Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#256 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 12/11/2014 - 21:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

BoiGiaiSau, on 12/11/2014 - 20:35, said:

tôi theo cách cục pháp, vẫn dùng vượng suy nhưng chỉ là phụ. Còn điều tôi muốn nhấn mạnh là làm sao để xem phú quý sang hèn, bạn vulong xem vượng suy của nhật chủ nhưng hầu như không bàn luận về điều này, chỉ tập trung vào vượng suy, không phải điều tôi quá quan tâm nên không có hứng bàn luận với bạn. Đợi khi nào bạn nghiên cứu sâu hơn bàn luận về phú quý sang hèn của tứ trụ thì tôi mới có hứng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Vậy thì bác dùng "Cách Cục Pháp" của bác để luận Tứ Trụ của vua Càn Long xem có cái gì mới hơn của Nhâm Thiết Tiều luận, tức là theo "Cách Cục Pháp" của bác thì dựa vào những thông tin gì trong Tứ Trụ của vua Càn Long mà có thể kết luận được Phú Quý hay Hèn Tiện?

Hy vọng sớm đọc được bài luận của bác, sau đó tôi sẽ luận theo "Vượng Suy Pháp" của tôi.

Thân chào.

Thanked by 1 Member:

#257 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 12/11/2014 - 23:01

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 12/11/2014 - 21:48, said:



Vậy thì bác dùng "Cách Cục Pháp" của bác để luận Tứ Trụ của vua Càn Long xem có cái gì mới hơn của Nhâm Thiết Tiều luận, tức là theo "Cách Cục Pháp" của bác thì dựa vào những thông tin gì trong Tứ Trụ của vua Càn Long mà có thể kết luận được Phú Quý hay Hèn Tiện?

Hy vọng sớm đọc được bài luận của bác, sau đó tôi sẽ luận theo "Vượng Suy Pháp" của tôi.

Thân chào.
Bạn muốn bàn luận thì trước tiên phải bàn trước đã chứ

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#258 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 13/11/2014 - 02:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 12/11/2014 - 19:34, said:

Tôi rất mừng khi được bác TuBinhTuTru tham gia trao đổi về ví dụ này nhưng thật đáng tiếc là bác BoiGiaiSau lại chỉ “Cưỡi Ngựa Xem Hoa”, mặc dù đây là chủ đề mà bác ấy tạo ra để chứng minh cho mọi người biết về trường phái “Cách Cục Pháp“ mà bác ấy theo đuổi là đúng còn trường phái “Vượng Suy Pháp” là sai….

Bây giờ tôi sẽ trình bầy quan điểm của tôi:
Thứ nhất là tôi luôn luôn dùng lý thuyết của chính tác giả để chứng minh những ý mà tác giả luận là sai chứ không như nhiều người khác không thèm đọc hay chứng minh … là sai mà đã khẳng định điều họ nói là sai….
Thứ hai là tôi dùng những kiến thức cơ bản đã xây dựng lên môn Tử Bình để phản biện…
Cuối cùng tôi mới sử dụng lý thuyết của tôi để chứng minh lại các đều đó xem có ngắn gọn hay chính xác hơn không.

Tất nhiên tôi cũng mong muốn mọi người trước khi chê bai ai về một vấn đề gì đó thì trước hết hãy chứng minh cho họ biết điều họ nói đó là sai….

Trở lại 2 đoạn tôi trích dẫn trên.
Rõ ràng đoạn trích dẫn đầu là lý thuyết mà tác giả đưa ra có câu:

”Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy”.

Và chính tác giả đã sử dụng câu này để luận cho ví dụ 40 như sau:

“…mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực .

Rõ ràng tác giả viết “…mừng gặp Thân xung Dần …” nhưng vì can Bính hỏa khắc chi Thân ” nên “xung vô lực”, nghĩa là tác giả muốn diễn tả: Bính khắc Thân cùng trụ thì Thân không xung khắc được với Dần bên cạnh được nữa. Điều này đúng như “Binh Pháp Tử Bình số 2” mà tôi đã phát biểu như sau:

Nếu Can hay Chi bị khắc (chú ý: ở đây khắc theo ngũ hành chứ không phải khắc theo kiểu Tứ Hành Xung) gần (các can hay chi ngay trụ bên cạnh nếu chúng không bị hợp) hay bị khắc trực tiếp (các can hay chi cùng trụ nếu chúng không cùng bị hợp, trừ khi tất cả các can chi trong cùng trụ tạo thành 2 tổ hợp hóa hay không hóa) thì các can hay chi này không có khả năng nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”.

Nhưng thật đáng tiếc ở ví dụ vua Càn Long chúng ta thử xem tác giả luận ra sao:

“VD 1- Càn tạo mệnh:
Tân Mão - Đinh Dậu - ngày Canh Ngọ - Bính Tý
Đại vận: bính than/ ất mùi/ quý tỵ/ nhâm thin/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý/ đinh hợi

Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng, rất cần tý ngọ gặp xung , thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy (Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ)“”.

Rõ ràng tác giả viết: ”… tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim,… điều này đúng với “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi, vì ở đây Tý khắc gần Ngọ nên Ngọ không thể khắc được Dậu là đúng. Nhưng thật đáng tiếc là tác giả lại viết: ”đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa” . Chả nhẽ tác giả không biết chính lý thuyết mà ông ta đưa ra can Bính khắc chi Thân cùng trụ ở ví dụ 40 có khác gì với can Đinh khắc Dậu cùng trụ ở ví dụ 1 của vua Càn Long? Vậy mà ở ví dụ 40 ông ta cho rằng “Bính khắc Thân” cùng trụ nên Thân không xung được Dần bên cạnh còn ở ví dụ 1 có “Đinh khắc Dậu” cùng trụ thì ông ta lại cho rằng Dậu xung được Mão nên Mão không sinh được…. Vậy thì cái sai này có liên quan gì tới Thân vượng hay nhược hay không? Rõ ràng cái sai này là do lý thuyết mà ông ta đưa ra chỉ nói chung chung là can khắc chi cùng trụ thì chi bị suy yếu mà thôi, còn suy yếu như thế nào thì ông ta không nói . Qua 2 ví dụ này (số 1 và số 40) bạn đọc tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình. Còn đối với tôi câu trả lời chính là “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi.

Vậy mà ở ví dụ 40 ông ta cho rằng

“Bính khắc Thân” cùng trụ

nên

Thân không xung được Dần bên cạnh

còn ở ví dụ 1 có

“Đinh khắc Dậu” cùng trụ

thì ông ta lại cho rằng

Dậu xung được Mão

nên Mão không sinh được….

Vậy thì cái sai này có liên quan gì

tới Thân vượng hay nhược hay không?


Có thể ông ta không muốn nói ra hoặc VULONG1 có biết sức mạnh của Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói Dịch Lục Hào hay không?

Tôi theo phương pháp này phối hợp với Bát Cách để lượng định Dụng thần hầu biết mệnh Quý hay Hèn, Bần hay Tiện v.v...

Dậu là nguyệt lệnh quản 30 ngày hay 1 tháng đó thì khí của nó cường vượng nên chỉ có nó đi khắc chế sinh trợ hành khác mà thôi cho nên dẫu Đinh xuất can cũng chẳng phương hại gì Dậu đặng để mà Dậu không thể xung văng Mão được ư? Ví như Thái Tuế đương lệnh thì hành nào dám xung khắc đặng mà không bị phạm tội phản nghịch tru gia? Đó là chưa nói, khí của mùa Thu mẫu (kim) vượng tử (thủy) tướng thì hỏa khí của Đinh đủ sức kềm chế Dậu được à!?

Cho nên, tất cả không ngoài lý học sinh khắc chế hóa trợ và vượng tướng hưu tù tử tuyệt v.v...

Thanked by 3 Members:

#259 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 13/11/2014 - 05:54

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 13/11/2014 - 02:11, said:


Vậy mà ở ví dụ 40 ông ta cho rằng

“Bính khắc Thân” cùng trụ

nên

Thân không xung được Dần bên cạnh

còn ở ví dụ 1 có

“Đinh khắc Dậu” cùng trụ

thì ông ta lại cho rằng

Dậu xung được Mão

nên Mão không sinh được….

Vậy thì cái sai này có liên quan gì

tới Thân vượng hay nhược hay không?


Có thể ông ta không muốn nói ra hoặc VULONG1 có biết sức mạnh của Nhật thần và Nguyệt lệnh trong Bói Dịch Lục Hào hay không?

Tôi theo phương pháp này phối hợp với Bát Cách để lượng định Dụng thần hầu biết mệnh Quý hay Hèn, Bần hay Tiện v.v...

Dậu là nguyệt lệnh quản 30 ngày hay 1 tháng đó thì khí của nó cường vượng nên chỉ có nó đi khắc chế sinh trợ hành khác mà thôi cho nên dẫu Đinh xuất can cũng chẳng phương hại gì Dậu đặng để mà Dậu không thể xung văng Mão được ư? Ví như Thái Tuế đương lệnh thì hành nào dám xung khắc đặng mà không bị phạm tội phản nghịch tru gia? Đó là chưa nói, khí của mùa Thu mẫu (kim) vượng tử (thủy) tướng thì hỏa khí của Đinh đủ sức kềm chế Dậu được à!?

Cho nên, tất cả không ngoài lý học sinh khắc chế hóa trợ và vượng tướng hưu tù tử tuyệt v.v...

Nếu đúng như bác nói “Có thể ông ta không muốn nói” thì làm gì ông ta không biết mà phải luận: rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim” ? Ông ta còn viết tiếp: đổi lại mão dậu gặp xung”. Điều này rõ ràng ông ta muốn nói là Tý xung Ngọ gần lên Ngọ không khắc nổi Dậu nữa cho nên Dậu mới xung được Mão. Bí kíp này hoàn toàn đúng như “Binh Pháp Tử Bình số 2” mà tôi đã phát biểu “Các can chi bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”. Vậy là chỉ có mình bác cho rằng Ngọ không bị Tý bên cạnh xung vẫn không thể xung được Dậu lệnh tháng (kể cả Đinh cùng trụ) chỉ vì Lệnh tháng là Vua

Trở lại bài luận của tác giả, ta thử đặt câu hỏi vì sao ông ta cho rằng Mão bị khắc nên không sinh được cho Ngọ hay Đinh Hỏa? Điều này chỉ có thể giải thích là ông ta đã xác định Tứ Trụ này có Thân nhược : “nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng cho nên ông ta coi Quan Sát Hỏa là kỵ thần nên cần phải bị chế ngự chứ không phải Quan sát hỗn tạp mà phải chế Quan hay Sát cho cách cục thanh thuần mới phú quý.

Bính và Ngọ đã bị Tý chế ngự còn duy nhất Đinh vượng chưa bị chế ngự nên ông ta đành phải “Đẽo Gọt” với ý là mặc dù Đinh vượng không bị chế ngự nhưng không được Mão sinh, tức Đinh không có nguồn nên không thể vượng được. Ông ta kết luận: khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ”, điều này rõ ràng ông ta muốn nói Ngọ không khắc được Dậu Kim là lệnh tháng cho nên Dậu mới phù trợ được Nhật chủ Kim. Dẫn đến Thân mới có thể thắng nổi Tài Quan mà phú quý. Nhưng có điều buồn cười là ở đây tại sao ông ta không hề nói gì tới hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp? Rõ ràng ông ta đã chứng minh được Mộc Hỏa là kỵ thần đã bị chế ngự còn hỷ dụng thần là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp, riêng Kiêu Ấn không có thì thôi chứ còn Tỷ Kiếp là Tân, Canh và Dậu đều bị Đinh khắc gần và trực tiếp thì tốt chăng?

Vậy thì một Tứ Trụ mà cả hỷ dụng thần và kỵ thần đều bị hình thương khắc phá thì Tứ Trụ đó thuộc cách cục cao hay thấp, phú quý hay bần tiện đây?

Điều này đủ để chứng minh rằng ông ta xác định Thân nhược là sai hoàn toàn. Chỉ cần chúng ta giả sử Thân vượng và áp dụng lý thuyết mà ông ta đưa ra thì chúng ta thấy ngay Tý, Mão và Đinh (Thực Thương, Tài tinh và Quan tinh) đều là hỷ dụng thần không bị thương tổn (không bị khắc gần hay trực tiếp) còn kỵ thần là Tỷ kiếp đều bị thương tổn (vì bị Đinh khắc gần và trực tiếp) nhưng Bính và Ngọ là hỷ dụng thần bị thương tổn (vì bị Tý khắc gần và trực tiếp) là tốt bởi vì Quan Sát hỗn tạp mà vượng nên cần phải chế cho cách cục thanh thuần mới có thể phú quý được.

Đến đây thì bác BoiGiaiSau chắc chẳng còn gì phải luận thêm nữa thì phải?

Sửa bởi VULONG1: 13/11/2014 - 05:59


Thanked by 2 Members:

#260 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 13/11/2014 - 06:18

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Trong “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy đã viết:

“Nhâm thị: Phương pháp dụng can chi, thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại, địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy. Như can giáp ất gặp dần, mão, hợi, tý tức được sinh trợ; gặp thân dậu tức bị khắc hại. Can bính, đinh gặp hợi, tý bị chế phục, gặp tị ngọ dần mão tất được sinh. Như địa chi dần, mão mà gặp can giáp, ất, nhâm, quý tức được sinh trợ; gặp canh, tân tức bị khắc bại; địa chi tị, ngọ không nên gặp nhâm, quý tức bị chế phục; mừng gặp giáp, ất, bính đinh. Can chi tương thông, can được chi sinh tức can vượng, can bị chi khắc tức can suy nhược. Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy. Phàm mệnh tứ trụ có cát thần mà không xem là cát, có hung thần mà không xem là hung đều do nguyên nhân này.

.....................................................................
Ví dụ 40 (ở chương 9 này):

Giáp Dần - Mậu Thìn - ngày Bính Dần - Bính Thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc
, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần”.

............................................
Ví dụ số 1 (vua Càn Long ở Chương 4 : Chi Mệnh):

Tân Mão - Đinh Dậu - ngày Canh Ngọ - Bính Tý
Đại vận: bính thân/ ất mùi/ giáp ngọ/ quý tị/ nhâm thìn/ tân mão/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý

Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng, rất cần tý ngọ gặp xung , thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy (Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ).


Bây giờ xin mọi người tìm những cái sai trong bài luận sau của Nhâm Thiết Tiều (vẫn trong chương 9 này)?

"Ví dụ số 49 :

Ất Sửu - Kỷ Mão - ngày Ất Hợi - Nhâm Ngọ

Mậu dần/ đinh sửu/ bính tý/ ất hợi/ giáp tuất/ quý dậu

Trụ có kỷ thổ tài tinh, thông căn tại sửu, đắc lộc tại ngọ, tựa hồ thân vượng tài vượng, chẳng biết kỷ thổ bị ất mộc tỷ kiếp đoạt mất, sửu thổ chi tài bị mão mộc khắc phá, ngọ hỏa thực thần bị hợi thủy khắc chi. Thiên can thấu nhâm thủy, không thể nào dẫn hỏa, trên dưới vô tình vậy. Sơ vận mậu dần, đinh sửu, kỷ thổ tài tinh được sinh trợ, sản nghiệp thịnh vượng, nhất giao vận bính tý, xung mất ngọ hỏa, bại vận như vôi, ất hợi vận thê tử ruồng bỏ, cắt tóc đi tu, lại thêm không giữ thanh quy, cô độc mà chết".

Sửa bởi VULONG1: 13/11/2014 - 06:31


Thanked by 2 Members:

#261 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1836 Bài viết:
  • 5471 thanks

Gửi vào 13/11/2014 - 13:51

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 06:18, said:

Bây giờ xin mọi người tìm những cái sai trong bài luận sau của Nhâm Thiết Tiều (vẫn trong chương 9 này)?

"Ví dụ số 49 :

Ất Sửu - Kỷ Mão - ngày Ất Hợi - Nhâm Ngọ

Mậu dần/ đinh sửu/ bính tý/ ất hợi/ giáp tuất/ quý dậu

Trụ có kỷ thổ tài tinh, thông căn tại sửu, đắc lộc tại ngọ, tựa hồ thân vượng tài vượng, chẳng biết kỷ thổ bị ất mộc tỷ kiếp đoạt mất, sửu thổ chi tài bị mão mộc khắc phá, ngọ hỏa thực thần bị hợi thủy khắc chi. Thiên can thấu nhâm thủy, không thể nào dẫn hỏa, trên dưới vô tình vậy. Sơ vận mậu dần, đinh sửu, kỷ thổ tài tinh được sinh trợ, sản nghiệp thịnh vượng, nhất giao vận bính tý, xung mất ngọ hỏa, bại vận như vôi, ất hợi vận thê tử ruồng bỏ, cắt tóc đi tu, lại thêm không giữ thanh quy, cô độc mà chết".

Ví dụ này là điển hình của thiên tài bị tỷ kiếp khắc chết ! Loại số như vậy, nếu thực thương hiện là đại cát, quan tinh hiện là tiểu cát, cả quan thương đều hiện nhất định sẽ có công danh sự nghiệp (chứ không phải quan thương chém nhau), ngược lại, nếu ấn hiện thì bị trì trệ không hoạt động được, nếu tỷ kiếp hiện thì toi !

Thanked by 1 Member:

#262 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 13/11/2014 - 16:10

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 13/11/2014 - 13:51, said:

Ví dụ này là điển hình của thiên tài bị tỷ kiếp khắc chết ! Loại số như vậy, nếu thực thương hiện là đại cát, quan tinh hiện là tiểu cát, cả quan thương đều hiện nhất định sẽ có công danh sự nghiệp (chứ không phải quan thương chém nhau), ngược lại, nếu ấn hiện thì bị trì trệ không hoạt động được, nếu tỷ kiếp hiện thì toi !

Hieuthuyloi mới chỉ luận chung chung không nói rõ vì sao lại như vậy, theo tôi chỉ nên đưa ra sau khi đã chỉ ra được những cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều, vì mục đích của chủ đề này là bác BoiGiaiSau muốn chứng minh cho mọi người biết "Cách Cục Pháp" quan trọng hơn "Vượng Suy Pháp".

Sửa bởi VULONG1: 13/11/2014 - 16:12


#263 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1836 Bài viết:
  • 5471 thanks

Gửi vào 14/11/2014 - 06:14

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 06:18, said:

Bây giờ xin mọi người tìm những cái sai trong bài luận sau của Nhâm Thiết Tiều (vẫn trong chương 9 này)?

"Ví dụ số 49 :

Ất Sửu - Kỷ Mão - ngày Ất Hợi - Nhâm Ngọ

Mậu dần/ đinh sửu/ bính tý/ ất hợi/ giáp tuất/ quý dậu

Trụ có kỷ thổ tài tinh, thông căn tại sửu, đắc lộc tại ngọ, tựa hồ thân vượng tài vượng, chẳng biết kỷ thổ bị ất mộc tỷ kiếp đoạt mất, sửu thổ chi tài bị mão mộc khắc phá, ngọ hỏa thực thần bị hợi thủy khắc chi. Thiên can thấu nhâm thủy, không thể nào dẫn hỏa, trên dưới vô tình vậy. Sơ vận mậu dần, đinh sửu, kỷ thổ tài tinh được sinh trợ, sản nghiệp thịnh vượng, nhất giao vận bính tý, xung mất ngọ hỏa, bại vận như vôi, ất hợi vận thê tử ruồng bỏ, cắt tóc đi tu, lại thêm không giữ thanh quy, cô độc mà chết".

a/ Thiên tài ở trụ tháng, hiện, có nhiều tay chân, thể hiện sẵn sàng cương với tỷ kiếp !
b/ Tỷ kiếp trong tứ trụ này ở trạng thái đang nắm quyền và cương, có ý muốn gây sự và chém giết thiên tài để lấy số má.
c/ Một tứ trụ hay ở chỗ biến thù thành bạn, biến nộ khí thành hòa khí, biến căm thù thành giúp nhau ! Tứ trụ này kém vì chúng ở hình thái đối đầu, ta sống ngươi chết !
d/ Tỷ kiếp nắm lệnh thì phải 1 cương 1 nhu, nó đã cương thì thiên tài phải nhu, cụ thể là phải tàng ẩn và lùi về trụ giờ, đứng ở trụ tháng, lại hiện khác nào thách thức nó.
e/ Tỷ kiếp nắm lệnh thì nó chỉ nể mỗi quan tinh, chứ không nể sát, nên quan hiện thì họa giảm 50%
f/ ấn có tác dụng làm giảm sát thương tỷ kiếp >< tài nhưng vì nó làm mọi thứ bị đình trệ nên ấn giống như nhân tài trong lá ủ, kẻ làm quan lớn ẩn mình, trong trường hợp trên ấn ít tác dụng vì nó không nắm quyền.


*** Trong ví dụ trên Nhậm Thiết Tiều đã chỉ ra đúng các vấn đề sau:
- Lấy thiên tài làm trọng tâm để xét, nhìn thấy tính đối đầu giữa thiên tài và tỷ kiếp.
- Trong vận tý thì tý chủ động xung mất gốc ngọ nên là việc hung, tý là kiêu là hung thần.
- Trong vận hợi, lại là ất hợi nên hết phim, xác định đúng vận ất hợi là tử chứ không phải bính tý

Vậy lá số mà NTT đưa ra về cơ bản là không tốt, mệnh cấu tạo không tốt, vận bất lợi, về hướng lớn thì NTT đã chỉ đúng kết quả xảy ra.
---- Về những tiểu tiết là những giải thích của NTT về vượng suy xung khắc, tôi không bàn đến vì ông ta đã nói đúng kết quả và đánh giá đúng hiện trạng của đương số.

Thanked by 1 Member:

#264 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 14/11/2014 - 06:20

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 05:54, said:

Nếu đúng như bác nói “Có thể ông ta không muốn nói” thì làm gì ông ta không biết mà phải luận: rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim” ? Ông ta còn viết tiếp: đổi lại mão dậu gặp xung”. Điều này rõ ràng ông ta muốn nói là Tý xung Ngọ gần lên Ngọ không khắc nổi Dậu nữa cho nên Dậu mới xung được Mão. Bí kíp này hoàn toàn đúng như “Binh Pháp Tử Bình số 2” mà tôi đã phát biểu “Các can chi bị khắc gần hay trực tiếp không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”. Vậy là chỉ có mình bác cho rằng Ngọ không bị Tý bên cạnh xung vẫn không thể xung được Dậu lệnh tháng (kể cả Đinh cùng trụ) chỉ vì Lệnh tháng là Vua


Đúng vậy, 12 chi chỉ có hình, hợp, hội, xung, phá v.v... thì Ngọ không thể nào xung được Dậu rồi huống là lực của Nhật thần và Nguyệt lệnh bất phân thắng bại. Thứ đến, 10 can thì có sinh, khắc, hợp và cũng nên biết mùa Thu, hành Kim đương lệnh thì Vượng, hành Thủy được sinh nên Tướng, hành Thổ sinh Kim nên Hưu, hành Hỏa khắc Kim (Vua) bị Tù, hành Mộc bị Kim khắc nên Tử ... thì Đinh thiên can hành Hỏa bị Tù đày thôi chứ xung khắc gì đặng!

Xét theo thường lý là thế, nhưng chi ngày Ngọ là Lộc của Đinh nên Đinh có hậu thuẫn mạnh mẽ của Nhật thần thì rất đáng lo vậy; do đó, theo họ Nhâm thì rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim” không phải không có lý do ...

Còn muốn bàn về thế lực Mão, Dậu thì ta biết Dậu dư sức thanh trừ Mão trong khi hành khí Mộc tử ở mùa Thu lại gia Tân can tịnh thấu nên ông ta nói: " đổi lại mão dậu gặp xung " thì không khó khăn gì nên " chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình " mà Mộc không thể tiếp tế nhiên liệu cho Hỏa đối kháng; khác xa chuyện " rất cần " như cần Tí Ngọ gặp xung rồi, phải không?


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 05:54, said:

Trở lại bài luận của tác giả, ta thử đặt câu hỏi vì sao ông ta cho rằng Mão bị khắc nên không sinh được cho Ngọ hay Đinh Hỏa? Điều này chỉ có thể giải thích là ông ta đã xác định Tứ Trụ này có Thân nhược : “nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng cho nên ông ta coi Quan Sát Hỏa là kỵ thần nên cần phải bị chế ngự chứ không phải Quan sát hỗn tạp mà phải chế Quan hay Sát cho cách cục thanh thuần mới phú quý.


Như luận ở trên, Nguyệt lệnh và Nhật thần là 2 thế lực bất phân thắng bại nhưng vì ví như trong nước có lực lượng đối kháng mạnh mẽ chống lại Thiên Tử thì có nên kềm chế nghịch đảng và cắt nguồn hậu thuẫn ấy không? Do đó cần Thủy kềm chế Hỏa và cắt nguồn Mộc viện trợ là điều tất yếu chứ không hẳn là " Thân nhược " và cũng không thể quyết là " Thân vượng " nên Nhâm thị mới bảo: " nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng "

Đó là Nhâm thị thẩm xét khác tôi, chứ một khi tôi đã thấy bản-khí của Dậu thấu can là Tân tọa Mão nữa thì không cần hay rất cần Tí Ngọ gặp xung cũng đủ sức cắt nguồn nhiên liệu cho Hỏa rồi; đôi khi Canh kim cần có Hỏa để trui rèn là khác v.v...

VULONG1 nhìn thoáng lời bình chắc không xét nét đến vậy!

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 05:54, said:


Bính và Ngọ đã bị Tý chế ngự còn duy nhất Đinh vượng chưa bị chế ngự nên ông ta đành phải “Đẽo Gọt” với ý là mặc dù Đinh vượng không bị chế ngự nhưng không được Mão sinh, tức Đinh không có nguồn nên không thể vượng được. Ông ta kết luận: khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ”, điều này rõ ràng ông ta muốn nói Ngọ không khắc được Dậu Kim là lệnh tháng cho nên Dậu mới phù trợ được Nhật chủ Kim. Dẫn đến Thân mới có thể thắng nổi Tài Quan mà phú quý.


Như VULONG1 luận rằng " Bính và Ngọ đã bị Tý chế ngự " thì Đinh đà thất Lộc do Tí xung mất Ngọ rồi " còn duy nhất Đinh vượng " sao đặng mà cho rằng Nhâm thị phải “Đẽo Gọt” chi hở!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 05:54, said:


Nhưng có điều buồn cười là ở đây tại sao ông ta không hề nói gì tới hỷ dụng thần của Tứ Trụ này là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp? Rõ ràng ông ta đã chứng minh được Mộc Hỏa là kỵ thần đã bị chế ngự còn hỷ dụng thần là Kiêu Ấn và Tỷ Kiếp, riêng Kiêu Ấn không có thì thôi chứ còn Tỷ Kiếp là Tân, Canh và Dậu đều bị Đinh khắc gần và trực tiếp thì tốt chăng?


Chẳng phải ông ta đã có bàn qua là: " nhưng ngũ hành thiếu thổ " (Ấn) đó sao, nhưng riêng về Tỷ, Kiếp thì có lẽ ông có cái nhìn khác tôi hay VULONG1 thế thôi; mỗi người có luận điểm khác nhau mà ...


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 13/11/2014 - 05:54, said:


Vậy thì một Tứ Trụ mà cả hỷ dụng thần và kỵ thần đều bị hình thương khắc phá thì Tứ Trụ đó thuộc cách cục cao hay thấp, phú quý hay bần tiện đây?

Điều này đủ để chứng minh rằng ông ta xác định Thân nhược là sai hoàn toàn. Chỉ cần chúng ta giả sử Thân vượng và áp dụng lý thuyết mà ông ta đưa ra thì chúng ta thấy ngay Tý, Mão và Đinh (Thực Thương, Tài tinh và Quan tinh) đều là hỷ dụng thần không bị thương tổn (không bị khắc gần hay trực tiếp) còn kỵ thần là Tỷ kiếp đều bị thương tổn (vì bị Đinh khắc gần và trực tiếp) nhưng Bính và Ngọ là hỷ dụng thần bị thương tổn (vì bị Tý khắc gần và trực tiếp) là tốt bởi vì Quan Sát hỗn tạp mà vượng nên cần phải chế cho cách cục thanh thuần mới có thể phú quý được.

Đến đây thì bác BoiGiaiSau chắc chẳng còn gì phải luận thêm nữa thì phải?


Nhâm thị chỉ xác đinh " nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng " chứ có xác định Thân nhược đâu rồi VULONG1 cho là sai hoàn toàn? Chỉ là góc nhìn và lập luân có khác miễn sao nhất quán với lý luận của ông ta thì ok thôi - trừ phi, không nhất quán mới là điều nên tranh cãi vậy!

Thanked by 2 Members:

#265 FM_daubac

    Khôn viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPipPipPipPip
  • 8409 Bài viết:
  • 6133 thanks

Gửi vào 14/11/2014 - 12:07

Vượng; Suy; Cường; Nhược. Khi đắc lệnh tháng là Vượng; không đắc lệnh là Suy. Vượng hay Suy nhưng được sinh trợ (Ấn; Tỷ Kiên) mới gọi là Cường, không được sinh trợ gọi là Nhược.
Có thể do người dịch ra Việt Văn đã dùng sai từ ngữ: Cường thay vì Vượng.

Thanked by 2 Members:

#266 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 15/11/2014 - 12:10

Càn tạo: Tân mão-đinh dậu-canh ngọ-bính tí
Sát-Nhận cách, sát không nên bị chế, nếu gặp thì phá cách.
Trụ trên có 2 điều kị : thứ nhất quan sát hỗn tạp, thứ hai sát bị chế rồi bởi tí.
Song, nhìn đường đi hỏa , mộc của vận thì rõ ràng hỏa sát cường vượng sẽ công Thân. Lúc này Thực thần không còn khả năng chủ động chế sát trong nguyên cục như trước nữa mà chuyển thành giá sát (chống đỡ Sát giúp thân), Thực thần (tí) ở vị trí chi giờ tối ưu, nơi thu tóm của tứ trụ hoặc cách cục cho thấy hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này . Giá Sát cũng là một quí cách.
Quan sát hỗn tạp chỉ kị khi là quan cách, hoặc sát cách gặp phải. Ngoài ra các cách khác mà gặp hỗn tạp thì chỉ cần có chế thì không kị, nếu có hợp một càng hay.

Thanked by 1 Member:

#267 Cự Cơ

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 2002 Bài viết:
  • 3146 thanks

Gửi vào 15/11/2014 - 17:24

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 15/11/2014 - 12:10, said:

Càn tạo: Tân mão-đinh dậu-canh ngọ-bính tí
Sát-Nhận cách, sát không nên bị chế, nếu gặp thì phá cách.
Trụ trên có 2 điều kị : thứ nhất quan sát hỗn tạp, thứ hai sát bị chế rồi bởi tí.
Song, nhìn đường đi hỏa , mộc của vận thì rõ ràng hỏa sát cường vượng sẽ công Thân. Lúc này Thực thần không còn khả năng chủ động chế sát trong nguyên cục như trước nữa mà chuyển thành giá sát (chống đỡ Sát giúp thân), Thực thần (tí) ở vị trí chi giờ tối ưu, nơi thu tóm của tứ trụ hoặc cách cục cho thấy hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này . Giá Sát cũng là một quí cách.
Quan sát hỗn tạp chỉ kị khi là quan cách, hoặc sát cách gặp phải. Ngoài ra các cách khác mà gặp hỗn tạp thì chỉ cần có chế thì không kị, nếu có hợp một càng hay.

Trụ thấu Quan Sát nhưng Sát bị hợp giữ lại Quan cho nên tốt............. trụ có Bính hợp Tân chủ uy quyền.........

Thanked by 1 Member:

#268 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 15/11/2014 - 18:53

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 14/11/2014 - 06:14, said:

a/ Thiên tài ở trụ tháng, hiện, có nhiều tay chân, thể hiện sẵn sàng cương với tỷ kiếp !
b/ Tỷ kiếp trong tứ trụ này ở trạng thái đang nắm quyền và cương, có ý muốn gây sự và chém giết thiên tài để lấy số má.
c/ Một tứ trụ hay ở chỗ biến thù thành bạn, biến nộ khí thành hòa khí, biến căm thù thành giúp nhau ! Tứ trụ này kém vì chúng ở hình thái đối đầu, ta sống ngươi chết !
d/ Tỷ kiếp nắm lệnh thì phải 1 cương 1 nhu, nó đã cương thì thiên tài phải nhu, cụ thể là phải tàng ẩn và lùi về trụ giờ, đứng ở trụ tháng, lại hiện khác nào thách thức nó.
e/ Tỷ kiếp nắm lệnh thì nó chỉ nể mỗi quan tinh, chứ không nể sát, nên quan hiện thì họa giảm 50%
f/ ấn có tác dụng làm giảm sát thương tỷ kiếp >< tài nhưng vì nó làm mọi thứ bị đình trệ nên ấn giống như nhân tài trong lá ủ, kẻ làm quan lớn ẩn mình, trong trường hợp trên ấn ít tác dụng vì nó không nắm quyền.


*** Trong ví dụ trên Nhậm Thiết Tiều đã chỉ ra đúng các vấn đề sau:
- Lấy thiên tài làm trọng tâm để xét, nhìn thấy tính đối đầu giữa thiên tài và tỷ kiếp.
- Trong vận tý thì tý chủ động xung mất gốc ngọ nên là việc hung, tý là kiêu là hung thần.
- Trong vận hợi, lại là ất hợi nên hết phim, xác định đúng vận ất hợi là tử chứ không phải bính tý

Vậy lá số mà NTT đưa ra về cơ bản là không tốt, mệnh cấu tạo không tốt, vận bất lợi, về hướng lớn thì NTT đã chỉ đúng kết quả xảy ra.
---- Về những tiểu tiết là những giải thích của NTT về vượng suy xung khắc, tôi không bàn đến vì ông ta đã nói đúng kết quả và đánh giá đúng hiện trạng của đương số.

Đây là ví dụ thực tế đã xẩy ra mà ông ta đã biết rất rõ nên mới chọn làm ví dụ mẫu trong sách thì làm gì mà ông ta lại không "đánh giá đúng hiện trạng" cơ chứ? Cái nực cười ở đây là Hợi trụ ngày và Mão trụ tháng là bán hợp hóa Mộc thành công thì ông ta không biết, có vậy thôi (Chả nhẽ ông ta là họ hàng chú bác gì đó với Hoàng Đại Lục?).

Ngay từ đầu ông ta đã mắc sai lầm mà lại là cái sai lầm cơ bản của Tử Bình truyền thống thì cần gì phải để ý đến những câu luận sau cho mất thì giờ vô ích.

Đến như Nhâm Thiết Tiều còn không biết thì thử hỏi ở đây, ai có thể biết cái gì có thể phá tan các tổ hợp?

Sửa bởi VULONG1: 15/11/2014 - 19:02


Thanked by 1 Member:

#269 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 15/11/2014 - 19:48

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

TuBinhTuTru, on 14/11/2014 - 06:20, said:

Đúng vậy, 12 chi chỉ có hình, hợp, hội, xung, phá v.v... thì Ngọ không thể nào xung được Dậu rồi huống là lực của Nhật thần và Nguyệt lệnh bất phân thắng bại. Thứ đến, 10 can thì có sinh, khắc, hợp và cũng nên biết mùa Thu, hành Kim đương lệnh thì Vượng, hành Thủy được sinh nên Tướng, hành Thổ sinh Kim nên Hưu, hành Hỏa khắc Kim (Vua) bị Tù, hành Mộc bị Kim khắc nên Tử ... thì Đinh thiên can hành Hỏa bị Tù đày thôi chứ xung khắc gì đặng!

Xét theo thường lý là thế, nhưng chi ngày Ngọ là Lộc của Đinh nên Đinh có hậu thuẫn mạnh mẽ của Nhật thần thì rất đáng lo vậy; do đó, theo họ Nhâm thì rất cần tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim” không phải không có lý do ...

Còn muốn bàn về thế lực Mão, Dậu thì ta biết Dậu dư sức thanh trừ Mão trong khi hành khí Mộc tử ở mùa Thu lại gia Tân can tịnh thấu nên ông ta nói: " đổi lại mão dậu gặp xung " thì không khó khăn gì nên " chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình " mà Mộc không thể tiếp tế nhiên liệu cho Hỏa đối kháng; khác xa chuyện " rất cần " như cần Tí Ngọ gặp xung rồi, phải không?

Như luận ở trên, Nguyệt lệnh và Nhật thần là 2 thế lực bất phân thắng bại nhưng vì ví như trong nước có lực lượng đối kháng mạnh mẽ chống lại Thiên Tử thì có nên kềm chế nghịch đảng và cắt nguồn hậu thuẫn ấy không? Do đó cần Thủy kềm chế Hỏa và cắt nguồn Mộc viện trợ là điều tất yếu chứ không hẳn là " Thân nhược " và cũng không thể quyết là " Thân vượng " nên Nhâm thị mới bảo: " nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng "

Đó là Nhâm thị thẩm xét khác tôi, chứ một khi tôi đã thấy bản-khí của Dậu thấu can là Tân tọa Mão nữa thì không cần hay rất cần Tí Ngọ gặp xung cũng đủ sức cắt nguồn nhiên liệu cho Hỏa rồi; đôi khi Canh kim cần có Hỏa để trui rèn là khác v.v...

VULONG1 nhìn thoáng lời bình chắc không xét nét đến vậy!

Như VULONG1 luận rằng " Bính và Ngọ đã bị Tý chế ngự " thì Đinh đà thất Lộc do Tí xung mất Ngọ rồi " còn duy nhất Đinh vượng " sao đặng mà cho rằng Nhâm thị phải “Đẽo Gọt” chi hở!?

Chẳng phải ông ta đã có bàn qua là: " nhưng ngũ hành thiếu thổ " (Ấn) đó sao, nhưng riêng về Tỷ, Kiếp thì có lẽ ông có cái nhìn khác tôi hay VULONG1 thế thôi; mỗi người có luận điểm khác nhau mà ...

Nhâm thị chỉ xác đinh " nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng " chứ có xác định Thân nhược đâu rồi VULONG1 cho là sai hoàn toàn? Chỉ là góc nhìn và lập luân có khác miễn sao nhất quán với lý luận của ông ta thì ok thôi - trừ phi, không nhất quán mới là điều nên tranh cãi vậy!

Cứ nghĩ qua mấy bài viết mà tôi đã giải thích quá là tỉ mỉ và chi tiết rồi thì chắc ai cũng hiểu không cần phải nói thêm nữa nên tôi mới đưa tiếp ví dụ mới, nào ai ngờ là bác vẫn còn không hiểu.

Bây giờ tôi chỉ có thể nói ngắn gọn với bác 2 điều:

Điều thứ nhất nếu NHƯ BÁC NÓI là lệnh tháng Dậu là Vua nên không một thế lực nào dám động đến, vậy thì hỏi bác rằng vua này dùng để áp dụng vào thế giới nào? Nếu thế giới của chúng ta thì sai hoàn toàn vì người dân đã lật đổ hết ông vua này đến ông vua khác rồi hay là ý bác muốn nói tới môn Tử Bình này áp dụng vào thế giới của Vua Thủy Tề chăng?

Điều thứ hai đó là nếu ông ta đã xác định Tứ Trụ này có thân vượng rồi thì làm gì ông ta phải “Đẽo Gọt” nào là:
1 - Tý xung Ngọ nên Ngọ không xung được Dậu nên Dậu mới phù trợ được cho Nhật can Canh là Thân Kim?
2 – Và Dậu xung Mão để Mão không sinh được cho Quan Sát là Ngọ hay Đinh?

Đến đây mà bác vẫn không hiểu thì tôi đành chịu thôi.


Thanked by 1 Member:

#270 maianha

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 226 Bài viết:
  • 284 thanks

Gửi vào 17/11/2014 - 15:28

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

maianha, on 15/11/2014 - 12:10, said:

Càn tạo: Tân mão-đinh dậu-canh ngọ-bính tí
Sát-Nhận cách, sát không nên bị chế, nếu gặp thì phá cách.
Trụ trên có 2 điều kị : thứ nhất quan sát hỗn tạp, thứ hai sát bị chế rồi bởi tí.
Song, nhìn đường đi hỏa , mộc của vận thì rõ ràng hỏa sát cường vượng sẽ công Thân. Lúc này Thực thần không còn khả năng chủ động chế sát trong nguyên cục như trước nữa mà chuyển thành giá sát (chống đỡ Sát giúp thân), Thực thần (tí) ở vị trí chi giờ tối ưu, nơi thu tóm của tứ trụ hoặc cách cục cho thấy hoàn toàn có khả năng hoàn thành nhiệm vụ này . Giá Sát cũng là một quí cách.
Quan sát hỗn tạp chỉ kị khi là quan cách, hoặc sát cách gặp phải. Ngoài ra các cách khác mà gặp hỗn tạp thì chỉ cần có chế thì không kị, nếu có hợp một càng hay.
Tháng tám mùa thu Canh kim sắc nhọn, sinh hạ ngày Ngọ tàng Quan Ấn danh chính ngôn thuận đường đường thiên tử một triều; Sát thấu tuyệt chiêu chính là : Sát Nhận cách uy quyền tối thượng. Không may hỗn Quan: nội tình bất an (tham nhũng, nịnh trung hai phe), biên cương rối loạn (Hồi Cương nổi dậy), chiến tranh lân bang ...(Lẽ ra phải nói là hỗn Sát thì đúng hơn, nhưng nếu dùng Quan [thấu lên từ ngọ] thì Dương nhận cách sẽ giảm đi giá trị nhiều lắm.)
Biết rằng âm nhân sinh tháng dậu, Thất Sát theo đường đi của vận sẽ có lúc phản thùng công Thân nên tạo hóa bèn nắn cho hài nhi này sinh đúng giờ Tí để nếu không chế được sát thì cũng giá sát được vậy.
Cách cục Tí xung Ngọ thì sao? Lý thuyết là như vậy, thực tế lẽ nào một người thộng minh tài hoa lịch lãm khôn ngoan như Càn long đại đế lại dùng khí của mình tiết ra (thực thần) để tự hại mình hay sao!

Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

16 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 16 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |