1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#271
Gửi vào 10/09/2011 - 00:32
VÁN CỜ ÂM DƯƠNG
Đây là câu chuyện thật kể về cuộc đấu cờ của kẻ ở dương gian, người chốn vô hình. Tuy âm dương đôi nẻo nhưng hai người đã gặp gỡ trong một cuộc cờ lịch sữ. Người ờ dương thế là danh thủ Kortchnoï người Nga, từng hai lần đọ sức với cờ vương Karpov vào năm 1978 và 1981. Người ở chốn hư linh là cựu quán quân Hung Gia Lợi, chơn linh Geza Maroczy 1870-1951. Hai người quả là kỳ phùng địch thủ nên ván cờ đã kéo dài từ 1985 đến 1993 mới phân định hơn thua.
Giáo sư Wolfgang Eisenbeiss, người Thụy Sỉ, là một tay chơi cờ tướng tây và có niềm đam mê nghiên cứu các hiện tượng siêu linh. Ông là người đã nảy ra ý nghĩ tổ chức cuộc đấu cờ lạ thường này, nhằm chứng minh con người vẫn tiếp tục hiện hữu (hay sống) sau khi đã qua đời. Và nhứt là những cá tính của người đã mất không thay đổi. Tuy nhiên cách chứng minh chỉ có thể có được sức thuyết phục, nếu trình độ chơi cờ của người quá cố đạt được mức độ cao cấp.
Giáo sư Eisenbeiss quen được một người "Roumanie" tên là Robert Rollans 1914-1993. Rollans vừa là nhạc sĩ, nhà sáng tác nhạc, lại còn là một đồng tử có khả năng chấp bút. Ông sinh năm 1914 tại Roumanie và tới định cư tại Tây Đức vào năm 1971. Cần nhấn mạnh ở đây là người nhạc sỉ này không biết gì về môn cờ tướng. Ngay cả để một quân cờ cho đúng vị trí của nó trên bàn cờ.
Sau khi thuyết phục được cao thủ cờ tướng Kortchnoï tham gia cuộc thí nghiệm, giáo sư Eisenbeiss đưa cho ông Rollans một danh sách gồm mười hai tay cao thủ chơi cờ đã mất. Rồi ông yêu cầu ông Rollans thông công với họ để xem chơn linh nào chịu tham gia.
Sau khi được đấng thiêng liêng hướng dẫn tâm linh ở cõi Trên chấp thuận, chơn linh Geza Maroczy đồng ý tham gia thí nghiệm của giáo sư Eisenbeiss. Thuở sinh tiền, Maroczy biết tiếng Đức vì đã từng học hai năm tại trường Polytechnicum ở Zurich. Sau đó ông trở về Budapest hoàn tất học trình kỷ sư. Tiếp theo, ông làm giáo viên toán, hình học trong một trường cao đẳng, và làm việc cho một hảng bảo hiểm. Ông không hề kiếm sống bằng môn chơi cờ tướng.
Nhưng trước khi cuộc đấu cờ bắt đầu, giáo sư Eisenbeiss muốn chứng thực, trong chừng mực có thể, xem có đúng là chơn linh Maroczy đã thông công cùng ông hay chăng.
Qua trung gian đồng tử Rollands, giáo sư Eisenbeiss yêu cầu chơn linh tự nhận là Maroczy, trình bày một bản tóm lược cuộc sống của ông thuở còn tại thế. Đồng tử Rollands đã chấp bút và có được một câu chuyện dài hơn bốn mươi trang. Trong cùng thời gian này, mượn cớ là muốn viết một tác phẩm nói về nhà chơi cờ Maroczy, giáo sư Eisenbeiss đã nhờ ông Laszlo Sebestiev, một sử gia Hung Gia Lợi, cung cấp tài liệu về ông Marcozy. Với sự hợp tác của hai người con ông Maroczy (đã lớn tuổi), sử gia Laszlo Sebestiev đã cung cấp một công trình lớn lao.
Cũng qua trung gian đồng tử Rollands, giáo sư Eisenbeiss đã thử thách chơn linh Maroczy, khi hỏi ông có nhớ gì về ván cờ mà ông đã thắng người bạn thuở thiếu thời là Romi vào năm 1930 tại San Remo. Cuộc đấu cờ này đã có những giây phút hồi hộp căng thẳng mà cuối cùng là ngựa về ngược khi Maroczy chiến thắng.
Chơn linh Maroczy trước tiên đã đính chính tên người bạn là Romih chớ không phải Romi. Kế tiếp ông xác nhận một số sự việc như ông đã đứng thứ chín và ông Romih đứng thứ mười sáu, và người thắng giải năm ấy là Aliéchine.
Ngày 15-06-1985, đồng tử Rollands qua chấp bút, nhận được thông điệp sau:
"Bạn thân mến, kể từ bây giờ chúng tôi chờ bạn bắt đầu. Cuối cùng rồi chúng tôi đã có thể dẫn Geza Maroczy đến. Vì mới bắt đầu, hai chúng tôi sẽ ở đây giữ vai trò trung gian. Nhưng đầu tiên, anh ta phải tự thử dùng tay của bạn mà viết. Anh ta đang ở đây. (tiếp theo là thông điệp tiếng Hung Gia Lợi): tôi là Maroczy Geza. Xin chào ông."
Chơn linh Maroczy đã tiết lộ một trong những lý do để ông chấp nhận cuộc cờ kỳ lạ này như sau:
"... bởi vì tôi cũng thế muốn làm một điều gì đó giúp nhân loại tại thế gian tin rằng chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn, nhưng linh hồn sẻ rời khỏi xác phàm và lên trên cỏi giới chúng tôi, nơi mà sự sống của cá nhân tiếp tục biểu hiện trong một chiều không gian mới, chưa biết tới..."
Nhắc lại ván cờ đã bắt đầu vào năm 1985 và diễn ra như sau:
Tại nơi ở của đồng tử Rollans luôn luôn có một bàn cờ. Các quân cờ được sắp xếp theo vị trí của những nước cuối cùng, mà chơn linh Maroczy hay ông Kortchnoï đã đi. Từ cõi vô hình chơn linh Maroczy qua trung gian của đồng tử Rollans, hướng dẫn đồng tử nước đi mà ông muốn.
Đồng tử Rollans sống tại Bad Pyrmong (Base-Saxe), sau khi nhận được thông điệp của chơn linh Maroczy sẽ liên lạc với giáo sư Eisenbeiss (sống tại Sankt Gallen) cho biết nước cờ của chơn linh Maroczy. Kế tiếp giáo sư Eisenbeiss báo cho ông Kortchnoï biết nước cờ của chơn linh Maroczy. Kortchnoï sau khi tính toán nước đi sẽ báo cho giáo sư Eisenbeiss hay, và giáo sư sẽ liên lạc với đồng tử Rollans. Đồng tử Rollans sau đó sẽ di chuyển quân cờ dùm cho Kortchnoï.
Chúng ta cũng nên lưu ý trong cuộc thí nghiệm này là đồng tử Rollans và kỳ thủ Kortchnoï chưa bao giờ quen biết nhau từ trước và cả hai như vậy không có tiếp xúc trực tiếp. Có khi cả vài tuần hay vài tháng mới có một nước cờ mới vì hai người đều bận rộn bởi nghề nghiệp.
Ngày 13-09-1987, Kortchnoï đã từng bình luận trên báo Sonntags Zeitung là chơn linh Maroczy đã lộ ra yếu kém ngay từ những nước đầu tiên, lối chơi của Maroczy cổ điển. Kortchnoï cũng nghĩ là ông có thể kết thúc ván cờ nhanh chóng. Thế nhưng đối thủ của ông đã chứng tỏ bản lỉnh của mình trong những nước cờ kế tiếp. Maroczy đã khéo léo bù đắp những lỗi lầm ban đầu.
Kortchnoï công nhận là chính vào giai đoạn tàn cuộc, thì người ta mới thấy được khả năng của một kỳ thủ. Ông nhìn nhận đối thủ của ông chơi thật hay.
Tien Duc
Đây là câu chuyện thật kể về cuộc đấu cờ của kẻ ở dương gian, người chốn vô hình. Tuy âm dương đôi nẻo nhưng hai người đã gặp gỡ trong một cuộc cờ lịch sữ. Người ờ dương thế là danh thủ Kortchnoï người Nga, từng hai lần đọ sức với cờ vương Karpov vào năm 1978 và 1981. Người ở chốn hư linh là cựu quán quân Hung Gia Lợi, chơn linh Geza Maroczy 1870-1951. Hai người quả là kỳ phùng địch thủ nên ván cờ đã kéo dài từ 1985 đến 1993 mới phân định hơn thua.
Giáo sư Wolfgang Eisenbeiss, người Thụy Sỉ, là một tay chơi cờ tướng tây và có niềm đam mê nghiên cứu các hiện tượng siêu linh. Ông là người đã nảy ra ý nghĩ tổ chức cuộc đấu cờ lạ thường này, nhằm chứng minh con người vẫn tiếp tục hiện hữu (hay sống) sau khi đã qua đời. Và nhứt là những cá tính của người đã mất không thay đổi. Tuy nhiên cách chứng minh chỉ có thể có được sức thuyết phục, nếu trình độ chơi cờ của người quá cố đạt được mức độ cao cấp.
Giáo sư Eisenbeiss quen được một người "Roumanie" tên là Robert Rollans 1914-1993. Rollans vừa là nhạc sĩ, nhà sáng tác nhạc, lại còn là một đồng tử có khả năng chấp bút. Ông sinh năm 1914 tại Roumanie và tới định cư tại Tây Đức vào năm 1971. Cần nhấn mạnh ở đây là người nhạc sỉ này không biết gì về môn cờ tướng. Ngay cả để một quân cờ cho đúng vị trí của nó trên bàn cờ.
Sau khi thuyết phục được cao thủ cờ tướng Kortchnoï tham gia cuộc thí nghiệm, giáo sư Eisenbeiss đưa cho ông Rollans một danh sách gồm mười hai tay cao thủ chơi cờ đã mất. Rồi ông yêu cầu ông Rollans thông công với họ để xem chơn linh nào chịu tham gia.
Sau khi được đấng thiêng liêng hướng dẫn tâm linh ở cõi Trên chấp thuận, chơn linh Geza Maroczy đồng ý tham gia thí nghiệm của giáo sư Eisenbeiss. Thuở sinh tiền, Maroczy biết tiếng Đức vì đã từng học hai năm tại trường Polytechnicum ở Zurich. Sau đó ông trở về Budapest hoàn tất học trình kỷ sư. Tiếp theo, ông làm giáo viên toán, hình học trong một trường cao đẳng, và làm việc cho một hảng bảo hiểm. Ông không hề kiếm sống bằng môn chơi cờ tướng.
Nhưng trước khi cuộc đấu cờ bắt đầu, giáo sư Eisenbeiss muốn chứng thực, trong chừng mực có thể, xem có đúng là chơn linh Maroczy đã thông công cùng ông hay chăng.
Qua trung gian đồng tử Rollands, giáo sư Eisenbeiss yêu cầu chơn linh tự nhận là Maroczy, trình bày một bản tóm lược cuộc sống của ông thuở còn tại thế. Đồng tử Rollands đã chấp bút và có được một câu chuyện dài hơn bốn mươi trang. Trong cùng thời gian này, mượn cớ là muốn viết một tác phẩm nói về nhà chơi cờ Maroczy, giáo sư Eisenbeiss đã nhờ ông Laszlo Sebestiev, một sử gia Hung Gia Lợi, cung cấp tài liệu về ông Marcozy. Với sự hợp tác của hai người con ông Maroczy (đã lớn tuổi), sử gia Laszlo Sebestiev đã cung cấp một công trình lớn lao.
Cũng qua trung gian đồng tử Rollands, giáo sư Eisenbeiss đã thử thách chơn linh Maroczy, khi hỏi ông có nhớ gì về ván cờ mà ông đã thắng người bạn thuở thiếu thời là Romi vào năm 1930 tại San Remo. Cuộc đấu cờ này đã có những giây phút hồi hộp căng thẳng mà cuối cùng là ngựa về ngược khi Maroczy chiến thắng.
Chơn linh Maroczy trước tiên đã đính chính tên người bạn là Romih chớ không phải Romi. Kế tiếp ông xác nhận một số sự việc như ông đã đứng thứ chín và ông Romih đứng thứ mười sáu, và người thắng giải năm ấy là Aliéchine.
Ngày 15-06-1985, đồng tử Rollands qua chấp bút, nhận được thông điệp sau:
"Bạn thân mến, kể từ bây giờ chúng tôi chờ bạn bắt đầu. Cuối cùng rồi chúng tôi đã có thể dẫn Geza Maroczy đến. Vì mới bắt đầu, hai chúng tôi sẽ ở đây giữ vai trò trung gian. Nhưng đầu tiên, anh ta phải tự thử dùng tay của bạn mà viết. Anh ta đang ở đây. (tiếp theo là thông điệp tiếng Hung Gia Lợi): tôi là Maroczy Geza. Xin chào ông."
Chơn linh Maroczy đã tiết lộ một trong những lý do để ông chấp nhận cuộc cờ kỳ lạ này như sau:
"... bởi vì tôi cũng thế muốn làm một điều gì đó giúp nhân loại tại thế gian tin rằng chết không phải là sự kết thúc hoàn toàn, nhưng linh hồn sẻ rời khỏi xác phàm và lên trên cỏi giới chúng tôi, nơi mà sự sống của cá nhân tiếp tục biểu hiện trong một chiều không gian mới, chưa biết tới..."
Nhắc lại ván cờ đã bắt đầu vào năm 1985 và diễn ra như sau:
Tại nơi ở của đồng tử Rollans luôn luôn có một bàn cờ. Các quân cờ được sắp xếp theo vị trí của những nước cuối cùng, mà chơn linh Maroczy hay ông Kortchnoï đã đi. Từ cõi vô hình chơn linh Maroczy qua trung gian của đồng tử Rollans, hướng dẫn đồng tử nước đi mà ông muốn.
Đồng tử Rollans sống tại Bad Pyrmong (Base-Saxe), sau khi nhận được thông điệp của chơn linh Maroczy sẽ liên lạc với giáo sư Eisenbeiss (sống tại Sankt Gallen) cho biết nước cờ của chơn linh Maroczy. Kế tiếp giáo sư Eisenbeiss báo cho ông Kortchnoï biết nước cờ của chơn linh Maroczy. Kortchnoï sau khi tính toán nước đi sẽ báo cho giáo sư Eisenbeiss hay, và giáo sư sẽ liên lạc với đồng tử Rollans. Đồng tử Rollans sau đó sẽ di chuyển quân cờ dùm cho Kortchnoï.
Chúng ta cũng nên lưu ý trong cuộc thí nghiệm này là đồng tử Rollans và kỳ thủ Kortchnoï chưa bao giờ quen biết nhau từ trước và cả hai như vậy không có tiếp xúc trực tiếp. Có khi cả vài tuần hay vài tháng mới có một nước cờ mới vì hai người đều bận rộn bởi nghề nghiệp.
Ngày 13-09-1987, Kortchnoï đã từng bình luận trên báo Sonntags Zeitung là chơn linh Maroczy đã lộ ra yếu kém ngay từ những nước đầu tiên, lối chơi của Maroczy cổ điển. Kortchnoï cũng nghĩ là ông có thể kết thúc ván cờ nhanh chóng. Thế nhưng đối thủ của ông đã chứng tỏ bản lỉnh của mình trong những nước cờ kế tiếp. Maroczy đã khéo léo bù đắp những lỗi lầm ban đầu.
Kortchnoï công nhận là chính vào giai đoạn tàn cuộc, thì người ta mới thấy được khả năng của một kỳ thủ. Ông nhìn nhận đối thủ của ông chơi thật hay.
Tien Duc
#272
Gửi vào 12/09/2011 - 04:36
CHUYẾN TÀU MA CỦA NGƯỜI NHẬT
Hàng năm cứ tới ngày này, chuyến tàu ma khiến trẻ em khóc thét lại xuất hiện. Đoạn đường sắt Arashiyama trên chuyến tàu Arashiyama Keifuku ngày 19-8 vừa qua lại bắt đầu chuyến đi “con tàu ma” theo tập tục hè hàng năm. Đoạn đường sắt này được gọi là Landen.
Trên chuyến tàu này, bước ra từ ánh sáng xanh và nền nhạc ma quái là bốn con quỷ dữ. Các hành khách vừa gào thét hoảng sợ vừa thích thú với sự xuất hiện của những con quỷ cải trang. Đương nhiên, những đứa trẻ hết sức ngạc nhiên, sợ hãi và la khóc suốt.
Trong sự kiện lần này, các sinh viên thuộc Đại học nghệ thuật Kyoto Saga đã tham gia hoạt động tình nguyện và được giao đóng vai các con quỷ. Thêm nữa, một phần các nhân viên thuộc Đường sắt Keifuku cũng tham gia vào sự kiện này. Các chuyến tàu như vậy sẽ khởi hành trong sáu ngày, từ ngày 21 tới ngày 26 hoặc 28.
Vào quãng thời gian đêm, trong một ngày sẽ có bốn chuyến tàu ma như vậy. Nếu cải trang thành quỷ, giá vé đi tàu sẽ được giảm 3/4.
Với một số người, việc tổ chức ra một sự kiện như vậy là việc làm bạo lực với trẻ em. Tuy nhiên, phải đặt vào tín ngưỡng của người Nhật, khi đất nước họ còn có cả một lễ hội trẻ em khóc, sẽ dễ hiểu và chấp nhận được sự xuất hiện của những chuyến tàu ma như trên. Lý do chính của tín ngưỡng trẻ em khóc này chính là việc các ông bố bà mẹ tin rằng khi con họ khóc, nó sẽ có một sức khoẻ tốt và làm cho các ác quỷ phải tránh xa.
La Dolce
Hàng năm cứ tới ngày này, chuyến tàu ma khiến trẻ em khóc thét lại xuất hiện. Đoạn đường sắt Arashiyama trên chuyến tàu Arashiyama Keifuku ngày 19-8 vừa qua lại bắt đầu chuyến đi “con tàu ma” theo tập tục hè hàng năm. Đoạn đường sắt này được gọi là Landen.
Trên chuyến tàu này, bước ra từ ánh sáng xanh và nền nhạc ma quái là bốn con quỷ dữ. Các hành khách vừa gào thét hoảng sợ vừa thích thú với sự xuất hiện của những con quỷ cải trang. Đương nhiên, những đứa trẻ hết sức ngạc nhiên, sợ hãi và la khóc suốt.
Trong sự kiện lần này, các sinh viên thuộc Đại học nghệ thuật Kyoto Saga đã tham gia hoạt động tình nguyện và được giao đóng vai các con quỷ. Thêm nữa, một phần các nhân viên thuộc Đường sắt Keifuku cũng tham gia vào sự kiện này. Các chuyến tàu như vậy sẽ khởi hành trong sáu ngày, từ ngày 21 tới ngày 26 hoặc 28.
Vào quãng thời gian đêm, trong một ngày sẽ có bốn chuyến tàu ma như vậy. Nếu cải trang thành quỷ, giá vé đi tàu sẽ được giảm 3/4.
Với một số người, việc tổ chức ra một sự kiện như vậy là việc làm bạo lực với trẻ em. Tuy nhiên, phải đặt vào tín ngưỡng của người Nhật, khi đất nước họ còn có cả một lễ hội trẻ em khóc, sẽ dễ hiểu và chấp nhận được sự xuất hiện của những chuyến tàu ma như trên. Lý do chính của tín ngưỡng trẻ em khóc này chính là việc các ông bố bà mẹ tin rằng khi con họ khóc, nó sẽ có một sức khoẻ tốt và làm cho các ác quỷ phải tránh xa.
La Dolce
#273
Gửi vào 12/09/2011 - 04:57
KỲ BÍ THÀNH PHỐ NHIỀU MA NHẤT THẾ GIỚI
Về thành phố York ở miền Bắc nước Anh, ngay đến trang web của hãng BBC đứng đắn nhiều uy tín cũng có một title rất giật gân: York: Most haunted city in the world! (York: Thành phố có nhiều ma nhất trên thế giới!).
Nếu tìm hiểu lịch sử có nhiều điều rùng rợn của thành phố thời Trung cổ này, cộng với khu trung tâm mà cuộc cách mạng công nghiệp dường như chẳng để lại dấu vết nào, thì thật ra chẳng có gì là lạ khi ở đây có nhiều ma hơn những nơi khác. Vào thời của những cuộc Chiến tranh Hoa hồng, tranh giành ngai vàng giữa hai dòng họ York và Lancaster trong thế kỷ mười lăm, người ta đã chặt đầu địch thủ rồi cắm lên trên cọc nhọn của chiếc cổng thành đồ sộ Micklegate Bar.
Ở York gần như không một ngõ hẻm hay một quán rượu nào mà lại không có một con ma riêng. Có đến nửa tá công ty chuyên dẫn du khách đi tham quan ma "Ghost Walk Companies". Cuộc tìm kiếm bắt đầu ngay trong Nhà thờ lớn của York, ngôi nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic lớn nhất của Anh quốc, mà người ta đã phải mất hai trăm năm mươi năm mới xây xong.
Khi vẫn đang còn chiêm ngưỡng các tác phẩm vẽ trên kính tuyệt đẹp của nhà thờ, những cái được gọi là Five Sisters Windows, năm cửa kính chị em cao mười bảy mét lớn nhất trong Anh quốc, người hướng dẫn mặc y phục đen sẽ thầm thì kể về một đạo quân La Mã, về đêm thường mang áo chẽn với mũ sắt lang thang trên con đường La Mã Via Decumana xuyên qua khu phố cổ.
Cách đây khoảng năm mươi năm, Harry Martindales lúc đấy là một thợ học việc mới mười bảy tuổi, đang làm việc trong tầng hầm của ngôi nhà thuộc nhà thờ lớn. Ông bất chợt nhìn thấy một kỵ binh người La Mã mang quân phục xanh, cùng một vài người lính đi xuyên qua tường về hướng nhà thờ. Bạn bè và họ hàng chẳng ai tin câu chuyện bí ẩn này. Ngược lại họ còn cho rằng ông đã bị điên. Nhưng mười lăm năm sau đó, khi phải tiến hành đào xới trong nhà thờ lớn, người ta đã phát hiện được di tích của một con đường La Mã ngày xưa, ở dưới nhà thờ lớn và ngôi nhà mà Harry đã làm việc.
Nhưng York không chỉ có ma La Mã. Mad Alice ở ngõ Lund's Court rất nổi tiếng. Năm 1825 người ta đã treo cổ bà trong Pháo đài York vì cho rằng bà bị điên. Đáng thương hơn là Grey Lady, bóng ma ẩn hiện ở những hàng ghế đầu trong Nhà hát Hoàng gia mà thời Trung cổ, vẫn còn thuộc Bệnh viện Thánh Leonard của các nữ tu sĩ. Ngày xưa người ta đã chôn một nữ tu sĩ ngay trong tường vì đã dan díu với một vị quý tộc. Câu chuyện rùng rợn là vậy, nhưng nếu người phụ nữ mang bộ áo tu màu xám này xuất hiện, thì đó lại là điều tốt cho lần trình diễn sắp đến.
Có cả một ma hoàng hậu trong King's Manor thuộc Đại học York ngày nay nữa. Ngày xưa đây là nhà của tu viện trưởng của Tu viện St. Mary thuộc dòng Biển Đức. Năm 1541, Queen Catherine Howard, vợ thứ tư của Vua Henry VIII, đã hẹn hò người yêu của bà là Thomas Culpeper ở đây. Việc này đã rút ngắn cuộc đời của bà một cách đáng kể. Mang trên tay một đóa hoa hồng, bà thường hay xuất hiện ở nơi ngày xưa là vườn hồng của lâu đài.
Cũng hay được thuật lại là câu chuyện của một con ma biết ăn năn sám hối thường tìm về St. William's College ở phía sau Nhà thờ lớn. Hắn đã cùng người em trai cướp và giết chết một vị linh mục giàu có, lạnh lùng phản bội đồng phạm sau đó rồi còn đứng xem người này bị treo cổ như thế nào nữa.
Còn có Bá tước không đầu: Năm 1572 người ta đã chặt đầu Thomas Percy, bá tước của Northumberland, người trung thành với Công giáo mưu hại Nữ hoàng Elizabeth I theo Tin Lành. Đầu của ông được cắm để bêu rếu trên Micklegate Bar. Đến một lúc nào đấy cái đầu được mang đi chôn vội vả ở đâu đó trong nghĩa địa của Holy Trinity Church và từ đó thân hình của vị bá tước đêm đêm đi tìm cái đầu của chính mình.
Phía nữ cũng có người đàn bà không đầu: Trong thế kỷ mười tám một người phụ nữ giàu có đã bị cướp giết chết. Nhiều ngày sau đó, khi phát hiện ra thì đầu bà đã rời thân mình. Và từ đó ma không đầu này thường hay xuất hiện trong khu phố Bishopthorpe, nơi bà bị giết chết. Nhiều năm trước đây người dân ở Middlethrope và Bishopthorpe ai nấy đều cho rằng mình đã từng nhìn thấy con ma không đầu này.
Không có nơi nào là an toàn không có ma cả, trong quán rượu lại càng không. Trong The Old Starre Inn, số 40 Stonegate, khách đến quán có thể nghe được tiếng rên rỉ của những người lính bị thương. Đặc biệt táo bạo là con ma trong quán The Cock and Bottle, số 61 Skeldergate, mà người ta đã nhận dạng được chính là George Villiers, công tước thứ hai của Buckingham. Kẻ độc thân không biết ngượng này, người hôn phụ nữ và làm cho họ kêu thét lên, chỉ xuất hiện trước phụ nữ và đôi khi còn chọc ghẹo họ nữa.
Phan Ba
Về thành phố York ở miền Bắc nước Anh, ngay đến trang web của hãng BBC đứng đắn nhiều uy tín cũng có một title rất giật gân: York: Most haunted city in the world! (York: Thành phố có nhiều ma nhất trên thế giới!).
Nếu tìm hiểu lịch sử có nhiều điều rùng rợn của thành phố thời Trung cổ này, cộng với khu trung tâm mà cuộc cách mạng công nghiệp dường như chẳng để lại dấu vết nào, thì thật ra chẳng có gì là lạ khi ở đây có nhiều ma hơn những nơi khác. Vào thời của những cuộc Chiến tranh Hoa hồng, tranh giành ngai vàng giữa hai dòng họ York và Lancaster trong thế kỷ mười lăm, người ta đã chặt đầu địch thủ rồi cắm lên trên cọc nhọn của chiếc cổng thành đồ sộ Micklegate Bar.
Ở York gần như không một ngõ hẻm hay một quán rượu nào mà lại không có một con ma riêng. Có đến nửa tá công ty chuyên dẫn du khách đi tham quan ma "Ghost Walk Companies". Cuộc tìm kiếm bắt đầu ngay trong Nhà thờ lớn của York, ngôi nhà thờ theo lối kiến trúc Gothic lớn nhất của Anh quốc, mà người ta đã phải mất hai trăm năm mươi năm mới xây xong.
Khi vẫn đang còn chiêm ngưỡng các tác phẩm vẽ trên kính tuyệt đẹp của nhà thờ, những cái được gọi là Five Sisters Windows, năm cửa kính chị em cao mười bảy mét lớn nhất trong Anh quốc, người hướng dẫn mặc y phục đen sẽ thầm thì kể về một đạo quân La Mã, về đêm thường mang áo chẽn với mũ sắt lang thang trên con đường La Mã Via Decumana xuyên qua khu phố cổ.
Cách đây khoảng năm mươi năm, Harry Martindales lúc đấy là một thợ học việc mới mười bảy tuổi, đang làm việc trong tầng hầm của ngôi nhà thuộc nhà thờ lớn. Ông bất chợt nhìn thấy một kỵ binh người La Mã mang quân phục xanh, cùng một vài người lính đi xuyên qua tường về hướng nhà thờ. Bạn bè và họ hàng chẳng ai tin câu chuyện bí ẩn này. Ngược lại họ còn cho rằng ông đã bị điên. Nhưng mười lăm năm sau đó, khi phải tiến hành đào xới trong nhà thờ lớn, người ta đã phát hiện được di tích của một con đường La Mã ngày xưa, ở dưới nhà thờ lớn và ngôi nhà mà Harry đã làm việc.
Nhưng York không chỉ có ma La Mã. Mad Alice ở ngõ Lund's Court rất nổi tiếng. Năm 1825 người ta đã treo cổ bà trong Pháo đài York vì cho rằng bà bị điên. Đáng thương hơn là Grey Lady, bóng ma ẩn hiện ở những hàng ghế đầu trong Nhà hát Hoàng gia mà thời Trung cổ, vẫn còn thuộc Bệnh viện Thánh Leonard của các nữ tu sĩ. Ngày xưa người ta đã chôn một nữ tu sĩ ngay trong tường vì đã dan díu với một vị quý tộc. Câu chuyện rùng rợn là vậy, nhưng nếu người phụ nữ mang bộ áo tu màu xám này xuất hiện, thì đó lại là điều tốt cho lần trình diễn sắp đến.
Có cả một ma hoàng hậu trong King's Manor thuộc Đại học York ngày nay nữa. Ngày xưa đây là nhà của tu viện trưởng của Tu viện St. Mary thuộc dòng Biển Đức. Năm 1541, Queen Catherine Howard, vợ thứ tư của Vua Henry VIII, đã hẹn hò người yêu của bà là Thomas Culpeper ở đây. Việc này đã rút ngắn cuộc đời của bà một cách đáng kể. Mang trên tay một đóa hoa hồng, bà thường hay xuất hiện ở nơi ngày xưa là vườn hồng của lâu đài.
Cũng hay được thuật lại là câu chuyện của một con ma biết ăn năn sám hối thường tìm về St. William's College ở phía sau Nhà thờ lớn. Hắn đã cùng người em trai cướp và giết chết một vị linh mục giàu có, lạnh lùng phản bội đồng phạm sau đó rồi còn đứng xem người này bị treo cổ như thế nào nữa.
Còn có Bá tước không đầu: Năm 1572 người ta đã chặt đầu Thomas Percy, bá tước của Northumberland, người trung thành với Công giáo mưu hại Nữ hoàng Elizabeth I theo Tin Lành. Đầu của ông được cắm để bêu rếu trên Micklegate Bar. Đến một lúc nào đấy cái đầu được mang đi chôn vội vả ở đâu đó trong nghĩa địa của Holy Trinity Church và từ đó thân hình của vị bá tước đêm đêm đi tìm cái đầu của chính mình.
Phía nữ cũng có người đàn bà không đầu: Trong thế kỷ mười tám một người phụ nữ giàu có đã bị cướp giết chết. Nhiều ngày sau đó, khi phát hiện ra thì đầu bà đã rời thân mình. Và từ đó ma không đầu này thường hay xuất hiện trong khu phố Bishopthorpe, nơi bà bị giết chết. Nhiều năm trước đây người dân ở Middlethrope và Bishopthorpe ai nấy đều cho rằng mình đã từng nhìn thấy con ma không đầu này.
Không có nơi nào là an toàn không có ma cả, trong quán rượu lại càng không. Trong The Old Starre Inn, số 40 Stonegate, khách đến quán có thể nghe được tiếng rên rỉ của những người lính bị thương. Đặc biệt táo bạo là con ma trong quán The Cock and Bottle, số 61 Skeldergate, mà người ta đã nhận dạng được chính là George Villiers, công tước thứ hai của Buckingham. Kẻ độc thân không biết ngượng này, người hôn phụ nữ và làm cho họ kêu thét lên, chỉ xuất hiện trước phụ nữ và đôi khi còn chọc ghẹo họ nữa.
Phan Ba
#274
Gửi vào 12/09/2011 - 06:57
ĐỨC PHẬT ĐÃ CỨU SỐNG TÔI
Dưới đây là một câu chuyện thực rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây. Bà Eiko Sugimoto, mắc chứng bệnh Minamata, toàn thân bị tê liệt gây nên bởi sự dùng thức ăn cá, tôm, cua... Trong biển bị ô nhiễm chất độc thủy ngân do các hãng xưởng chế tạo hóa phẩm phế thải ra. Trong lúc tuyệt vọng chờ chết, nhờ sự hướng dẫn của người thân bà gia nhập “Lập Chánh Giao Thành Hội” (Rissho Kosei-Kai) một tổ chức Phật Giáo lớn tại Tokyo, ra đời năm 1938 do ông Nikkyo Niwano sáng lập và làm Chủ Tịch.
Hội lấy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm căn bản tu học. Bà Sugimoto, sau nhiều tháng ngày thành tâm tụng kinh cầu nguyện, và nhờ sức nhiệm mầu gia hộ của đức Phật, cuối cùng bà ta đã lành bệnh.
- Vào lúc hừng đông, tôi nằm mơ thấy đức Phật với tướng hảo trang nghiêm rực rỡ, Ngài dang hai tay ra ôm tôi vào lòng. Mãi đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ giấc chiêm bao này. Lúc ấy, tôi đang mắc chứng bệnh Minamata gây nên bởi sự nhiễm độc hóa chất thủy ngân. Sau một thời gian lâu nằm chữa trị tại bệnh viện, các bác sĩ đành chịu bó tay, và tôi bị tê liệt hẳn khi trở về nhà. Trải qua bốn năm, trong tình trạng bại xụi này, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn khi cử động. Da thịt nơi thân thể tôi trở nên tím bầm và sưng phù lên. Chân tay tôi không thể co duỗi dễ dàng, và tôi cũng không còn cách nào tự mình lăn qua hay trở lại gì được. Tôi nằm liệt trên giường bất động như một khúc gỗ. Tôi không còn thích sống trong bệnh tật nữa. Tôi mong được chết sớm một cách an lành. Tôi thực sự muốn từ giã cõi đời, vì tôi đã từng chứng kiến sự đau đớn vào những ngày cuối cùng của nhiều người không may, mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo Minamata.
Ba tôi cầm đầu một nhóm ngư phủ từ ba mươi đến bốn mươi người. Năm 1969 ông ta đã chết vì bệnh Minamata. Sau ngày ba tôi qua đời, rất ít người đến thăm gia đình tôi. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngay cái hôm tôi nằm chiêm bao thấy đức Phật, một người bạn đã đến thăm tôi. Ông ta tên là Tetsuya Seki, một hội viên của Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai). Sau khi nghe ông Seki thuyết giảng về việc cầu siêu cho người quá cố, tôi nhận biết rằng có thể ông ta là sứ giả của đức Phật, mà tôi đã nằm mộng thấy hồi sáng nay. Do sự khuyến khích của ông, tôi liền xin gia nhập Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai vào tháng 5 năm 1972. Cuộc gặp gỡ đạo hữu Seki đã mang tôi lại gần với đức Phật, nhưng vẫn không chấm dứt được sự đau đớn vì chứng bệnh của tôi. Những ngày tháng tiếp theo là sự tranh đấu không ngừng. Tôi thực sự thành tâm tụng kinh cầu nguyện đức Phật từ bi gia hộ.
Vì chân tay tôi không thể nào cử động, nên chồng tôi đã giúp cầm mở cuốn kinh ra, cho tôi thầm lặng chí thành tụng niệm, trong khi đầu tôi đau nhức như búa bổ, sắp vỡ tung và tôi cũng không thể nói năng gì được. Từ nhà đạo hữu Seki đến nơi tôi ở mất hai giờ rưỡi lái xe, nhưng ông ta đã không ngại đường sá xa xôi, vẫn thường đến thăm và an ủi tôi mỗi ngày. Cuốn sổ ghi pháp danh các hương linh quá cố của Chi Hội chúng tôi, ban đầu chỉ có một sau đó tăng lên hai tập, vì tôi nhận làm công tác cầu nguyện cho những Phật tử đã không may qua đời vì bệnh Minamata, cũng như các ngư phủ bị tai nạn chết ngoài biển cả. Do sự khuyến khích của đạo hữu Seki và chồng tôi, mỗi sáng chiều tôi tiếp tục cầu nguyện, và tôi cảm thấy bệnh tôi lần lần thuyên giảm, có thể cử động chút ít thân hình bại liệt của tôi. Cuối cùng tôi có thể ngồi dậy được trong khoảng thời gian ngắn.
Sau hơn một năm tôi nghe tin chi bộ Hội Phật Giáo của tôi, dự định sẽ tổ chức một phái đoàn hành hương lên viếng thăm ngôi bảo điện trang nghiêm tại trụ sở ngôi chùa trung ương, của Hội Rissho Kosei-Kai ở Đông Kinh. Tôi tự nghĩ biết rằng tôi không thể đi đứng bình thường được, nhưng hy vọng dù thế nào, tôi cũng sẽ cố gắng tham dự cùng đi chung với phái đoàn; vì tôi ước mong ít nhất một lần trong đời mình, được cầu nguyện ngay tại chánh điện thờ Phật, của ngôi chùa Hội quán trung ương đó. Để giúp tôi thành tựu điều mong ước này, toàn thể hội viên trong Chi bộ Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai) tại thành phố Yatsushiro đã hết lòng cầu nguyện cho tôi.
Đại đức chi bộ trưởng Akihiro Kuga cũng đã khuyến khích tôi nên tham gia cùng đi với phái đoàn. Đại đức nói:
- Này, đạo hữu Sugimoto, tôi nghĩ nhân dịp này đạo hữu nên trình bày trước đại hội ở hội quán trung ương cho mọi người biết, những kinh nghiệm bản thân đạo hữu về sự mầu nhiệm, của niềm tin cầu nguyện nơi đức Phật.
Cuối cùng, tôi đã thực hiện chuyến đi hành hương lên Tokyolace. Tôi được sắp xếp nằm ở chiếc ghế dài trên một chuyến xe lửa đặc biệt. Ngày sau trong hơi thở hổn hển, tôi được chồng và chú tôi giúp đỡ dìu bước lên những bậc cấp, để đi vào chánh điện tại ngôi chùa hội quán trung ương.
Tôi nghe tiếng nói:
- Kính chào quý vị.
Vang lên trong tai và xâm nhập vào lòng tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn lên thấy trước mặt mình, chính đức Phật mà tôi đã nằm chiêm bao thấy hơn năm trước tại nhà tôi. Tôi reo lên:
- Lạy Phật, hôm nay con tới đây với Ngài rồi!
Quá xúc động nước mắt tôi chảy ràn rụa, và tôi cứ để cho những dòng lệ tiếp tục chảy như thế. Lúc ấy tôi cảm thấy lòng mình thanh tịnh và trong giây lát, như từ nơi bóng tối, tôi đã thoát ra ngoài ánh sáng. Những cơn đau đớn dữ dội hành hạ vì chứng bệnh của tôi từ nhiều năm qua, giờ đây dường như đã biến mất. Tôi cảm thấy thân thể trở nên khỏe mạnh và tinh thần vô cùng vui vẻ thoải mái. Tại hội trường “Phổ Môn” với đông đảo Phật tử trong phái đoàn hành hương của tôi đang họp mặt, tôi được đạo hữu trong Ban Quản Trị của chùa, mời lên phát biểu cảm tưởng. Lúc ấy mầu nhiệm thay, tôi đã có thể một mình đứng lên được mà không cần ai nâng đỡ. Trước sự hiện diện của hàng trăm thiện nam tín nữ, tôi đã phát biểu ngắn gọn như sau:
- Tôi cảm thấy đức Phật đối với tôi giờ đây thực hết sức nhiệm mầu! Nhiều người đang đau khổ cùng cực vì mắc phải chứng bệnh Minamata. Tôi mong rằng quý vị sẽ giúp đỡ để một ngày nào những bệnh nhân bất hạnh đó, cũng sẽ có được cùng niềm tin Phật Pháp như tôi hôm nay.
Tiếp theo là những tràng pháo tay nổ dòn từ các thính giả vang lên, như phá vỡ sự yên lặng của cả hội trường, trong lúc lòng tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, vì lần đầu tiên sau những tháng năm dài đau ốm, tôi đã đứng dậy được một mình, không phải nhờ người khác giúp đỡ. Từ Tokyo trở về nhà, tôi bước ra khỏi xe lửa mà không cần ai phụ giúp. Những người đến tiếp đón tôi thấy vậy đều kinh ngạc. Từ hôm ấy, tôi đã dành hết thì giờ chú tâm vào việc đến thăm những người mắc bệnh Minamata, và giảng cho họ thấy rõ sự cao siêu nhiệm mầu của giáo lý đức Phật, cùng mọi phước đức trong việc cầu nguyện cho người quá cố, ông bà tổ tiên. Công tác Phật sự này đã trở thành lẽ sống và nguồn vui của tôi. Bệnh Minamata đã mang lại sự đau đớn khủng khiếp cho nhiều người, và tệ hại hơn nữa là không có thuốc gì chữa lành hẳn được chứng bệnh này. Cho nên tôi không ngạc nhiên, khi thấy nhiều bệnh nhân mà tôi đến thăm, họ tỏ ra vô cùng xúc động.
Họ thường hỏi tôi:
- Ai bảo bà đi làm công tác này?
Khi họ nhận biết rằng tôi đã từng đau khổ, vì mắc phải cùng chứng bệnh, và hiện tại tôi đã ráng sức di chuyển cái thân thể yếu đuối của tôi, để đến thăm họ thì tất cả đều thông cảm. Nhiều bệnh nhân dần dần đã nghe tôi quay về theo giáo lý của đức Phật. Khi khuyến khích, hướng dẫn các bệnh nhân gia nhập Hội Phật giáo Rissho Kosei-Kai, tôi nhận thấy rằng tôi đã có thể làm một công việc phước đức giúp đỡ cho những kẻ khác. Điều đó đã nâng cao tinh thần tôi và tôi cảm thấy sống qua những ngày thực sự hạnh phúc. Mười bốn năm đã trôi qua, kể từ hôm đầu tiên tôi quỳ xuống cầu nguyện đức Phật, qua tiếng khóc nức nở tại chánh điện của hội quán trung ương Lập Chánh Giao Thành Hội ở Tokyolace. Từ đó tôi lần lần được chữa lành khỏi bệnh Minamata. Tôi tìm thấy qua sự luyện tập các vũ điệu dân tộc, như phương cách hữu hiệu nhất trong việc phục hồi sức khỏe của thân thể. Có người bảo rằng tập vũ đối với các bệnh nhân Minamata là điều không tốt, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì nó lại rất là hữu ích. Tôi tập múa như một đứa trẻ chồng tôi có lần bảo:
- Tôi sẽ đi mua cho em một cái quạt dùng để múa thật đẹp và mướn một vũ sư để dạy cho em.
Từ đó tôi cố gắng hết lòng tập múa, nhưng điều ấy không phải dễ. Đầu tiên tôi đi tới một bước lại té xuống, rồi tiếp đi bước thứ hai lại ngã xuống nữa. Nhưng tôi đã tự khuyến khích mình bằng cách quán tưởng rằng đức Phật như đang nhìn tôi múa hát và tôi tiếp tục gắng sức để tập múa cho được. Gần đây tôi đã có thể chèo thuyền ra biển Shiranui, và theo đuổi những đàn cá bạc óng ánh lội ngoài khơi, cánh tay tôi không còn cảm thấy đau nhức và lòng tôi tràn đầy hạnh phúc. Được nuôi dưỡng lớn lên giữa tiếng gào thét của sóng biển, dưới bầu trời trong xanh của vùng đảo Kyushulace, nên tôi đã vô cùng yêu thương biển cả.
Dharma World
Dưới đây là một câu chuyện thực rất cảm động, xảy ra tại Nhật Bản nhiều năm trước đây. Bà Eiko Sugimoto, mắc chứng bệnh Minamata, toàn thân bị tê liệt gây nên bởi sự dùng thức ăn cá, tôm, cua... Trong biển bị ô nhiễm chất độc thủy ngân do các hãng xưởng chế tạo hóa phẩm phế thải ra. Trong lúc tuyệt vọng chờ chết, nhờ sự hướng dẫn của người thân bà gia nhập “Lập Chánh Giao Thành Hội” (Rissho Kosei-Kai) một tổ chức Phật Giáo lớn tại Tokyo, ra đời năm 1938 do ông Nikkyo Niwano sáng lập và làm Chủ Tịch.
Hội lấy Kinh Diệu Pháp Liên Hoa làm căn bản tu học. Bà Sugimoto, sau nhiều tháng ngày thành tâm tụng kinh cầu nguyện, và nhờ sức nhiệm mầu gia hộ của đức Phật, cuối cùng bà ta đã lành bệnh.
- Vào lúc hừng đông, tôi nằm mơ thấy đức Phật với tướng hảo trang nghiêm rực rỡ, Ngài dang hai tay ra ôm tôi vào lòng. Mãi đến hôm nay, tôi vẫn còn nhớ rõ giấc chiêm bao này. Lúc ấy, tôi đang mắc chứng bệnh Minamata gây nên bởi sự nhiễm độc hóa chất thủy ngân. Sau một thời gian lâu nằm chữa trị tại bệnh viện, các bác sĩ đành chịu bó tay, và tôi bị tê liệt hẳn khi trở về nhà. Trải qua bốn năm, trong tình trạng bại xụi này, tôi cảm thấy vô cùng đau đớn khi cử động. Da thịt nơi thân thể tôi trở nên tím bầm và sưng phù lên. Chân tay tôi không thể co duỗi dễ dàng, và tôi cũng không còn cách nào tự mình lăn qua hay trở lại gì được. Tôi nằm liệt trên giường bất động như một khúc gỗ. Tôi không còn thích sống trong bệnh tật nữa. Tôi mong được chết sớm một cách an lành. Tôi thực sự muốn từ giã cõi đời, vì tôi đã từng chứng kiến sự đau đớn vào những ngày cuối cùng của nhiều người không may, mắc phải chứng bệnh hiểm nghèo Minamata.
Ba tôi cầm đầu một nhóm ngư phủ từ ba mươi đến bốn mươi người. Năm 1969 ông ta đã chết vì bệnh Minamata. Sau ngày ba tôi qua đời, rất ít người đến thăm gia đình tôi. Tuy nhiên, vào buổi chiều ngay cái hôm tôi nằm chiêm bao thấy đức Phật, một người bạn đã đến thăm tôi. Ông ta tên là Tetsuya Seki, một hội viên của Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai). Sau khi nghe ông Seki thuyết giảng về việc cầu siêu cho người quá cố, tôi nhận biết rằng có thể ông ta là sứ giả của đức Phật, mà tôi đã nằm mộng thấy hồi sáng nay. Do sự khuyến khích của ông, tôi liền xin gia nhập Hội Phật Giáo Rissho Kosei-Kai vào tháng 5 năm 1972. Cuộc gặp gỡ đạo hữu Seki đã mang tôi lại gần với đức Phật, nhưng vẫn không chấm dứt được sự đau đớn vì chứng bệnh của tôi. Những ngày tháng tiếp theo là sự tranh đấu không ngừng. Tôi thực sự thành tâm tụng kinh cầu nguyện đức Phật từ bi gia hộ.
Vì chân tay tôi không thể nào cử động, nên chồng tôi đã giúp cầm mở cuốn kinh ra, cho tôi thầm lặng chí thành tụng niệm, trong khi đầu tôi đau nhức như búa bổ, sắp vỡ tung và tôi cũng không thể nói năng gì được. Từ nhà đạo hữu Seki đến nơi tôi ở mất hai giờ rưỡi lái xe, nhưng ông ta đã không ngại đường sá xa xôi, vẫn thường đến thăm và an ủi tôi mỗi ngày. Cuốn sổ ghi pháp danh các hương linh quá cố của Chi Hội chúng tôi, ban đầu chỉ có một sau đó tăng lên hai tập, vì tôi nhận làm công tác cầu nguyện cho những Phật tử đã không may qua đời vì bệnh Minamata, cũng như các ngư phủ bị tai nạn chết ngoài biển cả. Do sự khuyến khích của đạo hữu Seki và chồng tôi, mỗi sáng chiều tôi tiếp tục cầu nguyện, và tôi cảm thấy bệnh tôi lần lần thuyên giảm, có thể cử động chút ít thân hình bại liệt của tôi. Cuối cùng tôi có thể ngồi dậy được trong khoảng thời gian ngắn.
Sau hơn một năm tôi nghe tin chi bộ Hội Phật Giáo của tôi, dự định sẽ tổ chức một phái đoàn hành hương lên viếng thăm ngôi bảo điện trang nghiêm tại trụ sở ngôi chùa trung ương, của Hội Rissho Kosei-Kai ở Đông Kinh. Tôi tự nghĩ biết rằng tôi không thể đi đứng bình thường được, nhưng hy vọng dù thế nào, tôi cũng sẽ cố gắng tham dự cùng đi chung với phái đoàn; vì tôi ước mong ít nhất một lần trong đời mình, được cầu nguyện ngay tại chánh điện thờ Phật, của ngôi chùa Hội quán trung ương đó. Để giúp tôi thành tựu điều mong ước này, toàn thể hội viên trong Chi bộ Lập Chánh Giao Thành Hội (Rissho Kosei-Kai) tại thành phố Yatsushiro đã hết lòng cầu nguyện cho tôi.
Đại đức chi bộ trưởng Akihiro Kuga cũng đã khuyến khích tôi nên tham gia cùng đi với phái đoàn. Đại đức nói:
- Này, đạo hữu Sugimoto, tôi nghĩ nhân dịp này đạo hữu nên trình bày trước đại hội ở hội quán trung ương cho mọi người biết, những kinh nghiệm bản thân đạo hữu về sự mầu nhiệm, của niềm tin cầu nguyện nơi đức Phật.
Cuối cùng, tôi đã thực hiện chuyến đi hành hương lên Tokyolace. Tôi được sắp xếp nằm ở chiếc ghế dài trên một chuyến xe lửa đặc biệt. Ngày sau trong hơi thở hổn hển, tôi được chồng và chú tôi giúp đỡ dìu bước lên những bậc cấp, để đi vào chánh điện tại ngôi chùa hội quán trung ương.
Tôi nghe tiếng nói:
- Kính chào quý vị.
Vang lên trong tai và xâm nhập vào lòng tôi. Tôi ngạc nhiên nhìn lên thấy trước mặt mình, chính đức Phật mà tôi đã nằm chiêm bao thấy hơn năm trước tại nhà tôi. Tôi reo lên:
- Lạy Phật, hôm nay con tới đây với Ngài rồi!
Quá xúc động nước mắt tôi chảy ràn rụa, và tôi cứ để cho những dòng lệ tiếp tục chảy như thế. Lúc ấy tôi cảm thấy lòng mình thanh tịnh và trong giây lát, như từ nơi bóng tối, tôi đã thoát ra ngoài ánh sáng. Những cơn đau đớn dữ dội hành hạ vì chứng bệnh của tôi từ nhiều năm qua, giờ đây dường như đã biến mất. Tôi cảm thấy thân thể trở nên khỏe mạnh và tinh thần vô cùng vui vẻ thoải mái. Tại hội trường “Phổ Môn” với đông đảo Phật tử trong phái đoàn hành hương của tôi đang họp mặt, tôi được đạo hữu trong Ban Quản Trị của chùa, mời lên phát biểu cảm tưởng. Lúc ấy mầu nhiệm thay, tôi đã có thể một mình đứng lên được mà không cần ai nâng đỡ. Trước sự hiện diện của hàng trăm thiện nam tín nữ, tôi đã phát biểu ngắn gọn như sau:
- Tôi cảm thấy đức Phật đối với tôi giờ đây thực hết sức nhiệm mầu! Nhiều người đang đau khổ cùng cực vì mắc phải chứng bệnh Minamata. Tôi mong rằng quý vị sẽ giúp đỡ để một ngày nào những bệnh nhân bất hạnh đó, cũng sẽ có được cùng niềm tin Phật Pháp như tôi hôm nay.
Tiếp theo là những tràng pháo tay nổ dòn từ các thính giả vang lên, như phá vỡ sự yên lặng của cả hội trường, trong lúc lòng tôi cảm thấy vô cùng sung sướng, vì lần đầu tiên sau những tháng năm dài đau ốm, tôi đã đứng dậy được một mình, không phải nhờ người khác giúp đỡ. Từ Tokyo trở về nhà, tôi bước ra khỏi xe lửa mà không cần ai phụ giúp. Những người đến tiếp đón tôi thấy vậy đều kinh ngạc. Từ hôm ấy, tôi đã dành hết thì giờ chú tâm vào việc đến thăm những người mắc bệnh Minamata, và giảng cho họ thấy rõ sự cao siêu nhiệm mầu của giáo lý đức Phật, cùng mọi phước đức trong việc cầu nguyện cho người quá cố, ông bà tổ tiên. Công tác Phật sự này đã trở thành lẽ sống và nguồn vui của tôi. Bệnh Minamata đã mang lại sự đau đớn khủng khiếp cho nhiều người, và tệ hại hơn nữa là không có thuốc gì chữa lành hẳn được chứng bệnh này. Cho nên tôi không ngạc nhiên, khi thấy nhiều bệnh nhân mà tôi đến thăm, họ tỏ ra vô cùng xúc động.
Họ thường hỏi tôi:
- Ai bảo bà đi làm công tác này?
Khi họ nhận biết rằng tôi đã từng đau khổ, vì mắc phải cùng chứng bệnh, và hiện tại tôi đã ráng sức di chuyển cái thân thể yếu đuối của tôi, để đến thăm họ thì tất cả đều thông cảm. Nhiều bệnh nhân dần dần đã nghe tôi quay về theo giáo lý của đức Phật. Khi khuyến khích, hướng dẫn các bệnh nhân gia nhập Hội Phật giáo Rissho Kosei-Kai, tôi nhận thấy rằng tôi đã có thể làm một công việc phước đức giúp đỡ cho những kẻ khác. Điều đó đã nâng cao tinh thần tôi và tôi cảm thấy sống qua những ngày thực sự hạnh phúc. Mười bốn năm đã trôi qua, kể từ hôm đầu tiên tôi quỳ xuống cầu nguyện đức Phật, qua tiếng khóc nức nở tại chánh điện của hội quán trung ương Lập Chánh Giao Thành Hội ở Tokyolace. Từ đó tôi lần lần được chữa lành khỏi bệnh Minamata. Tôi tìm thấy qua sự luyện tập các vũ điệu dân tộc, như phương cách hữu hiệu nhất trong việc phục hồi sức khỏe của thân thể. Có người bảo rằng tập vũ đối với các bệnh nhân Minamata là điều không tốt, nhưng theo kinh nghiệm của tôi thì nó lại rất là hữu ích. Tôi tập múa như một đứa trẻ chồng tôi có lần bảo:
- Tôi sẽ đi mua cho em một cái quạt dùng để múa thật đẹp và mướn một vũ sư để dạy cho em.
Từ đó tôi cố gắng hết lòng tập múa, nhưng điều ấy không phải dễ. Đầu tiên tôi đi tới một bước lại té xuống, rồi tiếp đi bước thứ hai lại ngã xuống nữa. Nhưng tôi đã tự khuyến khích mình bằng cách quán tưởng rằng đức Phật như đang nhìn tôi múa hát và tôi tiếp tục gắng sức để tập múa cho được. Gần đây tôi đã có thể chèo thuyền ra biển Shiranui, và theo đuổi những đàn cá bạc óng ánh lội ngoài khơi, cánh tay tôi không còn cảm thấy đau nhức và lòng tôi tràn đầy hạnh phúc. Được nuôi dưỡng lớn lên giữa tiếng gào thét của sóng biển, dưới bầu trời trong xanh của vùng đảo Kyushulace, nên tôi đã vô cùng yêu thương biển cả.
Dharma World
#275
Gửi vào 12/09/2011 - 07:16
NỤ CƯỜI CỦA CÁO
Khá hài lòng với kỳ thi học kỳ, Insu đáp máy bay từ Leningrat về quần đảo Xakhalin xa xôi và chẳng bao lâu sau chàng đã đứng trước cửa nhà mình. Từ ngoài sân chàng thấy đứa em trai đang ôm con mèo xù to như một con báo, đôi mắt nó láu liên liếc nhìn con cá khô treo chỗ cây ngưu bàng ngoài hiên nhà. Đứa em trai buông con mèo mừng rỡ đón anh mình. Con mèo chớp thời cơ lao vút về phía cây ngưu bàng rồi nhẹ nhàng rơi xuống không gây ra một tiếng động.
- Khisu ơi, mau mau báo cho tụi bạn anh hay tin... Anh có đem về mấy chai whisky Scotland. Kêu tụi nó tới cho tụi nó thử rượu ngoại... Lấy xe đạp đi cho nhanh, em!
Đứa em lập tức biến mất. Còn lại một mình chàng sinh viên thành Leningrat mỉm nụ cười buồn nhưng hạnh phúc. Cha mẹ đang đi làm. Chàng cởi veston, cả sơ mi và cà vạt liệng vào góc phòng rồi trải tấm chăn bông xuống sàn nhà lăn ra ngủ. Chuyến bay dài xuyên qua một đất nước rộng lớn làm chàng thấm mệt. Chiều nhóm bạn họp lại ngồi bên mấy chai whisky. Dù trước kia khá thân thiết, nhưng giờ đây dường như giữa họ có một khoảng cách vô hình nên không khí ít cởi mở. Insu mặc sơ mi vẫn thắt hờ chiếc cà vạt theo kiểu người thành thị. Chàng đang kể cho bạn nghe về Leningrat với bao danh lam thắng cảnh, ở đó hiện giờ đang là những đêm trắng cùng những sinh hoạt văn minh, thơ mộng, như đọc sách trong Vườn Mùa hè, câu cá trên sông Nhêva... Rồi quay sang người bạn có tên là Bônggi, chàng nói:
- Vậy mà chỉ còn mỗi mình mình ăn cá. Đôi lúc nghĩ, thấy buồn...
Đó là một câu bóng gió, bởi trước kia Insu và Bônggi cùng đến Leningrat, cả hai thi vào trường Bách khoa và cùng học được một năm. Rồi Bônggi quyết định chia tay thành phố thơ mộng nằm bên sông Nhêva, quay về Xakhalin cưới vợ, gác lại cả thế giới đang rộng mở và những kiến thức lớn lao đang chờ đợi anh. Vợ Bônggi là một cô gái nhỏ thó, tục danh Lixixa. Sở dĩ người ta gọi cô như vậy bởi từ nhỏ cô là đứa bé không bình thường. Cô hay thơ thẩn ngoài đồng hoặc loanh quanh dọc bờ biển, đôi khi lại trốn trong nhà kho của một người láng giềng. Nhưng khi lớn lên cô trở nên dễ coi lạ. Lúc ấy nhiều chàng trai tới lui đặt vấn đề, Lixixa từ chối và lẩn tránh tất cả những kẻ để ý mình, trong số đó có anh chàng Bônggi nói lắp và nhút nhát.
Bônggi nhỏ người, vai hẹp, nhìn cuộc đời với đôi mắt đen ngơ ngác như sợ sệt. Anh cũng không hy vọng lọt được vào mắt xanh của Lixixa, bởi anh biết mình chẳng thể so cựa nổi với ai. Vì vậy khi đến Leningrat, Bônggi có viết cho Lixixa lá thơ từ biệt. Ngay sau đó Bônggi nhận được hồi âm của cô với nét chữ to rõ ràng bằng mực học trò, đâu khoảng mười dòng, đại ý cô rất cảm động với lá thư từ phương trời xa, rằng nó đến với cô như tia phản chiếu của ánh mặt trời trên đỉnh núi, và rằng Bônggi đừng hiểu lầm cô mà cho tình yêu của mình là tuyệt vọng...
Bônggi không còn biết trời đâu đất đâu. Anh hạnh phúc đến độ định... nhảy từ cầu Anhicốp xuống sông Nhêva để kết liễu đời mình, nhưng may mà Insu kịp ngăn anh. Nhân đó Insu còn vạch cho Bônggi thấy sự gian trá của Lixixa cho đó là những lời lừa phỉnh. Insu không nằm trong số người ái mộ Lixixa, chàng luôn có ác cảm với cô. Chàng khuyên Bônggi đừng nghĩ tới Lixixa nữa, coi chừng sập bẫy cô ta! Song mọi chuyện diễn ra không như ý muốn của Insu. Học xong năm thứ nhất Bônggi về quê nghỉ hè rồi cưới Lixixa, không bao giờ trở lại Leningrat nữa. Anh mở một tiệm điện nguội ở gần mỏ và năm sau Lixixa sinh con trai.
Đám bạn cũ tiếp tục hàn huyên. Insu nói luôn miệng. Chàng kể về những cây cầu mở, về những buổi hừng đông trên sông Nhêva và khoảng không bao la của đất nước, mà xuyên qua khoảng không ấy chiếc máy bay của chàng chỉ nhỏ bé và chậm chạp như một con chuồn chuồn. Bạn bè chăm chú nghe chuyện chàng. Insu nhìn họ thông cảm, bởi ngoài Bônggi chưa ai ra khỏi vùng đất Nam Xakhalin này. Ba năm chàng vắng mặt họ đã kịp cưới vợ sinh con, mà Bônggi là người có con sớm nhất, anh còn kịp nhận thêm tục danh: Bônggi "cha".
- Cuộc sống của mình bây giờ là vậy. Insu kết thúc.
- Còn các bạn có gì mới không?
Khách đưa mắt nhìn nhau im lặng. Sau đó một người lên tiếng:
- Tối ngày làm việc bù đầu dưới mỏ thì có mới!
- Có chớ. Tụi tao đã sắm xe gắn máy. Một người khác bổ sung.
- Thậm chí thằng Hoan còn kịp bán đi...
- Sao bán vậy Hoan? Insu hỏi.
- Cũng... hổng có gì! Hoan lầu bầu rồi ngậm tăm.
- Chuyện có hơi ly kỳ và rùng rợn... Ai đó bắt đầu kể.
- Thằng Hoan mua lại của ông Jadaba chiếc Uran loại có thùng. Chắc mày chưa biết, Jadaba bị chết trôi hồi năm ngoái. Đêm nọ thằng Hoan chạy xe ngang qua cầu thì thấy có người đứng vẫy tay xin đi nhờ. Hoan dừng xe, người ấy ngồi lên phía sau rồi bất thần bóp cổ nó... Lúc ấy trăng vừa lên và thằng Hoan nhận ra người đó là Jadaba! Nó mất vía...cắm đầu cắm cổ chạy. Sáng hôm sau tụi tao tới thì thấy chiếc Uran dựng dưới dạ cầu.
Nghe xong chàng sinh viên nghi ngờ lắc đầu:
- Mới uống chút xíu mà say rồi sao? Bộ quý vị tưởng mình điên à. Toàn chuyện tào lao!
- Không tin mày hỏi thằng Hoan coi. Ối, whisky ngoại nhẹ hều thì thấm tháp gì với dân mỏ tụi tao. Bao nhiêu đây chỉ đủ nhỏ lỗ mũi. Còn chiếc Uran thì tụi tao phải xúm nhau mới khiêng nổi lên cầu.
- Quý vị ơi, bây giờ là thế kỷ hai mươi rồi, thế kỷ của ánh sáng. Liệu có thể tin những chuyện như vậy.
- Ai không tin chớ tui tin. Sẵn kể luôn chuyện này cũng xảy ra ở Xakhalin mình: Một đêm khuya bác tài taxi về muộn. Một cô gái dừng trong góc tối vẫy xe lại nói địa chỉ rồi ngồi lên phía sau. Bác tài nhìn vô kính chiếu hậu định chiêm ngưỡng dung nhan cô gái mà số phận đã trao cho bác vào đêm khuya buồn. Lạ, không thấy cô gái trong kính. Bác quay đầu lại. Cô gái vẫn ngồi đàng sau. Bác dụi mắt nhìn vô kính lần nữa. Tất cả hiện lên chỉ trừ cô gái. Vì bác tài còn khá trẻ nên không nghĩ đến chuyện ma, chứ nếu già, bác sẽ đoán ngay số phận đã trao ai cho bác. Mặc kệ, bác cứ chở cô gái tới địa chỉ cần thiết. Xe dừng lại bên ngôi nhà gỗ tồi tàn kiểu Nhật. Cô gái biểu bác tài chờ để cô vô nhà lấy tiền. Chờ khá lâu bác tài tức tối bước vào nhà. Chỉ thấy ở đó hai ông bà già lọm khọm. Bác tài hỏi cô gái đâu?
- Cô gái nào? Ở đây chẳng có cô gái nào cả.
Bác tài mới thuật lại đầu đuôi... Đến lúc ấy hai ông bà già quỳ xuống sàn nhà mà khóc. Hóa ra đó là đứa con gái của họ, cô chết đã ba năm trước và hôm ấy là ngày giỗ của cô nhưng họ lại quên
- Stop! Đủ rồi! Chàng sinh viên như bị xúc phạm.
- Nói thiệt các bạn đừng giận, chớ ba cái chuyện mê tín dị đoan đó xưa rồi. Không phải mấy năm nay được học hành đàng hoàng, rồi mình đâm ra tự cao tự đại đâu. Sự thật là tụi mình đang sống trong thời đại khác, thời đại của tư duy chính xác và của toán học. Quý vị đã biết thế nào là tia la de chưa? Và cái gì bỗng chốc từ mặt đất vọt tuốt lên cung trăng?
Insu nói như rít rồi đấm mạnh nắm đấm xuống bàn. Chàng mệt mỏi tháo rộng chiếc cà vạt dưới gầm bàn, con mèo xù đang thiu thiu ngủ, chốc chốc lại mở đôi mắt xanh, nhìn chăm chăm vào cái cà vạt màu bạc đang đung đưa của chủ, giống như một con cá. Khi nắm đắm nện xuống con mèo bỗng hoảng loạn. Trong trạng thái mơ màng nó chợt gào lên, rồi như một viên đạn nó bay thẳng vào Insu, đưa những móng vuốt tóm lấy cái cà vạt, toàn thân va mạnh vào vai chàng rồi theo đà bay ra cửa. Chàng sinh viên cũng sợ hãi gào lên tiếng gào còn lớn hơn tiếng của con mèo. Chàng ngã ngửa ra sau làm mấy vỏ chai lăn ngổn ngang trên sàn nhà. Đám bạn thợ mỏ cười ầm. Khi tiếng chai lọ thôi va chạm và tiếng cười cũng ngừng, ai đó đỡ chàng sinh viên dậy chỉ vào mảng rách chỗ cổ áo sơ mi của chàng, vừa cười vừa giải thích trong khi mặt chàng hãy còn xanh lét.
- Đó là hình phạt về cái tội mày coi thường tụi tao, không tin những gì tụi tao kể. Nên nhớ rằng, ở đây là Xakhalin chớ không phải Leningrat của mày đâu nghen, Insu. Tất nhiên tụi tao chẳng cần biết cái gì bỗng chốc từ mặt đất vọt tuốt lên cung trăng, nhưng về cái vụ tia la de thì thằng Hoan đây là chuyên gia thứ thiệt! Nó còn học được cả cách đánh bắt cá bằng tia la de.
- Tia la de thì liên quan gì đến cá? Chàng sinh viên hỏi với nụ cười mỉa mai.
- Liên quan chớ. Thằng Hoan kiếm ở đâu được ba ký lô tia la de, nó giăng từ đảo Côba đến mũi Traikinô, con cá xấu số nào đâm đầu vô cái tia đó kể như được sấy khô ngay tức khắc, chỉ việc gỡ đem về làm mồi... nhậu! Ha ha...
Đám bạn thợ mỏ đùa giỡn đến gần nửa đêm. Họ vui vẻ và hài lòng từ giã chủ nhà. Chàng sinh viên bước ra tiễn họ. Hai người lúc đến bằng mô tô thùng đề nghị đưa những người còn lại ai về nhà nấy. Insu và Bônggi thì đang to nhỏ tâm tình. Rồi không hiểu sao Insu lại leo lên thùng xe ngồi cùng với Bônggi “cha”. Trong đêm hè ấm áp, trên đường đi họ hát vang át cả tiếng máy xe. Bônggi cùng Insu xuống xe cạnh nhà anh.
- Bônggi nè mình hỏi thiệt bỏ học cậu có tiếc không? Insu hỏi.
- Lẽ ra thì không nên bỏ... phải không? Chàng cựu sinh viên lắp bắp.
- Ôi, cậu thật là... Insu thốt lên rồi vỗ vai bạn.
- Cậu còn nhớ lần tụi mình học bài thi trong khu Vườn Mùa Hè không? Sau này mỗi lần tới đó là mình nhớ đến cậu.
- Dường như trời sinh ra tao không phải để học. Bônggi “cha” nói.
- Mày hãy ráng học đi, học cho mày và cho cả tao nữa.
- Thôi im đi!
Đã ngà ngà say Insu giận dữ la lớn, chút nữa thì chàng để rơi nước mắt vì buồn thương cho bạn. Bônggi “cha” đề nghị ghé vào nhà anh chơi và nếu muốn thì họ có thể ngồi lai rai tới sáng cũng được, vì Lixixa vợ anh đã về nhà cha mẹ ruột ở Nheben, ngày mai anh lại là ca chiều.
- Không đời nào. Insu nói.
- không đời nào tôi vào nhà Lixixa, kẻ đã tước mất bạn của tôi. Có thể một lúc nào đó nghĩ lại tôi sẽ ghé. Còn bây giờ thì. Thôi tạm biệt cậu Bônggi “cha"!
Insu đột ngột từ giã bạn. Và chàng đi miệng khẽ huýt sáo giai điệu mà lúc nãy họ cùng hát khi ngồi trên mô tô...Trong tán cây xanh của đời, chúng tôi, những đứa trẻ rong chơi..
Những gì xảy ra sau đó chúng tôi được biết qua lời kể của Khisu, đứa em trai mười tuổi của chàng. Trong giây phút hoang mang cực độ, chàng đã thuật lại hết cho đứa em trai của mình nghe, ngoài ra không hề hé môi với một ai. Sau đây là những gì Khisu kể lại:
- Sau khi từ giả Bônggi "cha", Insu băng qua khu bãi nhị tì cũ của người Nhật để về nhà. Trăng chiếu sáng. Đêm hè ở Xakhalin yên lặng. Nghe rõ cả tiếng của những sợi dây tời khua ngoài cảng xa. Đến giữa bãi nhị tì thì bất ngờ xuất hiện con vật nhỏ qua ánh trăng chàng nhận ra đó là con cáo. Con cáo chạy ra từ một ngôi mả đá phía bên trái. Chàng sinh viên đứng lại bình thản nhìn con cáo rồi đi tiếp đầu nghĩ ngợi mông lung. Khi thoát ra khỏi sự suy nghĩ chàng nhận ra mình đang đi về hướng ngược lại, ngôi mả đá giờ đã nằm bên phải. Chàng tự rủa thầm rồi quay lại. Lập tức một ý nghĩ khác lại bám lấy chàng. Chàng cứ đi rồi một lần nữa ngôi mả đá lại nằm phía bên phải. Cứ như vậy cho đến khi Insu không còn xác định ra phương hướng. Cuối cùng lấy hết can đảm chàng chạy càn ngang bãi nhị tì, với hy vọng sẽ tìm thấy con đường quen, nhưng cứ càng chạy thì càng lạc sâu vào mê cung của bãi nhị tì.
Tại đây cách chàng không xa, con cáo đang thập thò trong bóng tối của ngôi mả đá, nhếch môi nhìn chàng như cười. Insu giận dữ lượm viên đá ném con cáo. Viên đá chạm vào ngôi mả đá tóe lửa. Con cáo biến mất. Trái tim chàng sinh viên gần như nhảy ra ngoài. Chàng chạy lòng vòng trong bãi nhị tì, lúc lúc lại nhìn thấy con cáo, khi thì ung dung băng qua trước mặt, khi ngồi bên ngôi mả đá nhe hàm răng trắng nhởn ra cười với chàng. Cuộc chơi trốn tìm ấy diễn ra suốt phần còn lại của đêm, cho đến khi bình minh lên chàng mới hoàn hồn và xác định được phương hướng. Khi Insu về đến nhà thì nắng đã chiếu khắp nơi. Chàng bước vô phòng đánh thức đứa em, kể hết cho nó nghe, sau đó chàng lăn ra ngủ như chết.
Lát sau Hoan ghé vào chỗ hai anh em nhà Insu, định cho họ hai con cá bơn nhám vừa câu được dưới biển. Khisu nhìn người anh còn đang ngủ và kể hết lại cho Hoan nghe. Nghe xong Hoan trề môi cau mày rồi ra về quên để lại cho bạn hai con cá. Trên đường về Hoan đánh một vòng qua nhà Bônggi “cha”. Từ xa anh đã nhìn thấy Lixixa đang phơi quần áo. Hoan hỏi chị về hồi nào, chị trả lời mới về bằng chuyến xe buýt đầu tiên. Đứa con chị bị bệnh cả đêm không ngủ, định đem nó đi thầy thuốc nhưng anh chồng còn ngáy, không tài nào dựng dậy được.
- Dường như các anh lại uống phải không? Chị hỏi.
Hoan kể cho chị nghe insu về nghỉ hè, có mang về mấy chai rượu ngoại nên họ đã uống chút đỉnh... Nghe vậy Lixixa vỗ tay:
- A, té ra chàng công tử thành Leningrat đã về! Được rồi, thế nào cũng phải bắt anh chàng khoác lác nghe chơi!
Nói xong Lixixa quay vào nhà. Hoan đi tiếp mắt chăm chú nhìn phía trước. Mải nghĩ ngợi anh không hay đuôi hai con cá bơn nhám đang kéo lê dưới lớp bụi đường...
Anatol y Kim
Khá hài lòng với kỳ thi học kỳ, Insu đáp máy bay từ Leningrat về quần đảo Xakhalin xa xôi và chẳng bao lâu sau chàng đã đứng trước cửa nhà mình. Từ ngoài sân chàng thấy đứa em trai đang ôm con mèo xù to như một con báo, đôi mắt nó láu liên liếc nhìn con cá khô treo chỗ cây ngưu bàng ngoài hiên nhà. Đứa em trai buông con mèo mừng rỡ đón anh mình. Con mèo chớp thời cơ lao vút về phía cây ngưu bàng rồi nhẹ nhàng rơi xuống không gây ra một tiếng động.
- Khisu ơi, mau mau báo cho tụi bạn anh hay tin... Anh có đem về mấy chai whisky Scotland. Kêu tụi nó tới cho tụi nó thử rượu ngoại... Lấy xe đạp đi cho nhanh, em!
Đứa em lập tức biến mất. Còn lại một mình chàng sinh viên thành Leningrat mỉm nụ cười buồn nhưng hạnh phúc. Cha mẹ đang đi làm. Chàng cởi veston, cả sơ mi và cà vạt liệng vào góc phòng rồi trải tấm chăn bông xuống sàn nhà lăn ra ngủ. Chuyến bay dài xuyên qua một đất nước rộng lớn làm chàng thấm mệt. Chiều nhóm bạn họp lại ngồi bên mấy chai whisky. Dù trước kia khá thân thiết, nhưng giờ đây dường như giữa họ có một khoảng cách vô hình nên không khí ít cởi mở. Insu mặc sơ mi vẫn thắt hờ chiếc cà vạt theo kiểu người thành thị. Chàng đang kể cho bạn nghe về Leningrat với bao danh lam thắng cảnh, ở đó hiện giờ đang là những đêm trắng cùng những sinh hoạt văn minh, thơ mộng, như đọc sách trong Vườn Mùa hè, câu cá trên sông Nhêva... Rồi quay sang người bạn có tên là Bônggi, chàng nói:
- Vậy mà chỉ còn mỗi mình mình ăn cá. Đôi lúc nghĩ, thấy buồn...
Đó là một câu bóng gió, bởi trước kia Insu và Bônggi cùng đến Leningrat, cả hai thi vào trường Bách khoa và cùng học được một năm. Rồi Bônggi quyết định chia tay thành phố thơ mộng nằm bên sông Nhêva, quay về Xakhalin cưới vợ, gác lại cả thế giới đang rộng mở và những kiến thức lớn lao đang chờ đợi anh. Vợ Bônggi là một cô gái nhỏ thó, tục danh Lixixa. Sở dĩ người ta gọi cô như vậy bởi từ nhỏ cô là đứa bé không bình thường. Cô hay thơ thẩn ngoài đồng hoặc loanh quanh dọc bờ biển, đôi khi lại trốn trong nhà kho của một người láng giềng. Nhưng khi lớn lên cô trở nên dễ coi lạ. Lúc ấy nhiều chàng trai tới lui đặt vấn đề, Lixixa từ chối và lẩn tránh tất cả những kẻ để ý mình, trong số đó có anh chàng Bônggi nói lắp và nhút nhát.
Bônggi nhỏ người, vai hẹp, nhìn cuộc đời với đôi mắt đen ngơ ngác như sợ sệt. Anh cũng không hy vọng lọt được vào mắt xanh của Lixixa, bởi anh biết mình chẳng thể so cựa nổi với ai. Vì vậy khi đến Leningrat, Bônggi có viết cho Lixixa lá thơ từ biệt. Ngay sau đó Bônggi nhận được hồi âm của cô với nét chữ to rõ ràng bằng mực học trò, đâu khoảng mười dòng, đại ý cô rất cảm động với lá thư từ phương trời xa, rằng nó đến với cô như tia phản chiếu của ánh mặt trời trên đỉnh núi, và rằng Bônggi đừng hiểu lầm cô mà cho tình yêu của mình là tuyệt vọng...
Bônggi không còn biết trời đâu đất đâu. Anh hạnh phúc đến độ định... nhảy từ cầu Anhicốp xuống sông Nhêva để kết liễu đời mình, nhưng may mà Insu kịp ngăn anh. Nhân đó Insu còn vạch cho Bônggi thấy sự gian trá của Lixixa cho đó là những lời lừa phỉnh. Insu không nằm trong số người ái mộ Lixixa, chàng luôn có ác cảm với cô. Chàng khuyên Bônggi đừng nghĩ tới Lixixa nữa, coi chừng sập bẫy cô ta! Song mọi chuyện diễn ra không như ý muốn của Insu. Học xong năm thứ nhất Bônggi về quê nghỉ hè rồi cưới Lixixa, không bao giờ trở lại Leningrat nữa. Anh mở một tiệm điện nguội ở gần mỏ và năm sau Lixixa sinh con trai.
Đám bạn cũ tiếp tục hàn huyên. Insu nói luôn miệng. Chàng kể về những cây cầu mở, về những buổi hừng đông trên sông Nhêva và khoảng không bao la của đất nước, mà xuyên qua khoảng không ấy chiếc máy bay của chàng chỉ nhỏ bé và chậm chạp như một con chuồn chuồn. Bạn bè chăm chú nghe chuyện chàng. Insu nhìn họ thông cảm, bởi ngoài Bônggi chưa ai ra khỏi vùng đất Nam Xakhalin này. Ba năm chàng vắng mặt họ đã kịp cưới vợ sinh con, mà Bônggi là người có con sớm nhất, anh còn kịp nhận thêm tục danh: Bônggi "cha".
- Cuộc sống của mình bây giờ là vậy. Insu kết thúc.
- Còn các bạn có gì mới không?
Khách đưa mắt nhìn nhau im lặng. Sau đó một người lên tiếng:
- Tối ngày làm việc bù đầu dưới mỏ thì có mới!
- Có chớ. Tụi tao đã sắm xe gắn máy. Một người khác bổ sung.
- Thậm chí thằng Hoan còn kịp bán đi...
- Sao bán vậy Hoan? Insu hỏi.
- Cũng... hổng có gì! Hoan lầu bầu rồi ngậm tăm.
- Chuyện có hơi ly kỳ và rùng rợn... Ai đó bắt đầu kể.
- Thằng Hoan mua lại của ông Jadaba chiếc Uran loại có thùng. Chắc mày chưa biết, Jadaba bị chết trôi hồi năm ngoái. Đêm nọ thằng Hoan chạy xe ngang qua cầu thì thấy có người đứng vẫy tay xin đi nhờ. Hoan dừng xe, người ấy ngồi lên phía sau rồi bất thần bóp cổ nó... Lúc ấy trăng vừa lên và thằng Hoan nhận ra người đó là Jadaba! Nó mất vía...cắm đầu cắm cổ chạy. Sáng hôm sau tụi tao tới thì thấy chiếc Uran dựng dưới dạ cầu.
Nghe xong chàng sinh viên nghi ngờ lắc đầu:
- Mới uống chút xíu mà say rồi sao? Bộ quý vị tưởng mình điên à. Toàn chuyện tào lao!
- Không tin mày hỏi thằng Hoan coi. Ối, whisky ngoại nhẹ hều thì thấm tháp gì với dân mỏ tụi tao. Bao nhiêu đây chỉ đủ nhỏ lỗ mũi. Còn chiếc Uran thì tụi tao phải xúm nhau mới khiêng nổi lên cầu.
- Quý vị ơi, bây giờ là thế kỷ hai mươi rồi, thế kỷ của ánh sáng. Liệu có thể tin những chuyện như vậy.
- Ai không tin chớ tui tin. Sẵn kể luôn chuyện này cũng xảy ra ở Xakhalin mình: Một đêm khuya bác tài taxi về muộn. Một cô gái dừng trong góc tối vẫy xe lại nói địa chỉ rồi ngồi lên phía sau. Bác tài nhìn vô kính chiếu hậu định chiêm ngưỡng dung nhan cô gái mà số phận đã trao cho bác vào đêm khuya buồn. Lạ, không thấy cô gái trong kính. Bác quay đầu lại. Cô gái vẫn ngồi đàng sau. Bác dụi mắt nhìn vô kính lần nữa. Tất cả hiện lên chỉ trừ cô gái. Vì bác tài còn khá trẻ nên không nghĩ đến chuyện ma, chứ nếu già, bác sẽ đoán ngay số phận đã trao ai cho bác. Mặc kệ, bác cứ chở cô gái tới địa chỉ cần thiết. Xe dừng lại bên ngôi nhà gỗ tồi tàn kiểu Nhật. Cô gái biểu bác tài chờ để cô vô nhà lấy tiền. Chờ khá lâu bác tài tức tối bước vào nhà. Chỉ thấy ở đó hai ông bà già lọm khọm. Bác tài hỏi cô gái đâu?
- Cô gái nào? Ở đây chẳng có cô gái nào cả.
Bác tài mới thuật lại đầu đuôi... Đến lúc ấy hai ông bà già quỳ xuống sàn nhà mà khóc. Hóa ra đó là đứa con gái của họ, cô chết đã ba năm trước và hôm ấy là ngày giỗ của cô nhưng họ lại quên
- Stop! Đủ rồi! Chàng sinh viên như bị xúc phạm.
- Nói thiệt các bạn đừng giận, chớ ba cái chuyện mê tín dị đoan đó xưa rồi. Không phải mấy năm nay được học hành đàng hoàng, rồi mình đâm ra tự cao tự đại đâu. Sự thật là tụi mình đang sống trong thời đại khác, thời đại của tư duy chính xác và của toán học. Quý vị đã biết thế nào là tia la de chưa? Và cái gì bỗng chốc từ mặt đất vọt tuốt lên cung trăng?
Insu nói như rít rồi đấm mạnh nắm đấm xuống bàn. Chàng mệt mỏi tháo rộng chiếc cà vạt dưới gầm bàn, con mèo xù đang thiu thiu ngủ, chốc chốc lại mở đôi mắt xanh, nhìn chăm chăm vào cái cà vạt màu bạc đang đung đưa của chủ, giống như một con cá. Khi nắm đắm nện xuống con mèo bỗng hoảng loạn. Trong trạng thái mơ màng nó chợt gào lên, rồi như một viên đạn nó bay thẳng vào Insu, đưa những móng vuốt tóm lấy cái cà vạt, toàn thân va mạnh vào vai chàng rồi theo đà bay ra cửa. Chàng sinh viên cũng sợ hãi gào lên tiếng gào còn lớn hơn tiếng của con mèo. Chàng ngã ngửa ra sau làm mấy vỏ chai lăn ngổn ngang trên sàn nhà. Đám bạn thợ mỏ cười ầm. Khi tiếng chai lọ thôi va chạm và tiếng cười cũng ngừng, ai đó đỡ chàng sinh viên dậy chỉ vào mảng rách chỗ cổ áo sơ mi của chàng, vừa cười vừa giải thích trong khi mặt chàng hãy còn xanh lét.
- Đó là hình phạt về cái tội mày coi thường tụi tao, không tin những gì tụi tao kể. Nên nhớ rằng, ở đây là Xakhalin chớ không phải Leningrat của mày đâu nghen, Insu. Tất nhiên tụi tao chẳng cần biết cái gì bỗng chốc từ mặt đất vọt tuốt lên cung trăng, nhưng về cái vụ tia la de thì thằng Hoan đây là chuyên gia thứ thiệt! Nó còn học được cả cách đánh bắt cá bằng tia la de.
- Tia la de thì liên quan gì đến cá? Chàng sinh viên hỏi với nụ cười mỉa mai.
- Liên quan chớ. Thằng Hoan kiếm ở đâu được ba ký lô tia la de, nó giăng từ đảo Côba đến mũi Traikinô, con cá xấu số nào đâm đầu vô cái tia đó kể như được sấy khô ngay tức khắc, chỉ việc gỡ đem về làm mồi... nhậu! Ha ha...
Đám bạn thợ mỏ đùa giỡn đến gần nửa đêm. Họ vui vẻ và hài lòng từ giã chủ nhà. Chàng sinh viên bước ra tiễn họ. Hai người lúc đến bằng mô tô thùng đề nghị đưa những người còn lại ai về nhà nấy. Insu và Bônggi thì đang to nhỏ tâm tình. Rồi không hiểu sao Insu lại leo lên thùng xe ngồi cùng với Bônggi “cha”. Trong đêm hè ấm áp, trên đường đi họ hát vang át cả tiếng máy xe. Bônggi cùng Insu xuống xe cạnh nhà anh.
- Bônggi nè mình hỏi thiệt bỏ học cậu có tiếc không? Insu hỏi.
- Lẽ ra thì không nên bỏ... phải không? Chàng cựu sinh viên lắp bắp.
- Ôi, cậu thật là... Insu thốt lên rồi vỗ vai bạn.
- Cậu còn nhớ lần tụi mình học bài thi trong khu Vườn Mùa Hè không? Sau này mỗi lần tới đó là mình nhớ đến cậu.
- Dường như trời sinh ra tao không phải để học. Bônggi “cha” nói.
- Mày hãy ráng học đi, học cho mày và cho cả tao nữa.
- Thôi im đi!
Đã ngà ngà say Insu giận dữ la lớn, chút nữa thì chàng để rơi nước mắt vì buồn thương cho bạn. Bônggi “cha” đề nghị ghé vào nhà anh chơi và nếu muốn thì họ có thể ngồi lai rai tới sáng cũng được, vì Lixixa vợ anh đã về nhà cha mẹ ruột ở Nheben, ngày mai anh lại là ca chiều.
- Không đời nào. Insu nói.
- không đời nào tôi vào nhà Lixixa, kẻ đã tước mất bạn của tôi. Có thể một lúc nào đó nghĩ lại tôi sẽ ghé. Còn bây giờ thì. Thôi tạm biệt cậu Bônggi “cha"!
Insu đột ngột từ giã bạn. Và chàng đi miệng khẽ huýt sáo giai điệu mà lúc nãy họ cùng hát khi ngồi trên mô tô...Trong tán cây xanh của đời, chúng tôi, những đứa trẻ rong chơi..
Những gì xảy ra sau đó chúng tôi được biết qua lời kể của Khisu, đứa em trai mười tuổi của chàng. Trong giây phút hoang mang cực độ, chàng đã thuật lại hết cho đứa em trai của mình nghe, ngoài ra không hề hé môi với một ai. Sau đây là những gì Khisu kể lại:
- Sau khi từ giả Bônggi "cha", Insu băng qua khu bãi nhị tì cũ của người Nhật để về nhà. Trăng chiếu sáng. Đêm hè ở Xakhalin yên lặng. Nghe rõ cả tiếng của những sợi dây tời khua ngoài cảng xa. Đến giữa bãi nhị tì thì bất ngờ xuất hiện con vật nhỏ qua ánh trăng chàng nhận ra đó là con cáo. Con cáo chạy ra từ một ngôi mả đá phía bên trái. Chàng sinh viên đứng lại bình thản nhìn con cáo rồi đi tiếp đầu nghĩ ngợi mông lung. Khi thoát ra khỏi sự suy nghĩ chàng nhận ra mình đang đi về hướng ngược lại, ngôi mả đá giờ đã nằm bên phải. Chàng tự rủa thầm rồi quay lại. Lập tức một ý nghĩ khác lại bám lấy chàng. Chàng cứ đi rồi một lần nữa ngôi mả đá lại nằm phía bên phải. Cứ như vậy cho đến khi Insu không còn xác định ra phương hướng. Cuối cùng lấy hết can đảm chàng chạy càn ngang bãi nhị tì, với hy vọng sẽ tìm thấy con đường quen, nhưng cứ càng chạy thì càng lạc sâu vào mê cung của bãi nhị tì.
Tại đây cách chàng không xa, con cáo đang thập thò trong bóng tối của ngôi mả đá, nhếch môi nhìn chàng như cười. Insu giận dữ lượm viên đá ném con cáo. Viên đá chạm vào ngôi mả đá tóe lửa. Con cáo biến mất. Trái tim chàng sinh viên gần như nhảy ra ngoài. Chàng chạy lòng vòng trong bãi nhị tì, lúc lúc lại nhìn thấy con cáo, khi thì ung dung băng qua trước mặt, khi ngồi bên ngôi mả đá nhe hàm răng trắng nhởn ra cười với chàng. Cuộc chơi trốn tìm ấy diễn ra suốt phần còn lại của đêm, cho đến khi bình minh lên chàng mới hoàn hồn và xác định được phương hướng. Khi Insu về đến nhà thì nắng đã chiếu khắp nơi. Chàng bước vô phòng đánh thức đứa em, kể hết cho nó nghe, sau đó chàng lăn ra ngủ như chết.
Lát sau Hoan ghé vào chỗ hai anh em nhà Insu, định cho họ hai con cá bơn nhám vừa câu được dưới biển. Khisu nhìn người anh còn đang ngủ và kể hết lại cho Hoan nghe. Nghe xong Hoan trề môi cau mày rồi ra về quên để lại cho bạn hai con cá. Trên đường về Hoan đánh một vòng qua nhà Bônggi “cha”. Từ xa anh đã nhìn thấy Lixixa đang phơi quần áo. Hoan hỏi chị về hồi nào, chị trả lời mới về bằng chuyến xe buýt đầu tiên. Đứa con chị bị bệnh cả đêm không ngủ, định đem nó đi thầy thuốc nhưng anh chồng còn ngáy, không tài nào dựng dậy được.
- Dường như các anh lại uống phải không? Chị hỏi.
Hoan kể cho chị nghe insu về nghỉ hè, có mang về mấy chai rượu ngoại nên họ đã uống chút đỉnh... Nghe vậy Lixixa vỗ tay:
- A, té ra chàng công tử thành Leningrat đã về! Được rồi, thế nào cũng phải bắt anh chàng khoác lác nghe chơi!
Nói xong Lixixa quay vào nhà. Hoan đi tiếp mắt chăm chú nhìn phía trước. Mải nghĩ ngợi anh không hay đuôi hai con cá bơn nhám đang kéo lê dưới lớp bụi đường...
Anatol y Kim
#276
Gửi vào 12/09/2011 - 07:41
NĂM HÌNH ẢNH TRƯỚC CỬA TỬ
Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều. Chiều thứ tư thuộc về thời gian, ba chiều kia là chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. Thế giới chúng ta đang sống có ba chiều. Theo giả thiết nếu được sống trong không gian bốn chiều, chúng ta có khả năng đi ngược về quá khứ hay tiến thẳng đến tương lai rất dễ dàng. Là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng, như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những "ảo tưởng" đó tuy khó tin nhưng có thật.
Nhiều năm trước đây là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali). Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các Ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.
Tỳ Kheo Rastrapal.
Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả. Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Đức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Đức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Đức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ. Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: "Ngừng lại! Ngừng lại!"
Nghe vậy chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Đức Phật. Đức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Đức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.
Trong Tam Tạng Kinh Điển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau: "Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam, tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam, vimanam devalokamhi nimittam panca dissare." Có nghĩa là: "Ai bị đọa xuống Địa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối."
Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên. Sau đó không lâu tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.
Đến nơi tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến. Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ: "Phật-Pháp-Tăng. Vô-thường Đau-khổ Vô-ngã. Từ-Bi-Hỷ-Xả".
Thế rồi tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Để nhìn ông ta cho rõ ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay. Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được. Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính.
Khi ngừng tụng tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả. Khoảng 11:30 tối đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng nơi Đức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Đạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới. Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh.
Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ. Theo như lời kệ tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng tôi cảm thấy với đức tin trong sạch ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa. Một lúc sau tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: "Ông có thấy mắt không?" thì được trả lời rằng: "Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót."
Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu vì khi tôi hỏi con ma còn đó không ông nói con ma đã biến mất. Ít lâu sau khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ. Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian, vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó ông bị kiệt sức rất nhiều.
Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này ông trả lời rằng không thấy gì cả. Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.
Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm. Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng. Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa. Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết.
Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta. Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy. Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối.
Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng cả hai biến mất. Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: "Đừng lo nữa, tôi không chết đâu." Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng. Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người quay trở về chùa, đi tắm ăn sáng và sau cùng lên giường chợp mắt. Khoảng 10:30 sáng nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.
Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi và khi đến nhà ông Chowdhury tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Đó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh. Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không nhưng ông ta không thấy gì cả. Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng tám mươi sáu tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.
Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: "Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa." Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy. Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó, vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.
Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: "Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi." Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ. Đây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: "Thôi, tôi đi dây." Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn. Tôi bèn nâng đầu và vai ông còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.
Thế rồi ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông. Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông. Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại. Cả nhà không một tiếng khóc. Đó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.
Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta). Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Đó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng sau này ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Đó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm. Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.
Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục. Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán. Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh:
Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi. Tỳ kheo Tịnh Đức có bình luận thêm rằng nếu người hấp hối thấy máu, đâm chém hoặc hình ảnh nào có sắc thái giận dữ thì sẽ tái sinh trong cõi A-tu-la. Có hai loại A-tu-la (Asuras): A-tu-la Thiên và A-tu-la thọ khổ. Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời. Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.
Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Đó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca) và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả. Niết bàn là đích cuối cùng do Đức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.
Hải Trần dịch Việt
Cuộc sống sau cửa tử và sự hiện hữu của không gian bốn chiều. Chiều thứ tư thuộc về thời gian, ba chiều kia là chiều ngang, chiều dọc và chiều sâu. Thế giới chúng ta đang sống có ba chiều. Theo giả thiết nếu được sống trong không gian bốn chiều, chúng ta có khả năng đi ngược về quá khứ hay tiến thẳng đến tương lai rất dễ dàng. Là hai nan đề đã làm điên đầu bao triết gia, tâm lý gia, và các học giả về bản chất con người. Có nhiều quan điểm khác biệt đã được nêu lên, nhưng tựu trung tất cả đồng ý rằng chúng ta đều phải chết. Thêm vào đó người hấp hối thường có những cử chỉ lạ lùng, như thể họ đang sống trong một thế giới nào khác mà chúng ta không cảm nhận được. Lúc đó dường như họ đang sống trong ảo tưởng. Thế nhưng nếu quan sát một cách tường tận, chúng ta có thể sẽ thấy rằng những "ảo tưởng" đó tuy khó tin nhưng có thật.
Nhiều năm trước đây là một nhà sư, tôi chứng thực được điều đó khi đứng cạnh giường của một người đang hấp hối. Kinh nghiệm này đã chấn động tinh thần tôi đến độ sau đó tôi phải bỏ công tìm tòi học hỏi thêm các khái niệm về chư Thiên trong Kinh Tam Tạng Phạn ngữ (Pali). Qua lời thỉnh cầu của chư Phật tử bốn phương, tôi xin viết lại câu chuyện trên với hy vọng rằng câu chuyện này sẽ trả lời được phần nào các thắc mắc đó. Nơi đây, tôi xin cám ơn sự khích lệ và đóng góp vào cuốn sách nhỏ này của các Ngài Thiền sư Munindra, Tiến sĩ Arabinda Barua, Giáo sư Sunil Barua, và Bà Krishna Barua.
Tỳ Kheo Rastrapal.
Câu chuyện tôi sắp kể ra đây xảy ra vào năm 1957. Lúc đó tôi thọ giới tỳ kheo được bốn năm. Tôi hoan hỉ hăng say học Phật Pháp. Trong đó, có câu chuyện về Phật tử Dhammika trong quyển Chú giải Kinh Pháp Cú làm tôi quan tâm hơn cả. Cư sĩ Dhammika là một Phật tử tín tâm thời Đức Phật còn tại thế. Toàn thể gia quyến ông thực hành Phật Pháp rất nghiêm túc. Khi thọ bệnh và nhận thấy mình sắp từ giã cõi đời, ông thỉnh cầu Đức Phật cho phép Tăng chúng đến tụng kinh bên giường bệnh. Lời thỉnh cầu của ông được Đức Phật chấp nhận. Ngài cử một số chư Tăng đến gia thất ông và chư Tăng bắt đầu trì tụng Kinh Tứ Niệm Xứ. Khi chư Tăng đang tụng kinh, thình lình ông la lớn: "Ngừng lại! Ngừng lại!"
Nghe vậy chư Tăng rất lấy làm ngạc nhiên. Vì nghĩ rằng ông Dhammika yêu cầu đừng tụng kinh nữa, chư Tăng bèn ngưng tụng và trở về tinh xá trình với Đức Phật. Đức Phật hỏi sao chư Tăng về sớm vậy. Chư Tăng thưa rằng đó là vì cư sĩ Dhammika yêu cầu ngưng và do đó chư Tăng quay trở về tuy chưa tụng hết bài kinh. Đức Phật nói rằng mọi người đã hiểu lầm ý người bệnh. Ngài giảng giải thêm rằng ý của ông ta hoàn toàn khác hẳn. Ông muốn chư Thiên đang đem xe đến đón ông về thiên giới hãy ngừng lại, đừng đưa ông đi vội vì ông đang nghe kinh. Ông ta không hề có ý yêu cầu chư Tăng ngưng tụng kinh.
Trong Tam Tạng Kinh Điển và trong các sách Chú Giải, tôi cũng từng đọc được nhiều câu chuyện về sự xuất hiện của chư Thiên và ngạ quỷ trong giờ phút lâm chung, tùy thuộc vào nghiệp quả đã làm trong suốt cuộc đời của người hấp hối. Tôi rất thắc mắc vì những câu chuyện này đi ngược lại với đường lối tôi lý luận lúc đó. Tôi tìm đến Hòa Thượng Jnanishwar, một học giả uyên thâm về Phật học trụ trì tại một ngôi chùa nổi tiếng ở vùng Unainpura tại quốc gia Bangladesh và trình lên Ngài nỗi thắc mắc của mình. Ngài bèn niệm bài kệ sau: "Niraye aggikkhandho ca petalokanca andhakam, tiracchanayoninca mamsakkhandhanca manusam, vimanam devalokamhi nimittam panca dissare." Có nghĩa là: "Ai bị đọa xuống Địa Ngục sẽ thấy lửa; ai bị đọa làm ngạ quỷ sẽ thấy xung quanh mình tối tăm; ai sinh làm thú vật sẽ thấy rừng rú, súc vật và muông thú; ai sinh làm người sẽ thấy thân nhân đã khuất; và ai sinh lên cõi Trời sẽ thấy cung điện trên Thiên giới. Thường thường năm hình ảnh này sẽ hiện ra cho người hấp hối."
Ngài Hòa Thượng đã cố công giải thích câu kệ trên cho tôi rất cặn kẽ, nhưng tôi vẫn không đồng ý cho lắm. Phải có một kinh nghiệm thực chứng nào đó họa may mới có thể thuyết phục tôi hoàn toàn tin tưởng vào câu kệ trên. Sau đó không lâu tôi đã chứng thực được điều mình đang mong mỏi. Lúc ấy tôi đang ở tại một ngôi chùa trong làng Tekota thuộc hải cảng Chittagong, nằm trong quốc gia Bangladesh. Một ngày kia khi đi học về từ ngôi trường đại học cách chùa khoảng năm dặm, tôi cảm thấy rất mệt mỏi và muốn lên giường nằm nghỉ chốc lát. Bỗng đâu có một cư sĩ ở làng bên đến chùa nhờ tôi đi thăm người anh rể tên là ông Abinash Chandra Chowdhury, vì ông này đau nặng và đang cơn hấp hối. Ông Chowdhury được năm mươi sáu tuổi và là một Phật tử tín tâm, ai cũng biết đến tâm đạo của ông ta. Tôi đứng dậy và đi theo vị cư sĩ đến nhà người anh rể của ông ấy.
Đến nơi tôi thấy nhà ông đã đông đủ bạn bè thân quyến. Tất cả đều nhường lối cho tôi tiến đến gần người hấp hối. Ông ta đang nằm trên một tấm nệm trải trên sàn. Lúc ấy khoảng 8:30 tối. Có người mang ghế lại mời tôi ngồi. Cả nhà trở lên im lặng khi tôi sửa soạn tụng kinh. Ai nấy đều hồi hộp vì trước đó, tôi đã từng ngỏ ý trong các bài thuyết pháp rằng tôi ước ao được kiểm chứng lại năm hình ảnh thường hiện ra trước giây phút lìa đời của người sắp chết. Giờ đây giây phút quan trọng được mong chờ này đã đến. Tôi bắt đầu tụng kinh. Sau khi tụng xong vài bài, tôi nghe người hấp hối thì thào một cách thành kính những chữ: "Phật-Pháp-Tăng. Vô-thường Đau-khổ Vô-ngã. Từ-Bi-Hỷ-Xả".
Thế rồi tôi nhận thấy ông ấy suy nhược hẳn đi. Để nhìn ông ta cho rõ ngõ hầu chứng minh câu kệ về năm hình ảnh nọ, tôi yêu cầu mọi người cho tôi ngồi xuống sàn cạnh người sắp quá vãng. Mọi người liền tuân theo ý tôi ngay. Người hấp hối nằm nghiêng về phía tay trái đối diện tôi. Tôi đặt bàn tay phải của mình lên cánh tay phải của ông ta và hỏi thăm sức khỏe. Ông trả lời rằng giây phút lìa đời đã đến và không còn hy vọng gì sống thêm nữa. Tôi cố gắng an ủi ông rằng ông mới có năm mươi sáu tuổi và không thể nào chết sớm như vậy. Suốt đời ông đã làm rất nhiều việc thiện nêu lên bao nhiêu gương sáng cho mọi người trong làng, cho nên cuộc đời ông không thể bị vắn số như vậy được. Thế rồi tôi hỏi ông có muốn thọ trì Ngũ Giới và nghe thêm kinh không. Ông ta bằng lòng. Sau khi cho ông thọ giới tôi tụng kinh và nhận thấy ông ta lắng nghe với tất cả lòng thành kính.
Khi ngừng tụng tôi muốn biết ông có thấy hình ảnh nào không. Suốt thời gian tôi ngồi cạnh cặp mắt ông ta nhắm nghiền. Cứ mỗi khoảng thời gian ngắn là tôi nhắc lại câu hỏi của mình. Ông ta cho biết rằng ông không nhìn thấy gì cả. Khoảng 11:30 tối đôi môi ông bắt đầu mấp máy. Những người đứng cạnh giường nhận ra rằng ông đang nói thấy cây Bồ đề tại Bồ đề Đạo tràng nơi Đức Phật thành đạo. Có lẽ ông ta thấy cây Bồ đề vì đang nhớ lại chuyến hành hương của mình tại Bồ đề Đạo tràng. Tôi hỏi ông còn thấy gì khác. Ông nói một cách ngạc nhiên rằng hai vị sinh thành ra ông cũng ở đó và đang dâng hoa lên Vajrasana (Kim Cương Tọa) dưới cội cây Bồ đề. Ông ta nói như thế đến hai lần. Tôi nhờ ông hỏi song thân ông có muốn thọ Ngũ Giới không. Ông ta trả lời có và hai người đang chắp tay nhận giới. Sau khi truyền Ngũ Giới cho song thân ông, tôi lại hỏi ông xem hai vị ấy có muốn nghe kinh không. Khi được trả lời rằng có tôi bèn tụng bài Từ Bi Kinh.
Tôi cảm thấy rất kích động với những diễn tiến vào lúc đó vì chúng đã xảy ra giống câu kệ về năm hình ảnh nọ. Những người xung quanh cũng bị kích động không kém vì họ đang chứng kiến một sự kiện không thể ngờ. Theo như lời kệ tôi hiểu rõ ràng rằng hình ảnh cha mẹ quá vãng cho tôi biết ông sẽ tái sinh làm người và trong điều kiện sống rất cao đẹp, vì có hình ảnh của cây Bồ đề cùng với song đường. Thế nhưng tôi cảm thấy với đức tin trong sạch ông xứng đáng lên cõi cao hơn. Tôi tiếp tục hỏi ông còn thấy gì nữa. Một lúc sau tôi nhận thấy ông ấy có sự thay đổi. Hình như ông ta bắt đầu lo lắng cho cuộc sống trần thế và yêu cầu họ hàng giải nợ cho ông. Tôi hỏi ông thấy gì. Ông trả lời một cách yếu ớt rằng ông thấy một bộ tóc dài. Lúc ấy khoảng 1:40 sáng. Tôi hỏi: "Ông có thấy mắt không?" thì được trả lời rằng: "Không, vì bộ tóc đen phủ kín từ đầu đến gót."
Tôi không biết hình ảnh ma quái này có nghĩa gì, nhưng cũng đoán chừng rằng nếu ông ta chết vào lúc này thì sẽ tái sinh vào một cảnh giới thấp, nên tôi bắt đầu tụng kinh để xua đuổi con ma. Quả nhiên công hiệu vì khi tôi hỏi con ma còn đó không ông nói con ma đã biến mất. Ít lâu sau khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng nếu qua đời vào lúc bấy giờ ông ta sẽ tái sinh làm ngạ quỷ. Hình như ông vẫn còn quyến luyến sự sống trên cõi thế gian, vì ông nài nỉ thân nhân cất giữ tấm nệm dưới giường ông nằm cho người con trai duy nhất mang tên là Sugata Bikash Chowdhury. Người con trai này còn kẹt ở xa tận tỉnh Durgapur thuộc Ấn độ. Ông không muốn tấm nệm bị hỏa thiêu theo xác ông theo tục lệ của nhiều Phật tử ở hải cảng Chittagong thuộc quốc gia Bangladesh. Sau đó ông bị kiệt sức rất nhiều.
Tôi hỏi ông còn thấy những gì. Ông ta trả lời rằng ông thấy hai con chim bồ câu đen. Tôi hiểu tức thì rằng đó là hình ảnh của thế giới loài thú nơi ông sẽ tái sinh. Lúc này đã 2:00 giờ sáng. Tôi không muốn ông thọ sinh làm kiếp thú nên tiếp tục tụng kinh. Khi tụng xong vài bài tôi lại hỏi ông thấy gì. Lần này ông trả lời rằng không thấy gì cả. Tôi tiếp tục tụng kinh. Một lúc sau tôi hỏi ông có thấy gì nữa không. Tôi phải nhắc lại câu hỏi nhiều lần. Cuối cùng ông ta nói một cách ngạc nhiên rằng ông thấy một cỗ xe từ thiên giới đang tiến đến gần. Mặc dù biết rằng không một chướng ngại vật nào có thể ngăn cản được cỗ xe đó, nhưng vì lòng tôn kính đối với chư Thiên, tôi yêu cầu thân quyến của người hấp hối đứng xa ra nhường chỗ cho cỗ xe đậu lại. Xong tôi hỏi ông cỗ xe đó cách xa ông bao nhiêu. Ông đưa tay ra dấu cho biết cỗ xe đó đang ở sát cạnh giường.
Khi được hỏi có thấy ai trong xe không, ông ta trả lời rằng có những vị thiên nam và thiên nữ trong xe. Tôi nhờ ông hỏi ý chư Thiên có muốn thọ Ngũ Giới không, vì tôi được biết qua kinh điển rằng chư Thiên rất vâng lời và kính trọng chư Tăng và các vị cư sĩ tại gia có đạo tâm. Khi được trả lời rằng có, tôi liền làm lễ truyền Ngũ Giới cho chư Thiên và hỏi các Ngài có muốn nghe Từ Bi Kinh không. Khi biết chư Thiên đồng ý tôi bèn tụng hết cả bài kinh. Tôi lại hỏi chư Thiên có muốn nghe Hạnh Phúc Kinh (Mangala Sutta) không và tôi tụng bài này khi chư Thiên tỏ ý bằng lòng. Khi tôi hỏi các Ngài có muốn nghe thêm bài Linh Bảo Kinh (Ratana Sutta) không thì người hấp hối xua tay ra dấu rằng chư Thiên bảo không còn thì giờ nghe kinh nữa. Sau đó ông ta cho biết chư Thiên muốn tôi trở về chùa. Tôi hiểu rằng chư Thiên nóng lòng muốn rước người bệnh lên thiên giới, nhưng tôi tìm cách ngăn cản để kéo dài sự sống cho ông ta trên mặt đất này. Tôi nhờ ông mời chư Thiên lui gót vì chưa đến lúc ông ấy chết.
Tôi lý luận rằng ông ta mới có năm mươi sáu tuổi cho nên tôi dám chắc rằng chư Thiên đã lầm lẫn. Tất cả mọi người có mặt và cả tôi nữa sẵn lòng hồi hướng phước báu của mình đến các Ngài để đổi lấy sự sống cho ông ta. Tôi lại hỏi người hấp hối còn thấy hình ảnh gì nữa không. Ông trả lời rằng song thân ông còn quanh quẩn bên cây Bồ đề. Như vậy chỉ có nghĩa là tâm ông còn vướng bận cảnh trần rất nhiều và ông sẽ tái sinh làm người. Một lần nữa tôi đề nghị tất cả chúng tôi hồi hướng phước báu đến cha mẹ ông đã quá vãng, và sau khi thọ hưởng rồi hai ông bà phải ra đi như chư Thiên đã ra đi vậy. Theo dấu hiệu của người hấp hối thì hình như người cha đồng ý nhưng người mẹ thì không. Tôi tỏ vẻ nghiêm cẩn với bà mẹ vì chư Thiên đã đồng ý với tôi thì hai người không nên từ chối.
Tôi nói rằng nếu hai người vẫn có hành động như thế e rằng sẽ gây ra các hậu quả không tốt cho hai người mà thôi. Tôi phải nói mãi họ mới chịu nghe. Cuối cùng cả hai biến mất. Bây giờ thì không còn bóng hình nào lảng vảng trong tâm người bệnh nữa. Trông ông ta thay đổi hẳn. Ông ta hít một hơi dài và có nhiều sức sống. Khi có người cầm đèn đến gần để soi mặt ông, ông ta nói: "Đừng lo nữa, tôi không chết đâu." Nhận thấy ông đã khỏe hẳn, tất cả chúng tôi đều cảm thấy nhẹ nhõm và vui mừng. Chúng tôi đều bị kích động với những diễn tiến vừa qua. Lúc đó đã 5:00 giờ sáng. Mọi người vừa trải qua một đêm không ngủ nhưng không ai tỏ ra mệt mỏi, vì sự kiện trên quá hấp dẫn và thu hút. Tôi từ giã mọi người quay trở về chùa, đi tắm ăn sáng và sau cùng lên giường chợp mắt. Khoảng 10:30 sáng nghe tiếng động ngoài phòng, tôi đi ra xem chuyện gì thì thấy ông khách tối qua. Tôi hỏi ông nguyên do trở lại chùa thì được biết ông ta đến đón tôi vì sau năm tiếng đồng hồ khoẻ mạnh, ông Chowdhury lại bị đuối sức và cái chết lại cận kề.
Tôi vội vàng theo người khách trở lại nhà ông Chowdhury. Trên đường tôi gặp rất nhiều người trong làng lũ lượt kéo nhau đi cùng hướng với tôi và khi đến nhà ông Chowdhury tôi thấy rất đông người đứng chật cả nhà. Đó là vì tiếng đồn về sự kiện xảy ra từ đêm trước. Mọi người rẽ ra nhường lối cho tôi tiến đến giường bệnh. Tôi ngồi bên cạnh người hấp hối hỏi thăm sức khỏe. Ông ta trả lời rất yếu ớt rằng ông không sống được nữa. Tôi khuyến khích ông và nhắc nhở ông những việc thiện ông đã làm trong đời. Lâu lâu tôi lại hỏi ông có thấy ai không nhưng ông ta không thấy gì cả. Khoảng 11:20 sáng, một cụ lão tên là cụ Mahendra Chowdhury khoảng tám mươi sáu tuổi nhớ ra giờ ăn chót trong ngày của tôi sắp qua nên nhắc tôi độ ngọ. Tôi cương quyết từ chối vì không thể rời giường bệnh vào lúc đó cho dù là để ăn cơm.
Câu nói của tôi làm bầu không khí căng thẳng thêm vì ai cũng chờ đợi những diễn tiến tiếp theo tối trước ra sao. Tôi lại hỏi người hấp hối thấy gì không. Lần này, ông ta trả lời: "Có, chư Thiên lại đem xe đến nữa." Sự xuất hiện của chư Thiên ngay sau khi tôi từ chối ăn trưa làm tôi suy nghĩ rất nhiều. Sau này khi tôi nhờ Hòa Thượng Jnanishwar và Hòa Thượng Silalankara giải thích, cả hai đều nói rằng chư Thiên chờ tôi đi độ ngọ, để khi tôi vắng mặt là chư Thiên đón ông ta về trời ngay. Thế nhưng vì tôi không chịu bỏ đi nên các Ngài đành đến rước ông ta vậy. Người bệnh cho tôi biết chư Thiên thỉnh cầu và năn nỉ tôi trở về chùa. Khi tự hỏi tại sao tôi bỗng hiểu sở dĩ các Ngài ngần ngại không rước người bệnh đi khi tôi còn ở đó, vì các Ngài mang ơn tôi đã ban Ngũ Giới và tụng kinh cho các Ngài. Sau này nhị vị Hòa Thượng cũng nói thế.
Vì cảm thấy người bệnh không thể trốn tránh cái chết được nữa, tôi nhờ ông thưa cùng chư Thiên rằng: "Xin chư Thiên tự nhiên rước ông ta đi, cho dù tôi đang có mặt tại nơi đây. Tôi không phản đối nữa. Tôi rất hoan hỉ cho phép ông ta ra đi." Sở dĩ tôi nói vậy vì ông ta sẽ đi về thiên giới, rất xứng đáng với các công đức ông đã làm và đó là điều tôi chân thành ao ước cho ông. Tiếp theo tôi yêu cầu bà vợ và thân quyến của ông nói lời giã biệt một cách vui vẻ. Đây là lúc mọi người sửa soạn cuộc hành trình cuối cùng trong đời của người hấp hối. Trước khi ra đi, ông nói: "Thôi, tôi đi dây." Vẻ mặt ông rất hân hoan và xán lạn. Tôi bèn nâng đầu và vai ông còn người khác nắm chân. Chúng tôi đặt ông nằm ngửa cho thẳng thắn. Tôi nhỏ vài giọt nước đường vào miệng ông. Tiếp theo tôi đặt bàn tay phải của mình lên ngực ông ta. Tôi cảm thấy còn rất nhiều hơi ấm. Người đang chết hình như còn tỉnh thức và đang lẩm nhẩm những câu kinh nhật tụng.
Thế rồi ông ta giơ bàn tay phải lên như đang tìm kiếm một vật gì. Tôi không hiểu ông muốn gì. Có người trong đám đông đề nghị có lẽ ông muốn sờ chân tôi như đêm trước ông đã từng làm như vậy vì tôi đang ngồi trên sàn cạnh ông. Tôi đưa chân phải của mình đến gần để ông ấy có thể đưa tay ra sờ được. Khi sờ được chân tôi xong trông ông có vẻ mãn nguyện. Sau đó ông giơ bàn tay vừa đụng vào chân tôi lên trán mình và sau cùng xuôi thẳng tay đặt bên hông. Tôi cảm thấy hơi ấm ở ngực ông bớt dần. Khoảng một hay hai phút sau cơ thể ông ấy giật lên và trút hơi thở cuối cùng. Khi xác ông hoàn toàn lạnh tôi rút tay về và nhìn quanh. Mọi người xung quanh ngồi hay đứng đều hoan hỉ và an nhiên tự tại. Cả nhà không một tiếng khóc. Đó là một cuộc tiễn đưa người chết rất hay, theo đúng lời tôi căn dặn trong các buổi thuyết giảng. Tôi từ giã mọi người và bảo thân nhân bạn bè người chết bây giờ có thể tha hồ khóc lóc, vì vào lúc này sự thương tiếc không còn ảnh hưởng đến người quá vãng nữa.
Câu chuyện trên đã đánh tan mọi mối nghi ngờ từ trước về câu kệ diễn tả năm hình ảnh xuất hiện trong trí người sắp chết do Hòa Thượng Jnanishwar đọc và tôi cũng từng thấy những câu tương tự trong kinh điển. Sau này, khi phân tích về cái chết của ông Chowdhury, tôi nhận ra rằng mỗi giai đoạn đều có một hình tướng (nimitta) tương xứng với trạng thái của tâm (citta). Cảnh cây Bồ đề và cha mẹ đã khuất là kết quả của nghiệp tướng (kamma nimitta). Đó là yếu tố quan trọng trong tâm thức do thiện nghiệp gây ra. Thế nhưng sau này ông ta thấy người tóc dài và hai con chim bồ câu hoặc hình ảnh ngạ quỷ. Đó là dấu hiệu của những việc bất thiện ông đã làm. Nghe kinh tụng đã xua đuổi được tư tưởng bất thiện và kết quả là hình ảnh ma quái lẫn muông thú biến mất. Tâm trở nên an tịnh nhờ nghe kinh kệ và thọ Ngũ Giới nên hình ảnh chư Thiên xuất hiện. Cho đến phút cuối trạng thái tâm trong sạch này mạnh hơn hết. Tâm này còn mạnh hơn cả tâm khi thấy song thân. Hình ảnh cha mẹ đã biến mất để cuối cùng con đường lên thiên giới hiển lộ cho người hấp hối thư thái ra đi.
Kết luận câu chuyện này là giây phút cuối trong đời sẽ có ảnh hưởng mạnh đưa chúng ta về cảnh giới cao hơn hay thấp hơn. Vì thế bổn phận của thân nhân người đang hấp hối là hãy nhắc nhở cho người đó những việc thiện đã làm trong đời và tụng kinh niệm Phật luôn luôn. Chúng ta không nên làm tâm thức người đó mê mờ qua sự khóc than hay khiến họ lo nghĩ đến chuyện thế tục. Tôi cũng hiểu thêm rằng cho dù mộ đạo hay làm việc thiện đến đâu chăng nữa, chúng ta không thể đạt được giải thoát hoặc lên cõi Niết bàn. Mọi hành vi thiện chỉ có thể giúp chúng ta tái sinh lên cõi an vui như cõi trời hoặc Phạm thiên chẳng hạn. Chỉ khi hành thiền Tuệ Quán (vipassana-bhavana) chúng ta mới thoát khỏi được mười kiết sử (dasa samyojana) và đạt được bốn quả Thánh đưa đến Giải Thoát. Bốn quả Thánh đó là Nhập Lưu, Nhất Lai, Bất Lai và A-la-hán. Ba kiết sử đầu tiên là thân kiến (sakkaya-ditthi), hoài nghi (vicikiccha), và giới cấm thủ (silabbata-paramasa) chỉ vượt qua được khi đạt quả Nhập Lưu. Ai đã đạt được quả vị này sẽ không tái sinh vào bốn khổ cảnh:
Địa Ngục, Ngạ Quỷ, Súc Sinh, và A -tu-la. Không những thế, các Ngài không tái sinh quá bảy lần. Khi lâm chung, các Ngài chỉ thấy hình ảnh cõi người hay cõi trời mà thôi. Tỳ kheo Tịnh Đức có bình luận thêm rằng nếu người hấp hối thấy máu, đâm chém hoặc hình ảnh nào có sắc thái giận dữ thì sẽ tái sinh trong cõi A-tu-la. Có hai loại A-tu-la (Asuras): A-tu-la Thiên và A-tu-la thọ khổ. Ai hành thiền tiến xa hơn nữa sẽ đạt được quả vị Nhất lai khi kiết sử thứ tư là dục ái (kamaraga) và thứ năm là sân hận (patigha) đã bị suy yếu. Các Ngài chỉ còn tái sinh thêm một lần mà thôi. Hình ảnh hiện ra khi hấp hối cũng là hình ảnh cõi người hay cõi trời. Người nào hành thiền và diệt được hoàn toàn kiết sử thứ tư và thứ năm, nghĩa là dục ái (kamaraga) và sân hận (patigha), sẽ không tái sinh lại cõi người nữa. Các Ngài sẽ tái sinh vào thiên giới gọi là Tịnh Cư Thiên, và sẽ nhập Niết bàn sau đó. Những vị này chỉ nhận được hình ảnh chư Thiên khi hấp hối.
Khi hành thiền nếu tiến được xa hơn, chúng ta có thể đạt được quả A-la-hán khi loại trừ năm kiết sử còn lại. Đó là sắc ái (rupa-raga), vô sắc ái (arupa-raga), mạn (mana), trạo cử (uddhacca) và vô minh (avijja). Các Ngài đã đạt được quả vị cuối cùng và khi lìa cõi đời sẽ không thấy hình ảnh gì cả. Niết bàn là đích cuối cùng do Đức Phật tìm thấy qua thiền Tuệ Quán. Các đệ tử của Ngài đi trên con đường do Ngài chỉ dạy, và phải nhờ thiền Tuệ Quán mới đạt đến Niết bàn. Những hình ảnh hiện ra chỉ là những ánh đèn khi mờ khi tỏ tạm soi kiếp sống con người. Mục tiêu cuối cùng ngọn đèn sáng thật sự ở cõi Niết bàn chỉ đạt được qua thiền Tuệ Quán mà thôi.
Hải Trần dịch Việt
#277
Gửi vào 12/09/2011 - 07:44
MA TRONG PHÒNG GIẶT
Người ta thường đồn đại các khách sạn không nhiều thì ít đều bị ma quỷ trấn giữ. Thật tình mà nói ma quỷ trong khách sạn cũng không có gì đáng sợ cho lắm, khi ta chỉ nghe những người làm việc hay từng trọ tại khách sạn thuật lại, rằng họ thấy bóng trắng đi qua đi lại, hoặc ma quỷ hiện hình kêu gọi trong mơ. Tuy nhiên có những loại ma trong khách sạn đáng sợ hơn hết. Sau đây là câu chuyện được kể lại bởi một người bạn thân của tôi, Tùng (đã được đổi tên khác). Anh là một nhân viên bảo vệ lâu năm tại khách sạn ba sao ở Việt Nam. Ca làm của Tùng thường vào sau mười giờ đêm.
Ngày hôm đó khách trọ không nhiều và cho đến mười hai giờ đêm Tùng không gặp bất cứ một người nào quanh đó. Kể từ lúc đó cho đến sáng hôm sau, không ai còn nhìn thấy Tùng làm việc tại khách sạn đó nữa. Anh đã nộp đơn xin nghỉ việc. Giám đốc khách sạn rất thắc mắc trước nguyên nhân nghỉ việc của Tùng, và hỏi anh chuyện gì đã xảy ra. Tùng thuật lại như sau: Vào khoảng mười hai giờ đêm, như mọi khi Tùng đi tuần quanh khách sạn. Khi đi ngang qua phòng giặt của khách sạn, Tùng chợt cảm thấy xương sống của mình lạnh toát. Tùng ngó lên trần nhà và nghĩ rằng hệ thống điều hoà có lẽ đã bị hỏng. Anh xem như chuyện đó không có gì đặc biệt. Vừa bước chân khỏi phòng giặt được mấy bước, anh bỗng nghe một vài tiếng động khác thường.
Ban đầu tiếng động nghe lạch cạch, như có ai đang tìm cách mở cửa sổ chui vào phòng. Ở tận tầng năm? Vào giờ này? Tùng chăm chú lắng nghe, tay lăm lăm sẵn dùi cui. Anh bước từng bước vô phòng giặt, chưa kịp mở đèn lên thì đã nghe ba tiếng "tọc tọc tọc" từ lavabo (bồn nước) rồi một tiếng la thất thanh vang lên như muốn xé thủng màng nhĩ. Tiếng la khủng khiếp đã xé tan cả bầu không khí im lặng quanh đó. Tùng tháo mồ hôi hột và suýt nữa đã ngã bổ nhào xuống. Sau một vài giây trấn định tinh thần anh nghĩ rằng chắc có ai đó vì quá sợ hãi chuyện gì mà la to như vậy. Tùng bước vào phòng giặt. Nhiệt độ tại đây lạnh hơn cả ở ngoài trời. Không hiểu sao Tùng bỗng không tự chủ được mình. Hai hàm răng của Tùng va vào nhau run cầm cập. Anh muốn giơ tay bật công tắc đèn mà làm không nổi vì hai tay như đã cứng đơ.
Tùng lò dò mãi, khó nhọc lắm mới cử động được đôi tay và vớ được cây đèn pin đang giắt bên người. Anh bật đèn pin rọi khắp mọi ngõ ngách trong phòng giặt nhưng vẫn không thấy gì khả nghi. Không một bóng người. Tùng thở phào nhẹ nhõm. Anh quay lại định bật đèn phòng giặt cho sáng thêm thì... đứng ngay trước mặt anh khoảng năm mươi cm là một người đàn bà vận áo ngủ màu trắng. Một người đàn bà không đầu! Tùng muốn thét lên nhưng không hiểu sao chỉ phát ra được những tiếng "ục, ục" khó nghe từ cổ họng. Bộ phận duy nhất có thể cử động trên người Tùng là đôi mắt. Ðôi mắt của Tùng di chuyển dần dần xuống cánh tay gầy khẳng khiu của người đàn bà...
Trên cánh tay của người đàn bà là chiếc đầu đã bị rời khỏi cổ! Khiếp đảm hơn nữa, đôi mắt từ chiếc đầu đó lại đang nhìn chòng chọc vào Tùng, nửa như van lơn, lại nửa như hăm dọa. Tùng vì quá kinh hoảng tột độ nên đã té xuống sàn nhà ngất đi. Một vài tiếng sau Tùng tỉnh dậy, cả thể xác lẫn tinh thần đều mệt nhoài. Anh có cảm giác như vừa trải qua một cơn ác mộng. Sau nửa giờ, Tùng gọi taxi về nhà và ngay ngày hôm sau anh quyết định giã từ khách sạn "có ma" đó.
Kute muggle
Người ta thường đồn đại các khách sạn không nhiều thì ít đều bị ma quỷ trấn giữ. Thật tình mà nói ma quỷ trong khách sạn cũng không có gì đáng sợ cho lắm, khi ta chỉ nghe những người làm việc hay từng trọ tại khách sạn thuật lại, rằng họ thấy bóng trắng đi qua đi lại, hoặc ma quỷ hiện hình kêu gọi trong mơ. Tuy nhiên có những loại ma trong khách sạn đáng sợ hơn hết. Sau đây là câu chuyện được kể lại bởi một người bạn thân của tôi, Tùng (đã được đổi tên khác). Anh là một nhân viên bảo vệ lâu năm tại khách sạn ba sao ở Việt Nam. Ca làm của Tùng thường vào sau mười giờ đêm.
Ngày hôm đó khách trọ không nhiều và cho đến mười hai giờ đêm Tùng không gặp bất cứ một người nào quanh đó. Kể từ lúc đó cho đến sáng hôm sau, không ai còn nhìn thấy Tùng làm việc tại khách sạn đó nữa. Anh đã nộp đơn xin nghỉ việc. Giám đốc khách sạn rất thắc mắc trước nguyên nhân nghỉ việc của Tùng, và hỏi anh chuyện gì đã xảy ra. Tùng thuật lại như sau: Vào khoảng mười hai giờ đêm, như mọi khi Tùng đi tuần quanh khách sạn. Khi đi ngang qua phòng giặt của khách sạn, Tùng chợt cảm thấy xương sống của mình lạnh toát. Tùng ngó lên trần nhà và nghĩ rằng hệ thống điều hoà có lẽ đã bị hỏng. Anh xem như chuyện đó không có gì đặc biệt. Vừa bước chân khỏi phòng giặt được mấy bước, anh bỗng nghe một vài tiếng động khác thường.
Ban đầu tiếng động nghe lạch cạch, như có ai đang tìm cách mở cửa sổ chui vào phòng. Ở tận tầng năm? Vào giờ này? Tùng chăm chú lắng nghe, tay lăm lăm sẵn dùi cui. Anh bước từng bước vô phòng giặt, chưa kịp mở đèn lên thì đã nghe ba tiếng "tọc tọc tọc" từ lavabo (bồn nước) rồi một tiếng la thất thanh vang lên như muốn xé thủng màng nhĩ. Tiếng la khủng khiếp đã xé tan cả bầu không khí im lặng quanh đó. Tùng tháo mồ hôi hột và suýt nữa đã ngã bổ nhào xuống. Sau một vài giây trấn định tinh thần anh nghĩ rằng chắc có ai đó vì quá sợ hãi chuyện gì mà la to như vậy. Tùng bước vào phòng giặt. Nhiệt độ tại đây lạnh hơn cả ở ngoài trời. Không hiểu sao Tùng bỗng không tự chủ được mình. Hai hàm răng của Tùng va vào nhau run cầm cập. Anh muốn giơ tay bật công tắc đèn mà làm không nổi vì hai tay như đã cứng đơ.
Tùng lò dò mãi, khó nhọc lắm mới cử động được đôi tay và vớ được cây đèn pin đang giắt bên người. Anh bật đèn pin rọi khắp mọi ngõ ngách trong phòng giặt nhưng vẫn không thấy gì khả nghi. Không một bóng người. Tùng thở phào nhẹ nhõm. Anh quay lại định bật đèn phòng giặt cho sáng thêm thì... đứng ngay trước mặt anh khoảng năm mươi cm là một người đàn bà vận áo ngủ màu trắng. Một người đàn bà không đầu! Tùng muốn thét lên nhưng không hiểu sao chỉ phát ra được những tiếng "ục, ục" khó nghe từ cổ họng. Bộ phận duy nhất có thể cử động trên người Tùng là đôi mắt. Ðôi mắt của Tùng di chuyển dần dần xuống cánh tay gầy khẳng khiu của người đàn bà...
Trên cánh tay của người đàn bà là chiếc đầu đã bị rời khỏi cổ! Khiếp đảm hơn nữa, đôi mắt từ chiếc đầu đó lại đang nhìn chòng chọc vào Tùng, nửa như van lơn, lại nửa như hăm dọa. Tùng vì quá kinh hoảng tột độ nên đã té xuống sàn nhà ngất đi. Một vài tiếng sau Tùng tỉnh dậy, cả thể xác lẫn tinh thần đều mệt nhoài. Anh có cảm giác như vừa trải qua một cơn ác mộng. Sau nửa giờ, Tùng gọi taxi về nhà và ngay ngày hôm sau anh quyết định giã từ khách sạn "có ma" đó.
Kute muggle
#278
Gửi vào 16/09/2011 - 17:56
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN ĐỨC THẮNG
Nguyễn Quốc Thắng sinh ngày mùng 3 tháng 5 năm 1977, là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã sử dụng khả năng đặc biệt của mình để tìm hàng nghìn ngôi mộ các anh hùng liệt sĩ đã mất tích trở về với gia đình. Nguyễn Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội. Trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nông nghiệp. Vì vậy từ khi còn bé ông đã phải vất vả, ông vừa đi học vừa chăn Trâu cắt cỏ, buôn Sắn...
Năm mười ba tuổi ông có những linh cảm kỳ diệu về một thế giới vô hình đó là thế giới tâm linh, ông có thể cảm nhận trước được mọi việc. Khi ông nói ra mọi người đã cho rằng ông bị điên hay bị ma ám và không tin những lời ông nói, nhưng thời gian với những việc ông làm mọi người phải công nhận những khả năng kỳ diệu đó của ông.
Năm ông ba mươi tuổi ông đã gặp một biến cố lớn trong cuộc đời, ông bị tai nạn và chết lâm sàng ba ngày tại bệnh viện Sơn Tây, Hà Tây cũ, tưởng chừng ông không còn có thể sống sót nhưng ông đã thoát chết một cách kỳ diệu, sự thoát chết của ông như một phép màu kéo ông từ cõi chết trở về với cuộc sống, ông đã bình phục rất nhanh sự bình phục của ông cũng như một phép màu kỳ diệu mà không ai có thể lý giải nổi, chỉ sau ba ngày ông có thể đi lại bình thường.
Cũng từ sau sự kiện đó ông đã phát hiện ra mình có một khả năng siêu nhiên, ông có thể nhìn thấy mọi việc chỉ bằng trực giác của mình, ông có thể nhìn thấy và nói chuyện trực tiếp với người âm, từ đó ông bắt đầu hành trình đi tìm những ngôi mộ, ông đã tìm được hàng ngàn ngôi mộ của liệt sĩ cũng như của nhân dân bị thất lạc trở về với gia đình với quê hương.
Một lần ông đang đi tìm mộ tại xã Vũ An, tỉnh Thái Bình có một vong hồn trẻ liền chạy tới chặn đường, đứng trước mặt nhà ngoại cảm và nói:
- Nhà ngoại cảm ơn cứu cháu với, cháu khổ lắm, cháu đói rách lắm nhưng bố mẹ cháu không cúng thờ cháu.
Nhà ngoại cảm liền hỏi:
- cháu con nhà ai? và làm sao cháu chết?
Linh hồn trả lời:
- Cháu con mẹ Lý ở Đông Hưng, Đông Sơn, Thái Bình cháu bị chết đuối từ năm 1982.
Tìm hiểu qua người dân ở làng đó, được biết đó hoàn toàn là sự thật. Dòng họ Nguyễn Đức ở xã Vũ An, tỉnh Thái Bình, đã bị mất tích ngôi mộ trong dòng họ gần ba trăm năm từ thời nhà Lê, cũng được nhà ngoại cảm tìm thấy.
Ông còn tìm được rất nhiều ngôi mộ ở khắp đất nước như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên Gia Lai, Nghệ An... Ông có khả năng tìm mộ và áp vong qua điện thoại.
Nguyễn Quốc Thắng sinh ngày mùng 3 tháng 5 năm 1977, là một trong những nhà ngoại cảm nổi tiếng của Việt Nam. Ông đã sử dụng khả năng đặc biệt của mình để tìm hàng nghìn ngôi mộ các anh hùng liệt sĩ đã mất tích trở về với gia đình. Nguyễn Quốc Thắng sinh ra và lớn lên tại Phú Châu, Ba Vì, Hà Nội. Trong một gia đình nghèo, bố mẹ làm nông nghiệp. Vì vậy từ khi còn bé ông đã phải vất vả, ông vừa đi học vừa chăn Trâu cắt cỏ, buôn Sắn...
Năm mười ba tuổi ông có những linh cảm kỳ diệu về một thế giới vô hình đó là thế giới tâm linh, ông có thể cảm nhận trước được mọi việc. Khi ông nói ra mọi người đã cho rằng ông bị điên hay bị ma ám và không tin những lời ông nói, nhưng thời gian với những việc ông làm mọi người phải công nhận những khả năng kỳ diệu đó của ông.
Năm ông ba mươi tuổi ông đã gặp một biến cố lớn trong cuộc đời, ông bị tai nạn và chết lâm sàng ba ngày tại bệnh viện Sơn Tây, Hà Tây cũ, tưởng chừng ông không còn có thể sống sót nhưng ông đã thoát chết một cách kỳ diệu, sự thoát chết của ông như một phép màu kéo ông từ cõi chết trở về với cuộc sống, ông đã bình phục rất nhanh sự bình phục của ông cũng như một phép màu kỳ diệu mà không ai có thể lý giải nổi, chỉ sau ba ngày ông có thể đi lại bình thường.
Cũng từ sau sự kiện đó ông đã phát hiện ra mình có một khả năng siêu nhiên, ông có thể nhìn thấy mọi việc chỉ bằng trực giác của mình, ông có thể nhìn thấy và nói chuyện trực tiếp với người âm, từ đó ông bắt đầu hành trình đi tìm những ngôi mộ, ông đã tìm được hàng ngàn ngôi mộ của liệt sĩ cũng như của nhân dân bị thất lạc trở về với gia đình với quê hương.
Một lần ông đang đi tìm mộ tại xã Vũ An, tỉnh Thái Bình có một vong hồn trẻ liền chạy tới chặn đường, đứng trước mặt nhà ngoại cảm và nói:
- Nhà ngoại cảm ơn cứu cháu với, cháu khổ lắm, cháu đói rách lắm nhưng bố mẹ cháu không cúng thờ cháu.
Nhà ngoại cảm liền hỏi:
- cháu con nhà ai? và làm sao cháu chết?
Linh hồn trả lời:
- Cháu con mẹ Lý ở Đông Hưng, Đông Sơn, Thái Bình cháu bị chết đuối từ năm 1982.
Tìm hiểu qua người dân ở làng đó, được biết đó hoàn toàn là sự thật. Dòng họ Nguyễn Đức ở xã Vũ An, tỉnh Thái Bình, đã bị mất tích ngôi mộ trong dòng họ gần ba trăm năm từ thời nhà Lê, cũng được nhà ngoại cảm tìm thấy.
Ông còn tìm được rất nhiều ngôi mộ ở khắp đất nước như: Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Quảng Ninh, Hà Giang, Tuyên Quang, Lai Châu, Điện Biên Gia Lai, Nghệ An... Ông có khả năng tìm mộ và áp vong qua điện thoại.
Sửa bởi hiendde: 16/09/2011 - 17:56
#279
Gửi vào 16/09/2011 - 18:07
NHÀ NGOẠI CẢM QUỐC THẮNG VÀ SỰ TRỞ VỀ CỦA CÁC LINH HỒN
Thế giới tâm linh, một thế giới vô hình gây nhiều tranh cãi, người tin, kẻ ngờ, nhưng vẫn không ai có thể lý giải nổi cái thế giới huyền bí đó. Sau đây là một số câu chuyện về cuộc hành trình của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng, giúp phần nào hiểu rõ hơn về thế giới bí ẩn này cùng với những giây phút ly kỳ, làm cho người nghe cảm thấy nửa tin nửa ngờ, nhưng đây hoàn toàn là sự thật trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương.
Tháng 11 năm 2010 khi nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đi tìm ngôi mộ cho gia đình Ông Nguyễn Văn Vạn ở tỉnh Yên Bái quê ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ngôi mộ của Ông Nguyễn Văn Lũy đã bị mất tích hơn sáu mươi năm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã tiếp cận trực tiếp với linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy.
Linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đã bị chết ở một cái đình làng cách đây hơn sáu mươi năm về trước vào thời Pháp thuộc, đến nay ngôi đình này đã bị phá đi và xây dựng thành một trường tiểu học, trường đó là Trường tiểu học xã An Châu.
Theo sự chỉ dẫn của linh hồn nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng gia đình dòng họ ông Nguyễn Văn Vạn đã đến trường tiểu học xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng gia đình đến giữa sân trường, thì linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy lại xuất hiện và tiếp tục nói chuyện với nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng.
Ông nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm ở giữa vườn rau của sân trường này, tôi nằm đây không phải một mình mà cùng với hai người bạn nữa, chúng tôi nằm đây đã hơn sáu mươi năm rồi, tôi được nằm ở trên vườn rau này còn hai người bạn tôi nằm ở chỗ kia. Chỗ đó trước đây là một cái giếng của đình làng này đã bị san lấp đi rồi, hai người bạn của tôi vẫn đang bị vùi dưới đó.
Linh hồn ông Nguyễn Văn Lũy đã dẫn nhà ngoại cảm đến vườn rau trong sân trường tiểu học xã An Châu, khi đến vườn rau chỗ ông nằm linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy lại Tiếp tục nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm ở chỗ này này...
Linh hồn của ông Lũy đã chỉ cho nhà ngoại cảm nơi hài cốt của mình đang nằm, được sự chỉ dẫn của linh hồn nhà ngoại cảm đã tìm lại được toàn bộ phần xương của ông còn xót lại để mang về với gia đình.
Một cuộc hành trình gian nan, vất vả và đáng nhớ nhất thì phải nói đến hành trình đi tìm ngôi mộ bị mất tích của cụ Mười. Vào tháng 2 năm 2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng lại trở về quê lúa Thái Bình để tìm ngôi mộ cụ Vũ Thị Mười, là bà nội của vị sư Thích Đàm Tuất trụ trì chùa Rèm, tại Huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Cuộc tìm kiếm diễn ra vô cùng khó khăn và vất vả, suốt hai ngày trời mưa gió rét tầm tả, nhà ngoại cảm cùng gia đình lặn lội ngoài đồng mà vô vọng, lúc này nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã cảm thấy chán nản mệt mỏi, ông đã muốn bỏ cuộc nhưng đêm về ông trăn trở suy nghĩ và quyết tâm tìm bằng được ngôi mộ này.
Đến ngày thứ ba trời vẫn mưa rét ông lại tiếp tục ra cánh đồng, lúc này ông đã dồn hết tâm huyết của mình để tìm bằng được ngôi mộ cho gia đình sư Thích Đàm Tuất. Mọi công lao nỗ lực của ông cuối cùng cũng được đền đáp, trong ngày thứ ba đi tìm ông đã gặp được một linh hồn đã bị chết cháy nhiều năm, một linh hồn rách rưới, khổ cực, linh hồn này đã chạy lại chặn đường đứng trước mặt ông và nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Hãy thương tôi với, hãy giúp tôi với...
Ông liền hỏi:
- Cụ là ai? Sao cụ lại chết? Sao cụ lại rách rưới khổ sở thế này?
Linh hồn liền trả lời:
- Tôi tên là Bơ, tên thường gọi là cụ Tèo, gia đình con cháu tôi đang ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tôi xin nhà ngoại cảm hãy giúp tôi với, tôi khổ lắm, đói rách lắm. Tôi bị chết cháy đã mấy chục năm nay, hiện giờ tôi rất khổ, nhà ngoại cảm hãy giúp tôi nói lại với con cháu tôi đốt cho tôi ít quần áo...
Linh hồn nói tiếp:
- Trong ba ngày nay chính tôi đã không cho nhà ngoại cảm tiếp cận và tìm thấy linh hồn của bà Vũ Thị Mười, nhà ngoại cảm hãy giúp tôi, tôi sẽ không cản đường ông đi tìm hài cốt của bà Vũ Thị Mười nữa...
Khi nhận được sự đồng ý của nhà ngoại cảm linh hồn biến mất. Ngay sau khi nói chuyện với linh hồn cụ Bơ (cụ Tèo) xong, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã tiếp cận được với linh hồn của cụ Vũ Thị Mười. Giúp cụ trở về với gia đình. Diễn biến quá trình tìm hai ngôi mộ trên trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân hai huyện và được sự xác nhận của ủy ban nhân dân xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
ST
Thế giới tâm linh, một thế giới vô hình gây nhiều tranh cãi, người tin, kẻ ngờ, nhưng vẫn không ai có thể lý giải nổi cái thế giới huyền bí đó. Sau đây là một số câu chuyện về cuộc hành trình của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng, giúp phần nào hiểu rõ hơn về thế giới bí ẩn này cùng với những giây phút ly kỳ, làm cho người nghe cảm thấy nửa tin nửa ngờ, nhưng đây hoàn toàn là sự thật trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân và chính quyền địa phương.
Tháng 11 năm 2010 khi nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đi tìm ngôi mộ cho gia đình Ông Nguyễn Văn Vạn ở tỉnh Yên Bái quê ở huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình, ngôi mộ của Ông Nguyễn Văn Lũy đã bị mất tích hơn sáu mươi năm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã tiếp cận trực tiếp với linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy.
Linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đã bị chết ở một cái đình làng cách đây hơn sáu mươi năm về trước vào thời Pháp thuộc, đến nay ngôi đình này đã bị phá đi và xây dựng thành một trường tiểu học, trường đó là Trường tiểu học xã An Châu.
Theo sự chỉ dẫn của linh hồn nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng gia đình dòng họ ông Nguyễn Văn Vạn đã đến trường tiểu học xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình. Khi nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng gia đình đến giữa sân trường, thì linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy lại xuất hiện và tiếp tục nói chuyện với nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng.
Ông nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm ở giữa vườn rau của sân trường này, tôi nằm đây không phải một mình mà cùng với hai người bạn nữa, chúng tôi nằm đây đã hơn sáu mươi năm rồi, tôi được nằm ở trên vườn rau này còn hai người bạn tôi nằm ở chỗ kia. Chỗ đó trước đây là một cái giếng của đình làng này đã bị san lấp đi rồi, hai người bạn của tôi vẫn đang bị vùi dưới đó.
Linh hồn ông Nguyễn Văn Lũy đã dẫn nhà ngoại cảm đến vườn rau trong sân trường tiểu học xã An Châu, khi đến vườn rau chỗ ông nằm linh hồn của ông Nguyễn Văn Lũy lại Tiếp tục nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm ở chỗ này này...
Linh hồn của ông Lũy đã chỉ cho nhà ngoại cảm nơi hài cốt của mình đang nằm, được sự chỉ dẫn của linh hồn nhà ngoại cảm đã tìm lại được toàn bộ phần xương của ông còn xót lại để mang về với gia đình.
Một cuộc hành trình gian nan, vất vả và đáng nhớ nhất thì phải nói đến hành trình đi tìm ngôi mộ bị mất tích của cụ Mười. Vào tháng 2 năm 2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng lại trở về quê lúa Thái Bình để tìm ngôi mộ cụ Vũ Thị Mười, là bà nội của vị sư Thích Đàm Tuất trụ trì chùa Rèm, tại Huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
Cuộc tìm kiếm diễn ra vô cùng khó khăn và vất vả, suốt hai ngày trời mưa gió rét tầm tả, nhà ngoại cảm cùng gia đình lặn lội ngoài đồng mà vô vọng, lúc này nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã cảm thấy chán nản mệt mỏi, ông đã muốn bỏ cuộc nhưng đêm về ông trăn trở suy nghĩ và quyết tâm tìm bằng được ngôi mộ này.
Đến ngày thứ ba trời vẫn mưa rét ông lại tiếp tục ra cánh đồng, lúc này ông đã dồn hết tâm huyết của mình để tìm bằng được ngôi mộ cho gia đình sư Thích Đàm Tuất. Mọi công lao nỗ lực của ông cuối cùng cũng được đền đáp, trong ngày thứ ba đi tìm ông đã gặp được một linh hồn đã bị chết cháy nhiều năm, một linh hồn rách rưới, khổ cực, linh hồn này đã chạy lại chặn đường đứng trước mặt ông và nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Hãy thương tôi với, hãy giúp tôi với...
Ông liền hỏi:
- Cụ là ai? Sao cụ lại chết? Sao cụ lại rách rưới khổ sở thế này?
Linh hồn liền trả lời:
- Tôi tên là Bơ, tên thường gọi là cụ Tèo, gia đình con cháu tôi đang ở xã Hồng Tiến, huyện Kiến Xương, tỉnh Thái Bình. Tôi xin nhà ngoại cảm hãy giúp tôi với, tôi khổ lắm, đói rách lắm. Tôi bị chết cháy đã mấy chục năm nay, hiện giờ tôi rất khổ, nhà ngoại cảm hãy giúp tôi nói lại với con cháu tôi đốt cho tôi ít quần áo...
Linh hồn nói tiếp:
- Trong ba ngày nay chính tôi đã không cho nhà ngoại cảm tiếp cận và tìm thấy linh hồn của bà Vũ Thị Mười, nhà ngoại cảm hãy giúp tôi, tôi sẽ không cản đường ông đi tìm hài cốt của bà Vũ Thị Mười nữa...
Khi nhận được sự đồng ý của nhà ngoại cảm linh hồn biến mất. Ngay sau khi nói chuyện với linh hồn cụ Bơ (cụ Tèo) xong, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã tiếp cận được với linh hồn của cụ Vũ Thị Mười. Giúp cụ trở về với gia đình. Diễn biến quá trình tìm hai ngôi mộ trên trước sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân hai huyện và được sự xác nhận của ủy ban nhân dân xã An Châu, huyện Đông Hưng, tỉnh Thái Bình.
ST
#280
Gửi vào 16/09/2011 - 18:18
NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN QUỐC THẮNG VÀ NGÔI MỘ 300 NĂM
Cuộc tìm kiếm những linh hồn xấu số còn đang bị thất lạc nhiều năm của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng luôn là những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ. Những cuộc tìm kiếm đó vô cùng gian nan, khó khăn và vất vả. Vào những ngày đầu tháng 5 của năm 2011, dưới cái nắng chói chang gay gắt của những ngày hè tháng năm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã đi tìm lại ngôi mộ bị thất lạc gần 300 năm (vào khoảng thế kỳ thứ XVIII) của dòng họ Nguyễn Duy tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đó là ngôi mộ tổ của gia đình anh Nguyễn Duy Sơn, quê ở Nghệ An và hiện đang sinh sống tại tỉnh Phú Thọ.
Đây là ngôi mộ của một cụ bà, đó là cụ Đặng Thị Miền đã mất cách đây gần 300 năm và bị thất lạc từ ngày đó đến nay. Dòng họ Nguyễn Duy đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không có kết quả, họ luôn đau đáu nỗi niềm rằng sẽ phải tìm bằng được ngôi mộ của cụ Đặng Thị Miền, để đưa về quy tập tại nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy, cũng như gia đình tổ tiên dòng họ. Thấu hiểu tâm nguyện của gia đình và dòng họ Nguyễn Duy. Vào tháng 5 năm 2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng dòng họ Nguyễn Duy tại tỉnh Nghệ An tiến hành cuộc tìm kiếm linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
Những ngày đầu tìm kiếm, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng dòng họ lặn lội tại một cánh đồng hoang nơi cách đây gần 300 năm cụ Miền yên nghỉ. Tại đây công cuộc tìm kiếm diễn ra vô cùng gian nan vất vả, ở một cánh đồng hoang không một bóng cây, một ngôi nhà dưới cái nắng gay gắt của những ngày đầu tháng 5 nhưng cuộc tìm kiếm không có kết quả.
Ngày thứ nhất: Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng không thể nhìn thấy và tiếp cận được với linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
Ngày thứ hai: Nhà ngoại cảm đã nhìn thấy và tiếp cận được với linh hồn cụ Miền. Nhà ngoại cảm hỏi:
- Dạ, cụ cho cháu hỏi, cụ có phải là cụ Miền không ạ?
Nhưng lạ thay linh hồn cụ Đặng Thị Miền không nói gì và quay đi.
- Dạ thưa cụ. Nhà ngoại cảm hỏi tiếp:
- Dòng họ Nguyễn Duy đã nhiều năm nay đi tìm cụ nhưng không tìm được, hôm nay đã gặp được cụ ở đây xin cho cháu biết hiện giờ cụ đang nằm ở đâu ạ?
Linh hồn cụ Miền vẫn không nói gì và quay lưng bỏ đi. Lúc này, nhà ngoại cảm rất băn khoăn và phân vân không hiểu lý do vì sao mà linh hồn cụ Miền lại không nói gì và bỏ đi như vậy.
Ngày thứ ba: Nhà ngoại cảm lại tiếp cận được với linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
- Thưa cụ. Nhà ngoại cảm hỏi:
- Cụ là cụ Miền phải không ạ?
Linh hồn vẫn không trả lời. Nhà ngoại cảm tiếp tục.
- Thưa cụ, đã nhiều năm nay dòng họ muốn tìm cụ về và quy tập vào nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy nhưng không tìm được, không biết giờ cụ thất lạc ở đâu? Gia đình thương đi gọi, nhớ đi tìm nay thấy cụ ở đây có gì cụ cứ cho cháu biết.
Sau một hồi thuyết phục, linh hồn cụ Đặng Thị Miền mới chịu nói chuyện với nhà ngoại cảm.
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi không nằm ở đây nữa đâu mà tìm. Nhà ngoại cảm tìm tôi ở đây thì không thấy nữa đâu.
- Vậy cụ đang nằm ở đâu ạ? Nhà ngoại cảm hỏi.
- Tôi đang nằm trong khu nhà của một gia đình, tại một ngôi làng. Ngôi mộ của tôi là ngôi mộ cổ kính nhất vì tôi đã nằm đây gần 300 năm.
Nhà ngoại cảm tiếp tục hỏi:
- Ngôi nhà đó ở đâu ạ?
Cụ Miền trả lời:
- Ngôi nhà đó ở xóm Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ. Nhà ngoại cảm cứ đến đó, tôi sẽ chỉ cho.
Lúc này mọi thông tin về linh hồn cụ Miền đã gần như được tìm thấy. Nhà ngoại cảm cùng gia đình tìm vào xã Thọ Đồng, huyện Quỳnh Thọ. Đến đây linh hồn lại xuất hiện, đưa nhà ngoại cảm và gia đình đến trước cổng một ngôi nhà được xây kiên cố của một gia đình tại xóm Thọ Đồng. Linh hồn tiếp tục nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm trong kia kìa.
- Chỗ tôi nằm là trong khu vườn, cạnh gần móng ngôi nhà xây kia. Tôi đã được đưa đến đây nhiều năm và nằm đó đến tận bây giờ.
Lúc này, nhà ngoại cảm cùng dòng họ Nguyễn Duy đi thẳng vào ngôi nhà trước sự ngạc nhiên của gia đình chủ nhà. Sau khi được nhà ngoại cảm và gia đình giải thích, chủ nhà đã đồng ý cho nhà ngoại cảm cùng dòng họ Nguyễn Duy vào tìm kiếm. Vào đến nơi, cụ Đặng Thị Miền đã chỉ cho nhà ngoại cảm chỗ cụ nằm. Tại đây, gia đình dòng họ Nguyễn Duy đã đào và tìm thấy toàn bộ hài cốt của cụ Đặng Thì Miền trước sự ngạc nhiên của gia đình chủ nhà, cùng với sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân và sự xác nhận của chính quyền địa phương xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu.
Linh hồn cụ Miền đã được quy tập về với nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy trước sự biết ơn sâu sắc của dòng họ với nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng. Với bao gian nan, vất vả nhưng bằng sự tâm huyết và lòng nhiệt tình của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng. Ông đã thỏa mãn được tâm nguyện bao lâu nay của gia đình anh Nguyễn Duy Sơn, cũng như dòng họ Nguyễn Duy là đưa cụ Miền về với gia đình và tổ tiên.
ST
Cuộc tìm kiếm những linh hồn xấu số còn đang bị thất lạc nhiều năm của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng luôn là những câu chuyện bí ẩn, ly kỳ. Những cuộc tìm kiếm đó vô cùng gian nan, khó khăn và vất vả. Vào những ngày đầu tháng 5 của năm 2011, dưới cái nắng chói chang gay gắt của những ngày hè tháng năm. Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng đã đi tìm lại ngôi mộ bị thất lạc gần 300 năm (vào khoảng thế kỳ thứ XVIII) của dòng họ Nguyễn Duy tại huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Đó là ngôi mộ tổ của gia đình anh Nguyễn Duy Sơn, quê ở Nghệ An và hiện đang sinh sống tại tỉnh Phú Thọ.
Đây là ngôi mộ của một cụ bà, đó là cụ Đặng Thị Miền đã mất cách đây gần 300 năm và bị thất lạc từ ngày đó đến nay. Dòng họ Nguyễn Duy đã nhiều lần tìm kiếm nhưng không có kết quả, họ luôn đau đáu nỗi niềm rằng sẽ phải tìm bằng được ngôi mộ của cụ Đặng Thị Miền, để đưa về quy tập tại nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy, cũng như gia đình tổ tiên dòng họ. Thấu hiểu tâm nguyện của gia đình và dòng họ Nguyễn Duy. Vào tháng 5 năm 2011, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng dòng họ Nguyễn Duy tại tỉnh Nghệ An tiến hành cuộc tìm kiếm linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
Những ngày đầu tìm kiếm, nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng cùng dòng họ lặn lội tại một cánh đồng hoang nơi cách đây gần 300 năm cụ Miền yên nghỉ. Tại đây công cuộc tìm kiếm diễn ra vô cùng gian nan vất vả, ở một cánh đồng hoang không một bóng cây, một ngôi nhà dưới cái nắng gay gắt của những ngày đầu tháng 5 nhưng cuộc tìm kiếm không có kết quả.
Ngày thứ nhất: Nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng không thể nhìn thấy và tiếp cận được với linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
Ngày thứ hai: Nhà ngoại cảm đã nhìn thấy và tiếp cận được với linh hồn cụ Miền. Nhà ngoại cảm hỏi:
- Dạ, cụ cho cháu hỏi, cụ có phải là cụ Miền không ạ?
Nhưng lạ thay linh hồn cụ Đặng Thị Miền không nói gì và quay đi.
- Dạ thưa cụ. Nhà ngoại cảm hỏi tiếp:
- Dòng họ Nguyễn Duy đã nhiều năm nay đi tìm cụ nhưng không tìm được, hôm nay đã gặp được cụ ở đây xin cho cháu biết hiện giờ cụ đang nằm ở đâu ạ?
Linh hồn cụ Miền vẫn không nói gì và quay lưng bỏ đi. Lúc này, nhà ngoại cảm rất băn khoăn và phân vân không hiểu lý do vì sao mà linh hồn cụ Miền lại không nói gì và bỏ đi như vậy.
Ngày thứ ba: Nhà ngoại cảm lại tiếp cận được với linh hồn cụ Đặng Thị Miền.
- Thưa cụ. Nhà ngoại cảm hỏi:
- Cụ là cụ Miền phải không ạ?
Linh hồn vẫn không trả lời. Nhà ngoại cảm tiếp tục.
- Thưa cụ, đã nhiều năm nay dòng họ muốn tìm cụ về và quy tập vào nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy nhưng không tìm được, không biết giờ cụ thất lạc ở đâu? Gia đình thương đi gọi, nhớ đi tìm nay thấy cụ ở đây có gì cụ cứ cho cháu biết.
Sau một hồi thuyết phục, linh hồn cụ Đặng Thị Miền mới chịu nói chuyện với nhà ngoại cảm.
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi không nằm ở đây nữa đâu mà tìm. Nhà ngoại cảm tìm tôi ở đây thì không thấy nữa đâu.
- Vậy cụ đang nằm ở đâu ạ? Nhà ngoại cảm hỏi.
- Tôi đang nằm trong khu nhà của một gia đình, tại một ngôi làng. Ngôi mộ của tôi là ngôi mộ cổ kính nhất vì tôi đã nằm đây gần 300 năm.
Nhà ngoại cảm tiếp tục hỏi:
- Ngôi nhà đó ở đâu ạ?
Cụ Miền trả lời:
- Ngôi nhà đó ở xóm Thọ Đồng, xã Quỳnh Thọ. Nhà ngoại cảm cứ đến đó, tôi sẽ chỉ cho.
Lúc này mọi thông tin về linh hồn cụ Miền đã gần như được tìm thấy. Nhà ngoại cảm cùng gia đình tìm vào xã Thọ Đồng, huyện Quỳnh Thọ. Đến đây linh hồn lại xuất hiện, đưa nhà ngoại cảm và gia đình đến trước cổng một ngôi nhà được xây kiên cố của một gia đình tại xóm Thọ Đồng. Linh hồn tiếp tục nói:
- Nhà ngoại cảm ơi! Tôi đang nằm trong kia kìa.
- Chỗ tôi nằm là trong khu vườn, cạnh gần móng ngôi nhà xây kia. Tôi đã được đưa đến đây nhiều năm và nằm đó đến tận bây giờ.
Lúc này, nhà ngoại cảm cùng dòng họ Nguyễn Duy đi thẳng vào ngôi nhà trước sự ngạc nhiên của gia đình chủ nhà. Sau khi được nhà ngoại cảm và gia đình giải thích, chủ nhà đã đồng ý cho nhà ngoại cảm cùng dòng họ Nguyễn Duy vào tìm kiếm. Vào đến nơi, cụ Đặng Thị Miền đã chỉ cho nhà ngoại cảm chỗ cụ nằm. Tại đây, gia đình dòng họ Nguyễn Duy đã đào và tìm thấy toàn bộ hài cốt của cụ Đặng Thì Miền trước sự ngạc nhiên của gia đình chủ nhà, cùng với sự chứng kiến của đông đảo quần chúng nhân dân và sự xác nhận của chính quyền địa phương xã Quỳnh Thọ, huyện Quỳnh Lưu.
Linh hồn cụ Miền đã được quy tập về với nghĩa trang dòng họ Nguyễn Duy trước sự biết ơn sâu sắc của dòng họ với nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng. Với bao gian nan, vất vả nhưng bằng sự tâm huyết và lòng nhiệt tình của nhà ngoại cảm Nguyễn Quốc Thắng. Ông đã thỏa mãn được tâm nguyện bao lâu nay của gia đình anh Nguyễn Duy Sơn, cũng như dòng họ Nguyễn Duy là đưa cụ Miền về với gia đình và tổ tiên.
ST
#281
Gửi vào 16/09/2011 - 19:04
VỀ NHÀ NGOẠI CẢM NGUYỄN NGỌC HOÀI
Nguyễn Ngọc Hoài là một trong mười nhà ngoại cảm xuất sắc nhất trong mười năm 1997-2007, đã được các tổ chức của Việt Nam là UIA, Viện Khoa học Hình sự, Trung tâm Bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống, tặng bằng khen ngày 21-7-2007. Nguyễn Ngọc Hoài sinh năm 1965, quê ở Thái Bình, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Điện Biên. Vợ Chồng chị với ba đứa con ngoan ngoãn sống trong một gia đình hạnh phúc. Chị người nhỏ nhắn, mảnh mai, tính tình điềm đạm, cởi mở dễ gần. Trông chị chẳng có gì khác biệt với những người phụ nữ cùng trang lứa. Cuộc sống của chị và gia đình chị cũng bình dị như mọi gia đình khác. Ngoài công việc tâm linh bận rộn tổn hao nhiều sức lực, trí tuệ chị còn phải lo làm tròn chức phận làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ trong gia đình.
Chị không theo đạo nào cả. Việc chị trở thành nhà ngoại cảm cũng chẳng có gì là ly kỳ, bí hiểm, chị cũng chẳng chết đi sống lại như một số nhà ngoại cảm khác. Song con đường trở thành nhà ngoại cảm của chị cũng đầy gian truân, vất vả, chẳng dễ dàng chút nào. Cách đây tám năm, khởi đầu chị phải đến tận nơi mới tìm được mộ, chị không đi thì bị ốm. Có không ít lần chị phải mang theo cả con nhỏ lên núi cao rừng rậm tìm mộ hàng nửa tháng liền dưới trời mùa đông giá rét như cắt thịt hay mùa hè nắng nóng như đổ lửa, với những cơn mưa nguồn bất chợt, với vắt và muỗi rừng nhiều vô kể, đó là chưa kể đến những nguy hiểm luôn rình rập như thú dữ, rắn độc, lở núi...
Vượt qua được những thử thách đó, khả năng ngoại cảm của chị càng ngày càng được nâng cao, phong phú và hiệu quả hơn. Từ khi có khả năng ngoại cảm cơ thể và sức khỏe của chị vẫn bình thường chỉ thỉnh thoảng chị bị những cơn đau nhức xương ghê gớm nhưng chỉ kéo dài vài giờ, sau lại tự nhiên khỏi. Với khả năng ngoại cảm đã được thực tế chứng minh, cách đây vài năm từ thành phố Điện Biên xa xôi, chị được mời về Thủ đô làm việc tại Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Trong cuộc sống thường nhật cũng như khi làm việc chị không xưng là “Cậu” này, “Cô” nọ, “Thầy” kia... mà chị xưng hô tùy theo lứa tuổi rất thân mật, gần gũi và lễ phép. Chị xưng chị với người ít tuổi hơn, xưng em với người hơn tuổi, xưng cháu đối với người đáng tuổi chú, bác... Chị ứng xử với mọi người rất có văn hóa, lịch sự, chân thành và thẳng thắn. Cách làm việc của chị cũng chẳng có gì khác thường, chị không nhảy đồng múa may quay cuồng hay lầm rầm khấn vái như các thầy, cô khác. Đầu giờ chị thắp hương và vái một vài vái, rồi ngồi vào bàn giấy làm việc. Trên bàn làm việc của chị chỉ có giấy, bút, tài liệu và điện thoại. Khách đến tìm mộ, hỏi những vướng mắc về phần Âm thường mang lễ tùy tâm, cứ tự động đặt lên bàn lễ, chị chẳng cần biết nhiều hay ít. Chị đối xử với ai cũng như ai, không phân biệt sang hèn, không thành kiến với quá khứ của người chết và người đi tìm mộ. Chị thường quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người già cả, những người có hoàn cảnh khó khăn...
Nếu có ai đó đặt vấn đề nhờ chị giúp, tốn kém bao nhiêu cũng xin đáp ứng thì chị từ chối ngay. Trái lại, đối với những người có tâm chị giúp đỡ rất tận tình, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì. Trường hợp ai đó đến lượt làm xong phần thủ tục (ghi họ tên địa chỉ người đi tìm, quan hệ với người cần tìm, họ tên, quê quán người mất...) mà chị bảo không thấy vong về, chị nói hoàn cảnh gia đình của vong toàn sai cả hoặc nói đúng dưới 70% thì chị sẽ không vẽ sơ đồ, không hướng dẫn tìm mộ, có nài nỉ chị cũng vô ích vì không chắc chắn chị không bao giờ hướng dẫn bừa. Lương tâm luôn nhắc nhở chị điều đó, sự thận trọng là một trong những nguyên tắc làm việc của chị. Chính vì vậy ai không được việc cũng vui lòng.
Thực tế cho thấy những trường hợp tìm mộ mà chị đã vẽ được sơ đồ thì hầu như đều tìm thấy, chỉ có điều là dễ hay khó, nhanh hay chậm và người đi tìm có lòng tin và quyết tâm hay không. Trường hợp chị vẽ được sơ đồ nhưng không tìm thấy mộ cũng có, nhưng không nhiều. Sơ đồ chị vẽ ra một cách vô thức, chị cũng không giải thích được tại sao lại vẽ ra sơ đồ với những địa danh như vậy, một thế lực vô hình điều khiển chị vẽ. Sơ đồ có thể không chuẩn xác 100%, nhưng những nét cơ bản thì không thể sai được. Những chi tiết chưa chuẩn xác sẽ được điều chỉnh trong quá trình chị hướng dẫn tìm mộ qua điện thoại. Điều đáng chú ý là hầu hết các sơ đồ chị vẽ ra chỉ có tên một địa danh cụ thể làm mốc, còn lại là những con đường, dòng sông, dòng suối hay những cây cối, nhà cửa, làng xóm... được chị xác định làm vật chuẩn theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với những cự ly khá chính xác...
Tìm được đến địa danh đó, chị sẽ hướng dẫn tiếp hoặc phần Âm xui khiến có người hoặc con vật dẫn đi hoặc tự tìm đến được những vị trí vẽ trên sơ đồ. Là một người có tâm, có đức, lại chịu khó tìm tòi, học hỏi, rèn luyện, nếu được tạo điều kiện thuận lợi thì trong tương lai có thể khả năng ngoại cảm của chị sẽ tiến rất xa.
***
Vong là linh hồn người chết. Áp vong là đưa linh hồn người chết nhập vào một người để những người khác trong gia đình nói chuyện với linh hồn người chết thông qua người bị nhập. Khi bị vong nhập, những người ấy không thể chủ động trong hoạt động và lời nói của mình mà ở trong trạng thái vô thức. Mọi hoạt động và lời nói của họ đều do một thế lực vô hình (vong) điều khiển, không thể cưỡng lại được. Thường là sau khi vong đi, người bị nhập vong ngã vật ra và không còn nhớ là vừa rồi mình đã nói và làm gì. Nếu vong nhập vào thầy hoặc cô thì người ta nói là gọi hồn và đương nhiên trong trường hợp này người ta rất khó phân biệt thật giả.
Chính vì vậy không ít kẻ đã lợi dụng việc gọi hồn để hành nghề mê tín dị đoan nhằm lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Trong trường hợp này, nếu đúng là hồn đựợc gọi nhập vào thầy thì những lời nói của hồn qua thầy phải được kiểm chứng bằng những chuyện riêng tư mà chỉ những người trong gia đình mới biết, người ngoài không thể biết được. Còn trường hợp hồn nhập ngay vào người nhà thì dễ xác định được lòng tin, loại trừ các trường hợp giả bị vong nhập để thực hiện một mục đích riêng nào đó.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong là không để hồn nhập vào mình mà nhập vào người nhà của gia đình đi áp vong. Chị thường tiến hành áp vong cho hàng chục gia đình một lúc. Hồn của gia đình nào nhập vào người của gia đình đó, những người không bị nhập nói chuyện với hồn qua người bị nhập, chị không can dự gì vào câu chuyện riêng của họ. Vong có thể nhập vào bất cứ người nào mà không phân biệt già, trẻ, trai, gái; tuy nhiên nhà ngoại cảm không có khả năng ấn định người để cho vong nhập vào, cũng như không ấn định cho vong của một người chết nào đó nhập theo yêu cầu của gia đình.
Sau đây là một số câu hỏi và câu trả lời của chị Hoài.
- Câu chuyện của vong với người trong gia đình thường xoay quanh nội dung gì?
- Người trong gia đình gặp vong thường hỏi phần Âm nhà mình như thế nào, vong có thiếu thốn gì không, vì sao bị chết, chết như thế nào, mồ mả ở đâu, xin hướng dẫn cho đi tìm và hỏi xin vong chỉ dẫn cách giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hiện tại... Về phía vong thì thường ôn lại những kỷ niệm lúc còn sống, nói về cái chết của mình, hướng dẫn tìm mộ, đặc biệt là tất cả các vong về đều khuyên răn con cháu sống có tâm có đức, sống lương thiện, hòa thuận với nhau, chỉ ra những lỗi lầm của từng người cần phải khắc phục... Vong không bao giờ nói dối hoặc xui khiến con cháu làm những điều sai trái và không bao giờ làm hại những người thân.
- Theo chị, việc áp vong có lợi hay có hại gì không?
- Hại thì tôi chưa thấy, chỉ cần đừng mê tín dị đoan dễ bị những kẻ giả danh ngoại cảm hoặc lợi dụng danh nghĩa nhà ngoại cảm để lừa bịp thì sẽ không có gì xấu cả. Theo tôi thì các câu chuyện của vong với các gia đình như vậy có nội dung giáo dục tốt lắm chứ. Có những gia đình nói với tôi sau khi áp vong nghe vong dạy, các cháu ngoan hẳn lên. Áp vong cũng cảnh báo cho những kẻ rắp tâm làm những điều xấu xa biết, những việc họ làm không phải chỉ có mình họ biết đâu, Hãy coi chừng! Những việc đó chỉ làm cho xã hội tốt đẹp và lành mạnh hơn, có gì xấu đâu. Đó là chưa kể đến việc qua áp vong tìm được các mộ thất lạc, tìm được người thân bị thất lạc... mang lại niềm an ủi và hạnh phúc cho nhiều gia đình.
- Người đi áp vong cần phải làm gì để áp vong thành công?
- Qua theo dõi kết quả áp vong thì tôi thấy để áp vong thành công trước tiên người đi áp vong phải có cái tâm, có động cơ trong sáng; thứ hai là phải tuân thủ nghiêm túc những thủ tục được hướng dẫn, lễ không tính bằng tiền, lễ tính bằng tấm lòng. Ai có tâm thế nào thì lễ như thế. Đặt lễ làm sao để phần Âm chứng cho cái tâm của mình, chứ không nên quan niệm đặt lễ cho nhà ngoại cảm. Khi phần Âm không chứng cho cái tâm của mình thì công việc sẽ không có kết quả. Thứ ba là phải tỉnh táo phát hiện ngay người giả vờ bị vong nhập để thực hiện mục đích riêng tư của họ.
- Qua việc áp vong, vong có thể tự chỉ cho người nhà tìm được mộ của mình không?
- Tôi chưa gặp trường hợp nào vong trực tiếp chỉ dẫn cho người nhà tìm được mộ. Hầu như tất cả các trường hợp tìm mộ, vong đều chỉ dẫn thông qua nhà ngoại cảm. Sự chỉ dẫn của vong kết hợp với khả năng của nhà ngoại cảm là hai yếu tố không thể thiếu trong việc tìm mộ. Vong không chỉ dẫn thì nhà ngoại cảm cũng chịu và ngược lại, nhà ngoại cảm không có khả năng tiếp nhận thì sự chỉ dẫn của vong cũng trở nên vô nghĩa.
- Sau khi bị vong nhập, những người ấy có thể được vong cho hưởng lộc như cho khả năng ngoại cảm: tìm mộ, nhìn thấy và nói chuyện được với vong hay những khả năng khác?
- Không thể có chuyện đó. Nếu ai đó cho rằng sau khi bị vong nhập họ có được khả năng ngoại cảm thì chỉ là hoang tưởng. Quá trình trở thành nhà ngoại cảm không đơn giản, nếu không có sự đột biến trong cuộc sống thì cũng là quá trình thử thách, rèn luyện, học hỏi rất công phu, vất vả và đầy gian khổ, không bỗng dưng mà có được. Mặt khác không phải chuyện gì vong cũng biết và muốn ban tài phát lộc cho ai cũng được.
- Tỷ lệ áp vong thành công được bao nhiêu phần trăm?
- Thường thì tỷ lệ áp vong thành công là 70-80%, tức là cứ mười gia đình thì bảy, tám gia đình có vong về nhập vào người nhà.
***
Tác giả Đinh Trần mô tả lại một buổi áp vong do chị Hoài thực hiện như sau:
Khoảng trung tuần tháng 9-2007, tôi cùng hai cô bạn là phóng viên truyền hình đến nơi cô Hoài áp vong: Số 1 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Khoảng tám giờ sáng, đến nơi chúng tôi thấy gian phòng rộng trên tầng bốn của tòa nhà đã chật ních người. Chúng tôi tìm chỗ len vào ngồi. Đây là địa điểm áp vong, phía trên là một tượng Phật lớn và một hương án đặt lễ, bên phía tay trái đặt một bàn làm việc. Trên hương án, khách đến đã bày đầy hoa quả, không có lễ mặn. Sàn nhà lát gạch men sạch sẽ, trời nắng nóng, mọi người ngồi cả xuống sàn, chuyện trò rôm rả.
Tôi đếm trong phòng có trên sáu mươi người của khoảng mười hai gia đình (thông thường mỗi gia đình đi từ bốn đến sáu người). Chín giờ sáng cô Hoài bắt đầu làm việc. Chị yêu cầu mọi người trật tự, tắt hết điện thoại di động, không ngồi dựa lưng vào tường, ngồi quây lại theo từng gia đình, và khi vong về thì chuyện của gia đình nào biết gia đình ấy, không can dự vào chuyện của gia đình khác... Thắp hương xong, chị vái vài cái rồi quay xuống bảo mọi người nhắm mắt lại, hít thở sâu. Chị vỗ tay năm, sáu cái rồi nói to:
- Nào, mời các vong về gặp người nhà!
Sau đó, chị quay về bàn giấy ngồi quan sát. Thấy vong về với gia đình nào, gia đình ấy có người lắc lư nhẹ, chị đến gần người đó và xòe bàn tay úp xuống cách đầu người ấy khoảng hai mươi cm, rồi nói:
- Lạy vong, con cháu đang đợi vong, mời vong về nói chuyện với con cháu nào!
Người đó lắc lư mạnh dần. Vong đã nhập vào người đó. Lúc này những người khác trong gia đình mở mắt xúm vào hỏi chuyện vong qua người bị nhập. Chị lại tiếp tục quan sát và đến trợ giúp các gia đình khác. Có nhiều gia đình không cần chị làm động tác dụ vong, nhưng vong vẫn nhập. Có những gia đình vừa mới đầu vong đã nhập, có những gia đình một lúc lâu sau hoặc cuối buổi vong mới nhập. Hôm đó có ba gia đình không được vong nhập, lại có những gia đình vong này vừa đi, vong khác lại về. Có những vong về kêu khóc thảm thiết, có vong kêu đau đớn, có vong khoa chân múa tay nói chuyện rôm rả với người nhà, có vong về người nhà muốn hỏi thế nào thì hỏi cũng không trả lời, chỉ gật đầu nếu đúng và lắc nếu sai...
Có những gia đình nói chuyện với vong xúc động, khóc rưng rức. Phòng áp vong ồn ào, ầm ĩ như chợ vỡ. Người bị vong nhập không chỉ là phụ nữ, mà cả đàn ông, thanh niên... Khi vong đi, người bị vong nhập nằm vật ra, chân tay giá lạnh, một lát sau thì trở lại bình thường. Tôi hỏi một người vừa bị vong nhập đã trở lại trạng thái bình thường:
- Khi bị nhập, cô cảm thấy thế nào?
- Lúc đó tôi thấy người mình bị một khối đen đè nặng, tôi không còn làm chủ được hành vi và lời nói của mình nữa, muốn cưỡng lại cũng không được.
- Khi đó cô nói gì và làm gì bây giờ có nhớ không?
- Chỉ nhớ láng máng thôi. Mọi lời nói và hành động như bị một thế lực vô hình điều khiển, không thể nói và làm theo ý muốn của mình được.
Tôi hỏi một bác già trong gia đình vừa mới nói chuyện xong với vong:
- Những chuyện quá khứ vong nói có chính xác không?
- Rất chính xác! Chỉ có cụ ấy (vong) mới biết được những chuyện riêng tư trong gia đình hồi trước, mà ngay cả nhiều người trong gia đình ngồi đây cũng không biết được.
Lần đầu tiên được chứng kiến áp vong tập thể do chị Hoài thực hiện, tôi không khỏi kinh ngạc. Sau đó tôi có đến dự một số buổi áp vong nữa, cảnh tượng vẫn diễn ra tương tự.
***
Bạn Trương Thái Dương cũng đã kể lại một buổi tổ chức áp vong tập thể do chị Nguyễn Ngọc Hoài thực hiện như sau:
Đúng 7 giờ 30 ngày 18-5-2008, gia đình tôi có mặt tại văn phòng làm việc của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài tại km 26, quốc lộ 1A cũ, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội để áp vong chú ruột tôi là liệt sĩ Trương Triệu Quý, sinh năm 1933, nhập ngũ năm 1950. đã được đào tạo sĩ quan tại Trung Quốc và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. nguyên là Đại uý Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, hy sinh ngày 5-6-1968 tại mặt trận Khe Sanh, theo như chị yêu cầu trước khi tìm mộ chú lần thứ hai.
Tôi chưa đi áp vong và cũng chưa từng biết việc này như thế nào. Đến nơi thấy có rất nhiều ô tô, xe máy đỗ bên ngoài. Văn phòng làm việc rộng chừng 50 m2 chật kín người ngồi. Khoảng tám giờ, chị Hoài xuất hiện, chị yêu cầu mọi người tắt hết điện thoại, từng gia đình ngồi vây tròn nhau trên chiếu. Chị Hoài nói:
- Mời các gia đình chú ý nghe tôi hướng dẫn để áp vong, áp vong có nghĩa là đưa phần linh hồn của người đã mất về gá nhập vào người đang sống, ta cứ tạm hiểu nôm na là tôi sẽ mời người âm về mượn tạm thân xác người sống để hai bên âm dương giao tiếp với nhau. Ở đây tôi chỉ áp vong để hỗ trợ các gia đình trong việc đi tìm mộ. Vì vậy, khi người âm về các gia đình tự hỏi han để lấy thông tin, nhớ rằng vong về là một phần thông tin, một phần nữa là khả năng của nhà ngoại cảm, hai việc đó hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm mộ. Việc đi tìm mộ là hết sức khó khăn, vất vả, tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức, cho nên các gia đình chú ý vào công việc nhà mình, biết chắt lọc thông tin để đi tìm mộ. Mời mọi người ngồi yên lặng, nhắm mắt vào, hít sâu vào thở mạnh ra đều đều cho vong linh mượn xác.
Sau đó chị vừa đi vừa vỗ tay và nói tiếp:
- Nào, mời các vong về nào, mời các vong về để gặp người nhà của các vong nào, người nhà thương nhớ, nhớ thương mời các vong về để đi tìm phần hài cốt của các vong, mời các vong lên nào. Các vong có muốn người nhà đi tìm hài cốt của mình không nào?
Chị nói ngọt ngào, nhẹ nhàng sau mỗi lần vỗ tay, cả phòng mọi người im phăng phắc, rồi nhiều người lắc lư, oà lên khóc. Tôi quan sát thấy có khoảng hơn năm mươi người ngồi thì mỗi gia đình đều có các vong về nhập vào, người bị nhập không cứ là nam, nữ, già, trẻ, họ đều có thể được nhập. Một người được vong nhập còn những người khác mở mắt ra xúm xít vào hỏi han, khóc lóc, âm dương gặp nhau mừng, tủi, khóc có cười có... cảnh tượng hết sức cảm động và thiêng liêng, có liệt sỹ nhập vào phụ nữ nhưng hút thuốc lá, có người muốn uống hớp nước chè, ăn cái kẹo, cái bánh, trái cây... Cũng có nhà chưa có vong lên. Tôi liên tưởng tới thế giới của những người âm.
Lần đầu tiên chứng kiến tôi không khỏi kinh ngạc lẫn bàng hoàng về khả năng tiếp đón một loạt người âm của chị. Thế giới của các loại vong linh đang hiền hiện. Sau khi một loạt vong lên nhập vào người nhà, chị Hoài quay vào bàn làm việc ngồi theo dõi các gia đình tiếp xúc với vong, thỉnh thoảng lại hướng dẫn các gia đình hỏi han vong để biết nơi mất và phần cốt còn hay hết, đã qui tập hay chưa? Gia đình tôi có vong về, nhưng không phải chú Quý mà là bố chú ấy (tức là ông tôi). Mọi người hỏi phần mộ của chú, ông tôi nói mời chú lên mà hỏi, ông chỉ khóc thương con cháu và nói nhiều chuyện riêng tư trong gia đình. Chờ lúc lâu sau không thấy chú về tưởng như hết hy vọng, bỗng nhiên chú Quý về nhập vào chị gái tôi, chú oà khóc lên một tý rồi thôi.
Chú nói chuyện to, rất dứt khoát, chú nói lần trước đã đến đúng chỗ mà không biết tìm, chú bị thương do mảnh pháo, máu ra nhiều, xương chú còn vắt chéo nhau, thông tin này chính xác khi tìm được, phần xương bị thương đủn lên vắt chéo sang đoạn xương đùi khác. Chú căn dặn đi tìm chỉ cần tôi đi thôi hoặc mấy đứa cháu gái thích đi chơi cũng được, chú dặn cho ai đi, không được cho ai đi, tìm về thì báo ở đâu, chôn cất chú thế nào. Chú dặn dò tỷ mỷ và bảo là không được làm đám to tốn kém, chú cũng biết bố tôi đang ốm nặng, rất mong tìm đưa được chú về, chú dặn nhớ báo cho bạn bè chú. Chị tôi xin báo cho vợ chú, chú nói:
- Không được báo, có lòng thì đến không thì thôi cũng không sao, chiến tranh mà cháu, người ta cũng khổ lắm chứ, chú ra đi không trở về, chú hy sinh lâu rồi chứ đâu phải là ngày một ngày hai, người ta sống đang yên ổn với cuộc sống thực tại, các cháu cũng đừng vì chú mà khuấy động lên làm gì cho khổ họ, họ có gia đình riêng rồi đừng vì mình mà...
Chú bỏ lửng câu nói, giọng trầm xuống buồn buồn, rồi dường như chú không muốn không khí ấy kéo dài, chú lại hùng hồn kể lại chuyện lính chiến đấu ngày xưa.
- Ngày xưa ấy, các chú còn mải đi đánh nhau...
Cả nhà tôi khóc rưng rức vì thương xót chú. Các gia đình khác xong việc vây quanh vào chỗ nhà tôi hỏi han chú, mọi người sung sướng, vui mừng như thể đón tiếp người thân nhà mình đi xa lâu ngày trở về...
Nguyễn Hiếu
Nguyễn Ngọc Hoài là một trong mười nhà ngoại cảm xuất sắc nhất trong mười năm 1997-2007, đã được các tổ chức của Việt Nam là UIA, Viện Khoa học Hình sự, Trung tâm Bảo tồn văn hóa nghệ thuật truyền thống, tặng bằng khen ngày 21-7-2007. Nguyễn Ngọc Hoài sinh năm 1965, quê ở Thái Bình, sinh ra và lớn lên ở tỉnh Điện Biên. Vợ Chồng chị với ba đứa con ngoan ngoãn sống trong một gia đình hạnh phúc. Chị người nhỏ nhắn, mảnh mai, tính tình điềm đạm, cởi mở dễ gần. Trông chị chẳng có gì khác biệt với những người phụ nữ cùng trang lứa. Cuộc sống của chị và gia đình chị cũng bình dị như mọi gia đình khác. Ngoài công việc tâm linh bận rộn tổn hao nhiều sức lực, trí tuệ chị còn phải lo làm tròn chức phận làm vợ, làm mẹ của người phụ nữ trong gia đình.
Chị không theo đạo nào cả. Việc chị trở thành nhà ngoại cảm cũng chẳng có gì là ly kỳ, bí hiểm, chị cũng chẳng chết đi sống lại như một số nhà ngoại cảm khác. Song con đường trở thành nhà ngoại cảm của chị cũng đầy gian truân, vất vả, chẳng dễ dàng chút nào. Cách đây tám năm, khởi đầu chị phải đến tận nơi mới tìm được mộ, chị không đi thì bị ốm. Có không ít lần chị phải mang theo cả con nhỏ lên núi cao rừng rậm tìm mộ hàng nửa tháng liền dưới trời mùa đông giá rét như cắt thịt hay mùa hè nắng nóng như đổ lửa, với những cơn mưa nguồn bất chợt, với vắt và muỗi rừng nhiều vô kể, đó là chưa kể đến những nguy hiểm luôn rình rập như thú dữ, rắn độc, lở núi...
Vượt qua được những thử thách đó, khả năng ngoại cảm của chị càng ngày càng được nâng cao, phong phú và hiệu quả hơn. Từ khi có khả năng ngoại cảm cơ thể và sức khỏe của chị vẫn bình thường chỉ thỉnh thoảng chị bị những cơn đau nhức xương ghê gớm nhưng chỉ kéo dài vài giờ, sau lại tự nhiên khỏi. Với khả năng ngoại cảm đã được thực tế chứng minh, cách đây vài năm từ thành phố Điện Biên xa xôi, chị được mời về Thủ đô làm việc tại Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng (UIA) và Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người.
Trong cuộc sống thường nhật cũng như khi làm việc chị không xưng là “Cậu” này, “Cô” nọ, “Thầy” kia... mà chị xưng hô tùy theo lứa tuổi rất thân mật, gần gũi và lễ phép. Chị xưng chị với người ít tuổi hơn, xưng em với người hơn tuổi, xưng cháu đối với người đáng tuổi chú, bác... Chị ứng xử với mọi người rất có văn hóa, lịch sự, chân thành và thẳng thắn. Cách làm việc của chị cũng chẳng có gì khác thường, chị không nhảy đồng múa may quay cuồng hay lầm rầm khấn vái như các thầy, cô khác. Đầu giờ chị thắp hương và vái một vài vái, rồi ngồi vào bàn giấy làm việc. Trên bàn làm việc của chị chỉ có giấy, bút, tài liệu và điện thoại. Khách đến tìm mộ, hỏi những vướng mắc về phần Âm thường mang lễ tùy tâm, cứ tự động đặt lên bàn lễ, chị chẳng cần biết nhiều hay ít. Chị đối xử với ai cũng như ai, không phân biệt sang hèn, không thành kiến với quá khứ của người chết và người đi tìm mộ. Chị thường quan tâm và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho những người già cả, những người có hoàn cảnh khó khăn...
Nếu có ai đó đặt vấn đề nhờ chị giúp, tốn kém bao nhiêu cũng xin đáp ứng thì chị từ chối ngay. Trái lại, đối với những người có tâm chị giúp đỡ rất tận tình, không đòi hỏi bất cứ một điều kiện gì. Trường hợp ai đó đến lượt làm xong phần thủ tục (ghi họ tên địa chỉ người đi tìm, quan hệ với người cần tìm, họ tên, quê quán người mất...) mà chị bảo không thấy vong về, chị nói hoàn cảnh gia đình của vong toàn sai cả hoặc nói đúng dưới 70% thì chị sẽ không vẽ sơ đồ, không hướng dẫn tìm mộ, có nài nỉ chị cũng vô ích vì không chắc chắn chị không bao giờ hướng dẫn bừa. Lương tâm luôn nhắc nhở chị điều đó, sự thận trọng là một trong những nguyên tắc làm việc của chị. Chính vì vậy ai không được việc cũng vui lòng.
Thực tế cho thấy những trường hợp tìm mộ mà chị đã vẽ được sơ đồ thì hầu như đều tìm thấy, chỉ có điều là dễ hay khó, nhanh hay chậm và người đi tìm có lòng tin và quyết tâm hay không. Trường hợp chị vẽ được sơ đồ nhưng không tìm thấy mộ cũng có, nhưng không nhiều. Sơ đồ chị vẽ ra một cách vô thức, chị cũng không giải thích được tại sao lại vẽ ra sơ đồ với những địa danh như vậy, một thế lực vô hình điều khiển chị vẽ. Sơ đồ có thể không chuẩn xác 100%, nhưng những nét cơ bản thì không thể sai được. Những chi tiết chưa chuẩn xác sẽ được điều chỉnh trong quá trình chị hướng dẫn tìm mộ qua điện thoại. Điều đáng chú ý là hầu hết các sơ đồ chị vẽ ra chỉ có tên một địa danh cụ thể làm mốc, còn lại là những con đường, dòng sông, dòng suối hay những cây cối, nhà cửa, làng xóm... được chị xác định làm vật chuẩn theo các hướng Đông, Tây, Nam, Bắc với những cự ly khá chính xác...
Tìm được đến địa danh đó, chị sẽ hướng dẫn tiếp hoặc phần Âm xui khiến có người hoặc con vật dẫn đi hoặc tự tìm đến được những vị trí vẽ trên sơ đồ. Là một người có tâm, có đức, lại chịu khó tìm tòi, học hỏi, rèn luyện, nếu được tạo điều kiện thuận lợi thì trong tương lai có thể khả năng ngoại cảm của chị sẽ tiến rất xa.
***
Vong là linh hồn người chết. Áp vong là đưa linh hồn người chết nhập vào một người để những người khác trong gia đình nói chuyện với linh hồn người chết thông qua người bị nhập. Khi bị vong nhập, những người ấy không thể chủ động trong hoạt động và lời nói của mình mà ở trong trạng thái vô thức. Mọi hoạt động và lời nói của họ đều do một thế lực vô hình (vong) điều khiển, không thể cưỡng lại được. Thường là sau khi vong đi, người bị nhập vong ngã vật ra và không còn nhớ là vừa rồi mình đã nói và làm gì. Nếu vong nhập vào thầy hoặc cô thì người ta nói là gọi hồn và đương nhiên trong trường hợp này người ta rất khó phân biệt thật giả.
Chính vì vậy không ít kẻ đã lợi dụng việc gọi hồn để hành nghề mê tín dị đoan nhằm lừa gạt những người nhẹ dạ cả tin. Trong trường hợp này, nếu đúng là hồn đựợc gọi nhập vào thầy thì những lời nói của hồn qua thầy phải được kiểm chứng bằng những chuyện riêng tư mà chỉ những người trong gia đình mới biết, người ngoài không thể biết được. Còn trường hợp hồn nhập ngay vào người nhà thì dễ xác định được lòng tin, loại trừ các trường hợp giả bị vong nhập để thực hiện một mục đích riêng nào đó.
Nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài áp vong là không để hồn nhập vào mình mà nhập vào người nhà của gia đình đi áp vong. Chị thường tiến hành áp vong cho hàng chục gia đình một lúc. Hồn của gia đình nào nhập vào người của gia đình đó, những người không bị nhập nói chuyện với hồn qua người bị nhập, chị không can dự gì vào câu chuyện riêng của họ. Vong có thể nhập vào bất cứ người nào mà không phân biệt già, trẻ, trai, gái; tuy nhiên nhà ngoại cảm không có khả năng ấn định người để cho vong nhập vào, cũng như không ấn định cho vong của một người chết nào đó nhập theo yêu cầu của gia đình.
Sau đây là một số câu hỏi và câu trả lời của chị Hoài.
- Câu chuyện của vong với người trong gia đình thường xoay quanh nội dung gì?
- Người trong gia đình gặp vong thường hỏi phần Âm nhà mình như thế nào, vong có thiếu thốn gì không, vì sao bị chết, chết như thế nào, mồ mả ở đâu, xin hướng dẫn cho đi tìm và hỏi xin vong chỉ dẫn cách giải quyết những vướng mắc trong cuộc sống hiện tại... Về phía vong thì thường ôn lại những kỷ niệm lúc còn sống, nói về cái chết của mình, hướng dẫn tìm mộ, đặc biệt là tất cả các vong về đều khuyên răn con cháu sống có tâm có đức, sống lương thiện, hòa thuận với nhau, chỉ ra những lỗi lầm của từng người cần phải khắc phục... Vong không bao giờ nói dối hoặc xui khiến con cháu làm những điều sai trái và không bao giờ làm hại những người thân.
- Theo chị, việc áp vong có lợi hay có hại gì không?
- Hại thì tôi chưa thấy, chỉ cần đừng mê tín dị đoan dễ bị những kẻ giả danh ngoại cảm hoặc lợi dụng danh nghĩa nhà ngoại cảm để lừa bịp thì sẽ không có gì xấu cả. Theo tôi thì các câu chuyện của vong với các gia đình như vậy có nội dung giáo dục tốt lắm chứ. Có những gia đình nói với tôi sau khi áp vong nghe vong dạy, các cháu ngoan hẳn lên. Áp vong cũng cảnh báo cho những kẻ rắp tâm làm những điều xấu xa biết, những việc họ làm không phải chỉ có mình họ biết đâu, Hãy coi chừng! Những việc đó chỉ làm cho xã hội tốt đẹp và lành mạnh hơn, có gì xấu đâu. Đó là chưa kể đến việc qua áp vong tìm được các mộ thất lạc, tìm được người thân bị thất lạc... mang lại niềm an ủi và hạnh phúc cho nhiều gia đình.
- Người đi áp vong cần phải làm gì để áp vong thành công?
- Qua theo dõi kết quả áp vong thì tôi thấy để áp vong thành công trước tiên người đi áp vong phải có cái tâm, có động cơ trong sáng; thứ hai là phải tuân thủ nghiêm túc những thủ tục được hướng dẫn, lễ không tính bằng tiền, lễ tính bằng tấm lòng. Ai có tâm thế nào thì lễ như thế. Đặt lễ làm sao để phần Âm chứng cho cái tâm của mình, chứ không nên quan niệm đặt lễ cho nhà ngoại cảm. Khi phần Âm không chứng cho cái tâm của mình thì công việc sẽ không có kết quả. Thứ ba là phải tỉnh táo phát hiện ngay người giả vờ bị vong nhập để thực hiện mục đích riêng tư của họ.
- Qua việc áp vong, vong có thể tự chỉ cho người nhà tìm được mộ của mình không?
- Tôi chưa gặp trường hợp nào vong trực tiếp chỉ dẫn cho người nhà tìm được mộ. Hầu như tất cả các trường hợp tìm mộ, vong đều chỉ dẫn thông qua nhà ngoại cảm. Sự chỉ dẫn của vong kết hợp với khả năng của nhà ngoại cảm là hai yếu tố không thể thiếu trong việc tìm mộ. Vong không chỉ dẫn thì nhà ngoại cảm cũng chịu và ngược lại, nhà ngoại cảm không có khả năng tiếp nhận thì sự chỉ dẫn của vong cũng trở nên vô nghĩa.
- Sau khi bị vong nhập, những người ấy có thể được vong cho hưởng lộc như cho khả năng ngoại cảm: tìm mộ, nhìn thấy và nói chuyện được với vong hay những khả năng khác?
- Không thể có chuyện đó. Nếu ai đó cho rằng sau khi bị vong nhập họ có được khả năng ngoại cảm thì chỉ là hoang tưởng. Quá trình trở thành nhà ngoại cảm không đơn giản, nếu không có sự đột biến trong cuộc sống thì cũng là quá trình thử thách, rèn luyện, học hỏi rất công phu, vất vả và đầy gian khổ, không bỗng dưng mà có được. Mặt khác không phải chuyện gì vong cũng biết và muốn ban tài phát lộc cho ai cũng được.
- Tỷ lệ áp vong thành công được bao nhiêu phần trăm?
- Thường thì tỷ lệ áp vong thành công là 70-80%, tức là cứ mười gia đình thì bảy, tám gia đình có vong về nhập vào người nhà.
***
Tác giả Đinh Trần mô tả lại một buổi áp vong do chị Hoài thực hiện như sau:
Khoảng trung tuần tháng 9-2007, tôi cùng hai cô bạn là phóng viên truyền hình đến nơi cô Hoài áp vong: Số 1 Đông Tác, Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội. Khoảng tám giờ sáng, đến nơi chúng tôi thấy gian phòng rộng trên tầng bốn của tòa nhà đã chật ních người. Chúng tôi tìm chỗ len vào ngồi. Đây là địa điểm áp vong, phía trên là một tượng Phật lớn và một hương án đặt lễ, bên phía tay trái đặt một bàn làm việc. Trên hương án, khách đến đã bày đầy hoa quả, không có lễ mặn. Sàn nhà lát gạch men sạch sẽ, trời nắng nóng, mọi người ngồi cả xuống sàn, chuyện trò rôm rả.
Tôi đếm trong phòng có trên sáu mươi người của khoảng mười hai gia đình (thông thường mỗi gia đình đi từ bốn đến sáu người). Chín giờ sáng cô Hoài bắt đầu làm việc. Chị yêu cầu mọi người trật tự, tắt hết điện thoại di động, không ngồi dựa lưng vào tường, ngồi quây lại theo từng gia đình, và khi vong về thì chuyện của gia đình nào biết gia đình ấy, không can dự vào chuyện của gia đình khác... Thắp hương xong, chị vái vài cái rồi quay xuống bảo mọi người nhắm mắt lại, hít thở sâu. Chị vỗ tay năm, sáu cái rồi nói to:
- Nào, mời các vong về gặp người nhà!
Sau đó, chị quay về bàn giấy ngồi quan sát. Thấy vong về với gia đình nào, gia đình ấy có người lắc lư nhẹ, chị đến gần người đó và xòe bàn tay úp xuống cách đầu người ấy khoảng hai mươi cm, rồi nói:
- Lạy vong, con cháu đang đợi vong, mời vong về nói chuyện với con cháu nào!
Người đó lắc lư mạnh dần. Vong đã nhập vào người đó. Lúc này những người khác trong gia đình mở mắt xúm vào hỏi chuyện vong qua người bị nhập. Chị lại tiếp tục quan sát và đến trợ giúp các gia đình khác. Có nhiều gia đình không cần chị làm động tác dụ vong, nhưng vong vẫn nhập. Có những gia đình vừa mới đầu vong đã nhập, có những gia đình một lúc lâu sau hoặc cuối buổi vong mới nhập. Hôm đó có ba gia đình không được vong nhập, lại có những gia đình vong này vừa đi, vong khác lại về. Có những vong về kêu khóc thảm thiết, có vong kêu đau đớn, có vong khoa chân múa tay nói chuyện rôm rả với người nhà, có vong về người nhà muốn hỏi thế nào thì hỏi cũng không trả lời, chỉ gật đầu nếu đúng và lắc nếu sai...
Có những gia đình nói chuyện với vong xúc động, khóc rưng rức. Phòng áp vong ồn ào, ầm ĩ như chợ vỡ. Người bị vong nhập không chỉ là phụ nữ, mà cả đàn ông, thanh niên... Khi vong đi, người bị vong nhập nằm vật ra, chân tay giá lạnh, một lát sau thì trở lại bình thường. Tôi hỏi một người vừa bị vong nhập đã trở lại trạng thái bình thường:
- Khi bị nhập, cô cảm thấy thế nào?
- Lúc đó tôi thấy người mình bị một khối đen đè nặng, tôi không còn làm chủ được hành vi và lời nói của mình nữa, muốn cưỡng lại cũng không được.
- Khi đó cô nói gì và làm gì bây giờ có nhớ không?
- Chỉ nhớ láng máng thôi. Mọi lời nói và hành động như bị một thế lực vô hình điều khiển, không thể nói và làm theo ý muốn của mình được.
Tôi hỏi một bác già trong gia đình vừa mới nói chuyện xong với vong:
- Những chuyện quá khứ vong nói có chính xác không?
- Rất chính xác! Chỉ có cụ ấy (vong) mới biết được những chuyện riêng tư trong gia đình hồi trước, mà ngay cả nhiều người trong gia đình ngồi đây cũng không biết được.
Lần đầu tiên được chứng kiến áp vong tập thể do chị Hoài thực hiện, tôi không khỏi kinh ngạc. Sau đó tôi có đến dự một số buổi áp vong nữa, cảnh tượng vẫn diễn ra tương tự.
***
Bạn Trương Thái Dương cũng đã kể lại một buổi tổ chức áp vong tập thể do chị Nguyễn Ngọc Hoài thực hiện như sau:
Đúng 7 giờ 30 ngày 18-5-2008, gia đình tôi có mặt tại văn phòng làm việc của nhà ngoại cảm Nguyễn Ngọc Hoài tại km 26, quốc lộ 1A cũ, xã Thắng Lợi, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây, nay là Hà Nội để áp vong chú ruột tôi là liệt sĩ Trương Triệu Quý, sinh năm 1933, nhập ngũ năm 1950. đã được đào tạo sĩ quan tại Trung Quốc và tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ. nguyên là Đại uý Tiểu đoàn trưởng Tiểu đoàn 5, Trung đoàn 88, Sư đoàn 308, hy sinh ngày 5-6-1968 tại mặt trận Khe Sanh, theo như chị yêu cầu trước khi tìm mộ chú lần thứ hai.
Tôi chưa đi áp vong và cũng chưa từng biết việc này như thế nào. Đến nơi thấy có rất nhiều ô tô, xe máy đỗ bên ngoài. Văn phòng làm việc rộng chừng 50 m2 chật kín người ngồi. Khoảng tám giờ, chị Hoài xuất hiện, chị yêu cầu mọi người tắt hết điện thoại, từng gia đình ngồi vây tròn nhau trên chiếu. Chị Hoài nói:
- Mời các gia đình chú ý nghe tôi hướng dẫn để áp vong, áp vong có nghĩa là đưa phần linh hồn của người đã mất về gá nhập vào người đang sống, ta cứ tạm hiểu nôm na là tôi sẽ mời người âm về mượn tạm thân xác người sống để hai bên âm dương giao tiếp với nhau. Ở đây tôi chỉ áp vong để hỗ trợ các gia đình trong việc đi tìm mộ. Vì vậy, khi người âm về các gia đình tự hỏi han để lấy thông tin, nhớ rằng vong về là một phần thông tin, một phần nữa là khả năng của nhà ngoại cảm, hai việc đó hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm mộ. Việc đi tìm mộ là hết sức khó khăn, vất vả, tốn kém về tiền bạc, thời gian, công sức, cho nên các gia đình chú ý vào công việc nhà mình, biết chắt lọc thông tin để đi tìm mộ. Mời mọi người ngồi yên lặng, nhắm mắt vào, hít sâu vào thở mạnh ra đều đều cho vong linh mượn xác.
Sau đó chị vừa đi vừa vỗ tay và nói tiếp:
- Nào, mời các vong về nào, mời các vong về để gặp người nhà của các vong nào, người nhà thương nhớ, nhớ thương mời các vong về để đi tìm phần hài cốt của các vong, mời các vong lên nào. Các vong có muốn người nhà đi tìm hài cốt của mình không nào?
Chị nói ngọt ngào, nhẹ nhàng sau mỗi lần vỗ tay, cả phòng mọi người im phăng phắc, rồi nhiều người lắc lư, oà lên khóc. Tôi quan sát thấy có khoảng hơn năm mươi người ngồi thì mỗi gia đình đều có các vong về nhập vào, người bị nhập không cứ là nam, nữ, già, trẻ, họ đều có thể được nhập. Một người được vong nhập còn những người khác mở mắt ra xúm xít vào hỏi han, khóc lóc, âm dương gặp nhau mừng, tủi, khóc có cười có... cảnh tượng hết sức cảm động và thiêng liêng, có liệt sỹ nhập vào phụ nữ nhưng hút thuốc lá, có người muốn uống hớp nước chè, ăn cái kẹo, cái bánh, trái cây... Cũng có nhà chưa có vong lên. Tôi liên tưởng tới thế giới của những người âm.
Lần đầu tiên chứng kiến tôi không khỏi kinh ngạc lẫn bàng hoàng về khả năng tiếp đón một loạt người âm của chị. Thế giới của các loại vong linh đang hiền hiện. Sau khi một loạt vong lên nhập vào người nhà, chị Hoài quay vào bàn làm việc ngồi theo dõi các gia đình tiếp xúc với vong, thỉnh thoảng lại hướng dẫn các gia đình hỏi han vong để biết nơi mất và phần cốt còn hay hết, đã qui tập hay chưa? Gia đình tôi có vong về, nhưng không phải chú Quý mà là bố chú ấy (tức là ông tôi). Mọi người hỏi phần mộ của chú, ông tôi nói mời chú lên mà hỏi, ông chỉ khóc thương con cháu và nói nhiều chuyện riêng tư trong gia đình. Chờ lúc lâu sau không thấy chú về tưởng như hết hy vọng, bỗng nhiên chú Quý về nhập vào chị gái tôi, chú oà khóc lên một tý rồi thôi.
Chú nói chuyện to, rất dứt khoát, chú nói lần trước đã đến đúng chỗ mà không biết tìm, chú bị thương do mảnh pháo, máu ra nhiều, xương chú còn vắt chéo nhau, thông tin này chính xác khi tìm được, phần xương bị thương đủn lên vắt chéo sang đoạn xương đùi khác. Chú căn dặn đi tìm chỉ cần tôi đi thôi hoặc mấy đứa cháu gái thích đi chơi cũng được, chú dặn cho ai đi, không được cho ai đi, tìm về thì báo ở đâu, chôn cất chú thế nào. Chú dặn dò tỷ mỷ và bảo là không được làm đám to tốn kém, chú cũng biết bố tôi đang ốm nặng, rất mong tìm đưa được chú về, chú dặn nhớ báo cho bạn bè chú. Chị tôi xin báo cho vợ chú, chú nói:
- Không được báo, có lòng thì đến không thì thôi cũng không sao, chiến tranh mà cháu, người ta cũng khổ lắm chứ, chú ra đi không trở về, chú hy sinh lâu rồi chứ đâu phải là ngày một ngày hai, người ta sống đang yên ổn với cuộc sống thực tại, các cháu cũng đừng vì chú mà khuấy động lên làm gì cho khổ họ, họ có gia đình riêng rồi đừng vì mình mà...
Chú bỏ lửng câu nói, giọng trầm xuống buồn buồn, rồi dường như chú không muốn không khí ấy kéo dài, chú lại hùng hồn kể lại chuyện lính chiến đấu ngày xưa.
- Ngày xưa ấy, các chú còn mải đi đánh nhau...
Cả nhà tôi khóc rưng rức vì thương xót chú. Các gia đình khác xong việc vây quanh vào chỗ nhà tôi hỏi han chú, mọi người sung sướng, vui mừng như thể đón tiếp người thân nhà mình đi xa lâu ngày trở về...
Nguyễn Hiếu
#282
Gửi vào 18/09/2011 - 17:18
CÂU CHUYỆN SĂN MA RÙNG RỢN CỦA NHÓM LÀM PHIM DISCOVER
Ánh sáng khoa học không cho phép Bary Klinge tin vào bất cứ câu chuyện hoang đường nào liên quan đến ma quỷ. Chuyên viên kỹ thuật cao cấp người Mỹ thề săn tìm và hóa giải mọi ám ảnh về linh hồn người chết. Đấy là điểm khởi đầu cho những câu chuyện kỳ lạ bất tận.
Biệt thự đổ nát của gia đình Lemp và những bóng trắng di động
Thành phố St. Louis, bang Missouri (Mỹ) không có nhiều điểm đặc biệt thu hút du khách. Có chăng, vào mùa hè hàng năm, người ta thường kéo đến để thưởng thức bia lạnh và món thịt bò nướng ngoài trời. Cuộc sống của hơn 300.000 dân tại St. Louis sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như câu chuyện ghê gớm liên quan đến biệt thự ma ám của gia đình Lemp (Lemp Máion) không trở thành chủ đề bàn tán của nước Mỹ. Tạp chí Life Magazine, vào năm 2008, bình chọn Lemp Maison là một trong chín địa điểm đáng sợ nhất cả nước. Kể từ đó cuộc sống bỗng trở nên tất bật với người dân St. Louis.
Những kẻ hiếu kỳ khắp nơi đổ về St. Louis với hy vọng tận mắt chứng kiến linh hồn, hay những bóng ma của các thành viên gia đình Lemp. Họ truyền tai nhau câu chuyện về cái chết bí ẩn và thê thảm của bốn người trong ngôi nhà to lớn có lịch sử từ năm 1868. Hầu hết đều không phải thất vọng sau một đêm ở tại Lemp Maison. Họ khẳng định đã nhìn thấy những bóng trắng vật vờ di động. Họ kinh hãi khi bị ép chặt xuống giường. Họ nói họ đã cố muốn kêu cứu nhưng không cất thành lời. Thậm chí, vài người còn kể rằng có một người phụ nữ đã đến bên họ than khóc. Người phụ nữ ấy được cho là bà Elsa Lemp, người phụ nữ đã tự bắn vào tim mình năm 1920.
Câu chuyện bí ẩn về gia đình Lemp bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX khi Wikkiam Sr tự sát trong phòng kín 1904, dù lúc đó, William Sr là một điền chủ giàu có và quản lý nhà máy bia lớn nhất vùng. Liên tiếp các thế hệ sau đó, ba người con của gia đình Lemp cũng lìa đời một cách không minh bạch. Các thành viên gia đình Lemp một mực khẳng định rằng Elsa, Billy và Charles tự tìm cái chết vì cuộc bế tắc hay chấn thương tâm lý. Dẫu thế lời giải thích ấy không thuyết phục được tất cả mọi người.
Trong nhiều thập kỷ người ta rỉ tai nhau nguyên nhân thực sự dẫn đến bốn cái chết của gia đình Lemp Maison. Rất có thể cuộc tranh giành tài sản là lý do trực tiếp khiến thần chết liên tiếp hỏi thăm căn nhà to lớn trên phố Green Street. Cư dân thành phố St. Louis đồn đại rằng chính vì bốn người chết không rõ ràng, linh hồn họ không thể ra đi. Thay vào đó, họ lẩn khuất trong các căn phòng và ám ngôi nhà.
Câu chuyện về những con ma trong biệt thự của gia đình Lemp càng thêm phần ghê rợn với chi tiết về cậu bé mang tên Zeke (đứa trẻ mặt khỉ), là con của Billy và một cô gái không ra gì, Zeke bị dị hình lúc lọt lòng. Sự tồn tại của cậu bé hoàn toàn không được ghi nhận trong bất cứ tài liệu nào. Gia đình Lemp làm mọi cách để che giấu cậu bé khỏi ánh mắt thiên hạ. Sau này, một số người hầu trong gia đình cho biết, Zeke bị nhốt trên tầng áp mái suốt trong ba mươi năm cho đến khi cậu chết. Cuộc sống đau đớn bất hạnh khiến Zeke trở thành bóng ma ghê gớm nhất tại Lemp Maison.
Truyền thuyết về những bóng ma trong biệt thự của gia đình Lemp lan truyền nhanh chóng từ cuối những năm 1970, khi thành viên cuối cùng của gia đình, Edwin, qua đời. Suốt gần nửa thế kỷ, Lemp Maison là nỗi ám ảnh đối với những người yếu bóng vía, là niềm hứng thú của các nhà tâm linh và cũng là thử thách khó khăn cho những ai muốn khám phá bí mật của thế giới sau khi chết.
Chuyến săn ma của kẻ vô thần
Barry Klinge không thích bị gọi là kẻ vô thần. Thực ra, anh là người có đạo. Niềm kính Chúa của người đàn ông ba mươi tuổi được thể hiện lộ liễu thông qua chiếc thánh giá bằng bạc hiện diện trên ngực. Dẫu thế, ma quỷ là thứ cuối cùng mà Barry Klinge tin. Dù những ghi chép về hiện tượng ma quỷ được trải dài trên khắp thế giới, xuyên suốt lịch sử nhân loại, Barry vẫn không thể chấp nhận ý nghĩ rằng xung quanh ta tồn tại linh hồn của người đã chết.
Ở một đất nước bao phủ bằng bê tông và sắt thép như Mỹ, người ta không tin vào tâm linh, vì thế, những người có chung quan điểm như Barry không hiếm. Cùng với họ, Barry Klinge thành lập lên hội Everyday Pananormal với lời thế khám phá tận gốc rễ nỗi ám ảnh về bóng ma lẩn khuất đâu đó trong xã hội hiện đại. Đồng hành cùng Barry trong các cuộc săn ma gồm Katie Burr (thám tử), Steve Haris (chuyên gia kỹ thuật), Steve Hock (nhiếp ảnh gia). Nhóm bốn kẻ "điên rồ" (theo cách gọi của báo chí) chọn Lemp Maison là mục tiêu đầu tiên cho hành trình giải mã bí mật của linh hồn.
Giống như hầu hết các địa điểm bị cho là ma ám, các câu chuyện về Lemp Maison cũng chứa đầy màu kỳ bí và rất ít chi tiết thật. Bóng ma tại Lemp Maison, tương tự như nơi khác, đều là bóng trắng lơ lửng trong không trung, gây nên hiện tượng rùng rợn như bóng đèn bật tắt mà không rõ lý do, cửa sổ, cửa chính tự động mở hay đồ vật bị xáo trộn. Có chăng điểm đặc biệt tại Lemp Maison là bóng ma xuất hiện rõ ràng hơn, thường xuyên hơn và được một số tay săn ảnh ghi lại (tuy không rõ nét). Vì thế, Barry cho rằng nếu may mắn, anh và đồng sự có thể chứng kiến sự xuất hiện của bóng ma, ghi lại và phân tích nó dưới con mắt khoa học.
Phải mất gần hai tháng, nhóm của Barry mới hoàn thành khâu chuẩn bị cho chuyến săn ma tại Lemp Maison. Việc ra kế hoạch và các bước hành động không mất quá nhiều thời gian. Quan trọng hơn, cả nhóm phải đầu tư một khoản tiền lớn và mất nhiều ngày mới kiếm được máy móc ưng ý phục vụ cho chuyến đi săn đặc biệt. Một ngày tháng chín, ngày trăng tròn, ngày rằm theo quan niệm Phương Đông, ngày mà các oan hồn thường lộ mặt chốn nhân gian, Barry và cộng sự đặt chân trước cổng Lemp Maison.
Danh tiếng của Lemp Maison đã biến ngôi nhà thành nơi du lịch ăn khách. Do đó nhóm của Barry khá khó khăn mới thuê được căn nhà trong hai ngày. Họ cần phải lắp đặt các thiết bị trong buổi chiều để sẵn sàng đón ma khi màn đêm buông xuống. Tất cả đều hồi hộp trước chuyến phiêu lưu. Dẫu thế, niềm tin vững chắc rằng ma không hề tồn tại đã tiếp thêm cho họ sức lực cũng như lòng kiên nhẫn.
Khi máy móc trên hai chiếc xe thùng được lắp đặt xong, nhóm của Barry đã biến ngôi nhà thành một mặt trận kết hợp với trường quay hiện đại. Căn phòng ăn ở tầng một được sử dụng như trung tâm điều khiển, kết nối với bốn mươi hai máy quay đặt khắp ngôi nhà. Katie Burr, tay tổ về các dụng cụ theo dõi, cố gắng sắp đặt để máy quay không sót góc nhỏ nào. Ngoài ra, hệ thống Laser cực nhạy được lắp đặt trên tầng áp mái, nơi "cậu bé mặt khỉ" Zeke thường xuyên xuất hiện.
Chỉ cần một tác động nhỏ như một cọng tóc chạm vào các tia laser, tín hiệu sẽ lập tức được truyền tới phòng điều khiển. Vũ khí bí mật của Barry là chiếc máy cảm biến nhiệt chuyên dụng của quân đội Mỹ phát triển để truy tìm kẻ địch trong đêm. mọi thay đổi nhiệt đọ đều được hiển thị trên màn hình máy cảm biến nhiệt thành vệt đỏ. Như vậy nếu có bất cứ sự tồn tại nào, dù mong manh, cũng không thể thoát khỏi tầm quan sát của Barry và cộng sự.
Người ta nói rằng ma thường xuất hiện về đêm. Như vậy, nhóm barry có thời gian vài tiếng trước khi chính thức làm quen với những linh hồn tại Lemp Maison. Cả nhóm vui vẻ chia nhau chiếc bánh Sandwiches và bàn luận rộn ràng về những diễn biến có thể xảy ra trong đêm. Steve Hock thậm chí còn định đánh một giấc. Thế nhưng, nhóm bốn người đã tính toán sai về ma. Tiếng bíp bíp liên tục phát ra từ bàn điều khiển chùm tia laser trên tầng áp mái, chứng tỏ có vật gì đó chạm vào các tia sáng mà katie Burr giăng kín khắp căn phòng mười hai mét vuông.
Ngồi gần nhất, Barry lao vội đến màn hình và chỉ kịp nhìn thấy một cái gì đó như bóng trắng lờ mờ xuất hiện. Chưa đầy một giây, hình ảnh đó biến mất. Diễn biến này khiến Barry vô cùng hưng phấn. Anh không ngờ rằng cuộc săn ma lại có kết quả sớm đến thế. Dù hình ảnh lờ mờ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nó cũng không thể thoát khỏi các máy thu hình. Như vậy, chắc chắn barry sẽ không có được đoạn băng ghi lại dấu vết ấy.
Đáng tiếc, Barry đã vui mừng quá sớm. Cả nhóm đã xem kỹ ba lần đoạn băng ghi hình ảnh căn nhà áp mái, song không hề thấy dấu vết mà Barry Klinge miêu tả. Katue Burr ngờ rằng Klinge quá mong chờ vào kết quả nên ngộ nhận. Hơn nữa, Burr lập luận, linh hồn được cho là không có hình dạng cụ thể, có trọng lượng và phi vật chất, như thế, việc tác động vào các tia laser là khó có thể xảy ra.
Nỗi thất vọng không làm Klinge nản chí. Trước lúc bắt tay vào việc, anh đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chờ đợi. Quả thật khi Klinge và cộng sự đã cần đến rất nhiều sự kiên nhẫn khi họ phải căng mắt theo dõi màn hình suốt cả ngày đêm mà không thấy bất kỳ động tĩnh nào. Dường như những con ma gia đình Lemp cảnh giác trước sự có mặt của bốn tay thợ săn và im hơi lặng tiếng.
Hôm sau là một ngày bình yên với nhóm của Klinge. họ thay nhau trực chiến tại phòng điều khiển rồi lần lượt thất vọng, khi tất cả phương tiện tối tân nhất cũng không phát hiện được dấu hiệu bất thường nào. Nếu tiếp tục thất bại trong đêm thứ hai, Klinge sẽ buộc phải chấm dứt cuộc đi săn bởi chi phí thuê đứt ngôi nhà trong một ngày là rất cao.
Chạm trán bóng trắng di động: Hoang đường hay huyền bí?
Thất bại với phương án sử dụng laser vì linh hồn không phải thực thể, Klinge nghĩ đến việc kiểm soát hướng di chuyển của không khí cùng áp suất trong các căn phòng. Dốc những đô la cuối cùng để trang bị gấp hệ thống đo đạc không khí, Klinge hy vọng thay đổi này sẽ khiến bóng ma trong biệt thự của gia đình Lemp lộ mặt.
02h00, trời chuyển dần về sáng, sự kiên nhẫn của bốn người đi săn đã bị vắt kiệt. Trên các màn hình vẫn là khung cảnh tĩnh lặng cua ngôi biệt thự mấy trăm tuổi, ba người đồng hành với Klinge dường như không thể chờ đợi thêm được nữa. Ánh mắt mệt mỏi của họ đều chung một hàm ý: Họ muốn từ bỏ. Ngay lúc ấy, Klinge biết rằng anh không thể từ bỏ. Anh không thể đầu hàng và để tất cả công sức cũng như tiền bạc đổ xuống sông xuống biển.
Lao như điên ra khỏi phòng điều khiển, Klinge cầm đèn pin chạy vào căn phòng tầng thứ hai, nơi trước đây thuộc về Charles Lemp, người bị chết cuối cùng trong gia đình Lemp. Một luồng khí lạnh xộc vào mặt khiến klinge khựng lại trong giây lát. Anh bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Dẫu thế, anh vẫn không quên ý định của mình. Bằng một giọng nhỏ và nhẹ nhàng, Klinge cất tiếng gọi:
- Charles, Charles Lemp, anh có nghe tôi nói không?
Vô ích. Căn phòng vẫn im lặng và lạnh lẽo. Không nản chí, Klinge tiếp tục cất giọng đều đều:
- Charles, Charles Lemp, anh có nghe tôi nói không? Anh đừng trốn tránh đừng hèn nhát. Anh nhớ lại đi, anh bắn con chó của mình và anh tự bắn chính anh. Anh hãy trả lời đi!
Từ phòng điều khiển ba người bạn căng mình theo dõi mọi cử động của Klinge trên màn hình. Đến khi Klinge kết thúc câu nói thứ hai, hiện tượng kỳ lạ bất ngờ xảy ra liên tiếp. Trước hết, máy cảm ứng nhiệt phát ra những vệt đỏ (Có dấu hiệu nhiệt) xuất hiện li ti trên vách tường. Ban đầu chưa rõ lắm, những vạch đỏ ấy nhanh chóng lớn dần và kết thành hình người khá sắc nét. Theo thói quen nghề nghiệp, Steve Kock nhanh tay vớ lấy máy ảnh, bấm lia lịa. Anh chụp lại màn hình, dù đó có vẻ là việc làm vô ích khi những hình ảnh cả ba đang chứng kiến chắc chắn sẽ được lưu vào bộ nhớ.
Trong căn phòng của Charles Lemp, Klinge không hay biết về những gì đang diễn ra. Anh tiếp tục gọi tên Charles, nhắc lại những kỷ niệm của ông ta trước khi chết. Ở trong phòng điều khiển, ba thợ săn kinh ngạc khi thấy hình ảnh đỏ rực dường như tiến lại phía sau Klinge. Nó dường như muốn trùm lên người thợ săn. Từ phòng điều khiển, Hock kinh hoàng bật tung cánh cửa lao lên tầng hai, miệng gọi to:
- Klinge! Klinge! ...
Ngay lúc Hock lao vào phòng, dấu hiệu nhiệt trên màn hình cũng biến mất.
Nói theo cách nào đó, cuộc săn ma của Klinge và cộng sự đã thành công khi chính mắt họ chứng kiến sự việc phi thường, huyền bí. Họ đã thấy sự xuất hiện của một bóng ma thật sự qua màn hình. mặt khác, cũng như lần Klinge thấy bóng trắng trên căn phòng áp mái, máy tính của nhóm cũng không lưu lại được hình ảnh kỳ lạ xuất hiện nhờ máy cảm ứng nhiệt. Tất cả bằng chứng họ có là tấm ảnh chụp màn hình không rõ nét của Hock. Những tấm ảnh ấy rất đặc biệt, song không đủ sức thuyết phục.
Không thể chứng minh điều tận mắt chứng kiến, nhóm của Klinge vẫn thu được thành quả lớn: Giờ đây, họ là những người tin vào linh hồn. Nhiệm vụ trước mắt của họ không còn là giải mã linh hồn, thay vào đó, họ muốn chứng minh với thế giới rằng ma thật sự tồn tại.
ST
Ánh sáng khoa học không cho phép Bary Klinge tin vào bất cứ câu chuyện hoang đường nào liên quan đến ma quỷ. Chuyên viên kỹ thuật cao cấp người Mỹ thề săn tìm và hóa giải mọi ám ảnh về linh hồn người chết. Đấy là điểm khởi đầu cho những câu chuyện kỳ lạ bất tận.
Biệt thự đổ nát của gia đình Lemp và những bóng trắng di động
Thành phố St. Louis, bang Missouri (Mỹ) không có nhiều điểm đặc biệt thu hút du khách. Có chăng, vào mùa hè hàng năm, người ta thường kéo đến để thưởng thức bia lạnh và món thịt bò nướng ngoài trời. Cuộc sống của hơn 300.000 dân tại St. Louis sẽ chẳng có gì thay đổi nếu như câu chuyện ghê gớm liên quan đến biệt thự ma ám của gia đình Lemp (Lemp Máion) không trở thành chủ đề bàn tán của nước Mỹ. Tạp chí Life Magazine, vào năm 2008, bình chọn Lemp Maison là một trong chín địa điểm đáng sợ nhất cả nước. Kể từ đó cuộc sống bỗng trở nên tất bật với người dân St. Louis.
Những kẻ hiếu kỳ khắp nơi đổ về St. Louis với hy vọng tận mắt chứng kiến linh hồn, hay những bóng ma của các thành viên gia đình Lemp. Họ truyền tai nhau câu chuyện về cái chết bí ẩn và thê thảm của bốn người trong ngôi nhà to lớn có lịch sử từ năm 1868. Hầu hết đều không phải thất vọng sau một đêm ở tại Lemp Maison. Họ khẳng định đã nhìn thấy những bóng trắng vật vờ di động. Họ kinh hãi khi bị ép chặt xuống giường. Họ nói họ đã cố muốn kêu cứu nhưng không cất thành lời. Thậm chí, vài người còn kể rằng có một người phụ nữ đã đến bên họ than khóc. Người phụ nữ ấy được cho là bà Elsa Lemp, người phụ nữ đã tự bắn vào tim mình năm 1920.
Câu chuyện bí ẩn về gia đình Lemp bắt đầu từ những năm đầu thế kỷ XX khi Wikkiam Sr tự sát trong phòng kín 1904, dù lúc đó, William Sr là một điền chủ giàu có và quản lý nhà máy bia lớn nhất vùng. Liên tiếp các thế hệ sau đó, ba người con của gia đình Lemp cũng lìa đời một cách không minh bạch. Các thành viên gia đình Lemp một mực khẳng định rằng Elsa, Billy và Charles tự tìm cái chết vì cuộc bế tắc hay chấn thương tâm lý. Dẫu thế lời giải thích ấy không thuyết phục được tất cả mọi người.
Trong nhiều thập kỷ người ta rỉ tai nhau nguyên nhân thực sự dẫn đến bốn cái chết của gia đình Lemp Maison. Rất có thể cuộc tranh giành tài sản là lý do trực tiếp khiến thần chết liên tiếp hỏi thăm căn nhà to lớn trên phố Green Street. Cư dân thành phố St. Louis đồn đại rằng chính vì bốn người chết không rõ ràng, linh hồn họ không thể ra đi. Thay vào đó, họ lẩn khuất trong các căn phòng và ám ngôi nhà.
Câu chuyện về những con ma trong biệt thự của gia đình Lemp càng thêm phần ghê rợn với chi tiết về cậu bé mang tên Zeke (đứa trẻ mặt khỉ), là con của Billy và một cô gái không ra gì, Zeke bị dị hình lúc lọt lòng. Sự tồn tại của cậu bé hoàn toàn không được ghi nhận trong bất cứ tài liệu nào. Gia đình Lemp làm mọi cách để che giấu cậu bé khỏi ánh mắt thiên hạ. Sau này, một số người hầu trong gia đình cho biết, Zeke bị nhốt trên tầng áp mái suốt trong ba mươi năm cho đến khi cậu chết. Cuộc sống đau đớn bất hạnh khiến Zeke trở thành bóng ma ghê gớm nhất tại Lemp Maison.
Truyền thuyết về những bóng ma trong biệt thự của gia đình Lemp lan truyền nhanh chóng từ cuối những năm 1970, khi thành viên cuối cùng của gia đình, Edwin, qua đời. Suốt gần nửa thế kỷ, Lemp Maison là nỗi ám ảnh đối với những người yếu bóng vía, là niềm hứng thú của các nhà tâm linh và cũng là thử thách khó khăn cho những ai muốn khám phá bí mật của thế giới sau khi chết.
Chuyến săn ma của kẻ vô thần
Barry Klinge không thích bị gọi là kẻ vô thần. Thực ra, anh là người có đạo. Niềm kính Chúa của người đàn ông ba mươi tuổi được thể hiện lộ liễu thông qua chiếc thánh giá bằng bạc hiện diện trên ngực. Dẫu thế, ma quỷ là thứ cuối cùng mà Barry Klinge tin. Dù những ghi chép về hiện tượng ma quỷ được trải dài trên khắp thế giới, xuyên suốt lịch sử nhân loại, Barry vẫn không thể chấp nhận ý nghĩ rằng xung quanh ta tồn tại linh hồn của người đã chết.
Ở một đất nước bao phủ bằng bê tông và sắt thép như Mỹ, người ta không tin vào tâm linh, vì thế, những người có chung quan điểm như Barry không hiếm. Cùng với họ, Barry Klinge thành lập lên hội Everyday Pananormal với lời thế khám phá tận gốc rễ nỗi ám ảnh về bóng ma lẩn khuất đâu đó trong xã hội hiện đại. Đồng hành cùng Barry trong các cuộc săn ma gồm Katie Burr (thám tử), Steve Haris (chuyên gia kỹ thuật), Steve Hock (nhiếp ảnh gia). Nhóm bốn kẻ "điên rồ" (theo cách gọi của báo chí) chọn Lemp Maison là mục tiêu đầu tiên cho hành trình giải mã bí mật của linh hồn.
Giống như hầu hết các địa điểm bị cho là ma ám, các câu chuyện về Lemp Maison cũng chứa đầy màu kỳ bí và rất ít chi tiết thật. Bóng ma tại Lemp Maison, tương tự như nơi khác, đều là bóng trắng lơ lửng trong không trung, gây nên hiện tượng rùng rợn như bóng đèn bật tắt mà không rõ lý do, cửa sổ, cửa chính tự động mở hay đồ vật bị xáo trộn. Có chăng điểm đặc biệt tại Lemp Maison là bóng ma xuất hiện rõ ràng hơn, thường xuyên hơn và được một số tay săn ảnh ghi lại (tuy không rõ nét). Vì thế, Barry cho rằng nếu may mắn, anh và đồng sự có thể chứng kiến sự xuất hiện của bóng ma, ghi lại và phân tích nó dưới con mắt khoa học.
Phải mất gần hai tháng, nhóm của Barry mới hoàn thành khâu chuẩn bị cho chuyến săn ma tại Lemp Maison. Việc ra kế hoạch và các bước hành động không mất quá nhiều thời gian. Quan trọng hơn, cả nhóm phải đầu tư một khoản tiền lớn và mất nhiều ngày mới kiếm được máy móc ưng ý phục vụ cho chuyến đi săn đặc biệt. Một ngày tháng chín, ngày trăng tròn, ngày rằm theo quan niệm Phương Đông, ngày mà các oan hồn thường lộ mặt chốn nhân gian, Barry và cộng sự đặt chân trước cổng Lemp Maison.
Danh tiếng của Lemp Maison đã biến ngôi nhà thành nơi du lịch ăn khách. Do đó nhóm của Barry khá khó khăn mới thuê được căn nhà trong hai ngày. Họ cần phải lắp đặt các thiết bị trong buổi chiều để sẵn sàng đón ma khi màn đêm buông xuống. Tất cả đều hồi hộp trước chuyến phiêu lưu. Dẫu thế, niềm tin vững chắc rằng ma không hề tồn tại đã tiếp thêm cho họ sức lực cũng như lòng kiên nhẫn.
Khi máy móc trên hai chiếc xe thùng được lắp đặt xong, nhóm của Barry đã biến ngôi nhà thành một mặt trận kết hợp với trường quay hiện đại. Căn phòng ăn ở tầng một được sử dụng như trung tâm điều khiển, kết nối với bốn mươi hai máy quay đặt khắp ngôi nhà. Katie Burr, tay tổ về các dụng cụ theo dõi, cố gắng sắp đặt để máy quay không sót góc nhỏ nào. Ngoài ra, hệ thống Laser cực nhạy được lắp đặt trên tầng áp mái, nơi "cậu bé mặt khỉ" Zeke thường xuyên xuất hiện.
Chỉ cần một tác động nhỏ như một cọng tóc chạm vào các tia laser, tín hiệu sẽ lập tức được truyền tới phòng điều khiển. Vũ khí bí mật của Barry là chiếc máy cảm biến nhiệt chuyên dụng của quân đội Mỹ phát triển để truy tìm kẻ địch trong đêm. mọi thay đổi nhiệt đọ đều được hiển thị trên màn hình máy cảm biến nhiệt thành vệt đỏ. Như vậy nếu có bất cứ sự tồn tại nào, dù mong manh, cũng không thể thoát khỏi tầm quan sát của Barry và cộng sự.
Người ta nói rằng ma thường xuất hiện về đêm. Như vậy, nhóm barry có thời gian vài tiếng trước khi chính thức làm quen với những linh hồn tại Lemp Maison. Cả nhóm vui vẻ chia nhau chiếc bánh Sandwiches và bàn luận rộn ràng về những diễn biến có thể xảy ra trong đêm. Steve Hock thậm chí còn định đánh một giấc. Thế nhưng, nhóm bốn người đã tính toán sai về ma. Tiếng bíp bíp liên tục phát ra từ bàn điều khiển chùm tia laser trên tầng áp mái, chứng tỏ có vật gì đó chạm vào các tia sáng mà katie Burr giăng kín khắp căn phòng mười hai mét vuông.
Ngồi gần nhất, Barry lao vội đến màn hình và chỉ kịp nhìn thấy một cái gì đó như bóng trắng lờ mờ xuất hiện. Chưa đầy một giây, hình ảnh đó biến mất. Diễn biến này khiến Barry vô cùng hưng phấn. Anh không ngờ rằng cuộc săn ma lại có kết quả sớm đến thế. Dù hình ảnh lờ mờ chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn, nó cũng không thể thoát khỏi các máy thu hình. Như vậy, chắc chắn barry sẽ không có được đoạn băng ghi lại dấu vết ấy.
Đáng tiếc, Barry đã vui mừng quá sớm. Cả nhóm đã xem kỹ ba lần đoạn băng ghi hình ảnh căn nhà áp mái, song không hề thấy dấu vết mà Barry Klinge miêu tả. Katue Burr ngờ rằng Klinge quá mong chờ vào kết quả nên ngộ nhận. Hơn nữa, Burr lập luận, linh hồn được cho là không có hình dạng cụ thể, có trọng lượng và phi vật chất, như thế, việc tác động vào các tia laser là khó có thể xảy ra.
Nỗi thất vọng không làm Klinge nản chí. Trước lúc bắt tay vào việc, anh đã chuẩn bị tinh thần sẵn sàng chờ đợi. Quả thật khi Klinge và cộng sự đã cần đến rất nhiều sự kiên nhẫn khi họ phải căng mắt theo dõi màn hình suốt cả ngày đêm mà không thấy bất kỳ động tĩnh nào. Dường như những con ma gia đình Lemp cảnh giác trước sự có mặt của bốn tay thợ săn và im hơi lặng tiếng.
Hôm sau là một ngày bình yên với nhóm của Klinge. họ thay nhau trực chiến tại phòng điều khiển rồi lần lượt thất vọng, khi tất cả phương tiện tối tân nhất cũng không phát hiện được dấu hiệu bất thường nào. Nếu tiếp tục thất bại trong đêm thứ hai, Klinge sẽ buộc phải chấm dứt cuộc đi săn bởi chi phí thuê đứt ngôi nhà trong một ngày là rất cao.
Chạm trán bóng trắng di động: Hoang đường hay huyền bí?
Thất bại với phương án sử dụng laser vì linh hồn không phải thực thể, Klinge nghĩ đến việc kiểm soát hướng di chuyển của không khí cùng áp suất trong các căn phòng. Dốc những đô la cuối cùng để trang bị gấp hệ thống đo đạc không khí, Klinge hy vọng thay đổi này sẽ khiến bóng ma trong biệt thự của gia đình Lemp lộ mặt.
02h00, trời chuyển dần về sáng, sự kiên nhẫn của bốn người đi săn đã bị vắt kiệt. Trên các màn hình vẫn là khung cảnh tĩnh lặng cua ngôi biệt thự mấy trăm tuổi, ba người đồng hành với Klinge dường như không thể chờ đợi thêm được nữa. Ánh mắt mệt mỏi của họ đều chung một hàm ý: Họ muốn từ bỏ. Ngay lúc ấy, Klinge biết rằng anh không thể từ bỏ. Anh không thể đầu hàng và để tất cả công sức cũng như tiền bạc đổ xuống sông xuống biển.
Lao như điên ra khỏi phòng điều khiển, Klinge cầm đèn pin chạy vào căn phòng tầng thứ hai, nơi trước đây thuộc về Charles Lemp, người bị chết cuối cùng trong gia đình Lemp. Một luồng khí lạnh xộc vào mặt khiến klinge khựng lại trong giây lát. Anh bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi và lo lắng. Dẫu thế, anh vẫn không quên ý định của mình. Bằng một giọng nhỏ và nhẹ nhàng, Klinge cất tiếng gọi:
- Charles, Charles Lemp, anh có nghe tôi nói không?
Vô ích. Căn phòng vẫn im lặng và lạnh lẽo. Không nản chí, Klinge tiếp tục cất giọng đều đều:
- Charles, Charles Lemp, anh có nghe tôi nói không? Anh đừng trốn tránh đừng hèn nhát. Anh nhớ lại đi, anh bắn con chó của mình và anh tự bắn chính anh. Anh hãy trả lời đi!
Từ phòng điều khiển ba người bạn căng mình theo dõi mọi cử động của Klinge trên màn hình. Đến khi Klinge kết thúc câu nói thứ hai, hiện tượng kỳ lạ bất ngờ xảy ra liên tiếp. Trước hết, máy cảm ứng nhiệt phát ra những vệt đỏ (Có dấu hiệu nhiệt) xuất hiện li ti trên vách tường. Ban đầu chưa rõ lắm, những vạch đỏ ấy nhanh chóng lớn dần và kết thành hình người khá sắc nét. Theo thói quen nghề nghiệp, Steve Kock nhanh tay vớ lấy máy ảnh, bấm lia lịa. Anh chụp lại màn hình, dù đó có vẻ là việc làm vô ích khi những hình ảnh cả ba đang chứng kiến chắc chắn sẽ được lưu vào bộ nhớ.
Trong căn phòng của Charles Lemp, Klinge không hay biết về những gì đang diễn ra. Anh tiếp tục gọi tên Charles, nhắc lại những kỷ niệm của ông ta trước khi chết. Ở trong phòng điều khiển, ba thợ săn kinh ngạc khi thấy hình ảnh đỏ rực dường như tiến lại phía sau Klinge. Nó dường như muốn trùm lên người thợ săn. Từ phòng điều khiển, Hock kinh hoàng bật tung cánh cửa lao lên tầng hai, miệng gọi to:
- Klinge! Klinge! ...
Ngay lúc Hock lao vào phòng, dấu hiệu nhiệt trên màn hình cũng biến mất.
Nói theo cách nào đó, cuộc săn ma của Klinge và cộng sự đã thành công khi chính mắt họ chứng kiến sự việc phi thường, huyền bí. Họ đã thấy sự xuất hiện của một bóng ma thật sự qua màn hình. mặt khác, cũng như lần Klinge thấy bóng trắng trên căn phòng áp mái, máy tính của nhóm cũng không lưu lại được hình ảnh kỳ lạ xuất hiện nhờ máy cảm ứng nhiệt. Tất cả bằng chứng họ có là tấm ảnh chụp màn hình không rõ nét của Hock. Những tấm ảnh ấy rất đặc biệt, song không đủ sức thuyết phục.
Không thể chứng minh điều tận mắt chứng kiến, nhóm của Klinge vẫn thu được thành quả lớn: Giờ đây, họ là những người tin vào linh hồn. Nhiệm vụ trước mắt của họ không còn là giải mã linh hồn, thay vào đó, họ muốn chứng minh với thế giới rằng ma thật sự tồn tại.
ST
#283
Gửi vào 19/09/2011 - 00:18
GÁNH XIẾC ÔNG LÙN
Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây xảy ra đã lâu, chính xác là khoảng giữa những năm bốn mươi. Chuyện có thật nhưng bị cắt vụn thành từng mẩu rời rạc, lại phân tán nhiều nơi nên tôi phải mất công đi tới nhiều nơi ở Nghệ An để thu lượm và chắp vá các mẩu rời rạc ấy thành chuyện. Chuyện về gánh xiếc ông Lùn. Tên là Lùn, nhưng ông không lùn, chỉ hơi thấp, to ngang, cộng thêm điệu bộ chậm chạp và nghề nghiệp độc đáo nên mới bị người ta gọi thế. Ông Lùn và gánh xiếc mang tên ông từng một thời rất nổi tiếng ở hai tỉnh Thanh, Nghệ. Ngày ấy ở nông thôn chất phác và lạc hậu, cái gì cũng có thể làm người ta ngạc nhiên... Dễ hiểu vì sao các tiết mục xiếc, dù của một gánh xiếc rong, ngay lập tức được mọi người chú ý.
Lời đồn về ông Lùn và gánh xiếc của ông có nhiều và được truyền đi rất nhanh, rằng ông có tài ném dao phi thường, và bằng cái biệt tài ấy đã giết chết ba bà vợ, có người nói năm, rằng ông có ô tô riêng đi biểu diễn, có hàng tá người giúp việc, có con chó biết nói, cái hộp sắt biết hát và đặc biệt là kiếm được rất nhiều tiền, giàu có đến bạc triệu.... Những lời đồn ấy như phần lớn các lời đồn khác, trên thực tế đều không có thật, trừ việc ông có tài ném dao trăm phát trăm trúng, có con chó khá thông minh và chiếc máy hát quay tay ọc ạch với một chiếc đĩa duy nhất. Ông Lùn xuất thân là nông dân, do gặp chuyện phẫn uất hoặc không kiếm nổi miếng ăn nên bỏ làng lên thành phố. Ông đã phải trải qua khá nhiều năm tháng gian khổ, thử đủ nghề trước khi học được nghề xiếc rong này. Người ta chỉ biết khi vào Nghệ rồi "định cư" hẳn ở đó, ông là chủ "Gánh xiếc ông Lùn", gồm ông, hai cậu con trai, chiếc xe kéo có khung bịt vải chở mấy thứ đồ nghề và xoong chảo.
Con chó và chiếc máy biết hát mãi sau này mới xuất hiện. Chiếc xe được trang trí lòe loẹt, bốn góc cắm bốn chùm hoa bằng lông gà nhuộm xanh đỏ. Đầu xe treo chiếc chuông, vừa đi vừa kêu leng keng. Cùng chiếc xe ấy, ông lang thang nơi này sang nơi khác, mưa thì ngủ trên xe, nắng trải chiếu nằm dưới đất, hôm sau lại dậy lại đi tiếp. Thường thì ông Lùn kéo xe, thằng con lớn mười hai tuổi đẩy phía sau, thằng nhỏ bẩy tuổi được ngồi trên xe, nhưng phải vừa luôn tay đánh trống, vừa chốc chốc lại kêu to.
- Xiếc! Xiếc đây! Xiếc ông Lùn đây!
Khi con chó được nhập bọn thì nó lẽo đẽo chạy theo sau. Gánh xiếc của ông thường biểu diễn ở các bãi chợ và sân làng, nếu được nhà chức trách cho phép sau khi nộp một số tiền mà bây giờ gọi là tiền thuê địa điểm. Ông Lùn lôi từ xe ra tấm vải dày hình tròn rộng bằng mấy chiếc nong, được chắp nối từ các mảnh vải có màu khác nhau. Nếu không gọi tiếng trống dồn dập là tiết mục, thì tiết mục đầu tiên là chiếc máy hát. Nó có nhiệm vụ thu hút khách xem và nếu cần, lấp thời gian trống giữa các tiết mục. Thằng lớn bê nó ra một cách long trọng, nhẹ nhàng và từ từ nhấc tấm vải phủ màu đỏ trước con mắt tò mò háo hức của mọi người. Rồi nó quay tay lên dây cót. Lát sau, cùng tiếng khùng khục lạo xạo là tiếng một bài hát vui nhộn bằng tiếng Pháp bay ra. Bao giờ cũng đúng những thủ tục ấy, cũng bài hát ấy.
Tiếp đến là phần của con chó. Con chó này chân và mõm đều ngắn, lông dài màu xám, người lại nhỏ nên trông như chó nhồi bông. Cổ nó đeo ruy-băng xanh, mỗi chân leng keng chiếc lục lạc bé tí. Ngoài những trò thông thường như đi bằng hai chân, nhào lộn và nhảy vòng, nó còn biết làm các phép tính đơn giản. Đến cái trò trí tuệ này thì thằng lớn ra điều khiển chó thay em, vì em nó chưa biết tính nhẩm. Nó yêu cầu ai đó trong đám người xem ra đề bài, thí du hai cộng hai, năm trừ ba hay thậm chí mười sáu chia cho bốn là bao nhiêu. Nhẩm tính trong đầu xong, nó ra hiệu cho con chó lúc nào thì sủa và lúc nào dừng lại. Tất nhiên cũng có lúc sai. Người xem tưởng lỗi do con chó nên họ rộng lượng bỏ qua, vì trong họ không phải ai cũng biết làm các phép tính phức tạp ấy.
Đến lượt thằng lớn trổ tài. Nó là diễn viên tổng hợp. Trên hình tròn bằng vải sặc sỡ ấy, nó có thể làm rất nhiều trò, từ uốn dẻo tung hứng đến thăng bằng, nhào lộn, nhưng đặc sắc nhất vẫn là trò ảo thuật. Trước con mắt ngạc nhiên của mọi người, nó ung dung hút thuốc rồi nhả khói qua hai lỗ tai, uống xăng phun ra lửa mà không sợ bỏng, hoặc để thằng em trói nó, trói thật chặt khắp người, nó chỉ rùng mình một cái là các sợi dây sổ tung rơi xuống đất. Cuối cùng đến phần đặc sắc nhất và cũng thường để kết thúc buổi diễn, tiết mục ném dao găm của ông Lùn. Ông cho bê ra một chiếc bàn và dựng một chiếc bảng cao trên đó. Thằng nhỏ mang đến chiếc hộp đựng đầy dao găm, những chiếc dao nhỏ, ngắn chỉ độ nửa gang, mũi nhọn và rất sắc. Như hai cậu con trai ông Lùn mặc bộ quần áo nhà nghề áo sặc sở ông tự may, tương xứng với tài năng và túi tiền của ông.
Thằng lớn găm lên bảng một quả quýt. Ông Lùn đỡ lấy con dao thằng nhỏ đứng cạnh đưa cho, và ở khoảng cách mười mét, hầu như không ngắm, ông ném một nhát trúng đích, cắt nó làm đôi. Người xem chưa hết ngạc nhiên thì thằng lớn đã lấy phấn gạch một đường chéo trên bảng. Ông lại ném. Cứ thế năm lần liên tiếp. Khi thằng lớn nhổ con dao thứ năm lên thì mọi người chỉ thấy trên bảng một lỗ cắm duy nhất. Tiếp đến ông mời người xem vẽ lên bảng một hình gì đấy. Cũng không ngắm, ông liên tiếp cắm hết mũi dao này đến mũi dao khác theo hình ấy. Không chệch phát nào. Xong, ông ra hiệu thằng lớn cho chiếc máy hát hoạt động trở lại. Một lúc sau mọi người tản đi trong tiếng trống bì bùm và tiếng bài hát Pháp vui vẻ.
Sự thật thì ông Lùn và gánh xiếc của ông rất nghèo. Thời ấy moi được đồng xu của anh nông dân không dễ, phần vì họ keo, phần chẳng có gì để moi. Bán vé thu tiền là điều không thể, vì nếu thế sẽ chẳng ai đến xem, thành ra chỉ còn biết trông chờ vào lòng tốt tự giác của người đời, nghĩa là cũng phải để chiếc mâm xin tiền như anh xẩm mù để mũ, dù đây là một gánh xiếc với những tiết mục hấp dẫn như vậy. Thường thì ngày nào họ chỉ kiếm đủ ăn ngày đó. Nhiều ngày trời mưa không diễn được, hoặc bị xua đuổi không cho diễn. Đấy là chưa kể những lúc ốm đau hay gặp sự cố. Ở Đô Lương có người kể chính ông ta một hôm nhìn thấy thằng bé lẻn vào vườn moi trộm khoai lang, ông tóm được. Khi nhận ra nó là thằng nhỏ gánh xiếc ông Lùn, ông tha cho đi, thậm chí không giữ lại những củ khoai nó vừa moi được.
Thế thì sao lại có lời đồn ông kiếm tiền dễ dàng và "giàu có đến bạc triệu?" Tôi đã thử tìm hiểu điều đó, cả việc vì sao gánh xiếc thiếu vắng phụ nữ, vợ ông hay ai đó chẳng hạn. Tiếc là đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra sự thật. Có người quả quyết với tôi rằng trước đây ông Lùn luôn có vợ đi theo. Bà này thay cho các hình vẽ trên bảng, đứng dang tay để chồng ném dao găm theo hình người bà. Đó là tiết mục hết sức mạo hiểm và giật gân, nhờ thế thu hút được nhiều khách, và cùng với khách là tiền. Tiếc rằng bà này một lần vô ý lắc đầu xua con ruồi trên môi, bị mũi dao đâm xuyên qua óc. Từ đó gánh xiếc bắt đầu sa sút. Có người lại nói người bị ông ném chết không phải vợ mà thằng con cả, anh của hai đứa hiện giờ. Còn vợ ông, khi thấy con chết đã ôm đứa bé nhất, đứa thứ tư, bỏ ra Bắc.
Cũng có người nói ông Lùn không bao giờ ném người, vì ông tốt bụng, sợ nhỡ người đứng mẫu không chịu nổi sẽ nhúc nhích hay ngất ngã. Tóm lại, ý kiến có nhiều và khác nhau không ít, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm, rằng ông Lùn và gánh xiếc của ông trước đó từng làm ăn phát đạt hơn nhiều. Còn lúc này thì nó đang gặp khó khăn. Các tiết mục có lạ mắt, hấp dẫn thật đấy, nhưng vẫn chưa đủ độc đáo để bắt được người nông dân bỏ công việc kéo nhau đến xem, và điều này mới quan trọng nhất, chịu móc túi lấy tiền, tất nhiên nếu trong túi có tiền. Cứ thế mấy cha con ông Lùn kéo xe lang thang khắp nơi, hết huyện này đến huyện khác. Chương trình biểu diễn của họ trở nên phong phú hơn. Hai thằng bé lớn lên học thêm được một số trò mới. Bản thân ông Lùn cũng kiêm luôn một số mục khác, như nằm ngửa để hòn đá to lên bụng cho người khác cầm búa đập vỡ, hoặc bắn cung, tung tạ...
Chiếc máy hát thì ọc ạch hơn trước, tuy vẫn phát ra được bài hát Pháp vui nhộn nọ. Chỉ có hai cái không thay đổi, là con chó thông minh và món tiền ít ỏi thu được sau mỗi buổi diễn. Vào một năm mất mùa và gánh xiếc đang trong tình trạng tồi tệ nhất, một đêm nọ ở sân ga Vinh, khi bố con ông Lùn đang ngồi ăn phần cơm ít ỏi của mình, thì một người phụ nữ bước đến chìa tay xin ăn. Người này chưa đến ba mươi, ăn mặc khá tươm tất, mặt dễ coi nhưng xanh gầy bởi đói ăn lâu ngày. Cô ta đội chiếc nón tùm hụp, tay nải bên hông, ngượng ngập chìa tay, miệng lí nhí câu gì không rõ. ở cô toát lên cái gì đấy dễ thương và tử tế, chứng tỏ trước đây không lâu còn thuộc con nhà tử tế. Sau này cô cho biết rằng cô không may lấy phải người chồng giàu nhưng độc ác. Hắn muốn có con trai thừa tự, mà cô chỉ sinh toàn con gái. Sau khi sinh đứa con gái thứ ba, hắn thẳng tay đuổi cả bốn mẹ con ra khỏi nhà. Không nơi nương tựa, mẹ con cô bồng bế nhau đi ăn xin, khi gặp ông Lùn là vừa tròn ba tháng.
Vì không muốn con chết đói, cô lần lượt tìm nơi tin cậy cho hết đứa này đến đứa khác. Đứa cuối cùng chưa đầy một tuổi, cô đem cho một bà hàng bún ở Bến Thủy cách đấy vài ngày. Vốn thương người, ông Lùn mời cô ngồi xuống cùng ăn. Ngày ấy chia cái ăn cho người khác là việc dũng cảm. Lát sau ông quyết định một việc khác còn dũng cảm gấp bội là mời cô đi theo gánh xiếc. Tên cô là Lý. Từ ngày có cô Lý, gánh xiếc ông đỡ vất vả hơn trong lo toan hàng ngày, còn ông thì thấy đời cũng ấm áp thêm đôi chút. Nhưng cũng dễ hình dung rằng từ đấy, có thêm một miệng ăn, gánh xiếc của ông trở nên túng thiếu thế nào. Thu nhập ngày một ít; người xem bắt đầu chán những tiết mục diễn đi diễn lại nhiều lần. Họ muốn cái gì đấy mới, hấp dẫn và độc đáo.
Nhưng cái gì? Ông Lùn ngày càng ít nói. Hai thằng con thấy ít người xem, mất hứng, sao nhãng chuyện tập tành. Còn cô Lý thì vốn nhẫn nhục và hay mặc cảm, nay thấy mình là gánh nặng cho người khác, nên rất khổ tâm. Cô tự cho cô là người duy nhất có lỗi. Cô cố gắng làm vừa lòng mọi người một cách vụng về, nhiều khi định lén học một vài trò nhưng không được. May không ai trách cô. Ngược lại, cô được mọi người yêu mến, đặc biệt ông Lùn. Thời gian lặng lẽ trôi qua, chiếc xe của gánh xiếc ông Lùn vẫn lọc cọc lăn trên những con đường quanh co của xứ Nghệ, chở theo nó vẫn những khó khăn và lo âu ấy. Một hôm tình cờ cô Lý nghe ai đó nói nếu có người chịu đứng làm mẫu cho ông Lùn ném dao, người ta sẽ tới xem đông hơn. Suốt ngày cô nghĩ mãi điều này. Phải chăng đây là khả năng duy nhất cô có thể giúp ân nhân mình trong công việc? Cô chỉ việc nhắm mắt đứng yên, dang hai tay hai chân, còn tài ném dao của ông Lùn thì cô không mảy may nghi ngờ.
Có điều tính nhút nhát, mới nhìn mũi dao đã bủn rủn chân tay, liệu cô có đứng vững được không? Hình dung chuyện ấy, cô thấy ớn lạnh nơi sống lưng, trống ngực đập thình thịch. Thật kinh khủng, nhưng không còn cách nào khác... Tối ấy cô nói ướm với ông Lùn, và như ta dễ đoán hiểu, ông cương quyết từ chối. Ông cũng nhất định không thay đổi ý kiến những lần sau, cả khi cô nói gánh xiếc sẽ kiếm được nhiều tiền và có thể giúp cô chuộc lại con. Thế mà chưa đầy nửa tháng sau, ở chợ Vinh, thằng nhỏ đã oang oang quảng cáo "ném dao găm theo hình người thật, một tiết mục mạo hiểm rùng rợn nhưng vô cùng hấp dẫn mấy năm chỉ diễn một lần của Gánh xiếc ông Lùn"... Nghĩa là cuối cùng cái đói đã thắng tất cả, và bắt được một người tốt bụng, hiền lành như ông Lùn mạo hiểm với tính mạng của người ông quý mến.
Hôm ấy mọi việc diễn ra giống mọi ngày vẫn trình tự các tiết mục ấy, vẫn con chó và chiếc máy hát ọc ạch ấy. Điều khác duy nhất là người xem, do được quảng cáo và kháo nhau từ trước, lần này kéo đến rất đông. Trước con mắt hồi hộp của mọi người, cô Lý đi ra, khẽ mỉm cười yếu ớt rồi bước lên bục, đứng dán người vào chiếc bảng lớn kê sát phía sau. Cô mặc bộ quần áo đen bó sát người, hai tay để thẳng ngang vai, chân choãi ra thành hình chữ V lật ngược. Mặt cô trắng nhợt, đôi mắt mở to không nhấp nháy. Ông Lùn đứng trước cô ở cách mười mét, bề ngoài vẫn bình tĩnh như mọi ngày. Bên cạnh là thằng nhỏ, hai tay bê hộp dao. Ông với tay lấy một chiếc, hất đầu ra hiệu với cô Lý, rồi nhanh như tia chớp mũi dao lóe lên, cắm phập sát đỉnh đầu cô.
Cô cảm thấy như có dòng điện vừa chạy khắp cơ thể. Chưa kịp định thần trở lại, một mũi khác đã chạm nhẹ bên tai trái. Mấy giây sau, mũi dao xuyên xuống cổ, bờ vai rồi chạy theo cánh tay đến đầu ngón, xuống nách, hông... Cô nhắm mắt. Nỗi sợ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác. Thậm chí cô không còn nghe tiếng những mũi dao liên tiếp cắm vào bảng gỗ sắc gọn, và chỉ chợt tỉnh lại khi ông Lùn ném xong mũi dao cuối cùng bên tai phải. Sau những phút nín thở theo dõi, người xem bùng lên vỗ tay tán thưởng. Cô Lý loạng choạng bước xuống khỏi bục, để lại phía sau một hình người được cắm bằng những mũi dao tua tủa. Sau đó, như một số người kể lại, cô Lý đã ngất trong cánh tay ông Lùn vừa kịp đến đỡ. Cũng có người nói cô ốm liệt giường mấy ngày liền. Nói chung người ta còn nhớ và kể lại nhiều chi tiết giật gân về buổi biểu diễn hiếm có ấy. Tất nhiên chính xác đến đâu là chuyện khác.
Tôi có bà cô già rất mê các trò múa hát. Cô tôi kể rằng hôm ấy, khi mọi người bỏ đi hết, có hai cô gái nông dân bẽn lẽn đến gặp ông Lùn. Sau một hồi đùn đẩy, hai cô xin ông từ nay đừng ném dao theo hình người thật, vì ném thế sợ lắm, nguy hiểm lắm. Ông Lùn nhìn hai cô mỉm cười hiền lành, cảm ơn và hứa sẽ làm theo. Hai cô gái không nói gì thêm, vội dúi vào tay ông mấy tờ giấy bạc cầm sẵn rồi xấu hỏ bỏ chạy. Chuyện này thì tôi tin chắc có thật, vì một trong hai người ấy là bà cô tôi. Cô tôi nói:
- Thế mà chỉ mấy tháng sau ông ta đã ném chết cô Lý. Con người trông bề ngoài hiền lành, thật thà, hóa ra...
Bà cô tôi nói đúng: Ba tháng sau, ở Phủ Diễn, nay là thị trấn Diễn Châu, cũng vì cái đói bắt buộc, ông Lùn và cô Lý lại mạo hiểm lần nữa. Không may lần này, cô Lý ngất đúng khi ông Lùn ném mũi dao vào nách phải. Cô ngã người, và mũi dao đâm trúng trái tim cô lúc ấy đang đập mạnh vì sợ... Tôi yêu xiếc, nghệ thuật của cái đẹp và sự dũng cảm. Một phần vì thế mà tôi bỏ công lần theo truyền thuyết về ông Lùn và gánh xiếc của ông. Để làm gì ư? Để ít ra cũng biết được con người của môn nghệ thuật tôi yêu ấy trước kia đã sống và phải trả giá cho nghề nghiệp của mình như thế nào. Tiếc là sau cái chết của cô Lý, tôi không biết gì thêm về ông Lùn, ngoài một điều chắc chắn rằng từ đấy ở quê tôi không ai còn thấy gánh xiếc của ông. Có người nói ông đem con trở về Bắc, chọn nghề khác kiếm sống. Cũng có tin đồn, rằng ông vào một tỉnh nào đấy phía trong, tiếp tục biểu diễn và còn làm chết thêm mấy bà vợ nữa; rằng ông tự tử chết theo cô Lý; rằng ông bị bắt vì tội giết người...
Mới đây, một ông giáo ở Quỳnh Lưu nói với tôi là sau khi miền Bắc giải phóng, gánh xiếc ông Lùn đã nhập vào đoàn xiếc Trung ương, hiện giờ chắc hai con ông đang làm việc ở đó. Đây là giả thiết có vẻ tin được. Khi trở ra Hà Nội, tôi tìm đến đoàn xiếc ấy và cả trường xiếc ở Mai Dịch, nhưng không biết gì thêm. Bây giờ, mỗi lần vào rạp xiếc thưởng thức những tiết mục hấp dẫn của các diễn viên trẻ đẹp, hạnh phúc, tôi không thể không bùi ngùi nghĩ tới ông Lùn và gánh xiếc của ông, một thời lọc cọc lăn trên những nẻo đường nông thôn xứ Nghệ.
Thái Bá Tân
Câu chuyện tôi sắp kể dưới đây xảy ra đã lâu, chính xác là khoảng giữa những năm bốn mươi. Chuyện có thật nhưng bị cắt vụn thành từng mẩu rời rạc, lại phân tán nhiều nơi nên tôi phải mất công đi tới nhiều nơi ở Nghệ An để thu lượm và chắp vá các mẩu rời rạc ấy thành chuyện. Chuyện về gánh xiếc ông Lùn. Tên là Lùn, nhưng ông không lùn, chỉ hơi thấp, to ngang, cộng thêm điệu bộ chậm chạp và nghề nghiệp độc đáo nên mới bị người ta gọi thế. Ông Lùn và gánh xiếc mang tên ông từng một thời rất nổi tiếng ở hai tỉnh Thanh, Nghệ. Ngày ấy ở nông thôn chất phác và lạc hậu, cái gì cũng có thể làm người ta ngạc nhiên... Dễ hiểu vì sao các tiết mục xiếc, dù của một gánh xiếc rong, ngay lập tức được mọi người chú ý.
Lời đồn về ông Lùn và gánh xiếc của ông có nhiều và được truyền đi rất nhanh, rằng ông có tài ném dao phi thường, và bằng cái biệt tài ấy đã giết chết ba bà vợ, có người nói năm, rằng ông có ô tô riêng đi biểu diễn, có hàng tá người giúp việc, có con chó biết nói, cái hộp sắt biết hát và đặc biệt là kiếm được rất nhiều tiền, giàu có đến bạc triệu.... Những lời đồn ấy như phần lớn các lời đồn khác, trên thực tế đều không có thật, trừ việc ông có tài ném dao trăm phát trăm trúng, có con chó khá thông minh và chiếc máy hát quay tay ọc ạch với một chiếc đĩa duy nhất. Ông Lùn xuất thân là nông dân, do gặp chuyện phẫn uất hoặc không kiếm nổi miếng ăn nên bỏ làng lên thành phố. Ông đã phải trải qua khá nhiều năm tháng gian khổ, thử đủ nghề trước khi học được nghề xiếc rong này. Người ta chỉ biết khi vào Nghệ rồi "định cư" hẳn ở đó, ông là chủ "Gánh xiếc ông Lùn", gồm ông, hai cậu con trai, chiếc xe kéo có khung bịt vải chở mấy thứ đồ nghề và xoong chảo.
Con chó và chiếc máy biết hát mãi sau này mới xuất hiện. Chiếc xe được trang trí lòe loẹt, bốn góc cắm bốn chùm hoa bằng lông gà nhuộm xanh đỏ. Đầu xe treo chiếc chuông, vừa đi vừa kêu leng keng. Cùng chiếc xe ấy, ông lang thang nơi này sang nơi khác, mưa thì ngủ trên xe, nắng trải chiếu nằm dưới đất, hôm sau lại dậy lại đi tiếp. Thường thì ông Lùn kéo xe, thằng con lớn mười hai tuổi đẩy phía sau, thằng nhỏ bẩy tuổi được ngồi trên xe, nhưng phải vừa luôn tay đánh trống, vừa chốc chốc lại kêu to.
- Xiếc! Xiếc đây! Xiếc ông Lùn đây!
Khi con chó được nhập bọn thì nó lẽo đẽo chạy theo sau. Gánh xiếc của ông thường biểu diễn ở các bãi chợ và sân làng, nếu được nhà chức trách cho phép sau khi nộp một số tiền mà bây giờ gọi là tiền thuê địa điểm. Ông Lùn lôi từ xe ra tấm vải dày hình tròn rộng bằng mấy chiếc nong, được chắp nối từ các mảnh vải có màu khác nhau. Nếu không gọi tiếng trống dồn dập là tiết mục, thì tiết mục đầu tiên là chiếc máy hát. Nó có nhiệm vụ thu hút khách xem và nếu cần, lấp thời gian trống giữa các tiết mục. Thằng lớn bê nó ra một cách long trọng, nhẹ nhàng và từ từ nhấc tấm vải phủ màu đỏ trước con mắt tò mò háo hức của mọi người. Rồi nó quay tay lên dây cót. Lát sau, cùng tiếng khùng khục lạo xạo là tiếng một bài hát vui nhộn bằng tiếng Pháp bay ra. Bao giờ cũng đúng những thủ tục ấy, cũng bài hát ấy.
Tiếp đến là phần của con chó. Con chó này chân và mõm đều ngắn, lông dài màu xám, người lại nhỏ nên trông như chó nhồi bông. Cổ nó đeo ruy-băng xanh, mỗi chân leng keng chiếc lục lạc bé tí. Ngoài những trò thông thường như đi bằng hai chân, nhào lộn và nhảy vòng, nó còn biết làm các phép tính đơn giản. Đến cái trò trí tuệ này thì thằng lớn ra điều khiển chó thay em, vì em nó chưa biết tính nhẩm. Nó yêu cầu ai đó trong đám người xem ra đề bài, thí du hai cộng hai, năm trừ ba hay thậm chí mười sáu chia cho bốn là bao nhiêu. Nhẩm tính trong đầu xong, nó ra hiệu cho con chó lúc nào thì sủa và lúc nào dừng lại. Tất nhiên cũng có lúc sai. Người xem tưởng lỗi do con chó nên họ rộng lượng bỏ qua, vì trong họ không phải ai cũng biết làm các phép tính phức tạp ấy.
Đến lượt thằng lớn trổ tài. Nó là diễn viên tổng hợp. Trên hình tròn bằng vải sặc sỡ ấy, nó có thể làm rất nhiều trò, từ uốn dẻo tung hứng đến thăng bằng, nhào lộn, nhưng đặc sắc nhất vẫn là trò ảo thuật. Trước con mắt ngạc nhiên của mọi người, nó ung dung hút thuốc rồi nhả khói qua hai lỗ tai, uống xăng phun ra lửa mà không sợ bỏng, hoặc để thằng em trói nó, trói thật chặt khắp người, nó chỉ rùng mình một cái là các sợi dây sổ tung rơi xuống đất. Cuối cùng đến phần đặc sắc nhất và cũng thường để kết thúc buổi diễn, tiết mục ném dao găm của ông Lùn. Ông cho bê ra một chiếc bàn và dựng một chiếc bảng cao trên đó. Thằng nhỏ mang đến chiếc hộp đựng đầy dao găm, những chiếc dao nhỏ, ngắn chỉ độ nửa gang, mũi nhọn và rất sắc. Như hai cậu con trai ông Lùn mặc bộ quần áo nhà nghề áo sặc sở ông tự may, tương xứng với tài năng và túi tiền của ông.
Thằng lớn găm lên bảng một quả quýt. Ông Lùn đỡ lấy con dao thằng nhỏ đứng cạnh đưa cho, và ở khoảng cách mười mét, hầu như không ngắm, ông ném một nhát trúng đích, cắt nó làm đôi. Người xem chưa hết ngạc nhiên thì thằng lớn đã lấy phấn gạch một đường chéo trên bảng. Ông lại ném. Cứ thế năm lần liên tiếp. Khi thằng lớn nhổ con dao thứ năm lên thì mọi người chỉ thấy trên bảng một lỗ cắm duy nhất. Tiếp đến ông mời người xem vẽ lên bảng một hình gì đấy. Cũng không ngắm, ông liên tiếp cắm hết mũi dao này đến mũi dao khác theo hình ấy. Không chệch phát nào. Xong, ông ra hiệu thằng lớn cho chiếc máy hát hoạt động trở lại. Một lúc sau mọi người tản đi trong tiếng trống bì bùm và tiếng bài hát Pháp vui vẻ.
Sự thật thì ông Lùn và gánh xiếc của ông rất nghèo. Thời ấy moi được đồng xu của anh nông dân không dễ, phần vì họ keo, phần chẳng có gì để moi. Bán vé thu tiền là điều không thể, vì nếu thế sẽ chẳng ai đến xem, thành ra chỉ còn biết trông chờ vào lòng tốt tự giác của người đời, nghĩa là cũng phải để chiếc mâm xin tiền như anh xẩm mù để mũ, dù đây là một gánh xiếc với những tiết mục hấp dẫn như vậy. Thường thì ngày nào họ chỉ kiếm đủ ăn ngày đó. Nhiều ngày trời mưa không diễn được, hoặc bị xua đuổi không cho diễn. Đấy là chưa kể những lúc ốm đau hay gặp sự cố. Ở Đô Lương có người kể chính ông ta một hôm nhìn thấy thằng bé lẻn vào vườn moi trộm khoai lang, ông tóm được. Khi nhận ra nó là thằng nhỏ gánh xiếc ông Lùn, ông tha cho đi, thậm chí không giữ lại những củ khoai nó vừa moi được.
Thế thì sao lại có lời đồn ông kiếm tiền dễ dàng và "giàu có đến bạc triệu?" Tôi đã thử tìm hiểu điều đó, cả việc vì sao gánh xiếc thiếu vắng phụ nữ, vợ ông hay ai đó chẳng hạn. Tiếc là đến bây giờ tôi vẫn chưa tìm ra sự thật. Có người quả quyết với tôi rằng trước đây ông Lùn luôn có vợ đi theo. Bà này thay cho các hình vẽ trên bảng, đứng dang tay để chồng ném dao găm theo hình người bà. Đó là tiết mục hết sức mạo hiểm và giật gân, nhờ thế thu hút được nhiều khách, và cùng với khách là tiền. Tiếc rằng bà này một lần vô ý lắc đầu xua con ruồi trên môi, bị mũi dao đâm xuyên qua óc. Từ đó gánh xiếc bắt đầu sa sút. Có người lại nói người bị ông ném chết không phải vợ mà thằng con cả, anh của hai đứa hiện giờ. Còn vợ ông, khi thấy con chết đã ôm đứa bé nhất, đứa thứ tư, bỏ ra Bắc.
Cũng có người nói ông Lùn không bao giờ ném người, vì ông tốt bụng, sợ nhỡ người đứng mẫu không chịu nổi sẽ nhúc nhích hay ngất ngã. Tóm lại, ý kiến có nhiều và khác nhau không ít, nhưng tất cả đều thống nhất ở một điểm, rằng ông Lùn và gánh xiếc của ông trước đó từng làm ăn phát đạt hơn nhiều. Còn lúc này thì nó đang gặp khó khăn. Các tiết mục có lạ mắt, hấp dẫn thật đấy, nhưng vẫn chưa đủ độc đáo để bắt được người nông dân bỏ công việc kéo nhau đến xem, và điều này mới quan trọng nhất, chịu móc túi lấy tiền, tất nhiên nếu trong túi có tiền. Cứ thế mấy cha con ông Lùn kéo xe lang thang khắp nơi, hết huyện này đến huyện khác. Chương trình biểu diễn của họ trở nên phong phú hơn. Hai thằng bé lớn lên học thêm được một số trò mới. Bản thân ông Lùn cũng kiêm luôn một số mục khác, như nằm ngửa để hòn đá to lên bụng cho người khác cầm búa đập vỡ, hoặc bắn cung, tung tạ...
Chiếc máy hát thì ọc ạch hơn trước, tuy vẫn phát ra được bài hát Pháp vui nhộn nọ. Chỉ có hai cái không thay đổi, là con chó thông minh và món tiền ít ỏi thu được sau mỗi buổi diễn. Vào một năm mất mùa và gánh xiếc đang trong tình trạng tồi tệ nhất, một đêm nọ ở sân ga Vinh, khi bố con ông Lùn đang ngồi ăn phần cơm ít ỏi của mình, thì một người phụ nữ bước đến chìa tay xin ăn. Người này chưa đến ba mươi, ăn mặc khá tươm tất, mặt dễ coi nhưng xanh gầy bởi đói ăn lâu ngày. Cô ta đội chiếc nón tùm hụp, tay nải bên hông, ngượng ngập chìa tay, miệng lí nhí câu gì không rõ. ở cô toát lên cái gì đấy dễ thương và tử tế, chứng tỏ trước đây không lâu còn thuộc con nhà tử tế. Sau này cô cho biết rằng cô không may lấy phải người chồng giàu nhưng độc ác. Hắn muốn có con trai thừa tự, mà cô chỉ sinh toàn con gái. Sau khi sinh đứa con gái thứ ba, hắn thẳng tay đuổi cả bốn mẹ con ra khỏi nhà. Không nơi nương tựa, mẹ con cô bồng bế nhau đi ăn xin, khi gặp ông Lùn là vừa tròn ba tháng.
Vì không muốn con chết đói, cô lần lượt tìm nơi tin cậy cho hết đứa này đến đứa khác. Đứa cuối cùng chưa đầy một tuổi, cô đem cho một bà hàng bún ở Bến Thủy cách đấy vài ngày. Vốn thương người, ông Lùn mời cô ngồi xuống cùng ăn. Ngày ấy chia cái ăn cho người khác là việc dũng cảm. Lát sau ông quyết định một việc khác còn dũng cảm gấp bội là mời cô đi theo gánh xiếc. Tên cô là Lý. Từ ngày có cô Lý, gánh xiếc ông đỡ vất vả hơn trong lo toan hàng ngày, còn ông thì thấy đời cũng ấm áp thêm đôi chút. Nhưng cũng dễ hình dung rằng từ đấy, có thêm một miệng ăn, gánh xiếc của ông trở nên túng thiếu thế nào. Thu nhập ngày một ít; người xem bắt đầu chán những tiết mục diễn đi diễn lại nhiều lần. Họ muốn cái gì đấy mới, hấp dẫn và độc đáo.
Nhưng cái gì? Ông Lùn ngày càng ít nói. Hai thằng con thấy ít người xem, mất hứng, sao nhãng chuyện tập tành. Còn cô Lý thì vốn nhẫn nhục và hay mặc cảm, nay thấy mình là gánh nặng cho người khác, nên rất khổ tâm. Cô tự cho cô là người duy nhất có lỗi. Cô cố gắng làm vừa lòng mọi người một cách vụng về, nhiều khi định lén học một vài trò nhưng không được. May không ai trách cô. Ngược lại, cô được mọi người yêu mến, đặc biệt ông Lùn. Thời gian lặng lẽ trôi qua, chiếc xe của gánh xiếc ông Lùn vẫn lọc cọc lăn trên những con đường quanh co của xứ Nghệ, chở theo nó vẫn những khó khăn và lo âu ấy. Một hôm tình cờ cô Lý nghe ai đó nói nếu có người chịu đứng làm mẫu cho ông Lùn ném dao, người ta sẽ tới xem đông hơn. Suốt ngày cô nghĩ mãi điều này. Phải chăng đây là khả năng duy nhất cô có thể giúp ân nhân mình trong công việc? Cô chỉ việc nhắm mắt đứng yên, dang hai tay hai chân, còn tài ném dao của ông Lùn thì cô không mảy may nghi ngờ.
Có điều tính nhút nhát, mới nhìn mũi dao đã bủn rủn chân tay, liệu cô có đứng vững được không? Hình dung chuyện ấy, cô thấy ớn lạnh nơi sống lưng, trống ngực đập thình thịch. Thật kinh khủng, nhưng không còn cách nào khác... Tối ấy cô nói ướm với ông Lùn, và như ta dễ đoán hiểu, ông cương quyết từ chối. Ông cũng nhất định không thay đổi ý kiến những lần sau, cả khi cô nói gánh xiếc sẽ kiếm được nhiều tiền và có thể giúp cô chuộc lại con. Thế mà chưa đầy nửa tháng sau, ở chợ Vinh, thằng nhỏ đã oang oang quảng cáo "ném dao găm theo hình người thật, một tiết mục mạo hiểm rùng rợn nhưng vô cùng hấp dẫn mấy năm chỉ diễn một lần của Gánh xiếc ông Lùn"... Nghĩa là cuối cùng cái đói đã thắng tất cả, và bắt được một người tốt bụng, hiền lành như ông Lùn mạo hiểm với tính mạng của người ông quý mến.
Hôm ấy mọi việc diễn ra giống mọi ngày vẫn trình tự các tiết mục ấy, vẫn con chó và chiếc máy hát ọc ạch ấy. Điều khác duy nhất là người xem, do được quảng cáo và kháo nhau từ trước, lần này kéo đến rất đông. Trước con mắt hồi hộp của mọi người, cô Lý đi ra, khẽ mỉm cười yếu ớt rồi bước lên bục, đứng dán người vào chiếc bảng lớn kê sát phía sau. Cô mặc bộ quần áo đen bó sát người, hai tay để thẳng ngang vai, chân choãi ra thành hình chữ V lật ngược. Mặt cô trắng nhợt, đôi mắt mở to không nhấp nháy. Ông Lùn đứng trước cô ở cách mười mét, bề ngoài vẫn bình tĩnh như mọi ngày. Bên cạnh là thằng nhỏ, hai tay bê hộp dao. Ông với tay lấy một chiếc, hất đầu ra hiệu với cô Lý, rồi nhanh như tia chớp mũi dao lóe lên, cắm phập sát đỉnh đầu cô.
Cô cảm thấy như có dòng điện vừa chạy khắp cơ thể. Chưa kịp định thần trở lại, một mũi khác đã chạm nhẹ bên tai trái. Mấy giây sau, mũi dao xuyên xuống cổ, bờ vai rồi chạy theo cánh tay đến đầu ngón, xuống nách, hông... Cô nhắm mắt. Nỗi sợ làm tê liệt các dây thần kinh cảm giác. Thậm chí cô không còn nghe tiếng những mũi dao liên tiếp cắm vào bảng gỗ sắc gọn, và chỉ chợt tỉnh lại khi ông Lùn ném xong mũi dao cuối cùng bên tai phải. Sau những phút nín thở theo dõi, người xem bùng lên vỗ tay tán thưởng. Cô Lý loạng choạng bước xuống khỏi bục, để lại phía sau một hình người được cắm bằng những mũi dao tua tủa. Sau đó, như một số người kể lại, cô Lý đã ngất trong cánh tay ông Lùn vừa kịp đến đỡ. Cũng có người nói cô ốm liệt giường mấy ngày liền. Nói chung người ta còn nhớ và kể lại nhiều chi tiết giật gân về buổi biểu diễn hiếm có ấy. Tất nhiên chính xác đến đâu là chuyện khác.
Tôi có bà cô già rất mê các trò múa hát. Cô tôi kể rằng hôm ấy, khi mọi người bỏ đi hết, có hai cô gái nông dân bẽn lẽn đến gặp ông Lùn. Sau một hồi đùn đẩy, hai cô xin ông từ nay đừng ném dao theo hình người thật, vì ném thế sợ lắm, nguy hiểm lắm. Ông Lùn nhìn hai cô mỉm cười hiền lành, cảm ơn và hứa sẽ làm theo. Hai cô gái không nói gì thêm, vội dúi vào tay ông mấy tờ giấy bạc cầm sẵn rồi xấu hỏ bỏ chạy. Chuyện này thì tôi tin chắc có thật, vì một trong hai người ấy là bà cô tôi. Cô tôi nói:
- Thế mà chỉ mấy tháng sau ông ta đã ném chết cô Lý. Con người trông bề ngoài hiền lành, thật thà, hóa ra...
Bà cô tôi nói đúng: Ba tháng sau, ở Phủ Diễn, nay là thị trấn Diễn Châu, cũng vì cái đói bắt buộc, ông Lùn và cô Lý lại mạo hiểm lần nữa. Không may lần này, cô Lý ngất đúng khi ông Lùn ném mũi dao vào nách phải. Cô ngã người, và mũi dao đâm trúng trái tim cô lúc ấy đang đập mạnh vì sợ... Tôi yêu xiếc, nghệ thuật của cái đẹp và sự dũng cảm. Một phần vì thế mà tôi bỏ công lần theo truyền thuyết về ông Lùn và gánh xiếc của ông. Để làm gì ư? Để ít ra cũng biết được con người của môn nghệ thuật tôi yêu ấy trước kia đã sống và phải trả giá cho nghề nghiệp của mình như thế nào. Tiếc là sau cái chết của cô Lý, tôi không biết gì thêm về ông Lùn, ngoài một điều chắc chắn rằng từ đấy ở quê tôi không ai còn thấy gánh xiếc của ông. Có người nói ông đem con trở về Bắc, chọn nghề khác kiếm sống. Cũng có tin đồn, rằng ông vào một tỉnh nào đấy phía trong, tiếp tục biểu diễn và còn làm chết thêm mấy bà vợ nữa; rằng ông tự tử chết theo cô Lý; rằng ông bị bắt vì tội giết người...
Mới đây, một ông giáo ở Quỳnh Lưu nói với tôi là sau khi miền Bắc giải phóng, gánh xiếc ông Lùn đã nhập vào đoàn xiếc Trung ương, hiện giờ chắc hai con ông đang làm việc ở đó. Đây là giả thiết có vẻ tin được. Khi trở ra Hà Nội, tôi tìm đến đoàn xiếc ấy và cả trường xiếc ở Mai Dịch, nhưng không biết gì thêm. Bây giờ, mỗi lần vào rạp xiếc thưởng thức những tiết mục hấp dẫn của các diễn viên trẻ đẹp, hạnh phúc, tôi không thể không bùi ngùi nghĩ tới ông Lùn và gánh xiếc của ông, một thời lọc cọc lăn trên những nẻo đường nông thôn xứ Nghệ.
Thái Bá Tân
#284
Gửi vào 19/09/2011 - 00:21
NGƯỜI RÁCH BÓNG
Dạo ấy tôi trẻ và còn hăng lắm. Chưa vấp váp, chưa khổ đau, cứ ngẩng cao đầu bước đi giữa phố. Những bước đi tự tin không biết sợ, và thường được nhấn thêm bằng đế đôi giày da bóng lộn. Một hôm tôi chững chạc bước như thế trong công viên thành phố, còn thích thú di di gót giày sau mỗi bước đi. Lúc ấy là xế chiều một ngày đầu đông nắng đẹp. Công viên ít người, gió từ hồ Bẩy Mẫu thổi nhẹ, các luống hoa mới được tưới tươi rói, không tỏa mùi hương, mà mùi đất hăng nồng. Vâng, tôi bước đi như thế với cảm giác lâng lâng, yêu đời và yêu mình.
- Ối!
Bỗng ai đó kêu lên đau đớn. Tôi giật mình đứng lại. Trên ghế đá ngay bên cạnh có người đang ôm mặt nhăn nhó. Ðó là một ông già khoảng sáu mươi lăm, bảy mươi tuổi, tóc bạc gần hết, đeo kính mắt tròn gọng kim loại, mặc bộ vét màu lông chuột đã cũ nhưng khá tươm tất, tuy hơi rộng so với thân hình gầy yếu của ông. Chiếc cà vạt rất ngay ngắn trên cổ nhưng hơi nhàu. Chiếc mũ phớt dạ bóp lõm phía trước đã sờn bóng ở các mép gờ. Chiếc ba-toong tựa bên ghế, hơi ngắn vì dùng nhiều đã mòn, tay cầm cong cong khảm bạc. Tóm lại, vẻ ngoài của ông toát ra cái gì đấy cổ kính một cách lạc lõng, một trí thức cũ không muốn hoặc không thể hòa nhập với cuộc sống mới. Tôi nhìn đôi mắt sáng ươn ướt chắc vì đau của ông già:
- Thưa bác, có chuyện gì thế ạ?
Ông già ngước nhìn lên. Một khuôn mặt nhân hậu đầy nếp nhăn và những nốt đồi mồi.
- Anh đang dẫm lên bóng tôi, anh bạn trẻ ạ.
Ông nói bằng tiếng Pháp.
- Xin làm ơn bước sang bên!
Dẫm lên bóng? Tôi ngạc nhiên thầm nghĩ. Dẫm lên bóng mà lại đau, đến mức phải ôm mặt? Chỉ lúc ấy tôi mới để ý thấy chiếc bóng ông dưới chân mình. Mặt trời đã ngả về tây, không bị mây che nên sáng rực, chiếc bóng vì vậy khá dài, dù ông ngồi trên ghế. Tôi dẫm đúng vào vai chiếc bóng ấy.
- Vâng, xin làm ơn đứng xê ra hộ. Nhanh lên!
Tôi vội lùi lại. Thật kỳ lạ. Chiếc bóng của ông bị kéo rê theo gót giày tôi, như thể nó dính vào đấy. Trong khi đó, ông già cúi xuống, nhẹ nhàng làm động tác luồn hai tay nâng chiếc bóng lên, kéo về phía mình. Rồi ông nhỏm dậy bảo tôi giơ chân để ông gỡ một góc chiếc bóng khỏi đế giày. Thì ra nó bị vướng một chiếc đinh. Thời đó, để gót giày không bị mòn vẹt, người ta thường đóng một lớp cao su bên dưới. Lớp cao su của tôi bị sứt một góc, để lộ mấy chiếc đinh. Chắc vì thế nó mới làm ông già đau.
- Anh xem này, nó bị thủng mấy chỗ!
Ông già nói rồi giơ ngón tay chỉ, nhưng tôi không thấy gì.
Tôi nhìn ông nâng niu đỡ chiếc bóng trên tay, ngạc nhiên đến mức không thốt nên lời. Trông nó như tấm vải phíp thật mịn, mỏng và nhẹ, màu xanh thẫm chứ không hoàn toàn đen như thoạt tưởng.
- Lần sau xin anh nhẹ chân và cẩn thận nhìn xuống lúc đi đường.
Ông già khẽ nói vẫn bằng tiếng Pháp, thứ tiếng Pháp của những năm bốn mươi thế kỷ trước. Ông thận trọng trải chiếc bóng xuống đất vào vị trí cũ. Không phải không thoáng lo sợ, tôi ấp úng xin lỗi rồi vội bỏ đi, vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì mới xẩy ra. Nửa tháng sau tôi lại đi dạo trong công viên, lại thấy ông già ấy ngồi sưởi nắng trên chiếc ghế đá quen thuộc. Dưới chân ông là chiếc bóng đang lặng lẽ nằm yên. Tôi bước nhẹ chân, cố không dẫm lên nó.
- Cảm ơn.
Ông già nói khi nhận ra tôi, mỉm cưòi yếu ớt. Cảm ơn vì tôi đã tránh không dẫm lên chiếc bóng! Thấy ông thân thiện, tôi nhìn xuống nửa ghế trống ra ý muốn ngồi cùng. Ông gật đầu. Thực ra tôi chẳng hào hứng gì khi tiếp xúc với một người kỳ dị như ông, nhưng sự tò mò không cho phép cưỡng lại. Trông ông có vẻ ốm yếu hơn trước, như người đang bệnh, lưng hơi còng, đôi mắt sáng có phần đờ đẫn.
- Không ngờ cú dẫm của anh hôm nọ làm tôi đau đến thế.
Ông nói.
- Nhưng tôi không trách, vì anh chỉ vô tình. Người trẻ thường hay vô tình.
- Cháu xin lỗi,
Tôi đáp.
- Thế... Thế cái bóng của bác lành lại chưa ạ?
- Chưa. Tồi tệ hơn, vết thương còn lây sang chỗ khác. Nên tôi mới thế này .
Tôi do dự một chốc rồi rụt rè hỏi điều cứ làm tôi băn khoăn mãi:
- Thú thật với bác, cháu không hiểu vì sao ai đó có thể thấy đau khi bóng mình bị người khác dẫm lên .
- Ðơn giản vì anh bạn còn trẻ. Khi người ta già, từng trải, nếm hết mọi cái vui, cái buồn của đời, người ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nỗi đau của mình và của người khác. Vì trẻ anh chưa thấy đau, thậm chí chưa bao giờ nghĩ nghiêm túc rằng, cái bóng là một bộ phận không thể tách rời của anh. Tôi dám chắc nhiều khi anh chẳng chút băn khoăn để bóng anh rơi xuống chỗ bẩn?
Tôi gật đầu một cách thành thật. Lần sau vào công viên, từ xa tôi thấy ông già đang ôm ngực, cúi người trên ghế đá. Chiếc bóng dưới chân không còn dài, màu cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Nghĩa là bệnh ông nặng hơn. Vết rách trên chiếc bóng chắc rộng lắm, có thể đã lan khắp nơi. Hoặc sưng tấy mà tôi không thấy. Tôi ái ngại nhìn ông, lòng bứt rứt và không dám lại gần. Lần sau nữa thì chẳng thấy ông đâu. Có lẽ ông đã chết. Chết vì vết thương tôi vô ý gây nên. Từ ấy đến nay đã nhiều năm trôi qua, nhiều đến mức bản thân tôi cũng trở thành một ông già, thỉnh thoảng cũng ra công viên ngồi sưởi nắng. Tôi vẫn thường nghĩ tới ông già có chiếc bóng rách ấy với mặc cảm day dứt của người có lỗi.
Thỉnh thoảng cũng có người vô ý dẫm lên bóng tôi, nhưng tôi chưa bao giờ thấy đau. Việc này thú thật, có làm tôi hơi buồn. Chẳng cắt nghĩa nổi vì sao nhưng cứ buồn. Tôi không là người mê tín, không tin vào phép lạ và các chuyện ma quỉ. Ðến bây giờ tôi vẫn không hoàn toàn tin chuyện đã xẩy ra với ông già kia, mà tôi có phần can dự. Nhưng cũng không hoàn toàn phủ nhận. Chí ít thì sau cái chết của ông, bao giờ tôi cũng nhắc mình cẩn thận không để bóng rơi vào chỗ bẩn thỉu, không dẫm lên bóng người khác và cũng không để người khác dẫm lên bóng mình.
Khuyết Danh
Dạo ấy tôi trẻ và còn hăng lắm. Chưa vấp váp, chưa khổ đau, cứ ngẩng cao đầu bước đi giữa phố. Những bước đi tự tin không biết sợ, và thường được nhấn thêm bằng đế đôi giày da bóng lộn. Một hôm tôi chững chạc bước như thế trong công viên thành phố, còn thích thú di di gót giày sau mỗi bước đi. Lúc ấy là xế chiều một ngày đầu đông nắng đẹp. Công viên ít người, gió từ hồ Bẩy Mẫu thổi nhẹ, các luống hoa mới được tưới tươi rói, không tỏa mùi hương, mà mùi đất hăng nồng. Vâng, tôi bước đi như thế với cảm giác lâng lâng, yêu đời và yêu mình.
- Ối!
Bỗng ai đó kêu lên đau đớn. Tôi giật mình đứng lại. Trên ghế đá ngay bên cạnh có người đang ôm mặt nhăn nhó. Ðó là một ông già khoảng sáu mươi lăm, bảy mươi tuổi, tóc bạc gần hết, đeo kính mắt tròn gọng kim loại, mặc bộ vét màu lông chuột đã cũ nhưng khá tươm tất, tuy hơi rộng so với thân hình gầy yếu của ông. Chiếc cà vạt rất ngay ngắn trên cổ nhưng hơi nhàu. Chiếc mũ phớt dạ bóp lõm phía trước đã sờn bóng ở các mép gờ. Chiếc ba-toong tựa bên ghế, hơi ngắn vì dùng nhiều đã mòn, tay cầm cong cong khảm bạc. Tóm lại, vẻ ngoài của ông toát ra cái gì đấy cổ kính một cách lạc lõng, một trí thức cũ không muốn hoặc không thể hòa nhập với cuộc sống mới. Tôi nhìn đôi mắt sáng ươn ướt chắc vì đau của ông già:
- Thưa bác, có chuyện gì thế ạ?
Ông già ngước nhìn lên. Một khuôn mặt nhân hậu đầy nếp nhăn và những nốt đồi mồi.
- Anh đang dẫm lên bóng tôi, anh bạn trẻ ạ.
Ông nói bằng tiếng Pháp.
- Xin làm ơn bước sang bên!
Dẫm lên bóng? Tôi ngạc nhiên thầm nghĩ. Dẫm lên bóng mà lại đau, đến mức phải ôm mặt? Chỉ lúc ấy tôi mới để ý thấy chiếc bóng ông dưới chân mình. Mặt trời đã ngả về tây, không bị mây che nên sáng rực, chiếc bóng vì vậy khá dài, dù ông ngồi trên ghế. Tôi dẫm đúng vào vai chiếc bóng ấy.
- Vâng, xin làm ơn đứng xê ra hộ. Nhanh lên!
Tôi vội lùi lại. Thật kỳ lạ. Chiếc bóng của ông bị kéo rê theo gót giày tôi, như thể nó dính vào đấy. Trong khi đó, ông già cúi xuống, nhẹ nhàng làm động tác luồn hai tay nâng chiếc bóng lên, kéo về phía mình. Rồi ông nhỏm dậy bảo tôi giơ chân để ông gỡ một góc chiếc bóng khỏi đế giày. Thì ra nó bị vướng một chiếc đinh. Thời đó, để gót giày không bị mòn vẹt, người ta thường đóng một lớp cao su bên dưới. Lớp cao su của tôi bị sứt một góc, để lộ mấy chiếc đinh. Chắc vì thế nó mới làm ông già đau.
- Anh xem này, nó bị thủng mấy chỗ!
Ông già nói rồi giơ ngón tay chỉ, nhưng tôi không thấy gì.
Tôi nhìn ông nâng niu đỡ chiếc bóng trên tay, ngạc nhiên đến mức không thốt nên lời. Trông nó như tấm vải phíp thật mịn, mỏng và nhẹ, màu xanh thẫm chứ không hoàn toàn đen như thoạt tưởng.
- Lần sau xin anh nhẹ chân và cẩn thận nhìn xuống lúc đi đường.
Ông già khẽ nói vẫn bằng tiếng Pháp, thứ tiếng Pháp của những năm bốn mươi thế kỷ trước. Ông thận trọng trải chiếc bóng xuống đất vào vị trí cũ. Không phải không thoáng lo sợ, tôi ấp úng xin lỗi rồi vội bỏ đi, vẫn chưa hết bàng hoàng với những gì mới xẩy ra. Nửa tháng sau tôi lại đi dạo trong công viên, lại thấy ông già ấy ngồi sưởi nắng trên chiếc ghế đá quen thuộc. Dưới chân ông là chiếc bóng đang lặng lẽ nằm yên. Tôi bước nhẹ chân, cố không dẫm lên nó.
- Cảm ơn.
Ông già nói khi nhận ra tôi, mỉm cưòi yếu ớt. Cảm ơn vì tôi đã tránh không dẫm lên chiếc bóng! Thấy ông thân thiện, tôi nhìn xuống nửa ghế trống ra ý muốn ngồi cùng. Ông gật đầu. Thực ra tôi chẳng hào hứng gì khi tiếp xúc với một người kỳ dị như ông, nhưng sự tò mò không cho phép cưỡng lại. Trông ông có vẻ ốm yếu hơn trước, như người đang bệnh, lưng hơi còng, đôi mắt sáng có phần đờ đẫn.
- Không ngờ cú dẫm của anh hôm nọ làm tôi đau đến thế.
Ông nói.
- Nhưng tôi không trách, vì anh chỉ vô tình. Người trẻ thường hay vô tình.
- Cháu xin lỗi,
Tôi đáp.
- Thế... Thế cái bóng của bác lành lại chưa ạ?
- Chưa. Tồi tệ hơn, vết thương còn lây sang chỗ khác. Nên tôi mới thế này .
Tôi do dự một chốc rồi rụt rè hỏi điều cứ làm tôi băn khoăn mãi:
- Thú thật với bác, cháu không hiểu vì sao ai đó có thể thấy đau khi bóng mình bị người khác dẫm lên .
- Ðơn giản vì anh bạn còn trẻ. Khi người ta già, từng trải, nếm hết mọi cái vui, cái buồn của đời, người ta sẽ trở nên nhạy cảm hơn với nỗi đau của mình và của người khác. Vì trẻ anh chưa thấy đau, thậm chí chưa bao giờ nghĩ nghiêm túc rằng, cái bóng là một bộ phận không thể tách rời của anh. Tôi dám chắc nhiều khi anh chẳng chút băn khoăn để bóng anh rơi xuống chỗ bẩn?
Tôi gật đầu một cách thành thật. Lần sau vào công viên, từ xa tôi thấy ông già đang ôm ngực, cúi người trên ghế đá. Chiếc bóng dưới chân không còn dài, màu cũng trở nên nhợt nhạt hơn. Nghĩa là bệnh ông nặng hơn. Vết rách trên chiếc bóng chắc rộng lắm, có thể đã lan khắp nơi. Hoặc sưng tấy mà tôi không thấy. Tôi ái ngại nhìn ông, lòng bứt rứt và không dám lại gần. Lần sau nữa thì chẳng thấy ông đâu. Có lẽ ông đã chết. Chết vì vết thương tôi vô ý gây nên. Từ ấy đến nay đã nhiều năm trôi qua, nhiều đến mức bản thân tôi cũng trở thành một ông già, thỉnh thoảng cũng ra công viên ngồi sưởi nắng. Tôi vẫn thường nghĩ tới ông già có chiếc bóng rách ấy với mặc cảm day dứt của người có lỗi.
Thỉnh thoảng cũng có người vô ý dẫm lên bóng tôi, nhưng tôi chưa bao giờ thấy đau. Việc này thú thật, có làm tôi hơi buồn. Chẳng cắt nghĩa nổi vì sao nhưng cứ buồn. Tôi không là người mê tín, không tin vào phép lạ và các chuyện ma quỉ. Ðến bây giờ tôi vẫn không hoàn toàn tin chuyện đã xẩy ra với ông già kia, mà tôi có phần can dự. Nhưng cũng không hoàn toàn phủ nhận. Chí ít thì sau cái chết của ông, bao giờ tôi cũng nhắc mình cẩn thận không để bóng rơi vào chỗ bẩn thỉu, không dẫm lên bóng người khác và cũng không để người khác dẫm lên bóng mình.
Khuyết Danh
#285
Gửi vào 19/09/2011 - 00:55
MA TRONG CHÒI GÁC
Câu chuyện này cậu tôi kể lại cho tôi nghe đã lâu, xin kể lại cho cả nhà cùng nghe. Cậu nhập ngũ sau khi nghe phong phanh có tên trong danh sách, cậu đã tự nguyện lên xin nhập ngũ để lấy tiếng, vì đằng nào cũng phải đi, chứ không có hăng hái, hùng hổ và phấn khởi như tivi thường nói…Được một năm thì bị điều lên chiến khu phía bắc, thuộc tỉnh nào thì mình ko còn nhớ rõ nữa, chắc là tuyên quang hay thái nguyên gì đấy, đại khái là mấy tỉnh có nhiều rừng nhiều núi.
Đơn vị nơi cậu đóng quân có lối kiến trúc như kiểu nhà tập thể ở Việt Nam những năm chín mươi trở về trước, bao gồm một dãy nhà cấp bốn nối sát nhau, mỗi phòng có khoảng bảy đến mười lính, ở đầu có phòng gác, chỉ là phòng bình thường chứ không phải chòi gác trên cao như hay thấy trong phim, cả dãy nhà dựa lưng vào chân núi và nhìn ra là rừng. Sau hai, ba ngày ổn định chỗ ở và bố trí công việc, thì cậu được giao nhiệm vụ gác đêm. Là lính nhất là lính miền bắc vốn vẫn được ví như khỉ trường sơn, thì gác đêm là chuyện bình thường, không có gì phải suy nghĩ. Nhất là vùng này đang không phải là điểm nóng, cho nên thực chất của việc gác chỉ là đến căn phòng gác, rồi làm gì ở đó thì làm cho đến sáng.
Ăn cơm xong cậu tôi xách súng không có đạn, bởi vì vùng này nằm trong vùng an toàn, nên đạn dược được cấp rất ít, chỉ khi cần kíp thì mới dùng đến vui vẻ đến phòng gác. Đó là một căn phòng khá rộng, diện tích khoảng 20m2. Góc trong bên phải có một cái giường chiếc, có cả mùng màn, không phải mắc để cho lính gác ngủ, mà vì vùng này là rừng núi, con muỗi to bằng con chuồn chuồn, và con vắt to bằng con lươn, nên lính thường chui vào trong màn cho đỡ bị muỗi đốt vắt cắn.
Đối diện với cửa ra vào là cửa sổ, được đóng kín bằng cót ép. Ở gần đầu giường có một chiếc bàn nhỏ và hai cái ghế, trên bàn có chiếc ấm sứt vòi cùng vài chiếc chén nát, dưới chân bàn có cái phích cũ không còn nắp đậy, cái này là để hỗ trợ cho lính gác pha trà uống cho tỉnh táo, nhưng vì không có tiền mua trà nên cũng coi như là trang trí thôi. Cửa ra vào làm bằng cót ép hư hỏng nhiều chỗ rồi, nên dù có đóng lại thì vẫn có thể nhìn rõ ràng cảnh rừng âm u ở bên ngoài.
Cậu tôi ngồi ở ghế một lúc thì mang súng lên giường nằm, đặt ở đầu giường, khoanh hai tay lại đè lên súng và gối đầu lên tay. Khi còn sớm thì còn có tiếng người qua lại nên cũng đỡ buồn, nhưng bây giờ đã khuya, mọi người đi ngủ hết, cậu mới thấy tĩnh mịch đáng sợ. Ánh sáng từ cây đèn dầu leo lét trong phòng hắt ra không soi được khoảng rừng tối om om trước mặt. Tiếng côn trùng kêu, dế gáy… hình như càng làm cho người ta có cái cảm giác lạnh lẽo hơn. Nằm được một lúc thì cậu thiu thiu ngủ. Cậu cũng cố mở mắt ra nhưng mà không thể nào chiến thắng nổi cơn buồn ngủ, hai mắt nặng trịch không theo sự điều khiển của chủ nhân.
Tưởng ngon giấc rồi, ai ngờ lúc ấy trời bỗng trở gió, một luồng gió lạnh thốc vào phòng khiến cậu rùng mình tỉnh giấc. Và trong lúc nửa say nửa tỉnh, cậu thấy chiếc màn trên giường mình bị tung lên theo gió, phấp phới và quệt cả vào mặt cậu. Ngoài kia cánh cửa cót ép cũ kỹ đong đưa và phát ra những tiếng ken két đúng như cậu vẫn thường nghe trong những câu chuyện ma. Liên tưởng đến một số tình tiết rùng rợn trong những câu truyện ma truyền miệng do mọi người kể lại, cậu bỗng thấy rùng mình, và gió lạnh khiến tóc gáy trong người cậu dựng ngược cả lên, gai ốc nổi đầy mình.
Đang định ngồi dậy làm vài động tác thể dục trấn tĩnh lại, cậu chợt thấy có chuyển động ở khoảng rừng phía ngoài cửa. Chết điếng người vì nghĩ là có kẻ gian đột nhập cậu nắm chắc súng và đang định đứng lên, thì bất chợt bóng đen bên ngoài bước vào cửa. Chưa bước vào khoảng ánh sáng thấy rõ của đèn, cậu đã nhận ra đấy là một người đàn bà mặc áo dài trắng, tóc dài quá vai, hai tay thì dài quá đầu gối, tay áo trắng phủ đến sát các ngón tay. Hình ảnh ấy làm cho cậu rụng rời, gai ốc lại nổi lên khắp người. Người đàn bà ấy đi thẳng vào phòng, đến chân giường, rồi đầu giường. Bà ta cứ đi đi lại lại trong phòng như vậy.
Các bạn có thể hình dung lúc đó cậu tôi sợ hãi đến mức nào không? Cậu muốn bật dậy thật nhanh và chạy sang phòng khác, hoặc làm một cái gì đấy, như hét lên thật to cho mọi người biết, hay cho “con ma” một báng súng vào đầu chẳng hạn, nhưng mà chân tay cậu tê cứng như bị đóng băng, không thể nào nhúc nhích được. Vẫn có ý nghĩ đây là kẻ gian, sợ nó cướp mất súng, nếu để mất súng sẽ bị kỷ luật khá nặng, cậu ghì chặt hai tay vào khẩu súng và nằm bất động. Các bạn thử hình dung xem, trong căn phòng màn bay phấp phới, cánh cửa mở ra đóng vào cứ kẽo kẹt, và một người đàn bà mặc đồ trắng cứ đi đi lại lại, đáng sợ biết chừng nào.
Trong suốt khoảng thời gian ấy, cậu tôi cố gắng nhìn cho rõ mặt người đàn bà, nhưng kỳ lạ là không làm sao nhìn rõ được. Không hề bị tóc che phủ, không hề đeo mặt nạ, nhưng vẫn không thể nào hình dung khuôn mặt ra sao! Đi lại khoảng mười phút như vậy, thì “con ma” bỏ ra ngoài. Cậu tôi nằm im như một xác chết, và sau khi thấy tất cả mọi vật im lặng trong năm phút, cậu tôi mới vùng dậy chạy như bay sang căn phòng kế bên, là phòng của viên chỉ huy. Cậu đập cửa như điên.
Viên chỉ huy dường như cũng vừa bị ma nhát, mặt xanh như tàu lá mở cửa cho cậu tôi, hỏi dồn:
- Có chuyện gì xảy ra à?
Cậu tôi trả lời giọng còn run lẩy bẩy:
- Tao vừa bị ma dọa.. thôi! mấy người muốn cho ai canh thì canh.. thà chết cũng không dám vào phòng đó nữa đâu...
Viên chỉ huy mặt càng xanh tái mét hỏi cậu tôi:
- Mày thấy gì hả...?
Ngồi một lúc cho hoàn hồn cậu tả lại câu chuyện. Ông ta cho cậu tôi biết, thực ra ở đây ai cũng gặp “nó” một lần rồi, cứ gác ở phòng đó là kiểu gì cũng gặp, riêng ông ta thì chưa gặp vì là chỉ huy không phải gác. Lâu nay đến phiên ai trực, người đó thường đợi mọi người đi ngủ rồi cũng trốn về phòng ngủ luôn, đến gần sáng mới ra đó ngồi, chứ không ai dám ở đó nguyên đêm cả, vì cậu tôi là người mới nên họ không cho biết.
Vậy là từ đó cậu tôi cũng như mọi người, không ai dám gác ở căn phòng đó nữa, mà cũng không dám ngủ một mình nữa, bị một lần khiến cho cậu tôi từ can đảm cũng thành nhát. Sau này khi nhận nhiệm vụ ở một nơi khác, cậu tôi còn gặp một tình huống nữa cũng rất đáng để nghe. Khi nào có thời gian tôi sẽ kể cho các bạn.
Tâm Linh
Câu chuyện này cậu tôi kể lại cho tôi nghe đã lâu, xin kể lại cho cả nhà cùng nghe. Cậu nhập ngũ sau khi nghe phong phanh có tên trong danh sách, cậu đã tự nguyện lên xin nhập ngũ để lấy tiếng, vì đằng nào cũng phải đi, chứ không có hăng hái, hùng hổ và phấn khởi như tivi thường nói…Được một năm thì bị điều lên chiến khu phía bắc, thuộc tỉnh nào thì mình ko còn nhớ rõ nữa, chắc là tuyên quang hay thái nguyên gì đấy, đại khái là mấy tỉnh có nhiều rừng nhiều núi.
Đơn vị nơi cậu đóng quân có lối kiến trúc như kiểu nhà tập thể ở Việt Nam những năm chín mươi trở về trước, bao gồm một dãy nhà cấp bốn nối sát nhau, mỗi phòng có khoảng bảy đến mười lính, ở đầu có phòng gác, chỉ là phòng bình thường chứ không phải chòi gác trên cao như hay thấy trong phim, cả dãy nhà dựa lưng vào chân núi và nhìn ra là rừng. Sau hai, ba ngày ổn định chỗ ở và bố trí công việc, thì cậu được giao nhiệm vụ gác đêm. Là lính nhất là lính miền bắc vốn vẫn được ví như khỉ trường sơn, thì gác đêm là chuyện bình thường, không có gì phải suy nghĩ. Nhất là vùng này đang không phải là điểm nóng, cho nên thực chất của việc gác chỉ là đến căn phòng gác, rồi làm gì ở đó thì làm cho đến sáng.
Ăn cơm xong cậu tôi xách súng không có đạn, bởi vì vùng này nằm trong vùng an toàn, nên đạn dược được cấp rất ít, chỉ khi cần kíp thì mới dùng đến vui vẻ đến phòng gác. Đó là một căn phòng khá rộng, diện tích khoảng 20m2. Góc trong bên phải có một cái giường chiếc, có cả mùng màn, không phải mắc để cho lính gác ngủ, mà vì vùng này là rừng núi, con muỗi to bằng con chuồn chuồn, và con vắt to bằng con lươn, nên lính thường chui vào trong màn cho đỡ bị muỗi đốt vắt cắn.
Đối diện với cửa ra vào là cửa sổ, được đóng kín bằng cót ép. Ở gần đầu giường có một chiếc bàn nhỏ và hai cái ghế, trên bàn có chiếc ấm sứt vòi cùng vài chiếc chén nát, dưới chân bàn có cái phích cũ không còn nắp đậy, cái này là để hỗ trợ cho lính gác pha trà uống cho tỉnh táo, nhưng vì không có tiền mua trà nên cũng coi như là trang trí thôi. Cửa ra vào làm bằng cót ép hư hỏng nhiều chỗ rồi, nên dù có đóng lại thì vẫn có thể nhìn rõ ràng cảnh rừng âm u ở bên ngoài.
Cậu tôi ngồi ở ghế một lúc thì mang súng lên giường nằm, đặt ở đầu giường, khoanh hai tay lại đè lên súng và gối đầu lên tay. Khi còn sớm thì còn có tiếng người qua lại nên cũng đỡ buồn, nhưng bây giờ đã khuya, mọi người đi ngủ hết, cậu mới thấy tĩnh mịch đáng sợ. Ánh sáng từ cây đèn dầu leo lét trong phòng hắt ra không soi được khoảng rừng tối om om trước mặt. Tiếng côn trùng kêu, dế gáy… hình như càng làm cho người ta có cái cảm giác lạnh lẽo hơn. Nằm được một lúc thì cậu thiu thiu ngủ. Cậu cũng cố mở mắt ra nhưng mà không thể nào chiến thắng nổi cơn buồn ngủ, hai mắt nặng trịch không theo sự điều khiển của chủ nhân.
Tưởng ngon giấc rồi, ai ngờ lúc ấy trời bỗng trở gió, một luồng gió lạnh thốc vào phòng khiến cậu rùng mình tỉnh giấc. Và trong lúc nửa say nửa tỉnh, cậu thấy chiếc màn trên giường mình bị tung lên theo gió, phấp phới và quệt cả vào mặt cậu. Ngoài kia cánh cửa cót ép cũ kỹ đong đưa và phát ra những tiếng ken két đúng như cậu vẫn thường nghe trong những câu chuyện ma. Liên tưởng đến một số tình tiết rùng rợn trong những câu truyện ma truyền miệng do mọi người kể lại, cậu bỗng thấy rùng mình, và gió lạnh khiến tóc gáy trong người cậu dựng ngược cả lên, gai ốc nổi đầy mình.
Đang định ngồi dậy làm vài động tác thể dục trấn tĩnh lại, cậu chợt thấy có chuyển động ở khoảng rừng phía ngoài cửa. Chết điếng người vì nghĩ là có kẻ gian đột nhập cậu nắm chắc súng và đang định đứng lên, thì bất chợt bóng đen bên ngoài bước vào cửa. Chưa bước vào khoảng ánh sáng thấy rõ của đèn, cậu đã nhận ra đấy là một người đàn bà mặc áo dài trắng, tóc dài quá vai, hai tay thì dài quá đầu gối, tay áo trắng phủ đến sát các ngón tay. Hình ảnh ấy làm cho cậu rụng rời, gai ốc lại nổi lên khắp người. Người đàn bà ấy đi thẳng vào phòng, đến chân giường, rồi đầu giường. Bà ta cứ đi đi lại lại trong phòng như vậy.
Các bạn có thể hình dung lúc đó cậu tôi sợ hãi đến mức nào không? Cậu muốn bật dậy thật nhanh và chạy sang phòng khác, hoặc làm một cái gì đấy, như hét lên thật to cho mọi người biết, hay cho “con ma” một báng súng vào đầu chẳng hạn, nhưng mà chân tay cậu tê cứng như bị đóng băng, không thể nào nhúc nhích được. Vẫn có ý nghĩ đây là kẻ gian, sợ nó cướp mất súng, nếu để mất súng sẽ bị kỷ luật khá nặng, cậu ghì chặt hai tay vào khẩu súng và nằm bất động. Các bạn thử hình dung xem, trong căn phòng màn bay phấp phới, cánh cửa mở ra đóng vào cứ kẽo kẹt, và một người đàn bà mặc đồ trắng cứ đi đi lại lại, đáng sợ biết chừng nào.
Trong suốt khoảng thời gian ấy, cậu tôi cố gắng nhìn cho rõ mặt người đàn bà, nhưng kỳ lạ là không làm sao nhìn rõ được. Không hề bị tóc che phủ, không hề đeo mặt nạ, nhưng vẫn không thể nào hình dung khuôn mặt ra sao! Đi lại khoảng mười phút như vậy, thì “con ma” bỏ ra ngoài. Cậu tôi nằm im như một xác chết, và sau khi thấy tất cả mọi vật im lặng trong năm phút, cậu tôi mới vùng dậy chạy như bay sang căn phòng kế bên, là phòng của viên chỉ huy. Cậu đập cửa như điên.
Viên chỉ huy dường như cũng vừa bị ma nhát, mặt xanh như tàu lá mở cửa cho cậu tôi, hỏi dồn:
- Có chuyện gì xảy ra à?
Cậu tôi trả lời giọng còn run lẩy bẩy:
- Tao vừa bị ma dọa.. thôi! mấy người muốn cho ai canh thì canh.. thà chết cũng không dám vào phòng đó nữa đâu...
Viên chỉ huy mặt càng xanh tái mét hỏi cậu tôi:
- Mày thấy gì hả...?
Ngồi một lúc cho hoàn hồn cậu tả lại câu chuyện. Ông ta cho cậu tôi biết, thực ra ở đây ai cũng gặp “nó” một lần rồi, cứ gác ở phòng đó là kiểu gì cũng gặp, riêng ông ta thì chưa gặp vì là chỉ huy không phải gác. Lâu nay đến phiên ai trực, người đó thường đợi mọi người đi ngủ rồi cũng trốn về phòng ngủ luôn, đến gần sáng mới ra đó ngồi, chứ không ai dám ở đó nguyên đêm cả, vì cậu tôi là người mới nên họ không cho biết.
Vậy là từ đó cậu tôi cũng như mọi người, không ai dám gác ở căn phòng đó nữa, mà cũng không dám ngủ một mình nữa, bị một lần khiến cho cậu tôi từ can đảm cũng thành nhát. Sau này khi nhận nhiệm vụ ở một nơi khác, cậu tôi còn gặp một tình huống nữa cũng rất đáng để nghe. Khi nào có thời gian tôi sẽ kể cho các bạn.
Tâm Linh
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
|
|
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Huyền Cơ Phú - 玄機賦 - Ode to Mysticism - Huyền Không Tứ Bộ |
Địa Lý Phong Thủy | QuanLySo |
|
||
Kho ebook 1000 cuốn sách huyền học pdf |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | QuanLySo |
|
2 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |