm trong túi một điếu thuốc và châm lửa. Tôi phà một hơi khói dài và nhìn vào hình bóng mình trong gương.

Một chút ánh sáng đèn đường xuyên qua cửa sổ, chiếu vào tấm gương. Tôi nghe âm thanh va đập của cánh cửa hồ bơi vang vọng phía sau mình. Sau khi rít ba hơi thuốc lá, tôi chợt nhận ra có điều gì khác lạ. Bóng hình ở trong gương không phải là tôi. Diện mạo bên ngoài thì đúng là tôi. Không cần phải nghi hoặc về điều ấy. Nhưng nó tuyệt đối không phải là tôi. Bằng bản năng, tôi đã nhận biết điều đó. Không, đợi đã, không đúng đâu. Dĩ nhiên là tôi đấy. Nhưng nó là một cái tôi bên ngoài tôi. Hình dạng là tôi mà không phải là tôi. Có lẽ tôi diễn đạt không được tốt lắm.

Nhưng vào khoảnh khắc ấy, điều duy nhất mà tôi hiểu được là kẻ đang nhìn sâu vào tôi kia căm hận tôi đến tận xương tủy. Lòng căm thù này dâng cao như một ngọn núi băng u ám, một nỗi căm thù không ai có thể chữa lành. Đó là điều duy nhất mà tôi hiểu được. Tôi đứng chết lặng một lúc lâu, không thể nhúc nhích được tay chân mình mẩy. Điếu thuốc kẹp giữa hai ngón tay tôi rơi xuống đất. Chúng tôi cùng nhìn nhau. Thân hình tôi chết lặng như thể bị trói buộc vào nơi này. Cuối cùng, thằng tôi kia cũng cử động. Hắn đưa những ngón tay của bàn tay trái từ từ chạm vào má và xoa khắp mặt.

Tôi nhận ra mình cũng làm y chang như vậy. Như thể tôi chính là hình ảnh trong gương. Điều tôi muốn nói là, dường như hắn điều khiển được tôi. Thế là, dồn hết sức mình, tôi thét lên một tiếng. Tôi hét vang “Grarhh”. Và như thế, sợi dây trói chùng xuống một tí. Tôi vận hết sức bình sinh ném thanh kiếm về phía tấm gương. Tôi nghe tiếng những mảnh gương vỡ. Không ngoái lại đằng sau, tôi chạy về phòng mình, khóa cửa và nhảy lên giường. Tiếng va đập của cánh cửa hồ bơi kéo dài đến tận sáng. Cứ có, có, có, không, có, có, không không… suốt như vậy.

Tôi đoán chắc chắn là quý vị đã biết kết thúc của câu chuyện rồi. Dĩ nhiên là chẳng có tấm gương nào ở đó cả. Không có tấm gương nào. Chẳng có tấm gương nào được lắp ở lối vào trường kế bên kệ để giày cả. Tất cả chỉ nói lên một điều là, chẳng phải tôi nhìn thấy ma đâu. Tôi đã nhìn thấy chính bản ngã mình. Và tôi chẳng bao giờ quên được nỗi sợ hãi tối hôm đó. Có lẽ quý vị đã nhận ra trong nhà này không hề có gương soi. Thậm chí tôi còn không dám dùng gương để cạo râu, cho dù cách này rất mất thời gian. Là chuyện thật đấy, tôi không kể thêm đâu.

Christopher Allison
Hoàng Long dịch



Thanked by 1 Member:

#506 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/07/2012 - 23:01

RẮN HỔ CHÚA BÒ VÀO NHÀ DÂN VÀ NGHE LỜI GIA CHỦ

Rắn hổ mang chúa thân dài bốn mét, nặng năm kg bò vào nhà một người dân và chỉ nghe theo lời chủ. Rắn chỉ đi hoặc về vào ngày lẻ và biết gật gù theo tiếng tụng kinh gõ mõ của thầy cúng, nên nhiều người gọi là "bà rắn". Tin đồn bắt đầu xuất hiện tại nhà vợ chồng anh Đinh Văn Hùng và Phạm Thị Lý ở xã Tông Lệnh, Thuận Châu, Sơn La với không ít câu chuyện mang hình bóng liêu trai.

Men theo quốc lộ sáu chúng tôi đến ngã ba Chiềng Pấc để hỏi thăm đường vào nhà anh Hùng, người bán thịt lợn đầu bản đã nhanh miệng bảo:

- Vào đấy xem bà rắn à? Nhớ mua hương hoa vào mà thắp, bà rắn thiêng lắm đấy, cầu được ước thấy!

Khi vào nhà anh Hùng, chúng tôi gặp một vài người đang đến xem "rắn thần". Họ đều cho biết, đã gặp bà rắn nhiều lần và liên tục đến để khấn vái xin bà rắn phù hộ. Theo lời anh Hùng, lần đầu tiên rắn thần xuất hiện vào năm 2010 tại sân nhà. Mọi người hoảng hốt đi tìm gậy đánh đuổi theo nhưng khi chạy ra thì rắn thần đã biến mất. Gia đình anh Hùng cũng không khỏi lo lắng vì quan niệm rắn đến nhà hóa quái.

Mãi đến ngày 13-3-2012 âm lịch, rắn mới trở về lần hai. Nhà anh Hùng có mấy con chó dữ nhưng hôm đó trở nên hiền lành, gặp rắn thì nằm xuống phủ phục. Chị Lý vợ anh Hùng cho hay:

- Vì nhiều người kéo đến xem nên vợ chồng tôi bàn nhau thả rắn đi. Lần một thả rắn cách xa hàng cây số, nhưng mấy hôm sau lại thấy rắn về. Lần hai thả xa hơn nhưng rắn vẫn về được. Lần ba thả cách xa nhà bảy km nhưng rắn vẫn mò được về nhà. Thấy sự lạ, vợ chồng anh Hùng mới xây một cái miếu cạnh nhà cho rắn ở. Không ngờ, tin đồn lan xa nên hàng nghìn người kéo đến xem rắn.

Chị Lý bức xúc:

- Có ngày hơn ba nghìn người đến xem, họ đạp cổng trèo tường vào thắp hương xem rắn.

Từ ngày tin đồn rắn thần lan xa, không ít thầy cúng đã tìm đến nhà chị Lý để tìm cách "nói chuyện" với rắn. Anh Hùng cho biết:

- Tôi không tuyên truyền mê tín nhưng quả thật, khi nào thầy cúng gõ mõ, rung chuông thì rắn lại gật gù đầu như nghe kinh vậy.

Theo quan sát của chúng tôi, miếu thờ rắn thần được anh Hùng và chị Lý xây bên cạnh góc ao, miếu được thiết kế khá cầu kỳ. Bên trong có hai tầng thông nhau. Phía tầng dưới có chứa nước để cho rắn ngâm mình. Bên ngoài được ốp đá màu đỏ thẫm, bên cạnh đó là bát hương và đồ cúng tế. Từ ngày có rắn thần, nhà chị Lý xuất hiện nhiều vị khách lạ, có người đến xem, có người sì sụp khấn vái, thậm chí có người đến gạ mua về ngâm rượu.

Chị Lý cho hay:

- Ban đầu tôi chỉ nói đùa nhưng về sau thấy rắn nghe lời mình nên cũng không thả đi nữa. Có điều lạ là chỉ người nào có thiện chí đến xem thì rắn mới ra. Bà rắn rất hiền, chưa bao giờ cắn ai, tôi bắt thoải mái mà rắn cũng không có biểu hiện gì.

Chị Lý còn bảo:

- "Ngài" rắn biết nghe lời chủ đấy, hôm công an địa phương đến xem xét tình hình, rắn không chịu ra, tôi phải thắp hương mời ngài thì ngài mới ra tạo dáng trước đám đông.

Chị Lý khẳng định:

- Rắn thần trong miếu là rắn ngoài tự nhiên chứ không do gia đình bắt về hay huấn luyện để lừa bịp người khác. Hơn nữa, gia đình cũng đang rất bất ổn khi có nhiều người lạ đến xem rắn bất kể đêm ngày.

Để làm sáng tỏ vấn đề, chúng tôi đến tìm gặp ông Lường Văn Biên, Trưởng Công an xã Tông Lệnh. Ông Biên khẳng định:

- Từ ngày có thông tin rắn thần xuất hiện tại nhà anh Hùng, chị Lý có nhiều người đến xem nên chúng tôi phải thường xuyên đến kiểm tra, giữ gìn an ninh trật tự và luôn cảnh giác với những hiện tượng mang tính mê tín dị đoan.

Ông Hoàng Văn Hà chủ tịch UBND xã Tông Lệnh:

- Từ ngày có tin đồn rắn thần xuất hiện ở nhà Lý, Hùng kéo theo nhiều người tò mò đến xem. Chính quyền địa phương đã xuống hiện trường lập biên bản và khẳng định là rắn thường nên tình hình cũng đã lắng xuống. Chúng tôi cũng kết hợp tuyên truyền chống mê tín dị đoan trên đài truyền thanh xã, để bà con hiểu rõ vấn đề cũng như không tụ tập đông người, cúng bái lễ lạt gây mất trật tự an ninh trên địa bàn.

Giáo sư Đặng Huy Huỳnh chủ tịch Hội Động vật học Việt Nam:

- Hổ mang chúa là một trong những loài cực độc, tuy nhiên loài rắn này rất thông minh, nhạy cảm và có hệ thần kinh nhận biết thái độ ứng xử của con người. Trong trường hợp này, chủ nhà đối xử tốt với rắn nên rắn quen âm thanh của con người nên có thể nghe lời. Đó là lý do mà người ta có thể huấn luyện rắn. Tuy nhiên, không nên thấy rắn hiền mà chủ quan vì chúng có thể gây nguy hiểm khi phản ứng qua nọc độc.


Bee


Thanked by 1 Member:

#507 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/07/2012 - 23:49

RỢN GÁY CHUYỆN GỌI HỒN XIN SỐ ĐỀ

Nạn lô đề bùng phát khắp hang cùng ngõ hẻm, nhiều kẻ tán gia bại sản không còn là mới, nhưng việc mời thầy cao tay "gọi hồn" để đánh lô đề thì mới xuất hiện. Nhiều kẻ mời thầy về gọi hồn xin số. Có kẻ còn lập cả bàn thờ để cúng "thần đề".

Câu chuyện xảy ra cách đây hai tháng ở Xuân Phương, Từ Liêm, Hà Nội, đang gây xôn xao dư luận. Giữa đêm, xóm trọ đang chìm trong giấc ngủ thì bỗng từ phòng trọ của vợ chồng chị H. anh C. vẳng ra tiếng khóc, la lối om xòm làm bà con thức giấc. Nhiều người chạy sang phòng chị H. thì thấy một cảnh tượng hãi hùng đang diễn ra. Chị H. đang nằm co dưới đất như con tôm nướng, chân tay giật lên liên hồi như người bị lên cơn nghiện, miệng xùi bọt nói lảm nhảm. Hàng xóm cứ tưởng chị bị động kinh. Nhưng anh C. chồng chị, đang quỳ dưới đất cho biết:

- Bị thế hai lần rồi, ông cụ nhà em nhập đấy...

Rồi anh kể, hai vợ chồng đang ngủ thì anh C. bị thức giấc vì chị H. co giật liên hồi, mồm lảm nhảm:

- Con này láo, tao thương nó, cho nó ăn lô, ăn đề mà nó không về thắp hương cho tao.

Anh C. vừa kể vừa thắp hương cúng vái từ phương xin bố tha tội cho vợ anh. Anh lại nói:

- Vừa rồi giỗ ông mà chẳng ai về được, đúng hôm giỗ vợ chồng em trúng mấy chục triệu tiền đề, nên chắc cụ trách.

Thế là, mặc cho anh van xin, bà con nắn bóp chân tay, chị H. vẫn bị ma nhập đến hơn tiếng đồng hồ. Có bà già mách nước:

- C. mày hỏi ông cần gì thì bảo rồi tha cho con bé.

Anh C. quỳ xuống thắp hương xin bố. Qua miệng chị H. cất lên giọng rất hãi hùng:

- Ở dưới này tao lạnh, thèm thuốc lào, có thuốc lào tao điếu.

Anh C. chạy đi pha chè, ai ngờ, khi vừa cầm cốc lên miệng chị H., giọng chị H. lại nói:

- Nhạt lắm, tao uống đặc.

Sau khi uống xong nước, ông lại đòi thuốc lào. Mọi người bảo ở đây không có thuốc lào, chỉ có thuốc lá, hồn ma lại đòi ba điếu thuốc và hút như lâu ngày không có thuốc. Hút xong ba điều thuốc, hồn ma trong người chị H. bảo:

- Khiêng tao ra cửa, tao đi.

Mọi người vội khiêng ra cửa, hồn ma cảm ơn bà con rồi đi, trước lúc đi, hồn ma còn bảo:

- Nhớ đánh đề tuổi, năm sinh của tao.

Khi hồn ma đi rồi, chị H. tỉnh lại và không hiểu chuyện gì vừa xảy ra. Câu chuyện ma nhập hồn ấy ai cũng thấy, nhưng việc báo số thì chả mấy người tin. Sau đó, chị H. còn đi tận Hoài Đức mời thầy về gọi hồn bố chồng để tạ ơn, xin số làm nhiều người tin theo cũng mời thầy để gọi hồn ông bà tổ tiên lên xin số lô đề. Trúng thì chẳng thấy đâu, toàn thấy mất tiền oan, nợ nần chồng chất...

Nhiều chuyện hài hước đang diễn ra như đi làm lễ, rước hồn từ các chùa chiền hoặc từ nhà thầy về nhà lập bàn thờ để hương khói mong được bổng lộc. Cụ thể là chuyện của chị H.U. vốn là giáo viên hợp đồng, đồng lương ba cọc ba đồng lại thêm cảnh thuê nhà, cuộc sống vất vả. Bản tính chị vốn hiền lành, phỉ báng việc cờ bạc lô đề. Nhưng thấy thiên hạ ăn tiền dễ quá, chị nghiên cứu, đánh thử, rồi cũng trúng.

Ban đầu chị đánh nhỏ, có lãi, càng về sau càng nghiện. Đánh thua, nghe người mách nước, chị lên chùa, mời thầy làm lễ và rước bát hương về nhà cúng. Ngoài những ngày rằm, mùng một có mâm cao cỗ đầy cúng bái tử tế còn hàng ngày, cứ đến giờ báo kết quả xổ số chị H.U đều thắp hương lầm rầm:

- Xin ông thần đề phù hộ, cho con trúng, con lễ lớn hơn.

Những lần cầu lễ, chị đều để vài tờ tiền nhỏ lên bàn thờ, sau đó rút tờ lộc xin số đi đánh. Ông Tùng ở Cổ Nhuế, Từ Liêm, lại có cách cúng rất quái dị. Nhà ông rộng rãi, nên ông được dành riêng một phòng để phục vụ việc đánh đề. Trong phòng chỉ có chiếc chiếu bày vẽ đủ loại sách thơ đề, sách kết quả. Từ những cuốn sổ đó, ông gạch dọc, gạch ngang, soi lung tung theo nhiều công thức để tìm ra con bạch thủ. Nói vui như bạn bè ông, cách tính lô đề của ông thật cao siêu, có khi đến thiên tài toán học Ngô Bảo Châu cũng chịu thua.

Ấy thế mà ông tính đi tính lại với nhiều công thức, đánh bủa vây, đánh đủ thứ. Đen đủi quá, gần đây ông lên chùa, xin số, lập bàn thờ ngay góc phòng của ông. Với đủ nghi lễ, dạo này ông lại sinh ra cách cúng thần đề rất độc đáo. Đó là ông cắt đúng 100 mẩu giấy nhỏ, ghi vào đó 100 con số từ 00 đến 99, xếp lên đưa, sau khi làm lễ, ông nhắm mắt bốc bừa một con rồi ra đánh. Bây giờ, vào phòng của ông, bàn thờ thần đề trang nghiêm hơn cả bàn thờ ông bà tổ tiên.

Cách nhà ông không xa có bà L. nghiện lô đề, không phương pháp nào bà không làm thử. Nay thấy người ta cúng thần lô đề bà cũng bắt chước. Cái công phu của bà là mỗi lần ra chợ mua đồ cúng như chuối, hương vàng, bà phải chọn người bán có gương mặt phúc hậu. Bà chọn hết chủ hàng này đến chủ hàng khác mua đồ cúng nhưng vẫn trượt. Cuối cùng nghe đồn ở tận chợ Đồng Xa có bà lão bán hương vàng phúc hậu, bà cất công ra đấy chọn mua. Học theo bà, những người khác đều đổ xô lên chợ Đồng Xa tìm người đàn bà ấy để mua đồ cúng.

Đã qua rồi thời thơ đề giải những giấc mơ. Cùng với sự bùng phát của công nghệ thông tin, dịch vụ soi cầu, đoán tài lộc qua mạng, qua điện thoại không còn hiệu nghiệm với những người nghiện cờ bạc lô đề thì sự mê tín trong lô đề lại thịnh hành hơn như chưa bao giờ hết. Ngoài cách cúng ma đề, thần đề, đi chùa xin số, trong dân gian còn nhiều kiểu mê tín khác. Có người lên mạng đọc thấy vụ án, người chết xem năm tuổi, giờ giấc, để lấy số đánh lô đề. Có kẻ ra đường chứng kiến tai nạn liền soi biển xe, tuổi nạn nhân để đánh. Hay ở đâu có người chết là họ đến xem cáo phó, xem tuổi, thắp hương xin xỏ người xấu số rồi đánh.

Tuy là rất thành tâm theo nhiều kiểu mê tín, nhưng không ít kẻ vẫn ra đê, tài sản đội nón ra đi. Sau mỗi lần như thế, gương mặt họ lại dài ra, ngao ngán. Họ lại thắp hương để bày tỏ nỗi lòng với thần lô đề để được bày tỏ, được cảm thông từ một thế giới, từ một ông thần không có thật. Bày tỏ chán họ lại cầu để đêm nằm mơ cho con bạch thủ để gỡ gạc. Nhưng trò đời cờ bạc là đỏ đen lừa lọc, họ đâu biết rằng càng chơi càng thua và rồi sẽ có ngày tán gia bại sản vì lô đề.

NĐT


Thanked by 1 Member:

#508 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 16/07/2012 - 23:59

CHUYỆN MA Ở CHÙA BỬU SƠN

Tôi về huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng, đi thăm một số thắng cảnh như Thác Voi, bên cạnh có chùa Linh Ẩn khang trang bề thế… Nghe nói chùa Bửu Sơn ở xã Phước Sơn của huyện là nơi có những tịnh cốc cho các nhà sư khắp nơi về nhập thiền, có cả sư ở Ấn Độ cũng đến (?). Lại nghe nói ở đây có nhiều chuyện ma ly kỳ, hấp dẫn, gợi trí tò mò… Vậy là một buổi chiều, tôi lần theo những bậc đá lên Bửu Sơn Tự…

Ngôi chùa u tịch trong ánh vàng hoe của mặt trời đang ngả bóng. Chánh điện tối mờ mờ, với những pho tượng Phật giống mọi ngôi chùa, không rộng bao la như ở Linh Ẩn Tự, cũng không lộng lẫy uy nghi như những ngôi chùa nổi tiếng xứ hoa đào… Bù lại, cảnh quan nơi đây khá đẹp. Đứng ở góc độ thích hợp, có thể phóng mắt ngắm nhìn cảnh vườn tược, ruộng đồng trải rộng phía xa xa… Và cây cối quanh chùa. Những cây sung, cây vả quả từng chùm lúc lỉu gợi vị chát nơi đầu lưỡi tuổi thơ… Ở một góc sân chùa, cây đa nghe nói đã trên hai trăm tuổi xòe tán ôm trùm góc núi, rễ đa ngoằn ngoèo từ cành bò xuống, cái to như cổ tay, cái nhỏ như chiếc đũa, giống một đàn rắn ngọ nguậy đang mang nhiều chuyện bí ẩn, ly kỳ…

Theo nhà sư trụ trì, Bửu Sơn Tự có cách đây gần bảy mươi năm, lấy theo tên núi. Khoảng 1940, một người Pháp lên vùng đất này lập đồn điền cà phê, có một ông ở Bình Định hay Quảng Ngãi chi đó cũng lên lập nghiệp. Ông theo đạo Phật, dựng một ngôi chùa bằng ván gỗ, hàng ngày tụng kinh lễ Phật. Bà con dân ấp cũng quây quần lại, tụng niệm cùng ông. Sau đó ít năm, chùa dời lên núi, tách khỏi sinh hoạt thường ngày của dân chúng. Một gia đình họ Đặng cúng ba sào đất làm mặt bằng của chùa bây giờ. Về sau, người Pháp bán đồn điền cho nhà họ Đặng. Đất này là đất tốt, trồng chuối ngon có tiếng là chuối La Ba, cà phê cũng ngon, có lúc được gọi là cà phê Phật, giống robusta.

Theo lời vị sư trụ trì thì cuối năm 1959, tỉnh hội Phật giáo Tuyên Đức, vùng Lâm Đồng cũ, cử hòa thượng Tâm Hòa lên xây dựng lại chùa. Đây là vùng thuận đường lên Buôn Ma Thuột, lại về Tuần Nghĩa ngã ba Liên Khương cũng gần, con đường dân chúng thường mang muối, cá khô lên vùng cao đổi lấy lâm sản. Nhưng đó cũng là những năm cách mạng hoạt động mạnh ở vùng này. Cứ tắt nắng là du kích ra, có khi lấy lương thực, có khi đánh úp đồn bót… Tám giờ tối địch đã giới nghiêm, đồn bót bắn bừa bãi mỗi khi có dấu hiệu khả nghi. Do đó, chùa xây xong nhưng không ai dám ở. Có một ông già lên thắp hương, thỉnh chuông lễ bái và… ở lại giữ chùa luôn. Từ đó, chuyện ma đồn lan ra…

Đêm đó trăng sáng vằng vặc. Sau khi làm công phu xong, ông già tắt đèn sửa soạn đi ngủ. Bỗng có một cái chân người rớt xuống giữa chánh điện. Ông sợ quá, cuống quýt chạy đi đóng cửa. Nhưng các cửa đóng chưa xong thì liên tiếp, tay, chân, mình con quỉ cứ rào rào rơi xuống, ráp lại với nhau. Ông sợ cứng cả lưỡi, không kêu được thành lời, mà có ai đâu để kêu cứu. Ông vụt tông cửa chạy ra phóng ào xuống núi… Tuy nhiên sau đó, ông vẫn lên chùa thắp nhang lễ Phật và giữ chùa… Có hôm, giữa ban ngày, ông thấy một người con gái xinh đẹp, áo dài tha thướt, cổ đeo kiềng vàng, vào chánh điện thắp nhang lạy Phật. Thoáng thấy ông ra thỉnh chuông, cô gái lướt nhanh về phía sân chùa. Ông bám theo, nhưng cô vòng qua gốc đa kia và biến mất trong đám rễ ngoằn ngoèo chi chit…

Còn nhiều chuyện lạ nữa, như cái chết của nhà họ Đặng, trong một ngày, chết cả chồng lẫn vợ và người con dâu; lại ông thợ cả cũng chết đúng cái ngày tốp thợ đặt đòn nóc. Người không tin ma quỉ nói rằng hôm đó, đến tám giờ sáng, không thấy bà Đặng dậy nên người ta mở cửa vào phòng thì bà chết ngạt vì ngủ trong phòng kín, thiếu ô-xy… Nhưng cũng có người rỉ tai bảo gia đình đó bị quở trách vì hứa cúng bảy sào đất mà chỉ cúng có ba (?). Hiện ba ngôi mộ vẫn còn phía sau núi. Sau giải phóng, có ý kiến định dùng nơi này làm trụ sở hợp tác xã nhưng không xong, cả dân và chính quyền đều không chịu, không ai muốn tới vì chùa có ma. Tuy nhiên, việc chia đất xung quanh cho dân canh tác thì mọi người cùng đồng thuận. Ngôi chùa bỏ hoang phế nhưng ông già giữ chùa vẫn hàng ngày thắp nhang, gõ chuông.

Mãi đến năm 1995, Thượng tọa Thích Minh Châu, người quê gốc ở Cần Thơ, được bổ nhiệm về trụ trì chùa. Theo lời ông kể thì khi ông về đây, ở gốc đa kia vẫn còn năm con kền kền sải cánh mỗi con dài tới hai mét. Mỗi khi sắp bay, chúng giương cánh chạy lấy đà trước sân kia đến quá gốc đa mới vỗ cánh bay lên. Còn trên cây đa, vài ba nghìn con chim đủ các loại cứ về trú ngụ dăm ba ngày lại bay đi.

Ông nói:

- Tôi cũng có cơ duyên nên mới được đến đây. Đầu tiên, có người chết ở Đạ Đờn dưới kia, tôi đến ma chay, cầu siêu. Sau đó, vài ba đám nữa cũng rước. Tôi làm hết lòng, dân mến, mời về chùa và chính quyền cũng đồng ý. Chuyện ma quỉ lộng hành ở đây, tôi biết quá chứ. Vì vậy, khi nhận lời, việc đầu tiên tôi làm là lập trai đàn, cầu cho các vong linh siêu thoát. Trai đàn lớn lắm, bà con đến giúp rất đông. Tôi làm đúng phép tắc, tụng kinh niệm Phật mấy ngày đêm. Bà con nói ban đêm, nhiều tiếng nỉ non nức nở trên cây đa, dường như các oan hồn đang cảm động thoát kiếp đói khát lang thang để siêu hóa. Ba ngày ba đêm trai đàn xong, chim chóc vỗ cánh bay đi hết, chùa trở lại yên ả cho đến hôm nay.

Tôi không theo đạo nào, nhưng kính trọng mọi chính đạo và thích nghe kinh Phật, kinh Thánh... Tôi nghe chuyện ma ở Bửu Sơn Tự và cái kết đầy tính nhân văn mà lòng thầm nghĩ về những điều lành. Hôm nay, chùa Bửu Sơn đã khang trang lắm và yên bình đẹp đẽ để cho thập phương bá tánh vãng lai. Chúng tôi đi thăm những tịnh cốc như những am nhỏ lợp lá, nơi hàng năm, các nhà tu hành về đây chay tịnh để suy gẫm thêm giáo lý Phật hay viết luận văn… Trời chiều, gió trên đỉnh núi trong lành, mát rượi. Tôi phóng mắt nhìn phong cảnh xa xa và thấy thầy Minh Châu nói có lý:

- Thế núi chung quanh ôm ấp, có suối từ Hòn Bà chảy xuống… Chùa Bửu Sơn có thế lưng tựa Huyền Vũ, tả có Thanh Long, hữu có Bạch Hổ, trước mặt lại có án...

Du khách đến Lâm Đồng, nếu đã quá quen với Đà Lạt thì còn có Lâm Hà, với Thác Voi, Linh Ẩn Tự, Bửu Sơn Tự… cũng là những danh lam thắng cảnh mà ta chưa đặt chân đến chăng?

Trần Thanh Giao

Thanked by 1 Member:

#509 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/07/2012 - 00:12

SỰ ANH LINH XẢY RA Ở BẠCH CUNG

White House USA

Tổng Thống Donald Reagan cho biết là ông ta dù chưa tận mắt thấy hồn ma xuất hiện ở Bạch cung, nhưng ông thừa nhận rất muốn thấy một lần, sẽ rất có ích.

Đã có nhiều vị thấy Tổng thống Abraham Lincoln, xuất hiện trong căn phòng ngủ cũ của ông trong Tòa Bạch Ốc. Và gần đây, có vài người cũng đã thấy như thế, như con gái ông Reagan tên Mouselin, Thủ tướng Anh Churchill và Nữ vương Hòa Lan, bà Chilie Anna.

Tổng Thống Reagan đã nói với một số sinh viên như sau:

- Tôi chưa chính mắt trông thấy, nhưng con chó “Củng Lực sĩ” của tôi cứ hướng về dãy hành lang có phòng ngủ cũ của ông Lincoln mà nhìn trừng trừng, như đang chú ý một cái gì, rồi nó sủa vang mãi, sau nó chạy thẳng đến căn phòng ngủ đó thì dừng lại.

Ông tiếp:

- Có lần một người mở cửa căn phòng ngủ này, nhưng con chó củng của tôi không chịu vào, vừa đánh hơi vừa sủa, cuối cùng nó ra vẻ sợ sệt, chạy thối lui.

Ông mỉm cười, nói tiếp:

- Nếu quả ông Lincoln có ở trong phòng này, tôi cũng không sợ chút nào, tôi rất muốn nói chuyện với ông ta một lần, điều đó thật là có ích!

Ông Abraham Lincoln 1809-1865 là người cùng Đảng Cộng Hòa với Reagan, đảng viên Cộng Hòa đầu tiên làm Tổng Thống Mỹ thời kỳ chiến tranh Nam Bắc. Mouselin Reagan cùng chồng là Danis Tovenissan nói:

- Trong lúc chúng tôi ngủ nơi phòng của ông Lincoln đã thấy hồn ma hiện ra. Đây là phòng duy nhất có chiếc giường lớn trong Tòa Bạch Ốc này, có thể cho anh Danis (cao hai mét) nằm được, vì ông Lincoln cũng rất cao lớn. Cô kể:

- Tôi không đùa đâu, chúng tôi thấy thật mà. Đó là một người trong suốt, thực tế giống như một khối ánh sáng có nhiều màu sắc. Danis thấy nó là ánh sáng đỏ sậm, còn tôi thấy chỉ hồng hồng thôi. Danis thấy ông ta đứng cạnh lò sưởi, tôi thấy ông ta đứng bên cửa sổ.

Họ không phải là người duy nhất thấy hiện tượng này. Cố Thủ tướng Anh Churchill, qua đời năm 1965 và Nữ vương Hòa lan Chilie Anna cho biết, chính họ đã thấy tận mắt bóng ma của ông Lincoln như vậy. Người nữ phát ngôn của Nancy, phu nhân Tổng Thống Reagan, nói rằng:

- Ông bà Reagan có biết chuyện vợ chồng Mouselin ở trong phòng đó thấy hồn ma và ông bà cũng nhận nơi đó có thể có hồn ma, nếu có thật thì cũng là bóng ma hiền lành!

Trong vũ trụ, quỉ thần thuộc về lĩnh vực bí ẩn cao sâu, trí người chưa lý giải nổi. Lịch sử ghi chép rất nhiều, nhưng loài người đây muốn đem xếp vào loại tư liệu để làm giảm bớt tính quan trọng của nó, cho đó là thứ không quan yếu mấy. Phải chăng, chúng ta chưa đặt đúng vị trí cho một "loài chúng sinh tối linh" hơn muôn vật chăng?

Trên cuộc đời này, chúng ta luôn nghe được những chuyện hết sức xác thực về quỉ thần, nhưng dưới ngòi bút khéo léo vẽ vời của ký giả, có thói quen ghi câu nghe láo mà chơi hoặc tin hay không là quyền của bạn, làm cho sự thực bị méo mó.

Sự vật nếu là có thật, ta phải khẳng định là có, còn nếu quả là không, thì ta mạnh dạn bảo là không, đừng nên nói kiểu phân hai, đó mới đúng là thái độ học hỏi chân chính.

Việc hồn ma hiện ra ở Bạch Cung, nhất định phải có thật, người ta mới dám tung tin, vì đây là nơi mà cả thế giới đều chú ý đến, ai dại gì bịa đặt để chuốc lụy vào thân.

Bài này không cốt ý thảo luận vấn đề tồn tại của quỷ thần. Trong vũ trụ có vài loài “chúng sinh” như thế, cũng tồn tại như loài người chúng ta, điều đó là chắc chắn, không có gì ngờ vực. Nhưng cái chúng ta nghiên cứu là mối quan hệ Tâm Linh giữa người và quỷ thần để tìm ra “tổng kho trí năng” của vũ trụ vạn hữu.

Chuyện ma quỷ lộng ở Sở Lương thực HongKong xem từ đầu tới cuối, ta dễ dàng rút ra được kết luận sau: Từ chỗ Sở lương thực này bị ma quỷ quậy phá sau khi được các vị Sư lập trai đàn siêu độ, liền bình an vô sự. Đó là điều minh chứng rõ rệt nhất là có sự hỗ thông giữa Tâm Linh con người và Tâm Linh quỷ thần. Hay nói rõ hơn, Tâm Linh con người có thể làm Tổng cơ quan của Tâm Linh quỷ thần.

Thiền Sư Thích Quang Tông


Thanked by 1 Member:

#510 hiendde

    Quản Lý Viên

  • Quản-Lý
  • 6221 Bài viết:
  • 6933 thanks

Gửi vào 17/07/2012 - 02:51

TRUYỀN KỲ VỀ THIỀN SƯ KHÔNG LỘ

Sử sách còn ghi lại một trong những đại sư có công phò trợ Lý Công Uẩn lên ngôi vua chính là Thiền sư Không Lộ. Thiền sư đã bỏ nghề chài lưới đi theo đạo phật. Cuộc đời Thiền sư là một bí mật còn truyền lại muôn đời sau. Khi viên tịch, Thiền sư được đưa xá lợi về thờ ở chùa Nghiêm Quang, sau đổi thành chùa Thần Quang Tự, chùa Keo ở Vũ Thư, Thái Bình.

Ông Tô Văn Thiện, Viện nghiên cứu Phật giáo Việt Nam cho biết: Theo sách Trùng san Thần Quang Tự Phật tổ bản hành thiền uyển ngữ lục tập yếu, Thiền sư Không Lộ đời thứ chín Thiền phái Vô Ngôn Thông. Sư họ Dương, không biết tên thật là gì quê ở làng Hải Thanh. Gia đình thiền sư vốn làm nghề chài lưới, đến đời sư nặng khối tình nhân thế, ông bỏ đi theo đạo phật. Từ một ngư phủ ông theo Thiền sư Lôi Hà Trạch xuất gia cùng làm bạn với các thiền sư Giác Hải và Từ Đạo Hạnh.

Cũng theo truyền thuyết còn lưu lại trong dân gian, con đường tu của Thiền sư cũng gian nan lắm. Phong cách sư thoát tục, ăn mặc thế nào xong thôi, không vướng mắc vật chất thường tình. Sư tập trung cho việc thiền định. Trải bao năm tu hành, ăn cây mặc cỏ quên cả thân mình Thiền sư đã đắc đạo. Dân gian thành kính, tôn sùng những vị đại sư thời ấy. Với họ có một pháp thuật huyền bí, hoá giải được mọi tai ương. Sau khi các đại sư này cùng phò giúp Lý Công Uẩn lên ngôi vua với những bài kệ (sấm ký) thì thân thế của thiền sư càng thêm thần kỳ. Tương truyền, sau khi đắc đạo sư có thể bay lên không trung, hoặc đi trên mặt nước giống như Sư tổ Đạt Ma. Thiền sư đi vào rừng sâu, núi cao cọp thấy cũng phải cúi đầu, rông gặp cũng phải nép phục. Những pháp thuật của Thiền sư không thể đo định được.

Chẳng thế mà, như một người nhìn thấy trước tương lai, Thiền sư cùng với các Thiền sư khác đã nhìn nhận về sự ra đời của vương triều nhà Lý. ông cũng là biểu tượng cho sự giác ngộ. Trong một lần gặp Đại đức Thích Thanh Trung, Thiền sư cất giọng đọc một bài kệ của Thiền sư để khẳng định sự toả sáng giác ngộ (sự chứng ngộ theo ngôn từ nhà Phật). Bằng giọng sang sảng Đại đức cất giọng đọc:

Trạch đắc long xà địa khả cư

Dã tình chung nhật lạc vô dư

Hữu thời trực thường cô phong đỉnh

Trường khiều nhất thanh hàn thái hư.

Sau này nhà văn Ngô Tất Tố đã dịch bài kệ này như sau:

Lựa nơi rồng rắn đất ưu người

Cả buổi tình quê những mảnh vui

Có lúc thẳng lên đầu núi thẳm

Một hơi sáo miệng, lạnh bầu trời.

Tôi là người ngoại đạo nên không thể hiểu tư tưởng của Thiền sư. Đại đức cắt nghĩa bài kệ là con đường tu của vị Thiền sư, đạt đến đỉnh núi của sự giác ngộ. Ngàn năm sau, đọc bài kệ cảm khái của Thiền sư Không Lộ tăng giới vẫn còn cảm khái. Vượt thẳng lên đỉnh núi cao cô quạnh Thiền sư là biểu tượng sự chứng ngộ, chân lý giải thoát, đỉnh cao của giác ngộ. Chứng ngộ thiền là sự chứng ngộ nội tâm mình, người tu thiền phải tự tin ở chính mình, tự đốt đuốc soi lối tìm đường mà đi và kiên định con đường mình đã chọn để tìm ra chân lý, đạt đến giác ngộ. Từ chứng ngộ được Phật tính mà người tu thiền phải vượt qua để đạt đến ngã không, nhân không, vật không. Khi đã đến đỉnh cao của sự chứng ngộ thì cái bản thể nhỏ bé của mình đã hoà đồng vào vạn vật, trở thành một tế bào của vũ trụ...

- Từ trên đỉnh cô phong giữa cõi thái hư âm u, lạnh lẽo ấy Thiền sư đã cất tiếng kêu ngân dài trong trạng thái sảng khoái, tâm chứng ngộ Phật pháp giữa hư không mênh mông, tịch mịch ấy đã vang vọng, sưởi nồng biết bao sinh linh của mọi vật và con người hiệu hữu tạm thời ở cõi vô thường này. Ông Tô Văn Thiện khẳng định.

Sử sách còn ghi lại, ngày 3 tháng 6 năm Hộ Trường Khánh thứ 10 (1119) đời Lý Nhân Tông, Thiền sư Không Lộ viên tịch. Theo các sư tăng thời nay, khi ấy môn đồ của Thiền sư đã làm lễ hoả táng, thu xá lợi Phật, xây tháp thờ ở trước chùa Nghiêm Quang là nơi sư trụ trì. Tuy nhiên, cũng có một truyền thuyết dân gian còn được lưu lại nơi chùa Keo, Vũ Thư, Thái Bình, kể rằng trước khi viên tịch, Ngài hóa thành khúc gỗ trầm hương, lấy áo đắp lên và khúc gỗ biến thành tượng. Thánh tượng ngày nay còn lưu giữ trong hậu cung quanh năm khóa kín cửa.

Chùa Keo là một cổ tự có gần ngàn năm tuổi. Theo sách Không Lộ Thiền sư ký ngữ lục, năm 1061, Không Lộ dựng chùa Nghiêm Quang tại làng Giao Thủy, tên nôm là làng Keo, bên hữu ngạn sông Hồng. Sau khi Thiền sư Không Lộ qua đời, chùa Nghiêm Quang được đổi tên là Thần Quang Tự. Theo thời gian, nước sông Hồng xói mòn dần nền chùa và đến năm 1611, một trận lũ lớn đã cuốn trôi cả làng mạc lẫn ngôi chùa. Dân làng Keo phải bỏ quê cha đất tổ ra đi: Một nửa chuyển về đông Nam hữu ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo, Hành Thiện nay thuộc tỉnh Nam Định; một nửa vượt sông đến định cư ở phía đông Bắc tả ngạn sông Hồng, về sau dựng nên chùa Keo, Thái Bình này.

Đứng soi mình xuống hồ nước phẳng lặng giữa một không gian thoáng đãng, chùa Keo không chỉ lưu giữ nhiều di vật quý giá mà còn chứa đựng những điều huyền bí gắn liền với cuộc đời Thiền sư Không Lộ. Nơi đây, vẫn còn những đồ thờ quý giá tương truyền là đồ dùng của Thiền sư như một bộ tràng hạt bằng ngà, một bình vôi to và ba vỏ ốc lóng lánh như dát vàng mà người ta kể lại rằng chính do Không Lộ nhặt được thuở còn làm nghề đánh cá và giữ làm chén uống nước trong những năm tháng tu hành. Ngàn năm đã trôi qua, dấu tích của Thiền sư Không Lộ vẫn còn lưu lại tại ngôi chùa khi xưa sư trụ trì. Nhiều vị cao tăng ngày nay khẳng định, Thiền sư đã để lại cho hậu thế một tấm lòng bao dung vị tha, dùng ngôn ngữ của bậc giác ngộ để chuyển hoá tâm thức chúng sinh.

Cứ mười hai năm một lần, làng Keo lại cử ra một người hội chủ và bốn viên chấp sự để làm lễ trang hoàng tượng Thánh. Những người này phải ăn chay, mặc quần áo mới, họ rước thánh tượng từ cấm cung ra rồi dùng nước dừa pha tinh bưởi để tắm và tô son lại cho tượng Thánh. Công việc này phải làm theo một nghi thức được quy định rất nghiêm ngặt, những người chấp sự phải tuyệt đối giữ kín những gì đã thấy trong khi trang hoàng tượng Thánh.

Vương Hà

Sửa bởi hiendde: 31/07/2012 - 01:55


Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

3 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 3 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |