Jump to content

Advertisements




Số Warrent Buffet


315 replies to this topic

#256 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 04:11

Nghĩ kỹ thấy bác VDTT nói đúng, "vòng đi vòng lại, mèo lại hoàn mèo".

NL bị lẫn lộn khi tính tới tính lui, nhìn tới nhìn lui, vô tình bị lệ thuộc "Ngày Dương Lịch" mà lại không cộng Ngày DL vào khi làm so sánh trên Lịch Dương. (nếu không có Dương Lịch thì đơn giản hơn nhỉ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

, cứ ngày xảy ra Sóc thì là ngày đầu tháng).

Vậy suy ra, Lịch Pháp lấy Sóc xuyên tâm và chỉ có 1 thời khắc. Điều này cũng hợp với logic.

Có lẽ đây là Lịch Pháp hiện tại được ảnh hưởng bởi Tây Phương đầu tiên từ thời Minh triều nên được chính xác hơn Lịch pháp xưa của Trung Quốc cổ xưa nhiều. Người xưa tính Sóc, Vọng, Đông Chí, v.v... không chính xác, thành ra tính những ngày Nhật Thực, Nguyệt Thực không đúng. Đến khi các giáo sĩ Tây Phương vào thì kết quả rất chuẩn.

Sửa bởi NgoaLong: 19/12/2012 - 04:17


#257 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 06:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VDTT, on 18/12/2012 - 22:58, said:

Chỉ cần xem theo phái Tử Vân (không luận Tuần Triệt) là đã ra kết quả này rồi. Điểm chính là cách Liêm Tham + Xương Khúc bị kích hoạt. Xét các ứng kỳ rồi nhập quái vào nữa thì rõ ràng.

Tôi chủ trương không bỏ Tuần Triệt nên thêm bàn thêm Tuần Triệt cho đầy đủ; không phải là cần thiết.

Phái Tử Vân loại bỏ Tuần Triệt chỉ cần luận theo cách Liêm Tham + Xương Khúc bị kích hoạt. Xét các ứng kỳ rồi nhập quái vào nữa thì rõ ràng.
Còn anh thì chủ trương không bỏ Tuần Triệt nên bàn thêm Tuần Triệt cho đầy đủ.
So sánh giữa 2 cách luận đoán :

- Hoặc cách luận đoán theo phái Tử Vân là thiếu sót (vì loại bỏ Tuần Triệt) nên anh phải sử dụng thêm Tuần Triệt cho đầy đủ.
- Hoặc cách luận đoán của anh có sử dụng thêm Tuần Triệt là rườm rà.

Vậy thì nên loại bỏ Tuần Triệt hay không nên loại bỏ Tuần Triệt ???

Thanked by 1 Member:

#258 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 09:02

Thật ra cách xác định ngày 1 theo cách nhìn của tôi sẽ hơi khác với âm lịch hiện tại. Tôi sẽ lần lượt chỉ ra những điểm khác biệt đó như sau:


Như ta đều biết, ngày khởi đầu của một ngày âm lịch được tính khởi điểm là 23h - 1h ứng với vị trí cung Tý khi tại các tọa độ điểm trên mặt đất xa mặt trời nhất.
Các vị trí này được gọi là vùng chuyển ngày của ẩm lịch. Điều này chắc là không ai từ chối

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

vì nó đã quen thuộc với chúng ta. Chỉ kỳ dị với lịch của ông Hồ Ngọc Đức thôi, vi ông ta tính âm lịch khởi đầu từ 0h.

- Vấn đề chúng ta vướng mắc là thời điểm sóc, tại thời điểm đó, nơi nào nên là ngày mùng 1, nơi nào nên là ngày 30 của tháng âm ?
Tại sao có vấn đề này đặt ra, cơ bản bởi vì nếu chúng ta không quan tâm tới số mệnh thì cũng không bao giờ quan trọng chuyện này, vì thế nhưng vị như Hồ Ngọc Đại đã thản nhiên bỏ bớt hoặc làm cho gần giống như dương lịch để giúp cho sự giản tiện, và cũng có khi nhằm tới một mưu đồ chính trị tại thời điểm nào đó. (Vô tình hoặc cố ý). Ở đây không bàn đến những chuyện đó vì nhiều người đã biết.

Vấn đề tính âm lịch sao cho chuẩn mực chỉ nảy sinh, khi chúng ta nghiên cứu về lý số, và khi đó, không thể chấp nhận cách tính âm lịch như hiện tại, vì nó dẫn tới những lá số có giờ sinh theo tử vi không bình thường. Ví dụ điển hình là trường hợp lá số của BilLL Gates, và gần đây là lá số Warren Buffet. Vì thế mà mới cần phải đề cập tới vấn đề ngày mùng 1 âm ngày nào.

Trên đây là phần tóm tắt vấn đề chính mà chúng ta đang đi tìm lời giải của chủ đề trên trong khoảng thời gian bấy lâu nay, tôi tóm tắt lại.

Bây giờ hãy quay trở lại với biểu đồ pha của mặt trăng mà tôi đã gửi lên trước. Để đơn giản ta giả sử mặt trời cố định, và trái đất là cố định. Gọi đó là trục chính Tý Ngọ. Tại vùng Tý là thời điểm những vùng trên trái đất khuất bóng mặt trời. 0h là vị trí xa mặt trời nhất. Tương tự như vậy 12 h là vị trí gần mặt trời nhất.

Dựa trên hình vẽ, ta thấy thời điểm sóc ứng với vị trí mặt trăng ở vào Cung Ngọ của trái đất. Hay nói cách khác đó là lúc 12 h trưa.

Theo cách tính ngày âm lịch của Hồ Ngọc Đức, thì khi đó toàn bộ địa cầu được xem là ngày mùng 1 âm.

Giả sử ngày hôm đó điểm sóc rơi đúng vào vị trí của Luân Đôn. Tức lúc này LonDon đang là ngày 1 âm và là 12h. Điều này gây ra nghịch lý. vì 13 tiếng trước, LonDon đã chuyển sang ngày 1 âm lịch, nhưng tới thời khắc này tức 12h LonDon mới chính thức ngày 1 âm lịch. Nói cách khác, ngày 1 âm lịch đã đương nhiên chuyển sang được tính vào thời khắc 12 h trưa. Mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản về tính ngày âm lịch bắt đầu là 23h đêm trước.

Từ mâu thuẫn này ta hãy lùi về thời điểm 23h của ngày hôm đó, và quan sát xem tại sao ngày đó được xem là ngày 1 âm lịch. Ta thấy thời điểm sóc là lúc mặt trăng năm hoàn toàn vào cung Ngọ của trái đất. Và vì chu kỳ mặt trăng là từ 29-30 ngày. Cho nên khoảng thời gian mặt trăng di chuyển qua hết một cung giả sử lấy thời gian trung bình 29.5 ngày = 708h để đi hết 1 vòng 360o. Vậy một cung 30o đi hết 23.6h gần 1 ngày. 13h trước, mặt trăng mới chỉ chiếm chưa quá nửa cung Ngọ. Tại sao lại chọn ngày đó làm ngày mùng 1 ?

Đề xuất: Mùng 1 là ngày vào thời điểm chuyển ngày 23h, mặt trăng chiếm >=50% cung Ngọ. Điều này có nghĩa gì ?

Ví dụ tại Việt Nam, vào lúc 7h sáng địa phương là giờ SÓC. Điều này có nghĩa là tại thời điểm 23 h của ngày hôm đó, mặt trăng chiếm >50% cung Ngọ nên được xem là ngày 1. Nhưng với các nước ở vị trí 15h chiều địa phương hôm đó, nếu lùi về 23h của ngày hôm đó, thì thời điểm đó mặt trăng chưa chiếm > 50% cung Ngọ nên không được xem là ngày 1. Mà vẫn còn là ngày âm của tháng cũ. Và phải chờ tới 8 tiếng sau đó, lúc này mặt trăng chưa ra khỏi cung Ngọ quá 50% nên được tính là ngày 1.

Hệ quả: Để dễ dàng xác định ngày 1 ta dùng quy tắc sau đây: Ngày 1 là ngày mà điểm SÓC theo địa phương nằm từ 23h tới 11 h sáng.

#259 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 10:04

Lúc viết mấy bài trước, NL cũng có nghĩ tới cách phân 1/2 bán cầu phải bắt đầu ngày mới, còn 1/2 bán cầu trái phải qua giờ Tí (0 hoặc 23 giờ) mới bắt đầu ngày mới. Nghĩ tới phương pháp người xưa nhìn bằng mắt thường, khi thấy mặt trăng lú ra thì hôm đó là ngày mồng 1, mà để thấy mắt trăng lú ra ngay sau khi thời điểm diện hội thì chỉ có bán cầu phải mới thấy được, còn bán cầu trái thì bị cản và sau đó thì bị phủ lấp rồi, phải chờ quay sang bên phải, bắt đầu ngày mới hôm sau thì mới thấy.

Hình như nó cũng gần giống như cách pandarbear trình bày ở trên thì phải. Với cách này thì không biết bác VDTT thấy nó có vấn đề chổ nào không?

edited: do viết bán cầu trái / phải lộn xộn!

Sửa bởi NgoaLong: 19/12/2012 - 10:14


#260 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 10:09

Theo cách tính này ta kiểm tra lại lá số BILL GATES như sau:
BILL GATE sinh ngày 28/10/1955 lúc 10 h tối tại vị trí 122w20 ứng với -8GMT.
Theo tính toán giờ sóc thì thời điểm sóc 19h32 ngày 15 tháng 10 theo 0GMT tức là 11h32 ngày 15/10 theo địa phương. Như vậy là nằm <11h-23h> do đó ngày 15/10 vẫn được xem là ngày âm lịch của tháng cũ ở địa phương tại nơi Bill Gate sinh.
Do đó ngày 28/10 sẽ là ngày 13 âm lịch của tháng đó.

Trường hợp Warren Buffet: sinh ngày 30/8/1930 lúc 3h chiều tại vị trí 95w56 tương ứng lệch -6h24 phút so với giờ GMT.
Theo tính toán giờ sóc thì thời điểm sóc 24/8/1930 lúc 3h36 phút theo 0GMT tức là 21h12 phút ngày 23/8/1930 theo giờ địa phương. Thời giàn này nằm <11h-23h> của ngày 23/8 nên vẫn là ngày cũ. Nói cách khác là ngày 24/8 theo dương lịch là ngày 1 âm theo địa phương. Và do đó WB sinh ngày 7 âm lịch.

Tôi có thể phân tích sự hợp lý của lá số 7/7 âm lịch giờ Mùi nhưng đó là một bí mật, do sư phụ tôi dạy. Phần còn lại các bác tự nghiên cứu.

Thanked by 1 Member:

#261 Quách Ngọc Bội

    Guru Member

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPip
  • 4517 Bài viết:
  • 29153 thanks
  • LocationThảo Nguyên

Gửi vào 19/12/2012 - 11:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 19/12/2012 - 10:04, said:

Nghĩ tới phương pháp người xưa nhìn bằng mắt thường, khi thấy mặt trăng lú ra thì hôm đó là ngày mồng 1, mà để thấy mắt trăng lú ra ngay sau khi thời điểm diện hội thì chỉ có bán cầu phải mới thấy được, còn bán cầu trái thì bị cản và sau đó thì bị phủ lấp rồi, phải chờ quay sang bên phải, bắt đầu ngày mới hôm sau thì mới thấy.

Tôi không cho rằng người xưa làm như vậy để xác định ngày mồng 1. Đã gọi là thời điểm không Trăng thì không cách gì có thể quan sát để so sánh lúc Trăng nhú ít hay không nhú cả

Mà người xưa xác định nhờ vào thời điểm Trăng tròn.
Theo chu kỳ Trăng tròn là 29,5 ngày, (có lẽ cổ xưa) coi 1 Tháng là từ ngày mà trăng tròn nhất "X" đến trăng tròn nhất "X+1". Sau đó theo cái lý Sinh, Vượng, Tử, Tuyệt mà điều chỉnh lại Tháng bắt đầu từ ngày Sóc (lúc hoàn toàn không Trăng - tức là Tuyệt) "X" đến ngày Sóc "X+1", và ngày Vọng (lúc trăng Tròn nhất - tức Vượng) được quy ước là giữa Tháng.
Quan điểm này cũng để phản đối ý kiến anh Phươngkongfa khi nói "không có ai đi xác định NGÀY RẰM rồi mới xác định NGÀY SÓC vì không có ai đi xác định TRUNG ĐIỂM KHI CHƯA BIẾT ĐƯỢC ĐIỂM ĐẦU VÀ ĐIỂM CUỐI !!!"

Làm sao để xác định lúc nào Trăng tròn NHẤT??? Xin thưa, cổ nhân đã biết dùng ống vọng đồng từ thời Tổ Hằng Chi (430-501) và Trầm Quát (đời Tống) đã sửa chữa kích thích ống vọng đồng hợp lý để chứng minh rằng sao Bắc Thần không đứng im như người ta vẫn tưởng mà di chuyển "trong lòng" ống vọng đồng của ông ta.
Để xác định Trăng tròn nhất, người ta chỉ cần làm ống vọng đồng với kích thước hợp lý để quan sát Trăng trong 3 ngày 14, 15, 16 (*) là có thể so sánh được thời điểm Trăng tròn nhất rơi vào ngày nào. Độ tròn của Trăng được so sánh dựa vào độ tròn của ống vọng đồng.

Khi xác định được ngày Vọng thì cứ theo quy ước 15 ngày trước đó là ngày mồng 1 (dựa vào lý Sinh, Vượng, Tử, Tuyệt và chu kỳ 29,5 ngày của Trăng).

Theo lý luận này, tôi cho rằng cũng phù hợp với việc xác định Ngày (bắt đầu từ giờ Tý).
Xin nhắc lại, theo GS. Hoàng Xuân Hãn thì người xưa từng xác định ngày bắt đầu từ lúc Mặt Trời mọc (tức thời điểm Sinh) đến lúc Mặt Trời lặn (tức thời điểm Tử). Vậy còn đêm??? Sau này mới điều chỉnh lại gọi là Ngày-Đêm và gọi tắt là 1 Ngày.

Dùng thời điểm đứng bóng của Mặt Trời để xác định giờ Ngọ và suy ra giờ Tý. Cho thấy vai trò của Mặt Trời đối với Ngày là giống như vai trò của Mặt Trăng đối với Tháng. Vì thế mà người xưa gọi Ngày là NHẬT và Tháng là NGUYỆT cũng là do ở cái lý này.

(*): con số 14, 15, 16 chỉ ngày nói trên chỉ mang tính tượng trưng cho 3 ngày mà trăng tròn theo quan sát, vì có thể có người sẽ bẻ rằng "chưa xác định được mồng 1 thì biết ngày nào là 14, 15, 16".

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn


Sửa bởi QuachNgocBoi: 19/12/2012 - 11:21


#262 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 11:27

@quachngocboi: người xưa sử dụng giờ Tý từ rất lâu, chứ không phải mới có gần đây.
Họ quan sát thiên tượng 24h trong ngày, đặc biệt là 4 h chính Tý Ngọ MÃo Dậu. Không phải ngẫu nhiên mà 4 cung này gọi là tứ chính. Đọc ở đây để rõ hơn

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Không có lý do gì để họ chỉ dùng mặt trăng tròn mới xác định được tháng. Trong khi cả bầu trời đầy sao, thiếu gì chỗ để làm mốc tham khảo đối chứng. Chỉ dựa vào cảm quan trăng tròn hay hơi tròn làm chi cho vất vả, mà độ chính xác lại phụ thuộc vào kỹ thuật người quan sát.

#263 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 11:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

QuachNgocBoi, on 19/12/2012 - 11:15, said:

Tôi không cho rằng người xưa làm như vậy để xác định ngày mồng 1. Đã gọi là thời điểm không Trăng thì không cách gì có thể quan sát để so sánh lúc Trăng nhú ít hay không nhú cả

Người xưa (xa xưa) có nhiều phương pháp để chiêm nghiệm, và sau mỗi thời kỳ thì phương pháp được cải thiện hơn. Cho đến triều Minh thì cũng coi như khá hoàn thiện.

Cách dòm trăng tròn để định Sóc cũng là một phương pháp, nhưng theo phương pháp này thì không chuẩn lắm.

Còn ngày Sóc được người xưa định thế này:

Khi mặt Trời, mặt Trăng thẳng hàng với Địa cầu. Khi mặt Trăng quay nữa tối về Địa cầu thì thời khắc đó gọi là Sóc. Ngay sau thời khắc đó thì mặt Trăng nhích sang bên trái, rồi trăng sẽ nhú ra (phần sáng của mặt trăng hình lưỡi liềm). Để nhìn được, thì lúc mặt trời còn sáng thì hơi khó nhìn, nhưng ngay sau khi mặt trời lặn thì có thể nghía được (nhưng chỉ 1 chốc thôi, rồi thì nó cũng biến mất vì mặt trăng lặn đi - bị khuất rồi [vì khi ấy nơi đó bị quay ra phần sau của Địa cầu])

Thành thử, mấy ông quan về thiên văn xưa vào mỗi chiều tối sau khi Trăng mất (29, 30) thì mấy ông lo mà dòm

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

thời khắc Trăng nhú ra lần đầu. Khi nào nó nhú ra thì ngày hôm đó được cho là ngày đầu tháng.

Bằng mắt thường thì phải lệ thuộc vào điểm sáng nhú ra của Trăng để biết thời điểm Giao Hội (Sóc), nhưng nay biết rõ thời khắc Giao Hội thì không biết có cần phải theo y lệ cũ không? NL nghĩ có lẽ là không, chỉ cần biết Ngày Sóc là mồng 1 chắc có lẽ là ok!

Sửa bởi NgoaLong: 19/12/2012 - 12:06


Thanked by 1 Member:

#264 pandarbear

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 330 Bài viết:
  • 535 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 12:15

Dựa vào thời khắc mão, Dậu quan sát thấy trăng nhú để định ngày Sóc là hợp lý. Cho nên không thể có chuyện, cùng thời điểm sóc, toàn địa cầu là ngày mùng 1 là tào lao.

#265 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 16:25

Đọc các bài luận bàn của các chú anh thấy buồn cười quá, nói ra các chú đừng tự ái mà bỏ nhậu nhé....
Mục đích làm lịch là để thông báo cho mọi người biết trước ngày tháng mà sinh hoạt, thế mà bây giờ các chú lại bàn rằng :
ĐỊNH NGÀY SÓC BẰNG CÁCH DÒM TRĂNG. Vậy thì :
NGÀY SÓC KHÔNG BIẾT TRƯỚC NÊN KHÔNG THỂ THÔNG BÁO TRƯỚC CHO MỌI NGƯỜI BIẾT TRONG SINH HOẠT.
VÀ .... các chú hãy đọc tiếp trang 16 tập san khoa học LỊCH và LỊCH VIỆT NAM của CỐ Gs. LA SƠN YÊN HỒ HOÀNG XUÂN HÃN nhé.

Chắc mai này anh sang Ả rập đầu quân cho Taliban quá .....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#266 Phuongkongfa

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 353 Bài viết:
  • 972 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 16:32

À còn chú jun đất,
trong các triều đại bên 3 tàu thì triều minh là triều đại tệ hại nhất !!! suốt trong 363 năm cai trị, không hề có một đóng góp hay cải tiến mới nào cho lịch pháp mà hoàn toàn sử dụng kiến thức và kế thừa các phép tính toán cùa Quách Thủ Kính của triều Nguyên trước đó, ... (Xem tiếp trong sách đã dẫn ở trên)

Thanked by 1 Member:

#267 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 23:08

Với cách dòm trăng nhú bằng mắt thường thì rất khó có thể, nếu không muốn nói là hoàn toàn không thể, thấy trước 13 tiếng sau thời điểm xảy ra Diện Hội được. Có khi sau 20 tiếng hơn mới dòm thấy được trăng nhú. Tùy vào mỗi tháng (vì quỹ đạo mặt trăng hình bầu, lúc gần địa cầu thì nó chạy nhanh hơn/rời vị trí lẹ hơn/mở góc lẹ hơn, lúc xa thì chậm hơn) và cũng tùy thuộc vào vị trí trên địa cầu (vì bị khuất đi khi vào đêm). Với ống dòm hoặc kính thiên văn thì có thể sớm sớm hơn 1 chút.

Bằng mắt thường hoặc với dụng cụ thô sơ, sau thời điểm Diện Hội khoảng 15, 16 tiếng người xưa mới có thể dòm thấy ánh trăng. Có thể sớm hoặc chậm đôi chút. Ví dụ như thời điểm Diện Hội xảy ra vào Tí đầu ngày thì giờ Dậu có thể là dòm thấy ánh trăng, còn nếu xảy ra vào giờ Thìn thì vào chiều tối hôm đó (khi mặt trời lặn) không thể thấy được, nhưng vào rạng sáng đêm hôm đó có thể dòm thấy được. Có lẽ người xưa họ cũng hiểu cần 1 khoảng thời gian nào đó để mặt trăng rời khỏi tâm điểm và mở góc đủ rộng để phản chiếu ánh sáng mặt trời. Và có lẽ cũng hiểu được với kích cỡ trăng nhú lớn/nhỏ như thế kia và nghía được lúc vào chiều tối hoặc rạng sáng đêm hôm đó thì nó cần khoảng bao nhiêu thời gian để ngược lại gia giảm vào tính thời điểm diện hội.

*** mấy số liệu trên NL từng đọc qua, nhưng không để ý nguồn (những ai quan tâm có thể google hoặc nếu thật sự cần thiết thì NL thử tìm lại)

------------------------

Phuongkongfa said:

Đọc các bài luận bàn của các chú anh thấy buồn cười quá, nói ra các chú đừng tự ái mà bỏ nhậu nhé....
Mục đích làm lịch là để thông báo cho mọi người biết trước ngày tháng mà sinh hoạt, thế mà bây giờ các chú lại bàn rằng :
ĐỊNH NGÀY SÓC BẰNG CÁCH DÒM TRĂNG. Vậy thì :
NGÀY SÓC KHÔNG BIẾT TRƯỚC NÊN KHÔNG THỂ THÔNG BÁO TRƯỚC CHO MỌI NGƯỜI BIẾT TRONG SINH HOẠT.
VÀ .... các chú hãy đọc tiếp trang 16 tập san khoa học LỊCH và LỊCH VIỆT NAM của CỐ Gs. LA SƠN YÊN HỒ HOÀNG XUÂN HÃN nhé.

Bác PKF, y của QuachNgocBoi không phải dùng trăng tròn để ngược lại định Sóc, mà dùng trăng tròn để định Sóc tới. Vì chắc hẳn chỉ sau 1 thời gian quan sát thì người xưa biết được chu kỳ tuần trăng khoảng bao nhiêu ngày, rồi từ đó ước lượng tuần trăng kế tiếp bắt đầu vào khoảng thời gian nào.

Và cũng với phương pháp có thể tính/biết được chu kỳ trăng, nên mới có thể tính toán làm lịch trước để cho mọi người xài, chứ để đến khi dòm Sóc rồi mới lọ mọ làm lịch, còn ban phát ra cho mọi người dùng nữa thì quá trể rồi.

PS: NL cũng muốn nói rõ 1 tí là: Đến cuối đời Minh thì các giáo sư phương Tây giúp tay, nhưng đến đời Thanh thì mới phát huy quang đại!

Sửa bởi NgoaLong: 19/12/2012 - 23:17


#268 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 23:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pandarbear, on 19/12/2012 - 12:15, said:

Dựa vào thời khắc mão, Dậu quan sát thấy trăng nhú để định ngày Sóc là hợp lý. Cho nên không thể có chuyện, cùng thời điểm sóc, toàn địa cầu là ngày mùng 1 là tào lao.
Đoạn này bạn muốn nói gì? (Bạn cho rằng) Lúc xảy ra thời điểm Sóc toàn thế giới cùng là mùng một hay không thể cùng là mùng một?

#269 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 19/12/2012 - 23:57

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

Phuongkongfa, on 19/12/2012 - 06:51, said:

Phái Tử Vân loại bỏ Tuần Triệt chỉ cần luận theo cách Liêm Tham + Xương Khúc bị kích hoạt. Xét các ứng kỳ rồi nhập quái vào nữa thì rõ ràng.
Còn anh thì chủ trương không bỏ Tuần Triệt nên bàn thêm Tuần Triệt cho đầy đủ.
So sánh giữa 2 cách luận đoán :

- Hoặc cách luận đoán theo phái Tử Vân là thiếu sót (vì loại bỏ Tuần Triệt) nên anh phải sử dụng thêm Tuần Triệt cho đầy đủ.
- Hoặc cách luận đoán của anh có sử dụng thêm Tuần Triệt là rườm rà.

Vậy thì nên loại bỏ Tuần Triệt hay không nên loại bỏ Tuần Triệt ???
Theo tôi ông Tử Vân bỏ Tuần Triệt là thiếu sót. Nhưng cái nhìn của tôi thế này: Học xem Tử Vi ví như học võ. Giả như luyện cửu dương thần công đến nơi đến chốn như Giác Viễn thiền sư thì với đôi thùng sắt chậm chạp ở hai đầu đòn gánh vẫn đả bại thanh kiếm nhanh như điện xẹt của võ lâm tam thánh Hà Túc Đạo.

Về khả năng xem số ông Tử Vân rõ ràng có thành tựu to tát (vì theo các truyện kể thì cứ bị "thử thầy" hoài và cứ đoán đúng hoài), ví như đã luyện thành cửu dương thần công, nên bỏ Tuần Triệt mà vẫn xem ra. Tôi chưa đạt đến trình độ ấy nên phải tận dụng mọi chiêu thức, chưa thể bỏ Tuần Triệt được.

Sửa bởi VDTT: 20/12/2012 - 00:00


#270 VDTT

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 624 Bài viết:
  • 1886 thanks

Gửi vào 20/12/2012 - 00:50

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

pandarbear, on 19/12/2012 - 09:02, said:

...

Hệ quả: Để dễ dàng xác định ngày 1 ta dùng quy tắc sau đây: Ngày 1 là ngày mà điểm SÓC theo địa phương nằm từ 23h tới 11 h sáng.
Tôi vẫn chưa rõ ý anh về "điểm Sóc".

Điểm Sóc đây anh định nghĩa theo thiên văn (từ vũ trụ nhìn xuống hệ thống trời trăng đất, xảy ra cùng một lúc cho toàn thể địa cầu) hay là từ cái nhìn của một người ở trên mặt đất (tùy chỗ mà thấy điểm Sóc xảy ra ở các thời điểm khác nhau)?






Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

1 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 1 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |