Biết cái gì có trước, không khó. Tìm là ra:
Căn cứ vào đoạn đối đáp sau đây của Tống-Thái-Tổ với Hi-Di tiên-sinh:
“.. Quả nhân đã đọc Tử-Vi Tinh-Nghĩa kinh do tiên-sinh ban cho. Tiên-sinh là Thần Tiên khác phàm, trên cảm cùng trời, dưới thông cùng nhân gian. Tiên-sinh đã khải ngộ đặt ra từ bao giờ vậy?
Ðáp:
- Không phải bần đạo đâu. Không phải bần đạo đâu. Khoa Tử-Vi uyên-nguyên từ đời Ðông-Tấn. Qua đời Lục-Triều vẫn chưa có qui-tắc nhất định. Ðời Ðường thịnh trị mấy trăm năm, không ai để tâm đến. Vừa qua thiên-hạ đại loạn, thế sự thăng trầm, chết sống vô định, nên Tử-Vi được san định lại. Bần đạo nhân học 6 khoa Thiên-Văn, Lịch-Phổ, Ngũ-Hành, Ngũ-Sự, Tạp-Chiêm và Hình-Tượng thấy cùng một gốc ở vũ-trụ biến dịch, nên tập lại vậy. Xưa kia các vị Chúc-Quan đã tốn nhiều tâm lực nghiên-cứu ra đây... (Triệu-thi Minh thuyết Tử-vi kinh, chương 1).
Uyên-nguyên khoa Tử-Vi là ở 6 khoa cổ trong thời kỳ văn-hóa sơ khai của Trung-Hoa. Thời đại thượng cổ Trung-Hoa: Hoàng-Ðế, Hạ-Vũ, Tây-Châu, Xuân-Thu, tính ra khoảng 2502 năm ( Từ 2752 đến 250 trước Tây-lịch) nói về tư tưởng rất kính sợ trời. Giữa trời và người có sự liên-hệ quan trọng..."
Như vậy, dẫu cho khi đó Hi Di tiên sinh có khiêm cung với Tống Thái Tổ để không tự nhận Khoa Tử Vi do mình sáng tạo ra, mà chỉ là kế thừa và kết hợp kiến thức từ 6 khoa huyền học thượng cổ, thì qua lời tâu, cũng thấy được Khoa Tử Vi chẳng dựa vào khoa Tử Bình cho cam.
Còn Tử Bình thì nguồn gốc như sau:
"Tứ trụ là một bộ môn bắt nguồn từ thời cổ Trung Quốc. Được biết, vào thời Đường (618 – 907) có một vị “thần tiên sống” tên Lạc Lộc. Ông dùng Can Chi của Tam trụ (ngày, tháng, năm sinh) chuyển qua ngũ hành rồi theo sinh khắc chế hóa là có thể tiên đoán chuẩn xác vận mệnh của con người. Được biết, trọng tâm lý luận của Lạc Lộc là trụ năm bởi theo ông nó là “chúa tể” của 4 mùa 12 tháng và 360 ngày. Sau này, phương pháp coi mệnh này được Lý Hư Trung – nhà thông thái của hoàng gia nhà Đường tiếp tục thâm cứu, bổ sung và lưu trữ dưới dạng thể Phú.
Đến đời Ngũ Đại (907 – 960), ghi chép về cách xem mệnh này được một cao nhân tên Từ Cư Dịch (tự là Tử Bình) nghiên cứu và phát triển hoàn thiện hơn. Ông nhận thấy nếu xét đủ Tứ trụ bao gồm: giờ – ngày – tháng – năm sinh thì kết quả sẽ chính xác hơn. Ngoài ra, hệ thống lý luận Tứ trụ (Bát tự) của Từ Cư Dịch được dùng mãi cho đến tận ngày nay và để bày tỏ lòng biết ơn với công lao của ông, người đời gọi đó là phương pháp Tứ trụ Tử Bình."
Và nó cũng chẳng dựa vào Tử Vi cho cam.
Còn dùng Khoa này để liên hệ Khoa kia thì ai cũng làm được. Nhưng nó cũng như dấu suy ra trong toán học. Đã có thời kì tôi ngồi rảnh rỗi đi tìm mỗi liên hệ giữa Phép cân xương tính số và Khoa Tử Vi, cũng thu được một vài kết luận, đại khái là hai thứ đó có "tỷ lệ thuận".
Nhưng cũng chỉ là dấu suy ra chứ không phải tương đương. Cho nên đưa ra kết luận cái này là bản chất của cái kia là một suy luận không logic, tức không chu diên (trong logic học).
Nói chung, về toán học, về sử học, về logic học hay về google học đại cương, tất cả đều cần trau dồi thêm.
Sửa bởi Expander: 18/08/2022 - 04:07