

Ân quang và Thiên quý
#376
Gửi vào 08/02/2018 - 08:06
Con phố Khâm Thiên ở Hà Nội, ngày nay người trẻ không mấy ai hiểu hết ý nghĩa của nó. Phố này, xưa còn được gọi là Xích Đạo, cũng bởi vì nó nằm thẳng tắp dọc theo trục Đông - Tây, lại nằm vuông góc với đường kéo từ tâm Hoàng Thành qua Ngọ Môn, Cửa Nam thẳng ra.
Vào thời Lý Trần thì đây là lãnh địa của Tư Thiên Giám và quanh đó có các địa danh như Văn Chương, Thổ Quan, Đông Các,... đều là nơi quần tụ giới trí thức xưa kia.
Cho nên vì sao Khôi Việt Quang Quý lại có công dụng giải họa Kiếp Không???
Chỉ đơn giản là Kiếp Không là khi mặt đất mất ánh sáng chìm vào tối tăm, biểu tượng của ng* d*t và trộm cướp. Thì học thức của Khôi Việt và ánh sáng của Quang Quý sẽ có công dụng hóa giải u tối và ng* d*t vậy thôi.
Thanked by 9 Members:
|
|
#377
Gửi vào 08/02/2018 - 08:40
Xương, Khúc thì hóa giải được vì Xương, Khúc là văn tinh. Hồi xưa ô. Trần Hoàng Quân nói là Xương, Khúc hóa giải được Không, Kiếp là ngụ ý lấy sự giáo dục, tri thức, sự dậy dỗ (Xương, Khúc) để xóa bỏ sự ng* d*t, tăm tối (Không, Kiếp).
Xương cung Tuất, Khúc cung Thìn
Xương nghịch, Khúc thuận giờ sinh an bài.
Rõ ràng bóng nắng và mực nước ( thủy triều ) thay đổi theo canh giờ nên Xương và Khúc an theo giờ sinh.
À quên, cách Phá quân đồng cung với Xương hay Khúc thì Phá quân hóa thành một hàn sĩ ( giáo viên ) tuy thanh cao nhưng nghèo.
Sửa bởi V.E.DAY: 08/02/2018 - 08:51
Thanked by 3 Members:
|
|
#378
Gửi vào 08/02/2018 - 08:53
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 08/02/2018 - 09:08
Thanked by 5 Members:
|
|
#381
Gửi vào 08/02/2018 - 09:21
Vô Danh Thiên Địa, on 08/02/2018 - 08:53, said:
Ấy là vì thời buổi đảo điên nên mới như vậy, phải không lão Địa !
Thanked by 2 Members:
|
|
#382
Gửi vào 08/02/2018 - 10:41
Vậy thì do đâu và lý do gì ? Chẳng phải là do :
- Hung, ác sát tinh đắc thời, đắc vị.
hoặc
- Quý tinh, quan tinh bị hung, ác sát tinh xâm phạm làm biến chất !
Thanked by 2 Members:
|
|
#383
Gửi vào 08/02/2018 - 13:03
V.E.DAY, on 04/02/2018 - 23:57, said:
Quang, Quý cư Phối thì người vợ/chồng trước hết là ân nhân của đương số.
Chữ Ân 恩 ghép chữ Tâm 心 và chữ nhân 因 có hàm ý từ tấm lòng chân chất mà phát ra nên ân nhân không chỉ hiểu theo nghĩa thông thường như giúp đở về vật chất mà còn bao gồm tinh thần và tình cảm (như ân tình yêu thương chân thật, ân làm đời sống của mình phong phú và ý nghĩa, hạnh phúc, ân tâm linh hướng thiện thăng hoa v.v...
Ân Quang , Thiên Quí ứng hợp cho người có Tâm tốt lành dù Quang Quí bình đẳng tính, không phân biệt kẻ ác người thiện chẳng qua kẻ ác thì tâm tính không ứng hợp vớí Quang Quí.
Sửa bởi Vô Danh Thiên Địa: 08/02/2018 - 13:16
Thanked by 2 Members:
|
|
#384
Gửi vào 08/02/2018 - 13:32
Cám ơn lão Địa đã phân tích. Hồi còn ở trại Bidong tui đã gập 4 đến 5 case nữ "ghép blue card" với mấy ông cựu quân nhân để được đi định cư tại Mỹ.
Mà về khía cạnh tình duyên tui không ngâm cứu nhiều nên cũng có thể sai.
#385
Gửi vào 08/02/2018 - 13:33
Vô Danh Thiên Địa, on 08/02/2018 - 13:03, said:
Quang, Quý cư Phối thì người vợ/chồng trước hết là ân nhân của đương số.
Sửa bởi anhhungxadieu: 08/02/2018 - 13:35
Thanked by 1 Member:
|
|
#386
Gửi vào 08/02/2018 - 13:37
anhhungxadieu, on 08/02/2018 - 13:33, said:
Như tôi đã nói, về khía cạnh tình duyên tôi không chú tâm nghiên cứu. Còn những trường hợp tôi đã biết thì có trường hợp cả Quang và Quý cư Phồi, có trường hợp tam hợp phối-di-phúc.
Thanked by 2 Members:
|
|
#387
Gửi vào 08/02/2018 - 13:48
V.E.DAY, on 08/02/2018 - 13:37, said:
#388
Gửi vào 08/02/2018 - 14:03
anhhungxadieu, on 08/02/2018 - 13:48, said:
Thanked by 2 Members:
|
|
#389
Gửi vào 08/02/2018 - 16:01
Quách Ngọc Bội, on 07/02/2018 - 23:03, said:
QNB lại lan man chuyện cây nêu, nêu ra bí mật ngày 23 tháng Chạp
Thượng Nêu & Hạ Nêu
Cây Nêu, cây Tre, là đặc trưng gắn liền mật thiết với văn hóa của người Việt. Trong các ngày Lễ, Tết, đều được dành cho một mục quan trọng là dựng nêu lên để đánh dấu sự bắt đầu, hạ nêu xuống để đánh dấu sự kết thúc của Lễ, Hội, Tết,...
Ý nghĩa thực sự khoa học của việc Thượng Nêu, cận đại và hiện đại thì hầu như không ai biết. Đến nỗi cụ Trịnh Hoài Đức phải la oai oái rằng:
“không rõ nguồn gốc từ đâu, mà có thuyết nói là chia ra ba giới thống trị, ấy là thuyết hoang đường không nên tin.”
Cái "ba giới thống trị" ở đây là cụ ấy muốn nói đến thuyết cổ tích thần thoại nói về Người, Phật, Quỷ và quá trình sở hữu cai trị đất đai, như quý vị đã biết. Phật giúp Người dành lại đất từ bọn Quỷ bằng cách treo áo cà sa lên cây nêu, bóng ngả đến đâu thì đó là đất thuộc về Người.
Người đời sau cứ truyền tụng nhau thuyết ấy và một số thuyết thần thoại khác mà không hiểu được ý nghĩa thực sự khoa học của nó.
Thực ra, chi tiết "cái bóng cây Nêu, bóng áo treo trên cây Nêu" nó chứa đựng chìa khóa giải mã vấn đề này. Tục ngữ có câu "lập can kiến ảnh" (dựng sào thấy bóng), cũng là một sự mô tả việc ấy. Nguyên cớ là Thời Gian. Để xác định cho chính xác Giờ trong ngày thì người xưa phải dựng nêu, cắm sào, để đo bóng nắng, theo đó mà xác định chính xác mốc Chính Ngọ để tính ra điểm chuyển ngày lúc bắt đầu giờ Tý, rồi các thời điểm chuyển các Canh Giờ khác trong ngày. Điều đó cực kỳ quan trọng để chọn giờ cúng tế, làm lễ giao tiếp với trời đất, thần linh.
Tết Nguyên Đán (ngày Lễ khởi nguyên của 1 năm) là một ngày Lễ Tiết đặc biệt quan trọng trong đời sống văn hóa tâm linh của chúng ta. Do đó việc dựng nêu được thực hiện rất quy mô với nghi thức nghiêm chỉnh. Hình thành lễ gọi là Thượng Nêu, được tiến hành từ ngày 23 tháng Chạp, cho đến ngày mồng 7 tháng Giêng thì làm lễ Hạ Nêu. Tổng thời gian vừa đúng 15 ngày. Đây cũng là số ngày giữa 1 Tiết và 1 Khí trong phép Bình Khí của Lịch Pháp.
Mục đích thực của việc dựng nêu 15 ngày là để tính chính xác thời điểm chuyển ngày, chuyển năm, giờ Tý, Giao Thừa.
Sau này, dần dà thì lễ Thượng Nêu ít người hiểu ý nghĩa thực, cứ dùng với ý nghĩa tâm linh, thậm chí mấy bố Khâm Thiên Giám triều Nguyễn còn chẳng biết cho nên mới có cái chuyện như thế này:
Năm Tự Đức 29 (1876), Vua chuẩn định lệ dựng Nêu, hạ Nêu. “Lệ trước: Ngày 30 Tết trồng Nêu, mồng bảy tháng giêng năm sau hạ Nêu đều do Khâm Thiên giám chọn giờ lành, nay chuẩn cho đều lấy giờ Thìn làm nhất định”. (2). Nhưng định lệ này chỉ áp dụng đến Tết 1885- sau này Thất thủ kinh đô, đến triều Đồng Khánh rồi triều Thành Thái thì lễ dựng Nêu lại tùy định ở Khâm Thiên giám.
Năm Duy Tân thứ 9- lễ Tết năm mới (1915) sử chép: “Trước ngày Tết 30 tháng Chạp, từ sáng đến chiều ông Thượng thư Bộ Lễ cho đem các vật lễ (thức ăn, trầu, rượu, giấy vàng bạc,…) vào các miếu hoàng gia: Thái miếu, Thế miếu, Triệu miếu,… Các ông Hoàng và tôn tước được chỉ định do chiếu của Vua cho các sĩ quan cùng đi đến các miếu ấy. Từ 8 giờ sáng đến 5 giờ chiều ở tại Kỳ đài, bắn 100 phát súng lệnh và trồng ở trước các miếu hoàng gia, chùa đền, và các cơ quan một cây tre đực. Trên ngọn treo các vật lễ dâng cúng thần, dưới gốc rải vôi bột, cắt người canh, vẽ hình cung tên đuổi ma quỷ”.
Năm Duy tân thứ 10 (vào mồng 4 Tết) “Làm lễ hạ các cây tre lớn mà trước tết quan quân nhận chỉ đã trồng lên tại các đền thờ của triều đình, các chùa, các công sở, các nhà ở của dân. “Bắn chín phát súng lệnh”. Sở dĩ năm ấy hạ Nêu sớm phá lệ cũ vì trước Tết dựng Nêu người ta cho treo ấn điện, nghiên bút lên ngọn, hơn nữa cây Nêu chưa hạ thì mọi việc quan, việc quân đều gác lại chờ. Theo sử cũ, năm ấy đơn kiện nhiều, lưu dân khiếu kiện ăn nằm la liệt ngoài phố phường kinh thành Huế. Vua Duy Tân động lòng trắc ẩn mới xuống dụ hạ Nêu sớm phá lệ là như vậy.
Những năm triều Khải Định thứ nhất, thứ hai… Ngày Tết làm lễ trồng Nêu. Lễ trồng cũng như hạ triều đình đều cho phép bắn pháo lệnh từ kỳ đài Huế. Cùng ngày ấy, quan dân phủ Thừa Thiên khi nghe dứt tiếng súng lệnh mới được phép dọn bày cỗ, làm lễ Thượng Nêu,…
-------
Xưa, làm lễ Thượng Nêu xong cái là làm lễ tiễn Táo Quân về trời để báo cáo sự việc trong cả năm với Ngọc Hoàng thượng đế.
Táo Quân, tên gọi đầy đủ là Đông Trù Tư Mệnh Táo Phủ Thần Quân.
Vì sao lại gọi là "Đông Trù"?
Thưa, cũng bởi nó có dấu tích của "vì Sao". Trù nghĩa là cái bếp, trong Thiên Văn cổ có chòm sao Thiên Trù gồm 6 ngôi nằm ở phía Đông của Tử Vi Viên, là mốc định vị phía Đông so với vị trí của Đế Tinh là sao Bắc Cực. Cho nên được Đông Trù. Lại được coi như Thần trấn giữ phía Đông, gọi là Quân coi như vua cai quản vùng phía Đông cho Đế Tinh. Đó là ở trên Trời, còn dưới Đất, thì do căn Bếp của dân dan thời xưa thường được làm ở phía Đông (bên trái của nhà hướng Nam) cho nên gọi là Đông Trù.
------
Cái mà ngày nay chúng ta gọi là "Âm Lịch" thực ra phải gọi chính xác với cái tên đầy đủ là "Âm Dương hợp Lịch".
Trong đó, phần "Âm Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự vận hành của Mặt Trăng (Âm). Còn phần "Dương Lịch" sử dụng các yếu tố tính toán từ sự "Vận Hành" Biểu Kiến của Mặt Trời (Dương).
Việc chọn đúng ngày 23 tháng Chạp để thực hiện Lễ Dựng Nêu là do sử dụng phối hợp 2 yếu tố Âm-Dương Lịch mà ra.
Yếu tố Dương Lịch, như đã nói bên trên, căn cứ vào bóng Mặt Trời qua cây Nêu để tính toán các điểm chuyển Ngày và Giờ, chuyển Tiết và Khí, mỗi Tiết 15 ngày, mỗi Khí 15 ngày (theo Lịch Pháp cổ xưa dùng cách tính Bình Khí để chia mỗi khoảng Tiết - Khí thành trung bình 15 ngày). Còn yếu tố Âm Lịch thì căn cứ vào ngày Hạ Huyền (23 âm lịch) khi Mặt Trăng ở góc vuông (lần thứ hai trong tháng) với trục Trái Đất - Mặt Trời, để cho việc phối hợp tính toán Ngày Sóc đầu Tháng âm lịch tiếp theo, đồng thời tính toán nhiều yếu tố khác trong Thiên Văn học cổ.
Ngày xưa, trên cây Nêu ������ còn có treo dải lụa viết chữ, treo cái thiệp cầu phúc, treo mấy con cá chép giấy,... đại thể là treo cái gì cũng được nhưng phải nhẹ và đón gió.
Mục đích của việc này là để tính toán hướng gió.
Không chỉ có ở Triều Đình dựng cây Nêu, mà người ta dựng Nêu ở nhiều nơi. Lấy tâm là Hoàng Cung và đi ra 4 phía Đông Tây Nam Bắc để dựng Nêu, nhằm thu thập được nhiều dữ liệu nhất, phục vụ cho phép tính toán Lịch Pháp chính xác hơn.
Thế mới lan truyền trong dân gian tục lệ cứ 23 Tết là nơi nơi dựng cây Nêu.
Dựng Nêu là phải làm lễ long trọng. Thể hiện sự tôn kính với đất trời, với tự nhiên.
Cho nên cái tục cúng vái ngày 23 tháng Chạp xuất hiện.
Ở trên đã nói đến việc treo cá chép vải/giấy trên cây Nêu để quan sát hướng Gió.
Tiếp đây lại nói đến lúc đi thả cá chép ở sông là để nhằm mục đích quan sát dòng nước, mực nước.
Cho nên, ngày lễ này, người xưa không chỉ Ngưỡng Quan (ngẩng lên) xem Thiên Văn mà còn Phủ Sát (cúi xuống xem xét) các hiện tượng Địa Lý.
Thật ra về điển tích cây nêu treo áo cà sa để xua đuổi quỷ dữ lấy đất cho con người sinh sống cũng không phải là một điều mê tín sai lầm.
Để giải thích cho mọi người hiểu biết ý nghĩa đích thực của việc dựng cây đo bóng mặt trời là một việc làm rất khó. Bóng cây đổ mấy phân, mấy tấc trên mặt đất thì mặt trời đi được mấy độ trên hoàng đạo, ngày dài bao nhiêu khắc, đêm dài bao nhiêu khắc v.v...
không phải ai ai cũng hiểu được ngay và nếu không có người hiểu thì sao ? Không hiểu thì sẽ không tin và sẽ dẫn đến thất truyền.
Cho nên "khoác lên" công việc dựng cây đo bóng mặt trời bằng một hình ảnh nêu cao lòng Từ Bi của Đức Phật nhằm để khuyến thiện thì cũng chấp nhận được, mà vì chính "lớp áo bên ngoài" đó mọi người dễ hiểu và chấp nhận dễ dàng hơn là những khắc, những phân của thời gian.
Nỗi khổ tâm của người đi giáo hóa chúng sinh là "hãy nương theo cái giả dối để tìm về cái chân thật" là khó vô cùng khó. Họ phải gánh lấy hàm oan là truyền bá sự hoang đường !!!
Thanked by 2 Members:
|
|
#390
Gửi vào 08/02/2018 - 22:57
Lịch Pháp xưa bị cấm truyền ra ngoài triều đình, việc ban hành Lịch cũng bị cấm tuyệt đối mà chỉ là độc quyền của Vua ban ra cho dân chúng nhằm củng cố lòng tin của con dân đối với vua - cái vị mà tự xưng hoặc được dân coi là Thiên Tử, là con Trời, là người hiểu được ý Trời - cứ nghe theo ông ấy mà cấy cày trồng trọt theo Lịch của ông ấy ban hành thì phù hợp thời tiết, thì được mùa, biết được nắng mưa thiên tai lũ lụt để mà ứng phó,... những người dân hoặc tổ chức nào mà ban hành bộ Lịch hoặc sửa đổi Lịch do vua ban ra đều bị gàn ghép vào tội mưu phản, khi quân phạm thượng, phải tru di cửu tộc. Chính vì lý do này mà bao nhiêu môn thuật số cổ đại là kết tinh của Thiên Văn Lịch Pháp như Thái Ất, Kỳ Môn, Tử Vi Đẩu Số,... cũng bị cấm truyền ra ngoài, cũng là do chúng gắn bó cực kỳ mật thiết với Lịch Pháp.
Thanked by 3 Members:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() THIÊN KHÔNG CHO, TA TỰ ĐI LẤY (chọn năm/ tháng sinh tối ưu cho con) |
Linh Tinh | ThienKhoi999 |
|
![]() |
|
![]() Trích Thiên Tủy![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Khâm thiên tứ hóa |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtuvi |
|
![]() |
|
![]() Cách cục được cho tiền- bác thienlong24 |
Linh Tinh | QuyenLocTamMinh |
|
![]() |
|
![]() Lấy lá số theo giờ Thiên văn |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | Vung |
|
![]() |
|
![]() NGHIỆM LÝ HẠN CHẾT CỦA QUANGDCT![]() Mời Zero và các cao nhân bàn luận thoải mái |
Gặp Gỡ - Giao Lưu | quangdct |
|
![]() |
7 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 7 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












