Jump to content






Advertisements




ÂM DƯƠNG GIA



662 replies to this topic

#346

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 13:14

Đi con đường đạo, thường phải qua ba giai đoạn. "Học đạo", Hành đạo", và "Chứng đạo". Đến giai đoạn CHỨNG ĐẠO, được gọi là con người "nhàn đạo". Người "nhàn đạo" là người đã vượt qua giai đoạn "học đạo" và "hành đạo". Vì vậy, người "chứng đạo"còn được gọi là người TUYỆT HỌC, là người đạt đến VÔ VI, cho nên bậc TUYỆT HỌC, VÔ VI, NHÀN ĐẠO tức là con người CHỨNG ĐẠO.

Cái thấy của người chứng đạo, không thấy qua cái thấy của nhục nhãn bình thường mà thấy bằng "Tuệ nhãn". Về "cái thấy", giáo lý đạo Phật dạy có năm cách nhìn thấy khác nhau. Dựa trên thành quả tu chứng mà cái thấy của người học đạo, hành đạo và chứng đạo đối với hiện tượng vạn hữu chia thành năm cách thấy: Cái thấy qua "nhục nhãn". Cái thấy qua "thiên nhãn". Cái thấy qua "pháp nhãn". Cái thấy qua "tuệ nhãn". Cái thấy qua "Phật nhãn". Cái thấy qua "nhục nhãn" là cái thấy "tầm thường". Cái thấy qua "thiên nhãn" là cái thấy "bình thường". Cái thấy qua "pháp nhãn" là cái thấy của người "đạt đạo", của hàng tiểu thừa THANH VĂN, DUYÊN GIÁC. Cái thấy qua "Tuệ nhãn" là cái thấy của người CHỨNG ĐẠO, cái thấy của căn cơ Đại thừa, của Bồ tát trên đoạn đường gần tới VÔ THƯỢNG CHÁNH ĐẲNG CHÁNH GIÁC của "Phật nhãn".

Người CHỨNG ĐẠO, nhìn thấy thấu triệt bản chất căn nguyên của vạn pháp. Nói cách khác, người chứng đạo nhìn hiện tượng vạn pháp họ thấy được cái "thực tướng" của vạn pháp. Họ biết rất kỹ rằng cái tướng thực của vạn pháp là "không có gì". Tất cả chỉ là duyên sanh, mà duyên sanh thì như huyễn, không thật có.

Qua cái thấy của con người chứng đạo, "vọng tưởng" đã là vọng thì còn quan tâm, còn mơ tưởng, còn kết giao, gá nghĩa với nó được sao ? Biết nó vọng thì mình đã "không vọng". Không vọng là đã tự "chơn" rồi. Do vậy, "vọng" không phải "trừ", "chơn" không cầu, không cần mơ ước mà tự có.

Nước trong, trăng hiện, mây tan, trời hiện, phiền não vô minh hết Phật tánh hiện. Trăng vốn sẵn có trong lúc nước ao hồ vẩn đục. Phật tánh thanh tịnh vốn có trong lúc con người biểu lộ đầy những phiền não vô minh đau khổ. Giác là Phật, mê là tục tử phàm phu.


"Không trừ vọng tưởng, chẳng cầu chân"
"Thật tánh của vô minh là Phật tánh".


Thanked by 4 Members:

#347

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 13:32

hihi ... nói được và làm được mới rõ chỗ thật tướng này nha .... chứ đừng dừng lại ở chỗ thấy nghe nhé .... kẻo lầm đó .... hihi , phải tự biết mình .... hihi

Thanked by 3 Members:

#348

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 13:34

các việc quấy không làm , việc phải làm luôn luôn , làm trong sạch sở ý là được ...

Thanked by 1 Member:

#349

VuiVui



 

    Hội Viên Đặc Biệt

  • Thượng Khách
  • 750 Bài viết:
  • 3835 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 19:45

Quote

Lão voly đang ở tần số khác với nhiều người ở diễn đàn này. Giống như Khương tử Nha ngồi câu cá chờ thời chăng? Lão viết cái câu:< tử vi vứt vào sọt rác> dễ đụng chạm tự ái lắm đó. hehe.

Huynguyen viết một câu thật sai lạc. Người đọc, khi đọc thấy câu của VoLy, ai cũng biết đó thuộc về nhận thức, chứ không phải là câu đả kích tử vi. Cũng bởi lẽ đó toàn bộ các bài viết của tôi, cũng chỉ nhằm cho thấy cái sai lạc và trình độ của VoLy về huyền học mà thôi. Nay với ý tứ cuả HN, nó biến thành sự đả kích. Có nghĩa là đầu tiên, VoLy đả kích tử vi, mà lại đả kích ở thời điểm rất không hợp lý, bởi chả có ai đụng chạm tới anh ta, và phonghue là người cầu học thành tâm. Không lẽ HN viết xong câu này rồi bỏ đó. Phải chăng là có ý „đâm bị thóc, chọc bị gạo” ?
Người học huyền học, dù hay dù dở, cũng đều biết mỗi môn có cái hay và có cái chưa hay. Có thể dụng cũng có thể không dụng, tùy theo sở năng của mỗi người. Cái hay là khi ta thấy được cái lẽ huyền vi, cái tinh túy của môn học. Cái dở là cái khiếm khuyết. Không phải vì nó có hợp với sở năng, ứng dụng của ta hay không. Cho nên, chả ai nói „cái đó” chỉ là trò trẻ con nói phét, khi mà nó không dụng được đối với mình. Chỉ có loại học không thông, không ăn được thì đạp cho đổ. Dèm pha đố kỵ mới nói như thế. Nhất là nói với người cầu học thì còn đó là thói vô trách nhiệm, tự kỷ.

Quote

Đi con đường đạo, thường phải qua ba giai đoạn. "Học đạo", Hành đạo", và "Chứng đạo". Đến giai đoạn CHỨNG ĐẠO, được gọi là con người "nhàn đạo". Người "nhàn đạo" là người đã vượt qua giai đoạn "học đạo" và "hành đạo". Vì vậy, người "chứng đạo"còn được gọi là người TUYỆT HỌC, là người đạt đến VÔ VI, cho nên bậc TUYỆT HỌC, VÔ VI, NHÀN ĐẠO tức là con người CHỨNG ĐẠO.

tigerstock68 trích đoạn hay là tự mình viết ? Nhưng cho dù thế nào cũng có thể xác nhận chính tigerstock68 thấy cái chuyện đi theo con đường đạo là phải qua ba giai đoạn. Điều đó đúng. Có điều, muốn đến chặng thứ hai thì phải qua chặng thứ nhất, và muốn đến chặng thứ 3 thì phải qua được hai chặng thứ nhất và thứ hai.
Thế nhưng tigerstock68 chắc cũng thấy VoLy và Mr KH, những người đã trao đổi cùng tôi qua các bài viết trên thể hiện cái sự học đạo thế nào ! Bởi cái chuyện hành đạo thì chúng ta, chỉ qua sự „gặp nhau” trên diễn đàn, hỏi có ai chứng được cái sự hành đạo của mấy người đó. Nhưng cái sự học đạo thì chứng được qua những gì mà họ thể hiện, đó là kiến thức và trình độ hiểu biết của họ.
Một người, học đạo mà những kiến thức huyền vi của đạo không hiểu, kiến thức cơ bản, những khái niệm cơ bản cũng không nắm vững. Bạn đọc có thể tưởng tượng được những kẻ đó sẽ học được những cái gì. Và sau đó, sẽ là những gì được Hành, mà gọi đó là hành đạo ?
Giữa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi không lực Mỹ mở rộng không kích ra Miền bắc vn nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với các đoàn quân cs tiến chiếm Miền nam vn. Ngày ngày trên toàn miền bắc, bom đạn tơi bời. Toàn dân luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác cao độ. Một hôm, ở nơi sơ tán – tuy là sơ tán, nhưng vẫn thường xuyên nghe tiếng bom rơi đạn nổ, nhìn thấy tên lửa phóng, nhiều khi ngợp trời – gặp Thầy tôi, sư thầy là trụ trì của một chùa lớn và nổi tiếng của Miền bắc. Đột nhiên Tôi hỏi. Bạch Thầy, „Buông đao đồ tể, lập địa thành Phật” nghĩa là thế nào ?
Sư Thầy ngạc nhiên, nhìn tôi một lúc lâu, người mới nói. Như bây giờ, hai miền nam bắc hòa hợp, nam bắc một nhà, chiến tranh chấm dứt. Ai mà có công lao như thế, ấy là đã „buông được đao đồ tể mà lập địa thành phật đó con”.
Quả thật lúc đó, tôi chưa hiểu được ý của Người. Nhưng nhìn vào ánh mắt của Thầy, Tôi cảm được những gì mà Thầy muốn nói, song không thể hóa thành lời được.
Khi hiệp định Paris được thực hiện, có hai người ở hai phía chuyến tuyến được tặng chung nhau một giải NoBel về hòa bình. Tôi có gặp Thầy để chào tạm biệt Thầy về Hà Nội, có hỏi lại Thầy. Bạch Thầy, Hai người được giải NoBel hòa bình đó, đã có phải buông được đao đồ tể để thành Phật ?. Thầy nhìn Tôi một lúc, rồi lại nhìn về phía xa, như rất xa rồi nói. Hai người đó, họ chỉ là giấu Đao sau lưng, để tiến hành một cuộc chiến khác. Không phải là Buông Đao.
Đầu những năm 80, Tôi có gặp lại Thầy, trước khi Thầy viên tịch. Bởi lúc ấy „non sông đã liền một dải”. Trong không khí mừng chiến thắng, lại thêm đánh bại bành trướng TQ. Tôi cũng tự hào, có hỏi Thầy một câu. Bây giờ người ta đã Buông được Đao chưa, Bạch Thầy ? Im lặng rất lâu, sau Thầy nói. Giết người bằng Đao thì còn dễ tránh, nhưng giết người bằng tư tưởng thì khôn lường. Đó không phải là đã buông Đao. Rồi đây, Dối trá sẽ lên ngôi. Oan nghiệp dậy đất. Dân sẽ khổ nhiều. Thật là nghiệp chướng !
Thời gian trôi đi, điều mà Tôi hiểu. Chỉ một câu đơn giản vậy thôi, mà có thể phải trải một đời mới hiểu thấu. Lởi của Thầy, không sai một mảy. Lại nghiệm ra rằng, khi người ta không buông được Đao, làm sao có Phật được. Nhưng lại sẽ có rất nhiều „Phật” được mọc lên. Hết chùa chiền được xây dựng tràn lan, các loại hình phật gia đã xuất hiện, có phật quốc doanh, phật tư nhân, phật hội đoàn, … Phật tử đông như kiến. Người bái phật „đầy đường chật đất”. Mà sao tội ác lại cứ tỷ lệ thuận vậy ? Mà sao cái dối trá vẫn cứ lên ngôi ?
Hỏi tức là đã tự trả lời ! Chủ đề này, chả đã thấy rõ rồi sao. Cũng chỉ là một minh chứng nhỏ nhoi thôi, nhưng thật là sinh động.
Phật lý thì cao siêu, huyền vi. Nhưng không bao giờ huyễn hoặc. Mà lại rất rõ ràng. Thảy ai người có tâm, đều có thể hiểu được. Mà đã nói ra, đều đúng cả. Người nói và người nghe, đều có cảm thụ được cái chân lý. Chứ không có chuyện, người nói thì sai, mà lại đòi người nghe có thể cảm thụ được chân lý. Sai với đúng, nó nằm ngay ở cái sự học. Khởi đầu của con đường Đạo.

#350

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 20:09

hihi ... thôi một chút nghiệp duyên .. cho qua đi ... ta về quê ta sống mình ên .... chẳng có ai giống ai ... hihi ngộ không trách gì vuivui đâu .... ngộ có ý của ngộ ... và công việc của ngộ ... đôi lúc hiểu lầm lại nghĩ mình chê bai tử vi .. mấy ông hộ pháp bên tử vi đang sang kiếm mình nè .. cụ thể là mấy ông đang cai quản mục này ...mấy ổng tới thăm bữa giờ ... thôi ngộ xin lỗi chư vị tử vi vậy ... nên chư vị về an nghỉ vui vẻ nhé ... !
- Vuivui cũng dừng lại đi nhé .. đừng ức chế với ngộ nữa ... hihi ... do ngộ trình bày không đúng chỗ mới xảy ra hiểu lầm .. giờ đóng cửa luôn nơi này nhé .....
- P/s : Trong cửu huyền thất tổ của ngộ đã từng tu bên tiên đạo này .... tự ngộ biết nên đang trả giùm cái nghiệp này .. nên ngộ đón nhận nó ... như vậy mới dứt nghiệp ... hihi .. vui vẻ cả nhé ... hihi ....

Thanked by 2 Members:

#351

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 27/12/2013 - 20:13

Tướng tự tâm sinh , Tướng tùng tâm diệt .... quý vị chưa hiểu ngộ thì thông cảm cho ngộ nhé ....

Thanked by 3 Members:

#352

Hoa Cái



 

    Hội Viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPipPipPipPipPip
  • 5381 Bài viết:
  • 18634 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 05:33

Con dao sắc bén nhất thường là những lời ngon ngọt, ru ngũ .

Nhân cách con người thật sự là hành động của người đó trong bóng tối .

Thanked by 3 Members:

#353

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 07:12

.. mấy ổng thông cảm nên vui vẻ đi rồi .. nhẹ cả người .. hihi cuộc sống bên này nó chẳng đơn giản tí nào .... nói lời chưa khéo trước công chúng lại gây hiểu lầm .. người hiểu thì dễ , người chưa hiểu thì nghiệp ngộ phải gánh ... hic hic , bổn phận là phải chịu thôi .... ăn bánh sắt riết rồi quen , còn bánh ngon thì nhường cho người .. hic hic , thanks Hoacai0101 nhé ... hihi

#354

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:01

Ngón tay chỉ trăng mãi mãi chỉ là ngón tay chứ không thể nào là mặt trăng được. Người trí nương theo ngón tay mà tìm tới mặt trăng, chứ không phải ôm khư khư ngón tay làm của báu để rồi chấp ngã vào ngón tay mà đau khổ triền miên.

Mỗi pháp môn Phật dạy như một ngón tay chỉ về phía mặt trăng. Không có ngón tay nào thần kỳ, nhiệm màu hơn ngón tay nào, đơn giản: Nó chỉ là ngón tay chỉ trăng, chỉ là phương tiện. Người khéo léo biết dụng phương tiện cùng sự tinh tấn tu hành theo chánh pháp thì mau giác ngộ giải thoát, đạt được cảnh giới khinh an, trong tâm lúc nào cũng an lạc. Ngược lại nếu không khéo dụng phương tiện, không chịu tinh tấn tu hành thì cũng giống như chuyện 5 thầy bói mù sờ vào con voi mà đoán vậy. Để rồi ông thì rờ vào tai voi, nói tai con voi là cái quạt; ông sờ chân voi nói đó là cái cột nhà… Kết quả là cả 5 ông mù đều không thể biết được con voi như thế nào. Bởi vậy ngôn từ và văn tự (Pháp tự) là do con người giả lập ra (vạn pháp do tâm tạo) và dùng nó làm phương tiện tu hành chứ không thể nào diễn tả hết thực tướng được (nhất thiết chư Pháp, tùng bản dĩ lai, ly ngôn thuyết tướng, ly danh tự tướng, ly tâm duyên tướng, tất cánh bình-đẳng, vô-hữu biến dị, bất khả phá-hoại, duy thị nhất tâm, cố danh chân-như), do vậy người khéo léo là người biết dụng phương tiện để tu sửa, để thấy được thực tướng của vũ trụ nhân sinh, chứ không nên vướng chấp vào văn tự, bởi văn tự vốn không thể nào diễn tả nổi vũ trụ nhân sinh này được. Lý giải được điều đó con người sẽ được giác ngộ, giải thoát, ngược lại sẽ mãi trôi lăn trong bể khổ.
Ngày còn tại thế có lần Đức Phật cầm một nhành cây có lá um tùm lên hỏi chúng đệ tử:
- Lá của nhành cây này nhiều chăng?
Chúng đệ tử trả lời:
- Thưa Đức Phật rất nhiều.
Rồi Phật lại chỉ tay về khu rừng hỏi chúng đệ tử:
- Vậy lá cây của khu rừng kia so với lá cây của nhành cây này có nhiều hơn chăng?
Chúng đệ tử đáp:
- Thưa đức Phật lá cây trong khu rừng kia so với cành cây quả thật rất nhiều.

Phật nói:
- Những gì Ta nói cho mọi người biết chỉ như lá cây trên cành này thôi, còn những gì Ta biết như lá cây trong cánh rừng kia vậy, nên mấy ông cố gắng mà tu tập để có thể có được sự hiểu biết như Ta.

Có những sự hiểu biết không thể diễn tả bằng ngôn từ, văn tự được mà chỉ có những người tu tập, chứng ngộ với nhau mới hiểu được. Mỗi người có một cách tu tập và chứng ngộ khác nhau. Có người tu pháp môn này, nghe câu kinh này mà chứng ngộ; Có người nghe câu kinh kia mà chứng ngộ; Có người học câu kinh kia quán chiếu cái này quán chiếu cái kia mà chứng ngộ…. Nhưng kết quả cuối cùng điều hướng tới sự giác ngộ giải thoát, hướng tới sự an lạc, bình an, xa lìa đau khổ. Và khi tới mặt trăng rồi thì con người sẽ biết cảnh giới đó như thế nào, và ngón tay lúc ấy không còn ý nghĩa nữa.

Có một câu chuyện này rất hay giữa Rùa và cá.

Rùa với cá chơi thân với nhau, cùng sống trong một cái ao nhỏ trong vườn, một hôm rùa thấy buồn và bò lên bờ đi dạo trong vườn và rong chơi cả ngày. Đến tối Rùa bò lại xuống nước. Cá không biết Rùa đi đâu cả ngày, thấy rùa về, cá liền hỏi: Bạn đi đâu cả ngày sao mình không thấy bạn vậy? Rùa trả lời: Mình lên trên bờ chơi. Cá hỏi tiếp: Trên bờ là cái gì? Trên đó có nước để bơi lội không? Trên đó có những con ốc, có những cây rong không?.v.v… Rùa trả lời: Trên bờ không có những thứ đó. Cá nói nói tiếp: Vậy là Rùa xạo mình rồi… Như vậy đó, làm sao mà rùa diễn tả hết được quang cảnh trên bờ cho cá nghe và hiểu được, chỉ khi nào cá lên bờ mới tự mình thấy và hiểu được. Bởi vậy chúng ta có cơ duyên tiếp xúc với ngón tay rồi thì mau mau nương theo ngón tay mà tới mặt trăng, chứ không nên thụ động ngồi đó mà phân tích, bình luận ngón tay này đẹp, ngón tay kia xấu… Làm vậy chẳng những đi ngược lại ý chỉ của Phật và các chư Tổ mà còn tạo thêm chướng duyên cho chính mình.


Thanked by 4 Members:

#355

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:12

Có khách đến Thiền Thất Lắng Nghe thăm và hỏi một vài vấn đề trong Phật giáo

Khách hỏi:

Thiền có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Tịnh độ có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Mật tông có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Tu Thanh văn đạo có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Tu Duyên giác đạo có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Tu Bồ tát đạo có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không

Vấn đề xây dựng và phát triển Giáo hội có phải là cứu cánh của Phật giáo không?

Đáp: Không nốt

Thế cái gì mới là cứu cánh của Phật giáo ?

Đáp: Phật đạo

Thiền không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Tịnh độ không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Mật giáo không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Thanh văn đạo không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Duyên giác đạo không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Bồ tát đạo không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Giáo hội không phải là Phật đạo sao?

Không phải, chỉ là phương tiện

Vì chúng không phải là cứu cánh, chúng chỉ là những phương tiện tạm thời đưa hành giả đi đến với cứu cánh là Phật đạo.

Các bạn muốn thấy mặt trăng, hãy nương vào ngón tay của người chỉ dẫn, nhưng ngón tay của người chỉ dẫn không phải là mặt trăng. Ngón tay và mặt trăng là hai thật thể khác nhau. Mong các bạn nhận ra điều đó, để có thể tùy theo hoàn cảnh và điều kiện vốn có của mình mà thực hành và tùy thời, tùy cơ, tùy xứ để buộc hoặc mở và nên chấm dứt mọi sự tranh luận có tính cách ba hoa và phù phiếm là “chỉ có cái này mà không có cái kia”.


Thanked by 4 Members:

#356

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:15

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

HoaCai0101, on 28/12/2013 - 05:33, said:

Con dao sắc bén nhất thường là những lời ngon ngọt, ru ngũ .

Nhân cách con người thật sự là hành động của người đó trong bóng tối .
Danh là danh ngôn, từ là từ ngữ. Văn là nét, nhiều nét thành chữ, nhiều chữ ghép lại thành câu. Danh cú văn không thể viết lách, ghi chép, mô tả đúng được lẽ thật (chân lý) của vũ trụ vạn hữu. Viết lách, mô tả, nói năng, bình luận, nghĩ ngợi, suy tư chân lý (lẽ thật) chỉ là hí luận cho vui trong những buổi tiệc “tửu hậu trà dư”…

Chân lý mà nói ra hay đem ra nói với người khác, dù lời nói ý nghĩ có thẳm sâu đến độ nào thì đó cũng chỉ là “Ngón tay chỉ mặt trăng” mà thôi! Mặt trăng vẫn là mặt trăng, tay chỉ là tay chỉ, thấy mặt trăng hay không chủ yếu phải do người.

Thảo nào đức Phật Thích Ca hóa đạo thuyết pháp sít soát 50 năm, vậy mà đức Phật nói: “Như Lai chẳng có nói pháp gì”. Và, Như Lai không viết ra, không để lại một chữ nào. Té ra là vậy!


Thanked by 2 Members:

#357

VoLy



 

    Hội viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPip
  • 530 Bài viết:
  • 871 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:29

tất cả những gì Như Lai nói ra đó là Từ Đại Định Tam Muội mà thuyết .... câu " Như Lai chẳng có nói pháp gì " đó là cảnh giới thật sự với người chứng ngộ được điều này ....

Thanked by 3 Members:

#358

ThaiThuLang



 

    Hội viên mới

  • Hội Viên mới
  • 56 Bài viết:
  • 49 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VuiVui, on 27/12/2013 - 19:45, said:

tigerstock68 trích đoạn hay là tự mình viết ? Nhưng cho dù thế nào cũng có thể xác nhận chính tigerstock68 thấy cái chuyện đi theo con đường đạo là phải qua ba giai đoạn. Điều đó đúng. Có điều, muốn đến chặng thứ hai thì phải qua chặng thứ nhất, và muốn đến chặng thứ 3 thì phải qua được hai chặng thứ nhất và thứ hai.
Thế nhưng tigerstock68 chắc cũng thấy VoLy và Mr KH, những người đã trao đổi cùng tôi qua các bài viết trên thể hiện cái sự học đạo thế nào ! Bởi cái chuyện hành đạo thì chúng ta, chỉ qua sự „gặp nhau” trên diễn đàn, hỏi có ai chứng được cái sự hành đạo của mấy người đó. Nhưng cái sự học đạo thì chứng được qua những gì mà họ thể hiện, đó là kiến thức và trình độ hiểu biết của họ.
Một người, học đạo mà những kiến thức huyền vi của đạo không hiểu, kiến thức cơ bản, những khái niệm cơ bản cũng không nắm vững. Bạn đọc có thể tưởng tượng được những kẻ đó sẽ học được những cái gì. Và sau đó, sẽ là những gì được Hành, mà gọi đó là hành đạo ?
Giữa những năm 60 của thế kỷ trước. Khi không lực Mỹ mở rộng không kích ra Miền bắc vn nhằm ngăn chặn sự chi viện của hậu phương đối với các đoàn quân cs tiến chiếm Miền nam vn. Ngày ngày trên toàn miền bắc, bom đạn tơi bời. Toàn dân luôn ở tư thế sẵn sàng chiến đấu, cảnh giác cao độ. Một hôm, ở nơi sơ tán – tuy là sơ tán, nhưng vẫn thường xuyên nghe tiếng bom rơi đạn nổ, nhìn thấy tên lửa phóng, nhiều khi ngợp trời – gặp Thầy tôi, sư thầy là trụ trì của một chùa lớn và nổi tiếng của Miền bắc. Đột nhiên Tôi hỏi. Bạch Thầy, „Buông đao đồ tể, lập địa thành Phật” nghĩa là thế nào ?
Sư Thầy ngạc nhiên, nhìn tôi một lúc lâu, người mới nói. Như bây giờ, hai miền nam bắc hòa hợp, nam bắc một nhà, chiến tranh chấm dứt. Ai mà có công lao như thế, ấy là đã „buông được đao đồ tể mà lập địa thành phật đó con”.
Quả thật lúc đó, tôi chưa hiểu được ý của Người. Nhưng nhìn vào ánh mắt của Thầy, Tôi cảm được những gì mà Thầy muốn nói, song không thể hóa thành lời được.
Khi hiệp định Paris được thực hiện, có hai người ở hai phía chuyến tuyến được tặng chung nhau một giải NoBel về hòa bình. Tôi có gặp Thầy để chào tạm biệt Thầy về Hà Nội, có hỏi lại Thầy. Bạch Thầy, Hai người được giải NoBel hòa bình đó, đã có phải buông được đao đồ tể để thành Phật ?. Thầy nhìn Tôi một lúc, rồi lại nhìn về phía xa, như rất xa rồi nói. Hai người đó, họ chỉ là giấu Đao sau lưng, để tiến hành một cuộc chiến khác. Không phải là Buông Đao.
Đầu những năm 80, Tôi có gặp lại Thầy, trước khi Thầy viên tịch. Bởi lúc ấy „non sông đã liền một dải”. Trong không khí mừng chiến thắng, lại thêm đánh bại bành trướng TQ. Tôi cũng tự hào, có hỏi Thầy một câu. Bây giờ người ta đã Buông được Đao chưa, Bạch Thầy ? Im lặng rất lâu, sau Thầy nói. Giết người bằng Đao thì còn dễ tránh, nhưng giết người bằng tư tưởng thì khôn lường. Đó không phải là đã buông Đao. Rồi đây, Dối trá sẽ lên ngôi. Oan nghiệp dậy đất. Dân sẽ khổ nhiều. Thật là nghiệp chướng !
Thời gian trôi đi, điều mà Tôi hiểu. Chỉ một câu đơn giản vậy thôi, mà có thể phải trải một đời mới hiểu thấu. Lởi của Thầy, không sai một mảy. Lại nghiệm ra rằng, khi người ta không buông được Đao, làm sao có Phật được. Nhưng lại sẽ có rất nhiều „Phật” được mọc lên. Hết chùa chiền được xây dựng tràn lan, các loại hình phật gia đã xuất hiện, có phật quốc doanh, phật tư nhân, phật hội đoàn, … Phật tử đông như kiến. Người bái phật „đầy đường chật đất”. Mà sao tội ác lại cứ tỷ lệ thuận vậy ? Mà sao cái dối trá vẫn cứ lên ngôi ?
Hỏi tức là đã tự trả lời ! Chủ đề này, chả đã thấy rõ rồi sao. Cũng chỉ là một minh chứng nhỏ nhoi thôi, nhưng thật là sinh động.
Phật lý thì cao siêu, huyền vi. Nhưng không bao giờ huyễn hoặc. Mà lại rất rõ ràng. Thảy ai người có tâm, đều có thể hiểu được. Mà đã nói ra, đều đúng cả. Người nói và người nghe, đều có cảm thụ được cái chân lý. Chứ không có chuyện, người nói thì sai, mà lại đòi người nghe có thể cảm thụ được chân lý. Sai với đúng, nó nằm ngay ở cái sự học. Khởi đầu của con đường Đạo.

"Đồ Đao" là cái tâm cay cú. Tâm cay cú làm tầm nhìn của con mắt chỉ hẹp hòi trong một đoạn. Nhìn trong một đoạn thì nhầm lẫn và sai lạc. Sai lạc mà vẫn cay cú thì tiếp tục ngụy biện cho mình. Trình độ của ông sư ở trên còn phải tu vài kiếp nữa. Sư mà kiến giải cứ như thằng trẻ con bị giật mất kẹo khóc hu hu vậy.

#359

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 09:45

Kinh Hoa Nghiêm nói:

"Nếu ai muốn rõ biết
Ba đời mười phương Phật
Nên quán tánh pháp giới
Tất cả do tâm tạo
Tâm như chàng họa sĩ
Vẽ hết thảy ngũ ấm
Tất cả pháp thế gian
Không pháp nào không tạo
Tâm và Phật cũng thế
Phật, chúng sanh cũng vậy
Tâm, Phật và chúng sanh
Tên thì ba mà thể thì một."

Thực vậy, tâm là một vấn đề không đơn giản. Không như cái hiểu thông thường của nhiều người quan niệm. Nếu không phải đệ tử Phật dùi mài trong giáo lý, thiền quán để tư duy thì người ta khó có thể hiểu được thế nào là:
o Chân tâm
o Vọng tâm
o Tích tập tâm
o Tập khởi tâm
o Duyên lự tâm
o Tích tụ tinh yếu tâm
o Nhục đoàn tâm
o Tâm Vương
o Tâm Sở…


Thanked by 2 Members:

#360

tigerstock68



 

    Kiền viên

  • Hội Viên TVLS
  • PipPipPip
  • 1221 Bài viết:
  • 1837 thanks

 

Gửi vào 28/12/2013 - 10:38

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 27/12/2013 - 10:12, said:

vô vi thì phải rõ được mình sanh từ đâu đến ... khi chết mình sẽ đi về đâu ... như vậy gọi là có nội lực .... cái nội lực này chẳng do học mà được ... mà do thực hành mà có .... đó là cái có của mình thì nó sẽ là của mình ... chẳng mất đi đâu được cả .... giống như khi có tấm bằng rồi , được công nhận rồi .... thì khi làm việc anh chỉ cần trình cái bằng đó ra là người ta tin tưởng .... âm dương đồng nhất lý .... là vậy ... nên phổ truyền lại ẩn bí truyền ....

Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn

VoLy, on 27/12/2013 - 10:12, said:

vô vi thì phải rõ được mình sanh từ đâu đến ... khi chết mình sẽ đi về đâu ... như vậy gọi là có nội lực .... cái nội lực này chẳng do học mà được ... mà do thực hành mà có .... đó là cái có của mình thì nó sẽ là của mình ... chẳng mất đi đâu được cả .... giống như khi có tấm bằng rồi , được công nhận rồi .... thì khi làm việc anh chỉ cần trình cái bằng đó ra là người ta tin tưởng .... âm dương đồng nhất lý .... là vậy ... nên phổ truyền lại ẩn bí truyền ....

Liên tưởng đến câu thơ của Tố Như tiên sinh, một thi hào Việt Nam, thế kỷ 18 viết:
"… Rằng: những đấng tài hoa
Thác là thể phách, còn là tinh anh".

Cái "Tinh anh" mà Tố Như tiên sinh nói, ta có thể hiểu cái từ: "Linh tri", "Giác Linh", "Linh hồn" hay "Thần thức" tuyệt đại đa số loài người trên mặt đất đều tin tưởng, rằng sau khi con người chết, còn "một cái" trong những từ đó. Nhưng "cái đó" sẽ ở đâu và sẽ đi về đâu, điều đó tùy tập quán tín ngưỡng và tôn giáo mà người đó tôn thờ.

Ở đoạn kinh nầy, cái "tinh anh" không mất của con người sau khi chết, người đệ tử Phật có thể hiểu đó là: "Bản thể chơn như của hiện tượng vạn hữu", cũng gọi là "Như Lai Tàng" và ta sẽ thấy đức Phật dạy rõ ở những đoạn kinh sau: Bởi vì theo giáo lý Phật không có một hiện tượng sanh diệt nào rời ngoài bản thể chơn như của nó; cũng như không có một bản thể chơn như nào không biểu hiện qua hiện tượng vạn hữu. Những đợt sóng sanh diệt, sanh trên mặt nước phẳng lặng vốn dĩ bất sanh. Nếu sóng lặng đi rồi, mặt nước phẳng lặng như tờ hãy còn nguyên đó.

Phật khai thị cho vua Ba Tư Nặc và đại chúng: Sắc thân là một hiện tượng, một dạng vật lý cho nên bị chi phối bởi định luật vô thường sanh diệt của vạn pháp hiện tượng hữu vi.

Trong cái vô thường còn có cái thường, đó là cái tánh thấy, tánh thấy cũng là một hiện tượng, nhưng là hiện tượng của một dạng tâm lý của bản thể chơn như, cho nên sự sanh diệt của hiện tượng tâm lý chỉ là sự tùy duyên biểu hiện của bản thể. Do vậy, thân già nhưng tánh thấy không già; tóc bạc mà tánh thấy không bạc… Cái có già có bạc có đổi thay rồi sẽ hoại diệt mất đi. Bản thể chân thường thì không chịu sự chi phối của hiện tượng vật lý hữu vi sanh diệt…


Thanked by 3 Members:





Similar Topics Collapse

2 người đang đọc chủ đề này

0 Hội viên, 2 khách, 0 Hội viên ẩn


Liên kết nhanh

 Tử Vi |  Tử Bình |  Kinh Dịch |  Quái Tượng Huyền Cơ |  Mai Hoa Dịch Số |  Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Địa Lý Phong Thủy |  Thái Ất - Lục Nhâm - Độn Giáp |  Bát Tự Hà Lạc |  Nhân Tướng Học |  Mệnh Lý Tổng Quát |  Bói Bài - Đoán Điềm - Giải Mộng - Số |  Khoa Học Huyền Bí |  Y Học Thường Thức |  Văn Hoá - Phong Tục - Tín Ngưỡng Dân Gian |  Thiên Văn - Lịch Pháp |  Tử Vi Nghiệm Lý |  TẠP CHÍ KHOA HỌC HUYỀN BÍ TRƯỚC 1975 |
 Coi Tử Vi |  Coi Tử Bình - Tứ Trụ |  Coi Bát Tự Hà Lạc |  Coi Địa Lý Phong Thủy |  Coi Quỷ Cốc Toán Mệnh |  Coi Nhân Tướng Mệnh |  Nhờ Coi Quẻ |  Nhờ Coi Ngày |
 Bảo Trợ & Hoạt Động |  Thông Báo |  Báo Tin |  Liên Lạc Ban Điều Hành |  Góp Ý |
 Ghi Danh Học |  Lớp Học Tử Vi Đẩu Số |  Lớp Học Phong Thủy & Dịch Lý |  Hội viên chia sẻ Tài Liệu - Sách Vở |  Sách Dịch Lý |  Sách Tử Vi |  Sách Tướng Học |  Sách Phong Thuỷ |  Sách Tam Thức |  Sách Tử Bình - Bát Tự |  Sách Huyền Thuật |
 Linh Tinh |  Gặp Gỡ - Giao Lưu |  Giải Trí |  Vườn Thơ |  Vài Dòng Tản Mạn... |  Nguồn Sống Tươi Đẹp |  Trưng bày - Giới thiệu |  

Trình ứng dụng hỗ trợ:   An Sao Tử Vi  An Sao Tử Vi - Lấy Lá Số Tử Vi |   Quỷ Cốc Toán Mệnh  Quỷ Cốc Toán Mệnh |   Tử Bình Tứ Trụ  Tử Bình Tứ Trụ - Lá số tử bình & Luận giải cơ bản |   Quẻ Mai Hoa Dịch Số  Quẻ Mai Hoa Dịch Số |   Bát Tự Hà Lạc  Bát Tự Hà Lạc |   Thái Ât Thần Số  Thái Ât Thần Số |   Căn Duyên Tiền Định  Căn Duyên Tiền Định |   Cao Ly Đầu Hình  Cao Ly Đầu Hình |   Âm Lịch  Âm Lịch |   Xem Ngày  Xem Ngày |   Lịch Vạn Niên  Lịch Vạn Niên |   So Tuổi Vợ Chồng  So Tuổi Vợ Chồng |   Bát Trạch  Bát Trạch |