1
Truyện ngắn huyền bí - hiendde
Viết bởi Manager, 05/06/11 02:02
1072 replies to this topic
#121
Gửi vào 24/06/2011 - 06:37
CON NGƯỜI CÓ HỒN VÀ THỂ
Hồn là điểm thiêng liêng linh diệu trong con người. Nó vốn bất tiêu bất diệt. Ấy là điểm linh quang do Chơn linh của Tạo hóa ban cho. Chơn linh ấy có ba Ngôi, thì hồn cũng có ba bực:
1. Linh Hồn cũng gọi Phật hồn, Chơn hồn, Chơn ngã, Chơn tâm, Ngươn thần.
2. Anh hồncũng gọi Tiên hồn, Bồ đề, Bát nhã, Trí huệ.
3. Nhơn hồn cũng gọi Giác hồn, Thần thức, A lại Da thức, Thượng trí thức, Tâm thức, Nghiệp thức.
Nhơn hồn đồng nguyên chất với cõi Tiên. Anh hồn đồng nguyên chất với cõi Thiên Tiên, cũng gọi cõi Bồ đề. Linh hồn đồng nguyên chất với cõi Ngọc Tiên Thiên, cũng gọi là cõi Niết bàn.
Thể thì có bốn thứ là:
Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể.
1. Vật thể là xác thịt, thể thứ nhứt của con người. Nó do bốn nguyên tố lớn hiệp thành. Bốn cái nguyên tố ấy là: đất, nước, lửa, gió. Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí, gọi là Khí thể, cũng gọi là cái Phách, kêu nôm là cái Vía, thuật âm phù gọi Tướng tinh.
2. Khí thể dùng rút sanh lực vào Vật thể đặng giữ cho Vật thể được sanh tồn. Nhờ có Khí thể chở che bao học, Vật thể mới không tan rã. Khí thể dính với Vật thể bởi một sợi từ khí. Khi nào Khí thể bứt sợi dây ấy mà lìa khỏi Vật thể, thì con người phải chết. Lúc bấy giờ, Vật thể mất sự che chở của Khí thể, nên lần lần tiêu rã. Nhà âm phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí thể của người sống xuất khỏi Vật thể trong một lúc (nhưng không cho dang ra xa, sợ đứt sợi từ khí mà nguy cho tánh mạng). Hình nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần trông thấy được. Lúc bấy giờ xác phàm hết cử động, hết biết cảm giác trơ trơ như một tử thi. Người hít thuốc mê không còn biết đau đớn là vì thuốc mê đã làm cho một Khí thể ra khỏi xác thịt.
3. Thể thứ ba là Thần thể hay Chơn thần. Dính với Khí thể bởi một sợi từ khí, Chơn thần làm trung gian cho Vật thể và Hồn. Chơn thần là tạng chứa tham ái và tình cảm tức là nguồn gốc sự cảm giác. Hể nó vọng động, thì mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị và thân tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn. Tâm lý học gọi là ý thức. Người ta có thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân du trên cõi Thần (Trung giới) là cõi thích hạp với Chơn thần vì đồng một nguyên chất. Chơn thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu vô cùng tuy còn ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt dạo khắp ba ngàn thế giới, tiếp xúc với Thần Tiên. Người đồng tử nhờ xuất được Chơn thần ra khỏi Phách mà thông công với các Đấng Thiêng Liêng.
4. Thể thứ tư là Thánh thể. Phật giáo gọi Mat nạ thức hay Truyền thống thức; Tâm lý học gọi Trí thức. Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu, hoặc điều gì là thiện, hoặc điều gì là ác nó cũng tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền sang cho Nhơn hồn hay biết. Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể. Và ba hồn là: Nhơn hồn, Anh hồn và Linh hồn. Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là bất tiêu bất diệt, đi đầu thai kiếp nầy sang kiếp khác, cho tới khi được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).
Xương thịt thuộc đất, vì tánh nó đặc và chắc. Huyết dịch thuộc nước vì là chất lỏng. Ôn độ trong châu thân thuộc lửa, vì tánh nó ấm. Khí chất trong châu thân thuộc gió vì tánh nó động. Khi con người chết, bốn cái nguyên tố trong châu thân lần lần tan rã, rồi hiệp thành một vật thể khác, để rồi tan nữa rồi hiệp nữa, thoạt có, thoạt không, thoạt còn, thoạt mất, thiệt rõ ràng một giả tướng.
NHƠN HỒN SAU KHI GIẢI THỂ
Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật thể và Khí thể bị bứt đi (1), thế là Khí phách và Thần hồn lìa xác thịt. Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật thể và Khí thể. Khí thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó lìa khỏi Vật thể thì Vật thể hết sanh lực, phải lần lần tan rã. Vài ngày sau khi con người chết, Khí thể của người ấy lìa khỏi Chơn thần. Nó không cử động mà cứ vơ vẩn gần tử thi. Ban đêm đi đến nơi thanh vắng nhứt là nơi mồ mả, những người tánh nhát hay sợ sệt; sự sợ sệt ấy khích thích thần kinh hệ làm cho họ thấy được hình dạng Khí thể vẩn vơ nơi đó. Họ cho là "gặp ma".
Khí thể của người chết tiêu tan một lượt với tử thi. Tần nhơn (người Cao miên) có tục hỏa táng, nghĩa là thiêu tử thi rồi chôn tro hoặc đựng trong hủ đem thờ nơi chùa. Dùng hỏa táng thì Khí thể tiêu liền theo xác thiêu. Khi Hồn người chết cổi hết Vật thể và Khí thể, nó được nhẹ nhàng thong thả như trút được một gánh nặng. Lúc bấy giờ nó lại linh hoạt hơn khi còn tù túng trong xác phàm. Nó vẫn sống như thường ở cõi vô hình; cái sống nầy mới là sống thiệt, có điều Nhơn hồn không cảm xúc theo phàm trần vì nó không còn Vật thể.
Lúc nầy Nhơn hồn linh hoạt nhờ Chơn thần là cái vỏ bao bọc nó như Khí thể bao bọc xác thịt vậy. Chơn thần vốn đồng nguyên chất với Trung giới là cõi Thần. Cho nên, sau khi rời bỏ xác phàm và cái phách (Vật thể và Khí thể), Hồn nhờ Chơn Thần làm chiếc xe đưa vào cõi Thần là nguyên quán, là quê hương của Chơn thần vậy. Vẫn biết Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về tình cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đã chú trọng vật chất, chỉ lo thỏa mãn tham ái tất nhiên Chơn thần bị trọng trược bởi những hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan rã. Chơn thần ấy chẳng khác nào cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn người trong một thời gian rất lâu ở Trung giới.
Vậy nên chú trọng điều này: ở cõi phàm con người hành động thể nào, sự hành động ấy dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng, cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất của cõi Thần. Đến khi Hồn trở về cõi Thần, thì cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ lớp rõ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một phim chớp bóng (2). Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi nhơn thiện và cao thượng của mình khi còn ở thế, hoặc ăn năn và đau khổ mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của mình đã tạo. Sự sung sướng và sự đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng liêng cho hồn người tại Trung giới, tức là miền Âm cảnh mà người ta quen gọi là Địa ngục.
Hồn những người tu mà giữ tròn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức và hồn của chiến sĩ đã liều mình vì nước, khi về đến cõi Thần đều được hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng cho sự hành vi của mình khi còn ở thế. Đó là đắc Thần vị (thành Thần). Ở cõi Thần những Hồn đồng một trình độ tấn hóa với nhau, đều liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên. Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cõi Thần trong một thời gian lâu hay mau tùy theo căn nghiệp của mình. Nhơn hồn giải thoát được Chơn thần vì Chơn thần đến ngày tiêu tán. Chơn thần tiêu tán, thì bao nhiêu hột giống của nó tàng trữ bấy lâu, tức là những hột giống luân hồi đều rút vào cái thể thứ tư là Thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái sanh.
Chỉ còn cái Thánh thể bao bọc, Nhơn hồn bỏ cõi Thần mà vào từng cao nhứt của Trung giới, tức vào cõi Thánh. Nhơn hồn ở cõi nầy lâu hay mau cũng tùy theo kiếp sống của mình tại thế. Như lúc sanh tiền con người đã hành động cao thượng về tinh thần trí thức, nếu con người đã có những tư tưởng thanh cao và những tình cảm cao siêu của phàm tánh, nếu con người đã biết quên mình để phụng sự một lý tưởng cao cả, hoặc một chủ nghĩa vị tha, thì Nhơn hồn được hưởng bền lâu những hạnh phúc thiêng liêng nơi cõi Thánh tốt tươi vui vẻ, và được tiếp xúc với các vì minh Thánh nơi đây. Đó là đắc Thánh vị (thành Thánh).
Nên biết rằng ở cõi Thánh, chẳng một việc gì là phát đoan (khởi đầu). Những công việc ở đây toàn là kiếp tục. Nói một cách dễ hiểu là: một hạnh phúc không thể bắt đầu tạo ra ở cõi nầy. Nó phải phát đoan từ cõi Phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát triển thêm. Cho nên con người khi còn ở thế, cần phải sống một cuộc đời nhơn thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lý tưởng, chớ không phải đợi lên đến cõi thiêng liêng mới lo hành thiện thì muộn lắm rồi. Luật nhơn quả vốn chí công: nhơn nào, quả nấy.
Khi còn ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng ta là cái kết quả của những hành vi thuận hay nghịch với Thiên đạo. Khi còn ở thế, chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho mình. Chớ nên quá hững hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi buộc trói lấy ta. Khi Thánh thể tiêu tan, những hột giống luân hồi tàng trữ bấy lâu trong đó rút vào Nhơn hồn (Thần thức) để làm nghiệp nhơn cho kiếp tái sanh, như đã nói trước kia. Nhơn hồn lúc bấy giờ hết bị thể phách ràng buộc, nó được thong thả trở về bổn nguyên là Tiên cảnh nơi mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đàng.
Điều cần yếu nên biết là tất cả Nhơn hồn sau khi rời bỏ bốn thể, đều trở về cõi Tiên trong một thời gian lâu hay mau tùy theo duyên nghiệp của mình, nhưng đó chưa phải là đắc quả Tiên. Đắc quả là những Nhơn hồn lúc ở thế biết tu hành theo chánh pháp mà được sáng suốt. Cho nên khi về cõi Tiên, thì có linh cảm hiểu biết và hưởng được những điều khoái lạc thiêng liêng và những thanh phước của Tiên cảnh (3) u nhàn xinh đẹp. Nhơn hồn của những bực chơn tu đắc Tiên vị, khi lìa cõi phàm, thì cổi luôn tất cả bốn thể một lượt; vượt khỏi cõi Thần và cõi Thánh mà lên thẳng cõi Tiên. Nhưng sau khi hưởng hết quả vị, nói một cách khác, sau khi mãn hạn (4), Nhơn hồn còn phải luân hồi lại nữa.
Đến như Nhơn hồn khi còn ở thế không biết tu hành, thì lúc trở về Tiên cảnh vẫn mờ mờ mịt mịt, không hiểu biết chi hết. Tại cõi thiêng liêng nầy những Nhơn hồn ấy ở vào trạng thái vô vi vô giác. Có lẽ độc giả lấy làm lạ, sao lại Trung giới, Nhơn hồn ở vào trạng thái hữu giác mà khi đến Thượng giới nó lại vô tri vô giác. Điều đó cũng không khó hiểu. Lẽ thường hai cái thái cực vốn bằng nhau, nhứt là hai cái thái cực về quang độ. Nếu ánh sáng lu lờ người ta chỉ thấy mờ mịt như ở vào cõi u minh. Nếu ánh sáng có cái quang độ trung bình người ta được thấy tỏ rõ như ở vào cõi Thần, cõi Thánh.
Đến như quang độ lên đến cực điểm thì ánh sáng chói lòa, người ta bị chóa mắt như bị "nắng quáng đèn lòa" mà không thấy chi hết hoặc không thấy chi đặng rõ. Ấy vậy Nhơn hồn mê muội không tu ở vào cõi Tiên là cõi sáng lòa, thì chỉ mờ mờ mịt mịt trong trạng thái vô vi vô giác đó thôi.
(1) Có khi sợi từ khí khó bứt làm cho kẻ hấp hối phải nhiều đau đớn. Cho nên tôn giáo dùng kinh "độ hồn" đọc trong khi người bịnh sấp tắt hơi, là để giúp cho sợi từ khí nhờ sức rung động của những tiếng mầu nhiệm trong câu kinh mà được bứt ra dễ dàng. Người tu hành đầy đủ đạo đức thì Khí thể của họ nhẹ nhàng trong sạch, sợi từ khí ấy lại được tinh vi, nên khi thoát xác phàm, sợi từ khí bứt ra rất dễ, nên liểu trần một cách êm ái.
(2) Đó là "Nghiệt cảnh đài" của nhà Phật.
(3) Điều nầy sẽ giải trong bài luận "Chơn Ngã".
(4) Nhơn hồn đắc Tiên vị hưởng quả mấy ngàn năm hoặc mấy muôn năm, rồi phải luân hồi nữa, cho đến khi đắc Phật vị mới hoàn toàn giải thoát.
Nguyễn Trung Hậu
Hồn là điểm thiêng liêng linh diệu trong con người. Nó vốn bất tiêu bất diệt. Ấy là điểm linh quang do Chơn linh của Tạo hóa ban cho. Chơn linh ấy có ba Ngôi, thì hồn cũng có ba bực:
1. Linh Hồn cũng gọi Phật hồn, Chơn hồn, Chơn ngã, Chơn tâm, Ngươn thần.
2. Anh hồncũng gọi Tiên hồn, Bồ đề, Bát nhã, Trí huệ.
3. Nhơn hồn cũng gọi Giác hồn, Thần thức, A lại Da thức, Thượng trí thức, Tâm thức, Nghiệp thức.
Nhơn hồn đồng nguyên chất với cõi Tiên. Anh hồn đồng nguyên chất với cõi Thiên Tiên, cũng gọi cõi Bồ đề. Linh hồn đồng nguyên chất với cõi Ngọc Tiên Thiên, cũng gọi là cõi Niết bàn.
Thể thì có bốn thứ là:
Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể.
1. Vật thể là xác thịt, thể thứ nhứt của con người. Nó do bốn nguyên tố lớn hiệp thành. Bốn cái nguyên tố ấy là: đất, nước, lửa, gió. Vật thể bị bao bọc bởi một lớp tinh khí, gọi là Khí thể, cũng gọi là cái Phách, kêu nôm là cái Vía, thuật âm phù gọi Tướng tinh.
2. Khí thể dùng rút sanh lực vào Vật thể đặng giữ cho Vật thể được sanh tồn. Nhờ có Khí thể chở che bao học, Vật thể mới không tan rã. Khí thể dính với Vật thể bởi một sợi từ khí. Khi nào Khí thể bứt sợi dây ấy mà lìa khỏi Vật thể, thì con người phải chết. Lúc bấy giờ, Vật thể mất sự che chở của Khí thể, nên lần lần tiêu rã. Nhà âm phù thuật sĩ dùng phép thôi miên có thể làm cho Khí thể của người sống xuất khỏi Vật thể trong một lúc (nhưng không cho dang ra xa, sợ đứt sợi từ khí mà nguy cho tánh mạng). Hình nó xuất ra mờ mờ như đám sương mù, người có thần trông thấy được. Lúc bấy giờ xác phàm hết cử động, hết biết cảm giác trơ trơ như một tử thi. Người hít thuốc mê không còn biết đau đớn là vì thuốc mê đã làm cho một Khí thể ra khỏi xác thịt.
3. Thể thứ ba là Thần thể hay Chơn thần. Dính với Khí thể bởi một sợi từ khí, Chơn thần làm trung gian cho Vật thể và Hồn. Chơn thần là tạng chứa tham ái và tình cảm tức là nguồn gốc sự cảm giác. Hể nó vọng động, thì mắt tham sắc, tai tham thanh, mũi tham hương, lưỡi tham vị và thân tham xúc. Nó là vai chủ động của lục căn. Tâm lý học gọi là ý thức. Người ta có thể luyện phép xuất Thần ra khỏi xác mà vân du trên cõi Thần (Trung giới) là cõi thích hạp với Chơn thần vì đồng một nguyên chất. Chơn thần của các vị tu đắc đạo vốn huyền diệu vô cùng tuy còn ở xác phàm mà tự do xuất nhập, trong nháy mắt dạo khắp ba ngàn thế giới, tiếp xúc với Thần Tiên. Người đồng tử nhờ xuất được Chơn thần ra khỏi Phách mà thông công với các Đấng Thiêng Liêng.
4. Thể thứ tư là Thánh thể. Phật giáo gọi Mat nạ thức hay Truyền thống thức; Tâm lý học gọi Trí thức. Nó giao thông giữa Thần và Hồn. Hễ Chơn thần phân biệt cái gì là tốt, cái gì là xấu, hoặc điều gì là thiện, hoặc điều gì là ác nó cũng tùy theo mà phân biệt như vậy, rồi truyền sang cho Nhơn hồn hay biết. Tóm lại, con người có bốn thể là: Vật thể, Khí thể, Thần thể, Thánh thể. Và ba hồn là: Nhơn hồn, Anh hồn và Linh hồn. Khi con người chết, bốn thể lần lần tiêu tan, duy có hồn là bất tiêu bất diệt, đi đầu thai kiếp nầy sang kiếp khác, cho tới khi được hoàn toàn giải thoát (đắc đạo).
Xương thịt thuộc đất, vì tánh nó đặc và chắc. Huyết dịch thuộc nước vì là chất lỏng. Ôn độ trong châu thân thuộc lửa, vì tánh nó ấm. Khí chất trong châu thân thuộc gió vì tánh nó động. Khi con người chết, bốn cái nguyên tố trong châu thân lần lần tan rã, rồi hiệp thành một vật thể khác, để rồi tan nữa rồi hiệp nữa, thoạt có, thoạt không, thoạt còn, thoạt mất, thiệt rõ ràng một giả tướng.
NHƠN HỒN SAU KHI GIẢI THỂ
Người ta chết là khi sợi từ khí cột dính Vật thể và Khí thể bị bứt đi (1), thế là Khí phách và Thần hồn lìa xác thịt. Thiệt ra, cái chết chỉ là sự ly dị giữa Vật thể và Khí thể. Khí thể vốn là tạng chứa sanh lực, mà nếu nó lìa khỏi Vật thể thì Vật thể hết sanh lực, phải lần lần tan rã. Vài ngày sau khi con người chết, Khí thể của người ấy lìa khỏi Chơn thần. Nó không cử động mà cứ vơ vẩn gần tử thi. Ban đêm đi đến nơi thanh vắng nhứt là nơi mồ mả, những người tánh nhát hay sợ sệt; sự sợ sệt ấy khích thích thần kinh hệ làm cho họ thấy được hình dạng Khí thể vẩn vơ nơi đó. Họ cho là "gặp ma".
Khí thể của người chết tiêu tan một lượt với tử thi. Tần nhơn (người Cao miên) có tục hỏa táng, nghĩa là thiêu tử thi rồi chôn tro hoặc đựng trong hủ đem thờ nơi chùa. Dùng hỏa táng thì Khí thể tiêu liền theo xác thiêu. Khi Hồn người chết cổi hết Vật thể và Khí thể, nó được nhẹ nhàng thong thả như trút được một gánh nặng. Lúc bấy giờ nó lại linh hoạt hơn khi còn tù túng trong xác phàm. Nó vẫn sống như thường ở cõi vô hình; cái sống nầy mới là sống thiệt, có điều Nhơn hồn không cảm xúc theo phàm trần vì nó không còn Vật thể.
Lúc nầy Nhơn hồn linh hoạt nhờ Chơn thần là cái vỏ bao bọc nó như Khí thể bao bọc xác thịt vậy. Chơn thần vốn đồng nguyên chất với Trung giới là cõi Thần. Cho nên, sau khi rời bỏ xác phàm và cái phách (Vật thể và Khí thể), Hồn nhờ Chơn Thần làm chiếc xe đưa vào cõi Thần là nguyên quán, là quê hương của Chơn thần vậy. Vẫn biết Chơn thần là tạng chứa những hột giống thuộc về tình cảm. Con người, nếu lúc sanh tiền đã chú trọng vật chất, chỉ lo thỏa mãn tham ái tất nhiên Chơn thần bị trọng trược bởi những hột giống xấu xa ấy, nên nó lâu tan rã. Chơn thần ấy chẳng khác nào cái khám có bốn vách kiên cố để nhốt Hồn người trong một thời gian rất lâu ở Trung giới.
Vậy nên chú trọng điều này: ở cõi phàm con người hành động thể nào, sự hành động ấy dầu lành dầu dữ, dầu thấp hèn hay cao thượng, cái ấn tượng của các hành vi ấy đều in gắn vào tinh chất của cõi Thần. Đến khi Hồn trở về cõi Thần, thì cái ấn tượng ấy hiện ra có thứ lớp rõ ràng; Hồn người trông thấy chẳng khác nào mục kích một phim chớp bóng (2). Lúc bấy giờ, Hồn người được sung sướng mà nhận thấy hành vi nhơn thiện và cao thượng của mình khi còn ở thế, hoặc ăn năn và đau khổ mà xem lại những điều độc ác thấp hèn của mình đã tạo. Sự sung sướng và sự đau khổ ấy, tức là phần thưởng phạt thiêng liêng cho hồn người tại Trung giới, tức là miền Âm cảnh mà người ta quen gọi là Địa ngục.
Hồn những người tu mà giữ tròn nhơn đạo và chuyên việc nhơn đức và hồn của chiến sĩ đã liều mình vì nước, khi về đến cõi Thần đều được hưởng các điều khoái lạc thiêng liêng là phần thưởng cho sự hành vi của mình khi còn ở thế. Đó là đắc Thần vị (thành Thần). Ở cõi Thần những Hồn đồng một trình độ tấn hóa với nhau, đều liên hiệp từng đoàn thể để giúp đỡ nhau đặng tấn hóa thêm lên. Hưởng và chịu thưởng phạt thiêng liêng ở cõi Thần trong một thời gian lâu hay mau tùy theo căn nghiệp của mình. Nhơn hồn giải thoát được Chơn thần vì Chơn thần đến ngày tiêu tán. Chơn thần tiêu tán, thì bao nhiêu hột giống của nó tàng trữ bấy lâu, tức là những hột giống luân hồi đều rút vào cái thể thứ tư là Thánh thể, để làm nghiệp duyên cho kiếp tái sanh.
Chỉ còn cái Thánh thể bao bọc, Nhơn hồn bỏ cõi Thần mà vào từng cao nhứt của Trung giới, tức vào cõi Thánh. Nhơn hồn ở cõi nầy lâu hay mau cũng tùy theo kiếp sống của mình tại thế. Như lúc sanh tiền con người đã hành động cao thượng về tinh thần trí thức, nếu con người đã có những tư tưởng thanh cao và những tình cảm cao siêu của phàm tánh, nếu con người đã biết quên mình để phụng sự một lý tưởng cao cả, hoặc một chủ nghĩa vị tha, thì Nhơn hồn được hưởng bền lâu những hạnh phúc thiêng liêng nơi cõi Thánh tốt tươi vui vẻ, và được tiếp xúc với các vì minh Thánh nơi đây. Đó là đắc Thánh vị (thành Thánh).
Nên biết rằng ở cõi Thánh, chẳng một việc gì là phát đoan (khởi đầu). Những công việc ở đây toàn là kiếp tục. Nói một cách dễ hiểu là: một hạnh phúc không thể bắt đầu tạo ra ở cõi nầy. Nó phải phát đoan từ cõi Phàm, rồi đến đây mới tiếp tục mà phát triển thêm. Cho nên con người khi còn ở thế, cần phải sống một cuộc đời nhơn thiện và thanh cao về tinh thần trí thức và lý tưởng, chớ không phải đợi lên đến cõi thiêng liêng mới lo hành thiện thì muộn lắm rồi. Luật nhơn quả vốn chí công: nhơn nào, quả nấy.
Khi còn ở thế, chúng ta tự tạo phẩm vị thiêng liêng của chúng ta là cái kết quả của những hành vi thuận hay nghịch với Thiên đạo. Khi còn ở thế, chúng ta vẫn có quyền tự do định đoạt cho mình. Chớ nên quá hững hờ tự tạo lấy xiềng xích đặng sau rồi buộc trói lấy ta. Khi Thánh thể tiêu tan, những hột giống luân hồi tàng trữ bấy lâu trong đó rút vào Nhơn hồn (Thần thức) để làm nghiệp nhơn cho kiếp tái sanh, như đã nói trước kia. Nhơn hồn lúc bấy giờ hết bị thể phách ràng buộc, nó được thong thả trở về bổn nguyên là Tiên cảnh nơi mà Thiên Chúa giáo gọi là Thiên đàng.
Điều cần yếu nên biết là tất cả Nhơn hồn sau khi rời bỏ bốn thể, đều trở về cõi Tiên trong một thời gian lâu hay mau tùy theo duyên nghiệp của mình, nhưng đó chưa phải là đắc quả Tiên. Đắc quả là những Nhơn hồn lúc ở thế biết tu hành theo chánh pháp mà được sáng suốt. Cho nên khi về cõi Tiên, thì có linh cảm hiểu biết và hưởng được những điều khoái lạc thiêng liêng và những thanh phước của Tiên cảnh (3) u nhàn xinh đẹp. Nhơn hồn của những bực chơn tu đắc Tiên vị, khi lìa cõi phàm, thì cổi luôn tất cả bốn thể một lượt; vượt khỏi cõi Thần và cõi Thánh mà lên thẳng cõi Tiên. Nhưng sau khi hưởng hết quả vị, nói một cách khác, sau khi mãn hạn (4), Nhơn hồn còn phải luân hồi lại nữa.
Đến như Nhơn hồn khi còn ở thế không biết tu hành, thì lúc trở về Tiên cảnh vẫn mờ mờ mịt mịt, không hiểu biết chi hết. Tại cõi thiêng liêng nầy những Nhơn hồn ấy ở vào trạng thái vô vi vô giác. Có lẽ độc giả lấy làm lạ, sao lại Trung giới, Nhơn hồn ở vào trạng thái hữu giác mà khi đến Thượng giới nó lại vô tri vô giác. Điều đó cũng không khó hiểu. Lẽ thường hai cái thái cực vốn bằng nhau, nhứt là hai cái thái cực về quang độ. Nếu ánh sáng lu lờ người ta chỉ thấy mờ mịt như ở vào cõi u minh. Nếu ánh sáng có cái quang độ trung bình người ta được thấy tỏ rõ như ở vào cõi Thần, cõi Thánh.
Đến như quang độ lên đến cực điểm thì ánh sáng chói lòa, người ta bị chóa mắt như bị "nắng quáng đèn lòa" mà không thấy chi hết hoặc không thấy chi đặng rõ. Ấy vậy Nhơn hồn mê muội không tu ở vào cõi Tiên là cõi sáng lòa, thì chỉ mờ mờ mịt mịt trong trạng thái vô vi vô giác đó thôi.
(1) Có khi sợi từ khí khó bứt làm cho kẻ hấp hối phải nhiều đau đớn. Cho nên tôn giáo dùng kinh "độ hồn" đọc trong khi người bịnh sấp tắt hơi, là để giúp cho sợi từ khí nhờ sức rung động của những tiếng mầu nhiệm trong câu kinh mà được bứt ra dễ dàng. Người tu hành đầy đủ đạo đức thì Khí thể của họ nhẹ nhàng trong sạch, sợi từ khí ấy lại được tinh vi, nên khi thoát xác phàm, sợi từ khí bứt ra rất dễ, nên liểu trần một cách êm ái.
(2) Đó là "Nghiệt cảnh đài" của nhà Phật.
(3) Điều nầy sẽ giải trong bài luận "Chơn Ngã".
(4) Nhơn hồn đắc Tiên vị hưởng quả mấy ngàn năm hoặc mấy muôn năm, rồi phải luân hồi nữa, cho đến khi đắc Phật vị mới hoàn toàn giải thoát.
Nguyễn Trung Hậu
#122
Gửi vào 24/06/2011 - 06:40
CÚNG VONG, CÚNG LINH, VỚT VONG
Bài nói chuyện dưới đây giữa sư Tinh Tuệ và phóng viên Nguyễn Quang Minh, sẽ soi chiếu nhiều vấn đề tâm linh theo quan niệm của Phật Giáo, nhân có những quan niệm sai lệch về việc thực thi các nghi thức tín ngưỡng.
NQM: Thưa sư Tinh Tuệ, xin ông cho biết đôi chút về mình, trước khi chúng ta đi sâu vào những khúc mắc về vấn đề tín ngưỡng, xoay quanh các hình thức cúng, tế, bái, v.v. theo quan niệm Phật giáo mà ông đã tu tập?
STT: Sư xuất thân là một nhà tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy, hệ thống của Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan. Sư xuất gia với các ngài thiền sư Việt Nam theo hệ thống Phật Giáo Nguyên Thủy, là giữ giới, bố thí và hành thiền. Sư có duyên lành, đã gặp được các ngài thiền sư người Thái, người Miến Điện và tu tập trong hơn 15 năm qua.
NQM: Thưa sư Tinh Tuệ, nhân mùa Vu Lan, xóa tội vong nhân dịp rằm tháng 7 âm lịch, các nơi chùa chiền tổ chức cúng vong, cúng linh, vớt vong… Xin ông cho biết ý kiến của ông về các hình thức này, theo quan niệm Phật Giáo là thế nào?
STT: Theo tinh thần của đức Phật, người quá vãng vừa mới lìa đời, ngài xác nhận rằng, chính người đó đã đi tái sanh vào cảnh giới thích hợp với mình. Tức là cảnh giới làm người, hoặc cảnh giới cao hơn gọi là Chư thiên, hoặc thấp hơn là cảnh giới súc sanh, a-tu-la còn gọi là ma, thấp hơn nữa là ngạ quỷ còn gọi là quỷ sứ, hoặc thấp hơn nữa là cõi địa ngục.
Đức Phật dạy rằng dưới cõi người, có bốn cảnh khổ: Cảnh địa ngục, cảnh ngạ quỷ, cảnh a-tu-la và cảnh thú. Cũng theo tinh phần của đức Phật, qua các cảnh giới nói trên, nếu trong thân nhân của chúng sanh phải sanh vào một trong bốn cảnh khổ nói trên, ngài dạy rằng, hình thức đúng đắn nhất mà chúng sanh nên làm, là ngay khi chết, phải thỉnh chư tăng tới, hoặc gia đình thí chủ đó tới chùa để dâng cúng vật thực, hoặc tứ vật dụng.
Tứ vật dụng là: Chỗ ở, thuốc men, thực phẩm, quần áo… Rồi từ chỗ dâng cúng cho chư tăng, do công đức tu tập của họ, sự hồi hướng công đức mới tay người thân của thí chủ được. Sự hồi hướng này được chuyển tải qua các bài kinh, kệ để gởi tới người quá vãng.
NQM: Như vậy, sự hồi hướng đó, qua chư tăng, người quá vãng có nhận được đầy đủ không?
STT: Có thể nhận được, có thể không, tùy theo cảnh giới cho phép mà họ nhận được hay không. Ngay sau khi chết, Đức Phật dạy rằng người quá vãng đó sẽ đi tái sanh ngay liền.
Thời gian mà chúng ta có thể hình dung cho việc tái sanh được đức Phật nói rằng, giống như con sâu đo, nó nhả đầu này, là nó bắt đầu kia… Con sâu sẽ kiếm hướng thích hợp cảnh giới mà nó sẽ đầu thai, giống như người vậy.
NQM: Như vậy, các hình thức cúng mở cửa mả, cúng 49 ngày, 100 ngày cho người mất, ông nghĩ sao?
STT: Theo như lời Phật dạy trong kinh điển, và sau này các bậc thầy tổ thánh tăng cũng nhắc lại rằng, đến năm nay là 2.549 năm, các hình thức anh vừa nêu… kể cả các hình thức cúng kiếng đốt nhà, đốt xe, vàng mã, v.v. cho người thân đó là sai lầm.
Làm như vậy chẳng khác nào muốn người thân của mình ở cảnh địa ngục hay sao? Họ làm sao hưởng được những thứ cúng kiếng này. Biết đâu họ đang ở những cảnh giới cao hơn sung sướng hơn? Điều đó không hợp lý.
NQM: Như vậy, trong dân gian, một số vị sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã cố tình hướng dẫn chúng sanh đi vào con đường u minh, mê muội qua các hình thức cúng bái, nhằm mục đích trục lợi trên phương diện vật chất. Làm thế nào, chúng ta có thể nhận chân ra được người thân của mình khi quá vãng, ở cảnh giới nào để chúng ta hướng tâm niệm cầu xin cho chính xác, bỏ ra ngoài những tà kiến nói trên?
STT: Đức Phật thường nhắn nhủ rằng, khi người thân quá vãng, không ai biết được người thân mình sẽ đi vào cảnh giới nào, do đó, việc làm đúng đắn và cần thiết nhất, là chúng sanh cần dâng cúng tứ vật dụng như tôi đã trình bày ở trên cho các chư vị sư tăng để xin họ hồi hướng cho thân nhân quá vãng mà thôi.
Khi các vị sư tăng dùng công đức tu tập của mình hồi hướng cho người quá vãng, không riêng gì người quá vãng, thân nhân của người muốn xin lễ nhận được, mà mọi chúng sanh, tùy theo cảnh giới nhận được thì được, không thì thôi.
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy vì thương tiếc người thân trong gia đình, nên phần lớn chúng sanh chỉ muốn cầu xin, hồi hướng riêng cho người thân của mình, trên thực tế, hồn người chết không nhận được đầy đủ như lời cầu đâu. Chúng sanh 3 giới, 4 loài đều nhận được các bài kinh kệ.
Một câu chuyện ngắn nói về chuyện hồi hướng vật phẩm này để quí vị thưởng lãm cho tỏ tường. Vào thời đức Phật, có một vị vua tên là Bình Sa Vương, ngài là người đạo đức, một hôm thỉnh đức Phật và chư tăng tới hoàng cung để thiết lễ trai tăng, độ ngọ trước 12 giờ.
Vua được đức Phật hỏi rằng “Thưa ngài, xin ngài nhìn ra ngoài kinh thành, ngài thấy gì không?” Đức Phật hỏi 3 lần, vua Bình Sa Vương đều trả lời là không thấy gì cả. Đức Phật hỏi tăng chúng, bảo họ nhìn ra ngoài kinh thành, xem có thấy gì không, chư tăng nhìn ra ngoài, quả nhiên, họ nói rằng thấy đông đảo người thân bằng quyến thuộc đang tụ tập bên ngoài, chờ chực cầu xin chư tăng tụng niệm kinh kệ, hồi hướng công đức để họ được hưởng…
Đức Phật muốn dạy vua Bình Sa Vương bài học không thể áp đặt lên người khác, mà phải qua các vị chư tăng. Đêm hôm đó, vua nằm mơ, thấy các vị thân bằng quyến thuộc hiện về, cảm tạ ngài đã hồi hướng vật phẩm qua lời cầu xin của chư tăng.
Có vị nhận được, có vị không nhận được, có vị nhận được nhiều, có vị nhận được ít tùy theo cảnh giới của mỗi người. Có người được đầu thai nhờ đủ duyên đủ phước. Không ai giống nhau. Lời dạy của Phật gọi là Hoan hỉ chư phước.
NQM: Như vậy, tu sĩ, chư tăng đóng một vai trò “trung gian” khá quan trọng để hồi hướng công đức tới người quá vãng. Làm thế nào để đánh giá vào sự đúng đắn của những vị chư tăng này, trong khi hiện nay, có quá nhiều người lạm dụng vai trò trung gian này?
STT: Theo tinh Phật, người tu hành, gọi là chư tăng… là người phải ăn ở theo Phật, giữ giới theo Phật, và hành trì theo lời dạy của Phật. Tức là phải xa lánh thế gian, ở nơi thanh vắng. Không được liên hệ nhiều với thế gian. Thế gian có nghiệp của thế gian. Đã gọi là người tu, đã khoác áo tu, làm con của Phật, phải giữ giới cho đứng đắn.
Không thể có những sinh hoạt nửa tu, nửa đời, không thể nào cứ thấy chỗ nào vui, chỗ nào đông là tới, đó không phải là người tu. Theo tinh thần đó, các vị thánh tăng nói rằng, người tu phải giữ giới, tu tập công đức.
Khi ra ngoài xã hội, nếu có nhân duyên với người thế gian trong các tiền kiếp, họ dâng cúng, hay xin lễ hồi hướng cho thân nhân quá vãng, bằng các vật phẩm tứ vật dụng, mời chư tăng tới nhà v.v. bổn phận phải làm các công việc như sư nói ở trên.
Còn nếu tham lam, định giá hình ảnh to nhỏ, kinh đọc nhiều lần, ít lần… Đặc biệt không nên bỏ tro cốt của người chết vào bình, vào hũ để trong chùa, sau đó nhận tiền của bá tánh, để dán tên ông bà cha mẹ của các chúng sanh, rồi ra giá tiền với hũ lớn nhỏ. Theo sư biết, có một số chư tăng đã ra giá tiền cho khung ảnh, lớn nhỏ giá nào, hũ tro cốt lớn thì giá bao nhiêu… hoàn toàn sai với lời dạy của Phật.
Chư tăng nào nhận tiền của thí chủ, bá tánh để nuôi mạng mình bằng các hình thức đó, xây cất chùa chiền bằng các sự thu nhận đó, đều là bất chánh. Đó là việc đi ngược lại lời dạy của Phật. Ngài nói “thà nhận ngậm thỏi sắt lửa đỏ, còn sướng hơn là những vật cúng sai quấy đó!” Không thể nào nhận được những vật bất chánh đó.
NQM: Nhân nói về vai trò trung gian, hiện nay, có một số chùa tại quận Cam, các vị sư đã ra giá tiền đóng góp để xây chùa, giá viên gạch, cửa sổ, cột kèo là bao nhiêu, và kêu gọi chúng sanh đóng góp, sư nghĩ sao?
STT: Đức Phật vẫn dạy trong kinh là, các chùa chiền là cần thiết, vì có chùa mới có nơi chốn để chư tăng tu tập. Tuy nhiên, như anh vừa nêu, nếu đặt ra giá tiền, kích thước, rồi tranh nhau bán, mua… Chính đức Phật nói rằng, khi mình vắt sữa bò, phải chừa sữa bò, chứ không thể vắt cạn tài sản của chúng sanh như vậy. Giá cả như vậy là sai, hoàn toàn là tà kiến.
NQM: Trở lại với việc các oan hồn uổng tử mất mà không đầu thai vào cảnh giới nào được, vất vưởng nơi bờ sông, bờ suối hay biển cả, các hình thức vớt vong, cúng vong có giúp gì cho họ không?
STT: Chúng sanh có nghiệp của chúng sanh. Mỗi người đều có nghiệp lực riêng. Ví dụ như một cha mẹ sinh ra 5 người con, nhưng không ai giống ai. Có thể giống về ngoại hình như nhau, nhưng tính tình khác nhau. Trong 5 người con, có người xuất chúng, ngoan hiền, cũng có kẻ ngu muội, gian ác… Không ai giống nhau.
Sắc pháp giống nhau, tâm tính khác nhau. Karma, nghiệp lực của từng người khác nhau. Trong các tiền kiếp, vật lực sẽ tạo nên các nghiệp lực khác nhau cho mỗi người. Nếu có cùng duyên, dù sinh vào cùng một gia đình, nhưng quả báo khác nhau.
Do đó, khi ra đi, cũng theo những nghiệp lực khác nhau. Bổn phận của người còn sống duy nhất mà họ muốn làm, chỉ là việc thỉnh chư tăng đến nhà để cầu xin, tụng các bài kinh. Chỉ có vậy thôi.
NQM: Làm sao chúng sanh có thể tin tưởng là qua các vị chư tăng, các phẩm vật tứ vật dụng tới tay được người thân?
STT: Đức Phật ngài cũng dạy rằng, chư tăng cũng giống như 3 thửa ruộng: Ruộng tốt, ruộng thường, và ruộng xấu. Nếu công đức của vị sư tốt, thì ứng với ruộng tốt, khi gieo phẩm vật xin hồi hướng, người quá vãng nhận được nhiều hơn. Nếu vị chư tăng đó công đức thường, sự hồi hướng cũng yếu. Còn nếu vị nào không có công đức, là ruộng xấu, sự hồi hướng coi như không có.
Vậy làm sao nhận diện vị sư nào đúng đắn? Phật dạy rằng, hãy nhìn vào y phục của nhà sư, tướng mạo, hành động, bước đi, cách hành trì của họ trong thế gian… Phải quan sát, chứng nghiệm, tìm hiểu xem vị tăng lữ đó đã cởi bỏ hết tham sân si hay chưa, sẽ biết ngay họ là thửa ruộng tốt hay xấu.
Theo tinh thần của Phật giáo nguyên thủy, những bộ y mà chư tăng mặc (như bộ đồ sư Tinh tuệ đang mặc) được kết lại bởi chính mẫu mã mà đức Phật đã chỉ dạy từ hơn 2.500 năm qua. Nếu kẻ nào mặc những lá y không đúng với mẫu vẽ của Phật, không phải là chư tăng đúng đắn chân chính.
NQM: Là một vị sư, chư tăng chân chính, theo sư, các vị đó có được tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị hay không?
STT: Theo tinh thần của đức Phật, ngài vẫn ca ngợi tinh thần phục vụ của các vị chư tăng, nếu những bài pháp, tác phẩm có tính cách phục vụ Phật pháp, tức là khuyên dạy người bỏ bớt sân hận, si mê thì mới được.
Còn các hoạt động khác, kể cả các hình thức của đức Phật để kinh doanh, mua bán, trục lợi cho mình, cho chùa của mình, hoặc tham gia đảng phái, các hoạt động xã hội, chính trị, giáo dục có tính cách đời thường, tạo ra nghiệp lực, ảnh hưởng đời sống tu tập đều là sai.
Ví dụ như còn đứng vào phe này, phe kia, tranh chấp thế này thế kia để làm lợi cho phe mình, có tính chất chính trị, đều là sai theo tinh thần Phật giáo.
NQM: Trong đời sống của chúng ta, chúng sanh vẫn than vãn là mình khổ quá, hoặc sướng quá. Câu nói “địa ngục ở trần gian” hay “thiên đàng hạ giới”… phản ánh từng kiếp sống ngay tại trần thế. Xin sư cho biết tại sao có sự khác biệt, kẻ sướng người khổ một cách rõ ràng như vậy?
STT: Theo đức Phật thường nhắc nhở nhiều lần, khẳng định rằng, duyên lành làm người trong thế gian rất khó. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại người trong thế gian. Có hạng thánh nhân trong xác phàm, có hạng người trong xác người, và cũng có loại súc sanh trong xác người.
Chúng ta có thể nhìn ra ngay những hạng người này trong xã hội, xung quanh ta. Do đó, trong cuộc sống, không có gì vui sướng, hạnh phúc cho bằng gặp hạng thánh nhân trong xác phàm, với họ chúng ta thấy bình an, hoan lạc, dễ chịu, sung sướng. Rồi chúng ta cũng gặp người trong xác người với hỉ, nộ, ái, ố, sân, si… như người.
Họ cần được an ủi. Và tệ nhất, là hạng súc sinh mang lốt người, toàn là hành động gian ác, bất nhân, bất nghĩa, có hành động ma quái, đê tiện, hèn hạ không thua gì loài cầm thú, ác điểu. Các loại, hạng người này, khi lâm chung, sẽ đi vào cõi, giới thích hợp với chúng.
Thánh nhân vào nơi cao đẹp, người vào cõi thường, thú vào địa ngục. Nói tóm lại, hành động sống ở đời ra sao, nó sẽ phù hợp với cảnh chết bấy nhiêu. Anh hỏi sư tại sao lại có người khổ kẻ sướng, đều do nghiệp lực của từng hạng người như sư trình bày ở trên.
NQM: Hàng súc sanh thì nhiều, thánh nhân tại sao ít thấy thế?
STT: Đức Phật dạy rằng, hàng thánh nhân ít ỏi như hai sừng bò. Sừng bò chỉ có hai. Còn chúng sanh xuống 4 đường ác đạo nhiều như lông bò. Ngài khẳng định lông bò nhiều như người ác. Hiền nhân, thánh nhân khó kiếm, theo lời Phật dạy chính là hàng tăng lữ, chư tăng, tu sĩ.
Vì sao, vì họ đã cố gắng tu tập, cởi bỏ sân si, để sống cho đúng với lời đức Phật dạy. Tuy nhiên, đó là những chư tăng chân chính. Còn những kẻ đội lốt tu hành để làm ác, kiếp sau còn xuống tận cùng của địa ngục, ngạ quỷ, không bao giờ khá lên được.
ST
Bài nói chuyện dưới đây giữa sư Tinh Tuệ và phóng viên Nguyễn Quang Minh, sẽ soi chiếu nhiều vấn đề tâm linh theo quan niệm của Phật Giáo, nhân có những quan niệm sai lệch về việc thực thi các nghi thức tín ngưỡng.
NQM: Thưa sư Tinh Tuệ, xin ông cho biết đôi chút về mình, trước khi chúng ta đi sâu vào những khúc mắc về vấn đề tín ngưỡng, xoay quanh các hình thức cúng, tế, bái, v.v. theo quan niệm Phật giáo mà ông đã tu tập?
STT: Sư xuất thân là một nhà tu theo Phật Giáo Nguyên Thủy, hệ thống của Thái Lan, Miến Điện, Tích Lan. Sư xuất gia với các ngài thiền sư Việt Nam theo hệ thống Phật Giáo Nguyên Thủy, là giữ giới, bố thí và hành thiền. Sư có duyên lành, đã gặp được các ngài thiền sư người Thái, người Miến Điện và tu tập trong hơn 15 năm qua.
NQM: Thưa sư Tinh Tuệ, nhân mùa Vu Lan, xóa tội vong nhân dịp rằm tháng 7 âm lịch, các nơi chùa chiền tổ chức cúng vong, cúng linh, vớt vong… Xin ông cho biết ý kiến của ông về các hình thức này, theo quan niệm Phật Giáo là thế nào?
STT: Theo tinh thần của đức Phật, người quá vãng vừa mới lìa đời, ngài xác nhận rằng, chính người đó đã đi tái sanh vào cảnh giới thích hợp với mình. Tức là cảnh giới làm người, hoặc cảnh giới cao hơn gọi là Chư thiên, hoặc thấp hơn là cảnh giới súc sanh, a-tu-la còn gọi là ma, thấp hơn nữa là ngạ quỷ còn gọi là quỷ sứ, hoặc thấp hơn nữa là cõi địa ngục.
Đức Phật dạy rằng dưới cõi người, có bốn cảnh khổ: Cảnh địa ngục, cảnh ngạ quỷ, cảnh a-tu-la và cảnh thú. Cũng theo tinh phần của đức Phật, qua các cảnh giới nói trên, nếu trong thân nhân của chúng sanh phải sanh vào một trong bốn cảnh khổ nói trên, ngài dạy rằng, hình thức đúng đắn nhất mà chúng sanh nên làm, là ngay khi chết, phải thỉnh chư tăng tới, hoặc gia đình thí chủ đó tới chùa để dâng cúng vật thực, hoặc tứ vật dụng.
Tứ vật dụng là: Chỗ ở, thuốc men, thực phẩm, quần áo… Rồi từ chỗ dâng cúng cho chư tăng, do công đức tu tập của họ, sự hồi hướng công đức mới tay người thân của thí chủ được. Sự hồi hướng này được chuyển tải qua các bài kinh, kệ để gởi tới người quá vãng.
NQM: Như vậy, sự hồi hướng đó, qua chư tăng, người quá vãng có nhận được đầy đủ không?
STT: Có thể nhận được, có thể không, tùy theo cảnh giới cho phép mà họ nhận được hay không. Ngay sau khi chết, Đức Phật dạy rằng người quá vãng đó sẽ đi tái sanh ngay liền.
Thời gian mà chúng ta có thể hình dung cho việc tái sanh được đức Phật nói rằng, giống như con sâu đo, nó nhả đầu này, là nó bắt đầu kia… Con sâu sẽ kiếm hướng thích hợp cảnh giới mà nó sẽ đầu thai, giống như người vậy.
NQM: Như vậy, các hình thức cúng mở cửa mả, cúng 49 ngày, 100 ngày cho người mất, ông nghĩ sao?
STT: Theo như lời Phật dạy trong kinh điển, và sau này các bậc thầy tổ thánh tăng cũng nhắc lại rằng, đến năm nay là 2.549 năm, các hình thức anh vừa nêu… kể cả các hình thức cúng kiếng đốt nhà, đốt xe, vàng mã, v.v. cho người thân đó là sai lầm.
Làm như vậy chẳng khác nào muốn người thân của mình ở cảnh địa ngục hay sao? Họ làm sao hưởng được những thứ cúng kiếng này. Biết đâu họ đang ở những cảnh giới cao hơn sung sướng hơn? Điều đó không hợp lý.
NQM: Như vậy, trong dân gian, một số vị sư, các nhà lãnh đạo tôn giáo đã cố tình hướng dẫn chúng sanh đi vào con đường u minh, mê muội qua các hình thức cúng bái, nhằm mục đích trục lợi trên phương diện vật chất. Làm thế nào, chúng ta có thể nhận chân ra được người thân của mình khi quá vãng, ở cảnh giới nào để chúng ta hướng tâm niệm cầu xin cho chính xác, bỏ ra ngoài những tà kiến nói trên?
STT: Đức Phật thường nhắn nhủ rằng, khi người thân quá vãng, không ai biết được người thân mình sẽ đi vào cảnh giới nào, do đó, việc làm đúng đắn và cần thiết nhất, là chúng sanh cần dâng cúng tứ vật dụng như tôi đã trình bày ở trên cho các chư vị sư tăng để xin họ hồi hướng cho thân nhân quá vãng mà thôi.
Khi các vị sư tăng dùng công đức tu tập của mình hồi hướng cho người quá vãng, không riêng gì người quá vãng, thân nhân của người muốn xin lễ nhận được, mà mọi chúng sanh, tùy theo cảnh giới nhận được thì được, không thì thôi.
Tuy nhiên, tôi vẫn thấy vì thương tiếc người thân trong gia đình, nên phần lớn chúng sanh chỉ muốn cầu xin, hồi hướng riêng cho người thân của mình, trên thực tế, hồn người chết không nhận được đầy đủ như lời cầu đâu. Chúng sanh 3 giới, 4 loài đều nhận được các bài kinh kệ.
Một câu chuyện ngắn nói về chuyện hồi hướng vật phẩm này để quí vị thưởng lãm cho tỏ tường. Vào thời đức Phật, có một vị vua tên là Bình Sa Vương, ngài là người đạo đức, một hôm thỉnh đức Phật và chư tăng tới hoàng cung để thiết lễ trai tăng, độ ngọ trước 12 giờ.
Vua được đức Phật hỏi rằng “Thưa ngài, xin ngài nhìn ra ngoài kinh thành, ngài thấy gì không?” Đức Phật hỏi 3 lần, vua Bình Sa Vương đều trả lời là không thấy gì cả. Đức Phật hỏi tăng chúng, bảo họ nhìn ra ngoài kinh thành, xem có thấy gì không, chư tăng nhìn ra ngoài, quả nhiên, họ nói rằng thấy đông đảo người thân bằng quyến thuộc đang tụ tập bên ngoài, chờ chực cầu xin chư tăng tụng niệm kinh kệ, hồi hướng công đức để họ được hưởng…
Đức Phật muốn dạy vua Bình Sa Vương bài học không thể áp đặt lên người khác, mà phải qua các vị chư tăng. Đêm hôm đó, vua nằm mơ, thấy các vị thân bằng quyến thuộc hiện về, cảm tạ ngài đã hồi hướng vật phẩm qua lời cầu xin của chư tăng.
Có vị nhận được, có vị không nhận được, có vị nhận được nhiều, có vị nhận được ít tùy theo cảnh giới của mỗi người. Có người được đầu thai nhờ đủ duyên đủ phước. Không ai giống nhau. Lời dạy của Phật gọi là Hoan hỉ chư phước.
NQM: Như vậy, tu sĩ, chư tăng đóng một vai trò “trung gian” khá quan trọng để hồi hướng công đức tới người quá vãng. Làm thế nào để đánh giá vào sự đúng đắn của những vị chư tăng này, trong khi hiện nay, có quá nhiều người lạm dụng vai trò trung gian này?
STT: Theo tinh Phật, người tu hành, gọi là chư tăng… là người phải ăn ở theo Phật, giữ giới theo Phật, và hành trì theo lời dạy của Phật. Tức là phải xa lánh thế gian, ở nơi thanh vắng. Không được liên hệ nhiều với thế gian. Thế gian có nghiệp của thế gian. Đã gọi là người tu, đã khoác áo tu, làm con của Phật, phải giữ giới cho đứng đắn.
Không thể có những sinh hoạt nửa tu, nửa đời, không thể nào cứ thấy chỗ nào vui, chỗ nào đông là tới, đó không phải là người tu. Theo tinh thần đó, các vị thánh tăng nói rằng, người tu phải giữ giới, tu tập công đức.
Khi ra ngoài xã hội, nếu có nhân duyên với người thế gian trong các tiền kiếp, họ dâng cúng, hay xin lễ hồi hướng cho thân nhân quá vãng, bằng các vật phẩm tứ vật dụng, mời chư tăng tới nhà v.v. bổn phận phải làm các công việc như sư nói ở trên.
Còn nếu tham lam, định giá hình ảnh to nhỏ, kinh đọc nhiều lần, ít lần… Đặc biệt không nên bỏ tro cốt của người chết vào bình, vào hũ để trong chùa, sau đó nhận tiền của bá tánh, để dán tên ông bà cha mẹ của các chúng sanh, rồi ra giá tiền với hũ lớn nhỏ. Theo sư biết, có một số chư tăng đã ra giá tiền cho khung ảnh, lớn nhỏ giá nào, hũ tro cốt lớn thì giá bao nhiêu… hoàn toàn sai với lời dạy của Phật.
Chư tăng nào nhận tiền của thí chủ, bá tánh để nuôi mạng mình bằng các hình thức đó, xây cất chùa chiền bằng các sự thu nhận đó, đều là bất chánh. Đó là việc đi ngược lại lời dạy của Phật. Ngài nói “thà nhận ngậm thỏi sắt lửa đỏ, còn sướng hơn là những vật cúng sai quấy đó!” Không thể nào nhận được những vật bất chánh đó.
NQM: Nhân nói về vai trò trung gian, hiện nay, có một số chùa tại quận Cam, các vị sư đã ra giá tiền đóng góp để xây chùa, giá viên gạch, cửa sổ, cột kèo là bao nhiêu, và kêu gọi chúng sanh đóng góp, sư nghĩ sao?
STT: Đức Phật vẫn dạy trong kinh là, các chùa chiền là cần thiết, vì có chùa mới có nơi chốn để chư tăng tu tập. Tuy nhiên, như anh vừa nêu, nếu đặt ra giá tiền, kích thước, rồi tranh nhau bán, mua… Chính đức Phật nói rằng, khi mình vắt sữa bò, phải chừa sữa bò, chứ không thể vắt cạn tài sản của chúng sanh như vậy. Giá cả như vậy là sai, hoàn toàn là tà kiến.
NQM: Trở lại với việc các oan hồn uổng tử mất mà không đầu thai vào cảnh giới nào được, vất vưởng nơi bờ sông, bờ suối hay biển cả, các hình thức vớt vong, cúng vong có giúp gì cho họ không?
STT: Chúng sanh có nghiệp của chúng sanh. Mỗi người đều có nghiệp lực riêng. Ví dụ như một cha mẹ sinh ra 5 người con, nhưng không ai giống ai. Có thể giống về ngoại hình như nhau, nhưng tính tình khác nhau. Trong 5 người con, có người xuất chúng, ngoan hiền, cũng có kẻ ngu muội, gian ác… Không ai giống nhau.
Sắc pháp giống nhau, tâm tính khác nhau. Karma, nghiệp lực của từng người khác nhau. Trong các tiền kiếp, vật lực sẽ tạo nên các nghiệp lực khác nhau cho mỗi người. Nếu có cùng duyên, dù sinh vào cùng một gia đình, nhưng quả báo khác nhau.
Do đó, khi ra đi, cũng theo những nghiệp lực khác nhau. Bổn phận của người còn sống duy nhất mà họ muốn làm, chỉ là việc thỉnh chư tăng đến nhà để cầu xin, tụng các bài kinh. Chỉ có vậy thôi.
NQM: Làm sao chúng sanh có thể tin tưởng là qua các vị chư tăng, các phẩm vật tứ vật dụng tới tay được người thân?
STT: Đức Phật ngài cũng dạy rằng, chư tăng cũng giống như 3 thửa ruộng: Ruộng tốt, ruộng thường, và ruộng xấu. Nếu công đức của vị sư tốt, thì ứng với ruộng tốt, khi gieo phẩm vật xin hồi hướng, người quá vãng nhận được nhiều hơn. Nếu vị chư tăng đó công đức thường, sự hồi hướng cũng yếu. Còn nếu vị nào không có công đức, là ruộng xấu, sự hồi hướng coi như không có.
Vậy làm sao nhận diện vị sư nào đúng đắn? Phật dạy rằng, hãy nhìn vào y phục của nhà sư, tướng mạo, hành động, bước đi, cách hành trì của họ trong thế gian… Phải quan sát, chứng nghiệm, tìm hiểu xem vị tăng lữ đó đã cởi bỏ hết tham sân si hay chưa, sẽ biết ngay họ là thửa ruộng tốt hay xấu.
Theo tinh thần của Phật giáo nguyên thủy, những bộ y mà chư tăng mặc (như bộ đồ sư Tinh tuệ đang mặc) được kết lại bởi chính mẫu mã mà đức Phật đã chỉ dạy từ hơn 2.500 năm qua. Nếu kẻ nào mặc những lá y không đúng với mẫu vẽ của Phật, không phải là chư tăng đúng đắn chân chính.
NQM: Là một vị sư, chư tăng chân chính, theo sư, các vị đó có được tham gia vào các hoạt động xã hội, văn hóa, chính trị hay không?
STT: Theo tinh thần của đức Phật, ngài vẫn ca ngợi tinh thần phục vụ của các vị chư tăng, nếu những bài pháp, tác phẩm có tính cách phục vụ Phật pháp, tức là khuyên dạy người bỏ bớt sân hận, si mê thì mới được.
Còn các hoạt động khác, kể cả các hình thức của đức Phật để kinh doanh, mua bán, trục lợi cho mình, cho chùa của mình, hoặc tham gia đảng phái, các hoạt động xã hội, chính trị, giáo dục có tính cách đời thường, tạo ra nghiệp lực, ảnh hưởng đời sống tu tập đều là sai.
Ví dụ như còn đứng vào phe này, phe kia, tranh chấp thế này thế kia để làm lợi cho phe mình, có tính chất chính trị, đều là sai theo tinh thần Phật giáo.
NQM: Trong đời sống của chúng ta, chúng sanh vẫn than vãn là mình khổ quá, hoặc sướng quá. Câu nói “địa ngục ở trần gian” hay “thiên đàng hạ giới”… phản ánh từng kiếp sống ngay tại trần thế. Xin sư cho biết tại sao có sự khác biệt, kẻ sướng người khổ một cách rõ ràng như vậy?
STT: Theo đức Phật thường nhắc nhở nhiều lần, khẳng định rằng, duyên lành làm người trong thế gian rất khó. Tuy nhiên, cũng có nhiều loại người trong thế gian. Có hạng thánh nhân trong xác phàm, có hạng người trong xác người, và cũng có loại súc sanh trong xác người.
Chúng ta có thể nhìn ra ngay những hạng người này trong xã hội, xung quanh ta. Do đó, trong cuộc sống, không có gì vui sướng, hạnh phúc cho bằng gặp hạng thánh nhân trong xác phàm, với họ chúng ta thấy bình an, hoan lạc, dễ chịu, sung sướng. Rồi chúng ta cũng gặp người trong xác người với hỉ, nộ, ái, ố, sân, si… như người.
Họ cần được an ủi. Và tệ nhất, là hạng súc sinh mang lốt người, toàn là hành động gian ác, bất nhân, bất nghĩa, có hành động ma quái, đê tiện, hèn hạ không thua gì loài cầm thú, ác điểu. Các loại, hạng người này, khi lâm chung, sẽ đi vào cõi, giới thích hợp với chúng.
Thánh nhân vào nơi cao đẹp, người vào cõi thường, thú vào địa ngục. Nói tóm lại, hành động sống ở đời ra sao, nó sẽ phù hợp với cảnh chết bấy nhiêu. Anh hỏi sư tại sao lại có người khổ kẻ sướng, đều do nghiệp lực của từng hạng người như sư trình bày ở trên.
NQM: Hàng súc sanh thì nhiều, thánh nhân tại sao ít thấy thế?
STT: Đức Phật dạy rằng, hàng thánh nhân ít ỏi như hai sừng bò. Sừng bò chỉ có hai. Còn chúng sanh xuống 4 đường ác đạo nhiều như lông bò. Ngài khẳng định lông bò nhiều như người ác. Hiền nhân, thánh nhân khó kiếm, theo lời Phật dạy chính là hàng tăng lữ, chư tăng, tu sĩ.
Vì sao, vì họ đã cố gắng tu tập, cởi bỏ sân si, để sống cho đúng với lời đức Phật dạy. Tuy nhiên, đó là những chư tăng chân chính. Còn những kẻ đội lốt tu hành để làm ác, kiếp sau còn xuống tận cùng của địa ngục, ngạ quỷ, không bao giờ khá lên được.
ST
#123
Gửi vào 24/06/2011 - 07:08
NHƯ Ý MA NỮ
Hôm nay tôi nhớ ra chuyện Như Ý Ma Nữ. Y là một con quỷ vào đời nhà Chu bị sét đánh và y lại tu thành một thứ ma thuật, sấm sét cũng chẳng cách chi đánh được y, cho nên y đi khắp nơi để tác quái, sau đó thì gặp tôi, y phải quy y Tam Bảo, bây giờ y đã cải tà quy chánh, các bạn đừng sợ y, dù y có đến đây cũng chẳng hại người.
Cách đây khoảng hai mươi bảy năm về trước, vào ngày 20-2-1945, tôi ở tại Đông Bắc Trung Quốc, tại gia đình ông Châu. Ở khu này có "Hội Đạo Đức". Hội Đạo Đức là nơi giảng về đạo đức vào mỗi ngày. Trong hội nầy có mấy đệ tử quy y với tôi, cho nên mỗi lần đi qua đó, tôi đều ở lại đó vài hôm. Ở được vài ngày thì gặp ông bói tướng "phê bát tự" mà tôi chẳng biết tên ông ta. Sao gọi là phê bát tự ? Tức là năm hai chữ, tháng hai chữ, ngày hai chữ và giờ hai chữ. Ông ta dùng "phê bát tự" xem cho người linh vô cùng, ông ta xem cho tôi nói :
- Số của Thầy là làm quan, sao lại đi tu ? Nếu Thầy làm quan thì sẽ làm quan lớn.
Tôi nói :
- Tôi không có ý định làm quan, cũng chẳng biết làm quan ra sao ? Sao lại có thể làm ? Tôi biết làm người xuất gia, cho nên hiện tại tôi là người xuất gia.
Ông ta nói thật đáng tiếc. Sau đó ông ta lại xem tay tôi, ông ta nói :
- Bàn tay của Thầy, ít nhất Thầy có thể đỗ đứng đầu trạng nguyên.
Tôi lại nói :
- Hiện tại tôi đứng chót cũng không có, làm gì có đứng đầu ?
Sau đó ông ta nói :
- Năm nay Thầy gặp rất nhiều may mắn ! Sẽ gặp việc cát tường!
Tôi nói :
- Có việc gì cát tường ?
Ông ta nói :
- Qua ngày mười tháng sau thì Thầy sẽ khác với hiện tại.
Tôi nói :
- Khác nhau như thế nào ?
Ông ta nói :
- Bây giờ nội trong một ngàn dặm có rất nhiều người tin Thầy, qua khỏi ngày mười tháng sau thì mọi người ngoài mười ngàn dặm đều tin Thầy.
Tôi nói :
- Sao lại như thế ?
Ông ta nói :
- Đến lúc đó Thầy sẽ hay !
Qua hai ngày sau lúc đó khoảng ngày 14-2 tôi đến làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn, ở với đệ tử của tôi tên là Hạ Tôn Tường tuổi đã hơn sáu mươi. Trong nhà của ông ta có hơn ba mươi người làm rất nhiều ruộng đất, có thể nói là tài chủ giàu nhất trong làng. Nhưng ông ta chưa bao giờ tin Phật cũng chẳng tin gì hết, song le khi ông ta thấy tôi đến thì ông ta tin và quy y Tam Bảo. Không riêng gì mình ông ta quy y mà toàn gia đình đều muốn quy y, cho nên toàn gia đình của ông ta đều quy y.
Về sau mỗi lần đi qua đây tôi đều đến ở nhà của ông ta. Nhà của ông ta hơn ba mươi người rất vui vẻ khi gặp tôi, tôi đã ở lại khoảng mười ngày thì có khoảng bảy mươi hai người cũng đến quy y. Vào ngày 25 tôi ngồi xe của Hạ Tôn Tường về huyện Song Thành, xa cách chừng hơn bảy mươi dặm đường, chúng tôi phải khởi hành lúc ba giờ sáng sớm. Thời tiết lúc đó gần mùa xuân, nhưng lạnh không thể tả.
Người lái xe và những người đi theo đều mặc quần áo bằng da và mang giầy da, còn tôi lúc đó quá nghèo, đồ mặc chỉ ba lớp vải thô, còn quần thì chỉ hai lớp vải, giầy thì mang giầy la hán (kiểu giầy sandale) chẳng có tất mang, còn mũ thì giống như hai bàn tay chắp lại, phủ chẳng tới tai, giống như kiểu mũ của Ngài Tế Công đội mà các bạn thấy. Chúng tôi khởi hành từ ba giờ sáng cho đến bảy giờ mới tới. Đến thành rồi trời cũng đã sáng, tài xế và những người đi tháp tùng tưởng tôi đã chết vì rét lạnh, bởi vì tôi mặc đồ không đủ che lạnh.
Họ dừng xe lại để hoạt động họ chạy bộ, vì không chạy thì bị tê cóng chịu không thấu, còn tôi vẫn ở trên xe từ khi bắt đầu khởi hành. Khi đến cửa đông của huyện Song Thành thì xe ngừng lại, tôi xuống xe thì anh tài xế nói :
- Chúng con tưởng Thầy đã chết vì lạnh rồi.
Tôi ở với các bạn bè và các vị hộ pháp cư sĩ khoảng hơn mười ngày. Vào ngày 9-3 tôi trở về làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn nhà của Hạ Tôn Tường. Khi tôi về tới thì ông ta nói có đứa con gái của Hạ Văn Sơn vừa mới quy y với tôi bị bệnh, bệnh rất trầm trọng, sáu, bảy ngày rồi chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, mà rất là giận dữ, hung hăng như muốn đánh người.
Mẹ của cô ta nói với tôi :
- Sư phụ ! Con gái của con đây vừa mới quy y chưa được mấy ngày thì bị bệnh. Chứng bệnh rất là trầm trọng, cô ta chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, suốt ngày đều trợn mắt, chổng đầu xuống giường, chẳng biết là bệnh gì ?
Tôi nói với bà ta :
- Tôi cũng không thể chữa bệnh cho người, cô ta bệnh gì, hỏi tôi cũng vô dụng. Hiện tại có đứa đệ tử quy y với tôi tên là Hàn Cương Cát, anh ta là người đã khai mở ngũ nhãn, biết được chuyện quá khứ, vị lai của người. Bà có thể đi hỏi anh ta.
Hàn Cương Cát cũng quy y vào ngày 24-2. Trước khi anh ta quy y, tôi vốn không muốn thâu nhận anh ta. Tại sao ? Vì trước khi tôi xuất gia, tôi với anh ta là đôi bạn thân và cùng làm việc với nhau trong Hội Đạo Đức. Sau khi xuất gia, Hàn Cương Cát khai mở ngũ nhãn, anh ta thấy :
- Nguyên lai Thầy đời đời kiếp kiếp là Thầy của con !
cho nên anh ta muốn quy y với tôi. Tôi nói :
- Tôi không thể thu anh làm đệ tử, chúng ta vốn đều là bạn thân nhau, sao tôi lại thu nhận anh làm đệ tử ?
Anh ta nói :
- Nếu Thầy không thu nhận con thì đời này con sẽ đọa lạc.
Nói xong anh ta quỳ xuống, nhất định muốn quy y, tôi thì nhất định không thu nhận anh ta. Trải qua khoảng hơn nửa giờ tôi hỏi anh ta :
- Ai quy y với tôi đều phải nghe theo sự giáo huấn, bây giờ anh có tài, vừa biết quá khứ, hiện tại và vị lai, có phải vì vậy mà anh có tâm cống cao, không nghe lời dạy của tôi ?
Anh ta nói :
- Sư phụ ! Con sẽ nghe lời ! Dù Sư phụ kêu con nhảy vào dầu sôi lửa bỏng con cũng vào, kêu con đi trên lửa, con cũng đi, dù có chết con cũng không từ !
Tôi nói :
- Thật chăng ? Tương lai có việc có thể nào tôi kêu anh làm mà anh không làm ?
Anh ta nói :
- Bất cứ chuyện gì Sư phụ kêu con đi làm thì con nhất định đi làm, dù nguy hiểm con cũng không sợ.
Hàn Cương Cát là một trong bảy mươi hai người quy y vào ngày 24-2. Nghe đệ tử bị bệnh, tôi kêu anh ta nói :
- Con biết khám bệnh cho người, bây giờ vị đệ tử này bị bệnh, con lại xem thử đi !
Anh ta ngồi thiền, quán tưởng xem bệnh tình ra sao, đột nhiên mặt của anh ta tái vì sợ hãi, anh ta nói với tôi :
- Sư phụ ! Không xong rồi, việc này lo chẳng xong ! Bằng mọi cách con cũng lo không được !
Tôi nói :
- Thế nào ?
Anh ta nói :
- Đây là một con quỷ ! Con quỷ này rất là lợi hại, y biến hóa ra hình người ! Biến được hình người để hại người làm đảo loạn thế giới !"
Tôi nói :
- Sao mà lợi hại như thế, nói nghe coi.
Anh ta nói :
- Con quỷ này là một con quỷ vào đời nhà Chu. Vào thời nhà Chu, y là một con quỷ, vì y không giữ quy cụ, bị một người có đạo hạnh, có thần thông dùng sấm sét bửa vụn ra, nhưng linh tính của y chưa tán ra hoàn toàn, cho nên về sau y lại tụ về với nhau, lại biến thành quỷ. Con quỷ này bây giờ thần thông lớn vô cùng, biết phi hành biến hóa, lúc hiện có lúc hiện không. Vì bị sét đánh, cho nên sau này y tu luyện một thứ pháp thuật. Pháp thuật này chống lại sấm sét. Pháp thuật này luyện bằng cách nào ?
Tức là y dùng cái mũ đen được làm bằng lớp màng mỏng bao bọc đứa bé khi mới sinh ra. Lớp màng mỏng bao bọc đứa bé, y dùng nó làm thành cái mũ màu đen, khi đội mũ lên đầu thì sấm sét không làm gì được y vì sấm sét kỵ vật ô uế. Người tây phương cho rằng sấm sét chẳng có ai cai quản. Sấm sét thường thì chẳng ai cai quản, nhưng có thứ sấm sét đặc biệt thì có khi dùng sấm sét để trừng phạt yêu ma quỷ quái ở thế gian.
Y đã luyện thành cái mũ đen tị lôi, sấm sét chẳng làm gì được y thị. Y lại luyện thành hai thứ pháp thuật tức là hai quả banh nhỏ tròn tròn. Y dùng cái mũ đội lên cho ai thì linh hồn của người đó bị y nắm giữ, sẽ biến thành quyến thuộc của y. Còn hai quả banh tròn, nếu ném trúng ai thì người đó sẽ chết tức khắc. Cho nên Hàn Cương Cát thấy ma quỷ lợi hại như vậy thì nói với tôi :
- Sư phụ ! Việc này không xong rồi !
Tôi nói :
- Bệnh tình thế nào ?
Anh ta nói :
- Bệnh này nhất định phải chết ! Chẳng có cách nào trị được !
Tôi nói :
- Chết à ? Không thể được ! Nếu cô ta không quy y với tôi thì đương nhiên tôi không lo. Cô ta vừa quy y với tôi vào ngày 24-2, chưa được bao lâu.
Lúc đó khi quy y, tôi bảo họ niệm "Chú Đại Bi", tôi nói :
- Các vị mỗi người nên học "Chú Đại Bi", tương lai sẽ hữu dụng. Khi gặp nguy hiểm gì thì hãy niệm "Chú Đại Bi", thì Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ bảo hộ các vị.
Do đó có rất nhiều người niệm "Chú Đại Bi". Tôi nói :
- Nếu cô ta không quy y với tôi thì ma quỷ làm gì cô ta mặc kệ, nhưng cô ta đã quy y với tôi, thì tôi không thể để cho ma quỷ cướp mạng của cô ta, tôi nhất định phải lo.
Anh ta nói :
- Sư phụ, nếu Thầy lo cho cô ta, thì con chẳng đi ! Con không thể theo Thầy đi.
Tôi nói :
- Cái gì ? Khi con quy y thì con nói nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không từ, bây giờ đâu phải là dầu sôi lửa bỏng, tại sao con từ chối ?
Anh ta không nói gì bèn suy nghĩ rồi nói :
- Sư phụ ! Thầy phải phái mấy vị hộ pháp bảo vệ con.
Tôi nói :
- Con đừng la lối ! Đi thì đi còn la lối cái gì ?
Anh ta nghe lời cũng không dám la lối bèn theo tôi đi, đến chỗ bệnh nhân thì cô ta nằm ở trên giường, đầu ở trên gối còn đít thì chổng lên trời trông rất khó coi, song le rất hung hăng mắt trợn lên lớn giống như mắt bò, nhất là khi nhìn thấy tôi thì càng giận dữ. Tôi hỏi người nhà của cô ta về nguyên nhân của chứng bệnh. Họ nói bảy, tám ngày trước đây có một thiếu phụ khoảng năm mươi tuổi ngồi kế ngôi mộ ở ngoài làng. Thiếu phụ mặc áo dài màu xanh đen, quần và giầy dép đều màu vàng và cô ta khóc lóc bên cạnh ngôi mộ. Nghe tiếng khóc có bà già họ là Hạ đến an ủi thiếu phụ, nhưng thiếu phụ cứ tiếp tục khóc nói :
- Ôi người của tôi, người của tôi...
Một mặt thì khóc một mặt thì nhìn "người" của cô ta. Bà già vẫn tiếp tục an ủi thiếu phụ, cuối cùng thiếu phụ hết khóc và hai người đi về cổng làng. Cửa cổng có thần gác cho nên thiếu phụ không dám vào. Chung quanh làng đều có tường bao bọc ba bên bốn phía, mỗi phía đều có cửa ra vào. Bà già Hạ một mình đi vào cổng còn thiếu phụ thì ở bên ngoài khóc. Lúc đó xe ngựa của Hạ Tôn Tường trở về làng. Khi đến cổng thì ngựa thấy thiếu phụ bèn kinh hãi chạy xông vào, vì ngựa thấy vật này thì biết ngay ! Còn con người thì không nhận ra. Khi ngựa kinh hãi chạy xông vào thì thiếu phụ cũng chạy theo vào. Có lẽ Thần giữ cổng cũng hoảng hốt khi thấy ngựa kinh hãi, cũng không giữ cổng để cho thiếu phụ chạy vào.
Thiếu phụ chạy vào nhà ông Vưu Trung Bảo và tiếp tục tìm "người" của bà ta. Bà ta nhìn ông Vưu rồi bỏ chạy ra khỏi nhà, có khoảng ba bốn chục người bu chung quanh bà ta hỏi :
- Bà tên gì ?
Bà ta nói :
- Tôi chẳng có tên
Lại hỏi :
- Họ của bà là gì ?
Bà ta nói :
- Tôi chẳng có họ, tôi là người chết.
Họ bu nhìn bà ta giống như một quái vật. Bà ta lấy tay giữ cái mũ đen và bỏ đi, bà ta giống như người chẳng biết gì hết, đi đến bờ tường của nhà ông Hạ Văn Sơn, tường cao khoảng ba thước. Bà ta đến bên tường liệng cái mũ đen qua tường rồi nhảy vọt một cái qua bờ tường. Tường cao như thế có lẽ chẳng có ai nhảy qua được, thế mà bà ta nhảy qua được. Đám đông la lên :
- Mụ điên có võ thuật, có công phu !
Do đó cả đám đông chạy qua xem bà ta. Con trai của Hạ Văn Sơn tên là Hạ Tôn Toàn cũng là đệ tử quy y với tôi vào ngày 24 vừa qua, từ cửa chạy vào nói :
- Mẹ ! Mẹ ! Mụ điên đến nhà mình, mẹ đừng có sợ !
Mẹ của y nhìn ra cửa sổ chẳng thấy gì lạ. Khi quay đầu lại thì thấy thiếu phụ bò vào giường đá đang nửa trên nửa dưới. Bà ta hỏi thiếu phụ :
- Bà tìm ai ? Bà tìm ai ?
Thiếu phụ chẳng nói gì. Thấy cử chỉ của thiếu phụ rất kỳ quái, cho nên bà ta và cô con gái niệm Chú Đại Bi, vừa mới niệm câu đầu tiên "Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da" thì thiếu phụ nằm dài xuống đất bất động giống như người chết. Thấy vậy không được nếu chết trong nhà thì không tốt. Cho nên đi báo cáo với ông xã trưởng. Xã trưởng thấy thiếu phụ nằm dài dưới đất giống như chết bèn dùng tay mang bà ta ra ngoài sân, hỏi bà ta :
- Bà từ đâu đến đây ? Và tại sao bà đến đây ?
Bà ta đáp:
- Đừng hỏi tôi, tôi là xác chết, tôi chẳng có tên chẳng có họ, cũng chẳng có chỗ ở, tôi đến đâu thì ở đó.
Ông xã trưởng nghe bà ta nói thế cũng kinh hãi, bèn đem bà ta đi ra khỏi làng khoảng năm mươi bộ, rồi trở về cổng làng thì thấy bà ta đang ở sau lưng, bèn đem bà ta đi xa khoảng bảy mươi bộ, lần này bà ta cũng theo về. Cuối cùng ông ta và ba nhân viên nữa mang bà ta đi xa khoảng một trăm năm mươi bộ và nói :
- Đi mau ! Nếu không ta bắn !
Và họ bắn chỉ thiên hai lần. Bà ta ngã xuống đất vì sợ hãi, tưởng tiếng súng là tiếng sấm sét đã giết bà ta trước kia. Lần này bà ta chẳng theo họ trở về làng. Khi ông xã trưởng và mấy người nhân viên trở về thì nghe tin con gái của ông Hạ Văn Sơn bị bệnh, chẳng nói, chẳng ăn uống, chẳng ngủ, chỉ nằm trên giường trừng mắt, đầu thì trên gối đít thì chổng lên trời, đã bảy tám ngày không ăn uống gì cả. Trước khi đến nhà ông Hạ Văn Sơn, tôi nói với Hàn Cương Cát :
- Con nói, nếu chúng ta dính vào việc này thì sẽ chết. Thà ta chết chứ không để cho đệ tử quy y với ta chết. Thứ nhất, ta phải cứu những người quy y với ta, không thể thấy họ chết mà không lo. Thứ hai, ta phải cứu con ma này, con nói chẳng có ai quản được nó, nhưng nó đã phạm biết bao tội lỗi, nhất định sẽ có người hàng phục được nó. Nó đã tu luyện nhiều năm, nếu tiêu diệt nó đi, thật là đáng tiếc. Nếu nó có bản lãnh giết ta, ta cũng phải đi cứu cô ta. Thứ ba, ta phải cứu tất cả chúng sinh trên thế gian, nếu ta không hàng phục được nó thì tương lai nó sẽ hại nhiều người nữa, vì những lý do đó, ta nhất định phải đi.
Cho nên mới đến nhà của người bệnh. Lúc đó ông xã trưởng cũng đến, nghe chúng tôi đàm luận, thiếu phụ đó là con ma, ông ta nghĩ lại nói :
- Hèn chi hôm đó tôi dùng tay nhấc bà ta lên mà chẳng cần tí sức nào, giống như chẳng có vật gì, nếu không nói, tôi cũng nghĩ không ra, bây giờ mới biết đó là ma.
Chúng tôi phải tìm cách hàng phục nó. Làm sao để hàng phục ? Trong Chú Lăng Nghiêm có năm loại pháp. Trong năm loại pháp có : "Tiêu tai pháp", tức là ai có tai nạn gì thì có thể làm cho khỏi. Có "Cát tường pháp", có sự việc gì không được cát tường thì có thể biến thành cát tường. Có "Câu triệu pháp", tức là bất cứ yêu ma quỷ quái xa bao nhiêu thì có thể tùy thời bắt nó lại, lại có "Hàng phục pháp", tức là ma quỷ đến thì bạn hàng phục được nó.
Có những loại pháp này, cho nên lúc đó tôi dùng "Chú Lăng Nghiêm" để kêu Như Ý Ma Nữ đến, khi gọi đến bà ta vào cửa mang một mùi tanh không tưởng tượng nổi, ai mà ngửi mùi tanh đó thì phải ói mửa. Khi bà ta vào thì dùng cái mũ mà bà ta đã luyện để chụp lên đầu tôi, nhưng chụp lên đầu tôi chẳng được, cái mũ của bà ta đã vô dụng, bà ta lại đem banh tròn tròn ném lên mình tôi, song le cũng chẳng trúng thân của tôi. Bà ta đã dùng hai thứ pháp thuật đều chẳng có công hiệu, vô dụng. Bà ta biết đã hết cách muốn bỏ chạy ! Song le đông tây nam bắc, tứ duy trên dưới chẳng có lối thoát.
Vì khi bà ta vào thì tôi đã kiết giới giống như đã bầy bố trận, cho nên bà ta chẳng có lối thoát; phía trên, phía dưới trước sau phải trái đều có hộ pháp thiên long bát bộ giữ bà ta lại chạy không khỏi, hết cách bà ta bèn quỳ xuống khóc lên. Tôi bèn thuyết pháp "Tứ Diệu Đế", "Mười Hai Nhân Duyên" và "Pháp Lục Độ" cho bà ta nghe. Bà ta hiểu được muốn quy y Tam Bảo, phát bồ đề tâm. Tôi chấp nhận và quy y cho bà ta, cho bà ta tên là "Kim Cang Như Ý Nữ".
Quy y rồi bà ta luôn luôn theo tôi đi các nơi độ người. Nhưng bản tánh của bà ta là ma tính, theo tôi đến nơi nào thì nơi đó cũng đều có mùi tanh. Về sau thấy vậy, tôi kêu bà ta đến núi Lạc Pháp, "Động Vạn Thánh Linh Long" thuộc huyện Giao Hà tỉnh Cát Lâm để tu hành. Tại sao nơi đó lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ? Tôi có rất nhiều đệ tử kỳ quái quy y, tôi đều phái họ đến đó để tu hành. Nơi đó tôi cũng đã từng đến. Về sau bà ta tu hành chẳng bao lâu thì có chút thần thông, thường thường đi đến các nơi cứu người. Song le bà ta cứu người cũng không muốn cho người biết là bà ta cứu người như thế nào, do đó :
Làm việc thiện mà muốn người thấy
thì chẳng phải là chân thiện
Làm việc ác mà sợ người biết
thì là đại ác.
Bạn làm việc tốt muốn cho người biết thì chẳng phải là việc chân thiện. Bạn làm việc ác mà sợ người biết thì là việc rất ác. Cho nên "Như Ý Ma Nữ" này cuối cùng cũng biến thành quyến thuộc của Phật. Cái động này sao lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ? Vì một động có ba cửa động, ở bên này có thể nhìn qua bên kia, bên kia có thể nhìn qua bên này, thấu suốt với nhau cho nên gọi là linh long. Giống như trong ly thủy tinh đựng gì thì biết ngay, cho nên gọi là linh long. Chẳng phải nhất định nói về ly thủy tinh, tức là bên trong có thể nhìn thấy bên ngoài, bên ngoài có thể nhìn thấy bên trong. Động này có ba cửa động, ba cửa động này đều thông với nhau, ở trong đó có một cái miếu.
Vật dụng tạo miếu này đều dùng dê để chở, một lần vậy sức dê chở được hai miếng ngói hoặc một khúc gỗ, vì núi đó quá cao. Trong động đó, bên ngoài cửa phía tây có động "Lão Tử". Cửa động phía đông có động "Tích Thủy". Trong động tích thủy đó nước nhỏ từng giọt từng giọt đủ cho thiên nhân vạn mã uống. Phía sau động là động "Kỉ Tổ", tức là Kỉ Hiểu Đường. Kỉ Hiểu Đường cũng là người quê của tôi ở Đông Bắc Trung Quốc, ông ta đã hàng phục được năm con quỷ, ở núi Lạc Pháp này và hàng phục được "Hắc Ngư Tinh".
Hắc Ngư Tinh này vào đời nhà Minh làm quan ở Bắc Kinh gọi là Hắc đại nhân. Ông ta họ Hắc, nhưng ông ta chẳng phải người, ông ta là cá. Kỉ Hiểu Đường biết được nên bắt tóm ông ta, biết trước ông ta có ngày sẽ đi qua núi này cho nên ở đó đợi ông ta. Khi ông ta đi qua, Kỉ Hiểu Đường dùng "Chưởng thủ lôi" đánh chết Hắc đại nhân tại đó. Cho nên động ở trên núi đó, chẳng ai biết rõ có bao nhiêu cái động. Hôm nay bạn biết có bảy mươi hai cái, ngày mai thì có bảy mươi ba cái, ngày mốt lại thêm nữa hoặc là có bảy mươi, không nhất định được.
Có một người đi lên núi nhìn thấy hai ông lão đang đánh cờ. Y nhìn lên đó bèn ho lên một tiếng thì hai ông già râu dài nhìn nói với nhau :
- Sao y lại lên đây ?
Cửa động bằng đá tự nhiên đóng lại ! Y bèn quỳ ở đó cầu pháp cho đến chết. Bây giờ mộ của y vẫn còn ở bên ngoài cửa động đá. Bạn thấy đó ! Người ta cầu đạo, cầu pháp, quỳ chết ở đó cũng không đứng dậy. Cho nên núi đó có rất nhiều thần tiên. Tôi có gặp một người tên là Lý Minh Phước, y có võ thuật, chạy rất nhanh như khỉ. Một ngày nọ tôi đến nơi đó, đi vào lúc sáng sớm khoảng hơn bốn giờ sáng thì lên tới núi, thấy y đang lễ Phật. Đầu tóc phía sau của y bó lại nặng khoảng ba, bốn cân, trên đầu có cài cây trâm, y chưa bao giờ tắm rửa.
Hình dáng của y rất nhỏ, mặt, mắt, mũi miệng, thân thể rất nhỏ, nhưng rất mạnh vô cùng. Y một mình có thể cầm hai thanh sắt làm đường rầy (xe lửa), trong khi đó tám người thường chỉ khiêng được một thanh sắt. Chẳng ai biết y bao nhiêu tuổi, người ở đâu đến, vào thời nào ? Đó là một người kỳ quái mà tôi đã gặp qua ở đó. Những gì mà tôi vừa kể với quý vị chẳng phải là sự tích, chẳng phải tự tạo mà là sự thật, một sự việc chân thật ! Các bạn tin cũng tốt, không tin cũng tốt, tin hay không tùy bạn !
HT. Tuyên Hoá
Hôm nay tôi nhớ ra chuyện Như Ý Ma Nữ. Y là một con quỷ vào đời nhà Chu bị sét đánh và y lại tu thành một thứ ma thuật, sấm sét cũng chẳng cách chi đánh được y, cho nên y đi khắp nơi để tác quái, sau đó thì gặp tôi, y phải quy y Tam Bảo, bây giờ y đã cải tà quy chánh, các bạn đừng sợ y, dù y có đến đây cũng chẳng hại người.
Cách đây khoảng hai mươi bảy năm về trước, vào ngày 20-2-1945, tôi ở tại Đông Bắc Trung Quốc, tại gia đình ông Châu. Ở khu này có "Hội Đạo Đức". Hội Đạo Đức là nơi giảng về đạo đức vào mỗi ngày. Trong hội nầy có mấy đệ tử quy y với tôi, cho nên mỗi lần đi qua đó, tôi đều ở lại đó vài hôm. Ở được vài ngày thì gặp ông bói tướng "phê bát tự" mà tôi chẳng biết tên ông ta. Sao gọi là phê bát tự ? Tức là năm hai chữ, tháng hai chữ, ngày hai chữ và giờ hai chữ. Ông ta dùng "phê bát tự" xem cho người linh vô cùng, ông ta xem cho tôi nói :
- Số của Thầy là làm quan, sao lại đi tu ? Nếu Thầy làm quan thì sẽ làm quan lớn.
Tôi nói :
- Tôi không có ý định làm quan, cũng chẳng biết làm quan ra sao ? Sao lại có thể làm ? Tôi biết làm người xuất gia, cho nên hiện tại tôi là người xuất gia.
Ông ta nói thật đáng tiếc. Sau đó ông ta lại xem tay tôi, ông ta nói :
- Bàn tay của Thầy, ít nhất Thầy có thể đỗ đứng đầu trạng nguyên.
Tôi lại nói :
- Hiện tại tôi đứng chót cũng không có, làm gì có đứng đầu ?
Sau đó ông ta nói :
- Năm nay Thầy gặp rất nhiều may mắn ! Sẽ gặp việc cát tường!
Tôi nói :
- Có việc gì cát tường ?
Ông ta nói :
- Qua ngày mười tháng sau thì Thầy sẽ khác với hiện tại.
Tôi nói :
- Khác nhau như thế nào ?
Ông ta nói :
- Bây giờ nội trong một ngàn dặm có rất nhiều người tin Thầy, qua khỏi ngày mười tháng sau thì mọi người ngoài mười ngàn dặm đều tin Thầy.
Tôi nói :
- Sao lại như thế ?
Ông ta nói :
- Đến lúc đó Thầy sẽ hay !
Qua hai ngày sau lúc đó khoảng ngày 14-2 tôi đến làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn, ở với đệ tử của tôi tên là Hạ Tôn Tường tuổi đã hơn sáu mươi. Trong nhà của ông ta có hơn ba mươi người làm rất nhiều ruộng đất, có thể nói là tài chủ giàu nhất trong làng. Nhưng ông ta chưa bao giờ tin Phật cũng chẳng tin gì hết, song le khi ông ta thấy tôi đến thì ông ta tin và quy y Tam Bảo. Không riêng gì mình ông ta quy y mà toàn gia đình đều muốn quy y, cho nên toàn gia đình của ông ta đều quy y.
Về sau mỗi lần đi qua đây tôi đều đến ở nhà của ông ta. Nhà của ông ta hơn ba mươi người rất vui vẻ khi gặp tôi, tôi đã ở lại khoảng mười ngày thì có khoảng bảy mươi hai người cũng đến quy y. Vào ngày 25 tôi ngồi xe của Hạ Tôn Tường về huyện Song Thành, xa cách chừng hơn bảy mươi dặm đường, chúng tôi phải khởi hành lúc ba giờ sáng sớm. Thời tiết lúc đó gần mùa xuân, nhưng lạnh không thể tả.
Người lái xe và những người đi theo đều mặc quần áo bằng da và mang giầy da, còn tôi lúc đó quá nghèo, đồ mặc chỉ ba lớp vải thô, còn quần thì chỉ hai lớp vải, giầy thì mang giầy la hán (kiểu giầy sandale) chẳng có tất mang, còn mũ thì giống như hai bàn tay chắp lại, phủ chẳng tới tai, giống như kiểu mũ của Ngài Tế Công đội mà các bạn thấy. Chúng tôi khởi hành từ ba giờ sáng cho đến bảy giờ mới tới. Đến thành rồi trời cũng đã sáng, tài xế và những người đi tháp tùng tưởng tôi đã chết vì rét lạnh, bởi vì tôi mặc đồ không đủ che lạnh.
Họ dừng xe lại để hoạt động họ chạy bộ, vì không chạy thì bị tê cóng chịu không thấu, còn tôi vẫn ở trên xe từ khi bắt đầu khởi hành. Khi đến cửa đông của huyện Song Thành thì xe ngừng lại, tôi xuống xe thì anh tài xế nói :
- Chúng con tưởng Thầy đã chết vì lạnh rồi.
Tôi ở với các bạn bè và các vị hộ pháp cư sĩ khoảng hơn mười ngày. Vào ngày 9-3 tôi trở về làng Tương Bạch Kỳ Tứ Đồn nhà của Hạ Tôn Tường. Khi tôi về tới thì ông ta nói có đứa con gái của Hạ Văn Sơn vừa mới quy y với tôi bị bệnh, bệnh rất trầm trọng, sáu, bảy ngày rồi chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, mà rất là giận dữ, hung hăng như muốn đánh người.
Mẹ của cô ta nói với tôi :
- Sư phụ ! Con gái của con đây vừa mới quy y chưa được mấy ngày thì bị bệnh. Chứng bệnh rất là trầm trọng, cô ta chẳng ăn uống gì, cũng chẳng nói năng gì, suốt ngày đều trợn mắt, chổng đầu xuống giường, chẳng biết là bệnh gì ?
Tôi nói với bà ta :
- Tôi cũng không thể chữa bệnh cho người, cô ta bệnh gì, hỏi tôi cũng vô dụng. Hiện tại có đứa đệ tử quy y với tôi tên là Hàn Cương Cát, anh ta là người đã khai mở ngũ nhãn, biết được chuyện quá khứ, vị lai của người. Bà có thể đi hỏi anh ta.
Hàn Cương Cát cũng quy y vào ngày 24-2. Trước khi anh ta quy y, tôi vốn không muốn thâu nhận anh ta. Tại sao ? Vì trước khi tôi xuất gia, tôi với anh ta là đôi bạn thân và cùng làm việc với nhau trong Hội Đạo Đức. Sau khi xuất gia, Hàn Cương Cát khai mở ngũ nhãn, anh ta thấy :
- Nguyên lai Thầy đời đời kiếp kiếp là Thầy của con !
cho nên anh ta muốn quy y với tôi. Tôi nói :
- Tôi không thể thu anh làm đệ tử, chúng ta vốn đều là bạn thân nhau, sao tôi lại thu nhận anh làm đệ tử ?
Anh ta nói :
- Nếu Thầy không thu nhận con thì đời này con sẽ đọa lạc.
Nói xong anh ta quỳ xuống, nhất định muốn quy y, tôi thì nhất định không thu nhận anh ta. Trải qua khoảng hơn nửa giờ tôi hỏi anh ta :
- Ai quy y với tôi đều phải nghe theo sự giáo huấn, bây giờ anh có tài, vừa biết quá khứ, hiện tại và vị lai, có phải vì vậy mà anh có tâm cống cao, không nghe lời dạy của tôi ?
Anh ta nói :
- Sư phụ ! Con sẽ nghe lời ! Dù Sư phụ kêu con nhảy vào dầu sôi lửa bỏng con cũng vào, kêu con đi trên lửa, con cũng đi, dù có chết con cũng không từ !
Tôi nói :
- Thật chăng ? Tương lai có việc có thể nào tôi kêu anh làm mà anh không làm ?
Anh ta nói :
- Bất cứ chuyện gì Sư phụ kêu con đi làm thì con nhất định đi làm, dù nguy hiểm con cũng không sợ.
Hàn Cương Cát là một trong bảy mươi hai người quy y vào ngày 24-2. Nghe đệ tử bị bệnh, tôi kêu anh ta nói :
- Con biết khám bệnh cho người, bây giờ vị đệ tử này bị bệnh, con lại xem thử đi !
Anh ta ngồi thiền, quán tưởng xem bệnh tình ra sao, đột nhiên mặt của anh ta tái vì sợ hãi, anh ta nói với tôi :
- Sư phụ ! Không xong rồi, việc này lo chẳng xong ! Bằng mọi cách con cũng lo không được !
Tôi nói :
- Thế nào ?
Anh ta nói :
- Đây là một con quỷ ! Con quỷ này rất là lợi hại, y biến hóa ra hình người ! Biến được hình người để hại người làm đảo loạn thế giới !"
Tôi nói :
- Sao mà lợi hại như thế, nói nghe coi.
Anh ta nói :
- Con quỷ này là một con quỷ vào đời nhà Chu. Vào thời nhà Chu, y là một con quỷ, vì y không giữ quy cụ, bị một người có đạo hạnh, có thần thông dùng sấm sét bửa vụn ra, nhưng linh tính của y chưa tán ra hoàn toàn, cho nên về sau y lại tụ về với nhau, lại biến thành quỷ. Con quỷ này bây giờ thần thông lớn vô cùng, biết phi hành biến hóa, lúc hiện có lúc hiện không. Vì bị sét đánh, cho nên sau này y tu luyện một thứ pháp thuật. Pháp thuật này chống lại sấm sét. Pháp thuật này luyện bằng cách nào ?
Tức là y dùng cái mũ đen được làm bằng lớp màng mỏng bao bọc đứa bé khi mới sinh ra. Lớp màng mỏng bao bọc đứa bé, y dùng nó làm thành cái mũ màu đen, khi đội mũ lên đầu thì sấm sét không làm gì được y vì sấm sét kỵ vật ô uế. Người tây phương cho rằng sấm sét chẳng có ai cai quản. Sấm sét thường thì chẳng ai cai quản, nhưng có thứ sấm sét đặc biệt thì có khi dùng sấm sét để trừng phạt yêu ma quỷ quái ở thế gian.
Y đã luyện thành cái mũ đen tị lôi, sấm sét chẳng làm gì được y thị. Y lại luyện thành hai thứ pháp thuật tức là hai quả banh nhỏ tròn tròn. Y dùng cái mũ đội lên cho ai thì linh hồn của người đó bị y nắm giữ, sẽ biến thành quyến thuộc của y. Còn hai quả banh tròn, nếu ném trúng ai thì người đó sẽ chết tức khắc. Cho nên Hàn Cương Cát thấy ma quỷ lợi hại như vậy thì nói với tôi :
- Sư phụ ! Việc này không xong rồi !
Tôi nói :
- Bệnh tình thế nào ?
Anh ta nói :
- Bệnh này nhất định phải chết ! Chẳng có cách nào trị được !
Tôi nói :
- Chết à ? Không thể được ! Nếu cô ta không quy y với tôi thì đương nhiên tôi không lo. Cô ta vừa quy y với tôi vào ngày 24-2, chưa được bao lâu.
Lúc đó khi quy y, tôi bảo họ niệm "Chú Đại Bi", tôi nói :
- Các vị mỗi người nên học "Chú Đại Bi", tương lai sẽ hữu dụng. Khi gặp nguy hiểm gì thì hãy niệm "Chú Đại Bi", thì Bồ Tát Quán Thế Âm sẽ bảo hộ các vị.
Do đó có rất nhiều người niệm "Chú Đại Bi". Tôi nói :
- Nếu cô ta không quy y với tôi thì ma quỷ làm gì cô ta mặc kệ, nhưng cô ta đã quy y với tôi, thì tôi không thể để cho ma quỷ cướp mạng của cô ta, tôi nhất định phải lo.
Anh ta nói :
- Sư phụ, nếu Thầy lo cho cô ta, thì con chẳng đi ! Con không thể theo Thầy đi.
Tôi nói :
- Cái gì ? Khi con quy y thì con nói nhảy vào dầu sôi lửa bỏng cũng không từ, bây giờ đâu phải là dầu sôi lửa bỏng, tại sao con từ chối ?
Anh ta không nói gì bèn suy nghĩ rồi nói :
- Sư phụ ! Thầy phải phái mấy vị hộ pháp bảo vệ con.
Tôi nói :
- Con đừng la lối ! Đi thì đi còn la lối cái gì ?
Anh ta nghe lời cũng không dám la lối bèn theo tôi đi, đến chỗ bệnh nhân thì cô ta nằm ở trên giường, đầu ở trên gối còn đít thì chổng lên trời trông rất khó coi, song le rất hung hăng mắt trợn lên lớn giống như mắt bò, nhất là khi nhìn thấy tôi thì càng giận dữ. Tôi hỏi người nhà của cô ta về nguyên nhân của chứng bệnh. Họ nói bảy, tám ngày trước đây có một thiếu phụ khoảng năm mươi tuổi ngồi kế ngôi mộ ở ngoài làng. Thiếu phụ mặc áo dài màu xanh đen, quần và giầy dép đều màu vàng và cô ta khóc lóc bên cạnh ngôi mộ. Nghe tiếng khóc có bà già họ là Hạ đến an ủi thiếu phụ, nhưng thiếu phụ cứ tiếp tục khóc nói :
- Ôi người của tôi, người của tôi...
Một mặt thì khóc một mặt thì nhìn "người" của cô ta. Bà già vẫn tiếp tục an ủi thiếu phụ, cuối cùng thiếu phụ hết khóc và hai người đi về cổng làng. Cửa cổng có thần gác cho nên thiếu phụ không dám vào. Chung quanh làng đều có tường bao bọc ba bên bốn phía, mỗi phía đều có cửa ra vào. Bà già Hạ một mình đi vào cổng còn thiếu phụ thì ở bên ngoài khóc. Lúc đó xe ngựa của Hạ Tôn Tường trở về làng. Khi đến cổng thì ngựa thấy thiếu phụ bèn kinh hãi chạy xông vào, vì ngựa thấy vật này thì biết ngay ! Còn con người thì không nhận ra. Khi ngựa kinh hãi chạy xông vào thì thiếu phụ cũng chạy theo vào. Có lẽ Thần giữ cổng cũng hoảng hốt khi thấy ngựa kinh hãi, cũng không giữ cổng để cho thiếu phụ chạy vào.
Thiếu phụ chạy vào nhà ông Vưu Trung Bảo và tiếp tục tìm "người" của bà ta. Bà ta nhìn ông Vưu rồi bỏ chạy ra khỏi nhà, có khoảng ba bốn chục người bu chung quanh bà ta hỏi :
- Bà tên gì ?
Bà ta nói :
- Tôi chẳng có tên
Lại hỏi :
- Họ của bà là gì ?
Bà ta nói :
- Tôi chẳng có họ, tôi là người chết.
Họ bu nhìn bà ta giống như một quái vật. Bà ta lấy tay giữ cái mũ đen và bỏ đi, bà ta giống như người chẳng biết gì hết, đi đến bờ tường của nhà ông Hạ Văn Sơn, tường cao khoảng ba thước. Bà ta đến bên tường liệng cái mũ đen qua tường rồi nhảy vọt một cái qua bờ tường. Tường cao như thế có lẽ chẳng có ai nhảy qua được, thế mà bà ta nhảy qua được. Đám đông la lên :
- Mụ điên có võ thuật, có công phu !
Do đó cả đám đông chạy qua xem bà ta. Con trai của Hạ Văn Sơn tên là Hạ Tôn Toàn cũng là đệ tử quy y với tôi vào ngày 24 vừa qua, từ cửa chạy vào nói :
- Mẹ ! Mẹ ! Mụ điên đến nhà mình, mẹ đừng có sợ !
Mẹ của y nhìn ra cửa sổ chẳng thấy gì lạ. Khi quay đầu lại thì thấy thiếu phụ bò vào giường đá đang nửa trên nửa dưới. Bà ta hỏi thiếu phụ :
- Bà tìm ai ? Bà tìm ai ?
Thiếu phụ chẳng nói gì. Thấy cử chỉ của thiếu phụ rất kỳ quái, cho nên bà ta và cô con gái niệm Chú Đại Bi, vừa mới niệm câu đầu tiên "Nam Mô Hắc Ra Đát Na Đa Ra Dạ Da" thì thiếu phụ nằm dài xuống đất bất động giống như người chết. Thấy vậy không được nếu chết trong nhà thì không tốt. Cho nên đi báo cáo với ông xã trưởng. Xã trưởng thấy thiếu phụ nằm dài dưới đất giống như chết bèn dùng tay mang bà ta ra ngoài sân, hỏi bà ta :
- Bà từ đâu đến đây ? Và tại sao bà đến đây ?
Bà ta đáp:
- Đừng hỏi tôi, tôi là xác chết, tôi chẳng có tên chẳng có họ, cũng chẳng có chỗ ở, tôi đến đâu thì ở đó.
Ông xã trưởng nghe bà ta nói thế cũng kinh hãi, bèn đem bà ta đi ra khỏi làng khoảng năm mươi bộ, rồi trở về cổng làng thì thấy bà ta đang ở sau lưng, bèn đem bà ta đi xa khoảng bảy mươi bộ, lần này bà ta cũng theo về. Cuối cùng ông ta và ba nhân viên nữa mang bà ta đi xa khoảng một trăm năm mươi bộ và nói :
- Đi mau ! Nếu không ta bắn !
Và họ bắn chỉ thiên hai lần. Bà ta ngã xuống đất vì sợ hãi, tưởng tiếng súng là tiếng sấm sét đã giết bà ta trước kia. Lần này bà ta chẳng theo họ trở về làng. Khi ông xã trưởng và mấy người nhân viên trở về thì nghe tin con gái của ông Hạ Văn Sơn bị bệnh, chẳng nói, chẳng ăn uống, chẳng ngủ, chỉ nằm trên giường trừng mắt, đầu thì trên gối đít thì chổng lên trời, đã bảy tám ngày không ăn uống gì cả. Trước khi đến nhà ông Hạ Văn Sơn, tôi nói với Hàn Cương Cát :
- Con nói, nếu chúng ta dính vào việc này thì sẽ chết. Thà ta chết chứ không để cho đệ tử quy y với ta chết. Thứ nhất, ta phải cứu những người quy y với ta, không thể thấy họ chết mà không lo. Thứ hai, ta phải cứu con ma này, con nói chẳng có ai quản được nó, nhưng nó đã phạm biết bao tội lỗi, nhất định sẽ có người hàng phục được nó. Nó đã tu luyện nhiều năm, nếu tiêu diệt nó đi, thật là đáng tiếc. Nếu nó có bản lãnh giết ta, ta cũng phải đi cứu cô ta. Thứ ba, ta phải cứu tất cả chúng sinh trên thế gian, nếu ta không hàng phục được nó thì tương lai nó sẽ hại nhiều người nữa, vì những lý do đó, ta nhất định phải đi.
Cho nên mới đến nhà của người bệnh. Lúc đó ông xã trưởng cũng đến, nghe chúng tôi đàm luận, thiếu phụ đó là con ma, ông ta nghĩ lại nói :
- Hèn chi hôm đó tôi dùng tay nhấc bà ta lên mà chẳng cần tí sức nào, giống như chẳng có vật gì, nếu không nói, tôi cũng nghĩ không ra, bây giờ mới biết đó là ma.
Chúng tôi phải tìm cách hàng phục nó. Làm sao để hàng phục ? Trong Chú Lăng Nghiêm có năm loại pháp. Trong năm loại pháp có : "Tiêu tai pháp", tức là ai có tai nạn gì thì có thể làm cho khỏi. Có "Cát tường pháp", có sự việc gì không được cát tường thì có thể biến thành cát tường. Có "Câu triệu pháp", tức là bất cứ yêu ma quỷ quái xa bao nhiêu thì có thể tùy thời bắt nó lại, lại có "Hàng phục pháp", tức là ma quỷ đến thì bạn hàng phục được nó.
Có những loại pháp này, cho nên lúc đó tôi dùng "Chú Lăng Nghiêm" để kêu Như Ý Ma Nữ đến, khi gọi đến bà ta vào cửa mang một mùi tanh không tưởng tượng nổi, ai mà ngửi mùi tanh đó thì phải ói mửa. Khi bà ta vào thì dùng cái mũ mà bà ta đã luyện để chụp lên đầu tôi, nhưng chụp lên đầu tôi chẳng được, cái mũ của bà ta đã vô dụng, bà ta lại đem banh tròn tròn ném lên mình tôi, song le cũng chẳng trúng thân của tôi. Bà ta đã dùng hai thứ pháp thuật đều chẳng có công hiệu, vô dụng. Bà ta biết đã hết cách muốn bỏ chạy ! Song le đông tây nam bắc, tứ duy trên dưới chẳng có lối thoát.
Vì khi bà ta vào thì tôi đã kiết giới giống như đã bầy bố trận, cho nên bà ta chẳng có lối thoát; phía trên, phía dưới trước sau phải trái đều có hộ pháp thiên long bát bộ giữ bà ta lại chạy không khỏi, hết cách bà ta bèn quỳ xuống khóc lên. Tôi bèn thuyết pháp "Tứ Diệu Đế", "Mười Hai Nhân Duyên" và "Pháp Lục Độ" cho bà ta nghe. Bà ta hiểu được muốn quy y Tam Bảo, phát bồ đề tâm. Tôi chấp nhận và quy y cho bà ta, cho bà ta tên là "Kim Cang Như Ý Nữ".
Quy y rồi bà ta luôn luôn theo tôi đi các nơi độ người. Nhưng bản tánh của bà ta là ma tính, theo tôi đến nơi nào thì nơi đó cũng đều có mùi tanh. Về sau thấy vậy, tôi kêu bà ta đến núi Lạc Pháp, "Động Vạn Thánh Linh Long" thuộc huyện Giao Hà tỉnh Cát Lâm để tu hành. Tại sao nơi đó lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ? Tôi có rất nhiều đệ tử kỳ quái quy y, tôi đều phái họ đến đó để tu hành. Nơi đó tôi cũng đã từng đến. Về sau bà ta tu hành chẳng bao lâu thì có chút thần thông, thường thường đi đến các nơi cứu người. Song le bà ta cứu người cũng không muốn cho người biết là bà ta cứu người như thế nào, do đó :
Làm việc thiện mà muốn người thấy
thì chẳng phải là chân thiện
Làm việc ác mà sợ người biết
thì là đại ác.
Bạn làm việc tốt muốn cho người biết thì chẳng phải là việc chân thiện. Bạn làm việc ác mà sợ người biết thì là việc rất ác. Cho nên "Như Ý Ma Nữ" này cuối cùng cũng biến thành quyến thuộc của Phật. Cái động này sao lại gọi là "Động Vạn Thánh Linh Long ? Vì một động có ba cửa động, ở bên này có thể nhìn qua bên kia, bên kia có thể nhìn qua bên này, thấu suốt với nhau cho nên gọi là linh long. Giống như trong ly thủy tinh đựng gì thì biết ngay, cho nên gọi là linh long. Chẳng phải nhất định nói về ly thủy tinh, tức là bên trong có thể nhìn thấy bên ngoài, bên ngoài có thể nhìn thấy bên trong. Động này có ba cửa động, ba cửa động này đều thông với nhau, ở trong đó có một cái miếu.
Vật dụng tạo miếu này đều dùng dê để chở, một lần vậy sức dê chở được hai miếng ngói hoặc một khúc gỗ, vì núi đó quá cao. Trong động đó, bên ngoài cửa phía tây có động "Lão Tử". Cửa động phía đông có động "Tích Thủy". Trong động tích thủy đó nước nhỏ từng giọt từng giọt đủ cho thiên nhân vạn mã uống. Phía sau động là động "Kỉ Tổ", tức là Kỉ Hiểu Đường. Kỉ Hiểu Đường cũng là người quê của tôi ở Đông Bắc Trung Quốc, ông ta đã hàng phục được năm con quỷ, ở núi Lạc Pháp này và hàng phục được "Hắc Ngư Tinh".
Hắc Ngư Tinh này vào đời nhà Minh làm quan ở Bắc Kinh gọi là Hắc đại nhân. Ông ta họ Hắc, nhưng ông ta chẳng phải người, ông ta là cá. Kỉ Hiểu Đường biết được nên bắt tóm ông ta, biết trước ông ta có ngày sẽ đi qua núi này cho nên ở đó đợi ông ta. Khi ông ta đi qua, Kỉ Hiểu Đường dùng "Chưởng thủ lôi" đánh chết Hắc đại nhân tại đó. Cho nên động ở trên núi đó, chẳng ai biết rõ có bao nhiêu cái động. Hôm nay bạn biết có bảy mươi hai cái, ngày mai thì có bảy mươi ba cái, ngày mốt lại thêm nữa hoặc là có bảy mươi, không nhất định được.
Có một người đi lên núi nhìn thấy hai ông lão đang đánh cờ. Y nhìn lên đó bèn ho lên một tiếng thì hai ông già râu dài nhìn nói với nhau :
- Sao y lại lên đây ?
Cửa động bằng đá tự nhiên đóng lại ! Y bèn quỳ ở đó cầu pháp cho đến chết. Bây giờ mộ của y vẫn còn ở bên ngoài cửa động đá. Bạn thấy đó ! Người ta cầu đạo, cầu pháp, quỳ chết ở đó cũng không đứng dậy. Cho nên núi đó có rất nhiều thần tiên. Tôi có gặp một người tên là Lý Minh Phước, y có võ thuật, chạy rất nhanh như khỉ. Một ngày nọ tôi đến nơi đó, đi vào lúc sáng sớm khoảng hơn bốn giờ sáng thì lên tới núi, thấy y đang lễ Phật. Đầu tóc phía sau của y bó lại nặng khoảng ba, bốn cân, trên đầu có cài cây trâm, y chưa bao giờ tắm rửa.
Hình dáng của y rất nhỏ, mặt, mắt, mũi miệng, thân thể rất nhỏ, nhưng rất mạnh vô cùng. Y một mình có thể cầm hai thanh sắt làm đường rầy (xe lửa), trong khi đó tám người thường chỉ khiêng được một thanh sắt. Chẳng ai biết y bao nhiêu tuổi, người ở đâu đến, vào thời nào ? Đó là một người kỳ quái mà tôi đã gặp qua ở đó. Những gì mà tôi vừa kể với quý vị chẳng phải là sự tích, chẳng phải tự tạo mà là sự thật, một sự việc chân thật ! Các bạn tin cũng tốt, không tin cũng tốt, tin hay không tùy bạn !
HT. Tuyên Hoá
#124
Gửi vào 24/06/2011 - 07:16
DƯỚI MÁI CHÙA HOANG
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy giặc giã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “tứ cố vô thân”ở lại đèn hương sớm tối.
Hết xuân sang hạ khí trời trở nên mát mẻ, tối hôm ấy như thường lệ, ông già dọn dẹp các nơi xong, đang định vào căn phòng nhỏ phía sau Phật điện nghỉ ngơi, bỗng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên ở phía ngoài, ông đi ra mở cửa thì thấy một vị sư áo quần lam lũ râu ria xồm xàm, tay cầm chiếc thiền trượng (cái gậy), trên lưng đeo một cái đãy nhỏ đang đứng dưới thềm cửa trước chùa.
- Ngài cần việc gì? Ông già hỏi.
- Tôi đi vân du đến đây thì trời tối, không có chỗ trọ, định vào quý tự xin tá túc một đêm.
- Chùa đây không phải chốn tùng lâm, không tiện tá túc. Vả lại, sư cụ trụ trì đi vắng, tôi chỉ là người trông nom đèn hương trong chùa, xin sư cụ từ mẫn cho. Ông già uyển chuyển đáp khéo.
- Tôi cũng biết chùa đây không phải chốn tùng lâm. Vị khách tăng nói. Song đến đây không còn thấy nơi nào có thể ngủ trọ được. Giờ trời đã tối xin lão vui lòng cho tôi nghỉ tạm một đêm.
Sau một lát ngần ngừ ông già nói:
- Trong chùa vẫn còn một căn phòng nhỏ bỏ không, sư cụ có thể nghỉ tạm. Song chỉ hiềm là không có chiếu chăn gì cả, mà lương thực cũng eo hẹp lắm!
- Điều đó không ngại, tôi ngồi được rồi, không cần chiếu chăn. Còn thức ăn thì tôi đã có mang theo lương khô đây, không dám phiền bàn đến lão.
- Vậy thỉnh cụ vào, nhưng xin cụ cho biết pháp danh và cụ ở đâu tới?
- Tôi là Vân Không từ Triết Giang đến.
Ông già đưa sư cụ Vân Không vào. Khi đi qua Phật điện, ông thắp ngọn đèn dầu trên bàn thờ lên, rồi dẫn sư cụ vào căn phòng phía sau đối diện với phòng của ông. Căn phòng bỏ không, nhưng ở góc phòng có một đống cỏ khô chất gần đến mái nhà, mùi cỏ khô tỏa ra khắp căn phòng.
Ông già vừa nhìn sư cụ vừa nói:
- Xin cụ lượng thứ, thỉnh cụ hãy tạm nghỉ ở đây!
- Ồ, không sao! Tôi đã sống qua nhiều ngày thế này rồi, ở đây tương đối còn khá lắm!
Sư cụ để chiếc gậy và cái đãy vào góc phòng, rồi nói với ông già:
- Thôi, mời lão đi nghỉ. Để mặc tôi, tôi còn lên lễ Phật.
Ông già đi về phòng riêng. Vừa mới ngồi xuống giường, đột nhiên lại thấy tiếng gõ cửa từ đằng trước vọng vào. Lần này, tiếng gõ cửa rất gấp và cứ thình thình. Ông thấy trong lòng run sợ, còn đang phân vân không biết có nên ra mở cửa hay không thì chợt thấy sư cụ Vân Không tiến đến cửa phòng.
- Có người gọi cửa phía ngoài.
- Tôi nghĩ không nên mở. Ông già nói. Họ gõ chán, không thấy mình ra tất họ phải đi.
- Tại sao không mở? Sư cụ ngạc nhiên hỏi.
- Bạch cụ, cụ không biết, chứ ở vùng này lộn xộn lắm, trộm cướp vô khối. Tiếng gõ cửa liên hồi như thế, tôi chắc bên ngoài phải có nhiều người. Chả biết họ đến làm gì, tôi không dám cho họ vào đâu!
- Ông với tôi thì có gì đâu mà sợ họ cướp? Và chắc đâu đã phải là cướp? Cứ ra xem nào!
- Thảng hoặc họ là cướp thật và cái gì cũng muốn vơ vét. Tôi còn mấy chiếc quần áo và chút ít tiền, nếu họ lấy mất thì sao?
- Ông đem giấu tiền đi, còn quần áo thì họ sẽ không thấy đâu! Nếu thật là cướp thì còn có tôi đây, lão đừng sợ. Ví phỏng họ muốn ăn thì cho họ ăn, tôi còn lương khô đây ăn hết sẽ hay!
Ông già do dự nói:
- Họ gõ cửa đã lâu mà mãi bây giờ mới ra mở. Giả sử họ là cướp, chắc chắn khi vào họ sẽ cho tôi một trận nên thân chứ chẳng chơi!
- Tôi đi với lão và để tôi mở cửa cho!
- Bạch cụ. Ông già nhíu mày nói. Nếu chỉ là một người khỏe mạnh, mình đối phó được còn khó thay! Huống hồ lại nhiều người họ sẽ nuốt sống mình mất.
- Một người khỏe mạnh cũng không sợ, mà có bao nhiêu người cũng không sao, đã có tôi ở đây!
Sư cụ Vân Không đến bên ông già và cầm tay kéo ông đi:
- Đây là một nơi hoang vắng, chắc có người lỡ đường muốn vào chùa xin nghỉ trọ, nên cho họ vào, nếu họ đói thì cho họ ăn. Ở đời việc nên làm thì làm, chứ đừng so đo cân nhắc nhiều quá!
Ông già bị sư cụ kéo đi đành cũng phải theo người. Khi họ ra tới cửa thì tiếng gõ cũng vừa tắt. Sư cụ mở cửa ra, trời đã tối hẳn. Dưới ánh sáng lờ mờ của mấy vì sao lấp lánh rọi xuống, sư cụ thấy một người đang nằm gục trên bậc cửa.
Ông già vội đến trước hỏi:
- Giờ này ông còn đến chùa làm gì?
- Tôi đi qua đây, không biết bị con gì cắn, xin cho tôi vào nghỉ nhờ một lát!
Nói xong, không đợi ông già đáp, người ấy tiến vào cửa, nhưng vừa khỏi cửa thì lại ngồi quỵ xuống. Ông già vội đỡ dậy hỏi:
- Tại sao lại ngồi đây mời ông vào chùa nghỉ.
- Bắp chân tôi đau quá không đi được nữa!
- Tôi đỡ ông vào vậy! Ông già nói.
- Để tôi bế ông ấy vào!
Vừa nói, sư cụ Vân Không vừa gạt ông già ra, rồi đỡ người ấy dậy và cõng vào chùa.
Sư cụ nhìn chỗ người ấy bị cắn một lát, rồi nói vội:
- Chết chửa! Bị rắn độc cắn vết thương tuy nhỏ song nọc rắn độc lắm. Ở đây giờ không tìm được thuốc, làm thế nào?
Dứt lời sư cụ cúi ngay xuống, rồi để mồm vào chỗ bị rắn cắn và dùng hết sức để nún; cứ nún đến đâu lại nhổ ra đến đấy; một lúc lâu mới đứng dậy đi vào phòng lấy ra một gói thuốc bột rắc vào chỗ vết thương.
- Xin đừng động đậy! Ông bị cắn lâu chưa?
- Cách đây độ một tiếng đồng hồ.
- Lâu quá như thế thì phương thuốc này vẫn chưa đủ. Không những chỉ rắc thuốc ở ngoài mà còn phải uống thuốc nữa mới được, nhưng trong đãy của tôi lại không có thứ thuốc ấy!
Nói xong sư cụ Vân Không quay sang hỏi ông già:
- Có tiệm thuốc nào gần đây không?
- Mãi trên khu chợ mới có, cách đây ba cây số. Ông già đáp.
- Tiệm thuốc e rằng cũng không có thứ thuốc ấy. Sư cụ nói. Vả lại, đường xa thế, đi về sợ lâu quá! Phàm chỗ nào có rắn thì đều có thứ lá trị rắn độc, nhưng cần phải đi tìm mới được!
- Nhưng ai biết thứ lá đó? Ông già hỏi.
- Tôi biết. Sư cụ đáp.
Người bị rắn cắn đang nằm phục trên chiếc chiếu, cố ngẩng lên quay sang nói với sư cụ:
- Xin sư cụ cứu tôi! Ơn ấy tôi xin ghi lòng tạc dạ.
- Ông cứ yên tâm tôi sẽ đi tìm thuốc cho ông!
- Xin sư cụ cho biết quý danh.
- Tôi là Vân Không.
- Tôi muốn biết tên tục của sư cụ.
Sư cụ cười và đi ra cửa:
- Tôi họ Trần ở cùng xóm với ông.
Rồi sư cụ ngoảnh lại nói với ông già:
- Bên ngoài tối quá xin lão cho tôi một bó đuốc!
Ông già đi xuống bếp, một lát sau đưa lên một bó thanh nứa đã đốt sẵn, trao cho sư cụ rồi đưa sư cụ ra ngoài cửa, đoạn trở vào Phật điện nói chuyện với ông khách lạ.
- Xin ông cho biết quý danh.
- Tôi là Đoàn Quốc Hùng.
- Hiện giờ ông thấy trong người thế nào, có bớt đau không?
- Đau thì không đau lắm chỉ buôn buốt, nhưng giờ đã đỡ nhiều rồi.
- Nếu không đau mà thấy buốt thì đúng là rắn độc cắn. Sư cụ Vân Không coi bộ thạo về môn này lắm! Thế là ông đã gặp được vị cứu tinh, nhưng mong sao Ngài tìm ra thuốc mới được.
Đoàn Quốc Hùng nói:
- Thưa lão, tôi đang băn khoăn suy nghĩ để biết xem sư cụ Vân Không đây trước khi xuất gia là người thế nào.
- Tôi cũng như ông, chẳng hiểu gì cả! Nhưng điều đó có gì quan hệ? Ông già lấy làm lạ, hỏi. Công việc trọng yếu của ông hiện giờ là phải điều trị nọc độc. Ông với sư cụ tình cờ gặp nhau như cánh bèo trên mặt nước. Sư cụ chữa khỏi vết thương cho ông rồi ngày mai lại trôi giạt mỗi người mỗi phương.
Nếu ông muốn đền đáp ơn người thì cứ ghi nhớ tên người là Vân Không để sau này tìm cách báo đền. Còn như trước khi xuất gia, người làm gì hoặc tên tuổi của người là gì thì thiết tưởng điều đó ông không nên băn khoăn. Hay ông hoài nghi trước kia người không là thầy thuốc nên sẽ không dám uống thuốc của người?
- Đây không phải là vấn đề thuốc thang, tôi còn mang nặng một tâm tư khác. Tôi và vị sư ấy không phải tình cờ gặp nhau. Tuy đã nhiều năm không thấy nhau, hai chúng tôi đều đã già. Vả lại, người mặc tấm áo nâu và râu ria bờm xờm che kín mặt, song tôi vẫn hơi nhận ra người, nhất là khi sư cụ cho tôi biết sư cụ họ Trần và theo lối nói thì hình như sư cụ cũng đã nhận ra tôi.
Đúng sư cụ là Trần Phán! Giữa tôi và sư cụ có một mối oan cừu mà mười năm qua không lúc nào tôi ăn ngon ngủ yên.
- Thế việc đó ra sao? Ông già hỏi.
- Sư cụ và tôi là người cùng xóm.
Trần Quốc Hùng hạ giọng nói. Lúc còn trẻ ông ở sát cạnh nhà tôi. Ông làm nghề đi bán các trò chơi. Ông nuôi nào khỉ, nào chuột, nào rắn và luyện tập chúng biểu diễn các trò. Nhất là rắn, lớn bé hơn mươi con, cứ thay đổi luôn luôn. Do đó người trong làng mới đặt cho ông tên là Trần Xà Nhân.
Trần Xà Nhân chỉ có một người con gái còn nhỏ tuổi, thường theo cha đi biểu diễn các trò. Bấy giờ tôi rất ghét ông ta ở cạnh nhà tôi, vì những con vật ông ta nuôi, sau khi luyện tập thành thục ông ta cứ thả ra.
Có lúc những con khỉ chạy sang vườn phá phách hoa quả của tôi, còn rắn thì lúc nào cũng nằm cuộn tròn trên cành cây trước nhà ông ta, những cành cây vươn ra sát đầu tường hoa nhà tôi. Tuy rắn không bò qua tường bao giờ, nhưng ở bên nhà tôi trông rất rõ và rất đáng sợ.
Tôi đã từng cảnh cáo ông ta và cũng có khi ông ta bồi thường thiệt hại về hoa quả cho tôi, nhưng nghề nghiệp của ông ta bắt buộc phải làm bạn với khỉ và rắn, rốt cuộc là tôi không thể chịu đựng được nữa. Cuối cùng tôi bảo ông ta phải dọn nhà đi nơi khác.
Nhưng ông ta nói là nhà của ông bà để lại nên không dám bán, mà đi nơi khác mua cũng không dễ dàng gì! Bảo ông ta dọn nhà không có kết quả, tôi bèn thuê người đến sinh sự phá phách. Nhưng ông ta rất giỏi võ, những người tôi thuê đều bị ông ta đánh bại và bị thương.
Tôi liền đi thưa quan huyện để vu khống ông ta là cố ý đả thương. Tôi là người giàu có và thuộc giòng dõi quý tộc rất có thế lực, nên quan huyện cũng nể và sai người về bắt Trần Xà Nhân giải lên huyện và bị tống giam. Còn mỗi đứa con gái ở nhà không đi biểu diễn được và cũng không đủ sức trông nom những con vật, nên sau khi ông ta bị bắt mấy hôm thì khỉ, rắn và chuột đều bỏ đi.
Đứa con gái vào nhà giam báo cho ông ta biết. Ông ta đành phải chịu dọn đi nơi khác. Khi về tới nhà, thấy súc vật đã đi hết và đứa con gái tiều tụy sau hai tháng trời sống lây lất, Trần Xà Nhân liền bỏ nhà dẫn con ra đi. Sau khi ông ta đi khỏi, tôi liền sang chiếm cứ nhà ông ta. Phía sau tôi cho người làm ở còn phía trước thì làm chuồng trâu và chuồng ngựa. Như thế qua nửa năm bỗng một hôm, Trần Xà Nhân đưa con về. Ông ta thấy nhà mình hoàn toàn đổi khác, trong nhà đầy người ở.
Sau khi biết tôi đã chiếm cứ, ông ta liền sang kêu van tôi trả lại nhà cho ông ta. Tôi không trả lời và bảo ông ta cứ đi thưa quan huyện. Ông ta đứng ngoài kêu nài mãi, nhưng tôi vẫn tảng lờ như không nghe thấy. Đột nhiên, ông ta trợn mắt nhìn tôi một cách dữ tợn và lẩm bẩm nói:
- Món nợ này sau sẽ thanh toán.
Dứt lời ông ta nhảy một cái qua tường hoa để về nhà bên kia. Tôi kinh ngạc chạy vội ra cổng xem thì thấy Trần Xà Nhân đang ung dung dắt con đi. Từ đó ông ta không trở về nữa.
Cũng từ đấy lòng tôi bắt đầu thấy sợ hãi không yên, nhất là ánh mắt dữ tợn của ông ta nhìn tôi trước khi ra đi đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng thấy ánh mắt trừng trừng nhìn tôi và câu nói của ông ta trước khi ra đi lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi, nhất là trong đêm tối hoặc trong mộng mị, tôi vẫn cứ nghe câu nói ấy, giọng nặng nề và rùng rợn.
Có khi tôi thấy trong góc nhà và bốn chung quanh tường, những ánh mắt đang nhìn tôi. Đó là ánh mắt của Trần Xà Nhân nhìn tôi lúc ra đi, nhưng lúc này còn dữ tợn hơn nữa. Tôi sợ hãi như thế nên không lúc nào dám ngồi một mình trong nhà, cũng không dám lên giường ngủ. Tôi cần nhiều người đứng xung quanh và bắt họ la thét vang lên để trấn áp những lời chú thuật và che ánh mắt dữ tợn của Trần Xà Nhân.
Tôi lại sợ Trần Xà Nhân nhảy qua tường hoa như hôm nào, nên sai người xây cao thêm lên. Song vô ích, vì từ khi Trần Phán đi rồi thì không ai còn thấy tung tích hay hình bóng ông ta đâu nữa! Ông ta không trở về để nhảy qua tường hoặc dùng bất cứ một phương pháp nào khác để vào nhà tôi.
Chỉ có ánh mắt và lời nguyền rủa của ông ta luôn luôn theo sát tôi khiến tôi không có chỗ trốn tránh. Bản tính tôi vốn sợ rắn. Khi Trần Xà Nhân đi rồi, tôi cứ nghĩ đến rắn là lòng lại run lên. Nếu thấy con rắn nào thì tôi lại tưởng đó là rắn của Trần Xà Nhân nuôi và sai về để cắn tôi.
Bởi thế, ngoài sự tưởng tượng đến ánh mắt và lời nguyền rủa của Trần Xà Nhân, tôi còn tưởng tượng cả rắn, đến nỗi thấy một vật gì dài, nhỏ và uốn khúc hoặc một cái bóng ngoằn ngoèo, tôi đều sợ hãi.
Vì khổ sở như thế, nên tôi chỉ thích đến những nơi huyên náo đông người, thậm chí cả nơi cờ bạc để mong những tiếng ồn ào ấy sẽ đàn áp sự sợ sệt của tôi. Nhưng khi tan canh ra về thì lại ghê rợn vô cùng, tôi sợ gặp Trần Xà Nhân giữa đường hoặc gặp rắn của ông ta sai phục sẵn bên đường để chờ tôi.
Bởi thế bao nhiêu người đi theo hộ vệ tôi và la thét ầm ỉ. Vì thế tôi đã đam mê cờ bạc, gia cảnh cũng dần dần suy sụp, thanh danh giảm bớt. Người ta không còn kêu tôi là “thân sĩ “hoặc “trí thức “mà họ gọi tôi là “đồ cờ bạc ”. Sức khỏe mỗi ngày một kém, kết quả là mọi người đều cho tôi đã mắc chứng “bệnh thần kinh ”.
Để giải trừ nỗi oan cừu ấy, tôi đã đăng lời rao trên các báo chí tìm Trần Phán, nói rõ là xin bồi thường tất cả những sự tổn thất. Nhưng từ bấy đến nay vẫn không một hồi âm. Vô pháp khả thi tôi chỉ còn cách ra đi tìm kiếm, mong được gặp ông ta để tạ tội và xin bồi thường thiệt hại.
Tôi tưởng rằng ông ta vẫn làm nghề cũ, nên không một đám biểu diễn trò chơi nào mà tôi không vào xem, nhưng tuyệt không thấy Trần Xà Nhân hay con gái ông ta trong đó. Trên đường tìm kiếm hôm nay đến nơi hoang vắng quạnh quẽ này, không ngờ tôi lại bị rắn cắn!
Vị sư cụ vừa chữa vết thương cho tôi lúc nãy, thoạt nhìn đôi mắt, tôi đã nhận ra đó là cặp mắt của Trần Xà Nhân. Bởi thế tôi mới hỏi tên tục của người, nhưng người chỉ cho tôi biết người họ Trần mà không nói tên.
Song nghe đến họ Trần, tôi đã tin chắc đó là Trần Xà Nhân, nhất là người lại bảo ở cùng xóm với tôi. Vậy không phải “ông ta “thì còn là ai? Tôi cứ suy nghĩ mãi tự nãy đến giờ là nếu “ông ta “nhận ra tôi thì tại sao “ông ta “lại chữa cho tôi? Tôi đang băn khoăn tự hỏi khi “ông ta”đưa thuốc về thì tôi có nên uống hay không?
Nghe xong, ông già nói:
- Sư cụ này cũng mới vào đây xin tá túc trước khi ông đến chừng mấy phút thôi. Bởi thế, tôi cũng không hiểu biết gì về sư cụ hơn ông mấy! Nhưng nếu người tìm được thuốc thang về, làm sao ông có thể từ chối không uống? Không uống, tất không có hy vọng trừ hết nọc rắn độc.
Theo tôi, khi sư cụ để mồm vào vết thương hút nọc độc ra chắc không phải có ý giả dối đâu! Trên đời này, không có ai đối với kẻ thù của mình bằng cử chỉ ấy. Còn họ Trần thì rất phổ thông, chắc trong số bạn bè của ông cũng có nhiều người mang họ Trần.
Ông hãy cứ tưởng tượng sư cụ là một người họ Trần khác đi, chứ nhất định không phải Trần Xà Nhân. Ông cũng coi như là người không nhận ra ông. Nếu thật người đã nhận ra ông là kẻ oan gia đối đầu với người, chắc người đã khoanh tay đứng nhìn, chứ đâu lại khổ công lo chữa cho ông? Người đã chịu cực hút nọc rắn độc để cứu ông thì người đâu còn dùng thuốc độc để hại ông nữa!
Đoàn Quốc Hùng nghe ông già nói xong gật gật đầu, nhưng vẫn cứ phân vân. Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa bên ngoài, ông già liền đi ra mở cửa. Sư cụ Vân Không, một tay xách bó cỏ tay kia cầm cây đuốc đã cháy gần hết, đang đứng trên bậc cửa. Ông già vội đỡ lấy bó cỏ từ tay sư cụ, rồi hai người cùng tiến vào Phật điện. Đoàn Quốc Hùng thấy sư cụ đã vào cố gượng ngồi dậy, nhưng sư cụ cản lại:
- Ông đừng cử động! Người bị rắn cắn càng nằm yên càng tốt. Ông bị cắn lâu mới chữa, tuy tôi đã hút máu ra, song sợ chưa hút hết được nọc độc. Bởi thế ông cần phải uống thuốc trong và rịt thuốc ngoài. Thuốc ngoài tôi đã rịt rồi, bây giờ tôi sắc cho ông uống!
Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra. Sư cụ Vân Không đi vào phòng, cầm chiếc thuyền trượng ra, rồi để bên người; sau đó lấy một phần bó cỏ thuốc và rải ra mặt đất trên nền chùa.
Ông già đến trước hỏi:
- Bạch cụ, cụ định giã lá thuốc?
- Vâng, phải giã thật nát mới rịt được!
- Cụ để tôi giã đỡ!
Ông già đến cầm lấy chiếc thiền trượng đặt trên chốc chiếu, lúc đó mới biết chiếc thiyền trượng làm bằng sắt. Ông già nhấc một tay không nổi, liền dùng cả hai tay cũng vẫn không nhấc bổng lên được. Ông đành lắc đầu lè lưỡi.
- Ông đi sắc thuốc đi! Sư cụ Vân Không nói. Còn việc giã thuốc để đấy tôi làm cho!
Ông già vâng theo, đứng dậy cầm lấy nửa bó cỏ rồi đi xuống bếp. Sư cụ Vân Không nhấc chiếc thiền trượng lên và nện xuống sàn chùa. Tiếng kêu côm côm vang lên trong Phật điện long cả tai. Đoàn Quốc Hùng nhắm nghiền mắt lại vùi đầu xuống chiếu. Sau khi giã nát thuốc, sư cụ lấy tay cầm đắp vào vết thương trên ống chân Đoàn Quốc Hùng, rồi xé một miếng áo của mình để buộc vết thương lại. Đang buộc bỗng nhiên sư cụ hỏi:
- Ông thấy đau nhức hay sao mà run thế?
Đoàn Quốc Hùng ngóc đầu dậy, nhìn sư cụ Vân Không như muốn nói, nhưng hễ mở miệng ra lại thôi, lâu lắm mới hơi thốt lên những lời líu nhíu:
- Bạch cụ, tôi cảm ơn cụ lắm! Song thật cụ có nhận ra tôi là ai không?
- Tôi nhận ra. Sư cụ vừa nói vừa cười. Ông là Đoàn Quốc Hùng.
Đoàn Quốc Hùng ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ kinh hoảng và bi thương nhìn Vân Không:
- Thế ra sư cụ là Xà nhân Trần Phán?
- Đó là tên họ ngày xưa. Sư cụ mỉm cười.
- Bạch cụ. Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và nước mắt trào ra. Trước đây mười năm sư cụ muốn thanh toán tôi. Tôi còn nhớ mãi câu nói ấy! Bất cứ ở đâu và giờ phút nào, tôi cũng phảng phất như thấy ánh mắt sư cụ nhìn tôi trước khi bỏ đi.
Đã mười năm qua ánh mắt ấy cứ theo tôi như bóng với hình. Không một thời khắc nào mà tôi thấy lòng được bình yên và thanh thản! Lúc nào tôi cũng sống trong hồi hộp và lo sợ. Tôi muốn sám hối tội ác tôi đã gây nên nhưng chưa gặp cơ hội, ngày đêm tôi mong sư cụ về để trả thù tôi nhưng vẫn bặt tin.
Tôi đã đăng tin trên các báo chí để tìm sư cụ, nói rõ là tôi đã ăn năn và đau đớn. Song không được hồi âm của sư cụ, cuối cùng tôi đành bỏ nhà ra đi tìm sư cụ. Dù có bị sư cụ thanh toán tôi cũng đỡ khổ. Hôm nay ta gặp nhau ở đây, chính là dịp để sư cụ trả cho xong mối oan cừu năm xưa.
Nhưng trái lại sư cụ vẫn cứu tôi. Tôi cứ tưởng sư cụ đã quên tất! Đã biết tôi là Đoàn Quốc Hùng, tại sao sư cụ lại nhọc công cứu tôi? Thật tôi không hiểu dụng ý của sư cụ, hay chữa khỏi rồi mới trả thù?
- Món nợ ấy tôi không còn tính nữa! Vân Không bình tĩnh nói. Lúc ông vừa vào cửa chùa tôi đã nhận ra ông. Nếu tôi còn nghĩ đến thù oán, tôi cứ đứng khoanh tay nhìn ông đau đớn đến chết, chứ vạ gì tôi phải chịu bẩn thỉu để cứu ông? Giờ đây tôi là Vân Không Hòa thượng, chứ không phải Trần Xà Nhân. Xin ông cứ tin như thế!
Đúng lúc ấy ông già từ dưới bếp đang bưng lên một tô thuốc vừa sắc xong. Ông từ từ tiến vào Phật điện, trao bát thuốc cho Đoàn Quốc Hùng. Hùng đỡ lấy để xuống chiếu chờ cho thuốc nguội bớt. Một lúc sau Hùng bưng bát thuốc lên uống một hơi đoạn lại nằm xuống.
Sư cụ Vân Không nói:
- Lát nữa nọc độc trong người ông sẽ tiêu hết! Ông đi tìm tôi và đã gặp tôi ở đây, song người hiện đang ngồi trước mặt ông là Vân Không Hòa thượng chứ không phải Trần Xà Nhân. Ngày mai ông cứ yên tâm trở về đừng đi lang thang nữa!
- Bạch cụ, như vậy là cụ đã tha thứ cho tôi?
- Còn hơn cả tha thứ nữa! Sư cụ Vân Không nói. Lòng tôi đối với tội ác không còn sầu hận, chỉ có thương xót mà thôi!
- Việc này phải nhìn theo hai khía cạnh để giải quyết.
Giọng Trần Quốc Hùng bi thảm. Tâm sư cụ tuy không còn cừu hận, song lòng tôi vẫn ăn năn sợ hãi. Mười năm qua, tôi đã luôn luôn sống trong tâm trạng ấy. Nhiều khi tôi có một hy vọng kỳ quặc là hy vọng sư cụ về để thanh toán tôi cho hết mối cừu hận, cho lòng tôi được yên ổn.
Nhưng tôi vẫn không thấy hình bóng của sư cụ xuất hiện. Bởi thế, tôi mới quyết định đi tìm sư cụ và sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho sư cụ cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin sư cụ về Thượng Hải với tôi có được không?
- Về Thượng Hải làm gì? Vân Không ngạc nhiên hỏi.
- Trước khi ra đi tôi đã sắp sẵn một số tiền để bồi thường cho sư cụ. Nhưng vì đường xa đi một mình nên tôi không dám mang theo, tôi phải gửi số tiền ấy ở ngân hàng tại Thượng Hải. Sư cụ đòi bao nhiêu tôi xin trả bấy nhiêu! Nhưng sư cụ không ở đâu nhất định, ngày mai chia tay rồi sẽ khó gặp lại sư cụ. Bởi thế, tôi muốn mời sư cụ về Thượng Hải để tôi trả cho xong món nợ đó!
- Ý ông muốn trả tiền tôi? Tôi lấy tiền làm gì? Tôi không cần tiền.
- Tôi cũng biết món nợ đó không phải hoàn toàn trả bằng tiền mà xong, nhưng vẫn còn nợ tinh thần nữa. Chẳng hạn tôi đã vu khống sư cụ đến nỗi sư cụ phải bị tù đày một cách oan uổng trong hai tháng trời.
- Ô, điều đó đối với tôi có một tác dụng luyện tập! Tôi không cho đó là “tai vạ tù đày”.
- Không những thế, sau khi sư cụ bị giam cầm, những rắn, khỉ và chuột của sư cụ đã bỏ đi hết!
- Khỉ, rắn và chuột đều bị tôi bắt buộc đi theo biểu diễn, chứ tự chúng không muốn. Khỉ luôn luôn nhớ rừng, rắn muốn trở về bụi rậm và chuột mong được về hang tổ của chúng. Sau khi tôi bị giam chúng đều được tự do và giải thoát. Như thế càng tốt chứ sao?
- Còn con gái của sư cụ?
- Nó đã lập gia đình cách đây năm năm, nghe nói đời sống cũng dễ chịu.
- Vì tôi ức hiếp mà sư cụ đi tu?
- Điều đó chính tôi phải cảm ơn ông! Sư cụ vừa cười vừa nói. Tôi bây giờ cũng tự do và giải thoát như những khỉ, rắn và chuột của tôi vậy!
- Còn nhà của sư cụ mà tôi đã chiếm đoạt để làm chuồng trâu, chuồng ngựa?
- Nhà cửa đều là không. Giả sử ông trả nhà lại hay bồi thường cho tôi thì đó chỉ là lụy cho tôi.
- Vậy thì biết làm thế nào?
Giọng Đoàn Quốc Hùng khổ sở. Một người mang nợ muốn trả cho hết nợ mà chủ nợ lại không nhận mình là chủ nợ, lại còn phủ nhận cả nửa cuộc đời trước của mình. Tâm sư cụ lâng lâng và thanh thoát, nhưng lòng tôi thì một cái “nút” trói buộc suốt đời tôi.
- Nút gì? Trói buộc ở chỗ nào? Sư cụ hỏi
- Tội nghiệt là “nút “trói buộc tâm tôi!
- Ông đưa cái “nút “và cái “tâm” bị trói buộc ra đây cho tôi xem để tôi cởi trói cho ông.
- Tội nghiệt và tâm đều không phải thực chất, làm thế nào tôi có thể nắm lấy mà đưa ra được?
- Như thế là hết trói buộc rồi! Sư cụ Vân Không phá lên cười.
- Bạch cụ, cụ cho là hết trói buộc, chứ tôi vẫn thấy còn bị buộc.
- Tôi cũng biết thế! Sư cụ nói. Xin hỏi ông ngoài việc đó ra, ông còn thắc mắc điều gì không?
- Dĩ nhiên là còn và còn nhiều hơn nữa!
- Nếu bình sinh ông gây tội nghiệt cho tôi và coi đó là một món “nợ tinh thần ” một cái “nút ” ông tìm đến chủ nợ để thanh toán. Như thế là hết nợ rồi! Giả sử ông mắc nhiều nợ tinh thần mà chủ nợ không phải chỉ có một người, trường hợp đó thì ông tính sao?
- Tôi sẽ lần lượt trả hết, nhưng phải tìm đến người chủ nợ thứ nhất cho xong đã.
- Ông tìm được tôi rồi, nhưng con người tôi đã đổi khác! Từ Trần Phán đổi thành Vân Không, cho đến cái tâm cũng đổi khác. Nhưng hãy cứ tưởng tượng rằng ông đi tìm mà không gặp chủ nợ thì ông làm thế nào? Sư cụ hỏi. Nói thí dụ:
- Chủ nợ đã chết?
- Tôi tìm con cái của người ấy.
- Nếu họ không có con thì ông tìm ai? Thí dụ ông mang nợ một con rắn mà con rắn đó đã chết, ông biết con rắn nào là con cái của nó để mà trả?
Đoàn Quốc Hùng khổ sở không biết nói sao!
- Ông nên biết! Sư cụ nói tiếp. Ông mang nợ oan nghiệt nhiều hay ít, xét đến ngọn nguồn thì đó đều là việc của ông. Chủ nợ không nhất định sẽ đến đòi ông, mà cũng không cần chủ nợ phải đến đòi, chỉ cái “nợ “ấy trói buộc ông thôi!
Song cái nợ đó vốn không có thực chất, đúng như lúc nãy ông nói “tội nghiệt “trói buộc cái tâm của ông không phải là một vật có thực chất, mà cái “tâm “bị trói buộc cũng không phải cái cục thịt trong người ông. Ông không thể nắm bắt được! Trong khi ông thấy rõ như thế thì cũng như ông vừa tỉnh mộng, nợ cũng không còn là nợ nữa!
- Những lời đó cao siêu mầu nhiệm quá, tôi không hiểu nổi! Xin sư cụ giảng giải tường tận một chút nữa.
Sư cụ Vân Không cầm một sợi dây buộc bó cỏ thuốc lúc nãy, thắt lại thành cái nút rồi giơ ra trước, hỏi Quốc Hùng:
- Đây là cái gì?
- Cái nút
- Nút là cái gì?
- Nút là nút chứ còn là cái gì bây giờ? Quốc Hùng cười.
- Ngoài sợi dây ra, còn có cái “nút “tồn tại không?
- Ngoài dây thì dĩ nhiên không có “nút “tồn tại riêng biệt.
- Như vậy nút là cái gì? Vân Không hỏi dồn.
Đoàn Quốc Hùng chịu không đáp được. Sau đó, Vân Không chỉ vào cái nút, nói:
- Nút là do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng những vòng dây không có thực thể, chỉ là giả tướng mà thôi! Nhiều vòng dây tập hợp lại mà thành nút, lúc chưa thành thì không có nút và khi cởi ra rồi thì nút cũng không còn. Sư cụ vừa nói vừa cởi cái nút ra.
- Hiện giờ còn nút không?
Đoàn Quốc Hùng lắc đầu nói:
- Sư cụ nhìn sự vật như mộng ảo. Nếu tất cả đều là giả tướng thì còn có gì gọi là nhân quả? Sư cụ định tạm dùng những lời huyền diệu ấy để mở rộng lòng cho kẻ tội ác này chăng?
- Trong cái rỗng không có gì ngăn lại nhân quả? Vân Không đáp. Chẳng hạn cái nút này do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng vòng dây không có tự tính, cho nên nút cũng không có tự tính. Bây giờ, cởi nút ra làm cho vòng dây thẳng lại thì cái thẳng đó cũng không có tự tính.
Nói đến rốt ráo thì chính sợi dây này cũng không thật có, dây là do các thứ cỏ bện thành. Khi cỏ chưa sinh thì không có cỏ và dĩ nhiên cũng không có dây, lúc cỏ chưa được bện lại thì cũng không thành dây, nếu đem đốt dây đi thì cuối cùng còn gì?
Song ông tưởng trong cái rỗng không ấy không có nhân quả? Nếu tôi đem sợi dây không có thực thể thắt chặt vào cổ hư giả của ông, ông sẽ thấy đau đớn khó chịu. Nhưng sự đau đớn ấy cũng chỉ là ảo giác, cũng như dây và cổ đều không có tự tính. Vậy cứ gì trong cái chân thật mới có nhân quả?
- Tuy sư cụ chỉ dạy cho như thế, nhưng tôi vẫn không thể lĩnh hội được, biết làm thế nào? Giọng Quốc Hùng bi ai.
- Tôi không trông mong ông lĩnh hội một cách triệt để. Đối với người còn trong mộng, không có cách nào làm cho họ hiểu được cảnh giới lúc thức; trong cảnh mộng tuy giả dối không thực nhưng không có gì ngăn trở người ta làm ác, chịu báo, sám hối hoặc làm thiện; nhưng khi người ta tỉnh dậy thì mới biết tất cả việc làm lúc trước đều là chiêm bao; đã thoát ly được cảnh mộng, trở về cảnh giác thì hết thảy đều rỗng rang và thanh tịnh; lúc đó thì thiện còn chẳng làm, huống chi là ác!
Nghe đến đây, Đoàn Quốc Hùng phủ phục xuống lạy sư cụ. Ông già đứng bên cạnh, coi bộ cũng hiểu được phần nào. Đoàn Quốc Hùng nói với sư cụ Vân Không:
- Tôi không muốn trở về nữa, xin cho tôi theo sư cụ xuất gia.
- Nếu trong lòng ông thật đã giác ngộ thì hà tất cứ phải xuất gia như tôi! Bỏ mộng, trở về giác đều có nhân duyên. Không nên câu chấp hình thức!
Dứt lời, sư cụ Vân Không trở vào phòng riêng. Đoàn Quốc Hùng không dám theo vào, nằm trên chiếc chiếu và trằn trọc mãi quá nửa đêm cũng không thể ngủ được. Đến khi nghe tiếng gà gáy, trời đã sắp sáng, Hùng mới đứng dậy đi vào phòng định bày tỏ thêm nỗi lòng mình với sư cụ, nhưng khi tới nơi thì thấy căn phòng vắng lạnh. Vân Không Hòa thượng đã bỏ đi tự lúc nào mà không ai biết!
HT. Thích Quảng Độ
Cạnh con đường mòn, ven sườn núi tại Ngọc Nam, có một ngôi chùa nhỏ hoang vắng, nằm im lìm giữa một nơi hẻo lánh và quạnh quẽ. Mùa xuân năm ấy giặc giã và trộm cướp nổi lên, dân chúng miền phụ cận đã chạy tản mác đi nơi khác, vị trụ trì trong chùa cũng bỏ trốn, chỉ để một mình ông già “tứ cố vô thân”ở lại đèn hương sớm tối.
Hết xuân sang hạ khí trời trở nên mát mẻ, tối hôm ấy như thường lệ, ông già dọn dẹp các nơi xong, đang định vào căn phòng nhỏ phía sau Phật điện nghỉ ngơi, bỗng nghe có tiếng gõ cửa nhè nhẹ vang lên ở phía ngoài, ông đi ra mở cửa thì thấy một vị sư áo quần lam lũ râu ria xồm xàm, tay cầm chiếc thiền trượng (cái gậy), trên lưng đeo một cái đãy nhỏ đang đứng dưới thềm cửa trước chùa.
- Ngài cần việc gì? Ông già hỏi.
- Tôi đi vân du đến đây thì trời tối, không có chỗ trọ, định vào quý tự xin tá túc một đêm.
- Chùa đây không phải chốn tùng lâm, không tiện tá túc. Vả lại, sư cụ trụ trì đi vắng, tôi chỉ là người trông nom đèn hương trong chùa, xin sư cụ từ mẫn cho. Ông già uyển chuyển đáp khéo.
- Tôi cũng biết chùa đây không phải chốn tùng lâm. Vị khách tăng nói. Song đến đây không còn thấy nơi nào có thể ngủ trọ được. Giờ trời đã tối xin lão vui lòng cho tôi nghỉ tạm một đêm.
Sau một lát ngần ngừ ông già nói:
- Trong chùa vẫn còn một căn phòng nhỏ bỏ không, sư cụ có thể nghỉ tạm. Song chỉ hiềm là không có chiếu chăn gì cả, mà lương thực cũng eo hẹp lắm!
- Điều đó không ngại, tôi ngồi được rồi, không cần chiếu chăn. Còn thức ăn thì tôi đã có mang theo lương khô đây, không dám phiền bàn đến lão.
- Vậy thỉnh cụ vào, nhưng xin cụ cho biết pháp danh và cụ ở đâu tới?
- Tôi là Vân Không từ Triết Giang đến.
Ông già đưa sư cụ Vân Không vào. Khi đi qua Phật điện, ông thắp ngọn đèn dầu trên bàn thờ lên, rồi dẫn sư cụ vào căn phòng phía sau đối diện với phòng của ông. Căn phòng bỏ không, nhưng ở góc phòng có một đống cỏ khô chất gần đến mái nhà, mùi cỏ khô tỏa ra khắp căn phòng.
Ông già vừa nhìn sư cụ vừa nói:
- Xin cụ lượng thứ, thỉnh cụ hãy tạm nghỉ ở đây!
- Ồ, không sao! Tôi đã sống qua nhiều ngày thế này rồi, ở đây tương đối còn khá lắm!
Sư cụ để chiếc gậy và cái đãy vào góc phòng, rồi nói với ông già:
- Thôi, mời lão đi nghỉ. Để mặc tôi, tôi còn lên lễ Phật.
Ông già đi về phòng riêng. Vừa mới ngồi xuống giường, đột nhiên lại thấy tiếng gõ cửa từ đằng trước vọng vào. Lần này, tiếng gõ cửa rất gấp và cứ thình thình. Ông thấy trong lòng run sợ, còn đang phân vân không biết có nên ra mở cửa hay không thì chợt thấy sư cụ Vân Không tiến đến cửa phòng.
- Có người gọi cửa phía ngoài.
- Tôi nghĩ không nên mở. Ông già nói. Họ gõ chán, không thấy mình ra tất họ phải đi.
- Tại sao không mở? Sư cụ ngạc nhiên hỏi.
- Bạch cụ, cụ không biết, chứ ở vùng này lộn xộn lắm, trộm cướp vô khối. Tiếng gõ cửa liên hồi như thế, tôi chắc bên ngoài phải có nhiều người. Chả biết họ đến làm gì, tôi không dám cho họ vào đâu!
- Ông với tôi thì có gì đâu mà sợ họ cướp? Và chắc đâu đã phải là cướp? Cứ ra xem nào!
- Thảng hoặc họ là cướp thật và cái gì cũng muốn vơ vét. Tôi còn mấy chiếc quần áo và chút ít tiền, nếu họ lấy mất thì sao?
- Ông đem giấu tiền đi, còn quần áo thì họ sẽ không thấy đâu! Nếu thật là cướp thì còn có tôi đây, lão đừng sợ. Ví phỏng họ muốn ăn thì cho họ ăn, tôi còn lương khô đây ăn hết sẽ hay!
Ông già do dự nói:
- Họ gõ cửa đã lâu mà mãi bây giờ mới ra mở. Giả sử họ là cướp, chắc chắn khi vào họ sẽ cho tôi một trận nên thân chứ chẳng chơi!
- Tôi đi với lão và để tôi mở cửa cho!
- Bạch cụ. Ông già nhíu mày nói. Nếu chỉ là một người khỏe mạnh, mình đối phó được còn khó thay! Huống hồ lại nhiều người họ sẽ nuốt sống mình mất.
- Một người khỏe mạnh cũng không sợ, mà có bao nhiêu người cũng không sao, đã có tôi ở đây!
Sư cụ Vân Không đến bên ông già và cầm tay kéo ông đi:
- Đây là một nơi hoang vắng, chắc có người lỡ đường muốn vào chùa xin nghỉ trọ, nên cho họ vào, nếu họ đói thì cho họ ăn. Ở đời việc nên làm thì làm, chứ đừng so đo cân nhắc nhiều quá!
Ông già bị sư cụ kéo đi đành cũng phải theo người. Khi họ ra tới cửa thì tiếng gõ cũng vừa tắt. Sư cụ mở cửa ra, trời đã tối hẳn. Dưới ánh sáng lờ mờ của mấy vì sao lấp lánh rọi xuống, sư cụ thấy một người đang nằm gục trên bậc cửa.
Ông già vội đến trước hỏi:
- Giờ này ông còn đến chùa làm gì?
- Tôi đi qua đây, không biết bị con gì cắn, xin cho tôi vào nghỉ nhờ một lát!
Nói xong, không đợi ông già đáp, người ấy tiến vào cửa, nhưng vừa khỏi cửa thì lại ngồi quỵ xuống. Ông già vội đỡ dậy hỏi:
- Tại sao lại ngồi đây mời ông vào chùa nghỉ.
- Bắp chân tôi đau quá không đi được nữa!
- Tôi đỡ ông vào vậy! Ông già nói.
- Để tôi bế ông ấy vào!
Vừa nói, sư cụ Vân Không vừa gạt ông già ra, rồi đỡ người ấy dậy và cõng vào chùa.
Sư cụ nhìn chỗ người ấy bị cắn một lát, rồi nói vội:
- Chết chửa! Bị rắn độc cắn vết thương tuy nhỏ song nọc rắn độc lắm. Ở đây giờ không tìm được thuốc, làm thế nào?
Dứt lời sư cụ cúi ngay xuống, rồi để mồm vào chỗ bị rắn cắn và dùng hết sức để nún; cứ nún đến đâu lại nhổ ra đến đấy; một lúc lâu mới đứng dậy đi vào phòng lấy ra một gói thuốc bột rắc vào chỗ vết thương.
- Xin đừng động đậy! Ông bị cắn lâu chưa?
- Cách đây độ một tiếng đồng hồ.
- Lâu quá như thế thì phương thuốc này vẫn chưa đủ. Không những chỉ rắc thuốc ở ngoài mà còn phải uống thuốc nữa mới được, nhưng trong đãy của tôi lại không có thứ thuốc ấy!
Nói xong sư cụ Vân Không quay sang hỏi ông già:
- Có tiệm thuốc nào gần đây không?
- Mãi trên khu chợ mới có, cách đây ba cây số. Ông già đáp.
- Tiệm thuốc e rằng cũng không có thứ thuốc ấy. Sư cụ nói. Vả lại, đường xa thế, đi về sợ lâu quá! Phàm chỗ nào có rắn thì đều có thứ lá trị rắn độc, nhưng cần phải đi tìm mới được!
- Nhưng ai biết thứ lá đó? Ông già hỏi.
- Tôi biết. Sư cụ đáp.
Người bị rắn cắn đang nằm phục trên chiếc chiếu, cố ngẩng lên quay sang nói với sư cụ:
- Xin sư cụ cứu tôi! Ơn ấy tôi xin ghi lòng tạc dạ.
- Ông cứ yên tâm tôi sẽ đi tìm thuốc cho ông!
- Xin sư cụ cho biết quý danh.
- Tôi là Vân Không.
- Tôi muốn biết tên tục của sư cụ.
Sư cụ cười và đi ra cửa:
- Tôi họ Trần ở cùng xóm với ông.
Rồi sư cụ ngoảnh lại nói với ông già:
- Bên ngoài tối quá xin lão cho tôi một bó đuốc!
Ông già đi xuống bếp, một lát sau đưa lên một bó thanh nứa đã đốt sẵn, trao cho sư cụ rồi đưa sư cụ ra ngoài cửa, đoạn trở vào Phật điện nói chuyện với ông khách lạ.
- Xin ông cho biết quý danh.
- Tôi là Đoàn Quốc Hùng.
- Hiện giờ ông thấy trong người thế nào, có bớt đau không?
- Đau thì không đau lắm chỉ buôn buốt, nhưng giờ đã đỡ nhiều rồi.
- Nếu không đau mà thấy buốt thì đúng là rắn độc cắn. Sư cụ Vân Không coi bộ thạo về môn này lắm! Thế là ông đã gặp được vị cứu tinh, nhưng mong sao Ngài tìm ra thuốc mới được.
Đoàn Quốc Hùng nói:
- Thưa lão, tôi đang băn khoăn suy nghĩ để biết xem sư cụ Vân Không đây trước khi xuất gia là người thế nào.
- Tôi cũng như ông, chẳng hiểu gì cả! Nhưng điều đó có gì quan hệ? Ông già lấy làm lạ, hỏi. Công việc trọng yếu của ông hiện giờ là phải điều trị nọc độc. Ông với sư cụ tình cờ gặp nhau như cánh bèo trên mặt nước. Sư cụ chữa khỏi vết thương cho ông rồi ngày mai lại trôi giạt mỗi người mỗi phương.
Nếu ông muốn đền đáp ơn người thì cứ ghi nhớ tên người là Vân Không để sau này tìm cách báo đền. Còn như trước khi xuất gia, người làm gì hoặc tên tuổi của người là gì thì thiết tưởng điều đó ông không nên băn khoăn. Hay ông hoài nghi trước kia người không là thầy thuốc nên sẽ không dám uống thuốc của người?
- Đây không phải là vấn đề thuốc thang, tôi còn mang nặng một tâm tư khác. Tôi và vị sư ấy không phải tình cờ gặp nhau. Tuy đã nhiều năm không thấy nhau, hai chúng tôi đều đã già. Vả lại, người mặc tấm áo nâu và râu ria bờm xờm che kín mặt, song tôi vẫn hơi nhận ra người, nhất là khi sư cụ cho tôi biết sư cụ họ Trần và theo lối nói thì hình như sư cụ cũng đã nhận ra tôi.
Đúng sư cụ là Trần Phán! Giữa tôi và sư cụ có một mối oan cừu mà mười năm qua không lúc nào tôi ăn ngon ngủ yên.
- Thế việc đó ra sao? Ông già hỏi.
- Sư cụ và tôi là người cùng xóm.
Trần Quốc Hùng hạ giọng nói. Lúc còn trẻ ông ở sát cạnh nhà tôi. Ông làm nghề đi bán các trò chơi. Ông nuôi nào khỉ, nào chuột, nào rắn và luyện tập chúng biểu diễn các trò. Nhất là rắn, lớn bé hơn mươi con, cứ thay đổi luôn luôn. Do đó người trong làng mới đặt cho ông tên là Trần Xà Nhân.
Trần Xà Nhân chỉ có một người con gái còn nhỏ tuổi, thường theo cha đi biểu diễn các trò. Bấy giờ tôi rất ghét ông ta ở cạnh nhà tôi, vì những con vật ông ta nuôi, sau khi luyện tập thành thục ông ta cứ thả ra.
Có lúc những con khỉ chạy sang vườn phá phách hoa quả của tôi, còn rắn thì lúc nào cũng nằm cuộn tròn trên cành cây trước nhà ông ta, những cành cây vươn ra sát đầu tường hoa nhà tôi. Tuy rắn không bò qua tường bao giờ, nhưng ở bên nhà tôi trông rất rõ và rất đáng sợ.
Tôi đã từng cảnh cáo ông ta và cũng có khi ông ta bồi thường thiệt hại về hoa quả cho tôi, nhưng nghề nghiệp của ông ta bắt buộc phải làm bạn với khỉ và rắn, rốt cuộc là tôi không thể chịu đựng được nữa. Cuối cùng tôi bảo ông ta phải dọn nhà đi nơi khác.
Nhưng ông ta nói là nhà của ông bà để lại nên không dám bán, mà đi nơi khác mua cũng không dễ dàng gì! Bảo ông ta dọn nhà không có kết quả, tôi bèn thuê người đến sinh sự phá phách. Nhưng ông ta rất giỏi võ, những người tôi thuê đều bị ông ta đánh bại và bị thương.
Tôi liền đi thưa quan huyện để vu khống ông ta là cố ý đả thương. Tôi là người giàu có và thuộc giòng dõi quý tộc rất có thế lực, nên quan huyện cũng nể và sai người về bắt Trần Xà Nhân giải lên huyện và bị tống giam. Còn mỗi đứa con gái ở nhà không đi biểu diễn được và cũng không đủ sức trông nom những con vật, nên sau khi ông ta bị bắt mấy hôm thì khỉ, rắn và chuột đều bỏ đi.
Đứa con gái vào nhà giam báo cho ông ta biết. Ông ta đành phải chịu dọn đi nơi khác. Khi về tới nhà, thấy súc vật đã đi hết và đứa con gái tiều tụy sau hai tháng trời sống lây lất, Trần Xà Nhân liền bỏ nhà dẫn con ra đi. Sau khi ông ta đi khỏi, tôi liền sang chiếm cứ nhà ông ta. Phía sau tôi cho người làm ở còn phía trước thì làm chuồng trâu và chuồng ngựa. Như thế qua nửa năm bỗng một hôm, Trần Xà Nhân đưa con về. Ông ta thấy nhà mình hoàn toàn đổi khác, trong nhà đầy người ở.
Sau khi biết tôi đã chiếm cứ, ông ta liền sang kêu van tôi trả lại nhà cho ông ta. Tôi không trả lời và bảo ông ta cứ đi thưa quan huyện. Ông ta đứng ngoài kêu nài mãi, nhưng tôi vẫn tảng lờ như không nghe thấy. Đột nhiên, ông ta trợn mắt nhìn tôi một cách dữ tợn và lẩm bẩm nói:
- Món nợ này sau sẽ thanh toán.
Dứt lời ông ta nhảy một cái qua tường hoa để về nhà bên kia. Tôi kinh ngạc chạy vội ra cổng xem thì thấy Trần Xà Nhân đang ung dung dắt con đi. Từ đó ông ta không trở về nữa.
Cũng từ đấy lòng tôi bắt đầu thấy sợ hãi không yên, nhất là ánh mắt dữ tợn của ông ta nhìn tôi trước khi ra đi đã để lại một ấn tượng sâu đậm trong lòng tôi. Bất cứ lúc nào tôi cũng thấy ánh mắt trừng trừng nhìn tôi và câu nói của ông ta trước khi ra đi lúc nào cũng văng vẳng bên tai tôi, nhất là trong đêm tối hoặc trong mộng mị, tôi vẫn cứ nghe câu nói ấy, giọng nặng nề và rùng rợn.
Có khi tôi thấy trong góc nhà và bốn chung quanh tường, những ánh mắt đang nhìn tôi. Đó là ánh mắt của Trần Xà Nhân nhìn tôi lúc ra đi, nhưng lúc này còn dữ tợn hơn nữa. Tôi sợ hãi như thế nên không lúc nào dám ngồi một mình trong nhà, cũng không dám lên giường ngủ. Tôi cần nhiều người đứng xung quanh và bắt họ la thét vang lên để trấn áp những lời chú thuật và che ánh mắt dữ tợn của Trần Xà Nhân.
Tôi lại sợ Trần Xà Nhân nhảy qua tường hoa như hôm nào, nên sai người xây cao thêm lên. Song vô ích, vì từ khi Trần Phán đi rồi thì không ai còn thấy tung tích hay hình bóng ông ta đâu nữa! Ông ta không trở về để nhảy qua tường hoặc dùng bất cứ một phương pháp nào khác để vào nhà tôi.
Chỉ có ánh mắt và lời nguyền rủa của ông ta luôn luôn theo sát tôi khiến tôi không có chỗ trốn tránh. Bản tính tôi vốn sợ rắn. Khi Trần Xà Nhân đi rồi, tôi cứ nghĩ đến rắn là lòng lại run lên. Nếu thấy con rắn nào thì tôi lại tưởng đó là rắn của Trần Xà Nhân nuôi và sai về để cắn tôi.
Bởi thế, ngoài sự tưởng tượng đến ánh mắt và lời nguyền rủa của Trần Xà Nhân, tôi còn tưởng tượng cả rắn, đến nỗi thấy một vật gì dài, nhỏ và uốn khúc hoặc một cái bóng ngoằn ngoèo, tôi đều sợ hãi.
Vì khổ sở như thế, nên tôi chỉ thích đến những nơi huyên náo đông người, thậm chí cả nơi cờ bạc để mong những tiếng ồn ào ấy sẽ đàn áp sự sợ sệt của tôi. Nhưng khi tan canh ra về thì lại ghê rợn vô cùng, tôi sợ gặp Trần Xà Nhân giữa đường hoặc gặp rắn của ông ta sai phục sẵn bên đường để chờ tôi.
Bởi thế bao nhiêu người đi theo hộ vệ tôi và la thét ầm ỉ. Vì thế tôi đã đam mê cờ bạc, gia cảnh cũng dần dần suy sụp, thanh danh giảm bớt. Người ta không còn kêu tôi là “thân sĩ “hoặc “trí thức “mà họ gọi tôi là “đồ cờ bạc ”. Sức khỏe mỗi ngày một kém, kết quả là mọi người đều cho tôi đã mắc chứng “bệnh thần kinh ”.
Để giải trừ nỗi oan cừu ấy, tôi đã đăng lời rao trên các báo chí tìm Trần Phán, nói rõ là xin bồi thường tất cả những sự tổn thất. Nhưng từ bấy đến nay vẫn không một hồi âm. Vô pháp khả thi tôi chỉ còn cách ra đi tìm kiếm, mong được gặp ông ta để tạ tội và xin bồi thường thiệt hại.
Tôi tưởng rằng ông ta vẫn làm nghề cũ, nên không một đám biểu diễn trò chơi nào mà tôi không vào xem, nhưng tuyệt không thấy Trần Xà Nhân hay con gái ông ta trong đó. Trên đường tìm kiếm hôm nay đến nơi hoang vắng quạnh quẽ này, không ngờ tôi lại bị rắn cắn!
Vị sư cụ vừa chữa vết thương cho tôi lúc nãy, thoạt nhìn đôi mắt, tôi đã nhận ra đó là cặp mắt của Trần Xà Nhân. Bởi thế tôi mới hỏi tên tục của người, nhưng người chỉ cho tôi biết người họ Trần mà không nói tên.
Song nghe đến họ Trần, tôi đã tin chắc đó là Trần Xà Nhân, nhất là người lại bảo ở cùng xóm với tôi. Vậy không phải “ông ta “thì còn là ai? Tôi cứ suy nghĩ mãi tự nãy đến giờ là nếu “ông ta “nhận ra tôi thì tại sao “ông ta “lại chữa cho tôi? Tôi đang băn khoăn tự hỏi khi “ông ta”đưa thuốc về thì tôi có nên uống hay không?
Nghe xong, ông già nói:
- Sư cụ này cũng mới vào đây xin tá túc trước khi ông đến chừng mấy phút thôi. Bởi thế, tôi cũng không hiểu biết gì về sư cụ hơn ông mấy! Nhưng nếu người tìm được thuốc thang về, làm sao ông có thể từ chối không uống? Không uống, tất không có hy vọng trừ hết nọc rắn độc.
Theo tôi, khi sư cụ để mồm vào vết thương hút nọc độc ra chắc không phải có ý giả dối đâu! Trên đời này, không có ai đối với kẻ thù của mình bằng cử chỉ ấy. Còn họ Trần thì rất phổ thông, chắc trong số bạn bè của ông cũng có nhiều người mang họ Trần.
Ông hãy cứ tưởng tượng sư cụ là một người họ Trần khác đi, chứ nhất định không phải Trần Xà Nhân. Ông cũng coi như là người không nhận ra ông. Nếu thật người đã nhận ra ông là kẻ oan gia đối đầu với người, chắc người đã khoanh tay đứng nhìn, chứ đâu lại khổ công lo chữa cho ông? Người đã chịu cực hút nọc rắn độc để cứu ông thì người đâu còn dùng thuốc độc để hại ông nữa!
Đoàn Quốc Hùng nghe ông già nói xong gật gật đầu, nhưng vẫn cứ phân vân. Đúng lúc ấy có tiếng gõ cửa bên ngoài, ông già liền đi ra mở cửa. Sư cụ Vân Không, một tay xách bó cỏ tay kia cầm cây đuốc đã cháy gần hết, đang đứng trên bậc cửa. Ông già vội đỡ lấy bó cỏ từ tay sư cụ, rồi hai người cùng tiến vào Phật điện. Đoàn Quốc Hùng thấy sư cụ đã vào cố gượng ngồi dậy, nhưng sư cụ cản lại:
- Ông đừng cử động! Người bị rắn cắn càng nằm yên càng tốt. Ông bị cắn lâu mới chữa, tuy tôi đã hút máu ra, song sợ chưa hút hết được nọc độc. Bởi thế ông cần phải uống thuốc trong và rịt thuốc ngoài. Thuốc ngoài tôi đã rịt rồi, bây giờ tôi sắc cho ông uống!
Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và duỗi thẳng hai chân ra. Sư cụ Vân Không đi vào phòng, cầm chiếc thuyền trượng ra, rồi để bên người; sau đó lấy một phần bó cỏ thuốc và rải ra mặt đất trên nền chùa.
Ông già đến trước hỏi:
- Bạch cụ, cụ định giã lá thuốc?
- Vâng, phải giã thật nát mới rịt được!
- Cụ để tôi giã đỡ!
Ông già đến cầm lấy chiếc thiền trượng đặt trên chốc chiếu, lúc đó mới biết chiếc thiyền trượng làm bằng sắt. Ông già nhấc một tay không nổi, liền dùng cả hai tay cũng vẫn không nhấc bổng lên được. Ông đành lắc đầu lè lưỡi.
- Ông đi sắc thuốc đi! Sư cụ Vân Không nói. Còn việc giã thuốc để đấy tôi làm cho!
Ông già vâng theo, đứng dậy cầm lấy nửa bó cỏ rồi đi xuống bếp. Sư cụ Vân Không nhấc chiếc thiền trượng lên và nện xuống sàn chùa. Tiếng kêu côm côm vang lên trong Phật điện long cả tai. Đoàn Quốc Hùng nhắm nghiền mắt lại vùi đầu xuống chiếu. Sau khi giã nát thuốc, sư cụ lấy tay cầm đắp vào vết thương trên ống chân Đoàn Quốc Hùng, rồi xé một miếng áo của mình để buộc vết thương lại. Đang buộc bỗng nhiên sư cụ hỏi:
- Ông thấy đau nhức hay sao mà run thế?
Đoàn Quốc Hùng ngóc đầu dậy, nhìn sư cụ Vân Không như muốn nói, nhưng hễ mở miệng ra lại thôi, lâu lắm mới hơi thốt lên những lời líu nhíu:
- Bạch cụ, tôi cảm ơn cụ lắm! Song thật cụ có nhận ra tôi là ai không?
- Tôi nhận ra. Sư cụ vừa nói vừa cười. Ông là Đoàn Quốc Hùng.
Đoàn Quốc Hùng ngồi nhỏm dậy, tỏ vẻ kinh hoảng và bi thương nhìn Vân Không:
- Thế ra sư cụ là Xà nhân Trần Phán?
- Đó là tên họ ngày xưa. Sư cụ mỉm cười.
- Bạch cụ. Đoàn Quốc Hùng lại nằm xuống và nước mắt trào ra. Trước đây mười năm sư cụ muốn thanh toán tôi. Tôi còn nhớ mãi câu nói ấy! Bất cứ ở đâu và giờ phút nào, tôi cũng phảng phất như thấy ánh mắt sư cụ nhìn tôi trước khi bỏ đi.
Đã mười năm qua ánh mắt ấy cứ theo tôi như bóng với hình. Không một thời khắc nào mà tôi thấy lòng được bình yên và thanh thản! Lúc nào tôi cũng sống trong hồi hộp và lo sợ. Tôi muốn sám hối tội ác tôi đã gây nên nhưng chưa gặp cơ hội, ngày đêm tôi mong sư cụ về để trả thù tôi nhưng vẫn bặt tin.
Tôi đã đăng tin trên các báo chí để tìm sư cụ, nói rõ là tôi đã ăn năn và đau đớn. Song không được hồi âm của sư cụ, cuối cùng tôi đành bỏ nhà ra đi tìm sư cụ. Dù có bị sư cụ thanh toán tôi cũng đỡ khổ. Hôm nay ta gặp nhau ở đây, chính là dịp để sư cụ trả cho xong mối oan cừu năm xưa.
Nhưng trái lại sư cụ vẫn cứu tôi. Tôi cứ tưởng sư cụ đã quên tất! Đã biết tôi là Đoàn Quốc Hùng, tại sao sư cụ lại nhọc công cứu tôi? Thật tôi không hiểu dụng ý của sư cụ, hay chữa khỏi rồi mới trả thù?
- Món nợ ấy tôi không còn tính nữa! Vân Không bình tĩnh nói. Lúc ông vừa vào cửa chùa tôi đã nhận ra ông. Nếu tôi còn nghĩ đến thù oán, tôi cứ đứng khoanh tay nhìn ông đau đớn đến chết, chứ vạ gì tôi phải chịu bẩn thỉu để cứu ông? Giờ đây tôi là Vân Không Hòa thượng, chứ không phải Trần Xà Nhân. Xin ông cứ tin như thế!
Đúng lúc ấy ông già từ dưới bếp đang bưng lên một tô thuốc vừa sắc xong. Ông từ từ tiến vào Phật điện, trao bát thuốc cho Đoàn Quốc Hùng. Hùng đỡ lấy để xuống chiếu chờ cho thuốc nguội bớt. Một lúc sau Hùng bưng bát thuốc lên uống một hơi đoạn lại nằm xuống.
Sư cụ Vân Không nói:
- Lát nữa nọc độc trong người ông sẽ tiêu hết! Ông đi tìm tôi và đã gặp tôi ở đây, song người hiện đang ngồi trước mặt ông là Vân Không Hòa thượng chứ không phải Trần Xà Nhân. Ngày mai ông cứ yên tâm trở về đừng đi lang thang nữa!
- Bạch cụ, như vậy là cụ đã tha thứ cho tôi?
- Còn hơn cả tha thứ nữa! Sư cụ Vân Không nói. Lòng tôi đối với tội ác không còn sầu hận, chỉ có thương xót mà thôi!
- Việc này phải nhìn theo hai khía cạnh để giải quyết.
Giọng Trần Quốc Hùng bi thảm. Tâm sư cụ tuy không còn cừu hận, song lòng tôi vẫn ăn năn sợ hãi. Mười năm qua, tôi đã luôn luôn sống trong tâm trạng ấy. Nhiều khi tôi có một hy vọng kỳ quặc là hy vọng sư cụ về để thanh toán tôi cho hết mối cừu hận, cho lòng tôi được yên ổn.
Nhưng tôi vẫn không thấy hình bóng của sư cụ xuất hiện. Bởi thế, tôi mới quyết định đi tìm sư cụ và sẵn sàng bồi thường thiệt hại cho sư cụ cả về vật chất lẫn tinh thần. Xin sư cụ về Thượng Hải với tôi có được không?
- Về Thượng Hải làm gì? Vân Không ngạc nhiên hỏi.
- Trước khi ra đi tôi đã sắp sẵn một số tiền để bồi thường cho sư cụ. Nhưng vì đường xa đi một mình nên tôi không dám mang theo, tôi phải gửi số tiền ấy ở ngân hàng tại Thượng Hải. Sư cụ đòi bao nhiêu tôi xin trả bấy nhiêu! Nhưng sư cụ không ở đâu nhất định, ngày mai chia tay rồi sẽ khó gặp lại sư cụ. Bởi thế, tôi muốn mời sư cụ về Thượng Hải để tôi trả cho xong món nợ đó!
- Ý ông muốn trả tiền tôi? Tôi lấy tiền làm gì? Tôi không cần tiền.
- Tôi cũng biết món nợ đó không phải hoàn toàn trả bằng tiền mà xong, nhưng vẫn còn nợ tinh thần nữa. Chẳng hạn tôi đã vu khống sư cụ đến nỗi sư cụ phải bị tù đày một cách oan uổng trong hai tháng trời.
- Ô, điều đó đối với tôi có một tác dụng luyện tập! Tôi không cho đó là “tai vạ tù đày”.
- Không những thế, sau khi sư cụ bị giam cầm, những rắn, khỉ và chuột của sư cụ đã bỏ đi hết!
- Khỉ, rắn và chuột đều bị tôi bắt buộc đi theo biểu diễn, chứ tự chúng không muốn. Khỉ luôn luôn nhớ rừng, rắn muốn trở về bụi rậm và chuột mong được về hang tổ của chúng. Sau khi tôi bị giam chúng đều được tự do và giải thoát. Như thế càng tốt chứ sao?
- Còn con gái của sư cụ?
- Nó đã lập gia đình cách đây năm năm, nghe nói đời sống cũng dễ chịu.
- Vì tôi ức hiếp mà sư cụ đi tu?
- Điều đó chính tôi phải cảm ơn ông! Sư cụ vừa cười vừa nói. Tôi bây giờ cũng tự do và giải thoát như những khỉ, rắn và chuột của tôi vậy!
- Còn nhà của sư cụ mà tôi đã chiếm đoạt để làm chuồng trâu, chuồng ngựa?
- Nhà cửa đều là không. Giả sử ông trả nhà lại hay bồi thường cho tôi thì đó chỉ là lụy cho tôi.
- Vậy thì biết làm thế nào?
Giọng Đoàn Quốc Hùng khổ sở. Một người mang nợ muốn trả cho hết nợ mà chủ nợ lại không nhận mình là chủ nợ, lại còn phủ nhận cả nửa cuộc đời trước của mình. Tâm sư cụ lâng lâng và thanh thoát, nhưng lòng tôi thì một cái “nút” trói buộc suốt đời tôi.
- Nút gì? Trói buộc ở chỗ nào? Sư cụ hỏi
- Tội nghiệt là “nút “trói buộc tâm tôi!
- Ông đưa cái “nút “và cái “tâm” bị trói buộc ra đây cho tôi xem để tôi cởi trói cho ông.
- Tội nghiệt và tâm đều không phải thực chất, làm thế nào tôi có thể nắm lấy mà đưa ra được?
- Như thế là hết trói buộc rồi! Sư cụ Vân Không phá lên cười.
- Bạch cụ, cụ cho là hết trói buộc, chứ tôi vẫn thấy còn bị buộc.
- Tôi cũng biết thế! Sư cụ nói. Xin hỏi ông ngoài việc đó ra, ông còn thắc mắc điều gì không?
- Dĩ nhiên là còn và còn nhiều hơn nữa!
- Nếu bình sinh ông gây tội nghiệt cho tôi và coi đó là một món “nợ tinh thần ” một cái “nút ” ông tìm đến chủ nợ để thanh toán. Như thế là hết nợ rồi! Giả sử ông mắc nhiều nợ tinh thần mà chủ nợ không phải chỉ có một người, trường hợp đó thì ông tính sao?
- Tôi sẽ lần lượt trả hết, nhưng phải tìm đến người chủ nợ thứ nhất cho xong đã.
- Ông tìm được tôi rồi, nhưng con người tôi đã đổi khác! Từ Trần Phán đổi thành Vân Không, cho đến cái tâm cũng đổi khác. Nhưng hãy cứ tưởng tượng rằng ông đi tìm mà không gặp chủ nợ thì ông làm thế nào? Sư cụ hỏi. Nói thí dụ:
- Chủ nợ đã chết?
- Tôi tìm con cái của người ấy.
- Nếu họ không có con thì ông tìm ai? Thí dụ ông mang nợ một con rắn mà con rắn đó đã chết, ông biết con rắn nào là con cái của nó để mà trả?
Đoàn Quốc Hùng khổ sở không biết nói sao!
- Ông nên biết! Sư cụ nói tiếp. Ông mang nợ oan nghiệt nhiều hay ít, xét đến ngọn nguồn thì đó đều là việc của ông. Chủ nợ không nhất định sẽ đến đòi ông, mà cũng không cần chủ nợ phải đến đòi, chỉ cái “nợ “ấy trói buộc ông thôi!
Song cái nợ đó vốn không có thực chất, đúng như lúc nãy ông nói “tội nghiệt “trói buộc cái tâm của ông không phải là một vật có thực chất, mà cái “tâm “bị trói buộc cũng không phải cái cục thịt trong người ông. Ông không thể nắm bắt được! Trong khi ông thấy rõ như thế thì cũng như ông vừa tỉnh mộng, nợ cũng không còn là nợ nữa!
- Những lời đó cao siêu mầu nhiệm quá, tôi không hiểu nổi! Xin sư cụ giảng giải tường tận một chút nữa.
Sư cụ Vân Không cầm một sợi dây buộc bó cỏ thuốc lúc nãy, thắt lại thành cái nút rồi giơ ra trước, hỏi Quốc Hùng:
- Đây là cái gì?
- Cái nút
- Nút là cái gì?
- Nút là nút chứ còn là cái gì bây giờ? Quốc Hùng cười.
- Ngoài sợi dây ra, còn có cái “nút “tồn tại không?
- Ngoài dây thì dĩ nhiên không có “nút “tồn tại riêng biệt.
- Như vậy nút là cái gì? Vân Không hỏi dồn.
Đoàn Quốc Hùng chịu không đáp được. Sau đó, Vân Không chỉ vào cái nút, nói:
- Nút là do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng những vòng dây không có thực thể, chỉ là giả tướng mà thôi! Nhiều vòng dây tập hợp lại mà thành nút, lúc chưa thành thì không có nút và khi cởi ra rồi thì nút cũng không còn. Sư cụ vừa nói vừa cởi cái nút ra.
- Hiện giờ còn nút không?
Đoàn Quốc Hùng lắc đầu nói:
- Sư cụ nhìn sự vật như mộng ảo. Nếu tất cả đều là giả tướng thì còn có gì gọi là nhân quả? Sư cụ định tạm dùng những lời huyền diệu ấy để mở rộng lòng cho kẻ tội ác này chăng?
- Trong cái rỗng không có gì ngăn lại nhân quả? Vân Không đáp. Chẳng hạn cái nút này do nhiều vòng dây thắt lại mà thành, nhưng vòng dây không có tự tính, cho nên nút cũng không có tự tính. Bây giờ, cởi nút ra làm cho vòng dây thẳng lại thì cái thẳng đó cũng không có tự tính.
Nói đến rốt ráo thì chính sợi dây này cũng không thật có, dây là do các thứ cỏ bện thành. Khi cỏ chưa sinh thì không có cỏ và dĩ nhiên cũng không có dây, lúc cỏ chưa được bện lại thì cũng không thành dây, nếu đem đốt dây đi thì cuối cùng còn gì?
Song ông tưởng trong cái rỗng không ấy không có nhân quả? Nếu tôi đem sợi dây không có thực thể thắt chặt vào cổ hư giả của ông, ông sẽ thấy đau đớn khó chịu. Nhưng sự đau đớn ấy cũng chỉ là ảo giác, cũng như dây và cổ đều không có tự tính. Vậy cứ gì trong cái chân thật mới có nhân quả?
- Tuy sư cụ chỉ dạy cho như thế, nhưng tôi vẫn không thể lĩnh hội được, biết làm thế nào? Giọng Quốc Hùng bi ai.
- Tôi không trông mong ông lĩnh hội một cách triệt để. Đối với người còn trong mộng, không có cách nào làm cho họ hiểu được cảnh giới lúc thức; trong cảnh mộng tuy giả dối không thực nhưng không có gì ngăn trở người ta làm ác, chịu báo, sám hối hoặc làm thiện; nhưng khi người ta tỉnh dậy thì mới biết tất cả việc làm lúc trước đều là chiêm bao; đã thoát ly được cảnh mộng, trở về cảnh giác thì hết thảy đều rỗng rang và thanh tịnh; lúc đó thì thiện còn chẳng làm, huống chi là ác!
Nghe đến đây, Đoàn Quốc Hùng phủ phục xuống lạy sư cụ. Ông già đứng bên cạnh, coi bộ cũng hiểu được phần nào. Đoàn Quốc Hùng nói với sư cụ Vân Không:
- Tôi không muốn trở về nữa, xin cho tôi theo sư cụ xuất gia.
- Nếu trong lòng ông thật đã giác ngộ thì hà tất cứ phải xuất gia như tôi! Bỏ mộng, trở về giác đều có nhân duyên. Không nên câu chấp hình thức!
Dứt lời, sư cụ Vân Không trở vào phòng riêng. Đoàn Quốc Hùng không dám theo vào, nằm trên chiếc chiếu và trằn trọc mãi quá nửa đêm cũng không thể ngủ được. Đến khi nghe tiếng gà gáy, trời đã sắp sáng, Hùng mới đứng dậy đi vào phòng định bày tỏ thêm nỗi lòng mình với sư cụ, nhưng khi tới nơi thì thấy căn phòng vắng lạnh. Vân Không Hòa thượng đã bỏ đi tự lúc nào mà không ai biết!
HT. Thích Quảng Độ
#125
Gửi vào 25/06/2011 - 16:04
CÂY CHƯỚNG NGÀN NĂM XIN QUY Y
Thực vật cũng muốn quy y vào cửa Phật? Trong Chùa Phổ Tế núi Phổ Đà tỉnh Chiết Giang Trung Quốc có một cây cổ thụ tên Chướng đã 1989 tuổi, đã nhờ qua trung gian một người có thần thông, thỉnh cầu xin quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá ở Mỹ. Cây Chướng đã quy y vào ngày 23-10-1994 tại Chùa Trường Đê Long Beach, Los Angeles.
Chùa Trường Đê đối diện với thái bình dương, phong cảnh rất đẹp. Ngôi Chùa nầy do Hoà Thượng Tuyên Hoá sáng lập sau Chùa Kim Luân ở Los Angeles. Vào ngày 23 tháng 10 thời tiết ở đây mát mẻ ấm áp dễ chịu. Vào khoảng 8 giờ sáng, có khoảng 300 phật tử.
Trong đó có 21 vị muốn xuống tóc xuất gia làm đệ tử Phật, cùng nhau tham gia lễ xuống tóc. 21 vị phát tâm xuất gia, trong đó có 4 người nam, 17 người nữ, đến từ Phần Lan bắc âu, Gia Nã Đại, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng, Tân Gia Ba, Mã lai và Việt Nam. Tuổi tác từ 6 tuổi đến 72 tuổi.
Bà giáo sư họ Ngô dạy trường trung học Nhất Nữ nổi tiếng bên Đài Loan, lái xe từ Nữu Ước về Cali mất hết bốn ngày để xin xuất gia với Hoà Thượng. Còn có một cậu bé và cô em gái cũng xin xuất gia vào ngày đó. Cô bé mới được 6 tuổi đã nói với ba mẹ của cô từ lúc cô mới tập biết nói, cô nói rằng: "Tương lai con muốn trở thành Ni Cô". Còn cậu bé anh của cô bé ba năm trước đã phát nguyện: "Con muốn trở thành một Tu Sĩ".
Cha mẹ của cô cậu vừa nói ở trên là gốc người Đài Loan, là kỷ sư về máy điện toán và giáo sư trung học. Họ mong muốn cho con của họ có thể sớm thành Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Ngoài ra còn có một cô bé gái người Việt theo dấu chân của bà ngoại và ông anh ruột 12 tuổi xin ghi danh xuất gia đã nửa năm qua. Cô ta đã mãn nguyện vào ngày 23 tháng 10 vừa qua. Khi hỏi cô ta tại sao còn quá nhỏ mà muốn xuất gia? Cô ta nói tiếng Anh rất lưu loát, đầy tự tin nói: "Vì tôi muốn vào tù để nói Phật pháp cho những tù nhân".
Trong khoá lễ xuống tóc. Hoà Thượng cổ lệ những người mới vào cửa Phật: "Tu đạo là Thầy chỉ có trách nhiệm dẫn tới cửa, tu hành tại mỗi người. Nếu các con không chuyên tâm tu hành, chẳng dụng công thì dù các con có lạy Đức Phật Thích Ca làm thầy cũng chẳng có ích gì. Các con hãy tự mình nghĩ Xuất gia là vì muốn chấm dứt sinh tử, là vì muốn khai ngộ, nếu vẫn giải đãi, không cố gắng tinh tấn tu hành thì xuất gia chẳng có ích gì. Hôm nay các con xuất gia, tức là bước đầu tiên hướng đến thành Phật, đều phải sớm thành Phật đạo".
Sau khi khoá lễ xuất gia kết thúc, buổi chiều sẽ cử hàh lễ quy y và thọ ngũ giới, thập giới, Thức Xoa Ma Na giới. Trong lúc khoá lễ thì một vị cư sĩ họ Dương (Cô nầy đã khai mở ngũ nhãn. Không những cô ta đã khai mở ngũ nhãn mà cha của cô cũng khai mở ngũ nhãn), đệ tử của Hoà Thượng, đặc biệt từ Trung Quốc gọi điện thoại sang nói:
"Tôi và cha của tôi đến núi Phổ Đà để lễ Phật thì gặp một cây cổ thụ (cây Chướng) rất lớn khoảng mấy người ôm. Cây đó nói với tôi rằng: Nó muốn quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá. Tôi cảm thấy rất kỳ quái, mới hỏi nó: Ông ở tại Chùa nầy đã lâu năm, chẳng lẽ không gặp một người nào là người chân chánh tu hành để quy y chăng? Còn nhất định muốn quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá?" Cây Chướng nói: Nó chưa gặp một vị chân chánh tu hành để quy y trước kia vì nhân duyên không thành thục, bây giờ muốn quy y với Hoà Thượng. Tôi nói: "Vậy thì tốt! Nhưng đợi để tôi hỏi Hoà Thượng rồi hãy trả lời cho ông hay".
Sau đó tôi về nhà nghỉ ngơi, vì mệt quá nên đã ngủ say, khi tỉnh dậy thì quên mất việc đó, chẳng nói với Hoà Thượng để thỉnh ý Hoà Thượng. Buổi chiều, tôi nghĩ muốn đi Chùa, song le khi xuống lầu, tôi muốn quay đầu nói chuyện với ba tôi thì tự nhiên cái cổ cứng đờ, may là nó không gãy, trong tâm tôi lập tức nghĩ: "Mình có làm việc gì sai chăng?" Đang suy nghĩ, quay qua thấy cây Chướng ở trong Chùa, liền biết ngay là mình quên thực hiện lời hứa với cây Chướng. Lúc đó cây Chướng nói với tôi: "Sao cô lại sơ ý ? quên mất việc tôi nhờ cô!" Tôi nói: "Xin lỗi, xin lỗi ! Vì trí nhớ của tôi kém quá, ông đừng giận tôi nhé, bây giờ tôi sẽ hỏi Hoà Thượng cho ông".
Tôi bèn thỉnh ý Hoà Thượng. Hoà Thượng nói: "Làm hay không làm đệ tử của tôi chẳng quan trọng, chỉ cần làm được siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si thì tốt rồi". Tôi chuyển lời đến cây Chướng và thêm : "Chỉ cần ông giữ được sáu đại tông chỉ của Vạn Phật Thành: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối thì dù ông không có duyên gặp Hoà Thượng, ông cũng là đệ tử của Hoà Thượng".
Ông ta trả lời là làm được những điều đó, còn phát thệ đại nguyện lực giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, tương lai cũng muốn phổ độ chúng sinh. Lúc đó, tôi nhìn thấy ông ta đã thành hình tượng một tiểu Sa Môn, quỳ xuống đất chắp tay lại, và lúc đó Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện ở phía trên ông ta, dùng nước cam lồ trong tịnh bình quán đảnh cho ông ta, tôi nhìn rồi rất cảm động. Sau khi về nhà tôi thuật lại từng chi tiết cho Hoà Thượng hay. Ông ta tên là Nhân Năng. Tôi hỏi ông ta tu hành thì nương tựa vào đâu mà tu hành? Ông ta nói ông ta cứ niệm "Tâm Kinh", để nghiên cứu đạo lý trong "Tâm Kinh"; nhưng còn thiếu "minh sư" chỉ điểm, nên không thể hoàn toàn hiểu hết.
Từ khi cư sĩ họ Dương là Phật tử kiền thành lại có thần thông để nói chuyện và hiểu các loài chúng sinh khác, do vậy mà cây Chướng bèn nhờ cô ta, xin Hoà Thượng quy y. Từ đây có minh nhãn thiện tri thức chỉ điểm. Cư sĩ họ Dương đặc biệc hỏi cây Chướng đó là làm thế nào mà ông biết được Hoà Thượng? Tại sao nhất định muốn quy y với Hoà Thượng? Cây Chướng nói: Thật đơn giản! Vì hết thảy tất cả chúng sinh, trên thật tế đều nghe được Hoà Thượng thuyết pháp. Vì lúc Hoà Thượng thuyết pháp thì tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sinh đều nghe được, thấy được; chỉ có những người bị tài, sắc, danh, lợi trói buộc cho nên nghe mà chẳng nghe, nhìn mà chẳng thấy.
Còn các chúng sinh khác đều nghe được pháp của Hoà Thượng giảng trong sự yên lặng và tu hành trong sự yên lặng, tài bồi hạt giống bồ đề. Cho nên, ông ta đã nghe Hoà Thượng thuyết pháp từ lâu rồi. Trước khi kết thúc khoá lễ quy y. Đặc biệt Hoà Thượng khai thị xiển minh quan trọng của sự tu đạo:
"Bất cứ bạn là gì, bạn có tư tưởng chân thật, tơ hào chẳng cẩu thả, đừng làm điều mà người đời làm, mà phải đi ngược lại với người thế tục thì bạn sẽ đắc được lợi ích của Phật giáo. Cho nên, các vị xuất gia, tại gia đều phải làm Phật giáo đồ chân chánh, khác với một số người, đừng giống như một số người: Tranh, tham, cầu, ích kỷ, tư lợi, suốt ngày đến tối chẳng lúc nào mà không nói dối. Đây là điều quan trọng thiết yếu! Sáu đại tông chỉ nầy là bước thứ nhất học Phật, bước thứ nhất thành Phật, chúng ta đừng quên nó! Đừng coi thường nó! Cũng phải học nhiều về sự thiệt thòi, đừng chiếm tiện nghi".
Trần Tâm Bình
Thực vật cũng muốn quy y vào cửa Phật? Trong Chùa Phổ Tế núi Phổ Đà tỉnh Chiết Giang Trung Quốc có một cây cổ thụ tên Chướng đã 1989 tuổi, đã nhờ qua trung gian một người có thần thông, thỉnh cầu xin quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá ở Mỹ. Cây Chướng đã quy y vào ngày 23-10-1994 tại Chùa Trường Đê Long Beach, Los Angeles.
Chùa Trường Đê đối diện với thái bình dương, phong cảnh rất đẹp. Ngôi Chùa nầy do Hoà Thượng Tuyên Hoá sáng lập sau Chùa Kim Luân ở Los Angeles. Vào ngày 23 tháng 10 thời tiết ở đây mát mẻ ấm áp dễ chịu. Vào khoảng 8 giờ sáng, có khoảng 300 phật tử.
Trong đó có 21 vị muốn xuống tóc xuất gia làm đệ tử Phật, cùng nhau tham gia lễ xuống tóc. 21 vị phát tâm xuất gia, trong đó có 4 người nam, 17 người nữ, đến từ Phần Lan bắc âu, Gia Nã Đại, Mỹ, Trung Quốc, Đài Loan, Hương Cảng, Tân Gia Ba, Mã lai và Việt Nam. Tuổi tác từ 6 tuổi đến 72 tuổi.
Bà giáo sư họ Ngô dạy trường trung học Nhất Nữ nổi tiếng bên Đài Loan, lái xe từ Nữu Ước về Cali mất hết bốn ngày để xin xuất gia với Hoà Thượng. Còn có một cậu bé và cô em gái cũng xin xuất gia vào ngày đó. Cô bé mới được 6 tuổi đã nói với ba mẹ của cô từ lúc cô mới tập biết nói, cô nói rằng: "Tương lai con muốn trở thành Ni Cô". Còn cậu bé anh của cô bé ba năm trước đã phát nguyện: "Con muốn trở thành một Tu Sĩ".
Cha mẹ của cô cậu vừa nói ở trên là gốc người Đài Loan, là kỷ sư về máy điện toán và giáo sư trung học. Họ mong muốn cho con của họ có thể sớm thành Phật đạo, phổ độ chúng sinh. Ngoài ra còn có một cô bé gái người Việt theo dấu chân của bà ngoại và ông anh ruột 12 tuổi xin ghi danh xuất gia đã nửa năm qua. Cô ta đã mãn nguyện vào ngày 23 tháng 10 vừa qua. Khi hỏi cô ta tại sao còn quá nhỏ mà muốn xuất gia? Cô ta nói tiếng Anh rất lưu loát, đầy tự tin nói: "Vì tôi muốn vào tù để nói Phật pháp cho những tù nhân".
Trong khoá lễ xuống tóc. Hoà Thượng cổ lệ những người mới vào cửa Phật: "Tu đạo là Thầy chỉ có trách nhiệm dẫn tới cửa, tu hành tại mỗi người. Nếu các con không chuyên tâm tu hành, chẳng dụng công thì dù các con có lạy Đức Phật Thích Ca làm thầy cũng chẳng có ích gì. Các con hãy tự mình nghĩ Xuất gia là vì muốn chấm dứt sinh tử, là vì muốn khai ngộ, nếu vẫn giải đãi, không cố gắng tinh tấn tu hành thì xuất gia chẳng có ích gì. Hôm nay các con xuất gia, tức là bước đầu tiên hướng đến thành Phật, đều phải sớm thành Phật đạo".
Sau khi khoá lễ xuất gia kết thúc, buổi chiều sẽ cử hàh lễ quy y và thọ ngũ giới, thập giới, Thức Xoa Ma Na giới. Trong lúc khoá lễ thì một vị cư sĩ họ Dương (Cô nầy đã khai mở ngũ nhãn. Không những cô ta đã khai mở ngũ nhãn mà cha của cô cũng khai mở ngũ nhãn), đệ tử của Hoà Thượng, đặc biệt từ Trung Quốc gọi điện thoại sang nói:
"Tôi và cha của tôi đến núi Phổ Đà để lễ Phật thì gặp một cây cổ thụ (cây Chướng) rất lớn khoảng mấy người ôm. Cây đó nói với tôi rằng: Nó muốn quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá. Tôi cảm thấy rất kỳ quái, mới hỏi nó: Ông ở tại Chùa nầy đã lâu năm, chẳng lẽ không gặp một người nào là người chân chánh tu hành để quy y chăng? Còn nhất định muốn quy y với Hoà Thượng Tuyên Hoá?" Cây Chướng nói: Nó chưa gặp một vị chân chánh tu hành để quy y trước kia vì nhân duyên không thành thục, bây giờ muốn quy y với Hoà Thượng. Tôi nói: "Vậy thì tốt! Nhưng đợi để tôi hỏi Hoà Thượng rồi hãy trả lời cho ông hay".
Sau đó tôi về nhà nghỉ ngơi, vì mệt quá nên đã ngủ say, khi tỉnh dậy thì quên mất việc đó, chẳng nói với Hoà Thượng để thỉnh ý Hoà Thượng. Buổi chiều, tôi nghĩ muốn đi Chùa, song le khi xuống lầu, tôi muốn quay đầu nói chuyện với ba tôi thì tự nhiên cái cổ cứng đờ, may là nó không gãy, trong tâm tôi lập tức nghĩ: "Mình có làm việc gì sai chăng?" Đang suy nghĩ, quay qua thấy cây Chướng ở trong Chùa, liền biết ngay là mình quên thực hiện lời hứa với cây Chướng. Lúc đó cây Chướng nói với tôi: "Sao cô lại sơ ý ? quên mất việc tôi nhờ cô!" Tôi nói: "Xin lỗi, xin lỗi ! Vì trí nhớ của tôi kém quá, ông đừng giận tôi nhé, bây giờ tôi sẽ hỏi Hoà Thượng cho ông".
Tôi bèn thỉnh ý Hoà Thượng. Hoà Thượng nói: "Làm hay không làm đệ tử của tôi chẳng quan trọng, chỉ cần làm được siêng tu giới định huệ, diệt trừ tham sân si thì tốt rồi". Tôi chuyển lời đến cây Chướng và thêm : "Chỉ cần ông giữ được sáu đại tông chỉ của Vạn Phật Thành: Không tranh, không tham, không cầu, không ích kỷ, không tư lợi, không nói dối thì dù ông không có duyên gặp Hoà Thượng, ông cũng là đệ tử của Hoà Thượng".
Ông ta trả lời là làm được những điều đó, còn phát thệ đại nguyện lực giống như Bồ Tát Quán Thế Âm, tương lai cũng muốn phổ độ chúng sinh. Lúc đó, tôi nhìn thấy ông ta đã thành hình tượng một tiểu Sa Môn, quỳ xuống đất chắp tay lại, và lúc đó Bồ Tát Quán Thế Âm xuất hiện ở phía trên ông ta, dùng nước cam lồ trong tịnh bình quán đảnh cho ông ta, tôi nhìn rồi rất cảm động. Sau khi về nhà tôi thuật lại từng chi tiết cho Hoà Thượng hay. Ông ta tên là Nhân Năng. Tôi hỏi ông ta tu hành thì nương tựa vào đâu mà tu hành? Ông ta nói ông ta cứ niệm "Tâm Kinh", để nghiên cứu đạo lý trong "Tâm Kinh"; nhưng còn thiếu "minh sư" chỉ điểm, nên không thể hoàn toàn hiểu hết.
Từ khi cư sĩ họ Dương là Phật tử kiền thành lại có thần thông để nói chuyện và hiểu các loài chúng sinh khác, do vậy mà cây Chướng bèn nhờ cô ta, xin Hoà Thượng quy y. Từ đây có minh nhãn thiện tri thức chỉ điểm. Cư sĩ họ Dương đặc biệc hỏi cây Chướng đó là làm thế nào mà ông biết được Hoà Thượng? Tại sao nhất định muốn quy y với Hoà Thượng? Cây Chướng nói: Thật đơn giản! Vì hết thảy tất cả chúng sinh, trên thật tế đều nghe được Hoà Thượng thuyết pháp. Vì lúc Hoà Thượng thuyết pháp thì tận hư không biến pháp giới tất cả chúng sinh đều nghe được, thấy được; chỉ có những người bị tài, sắc, danh, lợi trói buộc cho nên nghe mà chẳng nghe, nhìn mà chẳng thấy.
Còn các chúng sinh khác đều nghe được pháp của Hoà Thượng giảng trong sự yên lặng và tu hành trong sự yên lặng, tài bồi hạt giống bồ đề. Cho nên, ông ta đã nghe Hoà Thượng thuyết pháp từ lâu rồi. Trước khi kết thúc khoá lễ quy y. Đặc biệt Hoà Thượng khai thị xiển minh quan trọng của sự tu đạo:
"Bất cứ bạn là gì, bạn có tư tưởng chân thật, tơ hào chẳng cẩu thả, đừng làm điều mà người đời làm, mà phải đi ngược lại với người thế tục thì bạn sẽ đắc được lợi ích của Phật giáo. Cho nên, các vị xuất gia, tại gia đều phải làm Phật giáo đồ chân chánh, khác với một số người, đừng giống như một số người: Tranh, tham, cầu, ích kỷ, tư lợi, suốt ngày đến tối chẳng lúc nào mà không nói dối. Đây là điều quan trọng thiết yếu! Sáu đại tông chỉ nầy là bước thứ nhất học Phật, bước thứ nhất thành Phật, chúng ta đừng quên nó! Đừng coi thường nó! Cũng phải học nhiều về sự thiệt thòi, đừng chiếm tiện nghi".
Trần Tâm Bình
#126
Gửi vào 25/06/2011 - 16:08
CHÚ LĂNG NGHIÊM HÀNG PHỤC MA
Khi tôi (H.T Tuyên Hoá) còn ở tại quê hương đông bắc Trung Quốc, thường có một nhóm người đệ tử quy y, theo tôi đi khắp nơi hoằng dương Phật pháp, giáo hoá người có duyên. Trong những đệ tử đó, có người lúc nào cũng xuất thần nhập hoá, không bị giới hạn. Chẳng giống như người tu hành Đạo Giáo, trước hết phải ngồi ở đó, rồi mới có thể xuất thần nhập hoá. Trong nhóm đệ tử, có người đệ tử rất trẻ tuổi ham chơi. Cậu ta có thể hoá thân bay lên trời, đi vào đất.
Một lần nọ, gặp thiên ma ở trên trời, thiên ma rủ cậu ta lên thiên cung ma dạo chơi xem cho biết. Cậu ta bị tâm háo kỳ sai khiến, bèn theo thiên ma đi, ai ngờ bị thiên mà trói nhốt lại, cậu ta chẳng làm gì được. Lúc đó cậu ta sinh tâm sợ hãi, bèn đến nói với tôi: "Sư phụ ơi! Con bị thiên ma trói nhốt lại ở trong cung điện của chúng, không cho con trở về". Tôi nói với cậu ta: "Con có muốn ở lại đó chăng? "Cậu ta nól: "Con không muốn ở lại đây". Tôi nói: "Nếu con không muốn, thì ta sẽ đưa con trở về đây".
Lúc đó, tôi bèn dùng Chú Lăng Nghiêm phá lưới ma la, hàng phục được pháp thuật của ma, đập tan cung điện của ma, đưa cậu ta bình an trở về. Lần đó dạy dỗ rồi, cậu ta không dám đi lên trời chơi nữa, từ đó giữ gìn quy cụ tu đạo. Do đó có thể thấy, nếu người tu đạo không cẩn thận, lập tức gặp sự nguy hiểm.
Tại sao thiên ma nhốt cậu ta lại ở trong cung điện ma? Vì cậu đệ tử này có thần thông, thiên ma muốn cậu ta biến thành quyến thuộc của ma vương, có thể tăng thêm thế lực của chúng. Ma vương quỷ kế đa đoan, dùng trăm phương ngàn kế, muốn bắt người tu đạo, để làm quyến thuộc của chúng. Cho nên người tu hành phải cẩn thận, tu hành chân chánh thì mới phá được pháp thuật của ma.
HT Tuyên Hóa
Khi tôi (H.T Tuyên Hoá) còn ở tại quê hương đông bắc Trung Quốc, thường có một nhóm người đệ tử quy y, theo tôi đi khắp nơi hoằng dương Phật pháp, giáo hoá người có duyên. Trong những đệ tử đó, có người lúc nào cũng xuất thần nhập hoá, không bị giới hạn. Chẳng giống như người tu hành Đạo Giáo, trước hết phải ngồi ở đó, rồi mới có thể xuất thần nhập hoá. Trong nhóm đệ tử, có người đệ tử rất trẻ tuổi ham chơi. Cậu ta có thể hoá thân bay lên trời, đi vào đất.
Một lần nọ, gặp thiên ma ở trên trời, thiên ma rủ cậu ta lên thiên cung ma dạo chơi xem cho biết. Cậu ta bị tâm háo kỳ sai khiến, bèn theo thiên ma đi, ai ngờ bị thiên mà trói nhốt lại, cậu ta chẳng làm gì được. Lúc đó cậu ta sinh tâm sợ hãi, bèn đến nói với tôi: "Sư phụ ơi! Con bị thiên ma trói nhốt lại ở trong cung điện của chúng, không cho con trở về". Tôi nói với cậu ta: "Con có muốn ở lại đó chăng? "Cậu ta nól: "Con không muốn ở lại đây". Tôi nói: "Nếu con không muốn, thì ta sẽ đưa con trở về đây".
Lúc đó, tôi bèn dùng Chú Lăng Nghiêm phá lưới ma la, hàng phục được pháp thuật của ma, đập tan cung điện của ma, đưa cậu ta bình an trở về. Lần đó dạy dỗ rồi, cậu ta không dám đi lên trời chơi nữa, từ đó giữ gìn quy cụ tu đạo. Do đó có thể thấy, nếu người tu đạo không cẩn thận, lập tức gặp sự nguy hiểm.
Tại sao thiên ma nhốt cậu ta lại ở trong cung điện ma? Vì cậu đệ tử này có thần thông, thiên ma muốn cậu ta biến thành quyến thuộc của ma vương, có thể tăng thêm thế lực của chúng. Ma vương quỷ kế đa đoan, dùng trăm phương ngàn kế, muốn bắt người tu đạo, để làm quyến thuộc của chúng. Cho nên người tu hành phải cẩn thận, tu hành chân chánh thì mới phá được pháp thuật của ma.
HT Tuyên Hóa
#127
Gửi vào 25/06/2011 - 16:11
SÁM HỐI GIẢI NGHIỆP
Theo lời dạy của Lão Hòa Thượng Thường Nhân, Ngài trở về Chùa Tam Duyên giúp đỡ tăng chúng xây cất Tự viện. Tất cả vật liệu như cây cối, ngói gạch đều phải chuyên chở bằng xe, nhưng nhằm vào mùa thu hoạch, nên Chùa không thể mướn xe được. Ngài (H.T Tuyên Hoá) đích thân lặn lội tìm đến nhà ông Trưởng khu Lưu Trung Cần mượn xe, tiếc thay ông Lưu từ chối rằng:
- Bạch Thầy đây là việc thiện con muốn làm lắm, nhưng ngặt vì lúc này đúng vào mùa gặt lúa, nên con không có cách chi giúp Thầy!
Khi ấy người em dâu của ông từ trong phòng bước ra thấy Ngài, bà liền cầu Ngài cứu vớt con bà, thằng bé đang bệnh nặng sắp chết.
Sau một hồi quán sát Ngài nói:
- Bà có biết vì sao con bà sắp bị chết không?
- Dạ con không biết.
- Vì bà không hiếu thảo với cha mẹ chồng, nếu bà tin lời tôi mà đến trước cha mẹ chồng quỳ lạy sám hối tội lỗi, thì mới mong cứu vãn tánh mạng đứa nhỏ.
Vì thương con nên bà đã làm y theo lời dạy, nhưng bệnh tình con bà vẫn không thuyên giảm. Ngài bảo rằng hãy đem đứa bé đến, khi bà mang con đến, Ngài vỗ trên đầu đứa bé ba lần và đứa bé bắt đầu khóc. Bệnh của bé cũng tự nhiên phục hồi.
Ông Lưu chính mắt thấy rõ sự tình lòng rất thán phục nên chủ động chiêu tập tất cả xe cộ lớn nhỏ trong toàn khu để chở vật liệu xây cất cho Chùa luôn mấy ngày liền. Sau đó bất luận Ngài đi đâu cũng có người tranh nhau cho mượn xe chở. Chỉ trong vòng một tháng người ta đã cho mượn đến tám trăm chiếc xe.
ST
Theo lời dạy của Lão Hòa Thượng Thường Nhân, Ngài trở về Chùa Tam Duyên giúp đỡ tăng chúng xây cất Tự viện. Tất cả vật liệu như cây cối, ngói gạch đều phải chuyên chở bằng xe, nhưng nhằm vào mùa thu hoạch, nên Chùa không thể mướn xe được. Ngài (H.T Tuyên Hoá) đích thân lặn lội tìm đến nhà ông Trưởng khu Lưu Trung Cần mượn xe, tiếc thay ông Lưu từ chối rằng:
- Bạch Thầy đây là việc thiện con muốn làm lắm, nhưng ngặt vì lúc này đúng vào mùa gặt lúa, nên con không có cách chi giúp Thầy!
Khi ấy người em dâu của ông từ trong phòng bước ra thấy Ngài, bà liền cầu Ngài cứu vớt con bà, thằng bé đang bệnh nặng sắp chết.
Sau một hồi quán sát Ngài nói:
- Bà có biết vì sao con bà sắp bị chết không?
- Dạ con không biết.
- Vì bà không hiếu thảo với cha mẹ chồng, nếu bà tin lời tôi mà đến trước cha mẹ chồng quỳ lạy sám hối tội lỗi, thì mới mong cứu vãn tánh mạng đứa nhỏ.
Vì thương con nên bà đã làm y theo lời dạy, nhưng bệnh tình con bà vẫn không thuyên giảm. Ngài bảo rằng hãy đem đứa bé đến, khi bà mang con đến, Ngài vỗ trên đầu đứa bé ba lần và đứa bé bắt đầu khóc. Bệnh của bé cũng tự nhiên phục hồi.
Ông Lưu chính mắt thấy rõ sự tình lòng rất thán phục nên chủ động chiêu tập tất cả xe cộ lớn nhỏ trong toàn khu để chở vật liệu xây cất cho Chùa luôn mấy ngày liền. Sau đó bất luận Ngài đi đâu cũng có người tranh nhau cho mượn xe chở. Chỉ trong vòng một tháng người ta đã cho mượn đến tám trăm chiếc xe.
ST
#128
Gửi vào 25/06/2011 - 16:13
TIỀN CĂN
Cùng Thôn Dương Gia Điềm có em Vương Thân mười hai tuổi bị bệnh lao đã ho ra máu và còn bị đau bụng. Cha mẹ em tìm đến Ngài (H.T Tuyên Hoá) xin cứu sống con mình. Sau khi xem đứa bé, Ngài bèn hỏi ông Vương một câu hỏi lạ lùng:
- Ông có muốn cho con ông sống không? Tôi không thể cứu con ông được, chính ông phải cứu nó.
- Tôi muốn nó sống nhưng làm cách nào mà tôi có thể cứu nó? Tôi không biết phải làm sao đây?
- Đây là phương pháp: nếu ông muốn con ông sống thì ông phải cho nó xuất gia, quy y cửa Phật. Nếu nó xuất gia, nó sẽ sống bằng không nó sẽ chết. Hai đường phải lựa một và chẳng có cách nào khác.
Cha mẹ em liền đồng ý. Chẳng bao lâu sau, em hết bệnh hẳn. Thấy con mình mạnh khỏe trở lại, hai vợ chồng hối tiếc và không cho em đi tu, mặc dầu Ngài viết thơ ba lần khuyên họ phải giữ lời hứa. Trong lá thơ cuối cùng Ngài cảnh tỉnh họ: Nếu ông bà không tức khắc cho con mình xuất gia tu đạo thì e rằng bệnh tình của em sẽ bộc phát trở lại, khi ấy khó mà trị được. Cha mẹ em vẫn không quan tâm đến lời nhắc nhở trong thơ.
Qua hơn một năm sau bệnh của em bỗng tái phát, cha mẹ em lo lắng, chạy chữa biết bao bác sĩ, thuốc men nhưng đều vô phương cứu chữa, mấy ngày sau em qua đời. Dù hai ông bà có khóc lóc thảm thiết thế nào đi nữa, đứa bé cũng không sống lại. Cả hai người lại khẩn cầu Ngài cứu sống cho đứa con họ một lần nữa, nhưng Ngài nói:
- Cái phương pháp làm cho nó sống là của ông bà. Tôi đã cho ông bà cái phương pháp ấy. Chính ông bà đã không dùng, tôi không không thể làm gì khác hơn.
Cha mẹ em Vương Thân thật tâm hối hận vì trước kia đã không tin lời của Ngài. Tại sao Ngài dạy đứa trẻ xuất gia? Vì nó có cái đức tướng của một người xuất gia, và trong các kiếp trước, nó đã phát nguyện sẽ xuất gia trong mỗi kiếp sống.
ST
Cùng Thôn Dương Gia Điềm có em Vương Thân mười hai tuổi bị bệnh lao đã ho ra máu và còn bị đau bụng. Cha mẹ em tìm đến Ngài (H.T Tuyên Hoá) xin cứu sống con mình. Sau khi xem đứa bé, Ngài bèn hỏi ông Vương một câu hỏi lạ lùng:
- Ông có muốn cho con ông sống không? Tôi không thể cứu con ông được, chính ông phải cứu nó.
- Tôi muốn nó sống nhưng làm cách nào mà tôi có thể cứu nó? Tôi không biết phải làm sao đây?
- Đây là phương pháp: nếu ông muốn con ông sống thì ông phải cho nó xuất gia, quy y cửa Phật. Nếu nó xuất gia, nó sẽ sống bằng không nó sẽ chết. Hai đường phải lựa một và chẳng có cách nào khác.
Cha mẹ em liền đồng ý. Chẳng bao lâu sau, em hết bệnh hẳn. Thấy con mình mạnh khỏe trở lại, hai vợ chồng hối tiếc và không cho em đi tu, mặc dầu Ngài viết thơ ba lần khuyên họ phải giữ lời hứa. Trong lá thơ cuối cùng Ngài cảnh tỉnh họ: Nếu ông bà không tức khắc cho con mình xuất gia tu đạo thì e rằng bệnh tình của em sẽ bộc phát trở lại, khi ấy khó mà trị được. Cha mẹ em vẫn không quan tâm đến lời nhắc nhở trong thơ.
Qua hơn một năm sau bệnh của em bỗng tái phát, cha mẹ em lo lắng, chạy chữa biết bao bác sĩ, thuốc men nhưng đều vô phương cứu chữa, mấy ngày sau em qua đời. Dù hai ông bà có khóc lóc thảm thiết thế nào đi nữa, đứa bé cũng không sống lại. Cả hai người lại khẩn cầu Ngài cứu sống cho đứa con họ một lần nữa, nhưng Ngài nói:
- Cái phương pháp làm cho nó sống là của ông bà. Tôi đã cho ông bà cái phương pháp ấy. Chính ông bà đã không dùng, tôi không không thể làm gì khác hơn.
Cha mẹ em Vương Thân thật tâm hối hận vì trước kia đã không tin lời của Ngài. Tại sao Ngài dạy đứa trẻ xuất gia? Vì nó có cái đức tướng của một người xuất gia, và trong các kiếp trước, nó đã phát nguyện sẽ xuất gia trong mỗi kiếp sống.
ST
#129
Gửi vào 25/06/2011 - 16:16
MA ĐẾN CẦU GIỚI
Hồng Kông trong vài năm gần kề thường bị chấn động không an, phần vì thiên tai, phần vì nhân họa đã không ngừng phát khởi. Truy nghiệm điều này cho chúng ta biết đây cũng chính do nghiệp báo của chúng sanh chiêu cảm mà thành.
Vì muốn cứu vãn vận kiếp này, Ngài (H.T Tuyên Hoá) đã mượn đạo lực của đại chúng nguyện cầu cho chúng sanh thoát khỏi ách nàn. Thế nên nhân ngày Phật Di Đà Đản Sanh, 17 tháng 11 năm 1952, Ngài cử hành pháp hội niệm Phật bảy ngày, mỗi ngày từ tám giờ sáng đến bảy giờ chiều. Vì Chùa nằm trên núi nên người ta phải vất vả và tốn nhiều thời giờ mới đến nơi, tuy vậy họ vẫn tới tham dự đông đảo.
Đến chiều tối ngày thứ năm của khóa Phật thất, lúc thời hương thứ sáu vừa tàn, bỗng nhiên có một con quỷ nhập vào bà Trương Quả Vũ rồi bà quỳ xuống cầu khẩn Ngài truyền Tam quy, Ngũ giới. Ngài chấp nhận lời thỉnh cầu, lúc truyền giới vừa xong thì bà Trương cũng vừa tỉnh lại. Những người tham gia pháp hội nức nở khen: Quỷ cũng biết cầu giới, chẳng lẽ con người không biết tu hành sao?
HT.Tuyên Hóa
Hồng Kông trong vài năm gần kề thường bị chấn động không an, phần vì thiên tai, phần vì nhân họa đã không ngừng phát khởi. Truy nghiệm điều này cho chúng ta biết đây cũng chính do nghiệp báo của chúng sanh chiêu cảm mà thành.
Vì muốn cứu vãn vận kiếp này, Ngài (H.T Tuyên Hoá) đã mượn đạo lực của đại chúng nguyện cầu cho chúng sanh thoát khỏi ách nàn. Thế nên nhân ngày Phật Di Đà Đản Sanh, 17 tháng 11 năm 1952, Ngài cử hành pháp hội niệm Phật bảy ngày, mỗi ngày từ tám giờ sáng đến bảy giờ chiều. Vì Chùa nằm trên núi nên người ta phải vất vả và tốn nhiều thời giờ mới đến nơi, tuy vậy họ vẫn tới tham dự đông đảo.
Đến chiều tối ngày thứ năm của khóa Phật thất, lúc thời hương thứ sáu vừa tàn, bỗng nhiên có một con quỷ nhập vào bà Trương Quả Vũ rồi bà quỳ xuống cầu khẩn Ngài truyền Tam quy, Ngũ giới. Ngài chấp nhận lời thỉnh cầu, lúc truyền giới vừa xong thì bà Trương cũng vừa tỉnh lại. Những người tham gia pháp hội nức nở khen: Quỷ cũng biết cầu giới, chẳng lẽ con người không biết tu hành sao?
HT.Tuyên Hóa
#130
Gửi vào 25/06/2011 - 16:22
BỘ RĂNG VÀNG
Ông cụ già ngót tám mươi tuổi đầu ấy đã hứa với chúng cái chết của mình ba tháng nay rồi, mà ba tháng nay, ông cụ cứ nằm lỳ giữa giường để rên đấy, ăn đấy, và thi hành mọi việc cần dùng ở đấy... Cụ thật là người keo kiệt, đến lúc hấp hối rồi mà vẫn còn đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành, hau háu ra chi li từng đồng xu nhỏ một, chẳng chịu rời chùm thìa khoá, mở tủ, lấy văn tự địa đồ chia của cho con.
Đến bây giờ thì ông cụ quả thật chết rồi, nhẹ nợ!... Ông cụ chết rồi, thì thằng cả, thằng hai với vợ chúng xúm nhau vào vồ lấy chùm thìa khoá, tính việc chia gia tài. Chúng hãy để mặc cái thây ma nằm đấy. Cả hai ngày hôm ấy chúng bận bù đầu vào trăm công nghìn việc. Thằng hai nhường cho anh bộ đồ thờ với yến thư bàn độc, thì kỳ kèo ép anh phải bỏ tiền ra lo cho bố, thết đãi hàng xã, hàng tổng thì phải lấy lại hai con lợn nái của mình.
Tối hôm sau cái chết của ông cụ, họ hàng cũng không một ai biết, vì chúng... tính toán chưa xong. Đến độ nửa đêm mọi việc đã thương lượng được với nhau đâu vào đấy cả. Lên giường nằm nghỉ, thằng cả mơ màng đến những cảnh phóng túng chơi bời cũng như thằng hai, sướng bằng mở cờ trong bụng định những việc mưu danh, cầu tước, mua lấy một chân chức sắc trong làng.
Bốn vợ chồng chúng xì xào to nhỏ với nhau, khúc khích với nhau, duy chỉ một mình ông cụ, một cái thây ma phủ dưới một cái chăn đơn, nằm đờ với ngọn đèn dầu to không bằng hạt đỗ. Vì không có chúc thư để lại, cái chết kia là cái chết bất thình lình, chúng dã dấu kín ngày giờ với họ hàng, làng nước thì chúng kêu gào khóc lóc làm chi?
Vợ chồng thằng cả muốn như ngủ rồi, thì vợ chồng thằng hai rón rén đẩy cửa lôi nhau ra ngoài chuyện kín. Thằng hai, óc lý tài sáng suốt hơn thằng cả, nhớ rõ ngay rằng trong lúc sinh thời, ông bố muốn thay vào hàm răng bằng cái còn cái gãy, đã lên tỉnh, vào nhà trồng răng vàng. Chúng cứ xì xào cãi lẫn với nhau, con vợ nhất định giãy giụa không nghe, kêu rằng trong nhà có kẻ qua đời, người sống muốn cho kẻ chết được thiêng liêng phù hộ cho mình, thường còn lắm khi bỏ vàng vào miệng. Nên khi thấy chồng bàn lấy bộ răng trong mồm bố để bán, nó chẳng bằng lòng...
Thằng chồng phát gắt mà rằng:
- Cái đời đàn bà chúng mày sao ngu thế? Chết rồi, thì việc cúng giỗ chẳng qua là việc lừa dối thiên hạ, bộ răng vàng ấy đem bán đi không được chục bạc hay sao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng để cho vợ chồng anh cả biết. Ông làm gì thì mặc xác ông!
Rồi nó nguây nguẩy quay vào, để cho vợ một mình đứng đấy. Trong nhà có người chết, ngoài sân lại thêm đom đóm bay liệng lập lòe, cây cau, cây chuối cọ lá sột sạt vào nhau, con vện thỉnh thoảng cắn bóng một cách tức bực buồn rầu, nghe sợ đến rủn người đi được. Chị vợ bỗng giật mình hoảng sợ, hấp tấp chạy vào những toan ngăn chồng không cho làm thế, nhưng khi đến cửa buồng, nhìn vào thây ma trơ trơ nằm đấy thì chị ta lại sợ, không dám bước vào. Nó biết vợ nó phải lánh mặt đi rồi thì nó cứ việc tự do hành động. Nó nhìn sau nhìn trước, lắng tai nghe kỹ, thấy vợ chồng anh mình đã ngáy mới yên trí, rón rén đến bên giường bố chết, lật cái chăn ra.
Để một tay giữ trên đôi mắt người đã qua đời, còn một tay nó bóp lấy hàm, cố vành cho được. Thấy hơi răn rắn, nó liền dùng hết sức, cố vành mồm kẻ chết móc ra được bộ răng vàng. Như người sốt rét phải chậu nước lạnh dội vào mình, nó bỗng run lên lật bật. Bộ răng vàng rơi lăn xuống đất nó cũng không kịp nhặt, vì khi nhìn lại đôi mắt của kẻ qua đời đã bị bàn tay phũ phàng kia làm cho lật hẳn mi lên. Mà cái mồm, một cái mồm không răng trông sâu hoăm hoẳm mà tối om om, sau khi đã bị vành thì thôi, nhất định không thèm ngậm lại. Người chết hình như trợn mắt, há mồm, nguyền rủa thằng con bất hiếu, trông đáng sợ vô cùng.
Nó đứng ngây ra đấy kinh khủng mà nhìn, không chớp mắt một hồi, rồi sau khi rú lên một tiếng, bưng mặt đẩy cửa chạy đi. Nghe thấy tiếng kêu ghê gớm lạ lùng hai vợ chồng anh đều ngồi nhổm dậy. Chúng không hiểu nguyên do sao cả, chỉ nhìn nhau một cách kinh ngạc rồi rón rén xuống đất, bước đến cửa phòng người chết, đứng đấy nhìn vào. Cái thây ma trợn mắt há mồm như đang chửi rủa.
Hai vợ chồng sợ quá đứng sát nách nhau mà run lập cập, trống ngực đánh thình lình. Giữa cái lúc bối rối tâm thần, mơ màng đến những chuyện "quỷ nhập tràng" của bộ Liêu trai, không biết nên đứng ỳ ra đấy hay cuống cẳng bỏ chạy đi đâu, thì thằng anh nhìn thấy cái bộ răng vàng nằm dưới gậm giường nhờ ánh sáng đèn chiếu ra lóng lánh.
Cái việc thằng em vào đây, rú lên rồi ôm đầu bỏ chạy, nó hiểu rõ ra ngay. Nhìn ra sau lưng, thấy vợ chồng thằng em đã đứng tái mặt đấy rồi, thì nó lên giọng đàn anh, mắng trùm: "Chúng mày thực là bất hiếu!". Người đàn bà kia cố cãi cho ra lẽ, kêu rằng đã hết lời ngăn cản mà chồng chẳng chịu nghe nào. Rồi chị ta xin lỗi cho chồng, những mong được lượng ông giữ kín những chuyện nhơ nhuốc trong nhà, cứ việc lắp lại hàm răng vào mồm cho bố. Nhưng thằng anh lại không làm thế, sau khi không có cách nào vuốt mắt, đậy mồm cho người đã mất thì nó chỉ đành trùm chăn lên trên một cách gọn gàng. Rồi nó quay lại mắng đứa em dâu:
- Chú thím đã định lừa tôi như thế, thì bộ răng này, sau khi tôi bán được, mong rằng chú thím đừng nhớ đến chuyện chia...
Sau cùng, thì một cách tự nhiên, nhanh nhẹn nhất đời, nó cúi xuống nhặt bộ răng vàng, bỏ túi.
Vũ Trọng Phụng
Ông cụ già ngót tám mươi tuổi đầu ấy đã hứa với chúng cái chết của mình ba tháng nay rồi, mà ba tháng nay, ông cụ cứ nằm lỳ giữa giường để rên đấy, ăn đấy, và thi hành mọi việc cần dùng ở đấy... Cụ thật là người keo kiệt, đến lúc hấp hối rồi mà vẫn còn đo lọ nước mắm đếm củ dưa hành, hau háu ra chi li từng đồng xu nhỏ một, chẳng chịu rời chùm thìa khoá, mở tủ, lấy văn tự địa đồ chia của cho con.
Đến bây giờ thì ông cụ quả thật chết rồi, nhẹ nợ!... Ông cụ chết rồi, thì thằng cả, thằng hai với vợ chúng xúm nhau vào vồ lấy chùm thìa khoá, tính việc chia gia tài. Chúng hãy để mặc cái thây ma nằm đấy. Cả hai ngày hôm ấy chúng bận bù đầu vào trăm công nghìn việc. Thằng hai nhường cho anh bộ đồ thờ với yến thư bàn độc, thì kỳ kèo ép anh phải bỏ tiền ra lo cho bố, thết đãi hàng xã, hàng tổng thì phải lấy lại hai con lợn nái của mình.
Tối hôm sau cái chết của ông cụ, họ hàng cũng không một ai biết, vì chúng... tính toán chưa xong. Đến độ nửa đêm mọi việc đã thương lượng được với nhau đâu vào đấy cả. Lên giường nằm nghỉ, thằng cả mơ màng đến những cảnh phóng túng chơi bời cũng như thằng hai, sướng bằng mở cờ trong bụng định những việc mưu danh, cầu tước, mua lấy một chân chức sắc trong làng.
Bốn vợ chồng chúng xì xào to nhỏ với nhau, khúc khích với nhau, duy chỉ một mình ông cụ, một cái thây ma phủ dưới một cái chăn đơn, nằm đờ với ngọn đèn dầu to không bằng hạt đỗ. Vì không có chúc thư để lại, cái chết kia là cái chết bất thình lình, chúng dã dấu kín ngày giờ với họ hàng, làng nước thì chúng kêu gào khóc lóc làm chi?
Vợ chồng thằng cả muốn như ngủ rồi, thì vợ chồng thằng hai rón rén đẩy cửa lôi nhau ra ngoài chuyện kín. Thằng hai, óc lý tài sáng suốt hơn thằng cả, nhớ rõ ngay rằng trong lúc sinh thời, ông bố muốn thay vào hàm răng bằng cái còn cái gãy, đã lên tỉnh, vào nhà trồng răng vàng. Chúng cứ xì xào cãi lẫn với nhau, con vợ nhất định giãy giụa không nghe, kêu rằng trong nhà có kẻ qua đời, người sống muốn cho kẻ chết được thiêng liêng phù hộ cho mình, thường còn lắm khi bỏ vàng vào miệng. Nên khi thấy chồng bàn lấy bộ răng trong mồm bố để bán, nó chẳng bằng lòng...
Thằng chồng phát gắt mà rằng:
- Cái đời đàn bà chúng mày sao ngu thế? Chết rồi, thì việc cúng giỗ chẳng qua là việc lừa dối thiên hạ, bộ răng vàng ấy đem bán đi không được chục bạc hay sao? Mày không nghe ông mặc kệ mày, miễn sao mày đừng để cho vợ chồng anh cả biết. Ông làm gì thì mặc xác ông!
Rồi nó nguây nguẩy quay vào, để cho vợ một mình đứng đấy. Trong nhà có người chết, ngoài sân lại thêm đom đóm bay liệng lập lòe, cây cau, cây chuối cọ lá sột sạt vào nhau, con vện thỉnh thoảng cắn bóng một cách tức bực buồn rầu, nghe sợ đến rủn người đi được. Chị vợ bỗng giật mình hoảng sợ, hấp tấp chạy vào những toan ngăn chồng không cho làm thế, nhưng khi đến cửa buồng, nhìn vào thây ma trơ trơ nằm đấy thì chị ta lại sợ, không dám bước vào. Nó biết vợ nó phải lánh mặt đi rồi thì nó cứ việc tự do hành động. Nó nhìn sau nhìn trước, lắng tai nghe kỹ, thấy vợ chồng anh mình đã ngáy mới yên trí, rón rén đến bên giường bố chết, lật cái chăn ra.
Để một tay giữ trên đôi mắt người đã qua đời, còn một tay nó bóp lấy hàm, cố vành cho được. Thấy hơi răn rắn, nó liền dùng hết sức, cố vành mồm kẻ chết móc ra được bộ răng vàng. Như người sốt rét phải chậu nước lạnh dội vào mình, nó bỗng run lên lật bật. Bộ răng vàng rơi lăn xuống đất nó cũng không kịp nhặt, vì khi nhìn lại đôi mắt của kẻ qua đời đã bị bàn tay phũ phàng kia làm cho lật hẳn mi lên. Mà cái mồm, một cái mồm không răng trông sâu hoăm hoẳm mà tối om om, sau khi đã bị vành thì thôi, nhất định không thèm ngậm lại. Người chết hình như trợn mắt, há mồm, nguyền rủa thằng con bất hiếu, trông đáng sợ vô cùng.
Nó đứng ngây ra đấy kinh khủng mà nhìn, không chớp mắt một hồi, rồi sau khi rú lên một tiếng, bưng mặt đẩy cửa chạy đi. Nghe thấy tiếng kêu ghê gớm lạ lùng hai vợ chồng anh đều ngồi nhổm dậy. Chúng không hiểu nguyên do sao cả, chỉ nhìn nhau một cách kinh ngạc rồi rón rén xuống đất, bước đến cửa phòng người chết, đứng đấy nhìn vào. Cái thây ma trợn mắt há mồm như đang chửi rủa.
Hai vợ chồng sợ quá đứng sát nách nhau mà run lập cập, trống ngực đánh thình lình. Giữa cái lúc bối rối tâm thần, mơ màng đến những chuyện "quỷ nhập tràng" của bộ Liêu trai, không biết nên đứng ỳ ra đấy hay cuống cẳng bỏ chạy đi đâu, thì thằng anh nhìn thấy cái bộ răng vàng nằm dưới gậm giường nhờ ánh sáng đèn chiếu ra lóng lánh.
Cái việc thằng em vào đây, rú lên rồi ôm đầu bỏ chạy, nó hiểu rõ ra ngay. Nhìn ra sau lưng, thấy vợ chồng thằng em đã đứng tái mặt đấy rồi, thì nó lên giọng đàn anh, mắng trùm: "Chúng mày thực là bất hiếu!". Người đàn bà kia cố cãi cho ra lẽ, kêu rằng đã hết lời ngăn cản mà chồng chẳng chịu nghe nào. Rồi chị ta xin lỗi cho chồng, những mong được lượng ông giữ kín những chuyện nhơ nhuốc trong nhà, cứ việc lắp lại hàm răng vào mồm cho bố. Nhưng thằng anh lại không làm thế, sau khi không có cách nào vuốt mắt, đậy mồm cho người đã mất thì nó chỉ đành trùm chăn lên trên một cách gọn gàng. Rồi nó quay lại mắng đứa em dâu:
- Chú thím đã định lừa tôi như thế, thì bộ răng này, sau khi tôi bán được, mong rằng chú thím đừng nhớ đến chuyện chia...
Sau cùng, thì một cách tự nhiên, nhanh nhẹn nhất đời, nó cúi xuống nhặt bộ răng vàng, bỏ túi.
Vũ Trọng Phụng
#131
Gửi vào 25/06/2011 - 16:40
CHỬA BỆNH BẰNG TÂM LINH
Làm cho người điếc nghe lại, người câm nói được, hoặc chữa bệnh ung thư, “chiến trường” siêu tâm lý học ở nga không có giới hạn. phóng viên tạp chí le figago magazine Pháp, đã trực tiếp đến gặp ba bác sĩ điều trị bằng ngọai cảm và kể lại trên các số báo ra ngày 20-06-1992.
Ở vùng nông thôn cách Moskva một trăm km về phía tây có một ngôi làng với khoảng ba mươi căn nhà gỗ dành cho cán bộ về hưu Alexander Petrovich, đại tá cục tình báo trung ương Liên xô cũ, nổi tiếng là một nhà ngoại cảm, một chuyên gia chữa bệnh bằng thôi miên. Mỗi tháng hơn tám trăm người đến khám bệnh trong căn phòng nhỏ của ông ở thị trấn gần đó. Một con số đáng ngạc nhiên! Mặc dù ông chỉ làm việc vào ngày cuối tuần mà thôi, nhưng vào mùa hè bệnh nhân sẵn sàng cấm lều trại trên các cánh đồng lân cận; xe hơi xe buýt nối đuôi nhau dài hàng trăm mét.
Ngoài cấp bậc trong quân đội Petrovich còn là “tiến sĩ khoa học” về tâm lý. Thực ra tài năng ngoại cảm của ông không biểu hiện qua bằng cấp. Từ lúc còn bé ông đã trị được bệnh bằng tay không và thôi miên. Cha và ông nội ông cũng biết trị bệnh như thế. Trong quân đội ông tham gia vào kế họach chuẩn bị tâm lý cho binh sĩ, phục hồi tâm lý cho những người thoát chết sau cuộc chiến ở Afghanistan cũng như nạn nhân vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl. Bạn hãy tiếp tục đọc và có thể tưởng rằng hai trường hợp sau đây khác biệt nhau. Nhưng cả hai đều tương đồng ở chỗ: mọi vấn đề liên quan đến cột sống, dù đó là ca chấn thương đơn thuần hay ca nhiễm bức xạ.
Aliocha là một bệnh nhân râu tóc xồm xàm, mặc áo quần vá víu. Đầu tiên Alexander tìm cách làm cho ông ta ngủ, nhưng không phải thôi miên bằng mắt, hay bằng mệnh lệnh mà bằng tay. Alexander đứng sau lưng Aliocha, không hề chạm vào thân mà chỉ đưa tay gần sau đỉnh đầu. Vài giây sau, Aliocha rơi vào giấc ngủ. Alexander di chuyển tay từ từ về phía sau, thân hình Aliocha cũng dần nằm ngữa ra, chân không chút động đậy.
Thân người nghiêng dần hai mươi độ. Sau vài phút tay vẫn không chạm vào thân hình bệnh nhân, Alexander từ từ dựng đứng thân hình Aliocha lại, khi Alexander búng tay, Aliocha sẽ choàng tỉnh dậy. Không một lời trao đổi nhau trong suốt ca chữa bệnh! Alexander cho biết: “Aliocha còn phải trở lại lần nữa. Từ khi được tôi chữa bệnh, ông ta đã phục hồi được 40% thị lực”.
Bệnh nhân Nicolai cũng được điều trị theo phương pháp ấy. Đầu năm 1992 Nicolai bị xe lửa cán phải và anh ta không thể đi lại được nữa. Khi Nicolai đến cho đại tá Alexander khám bệnh, Alexander lướt tay phía trên đường cột sống của anh ta, rồi thình lình bấm một phát. Tay kia nắm một mớ con lăng bằng đồng, nhỏ cỡ 30g lớn đến 15kg) cán mạnh dọc xương sống Nicolai. Cuối cùng ông ta chập hai tay vào nhau và với tất cả sức lực hơn trăm kg, chà lên cột sống lần chót.
Alexander nói: “Tôi là bác sĩ y học dân tộc. Không bao giờ lấy tiền tôi phục vụ cho những ai cần đến thiên tư ngoại cảm của tôi”. Vài giờ sau đó Nicolai một lần nữa lại chìm trong giấc ngủ. Alexander đặt Nicolai nằm ngang, đầu và chân tựa lên hai chiếc ghế dựa, còn thân hình lơ lửng trong khoảng không. Sau đó với thân hình nặng hàng tạ của mình, ông leo lên ngồi mà lại ngồi theo kiểu cưỡi ngựa nữa chứ! Không có vẻ gì để chữa bệnh cả.
Vâng ông ta làm vậy chỉ để chúng tôi xem, để chứng tỏ là ông không gian lận, không có mánh khóe gì cả. Nhưng tại sao cả Aliocha và Nicolai đều im lặng như thế? Họ thông đồng với nhau chăng? Tôi yêu cầu hãy thôi miên cho tôi ngủ. Ông ta cười và bước ra sau lưng tôi. Tôi không thấy các bàn tay của ông ta nhưng tôi cảm thấy sức nóng rần rần chạy lên người tôi. Tôi chỉ biết tất cả những gì xảy ra sau giấc ngủ theo lời kể của người chụp ảnh đi theo tôi.
Không có vấn đề gì cả. Tôi ở tư thế nghiêng hai mươi độ! Tôi không còn nhớ gì cả ngọai trừ tiếng búng tay quen thuộc của Alexander. Hơn hai mươi năm nay các bác sỹ ở Pháp chẩn đoán một chân tôi ngắn hơn chân kia ba cm. “nào vậy là bình phục trong một hay hai ngày tới anh sẽ thấy rêm khắp người” ông nói. Lần này tôi có thể kiểm chứng lại được, trong hai tháng nữa nếu các gót giày mới của tôi cùng độ mòn như nhau, điều này mới là lạ!
Trước khi chia tay Alexander đưa chúng tôi đến một công trường gần đó, nơi mà ông đang lập kế họach xây dựng một trung tâm nghiên cứu các hiện tượng bí ẩn. Các hạng mục chính đã hoàn tất. Công trình xây dựng trung tâm này có thể hoàn thành trong sáu tháng nữa với chi phí hai trăm ngàn đôla. Bệnh nhân khắp thế giới sẽ đến tại đây chữa bệnh, có thể thuê phòng ăn uống tại nhà hàng. Chúng tôi chia tay với nhà ngọai cảm Alexander Pertrovích. Cuối tuần ông còn chữa bệnh cho hai trăm bệnh nhân không lấy tiền công.
Thành phố Joukovsky nằm cách Moskva bốn mươi km về hướng bắc. Đây là thành phố khoa học của Nga, lá phổi của thủ đô cách đó vài km là trung tâm thử nghiệm máy bay duy nhất trên thế giới với hầm quạt gió đặc biệt của nó. Ngay cả đến hãng Airbus phải đưa máy bay đến thử nghiệm ở đây. Tiến sỹ triết học và tâm lý học Alexander Spirkin, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia được xem là bậc thầy trong lĩnh vực siêu tâm lý học của Nga.
các bài viết của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông bước vào nghiên cứu môn siêu tâm lý học sau chiến tranh thế giới lần hai, khi làm việc chung với giáo sư Messing. Ẩn sau khuôn mặt già nua hôm nay là hai con người, một Spirkin một nhà hiền triết hấp thu học thuyết vũ trụ Hy lạp cổ đại, và một Spirkin nhà khoa học với những kinh nghiệm hiểu biết đáng kinh ngạc.
Alexander Spirkin quan niệm môn siêu tâm lý học của ông như sau: “để biết được những vùng đất tốt, đã có các con muỗi, còn hiệu nghiệm hơn cả siêu âm. Nơi nào có chúng nơi đó đất tốt. Vả lại bò cái không nằm bất cứ đâu trên cánh đồng. Những truyền thống tập tục dân gian thường có nền tảng thật sự”.
Vào năm 1976 Alexander Spirkin trực tiếp lãnh đạo một phòng thí nghiệm. Chính ông kiểm tra tuyển chọn nhân viên người nào sẽ là người có khả năng ngọai cảm. Ưng cử viên phải hội đủ ba tiêu chuẩn: hồ sơ, sức hút của đôi tay (vấn đề quan trọng đối với thí nghiệm sinh là từ trường và năng lượng sinh học tỏa ra) và cuối cùng là vòng cung viền quanh đồng tử mắt.
Năm loại vòng xếp theo độ dày của nó. Chỉ có loại thứ năm dầy nhất mới có đủ quyền lực về ngọai cảm. Cho đến nay không một phi công lái máy bay chiến đấu nào của Liên xô cũ, ngay cả những nhà du hành vũ trụ vượt qua đựơc tiêu chuẩn tuyển chọn này “trên một chiếc thuyền đánh cá, chỉ với hai que kim loại nhà khoa học ngoại cảm có thể phát hiện được tàu ngầm trong phạm vi đến tận chân trời”.
Ở Moskva gần thành phố Arbat, được ví như đại lộ champs Elysées của Paris, mọc lên một khu nhà rất tráng lệ. Lối ra vào của khu nhà này trang bị hệ thống mã số, cửa bộc thép dày. Bên trong có khỏang sáu, bảy người làm việc tất bật, căn phòng được trang bị đầy đủ camera, truyền hình, đầu máy video… đây là nơi làm việc của nữ chuyên gia ngọai cảm Djouna. Djouna không chỉ là nhà ngọai cảm không thôi, cô còn biết vẽ, làm thơ, ca hát phát minh ra những dụng cụ y khoa được cấp bằng sáng chế của nhiều nước trên thế giới. Những bằng phát minh này không còn là cái gì đó đối với cô, các bằng tốt nghiệp của cô nhiều đến độ chồng chất lên nhau.
Đủ lọai bằng cấp của Úc, Hoa kỳ, châu á, châu phi, Israel….. chưa kể đến chức giám đốc viện hàn lâm quốc gia Djouna về các ngành khoa học năng lượng sinh học. Djouna tên thật là Eugenia Davitachvili là người Georgie (Tbilissi) do số mệnh đưa đẩy cô đến Moskva và may mắn gặp Alexander Spirkin. Alexander từ chối nói về cô, thực ra chính ông ta ngầm công nhận trình độ ngoại cảm cho cô. Cô luôn luôn là khách mời của điện Kremlin.
Không đủ thời gian tiếp chúng tôi ở phòng thí nghiệm để chứng minh tài năng của mình, vì ngày hôm sau cô khởi hành đi khắp thế giới trong vòng vài tháng, cô chuyển cho chúng tôi một cuốn băng ghi lại buổi phát hình dài gần hai tiếng đồng hồ của đài truyền hình về rất nhiều thí nghiệm của cô dưới sự giám sát của các chuyên gia y học. Thật đáng kinh sợ!
Chúng tôi xem một cuốn băng cảnh cô Djouna chữa bệnh cho một người điếc nghe lại được, một cậu con trai câm nói được tiếng “mẹ” đầu tiên. Ca chữa bệnh lý thú được hơn năm ngàn người chứng kiến không biết là dưới từ trường hay năng lượng sinh học tỏa ra từ lòng bàn tay mà một trái tim không có động mạch, đã được cắt ra trước đó một thời gian lâu, bắt đầu đập trở lại. Ngoài thời gian hoạt động khoa học nhà ngoại cảm Djouna còn vẽ được gần hai trăm bức tranh và đã từng tặng bức đẹp nhất cho Đức giáo hoàng Jean Paul II….
KTNN
Làm cho người điếc nghe lại, người câm nói được, hoặc chữa bệnh ung thư, “chiến trường” siêu tâm lý học ở nga không có giới hạn. phóng viên tạp chí le figago magazine Pháp, đã trực tiếp đến gặp ba bác sĩ điều trị bằng ngọai cảm và kể lại trên các số báo ra ngày 20-06-1992.
Ở vùng nông thôn cách Moskva một trăm km về phía tây có một ngôi làng với khoảng ba mươi căn nhà gỗ dành cho cán bộ về hưu Alexander Petrovich, đại tá cục tình báo trung ương Liên xô cũ, nổi tiếng là một nhà ngoại cảm, một chuyên gia chữa bệnh bằng thôi miên. Mỗi tháng hơn tám trăm người đến khám bệnh trong căn phòng nhỏ của ông ở thị trấn gần đó. Một con số đáng ngạc nhiên! Mặc dù ông chỉ làm việc vào ngày cuối tuần mà thôi, nhưng vào mùa hè bệnh nhân sẵn sàng cấm lều trại trên các cánh đồng lân cận; xe hơi xe buýt nối đuôi nhau dài hàng trăm mét.
Ngoài cấp bậc trong quân đội Petrovich còn là “tiến sĩ khoa học” về tâm lý. Thực ra tài năng ngoại cảm của ông không biểu hiện qua bằng cấp. Từ lúc còn bé ông đã trị được bệnh bằng tay không và thôi miên. Cha và ông nội ông cũng biết trị bệnh như thế. Trong quân đội ông tham gia vào kế họach chuẩn bị tâm lý cho binh sĩ, phục hồi tâm lý cho những người thoát chết sau cuộc chiến ở Afghanistan cũng như nạn nhân vụ nổ lò nguyên tử Chernobyl. Bạn hãy tiếp tục đọc và có thể tưởng rằng hai trường hợp sau đây khác biệt nhau. Nhưng cả hai đều tương đồng ở chỗ: mọi vấn đề liên quan đến cột sống, dù đó là ca chấn thương đơn thuần hay ca nhiễm bức xạ.
Aliocha là một bệnh nhân râu tóc xồm xàm, mặc áo quần vá víu. Đầu tiên Alexander tìm cách làm cho ông ta ngủ, nhưng không phải thôi miên bằng mắt, hay bằng mệnh lệnh mà bằng tay. Alexander đứng sau lưng Aliocha, không hề chạm vào thân mà chỉ đưa tay gần sau đỉnh đầu. Vài giây sau, Aliocha rơi vào giấc ngủ. Alexander di chuyển tay từ từ về phía sau, thân hình Aliocha cũng dần nằm ngữa ra, chân không chút động đậy.
Thân người nghiêng dần hai mươi độ. Sau vài phút tay vẫn không chạm vào thân hình bệnh nhân, Alexander từ từ dựng đứng thân hình Aliocha lại, khi Alexander búng tay, Aliocha sẽ choàng tỉnh dậy. Không một lời trao đổi nhau trong suốt ca chữa bệnh! Alexander cho biết: “Aliocha còn phải trở lại lần nữa. Từ khi được tôi chữa bệnh, ông ta đã phục hồi được 40% thị lực”.
Bệnh nhân Nicolai cũng được điều trị theo phương pháp ấy. Đầu năm 1992 Nicolai bị xe lửa cán phải và anh ta không thể đi lại được nữa. Khi Nicolai đến cho đại tá Alexander khám bệnh, Alexander lướt tay phía trên đường cột sống của anh ta, rồi thình lình bấm một phát. Tay kia nắm một mớ con lăng bằng đồng, nhỏ cỡ 30g lớn đến 15kg) cán mạnh dọc xương sống Nicolai. Cuối cùng ông ta chập hai tay vào nhau và với tất cả sức lực hơn trăm kg, chà lên cột sống lần chót.
Alexander nói: “Tôi là bác sĩ y học dân tộc. Không bao giờ lấy tiền tôi phục vụ cho những ai cần đến thiên tư ngoại cảm của tôi”. Vài giờ sau đó Nicolai một lần nữa lại chìm trong giấc ngủ. Alexander đặt Nicolai nằm ngang, đầu và chân tựa lên hai chiếc ghế dựa, còn thân hình lơ lửng trong khoảng không. Sau đó với thân hình nặng hàng tạ của mình, ông leo lên ngồi mà lại ngồi theo kiểu cưỡi ngựa nữa chứ! Không có vẻ gì để chữa bệnh cả.
Vâng ông ta làm vậy chỉ để chúng tôi xem, để chứng tỏ là ông không gian lận, không có mánh khóe gì cả. Nhưng tại sao cả Aliocha và Nicolai đều im lặng như thế? Họ thông đồng với nhau chăng? Tôi yêu cầu hãy thôi miên cho tôi ngủ. Ông ta cười và bước ra sau lưng tôi. Tôi không thấy các bàn tay của ông ta nhưng tôi cảm thấy sức nóng rần rần chạy lên người tôi. Tôi chỉ biết tất cả những gì xảy ra sau giấc ngủ theo lời kể của người chụp ảnh đi theo tôi.
Không có vấn đề gì cả. Tôi ở tư thế nghiêng hai mươi độ! Tôi không còn nhớ gì cả ngọai trừ tiếng búng tay quen thuộc của Alexander. Hơn hai mươi năm nay các bác sỹ ở Pháp chẩn đoán một chân tôi ngắn hơn chân kia ba cm. “nào vậy là bình phục trong một hay hai ngày tới anh sẽ thấy rêm khắp người” ông nói. Lần này tôi có thể kiểm chứng lại được, trong hai tháng nữa nếu các gót giày mới của tôi cùng độ mòn như nhau, điều này mới là lạ!
Trước khi chia tay Alexander đưa chúng tôi đến một công trường gần đó, nơi mà ông đang lập kế họach xây dựng một trung tâm nghiên cứu các hiện tượng bí ẩn. Các hạng mục chính đã hoàn tất. Công trình xây dựng trung tâm này có thể hoàn thành trong sáu tháng nữa với chi phí hai trăm ngàn đôla. Bệnh nhân khắp thế giới sẽ đến tại đây chữa bệnh, có thể thuê phòng ăn uống tại nhà hàng. Chúng tôi chia tay với nhà ngọai cảm Alexander Pertrovích. Cuối tuần ông còn chữa bệnh cho hai trăm bệnh nhân không lấy tiền công.
Thành phố Joukovsky nằm cách Moskva bốn mươi km về hướng bắc. Đây là thành phố khoa học của Nga, lá phổi của thủ đô cách đó vài km là trung tâm thử nghiệm máy bay duy nhất trên thế giới với hầm quạt gió đặc biệt của nó. Ngay cả đến hãng Airbus phải đưa máy bay đến thử nghiệm ở đây. Tiến sỹ triết học và tâm lý học Alexander Spirkin, viện sĩ Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia được xem là bậc thầy trong lĩnh vực siêu tâm lý học của Nga.
các bài viết của ông đã được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông bước vào nghiên cứu môn siêu tâm lý học sau chiến tranh thế giới lần hai, khi làm việc chung với giáo sư Messing. Ẩn sau khuôn mặt già nua hôm nay là hai con người, một Spirkin một nhà hiền triết hấp thu học thuyết vũ trụ Hy lạp cổ đại, và một Spirkin nhà khoa học với những kinh nghiệm hiểu biết đáng kinh ngạc.
Alexander Spirkin quan niệm môn siêu tâm lý học của ông như sau: “để biết được những vùng đất tốt, đã có các con muỗi, còn hiệu nghiệm hơn cả siêu âm. Nơi nào có chúng nơi đó đất tốt. Vả lại bò cái không nằm bất cứ đâu trên cánh đồng. Những truyền thống tập tục dân gian thường có nền tảng thật sự”.
Vào năm 1976 Alexander Spirkin trực tiếp lãnh đạo một phòng thí nghiệm. Chính ông kiểm tra tuyển chọn nhân viên người nào sẽ là người có khả năng ngọai cảm. Ưng cử viên phải hội đủ ba tiêu chuẩn: hồ sơ, sức hút của đôi tay (vấn đề quan trọng đối với thí nghiệm sinh là từ trường và năng lượng sinh học tỏa ra) và cuối cùng là vòng cung viền quanh đồng tử mắt.
Năm loại vòng xếp theo độ dày của nó. Chỉ có loại thứ năm dầy nhất mới có đủ quyền lực về ngọai cảm. Cho đến nay không một phi công lái máy bay chiến đấu nào của Liên xô cũ, ngay cả những nhà du hành vũ trụ vượt qua đựơc tiêu chuẩn tuyển chọn này “trên một chiếc thuyền đánh cá, chỉ với hai que kim loại nhà khoa học ngoại cảm có thể phát hiện được tàu ngầm trong phạm vi đến tận chân trời”.
Ở Moskva gần thành phố Arbat, được ví như đại lộ champs Elysées của Paris, mọc lên một khu nhà rất tráng lệ. Lối ra vào của khu nhà này trang bị hệ thống mã số, cửa bộc thép dày. Bên trong có khỏang sáu, bảy người làm việc tất bật, căn phòng được trang bị đầy đủ camera, truyền hình, đầu máy video… đây là nơi làm việc của nữ chuyên gia ngọai cảm Djouna. Djouna không chỉ là nhà ngọai cảm không thôi, cô còn biết vẽ, làm thơ, ca hát phát minh ra những dụng cụ y khoa được cấp bằng sáng chế của nhiều nước trên thế giới. Những bằng phát minh này không còn là cái gì đó đối với cô, các bằng tốt nghiệp của cô nhiều đến độ chồng chất lên nhau.
Đủ lọai bằng cấp của Úc, Hoa kỳ, châu á, châu phi, Israel….. chưa kể đến chức giám đốc viện hàn lâm quốc gia Djouna về các ngành khoa học năng lượng sinh học. Djouna tên thật là Eugenia Davitachvili là người Georgie (Tbilissi) do số mệnh đưa đẩy cô đến Moskva và may mắn gặp Alexander Spirkin. Alexander từ chối nói về cô, thực ra chính ông ta ngầm công nhận trình độ ngoại cảm cho cô. Cô luôn luôn là khách mời của điện Kremlin.
Không đủ thời gian tiếp chúng tôi ở phòng thí nghiệm để chứng minh tài năng của mình, vì ngày hôm sau cô khởi hành đi khắp thế giới trong vòng vài tháng, cô chuyển cho chúng tôi một cuốn băng ghi lại buổi phát hình dài gần hai tiếng đồng hồ của đài truyền hình về rất nhiều thí nghiệm của cô dưới sự giám sát của các chuyên gia y học. Thật đáng kinh sợ!
Chúng tôi xem một cuốn băng cảnh cô Djouna chữa bệnh cho một người điếc nghe lại được, một cậu con trai câm nói được tiếng “mẹ” đầu tiên. Ca chữa bệnh lý thú được hơn năm ngàn người chứng kiến không biết là dưới từ trường hay năng lượng sinh học tỏa ra từ lòng bàn tay mà một trái tim không có động mạch, đã được cắt ra trước đó một thời gian lâu, bắt đầu đập trở lại. Ngoài thời gian hoạt động khoa học nhà ngoại cảm Djouna còn vẽ được gần hai trăm bức tranh và đã từng tặng bức đẹp nhất cho Đức giáo hoàng Jean Paul II….
KTNN
#132
Gửi vào 26/06/2011 - 10:49
NGÔI NHÀ MA
Truyện Có Thật
Khi còn học ở đại học bốn năm, Tuấn sống với bố mẹ tại một thành phố thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Sáu tháng trước khi tốt nghiệp cử nhân khoa học về Tin Học (BS in Computer Science) Tuấn đã gửi đơn xin việc đến một số các hảng về điện tử (hardware) hoặc về phần mềm (Software) để xin việc. Lúc này đang trong thời kinh tế thịnh vượng nên trong vòng vài tháng Tuấn đã được bốn công ty thâu nhận. Chàng chọn một công ty làm về phần mềm ở thành phố North Andover thuộc tiểu bang Massachusetts vì việc làm đúng khả năng của Tuấn, và chỉ cách chổ bố mẹ chàng chừng một giờ rưỡi lái xe thôi.
Sống ở vùng Đông Bắc này đã lâu nhưng Tuấn vẫn ngại lái xe trong trời tuyết mùa đông. Nên khi chấp nhận nhận việc Tuấn phải lo kiếm nhà để thuê cho gần nơi mình làm, hơn nữa không sống chung với bố mẹ bao giờ cũng được tự do và thoải mái hơn. Ngặt một nỗi là nhà cửa ở thành phố này rất đắt và khó kiếm. Đa số là dân trung lưu trở lên và hầu hết dân cư là Mỹ trắng. Đọc báo tìm nhà để thuê cả gần hai tuần mà Tuấn chưa kiếm ra một căn nào vừa ý cả.
Thời gian nhận việc đã gần kề nên Tuấn hơi lo là chắc hàng ngày phải lái xe cả gần trăm miles đi tới sở làm. May mắn cho chàng là chỉ một tuần trước ngày vào làm Tuấn thấy báo đăng có một nhà cho thuê phòng. Mừng quá chàng vội gọi điện thoại xin đến coi phòng ngay. Thật ngoài sức tưởng tượng của chàng, bà già chủ nhà cho Tuấn hoàn toàn tự do trên lầu hai của căn nhà! Trên đó có đầy đủ tiện nghi như một căn nhà riêng biệt, gồm hai phòng ngủ, bếp nhà tắm, và phòng khách. Chỉ một điều bất tiện nhỏ là phải dùng cầu thang để xuống nhà dưới mới ra ngoài được.
Đó chỉ là chuyện nhỏ nên Tuấn bằng lòng thuê ngay không cần do dự gì. Căn nhà này chỉ cách chổ làm khoảng mười lăm phút lái xe thôi. Thật là tuyệt dù có bão tuyết Tuấn cũng chẳng lo. Tiền thuê cũng quá rẻ nếu so với các nhà khác ở vùng này. Hơn nữa nhà chỉ có một bà lào già gần tám mươi tuổi ở thôi. Bà chủ nhà ở một mình tầng dưới với một con mèo làm bạn. Người già ít nói và bà này trông có vẻ hiền hậu nên Tuấn không có gì phải lo nghĩ cả.
Căn nhà cổ này chắc cũng phải dựng trên trăm năm rồi. Nhà kiểu Colonial tường gạch mái thì lợp lại bằng giấy dầu. Chung quanh nhà là một vườn rộng như một khu rừng, với toàn là cây thông và cây maple nên trông có vẻ âm u lắm. Tuấn rất thích cảnh yên tịnh này. Ở một nơi mà không phải nghe tiếng ồn của xe cộ, tiếng la hét của trẻ con trước nhà thì đâu phải là dễ trên cái đất Mỹ này. Tuấn mượn đỡ tiền bố mẹ mua sắm các thứ cần thiết cho cái "nhà riêng" của mình. Chàng dọn nhà vào ngày thứ bảy ngay trước tuần đi làm.
Ngày đi làm chiều về nấu đại món gì để ăn. Làm biếng thì mì gói, còn lười hơn thì trên đường về ghé vào nhà hàng tàu ăn xong rồi về. Tối đến mở TV xem vài chương trình hài (comedy shows) rồi đi ngủ. Thứ bảy đi giặt quần áo và đi chợ, còn chủ nhật lái xe về thăm bố mẹ, tiện thể đi lễ Việt Nam và được ăn hai bữa cơm đàng hoàng với gia đình. Tuấn chưa có người yêu nên chàng chẳng tốn thì giờ cho việc hẹn hò. Tuấn cũng như các chàng thanh niên khác, làm việc, ăn, ngủ và ít để ý đến gì chung quanh mình. Tối lên giường một chút là ngủ say ngay. Trên này có hai phòng ngủ, Tuấn chọn phòng rộng hơn và cửa mở ngay ra phòng khách để làm nơi ngủ.
Tuấn có thói quen đóng cửa phòng khi ngủ, nên dù sống một mình trên lầu chàng vẫn đóng cửa khi lên giường. Một sáng thức dậy Tuấn ngạc nhiên khi thấy cửa phòng bị mở toang ra và càng ngạc nhiên hơn nữa là cái "TV's remote control" lại nằm ở cuối giường chàng. Tuấn không bao giờ mang nó vào phòng ngủ cả và chàng nhớ là đã đóng cửa khi bước vào phòng đêm qua rồi. Nhưng phải sửa soạn đi làm nên Tuấn không để ý lâu đến việc này. Nhưng sáng hôm sau chàng lại thấy cái remote control ở cuối giường và cửa phòng cũng lại bị mở ra.
Chắc có điều gì lạ đây, Tuấn nghĩ, vì sự việc này xảy ra hai ngày liên tiếp rồi. Tuấn tắm gội thay quần áo, ăn sơ sài rồi đi làm. Nhưng chàng bắt đầu để ý đến việc lạ này. Nói là để ý nhưng Tuấn vẫn ngủ say và hôm sau sự việc lại đã xảy ra đúng như hai hôm trước. Cái remote control vẫn nằm ở cuối giường, cửa phòng vẫn bị mở ra. Đêm hôm sau Tuấn cố thức để rình xem động tỉnh. Đến nửa đên chàng nghe có tiếng bước chân từ nhà dưới lên cầu thang, rồi tiếng lịch kịch trong phòng khách. Tiếng bước chân tới lui trong phòng. Rồi yên lặng một hồi. Tiếng bước chân lại vang lên đi xuống cầu thang.
Đợi một lúc không nghe thấy gì nữa, Tuấn ra phòng khách bật đèn rồi nhìn xuống nhà dưới. Bên dưới tối om om chẳng thấy gì. Chàng tắt đèn và trở về phòng và rơi vào giấc ngủ lúc nào không biết. Lúc thức dậy lại thấy cái remote control đã nằm chình ình ở cuối giường từ bao giờ. Cửa phòng vẫn bị mở ra như các hôm trước. Tuấn nghĩ ngay đến bà già chủ nhà. Tiếng bước chân không có vẻ nặng nề, và từ dưới nhà dưới đi lên rồi lại trở xuống, thì còn ai khác vào đây nữa nếu không phải là của bà già chủ nhà này. Khi đi làm Tuấn thấy bà già đang ăn sáng bèn hỏi:
- Đêm qua Bà có lên lầu làm gì không?
- Tôi đâu lên đó làm gì! Trên đó tôi đã dành cho cậu mà.
Bà lão trả lời và Tuấn không hỏi thêm gì nữa. Cuối tuần đó Tuấn về nhà bố mẹ chơi và thuật lại sự việc đã xảy ra cho mọi người nghe. Anh em trong gia đình nói chắc là ma đó. Bố mẹ chàng gạt phăng cái giả thiết đó đi và cho rằng bà già chủ nhà vì già nên khó ngủ cho nên đi lại trong đêm cho đỡ buồn thôi. Anh của Tuấn đưa ra giả thiết nữa: "Có khi bà già bị bệnh mộng du, nên đêm đêm đi lang thang trong nhà đó. Em coi chừng đó nghe. Anh thấy trên TV họ nói là có khi những người mộng du giết người mà chẳng biết gì hết, và họ cũng không bị kết tội gì đâu vì là bệnh mà"
Tuấn nghe cũng hơi ngán. Không chừng bà già mắc bệnh đó cũng nên. Đều làm Tuấn run hơn là bà ta đêm nào cũng vào phòng chàng và để lại cái remote control ở cuối giường. Lỡ hôm nào bà ta mang theo con dao vào thì thật là họa lớn.Tuấn quyết định tìm cho ra lẽ việc này. Trở về mhà, đêm đó chàng uống mấy ly cafe thật đậm với dụng tâm thức tỉnh để rình. Tuấn khép hờ cửa và nằm giả vờ như đang ngủ. Đến khoảng 11:30PM chàng nghe tiếng cửa bị đẩy từ từ mở ra. Một làn hơi lạnh chạy rần trên xương sống của Tuấn. Tuy run chàng vẫn hướng mắt về phía cửa. Cánh cửa mở ra chừng ba tấc rồi ngừng tại vị trí đó!.
Tuấn cố nhìn nhưng không thấy ai cả. Tuấn vẫn nằm yên hồi hộp chờ đợi coi việc gì sẽ xảy ra. Nhưng trong phòng vẫn yên ắng. Quá căng thẳng Tuấn ngồi bật dậy. Tuấn hoảng hốt khi thấy một bóng đen nhỏ phóng vụt ra ngoài qua khe cửa, và có tiếng kêu tiếng kêu "Meo, meo!" vang lên. Thì ra là con mèo mun của bà chủ nhà lẻn vào.Tuấn đã làm nó hoảng hốt cũng như nó làm chàng xanh cả mặt mày. Tuấn định thần và thở phào nhẹ nhỏm, miệng lẩm bẩm một mình: "Con mèo quỷ làm tao hết hồn!"
Tuấn ra đóng cửa lại rồi nằm nghe ngóng tiếp nhưng không thấy gì, và chàng rơi vào giấc ngủ lúc nào chẳng biết. Sáng dậy cửa phòng vẫn bị mở toang ra và cái remote control lại đã nằm ở chổ cũ từ bao giờ. Đúng không sai rồi, bà già và con mèo của bà ta hàng đêm vào phòng Tuấn chứ chẳng còn ai vào đây nữa. Điệu này chắc phải đi tìm nhà khác thuê thôi. Ở đây biết đâu có ngày bà già xách dao lên lụi thì uổng mạng.
Bị ám ảnh với cái tâm trạng đó Tuấn hơi hoang mang trong lòng. Đêm sau lúc đang nằm mơ mơ màng màng Tuấn nghe tiếng chân bước lên cầu thang, rồi tiếng mở cửa phòng. Chàng nhìn ra thì thấy bà già đang từ từ bước tới giường với dáng điệu của kẻ vô hồn. Đến bên giường bà lão giơ cao con dao trong tay lên rồi đâm phập xuống ngực Tuấn! Tuấn thất thanh la lớn lên và bật ngồi dậy. May thay đó chỉ là một cơn ác mộng. Tuy thế Tuấn cũng toát mồ hôi lạnh khắp người.
Trong khi để ý tìm nhà mới, hàng đêm trước khi đi ngủ Tuấn dùng cái ghế chêm dựa vào tay vặn của ổ khóa để người ngoài không thể mở đẩy cửa vào được. Tuấn vẫn nghe tiếng chân lên xuống cầu thang hàng đêm, và có một một điều lạ là dù cửa phòng không bị mở ra nhưng mà cái remote control vẫn nằm ở nơi cuối giường mỗi sáng. Bà già dù có bị mộng du đi nữa cũng không có thể nào vào phòng Tuấn rồi trở ra được mà không gây ra tiếng động được. Đàng này cái ghế vẫn ở nguyên vị thế khi Tuấn gài lúc đi ngủ. Tuấn tìm trong cái tủ (closet) xem có cái cửa bí mật nào thông với phòng khác không. Không có cái nào cả.
Bà già không thể nào mò vào phòng bằng cách xuyên qua tường được. Chắc là do ai đó. Mà ai đó có thể xuyên qua cửa đóng để vào thì không thể là người thường được. Tuấn tránh không nói đến từ "MA" để khỏi tự hù chính mình. Ít ngày sau trong một đêm mưa gió mịt mùng ngoài trời. Tuấn lên giường trể sau khi xem một trận bóng rổ giữa hai đội LA Lakers và Chicago Bulls. Đang nằm mơ màng thì linh tính như báo cho chàng biết có ai đang nhìn mình.
Tuấn mở mắt ra và thấy một bóng dáng nhỏ nhắn mờ mờ đứng phía cuối giường. Bóng của một bé gái khoảng 13 tuổi, mặc bộ đầm xanh lá cây có in các hoa hồng to, áo kiểu thời thế kỷ 19. Cô bé nhìn Tuấn với đôi mắt buồn buồn, tay cô cầm cái remote control đang định đặt xuống giường. Tuấn hoảng quá thét to lên. Bóng cô bé từ từ mờ dần rồi biến mất. Cái remote control rơi xuống sàn gây ra một tiếng động khô khan. Tuấn phóng xuống giường chạy bay ra cửa, kéo ghế mở cửa ra và nhào xuống tầng dưới đập cửa phòng bà già cầu cứu. Bà già chủ nhà mở cửa mắt còn chớp chớp cho tỉnh ngủ :
- Cái gì thế ?
- Baaà.. aaà... Cháu thấy có người trong phòng cháu.
- Tào lao nè ai mà vào đây làm gì, thôi đi ngủ đi trai tráng gì mà nhát gan quá vậy ?
Tuấn không biết nói gì hơn đành trở lên lầu, bật đèn sáng trưng và coi TV chờ sáng. May cho chàng vì hôm sau là thứ bảy không phải đi làm Sáng đến Tuấn lái xe về và thuật lại chuyện cho mẹ chàng nghe. Mẹ chàng nghiêm giọng nói:
- Đúng là ma rồi không sai vào đâu nữa. Hãy dọn tạm về đây ở đi, đợi khi kiếm được nhà mới rồi dọn đi nghe con.
- Con cũng tính vậy đó, con ngán ở lại cái nhà đó quá.
Thế là Tuấn về lấy các thứ cần dùng và báo cho bà chủ là chàng sẽ dọn nhà đi vào cuối tháng này. Đầu tuần sau khi vào sở Tuấn mang chuyện này nói với các bạn đồng nghiệp. Có mấy người lớn tuổi là dân kỳ cựu ở vùng này. Họ hỏi:
- Có phải cái nhà cổ xưa nằm một mình trong khu rừng thông, và chủ nhà là một bà già không ?
- Đúng đó tôi ở đó mới được gần một tháng thôi.
- Nhà đó có ma ai ở vùng này đều biết hết, vì thế bà ta cho thuê rẻ rề mà cũng chẳng ai dám ở cả công nhận cậu gan thiệt đó nghe chưa.
Họ giễu tôi rồi cùng nhau cười. Tôi đâu có biết gì đâu thấy nhà rẻ mà rộng rãi nên thuê ngay thôi.
- Giỡn chơi với cậu thôi. Nhà đó bị ma ám lâu lắm rồi. Người ta đồn là năm 1886, cô bé gái con của người chủ nhà bị đạn lạc qua cửa sổ chết ở trong một phòng ngủ trên lầu. Từ đó cô ta hay hiện về đi lên đi xuống cầu thang. Cô ấy tuy chẳng nhát chết một ai nhưng mà cứ nghe tiếng chân lên xuống cầu thang trong đêm tối cũng đủ làm người ta kinh hoàng rồi.
Hình như cô ấy vẫn lưu luyến căn nhà hay cỏi trần này thì phải. Cả trăm năm rồi mà vẫn cứ ở trong căn nhà đó. Căn nhà đó được truyền cho con cháu trong nhà và không thấy họ than phiền gì cả? Có lẽ họ quen rồi và cô bé cũng không chọc phá gì họ chắc.
- Tôi dọn về nhà bố mẹ tôi ở tạm rồi. Đợi thuê được nhà mới sẽ dọn đồ đi.
Cuối tháng đó Tuấn dọn đến căn nhà mới thuê, một cái town house gần phố, tuy phải trả tiền thuê gấp đôi so với căn nhà cũ nhưng nơi này yên ổn chẳng có ma quỷ gì hiện ra hết. Đến bây giờ mỗi khi có dịp lái xe qua căn nhà cổ đó Tuấn vẫn thấy có một hơi lạnh chạy dài theo xương sống của chàng.
TT
Truyện Có Thật
Khi còn học ở đại học bốn năm, Tuấn sống với bố mẹ tại một thành phố thuộc vùng Đông Bắc Hoa Kỳ. Sáu tháng trước khi tốt nghiệp cử nhân khoa học về Tin Học (BS in Computer Science) Tuấn đã gửi đơn xin việc đến một số các hảng về điện tử (hardware) hoặc về phần mềm (Software) để xin việc. Lúc này đang trong thời kinh tế thịnh vượng nên trong vòng vài tháng Tuấn đã được bốn công ty thâu nhận. Chàng chọn một công ty làm về phần mềm ở thành phố North Andover thuộc tiểu bang Massachusetts vì việc làm đúng khả năng của Tuấn, và chỉ cách chổ bố mẹ chàng chừng một giờ rưỡi lái xe thôi.
Sống ở vùng Đông Bắc này đã lâu nhưng Tuấn vẫn ngại lái xe trong trời tuyết mùa đông. Nên khi chấp nhận nhận việc Tuấn phải lo kiếm nhà để thuê cho gần nơi mình làm, hơn nữa không sống chung với bố mẹ bao giờ cũng được tự do và thoải mái hơn. Ngặt một nỗi là nhà cửa ở thành phố này rất đắt và khó kiếm. Đa số là dân trung lưu trở lên và hầu hết dân cư là Mỹ trắng. Đọc báo tìm nhà để thuê cả gần hai tuần mà Tuấn chưa kiếm ra một căn nào vừa ý cả.
Thời gian nhận việc đã gần kề nên Tuấn hơi lo là chắc hàng ngày phải lái xe cả gần trăm miles đi tới sở làm. May mắn cho chàng là chỉ một tuần trước ngày vào làm Tuấn thấy báo đăng có một nhà cho thuê phòng. Mừng quá chàng vội gọi điện thoại xin đến coi phòng ngay. Thật ngoài sức tưởng tượng của chàng, bà già chủ nhà cho Tuấn hoàn toàn tự do trên lầu hai của căn nhà! Trên đó có đầy đủ tiện nghi như một căn nhà riêng biệt, gồm hai phòng ngủ, bếp nhà tắm, và phòng khách. Chỉ một điều bất tiện nhỏ là phải dùng cầu thang để xuống nhà dưới mới ra ngoài được.
Đó chỉ là chuyện nhỏ nên Tuấn bằng lòng thuê ngay không cần do dự gì. Căn nhà này chỉ cách chổ làm khoảng mười lăm phút lái xe thôi. Thật là tuyệt dù có bão tuyết Tuấn cũng chẳng lo. Tiền thuê cũng quá rẻ nếu so với các nhà khác ở vùng này. Hơn nữa nhà chỉ có một bà lào già gần tám mươi tuổi ở thôi. Bà chủ nhà ở một mình tầng dưới với một con mèo làm bạn. Người già ít nói và bà này trông có vẻ hiền hậu nên Tuấn không có gì phải lo nghĩ cả.
Căn nhà cổ này chắc cũng phải dựng trên trăm năm rồi. Nhà kiểu Colonial tường gạch mái thì lợp lại bằng giấy dầu. Chung quanh nhà là một vườn rộng như một khu rừng, với toàn là cây thông và cây maple nên trông có vẻ âm u lắm. Tuấn rất thích cảnh yên tịnh này. Ở một nơi mà không phải nghe tiếng ồn của xe cộ, tiếng la hét của trẻ con trước nhà thì đâu phải là dễ trên cái đất Mỹ này. Tuấn mượn đỡ tiền bố mẹ mua sắm các thứ cần thiết cho cái "nhà riêng" của mình. Chàng dọn nhà vào ngày thứ bảy ngay trước tuần đi làm.
Ngày đi làm chiều về nấu đại món gì để ăn. Làm biếng thì mì gói, còn lười hơn thì trên đường về ghé vào nhà hàng tàu ăn xong rồi về. Tối đến mở TV xem vài chương trình hài (comedy shows) rồi đi ngủ. Thứ bảy đi giặt quần áo và đi chợ, còn chủ nhật lái xe về thăm bố mẹ, tiện thể đi lễ Việt Nam và được ăn hai bữa cơm đàng hoàng với gia đình. Tuấn chưa có người yêu nên chàng chẳng tốn thì giờ cho việc hẹn hò. Tuấn cũng như các chàng thanh niên khác, làm việc, ăn, ngủ và ít để ý đến gì chung quanh mình. Tối lên giường một chút là ngủ say ngay. Trên này có hai phòng ngủ, Tuấn chọn phòng rộng hơn và cửa mở ngay ra phòng khách để làm nơi ngủ.
Tuấn có thói quen đóng cửa phòng khi ngủ, nên dù sống một mình trên lầu chàng vẫn đóng cửa khi lên giường. Một sáng thức dậy Tuấn ngạc nhiên khi thấy cửa phòng bị mở toang ra và càng ngạc nhiên hơn nữa là cái "TV's remote control" lại nằm ở cuối giường chàng. Tuấn không bao giờ mang nó vào phòng ngủ cả và chàng nhớ là đã đóng cửa khi bước vào phòng đêm qua rồi. Nhưng phải sửa soạn đi làm nên Tuấn không để ý lâu đến việc này. Nhưng sáng hôm sau chàng lại thấy cái remote control ở cuối giường và cửa phòng cũng lại bị mở ra.
Chắc có điều gì lạ đây, Tuấn nghĩ, vì sự việc này xảy ra hai ngày liên tiếp rồi. Tuấn tắm gội thay quần áo, ăn sơ sài rồi đi làm. Nhưng chàng bắt đầu để ý đến việc lạ này. Nói là để ý nhưng Tuấn vẫn ngủ say và hôm sau sự việc lại đã xảy ra đúng như hai hôm trước. Cái remote control vẫn nằm ở cuối giường, cửa phòng vẫn bị mở ra. Đêm hôm sau Tuấn cố thức để rình xem động tỉnh. Đến nửa đên chàng nghe có tiếng bước chân từ nhà dưới lên cầu thang, rồi tiếng lịch kịch trong phòng khách. Tiếng bước chân tới lui trong phòng. Rồi yên lặng một hồi. Tiếng bước chân lại vang lên đi xuống cầu thang.
Đợi một lúc không nghe thấy gì nữa, Tuấn ra phòng khách bật đèn rồi nhìn xuống nhà dưới. Bên dưới tối om om chẳng thấy gì. Chàng tắt đèn và trở về phòng và rơi vào giấc ngủ lúc nào không biết. Lúc thức dậy lại thấy cái remote control đã nằm chình ình ở cuối giường từ bao giờ. Cửa phòng vẫn bị mở ra như các hôm trước. Tuấn nghĩ ngay đến bà già chủ nhà. Tiếng bước chân không có vẻ nặng nề, và từ dưới nhà dưới đi lên rồi lại trở xuống, thì còn ai khác vào đây nữa nếu không phải là của bà già chủ nhà này. Khi đi làm Tuấn thấy bà già đang ăn sáng bèn hỏi:
- Đêm qua Bà có lên lầu làm gì không?
- Tôi đâu lên đó làm gì! Trên đó tôi đã dành cho cậu mà.
Bà lão trả lời và Tuấn không hỏi thêm gì nữa. Cuối tuần đó Tuấn về nhà bố mẹ chơi và thuật lại sự việc đã xảy ra cho mọi người nghe. Anh em trong gia đình nói chắc là ma đó. Bố mẹ chàng gạt phăng cái giả thiết đó đi và cho rằng bà già chủ nhà vì già nên khó ngủ cho nên đi lại trong đêm cho đỡ buồn thôi. Anh của Tuấn đưa ra giả thiết nữa: "Có khi bà già bị bệnh mộng du, nên đêm đêm đi lang thang trong nhà đó. Em coi chừng đó nghe. Anh thấy trên TV họ nói là có khi những người mộng du giết người mà chẳng biết gì hết, và họ cũng không bị kết tội gì đâu vì là bệnh mà"
Tuấn nghe cũng hơi ngán. Không chừng bà già mắc bệnh đó cũng nên. Đều làm Tuấn run hơn là bà ta đêm nào cũng vào phòng chàng và để lại cái remote control ở cuối giường. Lỡ hôm nào bà ta mang theo con dao vào thì thật là họa lớn.Tuấn quyết định tìm cho ra lẽ việc này. Trở về mhà, đêm đó chàng uống mấy ly cafe thật đậm với dụng tâm thức tỉnh để rình. Tuấn khép hờ cửa và nằm giả vờ như đang ngủ. Đến khoảng 11:30PM chàng nghe tiếng cửa bị đẩy từ từ mở ra. Một làn hơi lạnh chạy rần trên xương sống của Tuấn. Tuy run chàng vẫn hướng mắt về phía cửa. Cánh cửa mở ra chừng ba tấc rồi ngừng tại vị trí đó!.
Tuấn cố nhìn nhưng không thấy ai cả. Tuấn vẫn nằm yên hồi hộp chờ đợi coi việc gì sẽ xảy ra. Nhưng trong phòng vẫn yên ắng. Quá căng thẳng Tuấn ngồi bật dậy. Tuấn hoảng hốt khi thấy một bóng đen nhỏ phóng vụt ra ngoài qua khe cửa, và có tiếng kêu tiếng kêu "Meo, meo!" vang lên. Thì ra là con mèo mun của bà chủ nhà lẻn vào.Tuấn đã làm nó hoảng hốt cũng như nó làm chàng xanh cả mặt mày. Tuấn định thần và thở phào nhẹ nhỏm, miệng lẩm bẩm một mình: "Con mèo quỷ làm tao hết hồn!"
Tuấn ra đóng cửa lại rồi nằm nghe ngóng tiếp nhưng không thấy gì, và chàng rơi vào giấc ngủ lúc nào chẳng biết. Sáng dậy cửa phòng vẫn bị mở toang ra và cái remote control lại đã nằm ở chổ cũ từ bao giờ. Đúng không sai rồi, bà già và con mèo của bà ta hàng đêm vào phòng Tuấn chứ chẳng còn ai vào đây nữa. Điệu này chắc phải đi tìm nhà khác thuê thôi. Ở đây biết đâu có ngày bà già xách dao lên lụi thì uổng mạng.
Bị ám ảnh với cái tâm trạng đó Tuấn hơi hoang mang trong lòng. Đêm sau lúc đang nằm mơ mơ màng màng Tuấn nghe tiếng chân bước lên cầu thang, rồi tiếng mở cửa phòng. Chàng nhìn ra thì thấy bà già đang từ từ bước tới giường với dáng điệu của kẻ vô hồn. Đến bên giường bà lão giơ cao con dao trong tay lên rồi đâm phập xuống ngực Tuấn! Tuấn thất thanh la lớn lên và bật ngồi dậy. May thay đó chỉ là một cơn ác mộng. Tuy thế Tuấn cũng toát mồ hôi lạnh khắp người.
Trong khi để ý tìm nhà mới, hàng đêm trước khi đi ngủ Tuấn dùng cái ghế chêm dựa vào tay vặn của ổ khóa để người ngoài không thể mở đẩy cửa vào được. Tuấn vẫn nghe tiếng chân lên xuống cầu thang hàng đêm, và có một một điều lạ là dù cửa phòng không bị mở ra nhưng mà cái remote control vẫn nằm ở nơi cuối giường mỗi sáng. Bà già dù có bị mộng du đi nữa cũng không có thể nào vào phòng Tuấn rồi trở ra được mà không gây ra tiếng động được. Đàng này cái ghế vẫn ở nguyên vị thế khi Tuấn gài lúc đi ngủ. Tuấn tìm trong cái tủ (closet) xem có cái cửa bí mật nào thông với phòng khác không. Không có cái nào cả.
Bà già không thể nào mò vào phòng bằng cách xuyên qua tường được. Chắc là do ai đó. Mà ai đó có thể xuyên qua cửa đóng để vào thì không thể là người thường được. Tuấn tránh không nói đến từ "MA" để khỏi tự hù chính mình. Ít ngày sau trong một đêm mưa gió mịt mùng ngoài trời. Tuấn lên giường trể sau khi xem một trận bóng rổ giữa hai đội LA Lakers và Chicago Bulls. Đang nằm mơ màng thì linh tính như báo cho chàng biết có ai đang nhìn mình.
Tuấn mở mắt ra và thấy một bóng dáng nhỏ nhắn mờ mờ đứng phía cuối giường. Bóng của một bé gái khoảng 13 tuổi, mặc bộ đầm xanh lá cây có in các hoa hồng to, áo kiểu thời thế kỷ 19. Cô bé nhìn Tuấn với đôi mắt buồn buồn, tay cô cầm cái remote control đang định đặt xuống giường. Tuấn hoảng quá thét to lên. Bóng cô bé từ từ mờ dần rồi biến mất. Cái remote control rơi xuống sàn gây ra một tiếng động khô khan. Tuấn phóng xuống giường chạy bay ra cửa, kéo ghế mở cửa ra và nhào xuống tầng dưới đập cửa phòng bà già cầu cứu. Bà già chủ nhà mở cửa mắt còn chớp chớp cho tỉnh ngủ :
- Cái gì thế ?
- Baaà.. aaà... Cháu thấy có người trong phòng cháu.
- Tào lao nè ai mà vào đây làm gì, thôi đi ngủ đi trai tráng gì mà nhát gan quá vậy ?
Tuấn không biết nói gì hơn đành trở lên lầu, bật đèn sáng trưng và coi TV chờ sáng. May cho chàng vì hôm sau là thứ bảy không phải đi làm Sáng đến Tuấn lái xe về và thuật lại chuyện cho mẹ chàng nghe. Mẹ chàng nghiêm giọng nói:
- Đúng là ma rồi không sai vào đâu nữa. Hãy dọn tạm về đây ở đi, đợi khi kiếm được nhà mới rồi dọn đi nghe con.
- Con cũng tính vậy đó, con ngán ở lại cái nhà đó quá.
Thế là Tuấn về lấy các thứ cần dùng và báo cho bà chủ là chàng sẽ dọn nhà đi vào cuối tháng này. Đầu tuần sau khi vào sở Tuấn mang chuyện này nói với các bạn đồng nghiệp. Có mấy người lớn tuổi là dân kỳ cựu ở vùng này. Họ hỏi:
- Có phải cái nhà cổ xưa nằm một mình trong khu rừng thông, và chủ nhà là một bà già không ?
- Đúng đó tôi ở đó mới được gần một tháng thôi.
- Nhà đó có ma ai ở vùng này đều biết hết, vì thế bà ta cho thuê rẻ rề mà cũng chẳng ai dám ở cả công nhận cậu gan thiệt đó nghe chưa.
Họ giễu tôi rồi cùng nhau cười. Tôi đâu có biết gì đâu thấy nhà rẻ mà rộng rãi nên thuê ngay thôi.
- Giỡn chơi với cậu thôi. Nhà đó bị ma ám lâu lắm rồi. Người ta đồn là năm 1886, cô bé gái con của người chủ nhà bị đạn lạc qua cửa sổ chết ở trong một phòng ngủ trên lầu. Từ đó cô ta hay hiện về đi lên đi xuống cầu thang. Cô ấy tuy chẳng nhát chết một ai nhưng mà cứ nghe tiếng chân lên xuống cầu thang trong đêm tối cũng đủ làm người ta kinh hoàng rồi.
Hình như cô ấy vẫn lưu luyến căn nhà hay cỏi trần này thì phải. Cả trăm năm rồi mà vẫn cứ ở trong căn nhà đó. Căn nhà đó được truyền cho con cháu trong nhà và không thấy họ than phiền gì cả? Có lẽ họ quen rồi và cô bé cũng không chọc phá gì họ chắc.
- Tôi dọn về nhà bố mẹ tôi ở tạm rồi. Đợi thuê được nhà mới sẽ dọn đồ đi.
Cuối tháng đó Tuấn dọn đến căn nhà mới thuê, một cái town house gần phố, tuy phải trả tiền thuê gấp đôi so với căn nhà cũ nhưng nơi này yên ổn chẳng có ma quỷ gì hiện ra hết. Đến bây giờ mỗi khi có dịp lái xe qua căn nhà cổ đó Tuấn vẫn thấy có một hơi lạnh chạy dài theo xương sống của chàng.
TT
#133
Gửi vào 26/06/2011 - 10:59
THẾ NÀO LÀ LINH GIỚI
Hai chữ Linh Giới có ý nghĩa học thuật rất quan trọng trong môn học Linh học và Khí công học. Ranh giới giữa vật chất với Linh học gọi là linh giới điểm, cũng gọi là lâm giới điểm. Trong ẩn tánh vật lý học, đối với ranh giới của sự chuyển hóa giữa hai vật chất hiển tánh (thật tử) và làn sóng tin tức ẩn tánh (hư tử), chúng tôi gọi là vật chất trung tánh trên linh giới. Quang tử (làn sóng ánh sáng) có hai hợp tính chất ẩn và hiển, là vật chất trung tánh của Lâm giới điểm.
Tóm lại, tiến hành sự chuyển hóa (biến đổi với nhau) của vật chất ẩn hiển phải thông qua linh giới, nên quang tử là cầu nối giữa hai thế giới hư và thật, gọi là vật lâm giới hoặc vật linh giới. Nếu vào được cảnh giới ánh sáng thì có thể đứng trên Linh giới nhìn thấy hai thế giới ẩn và hiển.
KHÁI NIỆM VỀ LINH GIỚI
Tình trạng Linh giới trong thế giới ẩn tánh như thế nào ? Vì ngũ giác quan chẳng thể cảm nhận, luôn cả nhà khoa học cũng chẳng thể hiểu được, lại còn phủ nhận sự tồn tại của nó. Thật ra chỉ có kỳ nhân, siêu nhân dùng công năng ẩn tánh, mới có thể khám xét sự tồn tại chân thật của nó. Vậy nơi thế giới ẩn tánh có đặc điểm gì ? Chúng ta có thể nhận thức theo một khái niệm đại khái chăng ? Có thể được, ấy là dùng quan điểm đối xứng, đối lập, đối ứng với thế giới hiển tánh, luôn luôn ở nơi hai thế giới ẩn hiển giao biến chuyển hóa mà lập luận.
Nghĩa là có thật tử thì sẽ có hư tử, có thấp hơn tốc độ ánh sáng thì có siêu tốc độ ánh sáng, có cơ điện lực hiển tánh thì có ý niệm lực ẩn tánh, có năng lượng hiển thì có năng lượng ẩn, cho đến có sinh mạng thể xác thì có sinh mạng tinh thần. Người địa cầu tức do hai thứ sinh mạng này kết hợp mà thành, tức hai thứ sinh mạng đã sẵn của không gian bốn chiều, đều bị nhốt trong không gian ba chiều, sống theo phương cách tự bế tắc trong thế giới hiển tánh.
NGŨ GIÁC QUAN KHÓ VÀO LINH GIỚI
Hình thức sinh mạng của loài người, bên trong thường bị bế tắc, sự vật bên ngoài toàn nhờ sự cảm nhận của ngũ giác quan, nếu không có ánh sáng thì công năng của ngũ giác quan chẳng thể tiến hành. Nhưng ngũ giác quan lại chẳng có cách để tiến vào cõi ánh sáng tức Linh giới. Khoa học kỹ thuật hiện nay có thể chế tạo kính hiển vi điện tử, dùng máy móc tối tân có thể thấy được cao phân tử cho đến hạt nguyên tử, nhưng xem điện tử và quang tử thì chưa có khả năng.
Vã lại dù máy móc có thể thấy được nó chẳng thể cho là biết được nó, thế giới vi quán mà những phim ảnh chụp được, đối với người dùng ngũ giác quan cảm nhận vẫn là bất khả tư nghì, giống như con khỉ xem tivi, chỉ tỏ ra mặt ngẩn ngơ mà thôi (không hiểu tại sao). Sự cảm nhận của ngũ giác quan, luôn cả máy móc để phụ giúp thêm cho sự cảm nhận, đều thuộc về thứ lớp tương đối thấp kém, cho nên khó tiến vào những thế giới vi quán, hoằng quán và vũ quán, vì họ chẳng vào được Linh giới vậy.
SIÊU NGŨ GIÁC QUAN ĐƯỢC TIẾN VÀO LINH GIỚI.
Phương pháp tiến vào Linh giới chẳng phải không có, ấy là xử dụng sự cảm nhận siêu ngũ giác quan. Nghĩa là không cho tin tức bên ngoài thông qua ngũ giác quan xử lý, mà đi thẳng vào Linh giới. Phương thức này trực tiếp chơn thật lại nhanh chóng, nhưng việc này đối với loài người còn chưa có khả năng, vì khả năng sẵn có xưa kia đã tiềm ẩn lâu rồi.
Sự cảm nhận của ngũ giác quan thuộc hiển, hiển thịnh thì ẩn suy, cảm nhận trực giác thuộc ẩn, nhưng đã tiềm tàng thoái hóa, có khi còn không bằng một số động vật, sự tiếp xúc tin tức thiên nhiên của nó còn nhạy cảm hơn con người. Ví như con kiến có thể dự đoán lượng mưa trong năm quá nhiều mà dọn tổ trên cây. Con dê con bò biết trước ngày hôm sau sẽ có bão tuyết, rán ăn cho no mà không chịu sớm vào chuồng. Còn con người ? Dùng máy móc để dự báo thời tiết lại còn không chính xác !
Như thế chứng tỏ sự cảm nhận bằng trực giác của con người không nhạy bằng động vật. Nhiều loại động vật vẫn còn giữ được một số công năng đặc biệt, không hoàn toàn ỷ lại ngũ giác quan: Như loài cá biết lội về xứ mình, chim bồ câu dù bay bao xa cũng biết đường về, con chó ghi nhớ nhà xưa ngàn dặm tìm đường trở về, con ngỗng trời có bản lĩnh đặc biệt về hướng dẫn đường bay v.v… Đối với chúng còn có những khả năng và bản lĩnh gì để tiến về Linh giới thì chúng tôi chưa có kết luận, chỉ có thể đề ra một số câu hỏi:
1. Tại sao con gà trống không cần xem đồng hồ mà gáy đúng giờ ?
2. Tại sao con rắn không cần nhiệt kế mà đông miên đúng thời tiết ?
3. Tại sao con ếch không cần thông báo, đôi lúc hàng ngàn hàng vạn con tập hợp lại hoạt động quần thể ?
4. Tại sao một vài động vật như con cá kình, mao ngưu tiến hành tự tử tập thể ?
KỸ THUẬT KHÍ CÔNG CÓ NĂNG LỰC SIÊU NGŨ GIÁC QUAN
Nói "Pháp vô định pháp", nghĩa là qua sự tu luyện có thể đổi pháp cố định thành bất định. Công năng đặc biệt phải nhờ sự tu luyện mới có thể hiển hiện, cũng như nhà khí công tu luyện lâu ngày có thể từ cảm nhận của ngũ giác quan chuyển vào cảm nhận của siêu ngũ giác quan. Ngày nay hiện tượng này đã được phổ biến tại Trung Quốc.
KỲ QUAN VỀ KHÁM BỆNH BẰNG KHÍ CÔNG
Về việc phát khí khám bệnh của nhà khí công, hoặc phát ngoại khí, hoặc dùng ý niệm lực, hoặc dùng tin tức phát khí rồi thu hồi sự phản ứng của bệnh nhân… Cũng có một số người có công năng đặc biệt chẳng nhờ phát khí, bỗng nhiên ngộ biết, trực tiếp nói ra bệnh trạng, cũng thường đạt đến mức độ chính xác khiến người cảm thấy bất khả tư nghì. Kỳ quan là kỳ quan, đằng sau kỳ quan vẫn có nghĩa lý, bất quá lý này chưa được sáng tỏ mà thôi.
KỲ QUAN THÔNG LINH
Công năng cao cấp có thể siêu việt không gian ba chiều, thông qua linh giới tiến vào không gian bốn chiều, gọi tắt là "thông linh". Thật ra, nơi dân gian cũng có một số người tự có khả năng thông linh, chẳng cần thầy truyền, chẳng cần khổ học, hoặc thình lình đắc sự cảm ứng mà xuất hiện công năng, chẳng nhờ luyện tập. Những người này vô sư tự biết, vô lý tự thông, văn hóa kém mà công năng cao, sự thông linh này chẳng thể truyền dạy cho người học, chẳng thể cấm tuyệt, cũng chẳng thể đề xướng.
Cũng có một số đạo sĩ ở trong núi rừng dùng thần công thông ẩn, có thể cùng những sinh linh trí tuệ trong không gian ẩn tánh trao truyền tin tức với nhau. Việc trao truyền tin tức này giống như tình trạng mộng du hoặc trạng thái thôi miên, âm thầm hoạt động bằng tinh thần. Hiện tượng kể trên đủ chứng tỏ sự tồn tại xác thật của hai thế giới ẩn và hiển, đồng thời chỉ rõ: Đối với thế giới ẩn tánh, chỉ có thể dùng phương thức siêu ngũ giác quan mới được đi vào. Vì nhà khoa học hiện đại chẳng chấp nhận phương pháp tu luyện, chỉ nhờ ngũ giác quan để cảm nhận sự vật, nên chẳng thể tiến vào linh giới, do đó chẳng thể nắm vững phương pháp nghiên cứu về linh học (siêu ngũ giác quan), cũng không giải tỏa được khuôn khổ ràng buộc của khoa học hiện hữu.
Theo quá trình tiến hóa thiên nhiên, thì hiện tượng bị động và chướng ngại của khoa học hiện tại sẽ kéo dài không bao lâu nữa, vì sự xuất hiện của công năng đặc biệt và nhà khí công đã dự báo quy luật thông thường của tư duy hiển tánh sẽ phát triển đến sẹt ra tia lửa của tư duy linh cảm ẩn tánh. Một khi công năng nhảy vọt, hình thành phương pháp đầy đủ công năng đặc biệt, thì kỳ nhân siêu nhân sẽ càng ngày càng đông. Trong tương lai, người được tiến vào linh giới sẽ bao gồm những nhà khoa học và triết học, khi ấy kỹ thuật chuyển hóa ẩn và hiển sẽ được nắm chắc mà bắt đầu "thông linh", tức nhanh chóng trao truyền tin tức vũ trụ.
Do đó chúng tôi thống nhất tất cả tên gọi và đặt ra một tổng danh từ gọi là Vũ Trụ Công. Vũ trụ công sẽ siêu việt thông linh công, thông ẩn công, dưới sự hướng dẫn của khoa học kỹ thuật vô cực, mạnh dạn điều khiển kỹ thuật siêu ngũ giác quan mà tiến vào thời đại mới của khoa học vũ trụ
ST
Hai chữ Linh Giới có ý nghĩa học thuật rất quan trọng trong môn học Linh học và Khí công học. Ranh giới giữa vật chất với Linh học gọi là linh giới điểm, cũng gọi là lâm giới điểm. Trong ẩn tánh vật lý học, đối với ranh giới của sự chuyển hóa giữa hai vật chất hiển tánh (thật tử) và làn sóng tin tức ẩn tánh (hư tử), chúng tôi gọi là vật chất trung tánh trên linh giới. Quang tử (làn sóng ánh sáng) có hai hợp tính chất ẩn và hiển, là vật chất trung tánh của Lâm giới điểm.
Tóm lại, tiến hành sự chuyển hóa (biến đổi với nhau) của vật chất ẩn hiển phải thông qua linh giới, nên quang tử là cầu nối giữa hai thế giới hư và thật, gọi là vật lâm giới hoặc vật linh giới. Nếu vào được cảnh giới ánh sáng thì có thể đứng trên Linh giới nhìn thấy hai thế giới ẩn và hiển.
KHÁI NIỆM VỀ LINH GIỚI
Tình trạng Linh giới trong thế giới ẩn tánh như thế nào ? Vì ngũ giác quan chẳng thể cảm nhận, luôn cả nhà khoa học cũng chẳng thể hiểu được, lại còn phủ nhận sự tồn tại của nó. Thật ra chỉ có kỳ nhân, siêu nhân dùng công năng ẩn tánh, mới có thể khám xét sự tồn tại chân thật của nó. Vậy nơi thế giới ẩn tánh có đặc điểm gì ? Chúng ta có thể nhận thức theo một khái niệm đại khái chăng ? Có thể được, ấy là dùng quan điểm đối xứng, đối lập, đối ứng với thế giới hiển tánh, luôn luôn ở nơi hai thế giới ẩn hiển giao biến chuyển hóa mà lập luận.
Nghĩa là có thật tử thì sẽ có hư tử, có thấp hơn tốc độ ánh sáng thì có siêu tốc độ ánh sáng, có cơ điện lực hiển tánh thì có ý niệm lực ẩn tánh, có năng lượng hiển thì có năng lượng ẩn, cho đến có sinh mạng thể xác thì có sinh mạng tinh thần. Người địa cầu tức do hai thứ sinh mạng này kết hợp mà thành, tức hai thứ sinh mạng đã sẵn của không gian bốn chiều, đều bị nhốt trong không gian ba chiều, sống theo phương cách tự bế tắc trong thế giới hiển tánh.
NGŨ GIÁC QUAN KHÓ VÀO LINH GIỚI
Hình thức sinh mạng của loài người, bên trong thường bị bế tắc, sự vật bên ngoài toàn nhờ sự cảm nhận của ngũ giác quan, nếu không có ánh sáng thì công năng của ngũ giác quan chẳng thể tiến hành. Nhưng ngũ giác quan lại chẳng có cách để tiến vào cõi ánh sáng tức Linh giới. Khoa học kỹ thuật hiện nay có thể chế tạo kính hiển vi điện tử, dùng máy móc tối tân có thể thấy được cao phân tử cho đến hạt nguyên tử, nhưng xem điện tử và quang tử thì chưa có khả năng.
Vã lại dù máy móc có thể thấy được nó chẳng thể cho là biết được nó, thế giới vi quán mà những phim ảnh chụp được, đối với người dùng ngũ giác quan cảm nhận vẫn là bất khả tư nghì, giống như con khỉ xem tivi, chỉ tỏ ra mặt ngẩn ngơ mà thôi (không hiểu tại sao). Sự cảm nhận của ngũ giác quan, luôn cả máy móc để phụ giúp thêm cho sự cảm nhận, đều thuộc về thứ lớp tương đối thấp kém, cho nên khó tiến vào những thế giới vi quán, hoằng quán và vũ quán, vì họ chẳng vào được Linh giới vậy.
SIÊU NGŨ GIÁC QUAN ĐƯỢC TIẾN VÀO LINH GIỚI.
Phương pháp tiến vào Linh giới chẳng phải không có, ấy là xử dụng sự cảm nhận siêu ngũ giác quan. Nghĩa là không cho tin tức bên ngoài thông qua ngũ giác quan xử lý, mà đi thẳng vào Linh giới. Phương thức này trực tiếp chơn thật lại nhanh chóng, nhưng việc này đối với loài người còn chưa có khả năng, vì khả năng sẵn có xưa kia đã tiềm ẩn lâu rồi.
Sự cảm nhận của ngũ giác quan thuộc hiển, hiển thịnh thì ẩn suy, cảm nhận trực giác thuộc ẩn, nhưng đã tiềm tàng thoái hóa, có khi còn không bằng một số động vật, sự tiếp xúc tin tức thiên nhiên của nó còn nhạy cảm hơn con người. Ví như con kiến có thể dự đoán lượng mưa trong năm quá nhiều mà dọn tổ trên cây. Con dê con bò biết trước ngày hôm sau sẽ có bão tuyết, rán ăn cho no mà không chịu sớm vào chuồng. Còn con người ? Dùng máy móc để dự báo thời tiết lại còn không chính xác !
Như thế chứng tỏ sự cảm nhận bằng trực giác của con người không nhạy bằng động vật. Nhiều loại động vật vẫn còn giữ được một số công năng đặc biệt, không hoàn toàn ỷ lại ngũ giác quan: Như loài cá biết lội về xứ mình, chim bồ câu dù bay bao xa cũng biết đường về, con chó ghi nhớ nhà xưa ngàn dặm tìm đường trở về, con ngỗng trời có bản lĩnh đặc biệt về hướng dẫn đường bay v.v… Đối với chúng còn có những khả năng và bản lĩnh gì để tiến về Linh giới thì chúng tôi chưa có kết luận, chỉ có thể đề ra một số câu hỏi:
1. Tại sao con gà trống không cần xem đồng hồ mà gáy đúng giờ ?
2. Tại sao con rắn không cần nhiệt kế mà đông miên đúng thời tiết ?
3. Tại sao con ếch không cần thông báo, đôi lúc hàng ngàn hàng vạn con tập hợp lại hoạt động quần thể ?
4. Tại sao một vài động vật như con cá kình, mao ngưu tiến hành tự tử tập thể ?
KỸ THUẬT KHÍ CÔNG CÓ NĂNG LỰC SIÊU NGŨ GIÁC QUAN
Nói "Pháp vô định pháp", nghĩa là qua sự tu luyện có thể đổi pháp cố định thành bất định. Công năng đặc biệt phải nhờ sự tu luyện mới có thể hiển hiện, cũng như nhà khí công tu luyện lâu ngày có thể từ cảm nhận của ngũ giác quan chuyển vào cảm nhận của siêu ngũ giác quan. Ngày nay hiện tượng này đã được phổ biến tại Trung Quốc.
KỲ QUAN VỀ KHÁM BỆNH BẰNG KHÍ CÔNG
Về việc phát khí khám bệnh của nhà khí công, hoặc phát ngoại khí, hoặc dùng ý niệm lực, hoặc dùng tin tức phát khí rồi thu hồi sự phản ứng của bệnh nhân… Cũng có một số người có công năng đặc biệt chẳng nhờ phát khí, bỗng nhiên ngộ biết, trực tiếp nói ra bệnh trạng, cũng thường đạt đến mức độ chính xác khiến người cảm thấy bất khả tư nghì. Kỳ quan là kỳ quan, đằng sau kỳ quan vẫn có nghĩa lý, bất quá lý này chưa được sáng tỏ mà thôi.
KỲ QUAN THÔNG LINH
Công năng cao cấp có thể siêu việt không gian ba chiều, thông qua linh giới tiến vào không gian bốn chiều, gọi tắt là "thông linh". Thật ra, nơi dân gian cũng có một số người tự có khả năng thông linh, chẳng cần thầy truyền, chẳng cần khổ học, hoặc thình lình đắc sự cảm ứng mà xuất hiện công năng, chẳng nhờ luyện tập. Những người này vô sư tự biết, vô lý tự thông, văn hóa kém mà công năng cao, sự thông linh này chẳng thể truyền dạy cho người học, chẳng thể cấm tuyệt, cũng chẳng thể đề xướng.
Cũng có một số đạo sĩ ở trong núi rừng dùng thần công thông ẩn, có thể cùng những sinh linh trí tuệ trong không gian ẩn tánh trao truyền tin tức với nhau. Việc trao truyền tin tức này giống như tình trạng mộng du hoặc trạng thái thôi miên, âm thầm hoạt động bằng tinh thần. Hiện tượng kể trên đủ chứng tỏ sự tồn tại xác thật của hai thế giới ẩn và hiển, đồng thời chỉ rõ: Đối với thế giới ẩn tánh, chỉ có thể dùng phương thức siêu ngũ giác quan mới được đi vào. Vì nhà khoa học hiện đại chẳng chấp nhận phương pháp tu luyện, chỉ nhờ ngũ giác quan để cảm nhận sự vật, nên chẳng thể tiến vào linh giới, do đó chẳng thể nắm vững phương pháp nghiên cứu về linh học (siêu ngũ giác quan), cũng không giải tỏa được khuôn khổ ràng buộc của khoa học hiện hữu.
Theo quá trình tiến hóa thiên nhiên, thì hiện tượng bị động và chướng ngại của khoa học hiện tại sẽ kéo dài không bao lâu nữa, vì sự xuất hiện của công năng đặc biệt và nhà khí công đã dự báo quy luật thông thường của tư duy hiển tánh sẽ phát triển đến sẹt ra tia lửa của tư duy linh cảm ẩn tánh. Một khi công năng nhảy vọt, hình thành phương pháp đầy đủ công năng đặc biệt, thì kỳ nhân siêu nhân sẽ càng ngày càng đông. Trong tương lai, người được tiến vào linh giới sẽ bao gồm những nhà khoa học và triết học, khi ấy kỹ thuật chuyển hóa ẩn và hiển sẽ được nắm chắc mà bắt đầu "thông linh", tức nhanh chóng trao truyền tin tức vũ trụ.
Do đó chúng tôi thống nhất tất cả tên gọi và đặt ra một tổng danh từ gọi là Vũ Trụ Công. Vũ trụ công sẽ siêu việt thông linh công, thông ẩn công, dưới sự hướng dẫn của khoa học kỹ thuật vô cực, mạnh dạn điều khiển kỹ thuật siêu ngũ giác quan mà tiến vào thời đại mới của khoa học vũ trụ
ST
#134
Gửi vào 26/06/2011 - 11:05
NHỮNG CÂU CHUYỆN KỲ BÍ CHƯA CÓ LỜI GIẢI
không thể ngờ là vào khoảng trên ba mươi ba thế kỷ trước, một đứa bé chỉ ngồi trên ngai vàng, cai trị được vài năm thì bệnh chết. Cậu bé con lên ngôi vua này, ngồi ngai vàng quá ngắn hạn, nên không tạo được lịch sử nào quan trọng cho Ai Cập được hết và cùng là lịch sử loài người luôn. Mọi chuyện đó, chuyện vừa nói trên của ông vua con... tất cả thay đổi hết khi vào năm 1923. Năm 1923 Thế giới lấy làm kinh ngạc khi toán khảo cổ người Anh, đào xới từ ngôi mộ của Pharaoh (Vua) Tutankhamen, mà chúng ta gọi là King Tut. Rồi nhiều chuyện kỳ dị xảy ra.
Những người đào mồ lần lần chết trong vài tháng sau, với nhiều chứng bệnh không hiểu nổi. Thân thể nóng cao độ, lảm nhảm và chết vài giờ sau đó. Y khoa bó tay... nên người ta mới có lời nói như sau: "Đó là lời nguyền của Pharaoh". Như cô thư ký ghi chép những tư trang của King Tut, cô có đứa con trai dễ thương đang học mẫu giáo trong trường thình lình té xuống chết trong lớp học, giữa sự kinh hoàng của cô giáo và bạn học.
Tại bảo tàng viện Cairo, một người lao công ráng dời cái hòm đựng King Tut cho ngay ngắn mà chùi những vết ố gần đó thì sau ngày làm ông bị chiếc xe buýt Cairo chạy ngang đụng ông chết lúc ông băng ngang đường. Sau đó độ hai năm, khảo cổ người Anh cũng đào được trong ngôi mộ Luxor tại Aicập. Một cái hòm rất đẹp, trong đó đựng xác một công chúa mà người ta đọc được tên là Amen-Ra (Princess of Amen-Ra). Nhưng lúc đó người ta chỉ chú trọng đến Vua Tut mà thôi, còn hòm nhỏ công chúa Amen-Ra thì người ta không để ý lắm.
Tại Ai Cập có một người Anh làm Trưởng phòng bảo hiểm cho công ty Bảo hiểm Llyod Ltm, một người Anh làm Giám đốc Ngân Hàng London Banks Ltm, một người kia thì con quận công tại York Shire Anh quốc, còn người chót thì con của vua trường đua ngựa tại London. Có nghĩa là bốn người Anh này rất giàu. Họ nghe bảo tàng viện Ai Cập có bán đấu giá một số cổ vật, mà chánh phủ Ai Cập xem không quan trọng cho công chúng.
Lúc đó tại Ai cập, người Anh đang kiểm soát, cầm quyền nước Ai cập, y như tại Việt Nam người Pháp đang cai trị chúng ta vậy. Bốn người Anh trẻ này bỏ một số tiền mua được cái quan tài có được xác công chúa Amen-ra. Thì trong vòng hai tuần lễ tai nạn xảy ra lập tức. Người làm tại bảo hiểm Llyod Ltm bị một con rắn hổ cắn vào tay khi anh vào thăm sở thú Ai Cập. Không hiểu tại sao trong bụi rậm kế nơi ghế anh ngồi, một con rắn hổ thật to bò đến cắn một phát vào bàn tay. Anh chết sau đó vài phút.
Nhân viên sở thú Ai Cập rất ngạc nhiên tại sao con rắn hổ từ trong chuồng nuôi rắn nơi xa mà bò ra được? Nó vượt qua nhiều phòng kính rồi leo ra vách tường cao? Không ai giải thích được chuyện con rắn hổ bò ra khỏi chuồng nuôi rắn cho dân chúng xem? Nhưng anh này chết vì rắn hổ là chuyện có thực. Còn một người Anh kia thì ngân hàng anh đang làm bị phá sản vào vài tháng sau, vì hãng anh cho mượn tiền rất nhiều cho một hãng tàu buôn bán từ London sang Ai cập. Hãng tàu này bị phá sản kéo theo ngân hàng của anh. Anh này tự vận vì nợ quá nhiều.
Còn chủ trường đua ngựa thì trận hỏa hoạn lớn nhất thời đó, tiêu hủy toản bộ gia sản, chuồng ngựa quý của gia đình này đều ra tro. Nhưng người chót, họ biết câu chuyện nguyền rủa này bèn chở quan tài công chúa Pricess Amen-ra tặng bảo tàng viện Anh quốc (British Museum). Và câu chuyện cũng theo sau đó. Chiếc xe chuyên chở quan tài công chúa từ nhà kho của người Anh, người mà cho bảo tàng viện Anh. Chiếc xe này có chở quan tài công chúa trên đó, thì một nhân viên trong hai nhân viên khiêng quan tài vấp bậc thềm, quan tài công chúa đập mạnh vào xương ống quyển nhân viên, làm gãy chân tên này tại chổ.
Còn người khiêng kia, sau đó ba hôm người ta thấy chết tại góc đường thủ đô London, ngực bị đâm bởi một con dao. Cảnh sát London cho rằng anh bị ăn cướp chận đường và đâm chết khi anh không móc bóp đưa cho tên cướp. Còn nữa... Người lính gác bảo tàng viện Anh quốc, đêm khuya nghe trên lầu có tiếng động khả nghi thì anh rọi đèn bước lên, anh vào căn phòng có chứa quan tài công chúa thì anh thấy cửa sổ mở ra, anh nghi kẻ gian mở cửa leo vào phòng. Anh thận trọng bước đến và rọi đèn ra ngoài khung cửa và anh té lọt ra ngoài khung cửa... té xuống đường nhựa từ trên lầu bảo tàng viện. Anh chết sau đó khi đến nhà thương. Anh lẩm bẩm: "người ta xô tôi, người ta xô tôi..." rồi anh chết trong nổi kinh hoàng đọng trên gương mặt.
Năm 1912 bảo tàng viện Anh quốc thấy quan tài nhỏ công chúa Amen-ra này không hấp dẫn du khách hay công chúng đến xem nên họ cất vào phòng sau. Rồi sau đó người ta rao bán quan tài này trên báo Telegraph-London hàng tháng trời. Không người nào mua quan tài này làm chi. Một quan tài, trong đó có xác ướp khô đét mà đầy lời nguyền. Trong khi đó báo chí Anh quốc đăng tải nhiều chuyện kinh sợ có liên quan đến quan tài King Tut nhiều hơn mọi chuyện khác. Nhiều nhà báo không việc gì làm, họ cố gắng nặn thêm nhiều tin ma quái... và không ăn nhập tình tiết liên quan đến King Tut.
Năm 1912 bảo tàng viện Anh bán quan tài Princess Amen-ra. Có người mua. Một người Mỹ, gia đình rất giàu chuyên về nghề đầu tư chứng khoán tại New York. Anh cho chở quan tài này xuyên Đại tây Dương (Alantic Ocean), dĩ nhiên bằng Tàu biển. Anh cùng đi chung chuyến hàng đó với anh cùng 1500 người đó. Chuyến tàu đó mang tên là Titanic. Titanic không bao giờ tới New York mà giao quan tài Princess Amen-ra và người chủ quan tài cũng vậy. Tất cả chôn vùi dưới đáy đại dương sâu thẳm.
ST
không thể ngờ là vào khoảng trên ba mươi ba thế kỷ trước, một đứa bé chỉ ngồi trên ngai vàng, cai trị được vài năm thì bệnh chết. Cậu bé con lên ngôi vua này, ngồi ngai vàng quá ngắn hạn, nên không tạo được lịch sử nào quan trọng cho Ai Cập được hết và cùng là lịch sử loài người luôn. Mọi chuyện đó, chuyện vừa nói trên của ông vua con... tất cả thay đổi hết khi vào năm 1923. Năm 1923 Thế giới lấy làm kinh ngạc khi toán khảo cổ người Anh, đào xới từ ngôi mộ của Pharaoh (Vua) Tutankhamen, mà chúng ta gọi là King Tut. Rồi nhiều chuyện kỳ dị xảy ra.
Những người đào mồ lần lần chết trong vài tháng sau, với nhiều chứng bệnh không hiểu nổi. Thân thể nóng cao độ, lảm nhảm và chết vài giờ sau đó. Y khoa bó tay... nên người ta mới có lời nói như sau: "Đó là lời nguyền của Pharaoh". Như cô thư ký ghi chép những tư trang của King Tut, cô có đứa con trai dễ thương đang học mẫu giáo trong trường thình lình té xuống chết trong lớp học, giữa sự kinh hoàng của cô giáo và bạn học.
Tại bảo tàng viện Cairo, một người lao công ráng dời cái hòm đựng King Tut cho ngay ngắn mà chùi những vết ố gần đó thì sau ngày làm ông bị chiếc xe buýt Cairo chạy ngang đụng ông chết lúc ông băng ngang đường. Sau đó độ hai năm, khảo cổ người Anh cũng đào được trong ngôi mộ Luxor tại Aicập. Một cái hòm rất đẹp, trong đó đựng xác một công chúa mà người ta đọc được tên là Amen-Ra (Princess of Amen-Ra). Nhưng lúc đó người ta chỉ chú trọng đến Vua Tut mà thôi, còn hòm nhỏ công chúa Amen-Ra thì người ta không để ý lắm.
Tại Ai Cập có một người Anh làm Trưởng phòng bảo hiểm cho công ty Bảo hiểm Llyod Ltm, một người Anh làm Giám đốc Ngân Hàng London Banks Ltm, một người kia thì con quận công tại York Shire Anh quốc, còn người chót thì con của vua trường đua ngựa tại London. Có nghĩa là bốn người Anh này rất giàu. Họ nghe bảo tàng viện Ai Cập có bán đấu giá một số cổ vật, mà chánh phủ Ai Cập xem không quan trọng cho công chúng.
Lúc đó tại Ai cập, người Anh đang kiểm soát, cầm quyền nước Ai cập, y như tại Việt Nam người Pháp đang cai trị chúng ta vậy. Bốn người Anh trẻ này bỏ một số tiền mua được cái quan tài có được xác công chúa Amen-ra. Thì trong vòng hai tuần lễ tai nạn xảy ra lập tức. Người làm tại bảo hiểm Llyod Ltm bị một con rắn hổ cắn vào tay khi anh vào thăm sở thú Ai Cập. Không hiểu tại sao trong bụi rậm kế nơi ghế anh ngồi, một con rắn hổ thật to bò đến cắn một phát vào bàn tay. Anh chết sau đó vài phút.
Nhân viên sở thú Ai Cập rất ngạc nhiên tại sao con rắn hổ từ trong chuồng nuôi rắn nơi xa mà bò ra được? Nó vượt qua nhiều phòng kính rồi leo ra vách tường cao? Không ai giải thích được chuyện con rắn hổ bò ra khỏi chuồng nuôi rắn cho dân chúng xem? Nhưng anh này chết vì rắn hổ là chuyện có thực. Còn một người Anh kia thì ngân hàng anh đang làm bị phá sản vào vài tháng sau, vì hãng anh cho mượn tiền rất nhiều cho một hãng tàu buôn bán từ London sang Ai cập. Hãng tàu này bị phá sản kéo theo ngân hàng của anh. Anh này tự vận vì nợ quá nhiều.
Còn chủ trường đua ngựa thì trận hỏa hoạn lớn nhất thời đó, tiêu hủy toản bộ gia sản, chuồng ngựa quý của gia đình này đều ra tro. Nhưng người chót, họ biết câu chuyện nguyền rủa này bèn chở quan tài công chúa Pricess Amen-ra tặng bảo tàng viện Anh quốc (British Museum). Và câu chuyện cũng theo sau đó. Chiếc xe chuyên chở quan tài công chúa từ nhà kho của người Anh, người mà cho bảo tàng viện Anh. Chiếc xe này có chở quan tài công chúa trên đó, thì một nhân viên trong hai nhân viên khiêng quan tài vấp bậc thềm, quan tài công chúa đập mạnh vào xương ống quyển nhân viên, làm gãy chân tên này tại chổ.
Còn người khiêng kia, sau đó ba hôm người ta thấy chết tại góc đường thủ đô London, ngực bị đâm bởi một con dao. Cảnh sát London cho rằng anh bị ăn cướp chận đường và đâm chết khi anh không móc bóp đưa cho tên cướp. Còn nữa... Người lính gác bảo tàng viện Anh quốc, đêm khuya nghe trên lầu có tiếng động khả nghi thì anh rọi đèn bước lên, anh vào căn phòng có chứa quan tài công chúa thì anh thấy cửa sổ mở ra, anh nghi kẻ gian mở cửa leo vào phòng. Anh thận trọng bước đến và rọi đèn ra ngoài khung cửa và anh té lọt ra ngoài khung cửa... té xuống đường nhựa từ trên lầu bảo tàng viện. Anh chết sau đó khi đến nhà thương. Anh lẩm bẩm: "người ta xô tôi, người ta xô tôi..." rồi anh chết trong nổi kinh hoàng đọng trên gương mặt.
Năm 1912 bảo tàng viện Anh quốc thấy quan tài nhỏ công chúa Amen-ra này không hấp dẫn du khách hay công chúng đến xem nên họ cất vào phòng sau. Rồi sau đó người ta rao bán quan tài này trên báo Telegraph-London hàng tháng trời. Không người nào mua quan tài này làm chi. Một quan tài, trong đó có xác ướp khô đét mà đầy lời nguyền. Trong khi đó báo chí Anh quốc đăng tải nhiều chuyện kinh sợ có liên quan đến quan tài King Tut nhiều hơn mọi chuyện khác. Nhiều nhà báo không việc gì làm, họ cố gắng nặn thêm nhiều tin ma quái... và không ăn nhập tình tiết liên quan đến King Tut.
Năm 1912 bảo tàng viện Anh bán quan tài Princess Amen-ra. Có người mua. Một người Mỹ, gia đình rất giàu chuyên về nghề đầu tư chứng khoán tại New York. Anh cho chở quan tài này xuyên Đại tây Dương (Alantic Ocean), dĩ nhiên bằng Tàu biển. Anh cùng đi chung chuyến hàng đó với anh cùng 1500 người đó. Chuyến tàu đó mang tên là Titanic. Titanic không bao giờ tới New York mà giao quan tài Princess Amen-ra và người chủ quan tài cũng vậy. Tất cả chôn vùi dưới đáy đại dương sâu thẳm.
ST
#135
Gửi vào 26/06/2011 - 11:25
THUYẾT NHÂN QUẢ
Xin chào mọi người. Câu chuyện này là câu chuyện xảy ra với chính gia đình nhà tôi và đương nhiên vào thời gian đó tôi là người chứng kiến rõ nhất. Trước tiên nếu như bạn hay gia đình nhà bạn theo Đạo Phật thì sẽ hiểu hơn thế nào là Thuyết Nhân Quả. Tức là đời này chúng ta làm ác thì một là sẽ gặp báo ứng ngay hậu vận đời này, hoặc sẽ chịu quả báo vào kiếp sau. Vậy nên mới có những câu chuyện trớ trêu về Nghiệp chướng của kiếp trước kéo về kiếp này để báo chướng (báo oán).
Hơn nữa các bạn cũng cần hiểu thêm là tất cả các tội ác, nghiệp chướng mà con người mắc phải đều do Tham Sân Si gây ra. Vậy nên trong Kinh nhà Phật khi chúng ta tụng Kinh đều có bài Sám Hối... Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp, Giai do vô thủy Tham Sân Si...Đạo Phật thì dạy con người ta sống tốt, tạo nghiệp duyên cho kiếp sau. Đạo Giáo cũng vậy nhưng đạo Giáo coi trọng Nhân Hiếu Tiết Lễ Nghĩa hơn. Tuy nhiên nhiều người và nhất là hiện nay đánh đồng đạo Giáo và đạo Mẫu.
Và cũng không ít người đã khẳng định đạo Giáo là từ Trung Quốc sang. Đương nhiên chúng ta cần phải rạch ròi rằng đạo Giáo Việt Nam không phải là đạo Giáo Trung Hoa với Lão Tử mà đạo Giáo Việt Nam chính là đạo Thờ Thần (các quan). Tại sao tôi phải khẳng định nhiều về các Đạo nhiều thế, vì nó liên quan rất nhiều tới câu chuyện của nhà tôi. Đương nhiên sinh ra và lớn lên trong gia đình mà năm đời làm thầy, thì chưa có câu chuyện kỳ bí gì tôi chưa được nghe và chưa được chứng kiến. Nhưng cái chuyện này nó lại nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi và gia đình tôi
Bà ngoại tôi (bà là thầy học theo thuật Khổng Minh va Quỷ Cốc Tử) được bảy người con gái, mẹ tôi là thứ hai. Nhưng cũng thật trớ trêu và thảm họa gia đinh tôi đó là ông ngoại mất năm 37 tuổi, (khi đó mẹ tôi mới 13 tuổi). Được hơn ba tháng sau thì chị gái Mẹ tôi cũng qua đời (bác bị chết đuối). Lạ thay là trước khi Bác mất thì có con chó trắng chạy quanh nhà và khi vớt bác lên thì trong phổi không có nước.
Thấm thoát hơn hai mươi năm sau thì trong một đêm tầm mười hai giờ, bác tôi về nhà nhập vào bà ngoại tôi và đòi gọi ngay mẹ tôi xuống nhà bà ngoại để nói chuyện (lúc đó tôi 12 tuổi). Khi mẹ tôi và tôi xuống nhà bà ngoại để gặp bác, thì bác lao ra túm lấy mẹ tôi khóc (lúc đó bác nhập vào bà ngoại tôi):
- Em ơi! em sắp chết rồi!
Nghe được những lời đó mẹ tôi sởn gáy óc và không biết làm thế nào. Bác kéo mẹ tôi vào phòng trong và dặn dò :
- Nhà thằng A (bố tôi) có người nhà làm to ở dưới âm, em kêu nhiều đến người ta, người ta đổi mạng cho.
Thế là từ hôm đó về mẹ tôi kêu khấn trung thiên. Ông nội tôi lúc đó đang tu ở chùa Giám Hải Dương, ngày nào cũng tung kinh Thủy Sám cho mẹ tôi. May mắn nhờ trời nhờ Phật mà mẹ tôi qua tuổi 37 an toàn. Câu chuyện bặt đi được hơn chục năm thì lần này lại một chuyện khác xảy ra. Bà dì (tức là mẹ tôi gọi là cô) bị bệnh tim và mất năm 49 tuổi. Khi bà dì mất ở bệnh viện thì có bà ngoại tôi ở đó. Bà dì cứ ôm chặt lấy bà ngoại tôi và nói:
- Chị ơi! Chị cứu em, chị đừng để người ta bắt em đi.
Nói rồi bà dì chết trên tay bà ngoại tôi. Cái đó làm bà ngoại tôi băn khoăn rất nhiều về cái chết kỳ lạ này. Được khoảng hơn một tháng sau thì nhà tôi Hầu đồng. Lại nói thêm rằng Hầu Đồng ở nhà tôi là Hầu Đồng phán (các quan ứng đồng phán cho biết tai ách vận hạn). Tức là chỉ có nhà tôi tổ chức và không có con nhang đệ tử hay người ngoài. Nó cũng không phải là Hầu Đồng theo kiểu kinh doanh, nhảy chồm chồm rồi múa kiếm múa cờ phát lộc. Lần đó là tôi ngồi, đột nhiên người tôi nặng trịch và không điều khiển được mình nữa. Người tôi cao lớn hơn và vai cứng hơn, đầu và cổ cứng ngắc.
Vị quan tát mẹ tôi một cái như trời giáng, làm mẹ tôi tóe cả máu mồm (tôi thì không thể tát mẹ như thế được rồi):
- Ta đổi số cho ngươi mà ngươi không thèm cảm ơn ta một câu.
Vị quan đó nói như vậy. Mẹ tôi cầu khẩn xin tha tội và hỏi ra thì mới biết đó là cụ nhà tôi, làm Giám sát tuần quan Ty ngục ở dưới âm, người đã cứu mẹ tôi khỏi cái nạn 37. Thế rồi cụ nói thêm rằng nhà ngoại tôi có cái tiền oan nghiệp chướng nặng, nó sẽ theo và bắt người trong họ chết trẻ. Muốn giải tiền oan nghiệp chướng này chỉ có thể nhờ phép Phật, phép Thánh mà thôi. Nói xong cụ thăng mất. Mẹ tôi rất hoang mang không biết là Tiền Oan nghiệp chướng gì.
Tiếp theo thì quan Đệ ngũ tuần tranh ngài về (Đặc trưng giá ngài về như thế nào thì xin phép được kể cho mọi người sau, nó không phải về như kiểu Đồng kinh doanh mặc áo xanh và múa thanh long đao). Ngài kể lại cho mẹ tôi và gia đình tôi về cái tiền oan nghiệp chướng nhà tôi, mà chính câu chuyện ngài kể bà ngoại tôi cũng biết, và chứng kiến năm bà về làm dâu nhà ông ngoại tôi.
- Nhà con có một Tiền oan nghiệp chướng rất nặng. Đó là vào đời thứ ba nhà con (tức là mẹ tôi gọi là ông nội, tôi gọi là cụ ngoại) đã giết người rồi vùi xác người ta xuống ruộng. Giờ người ta tìm để báo oán. Dòng họ nhà con sẽ chỉ có toàn người chết trẻ mà thôi. Ta thấy oan tình, oan mạng, oan trần là ta phải ra tay cứu giúp, nhưng án oan này quá lớn e sức ta khó hóa giải. Ta mách cho con nhờ cậy đức Trần Triều ngài giải hộ cho kiếp oan này.
Nói rồi ngài chảy hai hàng lệ và xa giá hồi cung. Nhà tôi rất hoang mang không biết nên làm thế nào. Bà ngoại tôi lúc đó mới kể lại câu chuyện của gần bảy mươi năm về trước, mà những người trong đó giờ đã thành người thiên cổ.
- Cụ B (ông nội mẹ tôi) ngày xưa cùng với bốn ông khác ở làng này, mang thằng địa chủ và mấy thằng tây ra chặt đầu rồi vùi xác nó xuống ruộng. Ngày đó cả làng cả xã biết, ai cũng muốn giết bọn địa chủ cường hào ấy nhưng mà không dám. Chỉ có bốn ông là dám thôi. Không ngờ giờ lại thành họa
Thế rồi bà ngoại tôi lập đàn và làm sớ dâng trung thiên tấu Thiên đình cầu giải oan nghiệp (bố tôi và bà ngoại đều làm thầy, bố tôi là nhà nho). Thỉnh được đức Trần Triều hạ phàm vào bà tôi giải oan. Không ngờ rằng đâu chỉ dừng lại ở ruộng kia mà còn một vong hồn nữa tôi sẽ kể sau. Đức Trần triều ngài triệu vong hồn, thi hương khoán trói và làm theo đúng yêu cầu của hai vong hồn bị chặt đầu vùi ruộng kia.
Vong hồn Tây nhờ Đức trần triều giải oan và cho xin một cỗ thuyền buồm để về quê hương và không đi báo oán nữa. Ngài phê chuẩn và khoán hương cho vong Tây. Vong địa chủ cứng đầu hơn và không đòi gì cả chỉ đòi báo oán. Cuối cùng Đức Trần triều ngài dùng biện pháp mạnh, trói vong và thi triển phép thì vong địa chủ mới chịu nhận lời. Nhà tôi hứa sẽ lập đàn giải oan và cung phụng đầy đủ những gì vong địa chủ yêu cầu. Sau khi ngài giải oan xong ngài xa giá hồi cung ngay, vì chắc ngài còn bận chuyện thiên đình. Thế là cả nhà tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã giải được tiền oan nghiệp chướng.
Bà ngoại tôi thở dài. Tôi biết rằng bà không ngờ tới rằng tiền oan nghiệp chướng lại rơi vào nhà bà, vị thầy mà bao nhiêu người nhờ vả, bắt ma chữa điên cho bao nhiêu người ở vùng đất đô hội này. Có lẽ chính vì bà chủ quan nên không ngờ ra được. Các bạn đã nghe câu này bao giờ chưa.
NHẤT BẦN NHỊ YỂU TAM VÔ TỰ
Thế nhưng vậy vẫn chưa yên. Trong một lần ngồi Hầu Đồng thì đức Hoàng Bảy Bảo Hà giáng vào tôi và nói rằng, vẫn còn một vong chết oan nữa bám gấu áo của ngài kêu oan. Nói đến đó thì giọt nước mắt ngài tuôn rơi. Không phải thương cho gia đình tôi, mà thương cho vong kia đáng thương quá và ngài hết sức giận cụ ngoại tôi (tức ông nội mẹ tôi, người đã cùng với bốn người chặt đầu địa chủ vùi xuống ruông). Cái chuyện giết địa chủ thời trước đó thì bà ngoại tôi biết, nhưng chuyện này thì đúng thật là ko ai biết.
Tại sao lại còn một vong nữa kêu oan với quan Hoàng Bảy và ngài lại rủ lòng thương xót đến vậy, và tại sao vong đó lại lên tận Bảo Hà kêu oan. Quan Hoàng Bảy rưng rưng thuât lại cho gia dình tôi: Vong này là cậu thanh niên mười tám tuổi làm ở đồn điền cao su. Vì xích mích với B (ông nội mẹ tôi) mà hai người đánh nhau. Đêm đó B dùng liềm giết chết người thanh niên và chặt đứt tay chân đem vất xuống vực. Cho đến giờ vong này vẫn còn hồn phách tiêu tán mà chưa tìm đủ để đầu thai chuyển giới. Quan Hoàng Bảy ngài phẩy tay một cái, tức thì người Mẹ tôi co rúm lại và cứ nằm dưới sàn chiếu co quắp tay chân đờ ra.
Ngài nói rằng:
- Ta cho vong đó nhập hồn để nói lên nỗi oan.
Vong thanh niên (lúc đó nhập vào mẹ tôi) khóc lóc như chưa bao giờ tôi nghe thấy ai khóc thảm thương hơn và thương hơn nữa là tay chân không cử động được và cứ nằm trườn như con lươn. Nhà tôi từ trên xuống dưới chứng kiến cảnh đó đều không cầm được nước mắt. Bà ngoại tôi nói rằng:
- Sao lại có người độc ác hại người ta đến mức này cơ chứ.
Phải những hơn một tiếng đồng hồ vong thanh niên đó cứ kêu xin quan Hoàng Bảy cho đi báo oán chứ nhất định không chịu đầu thai. Và quả thật, tôi lúc đó trong bụng vẫn tỉnh táo nhưng lời nói và cử chỉ thì lại không điều khiển được, vì Quan Hoàng Bảy đang giáng tôi. Ngài xử vụ án oan này thật là có tình có lý, và đúng thật là tôi chưa thấy ai lại đưa ra một kết cục hợp lý hợp tình đến vậy.
Ngài quỳ xin đức Quan Thế Âm Bồ Tát hoàn hồn cho vong kia khỏi phải cái cảnh không chân, không tay lê lết. Và quá hiệu nghiệm khi ngài vừa kêu Bồ Tát xong thì vong kia (lúc đó đang nhập mẹ tôi) quỳ gối khoanh tay lạy ngài rất nhiều. Vong đó đói, dì J (em mẹ tôi) bổ xoài đưa cho vong đó ăn mà vong đó như nuốt chửng quả xoài, nhìn thực sự là không cầm được nước mắt. Quan Hoàng Bảy sai gia đình tôi phải sắm đủ thứ để đền bù cho vong kia. Nhưng vong đó nhất định không cần:
- Con không cần thưa quan, con không cần một hào một cắc của họ, con không thèm không thèm, không thèm. Con chỉ cần trả lại công bằng cho con.
Vong đó gào lên khóc. Tiếng khóc làm cả gia đình tôi như lịm đi vì thương xót cho số phận người thanh niên ấy. Quan Hoàng Bảy ngài cười thật hiền dịu, ngài nắm bàn tay vong đó mà nói:
- Ta đã xin Bồ Tát cho con hoàn hồn để con khỏi phải chịu cảnh lẩn trốn nữa. Ta cũng đem lại công bằng và đạo lý cho con. Giờ con đã được hoàn hồn để đi chuyển thế đầu thai, con hãy diệt bỏ lòng Hận để đón nhận lòng Từ như vậy mới là thuận theo ý thiên đình. Giờ ta thương xót cho hoàn cảnh của con, ta cũng không nỡ để con đi xuống âm luận tội. Ta sẽ xin thiên đình cho con đi theo hầu ta, như vậy con có bằng lòng?
Vong thanh niên lê đến gần ngài vội vàng như sợ ngài đổi ý. Anh ta túm lấy gấu áo ngài rồi nói như sợ ngài sẽ không cho anh ta theo hầu:
- Con.. đồng ý.. con đồng ý..con đồng ý.
Quan Hoàng Bảy dặn người nhà tôi may cho anh ta một bộ quần áo màu xanh lá cây, để anh ta mặc đi theo hầu ngài. Làm sớ giải oan cho anh ta và làm một cánh sớ tấu thiên đình, cho anh ta theo hầu Hoàng Bảy Vương Quan. Nói dặn dò kỹ lưỡng rồi ngài cho vong thanh niên thoát ra khỏi người mẹ tôi và ngài cũng xa giá hồi cung.
Ngày hôm sau gia đình tôi chuẩn bị cỗ bàn hẳn hoi để cúng cho vong thanh niên và làm thủ tục đầy đủ cho anh ta đi theo hầu quan Hoàng Bảy. Lại nói thêm cụ nội tôi, phạm tôi tày đình nên bị đầy vào địa ngục U Linh (không có ngày được nhìn thấy ánh sáng, giam cầm vạn kiếp) mà không thể nào cứu thoát ra được. Thế mới biết rằng cái gì cũng có nhân quả của nó. Ở hiền lòng dạ ngay thẳng không lọc lừa sẽ luôn gặp được cái tốt. Như anh thanh niên kia vậy mà lại gặp được cái tốt phúc. Và câu chuyện này bản thân tôi đã thấm nhuần đạo lý nhà Phật. Các bạn hãy cùng tôi chia sẻ nhé. Thân.
huykokuyo
Xin chào mọi người. Câu chuyện này là câu chuyện xảy ra với chính gia đình nhà tôi và đương nhiên vào thời gian đó tôi là người chứng kiến rõ nhất. Trước tiên nếu như bạn hay gia đình nhà bạn theo Đạo Phật thì sẽ hiểu hơn thế nào là Thuyết Nhân Quả. Tức là đời này chúng ta làm ác thì một là sẽ gặp báo ứng ngay hậu vận đời này, hoặc sẽ chịu quả báo vào kiếp sau. Vậy nên mới có những câu chuyện trớ trêu về Nghiệp chướng của kiếp trước kéo về kiếp này để báo chướng (báo oán).
Hơn nữa các bạn cũng cần hiểu thêm là tất cả các tội ác, nghiệp chướng mà con người mắc phải đều do Tham Sân Si gây ra. Vậy nên trong Kinh nhà Phật khi chúng ta tụng Kinh đều có bài Sám Hối... Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp, Giai do vô thủy Tham Sân Si...Đạo Phật thì dạy con người ta sống tốt, tạo nghiệp duyên cho kiếp sau. Đạo Giáo cũng vậy nhưng đạo Giáo coi trọng Nhân Hiếu Tiết Lễ Nghĩa hơn. Tuy nhiên nhiều người và nhất là hiện nay đánh đồng đạo Giáo và đạo Mẫu.
Và cũng không ít người đã khẳng định đạo Giáo là từ Trung Quốc sang. Đương nhiên chúng ta cần phải rạch ròi rằng đạo Giáo Việt Nam không phải là đạo Giáo Trung Hoa với Lão Tử mà đạo Giáo Việt Nam chính là đạo Thờ Thần (các quan). Tại sao tôi phải khẳng định nhiều về các Đạo nhiều thế, vì nó liên quan rất nhiều tới câu chuyện của nhà tôi. Đương nhiên sinh ra và lớn lên trong gia đình mà năm đời làm thầy, thì chưa có câu chuyện kỳ bí gì tôi chưa được nghe và chưa được chứng kiến. Nhưng cái chuyện này nó lại nằm ngoài sự tưởng tượng của tôi và gia đình tôi
Bà ngoại tôi (bà là thầy học theo thuật Khổng Minh va Quỷ Cốc Tử) được bảy người con gái, mẹ tôi là thứ hai. Nhưng cũng thật trớ trêu và thảm họa gia đinh tôi đó là ông ngoại mất năm 37 tuổi, (khi đó mẹ tôi mới 13 tuổi). Được hơn ba tháng sau thì chị gái Mẹ tôi cũng qua đời (bác bị chết đuối). Lạ thay là trước khi Bác mất thì có con chó trắng chạy quanh nhà và khi vớt bác lên thì trong phổi không có nước.
Thấm thoát hơn hai mươi năm sau thì trong một đêm tầm mười hai giờ, bác tôi về nhà nhập vào bà ngoại tôi và đòi gọi ngay mẹ tôi xuống nhà bà ngoại để nói chuyện (lúc đó tôi 12 tuổi). Khi mẹ tôi và tôi xuống nhà bà ngoại để gặp bác, thì bác lao ra túm lấy mẹ tôi khóc (lúc đó bác nhập vào bà ngoại tôi):
- Em ơi! em sắp chết rồi!
Nghe được những lời đó mẹ tôi sởn gáy óc và không biết làm thế nào. Bác kéo mẹ tôi vào phòng trong và dặn dò :
- Nhà thằng A (bố tôi) có người nhà làm to ở dưới âm, em kêu nhiều đến người ta, người ta đổi mạng cho.
Thế là từ hôm đó về mẹ tôi kêu khấn trung thiên. Ông nội tôi lúc đó đang tu ở chùa Giám Hải Dương, ngày nào cũng tung kinh Thủy Sám cho mẹ tôi. May mắn nhờ trời nhờ Phật mà mẹ tôi qua tuổi 37 an toàn. Câu chuyện bặt đi được hơn chục năm thì lần này lại một chuyện khác xảy ra. Bà dì (tức là mẹ tôi gọi là cô) bị bệnh tim và mất năm 49 tuổi. Khi bà dì mất ở bệnh viện thì có bà ngoại tôi ở đó. Bà dì cứ ôm chặt lấy bà ngoại tôi và nói:
- Chị ơi! Chị cứu em, chị đừng để người ta bắt em đi.
Nói rồi bà dì chết trên tay bà ngoại tôi. Cái đó làm bà ngoại tôi băn khoăn rất nhiều về cái chết kỳ lạ này. Được khoảng hơn một tháng sau thì nhà tôi Hầu đồng. Lại nói thêm rằng Hầu Đồng ở nhà tôi là Hầu Đồng phán (các quan ứng đồng phán cho biết tai ách vận hạn). Tức là chỉ có nhà tôi tổ chức và không có con nhang đệ tử hay người ngoài. Nó cũng không phải là Hầu Đồng theo kiểu kinh doanh, nhảy chồm chồm rồi múa kiếm múa cờ phát lộc. Lần đó là tôi ngồi, đột nhiên người tôi nặng trịch và không điều khiển được mình nữa. Người tôi cao lớn hơn và vai cứng hơn, đầu và cổ cứng ngắc.
Vị quan tát mẹ tôi một cái như trời giáng, làm mẹ tôi tóe cả máu mồm (tôi thì không thể tát mẹ như thế được rồi):
- Ta đổi số cho ngươi mà ngươi không thèm cảm ơn ta một câu.
Vị quan đó nói như vậy. Mẹ tôi cầu khẩn xin tha tội và hỏi ra thì mới biết đó là cụ nhà tôi, làm Giám sát tuần quan Ty ngục ở dưới âm, người đã cứu mẹ tôi khỏi cái nạn 37. Thế rồi cụ nói thêm rằng nhà ngoại tôi có cái tiền oan nghiệp chướng nặng, nó sẽ theo và bắt người trong họ chết trẻ. Muốn giải tiền oan nghiệp chướng này chỉ có thể nhờ phép Phật, phép Thánh mà thôi. Nói xong cụ thăng mất. Mẹ tôi rất hoang mang không biết là Tiền Oan nghiệp chướng gì.
Tiếp theo thì quan Đệ ngũ tuần tranh ngài về (Đặc trưng giá ngài về như thế nào thì xin phép được kể cho mọi người sau, nó không phải về như kiểu Đồng kinh doanh mặc áo xanh và múa thanh long đao). Ngài kể lại cho mẹ tôi và gia đình tôi về cái tiền oan nghiệp chướng nhà tôi, mà chính câu chuyện ngài kể bà ngoại tôi cũng biết, và chứng kiến năm bà về làm dâu nhà ông ngoại tôi.
- Nhà con có một Tiền oan nghiệp chướng rất nặng. Đó là vào đời thứ ba nhà con (tức là mẹ tôi gọi là ông nội, tôi gọi là cụ ngoại) đã giết người rồi vùi xác người ta xuống ruộng. Giờ người ta tìm để báo oán. Dòng họ nhà con sẽ chỉ có toàn người chết trẻ mà thôi. Ta thấy oan tình, oan mạng, oan trần là ta phải ra tay cứu giúp, nhưng án oan này quá lớn e sức ta khó hóa giải. Ta mách cho con nhờ cậy đức Trần Triều ngài giải hộ cho kiếp oan này.
Nói rồi ngài chảy hai hàng lệ và xa giá hồi cung. Nhà tôi rất hoang mang không biết nên làm thế nào. Bà ngoại tôi lúc đó mới kể lại câu chuyện của gần bảy mươi năm về trước, mà những người trong đó giờ đã thành người thiên cổ.
- Cụ B (ông nội mẹ tôi) ngày xưa cùng với bốn ông khác ở làng này, mang thằng địa chủ và mấy thằng tây ra chặt đầu rồi vùi xác nó xuống ruộng. Ngày đó cả làng cả xã biết, ai cũng muốn giết bọn địa chủ cường hào ấy nhưng mà không dám. Chỉ có bốn ông là dám thôi. Không ngờ giờ lại thành họa
Thế rồi bà ngoại tôi lập đàn và làm sớ dâng trung thiên tấu Thiên đình cầu giải oan nghiệp (bố tôi và bà ngoại đều làm thầy, bố tôi là nhà nho). Thỉnh được đức Trần Triều hạ phàm vào bà tôi giải oan. Không ngờ rằng đâu chỉ dừng lại ở ruộng kia mà còn một vong hồn nữa tôi sẽ kể sau. Đức Trần triều ngài triệu vong hồn, thi hương khoán trói và làm theo đúng yêu cầu của hai vong hồn bị chặt đầu vùi ruộng kia.
Vong hồn Tây nhờ Đức trần triều giải oan và cho xin một cỗ thuyền buồm để về quê hương và không đi báo oán nữa. Ngài phê chuẩn và khoán hương cho vong Tây. Vong địa chủ cứng đầu hơn và không đòi gì cả chỉ đòi báo oán. Cuối cùng Đức Trần triều ngài dùng biện pháp mạnh, trói vong và thi triển phép thì vong địa chủ mới chịu nhận lời. Nhà tôi hứa sẽ lập đàn giải oan và cung phụng đầy đủ những gì vong địa chủ yêu cầu. Sau khi ngài giải oan xong ngài xa giá hồi cung ngay, vì chắc ngài còn bận chuyện thiên đình. Thế là cả nhà tôi thở phào nhẹ nhõm vì đã giải được tiền oan nghiệp chướng.
Bà ngoại tôi thở dài. Tôi biết rằng bà không ngờ tới rằng tiền oan nghiệp chướng lại rơi vào nhà bà, vị thầy mà bao nhiêu người nhờ vả, bắt ma chữa điên cho bao nhiêu người ở vùng đất đô hội này. Có lẽ chính vì bà chủ quan nên không ngờ ra được. Các bạn đã nghe câu này bao giờ chưa.
NHẤT BẦN NHỊ YỂU TAM VÔ TỰ
Thế nhưng vậy vẫn chưa yên. Trong một lần ngồi Hầu Đồng thì đức Hoàng Bảy Bảo Hà giáng vào tôi và nói rằng, vẫn còn một vong chết oan nữa bám gấu áo của ngài kêu oan. Nói đến đó thì giọt nước mắt ngài tuôn rơi. Không phải thương cho gia đình tôi, mà thương cho vong kia đáng thương quá và ngài hết sức giận cụ ngoại tôi (tức ông nội mẹ tôi, người đã cùng với bốn người chặt đầu địa chủ vùi xuống ruông). Cái chuyện giết địa chủ thời trước đó thì bà ngoại tôi biết, nhưng chuyện này thì đúng thật là ko ai biết.
Tại sao lại còn một vong nữa kêu oan với quan Hoàng Bảy và ngài lại rủ lòng thương xót đến vậy, và tại sao vong đó lại lên tận Bảo Hà kêu oan. Quan Hoàng Bảy rưng rưng thuât lại cho gia dình tôi: Vong này là cậu thanh niên mười tám tuổi làm ở đồn điền cao su. Vì xích mích với B (ông nội mẹ tôi) mà hai người đánh nhau. Đêm đó B dùng liềm giết chết người thanh niên và chặt đứt tay chân đem vất xuống vực. Cho đến giờ vong này vẫn còn hồn phách tiêu tán mà chưa tìm đủ để đầu thai chuyển giới. Quan Hoàng Bảy ngài phẩy tay một cái, tức thì người Mẹ tôi co rúm lại và cứ nằm dưới sàn chiếu co quắp tay chân đờ ra.
Ngài nói rằng:
- Ta cho vong đó nhập hồn để nói lên nỗi oan.
Vong thanh niên (lúc đó nhập vào mẹ tôi) khóc lóc như chưa bao giờ tôi nghe thấy ai khóc thảm thương hơn và thương hơn nữa là tay chân không cử động được và cứ nằm trườn như con lươn. Nhà tôi từ trên xuống dưới chứng kiến cảnh đó đều không cầm được nước mắt. Bà ngoại tôi nói rằng:
- Sao lại có người độc ác hại người ta đến mức này cơ chứ.
Phải những hơn một tiếng đồng hồ vong thanh niên đó cứ kêu xin quan Hoàng Bảy cho đi báo oán chứ nhất định không chịu đầu thai. Và quả thật, tôi lúc đó trong bụng vẫn tỉnh táo nhưng lời nói và cử chỉ thì lại không điều khiển được, vì Quan Hoàng Bảy đang giáng tôi. Ngài xử vụ án oan này thật là có tình có lý, và đúng thật là tôi chưa thấy ai lại đưa ra một kết cục hợp lý hợp tình đến vậy.
Ngài quỳ xin đức Quan Thế Âm Bồ Tát hoàn hồn cho vong kia khỏi phải cái cảnh không chân, không tay lê lết. Và quá hiệu nghiệm khi ngài vừa kêu Bồ Tát xong thì vong kia (lúc đó đang nhập mẹ tôi) quỳ gối khoanh tay lạy ngài rất nhiều. Vong đó đói, dì J (em mẹ tôi) bổ xoài đưa cho vong đó ăn mà vong đó như nuốt chửng quả xoài, nhìn thực sự là không cầm được nước mắt. Quan Hoàng Bảy sai gia đình tôi phải sắm đủ thứ để đền bù cho vong kia. Nhưng vong đó nhất định không cần:
- Con không cần thưa quan, con không cần một hào một cắc của họ, con không thèm không thèm, không thèm. Con chỉ cần trả lại công bằng cho con.
Vong đó gào lên khóc. Tiếng khóc làm cả gia đình tôi như lịm đi vì thương xót cho số phận người thanh niên ấy. Quan Hoàng Bảy ngài cười thật hiền dịu, ngài nắm bàn tay vong đó mà nói:
- Ta đã xin Bồ Tát cho con hoàn hồn để con khỏi phải chịu cảnh lẩn trốn nữa. Ta cũng đem lại công bằng và đạo lý cho con. Giờ con đã được hoàn hồn để đi chuyển thế đầu thai, con hãy diệt bỏ lòng Hận để đón nhận lòng Từ như vậy mới là thuận theo ý thiên đình. Giờ ta thương xót cho hoàn cảnh của con, ta cũng không nỡ để con đi xuống âm luận tội. Ta sẽ xin thiên đình cho con đi theo hầu ta, như vậy con có bằng lòng?
Vong thanh niên lê đến gần ngài vội vàng như sợ ngài đổi ý. Anh ta túm lấy gấu áo ngài rồi nói như sợ ngài sẽ không cho anh ta theo hầu:
- Con.. đồng ý.. con đồng ý..con đồng ý.
Quan Hoàng Bảy dặn người nhà tôi may cho anh ta một bộ quần áo màu xanh lá cây, để anh ta mặc đi theo hầu ngài. Làm sớ giải oan cho anh ta và làm một cánh sớ tấu thiên đình, cho anh ta theo hầu Hoàng Bảy Vương Quan. Nói dặn dò kỹ lưỡng rồi ngài cho vong thanh niên thoát ra khỏi người mẹ tôi và ngài cũng xa giá hồi cung.
Ngày hôm sau gia đình tôi chuẩn bị cỗ bàn hẳn hoi để cúng cho vong thanh niên và làm thủ tục đầy đủ cho anh ta đi theo hầu quan Hoàng Bảy. Lại nói thêm cụ nội tôi, phạm tôi tày đình nên bị đầy vào địa ngục U Linh (không có ngày được nhìn thấy ánh sáng, giam cầm vạn kiếp) mà không thể nào cứu thoát ra được. Thế mới biết rằng cái gì cũng có nhân quả của nó. Ở hiền lòng dạ ngay thẳng không lọc lừa sẽ luôn gặp được cái tốt. Như anh thanh niên kia vậy mà lại gặp được cái tốt phúc. Và câu chuyện này bản thân tôi đã thấm nhuần đạo lý nhà Phật. Các bạn hãy cùng tôi chia sẻ nhé. Thân.
huykokuyo
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
Dự đoán phối hợp nhiều môn huyền học cho chính trị & kinh tế thế giới |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
|
|
những góc nhìn khác nhau về chuyện cưới xin, xung - hợp vợ chồng |
Tử Bình | hieuthuyloi |
|
||
Xem Tử Vi - huyền "Học" - vọc phương pháp |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
|
|
Suy nghĩ với hỗn hợp nhiều môn huyền học cho lá số VNXHCN |
Mệnh Lý Tổng Quát | Ngu Yên |
|
||
Huyền Cơ Phú - 玄機賦 - Ode to Mysticism - Huyền Không Tứ Bộ |
Địa Lý Phong Thủy | QuanLySo |
|
||
Kho ebook 1000 cuốn sách huyền học pdf |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | QuanLySo |
|
6 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 6 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Tử Vi | Tử Bình | Kinh Dịch | Quái Tượng Huyền Cơ | Mai Hoa Dịch Số | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Địa Lý Phong Thủy | Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp | Bát Tự Hà Lạc | Nhân Tướng Học | Mệnh Lý Tổng Quát | Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số | Khoa Học Huyền Bí | Y Học Thường Thức | Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Thiên Văn - Lịch Pháp | Tử Vi Nghiệm Lý | TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ: An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi | Quỷ Cốc Toán Mệnh | Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản | Quẻ Mai Hoa Dịch Số | Bát Tự Hà Lạc | Thái Ât Thần Số | Căn Duyên Tiền Định | Cao Ly Đầu Hình | Âm Lịch | Xem Ngày | Lịch Vạn Niên | So Tuổi Vợ Chồng | Bát Trạch |