Jump to content

Advertisements




Hào Từ - Tạp Truyện



83 replies to this topic

#31 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 15/02/2013 - 09:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 15/01/2013 - 05:12, said:

Chu Dịch có 1 hiện tượng là lời hào của 1 vài quẻ giống hoặc gần giống nhau, ví như hào sơ của Thái và Bĩ. Theo quan điểm lý thuyết của tôi thì do có sự hưởng ứng đồng tình giữa Tam Tài với nhau. Trời - Đất - Người, mỗi ngôi đều có "tiếng nói" riêng và khi có sự đồng tình giữa 2 hoặc 3 ngôi thì tạo sự ứng giống nhau. Ví như ở bài đầu, sự việc Thiên - Nhân cảm ứng, lúc Vua đang có ý định sửa chữa lại thì Trời đã làm thay việc đó rồi. Tôi gọi đó là sự ứng giống nhau, Thiên - Nhân đồng tình. Chuyện này sẽ còn xuất hiện ở bài sau nữa.

Bài trích dẫn này, là bài thứ 02 trang 1 trong Hào Từ - Tạp Truyện

Mong anh Dichnhan07 có thể chú giải rộng mở thêm trường hợp Thiên - Nhân đồng tính (mà không đồng tình), để có thể làm rõ thêm: "Thần" giữ vai trò là lực lượng duy trì trật tự

Xin cảm ơn.

Thanked by 1 Member:

#32 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 16/02/2013 - 22:44

Sau khi nghe tin Lưu Bị mắc mưu Tào Tháo, đại quân thua tan tác, anh em chưa biết sống chết ra sao..

LÔI SƠN TIỂU QUÁ
Lục nhị: Quá kì tổ, ngộ kì tỉ, bất cập kì quân. Ngộ kì thần ,vô cữu.
Hào 2, âm: Vượt qua ông mà gặp bà; không được gặp vua thì nên giữ phận bề tôi, như vậy không lỗi.

"Quan Vũ vội đưa quân ra khỏi thành, vượt vòng vây của quân Tào tới tìm Lưu Bị nhưng không gặp. Tào Tháo cho Văn Viễn là bạn cũ của Vân Trường tới để thuyết phục đầu hàng. Quan Vũ lập 3 điều giao ước với Tào Tháo rồi mới chịu theo về dưới trướng".

thuyết Đồng Nhất dựa vào Thanh Âm và Quái Tượng để hiểu Dịch. Đây là thuyết có chí hướng sửa Dịch, tôi cũng rất ngại đề cập vấn đề này.

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 15/02/2013 - 09:39, said:

Bài trích dẫn này, là bài thứ 02 trang 1 trong Hào Từ - Tạp Truyện

Mong anh Dichnhan07 có thể chú giải rộng mở thêm trường hợp Thiên - Nhân đồng tính (mà không đồng tình), để có thể làm rõ thêm: "Thần" giữ vai trò là lực lượng duy trì trật tự

Xin cảm ơn.

Xin cảm ơn bác Gia Thi đã quan tâm tới chủ đề này. Câu hỏi của bác rất sâu sắc khiến tôi suy nghĩ vài ngày nay mà vẫn chưa biết nên diễn đạt như thế nào để trả lời cho bác. Ngài Tư Mã Quang có ý nói vật dâng tặng mà không đúng lúc thì cũng không lấy gì làm tốt, khiến cho tôi nghĩ cái biết, cái thấy mà tới không đúng lúc thì cũng chưa chắc là tốt, ví như lúc Tào Tháo đi lánh nạn nghe được tiếng mài dao mổ lợn mà cứ tưởng mài dao để ám sát mình để rồi giết hết cả nhà người ta, bởi vậy nên tôi đành hoãn câu trả lời lại cho tới khi thần trí tôi đủ sâu sắc hơn.

Kính bác.

Sửa bởi dichnhan07: 16/02/2013 - 22:54


Thanked by 1 Member:

#33 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 17/02/2013 - 07:59

ĐỊA HỎA MINH DI
Lục ngũ: cơ tử chi Minh di, lợi trinh.
Dịch: Hào 5, âm: như ông Cơ Tử ở thời u ám (Minh di), cứ bền giữ đạo chính thì lợi.

Trong Kinh Dịch Trọn Bộ có ghi rằng ông Cơ Tử giả điên đi làm đứa ở để khỏi bị hại.

"Truyện có ghi khi đại quân Viên Thiệu (70 vạn) tới, Tào Tháo cho hội ý, nên đánh (chinh) hay hòa (trinh), sau khi để cho quần thần đưa ý kiến, Tào Tháo nói chỉ cần 7 vạn quân của mình có thể đánh tan 70 vạn quân của Viên Thiệu. Trước lúc đánh, Tào Tháo quan sát mặt trời, rồi mời Viên Thiệu uống trà để giả vờ cầu hòa giao thiên tử cho Viên Thiệu, đồng ý cắt nhường đất đai. Tào Tháo đợi cho tới lúc ánh mặt trời chiếu thẳng vào quân Viên Thiệu rồi mới cho quân đánh. Quân Viên Thiệu bị chói nắng, trước sau bị tập kích, thế trận tan vỡ, đại bại"

Sửa bởi dichnhan07: 17/02/2013 - 08:00


Thanked by 2 Members:

#34 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 08:54

Sơn Thủy Mông
Sơ lục: phát mông, lợi dụng hình nhân, Dụng thoát chất cốc, dĩ vãng lận.
Dịch: Hào 1, âm: mở mang cái tối tăm (cho hạng người hôn ám) thì nên dùng hình phạt cốt cho họ thoát khỏi gông cùm, nhưng đừng đi quá mức sẽ hối tiếc.

"Sau khi suýt bị ám sát, Tào Tháo gọi các đứa con lại và hỏi nên xử lý với bọn thích khách ra sao, duy chỉ có con út Tào Xung là trả lời khiến Tào Tháo hài lòng. Cậu ta muốn thả cho giặc về, để lợi dụng chúng báo tin với quân Tây Lương, để chúng biết mà không dám tấn công vào thành. Sau trận Xích Bích, quân Tào chẳng còn bao nhiêu sức để đánh với quân Tây Lương nếu để chúng kéo đến thì sẽ phải hối tiếc"



về Lý mà nói

1. Trong 1 giờ có vô số sự việc xảy ra và hoàn toàn có thể có đủ các sự việc ứng với 384 hào từ.

2. Có nhiều môn thuật số có thể quy đổi ra quẻ Dịch và Hào từ, tuy nhiên mỗi môn lại tùy theo những điều kiện riêng của chúng mà được sử dụng, ví như xem sự việc tại 1 nơi cụ thể thì dùng Mai Hoa Dịch Số theo Năm-Tháng-Ngày-Giờ, xem cho 1 người ở 1 phương hướng nào đó thì dùng Mai Hoa Dịch Số phối quẻ Hậu Thiên, xem sự việc xảy ra trong cửa thì có thể dùng Kỳ Môn hoặc Phong Thủy, cũng giống như có rất nhiều phương tiện đi lại và tùy theo địa hình, hoàn cảnh mà sử dụng chúng.

Thanked by 1 Member:

#35 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 21/02/2013 - 08:12

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

dichnhan07, on 14/01/2013 - 21:39, said:

Trạch Địa Tụy, hào 3 : Muốn họp mà không được nên than thở, chẳng có gì tốt cả; tiến lên mà họp với hào thượng, tuy hơi bất mãn đấy, nhưng không có lỗi.

"Vua ngự đến chùa cổ Tùng Sơn ở châu Vũ Ninh, thấy dấu người vắng vẻ, nền móng nứt nở, trong chùa có cái cột đá lệch nghiêng sắp đổ. Vua thở than, ý muốn sai sửa chữa, nhưng kịp nói thì cột đá bỗng tự đứng thẳng lại. Vua lấy làm lạ, sai Nho thần làm phú để nêu rõ việc linh dị".

"Làm quán trọ cho người nước ngoài tới chầu".

Trong khi biên tập, tôi có sơ suất khi không ghi lại thời điểm để người sau có thể tìm bởi vậy thiết nghĩ cho vào khu vực Linh Tinh là thích hợp.


Phụ ngôn:

- Hình: Ngư long hội lai (Hội cá hóa long đến)
- Tượng: Như thủy tựu hạ (Nước chảy chỗ trũng)

Quẻ Tụy muốn nói các hiện tượng trong xã hội lần lượt xuất hiện, khi có tình trạng cá rồng lẫn lộn, bùn cát trộn nhau, người ở vào cảnh ngộ này nên tìm đến với người có cùng chí hướng để giữ vững chính đạo, tùy theo tình thế mà diệt trừ ẩn hoạn.

Hào ba: Không nên chỉ trích, phê bình một việc đã rồi. Sẽ có người tạo cơ hội để bộc lộ tài năng.

Thanked by 1 Member:

#36 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 21/02/2013 - 10:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 21/02/2013 - 08:12, said:

Phụ ngôn:

- Hình: Ngư long hội lai (Hội cá hóa long đến)
- Tượng: Như thủy tựu hạ (Nước chảy chỗ trũng)

Quẻ Tụy muốn nói các hiện tượng trong xã hội lần lượt xuất hiện, khi có tình trạng cá rồng lẫn lộn, bùn cát trộn nhau, người ở vào cảnh ngộ này nên tìm đến với người có cùng chí hướng để giữ vững chính đạo, tùy theo tình thế mà diệt trừ ẩn hoạn.

Hào ba: Không nên chỉ trích, phê bình một việc đã rồi. Sẽ có người tạo cơ hội để bộc lộ tài năng.

Tụy hào 3 biến Hàm. Hàm nghĩa là bao dung.

"Có 1 cô gái làm ở bộ phận tiên tri, phù thủy trong triều đình, cô ta có quan hệ riêng với viên đại tướng quân, rồi có thai. Nhưng viên đại tướng đó lại đi lấy công chúa. Cô gái kia vì không lấy được người mình yêu nên hôm cưới đã tới than thở làm rõ chuyện 3 người. Tuy nhiên, viên đại tướng và công chúa không để ý tới việc đó, cũng không trách phạt cô gái (vô cữu)."

Cơ hội Cá hóa Long là ứng vào viên đại tướng kia. Sự việc có ẩn tình khó nói nên mới không có việc gì căng thẳng xảy ra vậy. Câu " tùy theo tình thế mà diệt trừ ẩn hoạn" của bác Gia Thi thật là tuyệt diệu.

Kính Bác

Sửa bởi dichnhan07: 21/02/2013 - 10:18


Thanked by 2 Members:

#37 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 23/02/2013 - 12:03

Chu Du lập mẹo lấy Kinh Châu

Gia Cát tài tình biết đã lâu.


PHONG TRẠCH TRUNG PHU
Sơ cửu: Ngu cát, hữu tha, bất yến.
Dịch: Hào 1, dương: liệu tính cho chắc chắn rồi mới tin thì tốt; có lòng nghĩ khác thì không yên.

"Tào Nhân dùng kế bỏ thành để dụ Chu Du vào, Chu Du sau khi thấy Tào Nhân chạy khỏi thành thì mới dám đem quân vào, không ngờ thì bị trúng tên mai phục."

"Chu Du lại nhân đó mà giả chết cũng là để dụ Tào Nhân tới. Lưu Bị nghe tin hồi báo định mang quân tới chiếm Kinh Châu nhưng Khổng Minh ngăn lại vì đoán biết là Chu Du dùng mưu giả chết, khuyên Lưu Bị vài ngày nữa hãy tới lấy."

"Tào Nhân sau khi quan sát thấy doanh trại của Chu Du canh phòng lơ là, tưởng Du chết thật nên cho quân xông vào, không ngờ lại bị bao vây phục kích".

Thời thế cho ta những sự lựa chọn, chọn gì thì đó là quyền của chúng ta.

Sửa bởi dichnhan07: 23/02/2013 - 12:11


Thanked by 2 Members:

#38 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 00:51

Thưa bác dichnhan07, cháu trẻ tuổi, mới học Dịch, mạo muội quấy rầy bác, chân thành mong bác chỉ giáo cho cháu vài điều. Cháu tự thấy mình đang ở hào sơ quẻ Sơn Thủy Mông. Núi dưới nước, dương tính thì núi phủ đầy sương, âm tính thì núi chìm sâu đáy biển. Hào này âm mà vô lực, bất trung, bất chính, cần phải có thế mạnh để đẩy đi, để uốn nắn. Dường như thế lại đúng với Chu Du khi đem quân vào hơn là Tào Tháo thoát chết, hay như Lưu Bị khởi nghiệp phải dựa vào Công Tôn Toản vậy. Còn Tào Tháo trước khi bị ám sát (cháu không nhớ đoạn này, hình như ở Đồng Quan phải không ạ?) thì vốn là kẻ có lực, được cho lời khuyên, không giống như được kẻ mạnh giáo huấn.
Mong bác bớt chút thì giờ chỉ bảo.

Thanked by 2 Members:

#39 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 02:03

hào sơ quẻ Mông bàn về việc xử trị ra sao đối với hạng người hôn ám, đó là ý chính của hào, Mông biến Tổn : nhún nhường mà bỏ. Còn về việc bạn đang ở hào nào, quẻ nào thì có nhiều phương pháp tính khác nhau, đưa ra các kết quả khác nhau, việc đó tôi không bàn được, mong bạn thông cảm. Ở đây ngoài tôi ra còn nhiều bác khác giỏi hơn tôi về vấn đề "trị loạn", bạn cứ thử đề đạt nguyện vọng, nếu may mắn thì sẽ được các bác giúp cho.

THỦY THIÊN NHU
Cửu tam: Nhu vu nê, trí khấu chí.
Hào 3, dương: Đợi ở chỗ bùn lầy, như tự mình vời giặc đến.

"Sau khi giết chết Bàng Thống, vì lo sợ quân Lưu Bị và Khổng Minh nên Lưu Chương lại mời chính kẻ địch của mình (lúc trước Lưu Chương mời Lưu Bị tới đánh đuổi Trương Lỗ đi) là Trương Lỗ vào Tây Xuyên để giúp đánh đuổi Lưu Bị, đổi lại là phải nhường 20 quận".

Thanked by 1 Member:

#40 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 08:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

trunghoang87, on 01/03/2013 - 00:51, said:

Thưa bác dichnhan07, cháu trẻ tuổi, mới học Dịch, mạo muội quấy rầy bác, chân thành mong bác chỉ giáo cho cháu vài điều. Cháu tự thấy mình đang ở hào sơ quẻ Sơn Thủy Mông. Núi dưới nước, dương tính thì núi phủ đầy sương, âm tính thì núi chìm sâu đáy biển. Hào này âm mà vô lực, bất trung, bất chính, cần phải có thế mạnh để đẩy đi, để uốn nắn. Dường như thế lại đúng với Chu Du khi đem quân vào hơn là Tào Tháo thoát chết, hay như Lưu Bị khởi nghiệp phải dựa vào Công Tôn Toản vậy. Còn Tào Tháo trước khi bị ám sát (cháu không nhớ đoạn này, hình như ở Đồng Quan phải không ạ?) thì vốn là kẻ có lực, được cho lời khuyên, không giống như được kẻ mạnh giáo huấn.
Mong bác bớt chút thì giờ chỉ bảo.


Xin phép anh Dichnhan07,

Bạn Trunghoang87 có viết: Hào này âm vô lực ... bạn chắc có cơ sở để nhận định và kết luận hào Sơ quẻ Mông này là vô lực

Bạn Trunghoang87 có thể chú giải thêm, tại sao sao Sơ này "vô lực" được không ?

Thanked by 2 Members:

#41 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 21:48

Thưa các bác, trước khi cháu xin nói thêm 1 chút ngu kiến về hào sơ quẻ Mông, cháu xin trình bày trước đôi điều.
Cháu vốn tự học lại không có khả năng nhớ chi tiết 384 hào từ nên dựa theo các nguyên tắc cơ bản để nhìn lại quẻ dịch và hào từ. Cháu nhận thấy hầu hết thoán từ diễn đạt lại 1 hoàn cảnh hình thành từ 2 đơn quái. Mai Hoa Dịch và các ví dụ đoán quẻ từ thời Chiến Quốc, Hán... cũng sử dụng 2 đơn quái để đoán, cho thấy "từ" chỉ là ngọn, tượng mới là gốc.
Mỗi hào lại diễn tả hoàn cảnh, trạng thái theo 6 bước, 3 nguyên lý, 2 chiều.
6 bước từ hào 1 đến hào 6, nếu 1 quẻ Dịch là 1 vận động, là 1 sự thể hiện thì về cơ bản 6 bước "bắt buộc" phải có sự quan hệ đồng nhất với nhau từ bắt đầu đến kết thúc.
3 nguyên lý:
+trung-chính: diễn tả sự đúng thời, đúng lực, chính đạo hay tà đạo cũng, đạo quẻ là đạo hào
+lực hấp dẫn: quan hệ thế ứng và sự dao động của hào 3,4.
+âm-dương: dương thì có tính hiếu động, phô trương, mạnh mẽ, tự lực tự cường; âm khéo léo, hôn ám, yếu đuối phải có chỗ dựa mới phát huy được.
2 chiều hướng thuận, nghịch, lời khuyên trong hào từ đơn giản là bộc lộ sự thuận nghịch ấy chứ không nên coi đó là phán đoán cát hung bởi vì số hào tốt quá nhiều, có vẻ như đã mất đi sự khách quan.
Ví dụ như quẻ Sơn Thủy Mông, bài trước cháu diễn giải có nhầm lẫn một chút với kẻ Kiển, mong các bác không cười chê, nhưng về ý hào thì cháu nắm được.
Tượng quẻ là vùng nước dưới chân núi, ý quẻ là bị giam hãm, chìm nghỉm (trong nước) mất phương hướng (khảm), mà rất khó để vượt lên (cấn). Người xưa ví von hoàn cảnh này với trẻ thơ còn chưa biết gì phải dạy dỗ. Cháu tự thấy con đường học Dịch của mình mới ở hào Mông nhất.
Về vị trí, hào này nằm dưới cùng quẻ Khảm, trên Khảm là Cấn, ở chỗ hiểm còn không tiến lên được, đã là vô lực. Về phẩm chất hào này là hào âm, âm thì nhu vốn không tự vượt lên được, phải cần có trợ lực. Vì hào này hoàn toàn vô lực (giống như đứa trẻ con) tốt chưa ra tốt, xấu chưa đến xấu, nên cần có lực mạnh để vực nó dậy, nhưng (nếu lực mạnh quá) có thể làm nó bị tổn thương(lời khuyên).
Kính mong các bác bớt chút thời gian chỉ ra điều chưa đúng.

Thanked by 2 Members:

#42 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 01/03/2013 - 21:57

Cháu cảm thấy may mắn khi được các chú các bác để tâm nên non nớt trình bày nghĩa hiểu của mình về quẻ Càn, Khôn, có gì không phải mong các bác lượng thứ và chỉ bảo tận tình, vì cháu chân thành có niềm đam mê dịch học
Quẻ Thuần Càn

Nghĩa là TIẾN LÊN

Hào 1: Không trung; chính
Có thực lực, có khả năng, nhưng còn chưa đến nơi xuất phát.
Hào 2: Trung nhưng không chính
Đã sẵn sàng nhưng mới tiến đến còn chưa lên, chưa thể hiện.
Hào 3: Không trung, chính
Mới lao lên mạnh mẽ, thiếu định hướng, lo lắng sợ quá đà, chưa làm chủ tình thế.
Hào 4: Không trung, không chính
Không phương hướng, mất kiểm soát, vẫn trong đà tiến lên.
(Hào này không trung, không chính, sao Khổng Tử vẫn cho là "vô cữu"- không lầm lỗi, không xấu được?)
Hào 5: Vừa trung, vừa chính
Rút được kinh nghiệm, đã kiểm soát được, trở nên phong độ cao nhất.
Hào 6: Không trung, không chính
Khi đạt đỉnh cao, quên mất bản thân mình khi trước.

Quẻ Thuần Khôn
Lùi lại, bỏ trốn, chui xuống.

Hào 1: không trung, không chính
cảm thấy bấp bênh, e ngại nguy cơ sắp đến
Hào 2: trung mà được chính
theo bản năng, theo tự nhiên mà lùi lại, thấy nguy mà lùi lại.
Hào 3: không trung, không chính
im lặng, dè dặt, mà cảm nhận điều gì đang diễn ra mà xử lý.
Hào 4: không trung, nhưng chính
vào vị trí bất lợi không biết làm gì hơn là co lại, chịu luồn cúi mà thoát thân.
Hào 5: trung, không chính
đã thoát được nhưng còn căng thẳng, rụt rè lo sợ.
Hào 6: không trung, không chính
trốn xuống dưới cùng (mà) bị bắt lại thì không có đường thoát nữa vô cùng thảm hại.

Thanked by 2 Members:

#43 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 02/03/2013 - 11:49

Bác Gia Thi không có ý kiến gì thì tôi cũng không có ý kiến gì về phần kiến thức của bạn cả. Từ xưa tới nay, số người chú giải Chu Dịch cũng không ít, mỗi người đều có cái lý riêng của mình. Trong việc nghiên cứu thì có nhiều con đường cũng như là cách thức để tiếp cận, tôi không thể so sánh cách nào hơn cách nào bởi lẽ mỗi người lại có mong muốn riêng trong việc nghiên cứu, ví như tôi có chí hướng tìm cát tránh hung dựa vào lời Hào Từ. Ngay từ lúc đầu nghiên cứu, tôi luôn muốn tìm 1 phương thức ứng dụng được thuận tiện và dễ dàng nhất để người sau này dù không biết chú giải nhưng vẫn ứng dụng được, đó là đức Dị của Kiền, tức là dễ vậy.

"7. Dị tắc dị tri, giản tắc dị tòng. Dị tri tắc hữu thân, dị tòng tắc hữu công. Hữu thân tắc khả cửu, hữu công tắc khả đại. Khả cửu tắc hiền nhân chi đức, khả đại tắc hiền nhân chi nghiệp." (Chương I - Đại Truyện)


Chương XXII của Chính Dịch Tâm Pháp, mời bạn trunghoang87 cùng tham khảo thêm


"Nghĩa của quẻ chưa xét rõ, phải nên tìm biến phục, không chỉ hợp với lời mà nghĩa phải thực sáng rõ"


Sửa bởi dichnhan07: 02/03/2013 - 11:54


Thanked by 2 Members:

#44 trunghoang87

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 18 Bài viết:
  • 18 thanks

Gửi vào 05/03/2013 - 06:00

Thưa bác, dẫu cháu biết rằng gieo quẻ dịch không thể hoàn toàn dựa vào các phép tính toán thống kê đơn thuần, bản thân môn xác suất thống kê có 1 khái niệm về xác suất ngẫu nhiên độc lập để nói về sự không tất nhiên của mỗi lần gieo quẻ, tuy nhiên nếu dựa vào quỷ thần thì lại trái với tính khoa học của Dịch. Cháu tin tưởng về việc Dịch là 1 số phận kế để đo đếm những thông tin siêu thực. Nhưng rõ ràng tỷ lệ cân bằng trong Dịch cũng rất là quan trọng, ngay bản thân việc gieo quẻ Dịch bằng ba đồng xu với tỷ lệ 1/8- thái dương (càn); 1/8 - thái âm (khôn) - 3/8 thiếu dương - 3/8 thiếu âm cũng nói lên điều đó.
Cháu muốn xin bác kiến giải về tỷ lệ tốt nhiều xấu ít trong 384 hào từ?

Thanked by 1 Member:

#45 dichnhan07

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 107 Bài viết:
  • 94 thanks

Gửi vào 05/03/2013 - 12:09

Có lần tôi nghe một người nói về tỷ lệ tốt xấu trong 384 hào từ nhưng người đó lại nói là xấu nhiều mà tốt ít. Tôi cũng chưa từng đếm xem về điều này. Con đường tôi vạch ra để đi theo cũng chưa nhìn thấy hình bóng của vấn đề đó nên tôi chưa có kiến giải gì cả. Đọc bài viết của bạn tôi có cảm tưởng như bạn vẫn còn phân vân chưa biết nên theo phương thức thuật số nào, phải chăng là bạn chưa quyết định về định hướng ứng dụng cho cái học của bản thân? Cổ nhân có ý rằng những người không cùng chí hướng sẽ khó giao lưu, giống như 2 người đi 2 con đường khác nhau, tiếng nói khó truyền đạt được cho nhau.

Dịch có 4 điều thuộc về đạo của thánh nhân :

1. Để nói thì chuộng lời
2. Để hành động thì chuộng sự biến đổi
3. Để chế đồ đạc thì chuộng hình tượng
4. Để bói toán thì chuộng lời chiêm đoán của nó

Tôi thì lấy điều 2 và điều 4 gộp lại mà dùng, Lời, Tượng không rõ thì không thể hiểu được hoàn cảnh hiện thời, như vậy thì khó hành động cho đúng.

Thiên Trạch Lý
Thượng cửu: Thị lý, khảo tường, kỳ toàn, nguyên cát.
"xem cách ăn ở để đoán họa phúc, nếu hoàn toàn không khuyết điểm thì rất tốt."

"Trước hoàn cảnh bên Ngụy theo kế sách của Tư Mã Ý chia quân 5 đường tấn công Thục, Khổng Minh cho Mã Tốc sang Ngô để thuyết phục làm đồng minh. Đồng thời bên Ngụy cũng cho sứ giả sang Ngô mời liên kết đánh Thục. Tôn Quyền bàn bạc với lão thần, xem xét cách ăn nói ứng xử của sứ giả 2 bên rồi tùy tình hình mà trả lời. Sau khi nghe Mã Tốc phân tích lại cộng thêm việc 4 đường tiến quân của Ngụy đã bị Khổng Minh chặn được thì Tôn Quyền mới quyết định kết đồng minh với Thục"

Thanked by 1 Member:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |