Theo NL hiểu thì ý của pandarbear vẫn lấy Địa cầu làm chuẩn, xuyên tâm. Khi thời điểm xảy ra Sóc, nơi nào ở gần mặt trăng/mặt trời nhất thì nơi đó coi như vị trí giờ Ngọ (mặt trời nơi đó đứng bóng theo cái lý lẽ thường), nơi nào ở vị trí xa nhất (phần khuất) thì coi như giờ Tí. Thành thử những vùng nằm từ giờ Tí đến Tỵ (bán cầu bên tay phải khi nhìn hướng về mặt trời) trong khoảnh khắc đó, theo pandarbear thì nơi đó là ngày mồng 1, phần còn lại từ Ngọ đến Hợi chưa bắt đầu ngày mồng 1. Hoặc nói cách khác, ví dụ như thời điểm Sóc xảy ra vào ngày 19 lúc 5:00 GMT thì khi đó tại VN là 12 giờ trưa ngày 19, theo cách pandarbear thì ngày 19 tại VN vẫn là ngày 30, ngày 20 mới là ngày mồng 1. Cũng ví dụ trên, tại nơi có múi giờ thứ 4 thì khi đó là 9 giờ sáng địa phương thì ngày hôm đó được xem là ngày mồng 1. Tức thời điểm Sóc theo giờ địa phương xảy ra trước 11 giờ thì ngày hôm đó là mồng 1, sau 11 giờ thì coi là ngày 30.
Nó cũng như thay vì lấy Mốc như hiện tại là sau 24 giờ thì hôm sau mới là mồng 1, trước 24 giờ thì hôm đó là mồng 1; thì lại lấy Mốc sau 11 giờ trưa thì hôm sau mới là mồng 1, trước 11 giờ trưa thì hôm đó là mồng 1!
=====================
Bác VDTT, bác Phuongkongfa, và mọi người,
NL có tí thắc mắc:
Không biết theo Lịch Pháp hiện tại, có phải lấy Thời Điểm xảy ra Sóc (diện hội) để khởi 1 chu kỳ mới không? Nếu phải, thì phương pháp này bắt đầu từ thời nào?
Vì theo phương pháp xưa, thời điểm diện hội được gọi là Sóc, và ngày mà ngay sau khi mặt trời lặn nhìn được trăng hé sáng thì gọi ngày hôm đó là ngày có Sóc và là ngày mồng 1. Như vậy không biết là có mâu thuẫn không? Vì theo chổ NL đọc thấy thì từ thời điểm diện hội đến lúc có thể thấy trăng hé sáng thì khoảng trên dưới 16 tiếng. Nếu đúng là như vậy, có nghĩ ngày sau của ngày xảy ra diện hội là ngày mồng 1 của người xưa (?), vì tối thiểu phải sau 13 tiếng hơn mới có thể dòm thấy trăng hé sáng, và thời điểm là dòm vào lúc ngay sau khi mặt trời lặn; nếu thời điểm diện hội mà xảy ra vào trước giờ Thìn thì hoàn toàn không thể nhìn thấy được trăng nhú lúc chiều tối hôm đó được. Đến chiều tối hôm sau thì mới nhìn thấy, vậy chẳng lẽ theo phương pháp ấy thì ngày hôm sau mới là ngày có Sóc? Hơi phức tạp tí …
PS: Âm Lịch của Trung Đông hình như họ lấy ngày mà trăng nhú nhìn thấy bằng mắt thường thì đó là ngày đầu tháng!
Sửa bởi NgoaLong: 20/12/2012 - 05:13