Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
V.E.DAY, on 05/02/2018 - 18:31, said:
Muốn hiểu rõ tính chất của Quang Quý phải xuất phát từ Thiên văn và Thiên tượng, từ căn cứ này mới giải thích được :
- Tại sao an cặp Quang Quý phải phụ thuộc vào vị trí của Xương Khúc ( mà Xương Khúc lại là biểu tượng của cây nêu, cây biểu can dùng để đo bóng mặt trời )
- Rồi từ đó mới thấy rõ tính chất ngũ hành của cặp sao này. ( Ân quang hành hỏa, Thiên Quý hành thủy )
Người xưa căn cứ vào bóng của mặt trời để tìm ra độ dài của :
- bình minh là khoảng thời gian mặt trời chưa lên khỏi mặt đất nhưng trên bầu trời đã có ánh sáng.
- hoàng hôn là khoảng thời gian mặt trời đã lặn xuống dưới mặt đất nhưng trên bầu trời vẫn còn ánh sáng.
Cho nên an cặp Quang Quý phải phụ thuộc vào vị trí của Xương Khúc.
Và không có lý do gì để nói Ân quang là hành mộc hay thổ ! Ân quang hành hỏa.
Còn Thiên quý liên quan đến mặt trăng. Thiên Quý hành thủy. Người có Quang Quý thủ mệnh phải khẳng định chắc chắn là NGƯỜI CÓ TỪ TÂM.
Chính vì vậy Quang Quý mới hóa giải được sát tính của Tứ Sát.
Ngày mai, 23 Chạp theo thông lệ xưa là lễ Thượng Nêu rồi đó lão V.
QNB lại lan man chuyện cây nêu, nêu ra bí mật ngày 23 tháng Chạp
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Thượng Nêu & Hạ Nêu
Cây Nêu, cây Tre, là đặc trưng gắn liền mật thiết với văn hóa của người Việt. Trong các ngày Lễ, Tết, đều được dành cho một mục quan trọng là dựng nêu lên để đánh dấu sự bắt đầu, hạ nêu xuống để đánh dấu sự kết thúc của Lễ, Hội, Tết,...
Ý nghĩa thực sự khoa học của việc Thượng Nêu, cận đại và hiện đại thì hầu như không ai biết. Đến nỗi cụ Trịnh Hoài Đức phải la oai oái rằng:
“không rõ nguồn gốc từ đâu, mà có thuyết nói là chia ra ba giới thống trị, ấy là thuyết hoang đường không nên tin.”
Cái "ba giới thống trị" ở đây là cụ ấy muốn nói đến thuyết cổ tích thần thoại nói về Người, Phật, Quỷ và quá trình sở hữu cai trị đất đai, như quý vị đã biết. Phật giúp Người dành lại đất từ bọn Quỷ bằng cách treo áo cà sa lên cây nêu, bóng ngả đến đâu thì đó là đất thuộc về Người.
Người đời sau cứ truyền tụng nhau thuyết ấy và một số thuyết thần thoại khác mà không hiểu được ý nghĩa thực sự khoa học của nó.
Thực ra, chi tiết "cái bóng cây Nêu, bóng áo treo trên cây Nêu" nó chứa đựng chìa khóa giải mã vấn đề này. Tục ngữ có câu "lập can kiến ảnh" (dựng sào thấy bóng), cũng là một sự mô tả việc ấy. Nguyên cớ là Thời Gian. Để xác định cho chính xác Giờ trong ngày thì người xưa phải dựng nêu, cắm sào, để đo bóng nắng, theo đó mà xác định chính xác mốc Chính Ngọ để tính ra điểm chuyển ngày lúc bắt đầu giờ Tý, rồi các thời điểm chuyển các Canh Giờ khác trong ngày. Điều đó cực kỳ quan trọng để chọn giờ cúng tế, làm lễ giao tiếp với trời đất, thần linh.
Tết Nguyên Đán (ngày Lễ khởi nguyên của 1 năm) là một ngày Lễ Tiết đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của chúng ta. Do đó việc dựng nêu được thực hiện rất quy mô với nghi thức nghiêm chỉnh. Hình thành lễ gọi là Thượng Nêu, được tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp, cho đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ Nêu. Tổng thời gian vừa đúng 15 ngày. Đây cũng là số ngày giữa 1 Tiết và 1 Khí trong phép Bình Khí của Lịch Pháp.
Mục đích thực của việc dựng nêu 15 ngày là để tính chính xác thời điểm chuyển ngày, chuyển năm, giờ Tý, Giao Thừa.
Sau này, dần dà thì lễ Thượng Nêu ít người hiểu ý nghĩa thực, cứ dùng với ý nghĩa tâm linh, thậm chí mấy bố Khâm Thiên Giám triều Nguyễn còn chẳng biết cho nên mới có cái chuyện như thế này:
Năm Tự Đức 29 (1876), Vua chuẩn định lệ dựng Nêu, hạ Nêu. “Lệ trước: Ngày 30 Tết trồng Nêu, mồng bảy tháng giêng năm sau hạ Nêu đều do Khâm Thiên giám chọn giờ lành, nay chuẩn cho đều lấy giờ Thìn làm nhất định”. (2). Nhưng định lệ này chỉ áp dụng đến Tết 1885- sau này Thất thủ kinh đô, đến triều Đồng Khánh rồi triều Thành Thái thì lễ dựng Nêu lại tùy định ở Khâm Thiên giám.
Năm Duy Tân thứ 9- lễ Tết năm mới (1915) sử chép: “Trước ngày Tết 30 tháng Chạp, từ sáng đến chiều ông Thượng thư Bộ Lễ cho đem các vật lễ (thức ăn, trầu, rượu, giấy vàng bạc,…) vào các miếu hoàng gia: Thái miếu, Thế miếu, Triệu miếu,… Các ông Hoàng và tôn tước được chỉ định do chiếu của Vua cho các sĩ quan cùng đi đến các miếu ấy. Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều ở tại Kỳ đài, bắn 100 phát súng lệnh và trồng ở trước các miếu hoàng gia, chùa đền, và các cơ quan một cây tre đực. Trên ngọn treo các vật lễ dâng cúng thần, dưới gốc rải vôi bột, cắt người canh, vẽ hình cung tên đuổi ma quỷ”.
Năm Duy tân thứ 10 (vào mồng 4 Tết) “Làm lễ hạ các cây tre lớn mà trước tết quan quân nhận chỉ đã trồng lên tại các đền thờ của triều đình, các chùa, các công sở, các nhà ở của dân. “Bắn chín phát súng lệnh”. Sở dĩ năm ấy hạ Nêu sớm phá lệ cũ vì trước Tết dựng Nêu người ta cho treo ấn điện, nghiên bút lên ngọn, hơn nữa cây Nêu chưa hạ thì mọi việc quan, việc quân đều gác lại chờ. Theo sử cũ, năm ấy đơn kiện nhiều, lưu dân khiếu kiện ăn nằm la liệt ngoài phố phường kinh thành Huế. Vua Duy Tân động lòng trắc ẩn mới xuống dụ hạ Nêu sớm phá lệ là như vậy.
Những năm triều Khải Định thứ nhất, thứ hai… Ngày Tết làm lễ trồng Nêu. Lễ trồng cũng như hạ triều đình đều cho phép bắn pháo lệnh từ kỳ đài Huế. Cùng ngày ấy, quan dân phủ Thừa Thiên khi nghe dứt tiếng súng lệnh mới được phép dọn bày cỗ, làm lễ Thượng Nêu,…
-------
Xưa, làm lễ Thượng Nêu xong cái là làm lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo sự việc trong cả năm với Ngọc Hoàng thượng đế.
Táo Quân, tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Vì sao lại gọi là "Đông Trù"?
Thưa, cũng bởi nó có dấu tích của "vì Sao". Trù nghĩa là cái bếp, trong Thiên Văn cổ có chòm sao Thiên Trù gồm 6 ngôi nằm ở phía Đông của Tử Vi Viên, là mốc định vị phía Đông so với vị trí của Đế Tinh là sao Bắc Cực. Cho nên được Đông Trù. Lại được coi như Thần trấn giữ phía Đông, gọi là Quân coi như vua cai quản vùng phía Đông cho Đế Tinh. Đó là ở trên Trời, còn dưới Đất, thì do căn Bếp của dân dan thời xưa thường được làm ở phía Đông (bên trái của nhà hướng Nam) cho nên gọi là Đông Trù.
------
Cái mà ngày nay chúng ta gọi là "Âm Lịch" thực ra phải gọi chính xác với cái tên đầy đủ là "Âm Dương hợp Lịch".
Trong đó, phần "Âm Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự vận hành của Mặt Trăng (Âm). Còn phần "Dương Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự "Vận Hành" Biểu Kiến của Mặt Trời (Dương).
Việc chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để thực hiện Lễ Dựng Nêu là do sử dụng phối hợp 2 yếu tố Âm-Dương Lịch mà ra.
Yếu tố Dương Lịch, như đã nói bên trên, căn cứ vào bóng Mặt Trời qua cây Nêu để tính toán các điểm chuyển Ngày và Giờ, chuyển Tiết và Khí, mỗi Tiết 15 ngày, mỗi Khí 15 ngày (theo Lịch Pháp cổ xưa dùng cách tính Bình Khí để chia mỗi khoảng Tiết - Khí thành trung bình 15 ngày). Còn yếu tố Âm Lịch thì căn cứ vào ngày Hạ Huyền (23 âm lịch) khi Mặt Trăng ở góc vuông (lần thứ hai trong tháng) với trục Trái Đất - Mặt Trời, để cho việc phối hợp tính toán Ngày Sóc đầu Tháng âm lịch tiếp theo, đồng thời tính toán nhiều yếu tố khác trong Thiên Văn học cổ.
Ngày xưa, trên cây Nêu ������ còn có treo dải lụa viết chữ, treo cái thiệp cầu phúc, treo mấy con cá chép giấy,... đại thể là treo cái gì cũng được nhưng phải nhẹ và đón gió.
Mục đích của việc này là để tính toán hướng gió.
Không chỉ có ở Triều Đình dựng cây Nêu, mà người ta dựng Nêu ở nhiều nơi. Lấy tâm là Hoàng Cung và đi ra 4 phía Đông Tây Nam Bắc để dựng Nêu, nhằm thu thập được nhiều dữ liệu nhất, phục vụ cho phép tính toán Lịch Pháp chính xác hơn.
Thế mới lan truyền trong dân gian tục lệ cứ 23 Tết là nơi nơi dựng cây Nêu.
Dựng Nêu là phải làm lễ long trọng. Thể hiện sự tôn kính với đất trời, với tự nhiên.
Cho nên cái tục cúng vái ngày 23 tháng Chạp xuất hiện.
Ở trên đã nói đến việc treo cá chép vải/giấy trên cây Nêu để quan sát hướng Gió.
Tiếp đây lại nói đến lúc đi thả cá chép ở sông là để nhằm mục đích quan sát dòng nước, mực nước.
Cho nên, ngày lễ này, người xưa không chỉ Ngưỡng Quan (ngẩng lên) xem Thiên Văn mà còn Phủ Sát (cúi xuống xem xét) các hiện tượng Địa Lý.