trunghoang87, on 15/03/2013 - 18:48, said:
1- Khi biết người mạnh hơn tấn công mình: kẻ mạnh hơn là kẻ ta không kiểm soát nổi, chứ không phải là sức mạnh cơ bắp, sức mạnh của sự tinh khôn, khi đối mặt với tình huống đó con người ta mới bộc lộ bản chất của mình. Ta bình tĩnh hay sợ hãi. Ta kiểm soát được mình trước 1 thứ không thể kiểm soát không?
Ai được đào tạo kiểm soát được nỗi sợ không thưa bác? Chỉ có những người có ý chí nghị lực được trui rèn để trở nên phi thường đủ sức áp chế được phần con mới làm được điều đó.
Khi đưa ra ví dụ, Trunghoang87 đã không đưa ra định nghĩa cụ thể như thế nào là “mạnh hơn” để rồi giờ đây với ý là: “mạnh hơn là kẻ ta không kiểm soát nổi” vì mạnh hơn có thể trên nhiều phương diện. Nói đến chuyện “không kiểm soát nổi” là có phải Trunghoang87 đã từng thử “kiểm soát” y mà không đặng chăng? Như đã có từng thử nghiệm nên “mới biết” thì chẳng phải do đào tạo à?
Còn nói về nổi sợ thì khi ta thấy tướng tá tên đó bậm trợn nên sợ nhưng thực chất có thể tên đó hiền khô mà ngoại diện lại dữ dằn làm ta sợ; thế nhưng, nếu không từng trãi qua sự tao ngộ với hạng người có ngoại diện hung hăn và dữ dằng thiệt thì sao ta lại có cái nổi sợ đó được – phải không?
Cũng như sự lầm lẫn sợi dây thừng với một con rắn nên sợ hãi vì rắn cắn có thể chết người và bộ dạng thì gớm ghiếc nên từ sự tiếp thu này mà tận tiềm thức đã lưu trữ để dấy lên sự sợ hãi trong lúc chạng vạng khi ta không nhìn thấy rõ rõ ràng ràng sự việc.
Nói đến sự trui rèn, khi ta còn là 1 đứa bé mới đẻ và lớn dần thì có ai còn nhớ lại từ khi nào ta biết sợ bằng bản năng? Chỉ biết khóc ré lên mỗi khi đói, ướt hoặc đau đớn gì đó … chứ không thì bò lết quậy phá kiểu không biết sợ chết là gì nên mới có câu “nghé không sợ cọp”. Chỉ đến khi nào nghé kinh qua sự chết hụt của cọp vồ thì mới biết sợ là gì; vậy bản năng “sợ” phải chăng là qua sự đào tạo mà biết đó ư!?
trunghoang87, on 15/03/2013 - 18:48, said:
biết-được đáng giá bằng tri thức;
cảm nhận-đánh giá bằng cảm giác thần kinh
phản xạ có điều kiện được hình thành trong đời sống qua quá trình rèn luyện, nếu bác ra vẻ muốn đánh 1 đứa bé mới đẻ ra thì nó chẳng có phản ứng nào hết. Nên không xếp nó vào bản năng được.
Như vậy, trong trường hợp này: (chẳng có phản ứng nào) không thuộc vào bản năng – thì có phải, bản năng là phạm trù thuộc về (có sự phản ứng)?
trunghoang87, on 15/03/2013 - 18:48, said:
Lý học đông phương dễ dàng lý giải điều này:
“Thiên hạ giai tri mỹ chi vi mỹ ,tư ác dĩ ; giai tri thiện chi vi thiện ,tư bất thiện dĩ”
(thiên hạ đều biết tốt là tốt, thì đã có xấu rồi; đều biết lành là lành, thì đã có cái chẳng lành rồi)
Đồng lẽ ấy, biết thoải mái là thoải mái, thì đã biết có sự không thoải mái rồi vậy và theo như Trunghoang87 đã viết:
biết-được đáng giá bằng tri thức;
trunghoang87, on 15/03/2013 - 18:48, said:
Ví dụ cháu đưa là tất cả mọi người, trong đó gồm những người thuận tay trái và tay phải, bác chỉ nhìn thấy phần tay phải thì đó không còn là chủ thể trong ví dụ của cháu và nó biến thành méo mó rồi.
Đúng là cháu viết rất tối thật, nên bác không hiểu.
Khi mà Trunghoang87 viết rằng:
__ Khi viết chữ, mọi người dùng tay phải, đó là hành vi được đào tạo.
đã là một câu tối nghĩa vì ta có thể viết:
__ Khi viết chữ, đó là hành vi được đào tạo.
để viết chữ: a, b, c v.v… như thế nào; thì đâu cần thêm phần bổ sung “mọi người dùng tay phải” vì tất cả mọi người, trong đó gồm những người thuận tay trái và tay phải đã tập viết bằng cánh tay thuận (trái hay phải) của họ rồi. Trừ phi với sự “ép buộc” bắt mọi người phải “dùng tay phải” … rồi cho đó là “hành vi được đào tạo” mà không thấy được cái sự “thuận tay phải hay trái” trước khi có sự “ép buộc” là "hành vi được đào tạo" có phải không nào?