Jump to content

  •  
  • Trình Ứng Dụng

Advertisements




ÂM DƯƠNG GIA



662 replies to this topic

#361 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 11:07

"Xuân đến trăm hoa nở
Xuân đi trăm hoa rụng
Sự vật đổi thay trông trước mắt
Già nua biểu hiện mái tóc nâu


Thanked by 3 Members:

#362 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 13:22

hihi .. tuỳ Căn Tánh .. có người đi pháp học đến pháp hành , pháp hành đến pháp thành .... cũng tuỳ dạng đặc biệt do một sự kích động mạnh nào đó mà đi thẳng pháp hành , pháp thành rồi mới đến pháp học .... cho nên mới nói là Duyên ..... cụ thể như Độc Giác Phật chỉ Giác được cho mình mà không chỉ dạy được cho người , nhưng lại phải đi học rồi mới Giác tha được..... thế giới này muôn màu muôn vẻ .. hihi

Thanked by 1 Member:

#363 VuiVui

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

Gửi vào 28/12/2013 - 17:34

Trích dẫn

"Đồ Đao" là cái tâm cay cú. Tâm cay cú làm tầm nhìn của con mắt chỉ hẹp hòi trong một đoạn. Nhìn trong một đoạn thì nhầm lẫn và sai lạc. Sai lạc mà vẫn cay cú thì tiếp tục ngụy biện cho mình. Trình độ của ông sư ở trên còn phải tu vài kiếp nữa. Sư mà kiến giải cứ như thằng trẻ con bị giật mất kẹo khóc hu hu vậy.

Rất mừng là cho đến giờ không thấy có một ai đồng tình với ý kiến trên của TTL. Nếu TTL mà đặt câu hỏi „buông hạ đồ đao lập địa thành phật” là thế nào ? Thì người trả lời, chắc chả cần phải tới những người như Sư Thầy, mà có lẽ bất cứ ai quan tâm đến chủ đề này cũng biết là phải giải thích cho TTL hiểu thế nào là Tâm, rồi mới đến chuyện „đồ đao” là cái Tâm gì. Nó biểu hiện như thế nào ? Rồi sau đó mới có thể đi tới trả lời câu hỏi trên. Mà chỉ là để làm sao cho hiểu được về Tâm, cũng đã thật là gian nan đối với người vô tâm. Cho nên, với người vô tâm, chắc Sư Thầy sẽ không trả lời.
Có câu „tri kỷ tri bỉ”. Nội một câu hỏi, người ta cũng đã có thể biết người đối diện mình là ai, có tâm hay vô tâm, tầm vóc đến đâu.
Câu trả lời của Sư Thầy tôi, các Bạn đọc kỹ đã thấy có cả cái sự Cải Tâm ở trong đó rồi.

Trích dẫn

Ngón tay chỉ trăng mãi mãi chỉ là ngón tay chứ không thể nào là mặt trăng được. Người trí nương theo ngón tay mà tìm tới mặt trăng, chứ không phải ôm khư khư ngón tay làm của báu để rồi chấp ngã vào ngón tay mà đau khổ triền miên.

Vào huyền học thì nội dung trên như là lẽ huyền vi. Đệ tử đương nhiên lấy đó làm kim chỉ nam, nhưng tâm thế thì sùng bái. Nhưng người học toán thì thấy lẽ đó là thường. Là đương nhiên phải thế. Chả có ai học toán mà lại hiểu ngược lại cả. Ví dụ như, đường trắc địa trong hình học nội bộ cầu, thực tế là cái đường xích đạo, đường vĩ tuyến, đường kinh tuyến. Ờ, nhưng mà ai cũng hiểu nó là đường thẳng trong không thời gian bốn chiểu có độ cong, ấy là con đường mà ánh sáng phải đi. Ấy là không gian cong trong lý thuyết trường hấp dẫn. Và người ta đã không khó hiểu mấy khi Einstein sử dụng hình học không tuyệt đối để mô tả trường hấp dẫn.
Không phải ngẫu nhiên, những bậc trí tuệ dù có xa nhau thế nào về không gian và thời gian, vẫn có thể gặp nhau. Rõ ràng, họ chẳng cần Tu, mà vẫn gặp nhau. Vẫn gặp được người Tu.
Bởi vậy, nếu như có thể nói cho dễ hiểu thì cố mà nói cho dễ hiểu, cần gì phải nói quá huyền vi làm gì. Ấy là cái sự cao hơn cái huyền vi mà ta thấy vậy.
Trong triết học, cũng có câu. Không ai có thể tắm hai lần trên cùng một dòng song.
Cũng nằm trong cùng một cái lẽ huyền vi như vậy.
Cho nên cứ nói cho thật huyền vi, nhưng thật ra có gì là huyền vi đâu !!!

#364 VoLy

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

Gửi vào 29/12/2013 - 09:58

Thiên Thượng Thiên Hạ
Duy Ngã Độc Tôn

- Trên trời dưới đất .. tất cả mọi người đều có thể làm được như ta ..... đây mới là nghĩa thật của 2 câu thơ này ......

#365 PhapVan

    Bát quái viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 906 Bài viết:
  • 1248 thanks

Gửi vào 29/12/2013 - 11:20

"Thiên thượng địa hạ duy Ngã độc tôn"

Nhận định cá nhân: là câu tổng kết của chư Tổ trong lần kết tập kinh điển Phật giáo (tam tạng) về đường lối tu hành với ý nghĩa tổng quát chỉ có con đường trung đạo là duy nhất khai mở trí huệ bát nhã ba la mật, con đường dẫn hành giả đến sự giác ngộ.

"Ta là Phật đã thành, các Người là Phật sẽ thành" - Tính bình đẳng giống nhau giữa chư Phật và chúng sinh cùng một Thể, một gốc.

Sửa bởi PhapVan: 29/12/2013 - 11:21


Thanked by 1 Member:

#366 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 29/12/2013 - 11:47

Vọng ngoại tôn thờ chẳng phải tu!
Cúng, cầu, lạy, khấn… kiểu phàm phu!
Phật tiên phẩm chất trên quân tử!
Há giúp nhơn gian cách “lọng dù”…?

Sự sai lầm trọng đại nhất, cũng là sai lầm phổ biến nhất của những đệ tử Phật là VỌNG NGOẠI. Vọng ngoại nghĩa là hướng ra bên ngoài, tin cậy bên ngoài, trông chờ sự giúp đỡ, chở che của thế lực siêu hình nào đó ở ngoài. Người ta rất dễ tin, rằng ngoài con người, ngoài bản thân con người của ta ra, bên ngoài còn có những thế lực siêu hình lớn lao, hùng mạnh và hiệu quả nếu thế lực đó chịu “phù hộ”. Do đó, tâm lý chung, con người không là Phật tử hay đã đặt mình là Phật tử có đức tin đạo Phật sâu đậm, vậy mà rất ít có Phật tử bỏ được cái tánh VỌNG NGOẠI.

Phật và Tổ đã dạy : Tin mình là chánh tín. Đừng tin nơi ai khác. Hãy tự mình thắp đuốc mà đi! Tự mình tạo hòn đảo để mình nương tựa. Tổ dạy : Phật, Bồ tát, Thanh văn, La hán là những con người đã được giác ngộ, đã giải thoát thì ta đây cũng có khả năng làm được việc đó, không nên tự khinh mình mà nhục chí thoái lui! (彼既丈夫我亦爾,不應自輕而退屈) Bỉ ký trượng phu ngã diệc nhĩ, bất ưng tự khinh nhi thoái khuất. Người đệ tử Phật phải học về “Tam bảo tự tánh” của chính mình!

Cúng kính, lạy lục, khấn nguyện, cầu mong, ......, không gọi là TU, vì tu là phải sửa. Hành là phải làm, phải hành động, phải “chừa bỏ các việc ác, vâng làm các việc lành, tâm ý giữ trong sáng. Đó là làm theo lời Phật”, đó là tu hành.

Lòng từ bi của Phật và các hàng đệ tử Phật, cứu giúp chúng sanh không điều kiện. Đem tâm tư, sức lực, vật phẩm… làm điều kiện để cầu nguyện sự giúp đỡ chở che, vô tình đệ tử Phật phỉ báng Phật mà không biết…!

Phật, Bồ tát, Hiền thánh phải khác với vua quan công chức phàm tình chứ!


Thanked by 2 Members:

#367 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 29/12/2013 - 11:56

Thuyết Pháp?

Tay chỉ vầng trăng chẳng chỉ gì!
Trời xanh mây trắng đến rồi đi
Ai người “bất thủ ư chư tướng”
“Bất động như như” Phật nhãn thừa!

Pháp tức là vạn vật hiện tượng, mỗi một vật, một hiện tượng, một dạng vật chất, đạo Phật gọi là một pháp. Nhìn trời xanh là một Pháp. Thấy mây trắng là một Pháp. Thấy người trẻ, thấy một Pháp. Thấy người già, thấy một pháp. Thấy quan tài, thấy một đám ma, thấy một Pháp. Nghe giọng đàn Nam ai não nùng, thảm thiết là nghe một Pháp. Nghe điệu ca ai oán, nghe Pháp. Ngửi mùi hương, ngửi Pháp. Nếm vị ngọt, nếm Pháp. Xúc với một vật, chạm xúc Pháp. Nghĩ ngợi và nghĩ ngợi là nhiều Pháp hiện ra cùng một lúc.

Nói rút lại, tất cả hiện tượng vật chất thiên hình vạn trạng đối tượng của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết “sáu căn” của con người đều gọi là “pháp”.

Người ta nói là Phật thuyết pháp, Phật thì nói Như Lai chẳng có thuyết pháp gì! Tại sao vậy?

Tại vì pháp Phật nói ra, không phải của Phật. Sanh, già, bịnh, chết, khổ. Sự khổ ấy không phải do Phật thuyết pháp mới có khổ! Thương yêu mà chia ly, ghét nhau mà chung chạ, thèm thuồng mà không toại nguyện, thân thể mất quân bình, khổ. Những điều khổ ấy, ai ai cũng có quyền thọ dụng ngang nhau. Điều đó không phải do Như Lai nói, Như Lai cho, con người mới được hưởng! Lấy ý Phật mà suy, rõ ràng Như Lai chẳng thuyết pháp gì ngoài sự vận chuyển, sự tuần hoàn, sự tồn tại sự mất đi. Duyên sanh, duyên diệt theo dòng nhân quả của vũ trụ vạn hữu.

Vả lại, người đệ tử nào nói Phật thuyết pháp, vô tình phỉ báng Như Lai. Tại sao? Tại vì trí tuệ Giác ngộ của Như Lai vô cùng vô cực. Những pháp Như Lai nói trong 12 bộ kinh chỉ là pháp cứu cấp, cứu nguy chúng sanh thôi! Pháp mà Như Lai chứng, Như Lai biết không phải chỉ có mấy tạng kinh từng ấy! Nước vũng, nước ao không nên nói đó là nước biển!

Pháp Như Lai nói ví như ngón tay chỉ trăng. Người trí nương ngón tay mà tìm trăng, ngón tay không là trăng. Phật dạy: Là đệ tử tu học Đại thừa, các người nên tu tập: Bất thủ ư tướng, như như bất động.

Có nghĩa là: Hãy tu hạnh Khất sĩ đi! Các thầy Tỳ kheo! Các thầy hãy cố gắng viễn ly:

“Bất ưng trụ sắc sanh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sanh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm”.

Đấy! Như Lai bày vẽ cách cho các thầy Tỳ kheo vậy thôi, Như Lai không có gì để gọi là thuyết pháp, đâu nhé!


Thanked by 1 Member:

#368 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 06/01/2014 - 09:49

Buông đao thành Phật

Đọc tiểu thuyết kiếm hiệp của Kim Dung, người ta thường thấy câu thành ngữ “Buông đao đồ tể, lập tức thành Phật”. Đồ tể là người làm nghề giết mổ, chuyên giết mổ súc vật; trong khi đó, một trong những trọng giới của nhà Phật là giới sát. Người Phật tử đã không được phép hại mạng sống của chúng sanh, lẽ nào người sống bằng nghề giết mổ, cả đời lấy đi mạng sống của biết bao sinh vật, chỉ cần buông đao xuống là đã có thể thành Phật, lại còn thành Phật ngay lập tức? Tất nhiên, người đọc cũng hiểu, thành ngữ này có tính thậm xưng, nói quá hơn sự thật, để nhắc nhở rằng mọi người đều có Phật tính; chỉ cần nhận thức được hành vi mang nghiệp nặng của mình, quyết tâm từ bỏ, thì có thể thành Phật. Kinh điển nhà Phật có đề cập trường hợp phạm ác nghiệp nặng nề nhưng khi biết hối cải thì đã đạt được thánh quả.


#369 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 06/01/2014 - 10:31

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn



#370 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 416 thanks

Gửi vào 06/01/2014 - 11:55



"Nói rút lại, tất cả hiện tượng vật chất thiên hình vạn trạng đối tượng của thấy, nghe, ngửi, nếm, xúc, biết “sáu căn” của con người đều gọi là “pháp”.


Pháp phụ thuộc vào người thôi à ?




#371 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 06/01/2014 - 13:29

Như Lai tàng.


Năm ấm, sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới, bảy đại đều là hiện tượng biểu hiện của
Như Lai tàng. Nói cách khác, Như Lai tàng là bản thể của 5 ấm, 6 nhập, 12 xứ, 18 giới
và 7 đại. Đề cập đến bản thể hiện tượng là một vấn đề lớn, một vấn đề mang tính triết
học của Phật giáo, nếu ta nhìn Phật giáo qua lăng kính triết học. Nhưng đối với Phật
giáo người ta có cho nó là triết học hay không, là triết học điều đó chẳng có giá trị thêm
bớt gì. Sự thuyết pháp của Phật nhằm nói lên chân lý khách quan, nói lên cái nguyên ủy
của sự hình thành và sự tồn tại khách quan của vũ trụ vạn hữu. Sự thật như thế nào, Phật
nói như thế ấy vậy thôi. Giáo lý của kinh Thủ Lăng Nghiêm, triển khai: Tất cả hiện tượng
vạn hữu hình thành từ chất liệu của bốn khoa và bảy đại. Rằng hiện trạng vạn hữu do
ngũ uẩn tổ hợp mà thành. Từ ngũ uẩn lập ra 12 thứ sắc pháp. Từ ngũ uẩn lập ra 8 pháp
tâm vương. Từ ngũ uẩn triển khai 51 thứ tâm sở. Từ ngũ uẩn diễn biến ra 24 thứ pháp
bất tương ứng. Từ ngũ uẩn thành lập 95 pháp hữu vi và cũng từ ngũ uẩn mà an lập 6 thứ
vô vi pháp. Tất cả ngần ấy thứ đều là hiện tượng của Như Lai tàng, từ chủng tử trong
Như Lai tàng duyên khởi biểu hiện ra:
TÀNG có nghĩa là kho tàng. Ví như cái kho chứa tất cả hạt giống của ngũ cốc, ngũ quả.
NHƯ có nghĩa là bất biến.
LAI có nghĩa là tùy duyên.
NHƯ LAI TÀNG ví như cái kho hàm chứa tất cả chủng tử của hiện tượng vạn hữu.
Những chủng tử được chứa trong kho tàng nầy, tùy duyên sanh ra rồi cũng tùy duyên
hoại diệt. Diệt mà không mất hẳn, diệt để lại sanh. Sanh mà không trường sanh, sanh để
rồi lại diệt. Sanh diệt, diệt sanh; sanh sanh, diệt diệt, vô thỉ vô chung, vô cùng vô cực. Sự
sanh diệt, diệt sanh đó, thuật ngữ Phật học gọi là: TÙY DUYÊN BẤT BIẾN; BẤT BIẾN
TÙY DUYÊN. Sanh diệt, nhưng sanh diệt trong cái vĩnh cửu. Vĩnh cửu, nhưng vĩnh cửu
trong quá trình sanh diệt. Ví như những đợt sóng tùy duyên sanh diệt trên mặt nước bất
biến của thể nước H2O của biển cả, của ao hồ, sông rạch…

Sửa bởi tigerstock68: 06/01/2014 - 13:32


#372 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 07/01/2014 - 09:33

Hiện tượng vạn hữu "bất ly" mà "bất tức

Trông ra hiện tượng vạn hữu ta thấy nghìn sai muôn khác, lớn, nhỏ, thấp, cao… khó mà dùng ngôn từ diễn đạt cho rành rọt. Nhưng tìm hiểu nguyên nhân gần của chúng, ta thấy tất cả đều biểu hiện theo cái thế liên hoàn của ba chân vạc, tác động qua lại giữa Căn Trần và Thức, mà hình thành và tồn tại. Cả cái vũ trụ vạn hữu vô thỉ vô chung vô cùng vô cực nầy, nếu tách rời căn trần thức giữa con người và vạn vật ra, thì chẳng còn có gì để luận bàn: Tâm, vật, thực, giả, có, không.

Càng không thể có cái gọi là "một đấng thiêng liêng" nào ở ngoài có đủ tư cách sáng tạo, sắp xếp vấn đề "vũ trụ nhơn sinh" được.

Căn thì có 6 nên gọi lục căn, Đó là: mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý. Sáu căn kết hợp bởi tứ đại tinh hoa. Trong mỗi căn có hai bộ phận: Một là căn phù trần. Hai là căn tịnh sắc. Căn tịnh sắc cũng còn gọi là "Thắng nghĩa căn". Căn này được kết hợp bằng những yếu tố tứ đại tinh hoa nhất đối với thân thể con người. Do vậy, nó là cơ quan có công năng phát sanh nhận thức, làm chỗ nương gá cho thức.

Trần có nghĩa là nhiễm ô. Vì những thứ nầy có thể làm cho căn bị nhiễm ô, ví như những bụi bặm làm ô nhiễm môi trường sống của xã hội loài người. Trần có 6 thứ, gọi là trần. Đó là: Sắc, thanh, hương, vị, xúc và pháp. Trần mà không có căn thì trần không là trần nữa; ngược lại căn mà không có trần thì căn không còn là căn được.

Thức có 6 nên gọi là lục thức. Đó là: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức và ý thức. Thức nương căn trần mà phát sanh. Thức mà không có căn trần thì thức không có lý do hiện hữu. Căn trần mà không có thức thì căn trần không biểu hiện được thể dụng của căn trần. Cho nên căn trần thức là một hiện tượng gắn bó mật thiết tác động hữu cơ.

Hiện tượng vạn pháp hình thành và tồn tại trong cái thế "duyên sanh" không thể tách rời giữa căn, trần, thức ấy. Vậy mà từ trước đến đây, và chưa phải ngừng ở đoạn kinh nầy, đức Phật quở rầy và nhắc nhở về cái thuyết "nhơn duyên sanh" ấy. Vì sao như vậy ? Vì rằng: Nếu đứng bên tục đế mà nhìn hiện tượng vạn hữu qua cái lý "nhơn duyên sanh" thì hoàn toàn đúng.Không những nó đúng riêng trong nền giáo lý Phật mà nó đúng sự thật của cuộc đời, đúng với quy luật khách quan của hiện tượng vạn hữu.

Tuy nhiên, nếu đứng bên chơn đế mà nhìn, nhìn bằng tri kiến rộng rãi hơn, quán triệt căn nguyên, xuyên suốt bản thể của hiện tượng vạn hữu thì hiện tượng nào cũng là hiện tượng của bản thể; cũng như sóng mòi nào cũng là sóng mòi của thể nước lặng trong. Vì vậy, cho rằng: Sóng là nước, thì đó là cái hiểu biết của những đứa trẻ ấu trĩ ngây thơ.

Bảo rằng: Sóng không phải nước là tri kiến của một em bé khác. Nói rằng: Sóng là hiện tượng "duyên sinh" của nước, ta có thể nói chuyện đạo lý với lứa tuổi 20 nầy. Khi nào người ta ngắm biển với một nhận thức không băn khoăn với một tri kiến thanh thản hồn nhiên trước cảnh sóng gào gió lộng… thì khỏi nói gì với họ về vấn đề sóng… nước… Vì họ đã biết rõ thể nước phẳng lặng và là H2O. Vì họ đã rõ sóng là "hiện tượng duyên sanh" của nước. Sóng và nước không phải là cái có thể tách rời nhau. Như Lai tàng ở kinh Thủ Lăng Nghiêm nói, ví như cái thể H2O của những đợt sóng kia. Cái vạn hữu duyên sanh, ví như những đợt sóng bởi những cơn gió lộng, bởi những đua thuyền mà tạo nên hiện tượng "duyên sanh" ấy.

Bản thể Như Lai tàng cùng với hiện tượng vạn hữu "bất ly" mà "bất tức" !


#373 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 416 thanks

Gửi vào 07/01/2014 - 14:03

Đoạn trên về lục căn , thức , sóng nước , ... ẻ8a2ng không phải của Phật Như Lai giảng. Nội dung hạn chế.

#374 tigerstock68

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

Gửi vào 07/01/2014 - 16:11

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

ConLuan, on 07/01/2014 - 14:03, said:

Đoạn trên về lục căn , thức , sóng nước , ... ẻ8a2ng không phải của Phật Như Lai giảng. Nội dung hạn chế.

muốn ngộ được giáo lý nhà PHẬT Phải có duyên.. vạn pháp tuỳ duyên là vậy

#375 ConLuan

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • Pip
  • 275 Bài viết:
  • 416 thanks

Gửi vào 07/01/2014 - 16:31

Thực sự không cần duyên mới " ngộ " . Cái gì giảng giải bằng lời rõ ràng mạch lạc không mâu thuẫn , mơ hồ , áp đặt ,.. thì nhiều người hiểu được. Còn giảng hú họa xong rồi gán cho chữ " duyên " thì ai ũng nói được. Từ nam chí bắc xưa nay toàn gán chữ duyên cho người học. Học không tới cũng nói chứ không thì bị chê là không có duyên , giảng không rõ thì chê người không duyên. Đạo Lý Phật bị mai một.

Có duyên tự ngộ ra. Đó là câu nói hơi cưỡng ép. Trí thông minh mà kém , kiến thức ít , suy luận dở ,... duyên ngộ ra cái gì ? Tự ngộ tự cho là đúng vì không có gì chuẩn. Đảo qua đảo lại lời nói định nghĩa ,..






Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |