

Nguyên Lý Luận Giải Lá Số (của LongNguyenQuang)
#481
Gửi vào 31/03/2013 - 09:45
Sự thuận nghịch của vòng Trường sinh nằm ở đâu? chắc phải chờ bác vuivui làm rõ. một ý tưởng để chứng minh tính thuận nghịch của vòng Trường sinh.
ví Dụ : Năm Nhâm Thìn. tính Bát Quái thuộc Khảm. Phi Nam thuộc Càn. Phi Nữ thuộc Ly. ngũ hành Thủy. Phối với Tứ Tượng, Quy ước người Dương là 1 vạch Dương, Người Nữ là 1 vạch Âm, Phối với tính bát quái của phi Nam và Phi Nữ.
#482
Gửi vào 31/03/2013 - 11:52
Khi nói về " hành " , điểm chính là "động từ " . Các hành Kim (viết Tòng cách) , Mộc(viết Khúc trực) , Thổ (Viên giá sắc) - đều có hai động từ. Riêng hành Thủy , bản chất vốn là tụ - vì Thủy bất cứ sao đi nữa cũng "thấm xuống" (Thủy viết Nhuận hạ) . còn Hỏa vốn "tán" bốc lên - (Hỏa viết viêm thượng) . Chính vì hành Thủy và hành Hỏa - mỗi hành chỉ duy một động từ (cực đoan) nên hành Thổ với động từ " Viên Giá sắc" (lưu ý chữ VIÊN - chứ không phải là VIẾT) - ghép vào Tràng Sinh Hỏa ở Thể(hành đơn) và Tràng Sinh Thủy (hành nạp âm) - nương theo hai cực đoan này để điều hành, điều hòa không cho thái quá theo luật nhân quả (giá sắc - gieo gì gặt nấy) .
Trong Tử Vi, hành đơn và hành nạp âm , giữa Thể & dụng , điểm trọng yếu khác biệt là hành số . Với hành đơn : Thủy 1, Hỏa 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5 . Nhưng khi hành nạp âm lại là Thủy 2, Mộc 3, Kim 4, Thổ 5, Hỏa 6 . Trong khi các hành Kim, Mộc, Thổ đều có hai động từ đủ để biểu hiện chính nó (nên không thay đổi số) . Còn Thủy & Hỏa chỉ có một động từ nên muốn được hiện hình thì phải vận dụng đúng "hướng" theo động từ của nó . Với Thủy là tụ, là nhuận hạ - tức hướng Địa , nên từ số 1 phải vận dụng tính "lưỡng địa" (1x2=2 !)- thành hình Thủy Nhị cục ! Ngược lại hành Hỏa là tán, là viêm thượng , tức hướng Thiên, nên từ số 2 được vận dụng tính "Tham thiên" (2x3= 6 !) - thành hình Hỏa lục cục !
Trường hợp vòng Lộc Tồn và vòng Tràng Sinh đi thuận nghịch, theo thiển ý : hai vòng này thuộc vật chất nên phải hiện thực (không thể ảo) . Thế nên phải luôn + theo toán đơn giản sau :
Dương (+) Nam (+) đi thuận (+) = +
Dương (+) Nữ (-) đi nghịch (-) = +
Và Âm Nam , Âm nữ cũng theo lý trên với kết quả +
!!!!
Sửa bởi DuongTuong: 31/03/2013 - 11:56
Thanked by 7 Members:
|
|
#483
Gửi vào 31/03/2013 - 20:26
Vuivui cho rằng thủy tụ nhờ thổ sinh , do đó Thổ cũng khởi tràng sinh tại thân cùng với Thủy
Vuivui cho rằng Mộc sinh tại hợi là dất Lâm quan của Thủy , đồng thời Thổ vượng dưỡng mộc , do đó Thổ cũng Tràng sinh với Thủy tại Thân.
Tôi hiểu rằng vuivui đang kết luận thông qua hiện tượng chứ chưa lý giải bằng đúng lý mà đã dùng để giải thích cho các hành khác trong ngũ hành. Nếu đọc lại thì thấy Kim tràng sinh tại Tỵ có lý của nó , Thủy tràng sinh tại Thân có lý của nó , Hỏa tràng sinh tại Dần có lý của nó , Mộc tràng sinh tại Hợi có lý của nó , còn Thổ thì phải dựa vào lý của Thủy và Mộc .
Xét về phương pháp luận là không chuẩn.
Thanked by 4 Members:
|
|
#484
Gửi vào 01/04/2013 - 00:07
Can, on 31/03/2013 - 09:45, said:
Sự thuận nghịch của vòng Trường sinh nằm ở đâu? chắc phải chờ bác vuivui làm rõ. một ý tưởng để chứng minh tính thuận nghịch của vòng Trường sinh.
ví Dụ : Năm Nhâm Thìn. tính Bát Quái thuộc Khảm. Phi Nam thuộc Càn. Phi Nữ thuộc Ly. ngũ hành Thủy. Phối với Tứ Tượng, Quy ước người Dương là 1 vạch Dương, Người Nữ là 1 vạch Âm, Phối với tính bát quái của phi Nam và Phi Nữ.
Chú ý vòng TS dựa vào Cục Số và vị trí của các số sinh của Cục số trên bản an Tử Vi 12 cung (số Cục chẳn/lẻ (âm/dương)và các số nhỏ hơn số cục thuân nghịch như thế nào. Tại sao số lớn hơn cục thì sau đó luôn tăng theo chiều thuận ? Nếu đọc Tố Vấn thì sẽ dể hiểu điều này, tạm lấy thí dụ như thế này trong cơ thể (tức nội thể hay con số nhỏ hơn cục) thì các dây thần kinh truyền tín hiệu lên não dan chéo nhau nhưng khi tác động với ngoại cảnh (tức ngoại thể hay số lớn hơn cục) thì các bộ phận cùng theo một hướng hay mục tiêu ví dụ như cặp mắt cùng liếc trái hay phải chở chẳng bao giờ một con liếc trái một con liếc phải . Hỏi tại sao vậy ? Trả lời có lẻ ông trời chỉ cho liếc mắt đưa tình về một hướng nếu không thì biết là liếc chàng/nàng ở bên đông hay bên tây đây ? Hihi trừ khi đó là Đôi Mắt Người Sơn Tây hay đôi mắt làm tiêu hồn tráng sĩ Tiêu Sơn thì ngoại lệ.
Sửa bởi vodanhthiendia: 01/04/2013 - 00:16
Thanked by 4 Members:
|
|
#485
Gửi vào 01/04/2013 - 02:07
ConLuan, on 31/03/2013 - 20:26, said:
Vuivui cho rằng thủy tụ nhờ thổ sinh , do đó Thổ cũng khởi tràng sinh tại thân cùng với Thủy
Vuivui cho rằng Mộc sinh tại hợi là dất Lâm quan của Thủy , đồng thời Thổ vượng dưỡng mộc , do đó Thổ cũng Tràng sinh với Thủy tại Thân.
Tôi hiểu rằng vuivui đang kết luận thông qua hiện tượng chứ chưa lý giải bằng đúng lý mà đã dùng để giải thích cho các hành khác trong ngũ hành. Nếu đọc lại thì thấy Kim tràng sinh tại Tỵ có lý của nó , Thủy tràng sinh tại Thân có lý của nó , Hỏa tràng sinh tại Dần có lý của nó , Mộc tràng sinh tại Hợi có lý của nó , còn Thổ thì phải dựa vào lý của Thủy và Mộc .
Xét về phương pháp luận là không chuẩn.
Cũng vì bận quá thôi. Định thôi không vào diễn đàn nữa – do công việc bận rộn – nhưng vì lời hứa nên cố thu xếp thời gian vào giải quyết. Đúng ra, xong bài vừa viết trên, thấy đã quá đủ. Ai hiểu thì đã hiểu rồi. Nhưng thấy conluan viết „buồn cười” quá, lại phải vào viết thêm mấy chữ.
Conluan nói : Vê phương pháp luận là không chuẩn. Vậy conluan chắc có phương pháp luận chuẩn hơn ?
Nhưng thôi, dù conluan không viết ra cái phương pháp „chuẩn” ấy đi chăng nữa, tôi cũng biết được conluan nghĩ thế nào mà nói như vậy rồi. Cuối cùng thì … té ra là do conluan kiến thức không vững nên mới khổ thế. Thật vậy, conluan bảo tôi đang kết luận thông qua hiện tượng, chứ chưa lý giải bằng đúng lý … thì có nghĩa là conluan hiểu cái quan hệ thổ làm vượng mộc, … ấy là hiện tượng mà không phải là lý chứ gì. Conluan còn nói thêm rằng, thủy tràng sinh tại thân có lý của nó, hỏa tràng sinh tại dần có lý của nó, ...nhưng lại không nói cái lý ấy nó thể hiện thế nào, thông qua cái luật nào ? Nhưng tôi khẳng định rằng, cái lý ấy chỉ là cái lý thể hiện, như nói về ngũ hành tổng quát thì đó là luật quan hệ tương sinh của ngũ hành. Và như tôi đã nói, như thủy sinh mộc là quan hệ tương sinh chứ không phải là hiện tượng, mà là mối quan hệ tương tác có bản chất Luật. Hay gọi là Lý. Thì thổ vượng mộc, đối với hành nạp âm, không phải là hiện tượng. Đó là luật, luật về quan hệ thổ mộc nạp âm. Conluan nhầm lẫn phạm trù hiện tượng và lý. Do đó mà có suy nghĩ lầm lẫn như vậy. Tôi tin rằng, nếu conluan trình bày cái mà conluan cho là chuẩn về phương pháp luận, tôi sẽ chỉ ra cái sai của conluan được ngay lập tức.
Hơn nữa, về an vòng tràng sinh của ngũ hành, như đã nói, vòng tràng sinh chỉ là biểu diễn biến hóa của ngũ hành. Vì thế khi xác định vòng tràng sinh, như là một nguyên tắc cơ bản thì phải dựa vào bản chất đặc trưng của mỗi loại ngũ hành mà xác định. Cho nên chúng ta mới thấy, vòng tràng sinh ngũ hành thiên can dương thì an khác với thiên can âm, nạp âm khác với thiên can, tràng sinh của bốn mùa biến hóa cũng khác với tràng sinh của thiên can. Rồi âm dương của ngũ hành, nói chung cũng không hoàn toàn như nhau. Điều này dễ thấy và có thể tìm thấy trong rất nhiều tài liệu. Nhưng hậu học hầu như không suy nghĩ đến cội nguồn, cứ thản nhiên công nhận. Rồi còn vì kiến thức không vững, khi xét đến các bài toán cơ bản như thế này, rất dễ đến suy luận lầm lạc, đánh giá sai bản chất với hiện tượng.
Conluan cũng có nói
Trích dẫn
Thì conluan nên đọc cho sát. Tôi dùng thổ vượng mộc để xác định xác định lâm quan thổ, từ đó suy ra tràng sinh thổ ở thân cung địa bàn, chứ không dùng nó xác định tràng sinh của hành khác. Nhờ thủy sinh mộc, như một kết quả đã có sẵn của ngũ hành, thì tràng sinh thủy khởi ở thân. Và có nhấn mạnh là – conluan nên cố gắng nhớ – thổ vượng mộc xác định vòng tràng sinh của thổ hành nạp âm. Thủy sinh mộc xác định vòng tràng sinh của thủy hành nạp âm, nó trùng với kết quả vốn có của ngũ hành tổng quát. Nhưng phải hiểu vòng tràng sinh thổ và vòng tràng sinh thủy không đồng nhất. Chúng trùng lặp với nhau trên các vị trí trong không gian địa bàn mà không đồng nhất về mặt biểu diễn.
Thân ái.
Thanked by 4 Members:
|
|
#486
Gửi vào 01/04/2013 - 02:37
Trích dẫn
Chào anh Duongtuong.
Tụ – tán là cặp âm dương. Chưa nói tới chuyện tốt – xấu, bởi lẽ ở chủ đề này thủy tụ chưa hẳn đã tốt, cũng chẳng thể nói chắc là xấu. Tán cũng vậy. Tùy vào cái Dụng của tụ với tán. Khi nói, không có tán thì lấy đâu mà tụ, hoặc ngược lại, không có tụ thì lấy đâu ra tán. Tất nhiên là có đối tượng mà luận xét, nhưng như mà nói, tụ sinh thành thủy, thủy tán thành hơi (nước) thì lại là chuyên đề trong chủ đề này, mà có ý nghĩa khác, chứ không nói tổng quát. Ngay cả đến xét cụ thể ngũ hành mà cũng đã thấy có đơn có kép, có can có chi, ... làm sao mà nói đến cái sự tụ với tán liên hệ với tốt xấu, thiện với ác cho nổi. Như nói, tán tài, đương nhiên xấu, tụ tài, đối với cá nhân mà nói thì vui chứ sao. Nhưng tụ mà không tán thì làm sao được, bởi phải mua cái ăn chứ, đói làm sao sống.
Nên nói đến vậy, chẳng hạn như tán là hoạt động, là lạc quan, ... là sự sống thì khi nói đến tụ, thì phải nói cái đối đãi của lạc quan là gì, nếu lạc quan là tán, thì bi quan là tụ ? Chỉ xét trong nghĩa đó thì tụ tán mới có ý nghĩa sinh diệt của sự sống. Khi ấy đã ... bắc cầu tới chủ thể mà lại bỏ quan cái đối tượng hình thành. Lạc quan là tán, ấy là tán cái xì choét, tán cái sân hận, sân si thì cuộc sống tươi vui, nên nói là sự sống. Nhưng đối với đối tượng tụ tán thì lại chẳng phải là sự sống để mà nói sinh với diệt của sự sống được, mà nó chính lại là sự hình thành và tiêu tán cái sân hận, cái xì choét, cái sân si. Nên mới nói, với đối tượng đó thì tụ và tán chính là sinh với diệt , mà không có nói sinh sống và diệt sự sống !!!
Cũng như nói, tán là hoạt động thì đối ngẫu với hoạt động là sự ù lỳ, sự bất động. Thì đối với năng lượng, hoạt động là tán năng lượng, đối lập với hoạt động là sự nghỉ ngơi, là sự tích lũy năng lượng vậy. Cả hai đều thể hiejen sự duy trì sự sống. Nhưng về mặt hình thành năng lượng, đó là sinh với hủy. Hoạt động thì tiêu hao năng lượng, nghỉ ngơi thì tích tụ năng lượng. Cho nên mới có chuyện ngày làm đêm nghỉ. Người mà chỉ biết làm không nghỉ ngơi, mau chóng chết. Cho nên nói tụ tán mà nói tới sự sinh diệt của sự ... sống là đi ... quá xa vậy.
Thân ái.
Thanked by 5 Members:
|
|
#487
Gửi vào 01/04/2013 - 09:51
Vậy mới nói "Đúng ! Về mặt thể chất Khí tán là hao tổn, tụ là khỏe mạnh ." - nói cách khác là tích tụ nguyên khí (như Đạo gia tu tiên hòng Trường sinh bất tử) . Nhưng ! khi sang mặt dụng để hình thành vạn vật - ai cũng hiểu bắt đầu từ câu "Dương tán Âm tụ " . Nên Tán chính là biểu hiện khởi đầu lý hiện hữu , lý sinh . Nói Tán là tiêu hao năng lượng (Thể) , nhưng ngay khi hoạt động cái tiêu hao - thì cái dụng được sinh sinh (còn không chịu tán hao năng lượng thì có được lý sinh không ?) Mặt khác , nếu nói ngày làm (tán ) , đêm nghỉ ( tụ) - há chẳng phải chấp nhận cái lý Tán là lý sinh ???
Cũng đứng trên mặt dụng mà quán xét và khoan đặt vấn đề tốt xấu . Tán là tất cả hoạt động biểu hiện lý sinh . Không phải tán cái xì choét, cái sân hận, cái xấu . . là vui tươi, mới được lý sinh . Mà tất cả cái hoạt động tán ra đều là lý sinh . Còn vui hay buồn đều tùy tâm phân biệt mỗi người . Ví dụ các nhà khoa học hoạt động , tán ra chất xám để sinh cái hữu dụng thì không lạc quan, không vui ? Không lẽ người làm từ thiện tán tài ra lại buồn sao ??? Còn tụ tài ! cũng giống như tụ khí thì khỏe . Còn tán tài cũng như tán nguyên khí là bắt đầu sinh cái mới đã ; Còn sự sinh có tốt hay xấu khiến ta vui hay buồn là chuyện khác - (Tất nhiên cái sinh tán quá mức sẽ dẫn đến diệt vong ).
Tóm lại, Tán Tụ (cũng như Âm Dương) tùy theo thời vị & theo thể dụng để điều hòa . Không thể cứng đọng cho Tụ là sinh , Tán là diệt, đơn thuần một chiều mà định tốt xấu .
Sửa bởi DuongTuong: 01/04/2013 - 09:53
Thanked by 4 Members:
|
|
#488
Gửi vào 01/04/2013 - 11:03
Thanked by 3 Members:
|
|
#489
Gửi vào 01/04/2013 - 15:23
Thanked by 1 Member:
|
|
#490
Gửi vào 01/04/2013 - 15:25
Trích dẫn
Sự thuận nghịch của vòng Trường sinh nằm ở đâu? chắc phải chờ bác vuivui làm rõ. một ý tưởng để chứng minh tính thuận nghịch của vòng Trường sinh.
ví Dụ : Năm Nhâm Thìn. tính Bát Quái thuộc Khảm. Phi Nam thuộc Càn. Phi Nữ thuộc Ly. ngũ hành Thủy. Phối với Tứ Tượng, Quy ước người Dương là 1 vạch Dương, Người Nữ là 1 vạch Âm, Phối với tính bát quái của phi Nam và Phi Nữ.
Việc lý giải (phần in đậm trong câu trích trên) cũng là việc chứng minh cách an vòng tràng sinh cục của Vân Đằng Thái Thứ Lang. Sau những phần tôi đã trình bày ở trên thì việc lý giải cách an thuận nghịch theo âm dương nam nữ của VTS cục là cực kỳ đơn giản, nhưng với một điều kiện là phải hiểu đúng, hiểu rõ được bản chất của những vấn đề tôi đã trình bày. Việc lý giải được hay không chính là sự thể hiện có hiểu đúng hay không, dù chỉ gợn một chút hiểu sai, lập tức sẽ không thể lý giải được. Và khi lý giải được, sẽ thấy sự nhất quán kỳ lạ của tử vi, từ thiên địa bàn, ngũ hành đơn với kép, mệnh cục, vòng tràng sinh, khởi điểm của biến hóa ngũ hành cũng như thấy dù an thuận hay nghịch, khởi tràng sinh vẫn cùng một chỗ, khác với ngũ hành thiên can, với can âm và can dương có khác nhau. …
Trích dẫn
Nếu cứ cho là sinh của sự sống, hay diệt của sự sống. Tức là sống với chết thì đó là cứng đọng, hay định kiến. Nhưng bản chất của tụ và tán không nằm ở đó. Tụ cái gì thì cái đó thành, tán cái gì thì cái đó diệt. Như con người thần khí tán thì chết, thần khí tụ thì sinh. Tụ tập thì đám đông thành, tán thì đám đông tan, chứ con người của đám đông không vì thế mà chết hay sống. Hoạt động thì tán năng lượng, nghỉ ngơi thì năng lượng sinh. Nếu hoạt động là tán, thì tụ là nghỉ ngơi, nên nói sinh thành với năng lượng mà không nói sinh diệt của sự sống. Tiền tài tụ thì sinh, tán thì hao. Người giàu mà tán tài, chả mấy chốc thì nghèo, ấy là cái giàu đã biến mất tiêu. Nhưng có người lại nói, nếu làm thiện nguyện thì tán tài nhưng lại giàu lòng nhân ái, sao gọi là diệt, hay mất được. Vâng, mất tiền đấy, nhưng lại tích đức, cái đức ấy giàu thể hiện ở lòn nhân ái. Đó lại là tụ, nói ra là tụ đức, nhưng người ta dùng từ tích nên hay gọi đó là tích đức. Tán ánh sáng và tụ ánh sáng, nói là sống với chết của sự … sống thì quá xa, nhưng sẽ rõ đó là ánh sáng tán thì tối, tụ thì sáng, sáng với tối, mờ với tỏ là do tụ hay tán ánh sáng vậy. Hay nói, - "Trời mà không tỏa ra khí âm thì vạn vật không sống được, đất mà không tỏa ra khí dương thì vạn vật không hình thành thì sự sống hay diệt của vạn vật là dụng của sự tụ tán khi âm dương của trời đất, chứ không phải là sự sinh thành của cái khí âm dương ấy. Cũng là ácch nói khác của câu, khí âm của trời giáng xuống, khí dương của đất thăng lên, âm dương của trời đất giao hòa thì vạn vật mới sinh, âm dương này bất giao thì vạn vật tuyệt. Ấy là nói cái giao – gặp gỡ, tụ lại – hay là cái bất giao – chia ly, cách biệt – của khi âm dương để mà vạn vật sinh hay diệt vậy. Cho nên, sinh diệt với tụ tán là như thế. Chứ không phải là nhìn tụ với tán của cái này mà đi tới cái chết với sống của cái kia nào đó.
Trích dẫn
Câu Vô Thổ bất Thủy của anh GiaThi cũng hay. Thú thực chữ Nhờ này có nguồn gốc của nó, mặc nhiên trong quá trình lý giải, thấy nó cũng không sai, song nói hay thì không hẳn. Nhưng vì nó là chữ mà tôi nhận thức đầu tiên, có ấn tượng đầu tiên và cũng chưa tìm được chữ nào hay hơn. Một mai nếu tìm được, sẽ xin lỗi tiền nhân mà sửa. Nếu ai đó thấy có chữ khác hay hơn – cá nhân – thì cũng có thể tự dùng. Miễn là hiểu cho đúng thì được. Huyền học, hầu hết các khái niệm, hiểu cho đúng, không đơn giản.
Thân ái.
P/S. Hôm nay là hết tết, sau tết do quá bận, tôi sẽ không vào sinh hoạt được nữa. Xem như bài viết này là sự kết thúc sự tham gia của tôi ở chủ đề này. Và với DD là một sự gián đoạn không định hạn, không nói trước được.
Xin chào tất cả.
Nhắn Longquang. Cứ vào múa kiếm đi. Nếu „múa bậy”, khi nào tôi trở lại, tôi sẽ lôi lên sau vậy. Đừng để các bạn đọc thất vọng vì chờ dài cổ.
Thanked by 6 Members:
|
|
#491
Gửi vào 01/04/2013 - 15:30
ConLuan, on 01/04/2013 - 15:23, said:
Conluan hỏi lạ ? Có phải do conluan đọc không hiểu, rồi cứ cho là như thế, và yêu cầu vô lý rồi không. Chứng minh, lý giải của tôi đã rõ cả rồi, cái đúng cái sai của conluan cũng đã vạch ra rồi. Sau đây, conluan có nói gì nữa cứ nói cho rõ, đừng viết cụt lủn như thế, tôi sẽ đặc cách dành chút thời gian hiếm hoi để trả lời conluan.
Thế nhé.
Thanked by 3 Members:
|
|
#492
Gửi vào 01/04/2013 - 15:40
VuiVui, on 01/04/2013 - 15:25, said:
Câu Vô Thổ bất Thủy của anh GiaThi cũng hay. Thú thực chữ Nhờ này có nguồn gốc của nó, mặc nhiên trong quá trình lý giải, thấy nó cũng không sai, song nói hay thì không hẳn. Nhưng vì nó là chữ mà tôi nhận thức đầu tiên, có ấn tượng đầu tiên và cũng chưa tìm được chữ nào hay hơn. Một mai nếu tìm được, sẽ xin lỗi tiền nhân mà sửa. Nếu ai đó thấy có chữ khác hay hơn – cá nhân – thì cũng có thể tự dùng. Miễn là hiểu cho đúng thì được. Huyền học, hầu hết các khái niệm, hiểu cho đúng, không đơn giản.
Thân ái.
Cảm ơn anh Vuivui đã chia sẻ quan điểm khi lựa chọn chữ "nhờ"
Núi do đất tụ mà có, đất tụ thành ở nơi cao !
Thanked by 2 Members:
|
|
#493
Gửi vào 01/04/2013 - 17:56
Kết thúc phần tranh luận.
Thanked by 1 Member:
|
|
#494
Gửi vào 01/04/2013 - 19:55
ConLuan, on 01/04/2013 - 17:56, said:
Kết thúc phần tranh luận.
Thì conluan đã tranh luận với tôi được cái gì đâu. Nhưng mà không sao, conluan có thể tự kiểm tra kiến thức của mình, để xem khả năng thực sự có thể trao đổi kiến thức trong vấn đề này không. Có một câu hỏi cho conluan, conluan cứ từ từ nghiền ngẫm rồi trả lời. Trả lời sai thì có nghĩa là conluan không đủ khả năng để nhận thức vấn đề đang thảo luận đâu.
Câu hỏi :
Tràng sinh của thổ khí bốn mùa xác định thế nào ? Nằm ở đâu ?
Tôi không có ý xấu với conluan đâu. Thực sự là muốn giúp conluan nhận thức. Câu hỏi này tôi thấy hay, rất có ích cho việc nhận thức đúng đắn về ngũ hành.
Thế nhé.
Sửa bởi VuiVui: 01/04/2013 - 19:59
Thanked by 1 Member:
|
|
#495
Gửi vào 01/04/2013 - 20:59
VuiVui, on 01/04/2013 - 15:25, said:
P/S. Hôm nay là hết tết, sau tết do quá bận, tôi sẽ không vào sinh hoạt được nữa. Xem như bài viết này là sự kết thúc sự tham gia của tôi ở chủ đề này. Và với DD là một sự gián đoạn không định hạn, không nói trước được.
Xin chào tất cả.
Mong đây là lời nói vui của bác VuiVui trong ngày Cá tháng Tư ạ. Chúc bác công việc suôn sẻ để lại vào chơi với mọi người.
Thanked by 1 Member:
|
|
Similar Topics
Chủ Đề | Name | Viết bởi | Thống kê | Bài Cuối | |
---|---|---|---|---|---|
![]() Nghiên cứu tinh mệnh học - Nguyễn Anh Vũ![]() |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | huygen |
|
![]() |
|
![]() Bài cơ bút của Công Chúa Liễu Hạnh về quốc vận thời Nguyễn |
Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Hoangtb |
|
![]() |
|
![]() sách nguyên bản tiếng Hoa của Gia Cát Vũ Hầu, gồm chương 3 Dùng người |
Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian | Elohim |
|
![]()
|
|
![]() SƯ MINH TUỆ VÀ PHÁP HÀNH DƯỚI GÓC NHÌN PHẬT GIÁO Nguyễn Thanh Huy* |
Nguồn Sống Tươi Đẹp | FM_daubac |
|
![]() |
|
![]() R.I.P Thiên Sứ aka Nguyễn Vũ Tuấn Anh |
Báo Tin | huygen |
|
![]() |
|
![]() Nguyẽn văn Khôi |
Y Học Thường Thức | minhminh |
|
![]() |
1 người đang đọc chủ đề này
0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn
Liên kết nhanh
Coi Tử Vi | Coi Tử Bình - Tứ Trụ | Coi Bát Tự Hà Lạc | Coi Địa Lý Phong Thủy | Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh | Coi Nhân Tướng Mệnh | Nhờ Coi Quẻ | Nhờ Coi Ngày |
Bảo Trợ & Hoạt Động | Thông Báo | Báo Tin | Liên Lạc Ban Điều Hành | Góp Ý |
Ghi Danh Học | Lớp Học Tử Vi Đẩu Số | Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý | Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở | Sách Dịch Lý | Sách Tử Vi | Sách Tướng Học | Sách Phong Thuỷ | Sách Tam Thức | Sách Tử Bình - Bát Tự | Sách Huyền Thuật |
Linh Tinh | Gặp Gỡ - Giao Lưu | Giải Trí | Vườn Thơ | Vài Dòng Tản Mạn... | Nguồn Sống Tươi Đẹp | Trưng bày - Giới thiệu |
Trình ứng dụng hỗ trợ:












