Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
QuachNgocBoi, on 12/03/2013 - 11:16, said:
Thưa bác Gia Thi,
Theo mạch logic của bác TuBinhTuTru thì cháu đang nghĩ đến Lạc Thư, khi mà [2;7] của Hỏa chuyển về Tây và [4;9] của Kim chuyển tới Nam, tạo ra mối "quan hệ tương khắc":
Thủy khắc Hỏa khắc Kim khắc Mộc khắc (vào trung cung) Thổ khắc Thủy....
So với "mối quan hệ tương sinh" của Hà Đồ thì ta hiểu thêm về luật Tụ-Tán
Vui lòng Đăng nhập hoặc Đăng ký hội viên để đọc nội dung đã ẩn
Vũ trụ phải có Tụ (chiều Dương - thuận - tăng/tích góp năng lượng) phải có Tán (chiều Âm - nghịch - giảm/giải phóng năng lượng) liên tục đắp đổi nhau mới tồn tại cân bằng được.
Không có Tụ thì lấy gì để Tán, mà không Tán thì lấy gì để Tụ???
Và luật Tụ-Tán đây cũng là mô tả mối quan hệ biến đổi giữa Khí và Lực, giữa Vật Chất và Năng Lượng,... biến đổi và chuyển hóa giữa Khối Lượng và Năng Lượng,...
Về câu hỏi của bác Gia Thi, "
Nhìn vào các điểm trắng và đen trong Hà đồ, theo QuachNgocBoi, thì điểm "trắng" là Dương hay là Âm?", cháu cho rằng:
Ở Hà Đồ khi ở trung cung, trung tâm của bốn phương thì số 5 là Dương được mô tả bởi 5 điểm trắng, còn khi đã Hành tới mỗi phương thì tùy theo khí Âm-Dương làm chủ ở phương ấy mà sẽ có biến đổi như bác đã nói.
Anh QuachNgocBoi đã đưa ra quan điểm lý luận của mình
Nói về câu trích dẫn "in đậm - mầu đỏ",
Muốn nói đến Tụ và Tán, thì phải nói đến Ẩn và Hiện, mà đã nói đến Ẩn - Hiện, thì phải nói đến Hư - Thực, đó là vì "Hư" sinh ra Ẩn - "thực" sinh ra Hiện.
Hư thực ẩn hiện là đặc tính quan trọng của âm dương. Ẩn hiện có mối quan hệ mật thiết với sự vận động của các thiên thể trong vu trụ, như ngày và đêm, sáng và tối, sinh và tử, ... đều gắn chặt với sự vận động của vũ trụ.
Dịch khẳng định sự đóng hay mở, ra hay vào của Trời và Đất, chính là nguồn gốc sinh ra ẩn hiện, hư thực. Vậy nên, nhắc lại nguyên lý: "Thị cố hạp hộ vị chi Khôn, tịch hộ vị chi Càn. Nhất hạp nhất tịch vị chi biến" (Cho nên, đóng cửa gọi là Khôn, mở cửa gọi là Càn. Một lần đóng một lần mở gọi là biến). Điều này cho thấy cơ sở của Thiên văn, về sự sản sinh ra ẩn hiện, đây là quan niệm có tính khoa học.
Hơn nữa, muốn nói về Hư - Thực, thì lại cần phải dẫn lý luận của "vơi" hay "đầy"
Đầy thì đặc, vơi thì rỗng. Nguyên lý này có mối quan hệ mật thiết với nguyên lý âm dương đặc rỗng (âm dương hư thực). Ta có thể nói, Âm Dương hư thực đã sinh ra từ sự vơi đầy của âm dương. Vơi đầy được sinh ra từ quá trình thịnh hay suy, do sự vận động của mặt trời và mặt trăng.
"Hoàng Đế nội kinh" có đưa ra quan điểm, khi mặt Trăng đầy thì Huyết thực, khi mặt Trăng khuyết thì Huyết hư. "Nguyệt khoách mãn cố doanh tắc dương thịnh đương tổn. Khuy tắc âm hư ứng ích" (Khi mặt trăng đầy, là lúc khí dương thịnh thì cần phải bớt đi. Khi mặt trăng khuyết, là lúc âm hư thì cần phải thêm vào).
Ở đây, muốn nói đến sự thêm bớt, đều là bớt của cái cứng thêm cho cái mềm, ắt phải thuận thời mà làm, thời không đáng thêm bớt mà thêm bớt là không phải. Hoặc bớt hoặc thêm, hoặc đầy hoặc rỗng, chỉ là tùy thời mà thôi. Thêm và bớt có mối quan hệ mật thiết với
bốn mùa.
Nói tóm lại, cuối cùng quay lại với mệnh đề "đầy thì đặc, vơi thì rỗng", những điểm đen hay điểm trắng trên Hà đồ Lạc thư, đều dụ ý hàm nghĩa chỉ về đặc hoặc rỗng ... phái Nghĩa Lý và phái Tượng Số có lý luận khác nhau là ở đây, ...
5 điểm trắng ở phương Tây, đại diện cho ngũ tinh, phối với 4 điểm đen, ...
5 điểm đen ở phương Đông cũng đại diện cho ngũ tinh, thì chỉ phối với 3 điểm trắng ... hoặc, 5 điểm đều là đen cả, hoặc đều là trắng cả đối với phương Đông và phương Tây.
Cảm ơn QuachNgocBoi đã chia sẻ dẫn giải quan điểm của mình.
Sửa bởi Gia Thi: 12/03/2013 - 13:55