Jump to content

Advertisements




Nguyên Lý Luận Giải Lá Số (của LongNguyenQuang)


563 replies to this topic

#361 Gloria.

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 111 Bài viết:
  • 240 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 14:17

Hi chú
Cho cháu hỏi nhanh chưởng này. Chú sử dụng thuật ngữ "trục tháng sinh..." nghĩa là gì? Ví dụ, với người sinh tháng 10 thì sử dụng trục Tỵ-Hợi, vốn được hiểu như là trung bình cộng của trục mệnh và trục thân để dụng hỉ kỵ ngũ hành?
Sử dụng trục bởi vì từ vị trí thân và mệnh không thể xác định được chính nguyệt, mà chỉ có thể xác định up to 6 months.

Sửa bởi Gloria.: 20/02/2013 - 14:25


Thanked by 1 Member:

#362 Long Nguyên Quang

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 106 Bài viết:
  • 583 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 14:30

Hình như gloria có theo học chiêu thức của cụ Hauyen, mà cụ Hauyen rất trọng tháng sinh trong luận giải tử vi, vậy gloria chưa học chiêu thức trục tháng sinh từ cụ Hauyen sao?

Thanked by 6 Members:

#363 tuvinut

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 335 Bài viết:
  • 374 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 17:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Long Nguyên Quang, on 20/02/2013 - 10:27, said:

Vậy vấn đề ở đây là nguyên lý đặc trưng gì của môn Tử vi dẫn đến cách an vòng trường thuận và nghịch đồng thời xuất phát từ điểm trường sinh mà không theo những nguyên lý ngoại môn khác?

Có phải là Mệnh Cư Dương /Âm Vị ,ko Long Nguyên Quang tiên sinh ??

tvn

Thanked by 3 Members:

#364 Gloria.

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 111 Bài viết:
  • 240 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 17:20

Có thêm một học thuyết nữa, được đưa ra gần đây về lý thuyết vòng trường sinh, đó là nếu mệnh cư ở cung Dương thì vòng trường sinh an Thuận, và Cư ở cung Âm thì vòng trường sinh an nghịch.

Thanked by 3 Members:

#365 Long Nguyên Quang

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 106 Bài viết:
  • 583 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 18:21

Mệnh cư dương an thuận, mệnh cư âm an nghịch thì tôi đã vọc chán chê song phần đúng không chiếm ưu thế!! Đó không phải nguyên lý đặc trưng của môn Tử vi trong bí kíp tôi được học! Tôi chưa bật mí sớm vì còn chờ xem " Thiết chưởng" thực sự của vuivui tiên sinh cái đã.

#366 Gloria.

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 111 Bài viết:
  • 240 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 18:32

Trích dẫn

Hình như gloria có theo học chiêu thức của cụ Hauyen, mà cụ Hauyen rất trọng tháng sinh trong luận giải tử vi, vậy gloria chưa học chiêu thức trục tháng sinh từ cụ Hauyen sao?
Về tháng sinh trong luận giải tử vi, cháu rất quan tâm đến nó không chỉ vì cụ Hà Uyên. Bắt đầu với lý thuyết Hỉ Kỵ của Sở Hoàng, phát triển tiếp đến PPLTV theo tháng sinh của TKQ, và tiếp theo phát triển thành lý thuyết khí ở mức độ suy rộng, và cả các biến cách của nó khi sử dụng ý tưởng của lý thuyết mệnh chủ của VV sang lý thuyết khí, tùy trình độ và mức độ hiểu mà có khả năng dụng khác nhau, tất cả dù phát triển theo bậc thang nhưng đều dựa trên Nguyệt Lệnh. Ngoài ra, nguyệt lệnh còn là nơi khởi của Khí. Trục cháu cũng có sử dụng nhiều khi nghiên cứu phi tinh.

Tuy vậy, nếu như nhìn theo quan điểm về trục của nguyệt lênh thì nằm ngoài area of expertise của cháu, nên xin thực sự nhận là chưa hề biết. Nếu có thể, mong chú có thể phớt vài nét xem nó là cái gì, có tác dụng gì trong luận giải hay không.

Sửa bởi Gloria.: 20/02/2013 - 18:33


Thanked by 2 Members:

#367 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 20/02/2013 - 18:37

Trích dẫn

Chào vuivui tiên sinh!
Rất cảm ơn vì chiêu đầu của tiên sinh quá nhẹ, có vẽ hạ thủ lưu tình! Vậy mà làm longquang đã xuống tấn, vận dụng cửu dương chân kinh chuẩn bị chống đỡ đến toát mồ hôi hôt! hic!
Nhưng phải nói là chiêu thức nhẹ hều, làm longquang có cảm giác tiên sinh giống như người anh em song sinh của Thiết chưởng thủy thương phiêuthì phải!?

Trích dẫn

Chuyện luận ngũ hành kép, đơn như tiên sinh nhắc đến là quá xưa, sách nào cũng có, sách của long quang cũng phải phí cả trang giấy để nói rồi!
Chào Longquang nhé.
Khổ cho Longquang rồi, Longquang trúng "huyết ấn thần chưởng" đã mang nội thương, nội tạng bị bể rồi mà vẫn còn không biết. Đâu cứ cần phải ào ào dữ dằn như loại giáng long thập bát chưởng mới thấy kinh dị đâu. Longquang nên kiểm tra nội lực lại đi, kẻo chiêu tiếp tôi sử dụng "nhất dương chỉ" thì võ công tu luyện bao năm cũng bị phế bỏ thì hơi ... bị ... tiếc đó. Tôi cũng vì thiện tâm mà chỉ cho Longquang thấy dấu hiệu "trúng chưởng" . Nó đây này:

Trích dẫn

Vậy vấn đề ở đây là nguyên lý đặc trưng gì của môn Tử vi dẫn đến cách an vòng trường thuận và nghịch đồng thời xuất phát từ điểm trường sinh mà không theo những nguyên lý ngoại môn khác? Đây mới là vấn đề cần phải hiểu rõ, từ đó có những vận dụng luận đoán quan trọng từ vòng trường sinh, chứ không phải chỉ lục tung dịch lý cơ bản ra mà khoe kiến thức!
Tôi đang đi đúng chủ đề và đúng mục Tử vi đó.
Trong huyền học, Dịch lý được xem như là phần nội công tâm pháp. Với tôi, không có chuyện khoe công phu dịch lý gì cả, bởi công lực thể hiện ở đây quá sơ sài so với các tranh luận với ông VDTT trước đây cũng như gần đây – bên mục Kinh Dịch. Vậy mà Longquang cũng chưa thể hiểu được là đã lĩnh hội được đâu. Lại vẫn cứ tưởng là "nhẹ hều" của chưởng lực. Không thấy được cái vi diệu, để mà có thể nhận thức nổi những điều tôi viết ra ở trên, nên mới nói nào là quá xưa, nào là sách nào cũng có, ...
cái mà quá xưa, sách nào cũng nói là ý đồ của tôi. Chưởng phóng ra có vẻ như là "chả có gì", quen thuộc quá, lại như có vẻ là tầm thường. Ai ngờ nó đã chứa nội công tâm pháp đủ "chấn" nát nội phủ của Longquang rồi.
Longquang bảo là nó cũng nằm cả trong sách của Longquang, mà sao Tôi vẫn không thấy Longquang thể hiện sự hiểu biết về nó nhỉ ? Longquang xem lại đi. À, có lẽ longquang phải nói rõ điều này, để định hướng cuộc tranh luận của chúng ta:

Trích dẫn

- Thứ nhất, chủ đề này là do nhuthangthai trích lại bài longquang đã viết cách đây 5,6 năm rồi. Như chúng ta biết đấy, chuyện cao thủ võ lâm vô tình lượm bí kíp thì chỉ sau vài ngày công lực và võ công đã tiến triển phi thường rồi, vậy mà từ đó đến nay là cả thời gian dài tình bằng năm, giá như tiên sinh biết được long quang hiện giờ đã thi triển những tuyệt chiệu ngoài đời như thế nào, đã từng làm cố vấn cho ai, cũng như những tài liệu long quang đang có và đang nghiên cứu và chế biến ra nữa...thì tiên sinh sẽ phải thận trọng hơn đấy, bởi vì chưa biết mèo nào cắn mỉu nào, nhất là cái khoản nghiên cứu Dịch lý đấy nhé; còn Tử Vi Đẩu Số thì xem như longquang đã nắm được Độc cô cửu Kiếm rồi!

Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__345#ixzz2LR8TnjRx
TuViLySo.Org

Thì ngay từ bài đầu trong chủ đề này, tôi cũng đã có lưu ý tới vấn đề thời gian của chủ đề mà Longquang viết bên Việt lý số rồi mà. Nhưng khi tranh luận, thời người ta cần trao đỏi kiến thức, chứ đâu có cần "khoe" thành tích ngoài đời làm gì. Cái này nó giống như Công đấu với Cáo. Bị cáo ăn thịt, lại còn xòe đuôi sặc sỡ ra muốn dọa cáo sao ? Không ý nghĩa.
Hơn nữa, nhắc cho Longquang nhớ. Kể như Quản Lộ, bói như thần mà cũng có tác phẩm dịch học nào để đời đâu. Loanh quanh cũng chỉ là chuyện Bói mà thôi. Cho nên, sau Quản Lộ, các nhà Dịch học lỗi lạc như Chu Hy, Đổng Trọng Thư, ... vẫn cứ xuất hiện, mà chả cần nhắc đến Quản Lộ. Điểm thứ hai, đối với các loại học vấn, học thuật, thì không thể lấy thành tích phục vụ các loại đại gia, tiểu gia hay chính khách này nọ mà đo lường được. Thậm chí, nếu nêu cao thành tích đó để mà tự phong, thì sợ rằng lại có tác dụng ngược. Mặc dù thành tích của tôi, tự tôi cũng thấy không phải hổ thẹn. Nhưng sẽ hổ thẹn, nếu cũng a dua mà đem nó khoe ra đây để "lấp lỗ hổng kiến thức".

Trích dẫn

Ai học Tử vi đẩu số, gần như học ngay từ đầu cách an vòng trường sinh có phân biệt thuận cho DNAM, và nghịch ANDN. Thế nhưng sau một thời gian dài longquang lại theo trường phái nổi loạn ( dĩ nhiên là trường phái này cũng có nhiều cao thủ trong và ngoài nước) chỉ an vòng trường sinh thuận cho đó là lý tự nhiên, sự ưu đãi cho DNAM, thậm chí còn xét lại cách an Thổ Cục sao cho hợp lý về ngũ hành hơn...! Sau này longquang may mắn có được quyển Đẩu Số Bí Bản, trong đó có giải thích vì sao phải an vòng trường sinh thuận nghịch một cách đặc trưng như thế đối với riêng môn Tử Vi Đẩu Số cùng những phương pháp luận giải lá số rất uyên thâm, qua đó thấy bàng bạc nơi các sách khác những điều ngộ nhận hoặc nông cạn thì longquang đã im lặng một thời gian dài, chuyên tâm nghiên cứu, gần đây mới quay lại sinh hoạt trên diễn đàn.Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__345#ixzz2LRAkGYjf TuViLySo.Org
Cái này là việc riêng của Longquang nhé. Hơn nữa, cứ cho là Longquang may mắn có được bí ... kíp đi, thì cũng có nhiều chuyện để nói nữa. Phàm là, thế này. Người may mắn sở hữu được bí kíp, thì cũng không phải ai cũng như nhau. Có mấy loại.
Loại thứ nhất, không đủ nội công mà cứ học thì sẽ dẫn đến tẩu hỏa nhập ma.
Loại hai, tham vọng quá, hấp tấp luyện, cũng rước họa vào thân, đi và đường tà. Không biết Longquang thuộc về dạng nào nhỉ. Bây giờ tôi đang đi làm, về lại viết tiếp thi triển nhất dương chỉ. Longquang cố chú ý mà đỡ nhé. Nhưng mà, Longquang bị nội thương rồi, cố gắng chữa trị đi. Cái môn huyết ấn chưởng nó độc lắm. Người bị trúng chưởng, nhiều khi không thấy gì, nhưng ít lâu sau là thấy xuất huyết nội phủ rồi Ngủm đấy.
Thân ái.


#368 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 21/02/2013 - 00:34

Trích dẫn

Ngũ hành đơn hay ngũ hành kép cũng chỉ là một cái tên gọi và DN mới biết đến tên gọi này từ khi nghe anh VDTT giải thích. Nhưng về ngũ hành Thiên can, địa chi (đơn) Ngũ hành nạp âm hoa giáp (kép) DN có sự thắc mắc từ lâu, đặt câu hỏi từ lâu, nhất là khi DN tiếp cận với phương pháp dùng tháng sinh để tìm hỉ kị khi luận lá số tử vi - DN đã trăn trở như thế này:
Tử bình dùng ngũ hành can ngày làm mệnh, ngũ hành chi tháng làm đề cương và ngũ hành các can chi khác trong tứ trụ để xem xét sự vương suy của Nhật chủ -> từ đó tìm ra Dụng thần và Kỵ thần của bản thân. Như vậy trong phương pháp tử bình - điều kiện giả thiết cho là ngũ hành âm dương các can chi của năm tháng ngày giờ (đồng dạng đồng nhất với nhau) nên chúng ta có thể căn cứ vào lệnh tháng và ngũ hành can chi trong tứ trụ để giải quyết được bài toán Nhật chủ vương suy khá chính xác.
Còn Tử vi, chúng ta lấy nạp âm hoa giáp năm (kép) làm mệnh, lấy ngũ hành tháng chi (đơn) làm đề cương, lấy ngũ hành Cục, lấy ngũ hành cung Mệnh, ngũ hành cung Thân và ngũ hành sao (liệu có đồng dạng, đồng nhất không ?) để xét sự vượng suy bản mệnh nên rất khó xác định chính xác như thế nào là đủ…?


Chào Diệu Nhung.
Trong học thuật nói chung, bất kể tây hay ta. Cái tên của một khái niệm nó đã gợi lên nội dung cơ bản, hay là mang thông tin cơ bản về bản chất của đối tượng được đặt tên. Bởi vậy, khi người n/c đặt tên cho một đối tượng nào đó, họ thường rất thận trọng, tìm hiểu và lựa chính xác về mặt ngôn ngữ. Cho nên, cái tên không chỉ là cái tên của một khái niệm mà bao giờ nó cũng có nội hàm. Cái tên ngũ hành gọi là đơn, hay kép vốn nếu không có thì trước, chúng ta chỉ biết đến ngũ hành nạp âm. Nhưng ngũ hành đơn thì rõ ràng là không có một tên gọi chung. Thuần túy chỉ đơn giản thấy qua nào là ngũ hành thiên can, nào là địa chi, ... tịnh không cho thấy cái Nét Vẽ chung của chúng. Nay có cái tên ấy, rõ ràng chúng ta thỏa mãn khi nhìn tới ngũ hành.
Thắc mắc của DN, vốn rất đơn giản, và không đáng có. Chắc chỉ vì DN nôn nóng muốn thấy một cái gì "đằng sau" chúng có thể "phục vụ" cho một lợi ích thực dụng nào đó. Nhưng hiện trạng của tử vi cũng như hiểu biết của DN không cho phép giải tỏa được nỗi trăn trở đó. Thành ra DN mới có cái dạng thắc mắc đó.
Thật vậy, ngay cái tên gọi Tử vi Đẩu Số. Cũng đã nội hàm là hãy xem xét tinh đẩu mà luận số. Những gì như âm dương, ngũ hành, thiên văn, gì gì nữa đi dẫu có làm nên môn tử vi, thì cũng không nên ôm đồm, cố gượng ép mà lôi chúng vào. Có chăng, có sự tham gia của chúng, như ngũ hành vào luận giải. Song không thể lấy chúng làm nòng cốt được.
Vấn đề nữa, cái gọi là đồng dạng. Vậy DN hiểu thế nào là đồng dạng, đồng nhất và tại sao lại phải buộc chúng phải như vậy ? Nếu chúng không như vậy thì đã làm sao ? Và nếu chúng phải như vậy thì lấy gì để khẳng định cái điều mình muốn như thế là đúng đắn ? Nếu không chứng minh được thì phải nghiệm lý – với điều kiện là có phương pháp nghiệm lý đúng đắn. Còn không thể, thì cũng không nên cứ định kiến mãi để rồi phải trăn trở. Có phải là tự làm khổ mình với cái lý do không đâu ?

Trích dẫn

Tóm lại vài dòng là đủ rồi. Phân tích tranh luận gì mà .. nhảm
Please Login or Register to see this Hidden Content


Nói qua nói lại , không vào chi tiết.


Conluan lại nói thiếu chín chắn rồi. Bất kể là conluan nói tới ai thì sự trả bài của Longquang, cũng là phản ứng về cái gọi là có hiểu hay không những gì tôi đã viết ra. Ngay cái đánh giá „chưởng” phong nhẹ „hều” như của người anh em song sinh Cừu Thiên Nhậm – vốn không biết võ công – là đủ biết được Longquang không hiểu gì rồi. Nhưng bạn đọc, nhiều khi cứ đọc thấy cái ý tứ của Longquang như thế, lại ngộ nhận ra Chưởng đó thật của người không biết võ công. Nếu tôi không có lời phản bác và vạch rõ chỗ không hiểu của Longquang thì hóa ra công lao viết bài chia xẻ học thuật lại không được bạn đọc thấu tỏ. Nếu mà để xảy ra tình trạng như thế thì viết làm gì.
Có chăng, nếu thấy đó là cái sự „nhảm” thì conluan lại phải truy cầu từ Longquang, nên suy nghĩ kỹ, cố gắng hiểu thấu và phản biện thẳng thắn. Chứ không nên viết theo kiểu đối đáp chơi chữ để mà chữ chơi như thế. Khi ấy, tất các bài được viết ra đều là những bài viết có tính học thuật thuần túy.
Có đúng không, conluan nhỉ !?
Thân ái.
P/S. Về đến nhà, cũng định viết tiếp như đã hứa. Nhưng gặp mấy lời phản diện như thế này, đành phải Dành thời gian viết trả lời. Biết làm sao được, muốn ý của mình trong sáng, mà cứ bị Vẩy Sạn thì phải bỏ công, tốn thì giờ nhặt „sạn” thôi. Quy luật tự nhiên mà.

#369 Diệu Nhung

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 717 Bài viết:
  • 3242 thanks

Gửi vào 21/02/2013 - 11:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 21/02/2013 - 00:34, said:

Chào Diệu Nhung.

Thắc mắc của DN, vốn rất đơn giản, và không đáng có. Chắc chỉ vì DN nôn nóng muốn thấy một cái gì "đằng sau" chúng có thể "phục vụ" cho một lợi ích thực dụng nào đó.


Thật lòng DN không hiểu ẩn ý trên của anh ?

Với DN tìm hiểu lý số rất ngẫu hứng, thích thì ngó tý, mệt là bỏ... lúc nào công việc đỡ bận, DN hay dành thời gian tham gia TVLS và nếu thấy chủ đề nào có nhiều cao nhân vào tham gia... cũng "thực dụng" tranh thủ hỏi thêm chút về những điều mình thăc mắc trăn trở...

Đơn giản là vậy....

DN luôn cảm ơn anh !

Thanked by 2 Members:

#370 Can.Spacy

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 370 Bài viết:
  • 452 thanks

Gửi vào 21/02/2013 - 15:16

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Gloria., on 20/02/2013 - 18:32, said:

Về tháng sinh trong luận giải tử vi, cháu rất quan tâm đến nó không chỉ vì cụ Hà Uyên. Bắt đầu với lý thuyết Hỉ Kỵ của Sở Hoàng, phát triển tiếp đến PPLTV theo tháng sinh của TKQ, và tiếp theo phát triển thành lý thuyết khí ở mức độ suy rộng, và cả các biến cách của nó khi sử dụng ý tưởng của lý thuyết mệnh chủ của VV sang lý thuyết khí, tùy trình độ và mức độ hiểu mà có khả năng dụng khác nhau, tất cả dù phát triển theo bậc thang nhưng đều dựa trên Nguyệt Lệnh. Ngoài ra, nguyệt lệnh còn là nơi khởi của Khí. Trục cháu cũng có sử dụng nhiều khi nghiên cứu phi tinh.

Tuy vậy, nếu như nhìn theo quan điểm về trục của nguyệt lênh thì nằm ngoài area of expertise của cháu, nên xin thực sự nhận là chưa hề biết. Nếu có thể, mong chú có thể phớt vài nét xem nó là cái gì, có tác dụng gì trong luận giải hay không.

luận Tử vi theo Hỷ Kỵ nhiều cái không đúng, đơn giản vì có sự phân biệt trong Ngũ hành đơn và NHNA. Trong Tử Bình thì cái người ta dùng là Ngũ Hành đơn đó là Can ngày, sang Tử vi khi luận theo hỷ kỵ thì đã bị biến dạng đi rất nhiều vì cái Ngũ hành mà đem ra luận Hỷ Kỵ là NHNA. Nó phải khác hẳn với cách luận theo Ngũ Hành Đơn rồi, chưa chắc lấy gì mà đúng. Về Phương pháp luận theo TKQ. Cái lý đằng sau nó đang còn nhiều, mà nếu bác TKQ viết ra cũng phải mất cả quyển sách đấy, chứ chẳng ít đâu. Tuy nhiên bác ấy chỉ nói sơ qua như thế, việc luận Tử vi theo NHNA chẳng hề đơn giản như một số người vẫn nghỉ, cứ mang vào là dùng được, luận như các môn sử dụng ngũ hành của Thiên Can, Địa chi.

Thanked by 4 Members:

#371 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 22/02/2013 - 07:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 20/02/2013 - 02:24, said:

Theo sự khác biệt hiển nhiên như vậy, chúng ta nghĩ tới sự lý giải vấn đề tại sao thủy thổ nạp âm cùng khởi ở Thân, mà Thổ mậu kỷ lại khởi cùng Hỏa tràng sinh ở Dần. Như tôi đã nói vài lần, thủy thổ NẠP ÂM cùng khởi tràng sinh ở thân cung, vì lý rất đơn giản: Thủy tụ nhờ Thổ sinh ! Đó là cái lý của nạp âm.

Nếu nói Long Nguyên Quang có tử huyệt thì phần trích dẫn của tiên sinh Vuivui cũng là tử huyệt của tiên sinh đó vậy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#372 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 22/02/2013 - 13:47

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 22/02/2013 - 07:57, said:

Nếu nói Long Nguyên Quang có tử huyệt thì phần trích dẫn của tiên sinh Vuivui cũng là tử huyệt của tiên sinh đó vậy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Suy nghĩ này đáng giá ( Chăc là nghĩ tơi Thiên Hà Thủy ? ) . Chờ mãi mới có một người.
Vậy TBTT có thể nêu rõ tử huyệt này theo như cách TBTT nghĩ được không ? Chúng ta sẽ thảo luận luôn thể trước khi đi vào lý giải an vòng tràng sinh Cục theo VDTTL !
Thân ái.

Sửa bởi VuiVui: 22/02/2013 - 14:23


#373 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1515 thanks

Gửi vào 23/02/2013 - 07:54

H-C-M|2-7|H-C-M

3-8|5-10|4-9

H-C-M|1-6|H-C-M



Theo như hình Hà Đồ mà suy ra, ta có thể dẫn chứng thập can theo 2 lối và thập nhị địa chi như sau:

Thiên Can

(I)

(1 - Giáp) hợp (Kỷ - 6) ==> hóa Thổ
(2 - Ất) hợp (Canh - 7) ==> hóa Kim
(3 - Bính) hợp (Tân - 8) ==> hóa Thủy
(4 - Đinh) hợp (Nhâm - 9) ==> hóa Mộc
(5 - Mậu) hợp (Quý - 10) ==> hóa Hỏa

(II)

1 - Nhâm (+) với (-) Quý - 6 thuộc THỦY
2 - Đinh (-) với (+) Bính - 7 thuộc HỎA
3 - Giáp (+) với (-) Ất - 8 thuộc MỘC
4 - Tân (-) với (+) Canh - 9 thuộc KIM
5 - Mậu (+) với (-) Kỷ - 10 thuộc THỔ

Địa Chi

Ví như một đóa hoa "green gentian" có 4 cánh như trong hình minh họa

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



mà mỗi cánh có cặp đôi hình như nhụy hoa tượng trưng "nhất âm nhất dương chi vị" (tí-hơi), (dần-mão), (tỵ-ngọ), (thân-dậu) trong thập nhị địa chi .... Không chỉ ở hoa mà còn ở cỏ lá như tứ diệp thảo (có nhiều truyền thuyết)


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cũng họa trưng hình ảnh của (1-6), (3-8), (2-7), (4-9) trong Hà Đồ với mỗi cánh lá hình trái tim mà mỗi một nữa là của nhau ... phải có. Như vậy, (5-10) cho (thìn/tuất - sửu/mùi) lại phải như thế nào?

Cứ nhìn khoảng trống giữa kẻ lá, cánh hoa như hình dấu cộng đủ đầy cho (thìn-tuất-sửu-mùi) mà thập nhị địa chi được thiết lập tương thích. (5-10) ví như hành Thổ len lõi đều giữa (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa) thành ra mới có tới 4 địa chi thuộc hành Thổ chứ như không thì ta cứ sắp theo hình ngũ giác

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



cùng lắm cũng chỉ có 10 địa chi thôi chứ không thể có đến 12 được. Kết luận, ngũ hành khi chưa phân âm/dương thì có 5 nhưng phân ra rồi thì có đến 10 nên đại loại nào là "ngũ hành đơn" hay "ngũ hành kép" cũng chỉ là do mình phân chia đó vậy.

Giờ nói về "ngũ hành nạp âm" là hành biến hóa từ cặp Thiên can Địa chi mà tự Thiên can có ngũ hành riêng và Địa chi cũng thế. Ví dụ: Giáp Tí

Giáp - thuộc Mộc khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Mộc
Tí - thuộc Thủy khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Thủy

rồi có "ngũ hành nạp âm" là KIM khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Kim. Vậy (-) âm Kim là cặp Thiên can Địa chi nào? Đó là, Giáp Ngọ.

Nói về độ số của Giáp Tí thì ta có:


Giáp - thuộc Mộc khi chưa phân âm/dương là số 3 và phân rồi thì là (+) dương Mộc mang số 1.
Tí - thuộc Thủy khi chưa phân âm/dương là số 1 và phân rồi thì là (+) dương Thủy cũng là số 1.


Lược sơ lại sự hình thành của Thiên can, Địa chi theo cách nhìn của tôi ở trên (ai sử dụng hay ghi chép ở đâu cũng đều được - ngoại trừ thầy trò Nguyễn Vũ Tuấn Anh aka Thiên Sứ; nếu quí vị ai biết họ ăn cắp bản quyền thì báo cho tôi biết; cám ơn trước) thì chúng ta có thể bắt đầu nói đến vòng Trường Sinh, Cục trong Tử Vi.

Như các vị nghiên cứu Tử Vi đều rõ Cục trong Tử Vi được hình thành từ 2 yếu tố thánggiờ sinh để tìm cung an Mệnh rồi dùng phương pháp "Ngũ hổ độn" để biết Thiên can của cung an Mệnh phối hợp với Địa chi cung Mệnh mà tìm "ngũ hành nạp âm" (NHNA) định hình Tử Vi Cục. Trường Sinh hệ trong Tử Vi thì lại tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA.

Do đó, khi Vuivui tiên sinh bảo rằng Longnguyenquang:

Trích dẫn

Như tôi đã nói rõ, mấu chốt của việc tìm hiểu và lý giải được vòng tràng sinh Cục phải an thuận ngược theo âm nam dương nữ – nghĩa là theo VDTTL. Nếu Longquang bảo là có ... có ... cái gì đó của Trần Đoàn mà khác với TTL, thì cũng phải "lôi" hai thầy trò Longquang – Trần Đoàn ra mà ghè cho 8 chục trượng, "quắn đít" cho chừa cái tật nói ... bừa – là ngũ hành Cục là NGŨ HÀNH NẠP ÂM. Đó chính là ĐIỂM TRÚNG HUYỆT !

Tôi chưa biết, Long Nguyên Quang có hiểu cách an thuận nghịch cho Trường Sinh hệ của VĐTTL hay không nhưng điều đó cũng dễ giải thích nhưng nếu Long Nguyên Quang xác đinh rằng ngũ hành Cục(trong Tử Vi ) từ NGŨ HÀNH NẠP ÂM thì đó không phải là nói ... bừa. Nếu như khó tính vì thiếu chữ từ kia thì xin Vuivui tiên sinh vui lòng châm chước cho y vậy. Trừ phi Vuivui không cùng quan điểm này với tôi, thì tôi lắng tâm nghe cao kiến.

Với hình Hà Đồ minh họa cho Kim Mộc Thủy Hỏa với hoa 4 cánh và cỏ 4 lá trên thì ta dễ dàng nhìn ra chỗ (Lâm Quan - Đế Vượng) của mỗi một 4 hành kia rồi thì chỗ phát xuất SINH khởi phải từ đâu ắt dễ ghi nhận. Ví như, "tôi thí vua, con giết cha" không thể một tối mà được; mà là, tiệm tiến. Do đó, trước khi tới

Hè oi bức thì sức nóng (Hỏa) khởi SINH từ mùa Xuân phải bắt đầu tiệm tiến tới ...Hè;

rồi để tới mùa Thu gió thổi cành rung rụng lá vàng thì thần thâu khí liễm (Kim) thì phải tiệm khởi SINH từ mùa Hè vậy;

cũng như lá rụng cành trơ tuyết đổ ở mùa Đông thì khí hàn (Thủy) phải từ mùa Thu SINH khởi từ từ ...;

và rồi hàn khí giảm lần để cho mùa Xuân cây cỏ hoa lá đâm chồi nẩy lộc thì sức sống của cỏ hoa cây lá (Mộc) phải khởi SINH từ mùa Đông vậy.


Theo đó, ta thấy tất cả sự sinh trụ hoại diệt, thành trụ hoại không với diễn tiến bốn mùa trong trời đất đều là tùy thuận phát SINH nên nếu như Dương Nam - Âm Nữ thuận vị thuận hành thì đỡ hơn Âm Nam - Dương Nữ nghịch vị nghịch hành ví như lội ngược dòng thì mệt hơn. Do đó, Trường Sinh hệ chỉ có an (tùy) thuận phát SINH và do tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA trong Tử Vi nên những Âm Nam - Dương Nữ khởi nghịch Cục tức là đã nghịch lưu rồi vậy nên không an các sao trong Trường Sinh hệ ngược lại. Cũng giống như không thể đi nghịch mùa từ Hè qua Xuân sang Đông đến Thu về lại Hè v.v...

Điều này không có gì là khó hiểu khó giải thích ... và cái còn lại là hành Thổ ...

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

sẽ nói sau. Tiên sinh Vuivui trong khi uống trà giải lao có thể nhìn ra hay đoán ra được ý tứ hay sự giải thích của tôi khi nói rằng: "thủy thổ NẠP ÂM cùng khởi tràng sinh ở thân cung, vì lý rất đơn giản: Thủy tụ nhờ Thổ sinh ! Đó là cái lý của nạp âm" là TỬ HUYỆT của tiên sinh không?

#374 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 23/02/2013 - 16:32

Nghĩ rằng TBTT có cùng quan điểm để lý giải cái mà TBTT gọi là TỬ HUYỆT CỦA VUIVUI – thủy thổ nạp âm cùng khởi tràng sinh ở thân cung trên địa bàn 12 cung – ai dè không phải. Mà là TBTT dùng quan điểm riêng của mình để kết luận (chứ chưa phải là phản biện, bởi vì khi phản biện thì có đối phương bảo vệ quan điểm, rồi đi tới tranh luận. Mà đã tranh luận, thì có lý hay không, đúng sai còn phải ... chờ). Thì cũng có khác gì cái gọi là, đứng núi này chê núi kia thấp ?!
Như tôi đã nói, ngũ hành Cục, là ngũ hành nạp âm (TBTT biên thêm chữ TỪ, thi ... cũng là do cách nghĩ của TBTT. Bởi vì TBTT cho rằng :

Trích dẫn

Như các vị nghiên cứu Tử Vi đều rõ Cục trong Tử Vi được hình thành từ 2 yếu tố thánggiờsinh để tìm cung an Mệnh rồi dùng phương pháp "Ngũ hổ độn" để biết Thiên can của cung an Mệnh phối hợp với Địa chi cung Mệnh mà tìm "ngũ hành nạp âm" (NHNA) định hình Tử Vi Cục. Trường Sinh hệ trong Tử Vi thì lại tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA.

Còn TTL thì viết rõ ràng, từ tháng và giờ sinh, xác định cung an mệnh. Theo đó, cung an mệnh có một ngũ hành nạp âm xác định – bởi ngũ hổ độn. Lập Cục, thì ngũ hành nạp âm cung an mệnh vừa xác định được đó chính là Cục, cho nên tôi nói ngũ hành nạp âm Cục là, hay được xác định là ngũ hành nạp âm cung an mệnh. Cho nên, thiển nghĩ, TBTT có thêm TỪ thì là việc của TBTT. Thế thôi. ) như nạp âm thủy, ta có :
-Thiên hà thủy (nước ở trên trời, người ta cũng gọi là mưa, hay mây)
-Đại khê thủy (nước trong khe lớn)
-Đại hải thủy (nước đại dương – hay là biển)
-Giản hạ thủy (nước trong khe nhỏ)
-Tuyền trung thủy (nước suối)
-Trường lưu thủy (nước sông – hay nôm na nước chảy thành dòng lớn)
cứ theo đó mà xét, thì phải có phân biệt ngũ hành đơn với ngũ hành nạp âm. Như mày đen hành thủy, thì không phải là ngũ hành nạp âm. Thái âm thủy cũng chả ứng với cái dòng sông hay suối, chả phải là nước trên trời, chả phải là nước đại dương, ... đương nhiên nó chả phải là thủy nạp âm. Có vậy thôi.
Thế thì, như ví dụ, nạp âm thủy, chỉ có từng kia – như đã liệt kê – thì một cách trực quan cũng thấy trừ thiên hà thủy là hơi khó thấy một chút, còn thì đều rõ với cái gọi là thủy tụ nhờ thổ sinh, hay thủy tụ nhờ có thổ cũng vậy.
Cái lý nạp âm thủy thổ, gọi là theo quan điểm của tôi – chứ thực ra tôi nghe nhiều rôi, nhưng có thể TBTT thấy nó là chăng – chỉ có như thế, rất đơn giản. Nhưng cái quan trọng là phải lưu tâm tới, nếu không phải là ngũ hành nạp âm thì không phải thế đâu nhé.
Cho nên, bây giờ TBTT trình bày quan điểm của TBTT, mà TBTT đã vội vã kết luận quan điểm của người khác, trong khi qua những trình bày trên của TBTT, thấy cũng chưa tới đâu. Có phần phức tạp, mang tính tung hỏa mù.
Có thật vậy không, chúng ta hãy cùng xem xét.

Trích dẫn

Theo như hình Hà Đồ mà suy ra, ta có thể dẫn chứng thập can theo 2 lối và thập nhị địa chi như sau:

Thiên Can

(I)

(1 - Giáp) hợp (Kỷ - 6) ==> hóa Thổ
(2 - Ất) hợp (Canh - 7) ==> hóa Kim
(3 - Bính) hợp (Tân - 8) ==> hóa Thủy
(4 - Đinh) hợp (Nhâm - 9) ==> hóa Mộc
(5 - Mậu) hợp (Quý - 10) ==> hóa Hỏa

(II)

1 - Nhâm (+) với (-) Quý - 6 thuộc THỦY
2 - Đinh (-) với (+) Bính - 7 thuộc HỎA
3 - Giáp (+) với (-) Ất - 8 thuộc MỘC
4 - Tân (-) với (+) Canh - 9 thuộc KIM
5 - Mậu (+) với (-) Kỷ - 10 thuộc THỔ

Địa Chi

Ví như một đóa hoa "green gentian" có 4 cánh như trong hình minh họa
Please Login or Register to see this Hidden Content


mà mỗi cánh có cặp đôi hình như nhụy hoa tượng trưng "nhất âm nhất dương chi vị" (tí-hơi), (dần-mão), (tỵ-ngọ), (thân-dậu) trong thập nhị địa chi .... Không chỉ ở hoa mà còn ở cỏ lá như tứ diệp thảo (có nhiều truyền thuyết)

Read more:
http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__360#ixzz2Li1mgysq
TuViLySo.Org


Điều này cũng từa tựa như cái vụ Bổ đề Langlands. Có nghĩa là cứ phải công nhận cái đã, chứ việc chứng minh, chắc là chuyện còn dông dài, ngay cả với những người biết rồi, chắc gì đã có sự đồng thuận.
Nhưng thôi, hãy tạm chấp nhận thế đã, bởi vì nó … đã quen rồi, chúng ta ai cũng biết cái gọi là ngũ hành hóa hợp, như giáp hợp kỷ hóa thổ.
Có điều, người ta cứ hay nói khơi khơi như vậy, nhưng hỏi, vậy cái thổ hóa ấy nó phân biệt thế nào với kỷ thổ. Nếu không phân biệt được thì ngộ nhỡ nó là mậu thổ, hay là thành đầu thổ, hoặc là thổ sửu, mùi thì sao nhỉ ?
Nói đến thế, dễ sẽ được câu trả lời, khác thế nào thì đi mà tìm hiểu, tự biết nhé. Trong khi, người nói ra, chưa chắc đã biết !!!
Và rồi, cứ tự nhiên nói rằng, từ hà đồ mà có hai lối „dẫn”. Ấy là vì từ xưa tới nay, chúng ta cũng chỉ thấy nói đi nói lại là hai lối dẫn đó mà thôi, nên cứ tự nhiên cho rằng, nó chỉ có thế mà không ai chứng minh. Trong khi, về lôgic, nếu không chứng minh được thì cũng có nghĩa khả dĩ còn có khác nữa.
Những điều này nói lên điều gì ?
Nói lên cái điều „tung cát lên trời, rồi lại đi nhặt từng hột cát, sau đó phán rằng. Chúng ta đã có một nắm cát”.
Có lẽ TBTT sẽ nói rằng, sở di dẫn ra như thế là để trình bày những lý lẽ dưới đây.
Ok, chúng ta cũng nên đi tiếp xem như thế nào, nhưng luôn nên nhớ rằng, cái đã dẫn cũng giống như Bồ Đề Cơ Bản „chưa được chứng minh”. Các nhà toán học, khi xài cái bổ đề đó, cũng vẫn cứ thấy có „gai”. Nhưng chắc TBTT thì không, nhỉ ?!

Trích dẫn

Ví như một đóa hoa "green gentian" có 4 cánh như trong hình minh họa
Please Login or Register to see this Hidden Content


mà mỗi cánh có cặp đôi hình như nhụy hoa tượng trưng "nhất âm nhất dương chi vị" (tí-hơi), (dần-mão), (tỵ-ngọ), (thân-dậu) trong thập nhị địa chi .... Không chỉ ở hoa mà còn ở cỏ lá như tứ diệp thảo (có nhiều truyền thuyết)


Please Login or Register to see this Hidden Content


cũng họa trưng hình ảnh của (1-6), (3-8), (2-7), (4-9) trong Hà Đồ với mỗi cánh lá hình trái tim mà mỗi một nữa là của nhau ... phải có. Như vậy, (5-10) cho (thìn/tuất - sửu/mùi) lại phải như thế nào?

Cứ nhìn khoảng trống giữa kẻ lá, cánh hoa như hình dấu cộng đủ đầy cho (thìn-tuất-sửu-mùi) mà thập nhị địa chi được thiết lập tương thích. (5-10) ví như hành Thổ len lõi đều giữa (Kim-Mộc-Thủy-Hỏa) thành ra mới có tới 4 địa chi thuộc hành Thổ chứ như không thì ta cứ sắp theo hình ngũ giác
Please Login or Register to see this Hidden Content


cùng lắm cũng chỉ có 10 địa chi thôi chứ không thể có đến 12 được. Kết luận, ngũ hành khi chưa phân âm/dương thì có 5 nhưng phân ra rồi thì có đến 10 nên đại loại nào là "ngũ hành đơn" hay "ngũ hành kép" cũng chỉ là do mình phân chia đó vậy.

Read more:
http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__360#ixzz2Li6Ep5QN
TuViLySo.Org
…..................
Sau khi „phân âm dương”, TBTT kết luận, địa chi chỉ có 10, không thể có 12 được. Rồi bảo là đơn hay kép của ngũ hành, là do tự mình phân chia. Như thế cũng có thể hiểu là TBTT muốn nhắn rằng, tự anh phân chia đó nhé, chứ nó đâu khác nhau, hay nói cách khác, cái sự khác là do tự anh bịa ra, chứ đâu phải là bản chất tự nhiên nó vốn thế.
Như thế thì cứ để TBTT tự … diễn thôi.
Rồi đi tới cái mà TBTT gọi là ngũ hành nạp âm.
Nói:
Giờ nói về "ngũ hành nạp âm" là hành biến hóa từ cặp Thiên can Địa chi mà tự Thiên can có ngũ hành riêng và Địa chi cũng thế. Ví dụ: Giáp Tí

Giáp - thuộc Mộc khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Mộc
Tí - thuộc Thủy khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Thủy

rồi có "ngũ hành nạp âm" là KIM khi chưa phân âm/dương và phân rồi thì là (+) dương Kim. Vậy (-) âm Kim là cặp Thiên can Địa chi nào? Đó là, Giáp Ngọ.

Read more:
http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__360#ixzz2Li7urVv9
TuViLySo.Org


Thì, theo sách, giáp tý – hải trung kim.
Giáp ngọ – są trung kim.
TBTT bảo đó là một dương – hải trung kim. Một âm – są trung kim.
Trong khi, ất sửu – hải trung kim. Cứ nhìn giáp với ất, tý với sửu thì thấy một âm một dương, người ta cũng dễ bảo là giáp tý với ất sửu là một dương một âm vậy.
Vậy thì, chỗ này, cũng cứ để TBTT diễn một mình đi vậy.

Trích dẫn


Với hình Hà Đồ minh họa cho Kim Mộc Thủy Hỏa với hoa 4 cánh và cỏ 4 lá trên thì ta dễ dàng nhìn ra chỗ (Lâm Quan - Đế Vượng) của mỗi một 4 hành kia rồi thì chỗ phát xuất SINH khởi phải từ đâu ắt dễ ghi nhận. Ví như, "tôi thí vua, con giết cha" không thể một tối mà được; mà là, tiệm tiến. Do đó, trước khi tới

Cho tới đây, chúng ta cứ thấy TBTT luôn, hay cứ tự nhiên … cho rằng thế, phải như thế, … mà thực thì chả phải tự nhiên nó như thế. Như cứ bảo hà đồ với 4 cánh ...gì gì đó vốn chỉ có 4 phương 8 hướng một trung tâm thổ thì nay tự nhiên phán câu xanh rờn với lâm quan – đế vượng, để rồi tự choằng đã chứng minh được một cách hoàn hảo, nên mới nói „chố phát xuất SINH phải khởi từ đâu. Cái mà từ sinh đi qua lâm – vượng hết một vòng phải là 12. Việc này cứ như là cố „nhét” con bò vào trong bị. Khi nó mới chui được cái đầu thì phán một cách vô tư tức khắc sẽ thấy bốn chân của nó sẽ biết chui vào đâu.

Trích dẫn

Hè oi bức thì sức nóng (Hỏa) khởi SINH từ mùa Xuân phải bắt đầu tiệm tiến tới ...Hè;

rồi để tới mùa Thu gió thổi cành rung rụng lá vàng thì thần thâu khí liễm (Kim) thì phải tiệm khởi SINH từ mùa Hè vậy;

cũng như lá rụng cành trơ tuyết đổ ở mùa Đông thì khí hàn (Thủy) phải từ mùa Thu SINH khởi từ từ ...;

và rồi hàn khí giảm lần để cho mùa Xuân cây cỏ hoa lá đâm chồi nẩy lộc thì sức sống của cỏ hoa cây lá (Mộc) phải khởi SINH từ mùa Đông vậy.

Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/p


Vậy thì bốn mùa này biết chui vào đâu, khi mà bốn chân con bò chưa biết „hộ khẩu” của mình ở nơi nao ?
Thế nhưng, ai cũng „lại” biết cái tràng sinh bốn mùa an vào đâu rồi. Nhưng khổ một cái, ngũ hành bốn mùa ấy, có phải là ngũ hành nạp âm hay không. Chưa thấy TBTT phán quyết. Vậy mà vội vàng:

Trích dẫn

Theo đó, ta thấy tất cả sự sinh trụ hoại diệt, thành trụ hoại không với diễn tiến bốn mùa trong trời đất đều là tùy thuận phát SINH nên nếu như Dương Nam - Âm Nữ thuận vị thuận hành thì đỡ hơn Âm Nam - Dương Nữ nghịch vị nghịch hành ví như lội ngược dòng thì mệt hơn. Do đó, Trường Sinh hệ chỉ có an (tùy) thuận phát SINH và do tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA trong Tử Vi nên những Âm Nam - Dương Nữ khởi nghịch Cục tức là đã nghịch lưu rồi vậy nên không an các sao trong Trường Sinh hệ ngược lại. Cũng giống như không thể đi nghịch mùa từ Hè qua Xuân sang Đông đến Thu về lại Hè v.v...

Read more: http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__360#ixzz2LiDbU9ec
TuViLySo.Org


ấy gọi là bắt con nuôi làm con đẻ vậy.
TBTT lại cứ nói như là đúng rồi.
Trải bao nhiêu „gian lao”, tự biện, tự công nhận và tự cho rằng phải thế. Để rồi PHÁN:
Bằng quan điểm này, tôi bảo cái mà

Trích dẫn

thủy thổ NẠP ÂM cùng khởi tràng sinh ở thân cung, vì lý rất đơn giản: Thủy tụ nhờ Thổ sinh ! Đó là cái lý của nạp âm

Là TỬ HUYỆT CỦA VUIVUI vậy !
Thế có phải là lô gíc không ? Có phải là khoa học không hay chỉ là khúc „hoan ca” tự diễn ?
Thân ái.

#375 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 23/02/2013 - 22:25

À mà nè ! TBTT nên xem lại, bài viết của TBTT chả có cái gì gọi là để chứng minh cho cái sự Tràng sinh thổ nạp âm khởi cùng Thân cung với tràng sinh của thủy nạp âm cả.
Có một chỗ

Trích dẫn

Theo đó, ta thấy tất cả sự sinh trụ hoại diệt, thành trụ hoại không với diễn tiến bốn mùa trong trời đất đều là tùy thuận phát SINH nên nếu như Dương Nam - Âm Nữ thuận vị thuận hành thì đỡ hơn Âm Nam - Dương Nữ nghịch vị nghịch hành ví như lội ngược dòng thì mệt hơn. Do đó, Trường Sinh hệ chỉ có an (tùy) thuận phát SINH và do tùy theo Cục (hệ quả) của NHNA trong Tử Vi nên những Âm Nam - Dương Nữ khởi nghịch Cục tức là đã nghịch lưu rồi vậy nên không an các sao trong Trường Sinh hệ ngược lại. Cũng giống như không thể đi nghịch mùa từ Hè qua Xuân sang Đông đến Thu về lại Hè v.v...

Điều này không có gì là khó hiểu khó giải thích ... và cái còn lại là hành Thổ ...

Read more:
http://tuvilyso.org/forum/topic/12962-nguyen-ly-luan-giai-la-so-cua-longnguyenquang/page__st__360#ixzz2Ljf44vNs
TuViLySo.Org


thì cũng cố đưa ra cái gọi là hành thổ. Cố gắng nói là không có gì khó hiểu, khó giải thích ... và cái còn lại là hành thổ. Cứ làm như là cái hành thổ ấy nó nhất quyết phải khởi từ thân cung vậy. Nên nhớ rằng, mậu kỷ thổ thiên can khởi tràng sinh không phải thân cung nhé. Rồi cũng lại cố mà diễn từ ngũ hành bốn mùa ép duyên nó "ngủ cùng" với ngũ hành nạp âm để minh thị cái gọi là nó sẽ phải an thuận nghịch theo TTL. Trong khi cái ngũ hành bốn mùa ấy nó vốn được an thuận, cũng chẳng dây mơ gì với cái gọi là âm dương nam nữ cả.
Và với lối suy luận như thế, xin hãy đọc bài của anh Địa. Anh ấy viết còn hay hơn nhiều. Và tôi cũng đã có ý kiến rồi.
Chú ý nhé. Tôi mới chỉ dẫn tới cách khởi tràng sinh thổ nạp âm thôi, chưa có đụng tới chuyện an vòng tràng sinh theo TTL đâu nhé.
Tóm lại, TBTT chưa có cái gì minh chứng cho cả hai vấn đề, tràng sinh thổ nạp âm và tràng sinh cục theo TTL cả.
Cố gắng trình bày lại đi. Chả có lô gíc gì cả.
Thân ái.

Thanked by 5 Members:





Similar Topics Collapse

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |