sắc thái của sự ràng buộc
--------------------------
ràng buộc là nội dung chủ yếu của hôn nhân; ràng buộc = làm cho cân bằng,
người ta gặp rắc rối về việc chọn vợ, chọn chồng, chủ yếu là do sắc thái / kiểu cách của sự ràng buộc,
có người thì chưa phù hợp, có người thì chưa thích nghi, có người thì rối loạn,
ví dụ: người có nhiều tỷ kiếp thì phải dùng quan ràng buộc, nhưng nếu không có quan thì phải dùng thực, thương để ràng buộc, mà nếu ko có thực thương để ràng buộc thì dùng Tài để ràng buộc,
rõ ràng sắc thái các sợi dây ràng buộc là khác nhau, quan là dùng lễ / nghĩa để ràng buộc, thương quan là dùng tình cảm / tình dục để ràng buộc, tiền tài là dùng vật chất để ràng buộc, ấn là dùng trí tuệ để ràng buộc
đã là dây trói "buộc" thì cũng có lỏng, có chặt, lễ nghĩa là chặt mà vật chất thì lại lỏng lẻo, tình cảm thì còn lỏng nữa, sợi dây mơ hồ, có khi bị bung ra /// trói anh yêu, trói em yêu gì đó, thì cần nhất là phải phù hợp,
người ta đặt ra tiêu chí này nọ, cũng chẳng qua để tìm kiếm thuộc tính ràng buộc phù hợp: như vật chất, quan hệ tình dục, hay là trí tuệ,
sợ nhất chính là sự nhiễu loạn,
tỷ kiếp cần quan ràng buộc, nhưng quan nhiều, hỗn loạn không thể ràng buộc còn tạo gánh nặng, đến lượt quan /// quan nhiều cần thực thương ràng buộc, mà thưc thương cũng rối loạn luôn, bệnh càng nặng, như thế là toi đời.
KL: các vị lên đây hỏi mà đa số là bị vậy, nên khi thấy tiến thoái lưỡng nan, không thông suốt, tức là tiêu chí ràng buộc đang bị lộn xộn, mất phương hướng, không biết mình ràng buộc kiểu gì
thì phải đơn giản hóa tiêu chí ràng buộc, càng đơn giản càng tốt.
--------------------------------------
Về vai trò ràng buộc
vai trò của người đàn ông là quan trọng hơn, vì họ là đại diện của gia đình, là lá cờ đầu nhận biết, phải làm cho điển hình lên,
để mấy cô gái biết là mình ràng buộc như vậy có phù hợp hay không,
như nam lấy quan làm ràng buộc thì giương cao lá cờ quan lên, cô nào muốn về chung nhà thì phải đáp ứng tiêu chí Lễ / nghĩa,
còn không đáp ứng nổi thì không về, đàn ông cũng sẽ định hướng luôn cho đàn bà;
Về thực tế thì lá cờ ràng buộc nhiều nhất hiện nay là tiền tài. nhưng nó thì lỏng, tiền còn thì ràng buộc còn, tiền hết thì sự ràng buộc hết,
Về độ bền vững của sợi dây ràng buộc, nó cũng thay đổi dựa trên tiêu chí ràng buộc thay đổi,
ví dụ: lấy Tài làm tiêu chí ràng buộc / mà khi hành đến vận kiếp tài, tài bị cướp mất, thì sự ràng buộc cũng chấm hết.
lúc đó vợ bỏ chồng, đi kiếm bé khác có tiền để tiếp tục ràng buộc.
cho nên là phải đánh giá về mức độ bền vững, khả năng chống chịu của tiêu chí ràng buộc trước sự thay đổi, biến động của thời, vận.
Sửa bởi hieuthuyloi: 08/09/2021 - 06:24