Jump to content

Advertisements




Nguyên Lý Luận Giải Lá Số (của LongNguyenQuang)


563 replies to this topic

#391 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3242 thanks

Gửi vào 26/02/2013 - 22:21

Bất cứ vấn đề nào đặt ra mà được sự tham gia của các bậc Thượng khách đều đáng trân trọng... Tuy vậy, đọc những bài phản biện qua lại của những bậc tiền bối dễ khiến hậu học phải hoang mang, bởi hình như... giữa các Cao Nhân không tìm thấy tiếng nói chung... quan điểm nào đưa ra là có sự phản biện không chấp nhận... vậy ai đúng, ai sai ?

Mấy ngày nay DN chờ mong anh TBTT giải thích vấn đề chính trong mục này là an vòng trường sinh cho âm nam dương nữ và tại sao Thủy Thổ trường sinh tại Thân ?

Cảm ơn anh rất nhiều !

Thanked by 5 Members:

#392 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 26/02/2013 - 23:08

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HacLongGiangzzz, on 26/02/2013 - 20:03, said:

là âm thanh hay âm dương ạ?
tham gia tí, theo đúng sách nó là âm thanh ông ạ
xin đừng Vịt hóa
ngũ hành nạp âm
đưa các cung âm thanh vào ngũ hành
cung , chủy, thanh, vũ , giốc
đưa 5 cung bậc âm thanh vào ngũ hành, gọi là nạp âm

Sửa bởi lethanhnhi: 26/02/2013 - 23:10


#393 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 26/02/2013 - 23:14

ngũ hành nạp dương???????
ngũ hành nạp âm ( dương)?????????
từ 1 cái sai nhỏ biến thành tỉ cái sai lớn

Thanked by 3 Members:

#394 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29160 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 26/02/2013 - 23:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Diệu Nhung, on 26/02/2013 - 22:21, said:

Bất cứ vấn đề nào đặt ra mà được sự tham gia của các bậc Thượng khách đều đáng trân trọng... Tuy vậy, đọc những bài phản biện qua lại của những bậc tiền bối dễ khiến hậu học phải hoang mang, bởi hình như... giữa các Cao Nhân không tìm thấy tiếng nói chung... quan điểm nào đưa ra là có sự phản biện không chấp nhận... vậy ai đúng, ai sai ?

Mấy ngày nay DN chờ mong anh TBTT giải thích vấn đề chính trong mục này là an vòng trường sinh cho âm nam dương nữ và tại sao Thủy Thổ trường sinh tại Thân ?

Cảm ơn anh rất nhiều !

Khi các bô lão chưa có tiếng nói chung thì người đọc chúng ta cứ bám theo lý luận và thực nghiệm của riêng mình để đãi lọc lấy cái phù hợp với hệ thống kiến thức/lý luận nền tảng mà ta đang có thôi chị Diệu Nhung ơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Có thể ở thời điểm này ta cho rằng quan điểm này là đúng nhưng biết đâu sau khi kiến thức và kinh nghiệm mình tích lũy được dày hơn ta sẽ phát hiện ra yếu điểm của cái mà ta từng cho là đúng và sẽ phải điều chỉnh nó (thậm chí bác bỏ nó), đây cũng là chuyện thường tình tất yếu phải có trong cái sự học.

Về vấn đề Âm Nam - Dương Nữ thì quan điểm của bác TuBinhTuTru đã viết khá rõ rồi ạ:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 23/02/2013 - 07:54, said:

Với hình Hà Đồ minh họa cho Kim Mộc Thủy Hỏa với hoa 4 cánh và cỏ 4 lá trên thì ta dễ dàng nhìn ra chỗ (Lâm Quan - Đế Vượng) của mỗi một 4 hành kia rồi thì chỗ phát xuất SINH khởi phải từ đâu ắt dễ ghi nhận. Ví như, "tôi thí vua, con giết cha" không thể một tối mà được; mà là, tiệm tiến.
Do đó, trước khi tới
Hè oi bức thì sức nóng (Hỏa) khởi SINH từ mùa Xuân phải bắt đầu tiệm tiến tới ...Hè;
rồi để tới mùa Thu gió thổi cành rung rụng lá vàng thì thần thâu khí liễm (Kim) thì phải tiệm khởi SINH từ mùa Hè vậy;
cũng như lá rụng cành trơ tuyết đổ ở mùa Đông thì khí hàn (Thủy) phải từ mùa Thu SINH khởi từ từ ...;
và rồi hàn khí giảm lần để cho mùa Xuân cây cỏ hoa lá đâm chồi nẩy lộc thì sức sống của cỏ hoa cây lá (Mộc) phải khởi SINH từ mùa Đông vậy.


Theo đó, ta thấy tất cả sự sinh trụ hoại diệt, thành trụ hoại không với diễn tiến bốn mùa trong trời đất đều là tùy thuận phát SINH nên nếu như Dương Nam - Âm Nữ thuận vị thuận hành thì đỡ hơn Âm Nam - Dương Nữ nghịch vị nghịch hành ví như lội ngược dòng thì mệt hơn. Do đó, Trường Sinh hệ chỉ có an (tùy) thuận phát SINH và do tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA trong Tử Vi nên những Âm Nam - Dương Nữ khởi nghịch Cục tức là đã nghịch lưu rồi vậy nên không an các sao trong Trường Sinh hệ ngược lại. Cũng giống như không thể đi nghịch mùa từ Hè qua Xuân sang Đông đến Thu về lại Hè v.v...

Theo đoạn bôi xanh thì ý bác TBTT là với Âm Nam-Dương Nữ thì chiều đại vận đi nghịch (nghịch lưu) nhưng 12 sao của vòng Trường Sinh hệ vẫn an thuận.
Vì theo cái Lý của bác TBTT là chu trình Sinh...Vượng...Mộ (của vòng TS) cũng như chu trình "sinh trụ hoại diệt, thành trụ hoại không" phải tuân theo quy luật tự nhiên trong trời đất như 4 mùa là tùy THUẬN phát sinh vậy.

Còn điểm quan trọng về cái Lý của vị trí Tràng Sinh cho Thổ cục thì chúng ta cần đợi thêm, vì bác TBTT đã bảo là "sẽ nói sau", hiiii...

#395 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 26/02/2013 - 23:15

kính nghe các bậc tiền bối đàm đạo tiếp, xin mấy Ace đừng hỏi mấy câu dở hơi nữa
vậy hen

Thanked by 3 Members:

#396 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 26/02/2013 - 23:24

đọc chơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi lethanhnhi: 26/02/2013 - 23:24


Thanked by 2 Members:

#397 Vô Danh Thiên Địa

    Ly viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPip
  • 3526 Bài viết:
  • 5108 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 00:03

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

lethanhnhi, on 26/02/2013 - 23:24, said:

đọc chơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vân hải tương vọng ký thử thân
Na nhân viễn thích cánh thiêm cân
Bất từ dịch kỵ lăng phong tuyết
Yếu sử thiên kiêu thức phụng lân
Sa mạc hồi khan Thanh cấm nguyệt
Hồ sơn ứng mộng Vũ lâm xuân
Thiên vu nhược vấn quân gia thế
Mạc đạo trung triều đệ nhất nhân.

Người từ biển đông trông sang;
Người từ mây bắc ngó lại.
Đường xa xôi và tình đẫm mấy lần khăn.
Vượt gió tuyết qua mấy trùng quán trọ,
Cho giặc trời trông rõ mặt phượng lân.
Trăng Thanh cấm trên kia vùng sa mạc,
Trời Vũ lâm in mộng triệu sông hồ.
Thiền vu nếu hỏi gia thế chú,
Đừng nói trong triều Đệ nhất nhân


==========

Thủy tánh bản vân tĩnh
Thạch trung cố vô thinh
Như hà lưỡng tương kích
Lôi chuyển không sơn kinh.

Tánh nước nói là tĩnh
Trong đá vốn không tiếng
Sao khi chúng chạm nhau
Sấm dậy vang núi vắng?

Sửa bởi vodanhthiendia: 27/02/2013 - 00:06


Thanked by 4 Members:

#398 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 01:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 26/02/2013 - 17:31, said:

Tôi không hiểu tại sao TBTT lại có thể nói như vậy khi mà không có một câu nào tôi nói ngũ hành nạp âm định cục cho tử vi – thủy hành – lại khởi tràng sinh ngoài cung thân trên địa bàn lá số tử vi !!! và nếu đã không có, thì tại sao lại có chuyện lòng vòng nhỉ ? Có phải TBTT đọc không kỹ, rồi định kiến cho là như thế chăng ?!

Để tôi nhắc lại chút đỉnh vấn đề cho tiên sinh Vuivui nhớ lại nhé:

1. Long Nguyên Quang nói "Xem ra cái vụ an vòng trường sinh Cục này còn tranh luận dài dài vì chưa có ai điểm cho đúng huyệt!"
2. Tiên sinh Vuivui bảo "Longquang viết như vậy là đủ biết Longquang chưa có gì về vòng tràng sinh của Cục rồi."

Phải chăng ở đây chúng ta đang bàn luận về vòng Trường Sinh (TS) của Cục trong Tử Vi thì ai học qua Tử Vi cũng biết là đang nói về chuyện gì như:

Mộc Cục khởi (TS) ở cung Hợi
Hỏa Cục khởi (TS) ở cung Dần
Kim Cục khởi (TS) ở cung Tỵ
Thủy Cục khởi (TS) ở cung Thân



Thổ Cục khởi (TS) ở cung Thân

Lý ra, tiên sinh Vuivui nên viết hoa danh từ địa chi và kèm theo "địa chi cung" để khỏi nhầm lẫn: cung Thân (địa chi) nó không phải là cung Thân (an theo tháng, giờ sinh) nên tôi đặc biệt chu đáo viết rõ ràng để khỏi lấy cớ lập lờ bất minh ... mà rồi tiên sinh Vuivui vẫn đề cập như sau:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 26/02/2013 - 17:31, said:

TBTT nói không chính xác, Tôi không có nói cung Thân địa chi, mà tôi luôn noi cung thân trên địa bàn lá số tử vi. Với tôi, hai câu đó khác nhau. Còn nếu TBTT cho là một, thì đó là ý riêng của TBTT. Ta không bàn đến.

Bất cứ ai biết về Tử Vi đọc qua cũng đều hiểu tôi muốn nói gì và Vuivui muốn nói gì và nó không có gì khác nhau duy chỉ Vuivui muốn khác ...

Do đó, khi tôi nói "Thủy Thổ NẠP ÂM cùng khởi tràng sinh ở thân cung, vì lý rất đơn giản: Thủy tụ nhờ Thổ sinh !" là TỬ HUYỆT của Vuivui tiên sinh vì với cái lý rất đơn giản "Thủy tụ nhờ Thổ sinh" là VÔ LÝ. Tôi cũng đã chỉ ra cái VÔ LÝ đó, nhưng có lẽ tiên sinh còn cố chấp vào lý lẽ của mình mà không chịu phục rồi lại không thể phản biện tôi được gì; trừ ra những là:

__ TBTT nói không chính xác
__ Tôi không hiểu tại sao TBTT lại có thể nói như vậy
__ Có phần phức tạp, mang tính tung hỏa mù.
__ Cố gắng trình bày lại đi. Chả có lô gíc gì cả

v.v... vậy thử hỏi có ai thấy tôi không có logic gì trong sự trình bày về vấn đề đang thảo luận và chỉ ra cái sự VÔ LÝ của lý do rất đơn giản của Vuivui không? Xin quý vị cứ tự nhiên chỉ ra dùm. Cám ơn!

Trong khi đó, Vuivui tiên sinh đem 6 loại Thủy từ ngũ hành nạp âm là:

-Thiên hà thủy (nước ở trên trời, người ta cũng gọi là mưa, hay mây)
-Đại khê thủy (nước trong khe lớn)
-Đại hải thủy (nước đại dương – hay là biển)
-Giản hạ thủy (nước trong khe nhỏ)
-Tuyền trung thủy (nước suối)
-Trường lưu thủy (nước sông – hay nôm na nước chảy thành dòng lớn)

thì ngoài Thiên Hà Thủy (nước trên trời) không phải TỤ nhờ có Thổ mà sao Vuivui tiên sinh vẫn cố bám lấy - chẳng phải là TỬ HUYỆT - chứ là gì!? Sao không nhìn thấy:

- Tang đố mộc (gỗ cây dâu)
- Tùng bách mộc (cây tùng bách)
- Đại lâm mộc (cây rừng lớn)
- Dương liễu mộc (cây dương liễu)
- Thạch lựu mộc (cây thạch lựu)
- Bình địa mộc (cây đồng bằng)

có cây nào mà không nhờ Thổ thì có phải đơn giản chính xác và rõ ràng hơn quan hệ Thủy/Thổ mà Vuivui đề cử "lý rất đơn giản" trên không?

Như vậy, "Mộc Thổ NẠP ÂM cùng khởi Tràng Sinh ở Hợi cung, vì lý rất đơn giản: Mộc trưởng nhờ Thổ dưỡng !" theo lối suy luận mà Vuivui dùng không chuẩn hơn sao?

Để tránh hiểu lầm, tôi ví dụ ở trên thôi chứ không phải là điều tôi hay Vuivui tiên sinh "cho là như vậy."


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 26/02/2013 - 17:31, said:

Tôi cũng luôn nói thổ thủy khởi cùng tràng sinh ở thân cung (từ nay xin viết tắt là thân cung, thay vò thân cung trên địa bàn lá số) là thổ thủy hành nạp âm. Và TBTT nếu ra sự so sánh vì thủy hành nạp âm có 6 để mà nói thổ hành cũng có 6 rồi mộc hỏa kim cũng vậy là do TBTT không nhìn thấy cái chung nhất của 6 hành nạp âm thủy nó đều phải "thủy tụ nhờ thổ sinh" vậy. Và tôi cũng đã nói rõ duy có thiên hà thủy thì hơi khó hiểu một chút (hay dùng từ : hơi trừu tượng một chút cũng được). Hẳn như thế là đã rõ ràng, mà TBTT vẫn nêu thắc mắc này, thì là do TBTT không hiểu về lý của ngũ hành nạp âm mà thôi. Và vì thế mới thấy CÀNG VÔ LÝ như một sự vô lý vậy.
Tôi thực sự không hiểu TBTT nói chúng ta đang bàn luận cái gì vậy, khi mà Tôi, ngay từ đầu đã nêu rõ vấn đề : Lý giải thủy thổ hành nạp âm khởi cùng khởi tràng sinh từ thân cung trên địa bàn lá số – mà tôi lưu ý không nói tới cái gì gọi là địa chi ở đây. Và cũng chẳng nói tách bạch thổ cục với lại thủy cục. Nhưng có nhấn một điểm, thủy thổ hành nạp âm của cung an mệnh xác định ngũ hành cục. Do đó mà xét tới thủy thổ hành nạp âm của cung an mệnh thì cũng tương đương với việc xét thủy thổ cục trong tử vi vậy.
Tất cả đều được trình bày rõ ràng, mạch lạc. TBTT không thấy chỉ là do TBTT định kiến ngũ hành cục – như thủy thổ cục – không là tương đương với ngũ hành nạp âm cung an mệnh – thủy thổ nạp âm cung an mệnh – mà thôi. Như thế, đó là việc riêng của TBTT. Cái cần làm, chúng ta cũng đã làm, và được xác định như là một quy tắc phổ biến – dùng ngũ hổ độn để xác định ngũ hành cung an mệnh, và ngũ hành nạp âm cung an mệnh xác định ngũ hành cục. Vậy thôi.

Sau khi tôi trình bày như ở trên thì có phải tôi không biết Vuivui nói gì hay ngược lại là Vuivui hiểu chưa kịp những gì tôi nói?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 26/02/2013 - 17:31, said:

Mạch văn nào thì TBTT dễ tìm thôi mà – ở bài 374 ấy. Nhưng cũng nên lưu ý bởi tôi có viết:


Ngay dưới đoạn tôi trích của TBTT :


Không lẽ không rõ ràng thể hiện sự nghi vấn ?!

Còn nói về sự khác biệt giữa ngũ hành nạp âm và ngũ hành đơn thì tôi cũng đã cho ví dụ và Vuivui tiên sinh trích dẫn thì không trích nguyên văn (đoạn hay câu) rồi bảo rằng tôi cố tình nhập nhèm ngũ hành đơn với ngũ hành kép (ngũ hành nạp âm) v.v... Đây là hành vi "đoạn chương thủ ý".


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 26/02/2013 - 17:31, said:

Tôi đã đặt vấn đề về thủy thổ (chỉ thủy thổ nạp âm) cùng khởi tràng sinh ở thân cung, chứ đâu có đặt vấn đề với các hành khác ? Và lý giải của tôi, đã đủ minh bạch, thì tại sao lại phải "chiều" theo ý của TBTT nhỉ ? Để làm gì ? Phải chăng là để biện minh cho cái việc Lôi đủ tứ mùa ngũ hành ra lý luận cho chúng nằm như chúng ta đã thấy ? Một sự thừa thãi. Thậm chí, vốn ngũ hành hóa khí bốn mùa lại chả phải là ngũ hành nạp âm, vậy thì gán ghép nó vô đây làm gì không biết nữa ?
Nên nhớ rõ, ở đây nếu thủy thổ nạp âm, chứ không nói ngũ hành chung chung. Ghi nhớ điều này để tránh nhầm lẫn.
Sau khi đã tránh được nhầm lẫn, thiết tưởng vấn đề hành nạp âm hỏa kim mộc khởi tràng sinh ở đâu, hoặc cũng như lý giải thủy thổ khởi tràng sinh ở đâu thì lại là bài toán hoàn toàn khác. Việc xác định chúng phải khởi như chúng ta đã rất quen thuộc. Nạp âm thủy thổ ở thân cung, mộc ở hợi cung, hỏa ở dần cung, kim ở tị cung.
Khi mà với các hành nạp âm khác như kim, mộc, hỏa, thủy, thổ khởi tràng sinh không có sự thắc mắc thì không có việc đặt vấn đề lý giải là đương nhiên. Khi ấy chúng ta chỉ thắc mắc, tại sao thủy thổ lại cùng khởi một nơi, trong khi ở ngũ hành đơn, bính mậu một nơi, đinh kỷ một nơi. Chúng hoàn toàn khác nhau.
Tôi nghĩ sự trình bày đến đây hoàn toàn rõ ràng.
Nếu chỉ có như vậy mà cái sự đặt vấn đề của TBTT đưa tới kết luận "thủy thổ nạp âm khởi tràng sinh ở thân cung bởi lý nạp âm đơn giản : Thủy tụ nhờ thổ sinh" là tử huyệt của vuivui thì thật là khó hiểu.
Thân ái.

Tôi không nghĩ mình nhầm lẫn và tôi trình bày cũng rất rõ ràng cũng như chỉ ra chỗ bất cập trong lý rất đơn giản đó của Vuivui và những tác giả khác vậy.

Cái còn lại là mọi người sẽ tự thấy và biết thôi.

#399 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 01:39

cảm ơn tiền bối vodanhthiendia
thơ hay mà ứng quá!!!!!!!!!!!!!!

Tánh nước nói là tĩnh
Trong đá vốn không tiếng
Sao khi chúng chạm nhau
Sấm dậy vang núi vắng

Sửa bởi lethanhnhi: 27/02/2013 - 01:40


Thanked by 3 Members:

#400 lethanhnhi

    Thiếu Dương

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 12961 Bài viết:
  • 25441 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 01:43

nhất ngộ thời vạn ngộ
đạo vốn chẳng có lời
lễ nghi cùng đạo dức
vốn chỉ là giả mượn

Thanked by 4 Members:

#401 Gia Thi

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • PipPip
  • 647 Bài viết:
  • 2025 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 04:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 26/02/2013 - 23:15, said:


Khi các bô lão chưa có tiếng nói chung thì người đọc chúng ta cứ bám theo lý luận và thực nghiệm của riêng mình để đãi lọc lấy cái phù hợp với hệ thống kiến thức/lý luận nền tảng mà ta đang có thôi chị Diệu Nhung ơi

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Có thể ở thời điểm này ta cho rằng quan điểm này là đúng nhưng biết đâu sau khi kiến thức và kinh nghiệm mình tích lũy được dày hơn ta sẽ phát hiện ra yếu điểm của cái mà ta từng cho là đúng và sẽ phải điều chỉnh nó (thậm chí bác bỏ nó), đây cũng là chuyện thường tình tất yếu phải có trong cái sự học.



Anh QuachNgocBoi giúp cho một ý:

1)- Ngũ hành phối thuận theo Âm Luật (Luật của âm thanh)

Hoặc:

2)- Âm Luật phối thêm vào với ngũ hành (theo hàm nghĩa: Nạp có nghĩa là "thêm vào", "nạp vào"...)

Trong hai trường hợp trên, anh QuachNgocBoi theo trường hợp nào ?

Xin cảm ơn

Thanked by 4 Members:

#402 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 13:52

Về mặt logic thì ngũ hành phải có trước, rồi thêm ngũ âm nạp vào để diễn tả tính chất vốn có sẵn mà thôi.

Thanked by 1 Member:

#403 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29160 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 27/02/2013 - 14:42

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gia Thi, on 27/02/2013 - 04:50, said:

Anh QuachNgocBoi giúp cho một ý:

1)- Ngũ hành phối thuận theo Âm Luật (Luật của âm thanh)

Hoặc:

2)- Âm Luật phối thêm vào với ngũ hành (theo hàm nghĩa: Nạp có nghĩa là "thêm vào", "nạp vào"...)

Trong hai trường hợp trên, anh QuachNgocBoi theo trường hợp nào ?

Xin cảm ơn

Thưa bác Gia Thi,

Cháu chưa nắm rõ hết về ẩn ý của 2 câu mà bác đưa ra ở trên, nên cháu cứ trình bày theo cách hiểu của mình vậy.

* "Ngũ hành" mà bác đề cập ở đây, cháu hiểu là Ngũ Hành kép (tạm dùng chữ "kép", chưa dùng thuật ngữ "Nạp Âm" để tách bạch vấn đề tiếp sau đó).

- Nếu như câu 1), ý bác rằng: Ngũ hành phối "thuận theo" âm luật (tức Ngũ hành kép, được phối theo âm luật - bỏ đi chữ "thuận" vì có thể hiểu nhầm trọng tâm sang việc đề cập đến chiều thuận/nghịch).
Đúng là như vậy thì ta sẽ chuyển sang bàn tiếp về câu 2), vì lúc này chữ "thuận theo" khá tương đồng ý nghĩa với chữ "nạp" (thêm vào).

- Nếu như câu 1), ý bác rằng: Ngũ hành phối thuận, theo âm luật (tức là nhấn mạnh đến chiều).
Thì cháu không theo trường hợp này.


* bàn về câu 2)- Âm Luật phối thêm vào với ngũ hành (theo hàm nghĩa: Nạp có nghĩa là "thêm vào", "nạp vào"...) :
Hiện nay, lý luận của cháu vẫn đang theo nguyên tắc chính của trường hợp này (cháu trình bày dưới đây).

Trời (Thiên can) vốn có sẵn ngũ hành riêng, trong đó âm dương cũng được phân chia rõ và đan xen nhau "nhất âm, nhất dương".
Đất (Địa chi) cũng vốn có sẵn ngũ hành riêng, trong đó âm dương cũng được phân chia rõ và đan xen nhau "nhất âm, nhất dương".

Trời-Đất khi giao hợp, thì lại phối âm dương với nhau một cách "lạ kỳ", can dương của Thiên phối với chi dương của Địa, can âm của Thiên phối với chi âm của Địa (mà chẳng có trường hợp Thiên can dương phối với Địa chi âm và ngược lại).
Trước đây, cháu cứ thắc mắc mãi về cái sự "lạ kỳ" này, bởi Dịch nói "cô dương bất sinh, cô âm bất trưởng", vậy chẳng lẽ các cặp Thiên-Địa khi phối với nhau (dương-dương, âm-âm) sẽ chẳng sinh trưởng gì được nữa ư???
Sau này, khi nghĩ thông thì cháu hiểu rằng: Cái gọi là "dương can - âm can" kia là nội tại trong hệ quy chiếu riêng của Trời (khi so các Thiên can với nhau), và "dương chi - âm chi" là nội tại trong hệ quy chiếu riêng của Đất (khi so các Địa chi với nhau). Còn khi Trời-Đất giao hòa thì phải xét hệ quy chiếu rộng hơn của cả thiên địa hợp lại, mà Trời vốn là dương so với Đất và tương tự thì Đất vốn là âm so với Trời, cho nên trong hệ quy chiếu này vẫn thỏa điều kiện có âm-dương giao hợp để mà sinh trưởng.

Thỏa điều kiện sinh trưởng (đạt được tính nhất quán trong lý luận) rồi ta mới xét đến tính chất tiếp theo của các cặp ấy, đó là ngũ hành kép.

Ví dụ với cặp Giáp-Tý, có Giáp dương có ngũ hành đơn thuộc Mộc, Tý dương có ngũ hành đơn thuộc Thủy, nay đem dương Mộc phối với dương Thủy thì ngũ hành mới biết định nó là gì đây???

Lý rằng, trong khắp khoảng trời đất này đều là khí, hễ cái gì động thì tất sẽ sinh ra âm (ngày nay khoa học phương Tây cũng chứng minh rất rõ, bất kỳ dao động nào cũng tạo ra sóng âm, âm thanh).

Khí lại chia thành nhiều loại, mỗi lại có thuộc tính ngũ hành riêng của nó, đó cũng là ngũ hành đơn. Trong tự nhiên, chỉ có Kim và Mộc là có âm tự thân của nó, các hành khác đều phải nương nhờ nhau mới thành âm được. Ví như Thủy-Thổ phải nương nhờ nhau mới thành âm, ta cứ xem ở tiếng sóng nước vỗ bờ nơi sông biển thì biết; hoặc xem lúc rót nước vào cốc, khi cốc còn nhiều phần rỗng (thành cốc - thổ còn nhiều) thì phát ra âm trầm, khi cốc đầy dần (thành cốc - thổ ít đi) thì phát ra âm cao bổng, khi cốc đầy hoàn toàn (thổ tận) thì có rót thêm cũng chẳng nghe thấy âm nữa.

Từ các mối quan hệ của ngũ hành đơn, khi động thì sinh ra âm (thanh), theo đó mà cổ nhân tổng hợp lại rồi QUY thành âm luật. Nay, muốn xác định Hành cụ thể của ngũ hành kép do Thiên-Địa phối với nhau, thì chẳng gì hơn được là dùng chính âm luật để NẠP vào các cặp ấy mà định cho rõ.

Cho nên, theo cháu, nói cho chính xác thì phải gọi ngũ hành kép là Ngũ-Hành Nạp Âm-Luật (gọi tắt là Ngũ Hành Nạp Âm - NHNA), tức là đưa âm luật thêm vào để mà định ra một loại ngũ hành mới, chi tiết hơn ngũ hành đơn (mỗi hành của NHNA có 6 loại, mang thêm tính định lượng chứ không đơn thuần định tính như NHĐ).

Ngoài, ra những điểm lý luận khác, cháu vẫn đồng thuận và theo như quan điểm của ngài Thẩm Quát (trong HKBPT) và Lê Quý Đôn (trong VĐLN).

Mong được bác Gia Thi chỉ dạy thêm cho cháu!

Thanked by 6 Members:

#404 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29160 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 27/02/2013 - 15:43

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BoiGiaiSau, on 27/02/2013 - 13:52, said:

Về mặt logic thì ngũ hành phải có trước, rồi thêm ngũ âm nạp vào để diễn tả tính chất vốn có sẵn mà thôi.

@LamPhong,
Theo anh thì về mặt logic, trước khi có lý thuyết về ngũ hành thì âm thanh đã tồn tại trước rồi. Từ thời nguyên thủy, khi người ta săn bắt, hái lượm mà "trúng quả" thì họ đã sung sướng, hò hét, nhảy múa, dùng các khúc cây, vũ khí, vật dụng,... đập vào nhau để tạo nên âm thanh vui nhộn cho những cuộc vui bên đống lửa ấy.

Từ đó sẽ dần dà hình thành nên giai điệu, đến thời kỳ Đồ Đồng thì mới có thể xuất hiện Đại Chung, Đại Hồng Chung (Chuông lớn) và các nhạc khí bằng đồng khác rồi sau đó mới có thể hình thành nên Âm Luật được.

Còn Âm Luật có trước Lý thuyết Ngũ Hành hay không thì đây là vấn đề cực lớn, không thể võ đoán.
Chỉ có thể khẳng định rằng Âm Luật có trước phần lý luận Ngũ Hành Nạp Âm (phần lý luận này là một phần được phát triển sau để bổ xung thêm tính chất và chi tiết hơn về mặt định lượng của nội dung Lý Thuyết Ngũ Hành).

Thanked by 2 Members:

#405 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 27/02/2013 - 16:02

TBTT có thể xem lại bài viết đi. Với tôi, sai thì sửa, nhầm thì chữa. Quan trọng là nhận thức đúng. Bây giờ tôi đang bận chưa thể viết trả lời được. Cũng hay, như thế để TBTT có thời gian xem lại bài viết của mình.
Thân ái.

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |