Jump to content

Advertisements




Tử Bình Nhàn Đàm


512 replies to this topic

#241 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 09/11/2014 - 07:02

Trong “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy đã viết:

“Nhâm thị: Phương pháp dụng can chi, thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại, địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy. Như can giáp ất gặp dần, mão, hợi, tý tức được sinh trợ; gặp thân dậu tức bị khắc hại. Can bính, đinh gặp hợi, tý bị chế phục, gặp tị ngọ dần mão tất được sinh. Như địa chi dần, mão mà gặp can giáp, ất, nhâm, quý tức được sinh trợ; gặp canh, tân tức bị khắc bại; địa chi tị, ngọ không nên gặp nhâm, quý tức bị chế phục; mừng gặp giáp, ất, bính đinh. Can chi tương thông, can được chi sinh tức can vượng, can bị chi khắc tức can suy nhược. Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy. Phàm mệnh tứ trụ có cát thần mà không xem là cát, có hung thần mà không xem là hung đều do nguyên nhân này.

.....................................................................
Ví dụ 40 - Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc
, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần”.

Nói chung phải sử dụng phần lý thuyết và ví dụ trên của chính Nhâm Thiết Tiều mới có thể tìm thấy cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều (xin lỗi vì các bài viết trước nhầm lại cho là của Từ Nhạc Ngô).

Sửa bởi VULONG1: 09/11/2014 - 07:17


Thanked by 1 Member:

#242 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 00:33

Không hiểu ý VuLong1 trích lại bài trên để nói lên điều gì?

Thấy VuLong1 hay trích dẫn những lời và những ví dụ trong sách ra để phê bình. NL nghĩ đọc sách, thấy hay thì học, thấy không hay thì bỏ qua, chứ hơi đâu mà mang từng điểm ra phê bình khen chê này nọ, nhất là sách được ghi chép, chuyển dịch lại nhiều khi sai lầm, không xác ý nghĩa ban đầu của tác giả.

Riêng đoạn trên, NL thấy lạ là Vulong1 trích lại 1 đoạn và 1 ví dụ, để nói, để liên kết với nhau rồi cho rằng qua đó cho thấy cái sai trong bài luận của tác giả so với lý thuyết. Trong khi đó, 2 đoạn trên lại không mấy ăn nhập và liên kết trực tiếp với nhau. Tuy cùng trong 1 chương, nhưng lại ở khác phần luận bàn.

Đoạn trên tác giả viết rồi đưa ra 1 loạt ví dụ theo sau, tiếp sau đó tác giả đưa ra thêm "lý thuyết" và đưa ra 1 loạt ví dụ khác, và cứ tiếp như vậy đến đoạn tác giả viết:

"Nhâm thị viết : Chi sinh can như giáp tý, bính dần, đinh mão, mậu ngọ, nhâm thân, quý dậu, ất hợi, canh thìn, tân sửu. Nhật chủ không đắc lệnh tháng, thêm nữa trong trụ lại không có sinh phù nhật chủ, tức dụng thần ấn tinh ở trụ ngày, bị xung rất xấu, tai hoạ rất nặng. Nếu nhật chủ đắc thời đương lệnh, hoặc trụ năm trụ giờ nhật chủ phùng lộc vượng, hoặc thiên can tỷ kiếp trùng điệp, hoặc quan tinh suy nhược, phản lại rất kỵ ấn tinh tiết khí quan, tất không sợ xung phá. Tóm lại, nhật chủ khí thế thịnh vượng, mừng gặp xung; nhật chủ suy nhược rất sợ gặp xung. Tuy luận về nhật chủ, mà về hành vận cũng tương tự như thế."

và rồi mới đưa ra ví dụ và lời bình trên:

"Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân
ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần."

và còn 1 ví dụ nữa là:

"Nhâm thân giáp thìn bính dần bính thân
ất tị/ bính ngọ/ đinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất

Nhật chủ toạ dần ấn thụ, cũng sinh vào tháng quý xuân, mộc còn dư khí. Can năm nhâm sát sinh ấn hữu tình, không phải ngại vậy. Hiềm lưỡng thân kim xung dần, giáp mộc vô căn. Mừng gặp nhâm thủy hóa thân kim, sinh mộc. Vận bính ngọ khắc thân kim, nhập học đăng khoa giáp bảng. Vận đinh mùi, đinh hỏa hợp mất nhâm thủy, gặp tai hoạ. Vận mậu thân, mậu thổ khắc hại nhâm thủy, tại vận ba thân xung một dần mà mất mạng. Mệnh này nhâm thủy sinh trợ giáp mộc, giáp là dụng thần, không nên thụ thương. Nhâm thủy bị khắc thụ thương, giáp mộc không được tương trợ. Phàm dụng một sát tương sinh ấn thụ, rất kỵ sát bị thụ thương."


Thử hỏi Vulong1 trích dẫn kiểu đó thì làm sao mà không loạn lên được!

Sửa bởi NgoaLong: 10/11/2014 - 00:44


Thanked by 4 Members:

#243 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 01:39

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 10/11/2014 - 00:33, said:

Không hiểu ý VuLong1 trích lại bài trên để nói lên điều gì?

Thấy VuLong1 hay trích dẫn những lời và những ví dụ trong sách ra để phê bình. NL nghĩ đọc sách, thấy hay thì học, thấy không hay thì bỏ qua, chứ hơi đâu mà mang từng điểm ra phê bình khen chê này nọ, nhất là sách được ghi chép, chuyển dịch lại nhiều khi sai lầm, không xác ý nghĩa ban đầu của tác giả.

Đây là sách dạy về học thuật tại sao lại : “thấy hay thì học, thấy không hay thì bỏ qua“ như vậy được, nó đâu phải là cuốn truyện hay tiểu thuyết mà muốn đọc thì đọc, không muốn thì thôi.

Cho dù sách đã dịch qua nhiều lần, người ta gọi là “Tam Sao Thất Bản“ mà thấy sai thì cứ kệ cho những người khác tin là đúng hay sao? Chả nhẽ NgoaLong là một con người nham hiểm như vậy sao?


Riêng đoạn trên, NL thấy lạ là Vulong1 trích lại 1 đoạn và 1 ví dụ, để nói, để liên kết với nhau rồi cho rằng qua đó cho thấy cái sai trong bài luận của tác giả so với lý thuyết. Trong khi đó, 2 đoạn trên lại không mấy ăn nhập và liên kết trực tiếp với nhau. Tuy cùng trong 1 chương, nhưng lại ở khác phần luận bàn.

Tôi trích dẫn đoạn lý thuyết và ví dụ ngay dưới đoạn lý thuyết này là để gợi ý cho người đọc so sánh với ví dụ đầu tiên của cuốn sách mà Nhâm Thiết Tiều luận về vua Càn Long để mà tìm ra chỗ sai lầm của bài luận đó. Vậy mà Ngọa Long lại cho rằng đoạn lý thuyết và ví dụ tôi trích dẫn ở trên: “… 2 đoạn trên lại không mấy ăn nhập và liên kết trực tiếp với nhau…“. Thật tình tôi không hiểu nổi khả năng đọc sách của NgoaLong đạt đến trình độ nào?

Đoạn trên tác giả viết rồi đưa ra 1 loạt ví dụ theo sau, tiếp sau đó tác giả đưa ra thêm "lý thuyết" và đưa ra 1 loạt ví dụ khác, và cứ tiếp như vậy đến đoạn tác giả viết:

"Nhâm thị viết : Chi sinh can như giáp tý, bính dần, đinh mão, mậu ngọ, nhâm thân, quý dậu, ất hợi, canh thìn, tân sửu. Nhật chủ không đắc lệnh tháng, thêm nữa trong trụ lại không có sinh phù nhật chủ, tức dụng thần ấn tinh ở trụ ngày, bị xung rất xấu, tai hoạ rất nặng. Nếu nhật chủ đắc thời đương lệnh, hoặc trụ năm trụ giờ nhật chủ phùng lộc vượng, hoặc thiên can tỷ kiếp trùng điệp, hoặc quan tinh suy nhược, phản lại rất kỵ ấn tinh tiết khí quan, tất không sợ xung phá. Tóm lại, nhật chủ khí thế thịnh vượng, mừng gặp xung; nhật chủ suy nhược rất sợ gặp xung. Tuy luận về nhật chủ, mà về hành vận cũng tương tự như thế."

và rồi mới đưa ra ví dụ và lời bình trên:

"Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân
ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần."

và còn 1 ví dụ nữa là:

"Nhâm thân giáp thìn bính dần bính thân
ất tị/ bính ngọ/ đinh mùi/ mậu thân/ kỷ dậu/ canh tuất

Nhật chủ toạ dần ấn thụ, cũng sinh vào tháng quý xuân, mộc còn dư khí. Can năm nhâm sát sinh ấn hữu tình, không phải ngại vậy. Hiềm lưỡng thân kim xung dần, giáp mộc vô căn. Mừng gặp nhâm thủy hóa thân kim, sinh mộc. Vận bính ngọ khắc thân kim, nhập học đăng khoa giáp bảng. Vận đinh mùi, đinh hỏa hợp mất nhâm thủy, gặp tai hoạ. Vận mậu thân, mậu thổ khắc hại nhâm thủy, tại vận ba thân xung một dần mà mất mạng. Mệnh này nhâm thủy sinh trợ giáp mộc, giáp là dụng thần, không nên thụ thương. Nhâm thủy bị khắc thụ thương, giáp mộc không được tương trợ. Phàm dụng một sát tương sinh ấn thụ, rất kỵ sát bị thụ thương."

Thử hỏi Vulong1 trích dẫn kiểu đó thì làm sao mà không loạn lên được!

Những người đọc sách mà không hiểu sách như NgoaLong mới “loạn lên“ như vậy mà thôi.


Sửa bởi VULONG1: 10/11/2014 - 01:50


Thanked by 1 Member:

#244 NgoaLong

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1746 Bài viết:
  • 4759 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 07:31

Vốn, thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý. Với lại, trong sách bàn biết bao nhiêu là vấn đề mà lấy ra một vài ý cơ bản để chỉ ra cái sai của tác giả thì có chắc được là điều mình đang làm, điều mình nhận thấy và hiểu có thật sự đúng không?

Trong khi đó, trong lời bàn về bát tự được cho là của Càn Long, tác giả chỉ nói thoáng qua một cách không rõ ràng thì khó mà châm chỉa được. Thế mà Vulong1 lại khẳng định tác giả luận Thân Nhược, Thân Nhược là sai, và chứng minh điều đó.

Còn lời bàn và ví dụ trên liên quan đến bát tự được cho là của Càn Long như thế nào và có thể nói lên được bao nhiêu mà Vulong1 cho rằng lấy ra để dẫn chứng cho cái sai của tác giả?

Sửa bởi NgoaLong: 10/11/2014 - 07:33


Thanked by 2 Members:

#245 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 11:37

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

NgoaLong, on 10/11/2014 - 07:31, said:

Vốn, thư bất tận ngôn, ngôn bất tận ý. Với lại, trong sách bàn biết bao nhiêu là vấn đề mà lấy ra một vài ý cơ bản để chỉ ra cái sai của tác giả thì có chắc được là điều mình đang làm, điều mình nhận thấy và hiểu có thật sự đúng không?

Dù một câu hay một ý sai cũng là sai, ở đây hầu như còn luận sai luôn cả bài cơ đấy, hãy đợi thêm một chút nữa đi.

Trong khi đó, trong lời bàn về bát tự được cho là của Càn Long, tác giả chỉ nói thoáng qua một cách không rõ ràng thì khó mà châm chỉa được. Thế mà Vulong1 lại khẳng định tác giả luận Thân Nhược, Thân Nhược là sai, và chứng minh điều đó.

Tôi chưa đưa ra lời giải đáp mà đang chờ đợi mọi người trả lời cơ mà, có vậy mà cũng không hiểu sao? NgoaLong thích “Cầm Đèn Chạy Trước Ôtô“ từ bao giờ đấy?

Còn lời bàn và ví dụ trên liên quan đến bát tự được cho là của Càn Long như thế nào và có thể nói lên được bao nhiêu mà Vulong1 cho rằng lấy ra để dẫn chứng cho cái sai của tác giả?

Cứ như NgoaLong là “Bố“ người ta ấy, dẹp cái kiểu ông “Cụ Non“ đi nhé!


Sửa bởi VULONG1: 10/11/2014 - 11:41


Thanked by 1 Member:

#246 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1836 Bài viết:
  • 5471 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 15:55

Đúng hay sai không quan trọng, đó là cách hiểu chủ quan của từng người, ví dụ nhá

1 cái hồ chứa nước có nhiều nguồn chảy vào thì được xem là dồi dào, cường vượng, dung tích hồ 1 tỷ m3 nước, nhưng người ta đặt tới 10 tổ máy phát điện, mỗi tổ máy 100MW ! Thì cái hồ đó dù có dồi dào tới đâu, cung không đủ cầu, luôn thiếu nước !

Trong khi 1 cái hồ có 50 triệu m3 nước, chỉ có 1 nguồn chảy vào, mà chỉ có 1 tổ máy 5 MW thì vẫn còn dư ê hề nước !

Vậy quan trọng là ứng dụng thực tế tới đâu thôi, nói nhiều này nọ mà khi vận dụng thực tế thì đoán sai be bét thì chẳng ra cái gì !

Thanked by 3 Members:

#247 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 16:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 10/11/2014 - 15:55, said:

Đúng hay sai không quan trọng, đó là cách hiểu chủ quan của từng người, ví dụ nhá

Tại sao: Đúng hay sai không quan trọng“? Đây là trang web trao đổi về học thuật cơ mà, phải tìm ra được chỗ đúng và chỗ sai chứ, nếu không thì khác gì mấy bà hàng tôm hàng cá ngoài chợ cãi nhau?

1 cái hồ chứa nước có nhiều nguồn chảy vào thì được xem là dồi dào, cường vượng, dung tích hồ 1 tỷ m3 nước, nhưng người ta đặt tới 10 tổ máy phát điện, mỗi tổ máy 100MW ! Thì cái hồ đó dù có dồi dào tới đâu, cung không đủ cầu, luôn thiếu nước !

Trong khi 1 cái hồ có 50 triệu m3 nước, chỉ có 1 nguồn chảy vào, mà chỉ có 1 tổ máy 5 MW thì vẫn còn dư ê hề nước !

Vậy quan trọng là ứng dụng thực tế tới đâu thôi, nói nhiều này nọ mà khi vận dụng thực tế thì đoán sai be bét thì chẳng ra cái gì !

Chính vì vậy mà tôi đã phải trích dẫn ra hẳn đoạn lý thuyết và ví dụ số 40 mà tác giả đã ứng dụng lý thuyết đó như thế nào để cho mọi người so sánh với ví dụ 1 của vua Càn Long mà cùng tác giả lại cùng 1 cuốn sách luận khi vẫn áp dụng lý thuyết đó. Điều này rõ ràng là tôi đã cho đáp số của bài toán rồi mà vẫn chưa có ai tìm ra chỗ sai đó.

Thật tình tôi không thể hiểu nổi mọi người đọc sách không tìm hiểu về học thuật thì tìm hiểu về cái gì?


Sửa bởi VULONG1: 10/11/2014 - 16:36


Thanked by 1 Member:

#248 hieuthuyloi

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1836 Bài viết:
  • 5471 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 16:47

Chẳng ai dám cho mình là đúng cả, cũng chẳng ai dám nói người khác sai cả, nói vậy để bác Vulong hiểu thêm.

tôi ví dụ nhá: Boigiaisau nói rằng cách cục là quan trọng nhất, vượng nhược là phụ trợ

Nó đúng là đúng ở cấp độ đầu tiên, bởi khi ai cũng phải xét khí của lệnh tháng trước khi xét cái khác, như thế là đúng.

Nhưng ở cấp độ cao hơn nó sai, vì sau khi hiểu sâu hơn Boigiaisau lại nhận ra có những thứ quan trọng hơn và quyết định luôn cả cách cục mà Boigaisau ở cấp độ thấp chưa nhìn ra !

Và việc nhận xét đúng hay sai của tôi cũng là chủ quan của tôi mà thôi, tôi không cố đưa ra để khẳng định tôi đúng, tôi là chuẩn, mà người khác có người sẽ cho tôi là đúng và có người sẽ cho tôi là sai

Vì vậy cần dựa vào thực tiễn để tự hoàn thiện và rút kinh nghiệm, thế thôi

Nói thêm rằng:
Ví dụ: Vì tôi không dùng từ cách cục mà tôi hiểu theo cách của riêng tôi nên tôi không dùng từ ngữ là cách cục, vì thế một sồ người nói tôi là chưa học vỡ lòng, chưa qua sơ học, là to mồm, đó cũng là chuyện bình thường vì chủ quan của họ nghĩ rằng phải dùng từ cách cục mới chỉ điều đó.

Nên nó mang màu sắc chủ quan, cái chung duy nhất là thực tế anh nhận định thế nào.

Sửa bởi hieuthuyloi: 10/11/2014 - 16:56


Thanked by 3 Members:

#249 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 17:45

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

hieuthuyloi, on 10/11/2014 - 16:47, said:

Chẳng ai dám cho mình là đúng cả, cũng chẳng ai dám nói người khác sai cả, nói vậy để bác Vulong hiểu thêm.

Ở đây tôi chỉ đưa ra câu hỏi là yêu cầu mọi người tìm ra những chỗ sai trong bài luận về vua Càn Long của Nhâm Thiết Tiều chứ tôi đâu nói Nhâm Thiết Tiều còn sai ở tất cả những chỗ khác, hay cuốn sách của ông ta tất cả đều sai đâu mà Hieuthuyloi lại phát biểu như vậy?

tôi ví dụ nhá: Boigiaisau nói rằng cách cục là quan trọng nhất, vượng nhược là phụ trợ

Nó đúng là đúng ở cấp độ đầu tiên, bởi khi ai cũng phải xét khí của lệnh tháng trước khi xét cái khác, như thế là đúng.

Nhưng ở cấp độ cao hơn nó sai, vì sau khi hiểu sâu hơn Boigiaisau lại nhận ra có những thứ quan trọng hơn và quyết định luôn cả cách cục mà Boigaisau ở cấp độ thấp chưa nhìn ra !

Còn về trình độ của bác BoiGiaiSau thì chỉ cần một bài luận của bác BoiGiaiSau về vị Nobel Yuan T. Lee là đủ biết rồi không cần thiết phải đề cập ở đây.

Và việc nhận xét đúng hay sai của tôi cũng là chủ quan của tôi mà thôi, tôi không cố đưa ra để khẳng định tôi đúng, tôi là chuẩn, mà người khác có người sẽ cho tôi là đúng và có người sẽ cho tôi là sai

Vì vậy cần dựa vào thực tiễn để tự hoàn thiện và rút kinh nghiệm, thế thôi

Nói thêm rằng:
Ví dụ: Vì tôi không dùng từ cách cục mà tôi hiểu theo cách của riêng tôi nên tôi không dùng từ ngữ là cách cục, vì thế một sồ người nói tôi là chưa học vỡ lòng, chưa qua sơ học, là to mồm, đó cũng là chuyện bình thường vì chủ quan của họ nghĩ rằng phải dùng từ cách cục mới chỉ điều đó.

Nên nó mang màu sắc chủ quan, cái chung duy nhất là thực tế anh nhận định thế nào.

Nhận định của tôi là hieuthuyloi tốt nhất đừng nghĩ Đông Tây Nam Bắc như vậy mà tập chung vào câu hỏi của tôi mà tìm ra chỗ sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều về vua Càn Long đi.


Sửa bởi VULONG1: 10/11/2014 - 17:59


Thanked by 2 Members:

#250 anhphongkiem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 18:01

Àh, ý bác vulong đang muốn nói lên là Can Chi trong 1 trụ, Can có hành khắc Chi, thì chi đó có xung khắc với chi khác đc ko, và lực của nó là mạnh hay yếu. Tứ trụ Càn Long, can khắc chi, lại thiên khắc địa xung, vậy xét lực của các cảm chi như thế nào?

#251 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 18:17

hà hà, mỗi người đều có cách xem khác nhau, chẳng ai giống ai =))

#252 anhphongkiem

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 26 Bài viết:
  • 14 thanks

Gửi vào 10/11/2014 - 18:57

cách gì thì cách, quan trọng nhất là nó có độ chính xác cao

#253 TuBinhTuTru

    Thượng Khách

  • Thượng Khách
  • 821 Bài viết:
  • 1514 thanks

Gửi vào 11/11/2014 - 03:13

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Trong “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy đã viết:

“Nhâm thị: Phương pháp dụng can chi, thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại, địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy. Như can giáp ất gặp dần, mão, hợi, tý tức được sinh trợ; gặp thân dậu tức bị khắc hại. Can bính, đinh gặp hợi, tý bị chế phục, gặp tị ngọ dần mão tất được sinh. Như địa chi dần, mão mà gặp can giáp, ất, nhâm, quý tức được sinh trợ; gặp canh, tân tức bị khắc bại; địa chi tị, ngọ không nên gặp nhâm, quý tức bị chế phục; mừng gặp giáp, ất, bính đinh. Can chi tương thông, can được chi sinh tức can vượng, can bị chi khắc tức can suy nhược. Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy. Phàm mệnh tứ trụ có cát thần mà không xem là cát, có hung thần mà không xem là hung đều do nguyên nhân này.


Nhâm thị bàn về lẽ vượng suy của can chi phàm can chi tương sinh là được sinh trợ (vượng) mà can chi tương khắc ắt bị chế phục,bại (suy) và nếu như địa chi bị thiên can khắc thời địa chi vô lực để xung khắc sinh chế trợ các địa chi khác vậy; do đó có ví dụ sau đây:


Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

.....................................................................
Ví dụ 40 - Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc
, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần”.


Do đó, nếu xét theo tứ trụ của ví dụ:

VD 1- Càn tạo mệnh:
Tân Mão - Đinh Dậu - ngày Canh Ngọ - Bính Tý
Đại vận: bính than/ ất mùi/ quý tỵ/ nhâm thin/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý/ đinh hợi


thì trụ nào cũng phạm can chi tương khắc mà đều là thiên can KHẮC địa chi - trừ trụ ngày và giờ - và Nhật can bị địa chi khắc nên " thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại " cũng như " địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy " ... thành ra, Nhâm thị mới bảo tứ trụ trên:

"... tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng. "

VULONG1 cho rằng Nhâm thị sai à!?

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Nói chung phải sử dụng phần lý thuyết và ví dụ trên của chính Nhâm Thiết Tiều mới có thể tìm thấy cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều (xin lỗi vì các bài viết trước nhầm lại cho là của Từ Nhạc Ngô).


1. Nguyệt lệnh là địa chi DẬU (kim) bị thiên can ĐINH lộ khắc
2. Nhật can CANH (kim) bị địa chi NGỌ (hỏa) khắc

Gốc của CANH bị khắc, lại tọa nơi LY tòa hỏa thiêu chẳng lẽ lý lẽ của Nhâm thị chẳng nhất quán sao khi bảo:

"... tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng " ?

Cho nên, ở ví dụ 40: trong tứ trụ ở trụ giờ có địa chi Thân (kim) xung Dần (nhật chi) đó nhưng vô lực bởi can Bính của trụ giờ khắc chế nên phải đợi đến Đại vận: Nhâm Thân, Quý Dậu mới có Nhâm dập Bính để mà Thân mới xung Dần (nhật chi) thành công, rồi Tài tinh mới đắc dụng vậy ...

Tuy tôi có lý thuyết của riêng tôi để định thân cường vượng hay suy nhược nhưng để trích dẫn “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy và 2 ví dụ: 40 với Càn Long để:

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Nói chung phải sử dụng phần lý thuyết và ví dụ trên của chính Nhâm Thiết Tiều mới có thể tìm thấy cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều


... thì chắc phải chờ nghe cao kiến của VULONG1 vậy!

Ở trụ của Càn Long, vì Niên chi và Nguyệt chi đều bị can khắc thành ra lực xung đều yếu như nhau nhưng không phải chẳng xung nhau được; duy chỉ, Nhật và Thời trụ thì chi khắc can nhưng Tí (thủy) vừa phải đối phó với Bính và Ngọ song quyền khó đương với 4 tay nên lực xung bị giảm vậy ...

"... tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng "

Sửa bởi TuBinhTuTru: 11/11/2014 - 04:52


#254 VULONG1

    Hội viên

  • Hội Viên mới
  • Pip
  • 191 Bài viết:
  • 143 thanks

Gửi vào 12/11/2014 - 19:34

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VULONG1, on 09/11/2014 - 07:02, said:

Trong “Chương 9 - Can Chi Tổng Luận” của cuốn Trích Thiên Tủy đã viết:

“Nhâm thị: Phương pháp dụng can chi, thiên can vượng suy do địa chi sinh phù hay khắc hại, địa chi vượng suy cũng do thiên can sinh phù, khắc hại vậy. Như can giáp ất gặp dần, mão, hợi, tý tức được sinh trợ; gặp thân dậu tức bị khắc hại. Can bính, đinh gặp hợi, tý bị chế phục, gặp tị ngọ dần mão tất được sinh. Như địa chi dần, mão mà gặp can giáp, ất, nhâm, quý tức được sinh trợ; gặp canh, tân tức bị khắc bại; địa chi tị, ngọ không nên gặp nhâm, quý tức bị chế phục; mừng gặp giáp, ất, bính đinh. Can chi tương thông, can được chi sinh tức can vượng, can bị chi khắc tức can suy nhược. Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy. Phàm mệnh tứ trụ có cát thần mà không xem là cát, có hung thần mà không xem là hung đều do nguyên nhân này.

.....................................................................
Ví dụ 40 - Giáp dần mậu thìn bính dần bính thân

Ất tị/ canh ngọ/ tân mùi/ nhâm thân/ quý dậu/ giáp tuất

Can bính toạ dần ấn thụ, sinh vào tháng quý xuân, khí hỏa có thừa, với lại gặp năm giáp dần, tất nhật chủ quá vượng. Thổ tuy đương lệnh, mà bị mộc vượng khắc
, mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực. Hành vận phương nam, khó khăn dị thường, đến nhâm thân, quý dậu vận trình hai mươi năm, thân kim xung dần mộc, khắc tỷ kiếp, sang nghiệp hưng gia. Trụ này tài tinh làm dụng thần”.

Nói chung phải sử dụng phần lý thuyết và ví dụ trên của chính Nhâm Thiết Tiều mới có thể tìm thấy cái sai trong bài luận của Nhâm Thiết Tiều (xin lỗi vì các bài viết trước nhầm lại cho là của Từ Nhạc Ngô).

Tôi rất mừng khi được bác TuBinhTuTru tham gia trao đổi về ví dụ này nhưng thật đáng tiếc là bác BoiGiaiSau lại chỉ “Cưỡi Ngựa Xem Hoa”, mặc dù đây là chủ đề mà bác ấy tạo ra để chứng minh cho mọi người biết về trường phái “Cách Cục Pháp“ mà bác ấy theo đuổi là đúng còn trường phái “Vượng Suy Pháp” là sai….

Bây giờ tôi sẽ trình bầy quan điểm của tôi:
Thứ nhất là tôi luôn luôn dùng lý thuyết của chính tác giả để chứng minh những ý mà tác giả luận là sai chứ không như nhiều người khác không thèm đọc hay chứng minh … là sai mà đã khẳng định điều họ nói là sai….
Thứ hai là tôi dùng những kiến thức cơ bản đã xây dựng lên môn Tử Bình để phản biện…
Cuối cùng tôi mới sử dụng lý thuyết của tôi để chứng minh lại các đều đó xem có ngắn gọn hay chính xác hơn không.

Tất nhiên tôi cũng mong muốn mọi người trước khi chê bai ai về một vấn đề gì đó thì trước hết hãy chứng minh cho họ biết điều họ nói đó là sai….

Trở lại 2 đoạn tôi trích dẫn trên.
Rõ ràng đoạn trích dẫn đầu là lý thuyết mà tác giả đưa ra có câu:

”Chi được can sinh, tức chi mạnh lên, chi bị can khắc tức chi suy nhược vậy”.

Và chính tác giả đã sử dụng câu này để luận cho ví dụ 40 như sau:

“…mừng gặp thân xung dần, tài tinh đắc dụng, hiềm vì can bính hỏa khắc chi thân, nên xung vô lực .

Rõ ràng tác giả viết “…mừng gặp Thân xung Dần …” nhưng vì can Bính hỏa khắc chi Thân ” nên “xung vô lực”, nghĩa là tác giả muốn diễn tả: Bính khắc Thân cùng trụ thì Thân không xung khắc được với Dần bên cạnh được nữa. Điều này đúng như “Binh Pháp Tử Bình số 2” mà tôi đã phát biểu như sau:

Nếu Can hay Chi bị khắc (chú ý: ở đây khắc theo ngũ hành chứ không phải khắc theo kiểu Tứ Hành Xung) gần (các can hay chi ngay trụ bên cạnh nếu chúng không bị hợp) hay bị khắc trực tiếp (các can hay chi cùng trụ nếu chúng không cùng bị hợp, trừ khi tất cả các can chi trong cùng trụ tạo thành 2 tổ hợp hóa hay không hóa) thì các can hay chi này không có khả năng nhận được sự sinh từ các can chi khác cũng như chúng không có khả năng sinh hay khắc các can chi khác”.

Nhưng thật đáng tiếc ở ví dụ vua Càn Long chúng ta thử xem tác giả luận ra sao:

“VD 1- Càn tạo mệnh:
Tân Mão - Đinh Dậu - ngày Canh Ngọ - Bính Tý
Đại vận: bính than/ ất mùi/ quý tỵ/ nhâm thin/ canh dần/ kỷ sửu/ mậu tý/ đinh hợi

Thiên can canh tân bính đinh, chính phối hỏa luyện thu kim; địa chi tý ngọ mão dậu, cư ở bốn cung khảm ly chấn đoài. Cả bốn chi đều ở tứ chính, khí quán tám phương, nhưng ngũ hành thiếu thổ, tuy sinh vào mùa thu đương lệnh, chẳng luận vượng, rất cần tý ngọ gặp xung , thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim, mà sinh phù nhật chủ; đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa, chế phục đắc cách, sinh hóa hữu tình. Mão dậu tức chấn đoài chủ nhân nghĩa hơn người; tý ngọ tức khảm ly, là khí đứng đầu trong trời đất. Với lại khảm ly đắc nhật nguyệt chi chính thể, vô tiêu vô diệt, một tươi nhuận một ấm áp, tọa tại đoan môn, thủy hỏa ký tế. Cho nên tám phương qui phục, bốn biển cùng về, thiên hạ thái bình thịnh thế vậy (Thanh cao tông-càn long. Trích trong ái tân giác la mệnh phổ)“”.

Rõ ràng tác giả viết: ”… tý ngọ gặp xung, thủy khắc hỏa, khiến cho ngọ hỏa chẳng khắc phá dậu kim,… điều này đúng với “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi, vì ở đây Tý khắc gần Ngọ nên Ngọ không thể khắc được Dậu là đúng. Nhưng thật đáng tiếc là tác giả lại viết: ”đổi lại mão dậu gặp xung, kim khắc mộc, tắc mão mộc không thể sinh trợ ngọ hỏa” . Chả nhẽ tác giả không biết chính lý thuyết mà ông ta đưa ra can Bính khắc chi Thân cùng trụ ở ví dụ 40 có khác gì với can Đinh khắc Dậu cùng trụ ở ví dụ 1 của vua Càn Long? Vậy mà ở ví dụ 40 ông ta cho rằng “Bính khắc Thân” cùng trụ nên Thân không xung được Dần bên cạnh còn ở ví dụ 1 có “Đinh khắc Dậu” cùng trụ thì ông ta lại cho rằng Dậu xung được Mão nên Mão không sinh được…. Vậy thì cái sai này có liên quan gì tới Thân vượng hay nhược hay không? Rõ ràng cái sai này là do lý thuyết mà ông ta đưa ra chỉ nói chung chung là can khắc chi cùng trụ thì chi bị suy yếu mà thôi, còn suy yếu như thế nào thì ông ta không nói . Qua 2 ví dụ này (số 1 và số 40) bạn đọc tự tìm thấy câu trả lời cho riêng mình. Còn đối với tôi câu trả lời chính là “Binh Pháp Tử Bình số 2” của tôi.

Sửa bởi VULONG1: 12/11/2014 - 19:37


Thanked by 1 Member:

#255 BoiGiaiSau

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 366 Bài viết:
  • 735 thanks

Gửi vào 12/11/2014 - 20:35

tôi theo cách cục pháp, vẫn dùng vượng suy nhưng chỉ là phụ. Còn điều tôi muốn nhấn mạnh là làm sao để xem phú quý sang hèn, bạn vulong xem vượng suy của nhật chủ nhưng hầu như không bàn luận về điều này, chỉ tập trung vào vượng suy, không phải điều tôi quá quan tâm nên không có hứng bàn luận với bạn. Đợi khi nào bạn nghiên cứu sâu hơn bàn luận về phú quý sang hèn của tứ trụ thì tôi mới có hứng

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



Thanked by 2 Members:





Similar Topics Collapse

  Chủ Đề Name Viết bởi Thống kê Bài Cuối

11 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 11 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |