Thật ra cách xác định ngày 1 theo cách nhìn của tôi sẽ hơi khác với âm lịch hiện tại. Tôi sẽ lần lượt chỉ ra những điểm khác biệt đó như sau:
Như ta đều biết, ngày khởi đầu của một ngày âm lịch được tính khởi điểm là 23h - 1h ứng với vị trí cung Tý khi tại các tọa độ điểm trên mặt đất xa mặt trời nhất.
Các vị trí này được gọi là vùng chuyển ngày của ẩm lịch. Điều này chắc là không ai từ chối
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
vì nó đã quen thuộc với chúng ta. Chỉ kỳ dị với lịch của ông Hồ Ngọc Đức thôi, vi ông ta tính âm lịch khởi đầu từ 0h.
- Vấn đề chúng ta vướng mắc là thời điểm sóc, tại thời điểm đó, nơi nào nên là ngày mùng 1, nơi nào nên là ngày 30 của tháng âm ?
Tại sao có vấn đề này đặt ra, cơ bản bởi vì nếu chúng ta không quan tâm tới số mệnh thì cũng không bao giờ quan trọng chuyện này, vì thế nhưng vị như Hồ Ngọc Đại đã thản nhiên bỏ bớt hoặc làm cho gần giống như dương lịch để giúp cho sự giản tiện, và cũng có khi nhằm tới một mưu đồ chính trị tại thời điểm nào đó. (Vô tình hoặc cố ý). Ở đây không bàn đến những chuyện đó vì nhiều người đã biết.
Vấn đề tính âm lịch sao cho chuẩn mực chỉ nảy sinh, khi chúng ta nghiên cứu về lý số, và khi đó, không thể chấp nhận cách tính âm lịch như hiện tại, vì nó dẫn tới những lá số có giờ sinh theo tử vi không bình thường. Ví dụ điển hình là trường hợp lá số của BilLL Gates, và gần đây là lá số Warren Buffet. Vì thế mà mới cần phải đề cập tới vấn đề ngày mùng 1 âm ngày nào.
Trên đây là phần tóm tắt vấn đề chính mà chúng ta đang đi tìm lời giải của chủ đề trên trong khoảng thời gian bấy lâu nay, tôi tóm tắt lại.
Bây giờ hãy quay trở lại với biểu đồ pha của mặt trăng mà tôi đã gửi lên trước. Để đơn giản ta giả sử mặt trời cố định, và trái đất là cố định. Gọi đó là trục chính Tý Ngọ. Tại vùng Tý là thời điểm những vùng trên trái đất khuất bóng mặt trời. 0h là vị trí xa mặt trời nhất. Tương tự như vậy 12 h là vị trí gần mặt trời nhất.
Dựa trên hình vẽ, ta thấy thời điểm sóc ứng với vị trí mặt trăng ở vào Cung Ngọ của trái đất. Hay nói cách khác đó là lúc 12 h trưa.
Theo cách tính ngày âm lịch của Hồ Ngọc Đức, thì khi đó toàn bộ địa cầu được xem là ngày mùng 1 âm.
Giả sử ngày hôm đó điểm sóc rơi đúng vào vị trí của Luân Đôn. Tức lúc này LonDon đang là ngày 1 âm và là 12h. Điều này gây ra nghịch lý. vì 13 tiếng trước, LonDon đã chuyển sang ngày 1 âm lịch, nhưng tới thời khắc này tức 12h LonDon mới chính thức ngày 1 âm lịch. Nói cách khác, ngày 1 âm lịch đã đương nhiên chuyển sang được tính vào thời khắc 12 h trưa. Mâu thuẫn với nguyên tắc cơ bản về tính ngày âm lịch bắt đầu là 23h đêm trước.
Từ mâu thuẫn này ta hãy lùi về thời điểm 23h của ngày hôm đó, và quan sát xem tại sao ngày đó được xem là ngày 1 âm lịch. Ta thấy thời điểm sóc là lúc mặt trăng năm hoàn toàn vào cung Ngọ của trái đất. Và vì chu kỳ mặt trăng là từ 29-30 ngày. Cho nên khoảng thời gian mặt trăng di chuyển qua hết một cung giả sử lấy thời gian trung bình 29.5 ngày = 708h để đi hết 1 vòng 360o. Vậy một cung 30o đi hết 23.6h gần 1 ngày. 13h trước, mặt trăng mới chỉ chiếm chưa quá nửa cung Ngọ. Tại sao lại chọn ngày đó làm ngày mùng 1 ?
Đề xuất: Mùng 1 là ngày vào thời điểm chuyển ngày 23h, mặt trăng chiếm >=50% cung Ngọ. Điều này có nghĩa gì ?
Ví dụ tại Việt Nam, vào lúc 7h sáng địa phương là giờ SÓC. Điều này có nghĩa là tại thời điểm 23 h của ngày hôm đó, mặt trăng chiếm >50% cung Ngọ nên được xem là ngày 1. Nhưng với các nước ở vị trí 15h chiều địa phương hôm đó, nếu lùi về 23h của ngày hôm đó, thì thời điểm đó mặt trăng chưa chiếm > 50% cung Ngọ nên không được xem là ngày 1. Mà vẫn còn là ngày âm của tháng cũ. Và phải chờ tới 8 tiếng sau đó, lúc này mặt trăng chưa ra khỏi cung Ngọ quá 50% nên được tính là ngày 1.
Hệ quả: Để dễ dàng xác định ngày 1 ta dùng quy tắc sau đây: Ngày 1 là ngày mà điểm SÓC theo địa phương nằm từ 23h tới 11 h sáng.